1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn sư phạm Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Đại Mạch - Đại Đồng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

73 281 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON .... Nhận thức của giáo viên về các nội

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới cô giáo, ThS Trần Thị Loan người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em về kiến thức, phương pháp để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này

Em xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa đã tận tình giảng dạy chúng em trong suốt 4 năm học tại trường và động viên giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn Thư viện trường Đại học sư phạm Hà Nội

2, đã giúp đỡ tạo điều kiên cho em trong suốt quá trình tìm kiếm tài liệu để hoàn thành khóa luận này

Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu trường Mầm non Đại Mạch, cùng các giáo viên trong trường và các cháu đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và thử nghiệm thành công khóa luận này

Bản thân em mặc dù đã cố gắng nhiều nhưng do trình độ và thời gian

có hạn nên khóa luận không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn

Xin trân thành cảm ơn!

Xuân Hòa, ngày 01 tháng 5 năm 2019

Tác giả

Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

5 Phạm vi nghiên cứu 3

6 Giả thuyết khoa học 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Cấu trúc khóa luận 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 6

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

1.2 Một số khái niệm 12

1.2.1 Khái niệm môi trường 12

1.2.2 Khái niệm về giáo dụcmôi trường 13

1.2.3 Khái niệm giáo dục bảo vệ môi trường 13

1.2.4 Khái niệm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 15

1.3 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non 15

1.3.1 Mục tiêu giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi 15

1.3.2 Tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong trường mầm non 16

1.4 Đặc điểm nhận thức của trẻ mầm non 17

1.5 Nội dung cơ bản của giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non 20

Trang 6

1.6 Các hình thức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non 22

1.7 Yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non 24

1.7.1 Yếu tố chủ quan 24

1.7.2 Yếu tố khách quan 24

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 4-5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI MẠCH 26

2.1 Một số nét về khách thể nghiên cứu và địa bàn khảo sát 26

2.2 Khái quát về quá trình tổ chức khảo sát thực trạng 28

2.2.1 Mục đích khảo sát 28

2.2.2 Khách thể khảo sát 28

2.2.3 Nội dung khảo sát 28

2.2.4 Phương pháp khảo sát 29

2.3 Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Đại Mạch 29

2.3.1 Nhận thức của giáo viên về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo nhỡ trường mầm non Đại Mạch 29

2.3.1.1 Nhận thức của giáo viên về vai trò của giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo nhỡ trường mầm non Đại Mạch 29

2.3.1.2 Mức độ thực hiện giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo nhỡ trường mầm non Đại Mạch 30

2.3.2 Thực trạng ý thức bảo vệ môi trường của trẻ mẫu giáo nhỡ trường mầm non Đại Mạch 31

2.3.2.1 Thực trạng ý thức bảo vệ môi trường của trẻ mẫu giáo nhỡ trường mầm non Đại Mạch 31

Trang 7

2.3.2.2 Thực trạng nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ

mẫu giáo nhỡ trường mầm non Đại mạch 32

2.3.2.3 Thực trạng hình thức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo nhỡ trường mầm non Đại Mạch 32

2.3.2.4 Thực trạng các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo nhỡ trường mầm non Đại Mạch 33

2.3.2.5 Nguyên nhân sử dụng các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo nhỡ trường mầm non Đại Mạch không hiệu quả 35

2.4 Nguyên nhân dân đến tình trạng sử dụng các biện pháp giáo dục BVMT cho trẻ chưa hiệu quả 36

2.4.1 Đối với giáo viên 36

2.4.2 Đối với trẻ 37

2.4.3 Đối với nhà trường 37

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 39

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 40

3.1 Cơ sở đề xuất sử dụng các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non 40

3.1.1 Dựa vào mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ lứa tuổi mầm non 40

3.1.2 Dựa vào đặc điểm tâm lý của trẻ trong tiếp cận môi trường và bảo vệ môi trường 41

3.1.3 Dựa vào tình hình thực tiễn trường mầm non Đại Mạch 41

3.2 Nguyên tắc xây dựng các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non 41

3.3 Các biện pháp thực hiện 42

Trang 8

3.3.1 Tích hợp lồng ghép các nội dung 42

3.3.2 Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động khác 43

3.3.2.1 Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động vui chơi 43

3.3.2.2 Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua tổ chức ăn, ngủ, nghỉ cho trẻ 44

3.3.2.3 Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua lao động 44

3.3.2.4 Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động lễ hội 45

3.3.2.5 Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động tham quan, dã ngoại 45

3.3.2.6 Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động nhận xét, nêu gương 45

3.3.3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục bảo vệ môi trường 46

3.3.4 Xây dựng cảnh quan trường học cho trẻ hoạt động BVMT tích cực và hiệu quả 46

3.3.5 Tái sử dụng các nguyên liệu từ phế thải làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ 47

3.3.6 Tạo các tình huống giả định có vấn đề để trẻ xử lý 47

3.3.7 Hình thành ở trẻ ý thức, thái độ, tình cảm tích cực đối với môi trường 48

3.3.8 Công tác phối kết hợp cùng với phụ huynh 49

3.4 Tổ chức thực nghiệm 49

3.4.1 Mục đích thực nghiệm 49

3.4.2 Đối tượng thực nghiệm 49

3.5 Thời gian thực nghiệm 49

3.6 Mẫu thực nghiệm 50

3.7 Tiêu chí 50

3.8 Nội dung thực nghiệm 50

Trang 9

3.9 Kết quả thực nghiệm 51

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 55

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56

1 Kết luận 56

2 Kiến nghị 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Nhận thức của giáo viên về vai trò của giáo dục ý thức BVMT

cho trẻ mẫu giáo nhỡ trường mầm non Đại Mạch 30Bảng 2.2 Thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu

giáo nhỡ ở trường mầm non Đại Mạch 30Bảng 2.3 Nhận thức của giáo viên về biểu hiện bảo vệ môi trường của

trẻ mẫu giáo nhỡ trường mầm non Đại Mạch 31Bảng 2.4 Nhận thức của giáo viên về các nội dung được sử dụng trong

giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo nhỡ trường mầm non Đại Mạch 32Bảng 2.5 Các hình thức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu

giáo nhỡ được sử dụng trong trường mầm non Đại Mạch 33Bảng 2.6 Mức độ sử dụng các biện pháp để giáo dục ý thức BVMT cho

trẻ ở trường mầm non Đại Mạch 33Bảng 2.7 Nhận thức của giáo viên về nguyên nhân gây ảnh hưởng đến

hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo nhỡ trường mầm non Đại Mạch 35Bảng 3.1 Mức độ nhận thức bảo vệ môi trường của trẻ mẫu giáo nhỡ

trước thực nghiệm của trường mầm non Đại Mạch 51Bảng 3.2 Mức độ nhận thức bảo vệ môi trường của trẻ mẫu giáo nhỡ ở

trường mầm non Đại Mạch 52

Trang 11

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Mức độ nhận thức BVMT của trẻ mẫu giáo nhỡ trước thực

nghiệm của trường mầm non Đại Mạch 51Biểu đồ 3.2 Mức độ nhận thức BVMT của trẻ mẫu giáo nhỡ sau thực

nghiệm của trường mầm non Đại Mạch 53

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Môi trường đang bị hủy hoại do con người vẫn đang diễn ra từng giờ, từng ngày khắp mọi nơi trên toàn thế giới Bảo vệ môi trường đang trở thành vấn đề nóng bỏng khắp mọi nơi trên toàn cầu Tất cả các quốc gia trên thế giới đã và đang nỗ lực vào cuộc để tìm ra giải pháp nhằm cứu lấy trái đất- ngôi nhà chung của nhân loại Trong đó, giáo dục bảo vệ môi trường cho từng

cá nhân ở mọi lứa tuổi, ở các quốc gia trên thế giới là một giải pháp, một nhiệm vụ mang tính lâu dài và nền vững Không nằm ngoài khung cảnh của thế giới, môi trường Việt Nam cũng đang bị hủy hoại trầm trọng gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững của đất nước Việt Nam cũng rất chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường Những năm gần đây, vấn đề bảo vệ môi trường đã được đưa vào giảng dạy tại một số trường ở tất cả các bậc học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng, đại học và sau đại học

Trong đó giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở bậc học mầm non là việc làm vô cùng cần thiết và quan trọng, bởi việc hình thành văn hóa về môi trường được bắt đầu hình thành từ giai đoạn 7 - 8 năm đầu tiên của cuộc đời người Việc giáo dục bảo vệ môi trường sẽ giúp trẻ mầm non tạo ra những phản xạ, thói quen đầu tiên về bảo vệ môi trường sống của mình để từ đó xây dựng quan niệm, nhận thức, kiến thức, và hình thành kỹ năng cho các bậc học sau này Trong chương trình Giáo dục Mầm non, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đối với lứa tuổi mẫu giá đặc biệt là trẻ 4 - 5 tuổi được đưa vào theo hướng tích hợp, lồng ghép các chủ đề, tổ chức thông qua các hoạt động giáo dục (học tập, vui chơi, tham quan, sinh hoạt hằng ngày, ngoài trời) nhằm hướng đến sự hình thành ở trẻ một số biểu tượng về giá trị của môi trường, sự tác động qua lại giữa con người với môi trường và giúp trẻ có đực thái độ và hành vi bảo vệ môi trường

Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ lứa tuổi mầm non nhằm bảo vệ sức khỏe và đảm bảo sự tăng trưởng lành mạnh cho cơ thể trẻ, cung cấp và hình thành cho trẻ những hiểu biết đơn giản về cơ thể, về môi trường sống của bản

Trang 13

thân nói riêng và con người nói chung, biết giữ gìn sức khỏe bản thân, có hành vi ứng xử phù hợp để bảo vệ môi trường,sống thân thiện với môi truờng nhằm đảm bảo phát triển cân đối, hài hòa về thể chất và trí tuệ Do đó việc giáo dụcbảo vệ môi trường cho trẻ em khi còn nhỏ có ý nghĩa hết sức quan trọng Thông qua quá trình này, trẻ được trải nhiệm, khám phá, tiếp cận với môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng theo phương châm

“học mà chơi, chơi mà học” là phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường có

hiệu quả phù hợp với đặc điểm lứa tuổi này

Trên thực tế, việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở các trường mầm non hiện nay chưa được chú trọng Các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ chưa được áp dụng thích hợp Cơ sở vật chất để dành cho việc giáo dục bảo vệ môi trường còn thiếu thốn và các hoạt động giáo dục còn hạn chế

Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục ý thức

bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non 4 5 tuổi ở trường mầm non Đại Mạch Đại Đồng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội” làm khóa luận tốt nghiệp

-góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non

2 Mục đích

Đề xuất các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non nhằm nâng cao chất lượng và chăm sóc giáo dục trẻ

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài tập trung vào những nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non 4 -5 tuổi

- Khảo sát, phân tích thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ ở trường mầm non và tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó

- Đề xuất một số biện pháp giáo dục nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non

Trang 14

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non 4-5 tuổi tại trường mầm non

5 Phạm vi nghiên cứu

5.1 Nội dung nghiên cứu

Trong đề tài chúng tôi tập trung nghiên cứu nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo nhỡ

5.2 Thời gian nghiên cứu

Tiến hành nghiên cứu đề tài từ tháng 11/2018 - 5/2019

5.3 Địa bàn nghiên cứu

Trường mầm non Đại Mạch - Đại Đồng, huyện Đông Anh, thành phố

Hà Nội

6 Giả thuyết khoa học

Nếu các biện pháp giáo dục giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo nhỡ được áp dụng hiệu quả thì sẽ giúp trẻ có nhận thức và có lối sống tích cực đối với môi trường ngay từ khi còn nhỏ, đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ của trẻ, giúp hình thành tố chất của một con người văn minh

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa,

hệ thống hóa những vấn đề lý luận, những tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu

Trang 15

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Hiện thực hóa các biện pháp đã xây dựng được đưa vào giáo án theo chủ đề, chủ điểm khác nhau trong hoạt động giáo dục Trên cơ sở đó thu thập

xử lí các số liệu để xác định giá trị của biện pháp

7.2.4 Phương pháp điều tra

Điều tra thực trạng về hiểu biết và ý thức bảo vệ môi trường của trẻ mầm non 4 - 5 tuổi ở trường Đại Mạch thông qua phiếu điều tra (ankest)

7.2.5 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng công thức toán học trong phần mềm Excel để phân tích, xử lí các số liệu thu thập được về mặt định lượng, nhằm khẳng định độ tin cậy của

số liệu thu thập được

8 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị thì nội dung chính của khóa luận bao gồm:

Chương 1: Cơ sở lí luận của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ

4 - 5 tuổi ở trường mầm non Đại Mạch - Đại Đồng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

Chương 2: Tìm hiểu thực trang sử dụng các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Đại Mạch - Đại Đồng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

Trang 16

Chương 3: Đề xuất các biện pháp và tổ chức thực nghiệm các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non

Trang 17

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ 4 - 5

TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trên thế giới

Lần đầu tiên trong lịch sử, vào năm 1948, tại cuộc họp Liên Hợp Quốc

về bảo vệ môi trường và tài nguyên ở Paris, thuật ngữ “ Giáo dục môi trường”

được sử dụng.[19] Tuy nhiên, nghành khoa học môi trường chỉ thực sự phát

triển khi mà những hiểm họa về sự tồn vong của loài người đã quá “ nhãn

tiền”, Trái Đất - ngôi nhà chung của toàn nhân loại bị suy thoái nghiêm trọng

với những hậu quả vô cùng nặng nề mà con người phải gánh chịu bởi chính mình gây ra Ở nhiều nước trên thế giới, việc GDMT được thực hiện bằng sự kết hợp giữa giáo dục nhà trường và các tổ chức xã hội Trong nhà trường, GDMT được coi là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược BVMT của đất nước Cũng có nhiều nước lại đua giảng dạy như một môn học chính khóa Cũng có nhiều nước lại đưa vào giảng dạy như một môn học chính khóa Cũng có nhiều nước lại đưa vào giảng dạy như một môn học tự chọn Tuy nhiên nếu chỉ học trên lớp vẫn chưa đủ mà cần phải có kinh nghiệm của cuộc

sống và thực tế, vì “ nhận thức” và “ hành động” có sự khác biệt Đối với học

sinh còn cần phải tham gia trồng cây, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ động vật hoang dã và cần phải tham gia vào các hoạt động khác ngoài xã hội

Ở các nước Châu Âu: Tiêu biểu là chương trình chăm sóc giáo dục trẻ của nước Nga: Nga là một nước rất quan tâm đến giáo dục sinh thái cho trẻ Mục đích của nó là hình thành tiền đề của văn hóa sinh thái - hình thành mối quan hệ nhận tức đúng đắn với thiên nhiên trong sự đa dạng của nó với con người, với bản thân Nội dung giáo dục bao gồm: Mối quan hệ của động vật

và thực vật với môi trường sống của chúng; Sự đa dạng sinh học Mối quan hệ tương hỗ giữa các cơ thể sống trong môi trường; Con người là sinh vật sống; Môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường sống của con người; Con

Trang 18

người đã sử dụng các tài nguyên thiên nhiên trong các hoạt động sản xuất kinh tế.[3]

Vấn đề ô nhiễm môi trường, bảo vệ và khôi phục đa dạng sinh học Với quan điểm trẻ học thông qua các hoạt động trải nghiệm và tìm tòi khám phá, chương trình đã đưa ra các hoạt động của trẻ sau đây trong giáo dục sinh thái: Trò chơi đóng vai, hoạt động thực tiễn, hoạt động sáng tạo, tiếp xúc với môi trường, tiếp xúc với các sách, tranh và chương trình truyền hình Vấn đề giáo dục BVMT là vấn đề mới trong đào tạo giáo viên mầm non ở Nga Từ những năm 90 trong các trường sư phạm Mầm non và Tiểu học ở Nga đã đưa ra các

nội dung như: “Sinh thái học, môi trường con người”, “ Cơ sở sinh thái học”

để cung cấp các kiến thức đại cương cho sinh viên Vấn đề bảo vệ thiên nhiên, môi trường được đề cập tương đối đầy đủ trong các môn học trên Trong các môn học trên trình bày rất rõ nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện giáo dục bảo vệ môi trường thiên nhiên, xã hội cho trẻ ở các độ tuổi Mục tiêu của các môn học trên là giáo dục văn hóa sinh thái cho trẻ, đồng thời giáo dục mối quan hệ tốt của trẻ với các sinh vật khác nhau trên trái đất, với bạn bè, người lớn, thế giới đồ vật và chính bản thân mình Như vậy, các chương trình chuyên ngành ở Nga tuy đã rất chú trọng vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường thiên nhiên và xã hội nhưng mục tiêu chủ yếu vẫn là giáo dục thái độ và mối quan hệ tốt đối với thiên nhiên, môi trường Phần giáo dục trẻ các hành động

và biện pháp bảo vệ môi trường cũng chưa được làm rõ

- Ở châu Úc: Tiêu biểu có chương trình chăm sóc giáo dục trẻ của Úc về lĩnh vực hiểu biết về môi trường, chương trình đã đưa ra kết quả trẻ cần phải đạt

đó là:

- Phát triển hiểu biết về các môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo

- Phát triển tinh thần trách nhiệm đối với môi trường

- Phát triển tinh thần trách nhiệm đối với môi trường

- Phát triển chăm sóc và tôn trọng các cây trồng, động vật, địa danh

Chương trình này quan tâm đến việc xây dựng các môi trường cho trẻ được hoạt động Trong đó có môi trường sinh thái và môi trường các nguyên vật liệu để trẻ hoạt động sáng tạo Môi trường sinh thái: Yêu cầu của môi trường

Trang 19

sinh thái là cung cấp một môi trường có hệ thực vật và độg vật khác nhau, một môi trường cân bằng về thẩm mỹ và cung cấp những hiểu biết về cảm giác của trẻ và đánh giá vật liệu thiên nhiên Một số nội dung của môi trường sinh thái là:

- Có nhiều loại cây khác nhau: như thảm cỏ, cây ăn quả, cây đặc sản của địa phương, cây có vỏ cứng, cây có hoa…

- Có khu đất để gieo hạt, trồng củ, cắt cây, tưới nước, nhổ cỏ, làm đất màu mỡ…

- Có các khu nuôi con vật để trẻ chăm sóc và cho ăn

- Có khu đất để trẻ quan sát các loại côn trùng

- Có các nguyên liệu thiên nhiên ( Các khúc gỗ, tảng đá,…) và các vật liệu đã qua sử dụng ( lốp xe, ống tròn, chai nhựa,…) để trẻ hoạt động

Ở các nước Châu Mỹ như Hoa Kỳ, Canada, Brazil: Tiêu biểu ở Hoa

Kỳ, Liên đoàn quốc gia bảo vệ cuộc sống hoang dã (NWF) đã giảng dạy ở các trường 33 bài học về môi trường có thể áp dụng vào thực tế Ngoài ra, vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường rất được chú trọng trong các chương trình đào tạo giáo viên mầm non Tuy nhiên, nội dung bảo vệ môi trường đại cương và phương pháp giáo dục BVMT cho trẻ 0 - 6 tuổi không được xây dựng thành chương trình và môn học riêng mà được tích hợp một cách tự nhiên vào chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ; sự phát triển của trẻ em và môi trường gia đình.[2][3]

Ở các nước Châu Á: Vấn đề giáo dục BVMT ở các nước Châu Á và Đông Nam Á đang đứng trước những khó khăn, thử thách: Giáo dục kiến thức môi trường cho các cấp học, trường học và nâng cao trí thức về môi trường

Đây là một nhu cầu cấp bách, nhất là ở cấp “ hậu trung học” Đông Nam Á

đang thiếu hụt chuyên gia có đủ trình độ để giảng dạy về cơ bản môi trường học tiếp cận nguồn thông tin, tài liệu thích hợp giảng dạy có định hướng chiến lược Tuy vậy, môi nước vẫn có những thành tựu đáng kể và một số trở ngại riêng như ở Singapore, Hàn Quốc… Singapore: Singapore được xem là một đát nước bảo vệ môi trường tốt nhất ở Đông Nam Á, hàng loạt chương trình giảng dạy đã được đưa vào cá trường đại học tổng hợp, đại học bách

Trang 20

khoa, học viện giáo dục công nghệ của nước này đã tiến hành mạnh mẽ Có được vị trí hàng đầu ấy là nhờ do họ đã biết đưa GDMT đi song song với xử phạt Tuy nhiên, đối với bậc học mầm non, họ vẫn chưa tìm ra những phương pháp hữu hiệu giúp trẻ tiếp thu những tri thức về môi trương và giáo dục BVMT Ngoài ra, hộ vẫn còn đang lúng túng có nên đưa giáo dục BVMT là một môn học bắt buộc ở tất cả các cấp học, nghành học không? Vấn đề này vẫn đang bàn cãi

Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ của Hàn Quốc: Nội dung giáo dục BVMT được trải đều trong các lĩnh vực khác nhau của chương trình Chương trình có các nội dung sau:

+ Hiểu được giá trị của môi trường trong lành

+ Quan tâm đến MTXQ, quan tâm bảo vệ môi trường, vệ sinh môi trường + Sống tiết kiệm: Chi tiêu hợp lý, dùng điện nước một cách tiết kiệm, bảo vệ các thiết bị

+ Phân loại rác, làm thế nào để giảm rác thải

+ Quan tâm và tái tạo lại những thức có thể sử dụng

+ Chuẩn bị đối phó với sự ô nhiễm môi trường và thảm họa thiên nhiên: Có

sự hiểu biết để sống trong môi trường ô nhiễm Dự đoán thảm họa thiên nhiên

và sẵn sàng đối phó Nhìn chung, các nước trên thế giới đã đưa ra rất nhiều những giải pháp khác nhau nhăm giáo dục BVMT cho con người Qua rất nhiều những công trình nghiên cứu, cuối cùng họ đã đưa ra kết luận chung là: Gia đình, cộng đồng và nhà trường là 3 phạm vi cơ bản của GDMT Họ cũng nhận ra vai trò của thầy cô giáo là hết sức quan trọng trong công việc giáo dục BVMT ở tất cả các bậc học đặc biệt là bậc học Mầm non - bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Vì vậy, việc trang bị kiến thức về GDMT cho giáo viên ở các cấp học nhất là mầm non đang được các quốc gia quan tâm Qua nghiên cứu chương trình chăm sóc – giáo dục mầm non ở một số nước( New Zealand, Hàn Quốc, Philipines, Ireael, Nga…) cho thấy các nước này đã quan tâm đến giáo dục môi trường cho trẻ ngày từ lứa tuổi nhỏ Với Mục đích hình thành ở trẻ những giá trị và phẩm chất môi trường

Trang 21

(như: hiểu về môi trường, tôn trọng và chăm sóc môi trường, có thái độ hài hòa đối với thế giới tự nhiên), chương trình của các nước đều có nội dung về môi trường và bảo vệ môi trường.[3]

Ở Việt Nam

Trong chỉ thị 36 của BCHTW Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày 25 tháng

6 năm 1998 về “ Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì công

nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước” đã coi vấn đề giáo dục BVMT là giải pháp

đầu tiên Chỉ thị này đã định hướng cho toàn dân trong việc nâng cao quyết tâm bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước

Chỉ thị cũng nhấn mạnh các giải pháp GDMT: “ Các nội dung bảo vệ môi

trường được đưa vào chương trình học của tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân từ bậc mầm non, tiểu học, THCS, THPT, THCN đến bậc Đại học” [3]

Chỉ thị đã ra các giải pháp lớn về BVMT, phát triển bền vững trong thời gian

tới ở nước ta Giải pháp thứ nhất là “Thường xuyên giáo dục bảo vệ tuyên

truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và các phong trào quần chúng BVMT” Giải pháp thứ 7 là “ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công nghệ, đào tạo cán bọ, chuyên gia về lĩnh vực môi trường” Giải pháp thứ 8 là “ Mở rộng hợp tác quốc tế về BVMT”.[3]

- Tình hình giáo dục BVMT trong hệ thống giáo dục quốc dân năm 1991, chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước về BVMT đã triển khai một

đề tài nghiên cứu khoa học quan trọng về GDMT với các nội dung:

- Nâng cao nhận thức về môi trường cho đông đảo nhân dân

- GDMT trong hệ thống các trường phổ thông

- GDMT trong các trường đại học và chuyên nghiệp

- GDMT trong các trường thuộc Bộ Quốc Phòng, Bộ Nội vụ và các đoàn thể nhân dân Các nhà giáo dục học từ trước đến nay đã khẳng định: Tư cách của một con người, cách ứng xử đối với xã hội và môi trường đều được hình thành từ một cách cơ bản trong thời kì ở nhà trường, và trong việc BVMT thì yếu tố quyết định nhất là yếu tố con người Nếu con người có ý thức đầy đủ

Trang 22

về hành động của mình đối với môi trường, có những hiểu biết cần thiết về tác động qua lại giữa con người với môi trường, có mối quan hệ phát triển kinh tế

và BVMT thì có thể gắn kết được những vấn đề kinh tế với BVMT Do đó cần thiết phải giáo dục BVMT cho học sinh Cùng với Luật giáo dục thì Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã có quyết định số 3288/QĐ_BGD&ĐT ngày 2/10/1998 phê duyệt và ban hành các văn bản vè chính sách và chiến lược giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông Việt Nam và một số văn bản hướng dẫn kèm theo Các văn bản này là có sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức triển khai các hoạt động giáo dục môi trường ở các trường phổ thông và các trường sư phạm trong hệ thống giáo dục quốc dân Thủ tướng chính phủ

đã ban hành các quyết định như: Quyết định số 1363/QDDTTg ngày

17/10/2001 của Thủ Tướng Chính Phủ v/v phê duyệt đề án “ Đưa nội dung

giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”; Quyết định số

256/QĐTTg ngày 02/12/2010 và định hướng đến năm 2020 Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, đến kỳ họp thứ 8, đã ban hành Luật bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005 và Luật có hiệu lực ngày 1/7/2006 – Tình hình nghiên cứu khoa học về giáo dục BVMT cho trẻ lứa tuổi mầm non

ở trong nước GDMN là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Trong chương trình chăm sóc trẻ hiện nay, nội dung cho trẻ làm quen với MTXQ là một trong những nội dung cơ bản nhất.Song song với nội dung giáo dục BVMT được thực hiện thông qua các hoạt động đặc thù của trẻ như: vui chơi, học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày Tình hình nghiên cứu khoa học trong những năm qua về việc đưa GDMT vào các trường được thực hiện như sau: Trước khi phối hợp để thực hiện dự án tổng thể đưa GDMT vào các trường mầm non các cơ sở đào tạo và nghiên cứu giáo dục BVMT đã tiến hành một số các công trình nhỏ chuẩn bị phần cơ sở như:

- Năm 1995, NXB chính trị Quốc gia - Hà Nội với cuốn: “ Các công

ước quốc tế về môi trường” tham khảo về luật môi trường trên thế giới.[13]

- Dự án thiết kế và thử nghiệm nội dung GDMT ở mẫu giáo và tiểu học ( Viện khoa học giáo dục - 1996).[19]

Trang 23

- Đề tài “ Xây dựng nội dung bảo vệ MT cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi trong

trường mầm non”( Trung tâm nghiên cứu GDMN - Viện KHGD, 1998 –

2000.[19]

- Xây dựng tài liệu tham khảo phục vụ “ Phương pháp cho trẻ làm

quen với MT xung quanh trong các trường sư phạm mầm non” ( Trường

CĐSPNT – MG TW3, 2001 - 2002).[19]

- Bộ giáo dục và đào tạo vụ giáo dục mầm non với quấn: “ Hướng

dẫn thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non”

tham khảo về nội dung, phương pháp, hình thức,…giáo dục BVMT cho trẻ mầm non.[19]

- Cuốn “ Môi trường và phát triển bền vững” của tác giả Nguyễn

Đình Hòe nghiên cứu về sự phát triển của môi trường.[8]

- Hoàng Thị Phương với giáo trình: Lý luận và phương pháp hướng

dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh(2009): Tác giả nghiên cứu

phương pháp, nội dung, hình thức tổ chức lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh.[9]

- Giáo dục bảo vệ MT cho trẻ từ 3 - 6 tuổi trong trường mầm non theo

quan điểm tích hợp( Đề tài nghiên cứu cấp Bộ - TS Lê Thanh Vân - Khoa

GDMN- Trường ĐHSP Hà Nội , 2003 -2004 ) Ngoài ra cũng có rất nhiều tài

liệu viết về các trò chơi giúp trẻ tìm hiểu môi trường, BVMT

Thông qua các đề tài nghiên cứu, các tư liệu, dự án làm cơ sở đề tài của tôi được kế thừa rất nhiều kiến thức lí luận, nội dung, nhận định về các vấn đề môi trường và tổ chức giáo dục môi trường cho trẻ mầm non Từ đó tôi rút ra được kinh nghiệm về phương pháp, hình thức, nội dung… tổ chức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non và có nhận thức mạnh mẽ về tầm quan trọng trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non

1.2 Một số khái niệm

1.2.1 Khái niệm môi trường

Theo UNEP (1980): “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự

nhiên và nhân tạo có tác dụng đối với sự tồn tại và phát triển của con người

Trang 24

và sinh vật” [15]

Trong đề tài này chúng tôi hiểu: Môi trường là một tập hợp các điều kiện trong một không gian nhất định mà ở đó sinh vật có thể tồn tại Môi trường bao gồm các yếu tố bao quanh sinh vật, có tác động trực tiếp, gián tiếp

và tác động qua lại với sinh vật thông qua hoạt động trao đổi chất và năng

lượng, sinh trưởng, phát triển, cảm ứng, sinh sản, thông tin

1.2.2 Khái niệm về giáo dụcmôi trường

Giáo dục bảo vệ môi trường là một công cụ nhằm thúc đẩy những thái

độ tích cực đối với môi trường, đồng thời cung cấp các kỹ năng giúp con người có thể phân tích và đưa ra những quyết định sáng suốt về cách ứng xử của mình với môi trường

Có nhiều định nghĩa về GDMT, tuy nhiên các khái niệm GDMT đều

có điểm chung là quá trình thường xuyên làm cho người học có thái độ quan tâm, có trách nghiệm và hành động cụ thể để giải quyết các vấn đề về môi trường Có thể sử dụng khái niệm giáo dục môi trường sau đây:

“ Giáo dục môi trường là quá trình nhằm phát triển ở người học sự hiểu biết

và quan tâm đến những vấn đề môi trường, bao gồm kiến thức, thái độ, hành

vi, trách nhiệm để tựu mình và cùng tập thể đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề môi trường trước mắt cũng như lâu dài” (Bộ

GD&ĐT/Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc, 1998) [10]

GDMT là một quá trình cần được tiến hành ngay từ khi con nguời biết nhận thức về môi trường Quá trình này được bắt đầu từ lứa tuổi mầm non và được tiếp tục trong những năm học phổ thông cũng như sau này trong suốt cuộc đời GDMT là sự nghiệp chung của toàn nhân loại, gắn liền với trách nhiệm của mỗi quốc gia, mỗi con người cụ thể, đòi hỏi họ phải tích cực đưa ra những phương pháp BVMT sống

1.2.3 Khái niệm giáo dục bảo vệ môi trường

Giáo dục bảo vệ môi trường là làm cho các cá nhân và cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của môi trường tựu nhiên và môi trường nhân tạo là kết quả của nhiều nhân tố sinh học, lý học, xã hội, kinh tế, văn hóa đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ và kỹ năng thực hành để họ

Trang 25

tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề về môi trường và quản lý chất lượng môi trường.( Định nghĩa do Hội nghị Quốc tế về GDMT của Liên Hợp Quốc tổ chức tại Tbilisi năm 1997 [Http://daihocxanh.edu.vn/]

Theo dự án VIE/95/041 năm 1996 định nghĩa: “ Giáo dục bảo vệ môi

trường là một quá trình thường xuyên qua đó con người nhận thức được môi trường của họ và thu được kiến thức, giá trị, kỹ năng, kinh nghiệm cùng quyết tâm hành động giúp họ giải quyết các vấn đề môi trường hiện tại và tương lai, để đáp ứng các yêu cầu của thế hệ hiện nay mà không vi phạm khả năng đáp ứng của các nhu cầu thế hệ tương lai”

Theo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học của TS Lê Xuân Hồng định nghĩa:

“ Giáo dục BVMT là một quá trình không thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp cho con người có được sự hiểu biết,

kỹ năng và giá trị, tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển xã hội bền vững về sinh thái”.[daihocxanh.hoasen.edu.vn]

Tại hội nghị quốc tế về Giáo dục BVMT của Liên Hợp Quốc tổ chức

tại Tbilisi năm 1997 xác định Giáo dục BVMT có mục đích: “ Làm cho các

cá nhân và các cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo là kết quả tương tác của nhiều nhân tố sinh học, vật lý, hóa học, kinh tế, xã hội,…; đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ, kỹ năng thực hành để họ tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề về môi trường và quản lý chất lượng môi trường”.[11]

Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 định nghĩa: “ Hoạt động bảo vệ

môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành” [11]

Theo tôi giáo dục BVMT là quá trình hình thành và phát triển ở người học sự hiểu biết, nhận thức, kỹ năng vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái

Trang 26

1.2.4 Khái niệm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ là cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra ở trẻ có những thái độ, hành vi đúng đắn đối với môi trường Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong trường mầm non nhằm trang bị cho trẻ những hiểu biết về môi trường, mối quan hệ giữa con người với môi trường sống và dần hình thành cho trẻ về tình cảm thái độ, ý thức và hành vi tích cực đối với môi trường

1.3 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non

Giáo dục mầm non nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, là cơ sở quan trọng đặt nền móng ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người Trong giai đoạn này trẻ phát triển rất nhanh về mặt thể chất, nhận thức, tình cảm Các mối quan hệ xã hội, những nét tính cách phẩm chất và các năng lực chung, Vì vậy việc giáo dục ý thức BVMT từ lứa tuổi mầm non là hết sức quan trọng và cần thiết Người giáo viên mầm non cần hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục ý tức BVMT cho trẻ mầm non và nắm bắt được sự phát triển tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi này để áp dụng các biện pháp đem lại hiệu quả cao

1.3.1 Mục tiêu giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi

Trẻ từ 0 - 6 tuổi là lứa tuổi đang hình thành và phát triển: Cơ thể non

nớt của trẻ chịu sự tác động mạnh mẽ và sự ảnh hưởng có tính quyết định của môi trường xung quanh cho sự tăng trưởng và phát triển Để đứa trẻ có một

cơ thể phát triển khỏe mạnh, thông minh, nhanh nhẹn…làm nền tảng cho giai đoạn phát triển hình thành nhân cách lành mạnh, chúng ta cần phải bảo vệ môi trường sống của đứa trẻ Trong lứa tuổi này trẻ rất nhạy cảm, tình cảm của trẻ đối với con người và cảnh vật xung quanh Do đó, việc hình thành những tình cảm, những kỹ năng sống tích cực của trẻ với con người và ảnh vật ở gia đình là rất thuận lợi Có thể nói việc tạo ra môi trường môi trường giáo dục và giáo dục trẻ yêu quý môi trường sống xung quanh, biết bảo vệ chăm sóc môi trường ở lứa tuổi này hết sức dễ dàng, nếu bỏ qua không quan

Trang 27

tâm giáo dục là một sai lầm Chính vì vậy, Giáo dục BVMT cho trẻ trong trường mầm non cần đạt được những mục đich sau:

Hình thành nhân cách lành mạnh, chúng ta cần phải bảo vệ môi trường sống của đứa trẻ Trong lứa tuổi này trẻ rất nhạy cảm, tình cảm của trẻ phát triển rất mãnh liệt đặc biệt là tính đồng cảm và tính dễ xúc cảm đối với con người và cảnh vật xung quanh Do đó, việc hình thành những tình cảm, những

kỹ năng sống tích cực của trẻ với con người và cảnh vật ở gia đình là rất thuận lợi Có thể nói việc tạo ra môi trường giáo dục và giáo dục trẻ yêu quý môi trường sống xung quanh, biết bảo vệ chăm sóc môi trường ở lứa tuổi này là hết sức dễ dàng, nếu bỏ qua không quan tâm giáo dục là một sai lầm Chính vì vậy, giáo dục BVMT cho trẻ trong trường mầm non trẻ cần đạt được những mục đích sau:

+ Giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng, vai trò của môi trường đối với đời sống con người

+ Trang bị cho trẻ một số hiểu biết về môi trường, mối quan hệ giữa con người và môi trường sống, các biện pháp để bảo vệ môi trường xung quanh nhằm bảo vệ sức khỏe và đảm bảo sự tăng trưởng lành mạnh cho cơ thể trẻ + Trẻ bước đầu có khả năng tham gia các hoạt đồn bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi( trồng, chăm sóc cây; làm cho môi trường xanh sạch đẹp) + Trẻ sống tiết kiệm ngăn nắp, vệ sinh, chia sẻ, hợp tác

+ Dạy trẻ một số kỹ năng đơn giản đề bảo vệ, chăm sóc môi trường sống ở gia đình, trường lớp và cộng đồng

+ Hình thành ở trẻ tình cảm, thái độ, hành vi tích cực đối với môi trường: Yêu quý, bảo vệ, chăm sóc giữ gìn môi trường

1.3.2 Tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong trường mầm non

Các chuyên gia giáo dục đã khẳng định rằng giáo dục BVMT là rất cần thiết và cấp bách, cần phải bắt đầu ngay từ bậc học mầm non, nó góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người Tuy nhiên Giáo dục BVMT trong trường mầm non không phải là một môn học riêng biệt mà

Trang 28

còn có thể lồng ghép, tích hợp vào các môn học trong chương trình GDMN và trong các hoạt động hằng ngày trên lớp cũng như ở nhà của trẻ Việc Giáo dục BVMT trong trường mầm non được xác định là một trong các nhiệm vụ quan trọng, được tiến hành thường xuyên, liên tục một cách có hệ thống, linh hoạt thông qua hoạt động hằng ngày giúp củng cố và hệ thống hóa các kinh nghiệm, kiến thức mà trẻ tích lũy được trong quá trình trẻ quan sát, học tập, vui chơi, lao động, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe

- Giáo dục BVMT nhằm giúp cho trẻ bước đầu hiểu và hình thành, phát triển những thói quen, hành vi ứng xử văn hóa, thân thiện với môi trường Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, những cảm xúc, hình thành ở trẻ thói quen, kỹ năng sống BVMT

- Giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào các hoạt động quan sát, tìm hiểu, khám phá môi trường phải luôn đáp ứng nhu cầu ham thích, tò mò, tìm tòi, khám phá của trẻ Giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa môi trường và sức khỏe con người từ đó có hiểu biết về môi trường và mong muốn được BVMT

1.4 Đặc điểm nhận thức của trẻ mầm non

* Đặc điểm chung

Ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ hoạt động phát triển nhận thức đã giúp trẻ tiếp thu được một lượng tri thức đáng kể về thế giới xung quang do trẻ trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy và sờ thấy được là nhờ người lớn kể lại qua các câu chuyện, phim ảnh Nhờ đó thế giới biểu tượng của trẻ cũng phong phú dần lên làm nảy sinh tính ham hiểu biết, hứng thú nhận thức đối với điều mới lạ Sự phát triển lòng ham hiểu biết, hứng thú nhận thức đối với điều mới lạ Sự phát triển lòng ham hiểu biết của trẻ trong suốt thời kỹ mẫu giáo được thể hiện ở

sự tăng lên mạnh mẽ số lượng và sự biến đổi tính chất trong câu hỏi của trẻ Nếu lúc 3- 4 tuổi, trẻ chỉ có một số câu hỏi không nhiều lắm hướng về việc tìm hiểu thế giới xung quanh thì đến 4 - 5 tuổi, những câu hỏi tìm hiểu cái mới đã trở lên chiếm hữu Nhiều trẻ em đặc biệt đã quan tâm đến nguyên nhân của những hiện tượng muôn màu, muôn vẻ và những mối quan hệ giữa

chúng trong thế giới tự nhiên, trong đời sống xã hội như “Tại sao có mưa?”,

Trang 29

“Tại sao bàn tay có năm ngón?”, “Đó là ai? Cái gì? Như thế nào,…?” Sự

nhận biết của trẻ về thế giới xung quanh còn mang nặng cảm tính và tính trực quan hành động mức độ nhận biết của trẻ phụ thuộc vào đặc điểm tâm lí lứa tuổi Trong lứa tuổi từ 4 - 5 tuổi, nhờ sự mở rộng phạm vi, mức độ làm quen với các đồ vật và sự đa dạng hóa các loại hình trò chơi (đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề) dẫn tới một bước ngoặt rất lớn trong tư duy của trẻ, đó

là chuyển từ tư duy trực quan hành động sang tư duy trực quan hình tượng Xem xét trong phạm vi nghiên cứu đề tài, người nghiên cứu chủ yếu tập trung tìm hiểu sự phát triển nhận thức của trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ (từ 4 - 5 tuổi) với các đặc điểm cơ bản sau: (1) Sự phát triển mạnh kiểu tư duy trực quan hình tượng; (2) Sự xuất hiện kiểu tư duy trực quan hình tượng mới và những yếu tố của kiểu tư duy trừu tượng

Cụ thể:

a, Sự phát triển mạnh kiểu tư duy trực quan hình tượng

Ở giai đoạn này, sự phát triển các hoạt động vui chơi, vẽ, nặn, kể chuyện,… giúp trẻ tăng cường và mở rộng vốn biểu tượng, kí hiệu, kích thích nhu cầu, tính ham hiểu biết và hứng thú nhận thức của trẻ Nhờ đó, ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ kiểu tư duy trực quan hình tượng có sự phát triển mạnh mẽ so với lứa tuổi mẫu giáo bé Với sự phát triển khả năng chú ý có chủ định, trẻ thường tỏ ra chăm chú quan sát các hiện tượng và suy nghĩ, tìm tòi cách giải thích những hiện tượng mà trẻ được tiếp xúc Đồng thời, trẻ mẫu giáo nhỡ cũng bắt đầu đề ra cho mình những bài toán nhận thức và thường tiến hành

các “thực nghiệm” để kiểm chứng đối tượng (đó là vì tư duy của trẻ vẫn dựa

trên cơ sở kết hợp chặt chẽ với các hoạt động vật chất, hoạt động thực tiễn của trẻ) Khả năng suy luận của trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ cũng có sự phát triển hơn hẳn so với trẻ mẫu giáo bé Khác với trẻ mẫu giáo bé suy luận vấn đề chủ yếu bằng các hành động định hướng bên ngoài (tư duy trực quan hành động), trẻ mẫu giáo nhỡ có khả năng giải quyết vấn đề bằng các phép thử ngầm trong

óc dựa vào các hình ảnh, biểu tượng đã có về đối tượng Nghĩa là ở lứa tuổi này, tư duy trực quan hình tượng bắt đầu chiếm ưu thế Tuy nhiên, trong thực

tế có nhiều đối tượng mà bản chất của đối tượng là những thuộc tính trẻ khó

có thể hình dung được Trường hợp này đòi hỏi ở trẻ mức độ tư duy cao hơn,

Trang 30

đó là kiểu tư duy trừu tượng Song, ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ khả năng tư duy này còn chưa được phát triển Khả năng tư duy trừu tượng còn chưa phát triển nên trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ chủ yếu dựa vào những yếu tố biểu tượng, kinh nghiệm đã có để suy luận ra vấn đề mới Điều này dẫn tới việc trẻ vẫn còn lẫn lộn giữa thuộc tính bản chất và thuộc tính không bản chất, nghĩa là chưa khám phá được bản chất bên trong của các sự vật, hiện tượng Mặc dù vậy, sự phát triển mạnh mẽ của tư duy trực quan hình tượng ở lứa tuổi này cho phép trẻ giải quyết được nhiều vấn đề trong thực tiễn cuộc sống Đó cũng là điều kiện thuận lợi để giúp trẻ cảm thụ các hình tượng trong lĩnh vực nghệ thuật và cũng là tiền đề cần thiết làm nảy sinh những yếu tố ban đầu của kiểu tư duy mới ở các lứa tuổi tiếp theo

b Sự xuất hiện kiểu tư duy trực quan hình tượng mới và những yếu tố của

kiểu tư duy trừu tượng

Như đã trình bày ở trên, kiểu tư duy trực quan hình tượng giúp trẻ giải quyết nhiều bài toán thực tiễn song không đáp ứng được nhu cầu nhận thức của trẻ trước sự phong phú, đa dạng, muôn màu muôn vẻ của thế giới xung quanh Vì vậy, ở trẻ bắt đàu xuất hiện kiểu tư duy mới, đó là tư duy trực quan

sơ đồ Trẻ cuối tuổi mẫu giáo nhỡ đã có khả năng hiểu sự vật thông qua những biểu diễn bằng sơ đồ đơn giản, đây cũng là ưu thế cho sự nảy sinh kiểu

tư duy trực quan sơ đồ Về bản chất, kiểu tư duy này vẫn là tư duy trực quan hình tượng song đã mất đi những chi tiết rườm rà, chỉ giữ lại những thuộc tính chủ yếu của đối tượng, nhờ đó kiểu tư duy giúp trẻ có khả năng phản ánh các mối liên hệ một cách khách quan, không phụ thuộc ý muốn chủ quan của trẻ; giúp trẻ lĩnh hội những tri thức ở mức độ khái quát hơn Từ đó mà hiểu được bản chất của sự việc Mặc dù kiểu tư duy này vẫn bị hạn chế khi trẻ cần giải bài toán đòi hỏi phải tách biệt các thuộc tính, các mối quan hệ mà không hình dung dưới dạng hình tượng Song nó là bước trung gian quan trọng để trẻ hình

thành và phát triển kiểu tư duy mới cao hơn kiểu tư duy trìu tượng

Trang 31

1.5 Nội dung cơ bản của giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non

Trong chương trình giáo dục mầm non mới được chia làm 10 chủ đề tương ứng với 10 mảng nội dung giáo dục bảo vệ môi trường không xây dựng thành một chủ đề riêng mà được tích hợp trong các chủ đề của chương trình:

Trường mầm non - BVMT của trường mầm non: Chăm sóc cây

xanh, vứt rác đúng nơi quy định, đi vệ sinh đúng nơi quy định,…

- Bé làm gì cho trương lớp sạch sẽ

Bản thân - Trẻ biết được những nhu cầu của bản thân,

khám phá thế giới, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân

- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân như: rửa mặt, tay, chân sạch sẽ, biết giữ gìn quần áo,…

Gia đình -Tiết kiệm trong tiêu dùng

- Biết được vai trò của môi trường đói với con người

- Gia đình bé sống trong ngôi nhà như thế nào?

- Bé làm gì để chỗ ở của mình sạch và đẹp

- Biết được một số nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường và biện pháp bảo vê

Nghề nghiệp - Nghề chăm sóc bảo vệ môi trường, biết ơn

người lao công,…

Thế giới động vật - Trẻ biết lợi ích của các con vật

- Giáo dục long yêu tương chăm sóc, bảo vệ các con vật nuôi

- Trẻ biết chăm sóc các con vật nuôi như thế nào, nơi ở của chúng

Thế giới thực vật - Trẻ biết được lợi ích của cây xanh, biết chăm

Trang 32

Chủ đề Tích hợp nội dung giáo dục BVMT

sóc và bảo vệ cây xanh

- Phân loại cây theo lợi ích

- Biết cây cối cần gì để sống

Luật lệ và phương tiện giao thông

- Trẻ biết được chất thải của các phương tiện giao thông làm ô nhiễm môi trường

- bé làm gì để góp phần cùng người lớn bảo vệ môi trường

Các hiện tượng tự nhiên

- Trẻ biết được vai trò của nước, gió, không khí

Trang 33

1.6 Các hình thức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non

Các hình thức giáo dục BVMT có thể thực hiện ở mọi lúc mọi nơi, có thể ở trong lớp, ngoài lớp được tổ chức cho cả tập thể lớp hoặc nhóm nhỏ, có khi chỉ là vài cá nhân với nhiều hoạt động

- Hoạt động học tập: Cần phải đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích

hợp vào các hoạt động cho trẻ sẽ có hiệu quả cao Từ đó giúp trẻ có thói quen

và những hành vi đúng nhằm phát triển nhân cách cho trẻ một cách toàn diện Hoạt động học tập tuy không phải là hoạt động chủ đạo ở trường mẫu giáo nhưng thông qua các môn học: Làm quen môi trường xung quanh, làm quen văn học, tạo hình, âm nhạc… cũng có nhiều cơ hội để thực hiện việc giáo dục môi trường cho trẻ

Qua các môn học này, trẻ được khơi dậy lòng hứng thú say mê khám phá môi trường, được cung cấp những hiểu biết về các khía cạnh khác nhau của môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, ích lợi của môi trường sống với con người, hiểu vì sao con người cần bảo vệ, giữ gìn môi trường và bảo vệ môi trường bằng cách nào… Từ đó hình thành ở trẻ tình cảm ý thức bảo vệ môi trường

Vận dụng các nội dung bảo vệ môi trường một cách hứng thú cho trẻ như: Tổ chức tích hợp trò chơi, tổ chức các hoạt động dạo chơi, trò chuyện trước khi vào tiết học, giúp trẻ quan sát trải nghiệm, tìm hiểu các sự vật, hiện

tượng xung quanh và các hoạt động bảo vệ môi trường cho con người “Để

chuẩn bị cho tiết học tiếp theo, giáo viên nên cho trẻ về nhà sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến nội dung bảo vệ môi trường để trẻ có tư liệu học tập Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần nêu ra các tình huống bảo vệ môi trường cho trẻ suy nghĩ và tìm hướng giải quyết Cụ thể: Với chủ đề “Trường mầm non” Mục đích là giúp trẻ nhận biết được môi trường sống của trẻ trường mầm non trên cơ sở đó trẻ nhận biết được môi trường bẩn và môi trường sạch”

Giáo viên có thể tổ chức cho các bé tham quan, tìm hiểu về các phòng ban, các hoạt động trong nhà trường, qua đó tích hợp giáo dục cho trẻ về bảo

vệ môi trường như sau: Con hãy kể xem trường chúng ta có những khu vực nào? Các con thấy khu nào bẩn, khu nào sạch, vì sao? Sân trường hôm nay

Trang 34

sạch hay bẩn, vì sao? Cần làm gì để sân trường luôn sạch, mát và đẹp Hay như với chủ đề về thế giới động vật, cô và trò có thể cùng chơi trò chơi: hoa

nở Trò chuyện một số loại hoa và giáo dục các cháu biết bảo vệ, chăm sóc hoa không bẻ cây, ngắt lá hoa Sau khi dạy các cháu học, giáo viên có thể giáo dục các cháu sẽ chăm sóc cây xanh bằng cách xới đất, tưới cây, bắt sâu cho cây v.v… hoặc có thể tổ chức cho lớp đọc thơ dưới các hình thức khác nhau

- Hoạt động góc: Hoạt động vui chơi mà đặc biệt là trò chơi phân vai theo chủ

đề, trẻ có dịp trải nghiệm các mối quan hệ của con người trong xã hội, giữa con người với con người, con người với môi trường xung quanh Từ đó trẻ có thể học được những thái độ, hành vi tích cực phù hợp, góp phần vào việc bảo

vệ môi trường

- Hoạt động ngoài trời: Tổ chức các trò chơi, hát, đọc thơ, kể chuyện, ca dao,

đồng dao… về bảo vệ môi trường để khắc sâu những hành vi tốt và tránh những hành vi xấu ảnh hưởng đến môi trường

“Ví dụ: Ở chủ đề thế giới thực vật, giáo viên cho các bé quan sát các cây

xanh trong sân trường và trò chuyện về những lợi ích của cây xanh đối với môi trường sống và nếu như chặt phá cây thì sẽ ảnh hưởng như thế nào hoặc

tổ chức cho các bé nhặt những lá cây quanh trường để làm đồ chơi và những

lá cây nào không thể chơi được thì các bé cũng tự biết bỏ vào thùng rác để làm sạch sân trường, các bé cũng biết bảo vệ vườn hoa của trường như không hái hoa, bẻ cành và trong khi chơi thì không dẫm đạp lên cỏ” Để giúp trẻ có

một số hành vi và thái độ bảo vệ môi trường, giáo viên có thể tổ chức cho trẻ các hoạt động như sau: Nhặt lá làm sạch sân trường, chăm sóc cây - hoa, theo dơi sự phát triển của cây, lau chùi đồ dùng, đồ chơi, không xả rác bừa bãi nơi công cộng Trong chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non, nội dung giáo dục gắn với bảo vệ môi trường cho trẻ được tích hợp theo từng chủ để, từng hoạt động cụ thể Căn cứ vào nội dung từng chủ đề và các hoạt động trong ngày, giáo viên có thể lựa chọn nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và phương pháp tích hợp phù hợp thông qua các hoạt động một ngày của trẻ

- Xử lí tình huống giả định: Trẻ được tham gia xử lí tình huống có thực bằng

cách giáo viên lợi dụng những tình huống có thật đó để giáo dục trẻ chăm sóc

và BVMT

Trang 35

Ví dụ: xử lí giấy vụn sau khi làm thủ công, xử lí thức ăn thừa rơi vãi Sử dụng các tranh vẽ, câu chuyện có tình huống để trẻ tự giải quyết

- Hoạt động lễ hội: Thông qua việc tổ chức lễ hội hình thành ở trẻ thái độ đối

với ngày lễ hội, các hành vi của trẻ khi tham gia ngày lễ hội

1.7 Yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non

1.7.1 Yếu tố chủ quan

Giáo viên chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về giáo dục BVMT, thiếu tài liệu hướng dẫn gây lên còn lúng túng trong việc lựa chọn và sử dụng phương pháp thích hợp dẫn tới hiệu quả của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ đạt hiệu quả không cao Do đặc điểm phát triển tâm lý, đa số trẻ ở lứa tuổi này chưa ý thức được hành động của mình Mà nếu có ý thức thì

sự ý thức đó chưa chủ động, trẻ không thật sự tập trung, chú ý vào các hoạt động và còn thờ ơ với môi trường, lời nói và hành động của trẻ không trùng nhau Số lượng trẻ trong lớp nếu quá đông cũng sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường do giáo viên khó có thể tiếp cận, quan sát và giáo dục trẻ

1.7.2 Yếu tố khách quan

Cơ sở vật chất (các đồ dùng dạy học) cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình tổ chức giáo dục BVMT cho trẻ Những băng đĩa, truyện tranh, trò chơi lắp ghép, lô tô, khu sinh vật cảnh… sẽ làm tăng hiệu quả trong quá trình giáo dục môi trường đối với trẻ Nhờ vào quá trình được thực hành, trẻ sẽ càng ghi nhớ được những tri thức về môi trường cũng như hình thành ở trẻ những thói quen, kỹ năng ban đầu biết sống thân thiện, gần gũi với môi trường Tuy nhiên ở hầu hết các trường mầm non hiện nay, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình giáo dục, nhất là quá trình thực hành giáo dục BVMT của trẻ

Trang 36

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Vấn đề BVMT đang là một vấn đề cấp bách có tính toàn cầu được hình thành trong một quá trình lâu dài cần được giáo dục cho con người và phải bắt

đầu ngay từ lứa tuổi mầm non Vì như A.S Macarenco đã nói “Những cơ sở

căn bản của việc giáo dục con người đã được hình thành trước 5 tuổi Những điều kiện dạy cho trẻ trong thời kỳ này chiếm 90% tiến trình giáo dục của cuộc đời Về sau giáo dục vẫn được tiếp tục nhưng đó là lúc hái hoa, nếm quả, còn nụ hoa thì đã được vun trồng ngay trong những năm đầu tiên”

Khác với người lớn, giáo dục BVMT cho trẻ mầm non được đặt ra không chỉ đơn thuần do sự bức xúc của các vấn đề môi trường và xuất phát từ chính nhu cầu phát triển nhân cách của trẻ Chính vì vậy, không thể không tiến hành

giáo dục BVMT cho trẻ mầm non

Ngày đăng: 13/09/2019, 20:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Thanh Âm (1995), Giáo dục mầm non (tập 2, 3), NXB Đại học sƣ phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục mầm non (tập 2, 3)
Tác giả: Đào Thanh Âm
Nhà XB: NXB Đại học sƣ phạm
Năm: 1995
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), dự án đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào bậc học mầm non, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: dự án đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào bậc học mầm non
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Đưa các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đưa các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chương trình giáo dục mầm non, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Chương trình giáo dục mầm non
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2009
6. Nguyễn Kim Hồng (2001), Giáo dục môi trường, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục môi trường
Tác giả: Nguyễn Kim Hồng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
7. Vũ Minh Hồng và Phan Kim Liên (1990), Làm quen với môi trường xung quanh qua trò chơi, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Làm quen với môi trường xung quanh qua trò chơi
Tác giả: Vũ Minh Hồng và Phan Kim Liên
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1990
8. Nguyễn Đình Hòe (2016), Môi trường và phát triển bền vững, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường và phát triển bền vững
Tác giả: Nguyễn Đình Hòe
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2016
9. Hoàng Thị Phương (2010) Giáo trình lí luận và phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh,NXB Đại học sưu phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lí luận và phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh
Nhà XB: NXB Đại học sưu phạm
10. Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường, NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Bảo vệ môi trường
Tác giả: Quốc hội
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2014
11. Dương Tiến Sỹ (2002), Bài giảng Giáo dục môi trường, Trường Đại học Sƣ phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Giáo dục môi trường
Tác giả: Dương Tiến Sỹ
Năm: 2002
12. Trần Thị Thanh (1995), Phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với MTXQ, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trung tâm nghiên cứu Giáo viên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với MTXQ
Tác giả: Trần Thị Thanh
Năm: 1995
13, Các công ước quốc tế về môi trường(1995), NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các công ước quốc tế về môi trường
Tác giả: Các công ước quốc tế về môi trường
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1995
14. Dương Thị Mai Thương (2017), Bài giảng Giáo dục Dân số và môi trường, (Tài liệu lưu hành nội bộ Trường Đại học Quảng Bình) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Giáo dục Dân số và môi trường
Tác giả: Dương Thị Mai Thương
Năm: 2017
15. Nguyễn Ánh Tuyết (1996), Hướng dẫn trẻ mẫu giáo chơi, NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn trẻ mẫu giáo chơi
Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 1996
16. Nguyễn Ánh Tuyết (2001), Phương pháp nghiên cứu trẻ em, NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu trẻ em
Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 2001
17. Nguyễn Ánh Tuyết (2006), Tâm lý học trẻ em, tập 2, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học trẻ em
Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
18. Phạm Viết Vƣợng (1998), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
Tác giả: Phạm Viết Vƣợng
Năm: 1998
19. Các trang wed hỗ trợ: mamnon.com; violet.com; tailieu.vn; hoasenxanh.edu.vn; thuvienphapluat.net Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w