Chức Năng Giáo Dục Trong Một Số Tác Phẩm Của Nhà Văn Hồ Biểu Chánh

78 58 0
Chức Năng Giáo Dục Trong Một Số Tác Phẩm Của Nhà Văn Hồ Biểu Chánh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hình ảnh liên quan

1.1.1. Sơ lược về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội 1.1.2. Tình hình văn học - Chức Năng Giáo Dục Trong Một Số Tác Phẩm Của Nhà Văn Hồ Biểu Chánh

1.1.1..

Sơ lược về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội 1.1.2. Tình hình văn học Xem tại trang 16 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

    • 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    • 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    • 3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

    • Hiện tại, chúng tôi đã khảo sát được một số công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài như sau:

    • Trong buổi Hội thảo khoa học về nhà văn Hồ Biểu Chánh được tổ chức lần đầu tiên tại Tiền Giang vào hai ngày 17 và 18/11/1988, ở góc độ nội dung, nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thạch viết: “Trên nửa thế kỷ trước, Hồ Biểu Chánh đã phác họa được bức tranh hiện thực về kiếp sống người bần cố nông dưới chế độ thực dân nửa phong kiến, ở một vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hồ Biểu Chánh đã dựng lại cảnh sống vất vả, cực nhọc đói cơm, rách áo, bị đàn áp nhục mạ... của người nông dân nghèo. Cũng mới chỉ có một số nét phác họa, giá trị của nó thật đáng trân trọng. Hơn ai hết, Hồ Biểu Chánh khắc họa được nhiều khuôn mặt đầy tình nghĩa, giàu nhân ái... của tầng lớp nông dân nghèo, tất nhiên cũng trong những chuẩn mực đạo lý đã nói trên”. Như vậy, Nguyễn Ngọc Thạch đã đề cập đến những vấn đề xã hội trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh.

    • Cũng trong buổi hội thảo trên, đồng chí Nguyễn Ngọc Hiếu lại nhìn nhận tác phẩm của Hồ Biểu Chánh ở phương diện nghệ thuật “Đọc các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, ta thấy tác giả thường chú trọng nhiều vào những biểu hiện bên ngoài như sắc diện, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động... của nhân vật. Tâm lý nhân vật được bộc lộ chủ yếu từ những biểu hiện bên ngoài ấy. Ít khi tác giả nói nhiều về những giằng co, trăn trở của nội tâm hay những suy nghĩ sâu kín phức tạp. Xây dựng tác phẩm như vậy, có người cho tác giả quá giản đơn, cạn cợt, thiếu sự sâu xa, tinh tế, làm giảm giá trị tác phẩm. Trong một vài trường hợp, tác giả sơ lược quá đáng thì nhận xét trên có phần đúng. Nhưng nhìn toàn cục, thì sự thật có phần ngược lại. Chính do chú ý mô tả những biểu hiện bề ngoài nhiều hơn những biến chuyển bên trong tâm hồn nhân vật mà nhân vật của tác giả còn là người Nam Bộ và rõ là người Nam Bộ. Người buồn thì tả cảnh buồn, phô diễn những ý nghĩ trầm tư, sâu lắng không thể dùng giọng văn sôi động… đó là quy luật của văn chương. Sao ta lại không thấy rằng để thể hiện những con người bình dị, chân chất, có suy nghĩ giản đơn, mộc mạc, có tình cảm dứt khoát, rõ ràng, quen hiếu động, hễ nghĩ gì thì nói nấy, nói gì làm nấy... mà cứ chẻ nhỏ những nghĩ suy của họ ra như ta chẻ sợi tóc làm tư thì đó là một sự “ép uổng”... Ta không phủ nhận là có những lúc Hồ Biểu Chánh quá giản lược, dễ dãi, nhưng nhìn chung thủ pháp biểu hiện của tác giả là phù hợp với đặc tính của con người. Không biết tác giả có ý thức về điều đó hay không, nhưng thực tế nó đã góp phần đắc lực vào việc thể hiện chân thật, tự nhiên bản tính con người Nam Bộ”. Có thể thấy, Nguyễn Ngọc Hiếu đã chú ý đến chất Nam Bộ để đánh giá giá trị thẩm mĩ nghệ thuật các sáng tác của Hồ Biểu Chánh

    • Còn trong cuốn “Trương Vĩnh Kí, Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh, Phạm Duy Tốn, Hồ Dzếch” xuất bản vào năm 1988, giáo sư Nguyễn Lộc có nhận xét về Hồ Biểu Chánh như sau: “điều Hồ Biểu Chánh quan tâm sâu xa và thể hiện đậm nét trong tác phẩm của mình là: làm thế nào cho xã hội có được phong hoá lành mạnh. Vốn là người bản chất nhân hậu, ông chưa bao giờ đứng về phía cái mới để đả kích cái cũ, hay ngược lại đứng về phía cái cũ để đả kích cái mới. Thái độ của ông là tìm cách dung hoà giữa cái mới và cái cũ. Theo ông, cái mới và cái cũ đều có những ưu điểm riêng của nó” [23, 72]. Với nhận xét này, Nguyễn Lộc lại khẳng định chức năng giáo dục trong các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh chính là cải tạo xã hội, tức là “làm thế nào cho xã hội có được phong hoá lành mạnh”.

    • Đến năm 1999, trong “Văn xuôi Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX”, Nguyễn Văn Trung, viết rằng:

    • “Dạy văn học trên 20 năm ở miền Nam, nhưng mới chỉ đọc Hồ Biểu Chánh gần đây vì trước đây khinh chê, không thèm đọc”. Sau khi đọc xong, nhận thấy tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh thật cảm động, thật hay, thật hấp dẫn. Một người bạn lớn tuổi của ông đã thú nhận, với ông: “chả nhẽ tôi trên 60 tuổi rồi mà còn bị xúc động như muốn rơi nước mắt”. GS Trung đặt ra câu hỏi: “Tại sao một cuốn truyện sau hơn nửa thế kỷ, vẫn còn hấp dẫn, gây xúc động với người ở một địa phương khác với địa phương của tác giả?” [2, 667].

    • Hồ Biểu Chánh sinh ra và lớn lên ở Nam Bộ nên các sáng tác của ông mang đậm chất miền Nam, các tác phẩm của ông hầu như đều đề cập đến những vấn đề phổ biến trong xã hội lúc bấy giờ. Có lẽ, nhà văn đã tận mắt chứng kiến những cảnh đời, những hiện tượng của xã hội, thấu hiểu những tâm tư, tình cảm nên đã viết ra những dòng cảm xúc chân thật nhất.

    • Cũng có thể là do những giá trị giáo dục trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, nó làm cho người đọc tự tìm đến những bài học của cuộc sống, nhận ra được chân lí của cuộc đời: “Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí…” [34] như Nikolai A.Ostrovsky đã từng suy nghĩ.

    • Tiếp theo đó, đến năm 2001, Hoài Anh trong “Chân dung văn học” có nhận định về Hồ Biểu Chánh như sau “Điều kì lạ của Hồ Biểu Chánh là ông vẫn ung dung, thanh thản với phong thái của một nhà hiền triết đem những bài học luân lí của quá khứ để nhắc nhở hiện tại và hướng tới tương lai…” [1, 143]. Như vậy, nhà nghiên cứu Hoài Anh rất rõ chức năng giáo dục trong các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh chính là “những bài học luân lí”.

    • Còn giáo sư Lê Ngọc Trà cho rằng “cái mới của Hồ Biểu Chánh là ông nói đạo lí đi kèm với chuyện đời, kể lại những cảnh đời khác nhau, có thể là không gắn gì với biến động chính trị, kinh tế xã hội nhưng lại gắn chặt với đời người, lại là nội dung của đời sống hằng ngày” [1, 73]. Vậy, Lê Ngọc Trà đã gắn chức năng giáo dục trong các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh với chức năng phản ánh – gắn với chuyện đời.

    • Qua những nhận xét và những ý kiến nêu trên, có thể thấy, Hồ Biểu Chánh và các tác phẩm của ông luôn được giới nghiên cứu quan tâm đến. Hầu hết những vấn đề liên quan đến tác giả và tác phẩm của Hồ Biểu Chánh đều đã được nghiên cứu tìm hiểu. Tuy nhiên, cho đến nay, chúng tôi chưa khảo sát được công trình nào nghiên cứu công phu, toàn diện về đề tài “Chức năng giáo dục trong một số tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh”. Chúng tôi hi vọng, khi thực hiện thành công đề tài này nó sẽ bổ khuyết cho các công trình nghiên cứu về nhà văn Hồ Biểu Chánh và tác phẩm của ông. Bên cạnh đó, đề tài này cũng giúp chúng tôi tiếp cận một cách có hệ thống những tư tưởng giáo dục mà Hồ Biểu Chánh muốn gởi đến bạn đọc.

    • 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    • 5. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, CÁCH TIẾP CẬN ĐỀ TÀI

    • Chức năng giáo dục trong một số tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh.

      • 6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

      • CHƯƠNG 1: ĐÔI NÉT VỀ HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ

        • 1.1 Những vấn đề lịch sử

          • 1.1.1 Sơ lược về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội

          • 1.1.2 Sơ lược về tình hình văn học

          • 1.2 Nhà văn Hồ Biểu Chánh

            • 1.2.1 Cuộc đời

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan