Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Công thương Từ Sơn
Trang 1Lời mở đầu
Cùng với sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế – xã hội của đấtnước Hệ thống ngân hàng nước ta đã có những bước tiến đáng kể trong hoạtđộng của mình để đáp ứng những yêu cầu của nền kinh tế.
Từ những yêu cầu của hệ thống ngân hàng, nước ta đã có những đổimới căn bản về cơ cấu tổ chức cũng như công nghệ của ngân hàng Nét nổibật của những đổi mới đó là sự phân chia thành hai cấp của hệ thống ngânhàng, trong đó Ngân hàng Thương mại thực hiện chức năng kinh doanh tiềntệ và cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, còn Ngân hàng Nhà nước vớivai trò quản lý toàn bộ hệ thống ngân hàng.
Sự phát triển của hệ thống Ngân hàng Thương mại đã góp phần quantrọng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển Khi nền kinh tế càng phát triển mạnhthì những đòi hỏi yêu cầu đặt ra với hệ thống ngân hàng ngày càng lớn, buộccác ngân hàng phải không ngừng đổi mới và phát triển hơn nữa để đáp ứng vàthoả mãn những yêu cầu của nền kinh tế.Với nhận thức: để tồn tại và pháttriển vững mạnh trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt thì cácNgân hàng Thương mại không còn cách nào khác là phải mở rộng hoạt độngkinh doanh cũng như không ngừng nâng cao chất lượng của những hoạt độngđó Đối với ngành ngân hàng hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhấttrong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Trong đó, tín dụng trung và dàihạn là nghiệp vụ quan trọng mang lại hiệu quả cao trong hoạt động tín dụngcủa các ngân hàng Vì vậy, việc không ngừng nâng cao chất lượng tín dụngnói chung và chất lượng tín dụng trung và dài hạn nói riêng là một trongnhững yếu tố quyết định sự phát triển vững chắc của các ngân hàng.
Từ nhận thức trên, Em mạnh dạn chọn đề tài “ Giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Công thương Từ
Trang 2Sơn” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình nhằm đóng góp những ý kiến trong
phạm vi kiến thức của em về vấn đề nghiên cứu trên
1.Mục đích nghiên cứu:
Chuyên đề nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng tíndụng trung và dài hạn của Ngân hàng Thương mại trong nền kinh tế thịtrường Ngoài ra, chuyên đề còn xem xét thực trạng chất lượng tín dụng trungvà dài hạn tại Ngân hàng Công thương Từ Sơn dựa trên các chỉ tiêu cơ bản.Đồng thời, trên cơ sở thực tiễn và lý luận, chuyên đề đặc biệt quan tâm tớiviệc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dàihạn tại Ngân hàng Công thương Từ Sơn.
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề chủ yếu tập trung nghiêncứu tình hình tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Công thương Từ Sơn.
Phạm vi nghiên cứu : Tập trung nghiên cứu một số vấn đề lýluận liên quan đến chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Ngânhàng Công thương Từ Sơn từ năm 2006 đến năm 2007, từ đó đề xuất một sốđịnh hướng, giải pháp góp phần nâng cao chất lượng tín dụng nói chung củaNgân hàng
3.Kết cấu:
Ngoài phần mở đầu, kết luận chuyên đề được trình bày ở 3 Chương: Chương 1: Các vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng trung và dài hạntại Ngân hàng Thương mại.
Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngânhàng Công thương Từ Sơn.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạntại Ngân hàng Công thương Từ Sơn.
Do kiến thức,thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài viếtchuyên đề này chắc chắn sẽ khó tránh khỏi những sai lầm thiếu sót.Em mongrằng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp bổ ích từ các thầy giáo,cô giáo ,các
Trang 3bạn và những người quan tâm để chuyên đề này được bổ sung và hoàn chỉnhhơn.
Trang 4Chương 1:Các vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng trung vàdài hạn của ngân hàng thương mại
1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm,đặc điểm của ngân hàng thương mại
Khái niệm: Ngân hàng là một loại hình tổ chức có vai trò quan trọngđối với nền kinh tế nói chung và đối với từng cộng đồng địa phương, chủ thểtham gia nói riêng Với vai trò quan trọng như vậy, nhưng quan niệm như thếnào về một Ngân hàng, và sự phân biệt nó với các tổ chức phi Ngân hàngkhông phải là điều đơn giản Rõ ràng, có thể định nghĩa Ngân hàng thông quachức năng mà chúng thực hiện trong nền kinh tế Tuy nhiên, vấn đề ở chỗkhông chỉ chức năng của các Ngân hàng thay đổi, mà có sự “thâm nhập” vàochức năng hoạt động Ngân hàng của các đối thủ cạnh tranh Do đó tuỳ theođIều kiện của mỗi nước và sự phát triển của hệ thống tài chính nước đó mà cónhững định nghĩa khác nhau về Ngân hàng.
Theo luật Ngân hàng của Pháp thì Ngân hàng được định nghĩa:”Ngânhàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở nào đó thường xuyên nhận củacông chúng dưới hình thức ký thác, hay hình thức khác số tiền mà họ dùngcho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính.”
Còn luật pháp ấn độ lại có cái nhìn về Ngân hàng như sau, họ địnhnghĩa:” Ngân hàng thương mại là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vayhay tài trợ và đầu tư.”
Đó là các quan niệm về Ngân hàng đứng trên giác độ luật pháp Cònđứng trên giác độ tài chính Ngân hàng thì sao? Một định nghĩa khác về Ngânhàng được Giáo sư Peter Rose đưa ra như sau: ”Ngân hàng là loại hình tổchức tàt chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất -đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức
Trang 5năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinhtế.”
Ở Việt Nam, theo quy định tại luật các tổ chức tín dụng thì Ngân hàngđược định nghĩa như sau: “ Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiềntệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng vớitrách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụchiết khấu và làm phương tiện thanh toán.”
Như vậy thông quâ một số khái niệm về Ngân hàng thương mại, ta cóthể hiểu Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt kinhdoanh trên lĩnh tín dụng với mục đích thu lợi nhuận, và nó có những đặctrưng như sau:
-Ngân hàng thương mại là một tổ chức được phép nhận ký thác củacông chúng với trách nhiệm hoàn trả.
-Ngân hàng thương mại là một tổ chức được phép sử dụng ký tháccủa công chúng để cho vay, chiết khấu và thực hiện các dịch vụ tàI chínhkhác.
Căn cứ vào tính chất và mục tiêu hoạt động, ở nước ta các loại hìnhNgân hàng thương mại được hoạt phép hoạt động theo luật tổ chức tín dụngbao gồm: Ngân hàng thương mại, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng đầu tư,Ngân hàng chính sách, Ngân hàng hợp tác và các loại hình Ngân hàng khác.
1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động chủ yếu của Ngân hàngthương mại tập trung chủ yếu vào nhiệm vụ nhận tiền gửi và cho vay, đó làhai mặt hoạt động tín dụng Trong xu thế hiện nay, các Ngân hàng thương mạihoạt động theo loại hình đa năng thì hoạt động của nó tập trung vào ba hoạtđộng chính: hoạt động huy động vốn, hoạt động sử dụng vốn, hoạt động trunggian.
Hoạt động huy động vốn đối với Ngân hàng đây là hoạt động “đầuvào” của Ngân hàng Nguồn vốn hoạt động chủ yếu của một Ngân hàng được
Trang 6hình thành từ những nguồn chính sau đây: vốn tự có của doanh nghiệp, vốnvay (vay của các tổ chức tài chính, vay của dân cư, vay của Ngân hàng trungương), lợi nhuận để lại, ngoài ra đối với một số Ngân hàng nguồn vốn hoạtđộng có thể hình thành từ vốn đIều lệ hay vốn uỷ thác Trong quá trình hoạtđộng của mình, Ngân hàng thương mại phần lớn dựa vào việc huy động cácnguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế.
Hoạt động nguyên thuỷ của Ngân hàng là nhận tiền gửi của kháchhàng và đây vẫn là nguồn đầu vào chủ yếu của Ngân hàng Có nhiều yếu tốảnh hưởng tới quy mô tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng như: lãi suất,phương thức huy động của Ngân hàng, tình hình kinh tế xã hội từng thời kỳ,phong tục tập quán của từng vùng, uy tín của từng Ngân hàng, các dịch vụ doNgân hàng cung cấp vv Nắm được yếu tố đó, Ngân hàng có thể đIều chỉnhlượng vốn huy động sao cho phù hợp với nhu cầu vốn của mình.
Các loại tiền gửi mà Ngân hàng cung cấp để huy động vốn là: tiền gửithanh toán không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm.
Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu tín dụng và đa dạng hoá hoạt động kinhdoanh, Ngân hàng có thể vay vốn từ dân cư , các đơn vị kinh tế, các tổ chứctín dụng khác thông qua một số hình thức như: phát hành trái phiếu, kỳ phiếuhoặc vay tái chiết khấu từ Ngân hàng trung ương.
Để được hoạt động và thực hiện huy động vốn, Ngân hàng phải cómột lượng nhất định gọi là vốn tự có Lượng vốn này chiếm một tỷ lệ rất nhỏtrong tổng vốn sử dụng song nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt độngcủa Ngân hàng Vốn tự có là đIều kiện bắt buộc để Ngân hàng có được giấyphép tổ chức và hoạt động trước khi nó có thể huy động được những khoảntiền gửi đầu tiên Vốn tự có còn đóng vai trò là một tấm đệm giúp chống lạirủi ro phá sản, những thua lỗ về tàI chính trong hoạt động tạm thời Nó tạoniềm tin cho công chúng và là sự đảm bảo đối với chủ nợ về sức mạnh tàichính của Ngân hàng Và nó còn cung cấp năng lực tài chính cho sự tăng
Trang 7trưởng và sự phát triển dịch vụ mới, cho những chương trình và trang thiết bịmới.
Đối với hoạt động sử dụng vốn, đây là hoạt động cho vay và đầu tưbao gồm hoạt động ngân quỹ, hoạt động cho vay, hoạt động đầu tư chứngkhoán.
Hoạt động ngân quỹ nhằm bảo đảm khả năng thanh toán thườngxuyên của Ngân hàng cho khách hàng Đây là tài sản không sinh lời hoặc sinhlời thấp nhưng tính lỏng cao được coi như tiền mặt Do đó Ngân hàng phảiduy trì lượng tiền mặt ở một mức độ hợp lý sao cho vừa đảm bảo tính thanhkhoản vừa đảm bảo tính sinh lời.
Hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng nhất quyết định sự thànhbại của Ngân hàng vì đây là hoạt động sinh lời chủ yếu của Ngân hàng Cũngvì vậy mà đây là hoạt động chứa nhiều rủi ro nhất Để tránh đIều đó, việcquản lý tiền cho vay được tiến hành rất chặt chẽ, đặc biệt là món vay lớn, vớithời hạn dài Ngân hàng thương mại có thể cho vay theo nhiều hình thức khácnhau.
Ngoài ra Ngân hàng còn sử dụng vốn vào hoạt động đầu tư chứngkhoán trên thị trường để thu lợi nhuận và một phần đảm bảo khả năng thanhtoán của Ngân hàng.
Hoạt động trung gian là việc Ngân hàng cung cấp cho khách hàngmột loạt các dịch vụ có liên quan Ngân hàng sẽ nhận được một khoản thudưới hình thức hoa hồng Công nghệ Ngân hàng càng phát triển thì hoạt độngnày càng phong phú và doanh thu càng lớn Các hoạt động tiêu biểu là:chuyển tiền, thanh toán hộ khách hàng thông qua các hình thức ghi chép trêntài khoản của khách hàng tại Ngân hàng, phát hành séc, uỷ nhiệm thu, uỷnhiệm chi, thư tín dụng, môi giới mua bán chứng khoán, quản lý hộ tài sảncho khách hàng, tư vấn cho doanh nghiệp vv.
Trang 8Ngày nay, xu hướng của Ngân hàng là hoạt động đa năng trên nhiềulĩnh vực với nhiều nghiệp vụ khác nhau Các nghiệp vụ có quan hệ chặt chẽ,hỗ trợ cho nhau nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận cao nhất.
Đồng thời ngân hàng còn là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chocông chúng và doanh nghiệp, thành công của ngân hàng sẽ phụ thuộc vàonăng lực xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu,thực hiện cácdịch vụ đó một cách có hiệu quả.
*Mua bán ngoại tệ:
Một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là traođổi (mua bán) ngoại tệ-một ngân hàng đứng ra mua bán một loại tiền này lấyloại tiền khác và hưởng phí dịch vụ.Trong thị trường tài chính ngày nay,muabán ngoại tệ thường chỉ do các ngân hàng lớn nhất thực hiện bởi vì nhữnggiao dịch như vậy có mức độ rủi ro cao, đồng thời yêu cầu phải có trình độchuyên môn cao.
*Nhận tiền gửi:
Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao,do đó các ngân hàng đãtìm mọi cách để huy động đựoc tiền.Một trong những nguồn quan trọng là cáckhoản tiền gửi(thanh toán và tiết kiệm của khách hàng).Ngân hàng mở dịchvụ nhận tiền gửi để bảo quản hộ người có tiền với cam kết hoàn trả đúnghạn.Trong cuộc cạnh tranh để ìm và giành được các khoản tiền gửi,các ngânhàng đã trả lãi cho tiền gửi như là phần thưởng cho khách hàng về việc sẵnsàng hy sinh nhu cầu tiêu dung trước mắt và cho phép ngân hàng sử dụng tạmthời để kinh doanh.
*Cho vay:
Cho vay thương mại: Ngay ở thời kỳ đầu,các ngân hàng đã chiết khấu
thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với những người bán(Người bánchuyển các khoản phải thu cho ngân hàng để lấy tiền trước).Sau đó là bướcchuyển tiếp từ chiết khấu thương phiếu sang cho vay trực tiếp đối với các
Trang 9khách hàng(là người mua),giúp họ có vốn để mua hang dự trữ nhằm mở rộngsản xuất kinh doanh.
Cho vay tiêu dùng: Trong giai đoạn đầu hầu hết các ngân hang không
tích cực cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình bởi vì họ tin rằng các khoảncho vay tiêu dùng rủi ro vỡ nợ tương đối cao.Sự gia tăng thu nhập của ngườitiêu dùng và sự cạnh tranh trong cho vay đã buộc các ngân hàng phải hướngtới người tiêu dùng như là một khách hàng tiềm năng.Sau chiến tranh thếgiới2, tín dụng tiêu dung đã trở thành một trong những loại hình tín dụng tăngtrưởng nhanh nhất ở các nước có nền kinh tế phát triển.
Tài trợ cho dự án: Bên cạnh cho vay truyền thống là cho vay ngắn
hạn,các ngân hàng ngày càng trở lên năng động trong việc tài trợ cho xâydựng nhà máy mới đặc biệt là trong các ngành công nghệ cao.do rủi ro trongloại hình tín dụng này nói chung là cao song lãi lớn.Một số ngân hàng còncho vay để đầu tư vào đất.
*Bảo quản vật có giá: Các ngân hàng thực hiện việc lưu giữ vàng và
các vật có giá trị khác cho khách hàng trong kho bảo quản.Khi nhận ngânhàng sẽ giao cho khách tò biên nhận Do khả năng chi trả bất cứ lúc nào chogiấy chứng nhận, nên giấy chứng nhận đã được sử dụng như tiền-dùng đểthanh toán các khoản nợ trong phạm vi ảnh hưởng của ngân hàng phát hành.
*Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán: Khi
các doanh nhân gửi tiền vào ngân hàng, họ nhận thấy ngân hàng không chỉbảo quản mà còn thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng của họ Thanhtoán qua ngân hàng đã mở đầu cho thanh toán không dung tiền mặt,tức làngười gửi tiền không cần phải đến ngân hàng lấy tiền mà chỉ cần viết giấy chitrả cho khách( séc),khách hang mang đến ngân hàng sẽ nhận được tiền.Cáctiện ích của thanh toán không dung tiền mặt đã góp phần rút ngắn thời giankinh doanh và nâng cao thu nhập của các doanh nhân Điều này đã khuyếnkhích các doanh nhân gửi tiền vào ngân hàng để nhờ ngân hàng thanh toánhộ Như vậy,một dịch vụ mới,quan trọng nhất được phát triển đó là tài khoản
Trang 10tiền gửi giao dịch (demand deposit)cho phép người gửi tiền viết sé thanh toáncho việc mua hàng hoá và dịch vụ Việc đưa ra loại tài khoản tiền gửi mới nàyđược xem là một trong những bước đi quan trọng nhất trong công nghiêphngân hàng Cùng với sự phát triển của công nghệ thong tin,nhiều thể thứcthanh toán được phát triển như: Uỷ nhiệm chi, nhờ thu, L/C, thanh toán bằngđiện, thẻ…
*Quản lý ngân quỹ: Các ngân hàng mở tài khoản và giữ tiền của phần
lớn các doanh nghiệp và nhiều cá nhân Nhờ đó, ngân hàng thường có mốilien hệ chặt chẽ với nhiều khách hang.Do có kinh nghiệm trong quản lí ngânquỹ và có khả năng trong việc thu ngân,nhiều ngân hàng đã cung cấp chokhách dịch vụ quản lí ngân quỹ, trong đó ngân hàng đồng ý quản lý việc thuvà chi cho một công ty kinh doanh và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặttạm thời vào các chứng khoán sinh lợi và tín dụng ngắn hạn cho đến khikhách hang cần tiền mặt để thanh toán.
*Tài trợ các hoạt động của chính phủ: Khả năng huy động và cho
vay với khối lượng lớn của ngân hàng đã trở thành trọng tâm chú ý của cácchính phủ Do nhu cầu chi tiêu lớn và thường cấp bách trong khi thu khôngđủ, Chính phủ các nước đều muốn tiếp cận với các khoản cho vay của ngânhàng Trong điều kiện các ngân hàng tư nhân không muốn tài trợ thì Chínhphủ sẽ dùng một số đặc quyển trao đổi lấy các khoản vay.
*Bảo lãnh: Do khả năng thanh toán của ngân hàng cho một khách hàng
rất lớn và do ngân hàng nắm giữ tiền gửi của khách hàng, nên ngân hàng cóuy tín trong bảo lãnh cho khách hàng.Trong những năm gần đây,nghiệp vụbảo lãnh ngày càng đa dạng và phát triển mạnh Ngân hàng thường bảo lãnhcho khách hàng của mình mua chịu hàng hoá và trang thiết bị, phát hànhchứng khoán, vay vốn của tổ chức tín dụng khác.
*Cho thuê thiết bị trung và dài hạn: Nhằm để bán được các thiết bị,
đặc biệt là các thiết bị có giá trị lớn,nhiều hãng sản xuất và thương mại đã chothuê các thiết bị.Cuối hợp đồng thuê,khách hàng có thể mua Rất nhiều ngân
Trang 11hàng tích cực cho khách hàng kinh doanh quyền lựa chọn thuê các thiết bị,máy móc cần thiết thông qua hợp đồng thuê mua, trong đó ngân hàng muathiết bị và cho khách hàng thuê Hợp đồng cho thuê thường phải đảm bảo yêucầu khách hàng phải trả tới hơn 2/3 giá trị của tài sản cho thuê Do vây, chothuê của ngân hàng cũng có nhiều điểm giống như cho vay và được xếp vàotín dụng trung và dài hạn.
*Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn: Do hoạt động trong lĩnh vực
tài chính các ngân hàng có rất nhiều chuyên gia về quản lí tài chính.Vì vậynhiều cá nhân và doanh nghiệp đã nhờ ngân hàng quản lý tài sản và quản lýhoạt dộng tài chính hộ Dịch vụ uỷ thác phát triển sang cả uỷ thác vay hộ, uỷthác cho vay hộ, uỷ thác phát hành, uỷ thác đầu tư…
*Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán: Nhiều ngân hàng
đang phấn đấu cung cấp đủ các dịch vụ tài chính cho phép khách hàng thoảmãn mọi nhu cầu Đây là một trong những lý do chính khiến ngân hàng bắtđầu bán các dịch vụ môi giới chứng khoán,cung cấp cho khách hàng cơ hộimua cổ phiếu trái phiếu và các chứng khoán khác mà không phải nhờ đếnngười kinh doanh chứng khoán.Trong một vài trường hợp các ngân hàng tổchức ra công ty chứng khoán hoặc công ty môi giới chứng khoán.
*Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm: các ngân hàng bán bảo hiểm cho
khách hàng, điều đó bảo đảm việc hoàn trả trong trường hợp khách hàng bịchết, bị tàn phế hoặc gặp rủi ro trong hoạt động, mất khả năng thanh toán.
*Cung cấp các dịch vụ đại lý: Nhiều ngân hàng trong quá trình hoạt
động không thể thiết lập chi nhánh hoặc văn phòng ở khắp mọi nơi Nhiềungân hàng cung cấp dịch vụ ngân hàng đại lí cho các ngân hàng khác nhưthanh toán hộ, phát hành hộ các chứng chỉ,…
Trang 121.2 Chất lượng tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại
1.2.1 Hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại1.2.1.1 Khái niệm
Thuật ngữ tín dụng đang được sử dụng phổ biến hiện nay có xuất xứtừ chữ La-tinh “creditum”, nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm Trong thực tế, thuậtngữ tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau Ngay cả trong quan hệtài chính, tuỳ theo từng bối cảnh cụ thể mà thuật ngữ tín dụng có một nộidung riêng Trong quan hệ tài chính, tín dụng có thể hiểu theo các nghĩa sau:
Dưới góc độ chuyển dịch quỹ cho vay: Tín dụng được coi là phươngpháp chuyển dịch quỹ từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sang chủ thể thiếu hụt tiếtkiệm.
Theo chức năng hoạt động của ngân hàng: Tín dụng là một giao dịchvề tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chếtài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác).Trong đó, bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng một thờigian nhất định theo thoả thuận.
Vậy tín dụng ngân hàng là quan hệ kinh tế thể hiện sự chuyển nhượngtạm thời một lượng giá trị dưới hình thái tiền tệ hoặc hiện vật từ người sở hữusang người sử dụng để sau một thời gian nhất định thu lại một lượng giá trịlớn hơn giá trị ban đầu
Từ những cách quan niệm trên, có thể thấy bản chất của tín dụng làgiao dịch về tài sản trên cơ sở có thời hạn và hoàn trả
Tài sản trong quan hệ tín dụng có một số đặc trưng như sau:
Thứ nhất, tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng bao gồm hai hình
thức là cho vay và cho thuê Trong những năm trước đây, hoạt động tín dụngchỉ có hình thức chủ yếu là cho vay Xuất phát từ đó mà nhiều lúc thuật ngữtín dụng và cho vay được coi là đồng nghĩa với nhau Từ những năm 1970 trởlại đây, cho thuê tài chính đã được các ngân hàng hoặc các định chế tài chính
Trang 13cung cấp cho khách hàng Đây là một hình thức tín dụng bằng tài sản thực(nhà ở, văn phòng, máy móc thiết bị )
Thứ hai, xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, người cho vay khi chuyển
giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vaysẽ trả đúng hạn Đây là yếu tố hết sức cơ bản trong quản trị tín dụng Trongthực tế, các nhân viên tín dụng khi xét duyệt cho vay không dựa trên cơ sởđánh giá mức độ tín nhiệm mà lại chú trọng đến các bảo đảm về tài sản.Chính quan điểm này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Chínhnhững nhà kinh tế học cổ điển đã đưa khái niệm tín dụng với chữ “tín” lênhàng đầu không phải là vấn đề ngẫu nhiên.
Thứ ba, giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay.
Nói cách khác, người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc.
Thứ tư, trong quan hệ tín dụng ngân hàng,rủi ro là tất yếu do thông tin
không cân xứng,sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức nên tiền vay đượccấp trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện.
1.2.1.2 Đặc điểm của tín dụng trung và dài hạn
Thời hạn cho vay dài: Vì hoạt động tín dụng trung và dài hạn nhằm
đáp ứng nhu cầu vốn cố định của khách hàng để mua sắm máy móc, trangthiết bị, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp.
Vốn đầu tư lớn : Việc đầu tư được thực hiện bởi các dự án lớn và
những hoạt động mang tầm chiến lược của các doanh nghiệp nên tỷ trọng vốnvay lớn gấp nhiều lần so với những khoản vay ngắn hạn.
Mức độ rủi ro cao: Vì thời gian thu nợ kéo dài nên trong khoảng thời
gian đó có thể xảy ra nhiều biến động về lạm phát, về quy chế, chính sáchpháp luật… Những biến động này sẽ làm ảnh hưởng xấu đến quá trình hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp, làm cho họ chưa trả được nợ hoặc khôngtrả được nợ cho ngân hàng dẫn tới chất lượng tín dụng trung và dài hạn củangân hàng bị giảm sút.
Trang 14Lãi suất cao: Lãi suất cho vay, ngoài lãi suất cơ bản còn phụ thuộc
vào cấu trúc rủi ro và cấu trúc kỳ hạn của lãi suất Mức độ rủi ro cao, thời hạnvay dài thì lãi suất sẽ cao Như chúng ta thấy, chi phí huy động vốn trung vàdài hạn - nguồn vốn chủ yếu dùng để cho vay trung và dài hạn là rất lớn.
Trong tín dụng trung và dài hạn, rủi ro cao hơn bởi đây là hình thứctài trợ dự án:
1.2.1.3.Vai trò của tín dụng trung và dài hạn
a) Đối với nền kinh tế.
Cung cấp vốn phục vụ sự phát triển kinh tế -xã hội Tín dụng trung vàdài hạn góp phần giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nền kinh tế về nhu cầuvốn tiền tệ, nó thực hiện việc điều hoà vốn nhằm phục vụ sản xuất và lưuthông hàng hoá Bên cạnh đó, tín dụng trung và dài hạn còn là đòn bẩy thúcđẩy sản xuất và cơ cấu lại sản xuất trong nền kinh tế Hoạt động tín dụng lànhmạnh, chính sách tín dụng đúng đắn sẽ góp phần kiềm chế lạm phát, ổn địnhtiền tệ, tăng trưởng kinh tế và tăng uy tín quốc gia.
So với hình thức cấp vốn từ ngân sách, hình thức cấp tín dụng trung vàdài hạn hiệu quả hơn nhiều, đồng vốn lúc này gắn liền với quyền lợi của ngânhàng cũng như của doanh nghiệp.
Với ngân hàng, để đảm bảo đồng vốn sinh lời họ phải theo dõi sát saođồng vốn của mình và trong những trường hợp cần thiết phải tư vấn hoặc đưara những lời khuyên bổ ích cho doanh nghiệp Còn đối với doanh nghiệp, lãisuất tín dụng trung và dài hạn với chi phí rất cao nên nếu không sử dụng cóhiệu quả thì doanh nghiệp sẽ mất đi một khoản chi phí đáng kể thậm chí phảichịu lãi suất phạt hoặc bị tịch thu tài sản thế chấp.
Tín dụng trung và dài hạn tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế đối ngoại pháttriển: Tín dụng trung và dài hạn đã trở thành một trong những phương tiện đểliên kết nền kinh tế giữa các nước với nhau Bởi ngân hàng thông qua hoạtđộng cho các doanh nghiệp trong nước vay ngoại tệ để đầu tư ra nước ngoàihoặc cho các đối tác nước ngoài vay để đầu tư vào trong nước hoặc cho vay
Trang 15xuất nhập khẩu đã tạo ra mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các doanh nghiệptrong và ngoài nước, dần dần thiết lập quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa nền kinhtế của nước đó và nền kinh tế các nước khác trong khu vực và trên thế giới.
Tạo công ăn việc làm cho người lao động: Ngoài những tác động trựctiếp kể trên thì tín dụng trung và dài hạn còn có những tác động gián tiếp tớinền kinh tế Những dự án mở rộng, đầu tư mới của doanh nghiệp đã tạo racông ăn việc làm cho người lao động, giải quyết nỗi bức xúc của xã hội Việcđầu tư mới, mua sắm dây chuyền công nghệ, máy móc hiện đại của doanhnghiệp từng bước làm thay đổi lực lượng sản xuất cho phù hợp với quan hệsản xuất mới, thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước
b) Đối với ngân hàng.
Mục tiêu lợi nhuận:
Trong hoạt động của mình các Ngân hàng Thương mại là các doanhnghiệp kinh doanh tiền tệ Do vậy, trong cơ chế thị trường, ngân hàng phảitính toán sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, hạn chế rủi ro ở mức thấpnhất Mục tiêu lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nếu không nói là hàng đầumà bất cứ một NHTM nào cũng muốn đạt được, đó là tối đa hoá lợi nhuậntrong phạm vi cho phép Nếu phủ nhận lợi nhuận sẽ dẫn đến một hoạt độngkhông có hiệu quả Với tư cách là hoạt động sinh lời chủ yếu thì việc nângcao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng trung và dài hạn nóiriêng sẽ tạo điều kiện tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Kinh doanh luôn tiềm ẩn rủi ro xảy ra, kinh doanh càng lớn thì khảnăng thu lợi nhuận càng cao nhưng đồng thời với nó là khả năng gặp rủi rocàng lớn.Trong hoạt động cho vay thì hình thức cho vay trung và dài hạn đặcbiệt được quan tâm, bởi nó đem lại lợi nhuận cao nhưng đi kèm lại là rủi rorất lớn Khi đã có rủi ro xảy ra thì hậu quả rất nặng nề do những khoản vaytrung và dài hạn thường có giá trị lớn.
Tín dụng trung và dài hạn tạo điều kiện cho tín dụng ngắn hạn pháttriển:
Trang 16Như chúng ta thấy, các dự án đầu tư của doanh nghiệp sẽ không thựchiện được và trở nên vô nghĩa khi thiết bị, công nghệ lạc hậu, không được cảitiến, đổi mới cho phù hợp Vì vậy, nhờ có các khoản đầu tư trung và dài hạn –nền tảng cho sự phát triển thì các doanh nghiệp mới yên tâm sử dụng cáckhoản vay ngắn hạn của ngân hàng để sản xuất và kinh doanh Do đó, tíndụng trung và dài hạn chính là động lực từng bước thúc đẩy tín dụng ngắn hạnphát triển
Tín dụng trung và dài hạn cung ứng vốn giúp phát triển tiềm năng,tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp hiện nay đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của nềnkinh tế thị trường đó là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng mộtngành với nhau, giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệpnước ngoài… Vì vậy, nhờ có nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn được sửdụng cho việc mua sắm nhà xưởng, máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất…Mà chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp được tăng lên, đẩy nhanh quátrình tiêu thụ từ đó giúp doanh nghiệp từng bước chiếm lĩnh thị trường mới.Đồng thời, cũng nhờ nguồn vốn này mà các doanh nghiệp có thể định hướngphát triển cho phù hợp với nhu cầu của thị trường nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Trang 17Tín dụng trung và dài hạn là một trong những yếu tố nâng cao nănglực sản xuất - kinh doanh góp phần khẳng định tính khả thi của dự án:
Như chúng ta đã biết, khi tham gia đầu tư vốn vào doanh nghiệp cónghĩa là ngân hàng đã tìm hiểu nghiên cứu kỹ những dự án của doanh nghiệp.Điều này buộc các nhà đầu tư khi lập dự án phải hết sức thận trọng cân nhắckhi đưa ra các dữ kiện, số liệu, luận cứ… để thuyết phục ngân hàng cho vay.Vì vậy, ngay từ khi lập dự án tiền khả thi cho đến khi lập được dự án khả thingân hàng đã đóng vai trò là một là nhà tư vấn quan trọng giúp doanh nghiệpphát triển tiềm năng Đây cũng chính là một ưu thế của vốn trung và dài hạn,nó sẽ góp phần làm tăng năng lực sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
Đồng thời, do ngân hàng không cho vay đối với các doanh nghiệp làmăn kém hiệu quả nên bắt buộc người vay phải năng động sáng tạo, nâng caochất lượng đi đôi với hạ giá thành sản phẩm để đứng vững trong cạnh tranh.Từ đó, người vay vốn sẽ phải sử dụng vốn vay một cách tiết kiệm nhất, hiệuquả nhất để có thể trả được nợ vay ngân hàng và tái sản xuất mở rộng.
1.2.2 Chất lượng tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại1.2.2.1 Khái niệm
Trong nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển được, các doanhnghiệp phải trả lời ba câu hỏi lớn đó là: sản xuất cái gi? Sản xuất cho ai? Vàsản xuất bằng cách nào? đây là ba vấn đề cơ bản mà các doanh nghiệp gặpphải trong nền kinh tế thị trường Để làm được đIều này các doanh nghiệpphải quan tâm đến một yếu tố rất quan trọng đó là chất lượng của sản phẩm.Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ trên thịtrường, những khoản cho vay cũng là một sản phẩm, nó cũng có giá cả vàchất lượng như những hàng hoá khác.
Chất lượng của một khoản tín dụng là : "Mức độ đáp ứng yêu cầucủa khách hàng (cả người vay lẫn người cho vay tiền), phù hợp với các điềukiện kinh tế - xã hội và điều kiện đặc thù của bản thân ngân hàng, đảm bảo sựtồn tại và phát triển của ngân hàng “
Trang 18Chất lượng cho vay được xem xét trên những góc độ:
- Đối với khách hàng: Đó là vay được tiền phù hợp với mục đích sửdụng với các điều khoản về lãi suất, kỳ hạn nợ, thủ tục đơn giản, thuận tiệnđảm bảo thanh toán phù hợp với lợi ích của khách hàng và luật pháp hiệnhành nhằm đảm bảo khả năng duy trì và mở rộng sản xuất, tăng cường hiệuquả sản xuất kinh doanh của khách hàng.
- Đối với Ngân hàng thương mại: cho vay cung cấp phù hợp với thựclực tài chính và quản lý của Ngân hàng, phù hợp với chiến lược khách hàng,phù hợp với nguyên tắc cho vay, chiến lược cạnh tranh và phát triển, đảm bảonguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi với giá thành hợp lý, đảm bảo việctuân thủ pháp luật hiện hành và thực hiện vai trò của Ngân hàng trong nềnkinh tế thị trường.
- Đối với nền kinh tế: Cho vay cung cấp đáp ứng được nhu cầu vốncho sản xuất kinh doanh hàng hóa, đảm bảo cung cấp vốn đầy đủ, kịp thời vàcó hiệu quả cho việc duy trì sản xuất Mở rộng kinh doanh, tăng cường hiệuquả và năng lực hoạt động của các doanh nghiệp, góp phần giải quyết các vấnđề xã hội như tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, xây dựng các vùng kinh tếmới, tạo điều kiện để thực thi chính sách tiền tệ quốc gia
Như vậy, chúng ta có thể rút ra một số vấn đề về cách tiếp cận kháiniệm chất lượng cho vay hay chất lượng tín dụng:
-Đây là một khái niệm tương đối: nó vừa cụ thể (thể hiện qua các chỉtiêu tính toán như kết quả kinh doanh, nợ quá hạn ) lại vừa trừu tượng (thểhiện qua năng lực thu hút khách hàng, tác động đến nền kinh tế ).
-Chất lượng cho vay là một chỉ tiêu tổng hợp và được xác định quanhiều yếu tố như: lãi, mức độ an toàn vốn của kinh doanh, khả năng đáp ứngnhu cầu vốn của khách hàng
Trang 191.2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng trung và dài hạncủa ngân hàng thương mại
Chất lượng tín dụng trung và dài hạn là một chỉ tiêu tổng hợp, nóphản ánh độ thích nghi của Ngân hàng Thương mại (NHTM) với sự thay đổicủa môi trường bên ngoài, nó thể hiện sức mạnh của mỗi ngân hàng trong quátrình cạnh tranh để tồn tại và phát triển Do đó, để có thể đánh giá được mộtngân hàng là mạnh hay yếu thì phải đánh giá được chất lượng tín dụng trungvà dài hạn vì đây là thước đo chủ yếu.
a Các chỉ tiêu định tính.
Chúng ta sẽ cùng nhau xem xét các chỉ tiêu định tính trên cả ba giácđộ: nền kinh tế, ngân hàng và khách hàng.
Đối với nền kinh tế:
Chỉ tiêu định tính được thể hiện ở khả năng đáp ứng vốn phù hợp vớinhu cầu phát triển của nền kinh tế, một khoản vay trung và dài hạn muốn cóchất lượng tốt thì phải đảm bảo được đầu tư đúng theo đường lối phát triểnkinh tế-xã hội nhằm thực hiện mục tiêu chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.
Hơn nữa môi trường kinh tế phát triển, môi trường chính trị, pháp luậtổn định… cũng chính là điều kiện tốt để nâng cao chất lượng tín dụng trungvà dài hạn bởi thời hạn cho vay trung và dài hạn thường rất dài và tiềm ẩnnhiều rủi ro.
Đối với ngân hàng:
Tính định tính đối với ngân hàng thể hiện trước hết ở khả năng thuhút khách hàng của ngân hàng Một ngân hàng muốn thu hút được nhiềukhách hàng về phía mình thì phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩmngân hàng mà đặc biệt là phải nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trungvà dài hạn Bởi đây là hoạt động có nhiều khách hàng tiềm năng trong tươnglai Vì vậy, khi lượng khách hàng ngày một tăng sẽ cho thấy chất lượng tíndụng trung và dài hạn của ngân hàng ngày càng tốt.
Trang 20Đối với khách hàng:
Chỉ tiêu định tính được thể hiện trước tiên ở khả năng đáp ứng nhucầu của khách hàng Chất lượng tín dụng trung và dài hạn của ngân hàngđược coi là tốt khi nó đáp ứng được nhu cầu vay vốn trung và dài hạn đúngđắn của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp làm ăn có lãi, từ đó tạo ra lợi nhuậncho ngân hàng.
Đồng thời việc tôn trọng hợp đồng tín dụng của khách hàng vay vốn –cơ sở pháp lý của ngân hàng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng caochất lượng các khoản vay trung và dài hạn Bởi điều này cho thấy các quychế, thể lệ của ngân hàng đã được chấp hành nghiêm túc, từ đó tạo ra tính antoàn và hiệu quả của vốn vay.
Tóm lại, những chỉ tiêu định tính thể hiện ở ba khía cạnh: ngân hàng,khách hàng, nền kinh tế sẽ phần nào phản ánh được chất lượng tín dụng trungvà dài hạn của các NHTM.
b.Các chỉ tiêu định lượng
Chất lượng hoạt động tín dụng được đánh giá chủ yếu thông qua cácchỉ tiêu sau:
- Tổng dự nợ: Tổng dư nợ là một chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền
ngân hàng cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm, nó bao gồm dư nợ ngắn hạn,dư nợ trung và dài hạn Tổng dư nợ bao gồm dư nợ tín dụng ngắn hạn, trunghạn và dài hạn của Ngân hàng cung cấp cho khách hàng Tổng dư nợ thể hiệnqui mô tín dụng của Ngân hàng nhưng chưa hoàn toàn phản ánh được chấtlượng tín dụng Vì vậy, người ta sủ dụng chỉ tiêu thứ hai là chỉ tiêu nợ quáhạn.
- Tỷ lệ nợ quá hạn: Đây là một chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá
chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại và được tính theocông thức sau:
Trang 21Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = Nợ quá hạnTổng dư nợ * 100%
Tỷ lệ nợ quá hạn thấp biểu hiện chất lượng hoạt động tín dụng tạiNgân hàng tốt, độ an toàn của ngân hàng cao (hay mức độ rủi ro trong ngânhàng thấp) Tỷ lệ nợ quá cao biểu hiện chất lượng tín dụng thấp, rủi ro tronghoạt động tín dụng cao Phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ “cóvấn đề” có thể bị mất một phần vốn cho vay Vì vậy khi đánh giá một phầnchất lượng tín dụng, người ta thường dùng chỉ tiêu này Một ngân hàngthương mại có nhiều khoản nợ quá hạn có nguy cơ mất vốn là ngân hàng cóchất lượng tín dụng kém Ngoài ra, khi xem xét, đánh giá chất lượng tín dụngngân hàng người ta còn phân loại, đánh giá nợ quá hạn theo các tiêu thức sau:
Nợ quá hạn theo loại hình kinh tế và thời gian quá hạn: Nợ quá hạndựa theo loại hình kinh tế quốc doanh là các doanh nghiệp có 100% vốn nhànước, kinh tế ngoài quốc doanh Trong từng loại hình kinh tế, nợ quá hạn lạiđược phân theo thời gian quá hạn gồm: Nợ quá hạn dưới 180 ngày, từ 180ngày đến 360 ngày và trên 360 ngày Thời gian quá hạn càng lâu thì mức độrủi ro càng lớn, các món nợ trên 360 ngày đều được coi là các khoản nợ khóđòi.
Nợ quá hạn theo loại hình kinh tế và thời gian cho vay: Trong từngloại hình kinh tế, nợ quá hạn được chia thành: Nợ quá hạn ngắn hạn (nợ quáhạn đối với loại hình cho vay ngắn hạn), nợ quá hạn trung và dài hạn.
- Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi
Để đánh giá chính xác hơn chất lượng tín dụng, cần sử dụng thêm chỉtiêu nợ quá hạn có khả năng thu hồi
Chỉ tiêu này được xác định theo công thức sau:
Trang 22Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi (%) = Nợ quá hạn có khả năng thu hồiNợ quá hạn * 100%
Khi đánh giá về nợ quá hạn phải phân tích theo tỷ lệ nợ quá hạn cókhả năng thu hồi chiếm tỷ lệ là bao nhiêu? Nợ quá hạn không có khả năng thuhồi là bao nhiêu trong tổng nợ quá hạn Vì vậy, việc sử dụng thêm chỉ tiêunày cho phép đánh giá chính xác hơn về chất lượng hoạt động tín dụng củacác ngân hàng thương mại.
- Thời hạn hoàn vốn và vòng quay vốn Tín dụng
Để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng được đúng đắn thì ngoàicác chỉ tiêu cần phải xem xét đến vòng quay vốn tín dụng và thời hạn hoàntrả.
- Thời hạn hoàn trả là một quá trình từ lúc cho vay đến khi thu hồi hếtnợ Do đó, việc xác định thời hạn hoàn trả là rất quan trọng Nếu xác định thờihạn hoàn trả đúng và hợp lý, doanh nghiệp sẽ tiến hành sản xuất kinh doanhmột cách thuận lợi và đảm bảo hoàn trả được ngân hàng đúng kỳ hạn Nếuthời hạn hoàn trả xác định lớn hơn tốc độ luân chuyển vốn của doanh nghiệpsẽ dẫn đến việc doanh nghiệp sử dụng vốn sang mục đích khác, gây khó khăncho việc ngân hàng thu nợ đến hạn, thậm trí có thể gây tổn thất (mất vốn) vìdoanh nghiệp sử dụng vốn ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng Ngược lại,thời hạn cho vay ngắn hơn tốc độ luân chuyển vốn sẽ gây căng thẳng chodoanh nghiệp không thể trả được nợ ngân hàng đúng kỳ hạn cả gốc và lãi.
Vì vậy, việc xác định thời hạn cho vay phải có sự tính toán dựa trêncơ sở khoa học, đảm bảo số tiền cho vay được sử dụng đúng mục đích, pháthuy có hiệu quả tốt để ngân hàng thu được gốc và lãi đẩy đủ đúng hạn Việcxác định thời hạn cho vay căn cứ vào 3 yếu tố: Đặc điểm kinh doanh của ngânhàng, tốc độ luân chuyển vốn của khách hàng và khả năng thu nhập của kháchhàng.
- Vòng quay vốn tín dụng được xác định theo công thức sau đây:
Trang 23Vòng quay vốn tín dụng (vòng) = Dư nợ bình quân trong kỳDoanh số thu nợ trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn nhanh hay chậm Sốvòng quay càng lớn thì độ luân chuyển được đánh giá là tốt Song nếu vòngquay vốn tín dụng quá nhanh thể hiện cơ cấu tín dụng chưa hợp lý Vì vậy,người ta thương phải xem xét một nhân tố nữa là thu nhập từ hoạt động chovay.
- Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay
Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay được xác định như sau:Thu nhập từ hoạt động cho vay = Lãi từ hoạt động cho vay Tổng thu nhập
Chất lượng hoạt động tín dụng được nâng cao chỉ thực sự có ý nghĩakhi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng Thu nhập từ hoạtđộng cho vay là chỉ tiêu cần thiết để đo lường khả năng sinh lời của ngânhàng do hoạt động tín dụng mang lại Tuy nhiên, khi đánh giá không nên chỉphân tích trên số tương đối (tỷ lệ %) mà nên phân tích số tuyệt đối để thấy rõmức độ thiệt hại của ngân hàng, kết hợp so sánh chỉ tiêu nợ quá hạn bình quântrong hệ thống và theo dõi tình hình biến động của chỉ tiêu phân tích qua cácnăm sẽ thấy được chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng Tiếp tục phântích các nhân tố ảnh hưởng, từ đó có biện pháp nâng cao chất lượng hoạt độngtín dụng.
-Thời gian xét duyệt vay vốn: đây là khoảng thời gian mà doanh
nghiệp phải chờ ngân hàng kiểm tra,xét duyệt các giấy tờ, thẩm định tài sản,thời gian trình lên giám đốc để từ đó quyết định có cho vay hay không.
-Khối lượng hồ sơ giấy tờ phải hoàn thành: Khi một doanh nghiệp
muốn vay vốn từ ngân hàng thì doanh nghiệp đó phải nộp các hồ sơ giấy tờ cóliên quan cho cán bộ tín dụng của ngân hàng Số lượng giấy tờ hồ sơ càng ítthì chứng tỏ các thủ tục ở ngân hàng đó càng đơn giản.
Trang 24-Quy mô tín dụng: Bao gồm doanh số cho vay và dư nợ Trong điều
kiện đáp ứng yêu cầu về giới hạn an toàn do Ngân hàng Trung ương qui địnhtrong từng thời kỳ thì mức tăng doanh số cho vay càng lớn càng tốt Chỉ tiêumức tăng doanh số cho vay trên thị trường trên tổng tài sản thể hiện khả năngsinh lời của các sản phẩm cho vay của các Ngân hàng thương mại và đượcdùng để đánh giá chất lượng cho vay trong từng thời kỳ
-Cơ cấu tín dụng: Là tỷ lệ tín dụng phân chia theo các đối tượng cho
vay (cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn ); phân chia theongành kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng ), thành phần kinh tế(Quốc doanh, tư nhân).
-Thu lãi tín dụng: Là khoản lãi Ngân hàng thu được từ việc Ngân
hàng đầu tư các khoản tín dụng cho khách hàng Nếu Ngân hàng thu được lãiđầy đủ và đúng hạn nó thể hiện chất lượng tín dụng của Ngân hàng tốt.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung và dài hạn củangân hàng thương mại
1.3.1 Các nhân tố chủ quan
Có nhiều nhân tố từ phía Ngân hàng ảnh hưởng đến chất lượng tíndụng Chúng ta có thể xem xét một số nhân tố sau:
Một là, chính sách tín dụng của Ngân hàng Mỗi Ngân hàng đều xây
dựng một chính sách tín dụng riêng Đây được coi là kim chỉ nam cho hoạtđộng tín dụng Nó có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại của mộtngân hàng thương mại Chính sách tín dụng của Ngân hàng qui định đốitượng tín dụng, giới hạn cũng như thời hạn tín dụng đối với từng dự án Chínhsách tín dụng của Ngân hàng còn là mức độ chuyển hoán kì hạn của nguồn.Ví dụ như chính sách tín dụng của ngân hàng tập trung vào đối tượng cho vaylà các DNNN, đối tượng có mức độ rủi ro thấp, các khoản tín dụng sẽ manglại hiệu quả kinh tế, nâng cao chất lượng tín dụng
Hai là, quy trình tín dụng Mỗi ngân hàng đều có một qui trình tín
dụng riêng phù hợp với đặc điểm của ngân hàng Qui trình tín dụng bao gồm
Trang 25một số bước mà mỗi cán bộ tín dụng cần phải thực hiện nghiêm túc Quantrọng nhất trong qui trình tín dụng là phân tích tín dụng, thẩm định hiệu quảkinh tế của dự án Nếu như cán bộ tín dụng thực hiện đúng qui trình tín dụng,phân tích các dự án một cách hợp lý chính xác thì Ngân hàng sẽ phân loạiđược các dự án, các khoản tín dụng có hiệu quả, có chất lượng và từ đó họ sẽcó thể nâng cao chất lượng tín dụng cho các khoản tín dụng Còn ngược lại,cán bộ tín dụng không thục hiện đúng qui trình tín dụng, thẩm định dự ánkhông chính xác thì Ngân hàng không loại được các dự án, các khoản tíndụng không có hiệu quả kinh tế Và nếu Ngân hàng đầu tư các dự án, cáckhoản tín dụng đó thì có nhiều khả năng Ngân hàng sẽ mất vốn, chất lượng tíndụng chung của Ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng.
Ba là, công tác kiểm tra giám sát tín dụng Sau khi giải ngân cho
khách hàng các Ngân hàng cần kiểm tra, giám sát tín dụng một cách chặt chẽđể đảm bảo rằng khách hàng sử dụng đúng mục đích vốn vay, không vi phạmpháp luật Nếu khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, hay viphạm pháp luật thì khả năng mất vốn là rất lớn, Ngân hàng sẽ không thu hồiđược vốn và lãi đúng hạn và ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay.
Bốn là là, hệ thống thông tin tín dụng Số lượng, chất lượng của thông
tin quyết định đến mức độ chính xác trong việc phân tích, nhận định thịtrường, đánh giá khách hàng giúp cán bộ tín dụng đánh giá, quyết định chovay đúng đắn sáng suốt hơn Thông tin càng đầy đủ, chính xác, kịp thời sẽ cótác dụng tăng khả năng phòng ngừa rủi tín dụng, nâng cao chất lượng tíndụng
Năm là, phẩm chất và trình độ cán bộ Con người là yếu tố quyết định
đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như việcđảm bảo chất lượng tín dụng Chất lượng nhân sự ngày càng được đòi hỏi caođể có thể đáp ứng kìp thời có hiệu quả thích ứng với sự thay đổi nhanh chóngcủa môi trường kinh doanh, từ đó tác động đến sự thay đổi của hoạt động tíndụng Việc tuyển chọn nhân sự có đạo đức nghề nghiệp tốt, giỏi chuyên môn
Trang 26(có khả năng phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án xin vay, đánh giátài sản bảo đảm, giám sát quản lý cho vay ) sẽ giúp cho ngân hàng có thểngăn ngừa được những sai phạm có thể sẩy ra trong hoạt động tín dụng Từđó Ngân hàng có thể phân loại được các dự án cũng như các khoản tín dụngcó hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng Còn nếu như trình độ cán bộ tíndụng yếu kém họ không thẩm định chính xác các dự án, không đánh giá chínhxác hiệu quả kinh tế của các khoản tín dụng Khi đó chất lượng tín dụng sẽ bịảnh hưởng bởi các dự án, tín dụng này.
1.3.2 Các nhân tố khách quan.1.3.2.1 Từ phía khách hàng
- Năng lực sử dụng vốn của khách hàng Chất lượng tín dụng của
Ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn từ năng lực sử dụng vốn của khách hàng.Nếu như khách hàng sử dụng vốn vay hiệu quả, họ sẽ thanh toán gốc và lãivay đúng hạn Còn nếu như khách hàng làm ăn thua lỗ, khả năng không thuhồi vốn và gốc đúng hạn là rất lớn Và khoản tín dụng này sẽ phải chuyểnsang nợ quá hạn, chất lượng tín dụng của Chi nhánh kém, nợ quá hạn giatăng.
-Thông tin từ khách hàng cung cấp: Một thực tế đang tồn tại lâu nay
là tình trạng các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng cung cấp các số liệu thiếutrung thực; chế độ kế toán thống kê đã được ban hành, nhưng phần lớn cácdoanh nghiệp thực hiện không nghiêm túc Điều này gây rất nhiều khó khăncho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh cũng nhưviệc quản lý vốn vay của đơn vị để qua đó có thể đưa ra những quyết định đầutư đúng đắn Cũng từ đó mà chất lượng tín dụng bị ảnh hưởng.
- Sử dụng vốn sai mục đích: Nhiều doanh nghiệp dùng tiền vay ngân
hàng quay vòng không đúng đối tượng kinh doanh, không đúng với phươngán, mục đích khi xin vay đã không trả được nợ đúng hạn, thậm chí cho kháchhàng sử dụng vốn vay ngắn hạn sử dụng đầu tư vào tài sản cố định hoặc kinh
Trang 27doanh bất động sản nên không trả được nợ đúng hạn Ngân hàng không thuhồi được vốn Chất lượng tín dụng từ đó mà bị ảnh hưởng,
1.3.2.2 Nhân tố khách quan khác
- Các nguyên nhân từ môi trường kinh doanh: Môi trường kinh doanhcủa các khách hàng do các chính sach của nhà nước quyết định.Doanh nghiệpcó môi trường kinh doanh tốt, hiệu quả, họ sẽ có điều kiện làm ăn thuận lợi,bảo toàn vốn vay và phát triển vốn vay Khách hàng có thể trả gốc và lãi đúnghạn, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cho Ngân hàng Và ngược lai,môi trường kinh doanh không tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh,làm ăn doanh nghiệp không trả được nợ, chất lượng tín dụng bị ảnh hưởng.
Ngoài ra còn những nhân tố ảnh hưởng như biến động của kinh tế thếgiới, thiên tai, lũ lụt, hoả hoạn, hạn hán, động đất trực tiếp gây bất lợi chotình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng làm ảnh hưởng đến khả năngtrả nợ của khách hàng.
Qua nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động tíndụng cho thấy, tuỳ theo sự phát triển, điều kiện kinh tế xã hội và sự hoànthiện môi trường pháp lý của từng nước cũng như khả năng quản lý, cơ sở vậtchất kỹ thuật và trình độ của đội ngũ cán bộ của từng ngân hàng thương mạivà các nhân tố này ảnh hưởng khác nhau đến chất lượng hoạt động tín dụng.Vấn đề cơ bản là phải nắm chắc những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng hoạtđộng tín dụng Nắm chắc và biết vận dụng sáng tạo ảnh hưởng của các nhântố này trong hoàn cảnh thực tế, từ đó tìm ra những biện pháp quản lý có hiệuquả để củng cố nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, hạn chế đến mứcthấp nhất rủi ro, sẽ tạo điều kiện cho thành công của hoạt động tín dụng nóiriêng và cũng như hoạt động của ngân hàng thương mại nói chung.
Chương 2 Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn củaNgân Hàng Công Thương Từ Sơn
Trang 282.1 Khái quát về Ngân Hàng Công Thương Từ Sơn
2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của chi nhánhngân hàng công thương Từ Sơn
Từ Sơn là một huyện đồng bằng của tỉnh Bắc Ninh với diện tích là61,4km dân số khoảng trên 120 nghìn người tập trung tại 10 xã và 1 thịtrấn(thị trấn Từ Sơn).Với vị trí tự nhiên khá thuận lợi:nằm trên quốc lộ 1A vàcó tuyến đường sắt Hà Nội-Lạng Sơn.Ngoài ra huyện còn tiếp giáp HàNội,Hưng Yên tạo ra mối giao lưu kinh tế văn hóa xã hội phát triển.Được táilập từ ngày 01/10/1999 theo nghị định số 68 của Chính Phủ,trên địa bànhuyện đã có nhiều vùng kinh tế khá phát triển mạnh như:Doanh nghiệp Nhànước,công ty cổ phần,công ty TNHH,công ty tư nhân.hợp tác xã tư nhân,hợptác xã dịch vụ và các hộ sản xuất thuộc nhiều nghành nghề và dịch vụ đadạng.Các nghành nghề truyền thống:Sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ,sắtthép Đa Hội nên Từ Sơn có rất nhiều điều kiện phát triển kinh tế.
Chính vì có điều kiện địa lý thuận lợi như vậy nên từ tháng 06/1995Ngân Hàng Công Thương Việt Nam quyết định sẽ nâng từ một phòng giaodịch Từ Sơn cũ thành Ngân Hàng Công Thương Từ Sơn-là ngân hàng chinhánh cấp 2 trực thuộc Ngân Hàng Công Thương tỉnh Bắc Ninh.
Ngày 01/01/2006 Ngân Hàng Công Thương Việt Nam quyết địnhNgân Hàng Công Thương Từ Sơn là một ngân hàng nằm trong hệ thống NgânHàng Công Thương Việt Nam-trở thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc NgânHàng Công Thương Việt Nam.
Hiện nay, NHCT-Từ Sơn đã vượt qua những khó khăn ban đầu vàkhẳng định được vị trí, vai trò của mình trong nền Kinh tế thị trường, đứngvững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch,đa dạng hóa các dịch vụ Kinh doanh tiền tê.Mặt khác Ngân hàng còn thườngxuyên tăng cường việc huy động vốn và sử dụng vốn, thay đổi cơ cấu đầu tưphục vụ phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng Côngnghiệp hóa – Hiện đại hóa.
Trang 29Để thực hiện chiến lược đa dạng hóa các phương thức, hình thức, giảipháp huy động vốn trong và ngoài nước; đa dạng hóa các hình thức kinhdoanh và đầu tư, những năm gần đây, chi nhánh NHCT Từ Sơn đã thu đượcnhiều kết quả trong hoạt động kinh doanh, từng bước khẳng định mình trongmôi trường kinh doanh mới mang đầy tính cạnh tranh.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức nhân sự
Chi nhánh NHCT Từ Sơn đặt tại Thị trấn Từ Sơn-tỉnh Bắc Ninh, gồm
có một Ban Giám đốc điều hành, 10 phòng ban chính,cụ thể như sau: Phòng
Khách hàng doanh nghiệp lớn (Phòng KH số 1), Phòng Khách hàng doanhnghiệp vừa và nhỏ (Phòng KH số 2), Phòng khách hàng cá nhân, Phòng quảnlý rủi ro, Phòng thanh toán xuất nhập khẩu, Phòng kế toán giao dịch, Phòngthông tin điện toán, Phòng tổng hợp, Phòng tiền tệ kho quỹ, phòng Tổ chứchành chính
Các phòng ban tại chi nhánh đều có chung một cơ cấu tổ chức gồmmột trưởng phòng, hai phó phòng và các nhân viên Mỗi phòng ban có cácchức năng và nhiệm vụ khác nhau.
2.1.2.1Sơ đồ tổ chức bộ máy
Trang 30Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức chi nhánh NHCT TỪ SƠN
SV: Trần Văn Hưng Lớp: Tài chính 46Q
Ban Giám Đốc
Phòng KHDN lớn
Phòng KHQN vừa và nhỏ
Phòng KHQN vừa và nhỏ
Phòng KH cá nhân
Phòng tiền tệ Kho quỹ
Phòng Thanh toán XNK
Phòng Thanh toán XNK
Phòng Tổng hợp
Phòng Tổ chức Hành chính
Phòng Tổ chức Hành chính
Quỹ tiết kiệm/ Điểm giao dịch
Quỹ tiết kiệm/ Điểm giao dịch
Phòng Thông tin điện toán
Phòng Thông tin điện toán
Trang 312.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của một số phòng ban chính
* Phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn (KH số 1) và PhòngKhách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (KH số 2)
Phòng Khách hàng số 1 và Phòng khách hàng số 2 có chức năng vànhiệm vụ như nhau nhưng khác nhau ở đối tượng khách hàng Phòng kháchhàng số 1 thực hiện các giao dịch với khách hàng là những doanh nghiệp, tổchức lớn có mức vốn điều lệ ghi trong Giấy phép đăng ký kinh doanh trên 10tỷ VNĐ, còn Phòng khách hàng số 2 có đối tượng là các doanh nghiệp vừa vànhỏ có mức vốn điều lệ dưới 10 tỷ VNĐ.
Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanhnghiệp về khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liênquan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với ché độ, thể lệhiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị,giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn.
SV: Trần Văn Hưng Lớp: Tài chính 46Q
Trang 32Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các kháchhàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩmquyền quyết định theo quy định của NHCTVN.
Thực hiện nghiệp vụ cho vay và xử lý giao dịch
Phân tích hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng vayvốn, xin bảo lãnh để phục vụ công tác cho vay, bảo lãnh có hiệu quả
Báo cáo, phân tích tổng hợp kế hoạch… theo khách hàng, nhómkhách hàng theo sản phẩm dịch vụ
Theo dõi trích lập dự phòng rủi ro theo quy định
Phản ánh kịp thời những vấn đê vướng mắc cơ chế, chính sách, quytrình nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp trình Giámđốc chi nhánh xem xét, giải quyết hoặc kiến nghị lên cấp trên giải quyết.
* Phòng Khách hàng cá nhân Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cánhân để huy động bằng VNĐ và ngoại tệ; xử lý các nghiệp vụ liên quan đếncho vay; quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hànhcủa NHNN và hướng dẫn của NHCT VN; quản lý hoạt động của các quỹ tiếtkiệm, điểm giao dịch.
Nhiệm vụ:
Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng là các cá nhânTổ chức huy động vốn của dân cư (VNĐ và ngoại tệ)
Tiếp thị tư vấn cho khách hàng
Thẩm định và tính toán hạn mức tín dụng (bao gồm cho vay, tài trợthương mại, bảo lãnh, thấu chi) cho 1 khách hàng trong phạm vi được ủyquyền; quản lý các hạn mức đã đưa ra theo từng khách hàng
Thực hiện nghiệp vụ vho vay và xử lý giao dịch
SV: Trần Văn Hưng Lớp: Tài chính 46Q
Trang 33Nắm bắt, cập nhật, phân tích toàn diện về thông tin khách hàng theoquy định
Quản lý các khoản vay, cho vay, bảo lãnh; quản lý tài sản đảm bảoPhân tích hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng vayvốn, xin bảo lãnh để phục vụ công tác cho vay, bảo lãnh có hiệu quả
Điều hành quản lý lao động, tài sản, tiền vốn huy động tại các quỹ tiếtkiệm, điểm giao dịch
Thực hiện nghiệp vụ về Bảo hiểm nhân thọ và các loại bảo hiểm kháctheo hướng dẫn của NHCT VN.
Phản ánh kịp thời những vấn đê vướng mắc cơ chế, chính sách, quytrình nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp trình Giámđốc chi nhánh xem xét, giải quyết hoặc kiến nghị lên cấp trên giải quyết.
* Phòng quản lý rủi ro (Bao gồm cả những quản lý nợ có vấn đề)Chức năng:
Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánhvề công tác quản lý rủi ro, Quản lý giảm sát thực hiện danh mục cho vay, đầutư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng Thẩm địnhhoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng Thựchiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngânhàng theo chỉ đạo của NHCTVN Chịu trách nhiệm về quản lý và đề xuất xửlý các khoản nợ có vấn đề (bao gồm các khoản nợ: cơ cấu lại thời hạn trả nợ,nợ quá hạn, nợ xấu tại các phòng có cho vay, quản lý, khai thác và xử lý tàisản đảm bảo nợ vay theo quy định của nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợgốc và lãi tiền vay.Quản lý, theo dõi, đề xuất các biện pháp và phối hợp vớicác phòng có liên quan thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro.
SV: Trần Văn Hưng Lớp: Tài chính 46Q
Trang 34Nhiệm vụ:
Nghiên cứu chủ trương, chính sách của Nhà nước và kế hoặch pháttriển kinh tế ,ngành kinh tế tại địa phương, các văn bản về hoạt động ngânhàng, chiến lược kinh doanh, chính sách quản lý rủi ro của NHCTVN và tìnhtrạng tín dụng tại Chi nhánh trong từng thời kỳ để:
Đề xuất mức tăng trưởng tín dụng theo nhóm khách hàng, ngànhnghề, lĩnh vực kinh tế phù hợp với năng lực quản trị rủi ro của Chi nhánh vàtình hình phát triển kinh tế tại địa phương.
Đề xuất danh sách khách hàng cần hạn chế tín dụng hoặc ngừng quanhệ tín dụng.
Thực hiện thẩm định, tái thẩm định, đánh giá rủi ro đối với các khoảnvay, dự án vay vốn, các khoản bảo lãnh, cấp tín dụng theo yêu cầu của Giámđốc Chi nhánh hoặc HĐTD Chi nhánh.
Thực hiện việc phân loại nợ, tính toán trích dự phòng rủi ro , và chấmđiểm , xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tại chinhánh.
Kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ tín dụng, thủ tục tín dụng do các phòngliên quan lập, đảm bảo tuân theo đúng điều kiện của khoản tín dụng đã đượcduyệt.
Cung cấp thông tin liên quan đến nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro chocác phòng liên quan tại chi nhánh
Đề xuất và theo dõi , kiểm tra thực hiện về : lãi suất, phí, chi phíkhuyến mại, tiép thị, chi hoa hồng theo quy định.
Tham gia Hội đồng tín dụng, Hội đồng xử lý , Hội đồng miễn giảmlãi xuất theo yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh/ Chủ tịch Hội đồng.Thực hiệncác nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
SV: Trần Văn Hưng Lớp: Tài chính 46Q