1. Lý do chọn đề tài Ở nước ta trong những năm gần đây khoa học và kỹ thuật và công nghệ được Đảng và nhà nước quan tâm, đầu tư và đang phát triển mạnh mẽ. Để đáp ứng kịp với tình hình phát triển khoa học và kỹ thuật trên thế giới, các trường đào tạo nghề được mở ra đa dạng và phongphú.Mở rộng quy mô trên cơ sở chất lượng và hiệu quả, kết hợp giữa đào tạo và sử dụng, gắn nhà trường với doanhnghiệp. Nghị quyết đại hội lần thứ IX của Đảng đã nêu rõ “Tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và phương thức đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng cao, đặc biệt là trong ngành kinh tế, kỹ thuật mũi nhọn, công nghệ cao…” Để đáp ứng nhu cầu trên tại các trường đào tạo nghề, việc dạy và học tại các trường nghề đang là một vấn đề băn khoăn của người học và người dạy về phương diện tiếp thu kiến thức và ứng dụng kiến thức đó vào thực tiễn côngtác. Trong giai đoạn tới, bước vào thời kỳ thúc đẩy mạnh mẽ Công nghiệp hóa Hiện đại hóa đất nước, nhu cầu về lao động kỹ thuật, đặc biệt là lao động trình độ cao cho các vùng kinh tế mũi nhọn rất lớn, đòi hỏi hệ thống giáo dục kỹ thuật dạy nghề phải đổi mới mạnhmẽ. Một trong những biện pháp là vận dụng quan điểm là dạy học theo tiếp cận năng lực hành nghềthực hiện nhằm giải quyết những vấn đề về nội dung chương trình, phương pháp, phương tiện giảng dạy. Đảm bảo tạo ra nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn vững vàng, có kỹ năng thực hành nghề và tư duy khoa học tốt. Dạy học theo phương pháp này đã được nhiều nướctrên thế giới áp dụng trong những thập niêntrước. Tại Việt Nam vấn đề này cũng được đặt ra từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước (đào tạo nghề theo mô đun), nhưng chỉ dừng lại ở mặt lý luận mà chưa đi vào thực tiễn. Khi luật giáo dục sửa đổi (2005) thì đào tạo nghề theo hướng kết hợp lý luận và thực tiễn mới được áp dụng rộng rãi, dự án giáo dục được triển khai, các lớp bồi dưỡng đào tạo nhân rộng được mở ra nhằm bồi dưỡng cho giáo viên dạy nghề trên toànquốc. Trường cao đằng cơ khí nông nghiệp trong những năm vừa qua cũng đã hết sức cố gắng nâng cao năng lực đào tạo của mình. Nguồn lao động do nhà trường đào tạo ra hiện nay đã đáp ứng được phần cơ bản công việc mà họ được phân công tại cơ sở sản xuất. Nhà trường đã thường xuyên đổi mới mục tiêu, chương trình đào tạo, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học, đưa sản xuất vào nhà trường nhằm nâng cao chất lượng cũng như số lượng đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề. Hiện nay mới có một bộ phận sinh viên được đào tạo có thể đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhà tuyển dụng, chưa có khả năng làm được những công việc có kỹ thuật cao, vận hành các thiết bị hiện đại còn yếu. Để đáp ứng được điều đó nhà trường cần có nhưng biện pháp quản lý tích cực hơn nữa trong việc đào tạo nghề cho người lao động nhất là việc đào tạo theo năng lực thực hiện mà hiện nay hầu hết các nước trên thế giới dã thực hiện đúng đắn và có hiệuquả. Từ những lý do trên cho thấy việc đào tạo theo năng lực thực hiện là rất cần thiết. Vì vậy tác giả đã chọn áp dụng cho một môn học cụ thể. Với lựa chọn và nghiên cứu đề tài : Dạy học môn Trang bị điện cho sinh viên Trường Cao đẳng Cơ khí nông nghiệp theo tiếp cận Năn lực thực hiện. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn trang bị điện thuộc chương trình đào hệ cao đẳng nghề, nghề điện công nghiệp tại trường Cao đẳng cơ khí nông nghiệp theo tiếp cận quan điểm NLTH. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Kháchthểnghiêncứu:Qúatrìnhdạyvàhọcmôn“Trangbịđiện”tạitrườngCao đẳng cơ khí nông nghiệp. Đối tượng nghiên cứu: Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn “Trang bị điện” của nghề Điện theo tiếp cận NLTH với sự tích hợp giữa lý thuyết và thực hànhnghề.