1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình

80 1,1K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình

Trang 1

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Thị Gái

Lời mở đầu

Với xu thế hội nhập và phát triển các doanh nghiệp đều ra sức hoàn thiện bộmáy của mình cũng như đổi mới công nghệ, củng cố về tài chính, nhân lực nhằmnâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành nâng cao khả năng cạnh tranh vàmở rộng thị trường Cũng nằm trong xu thế đó, công ty TNHH nhà nước một thànhviên luôn luôn nỗ lực để xây dựng một hình ảnh thương hiệu Giày Thượng Đìnhuy tín chất lượng và được người tiêu dùng tin tưởng Năm 2007, Giày ThượngĐình là thương hiệu đứng thứ 56 trong danh sách 100 thương hiệu dẫn đầu hàngViệt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn.

Trong suốt hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, công ty TNHH nhà nướcmột thành viên Giày Thượng Đình đã có những chuyển đổi mạnh mẽ về cả hìnhthức lẫn quy mô hoạt động Cho đến nay, công ty đã có nhà máy sản xuất với mộtdây chuyền công nghệ hiện đại, tạo lập được một thị trường ổn định cả trong vàngoài nước, tạo công ăn việc làm và ổn định thu nhập cho gần 3000 cán bộ côngnhân viên.

Trong một doanh nghiệp, tiền lương luôn là một vấn đề được nhiều đốitượng quan tâm Người lao động luôn mong muốn tiền lương của mình ngày càngcao để đảm bảo cuộc sống Nhà quản trị luôn tìm mọi cách để giảm thiểu chi phí,kể cả chi phí tiền lương, nhưng cũng luôn băn khoăn liệu chính sách tiền lương củadoanh nghiệp mình đã hợp lý hay chưa, làm sao đảm bảo việc giảm thiểu chi phímà vẫn thu hút được hiền tài Các tổ chức xã hội lại quan tâm doanh nghiệp cóđảm bảo cho người lao động được thực hiện mọi quyền lợi và nghĩa vụ của mìnhhay không,… Để cung cấp thông tin nhằm thỏa mãn các đối tượng đó chúng takhông thể không nhắc đến kế toán tiền lương Vì thế, khi được thực tập tại Công tyGiầy Thượng Đình, một doanh nghiệp mà có số lượng lao động rất đông đảo, emđã rất chú ý đến phần hành kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương vàmong muốn được đi sâu tìm hiểu phần hành này.

Trang 2

Chuyên đề của em bao gồm ba chương như sau:

Chương I: Tổng quan về công ty TNHH nhà nước một thành viên GiàyThượng Đình

Chương II: Thực trạng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lươngtại công ty TNHH nhà nước một thành viên Giày Thượng Đình

Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và cáckhoản trích theo lương tại công ty Giày Thượng Đình

Qua đây, em cũng xin chân thành cảm ơn các cô, các chị nhân viên phòng kếtoán tài chính ở Công ty Giày Thượng Đình, cũng như PGS.TS Phạm Thị Gái đãtận tình giúp em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp một cách đầy đủ và kịpthời Tuy nhiên do chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức thực tế nênkhông thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, vì thế em rất mong nhận được sựđóng góp ý kiến của các thầy, các cô để em có được những kiến thức toàn diện vàsâu sắc hơn nữa.

Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2008

Sinh viên: Trần Thị Thuỷ

Trang 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNHVIÊN GIÀY THƯỢNG ĐÌNH

1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH nhà nước một thànhviên Giầy Thượng Đình

Tên giao dịch của công ty: Công ty TNHH nhà nước một thành viên Giày

Thượng Đình.

Trụ sở : 277 đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.Điện thoại : 04 8544680

Công ty Giày Thượng Đình, tiền thân là xí nghiệp X30 được thành lập từtháng 01/1957 đã trải qua hơn 50 năm xây dựng trưởng thành và phát triển Tronghơn 50 năm không ngơi nghỉ ấy công ty đã trải qua bao khó khăn thử thách, thăngtrầm để có được ngày hôm nay Hơn 50 năm với bao sự kiện đáng ghi nhớ đó,chúng ta có thể chia thành các giai đoạn như sau:

Những chặng đường đầu tiên (1957 – 1960).

Đây là thời kỳ khai sinh cho lịch sử truyền thống của công ty Tháng 1/1957xí nghiệp X30 được thành lập, dưới sự quản lý của cục Quân nhu, Tổng cục Hậucần quân đội nhân dân Việt Nam và chịu trách nhiệm sản xuất mũ cứng, giày vảithay thế cho mũ nan và dép cao su cho quân đội.

Thời kỳ này hết sức khó khăn, cơ sở vật chất ban đầu gần như không có gì,công nhân chưa quen với công việc, sản xuất hoàn toàn bằng thủ công Nhưngcũng chính từ những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua đó ngành chếtạo máy Việt Nam và thế giới đã chứng kiến sự xuất hiện chiếc máy cán độc nhấtvô nhị, được chế tạo từ nòng súng cao su, vỏ xe tăng và hộp số ô tô kết hợp với sựsáng tạo và nỗ lực của cán bộ, công nhân xí nghiệp Với sự ra đời của chiếc máycán đầu tiên đó X30 đã dần dần vượt qua mọi khó khăn để định hình sản xuất Tuysản lượng sản phẩm còn thấp, khoảng 55.000 chiếc mũ và 200.000 đôi giầy mỗi

Trang 4

năm nhưng xí nghiệp đã cung cấp ngày càng nhiều mũ và giầy vải cho quân đội.Đến năm1960, xí nghiệp đã được Chính phủ tặng thưởng huân chương Chiến cônghạng Ba và vinh dự được đón vị Tổng chỉ huy Quân đội – Đại tướng Võ NguyênGiáp về thăm.

Tất cả vì Miền Nam Ruột thịt (1961-1975)

Thời kỳ này, xí nghiệp X30 chính thức được chuyển giao sang Cục CôngNghiệp Hà Nội Từ đây X30 trở thành một thành viên trong đội ngũ các nhà máy,xí nghiệp góp phần xây dựng nền công nghiệp non trẻ của Hà Nội.

Tháng 6 năm 1965, Xí nghiệp X30 tiếp nhận một đơn vị công ty tổng hợpsản xuất giầy dép là Liên xưởng kiến thiết giầy vải ở phố Trần Phú và Phố KỳĐồng ( nay là phố Tống Duy Tân) và đổi tên thành nhà máy cao su Thụy Khê Nhờsự phát triển mạnh mẽ trong sự phát triển chung của nền Công nghiệp Thủ đô, quymô nhà máy cao su Thụy Khuê càng được mở rộng khi sát nhập thêm Xí nghiệpgiầy vải Hà Nội cũ, gồm 2 cơ sở Văn Hương-Chí Hằng) lấy tên là Xí Nghiệp GiầyVải Hà Nội.

Từ đây những sản phẩm của xí nghiệp đã phong phú, đa dạng hơn Ngoàimũ cứng, bóng bay, dép Thái Lan, Xí nghiệp đã sản xuất được một số loại giầynhư: Giầy vải ngắn cổ, cao cổ, bata, giầy cao su trẻ em và đặc biệt đã có giầyBasket xuất khẩu sang Liên Xô và Đông Âu cũ Hòa chung với không khí “Tất cảvì miền Nam ruột thịt”, toàn thể cán bộ, công nhân xí nghiệp ra sức sản xuất, khắcphục mọi khó khăn, dồn toàn tâm, toàn lực nhằm góp phần vào công cuộc giảiphóng dân tộc.

Khẳng định vị thế mới (1976-1986)

Sau kháng chiến chống Mỹ, cùng với xu thế cải cách chung của nền kinh tế,tháng 6/1978, XN Giầy vải HN được hợp nhất với XN Giầy Vải Thượng Đình cũlấy tên là XN Giầy Vải Thượng Đình Đây là một mốc quan trọng bởi nó là thờiđiểm đầu tiên tạo nên một thương hiệu Giầy Thượng Đình ngày nay Thời điểm đểgiầy Thượng Đình khẳng định vị thế mới.

Trang 5

Ở giai đoạn này quy mô của xí nghiệp đã được mở rộng với hơn 3000 công nhân, 8phân xưởng và mười phòng ban nghiệp vụ, sản lượng giầy saqnr xuất đạt tới 2,4triệu đôi/năm Không chỉ tăng lên về sản lượng mà chất lượng sản phẩm cũng nhưsự đa dạng về mẫu mã ngày càng được chú ý Phòng chế thử mẫu đã thiết kế nhiềuloại giầy mới như giầy Olimpia, Regetta, ED3,… rất được ưa chuộng trên thịtrường các ngoài đặc biệt là ở các nước XHCN anh em Bên cạnh đó xí nghiệp còntrang bị them nhiều trang thiết bị mới và hiện đại như máy may, máy cán, máyluyện kim

Đổi mới và trưởng thành (1986-2001)

Đại hội Đảng lần thứ VI đã quyết định chuyển đổi nền kinh tế đất nước từchế độ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, việc này đòi hỏi các doanh nghiệp cũng phải đổi mới hình thức sản xuấtcủa mình để phù hợp với bối cảnh thị trường thay đổi Hơn nữa đây cũng là giaiđoạn, Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã, Giầy Thượng Đình lại bị đẩy vào tìnhthế cực kì khó khăn vì mất thị trường xuất khẩu, trong khi thị trường nội địa lạichưa phát triển, sản phẩm không có đầu ra nên sản xuất bị đình trệ Một lần nữa,cán bộ và công nhân phải ra sức để khắc phục mọi khó khăn Sau khi nghiên cứunhiều mô hình sản xuất, nghiên cứu chính sách đổi mới của Nhà nước và học tậpkinh nghiệm của các đơn vị bạn, ban lãnh đạo XN đã tìm ra giải pháp tháo gỡ khókhăn, mạnh dạn khai thác các thị trường xuất khẩu mới bằng chính sản phẩmtruyền thống của mình Nhờ sự giúp đỡ hiệu quả về vốn của Ngân Hàng NgoạiThương Hà Nội, hợp đồng hợp tác xuất khẩu với công ty Kỳ Quốc ( Đài Loan)được kí kết Nhờ có dây chuyền sản xuất giầy vải hoàn chỉnh tiên tiến của đối tác,tháng 9/1992, XN đã xuất khẩu lô hàng đầu tiên đạt tiêu chuẩn quốc tế sang thịtrường Pháp và CHLB Đức

Đến tháng 7/1993, XN Giầy Thượng Đình chính thức được đổi tên thànhCông Ty Giầy Thượng Đình Từ năm 1996, sản phẩm của công ty nhiều năm đạt

Trang 6

giải TOPTEN, một trong 10 mặt hàng được người tiêu dùng bình chọn yêu thíchnhất.

Để củng cố chất lượng, một mặt công ty tiếp tục bổ sung thêm thiết bị mộtmăt tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và đào tạo lại đội ngũ công nhân, xâydựng câu lạc bộ chất lượng, tiếp cận và áp dụng thành công hệ thống quản lý chấtlượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO-9001.

Nhờ thành tựu đạt được trong những năm đầu của tiến trình hội nhập kinh tếquốc tế, giầy Thượng Đình đã khẳng định được thương hiệu của mình trên thịtrường trong và ngoài nước Chính nhờ sự phát triển ổn đinh đó, thành phố Hà Nộiđã quyết định chuyển công ty Giầy Thượng Đình thành công ty TNHH Nhà NướcMột Thành Viên Giầy Thượng Đình Với cơ cấu tổ chức mới, Giầy Thượng Đìnhđã và đang hướng tới một tầm cao mới.

Sự tăng trưởng của công ty trong các năm qua được thể hiện như sau:

Trang 7

TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Biểu 1.1:Một số chỉ tiêu tài chính

(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán)

Qua các số liệu trên ta thấy, kết quả kinh doanh của công ty đã có sự tănglên rõ rệt trong những năm qua, đặc biệt là năm 2007 doanh thu tăng lên gần 50 tỷđồng ( tăng khoảng 28%) đã làm lợi nhuận tăng lên gấp hai lần năm 2006, 3 lần sovới năm 2005, tỷ lệ LN/Tổng TS và LN/VCSH cũng tăng lên với tỷ lệ tương ứng.Đây là một kết quá rất đáng được thán phục ở các doanh nghiệp ngành giày da

Cũng thông qua bảng số liệu trên ta thấy, giá trị tổng tài sản cũng như tổngtài sản cố định, vốn chủ sở hữu tăng lên không đáng kể trong năm 2006, và khôngcó biến động trong năm 2007 điều này cho thấy hoạt động của công ty đã đi vào ổnđịnh, hệ thống dây chuyền sản xuất cũng như máy móc thiết bị đã được lắp đặt đầyđủ Điều này cho thấy trong năm 2007dù không mở rộng quy mô sản xuất kinhdoanh đầu tư thêm trang thiết bị mới mà sự tập trung phát triển về chiều sâu, nângcao năng suất lao động sử dụng hiệu quả các nguồn lực sản xuất, nâng cao chât

Trang 8

lượng sản phâm cũng như mở rộng thị trường, tăng nhanh số lượng sản phẩm tiêuthụ để từ đó tăng nhanh doanh thụ tiêu thụ đồng thời tăng nhanh lợi nhuận trongcác kỳ.

1.2.Đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất của công ty

1.2.1.Đặc điểm bộ máy quản lý:

Công ty Giày Thượng Đình là công ty nhà nước một thành viên, là một đơnvị kế toán độc lập có đặc điểm sản xuất tập trung với quy mô lớn, hoạt động theođịnh hướng của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước và bộ máy tổchức được xây dựng theo kiểu trực tuyến - chức năng, và theo chế độ một thủtrưởng.

Hệ thống trực tuyến bao gồm ban giám đốc công ty và quản đốc các phânxưởng Ban giám đốc bao gồm một giám đốc , một trợ lý giám đốc và bốn phógiám đốc Tổng giám đốc sẽ là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cơquan nhà nước về tình hình hoạt động của công ty, đồng thời sẽ có quyết định cótính toàn diện và chiến lược cho các hoạt động đó Các phó giám đốc phụ trách vềbốn mảng hoạt động của công ty, bao gồm phó giám đốc kỹ thuật và công nghệ,phó giám đốc sản xuất và chất lượng, phó giám đốc thiết bị và an toàn, phó giámđốc bảo hiểm xã hội và vệ sinh môi trường Dưới các phó giám đốc là các trưởngcác phòng ban chức năng, các quản đốc phân xưởng

Hệ thống trực tuyến gồm có các phòng ban chức năng Các phòng ban nàycó nhiệm vụ tham gia đề xuất với ban giám đốc công ty những chủ trương, biệnpháp nhằm tăng cường công tác quản lý sản xuất kinh doanh và giải quyết nhữngkhó khăn, vướng mắc trong công ty theo trách nhiệm và quyền hạn của từng phòngban Chức năng chính của các phòng ban như sau:

Phòng Hành chính – tổ chức: với chức năng chính là tham mưu cho bángiám đốc về việc tổ chức bộ máy, quản lý lao đông, thực hiện các thủ tục hànhchính giúp cho hoạt động của công ty công khai hợp pháp và rõ ràng Bên cạnh đó

Trang 9

phòng này còn có nhiệm vụ điều hành mối quan hệ giữa các bộ phận trong vàngoài công ty.

Phòng kế toán tài chính: Phòng này có nhiệm vụ hạch toán chi phí, doanhthu và xác định lãi, lỗ, cũng như xác định nhu cầu về vốn, tình hình sử dụng cácnguồn lực của công ty, đồng thời có nghĩa vụ công khai các báo cáo tài chính vàcác báo cáo khác trước ban giám đốc và cơ quan thuế

Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ tìm kiếm thị trường, tìmhiểu đối tác, bạn hàng cho công ty, thực hiện các thủ tục xuất khẩu sản phẩm vànhập các yếu tố sản xuất theo hợp đồng.

Phòng chế thử mẫu: Nghiên cứu nhu cầu thị trường và tìm hiểu những kiểudáng, những mẫu mã mới nhằm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùngchính là công việc chính của phòng thử mẫu Phòng sẽ tiến hành sản xuất thử cácmẫu giày mới hoặc các mẫu giày theo yêu cầu của đơn đặt hàng để đưa ra nhữngđặc điểm, tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như các định mức, nghiên cứu quy trình sảnxuất tối ưu cho các mẫu giày trước khi tiến hành sản xuất đại trà

Phòng kỹ thuật, công nghệ: Phòng này sẽ chịu trách nhiệm về phần kỹ thuậtcho việc sản xuất sản phẩm như sữa chữa máy móc, thiết bị, nghiên cứu các quytrình công nghệ mới dựa trên các thông tin mà phòng thử mẫu cung cấp.

Phòng quản lý chất lượng, đây là phòng giám sát và kiểm tra từng quy trìnhsản xuất, chất lượng của các loại nguyên vật liệu đầu vào cũng như của bán thànhphẩm sau từng công đoạn nhằm có được sản phẩm với chất lượng cao nhất.

Phòng kế hoạch vật tư: Phòng này là phòng có trách nhiệm đưa ra kế hoạchmua vật tư, định mức vật tư cũng như kế hoạch hạ giá thành sản phẩm.

Phòng tiêu thụ tiến hành phân tích thị trường, lập kế hoạch tiêu thụ, quảngbá sản phẩm đồng thời kết hợp với bộ phận sản xuất cũng như kho bãi nhằm đảmbảo sản phẩm luôn luôn có đủ hàng để bán và bán với số lượng lớn nhất.

Trang 10

Phòng cơ năng là phòng thực hiện nhiệm vụ đảm bảo điện nước, cung cấpđầy đủ năng lượng cho hoạt động của các phân xưởng và các phòng ban trong toàndoanh nghiệp.

Phòng bảo vệ giữ chức năng kiểm tra, bảo vệ tài sản của công ty cũng nhưđảm bảo an ninh trật tự trong công ty.

Phòng vệ sinh môi trường thường xuyên giọn dẹp các phân xưởng, xử lýchất thải, trang trí khuôn viên nhằm tạo ra môi trường sạch đẹp, an toàn cho sứckhỏe của công nhân và cán bộ trong công ty.

Trạm y tế, đây là trung tâm chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, công nhân viêntrong công ty Phòng này có trách nhiệm khám chữa bệnh thường xuyên, chăm sóccông nhân khi ốm đau, tai nạn lao động cũng như tiến hành tiêm phòng khi có dịchbệnh.

Các phân xưởng chịu sự quản lý của phó giám đốc sản xuất Đây chính là bộphận trực tiếp sản xuất ra sản phẩm của công ty và hiệu quả hoạt động của bộ phậnnày có tác động rất lớn trong việc xúc tiến quá trình tiêu thụ cũng như thực hiệnmục tiêu tiết kiệm chi phí.

Mặc dù mỗi phòng ban chức năng có một nhiệm vụ riêng nhưng lại có mốiliên hệ rất chặt chẽ với nhau Hiệu quả của phòng này sẽ hỗ trợ cho công việc củacác phòng khác và phòng kế toán chính là trung tâm đầu mối quan trong trong việcliên kết các phòng ban trong công ty.

Ta có thể khái quát bộ máy tổ chức quản lý của công ty theo một sơ đồ nhưsau:

Trang 12

1.2.2.Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty

Là công ty sản xuất có quy mô lớn và chuyên môn hóa cao, Giày Thượng Đình tổchức bộ máy sản xuất theo kiều phân xưởng Các phân xưởng có mối liên hệ vớinhau thông qua quá trình giao bán thành phẩm Các phân xưởng được tổ chứcthành một quy trình khép kín, công việc được thực hiện liên tục từ khâu đưanguyên vật liệu vào cho đến khi hoàn thiện sản phẩm, trong đó mỗi phân xưởngđảm nhiệm một khâu trong quá trình sản xuất Hiện nay công ty có bốn phânxưởng chính như sau:

Phân xưởng bồi cắt: Phân xưởng này đảm nhiệm hai khâu đầu của quy trình sảnxuất là bồi tráng và cắt vải bạt Nguyên vật liệu chủ yếu là vải bạt các màu, vải lót,mút xốp,… sẽ được chuyển đến máy bồi Máy bồi có chức năng kết dính các loạivải này với nhau bằng một lớp keo dính và ở nhiệt độ từ 180-2000 độ C Các loạivải được bồi thành ba lớp là lớp mặt, lớp giữa và lớp lót Vải sau khi bồi xong sẽchính là nguyên liệu để may mũ giày Chúng được chuyển sang phân xưởng cắt đểcắt thành các chi tiết của mũ giày.

Phân xưởng may: đảm nhận công việc tiếp theo của phân xưởng bồi cắt là may cácchi tiết của mũ giày thành mũ giày hoàn chỉnh Ngoài vải đã bồi cắt ở trên, nguyênvật liệu chủ yếu của phân xưởng này còn có vải phin, dây, xăng… Quá trình may ởcông đoạn này cũng trải qua nhiều thao tác kỹ thuật phức tạp và liên tiếp nhau nhưcan góc, may nẹp, kẻ chỉ,… và cuối cùng là may thành mũ giày hoàn chỉnh.Phânxưởng cán thực hiện việc chế biến các hóa chất để sản xuất đế giày bằng cao su.Với nguyên liệu chủ yếu là cao su, các hóa chất như kẽm ôxit, barisunfat,… saukhi chế biến sẽ cho ra loại cao su có độ cứng vừa phải, độ đàn hồi cao và nó đượccán cho vào khuôn để cán thành đế giày hoàn chỉnh.

Phân xưởng gò: Phân xưởng này sẽ thực hiện công đoạn cuối cùng của côngnghệ sản xuất giày Băng việc dính quét keo, dán đế, dán viền các chi tiết như mũgiày, đế giày, dây giày, dây gai, giấy lót,… được gắn kết lại với nhau thành từngchiếc giày hoàn chỉnh Sau đó chúng sẽ được đưa sang bộ phận lưu hóa để hấp ở

Trang 13

nhiệt độ khoảng 130 độ C trong vòng từ 3-4 giờ nhằm đảm bảo độ bền của giày.Giày sau khi lưu hóa xong sẽ được kiểm tra chất lượng rồi xâu dây và đóng gói.Ngoài các phân xưởng chính trên, còn có các phân xưởng sản xuất phụ phục vụcho sản xuất Đó là các phân xưởng cơ năng, chịu trách nhiệm cung cấp điện, lắpđặt, sữa chữa, bảo dưỡng thiết bị, cung cấp hơi nóng, áp lực cho các phân xưởngchính.

Sản phẩm của công ty có chu kỳ ngắn, quy trình công nghệ sản xuất phứctạp kiểu liên tục nhưng ổn định và thuộc loại sản xuất khối lượng lớn Trên các dâychuyền có thể sản xuất hàng loạt với các mã giày khác nhau có thể theo đơn đặthàng hoặc theo thiết kế của công ty Ở mỗi giai đoạn sản xuất đều có bán thànhphẩm tuy nhiên chỉ đến khi hoàn chỉnh thì thành phẩm mới được bán ra thị trường.

Chúng ta có thể khái quát quá trình sản xuất giày bằng mô hình như sau:

Trang 14

Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy sản xuất

1.3.điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty

1.3.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Bộ máy kế toán được tổ chức theo kiểu tập trung, các công việc kế toán từlập chứng từ, ghi sổ chi tiết đến tổng hợp số liệu, lập báo cáo tài chính đểu đượcthực hiện tại phòng tài chính kế toán Tại các phân xưởng, công ty chỉ bố trí bộphận thống kê làm nhiệm vụ ghi chép những thông tin kinh tế ban đầu về nguyênvật liệu, sản phẩm, tiền lương,… sau đó định kỳ hoặc cuối tháng bộ phận này sẽlập báo cáo theo từng chỉ tiêu để gửi về phòng kế toán tài chính xử lý số liệu, vàosổ và lên các báo cáo cần thiết.

Phòng kế toán có tất cả 12 người, trong đó có 1 kế toán trưởng, hai kế toánphó kiêm kế toán tổng hợp, một thủ quỹ và chín kế toán viên Phòng Kế toán-Tài

Bồi vải, bồi giả da, mút

Đóng dấu

Thêu hoặc in

Tán OzeMay ghép

Trang 15

chính được trang bị sáu máy tính và một máy in Kế toán phụ trách phần hành nàothì chịu trách nhiệm nhập, xử lý dữ liệu và trang in, bảng biểu của phần hành đó.

Kế toán trưởng có trách nhiệm điều hành bộ máy kế toán thực thi theo đúngquy chế, chế độ, đồng thời cũng là người đề xuất với ban giám đốc về các chínhsách tài chính, các chiến lược kinh doanh cũng như chịu trách nhiệm trước bangiám đốc về độ chính xác, kịp thời, và đầy đủ của số liệu mà kế toán cung cấp

Hai kế toán phó là người thay mặt kế toán trưởng giải quyết các công việckhi kế toán trưởng đi vắng đồng thời trực tiếp làm công tác kế toán tập hợp chi phívà tính giá thành, theo dõi tình hình tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh.

Thủ quỹ hàng ngày thực hiện thu chi tiền theo lệnh chi và giấy đề nghị nộptiền, đề nghị thanh toán, lập phiếu thu, phiếu chi tiền mặt đồng thời cuối ngày, cuốitháng tổng hợp thu chi tồn quỹ.

Kế toán vật tư gồm 4 nhân viên, có nhiệm vụ ghi chép tình hình nhập xuấtvà sử dụng vật tư đồng thời thực hiện đối chiếu thường xuyên với thủ kho nhằmmục đích kiểm soát chặt chẽ vật tư cũng như đề xuất với van lãnh đạo nhữngtrường hợp vật tư nhập kho không đảm bảo chất lượng.

Kế toán tài sản cố định thường xuyên theo dõi tình hình biến động của tàisản cố định và hàng tháng sẽ tiến hành trích khấu hao tài sản cố định, phân bổ chiphí khấu hao cho từng đối tượng có liên quan.

Kế toán tiền lương đảm nhiệm các công việc như tính lương, tính và tríchnộp các khoản phụ cấp theo lương của từng người, từng bộ phận sau đó lập bảntổng hợp tiền lương từng phân xưởng và toàn bộ công ty.

Kế toán thanh toán theo dõi tình hình thanh toán với người mua, người bánvề đối tượng, thời hạn cũng như tiến độ thanh toán.

Kế toán ngân hàng, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đâylà bộ phận có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đếnngân hàng, đồng thời hàng tháng tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất, tính giáthành thực tế của sản phẩm hoàn thành.

Trang 16

Kế toán BHXH có nhiệm vụ phối hợp với kế toán tiền lương để tính và tríchnộp các khoản BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn cho toàn bộ nhân viên trongcông ty theo chế độ quy định.

Như trên ta thấy, phòng kế toán của công ty được tổ chức rất chặt chẽ, có sựphân công phân nhiệm rõ ràng cho từng kế toán viên tạo nên một sự chuyên mônhóa trong công việc Mặt khác, phòng kế toán còn có mối liên hệ chặt chẽ với cácphòng ban khác thông qua việc lấy số liệu đầu vào và cung cấp số liệu đầu ra chocác phòng ban đó.Ta có sơ đồ khái quát bộ máy kế toán tại công ty như sau:

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Quan hệ chỉ đạo:

Quan hệ đối chiếu và cung cấp số liệu:

1.3.2.Đặc điểm tổ chức hệ thống sổ sách kế toán của công ty

Nhân viên thống kêKế toán trưởng

Kế toán vật tư

Kế toán TSCĐ

Kế toán

tiền lương

Kế toán ngân hàng, tập hợp CPSX và tính giá

thành sản phẩmPhó kế toán trưởng

Kế toán BHX

Thủ quỹKế

toán thanh

toán

Trang 17

Một niên độ kế toán ở công ty Giày Thượng Đình bắt đầu từ ngày 01/01 vàkết thúc ngày 31/12 hàng năm Đầu mỗi niên độ kế toán sẽ mở sổ mới, và cuốiniên độ, sau khi hoàn tất công tác cộng sổ, tính tổng số phát sinh, số dư cuối kỳ, kếtoán sẽ thực hiện khóa sổ.

Là doanh nghiệp có quy mô lớn, số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh trongngày rất nhiều, liên quan đến nhiều tài khoản khác nhau do bậy để thuận tiện choviệc ghi chép và hệ thống hóa số liệu, phòng kế toán của công ty áp dụng hình thứcsổ “nhật ký chứng từ” đồng thời sử dụng phần mềm kế toán để hỗ trợ cho quá trìnhxử lý số liệu

Kế toán máy tại công ty: Hiện nay, do khối lượng công việc ngày càng nhiều

nên để thuận tiện cho việc theo dõi và quản lý dữ liệu phòng kế toán-tài chính đangsử dụng phần mềm kế toán Fast Accounting Trình tự xử lý các nghiệp vụ trên phầnmềm kế toán được thể hiện theo sơ đồ sau:

Trang 18

Sơ đồ 1.4:Quy trình hạch toán trên phần mền kế toán

Nhưng nhìn chung quy trình hạch toán vẫn theo đúng trình tự hạch toán vàluân chuyển chứng từ của hình thức nhật ký chứng từ nói chung:

Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra, kế toán lấy số liệu ghitrực tiếp vào các Nhật ký chứng từ, bảng kê hoặc sổ chi tiết các tài khoản có liênquan Đối với một số Nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chitiết thì hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc kế toán vào bảng kê và sổ chi tiết, đếncuối tháng chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết vào Nhật ký chứng từliên quan.

Đối với các loại chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mangtính chất phân bổ như chi phí tiền lương phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, chi phísữa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch,… thì trước hết các chứng từ gốc sẽ được tập

Chứng từ gốc

Nhập dữ liệu vào các phần hành kế toán chi tiết trên phần

mềm kế toán

Các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày

Bảng dữ liệu kế toán chi tiết

Sổ tổng hợp

Báo cáo chi tiết

Trang 19

hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu từ các bảng phân bổghi vào Bảng kê và Nhật ký chứng từ có liên quan.

Cuối tháng khóa sổ kế toán tiến hành cộng số liệu trên các Nhật ký chứngtừ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên Nhật ký chứng từ với các sổ chi tiết, bảng tổnghợp chi tiết có liên quan, đồng thời lấy số liệu tổng cộng trên Nhật ký chứng từ đểghi vào Sổ cái.

Đối với các chứng từ liên quan đến các sổ và thẻ kế toán chi tiết, như chứngtừ về vật tư, chứng từ về TSCĐ, chứng từ thanh toán,… thì được dùng để ghi sổtrực tiếp vào các sổ và thẻ chi tiết có liên quan Cuối tháng cộng các sổ và thẻ chitiết và lấy số liệu lập bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với sổcái.

Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký chứng từ,Bảng kê, Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.

Ta có thể mô tả trình tự ghi sổ kế toán tại công ty theo sơ đồ sau:

Trang 20

Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ tổ chức chứng từ kế toán

CHƯƠNG II.THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TYTNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN GIÀY THƯỢNG ĐÌNH

Chứng từ gốc

Bảng kê Nhật ký chứng từ

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

chi tiết

Báo cáo tài chính

Trang 21

2.1.Đặc điểm lao động, quỹ tiền lương và yêu cầu quản lý lao động, quỹ tiềnlương

2.1.1.Đặc điểm lao động và yêu cầu quản lý lao động tại công ty

Công ty TNHH nhà nước một thành viên Giày Thượng Đình là một doanhnghiệp có quy mô sản xuất lớn, kinh doanh nhiều chủng loại giày khác nhau với 4 xínghiệp sản xuất chính và một phân xưởng sản xuất phụ Đội ngũ lao động của côngty hết sức đông đảo, hiện nay công ty có khoảng 2650 công nhân và gần 200 nhânviên làm các công việc hành chính, kế toán, công tác kế hoạch, y tế, điều hành cácphân xưởng, Công nhân của công ty, phần lớn là lao động trẻ, độ tuổi từ 19 đến36, chủ yếu xuất thân từ vùng nông thôn của các tỉnh lân cận, trình độ văn hoákhông cao, cuộc sống eo hẹp, chủ yếu là dựa vào tiền lương và các khoản phụ cấptại công ty.

Do mỗi xí nghiệp thực hiện một công doạn khác nhau của quá trình sản xuấtgiày nên công việc có mức độ phức tạp khác nhau, môi trường làm việc khác nhaunên công nhân sản xuất của công ty được quản lý theo từng xí nghiệp, mỗi xí nghiệplại được chia thành các tổ, đội khác nhau theo từng mã giày Mỗi phân xưởng cómột danh sách lao động dùng để theo dõi lao động mà mình quản lý.

Mặt khác, công ty còn theo dõi lao động theo thời hạn hợp đồng Trong hợpđồng lao động nêu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động với công ty cũngnhư quyền lợi và nghĩa vụ của công ty đối với người lao động, quy định công việccũng như hình thức trả lương đối với từng lao động Hợp đồng lao động là do phòngtổ chức hành chính quản lý Lao động của công ty được phân thành lao động dàihạn, lao động ngắn hạn và lao động thời vụ.

Lao động dài hạn là những cán bộ, công nhân viên ký hợp đồng dài hạn vớicông ty, những lao động này được tính lương và trích các khoản BHXH, BHYT,KPCĐ và đây là lực lượng chính trong đội ngũ lao động của công ty.

Trang 22

Lao động ngắn hạn là những lao động được hưởng lương theo sản phẩm, côngviệc mà họ làm ra nhưng không được công ty trích các khoản BHXH, BHYT vàKPCĐ.

Lao động thời vụ là lao động bên ngoài được công ty huy động thêm khi cầnvào thời vụ sản xuất hoặc khi cần hoàn thành gấp các đơn đặt hàng lớn.

Sản xuất giày là một trong số những ngành được xếp vào ngành nghề có yếutố độc hại Công nhân thường xuyên phải tiếp xúc với các dung môi hữu cơ, một sốbộ phận phải tiếp xúc với nguồn nhiệt hay môi trường nóng Hiện nay, phần lớn cáccông việc được hỗ trợ bằng máy móc như gò mũi, gò eo, gò gót, cát, may, cán, vàtiến hành trên các băng chuyền tự động do vậy họ phải liên tục thao tác theo tốc độcủa băng chuyền, không chủ động thay đổi được Công việc sản xuất giày không yêucầu trình độ chuyên môn cao vì phần lớn các thao tác lặp đi lặp lại tuy nhiên yêu cầunhiều thao tác, tần số cao, nhiều khi phải cúi vặn người, với tay lấy dụng cụ, chi tiếtở khoảng cách xa, cường độ lao động tương đối lớn, không được nghỉ ngắn giữa giờ,và ít có sự luân phiên trong bố trí công việc Thời gian làm việc thông thường là 8giờ một ngày, tuy nhiên vào thời vụ như đầu mùa đông công nhân phải làm việctăng ca có khi từ 10-12 giờ một ngày Để tận dụng hết công suất của máy móc, laođộng ở các phân xưởng được bố trí làm 3 ca

Về môi trường làm việc, cũng giống như những công ty sản xuất giày khác,môi trường làm việc ở công ty Giày Thượng Đình có mức độ ô nhiễm trong giới hạncho phép, tuy nhiên cũng có những ảnh hưởng không tốt đến tình hình sức khoẻ củacông nhân Nhìn chung, nhiệt độ trong các dây chuyền may là khá cao, vượt quámức độ cho phép, có vị trí lên tới 38 độ C, về mua hè có thể lên tới 39 độ Tiếng ồntrung bình đạt mức giới hạn cho phép tuy nhiên có những vị trí công nhân phảithường xuyên làm việc trong môi trường mức ồn cao như các phân xưởng gò ráp,hoàn thành Điều kiện chiếu sáng ở công ty là rất tốt đặc biệt là trong các xưởngmay Nồng độ bụi trong không khí cao, đặc biệt là ở bộ phận đế, nơi có bộ phận màiđế là nơi phát sinh nguồn bụi cao su độc hại, còn về hơi xăng, và nồng độ SO2,

Trang 23

CO2, NH3 nhìn chung đạt giới hạn cho phép Với những điều kiện như trên, mặc dùcông nhân được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ nhưng vẫn có nguy cơ bị đau mỏivà mắc bệnh nghề nghiệp khác.

2.1.2.Đặc điểm quỹ tiền lương và quản lý quỹ tiền lương

Chế độ tiền lương đang được áp dụng tại công ty bao gồm lương cấp bậc vàlương chức vụ Tiền lương cấp bậc được thực hiện đối với công nhân sản xuất, căncứ vào chất lượng lao động và điều kiện lao động của công nhân khi họ thực hiệnmột công việc nhất định Lương cấp bậc gồm 3 yếu tố: thang lương, mức lương vàtrợ cấp cấp bậc kỹ thuật.

Chế độ lương chức vụ áp dụng đối với nhân viên làm các công việc hànhchính Được tính toán dựa vào chức vụ cũng như thời gian cống hiến của người đóđối với công ty.

Hiện nay, công ty đang áp dụng hai hình thức trả lương: đối với công nhânsản xuất tiền lương tính theo hình thức lương sản phẩm, còn đối với khối quản lýphục vụ thì tính lương theo thời gian.

Vào thời bao cấp, quỹ lương là quỹ lương khoán do cơ quan chủ quản cấpvàđược phân phối theo nguyên tắc bình quân đầu người Nay,quỹ tiền lương được hìnhthành từ kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Tổng quỹ tiền lương của doanhtoàn doanh nghiệp bằng tổng quỹ lương của các phân xưởng và các phòng ban.Tổng quỹ tiền lương của khối phân xưởng được tính như sau

TQLpx = ∑ (SLi * ĐGi)

Hiện nay, do hoạt động của công ty đã đi vào nề nếp nên công ty đã xây dựngđược một hệ thống đơn giá tiền lương tương đối đầy đủ và thực tế đối với từng côngđoạn sản xuất Đơn giá tiền lương sản phẩm do phòng tổ chức tính toán dựa vàonăng suất lao động thực tế, sản lượng sản phẩm hoàn thành, thời gian để sản xuấtmột lượt sản phẩm hoàn thành nhập kho, tính chất công việc và bậc thợ của côngnhân Đơn giá này được tính cụ thể cho từng công đoạn sản xuất

Đối với nhân viên quản lý phân xưởng, tiền lương được tính như sau:

Trang 24

Tiền lương nhân viên quản lý PX = đơn giá luơng quản lý x số lượng sản phẩm Tiền lương thời gian của nhân viên khối quản lý, phục vụ được tính dựa trênthời gian làm việc thực tế của họ Lương thường được tính theo tháng và được quyđịnh trong hợp đồng lao động cho riêng từng nhân viên Công thức tính lương theothời gian như sau:

2.2.Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương

2.2.1.Chứng từ và thủ tục kế toán trong hạch toán tiền lương và các khoản tríchtheo lương

Bảng chấm công: theo dõi ngày công thực tế làm việc, ngày nghỉ việc, nghỉbảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính trả lương và bảo hiểm xã hội cho từng côngnhân Hàng ngày dựa vào tình hình thực tế lao động trong bộ phận mình, trưởngphòng, quản đốc các phân xưởng sẽ chấm công cho ngày đó Cuối tháng trưởngphòng, quản đốc ký vào bảng chấm công và chuyển cho bộ phận kế toán cùng cácchứng từ có liên quan

Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành: dùng để xác nhận sốsản phẩm hoặc công việc hoàn thành của công nhân, từ đó làm căn cứ để lập bảngthanh toán tiền lương cuối tháng Trên phiếu xác nhận ghi rõ số ngày lập phiếu, họtên công nhân, mã giày, số lượng hoàn thành, đơn giá cho và thành tiền của phầncông việc hay mã giày được công nhân đó hoàn thành Phiếu này được lập thànhhai liên, có đủ chữ ký của người giao việc, người thực hiện và người kiểm tra chấtlượng, người duyệt, một liên được lưu tại bộ phận quản lý phân xưởng, một liênđược chuyển cho phòng kế toán để làm thủ tục thanh toán lương cho người laođộng.

Trang 25

Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH: dùng để xác nhận số ngày đượcnghỉ ốm, thai sản, tai nạn lao động, của người lao động để làm căn cứ tínhBHXH trả thay lương theo chế độ quy định Trên đó sẽ có phần chứng nhận củacơ sở y tế khám chữa bệnh, lý do nghỉ việc, số ngày được nghỉ việc và phần dongười phụ trách BHXH của công ty ghi số ngày nghỉ được hưởng BHXH, tổng sốngày thực nghỉ và lương tháng đóng BHXH, sau đó ký tên và chuyển cho nhânviên cơ quan BHXH thụ lý hồ sơ.

Danh sách người lao động được hưởng BHXH: căn cứ vào giấy chứng nhậnnghỉ ốm hưởng BHXH, người phụ trách BHXH của công ty tiến hành lập danhsách này và gửi cho cơ quan BHXH.

Bảng chấm công làm thêm giờ: dùng để theo dõi số giờ, đơn giá, số tiền làmthêm của người lao động để làm căn cứ tính và trả lương làm thêm giờ Phiếu nàyđược lập cho từng cá nhân trong công ty.

Biên bản điều tra tai nạn lao động: được lập ra để xác định chính xác các vụtai nạn lao động của công ty để có chế độ bảo hiểm cho người lao động một cáchthỏa đáng và có biện pháp an toàn lao động một cách kịp thời

Giấy đi đường : dùng làm căn cứ để cán bộ và người lao động làm thủ tụccần thiết khi đến nơi công tác và thanh toán công tác phí, tàu xe khi về doanhnghiệp Khi được cử đi công tác, người lao động được bộ phận hành chính làm thủtục cấp giấy đi đường Nếu có nhu cầu ứng trước tiền tàu xe, công tác phí,… thìngười lao động mang giấy đi đường đến phòng kế toán làm thủ tục ứng tiền Giấyđi đường phải có xác nhận của cơ quan đến công tác Khi về công ty xuất trìnhgiấy tờ để người phụ trách xác nhận và kèm theo các chứng từ cần thiết để làm thủtục thanh toán tiền công tác phí, thanh toán tiền tạm ứng.

Bảng thanh toán tiền lương: Hàng tháng, dựa vào bảng chấm công, phiếuxác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành, bảng tính phụ cấp, trợ cấp, giấy xinphép nghỉ ốm, phiếu báo làm thêm giờ, để tính ra số lương hàng tháng, các khoảnphụ cấp, các khoản khấu trừ và số tiền mà người lao động được nhận Sau khi lập,

Trang 26

bảng thanh toán tiền lương được chuyển cho kế toán trưởng và giám đốc ký duyệtđể làm căn cứ lập phiếu chi và phát lương.

Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ: bảng này dùng để xác định khoản tiềnlương, tiền công làm thêm giờ mà người lao động được hưởng khi làm việc ngoàigiờ theo yêu cầu của công việc Trên đó có ghi cụ thể thời gian làm thêm giờ, đơngiá tiền lương, thành tiền mà người lao động được hưởng Bảng thanh toán tiềnlương làm thêm giờ phải kèm theo bảng chấm công làm thêm giờ của tháng đó vàcó đầy đủ chữ ký của người lập biểu, kế toán trưởng, người ký duyệt.

2.2.2 TK sử dụng

- TK 334-Phải trả người lao động Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phảitrả cho cán bộ, công nhân viên, lao động thời vụ về các khoản tiền lương, tiền công,tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người laođộng.

Kết cấu của tài khoản này như sau:

Bên nợ: bao gồm các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chấtlương, BHXH và các khoản đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động; cáckhoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động.

Bên có: là các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương,BHXH phải trả cho người lao động.

Thông thường tài khoản này có số dư bên có, thể hiện các khoản tiền lương,tiền công, tiền thưởng và các khoản khác còn phải trả cho người lao động TK 334cũng có thể có số dư bên nợ, phản ánh số tiền đã thanh toán cho người lao động lớnhơn các khoản phải thanh toán, hay các khoản mà người lao động tạm ứng thừa chưađược thanh toán.

Thực hiện theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 tài khoản nàycũng được kế toán tiền lương của công ty chi tiết thành 2 tài khoản cấp hai theo hainội dung:

Trang 27

+ TK 3341: phải trả công nhân viên, phản ánh các khoản mà công ty phải trảcho cán bộ công nhân viên của công ty.

+TK 3342: Phải trả người lao động khác, đó là các khoản phải trả cho ngườilao động thuê ngoài.

Đồng thời tài khoản này được mở chi tiết cho từng phân xưởng và chi tiết đếntừng mã giày.

Kết cấu của các tài khoản này như sau:

Bên nợ: Phản ánh BHXH phải trả cho cán bộ, công nhân viên; KPCĐ chi tiêutại công ty; số BHXH, BHYT, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ BHXH,BHYT và KPCĐ.

Bên có: Phản ánh số BHXH, BHYT, KPCĐ được trích từ chi phí sản xuấtkinh doanh của công ty; KPCĐ vượt chi được cấp bù; số BHXH đã chi cho cán bộ,công nhân viên được cơ quan BHXH thanh toán.

Tài khoản này thông thường có số dư bên có, phản ánh số BHXH, BHYT,KPCĐ đã trích nhưng chưa nộp cho cơ quan quản lý, hay phần KPCĐ mà công đoàncông ty giữ lại nhưng chưa tiêu hết Khi tài khoản này có số dư bên nợ, nó phản ánh

Trang 28

số BHXH đã chi trả cho cán bộ, công nhân viên nhưng chưa được cơ quan BHXHthanh toán, hoặc số KPCĐ vượt chi nhưng chưa được cấp bù.

2.2.3 Quá trình hạch toán và vào sổ

2.2.3.1.Hạch toán tiền lương lao động khối phân xưởng

Như trên đã nói, đối với khối công nhân sản xuất trực tiếp và lao động quản lý phânxưởng, công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm Thời gian làm việc mộtca là 8 tiếng cho một công hưởng lương sản phẩm Ngày lễ, ngày nghỉ, ngày phépđược tính lương theo thời gian.

Tổng quỹ tiền lương sản phẩm của khối phân xưởng được tính như sau:

TQLpx = ∑ (SLij * ĐGij)

Trong đó: TQLpx là tổng quỹ lương khối phân xưởng

SLij là số lượng sản phẩm công đoạn i của quy trình sản xuất mã giày j.ĐGij là đơn giá bình quân hoàn thành một sản phẩm j công đoạn i.

Hiện nay, do hoạt động của công ty đã đi vào nề nếp nên công ty đã xây dựngđược một hệ thống đơn giá tiền lương tương đối đầy đủ và thực tế đối với từng côngđoạn sản xuất Đơn giá tiền lương sản phẩm do phòng tổ chức tính toán dựa vàonăng suất lao động thực tế, sản lượng sản phẩm hoàn thành, thời gian để sản xuấtmột lượt sản phẩm hoàn thành nhập kho, tính chất công việc và bậc thợ của côngnhân Đơn giá này được tính cụ thể cho từng công đoạn sản xuất.

Tiền lương của một công nhân sản xuất được tính như sau:

Đối với nhân viên quản lý phân xưởng, tiền lương được tính như sau:

Tiền lương nhân viên quản lý PX = đơn giá luơng quản lý X số lượng sản phẩm

Đơn giá tiền lương

công đoạn sản xuất i

=

Trang 29

Hàng ngày, nhân viên thống kê của từng phân xưởng sẽ tiến hành theo dõi số sảnphẩm của công nhân sản xuất trực tiếp Cuối tháng, căn cứ vào số lượng chi tiếtsản phẩm hoàn thành đạt tiêu chuẩn các tổ đội sẽ tiến hành xác nhận kết quả laođộng của từng công nhân vào bảng chấm công (Biểu 2.1), Phiếu xác nhận số lượng

sản phẩm, công việc hoàn thành (Biểu 2.2), báo cáo giải trình lương sản phẩm, rồigửi lên phòng tính lương ở phòng tổ chức Bộ phận tính lương ở phòng tổ chức sẽcăn cứ vào số lượng chi tiết hoàn thành ở từng công đoạn của từng mã giày, cũngnhư thời gian để sản xuất một lượt sản phẩm hoàn thành, năng suất lao động thựctế, sau đó quy đổi khối lượng công việc hoàn thành theo cấp bậc công nhân để tính

đơn giá tiền lương sản phẩm, và tổng hợp kết quả vào bảng tổng hợp đơn giá tiềnlương cho các mã giày (Biểu 2.3).

Trang 30

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Thị Gái

Biểu 2.1

Công ty TNHH nhà nước một thành viên Giày Thượng Đình

Phân xưởng may - Tổ may giày thể thao AS01

28

29

30

TS

TS

TS

T

TS

TS

TS

TS

Ngày 31 tháng 12 năm 2007Người chấm công

Trang 31

-Lương thời gian: +-Nghỉ phép: P- Con ốm: CO

Trang 32

Biểu 2.2

Công ty TNHH nhà nước một thành viên Giày Thượng Đình

PHIẾU XÁC NHẬN SẢN PHẨM HOẶC CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH

Ngày 31 tháng 12 năm 2007.(Trích)

Tên đơn vị: Phân xưởng may

STTTên sản phẩm (Công viêc)Đơn vị tínhSố lượng Đơn giáThành tiềnGhi chú

ITổng số giày vảiĐôi 11,450 5,012 57,387,400

7,39

8 715

5,289,570

9,48

3 746

7,074,318 …

1,78

3 932

1,661,756

Cộng Chiếc 333,666 895 298,631,400

Tổng số tiền: 142,600,200

Bằng chữ: Một trăm bốn mươi hai triệu sáu trăm ngàn hai trăm đồng chẵn./.

Người giao việcNgười nhận việcNgười kiểm traNgười duyệt

Trang 33

Đơn vị tính: Đồng/đôiTên mã

642

735 925 89 3,710

ATG 230 612

632

715

842 911 76 3,788

ATG.01 452

614

746

911

932 96 4,047

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2007

Trang 34

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Thị Gái

Đối với tiền lương ngừng, nghỉ việc, kế toán căn cứ vào bảng xét duyệt của phòngtổ chức về ngày nghỉ hợp lý của công nhân và được tính lương ngừng nghỉ côngviệc, hay lương phép theo từng cấp bậc Lương làm thêm giờ được tính theo quyđịnh của bộ luật lao động, cụ thể:

Vào ngày thường được trả 150% tiền lương giờ của ngày bình làm việc bìnhthường.

Vào thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ thì được trả 200% tiền lương ngày làm việcbình thường.

Làm việc ban đêm (từ 21giờ đến 6 giờ), thì được trả thêm 30% tiền lương làmviệc ban ngày.

Trong trường hợp công nhân nghỉ bù những giờ làm thêm thì được thanh toánphần tiền chênh lệch tiền làm thêm so với tiền lương giờ của ngày làm việc bìnhthường.

Tiền lương thời gian của công nhân vào ngày thường được phân theo cấp bậcnhư sau:

Biểu 2.4: Bảng tính đơn giá tiền lương theo cấp bậc công nhân sản xuất

Trang 35

được biết đơn giá lương sản phẩm AS01được phòng tổ chức tính ra là 1.797,6đ/spthì tiền lương của chị được tính như sau:

Lương sản phẩm = 1.797,6 x 670 = 1.203.600 VNĐ

Lương thời gian của chị Lam = 32.100 x 3 = 96.300 VNĐ

Tổng tiền lương của chị Lam = 1.203.600 + 96.300 = 1.299.900 VNĐĐối với nhân viên quản lý phân xưởng, tiền lương được tính như sau:

Tiền lương nhân viên quản lý PX = đơn giá luơng quản lý X số lượng sản phẩm

Với cách tính này cho thấy công ty có hướng tới hiệu quả hoạt động quản lý, sốlượng sản phẩm hoàn thành càng lớn thì tiền lương nhân viên quản lý càng cao.

Ví dụ: đối với phân xưởng may giày vải, mã giày AS01, tháng 12/2007 sản xuấtđược 8.425 chiếc, đơn giá bình quân mỗi sản phẩm là 64đ/sp thì tiền lương quản lýcủa phân xưởng đối với mã giày này được tính như sau:

Tiền lương quản lý = 64 X 8.425= 539.200 VNĐ

Sau khi tính toán tiền lương công nhân sản xuất và quản lý phân xưởng kế toántiến hành hạch toán chi phí sản xuất:

Nợ TK 622: Tiền lương nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm

Có TK 334: Tổng tiền lương khối phân xưởng

Đồng thời lấy số liệu vào “sổ đối chiếu và tổng hợp TK 334”, lên “Bảng tổnghợp tiền lương và BHXH”.

Trình tự tập hợp chi phí nhân công trực tiếp được thể hiện như sau:

Trang 36

Ghi chú

Ghi hàng ngàyGhi cuối tháng

Phiếu lương sản phẩm

Bảng lương sản phẩm

Bảng thanh toán tiền lương

Bảng xác nhận lương sản phẩm

Báo cáo giải trình lương sản

Bảng tổng hợp tiền lương theo mã giàySổ đối chiếu và tổng

hợp TK 334

Bảng phân bổ tiền lương và BHXH

Nhập số liệu vào

Trang 37

Quan hệ đối chiếu

Sơ đồ 2.1: Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

2.2.3.2.Tính lương đối với khối lao động quản lý, phục vụ và bán hàng

Đối với bộ phận lao động quản lý và phục vụ, công ty trả lương theo hìnhthức lương thời gian Đây là hình thức trả lương dựa trên thời gian làm việc thực tếvà đóng góp của người lao động đối với công ty.

Hàng ngày dựa vào thời gian làm việc thực tế của người lao động người đượcphụ trách thực hiện việc chấm công theo thời gian cho người đó vào “bảng chấmcông” (Biểu 2.5) Cuối tháng, dựa vào bảng chấm công, và tiền lương trên hợp đồnglao động của từng người kế toán tiến hành tính lương thời gian cho người đó.

Công tính lương thời của lao động khối quản lý và phục vụ cũng được tính tương tựnhư công thời gian của công nhân sản xuất Theo quy định của công ty, thời gianlàm việc một tháng là 26 ngày Tiền lương thời gian một tháng của một lao độngđược tính như sau:

Ví dụ: Lương thời gian của chị Đặng Phương Lan là 4.500.000/tháng Tháng3/2008, số công hưởng lương thời gian của chị Lan là 24, thì tiền lương của chị Lanđược tính như sau:

Lương ngày của chị Lan = 4.500.000/26 =173.077 VNĐ

Lương thời gian của chị Lan = 173.077 X 24 = 4.153.848 VNĐ

Tiền lương của lao động thuộc khối phục vụ và quản lý được kế toán hạchtoán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong tháng Tháng 12/2008 kế toán tính tổng

Số ngày làm việc thực tếTiền lương thời gian theo hợp đồng lao độngLương ngày

=

Trang 38

số lương thời gian của nhân viên phục vụ và quản lý là 642.196.811 thì việc hạchtoán như sau:

Nợ TK 642: 642.196.811 Có TK 334: 642.196.811

Trang 39

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Thị Gái

Công ty TNHH nhà nước một thành viên Giày Thượng Đình

Phòng tài chính kế toán

BẢNG CHẪM CÔNGTháng 12/2007

Số côngnghỉ việc,

Số côngnghỉ việc,

ngưngviệchưởng …

% lương

SốcônghưởngBHXH

Trang 40

Ngày 31 tháng 12 năm 2007

Ký hiệu chấm công

Ngày đăng: 13/11/2012, 14:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Cũng thông qua bảng số liệu trên ta thấy, giá trị tổng tài sản cũng như tổng tài sản cố định, vốn chủ sở hữu tăng lên không đáng kể trong năm 2006, và không  có biến động trong năm 2007 điều này cho thấy hoạt động của công ty đã đi vào ổn  định, hệ thống  - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình
ng thông qua bảng số liệu trên ta thấy, giá trị tổng tài sản cũng như tổng tài sản cố định, vốn chủ sở hữu tăng lên không đáng kể trong năm 2006, và không có biến động trong năm 2007 điều này cho thấy hoạt động của công ty đã đi vào ổn định, hệ thống (Trang 7)
Bảng dữ liệu kế toán chi tiết - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình
Bảng d ữ liệu kế toán chi tiết (Trang 18)
Bảng kê Nhật ký chứng từ - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình
Bảng k ê Nhật ký chứng từ (Trang 20)
BẢNG CHẤM CÔNG - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình
BẢNG CHẤM CÔNG (Trang 30)
BẢNG TỔNG HỢP ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG THEO MÃ GIẦY - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình
BẢNG TỔNG HỢP ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG THEO MÃ GIẦY (Trang 32)
Đối với tiền lương ngừng, nghỉ việc, kế toán căn cứ vào bảng xét duyệt của phòng tổ chức về ngày nghỉ hợp lý của công nhân và được tính lương ngừng nghỉ công  việc, hay lương phép theo từng cấp bậc - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình
i với tiền lương ngừng, nghỉ việc, kế toán căn cứ vào bảng xét duyệt của phòng tổ chức về ngày nghỉ hợp lý của công nhân và được tính lương ngừng nghỉ công việc, hay lương phép theo từng cấp bậc (Trang 33)
Bảng lương sản phẩm - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình
Bảng l ương sản phẩm (Trang 35)
BẢNG CHẪM CÔNG Tháng 12/2007 - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình
h áng 12/2007 (Trang 38)
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG (Trang 40)
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG (Trang 40)
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH (Trang 41)
BẢNG TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG THEO MÃ GIẦY - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình
BẢNG TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG THEO MÃ GIẦY (Trang 42)
BẢNG TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG THEO MÃ GIẦY - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình
BẢNG TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG THEO MÃ GIẦY (Trang 42)
BẢNG CHẤM CÔNG LÀM THÊM GiỜ - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình
i Ờ (Trang 49)
BẢNG THANH TOÁN TIỀN CÔNG LÀM THÊM GiỜ Tháng 12/2008 - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình
i Ờ Tháng 12/2008 (Trang 50)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w