ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo viên là một trong những nhân tổ quan trọng quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Do vậy, Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan lâm đến công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên. Một trong những nội dung được chú trong trong công tác này là bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. BDTX chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên là một trong những mô hình nhằm phát triển nghề nghiệp lìên tục cho giáo viên và được xem là mô hình có ưu thế giúp số đông giáo viên được tiếp cận với các chương trình phát triển nghề nghiệp. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng chương trinh BDTX giáo viên và quy chế BDTX giáo viên theo tĩnh thần đổi mới nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác BDTX giáo viên trong thời gian tới. Theo đó, các nội dung BDTX chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên đã đựợc xác định, cụ thể là: Ngày 01112019, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Thông tư 172019TTBGDĐT về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. Theo đó, ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông gồm 03 Chương trình bồi dưỡng: Chương trình bồi dưỡng 01, Chương trình bồi dưỡng 02, Chương trình bồi dưỡng 03. Các Chương trình bồi dưỡng nói trên cụ thể là: Chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học đối với các cấp học của giáo dục phổ thông Chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục trung học phổ thông theo từng thời kỳ của mỗi địa phương; Chương trình bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp theo yêu cầu vị trí việc làm. Mỗi Chương trình bồi dưỡng thường xuyên phải bảo đảm thời lượng khoảng 01 tuầnnăm học, tương đương 40 tiếtnăm học. Giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông tự chọn các mô đun cần bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của cá nhân trong năm. Thông tư có hiệu lực từ ngày 22122019. Trân trọng giới thiệu cùng quý vị thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn đọc cùng tham khảo tài liệu: TUYỂN TẬP NỘI DUNG TỰ HỌC TỰ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GVPT 11 – 1 ĐẾN GVPT 15 – 1 THÔNG TƯ 172019TTBGDĐT Trân trọng cảm ơn
Trang 1TƯ LIỆU GIÁO DỤC HỌC.
- -TUYỂN TẬP NỘI DUNG TỰ HỌC TỰ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
GVPT 11 – 1 ĐẾN GVPT 15 – 1 THÔNG TƯ 17/2019/TT-BGDĐT.
Giáo dục phổ thông.
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo viên là một trong những nhân tổ quan trọng quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước Do vậy, Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan lâm đến công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên Một trong những nội dung được chú trong trong công tác này là bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.
BDTX chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên là một trong những mô hình nhằm phát triển nghề nghiệp lìên tục cho giáo viên và được xem là mô hình có ưu thế giúp
số đông giáo viên được tiếp cận với các chương trình phát triển nghề nghiệp.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng chương trinh BDTX giáo viên và quy chế BDTX giáo viên theo tĩnh thần đổi mới nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác BDTX giáo viên trong thời gian tới Theo đó, các nội dung BDTX chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo
Trang 3viên đã đựợc xác định, cụ thể là:
Ngày 01/11/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông
Theo đó, ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáoviên cơ sở giáo dục phổ thông gồm 03 Chương trình bồi dưỡng:Chương trình bồi dưỡng 01, Chương trình bồi dưỡng 02,Chương trình bồi dưỡng 03
Các Chương trình bồi dưỡng nói trên cụ thể là: Chương trình bồidưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành đáp ứng yêucầu thực hiện nhiệm vụ năm học đối với các cấp học của giáodục phổ thông Chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹnăng chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục trunghọc phổ thông theo từng thời kỳ của mỗi địa phương; Chươngtrình bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp theo yêu cầu vịtrí việc làm Mỗi Chương trình bồi dưỡng thường xuyên phảibảo đảm thời lượng khoảng 01 tuần/năm học, tương đương 40tiết/năm học Giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông tự chọn các môđun cần bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu phát triển phẩm chất,năng lực nghề nghiệp của cá nhân trong năm
Trang 4Thông tư có hiệu lực từ ngày 22/12/2019.
Trân trọng giới thiệu cùng quý vị thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn đọc cùng tham khảo tài liệu:
TUYỂN TẬP NỘI DUNG TỰ HỌC TỰ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
GVPT 11 – 1 ĐẾN GVPT 15 – 1
THÔNG TƯ 17/2019/TT-BGDĐT
Trân trọng cảm ơn!
Trang 5TÀI LIỆU GỒM
1 Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 11: Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ học sinh và các bên liên quan trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
2 Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 12: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội
để dạy học cho học sinh trong cơ sở giáo dục phổ thông.
3 Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 13: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông
4 Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 14: Nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ hoặc
Trang 6tiếng dân tộc đối với giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông
5.Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 15: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh
trong các giáo dục phổ thông
Trang 7TUYỂN TẬP
NỘI DUNG TỰ HỌC TỰ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN: BÀI
THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
GVPT 11 – 1 ĐẾN GVPT 15 – 1 THÔNG TƯ 17/2019/TT-BGDĐT.
1 Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 11: Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ học sinh và các bên liên quan trong hoạt động dạy học
và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông
1 Lợi ích của việc xây dựng mối liên hệ giữa Phụ huynh, Nhà trường và Cộng đồng:
- Cha mẹ thường xuyên nắm bắt được tình hình học tập, rènluyện ở trường, lớp của con; trên cơ sở đó hỗ trợ con em pháthuy các điểm tốt hoặc kịp thời ngăn chặn, điều chỉnh, sửa chữacác điểm hạn chế trong học tập và rèn luyện
Trang 8- Thầy cô giáo có thêm hiểu biết về học sinh, nhất là các em cóhoàn cảnh khó khăn, từ đó có phương pháp giáo dục phù hợp,toàn diện và có định hướng đúng để quan tâm giúp đỡ đượcnhiều hơn đối với từng em trong từng hoàn cảnh khác nhau.
- Cộng đồng nhận thấy vai trò trách nhiệm của mình, tích cực hỗtrợ tạo môi trường thuận lợi cho nhà trường, gia đình giúp đỡ các
em học tập và rèn luyện
2 Nội dung và phương pháp xây dựng, duy trì mối liên hệ giữa Phụ huynh, Nhà trường, Cộng đồng:
2.1 Mối liên hệ giữa Phụ huynh và Nhà trường
2.1.1 Đối với Phụ huynh:
- Thiết lập và duy trì mối liên hệ với Giáo viên chủ nhiệm, Giáoviên bộ môn qua gặp gỡ trực tiếp, gọi điện thoại, xem sổ liên lạchay các kỳ họp Phụ huynh
- Thường xuyên nắm bắt tình hình học tập, rèn luyện của con ởtrường, lớp đồng thời cung cấp thông tin (diễn biến tâm tư, tìnhcảm) của con cho Giáo viên chủ nhiệm
Trang 9- Tham gia đầy đủ các cuộc họp Phụ huynh, các hoạt động kháctheo yêu cầu của trường, lớp.
- Nắm bắt thông tin và luôn giữ liên lạc với ban Phụ huynh, cán
sự lớp và bạn bè thân thiết của con
2.1.2 Đối với Nhà trường:
- Thông tin cho Phụ huynh biết về các hoạt động giáo dục củaNhà trường
- Giám sát Giáo viên, Học sinh trong việc dạy và học; cử Giáoviên hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Đinh hướng nội dung các kỳ họp Phụ huynh, cần có nhiều nộidung trao đổi khác như: phương pháp giáo dục con, cách thứcgiao tiếp với con
- Huy đông cộng đồng hỗ trợ để học sinh có “3 đủ - 1 có” ( đủ
ăn, đủ mặc, đủ sách vở và có góc học tập)
- Tô chức các buổi truyền thông đến cha mẹ học sinh về nộidung giáo dục (có sự hỗ trợ của cộng đồng)
Trang 102.2 Mối liên hệ giữa Phụ huynh và Cộng đồng
2.2.1 Đối với Phụ huynh:
- Tạo điều kiện tốt nhất cho con được tham gia các hoạt độngcộng đồng
- Các gia đình cùng trong địa bàn dân cư thường xuyên trao đổi,phản ánh các thông tin về giáo dục con em thông qua các cuộchọp, sinh hoạt CLB
2.2.2 Đối với Cộng đồng:
- Thường xuyên cung cấp thông tin về giáo dục Học sinh cho giađình thông qua họp tổ dân phố, sinh hoạt CLB, loa truyền thanhcủa phường xã
- Tổ chức các hoạt động sinh hoạt Cộng đồng phù hợp với từnglứa tuổi
- Nắm bắt tình hình Học sinh bỏ học, hỗ trợ gia đình giáo dụchọc sinh chưa ngoan, biểu dương khen thưởng Học sinh có thànhtích trong học tâp, rèn luyện
Trang 11- Các tổ chức xã hội (Hội phụ nữ, Nông dân, Đoàn TN, Hộikhuyến học…) phối hợp phân công giúp đỡ Học sinh khuyết tật,hoặc có hoàn cảnh khó khăn (tư vấn kiến thức nuôi dạy con, hỗtrợ vật chất, tinh thần ).
- Thành lập và đẩy mạnh Quỹ khuyến học, Chi hội khuyếnhọc…
2.3 Mối liên hệ giữa Phụ huynh và Phụ huynh:
- Chia sẻ kinh nghiệm giáo dục con trực tiếp thông qua mối liên
hệ làng xóm, sinh hoạt CLB, họp phụ huynh, gọi điện thoại
- Nội dung trao đổi:
+ Cách mua và sử dụng sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.+ Chọn lớp, chọn trường, chọn nghề, chọn bạn
+ Cách hướng dẫn con học tập hiệu quả
+ Chăm sóc, nuôi dưỡng để con có sức khỏe
+ Cách quản lý, giám sát, hỗ trợ giúp con học tập tốt
Trang 12* Kinh nghiệm cho chúng ta thấy: Để thiết lập, duy trì và tăngcường mối liên hệ của Gia đình, Nhà trường, Cộng đồng đượctốt thì vai trò của Gia đình là vô cùng quan trọng Các bậc cha
mẹ cần chủ động xây dựng mối liên hệ và thường xuyên duy trìcác mối liên lạc thì việc hỗ trợ con học tập và rèn luyện mới đạthiệu quả
3 SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC KẾT HỢP GIỮA 3 MÔI TRƯỜNG TRONG VIỆC GIÁO DỤC HỌC SINH
3.1 Sự phối hợp giữa các nhân tố gia đình - nhà trường - xã hội trong việc giáo dục đạo đức học sinh:
Có 3 nhân tố chính trong việc giáo dục đạo đức học sinh đó là:gia đình, nhà trường và xã hội Mỗi nhân tố đều mang 1 vai tròriêng nhất định:
+ Gia đình: là tế bào của xã hội, là nền tảng của mỗi quốc gia và
là chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần, đồng thời cũng là kim chỉnam để tránh những nhận thức lệch lạc từ phía học sinh
+ Nhà trường: là môi trường giáo dục chuyên nghiệp, không chỉphát triển về kiến thức mà còn phải truyền tải cho học sinh
Trang 13những giá trị chuẩn mực của xã hội để các em trở thành nhữngcon người trí thức thật sự cố đời sống tinh thần phong phú bêncạnh cuộc sống gia đình.
+ Xã hội: là môi trường thực tế, giúp học sinh hoàn thiện một số
kĩ năng cuộc sống, chi phối một phần rất lớn trong suy nghĩ vàhành động của học sinh
Vì vậy, sự phối hợp của 3 nhân tố trên là việc làm hết sức cầnthiết để nâng cao chất lượng giáo dục nhân cách ở học sinh.Giống như chiếc kiềng 3 chân, đơn giản, vững chắc và không thểthiếu bất kì chân nào
* Ví dụ 1: (thiếu yếu tố gia đình) Việc chấp hành trật tự an toàn
giao thông học đường
Đã có sự kết hợp khá tốt giữa nhà trường và xã hội trong việcthực hiện an toàn giao thông học đường Học sinh được học luậtgiao thông từ cấp 1 và được liên tục cập nhật, bổ sung thông tin
Xã hội bảo vệ học sinh bằng những luật như đội mũ bảo hiểm vàkhông được đi xe phân khối lớn Việc thi hành pháp luật cũng đãđược tiến hành gắt gao với sự kết hợp của nhà trường và xã hội.Tuy nhiên, không ít phụ huynh vẫn cho con đến trường bằng xe
Trang 14phân khối lớn, bất chấp và lách luật bằng cách gửi xe ở nhữngbãi xe xung quanh trường Đây là ví dụ điển hình cho việc giađình không phối hợp với nhà trường và xã hội.
* Ví dụ 2: (nhà trường) Việc rèn luyện kĩ năng sống cho học
sinh
Đôi khi các bậc cha mẹ rất muốn cho con mình được bồi dưỡngthêm những khả năng giao tiếp cuộc sống để khi bước vào đờikhông phải ngỡ ngàng, thiệt thòi Xã hội cũng đã tạo rất nhiềuđiều kiện cho các em học sinh có thể tham gia như tạo các nhàvăn hoá, các tổ chức đoàn đội của phường Tuy nhiên, với lịchhọc dày đặc, học ngày học đêm, học thêm chủ nhật như hiện naythì việc bồi dưỡng kĩ năng sống dường như là bất khả thi
* Ví dụ 3: (xã hội) Nhu cầu của học sinh.
Trong khi gia đình và nhà trường cố gắng hướng học sinh đếnmột tâm hồn trong sáng, cao đẹp, sống hết mình vì mọi người thì
xã hội vô hình lại nhấn mạnh đến bằng cấp, địa vị, quyền lực,tiện nghi, sự giàu có Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến nhữngquan niệm sống của học sinh mà đôi khi cả gia đình và nhàtrường cũng không thể uốn nắn lại được
Trang 15Nói chung, bất kì sự không phối hợp hay phối hợp thiếu nhịpnhàng nào giữa 3 nhân tố sẽ gây cản trở rất lớn cho quá trìnhgiáo dục đạo đức học sinh.
3.2 Những bất cập cần được giải quyết trong việc giáo dục đạo đức học sinh.
Trong tình hình hiện nay, sự phối hợp giữa 3 nhân tố đã ít nhiềuvấp phải những cản trở nhất định do chính bất cập của nhân tố
đó tạo ra
* Đối với gia đình:
+ Một số gia đình không hề quan tâm hoặc quan tâm HS khôngđúng cách Thả lỏng hoàn toàn hay cách giáo dục muốn conthành công hơn thành nhân đều dẫn đến kết quả không tốt
+ Cách khắc phục: các bậc phụ huynh cần dành ra nhiều thờigian hơn cho việc dạy con nên người, không nên chỉ chạy theocác giá trị hiện thực như học vấn hay tiền bạc mà còn phải chỉcho con thấy những giá trị của tâm hồn
* Đối với nhà trường:
Trang 16+ Hiện nay, khi một học sinh có biểu hiện sai trái về đạo đức thì
xã hội phê phán rằng bộ môn GDCD đã không hoàn thành tráchnhiệm của mình Nhưng ít ai nghĩ được rằng, vấn đề chính cầngiải quyết lại nằm trong nội dung chương trình Cuốn sách đượcxem là chuẩn mực của VN hiện nay thì lại đặt nặng, nhồi nhétquá nhiều về những lý thuyết sáo rỗng xa rời thực tế
Chương trình phổ thông chỉ chú trọng đến những bài học tưtưởng chính trị lớn lao mà lại vô tình bỏ quên những điều rất đờithường, biết sống và biết tôn trọng người khác những giá trị đạođức của một con người Trong nhà trường môn GDCD chỉ đượccoi là thứ yếu
+ Cách khắc phục: Không có bất kì phương pháp nào hay hơn làphải thay đổi phương pháp giáo dục của môn GDCD Chươngtrình phải thật sự có ích cho HS, là một hành trang đầy đủ để họcsinh có thể tự tin bước vào cuộc đời Đừng để xảy ra tình trạng100% HS trả lời bài thi em sẽ nhặt rác lên khi thấy hay em sẽdẫn cụ già qua đường nhưng rác thì đầy sân trường và đâu đó lại
có chiếc áo trắng vô tâm băng nhanh sang đường bỏ lại cụ giàchoáng ngợp giữa dòng xe giờ tan tầm
Trang 17* Đối với xã hội:
+ Thế hệ sau không có một khuôn mẫu đạo đức để noi theo Làmsao có thể áp dụng bài học an toàn giao thông vào thực tế khimột đứa trẻ thường xuyên thấy ba mẹ vượt đèn đỏ ? Và phải giáodục đạo đức cho học sinh thế nào khi có những kẻ sai phạm rànhrành nhưng vẫn thoát tội? Chính vì tiếp nhận quá nhiều thông tintiêu cực nên học sinh sẽ bị hoang mang trong việc định hìnhnhân cách, hay tệ hơn là sẽ có những định hướng lệch lạc
+ Cách khắc phục: Muốn giáo dục một ai đó, trước tiên phải giáodục được chính mình Thế hệ trước luôn phải có ý thức rằngmình là một tấm gương để thế hệ trẻ noi theo Làm được như thếxem như đã thành công một phần không nhỏ trên con đường
Tóm lại, thế hệ trẻ là tương lai của đất nước nên giáo dục đạođức cho giới trẻ là cách chúng ta đào tạo ra những công dân tốtcho tổ quốc, là cách đầu tư tốt nhất cho tương lai của một đấtnước Giáo dục thế hệ trẻ ngay từ trong gia đình và trên ghế nhàtrường luôn là điểm khởi đầu để một xã hội chuyển mình pháttriển bền vững./
Trang 184 Một số giải pháp nhằm làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho Học sinh.
4.1 Nhà trường chủ động phối hợp với gia đình và xã hội.
Gia đình, nhà trường và xã hội luôn được coi là "tam giác" giáodục quan trọng đối với mỗi đứa trẻ Tầm quan trọng của mỗi lựclượng cũng như mối quan hệ giữa ba lực lượng này trong việcgiáo dục học sinh thì ai cũng hiểu nhưng vẫn có khoảng cách lớngiữa nói và làm Vấn đề mấu chốt ở đây là làm như thế nào?
Trên thực tế, lâu nay, sự phối hợp giữa gia đình, nhà trườngtrong việc giáo dục học sinh không còn chặt chẽ như những nămtrước Sự lỏng lẻo của mối quan hệ này bắt nguồn từ nhiềunguyên nhân, song do cả hai phía giáo viên và cha mẹ học sinh.Chuyện cha mẹ học sinh chỉ gặp gỡ giáo viên trong hai buổi họpphụ huynh, thậm chí không trò chuyện với cô giáo của con,không phải hiếm Giáo viên đến thăm nhà học sinh lại càng hiếmhơn Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc giáo dục đạo đứccho các em Muốn “hướng thiện” cho trẻ thì trước hết cha mẹphải xem con mình ra khỏi nhà có giống như ở nhà hay không
Có những học sinh ở nhà rất ngoan nhưng đó chỉ là sự giả tạo để
Trang 19che mắt bố mẹ, đến trường các em là con người hoàn toàn khác.Nhiều cha mẹ giật mình khi nhà trường thông báo tình trạng củacon mình Ngược lại, giáo viên muốn giáo dục học sinh thì phảitìm hiểu hoàn cảnh gia đình các em để chia sẻ và có biện phápthích hợp với từng đối tượng Có một học sinh trộm tiền của bạn,
cô giáo điều tra ra, bắt học sinh đó phải tra lại số tiền và cô cònquyết tâm trừng trị đến cùng để học sinh này không tái phạmnhưng cô không biết rằng học sinh đó trộm tiền để cho em gáimình đóng tiền học vì cha mẹ hai em đã mất Để đi đến giải pháp
hiểu học sinh thì mới giáo dục được, trước hết, nhà trường cần
chủ động gặp phụ huynh bằng việc tổ chức gặp mặt tại trườngthông qua các buổi họp định kì hoặc đột xuất Cũng có thể tổchức các hoạt động khác để tăng cường sự có mặt của phụhuynh Đối với giáo viên, cần khuyến khích, và có những quyđịnh ràng buộc để giáo viên phải đến gặp phụ huynh như khenthưởng cho giáo viên giúp đỡ học sinh nghèo, giáo dục học sinh
cá biệt phải có biên bản làm việc tại nhà với phụ huynh, tổ chức
hoạt động “Một ngày xuống bản”…
Đối với những tác động tiêu cực của xã hội, ngoài những biệnpháp phối hợp với chính quyền, đoàn thể ở địa phương, nhà
Trang 20trường cần tăng cường công tác giáo dục pháp luật, giáo dục kĩnăng sống, giá trị sống cho học sinh Tăng cường các buổi nóichuyện chuyên đề về giới tính, về sức khỏe vị thành niên, về
“cạm bẫy xã hội” để học sinh có đủ kiến thức phòng tránh các tệnạn xã hội Bên cạnh việc giáo dục bằng tuyên truyền, nhàtrường cũng cần tổ chức các hoạt động để hướng các em biết quýtrọng con người, có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa và các giá trịtruyền thống dân tộc Phải cho các em thấy được, bản sắc vănhóa và các giá trị truyền thống là gốc rễ của mỗi con người, đứtgốc rễ ấy, con người không thể tồn tại Khi các em đã ý thứcđược mối hiểm họa từ những luồng văn hóa đen thì không cầndùng biện pháp, trẻ cũng sẽ tránh được
4.2 Gia đình, nhà trường phải luôn tự kiểm điểm mình.
Là thầy cô giáo, ai cũng mong muốn giáo dục trẻ nên người, vớicác biện pháp đa dạng và phong phú; song các biện pháp cần bảođảm tính sư phạm, không vi phạm nhân cách trẻ Các thầy côđều trải qua lớp nghiệp vụ sư phạm, khi đã công tác đều đượctrau dồi thêm kiến thức, tham gia các lớp bồi dưỡng về giảiquyết tình huống sư phạm, các biện pháp giáo dục tích cực…Song trong quá trình giáo dục, cũng có những trường hợp cá biệt
Trang 21khi thầy cô có cách giáo dục bột phát “không giống ai, không aidạy, không ai đồng tình”; họ thực hiện và thấy được hiệu quả tứcthì nên áp dụng như một kinh nghiệm Ví dụ: phạt học sinh chéplại 20 lần một bài sử dài 4 trang giấy; bắt học sinh đứng mộtchân trong vòng tròn trong suốt một giờ học, cho cả lớp lên tátmột học sinh vì hỗn với cô… Những biện pháp như vậy chỉ làmcho học sinh thêm tủi, thêm hận, có thể có những học sinh vìngoan ngoãn mà gắng chịu nhưng chắc chắn các em sẽ in hằndấu ấn không tốt suốt cả cuộc đời Một vài trường hợp học sinhphản ứng bằng cách sừng sộ khiến cô giáo phải cầu cứu bảo vệ.Nhìn những khuyết điểm như thế, mỗi thầy cô nên kiểm điểm lạibản thân mình Trẻ mắc lỗi nhưng luôn sửa dễ hơn so với ngườilớn vì vậy thầy cô cần bình tĩnh để giáo dục các em đi đúnghướng.
Về phía gia đình, cần xem xét kĩ trước khi kết luận về giáo dục,
có nhiều phụ huynh cho rằng con mình ngoan, tại biện pháp củathầy cô nên mới thế Thậm chí căn cứ vào một vài sự việc để kếtluận toàn bộ hệ thống giáo dục Có một người bà kể rằng đứacháu hơn 3 tuổi kêu nội làm trò, bé làm cô giáo; cô giáo đút cháocho trò ăn, trò giả đò không ăn, cô giáo tát vào má, lấy muỗng
Trang 22cạy miệng và đòi dắt trò vào nhà vệ sinh cho ma cắn Câuchuyện được kể lại cho bố mẹ cháu bé và nhanh chóng được lantruyền ra khu dân cư rồi họ cùng nhau kết luận, “Giáo dụchỏng” Đây chỉ là lỗi của một bộ phận chứ không phải là bản
Một câu chuyện khác, một bà mẹ sinh ra ba đứa con cách nhauvài tuổi, đứa nào cũng biếng ăn Bà mẹ phải bồng bế đi khắpxóm để dỗ bé, nhưng khi đưa các bé vào trường học một thờigian, thì: “Con tôi đã tự giác ăn vì không cô nào có thể bồng đikhắp nơi…”, bà khoe Vậy lỗi không chăm sóc các bé đúng cách
là tại ai? Hai học sinh nam, nữ ở một trường THCS, yêu nhau và
ôm nhau trong trường, bị thầy cô nhắc nhở; sáng hôm sau, phụhuynh lên trường làm khó thầy cô Vậy tại ai?
Tuy nhiên, nhà trường không thể trông chờ phụ huynh tự kiểmđiểm mình được, muốn vậy phải gặp gỡ phụ huynh để phân tích
4.3 Thầy cô cần phải là tấm gương cho học sinh noi theo, phải kiên trì, nhẫn nại.
Trẻ con thường hay bắt chước và cũng luôn coi thầy cô là thầntượng cho nên thầy cô giáo đặc biệt là thầy cô chủ nhiệm phải là
Trang 23tấm gương sáng, mẫu mực từ lời ăn tiếng nói, tác phong làm việccho đến trình độ chuyên môn; quan hệ với học trò phải như làmột người bạn lớn, vừa gần gũi, vừa đáng tin cậy; kiên trì tronggiáo dục học sinh theo kiểu mưa dầm thấm lâu; giáo dục đạo đứcphải trở thành thói quen của mình Sau cha mẹ, thầy cô là ngườigần gũi với học sinh hơn ai hết nên hiểu các em và nắm rõ hoàncảnh để có định hướng đúng trong dạy dỗ mới là then chốt củathành công trong giáo dục.
“Trẻ em như búp trên cành”, “con người sinh ra vốn là thiện”.Tác động của gai đình, nhà trường, xã hội sẽ tạo nên những nhâncách khác nhau Ngành giáo dục chúng ta đang gánh vác vai tròlớn mà xã hội gửi gắm đó là đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhântài vì vậy mỗi nhà trường cần xây dựng môi trường giáo dục tốt,cần kết hợp ba yếu tố - rộng lớn là xã hội và nhà trường, nhỏ làgia đình và lớp học - để học sinh được học tập và rèn luyện trởthành những công dân có đức, có tài
Trang 242 Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 12: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để dạy học cho học sinh trong cơ sở giáo dục phổ thông
I THỰC TRẠNG
Hiện nay, đất nước ta đang cố gắng phấn đấu vươn lên cùng vớicác nước trên thế giới Nhiệm vụ của ngành giáo dục đóng vaitrò hết sức quan trọng là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêucầu xã hội
Như vậy, để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡngnhân tài góp phần ổn định và phát triển đất nước thì tôi thiết nghĩtrách nhiệm này không chỉ của riêng ai mà trách nhiệm thuộc vềĐảng, Nhà nước, Nhà trường, Gia đình và toàn xã hội
Giáo dục toàn diện cho học sinh là một nhiệm vụ đặc biệt quantrọng của mọi nhà trường Nhưng đạo đức, lễ giáo trong mỗingười, đặc biệt là thế hệ học sinh người chủ tương lai của đất
Trang 25nước là vô cùng quan trọng Bác từng nói “Có tài mà không cóđức là người vô dụng”.
Tuy nhiên trong thực tế quan sát vẫn còn một số hành vi mà họcsinh chưa thể biểu hiện thật tốt về đạo đức trong văn hoá ứng xửhọc đường, kỹ năng sống và trải nghiệm sáng tạo để học sinh cóthể vận dụng và ứng phó tốt với các tình huống căng thẳng xảy
ra trong thực tiễn hoạt động và cuộc sống thường ngày
Vẫn còn một ít học sinh trả lời với người lớn tuổi thiếu dạ, thưa;biết cho mình, ít quan tâm đến người khác; thiếu chào hỏi ngườilớn tuổi; trong xưng hô; trong bàn ăn; trong ứng xử vẫn cònnhững thái độ và hành động thiếu đạo đức
II NGUYÊN NHÂN
Nhà trường có dạy lồng ghép và dạy chuyên đề về các hành viđạo đức của học sinh Phê bình chỉ rõ những hành vi sai trái đểhọc sinh điều chỉnh Nhưng trong thực tế còn học sinh thể hiệnthiếu đạo đức, những nguyên nhân sau đâu ảnh hưởng đến đạođức học sinh:
Trang 26Xã hội phát triển ý thức tự giác, chủ động và động lực bên trong
để thúc đẩy quá trình tự tu dưỡng của nhiều học sinh được xemnhẹ đã tạo nên một trào lưu làm theo mà không phân biệt tốt-xấu; đúng-sai; có ảnh hưởng đến nhân cách, đạo đức hay không
Nền tảng kiến thức chưa vững chắc, dễ vấp ngã, sa sút, học sinh
dễ bị các phần tử xấu lôi kéo làm những hoạt động thiếu đạođức
Sách báo, phim ảnh ngày càng nhiều, một số em tiếp thu khôngchọn lọc nên đã học tập xuống cấp do đua đòi với các bạn cùngtrang lứa, hay trốn học, chơi game,…ít nhiều cũng ảnh hưởngđến đạo đức
Các bậc cha mẹ học sinh chưa nhận thức hết được tầm quantrọng và vai trò của gia đình trong việc hình thành nhân cách chocon; không quan tâm sự ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách, nếpsinh hoạt hàng ngày, cách cư xử của các thành viên trong giađình đến việc hình thành nhân cách cho trẻ; thiếu sự nêu gương
từ người lớn cũng ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách chotrẻ
Trang 27Gia đình còn khoán trắng việc giáo dục toàn diện mà đặc biệt làgiáo dục đạo đức của con em mình cho nhà trường, khá nhiềuphụ huynh học sinh ít quan tâm đến con em về đạo đức.
Gia đình chưa có biện pháp hữu hiệu để giúp đỡ khi học sinh,một số gia đình đi làm ăn xa, để con ở lại nhà, hàng tháng chỉcung cấp tiền Không quan tâm đến con, không dành thời giantâm sự với con, ít chịu lắng nghe con nói mà coi việc giáo dục làcủa nhà trường, không biết con cái cần gì, suy nghĩ gì, chi sàitiền vào đâu Có sẵn tiền, các em tự do sử dụng không ai quản lý,không ai giáo dục theo hướng tích cực
Vẫn còn vài phụ huynh có biểu hiện bênh vực con khi nhàtrường mời kết hợp giáo dục theo nội quy hoặc khi các em cómâu thuẫn tranh cãi với nhau làm cho nhà trường khó giáo dụccác em hơn
Đa số phụ huynh cung cấp điện thoại thông minh cho các em.Theo thống kê trong trường số học sinh được trang bị điện thoạithông minh không học tốt lên mà học tập và đạo đức ngày càng
sa sút, hay tỏ vẻ, thể hiện kiểu ta đây
III ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Trang 28Nhà trường cần tuyên truyền, phối hợp một cách có hiệu quảtrong giáo dục toàn diện cho học sinh, đặc biệt là giáo dục đạođức nhân cách cho học sinh từ khi còn ngồi trên ghế nhà trườngbằng những hình thức phù hợp, hấp dẫn thông qua dạy chuyên
đề, diễn tiểu phẩm
Tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi công khai để tạo sựđồng thuận, sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường-gia đình và xãhội Trao đổi với phụ huynh để phụ huynh hiểu rõ vai trò, tầmquan trọng của gia đình trong việc hình thành nhân cách cho trẻ,cha mẹ, các thành viên lớn tuổi trong gia đình phải là tấm gương
về đời sống đạo đức để con cái học tập và noi theo Cha mẹ cầnxây dựng gia đình thực sự là một tổ ấm hạnh phúc, để gia đìnhtrở thành môi trường tốt cho sự phát triển nhân cách của cácthành viên, đặc biệt là trẻ nhỏ
Nhà trường thường xuyên bàn bạc, trao đổi với Ban đại diện cha
mẹ học sinh trường khi đề ra các chủ trương giáo dục học sinh
có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của học sinh, gia đìnhhọc sinh để được Ban đại diện cha mẹ học sinh đóng góp ý kiến;đồng thời báo cáo kết quả đạt được trong các hoạt động của nhàtrường để Ban đại diện cha mẹ học sinh hiểu rõ
Trang 29Định kỳ hằng quý có mời Ban đại diện cha mẹ học sinh trường
để thảo luận, trao đổi bàn bạc, báo cáo tình hình kết quả giáo dụchọc sinh hoặc kiến nghị các giải pháp giáo dục để Ban đại diệncha mẹ học sinh cộng tác
Lắng nghe, tiếp thu ý kiến phản ánh, đóng góp của học sinh vàcha mẹ học sinh về các vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa
vụ của học sinh, cha mẹ học sinh
Kết hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh trường đểgiải quyết thoả đáng các quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho họcsinh và cha mẹ học sinh
Tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dụctheo nội dung được thống nhất tại cuộc họp đầu năm học củaBan đại diện cha mẹ học sinh trường;
Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chínhsách về giáo dục đến với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao tráchnhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh;
Tổ chức giáo dục học sinh có hạnh kiểm yếu tiếp tục rèn luyệntrong dịp nghỉ hè ở địa phương
Trang 30Giáo dục đạo đức cho học sinh; giáo dục giá trị sống, rèn luyện
kỹ năng sống cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinhgiỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinhkhuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn có nguy cơ bỏ học,tham gia lao động sớm
Thường xuyên gặp gỡ và trao đổi với các lực lượng trong nhàtrường để giải quyết có hiệu quả các vấn đề nảy sinh trong quátrình thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo học sinh Tham giacùng với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên trực ban và các cán bộchuyên môn trong nhà trường để giải quyết các vụ việc khi họcsinh có tranh chấp nhau hoặc có mời cha mẹ học sinh vào để giảiquyết các tranh chấp giữa học sinh với nhau
Tham gia vận động các nguồn lực để hỗ trợ cho các hoạt độngcủa nhà trường với mục đích vì lợi ích của học sinh Thườngxuyên tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhàtrường để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo họcsinh
Nhà trường tăng cường kết hợp với cha mẹ học sinh nhiều hơn.Trong thời gian học, học sinh có vắng một buổi hoặc trốn tiết
Trang 31một lần, có thái độ vi phạm đạo đức thì điện thoại thông báo chogia đình, từ hai buổi trở lên thì giáo viên chủ nhiệm đến nhà tìmnguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ, vận động gia đình quantâm, tìm hiểu nguyên nhân và tìm hướng khắc phục.
Giáo viên chủ nhiệm cùng với nhà trường thực hiện tốt hơn cáchoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Đặc biệt mỗi năm học giáoviên chủ nhiệm tổ chức được ít nhất 6 chuyên đề giáo dục theonội dung giáo dục đạo đức lễ giáo, giáo dục văn hoá ứng xử,giáo dục giá trị sống và rèn kỹ năng sống rất thiết thực bổ ích.Đây là hoạt động góp phần rất quan trọng trong việc hình thànhnhân cách của mỗi học sinh
Việc giáo dục đạo đức học sinh trong giai đoạn hiện nay rất quantrọng, không phải là một việc làm đơn giản Nó là công việc cầnphải có thời gian dài và công sức ở những người làm công tácgiáo dục, của gia đình và của toàn xã hội
Qua phân tích trên đây có thể nhận thấy, vai trò của gia đình nhàtrường, gia đình và xã hội đều rất quan trọng trong việc giáo dụcđạo đức cho thế hệ trẻ Truyền thống văn hóa, đạo đức gia đìnhảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của các con Khi
Trang 32gia đình coi trọng việc dạy dỗ đạo đức cho con, bắt đầu bằngnhững bài học rất đầu tiên như lễ phép trong ứng xử, văn minhtrong ăn uống, lịch sự nơi công cộng,… sẽ giúp các em ý thứcđược mỗi lời nói cũng như từng hành vi cử chỉ của mình Họcsinh cấp trung học cơ sở là đối tượng dễ bị tác động từ xã hộibên ngoài, ảnh hưởng bởi những lời nhận xét, đánh giá, nhữnglối sống, trào lưu trên internet, sống ảo, việc giáo dục cho các emthành một người có đạo đức tốt là rất cần thiết để các em có thểđứng vững và trưởng thành, trở thành con ngoan, trò giỏi giúpích cho bản thân, gia đình và xã hội Vì vậy trong công tác giáodục đạo đức học sinh phải có sự phối hợp hiệu quả, đồng bộ vàthống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội./.