1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình trên địa bàn thành phố hồ chí minh

75 20 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Nghiên cứu của Phan Ka Luốt 2017 đánh giá tác động đặc điểm hộ gia đình đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình Việt Nam, kết quả cho thấy tuổi, học vấn cao nhất, dân tộc, tình trạng hôn n

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS NGUYỄN VĂN SĨ

TP Hồ Chí Minh – 3/2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bài nghiên cứu này là do chính tôi thực hiện dưới sự chỉ dẫn của người hướng dẫn khoa học Số liệu nghiên cứu, các luận văn thạc sỹ, tài liệu tham khảo được sử dụng trong luận văn này đều được trích dẫn đầy đủ theo đúng quy định

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này

TP Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 11 năm 2018

Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Vân

Trang 4

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Chương 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1

1.1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu: 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 2

1.2.1 Mục tiêu chung: 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể: 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu: 3

1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: 3

1.5 Cấu trúc luận văn: 3

Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5

2.1 Một số định nghĩa, khái niệm: 5

2.1.1 Hộ gia đình 5

2.1.2 Chủ hộ 5

2.1.3 Thu nhập của hộ gia đình: 6

2.1.4 Chi tiêu giáo dục của hộ gia đình: 6

2.2 Các lý thuyết liên quan: 7

2.2.1 Lý thuyết về hành vi tiêu dùng: 7

2.2.2 Lý thuyết về sự tác động của thu nhập đến chi tiêu: 8

2.2.3 Lý thuyết về đầu tư cho giáo dục của hộ gia đình: 8

2.2.4 Hành vi ra quyết định của hộ gia đình: 9

2.3 Các nghiên cứu trước liên quan: 9

Trang 5

2.4 Khung phân tích 17

Tóm tắt chương 2: 18

Chương 3 MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

3.1 Quy trình nghiên cứu: 19

3.2 Mô hình nghiên cứu 19

3.2.1 Mô hình lý thuyết: 19

3.2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất: 21

3.2.3 Thống kê mô tả các biến: 22

3.3 Dữ liệu nghiên cứu 27

Tóm tắt chương 3 28

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29

4.1 Thực trạng chi tiêu cho giáo dục tại Thành phố Hồ Chí Minh: 29

4.2 Các gợi ý từ mô hình: 31

4.3 Mô tả chi tiêu cho giáo dục theo các biến của mô hình 32

4.3.1 Mô tả chi tiêu giáo dục theo đặc điểm của chủ hộ: 32

4.3.2 Mô tả chi tiêu cho giáo dục theo đặc điểm của hộ gia đình: 34

4.3.3 Mô tả chi tiêu giáo dục theo đặc điểm giáo dục của hộ gia đình: 35

4.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục hộ gia đình 36

4.4.1 Hệ số tương quan 36

4.4.2 Kết quả hồi quy 37

4.4.3 Giải thích ý nghĩa hệ số hồi quy 38

4.4.4 Bàn luận 40

Tóm tắt chương 4 41

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 43

5.1 Định hướng phát triển giáo dục tại TP.HCM 43

5.2 Hàm ý chính sách: 43

5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 45

5.3.1 Hạn chế của đề tài: 45

5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo: 45

Trang 6

KẾT LUẬN 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC SỐ LIỆU

Trang 7

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

OLS (Ordinary Least Square): Bình phương tối thiểu thông thường TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

TCTK: Tổng cục Thống kê

KSMS: Khảo sát mức sống

CTGD: Chi tiêu giáo dục

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu trước về CTGD hộ gia đình 13

Bảng 3.1: Các biến kỳ vọng trong mô hình 22

Bảng 3.2: Tóm tắt các biến lấy từ bộ dữ liệu KSMS 2014 27

Bảng 4.1 Chi giáo dục bình quân 1 người đi học trong 12 tháng năm 2014 29 Bảng 4.2 Chi giáo dục bình quân 1 người đi học trong 12 tháng năm 2014 chia theo loại trường và dân tộc 30

Bảng 4.3 Tỷ trọng chi tiêu giáo dục trong tổng chi cho đời sống của hộ chia theo 5 nhóm thu nhập, thành thị - nông thôn, giới tính chủ hộ và dân tộc 31

Bảng 4.4 Thống kê mô tả CTGD theo giới tính của chủ hộ 32

Bảng 4.5 Thống kê mô tả CTGD theo dân tộc của chủ hộ 33

Bảng 4.6 Thống kê mô tả CTGD theo học vấn của chủ hộ 33

Bảng 4.7 Thống kê mô tả CTGD theo ý thức giáo dục của chủ hộ 34

Bảng 4.8 Thống kê mô tả CTGD theo khu vực sinh sống của hộ 34

Bảng 4.9 Thống kê mô tả CTGD theo 5 nhóm thu nhập 34

Bảng 4.10 Thống kê mô tả CTGD theo số người đi học của hộ 35

Bảng 4.11 Thống kê mô tả CTGD theo tình hình học thêm 35

Bảng 4.12 Thống kê mô tả CTGD theo trợ cấp giáo dục 36

Bảng 4.13 Ma trận tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình 36

Bảng 4.14 Hệ số VIF 37

Bảng 4.15 Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến CTGD 38

Trang 9

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Hình 2.1 Khung phân tích các yếu tố cơ bản tác động đến CTGD hộ gia đình 17

Đồ thị 3.1 Cơ cấu dân tộc chủ hộ 24

Trang 10

Chương 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

1.1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu:

Có thể thấy rằng giáo dục có một vai trò vô cùng quan trọng đối với vận mệnh của một quốc gia, là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội và trên hết giáo dục góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người Trải qua bao thập kỷ Đảng và Nhà nước ta cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu

Nhận thức rõ vai trò của giáo dục, Đảng và Nhà nước ta nói chung, thành phố

Hồ Chí Minh nói riêng đã luôn chú trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục Việc làm cụ thể là đã tăng mạnh ngân sách chi cho giáo dục về cơ sở vật chất, nâng cao đội ngũ và chất lượng giáo viên, đặc biệt là các khoản chi cho giáo dục đối với nhóm có hoàn cảnh đặc biệt Hàng năm thành phố đầu tư 25% ngân sách cho phát triển giáo dục (Chia sẻ của Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân trong buổi làm việc với Đoàn công tác Trung ương ngày 07/8/2018 về kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo)

Từ đó thấy rằng vai trò của nhà nước đối với giáo dục là rất lớn Song để giáo dục phát triển tốt nhất, toàn diện nhất, tôi nghĩ vai trò của gia đình đối với vấn đề giáo dục không nhỏ Sự quan tâm đến việc giáo dục con cái trong gia đình thể hiện qua việc chi tiêu cho giáo dục của hộ

Đến thời điểm này đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về các yếu tố có tác động đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình để từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp nhằm khuyến khích các hộ gia đình đầu tư hợp lý vào giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nước ta Theo tác giả Trần Thanh Sơn (2012) nghiên cứu ở vùng Đông Nam Bộ, kết quả cho thấy rằng tổng chi tiêu của hộ gia đình là yếu tố có tác động rõ nhất tới chi tiêu giáo dục, các yếu tố trình

độ cao nhất về học vấn của chủ hộ, nơi sinh sống cũng có ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ và gia đình nào càng nhận được sự hỗ trợ về giáo dục thì chi tiêu giáo dục càng tăng Nghiên cứu của Khổng Tiến Dũng và Phạm Lê Thông (2014) phân tích những yếu tố tác động đến chi tiêu giáo dục ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long cho

Trang 11

thấy tuổi, trình độ cao nhất của chủ hộ, tổng thu nhập của hộ, tình trạng học thêm, số nam và nữ đi học của hộ cũng tác động đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình Nghiên cứu của Phan Ka Luốt (2017) đánh giá tác động đặc điểm hộ gia đình đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình Việt Nam, kết quả cho thấy tuổi, học vấn cao nhất, dân tộc, tình trạng hôn nhân của chủ hộ, nơi sinh sống, tổng số người trong hộ và nhóm các đặc điểm chi tiêu của hộ đều có tác động đến chi tiêu giáo dục của hộ,…

Tuy nhiên ngoài những yếu tố: tổng thu nhập, tổng chi tiêu của hộ, độ tuổi, trình độ học vấn, dân tộc của chủ hộ,… mà các nghiên cứu trước đã đưa vào mô hình, bản thân tôi nhận thấy yếu tố ý thức của chủ hộ về giáo dục có tác động rất lớn đến chi tiêu giáo dục của hộ Nên nếu được đưa thêm yếu tố ý thức về giáo dục con cái của chủ hộ vào mô hình, từ đó sẽ có cơ sở khoa học để tuyên truyền nâng cao ý thức giáo dục của chủ hộ Một khi người chủ gia đình có ý thức đầu tư giáo dục cho con em mình thì cá nhân người học thông qua việc tiếp nhận giáo dục thu được những lợi ích

về vật chất và tinh thần cho bản thân trong hiện tại và tương lai; nâng cao năng suất lao động, gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế cho xã hội, đồng thời làm cho đời sống văn hóa tinh thần, chính trị, của xã hội không ngừng được nâng cao Vì vậy tôi chọn

đề tài “Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình trên địa

Trang 12

Ba là đề xuất một số kiến nghị hàm ý chính sách nhằm giúp các hộ gia đình đầu

tư hợp lý hiệu quả chi tiêu cho học tập của hộ gia đình thành phố Hồ Chí Minh cũng như hộ gia đình ở Việt Nam

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

Từ kết quả nghiên cứu biết được yếu tố nào tác động, mức độ tác động của mỗi yếu tố đến chi tiêu giáo dục của các hộ dân cư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, từ

đó tham mưu cho chính quyền các cấp để đưa ra những giải pháp, chính sách phù hợp nhằm khuyến khích các hộ dân cư có chi tiêu giáo dục hợp lý, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục cũng như chất lượng nguồn nhân lực của nước ta

1.5 Cấu trúc luận văn:

Chương 1 Giới thiệu nghiên cứu: gồm lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu

nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, kết cấu luận văn

Chương 2 Cơ sở lý thuyết: Trình bày các khái niệm về hộ gia đình, chủ hộ,

tổng thu nhập của hộ, chi tiêu giáo dục của hộ, các lý thuyết và nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài, khung phân tích nghiên cứu

Chương 3 Mô hình và phương pháp nghiên cứu: Trình bày quy trình nghiên

cứu, mô hình lý thuyết và mô hình đề xuất nghiên cứu, nguồn dữ liệu được sử dụng nghiên cứu

Trang 13

Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Bằng phương pháp thống kê mô tả

đánh giá thực trạng CTGD của hộ dân cư trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Sử dụng mô hình hồi quy OLS phân tích xác định các yếu tố có tác động đến chi tiêu giáo dục của hộ dân cư

Chương 5 Kết luận và kiến nghị chính sách: Chương này trình bày định hướng

phát triển giáo dục của thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất hàm ý chính sách, nêu hạn chế của đề tài, hướng cho nghiên cứu tiếp theo và kết luận

Trang 14

Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Một số định nghĩa, khái niệm:

2.1.1 Hộ gia đình

Khái niệm hộ gia đình theo Điều tra KSMS hộ dân cư của TCTK Việt Nam: Hộ gia đình gồm một người ăn riêng ở riêng một mình hoặc một số người ăn chung, ở chung trong một chỗ ở từ hơn 6 tháng trong 12 tháng qua và có chung quỹ thu chi Những người được coi là thành viên của hộ phải thoả mãn đồng thời hai điều kiện sau:

(1) Cùng ăn, ở chung từ hơn 6 tháng trong 12 tháng qua; và

(2) Có quỹ thu chi chung, nghĩa là tất cả nguồn thu nhập của mỗi người phải nộp vào quỹ tài chính chung của hộ và mọi khoản tiêu dùng của họ đều được lấy ra từ quỹ chung đó

Theo báo cáo của Ủy ban châu Âu (2010) về điều tra chi tiêu giáo dục, khái niệm hộ gia đình phải có đủ bốn đặc điểm cơ bản sau đây: Một là các thành viên trong

hộ có cùng một địa chỉ ăn ở thường xuyên; Hai là các thành viên thống nhất trong chia

sẻ các loại chi phí cần thiết để đảm bảo cuộc sống; Ba là phải có đóng góp chung phần thu nhập cũng như các loại tài sản tạo thành ngân sách chung của hộ; Bốn là phải có sự ràng buộc về mối quan hệ huyết thống hoặc tình cảm giữa các thành viên trong hộ gia đình

Theo Hệ thống chỉ tiêu thống kê, hộ gia đình là một đơn vị xã hội Trong thống

kê, hộ là đơn vị điều tra (thu thập thông tin), bao gồm một hay một nhóm người ở chung và ăn chung Đối với những hộ có từ 2 người trở lên, các thành viên trong hộ có thể có hay không có quỹ thu chi chung; có thể có hoặc không có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng hoặc hôn nhân; hoặc kết hợp cả hai

Theo Điều 106 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này

2.1.2 Chủ hộ

Trong điều tra mức sống hộ dân cư của Tổng cục Thống kê Việt Nam định nghĩa chủ hộ là người có vai trò quản lý, điều hành, quyết định hầu hết mọi công việc

Trang 15

của hộ Chủ hộ thường là người có thu nhập nhiều nhất trong hộ, nắm được hầu hết các hoạt động kinh tế và thông tin của các thành viên khác trong hộ Chủ hộ theo khái niệm có thể trùng hoặc không trùng với chủ hộ theo đăng ký hộ khẩu

Theo Ủy ban châu Âu (2010), chủ hộ là người mà căn cứ vào đặc điểm cá nhân của họ, từ đó có thể phân loại và phân tích các thông tin thu thập được từ hộ gia đình

do người đó làm chủ hộ Chủ hộ có thể là người có thu nhập nhiều nhất trong hộ, chủ

sở hữu căn nhà hoặc là người đàn ông lớn tuổi nhất trong hộ

Theo Bộ luật Dân sự Việt Nam (2005) chủ hộ là người đại diện cho hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ Cha, mẹ hoặc một thành viên khác

đã thành niên có thể là chủ hộ

2.1.3 Thu nhập của hộ gia đình:

Theo KSMS hộ gia đình của TCTK Việt Nam, thu nhập của hộ là tất cả số tiền

và giá trị vật chất quy ra thành tiền sau khi đã trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên trong hộ nhận được trong một thời gian xác định, thường là 1 năm

Thu nhập của hộ bao gồm:

- Toàn bộ nguồn thu từ tiền công, tiền lương;

- Toàn bộ nguồn thu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau khi đã trừ chi phí và thuế sản xuất);

- Toàn bộ nguồn thu từ hoạt động sản xuất phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau khi đã trừ chi phí và thuế sản xuất);

- Các nguồn thu khác được tính vào thu nhập của hộ như thu từ cho biếu, mừng, giúp, lãi tiết kiệm…

Các khoản thu không tính vào thu nhập gồm rút tiền tiết kiệm, thu nợ, bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh …

2.1.4 Chi tiêu giáo dục của hộ gia đình:

Theo KSMS hộ gia đình của TCTK Việt Nam, chi tiêu dùng của hộ dân cư bao gồm các khoản chi tiêu cho các nhu cầu ăn uống và không phải ăn uống trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm Chi tiêu của hộ dân cư trong kỳ không bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh, thuế sản xuất kinh doanh, gửi tiết kiệm, cho vay,

Trang 16

trả nợ, hoàn tạm ứng… và những khoản chi tương tự Theo đó chi tiêu học tập là tổng

số tiền và giá trị vật chất của hộ gia đình dùng để chi cho nhu cầu học tập cho các thành viên trong hộ trong một khoảng thời gian xác định

Theo Ủy ban châu Âu (2010), chi tiêu cho học tập của hộ dân cư bao gồm ba phần:

- (i) Chi phí trực tiếp: là các khoản chi học phí của học sinh, chi cho các nhà cung cấp các khóa học nâng cao tay nghề và kỹ năng, chi mua sách vở và đồ dùng học tập, chi mua đồng phục, phí học thêm

- (ii) Chi phí gián tiếp: là những khoản chi không nằm trong chi phí trực tiếp trong quá trình học, như phí sinh hoạt cho học sinh, phí đi lại, chi ăn uống cho người học nội trú – bán trú, chi mua đồ dùng, dụng cụ học tập phục vụ cho việc tự học, chi quà tặng cho những người không phải là thành viên của hộ gia đình vì mục đích học tập

- (iii) Chi phí cơ hội được phản ánh qua những công việc hoặc các hoạt động nghỉ ngơi mà người học phải bỏ qua đề dành thời gian cho việc học tập

2.2 Các lý thuyết liên quan:

2.2.1 Lý thuyết về hành vi tiêu dùng:

Theo lý thuyết tiêu dùng của Mas-collet và cộng sự (1995): Người tiêu dùng có quyết định chi tiêu mang tính chất duy lý Trong điều kiện thu nhập của hộ gia đình có giới hạn thì người tiêu dùng sẽ lựa chọn rổ hàng hóa đảm bảo sao cho mức hữu dụng đạt được tối đa

Max u(x) với p.x ≤ I

x = x (x1, x2, … , xn): Rổ hàng hóa tiêu dùng; x1, x2,…, xn là các loại hàng hóa

p = p (p1, p2, ……, pn): Giá của rồ hàng hóa tiêu dùng; p1, p2,…., pn là giá của các loại hàng hóa

I: Ngân sách của người tiêu dùng

Với mức giá của thị trường là p và ngân sách I cố định cho trước, tập hợp các lựa chọn của người tiêu dùng sẽ được viết lại dưới dạng sau: B (p,I) ={x thuộc Rn

+; p.x

≤ I}, người tiêu dùng lựa chọn sử dụng hàng hóa sao cho đạt mức thỏa dụng cao nhất

Trang 17

Vấn đề này được thực hiện dựa trên một số giả định cơ bản như thông tin thị trường hoàn hảo, người tiêu dùng chấp nhận giá và giá của hàng hóa có dạng tuyến tính

2.2.2 Lý thuyết về sự tác động của thu nhập đến chi tiêu:

Theo lý thuyết của E Engel (1821 – 1896) về sự tác động của thu nhập đến chi tiêu, đã thực hiện nghiên cứu về ngân sách gia đình và đưa ra kết luận về các mô hình chi tiêu tiêu dùng, là ở những hộ gia đình có mức thu nhập khác nhau thì sẽ có chi phí cho các hàng hóa và dịch vụ không giống nhau Cụ thể là khi thu nhập tăng lên thì tỷ trọng của thu nhập chi tiêu cho các loại hàng hóa thiết yếu như lương thực thực phẩm tăng lên đến một mức nhất định thì có xu hướng giảm dần và chi tiêu cho các loại hàng hóa xa xỉ càng tăng khi thu nhập càng tăng Có nghĩa là các hộ dân cư nghèo thường dùng phần lớn thu nhập của họ chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu như lương thực thực phẩm, còn các hộ gia đình giàu có lại dùng phần lớn thu nhập cho chi tiêu các nhu cầu

xa xỉ Sự thay đổi này trong các mô hình chi tiêu tiêu dùng khi thu nhập của các hộ gia đình gia tăng được gọi là quy luật Engel Vậy theo lý thuyết về sự tác động của thu nhập đến chi tiêu của E.Engel (1895) cho thấy sự biến động của thu nhập có tác động đến chi tiêu của hộ dân cư đối với một loại hàng hóa nào đó

2.2.3 Lý thuyết về đầu tư cho giáo dục của hộ gia đình:

Giáo dục và đào tạo là khoản đầu tư quan trọng nhất trong chiến lược phát triển vốn con người theo nghiên cứu về vốn con người của Schultz (1961) và Becker (1975) Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng giáo dục trung học và đại học ở Mỹ là nhân tố góp phần cải thiện đáng kể thu nhập của cá nhân, ngay cả khi đã khấu trừ chi phí trực tiếp và gián tiếp của việc đi học ở trường, và thậm chí là sau khi tính đến thực

tế người có trình độ giáo dục cao thường có chỉ số IQ tốt hơn, có phụ huynh giàu có và học cao hơn Bằng chứng tương tự tồn tại trong nhiều năm nay đã xuất hiện ở hơn 100 quốc gia khác biệt về văn hóa và hệ thống kinh tế Thu nhập của những người có trình

độ giáo dục cao hầu như luôn vượt xa mức trung bình, tuy nhiên nhìn chung thì lợi ích

từ trình độ học vấn ở các nước kém phát triển là lớn hơn Nhiều nghiên cứu cũng chỉ

ra rằng cha mẹ quyết định số năm đi học của con cái và số năm đi học ít hay nhiều phụ thuộc vào sự kỳ vọng về thu nhập của con cái họ trong tương lai Trong đầu tư giáo dục, cha mẹ là nhà đầu tư, lợi nhuận thu được là khoản chênh lệch giữa hiện giá thu nhập trong tương lai của con cái với chi phí cho giáo dục Đối tượng của đầu tư giáo

Trang 18

dục một là đầu tư cho các cấp học từ tiểu học đến đại học, thứ hai là đầu tư cho giáo dục thành niên để nâng cao trình độ trí tuệ cho người lao động đang làm việc

2.2.4 Hành vi ra quyết định của hộ gia đình:

Hộ gia đình trong nền kinh tế được xem là một bộ phận tiêu dùng, là tập hợp tổng thể gồm nhiều thành viên nên hành vi ra quyết định về một vấn đề nào đó dù ít hay nhiều cũng phải chịu sự chi phối từ các thành viên khác trong hộ Nghiên cứu của Douglas (1983) cũng đã nhắc lại một lần nữa là hành vi ra quyết định của hộ gia đình cần lưu ý một số điểm sau:

- Quy trình ra quyết định của hộ dân cư không những chịu sự chi phối của các thành viên trong hộ mà còn chịu tác động của nhiều yếu tố bên ngoài rất phức tạp, vì vậy để quyết định có lợi nhất, để tối đa hóa tổng hữu dụng của hộ gia đình, hạn chế những lựa chọn bất lợi thì gia đình cần phải tính toán cân nhắc trước khi đưa ra quyết định Các yếu tố bên ngoài tác động có thể từ người bán hàng hoặc các đối tượng khác

có khả năng tác động đến việc ra quyết định đó

- Hoàn cảnh và điều kiện sống, các chính sách quy định quyền và nghĩa vụ tác động đến hộ gia đình đó cũng ảnh hưởng đến hành vi ra quyết đinh của hộ gia đình

Tóm lại, quá trình ra quyết định của hộ gia đình về một vấn đề nào đó, như quyết định chi tiêu,… thì đều chịu tác động của nhiều yếu tố liên quan, từ đặc điểm hộ gia đình đến các điều kiện bên ngoài như môi trường xã hội, các quy định của chính phủ,… Do đó quá trình ra quyết định chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình cần phải được xem xét nghiên cứu trong trường hợp bị ảnh hưởng bỡi nhiều yếu tố

2.3 Các nghiên cứu trước liên quan:

Luận văn thạc sĩ “Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu của hộ gia đình cho giáo

dục ở vùng Đông Nam Bộ” (2012) của tác giả Trần Thanh Sơn, Trường Đại học Kinh

tế TP.HCM

Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu KSMS hộ dân cư năm 2008 được TCTK Việt Nam thực hiện với 594 hộ gia đình ở vùng Đông Nam Bộ Tác giả đã sử dụng các biến: (i) đặc điểm chung của hộ gia đình (tổng chi tiêu, tổng số người của hộ, nơi sinh sống), (ii) đặc điểm của chủ hộ (dân tộc, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn), (iii) chính sách hỗ trợ tài chính giáo dục vào mô hình nghiên cứu Kết quả chỉ ra rằng yếu

tố tổng chi tiêu của hộ gia đình là yếu tố có tác động mạnh nhất đến chi tiêu giáo dục,

Trang 19

khi tổng chi tiêu của hộ càng cao thì chi tiêu giáo dục càng nhiều Tiếp theo yếu tố trình độ cao nhất về học vấn của chủ hộ, trình độ học vấn càng cao thì chi tiêu cho giáo dục càng nhiều và ngược lại Một yêu tố khác là nếu hộ dân cư nhận được càng nhiều trợ cấp tài chính giáo dục thì mức chi của hộ cho giáo dục cũng tăng Và các hộ gia đình sống ở thành thị thì có mức chi tiêu cho học tập cao hơn hộ sống ở nông thôn Kết quả cũng cho thấy rằng các yếu tố như tổng số người của hộ, độ tuổi, dân tộc và

giới tính của chủ hộ không ảnh hưởng đến chi tiêu học tập của hộ dân cư

Luận văn thạc sỹ “Đánh giá tác động của đặc điểm hộ gia đình đến chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình Việt Nam” (2013) của tác giả Đào Thị Yến Nhi, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp của cuộc điều tra KSMS hộ gia đình năm

2010 của TCTK Việt Nam với 2.955 hộ dân cư trong cả nước Tác giả đã sử dụng các biến: (i) đặc điểm kinh tế hộ gia đình, (ii) Đặc điểm nhân khẩu học của hộ gia đình, (iii) đặc điểm khu vực sinh sống của hộ gia đình để phân tích Kết quả cho thấy là chi tiêu trung bình và chi tiêu thực phẩm của hộ có ảnh hưởng rõ nhất đến chi tiêu giáo dục trung học của hộ Yếu tố trình độ học vấn của chủ hộ cũng tương quan dương đến mức chi tiêu giáo dục của hộ Và tuổi của chủ hộ càng cao thì xu hướng chi tiêu cho giáo dục trung học càng nhiều và đến một mức nào đó thì giảm dần Yếu tố sắc tộc của chủ hộ cũng ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục trung học, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng dân tộc Kinh và Hoa có mức chi tiêu giáo dục cao hơn các dân tộc khác Một yếu tố nữa có tác động đến chi phí học tập là khu vực sinh sống của hộ gia đình, gia đình ở khu vực thành thị có mức chi tiêu cho giáo dục trung học cao hơn hộ gia đình sống ở nông thôn Các yếu tố số người đang đi học ở các bậc học khác, số trẻ em dưới 6 tuổi, giới tính và tình trạng hôn nhân của chủ hộ không có tác động đến chi tiêu giáo dục trung học của hộ dân cư Việt Nam

Luận văn thạc sỹ “Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của các hộ gia đình ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung” (2014) của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM

Tác giả sử dụng bộ dữ liệu của cuộc KSMS 2010 của TCTK Việt Nam với

2044 hộ dân Trong nghiên cứu tác giả sử dụng các biến: (i) Đặc điểm kinh tế của hộ gia đình, (ii) đặc điểm nhân khẩu học của hộ gia đình, (iii) Đặc điểm khu vực sinh sống của hộ dân cư để phân tích Kết quả cho thấy chi tiêu bình quân của hộ dân cư có

Trang 20

tác động tích cực và rõ rệt nhất Chi tiêu thực phẩm và chi tiêu y tế có tác động tích cực đến chi tiêu giáo dục Các yếu tố dân tộc, trình độ cao nhất về học vấn của chủ hộ, tổng số người của hộ, giới tính của trẻ, nơi sinh sống của hộ cũng có tác động đến chi tiêu giáo dục

Nghiên cứu “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long” (2014) của tác giả Khổng Tiến Dũng và Phạm Lê Thông (2014), Trường Đại học Cần Thơ

Tác giả sử dụng bộ dữ liệu của điều tra KSMS hộ dân cư Việt Nam năm 2010 với 1905 mẫu quan sát Kết quả chứng minh rằng học vấn chủ hộ càng cao sẽ càng tăng chi tiêu cho giáo dục, xu hướng này giống với các yếu tố khác như thu nhập trong gia đình và tuổi chủ hộ Thu nhập tăng sẽ góp phần làm tăng đáng kể khoản chi tiêu cho giáo dục của người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long Ngoài ra, các yếu tố như học thêm, số nam, nữ đi học cũng góp phần làm tăng mức chi tiêu này

Luận văn thạc sỹ “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của

thành thị - nông thôn Việt Nam” (2014) của tác giả Nguyễn Minh Thuấn, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM

Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu của KSMS hộ gia đình Việt Nam năm 2010 và

2012 của TCTK Việt Nam với 5.679 hộ dân cư năm 2010 và 5.609 hộ năm 2012 Tác giả đưa các biến vào mô hình để phân tích là: (i) Đặc điểm kinh tế của hộ dân cư (Tổng chi tiêu bình quân), (ii) Đặc điểm của chủ hộ (giới tính, tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, dân tộc), (iii) Đặc điểm chung của hộ gia đình (quy mô hộ, số người đi học của hộ, khu vực sinh sống) Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng chi tiêu bình quân là biến có ảnh hưởng mạnh nhất đến chi tiêu giáo dục của hộ Yếu tố tuổi của chủ hộ cũng tác động đến chi tiêu học tập, chủ hộ còn trẻ tác động tích cực tới chi tiêu cho giáo dục và ngược lại Học vấn, tình trạng hôn nhân, sắc tộc của người chủ gia đình, tổng số người trong hộ, số thành viên đi học của hộ, khu vực sinh sống của hộ cũng tác động đến chi tiêu giáo dục của hộ

Luận văn thạc sỹ “ Đánh giá tác động của đặc điểm hộ gia đình đến chi tiêu giáo dục hộ gia đình các tỉnh ven biển vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long” (2015) của tác giả Lê Thanh Tòng, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu KSMS dân cư 2012 của TCTK Việt Nam với mẫu 533 hộ dân cư Tác giả sử dụng các biến: (i) Đặc điểm kinh tế của hộ gia đình, (ii)

Trang 21

Đặc điểm nhân khẩu học của hộ gia đình, (iii) Đặc điểm khu vực sinh sống của hộ gia đình Kết quả cũng chứng minh được yếu tố chi tiêu có ảnh hưởng rõ nhất đến chi tiêu giáo dục của hộ Các yếu tố trình độ học vấn, dân tộc của chủ hộ, số thành viên dưới 6 tuổi, khu vực sinh sống cũng tác động đến mức chi giáo dục của hộ Các yếu tố quy

mô hộ, giới tính và tình trạng hôn nhân của chủ hộ không có tác động đến chi tiêu của

hộ dân cư cho giáo dục

Luận văn thạc sỹ “Phân tích các nhân tố tác động đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long” (2017) của tác giả Nguyễn Lưu Trung, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của cuộc điều tra KSMS hộ gia đình Việt Nam năm

2014 do TCTK Việt Nam thực hiện với 1.905 hộ của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long Trong nghiên cứu tác giả đưa các biến sau để phân tích là: (i) Đặc điểm học tập trẻ em (số trẻ em đi học, học thêm), (ii) Đặc điểm của chủ hộ (giới tính, học vấn, dân tộc, độ tuổi), (iii) đặc điểm hộ (thu nhập, số người trong hộ, nghề nghiệp, nơi sinh sống), (iv) tiếp cận chính sách hỗ trợ giáo dục Kết quả nghiên cứu cho thấy đặc điểm học tập của trẻ em trong hộ (số lượng trẻ trong độ tuổi đi học) là nhân tố tác động nhiều nhất đến chi tiêu giáo dục của hộ, bên cạnh đó nhân tố học thêm của trẻ cũng có tác động dương đến chi tiêu cho giáo dục của hộ Thứ 2 là nhóm biến về đặc điểm hộ dân cư (thu nhập và số người của hộ) ảnh hưởng có ý nghĩa đến chi tiêu của hộ cho giáo dục Thứ 3 là nhóm biến về đặc điểm của chủ hộ (trình độ học vấn, dân tộc và độ tuổi) cũng có tác động đến chi tiêu học tập của hộ, dân tộc của chủ hộ là Kinh hoặc Hoa sẽ có tác động mạnh hơn các dân tộc khác Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trợ cấp giáo dục cũng tác động đến mức chi cho giáo dục của hộ Các nhân tố như hộ nông nghiệp, nơi sinh sống, giới tính chủ hộ, chủ hộ là cán bộ viên chức không thấy có mối liên hệ đến chi tiêu giáo dục của hộ

Luận văn thạc sỹ “ Đánh giá tác động đặc điểm hộ gia đình đến chi tiêu cho giáo dục hộ gia đình Việt Nam” (2017) của tác giả Phan Ka Luốt, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM

Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu thứ cấp của cuộc KSMS hộ dân cư năm 2014 do TCTK Việt Nam thực hiện với 5.637 hộ gia đình trên cả nước Trong nghiên cứu tác giả sử dụng các biến: (i) Đặc điểm chủ hộ (giới tính, dân tộc, tuổi, học vấn, tình trạng hôn nhân, khu vực sinh sống), (ii) Quy mô hộ, (iii) Đặc điểm chi tiêu của hộ (chi tiêu y

Trang 22

tế, chi tiêu thực phẩm, chi tiêu bình quân), (iv) Vùng sinh sống Kết quả: Biến giới tính của chủ hộ không có mối liên hệ với chi tiêu học tập, các biến còn lại: dân tộc, tuổi, học vấn và tình trạng hôn nhân của chủ hộ, khu vực sinh sống của hộ, quy mô hộ và nhóm đặc điểm chi tiêu của hộ (chi tiêu y tế, chi tiêu thực phẩm, chi tiêu bình quân) đều có tác động đến chi tiêu giáo dục của hộ

Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu trước về CTGD của hộ gia đình

Nghiên cứu “Các

nhân tố ảnh hưởng đến chi

tiêu của hộ gia đình cho

giáo dục ở vùng Đông Nam

bộ” của Trần Thanh Sơn

(2012)

- Dữ liệu nghiên cứu là của KSMS dân cư năm 2008 của TCTK Việt Nam, được trích xuất cho vùng Đông Nam bộ, với 594 quan sát

- Phương pháp nghiên cứu:

Thống kê mô tả và hồi quy OLS

- Các biến độc lập kỳ vọng:

tổng chi tiêu, quy mô hộ, nơi sinh sống của hộ, dân tộc, giới tính, trình độ học vấn, tuổi của chủ hộ và các trợ cấp cho giáo dục

Kết quả tổng chi tiêu, trình

độ học vấn của chủ hộ, các chính sách hỗ trợ cho giáo dục, nơi sinh sống của hộ

là các yếu tố có ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình ở vùng Đông Nam bộ

Nghiên cứu “Đánh giá tác

động của đặc điểm hộ gia

đình đến chi tiêu giáo dục

trung học của hộ gia đình

Việt Nam” Đào Thị Yến

Nhi (2013)

- Dữ liệu nghiên cứu là của KSMS dân cư năm 2010 của TCTK Việt Nam, với 2.955 quan sát

- Phương pháp nghiên cứu: Hồi quy OLS

- Các biến độc lập kỳ vọng:

chi tiêu bình quân, chi tiêu bình quân thực phẩm, tuổi, trình độ học vấn, giới tính chủ hộ, dân tộc chủ hộ,

Kết quả chi tiêu bình quân, chi tiêu thực phẩm của hộ, trình độ học vấn chủ hộ, tuổi chủ hộ, dân tộc chủ

hộ, khu vực sinh sống của

hộ có tác động đến mức chi tiêu giáo dục của hộ gia đình Việt Nam

Trang 23

tình trạng hôn nhân của chủ hộ, số thành viên còn

đi học của hộ, khu vực sinh sống của hộ

Nghiên cứu “Phân tích yếu

tố ảnh hưởng đến chi tiêu

giáo dục của các hộ gia

- Phương pháp nghiên cứu: Hồi quy OLS

- Các biến độc lập kỳ vọng:

chi tiêu bình quân, chi tiêu thực phẩm, chi tiêu y tế, dân tộc chủ hộ, trình độ học vấn chủ hộ, tuổi chủ

hộ, quy mô hộ, giới tính trẻ

đi học, nơi sinh sống của

hộ

Kết quả: chi tiêu bình quân của hộ, chi tiêu thực phẩm, chi tiêu y tế, dân tộc, học vấn chủ hộ, tổng số người trong hộ, giới tính của trẻ

đi học, nơi sinh sống của

hộ có tác động đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Nghiên cứu “Phân tích các

yếu tố ảnh hưởng đến chi

tiêu cho giáo dục của

- Phương pháp nghiên cứu: Mô hình Tobit

- Các biến độc lập kỳ vọng:

trình độ học vấn của chủ

hộ, tuổi chủ hộ, giới tính chủ hộ, số người nam đi học, số người nữ đi học, tổng thu nhập gia đình, học thêm, trợ cấp giáo dục

Kết quả cho thấy trình độ học vấn, tuổi chủ hộ, tổng thu nhập của hộ, tình trạng học thêm, số người nam và

nữ đi học của hộ là các yếu

tố có ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của các hộ gia đình ở Đồng bằng Sông Cửu Long

Nghiên cứu “Đánh giá các - Dữ liệu nghiên cứu là của Kết quả nghiên cứu cho

Trang 24

nhân tố ảnh hưởng đến chi

tiêu giáo dục của thành thị

- nông thôn Việt Nam” của

(2014)

KSMS dân cư năm 2010 và

2012 của TCTK Việt Nam, với 5.679 (2010) và 5609 (2012) quan sát

- Phương pháp nghiên cứu: Hồi quy OLS

- Các biến độc lập kỳ vọng:

tổng chi tiêu bình quân, giới tính, tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, dân tộc của chủ hộ, quy mô

hộ, số thành viên đi học của hộ, khu vực sinh sống của hộ

thấy tổng chi tiêu bình quân, tuổi của chủ hộ, trình

độ học vấn, tình trạng hôn nhân, sắc tộc của chủ hộ, quy mô hộ, số thành viên

đi học của hộ, khu vực sinh sống của hộ có ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của

hộ gia đình Việt Nam

Nghiên cứu “ Đánh giá tác

động của đặc điểm hộ gia

đình đến chi tiêu giáo dục

533 quan sát

- Phương pháp nghiên cứu: Hồi quy OLS

- Các biến độc lập kỳ vọng:

chi tiêu, chi tiêu thực phẩm, quy mô hộ, học vấn cao nhất, giới tính và dân tộc chủ hộ, tình trạng hôn nhân chủ hộ, số thành viên còn đi học và trẻ dưới 6 tuổi, giới tính của trẻ, khu vực sinh sống của hộ

Kết quả cũng cho thấy yếu

tố chi tiêu có tác động rõ nhất đến chi tiêu của hộ cho giáo dục Các yếu tố trình độ học vấn, dân tộc của chủ hộ, số thành viên dưới 6 tuổi, khu vực sinh sống cũng tác động đến mức chi tiêu giáo dục của

hộ gia đình ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Nghiên cứu “Phân tích các

nhân tố tác động đến chi

tiêu giáo dục của hộ gia

- Dữ liệu nghiên cứu là của KSMS dân cư năm 2014 của TCTK Việt Nam, với

Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng trẻ trong độ tuổi đi học là nhân tố ảnh

Trang 25

đình khu vực Đồng Bằng

Sông Cửu Long” của

Nguyễn Lưu Trung (2017)

1.905 quan sát

- Phương pháp nghiên cứu: Hồi quy OLS

- Các biến độc lập kỳ vọng:

giới tính, trình độ học vấn, dân tộc và độ tuổi của chủ

hộ, thu nhập, quy mô hộ, nghề nghiệp, nơi sinh sống của hộ, số trẻ em đi học, học thêm, tiếp cận chính sách hỗ trợ cho giáo dục

hưởng mạnh mẽ nhất đến mức chi của hộ cho giáo dục, bên cạnh đó học thêm, thu nhập, quy mô của hộ, trình độ học vấn, dân tộc

và độ tuổi chủ hộ, trợ cấp giáo dục cũng có tác động đến chi tiêu giáo dục của

hộ gia đình khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long

Nghiên cứu “ Đánh giá tác

động đặc điểm hộ gia đình

đến chi tiêu cho giáo dục

hộ gia đình Việt Nam” của

Phan Ka Luốt (2017)

- Dữ liệu nghiên cứu là của KSMS dân cư năm 2014 của TCTK Việt Nam, với 5.637 quan sát

- Phương pháp nghiên cứu: Hồi quy OLS

- Các biến độc lập kỳ vọng:

giới tính, dân tộc, tuổi, học vấn, tình trạng hôn nhân của chủ hộ, khu vực sinh sống, quy mô hộ, chi tiêu y

tế, chi tiêu thực phẩm, chi tiêu bình quân, vùng sinh sống của hộ gia đình

Kết quả: Biến giới tính của chủ hộ không có mối liên

hệ với chi tiêu giáo dục, các biến còn lại: dân tộc, tuổi, học vấn và tình trạng hôn nhân của chủ hộ, khu vực sinh sống của hộ, quy

mô hộ và nhóm đặc điểm chi tiêu của hộ (chi tiêu y

tế, chi tiêu thực phẩm, chi tiêu bình quân) đều có tác động đến chi tiêu của hộ cho giáo dục

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Tóm lại, các nghiên cứu trên được các tác giả thực hiện ở các vùng miền khác nhau, trong thời gian, phạm vi nghiên cứu khác nhau nhưng đều nhằm mục đích xác định các yếu tố nào có tác động đến mức chi tiêu cho giáo dục của hộ dân cư và kết quả của các nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng Các nhóm yếu tố được xem xét phân tích nhiều, đó là: (i) đặc điểm của chủ hộ (tuổi, giới tính, học vấn, dân tộc), (ii)

Trang 26

đặc điểm của hộ dân cư (thu nhập, chi tiêu, tổng số người trong hộ, nơi sinh sống), (iii) đặc điểm giáo dục của hộ (số người đang đi học, học thêm), (iv) tiếp cận các chính sách hỗ trợ cho giáo dục từ chính quyền và các tổ chức xã hội

2.4 Khung phân tích

Khi quyết định chi tiêu để mua một loại hàng hóa dịch vụ nào đó, người tiêu dùng không chỉ chịu tác động của yếu tố chủ quan mà còn chịu nhiều tác động từ yếu

tố khách quan bên ngoài Vì vậy khi quyết định chi tiêu cho giáo dục, hộ gia đình với

tư cách là một đơn vị tiêu dùng, cũng chịu tác động bỡi nhiều yếu tố cả bên trong và bên ngoài hộ

Sau khi sơ lược lý thuyết, tham khảo nhiều nghiên cứu trước nghiên cứu về các yếu tố có tác động đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình và kết hợp với mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, tác giả dựa vào cách phân chia các nhóm đặc điểm có mối liên hệ với chi tiêu giáo dục của hộ gia đình của Nguyễn Lưu Trung (2017) làm nền tảng, từ

đó tác giả xây dựng khung phân tích cho nghiên cứu này Trong khung phân tích có 4 nhóm yếu tố, gồm: (i) Đặc điểm giáo dục của hộ (Số người đi học, học thêm), (ii) Đặc điểm của hộ (thu nhập, nơi sinh sống), (iii) Đặc điểm của chủ hộ (giới tính, học vấn, dân tộc, ý thức về giáo dục), (iv) tiếp cận chính sách giáo dục ảnh hưởng đến chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục

Đặc điểm giáo dục trẻ em Chi tiêu giáo dục

Trang 27

Tóm tắt chương 2:

Chương 2 trình bày một số khái niệm (hộ gia đình, chủ hộ, thu nhập của hộ, chi tiêu giáo dục của hộ) và lý thuyết liên quan như hành vi tiêu dùng, lý thuyết về sự tác động của thu nhập đến chi tiêu, lý thuyết về đầu tư cho giáo dục của hộ, hành vi ra quyết định của hộ gia đình Và tóm tắt các nghiên cứu trước có liên quan, từ đó lựa chọn và phát triển mô hình của Nguyễn Lưu Trung (2017) làm nền tảng xây dựng khung phân tích cho nghiên cứu này

Trang 28

Chương 3 MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Quy trình nghiên cứu:

3.2 Mô hình nghiên cứu

3.2.1 Mô hình lý thuyết:

Mô hình lý thuyết kinh tế chi tiêu hộ gia đình:

Một mô hình toán kinh tế về mối quan hệ giữa chi tiêu cho một loại hàng hóa cụ thể với tổng chi tiêu hộ gia đình đã được nhà nghiên cứu Houthakker (1957) tìm hiểu

và đưa ra mô hình Houthakker xem xét 3 dạng hàm là tuyến tính, bán logarit và logarit kép để thành lập mô hình giải thích hiệu quả nhất mối quan hệ kinh tế giữa chi tiêu một loại hàng hóa cụ thể với tổng chi tiêu của hộ gia đình Với ưu điểm của dạng hàm logarit kép được phát triển từ lý thuyết đường cong Engel, nhà nghiên cứu đã đưa

Mô hình nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Thống kê mô tả Phân tích và tổng hợp Hồi quy OLS

Kết luận, giải pháp

Trang 29

Trong đó: Yi là chi tiêu của nhóm hàng hóa thứ i, X1 là tổng chi tiêu, X2 là số lượng thành viên trong hộ gia đình, εi là sai số αi, βi, γi là các hệ số của ước lượng hồi quy OLS βi, γi là các hệ số co giãn theo tổng chi tiêu và quy mô hộ gia đình khi xem xét mối quan hệ với chi tiêu cho nhóm hàng hóa i

Nghiên cứu của Ndanshau (1998) đã xây dựng mô hình ước lượng tổng quát cho chi tiêu hộ gia đình:

Cij = f (TEXj, Aj, HSj, Edj) (3.2) Trong đó, Cij là phần chi tiêu dành cho loại hàng hóa thứ i của hộ gia đình thứ j, TEXj là tổng chi tiêu của hộ gia đình thứ j, Aj, Edj là tuổi và trình độ giáo dục của chủ

hộ gia đình thứ j, HSj là số lượng thành viên trong hộ gia đình thứ j Ndanshau (1998)

đã đề xuất triển khai mô hình tổng quát trên thành hai dạng mô hình gồm tuyến tính và lin-log

Mô hình hàm tuyến tính có dạng là:

Ci = αi + βiTEX + γiA + δiHS + ψiEd + ui (3.3)

Mô hình hàm lin-log có dạng:

Ci = αi + βilogTEX + γilogA + δiHS + ψiEd + ui (3.4) Nghiên cứu của Massell và Heyer (1969) về chi tiêu hộ gia đình ở Nairobi cũng

đã ước lượng chi tiêu của hộ bằng mô hình tương tự như trên:

Log(Ei) = a0i + a1i log(E) + a2i log(N) + ui (3.5) Với Ei là chi tiêu cho hàng hóa thứ i, E là tổng chi tiêu của hộ gia đình, N là tổng

số thành viên của hộ gia đình, a là hệ số cần ước lượng của mô hình, ui là sai số

Tilak (2002) nghiên cứu về chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục đã trình bày mối quan hệ giữa các yếu tố có khả năng tác động đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình sử dụng hàm tổng quát sau:

lnHHEX = α + βi Xi + εi (3.6) Trong đó lnHHEX là giá trị logarit của chi tiêu cho giáo dục hàng năm của hộ gia đình; Xi là các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình; βi là các hệ

số hồi quy tương ứng, εi là sai số ước lượng

Hầu hết các mô hình kinh tế được trình bày ở trên đều sử dụng dạng hàm logarit kép để xác định mối quan hệ giữa chi tiêu cho một loại hàng hóa với tổng chi tiêu của

hộ gia đình Mối quan hệ này được thể hiện qua việc lấy logarit cho giá trị của biến

Trang 30

giải thích tổng chi tiêu của hộ gia đình và biến phụ thuộc chi tiêu cho một loại hàng hóa nào đó

Trong các mô hình nghiên cứu trên thì mô hình của Tilak (2002) là có nhiều ưu điểm hơn cho việc xây dựng mô hình phù hợp vì có thể đưa cùng lúc nhiều biến vào

mô hình để tăng tính giải thích cho sự biến thiên của biến phụ thuộc, đồng thời còn tùy thuộc vào đặc điểm dạng số liệu của từng biến mà ta có thể biến đổi cùng dạng logarit với biến phụ thuộc, từ đó có thể tính hệ số co giãn nhằm tăng cường so sánh các hệ số ước lượng một cách thuận lợi

3.2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất:

Dựa trên cơ sở lý thuyết, mục tiêu của đề tài và đặc điểm nguồn dữ liệu, tác giả

sử dụng mô hình nghiên cứu của Nguyễn Lưu Trung (2017) làm nền tảng để phân tích các yếu tố tác động đến mức chi cho giáo dục của hộ dân cư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Trong nghiên cứu này tác giả cũng kỳ vọng các biến đặc điểm hộ gia đình, đặc điểm của chủ hộ, đặc điểm giáo dục của hộ và trợ cấp giáo dục có mối liên hệ đến chi tiêu học tập của hộ dân cư Đồng thời do đặc điểm số liệu của các biến nên mô hình có hai biến được phân tích dưới dạng logarit là chi tiêu giáo dục và tổng thu nhập của hộ dân cư

Mô hình nghiên cứu đề xuất là:

Lnchitieugd = β 0 + β 1 gioitinhch + β 2 dantocch + β 3 hocvanch + β 4 ythucgd +

β 5 ttnt + β 6 lnthunhap + β 7 songdihoc + β 8 hocthem + β9trocapgiaoduc + ε

Trang 31

1: nam 0: nữ

(2017)

2 dantocch Dân tộc của chủ hộ

1: kinh 0: khác

+ Nguyễn Lưu

Trung (2017)

3 hocvanch Học vấn của chủ hộ:

1: THPT trở lên 0: Dưới THPT

+ Nguyễn Lưu

Trung (2017)

4 ythucgiaoduc Ý thức giáo dục của chủ hộ

1: Có 0: Không

+ Tác giả kỳ vọng

5 ttnt Khu vực sinh sống của hộ

1: Thành thị 0: Nông thôn

+ Nguyễn Lưu

Trung (2017)

9 trocapgiaoduc Trợ cấp giáo dục:

1: Được trợ cấp 0: Không được trợ cấp

- Nguyễn Lưu

Trung (2017)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.2.3 Thống kê mô tả các biến:

3.2.3.1.Chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình:

Chi tiêu cho học tập của hộ dân cư trong 12 tháng qua được tính là:

i, Tất cả các khoản chi cho các thành viên có đi học cho những môn học nhà trường như học phí theo quy định, học phí trái tuyến, các khoản đóng góp cho trường, lớp, quỹ phụ huynh học sinh, quỹ lớp, các khoản mua sắm vật dụng học tập như quần

Trang 32

áo đồng phục trang phục, sách giáo khoa, sách tham khảo, dụng cụ học tập khác, chi phí học thêm cho môn học thuộc chương trình quy định, chi phí giáo dục khác như lệ phí thi, đi lại trọ, bảo hiểm thân thể học sinh sinh viên,…

ii, Chi phí học ngoài những môn học của nhà trường như ôn thi đại học, học cắt may, cắt tóc làm đầu, trang điểm, sửa chữa xe máy, cắm hoa, nữ công gia chánh, đánh máy chữ, tốc ký, học các nghề truyền thống theo dạng thầy truyền nghề, trò học và làm công cho thầy, các lớp do các doanh nghiệp tự mở theo dạng kèm cặp, trong thời gian ngắn và không bằng cấp chứng nhận theo giáo dục nghề nghiệp của hệ thống giáo dục quốc dân

Theo mẫu, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh chi tiêu giáo dục bình quân mỗi

hộ gia đình là 13.516 nghìn/năm Hộ chi tiêu giáo dục nhiều nhất là 150.000 nghìn đồng/năm và ít nhất là 500 nghìn đồng/năm

3.2.3.2 Giới tính của chủ hộ

Trong gia đình ở Việt Nam, người chủ gia đình thường là người có vai trò điều hành, quản lý, là người quyết định hầu hết mọi công việc của hộ Chủ hộ thường là người có thu nhập cao nhất trong hộ, nắm được thông tin hầu hết các các hoạt động kinh tế cũng như thông tin của các thành viên khác

Việt Nam là một quốc gia theo truyền thống văn hóa phương Đông thường quan niệm đàn ông là người xem trọng sự nghiệp, mong muốn được nắm giữ những vị trí quan trọng trong gia đình cũng như trong xã hội Họ nhận thức được rằng học tập sẽ giúp họ đạt được những gì họ mong muốn Nam giới giữ vai trò chủ hộ sẽ có những hành động khuyến khích các thành viên trong hộ học tập nhiều hơn Người phụ nữ cũng chịu ảnh hưởng văn hóa lâu đời, lại thường có xu hướng e ngại cạnh tranh và tham vọng ở các vị trí cao, từ đó sẽ dẫn đến không đặt đầu tư cho tri thức lên hàng đầu

Hộ gia đình có chủ hộ là nam giới nhiều hơn nữ giới, chủ hộ nam giới là 108 hộ, chiếm 55,38% tổng số hộ, là nữ giới 87 hộ

3.2.3.3 Dân tộc của chủ hộ

Có rất nhiều dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam Ở thành phố Hồ Chí Minh dân tộc sinh sống chủ yếu là Kinh và Hoa Kết quả mẫu khảo sát thì chỉ hộ dân tộc Kinh là chủ yếu chiếm 92,82%, trong khi hộ dân tộc khác chỉ có 14 hộ, chiếm 7,18%

Trang 33

7,18, %

Kinh Hoa

Đồ thị 3.1 Cơ cấu dân tộc của chủ hộ

Mỗi dân tộc có những đặc điểm, phong tục tập quán, quan điểm sống và nhận thức khác nhau Do đó có sự khác biệt trong đời sống giữa các dân tộc, trong đó có chi tiêu cho học tập Nghiên cứu của Đào Thị Yến Nhi (2013), Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2014), Nguyễn Lưu Trung (2017), Phan Ka Luốt (2017) đều cho thấy biến dân tộc có mối liên hệ với chi tiêu cho giáo dục của hộ, dân tộc của chủ hộ là Kinh hoặc Hoa thì chi tiêu cho giáo dục cao hơn các dân tộc khác Trong nghiên cứu này tác giả kỳ vọng mức chi tiêu giáo dục của hộ dân tộc Kinh cao hơn dân tộc Hoa và các dân tộc khác

3.2.3.4 Học vấn của chủ hộ

Trình độ cao nhất về học vấn của chủ hộ được thể hiện qua bằng cấp đạt được tại thời điểm thống kê số liệu Hộ gia đình có chủ hộ đạt trình độ từ tốt nghiệp cấp trung học phổ thông trở lên có 91 hộ, chiếm 46,67%

Nếu được giáo dục đào tạo bài bản thì người chủ gia đình sẽ nhận thức được vai trò, lợi ích mà giáo dục mang lại trong tương lai, từ đó sẽ mong muốn các thành viên trong hộ được học tập và sẽ quyết định đầu tư cho giáo dục phù hợp Nghiên cứu của Trần Thanh Sơn (2012) cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ có tác động tích cực với mức chi tiêu cho giáo dục của hộ, chủ hộ có học vấn càng cao thì chi tiêu cho giáo dục càng nhiều Đào Thị Yến Nhi (2013) cũng cho thấy trình độ học vấn có tương quan dương với chi tiêu giáo dục của hộ, chủ hộ có học vấn càng cao thì thu nhập của họ càng cao, khả năng chi tiêu học tập cho các thành viên đang học trung học của hộ được gia tăng hơn Các nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2014), Nguyễn Minh Thuấn (2014), Khổng Tiến Dũng và Phạm Lê Thông (2014), Lê Thanh Tòng (2015),

Trang 34

Nguyễn Lưu Trung (2017), Phan Ka Luốt (2017) cũng đều cho thấy yếu tố học vấn cao nhất của chủ hộ có mối liên hệ với mức mức chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục

3.2.3.5 Ý thức giáo dục của chủ hộ

Ý thức giáo dục của chủ hộ thể hiện ở việc nhận thức được vai trò, lợi ích của học tập đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội, từ đó chủ hộ luôn xác định và quyết tâm là sẽ đầu tư cho con cái học hành đến nơi đến chốn, kỳ vọng là con cái sẽ có được công việc tốt hơn và thu nhập cao hơn trong tương lai Chủ hộ có ý thức về giáo dục là

111 hộ, chiếm 56,92% mẫu quan sát

Khi người chủ hộ đã có ý thức giáo dục thì dù thu nhập của hộ nhiều hay ít, họ vẫn sẽ ưu tiên hơn phần thu nhập của hộ cho chi phí học tập cho các thành viên trong

hộ Trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng ý thức giáo dục của chủ hộ có mối liên hệ với mức chi tiêu giáo dục của hộ dân cư

3.2.3.6 Thu nhập hộ gia đình

Thu nhập của hộ dân cư là tổng nguồn thu từ tiền công, tiền lương của các thành viên trong hộ, của tất cả các hoạt động kinh tế của hộ và các nguồn thu khác của hộ gia đình

Nghiên cứu của Khổng Tiến Dũng và Phạm Lê Thông (2014), của Nguyễn Lưu Trung (2017) đều cho thấy thu nhập có mối quan hệ cùng chiều với chi tiêu cho học tập, trong điều kiện không thay đổi các yếu tố khác thì khi thu nhập tăng thì chi tiêu cho giáo dục của hộ cũng tăng

3.2.3.7 Khu vực sinh sống của hộ:

Trong mẫu quan sát thì hộ dân cư sống ở khu vực thành thị là chủ yếu, chiếm 88,20% Theo Nguyễn Minh Thuấn (2014) thì chi tiêu giáo dục của hộ dân cư sống ở khu vực thành thị chi tiêu cho giáo dục cao hơn vùng nông thôn Ở thành thị thành viên đi học của hộ có nhiều cơ hội tiếp cận với dịch vụ giáo dục phong phú đa dạng hơn và giá dịch vụ cũng cao hơn vùng nông thôn

3.2.3.8 Số thành viên đi học của hộ:

Số thành viên đi học của hộ là số trẻ từ 3 đến 18 tuổi đang đi học và số thành viên trên 18 tuổi vẫn còn được gia đình chu cấp kinh phí để đi học Mẫu nghiên cứu hộ gia đình có 1 trẻ đi học là nhiều nhất, chiếm 56,41%, 72 hộ có 2 trẻ đi học, chiếm 36,92%, còn lại là 12 hộ có 3 trẻ đi học và 1 hộ duy nhất có 4 trẻ đi học

Trang 35

Đồ thị 3.2 Số hộ có thành viên đi học

Theo nghiên cứu của Nguyễn Lưu Trung (2017) thì số người đang đi học của hộ

là yếu tố có tác động nhiều nhất đến mức chi tiêu cho giáo dục của hộ, có quan hệ cùng chiều với chi tiêu giáo dục, khi hộ gia đình có thêm một người đi học ở bất kỳ cấp học nào thì đều có xu hướng làm gia tăng mức chi tiêu của hộ cho giáo dục

3.2.3.9 Học thêm:

Số hộ gia đình có thành viên đi học thêm 98 hộ, chiếm 50,25% và không có thành viên đi học thêm là 97 hộ, chiếm 49,75% Kết quả thống kê cho thấy tỷ lệ hộ có thành viên đi học thêm và hộ không có thành viên đi học thêm là tương đương nhau Hiện nay thực trạng học thêm bồi dưỡng các môn học trong nhà trường diễn ra rất phổ biến ở nước ta, giúp học sinh củng cố và nâng cao hơn kiến thức Đặc biệt tại thành phố lớn như Hồ Chí Minh, nơi mà dịch vụ giáo dục rất đa dạng phong phú Học thêm có thể giúp trẻ củng cố, nâng cao kiến thức môn học, có thể rất quan trọng với trẻ nhưng lại làm gia tăng mức chi tiêu giáo dục của hộ Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Lưu Trung (2017) cho thấy số trẻ đi học thêm có mối quan hệ cùng chiều với chi tiêu giáo dục, khi hộ có thêm trẻ đi học thêm thì chi tiêu giáo dục tăng

3.2.3.10 Trợ cấp giáo dục:

Các khoản hỗ trợ cho giáo dục từ chính quyền các cấp, các tổ chức xã hội cho thành viên đang đi học của hộ như được miễn giảm học phí, học bỗng, hỗ trợ cho học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn,… Mẫu nghiên cứu có 80 hộ được nhận các chính sách hỗ trợ từ chính quyền địa phương, chiếm 41,02% và 115 hộ không được nhận

Trang 36

Theo Trần Thanh Sơn (2012) yếu tố chính sách liên quan đến giáo dục có ảnh hưởng đến chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục Nghiên cứu của Nguyễn Lưu Trung (2017) cũng cho thấy các khoản hỗ trợ cho giáo dục cũng có mối quan hệ với chi tiêu giáo dục của hộ gia đình

3.3 Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu lấy từ nguồn dữ liệu thứ cấp của cuộc điều tra KSMS hộ dân

cư Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014 do TCTK Việt Nam thực hiện Khảo sát mức sống 2014 là cuộc điều tra chọn mẫu, cả nước gồm 46.995 hộ (37.596 hộ được chọn thu thập thông tin bằng Phiếu số 1A-PVH/KSMS14, viết tắt là hộ thu nhập và 9.399 hộ được thu thập thông tin bằng Phiếu số 1B-PVH/KSMS14, viết tắt là hộ thu nhập chi tiêu) được chọn từ 3.133 địa bàn của mẫu chủ Dàn mẫu chủ được chọn từ dàn mẫu 15% của Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009 được cập nhật khi tiến hành khảo sát Mẫu khảo sát được thiết kế theo 2 bước: Bước 1 là chọn và phân bổ địa bàn khảo sát Chọn 3.133 địa bàn khảo sát, gồm 883 địa bàn thành thị, 2.250 địa bàn nông thôn, trong đó 50% chọn lại từ các địa bàn đã được khảo sát trong khảo sát mức sống dân cư năm 2012 và 50% được chọn mới từ mẫu chủ Địa bàn và mẫu khảo sát được phân bổ cho 4 kỳ để tổ chức thu thập số liệu vào tháng 3, 6, 9 và 12 năm 2014; Bước 2 là Chọn

hộ khảo sát: Đối với địa bàn được chọn lại từ KSMS 2012 thì chọn tất cả 15 hộ đã được khảo sát năm 2012 trong các địa bàn này, đối với trường hợp hộ trong KSMS

2012 không còn trên địa bàn thì chọn hộ thay thế; Đối với địa bàn chọn mới thì chọn

20 hộ từ bảng kê danh sách các hộ của địa bàn được chọn (sau khi đã được cập nhật) theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống Từ 20 hộ được chọn này, chọn 15 hộ chính thức (gồm 12 hộ thu nhập và 3 hộ thu nhập chi tiêu) và 5 hộ dự phòng

Cuộc KSMS 2014 áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp Điều tra viên đến gặp trực tiếp chủ hộ và những thành viên có liên quan trong hộ để phỏng vấn và ghi thông tin vào phiếu phỏng vấn hộ

Thành phố Hồ Chí Minh gồm 1.755 hộ (1.404 hộ được thu thập thông tin bằng Phiếu số 1A-PVH/KSMS14 và 351 hộ được thu thập thông tin bằng Phiếu số 1B-PVH/KSMS14) được chọn từ 117 địa bàn mẫu chủ

Những dữ liệu được tác giả trích xuất riêng cho Thành phố Hồ Chí Minh và tương ứng với các yếu tố có khả năng tác động đến chi tiêu giáo dục của hộ dân cư

Trang 37

như đã trình bày ở khung phân tích Cụ thể gồm 4 nhóm biến: (i) đặc điểm giáo dục của hộ (Số người đi học, học thêm); (ii) đặc điểm của hộ dân cư (thu nhập, khu vực sinh sống); (iii) đặc điểm nhân khẩu học của chủ hộ (học vấn, dân tộc, giới tính và ý thức giáo dục); (iv) tiếp cận chính sách hỗ trợ từ chính quyền các cấp và các tổ chức xã hội (trợ cấp giáo dục) Bộ dữ liệu 2014 của Thành phố Hồ Chí Minh được điều tra trên

117 xã/phường đại diện cho thành phố Hồ Chí Minh với quy mô mẫu là 117 địa bàn với 351 hộ gia đình có cả thông tin thu nhập và chi tiêu Sau khi trích lọc và loại trừ các hộ không có thông tin phù hợp thì nguồn dữ liệu còn 195 quan sát

Bảng 3.2: Tóm tắt các biến lấy từ bộ dữ liệu VHLSS 2014

Muc1A matv, m1ac2 gioitinhch Giới tính của chủ hộ Mục 2A m2ac2a, m2ac2b hocvanch Trình độ học vấn của chủ

hộ Tác giả thu thập ythucgd Ý thức giáo dục của chủ

hộ

Muc2A m2ac4, m2ac5 songdihoc Số người đi học của hộ

hộ Muc2x m2xc9, m2xc12 trocapgd Trợ cấp giáo dục của hộ

Tóm tắt chương 3

Chương 3 trình bày quy trình và mô hình nghiên cứu Từ các mô hình nghiên cứu trước, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 09 biến độc lập là: học vấn chủ hộ, dân tộc chủ hộ, giới tính chủ hộ, ý thức giáo dục của chủ hộ, thu nhập, nơi thường trú của

hộ, trợ cấp giáo dục, số thành viên đi học của hộ, học thêm ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình Dữ liệu nghiên cứu của đề tài được lấy từ bộ dữ liệu của KSMS dân cư năm 2014 của TCTK Việt Nam, trích xuất cho Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày đăng: 01/07/2021, 16:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w