Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 202 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
202
Dung lượng
1,68 MB
Nội dung
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng TÁC GIẢ LUẬN ÁN Bùi Ngọc Quân MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU Chươn TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN g1 QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Các công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án 1.2 Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình khoa học có liên quan và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết Chươn MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TƯ DUY PHẢN BIỆN CỦA g2 GIẢNG VIÊN TRẺ KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 2.1 Quan niệm về tư duy phản biện và tư duy phản biện của giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn trong Quân đội nhân dân Việt Nam 2.2 Những nhân tố quy định tư duy phản biện của giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn trong Quân đội nhân dân Việt Nam Chươn THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁT g3 TRIỂN TƯ DUY PHẢN BIỆN CỦA GIẢNG VIÊN TRẺ KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1 Thực trạng tư duy phản biện của giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 3.2 Những yếu tố tác động và vấn đề đặt ra đối với phát triển tư duy phản biện của giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay Chươn GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHẢN BIỆN CỦA g4 GIẢNG VIÊN TRẺ KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 4.1 Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng phát triển tư duy phản biện của giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 4.2 Xây dựng môi trường thuận lợi thúc đẩy phát triển tư duy phản biện của giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 4.3 Tăng cường rèn luyện tư duy phản biện của giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và đấu tranh tư tưởng, lý luận 4.4 Tích cực hóa nhân tố chủ quan góp phần phát triển tư duy phản biện của giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay KẾT LUẬN DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 5 9 9 25 30 30 54 75 75 100 117 117 133 142 150 159 161 163 176 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 7 Chữ viết đầy đủ Chủ nghĩa xã hội Đấu tranh tư tưởng, lý luận Giáo dục, đào tạo Khoa học xã hội nhân văn Nghiên cứu khoa học Quân đội nhân dân Việt Nam Tư duy phản biện Chữ viết tắt CNXH ĐTTTLL GD, ĐT KHXHNV NCKH QĐNDVN TDPB 5 MỞ ĐẦU 1 Lý do lựa chọn đề tài luận án Tư duy phản biện có vai trò quan trọng đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người; biểu hiện sự suy nghĩ đa chiều, độc lập, sáng tạo, vượt qua lối mòn, rập khuôn, máy móc và hướng đến giải quyết hiệu quả các vấn đề nảy sinh, tuân theo quy luật lôgíc và dựa trên cơ sở thực tiễn Trong lĩnh vực GD, ĐT, việc định hình và phát triển TDPB góp phần xây dựng phương pháp tư duy khoa học giúp con người hiện thực hóa tiềm năng trí tuệ và nâng cao chất lượng hoạt động thực tiễn Đối với đội ngũ giảng viên nói chung, giảng viên trẻ KHXHNV nói riêng trong QĐNDVN điều này càng cần thiết hơn bao giờ hết Bởi vì, TDPB là một phẩm chất cốt lõi trong hoạt động trí tuệ của giảng viên trẻ KHXHNV, giúp họ chiếm lĩnh tri thức khoa học, linh hoạt, sáng tạo trong vận dụng và giải quyết hiệu quả các vấn đề thực tiễn Do đó, nghiên cứu TDPB của giảng viên trẻ KHXHNV là yêu cầu khách quan, là một nội dung thiết thực nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD, ĐT và xây dựng QĐNDVN cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của năng lực tư duy đối với việc hoàn thiện phẩm chất, năng lực của giảng viên, thời gian qua, các học viện, trường sĩ quan quân đội đã luôn quan tâm đến phát triển TDPB của giảng viên trẻ KHXHNV Vì vậy, trình độ kiến thức, năng lực và các phẩm chất khác của họ ngày càng được nâng cao Nhiều giảng viên trẻ KHXHNV vững vàng về bản lĩnh sư phạm, có TDPB sắc sảo trong nhận diện, phân tích, đánh giá và giải quyết các các vấn đề thực tiễn, Kết quả đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trẻ KHXHNV trong QĐNDVN hiện nay Tuy nhiên, TDPB của một bộ phận giảng viên trẻ KHXHNV còn có những hạn chế nhất định Phương pháp dạy học của một số giảng viên còn thụ động, một chiều, thiếu sự khơi dậy TDPB của người học, chưa vận dụng linh hoạt, sáng tạo TDPB trong thẩm định, đánh giá nội dung giảng dạy và học tập Bên cạnh 6 đó, khả năng phát hiện và phản biện vấn đề trong NCKH còn yếu; lúng túng trong lựa chọn các phương pháp luận giải, cũng như hạn chế về kỹ năng nhận diện và đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, Những biểu hiện đó cho thấy, TDPB của một bộ phận giảng viên trẻ KHXHNV trong QĐNDVN chưa đáp ứng tốt yêu cầu giảng dạy, NCKH và ĐTTTLL hiện nay Trước sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ giảng dạy, NCKH và ĐTTTLL trong tình hình mới, đặt ra vấn đề thời sự cần phải phát triển TDPB của giảng viên trẻ KHXHNV trong quân đội Thực tiễn đó đòi hỏi mỗi giảng viên trẻ KHXHNV phải vững vàng về tri thức khoa học, phương pháp, kỹ năng TDPB sắc bén, bản lĩnh phản biện khoa học trong giảng dạy, NCKH và ĐTTTLL nhằm nâng cao chất lượng GD, ĐT ở các học viện, trường sĩ quan quân đội Vì vậy, nghiên cứu “Tư duy phản biện của giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết không chỉ đối với việc xây dựng đội ngũ giảng viên trẻ KHXHNV ở các nhà trường quân đội, mà còn góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới tư duy của đội ngũ cán bộ, giảng viên quân đội, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra 2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Luận giải, làm rõ một số vấn đề lý luận, thực trạng TDPB của giảng viên trẻ KHXHNV, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp cơ bản phát triển TDPB của giảng viên trẻ KHXHNV trong QĐNDVN hiện nay Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án Làm rõ bản chất, cấu trúc và những nhân tố quy định TDPB của giảng viên trẻ KHXHNV trong QĐNDVN 7 Đánh giá thực trạng TDPB của giảng viên trẻ KHXHNV, làm rõ những yếu tố tác động và vấn đề đặt ra đối với phát triển TDPB của giảng viên trẻ KHXHNV trong QĐNDVN hiện nay Đề xuất giải pháp cơ bản phát triển TDPB của giảng viên trẻ KHXHNV trong QĐNDVN hiện nay 3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Bản chất TDPB của giảng viên trẻ KHXHNV trong QĐNDVN Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Nghiên cứu TDPB của giảng viên trẻ KHXHNV ở các học viện, trường sĩ quan quân đội, chủ yếu trong giảng dạy, NCKH và ĐTTTLL Về không gian: Tập trung nghiên cứu, khảo sát ở một số học viện, trường sĩ quan quân đội: Học viện Chính trị; Học viện Hậu cần; Học viện Kỹ thuật quân sự; Học viện Quân y; Học viện Phòng không - Không quân; Trường Sĩ quan Lục quân 1; Trường Sĩ quan Chính trị; Trường Sĩ quan Thông tin; Trường Sĩ quan Pháo binh; Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp Về thời gian: Các tư liệu, số liệu phục vụ cho nghiên cứu từ năm 2016 đến nay 4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Luận án dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhận thức, tư duy, về cơ sở, điều kiện hình thành và phát triển tư duy; tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng về GD, ĐT, về công tác xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo trong các nhà trường quân đội Cơ sở thực tiễn: Luận án dựa vào thực trạng TDPB của giảng viên trẻ KHXHNV hiện nay, chủ yếu thông qua các kết quả điều tra, khảo sát của 8 nghiên cứu sinh và những số liệu báo cáo, tổng kết về công tác GD, ĐT ở một số học viện, trường sĩ quan quân đội có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án Phương pháp nghiên cứu: Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng các phương pháp cụ thể như: phân tích và tổng hợp, khái quát hóa và trừu tượng hóa, hệ thống và cấu trúc, lịch sử và lôgíc, so sánh, thống kê, điều tra xã hội học, thu thập và xử lý thông tin và phương pháp chuyên gia để làm sáng rõ các vấn đề nghiên cứu 5 Những đóng góp mới của luận án Đưa ra quan niệm, cấu trúc TDPB của giảng viên trẻ KHXHNV trong QĐNDVN Phân tích những yếu tố tác động và vấn đề đặt ra đối với phát triển TDPB của giảng viên trẻ KHXHNV trong QĐNDVN hiện nay Đề xuất giải pháp cơ bản phát triển TDPB của giảng viên trẻ KHXHNV trong QĐNDVN hiện nay 6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về TDPB của giảng viên trẻ KHXHNV trong QĐNDVN Ý nghĩa thực tiễn Luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học đáp ứng yêu cầu phát triển TDPB của giảng viên trẻ KHXHNV trong QĐNDVN hiện nay Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, NCKH và công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo ở các nhà trường quân đội hiện nay 7 Kết cấu của luận án Luận án gồm: mở đầu, 4 chương (10 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Các công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1 Các công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến tư duy và tư duy phản biện Nguyễn Thanh Tân (2004), “Sự hình thành tư duy và một số đặc trưng của nó” [106], cho rằng: “tư duy là hệ tri thức hoạt động sản sinh ra tri thức mới” [106, tr 44] Đồng thời, tác giả đã khái quát một số đặc trưng cơ bản của tư duy: (i) tư duy là dạng hoạt động tri thức diễn ra trong ý thức con người, có nguồn gốc thực tiễn; (ii) tư duy là một dạng nhận thức nảy sinh khi có những hệ thống tri thức làm tiền đề; (iii) tư duy con người đòi hỏi một bộ máy công cụ và phương tiện nhất định; (iv) tư duy xuất hiện trong những tình huống vấn đề và nó luôn có đối tượng nhất định; (v) tư duy là một chức năng của não người và với tư cách này, nó là một quá trình tự nhiên, nhưng tư duy không tồn tại bên ngoài xã hội, khối kiến thức và các phương thức hoạt động mà loài người đã sáng tạo ra và tích luỹ được Theo đó, tác giả tiếp cận mỗi quá trình tư duy với hai chiều cơ bản Đó là quá trình bao gồm các hành động và thao tác trí óc nhằm thâm nhập vào đối tượng bằng cách sử dụng các công cụ, phương tiện nhận thức để sản sinh ra những tri thức mới, đáp ứng yêu cầu giải quyết các vấn đề thực tiễn và nhận thức mà con người đang hướng tới Và quá trình thông qua việc sử dụng các công cụ, phương tiện nhận thức để củng cố, hệ thống hoá và duy trì khối tri thức mà con người đã có Hai chiều trên có mối quan hệ biện chứng, diễn ra đồng thời và thống nhất với nhau trong mỗi quá trình tư duy nhất định Nhưng chúng cũng có tác dụng khác nhau: chiều thứ nhất bảo đảm sự phát triển và biến đổi của tư duy; chiều thứ hai bảo đảm tính xác định cho các quá trình tư duy, cho phép nó tạm thời chấm dứt để có thể được khách quan hoá và hiện thực hóa Đây là một công trình có sự nghiên cứu khá sâu sắc về tư duy, giúp nghiên cứu sinh bổ sung, làm rõ khung lý thuyết của luận án 10 Nguyễn Mạnh Cương (2004), “Về bản chất của tư duy” [ 15]; Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Văn Lê, Châu An (2004), Khơi dậy tiềm năng sáng tạo [121]; Vũ Văn Viên (2006), “Tư duy lôgíc bộ phận hợp thành của tư duy khoa học” [133]; Lê Hải Yến (2008), “Dạy và học cách tư duy” [136] đã luận bàn, phân tích mối quan hệ và phân biệt sự khác nhau giữa tư duy chính xác (tư duy lôgíc) và tư duy biện chứng; tư duy lôgíc và tư duy khoa học; TDPB, tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề Theo đó, tư duy chính xác là một bộ phận của tư duy biện chứng mác xít, phản ánh trạng thái xác định của sự vật, hiện tượng trong “tính đồng nhất trừu tượng” của chúng [15, tr 55-56] Tư duy khoa học, về thực chất, là “sự thống nhất giữa tư duy biện chứng và tư duy lôgíc; trong đó, tư duy biện chứng là phương pháp luận chỉ đạo, còn tư duy lôgíc là tổng hợp các thao tác lôgíc” [133, tr 32] Trong các thành phần cơ bản nhất tạo nên cơ cấu của tư duy khoa học phải bao gồm một bộ phận thiết yếu là phương pháp tư duy lôgíc Bên cạnh đó, tư duy sáng tạo hay tư duy khám phá là loại tư duy mở, có quan hệ chặt chẽ với TDPB hay tư duy lập luận lôgíc trong tìm kiếm giải pháp giải quyết vấn đề sáng tạo [136, tr 74-76] Các công trình trên có ý nghĩa rất lớn đối với nghiên cứu sinh khi nghiên cứu mối quan hệ giữa TDPB với các loại hình tư duy khác trong luận án Nguyễn Cảnh Toàn, Tô Duy Hợp, Trần Việt Dũng (2016), Khoa học tư duy từ nhiều tiếp cận khác nhau [122] đưa ra định nghĩa về tư duy: “là một quá trình tinh thần gồm những thao tác, cách thức liên kết, biến đổi dữ kiện tinh thần của bộ não nhằm hình thành ý tưởng, lời giải của vấn đề đặt ra” [122, tr 69] Định nghĩa này xem xét tư duy dưới góc độ hệ thống, bao gồm các bộ phận cấu thành: vấn đề của tư duy, dữ liệu của tư duy, bộ máy của tư duy và kết quả của tư duy Trong đó, khẳng định bất kỳ tư duy nào cũng là tư duy giải quyết vấn đề, dữ liệu tư duy là những dữ kiện tinh thần mà tư duy có thể huy động, khai thác để hình thành ý tưởng, lời giải của vấn đề, bộ máy tư duy là những thao tác, cách thức liên kết, biến đổi các dữ kiện tinh thần đó, kết quả tư duy là ý tưởng, lời giải của vấn đề đặt ra 11 Stella Cottrell (2008), Kỹ năng tư duy phê phán [14] giúp người đọc hiểu thế nào là TDPB và xây dựng các kỹ năng TDPB Tác giả cho rằng: “Tư duy phê phán là một hoạt động nhận thức gắn liền với việc sử dụng trí óc Học cách tư duy có phân tích phê phán và đánh giá nghĩa là học sử dụng các chức năng của bộ não như chức năng tập trung, phân loại, lựa chọn và đánh giá” [14, tr 12] Trong cuốn sách, tác giả phân tích các kỹ năng và thái độ gắn liền với TDPB như: nhận biết lập trường, luận cứ và kết luận của người khác; đánh giá dẫn chứng của những quan điểm khác; so sánh giữa các luận cứ và dẫn chứng đối lập một cách công bằng; có thể đoán ý ngoài lời, xem xét những nội dung ẩn giấu bên trong luận cứ và nhận ra các giả định sai; nhận biết các kỹ năng gian lận được sử dụng để làm cho một số lập trường có vẻ thuyết phục hơn những lập trường khác, chẳng hạn như sử dụng một suy luận lôgíc hoặc một công cụ thuyết phục sai; tái hiện lại vấn đề theo một cấu trúc hợp lý, để nhìn rõ lôgíc và nội hàm của nó; rút ra kết luận về việc luận cứ có đúng đắn, hợp lý, có dựa trên các dẫn chứng vững chắc và các giả định phù hợp hay không; trình bày một quan điểm theo một cấu trúc rõ ràng, hợp lý để thuyết phục người khác Đặc biệt, tác giả đã trình bày những rào cản (hiểu sai ý nghĩa của phê phán, thiếu phương pháp và chiến lược, thiếu thực hành, ngại phê phán các chuyên gia, các lý lẽ mang tính cảm xúc, nhầm lẫn giữa thông tin và hiểu biết, thiếu sự tập trung và chú ý cần thiết vào chi tiết) [14, tr 23] có thể khiến người học gặp khó khăn trong phát triển kỹ năng TDPB, đồng thời cung cấp những phương thức giúp họ vượt qua những rào cản đó Tác giả chủ yếu tập trung phân tích những khía cạnh có thể áp dụng TDPB trong công việc và học tập, giúp người học tìm hiểu khả năng tư duy của bản thân Qua đó, hình thành ở họ những kỹ năng TDPB cơ bản như: xác định và xây dựng các luận cứ, đọc, viết, phân tích sâu các ý kiến, quan điểm và lập luận của người khác, trình bày phản biện quan điểm của người khác một cách hiểu biết và phù hợp Russell Brooker (2012), “Về khái niệm tư duy phản biện” [11], quan niệm TDPB là một quá trình chất vấn các giả định hay giả thiết để khẳng định một nhận định nào đó là đúng hoặc sai, đôi khi là đúng hoặc chỉ có phần đúng Đồng 189 Nội dung Tổng số % Đối tượng Giảng viên Giảng viên trẻ có kinh KHXHNV nghiệm (%) (%) - Góp phần quan trọng vào việc phát huy tính tích cực, chủ động trong 90,5 92 89 89,5 86,5 92,5 85,5 91 91,25 95,5 nhận thức khoa học của họ - TDPB kích thích giảng viên trẻ KHXHNV tìm kiếm, lựa chọn con đường, cách thức đổi mới phương pháp giảng dạy - TDPB giúp giảng viên trẻ KHXHNV nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học - TDPB giúp giảng viên trẻ KHXHNV rèn luyện dũng khí, nâng cao hiệu quả đấu tranh tư 88,2 5 93,38 tưởng, lý luận - Các vai trò khác 5,63 4,75 6,5 7 Đánh giá những nhân tố quy định TDPB của giảng viên trẻ KHXHNV trong QĐNDVN Nội dung Tổng số % - Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng 78,7 giảng viên trẻ KHXHNV 5 - Hoạt động thực tiễn của giảng viên 83,7 trẻ KHXHNV 5 - Môi trường giáo dục, đào tạo ở các 78,2 học viện, trường sĩ quan quân đội 5 - Nhân tố chủ quan của giảng viên 90,87 trẻ KHXHNV - Các nhân tố khác 8,38 Đối tượng Giảng viên Giảng viên trẻ có kinh KHXHNV nghiệm (%) (%) 81 76,5 85,5 82 76,25 80,25 91,25 90,5 7,5 9,25 190 8 Đánh giá các lực lượng sư phạm, khoa giáo viên ở các nhà trường đã tham gia bồi dưỡng TDPB của giảng viên trẻ KHXHNV trong QĐNDVN - Tốt Đối tượng Tổng Giảng viên Giảng viên trẻ số có kinh nghiệm KHXHNV % (%) (%) 56,1 54,75 57,5 - Khá 3 40,7 42,5 39 - Có mặt còn hạn chế - Khó trả lời 5 3,12 0 2,75 0 3,5 0 Nội dung 9 Đánh giá những nội dung kiến thức đội ngũ giảng viên trẻ KHXHNV cần quan tâm học tập, trau dồi để phát triển TDPB Nội dung Tổng số % Đối tượng Giảng viên Giảng viên trẻ có kinh KHXHNV nghiệm (%) (%) 89 94 Nâng cao kiến thức KHXHNV 91,5 Kiến thức triết học Mác - Lênin Lôgíc học Các kỹ năng mềm (kỹ năng làm việc 89 93,5 90,5 92,5 87,5 94,5 95,5 95 96 76,5 70 59 56 72 67,5 nhóm, kỹ năng tư duy sáng tạo, TDPB, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải quyết vấn đề, ) Ngoại ngữ và tin học 73,2 5 Rèn luyện kỹ năng, phương pháp sư phạm Phương pháp NCKH 57,5 69,7 5 191 Tích lũy kinh nghiệm thực tiễn quân sự Ý kiến khác 51 7,25 50,5 6,5 51,5 8 10 Đánh giá một số nội dung biểu hiện TDPB của giảng viên trẻ KHXHNV trong QĐNDVN Mức độ đánh giá (%) Nội dung đánh giá Tư chất trí tuệ (trí thông minh, khả năng suy nghĩ và hiểu biết của họ) Phẩm chất sáng tạo Trình độ tri thức khoa học Kiến thức KHXHNV Kiến thức lôgíc học Trình độ ngoại ngữ và tin học Kinh nghiệm thực tiễn sư phạm quân sự Khả năng tiếp nhận, phát hiện, lựa chọn và xử lý thông tin; đánh giá vấn đề và giải quyết sáng tạo vấn đề trên cơ sở lập luận khoa học Kỹ năng truyền đạt kiến thức, tổ chức giảng dạy Kỹ năng xử lý tình huống trái chiều từ người học Khả năng nghiên cứu khoa học, viết sách, tài liệu, báo khoa học Năng lực đấu tranh tư tưởng, lý luận Tốt Khá TB Yếu Khó trả lời 67 31 2 0 0 75 37 20 25 38 12 21 57 65 23 46 32 4 6 15 52 16 54 0 0 0 0 0 2 0 0 0 0 0 0 28 60,5 11,5 0 0 18,5 65,5 16 0 0 17 27 55 1 0 14 64 22 0 0 17,5 52,5 28 2 0 11 Đánh giá phương pháp, kỹ năng TDPB của giảng viên trẻ KHXHNV trong hoạt động giảng dạy Mức độ đánh giá (%) Rất Phương pháp giảng dạy thường xuyên Giảng bài theo đúng kiến thức 85 Thường Thỉnh Hiếm Không xuyên thoảng khi bao giờ 15 0 0 0 192 trong giáo trình Gợi mở những vấn đề cần tranh luận, phản biện Hướng dẫn phương pháp tiếp cận, giải quyết vấn đề Nêu tình huống, vấn đề cho học viên tìm cách giải quyết Yêu cầu học viên nêu cách giải quyết vấn đề mới Sử dụng các phương pháp phát triển TDPB như: đặt câu hỏi 5W1H, công não, sơ đồ 22 66 12 0 0 17 46 32 5 0 12 35 49 3 0 21 21 12 46 0 18 20 45 17 0 tư duy… 12 Đánh giá về những nguyên nhân hạn chế về TDPB của giảng viên trẻ KHXHNV trong QĐNDVN hiện nay Nội dung Tổng số % - Chương trình, nội dung đào tạo có 87,7 những điểm chưa phù hợp - Nhận thức, trách nhiệm của các 5 chủ thể về TDPB của giảng viên trẻ KHXHNV - Nội dung, hình thức và biện pháp 82,7 5 bồi dưỡng chưa chú trọng đúng 85,8 mức đến TDPB của giảng viên trẻ 7 Đối tượng Giảng viên Giảng viên trẻ có kinh KHXHNV nghiệm (%) (%) 83 92,5 80,5 85 87,75 84 95,5 96 KHXHNV - Việc rèn luyện TDPB của giảng viên trẻ KHXHNV thông qua thực 95,7 tiễn giảng dạy, NCKH và ĐTTTLL 5 còn hạn chế 193 - Môi trường GD, ĐT và NCKH ở một số học viện, trường sĩ quan quân đội chưa tạo điều kiện thực sự thuận lợi cho phát triển TDPB của 90,7 5 86,5 95 95 97,5 giảng viên trẻ KHXHNV - Tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong tự rèn luyện, phát triển TDPB của một bộ phận giảng viên trẻ KHXHNV ở một số học viện, 96,2 5 trường sĩ quan chưa cao - Nguyên nhân khác 3 3,5 2,5 13 Đánh giá về giải pháp phát triển TDPB của giảng viên trẻ KHXHNV trong QĐNDVN hiện nay Tổng Nội dung số có kinh KHXHNV nghiệm (%) (%) 88 89,5 86,5 89,13 87 91,25 90,75 95 85,5 90 87,5 96 % - Nâng cao chất lượng đào tạo giảng viên KHXHNV - Làm tốt công tác tuyển dụng đội ngũ giảng viên trẻ KHXHNV - Phát huy vai trò, trách nhiệm của các chủ thể trong bồi dưỡng giảng 92,87 viên trẻ KHXHNV - Xây dựng kế hoạch và đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp bồi 87,7 5 dưỡng giảng viên trẻ KHXHNV - Tăng cường rèn luyện TDPB của 91,7 giảng viên trẻ KHXHNV trong 5 QĐNDVN hiện nay thông qua thực tiễn giảng dạy, nghiên cứu khoa học Đối tượng Giảng viên Giảng viên trẻ 194 và đấu tranh tư tưởng, lý luận - Xây dựng môi trường thuận lợi cho phát triển TDPB của giảng viên trẻ KHXHNV trong QĐNDVN hiện nay - Tích cực hóa nhân tố chủ quan của 96,7 5 96 97,5 giảng viên trẻ KHXHNV trong phát 96,5 95 98 triển TDPB của họ - Ý kiến khác 5,13 4,25 6 195 Phụ lục 3 PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC Đối tượng điều tra: Học viên ở một số học viện, trường sĩ quan quân đội (Học viện Chính trị, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Quân y, Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩ quan Pháo binh, Trường Sĩ quan Tăng Thiết giáp) Số lượng: 200 đồng chí Thời gian: 12/2019 - 6/2020 Thưa các đồng chí! Để góp phần nâng cao chất lượng một công trình khoa học, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến về một số nội dung dưới đây Nhất trí ý kiến nào đồng chí đánh dấu (x) vào ô trống () bên phải phương án trả lời Chúng tôi rất mong được sự giúp đỡ cộng tác của các đồng chí 1 Theo đồng chí, tư duy phản biện (TDPB) có cần thiết đối với quá trình học tập, công tác ở các nhà trường quân đội không? (Chọn một phương án) - Rất cần thiết 1 - Cần thiết 2 - Không cần thiết 3 - Khó trả lời 4 2 Đánh giá của đồng chí về giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn (KHXHNV) ở một số nội dung cơ bản sau? (Chọn một phương án) Nội dung đánh giá Trình độ kiến thức chuyên môn Phương pháp giảng dạy theo hướng phát triển TDPB của người học Thái độ phản biện Kỹ năng thiết kế tình huống có vấn đề để phát triển TDPB cho người học Tính lôgíc, hệ thống trong bài giảng Năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề Năng lực tổ chức các hình thức sau giảng Tốt Mức độ đánh giá Khá TB Thấp Khó trả lời 196 Năng lực hướng dẫn đề tài NCKH, khóa luận tốt nghiệp Khả năng vận dụng, phê phán các quan điểm sai trái, thù địch trong bài giảng 3 Đồng chí cho biết ý kiến về chất lượng bài giảng của giảng viên trẻ KHXHNV hiện nay? (Chọn một phương án) - Tất cả các bài giảng đều có chất lượng tốt 1 - Đa số các bài giảng có chất lượng tốt 2 - Một số bài giảng có chất lượng tốt, còn lại khá 3 - Còn nhiều bài giảng có chất lượng thấp 4 - Khó trả lời 5 4 Đồng chí cho biết ý kiến về hiệu quả sử dụng phương pháp, kỹ năng TDPB trong các buổi thảo luận, trao đổi, bài tập, của giảng viên trẻ KHXHNV hiện nay? (Chọn một phương án) - Tốt 1 - Khá 2 - Có mặt còn hạn chế 3 - Khó trả lời 4 5 Đồng chí đánh giá mức độ đổi mới phương pháp dạy học của giảng viên trẻ KHXHNV theo hướng phát triển TDPB ở nhà trường hiện nay như thế nào? (Chọn một phương án) - Tốt 1 - Khá 2 - Có mặt còn hạn chế 3 - Khó trả lời 4 6 Thông tin về đối tượng được điều tra - Đồng chí là học viên năm thứ? 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 Xin chân thành cảm ơn đồng chí! 197 Phụ lục 4 TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC Đối tượng điều tra: Học viên ở một số học viện, trường sĩ quan quân đội (Học viện Chính trị, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Quân y, Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩ quan Pháo binh, Trường Sĩ quan Tăng Thiết giáp) Số lượng: 200 đồng chí Thời gian: 12/2019 - 6/2020 1 Đánh giá mức độ cần thiết TDPB đối với quá trình học tập, công tác ở các học viện, trường sĩ quan quân đội Kết quả SL % - Rất cần thiết 120 60 - Cần thiết 80 40 - Không cần thiết 0 0 - Khó trả lời 0 0 2 Đánh giá một số nội dung cơ bản về TDPB của giảng viên trẻ Nội dung KHXHNV Nội dung đánh giá Trình độ kiến thức chuyên môn Phương pháp giảng dạy theo hướng phát triển TDPB của người học Thái độ phản biện Kỹ năng thiết kế tình huống có vấn đề để phát triển TDPB cho người học Tính lôgíc, hệ thống trong bài giảng Năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề Năng lực tổ chức các hình thức sau giảng Năng lực hướng dẫn đề tài NCKH, khóa luận tốt nghiệp Khả năng vận dụng, phê phán các quan điểm sai trái, thù địch trong bài giảng Tốt 22 Mức độ đánh giá (%) Khá TB Thấp Khó trả lời 70 8 0 0 30 52 18 0 0 32 54 12 0 2 36 58 6 0 0 45 48 42 52 51 52 3 1 6 0 0 0 0 0 0 55 42 3 0 0 36 58 6 0 0 198 3 Ý kiến về chất lượng bài giảng của giảng viên trẻ KHXHNV hiện nay Kết quả SL % - Tất cả các bài giảng đều có chất lượng tốt 18 9 - Đa số các bài giảng có chất lượng tốt 133 66,5 - Một số bài giảng có chất lượng tốt, còn lại khá 34 17 - Còn nhiều bài giảng có chất lượng thấp 15 7,5 - Khó trả lời 0 0 4 Ý kiến về hiệu quả sử dụng phương pháp, kỹ năng TDPB trong Nội dung các buổi thảo luận, trao đổi, bài tập, của giảng viên trẻ KHXHNV Kết quả SL % - Tốt 12 6 - Khá 74 37 - Có mặt còn hạn chế 114 57 - Khó trả lời 0 0 5 Đánh giá mức độ đổi mới phương pháp dạy học của giảng viên trẻ Nội dung KHXHNV theo hướng phát triển TDPB ở nhà trường hiện nay Nội dung - Tốt - Khá - Có mặt còn hạn chế - Khó trả lời Kết quả SL % 53 26,5 121 60,5 26 13 0 0 199 Phụ lục 5 CƠ CẤU ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN KHXHNV Ở CÁC HỌC VIỆN, TRUỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI Trình độ học vấn giảng viên trẻ KHXHNV Tỷ lệ giảng viên KHXHNV TT Giảng viên trên 35 tuổi Tên trường Tổng số Giảng viên trẻ (dưới 35 tuổi) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Giảng viên trẻ tuyển từ dân sự 1 Học viện Chính trị 215 169 78,61 46 21,39 05 2 Học viện Kỹ thuật quân sự 47 28 59,57 19 40.43 06 3 Học viện Quân y 52 44 84,61 8 4 Học viện Hậu cần 73 58 79,45 5 Học viện Khoa học quân sự 28 25 6 Học viện Phòng không - không quân 83 7 Trường Sĩ quan Chính trị 8 Tiến sĩ Thạc sĩ Cử nhân 14 32 16 2 15.39 5 3 15 20,55 12 3 89,29 3 10,71 2 1 65 78,31 18 21,69 12 6 172 141 81,98 31 18,02 13 18 Trường Sĩ quan Lục quân 1 90 65 74,57 25 25,43 7 18 9 Trường Sĩ quan Lục quân 2 157 142 90,45 15 9,55 10 Trường Sĩ quan Pháo binh 44 27 61,37 17 38,63 11 Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp 57 53 82,00 04 18,00 12 Trường Sĩ quan Đặc công 27 23 85,19 04 13 Trường Sĩ quan Thông tin 40 34 85 06 01 01 01 10 07 02 03 01 14,81 01 03 15 01 03 02 Nguồn: Phòng Chính trị ở một số học viện, trường sĩ quan (7/2020) 200 Phụ lục 6 THỐNG KÊ KẾT QUẢ GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TRẺ KHXHNV Ở MỘT SỐ HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI Nội dung Năm học 2019 - 2020 HVCT HVQY HVHC HVKTQS HVPK KQ TSQLQ1 TSQCT TSQTT TSQTTG TSQPB 65,8 51,4 48,6 64,2 54,4 56,6 60,7 42,4 46,0 56,8 Tốt 34,2 47,2 40,7 35,8 45,3 42,5 35,3 55,4 50,4 42,0 Khá 0 1,4 0,7 0 0,3 0,9 4 2,2 3,6 1,2 Đạt yêu cầu 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Không đạt yêu cầu Nguồn: Phòng Đào tạo và các Khoa giáo viên của một số học viện, trường sĩ quan quân đội (7/2020) Phụ lục 7 KẾT QUẢ NCKH CỦA GIẢNG VIÊN TRẺ KHXHNV Ở MỘT SỐ HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI Năm học 2019 - 2020 (Đơn vị tính: sản phẩm) Nội dung HVCT HVQY HVHC HVKTQS Tên trường HVPK TSQLQ1 KQ 3 2 TSQCT TSQTT TSQTTG TSQPB 11 9 20 6 5 0 0 0 Đề tài, chuyên đề, sáng kiến khoa học 13 15 20 10 9 6 10 0 0 0 Sách, giáo trình, tài liệu tham khảo 8 15 20 10 10 6 10 0 0 0 Hội thảo khoa học, đăng báo khoa học 14 10 20 18 12 4 12 1 1 2 Thông tin khoa học 233 121 88 83 120 187 298 123 126 105 Viết bài đấu tranh tư tưởng, lý luận Nguồn: Phòng Khoa học Quân sự và Khoa giáo viên một số học viện, trường sĩ quan quân đội (7/2020) 201 Phụ lục 8 KẾT QUẢ GIẢI THƯỞNG TUỔI TRẺ SÁNG TẠO TOÀN QUÂN CỦA GIẢNG VIÊN TRẺ KHXHNV Ở MỘT SỐ HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI (Từ năm 2016 - 2020) Ghi chú Tên trường Nội dung HVCT 2016 - 2017 2017 - 2018 2018 - 2019 2019 - 2020 11 13 12 14 HVQY HVHC HVKTQS 9 15 15 10 20 20 20 20 6 10 10 18 HVPK TSQLQ1 TSQCT KQ 3 2 5 9 6 10 10 6 10 12 4 12 TSQTT 0 0 0 2 TSQTT TSQPB G 0 0 0 0 0 0 1 1 Nguồn: Ban Thanh niên Quân đội, Tổng cục Chính trị, QĐNDVN (tháng 7/2020) Phụ lục 9 KẾT QUẢ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ CỦA GIẢNG VIÊN TRẺ KHXHNV Ở MỘT SỐ HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI (Năm học 2019- 2020) Nội dung Tên trường Ghi chú HVPK HVCT HVQY HVHC HVKTQS TSQLQ1 TSQCT TSQTT TSQTTG TSQPB KQ Hoàn thành xuất sắc 22% chức trách, nhiệm vụ Hoàn thành tốt chức 67% trách, nhiệm vụ Hoàn thành chức trách, 12% nhiệm vụ Không hoàn thành chức 0% trách, nhiệm vụ 25% 26% 16% 23% 36% 15% 17% 24% 23% 57% 57% 45% 55% 52% 54% 62% 55% 47% 10% 12% 06% 10% 17% 14% 12% 13% 11% 3% 0% 3% 5% 2% 0% 2% 0% 5% Nguồn: Phòng Chính trị và Khoa giáo viên một số học viện, trường sĩ quan quân đội (7/2020) 202 Phụ lục 10 KẾT QUẢ PHÂN LOẠI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN CỦA GIẢNG VIÊN TRẺ KHXHNV Ở MỘT SỐ HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI (Năm học 2019 - 2020) Ghi chú Tên trường Nội dung HVCT HVQY HVHC HVKTQS Hoàn thành xuất sắc 18% nhiệm vụ Hoàn thành tốt nhiệm vụ 57% Hoàn thành nhiệm vụ 22% Không hoàn thành 0% nhiệm vụ 33% 20% 28% 54% 12% 0% 52% 15% 0% 49% 16% 0% HVPK TSQLQ1 KQ 23% 31% 55% 10% 0% 62% 15% 3% TSQCT TSQTT 25% 27% 66% 11% 0% 52% 16% 0% TSQTT TSQPB G 27% 27% 44% 13% 0% 55% 21% 5% Nguồn: Phòng Chính trị và Khoa giáo viên một số học viện, trường sĩ quan quân đội (7/2020) Phụ lục 11 SỐ LƯỢNG GIẢNG VIÊN TRẺ KHXHNV ĐẠT DANH HIỆU GIẢNG VIÊN GIỎI CÁC CẤP Ở MỘT SỐ HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI (Từ năm 2016 - 2020) Ghi chú Tên trường Nội dung HVCT 2016 - 2017 2017 - 2018 2018 - 2019 2019 - 2020 11 13 8 14 HVQY HVHC HVKTQS 9 15 15 10 20 20 20 20 6 10 10 18 HVPK TSQLQ1 TSQCT KQ 3 2 5 9 6 10 10 6 10 12 4 12 TSQTT TSQTTG TSQPB 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 2 Nguồn: Phòng Chính trị và Khoa giáo viên một số học viện, trường sĩ quan quân đội (7/2020) ... LUẬN VỀ TƯ DUY PHẢN BIỆN CỦA g2 GIẢNG VIÊN TRẺ KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 2.1 Quan niệm tư phản biện tư phản biện giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn Quân đội. .. DUY PHẢN BIỆN CỦA GIẢNG VIÊN TRẺ KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1 Thực trạng tư phản biện giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn Quân đội nhân dân Việt Nam. .. triển tư phản biện giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn Quân đội nhân dân Việt Nam Chươn GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHẢN BIỆN CỦA g4 GIẢNG VIÊN TRẺ KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN TRONG QUÂN ĐỘI