1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ TRONG BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN BẢO VIỆT NAM. LIÊN HỆ CHÍNH SÁCH TUYÊN TRUYỀN VỀ BIỂN ĐÔNG CỦA TRUNG QUỐCGOI GIAO TIU LUN mon hc d

41 39 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Truyền thông quốc tế là một ngành quan trọng trong khoa học xã hội xảy ra xuyên biên giới quốc tế, nghiên cứu về bản chất và hiệu quả của truyền thông đại chúng đối với các cá

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

- -

TIỂU LUẬN

Môn học: Đại cương Truyền thông quốc tế

Đề Tài

TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ TRONG BẢO VỆ CHỦ

QUYỀN BIỂN BẢO VIỆT NAM LIÊN HỆ CHÍNH SÁCH

TUYÊN TRUYỀN VỀ BIỂN ĐÔNG CỦA TRUNG QUỐC

Giảng viên : PGS.TS Lê Thanh Bình

Sinh viên thực hiện : Vũ Thị Phương Thảo

Mã số sinh viên : LQT44B-051-1721

Hà Nội, 04/2020

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

I Định nghĩa, kiến thức tổng quan về truyền thông và truyền thông quốc tế 5 1 Định nghĩa 5

1.1 Truyền thông 5

1.2 Truyền thông quốc tế 6

2 Quá trình phát triển của truyền thông và truyền thông quốc tế 8

3 Chủ thể và đối tượng của truyền thông quốc tế 10

4 Lý thuyết Dòng chảy tự do thông tin của truyền thông quốc tế 13

5 Vai trò, lợi ích của truyền thông và truyền thông quốc tế 14

II Các thành tựu, hạn chế của Việt Nam trong việc sử dụng truyền thông quốc tế để bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia 17 1 Thực tiễn sử dụng truyền thông quốc tế trong bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia Việt Nam 17 1.1 Tình hình biển đảo Việt Nam 17

1.2 Thực tiễn sử dụng truyền thông quốc tế 19

2 Thành tựu 20

3 Hạn chế 25

III Chính sách tuyên truyền về Biển Đông của Trung Quốc 28

IV Các giải pháp đẩy mạnh truyền thông quốc tế để đấu tranh dư luận, thuyết phục công chúng quốc tế góp phần hiệu quả bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia 31

1 Tham khảo kinh nghiệm nước ngoài 32

2 Giải pháp đẩy mạnh truyền thông quốc tế 34

3 Những đề xuất nâng cao chất lượng của công tác truyền thông quốc tế 36

KẾT LUẬN 39

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Truyền thông quốc tế là một ngành quan trọng trong khoa học xã hội xảy ra xuyên biên giới quốc tế, nghiên cứu về bản chất và hiệu quả của truyền thông đại chúng đối với các cá nhân và xã hội, cũng như phân tích những nội dung truyền thông và các biểu hiện của truyền thông trong thực tế Với tư cách là một bộ môn khoa học liên ngành, nghiên cứu truyền thông quốc tế sử dụng các phương pháp và

lý thuyết của các ngành khoa học khác như xã hội học, nghiên cứu văn hoá, tâm lý học, lý thuyết nghệ thuật, lý thuyết thông tin, và kinh tế học Trong một thế giới

ngày càng “phẳng”, công chúng ngày càng có những nhu cầu cao hơn đối với nội

dung và chất lượng thông tin Phương thức truyền thông mới đã cho phép công chúng thu nhận thông tin bằng cả hình ảnh, âm thanh, văn bản; từ đó làm thay đổi cách tiếp cận thông tin của công chúng Tương tự như các quốc gia khác, ngành truyền thông quốc tế tại Việt Nam đòi hỏi phải phát huy hơn nữa vai trò to lớn của mình trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng, góp phần bình ổn các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội; đưa đất nước vượt qua những khó khăn trong giai đoạn hiện tại tiến tới hội nhập với khu vực và thế giới

Trong thời kỳ đổi mới, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam Trước những diễn biến căng thẳng trên Biển Đông, nhất là mối đe dọa từ phía Trung Quốc, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam là trách nhiệm thiêng liêng không chỉ đối với lịch sử dân tộc, mà còn là nhân tố quan trọng bảo đảm cho dân tộc và đất nước ta phát triển bền vững Đó là ý chí quyết tâm sắt đá không gì lay chuyển nổi của dân tộc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Đồng thời, việc sử dụng truyền thông quốc tế cũng là một trong những phương tiện góp phần to lớn giúp truyền đạt thông tin đến người dân trong nước và quốc tế, là tiếng nói của quốc gia dân tộc về chủ quyền, về cương vực lãnh thổ bất khả xâm phạm

Trang 4

Bài tiểu luận nhằm mục đích tìm hiểu kiến thức tổng quan về Truyền thông và Truyền thông quốc tế; phân tích thực trạng, thành tựu, hạn chế của Việt Nam trong việc sử dụng Truyền thông quốc tế để bảo vệ chủ quyền biển đảo; liên hệ với chính sách tuyên truyền Biển Đông của Trung Quốc; đồng thời từ đó đưa ra những đánh giá và đề xuất giải pháp phù hợp đẩy mạnh Truyền thông quốc tế để đấu tranh dư luận, thuyết phục công chúng quốc tế, nhằm góp phần hiệu quả bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam

Sinh viên thực hiện hy vọng rằng, nội dung tiểu luận sẽ góp phần mở rộng thông tin, kiến thức về Truyền thông quốc tế để mọi người có cái nhìn tổng quát hơn về Truyền thông quốc tế trong việc bảo vệ biên giới quốc gia, đồng thời cũng góp phần đề xuất những biện pháp ứng dụng các kinh nghiệm quốc tế cho thực tiễn Truyền thông quốc tế ở Việt Nam

Sinh viên thực hiện

Trang 5

I Định nghĩa, kiến thức tổng quan về truyền thông và truyền thông quốc tế

1 Định nghĩa

1.1 Truyền thông

„„ Truyền thông là cách truyền đạt hoặc trao đổi suy nghĩ, ý kiến hoặc thông tin bằng lời nói, bằng văn bản hoặc ký hiệu‟‟ – Trích dẫn tại từ điển trường American College

Truyền thông về cơ bản là một quá trình tương tác, truyền đạt thông tin và hiểu biết từ người này sang người khác Thông qua các tương tác như vậy, hai hoặc nhiều cá nhân, tổ chức tác động đến ý tưởng, niềm tin và thái độ của nhau Về cốt lõi, truyền thông là việc sử dụng các thông điệp để tạo ra ý nghĩa trên vô số nền văn hóa, bối cảnh và các phương tiện truyền thông

Trên thế giới, đã có rất nhiều chuyên gia nghiên cứu và tìm hiểu để đưa ra định nghĩa về truyền thông Trong đó, phải kể đến James R Wilson và Stan Le Roy Wilson (1998) - hai nhà phê bình, nhà lý luận, chuyên gia về truyền thông đại

chúng và văn hóa của Mỹ cho rằng truyền thông là „„một quá trình liên quan tới

việc phân loại, lựa chọn và chia sẻ cách diễn đạt, biểu tượng để giúp người nhận thông tin suy luận, khơi nguồn ra từ chính suy nghĩ của mình một ý tưởng tương tự như trong suy nghĩ của người truyền tải thông tin‟‟ trong cuốn sách „„Mass Media

- Mass Culture‟‟ xuất bản năm 2001 của hai tác giả Hay Denis Mcquail định nghĩa

truyền thông là „„một quá trình làm tăng tính phổ biến‟‟ Hovland, mặt khác, lại định nghĩa nó là „„một quá trình mà một nhà truyền thông truyền tải thông điệp

nhằm sửa đổi hành vi của các cá nhân khác‟‟ Và Warner Weaver, tiến thêm một

bước, coi truyền thông là „„phương thức mà một tâm trí có thể ảnh hưởng đến

người khác‟‟

Truyền thông dưới các góc độ khác nhau có thể được hiểu theo nhiều nghĩa

khác nhau Dưới góc độ ký hiệu lời, John R Hober (1954) cho rằng: „„Truyền

Trang 6

thông là quá trình trao đổi tư duy hoặc ý tưởng bằng lời‟‟ Dưới góc độ quyền lực,

„„Truyền thông là cơ chế qua đó quyền lực được thể hiện‟‟ 1

Bess Sodel, dưới góc

độ cấu trúc lại hiểu „„Truyền thông là quá trình chuyển đổi từ một tình huống đã có

cấu trúc như một tổng thể sang tình huống khác theo một thiết kế có chủ đích‟‟2

Không chỉ dừng lại ở đó, định nghĩa về truyền thông còn được quy định trong từng ngành nghề, lĩnh vực, khía cạnh khác nhau Tuy nhiên, các định nghĩa đều bao hàm một điểm chung đó là chỉ sự chia sẻ, truyền tải thông tin, ý nghĩ, ý tưởng,

ý kiến giữa con người với con người

Tại Việt Nam, PGS.TS Lê Thanh Bình trong cuốn Giáo trình Đại cương Truyền

thông quốc tế có nhận xét thế này: „„Theo nghĩa hẹp, Truyền thông là sự truyền tải

thông tin giữa hai hoặc nhiều đối tượng và đạt được hiệu quả giao tiếp nhất định Rộng hơn, truyền thông là một quá trình chia sẻ thông tin, giao tiếp tương tác giữa các đối tượng chủ thể không chỉ tìm đến những đặc điểm chung, tương đồng của nhau, mà đồng thời còn thể hiện, xây dựng hình ảnh riêng của chính mình‟‟

Truyền thông ra đời, phát triển cùng với quá trình hình thành và phát triển của

xã hội loài người Truyền thông là sản phẩm của xã hội loài người, là yếu tố động lực kích thích sự phát triển của xã hội; đồng thời là tiêu chí đánh giá trình độ phát triển, chỉ số thể hiện diện mạo văn hóa mỗi con người, cộng đồng và mỗi quốc gia

1.2 Truyền thông quốc tế

Truyền thông quốc tế (còn được gọi là nghiên cứu về truyền thông toàn cầu hoặc truyền thông xuyên quốc gia) là thông lệ giao tiếp xảy ra xuyên biên giới

quốc tế, thông qua sự phát triển và chia sẻ thông tin, truyền tải các thông điệp bằng lời nói và không bằng lời nói, trong các bối cảnh quốc tế Không thể phủ nhận sự phát triển và trỗi dậy của truyền thông quốc tế chịu ảnh hưởng to lớn và tranh thủ

1 Nguyễn Đình Lương: Nghề báo nói, 1993, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội

2 PGS TS Nguyễn Văn Dững, TS Đỗ Thị Thu Hằng, 2012, Truyền thông: Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB

Chính trị quốc gia, Tr.11-12

Trang 7

được những cơ hội mang lại từ sự vận động của chủ nghĩa tư bản toàn cầu dưới ảnh hưởng của toàn cầu hóa Vì vậy, trong vai trò là một lĩnh vực nghiên cứu, truyền thông quốc tế là một nhánh của nghiên cứu truyền thông, liên quan đến

phạm vi „„chính phủ với chính phủ‟‟, „„doanh nghiệp với doanh nghiệp‟‟ và

„„tương tác giữa người với người‟‟ ở cấp độ toàn cầu

Truyền thông quốc tế cũng có thể được xem là phân chia giữa: Giao dịch chính

thức, là hoạt động truyền thông của chính phủ và Giao dịch không chính thức hay

còn gọi là tương tác xuyên quốc gia, cụ thể là các hoạt động truyền thông liên quan đến các bên phi chính phủ Xét trên bình diện chính trị, truyền thông đóng vai trò trung tâm trong việc vận hành nền dân chủ chân chính, góp phần phát triển dân chủ hiện đại3

Đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về truyền thông quốc tế đến từ các học giả, các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới, tuy nhiên vẫn chưa có một định nghĩa nào được phần đa mọi người công nhận và coi là định nghĩa thống nhất Điều này không chỉ bởi truyền thông quốc tế là một lĩnh vực phát triển mà còn vì tính chất lịch sử mà nó đã trải qua Mỗi định nghĩa về truyền thông quốc tế được nêu lên là một sự phản ánh của quan điểm về lịch sử của mỗi học giả Trong một bài báo có

tựa đề „„Xác định truyền thông quốc tế như một lĩnh vực‟‟, Stevenson (1992) đã lưu ý một cách gượng gạo rằng „„thật khó để định nghĩa, nhưng bạn sẽ biết khi bạn

nhìn thấy‟‟ Còn đối với Aina (ibid) thì„„Truyền thông quốc tế tiêu biểu cho việc trao đổi truyền thông hoặc tương tác xuyên biên giới quốc gia, chính trị, văn hóa

và kinh tế; đồng thời nó được tạo điều kiện bởi sự phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia, nhóm và cá nhân‟‟4

Trên trang web Wikianswers.com định nghĩa truyền thông quốc tế là quá trình giao tiếp, trao đổi giữa hai hoặc nhiều quốc gia để giải

Trang 8

quyết các vấn đề và các mối quan ngại5

Tại Việt Nam, PGS.TS Lê Thanh Bình

nhận định: „„Truyền thông quốc tế là hoạt động truyền thông giữa các quốc gia

chủ yếu bằng các phương tiện truyền thông đại chúng, do sự tác nghiệp của các nhà báo quốc tế chuyên nghiệp/nhà truyền thông quốc tế‟‟ 6

Truyền thông quốc tế có một phần vai trò trong phong trào hướng tới nền chính phủ dân chủ hơn và nền kinh tế thị trường tự do càn quét trên toàn thế giới Nó đã tạo ra một loại chủ nghĩa đế quốc cấu trúc, nơi mà một quốc gia có thể trở thành trung tâm quyền lực Xét về mặt chính trị, truyền thông quốc tế đã làm gia tăng áp lực dân chủ hóa; một phần của nội dung bị thống trị bởi chính trị; hữu ích trong việc phổ biến, tuyên truyền ý tưởng và ý thức hệ chính trị; tăng cường ngoại giao công chúng; giảm đồng nhất chính trị Ngoài ra, truyền thông quốc tế còn là một lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn trong giới học thuật Các học giả trong lĩnh vực này xem xét mối quan hệ năng động giữa toàn cầu hóa và hùng biện, nghiên cứu cách truyền thông tin qua trao đổi văn hóa, xã hội, kinh tế và chính trị Từ đó thấy được rằng các khía cạnh này đang bị ảnh hưởng bởi một phương tiện truyền thông toàn

cầu mới nổi (như công nghệ kỹ thuật số, phương tiện truyền thông xã hội)

2 Quá trình phát triển của truyền thông và truyền thông quốc tế

Những nhà nghiên cứu về truyền thông tiêu biểu đầu tiên gồm Marshall McLuhan, Stuart Hall, Ien Ang và Jean Baudrillard Bài viết của Walter Benjamin

vào năm 1936 với tựa đề „„The Work of Art in the Age of Mechanical

Reproduction‟‟ (Tác phẩm nghệ thuật trong thời đại tái sản xuất cơ khí) đánh dấu

sự mở đầu của việc nghiên cứu quan hệ giữa các phương tiện truyền thông hiện đại

Trang 9

Ở nước Anh, vào những năm 1960, nghiên cứu truyền thông được giảng dạy ở khoa tiếng Anh Vào thời điểm đó, ngành khoa học này thường được giảng dạy ở bậc cao đẳng hay các trường kỹ thuật chứ chưa được dạy ở các trường đại học, trừ trường hợp ngoại lệ là tại Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá đương đại, Đại học Birmingham năm 1964, bởi Richard Hoggart Vào những năm 1970, Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá đương đại đã tập trung các nghiên cứu của mình vào mối quan hệ giữa truyền thông và quyền lực Dưới sự lãnh đạo của Stuart Hall, người nổi tiếng với mô hình mã hoá/giải mã, Trung tâm này đã thực hiện những nghiên cứu hết sức quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu truyền thông về mối quan hệ giữa các văn bản và khán giả

Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã tạo ra một hệ thống truyền thông quốc tế toàn cầu thật sự lần đầu tiên trong lịch sử Các sự kiện diễn ra ở khu vực này có thể ảnh hưởng đến các sự kiện ở khu vực khác và vì thế trở thành tâm điểm chú ý của các nước liên quan Đầu thập kỷ 1980, những phát minh trong công nghệ truyền thông và tầm nhìn của Ted Turner đã tạo ra một CNN, mạng lưới truyền thông tin tức toàn cầu đầu tiên của thế giới (Whittemore, 1990) CNN phát sóng tin tức mọi lúc mọi nơi trên trái đất thông qua truyền hình vệ tinh và truyền hình cáp Trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh những năm 1990 – 1991, CNN nổi lên như một thế lực toàn cầu trong trường quan hệ quốc tế, mạng lưới phủ sóng dày đặc của CNN

đã truyền cảm hứng cho những tổ chức truyền hình khác như BBC vốn đã có sẵn một mạng lưới radio phủ khắp thế giới, hay như NBC, và Star, để thành lập những mạng lưới truyền thông toàn cầu7

Nhưng, sự trỗi dậy của truyền thông toàn cầu thực sự chỉ mới bắt đầu một cách nghiêm túc vào cuối những năm 1980 và chưa phát huy hết tiềm năng của nó cho đến tận những năm 1990 Toàn cầu hóa giúp phổ biến những giá trị và văn hóa

7 Etyan Gilboa (2005) “The CNN Effect: The Search for a Communication Theory of International Relations”,

Political Communication, Vol 22, pp 27–44

Trang 10

chung trên toàn thế giới và thúc đẩy nhu cầu chia sẻ, trao đổi những giá trị chung

Từ đó làm tăng một lượng cầu lớn đối với thị trường truyền thông Ví dụ theo như

số liệu thống kê Internet Việt Nam 2019, người dùng Việt Nam dành trung bình tới

6 giờ 42 phút mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên quan tới mạng Internet, hay như số liệu cập nhật đến tháng 1 năm 2020, lượng người đang sử dụng dịch vụ Internet tại Việt Nam đã đạt con số 68,17 triệu người Ví dụ tiếp theo về sử dụng các phương tiện truyền thông là cuộc tranh cử tổng thống Mỹ năm 2008, các ứng viên đã sử dụng hai trang mạng xã hội MySpace và YouTube để vận động tranh

cử Nếu ứng cử viên của đảng Dân Chủ đều sử dụng MySpace để tập hợp lượng

người ủng hộ đông đảo (Barack Obama – 48.000 người; Hillary Clinton – 25.000

người), thì các ứng cử viên của đảng Cộng hòa sử dụng YouTube để phát những

bài vận động tranh cử của mình vì hiệu quả lan truyền thông tin của nó8

Phương tiện truyền thông đại chúng mới cũng đang tác động đến nền chính trị

và dân chủ, tuy nhiên còn quá sớm để biết được ảnh hưởng đó sẽ là cơ bản hay chuyển biến như thế nào Trong suốt thập kỉ 1990 hậu Chiến tranh Lạnh, nhiều người đã cho rằng mạng Internet sẽ thay đổi đáng kể tính chất của đời sống chính trị, nó sẽ mở ra một thế giới vô biên, trong đó các cộng đồng ảo nối mạng sẽ lật đổ các quốc gia – dân tộc kiểu cũ và kết nối mạng theo chiều ngang sẽ phá hủy hoàn toàn tất cả các mô hình tổ chức có thứ bậc theo chiều dọc Tuy nhiên, không bao lâu sau đó, thực tế đã chứng minh tính bất kha thi của sự biến đổi sâu rộng này, bởi các quốc gia – dân tộc đã thể hiện rằng họ hoàn toàn có khả năng áp đặt những giới hạn thực tế đối với việc sử dụng truyền thông thông qua mạng Internet Cho đến nay, trên thực tế, tác động của phương tiện truyền thông mới lên đời sống chính trị không nghiêm trọng bằng những tác động nảy sinh từ sự xuất hiện và ảnh hưởng rộng rãi của truyền hình Thật vậy, ngay trong những năm gần đây, sự phát triển

8

Theo Wikipedia

Trang 11

của truyền hình vệ tinh và truyền hình cáp đã tác động tới chính trị nhiều hơn bất

kỳ sự tiến bộ nào trong phương tiện truyền thông kỹ thuật số9

Trong một vài thập kỷ vừa qua, các nghiên cứu về truyền thông đại chúng thường quan tâm đến vấn đề hiệu quả truyền thông, đặc biệt những mối quan hệ như bạo lực trên phim và những thái độ quá khích ngoài đời thực Bài viết của

David Gauntlett năm 1998 „„Ten Things Wrong With the Media Effects Model‟‟

(Mười sai lầm với mô hình hiệu quả truyền thông) đã nêu ra những vấn đề mà các

nhà nghiên cứu trước ông đã mắc phải; trong tác phẩm viết sau đó, Gauntlett đã đề xuất các phương pháp nghiên cứu sáng tạo mới ở đó người tham gia được mời tạo

ra các chương trình truyền thông, một quá trình tự thể hiện bản thân được cho là có thể giúp tìm hiểu sâu hơn về những đặc điểm tâm lý ẩn sâu trong mỗi cá nhân

3 Chủ thể và đối tượng của truyền thông quốc tế

Chủ thể truyền thông quốc tế rất đa dạng, có thể hiểu theo hai nghĩa, nghĩa rộng

và nghĩa hẹp Trước hết về nghĩa rộng, chủ thể truyền thông bao gồm các tổ chức

có chức năng gắn với truyền thông như Bộ Ngoại Giao, Đài Truyền hình quốc gia hay Tập đoàn Truyền thông xuyên quốc gia; có thể là các hội đoàn chính trị - xã

hội, nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ; về nghĩa hẹp, chủ thể truyền thông có thể

là các nhà báo thuần túy/nhà báo quốc tế, nhà truyền thông quốc tế tác nghiệp truyền thông quốc tế; có thể là bất kỳ ai từ chính khách, doanh nghiệp học giả, nhà văn hóa, nhà ngoại giao cho đến sinh viên, công dân bình thường,…thực hiện việc tạo ra các sản phẩm truyền thông quốc tế10

Trang 12

yếu tố cốt lõi của truyền thông nói chung vẫn là những thành tố quan trọng được đề cập đến trong truyền thông quốc tế, ví dụ như: quy trình, chủ thể, công chúng của truyền thông quốc tế Tuy nhiên, trong truyền thông quốc tế, chúng được nhìn nhận từ góc độ mới - góc độ toàn cầu, mang tính chủ đề quốc tế, hướng tới những

vấn đề nổi bật xuyên biên giới quốc gia

Điều kiện tham gia vào truyền thông quốc tế đơn giản chỉ là sự liên kết chặt chẽ của đối tượng và chủ thể với cộng đồng quốc tế và sự có mặt của các phương tiện

truyền tải thông tin ở những địa bàn mà đối tượng công chúng sinh sống

Có những trùng hợp nhất định giữa „„truyền thông quốc tế‟‟ và „„thông tin đối

ngoại‟‟ Về định nghĩa, Thông tin đối ngoại là hoạt động truyền thông của một

quốc gia, hướng tới công chúng trong nước hoặc công chúng nước ngoài ở nước sở tại, chủ yếu bằng các phương tiện thông tin đại chúng, do sự tác nghiệp của các nhà báo chuyên trách/các tổ chức, cá nhân được phân công nhiệm vụ thông tin đối ngoại11

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, thông tin đối ngoại là hình thức phổ biến

của truyền thông quốc tế, mang tính phi vật chất và dễ thẩm thấu, hòa lẫn, không biết đến biên giới và giới hạn, có thể len lỏi khắp nơi cả về phạm vi địa lý lẫn xã hội, giữa các tầng lớp công chúng, từ nước này qua nước kia mà khó có khả năng ngăn chặn Các hoạt động thông tin đối ngoại đã giúp hình thành nên các tuyến thông tin xuyên biên giới giữa các quốc gia, nhằm mục đích tuyên truyền, quảng

bá, giải thích và thuyết phục công chúng nước ngoài - liên quan đến thái độ, đường lối, chính sách của quốc gia thực hiện hành vi truyền thông này

Tại Việt Nam, thông tin đối ngoại hướng tới nhóm công chúng là chính khách,

học giả, văn nghệ sĩ trí thức, nhân dân, Việt kiều ở nước ngoài và công chúng nước

ngoài ở Việt Nam Thông tin đối ngoại phản ánh kịp thời chủ trương, chính sách

phát triển kinh tế-xã hội và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, những

11

Theo PGS TS Lê Thanh Bình

Trang 13

thành tựu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam, giúp dư luận bên ngoài hiểu rõ hơn, đúng hơn về Việt Nam, thu hút sự quan tâm và gây ấn tượng tốt đẹp với bạn bè quốc tế về Việt Nam Hình ảnh đất nước Việt Nam hoà bình, ổn định, đổi mới, đang phát triển năng động, là điểm đến an toàn và tin cậy của đầu tư, du lịch, con người, lịch sử và nền văn hoá lâu đời hết sức phong phú và giàu bản sắc dân tộc của Việt Nam đã được nhân dân thế giới và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài biết tới thông qua nhiều kênh và bằng nhiều hình thức khác nhau

Với thực tiễn đó, có thể gọi, mọi hoạt động „„thông tin đối ngoại‟‟ của nhà nước

là „„truyền thông quốc tế‟‟, nhưng chiều ngược lại: „„truyền thông quốc tế‟‟ không phải là „„thông tin đối ngoại‟‟ Đó là điểm khác biệt căn bản của truyền thông quốc

tế hiện nay so với trước kia

4 Lý thuyết Dòng chảy tự do thông tin của truyền thông quốc tế

Từ Tuyên ngôn về quyền tại bang Virginia năm 177612, lần đầu tiên tự do ngôn

luận được đưa vào trong tự do báo chí, từ đó tiếp tục hình thành „„tự do thông tin‟‟

theo nhiều cách khác nhau cùng với mỗi hiến pháp, dự luật, học thuyết hoặc luật

mới

Lý thuyết dòng chảy tự do thông tin (Free flow of information) là một trong

những lý thuyết quan trọng của truyền thông quốc tế, ra đời sau Thế chiến II, khi trật tự thế giới đã bắt đầu hình thành hai cực đối đầu với một bên là chủ nghĩa tư bản tự do và bên kia là các nước xã hội chủ nghĩa Truyền thông quốc tế đã trở thành một phần trong cuộc chiến tranh này Đối với những người ủng hộ chủ nghĩa

tư bản, chức năng chính của truyền thông quốc tế là phát huy tính dân chủ, tự do

12 Virginia Declaration of Rights - Tuyên ngôn về quyền của bang Virginia năm 1776 là văn bản pháp lý quan trọng

trong lịch sử pháp luật thế giới Đây là văn bản pháp lý có tính khởi nguồn về quyền con người, khởi nguồn về phân quyền và là văn bản pháp lý có ảnh hưởng sâu sắc đến các văn bản pháp lý khác sau này như: Tuyên ngôn độc lập của Mỹ, Tuyên ngôn về quyền của Mỹ và Tuyên ngôn về quyền con người và quyền công dân của Pháp cũng như nhiều văn bản pháp lý khác

Trang 14

ngôn luận, thượng tôn pháp luật và mở rộng thị trường tự do Kể từ khi chiến tranh

thế giới thứ II diễn ra, dòng chảy tự do thông tin trở thành một chính sách quan

trọng như một khía cạnh chính trị trong cách tiếp cận của chính phủ Hoa Kỳ đối với truyền thông quốc tế Thường có sự kết hợp thuật ngữ giữa nguyên tắc quản trị dân chủ được tìm thấy trong hiến pháp của các quốc gia và điều lệ của các cơ quan Liên Hợp Quốc; với nguyên tắc chính trị thúc đẩy tình trạng thương mại tự do để xuất khẩu nội dung tin tức và giải trí xuyên biên giới quốc gia Vào cuối Thế chiến

II, Hoa Kỳ nổi lên như một cường quốc kinh tế - quân sự thống trị và bắt đầu thúc

đẩy chính sách dòng chảy tự do thông tin như một nguyên tắc dân chủ phổ quát đối

với các quốc gia khác Hoa Kỳ cũng đồng thời là một trong những quốc gia đã đề xuất và phê chuẩn việc đưa các quyền tự do ngôn luận và dòng chảy thông tin tự

do trong hiến chương của Liên Hợp Quốc Khi Chiến tranh Lạnh bắt đầu vào cuối những năm 1940, vấn đề dòng chảy tự do thông tin mang một đặc tính mới, khiến

nó trở thành một yếu tố chính trị lâu dài bao gồm cả vấn đề kiểm soát thông tin của chính phủ và xuất khẩu tin tức - giải trí sang các nước khác

Trái ngược với Marxist, những người ủng hộ quy định của nhà nước về truyền

thông và phương tiện truyền thông, cho rằng xét theo khái niệm dòng chảy tự do

thông tin phản ánh niềm tin tư bản của phương Tây thì thị trường không nên bị

kiểm soát hoặc kiểm duyệt Các nhà truyền thông xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô ủng hộ quan niệm báo chí và truyền thông phải do nhà nước lãnh đạo, làm chủ, chi phối để phục vụ lợi ích của giới lãnh đạo và quốc gia dân tộc mình Thực

tế, hầu hết các tài nguyên truyền thông của thế giới đều tập trung ở phương Tây, do Chính phủ phương Tây, các chủ sở hữu phương tiện truyền thông và cộng đồng doanh nghiệp điều phối Do đó, thị trường dòng chảy tự do thông tin phục vụ cho

cả mục đích kinh tế, chính trị và các chính sách điều tiết liên quan đến chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa Mác Lợi ích về vốn và tiền tệ không phải là điều duy nhất

bị đe dọa trong kỷ nguyên chiến tranh lạnh Hoa Kỳ muốn lan rộng tầm ảnh hưởng

Trang 15

của mình ở các quốc gia khác trên thế giới, từ đó củng cố vị thế toàn cầu trong mắt các quốc gia này Sự thống trị của phương Tây đã thực sự đạt được do bão hòa thị trường truyền thông giải trí nước ngoài với những lý tưởng của họ về chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tư bản

5 Vai trò, lợi ích của truyền thông và truyền thông quốc tế

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, vai trò và ảnh hưởng của truyền thông trong xã hội quốc gia, hay quốc tế đã và đang thay đổi theo một chiều hướng khác

Về mặt quan hệ, đó vẫn là sự tác động qua lại giữa ba nhân tố: quyền lực chính trị, truyền thông và công luận, nhưng trong những điều kiện hoàn toàn khác Thế giới ngày nay bất ổn hơn về mọi mặt Với truyền thông, công chúng dễ bị kích động, dễ

bị lôi kéo vào mọi thứ Điều này giải thích một phần sự phát triển của chủ nghĩa khủng bố, không chỉ nảy sinh từ đói nghèo, bất bình đẳng mà cả từ đụng độ văn hóa, đối kháng về lòng tin, vượt khỏi những khái niệm truyền thống đặc trưng quốc gia dân tộc và quan hệ quốc tế truyền thống: chủ quyền, lãnh thổ, quốc gia

Có lập luận cho rằng khả năng giao tiếp với ai đó trên toàn cầu có nhiều lợi ích

tích cực Dòng tự do thông tin trong xã hội đương đại ngày càng tăng cường kết

nối và tạo điều kiện cho toàn cầu hóa, nhưng cũng mang đến mối đe dọa về chuẩn hóa văn hóa13

Sự chuẩn hóa mà Zayani gợi ý được đẩy mạnh thông qua hiện tượng electronic

colonialism – Chủ nghĩa thực dân điện tử „„Mạng điện tử toàn cầu đã phát triển trong thập kỷ trước đang buộc chúng ta phải xác định lại ý tưởng của mình về chủ quyền 14 ‟‟ Chủ nghĩa thực dân điện tử bắt nguồn từ lý thuyết rằng „„Tập trung vào cách truyền thông toàn cầu…ảnh hưởng đến cách mọi người nhìn, suy nghĩ và

13 Zayani, M (2011), Media, cultural diversity and globalization: challenges and opportunities, Journal of Cultural

Diversity, v 7, p 48

14 Hachten, William A., and James Francis Scotton (2017), The World News Prism: Global Information in a Satellite

Age Malden, MA: Blackwell Pub.

Trang 16

hành động 15 ‟‟ Trong nhiều năm liền, McPhail đã nghiên cứu về các chủ đề của

truyền thông đại chúng quốc tế Sự kết tụ và toàn cầu hóa là một phần của nền tảng

chủ nghĩa thực dân điện tử, có „„tiềm năng thực sự để thay thế hoặc thay đổi các

giá trị văn hóa, ngôn ngữ, lối sống hoặc thói quen, hoạt động hoặc nghi lễ gia đình trước đây 16 ‟‟ Các giá trị và các yếu tố văn hóa cuối cùng bị thay thế bởi những giá

trị phổ biến trong hệ tư tưởng thống trị

Truyền thông đại chúng thống trị đời sống tinh thần của xã hội hiện đại, và do

đó là mối quan tâm mạnh mẽ đến xã hội học Từ những nghiên cứu đầu tiên vào những năm 1930, mối quan tâm chính là với sức mạnh tiềm ẩn trong công nghệ truyền thông mới, đặc biệt là đài phát thanh và truyền hình Adolf Hitler sử dụng thành công của đài phát thanh tuyên truyền là một bài học đối tượng trong những mối nguy hiểm có thể Các khái niệm về xã hội đại chúng thêm sức mạnh cho đến

ý tưởng rằng các phương tiện truyền thông điện tử có thể tạo ra một tình huống Orwellian kiểm soát tâm trí, với khối lượng thụ động chi phối bởi một tầng lớp tinh nhỏ của truyền thông

Có thể nói, truyền thông và truyền thông quốc tế có vai trò quan trọng đối với

xã hội vì những lợi ích thực tế mà nó mang lại, đặc biệt là khi công nghệ thông tin

và truyền thông đại chúng phát triển rất nhanh ở khắp mọi nơi, kéo theo đó là nền kinh tế tri thức, nhu cầu chia sẻ thông tin và các sản phẩm thông tin ngày càng phát triển cùng nhiều hiện tượng xã hội mới Truyền thông và truyền thông quốc tế từ

đó đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội như: tâm lý học, lịch sử học, báo chí học… Mối tương quan giữa truyền thông và Internet là một mối quan hệ tương hỗ mà có thể nhận thấy trong nhiều mặt của đời sống xã

15 McPhail, Thomas L (2010) Global Communication: Theories, Stakeholders, and Trends Chichester, West

Sussex, U.K.: Wiley-Blackwell, p22

16 McPhail, Thomas L (2010) Global Communication: Theories, Stakeholders, and Trends Chichester, West

Sussex, U.K.: Wiley-Blackwell, p23

Trang 17

hội, gắn liền với các phương thức truyền thông đại chúng thông dụng Với sự phát triển mạnh mẽ đan xen của 2 lĩnh vực bổ trợ cho nhau này, thời gian vừa qua, đã

có nhiều cuốn sách, tham luận, luận văn đề cập tới vấn đề này Trong đó, nhiều tác phẩm đã đề cập tới sự tác động của các phương tiện truyền thông mới, trong đó có mạng xã hội đối với truyền thông và truyền thông quốc tế tại Việt Nam

Cuốn sách của tác giả Bùi Hoài Sơn17

đề cập tới sự phát triển của các phương tiện truyền thông mới ở Việt Nam với hai đại diện tiêu biểu là điện thoại di động

và Internet Trong đó, tác giả điểm qua một số phương diện lý thuyết trong việc nghiên cứu phương tiện truyền thông mới ở Việt Nam; phân tích những thay đổi trong văn hoá - xã hội dưới ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông mới với

12 điểm được xem là cơ bản nhất: sự thay đổi trong giao tiếp của cá nhân và xã

hội, „„cái tôi” trong xã hội gia tăng, sự thay đổi của không gian xã hội và cá nhân,

sự thay đổi của giải trí, dân chủ hoá đời sống xã hội, sự hỗn loạn của thông tin và việc hình thành các tiểu văn hoá, sự thay đổi cách truyền đạt tri thức trong xã hội, khoảng cách số trong xã hội, những hình thức phạm tội mới nảy sinh, thay đổi cách thức kinh doanh, cung cấp dịch vụ, những nhu cầu mới, lối sống mới, những ngôn ngữ mới, và những thay đổi tâm lý cá nhân

II Các thành tựu, hạn chế của Việt Nam trong việc sử dụng truyền thông quốc tế để bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia

1 Thực tiễn sử dụng truyền thông quốc tế trong bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia Việt Nam

1.1 Tình hình biển đảo Việt Nam

Vào ngày 14/10/2019, TS Tạ Đình Thi - tổng cục trưởng Tổng cục Biển và hải

đảo Việt Nam nhận định „„Chủ quyền biển đảo của chúng ta bị thách thức nghiêm

trọng Biển Đông có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn, cũng như các

17 Bùi Hoài Sơn (2008), „„Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hoá xã hội ở Việt Nam”, NXB Khoa

học Xã hội

Trang 18

tranh chấp chủ quyền trong khu vực Bên cạnh đó, khó khăn tiếp theo là những biến đổi, suy thoái môi trường biển tự nhiên‟‟ 18

Tính từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX đến nay, có thể chia sự phát triển của vấn đề Biển Đông thành ba giai đoạn chính19

:

Giai đoạn thứ nhất (1974-1990, khi Chiến tranh lạnh kết thúc): Bản chất vấn đề

Biển Đông trong giai đoạn này cơ bản chỉ là tranh chấp lãnh thổ, chủ yếu liên quan giữa một số nước trong khu vực và Trung Quốc

Giai đoạn thứ hai (1990-2010): Bản chất vấn đề Biển Đông mở rộng từ tranh

chấp lãnh thổ trở thành vấn đề an ninh khu vực Các nước xung quanh Biển Đông trong thời gian này liên tục đưa ra những yêu sách về quyền chủ quyền ở Biển Đông, dẫn đến hình thành những khu vực biển chồng lấn rộng lớn Từ đây, Biển Đông đã trở thành một vấn đề quan trọng trong quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc Các bên liên quan tới vấn đề Biển Đông bắt đầu sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ lợi ích của mình, bao gồm cả quân sự, chính trị, ngoại giao, pháp lý

Giai đoạn thứ ba (từ năm 2010 đến nay): Tình hình Biển Đông tiếp tục diễn

biến phức tạp khi Trung Quốc gia tăng các đòi hỏi chủ quyền vô lý, cải tạo các cấu trúc địa lý thành đảo nhân tạo và quân sự hóa trái phép Bản chất vấn đề Biển Đông được mở rộng hơn, trở thành tâm điểm tập hợp lực lượng và cạnh tranh giữa các nước lớn Các nước ngoài khu vực, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a bắt đầu can dự vấn đề Biển Đông nhân danh an ninh, an toàn hàng hải, hàng không

và bằng nhiều biện pháp khác nhau, chủ yếu là thông qua các biện pháp ngoại giao

đa phương và trên thực địa; khía cạnh an ninh được mở rộng cả ở trên biển và trên

18 Nhật Đăng, „„Chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông đang bị thách thức nghiêm trọng‟‟,

https://tuoitre.vn , truy cập ngày 04/05/2020

19 TS Trần Việt Thái, „„Bảo vệ chủ quyền biển đảo trong bối cảnh mới‟‟, Tạp chí tổ chức nhà nước, https://tcnn.vn , truy cập ngày 07/05/2020

Trang 19

không Gần đây nhất, theo báo tuoitre.vn ngày 5/5 một đội tàu hải quân Trung Quốc vừa ngang nhiên tiến hành một đợt huấn luyện ở vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam , ngoài huấn luyện chống hải tặc, đội tàu nói trên, gồm có một tàu khu trục và một tàu hộ vệ, còn tiến hành huấn luyện bắn đạn thật

Như vậy, xét về bản chất, vấn đề Biển Đông hiện nay bao gồm ba lớp: Lớp trong

cùng là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Trung Quốc và một số nước trong khu

vực, giữa các nước ASEAN có chồng lấn quyền chủ quyền trên Biển Đông Lớp

giữa là vấn đề an ninh khu vực giữa ASEAN và Trung Quốc Lớp ngoài cùng là

cạnh tranh chiến lược và tập hợp lực lượng giữa các nước lớn Tình hình Biển Đông những năm qua căng thẳng hơn, phức tạp hơn, gia tăng nhanh chóng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng của các sự cố; phạm vi các sự cố trên biển, trên không liên tục được mở rộng sâu xuống phía Nam và lên cả biển Hoa Đông; gia tăng đáng kể số bên liên quan tới tranh chấp, nhất là sự tham gia của các nước lớn

ở những mức độ khác nhau; có xu hướng quân sự hóa và bán quân sự hóa rõ rệt; tính chất của vấn đề Biển Đông ngày càng thách thức luật pháp quốc tế, ngay cả khi phán quyết của Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 đã được đưa ra; vai trò của ASEAN còn hạn chế, các giải pháp ở cấp độ khu vực chưa có hiệu quả

1.2 Thực tiễn sử dụng truyền thông quốc tế

Việc sử dụng truyền thông quốc tế để bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia là hoạt động chính trị quan trọng Bởi biển đảo là một bộ phận không thể thiếu cấu thành lên chủ quyền quốc gia, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Tuy nhiên, đây vẫn là một trong những khái niệm khá mới mẻ và đang được các nhà lý luận về truyền thông tập trung nghiên cứu, tìm tòi để đưa ra các phương pháp, học thuyết nghiên cứu Truyền thông quốc tế có nhiệm vụ cơ bản trong việc thực hiện và triển khai

Trang 20

đường lối đối ngoại về chính trị, phục vụ phát triển kinh tế đối ngoại, phục vụ ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa Tầm quan trọng của truyền thông xét về mặt chính trị, quyền lực có thể được xác định lại hay xác định mới trong phương thức các quốc gia phân bổ lại quyền lực của mình trong mô hình quyền lực quốc gia và toàn cầu

Chúng ta đều biết rằng, nguồn tin là nơi xuất phát của các thông điệp Thông điệp chuyên chở những nội dung cho nguồn tin Trong một thế giới ngày càng

“phẳng”, công chúng Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với lượng thông tin vô cùng

phong phú cả về số lượng, chất lượng, thể loại; nội dung mang cả tính tích cực lẫn tiêu cực Đối tượng tiếp nhận thông tin cũng đã được chủ động liên kết, lựa chọn,

sử dụng, cung cấp và tương tác vào nội dung thông tin Trong bối cảnh đó, các cơ quan truyền thông trong nước cũng đã có sự thay đổi, tiến bộ vượt bậc cả về công nghệ; cách thức tổ chức, phương thức hoạt động; bố trí, sử dụng nguồn nhân lực để cạnh tranh thông tin và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới Chính phủ, các cơ quan truyền thông, các hội – ban ngành mang những đặc thù riêng; đặc biệt cơ quan hành chính nhà nước có chức năng và nhiệm quản lý và thực hiện các hoạt động báo chí ngành; do đó hoạt động thông tin tuyên truyền vừa

có những điểm giống, vừa có những điểm khác biệt với các cơ quan khác trên thế giới khi các hoạt động thông tin chủ yếu chính là các hoạt động thông tin báo chí

và các hoạt động thông tin khác Cụ thể, các công cụ của hoạt động thông tin tuyên

truyền bao gồm: Thông tin báo chí (Công tác báo chí ngành, Theo dõi báo chí,

Họp báo, Cung cấp thông tin, Quan hệ báo chí ngoài ngành…), Xử lý khủng

hoảng, Tổ chức sự kiện và các hoạt động truyền thông khác

Những năm qua, trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quân và nhân dân Việt Nam đã triển khai tích cực các hoạt động bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia

Ngày đăng: 28/06/2021, 07:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w