1. Trang chủ
  2. » Tất cả

TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ- TRUNG QUỐC TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NGÀNH DỆT MAY CỦA VIỆT NAM

109 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • LỜI CAM ĐOAN

  • DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

  • DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

  • Từ viết tắt

  • Nghĩa đầy đủ tiếng Việt

  • KNXK

  • Kim ngạch xuất khẩu

  • NDT

  • Nhân dân tệ

  • Từ viết tắt

  • Nghĩa đầy đủ tiếng Anh

  • Nghĩa đầy đủ tiếng Việt

  • China National Textile and Apparel Council

  • Hội đồng Dệt may quốc gia Trung Quốc

  • Ministry of International Trade and Industry

  • Bộ Thông tin và Công nghiệp Trung Quốc

  • Vietnam Cotton and Spinning Association

  • Hiệp hội bông sợi Việt Nam

  • Office of Textiles and Apparel

  • Cơ quan dệt may thuộc Bộ thương mại Mỹ

  • National Council of Textile Orrganizations

  • Hội đồng toàn quốc các tổ chức dệt may Mỹ

  • TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

  • Luận văn tập trung nghiên cứu tác động của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc tới hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam, trên cơ sở đó dự báo diễn biến của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc và đưa ra các khuyến nghị, giải pháp nâng cao tác động tích cực và giảm thiểu các tác động tiêu cực của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc tới hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam.

  • Nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương:

  • Chương 1: Luận văn đã khái quát cơ sở lý luận về chiến tranh thương mại nói chung và chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc nói riêng từ đó rút ra được những tác động của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc đến bản thân mỗi quốc gia tham gia vào cuộc chiến tranh và đến toàn cầu.

  • Chương 2: Tập trung làm rõ thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của ngành dệt may Mỹ và Trung Quốc trong vòng xoáy của chiến tranh thương mại và đi sâu phân tích tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc tới hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam qua phương pháp nghiên cứu định tính, trên cơ sở đó đánh giá kết quả và chỉ ra các tác động tích cực và tiêu cực của chiến tranh thương mại tới hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam

  • Chương 3: Trên cơ sở kết quả phân tích của chương hai, luận văn đã đưa ra những dự kiến về tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung Quốc tới hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam theo hai chiều hướng bao gồm kịch bản chiến tranh thương mại tiếp tục leo thang và kịch bản hai quốc gia đạt được thỏa thuận, chiến tranh thương mại kết thúc. Bên cạnh đó, dựa trên kết quả đánh giá các cơ hội và thách thức mà chiến tranh thương mại mang đến cho hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam ở chương hai, luận văn đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam trong vòng xoáy của chiến tranh thương mại.

  • LỜI MỞ ĐẦU

    • 1. Tính cấp thiết của đề tài

    • 2. Tình hình nghiên cứu

    • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

    • 3.1 Mục đích nghiên cứu

    • 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

    • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 4.1 Đối tượng nghiên cứu

    • 4.2 Phạm vi nghiên cứu

    • 5. Phương pháp nghiên cứu

    • 6. Kết cấu luận văn

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUÁT VỀ CUỘC CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ- TRUNG QUỐC

    • 1.1 Khái quát về chiến tranh thương mại

      • 1.1.1 Khái niệm về chiến tranh thương mại

      • 1.1.2 Nguyên nhân của chiến tranh thương mại

      • 1.1.3 Biểu hiện của chiến tranh thương mại

      • 1.1.4 Tác động của chiến tranh thương mại

      • 1.1.4.1 Tác động tích cực

      • 1.1.4.2 Tác động tiêu cực

    • 1.2 Khái quát về chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc

      • 1.2.1 Tổng quan về mỗi quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc

        • 1.2.1.1 Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Mỹ- Trung Quốc

  • Biểu đồ 1.1: Tổng giá trị thương mại hàng hóa giữa Mỹ và Trung Quốc giai đoạn 2009-2019

  • Bảng 1.1: Tổng giá trị lượng hàng của 5 quốc gia nhập khẩu lớn nhất vào Mỹ từ 2004 đến 2019 (tỷ USD)

    • 1.2.1.2 Hoạt động đầu tư giữa Mỹ- Trung Quốc

  • Biểu đồ 1.2 FDI từ Trung Quốc vào Mỹ giai đoạn 2010-2019

  • Biểu đồ 1.3 FDI từ Mỹ vào Trung Quốc giai đoạn 2010-2018

    • 1.2.1.3 Mất cân bằng thương mại

  • Biểu đồ 1.4 Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc giai đoạn 2012-2019

    • 1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thương mại Mỹ- Trung

      • 1.2.2.1 Nguyên nhân ngoại giao

      • 1.2.2.2 Nguyên nhân kinh tế

      • 1.2.2.3 Nguyên nhân chính trị

    • 1.2.3 Diễn biến chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc

  • Bảng 1.2 Các sự kiện chính trong cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc

    • 1.2.4 Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc

    • 1.2.4.1 Tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc đến Trung Quốc

      • Đối với nền kinh tế

      • Đối với doanh nghiệp

  • Biểu đồ 1.5 Thị phần hàng may mặc của Trung Quốc tại Mỹ từ 2016 đến 2019

    • 1.2.4.2 Tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc đến Mỹ

      • Đối với nền kinh tế

      • Đối với người tiêu dùng

      • Đối với nông dân Mỹ

    • 1.2.4.3 Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc đến toàn cầu

      • Đối với thương mại toàn cầu

      • Đối với hoạt động đầu tư

      • Đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu

  • CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ- TRUNG QUỐC TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

    • 2.1 Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của ngành dệt may Mỹ trong bối cảnh của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc

      • 2.1.1 Tổng quan về ngành dệt may Mỹ

      • 2.1.1.1 Năng lực sản xuất

      • 2.1.1.2 Hoạt động xuất nhập khẩu

  • Biểu đồ 2.1 Giá trị xuất khẩu ngành dệt may Mỹ từ 2009 đến 2019

    • 2.1.1.2 Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ lực

  • Biểu đồ 2.2 Cơ cấu thị phần các sản phẩm trong tổng giá trị xuất khẩu của ngành dệt may Mỹ năm 2019

  • Biểu đồ 2.3 Các quốc gia có giá trị xuất khẩu vải nhiều nhất vào thị trường Mỹ năm 2019

  • Biểu đồ 2.4 Cơ cấu thị phần các sản phẩm trong tổng giá trị nhập khẩu ngành dệt may Mỹ giai đoạn từ 2000 đến 2019

  • Biểu đồ 2.5 Các quốc gia có giá trị nhập khẩu hàng may mặc nhiều nhất vào thị trường Mỹ năm 2019

    • 2.1.2 Tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc tới hoạt động xuất nhập khẩu của ngành dệt may Mỹ

    • 2.1.1.2 Tác động tới hoạt động nhập khẩu

    • 2.1.1.2 Tác động tới hoạt động xuất khẩu

  • Biểu đồ 2.6 Khối lượng và giá trị xuất khẩu bông Mỹ trong giai đoạn từ tháng 8/2017 đến tháng 2/2018 và giai đoạn từ tháng 8/2018 đến tháng 2/2019

    • 2.2 Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của ngành dệt may Trung Quốc trong bối cảnh của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc

      • 2.2.1 Tổng quan về ngành dệt may Trung Quốc

      • 2.1.1.1 Năng lực sản xuất

      • 2.1.1.2 Hoạt động xuất nhập khẩu

      • 2.1.1.3 Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ lực

      • 2.2.2 Tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc tới hoạt động xuất nhập khẩu của ngành dệt may Trung Quốc

      • 2.1.1.2 Tác động tới hoạt động nhập khẩu

      • 2.1.1.2 Tác động tới hoạt động xuất khẩu

  • Biểu đồ 2.7 Các quốc gia xuất khẩu may mặc lớn nhất vào thị trường Mỹ từ 2000 đến 2019

    • 2.3 Thực trạng hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc

      • 2.3.1 Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam

      • 2.3.1.1 Năng lực sản xuất

      • 2.3.1.2 Hoạt động xuất nhập khẩu

      • 2.3.1.3 Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ lực

      • 2.3.2 Tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc tới hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam sang Trung Quốc

      • 2.3.2.1 Kim ngạch xuất khẩu

  • Biểu đồ 2.8 Thị phần các nước xuất khẩu sợi vào Trung Quốc năm 2019

    • 2.3.2.3 Sản lượng xuất khẩu

  • Biểu đồ 2.9 Sản lượng xuất khẩu sợi Việt Nam vào thị trường Trung Quốc giai đoạn 2017-2019

    • Đơn vị: Tấn

    • Nguồn: Trade map

    • 2.3.2.4 Đơn giá xuất khẩu

    • 2.3.3 Tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc tới hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may của Việt Nam sang Mỹ

    • 2.3.3.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc

    • 2.3.3.2 Thị phần xuất khẩu

  • Biểu đồ 2.10 Thị phần hàng xuất khẩu may mặc Việt Nam và Trung Quốc sang thị trường Mỹ giai đoạn từ 2010 đến 2019

    • 2.3.3.3 Sản lượng xuất khẩu

  • Biểu đồ 2.11 Sản lượng hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam và Trung Quốc sang thị trường Mỹ giai đoạn từ 2012 đến 2019

  • Đơn vị: Nghìn tỷ M2

    • 2.3.3.4 Đơn giá xuất khẩu

  • Biểu đồ 2.12 Đơn giá trung bình hàng may mặc xuất khẩu vào thị trường Mỹ của 5 quốc gia Trung Quốc, Việt Nam, Bangladesh, Indonesia và Hondura

  • Đơn vị: USD

    • Tóm lại, có thể thấy về cơ bản các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam sang thị trường Mỹ đang đón đầu được nhiều cơ hội mà xung đột thương mại mang lại do hoạt động xuất khẩu hàng may mặc Trung Quốc sang thị trường Mỹ bị tác động nặng nề từ cuộc chiến tranh. KNXK, thị phần và sản lượng hàng may mặc Việt Nam năm 2019 đều có xu hướng gia tăng so với năm 2018; tuy nhiên đơn giá xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam chưa thực sự cạnh tranh do tác động từ sự mất giá của đồng Nhân dân tệ và khả năng nội tại của ngành may mặc Việt Nam.

    • 2.3.4 Tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc tới hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam sang các thị trường khác

  • Hình 2.1 Các thị trường xuất nhập khẩu chính của ngành dệt may Việt Nam năm 2019

    • 2.3.4.1 Tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung Quốc tới hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam sang thị trường EU và thị trường Nhật Bản

  • Biểu đồ 2.13 Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU và Nhật Bản giai đoạn 2016 đến 2019

    • 2.3.4.2 Tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung Quốc tới hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc

    • 2.4 Đánh giá tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc tới hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam

      • 2.4.1 Tác động tích cực

  • Biểu đồ 2.14 Tỷ giá hối đoái Nhân Dân Tệ và Việt Nam Đồng

  • Biểu đồ 2.15 Xuất khẩu dệt may của Việt Nam giành thị phần từ Trung Quốc tại Mỹ

    • 2.4.2 Tác động bất lợi

  • CHƯƠNG III: DỰ BÁO DIỄN BIẾN CUỘC CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ- TRUNG QUỐC VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

    • 3.1 Dự báo diễn biến cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc

    • Xung đột thương mại Mỹ- Trung Quốc bắt nguồn từ những mâu thuẫn về địa chính trị hơn là một cuộc chiến thương mại đơn thuần, do đó rất khó để dự báo cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung sẽ kéo dài bao lâu và khi nào sẽ kết thúc. Tuy nhiên, về cơ bản diễn biến của cuộc chiến tranh thương mại sẽ đi theo hai chiều hướng hoặc là tiếp tục leo thang hoặc là hai bên đạt thỏa thuận và chiến tranh thương mại kết thúc.

      • 3.1.1 Kịch bản chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc ngày càng leo thang

      • 3.1.2 Kịch bản chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc kết thúc, hai bên gỡ bỏ các hàng rào thương mại

    • 3.2 Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc

    • Những cơ hội và thách thức mà chiến tranh thương mại đem lại đòi hỏi Nhà nước cần phối hợp với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam để từng bước tháo gỡ những khó khăn, tồn tại và khai thác các cơ hội mà xung đột thương mại Mỹ- Trung Quốc đem lại.

      • 3.2.1. Giải pháp từ phía Nhà nước

    • Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần sự hỗ trợ của nhà nước trong việc tạo ra môi trường ngành và các chính sách thuận lợi. Nhà nước nên hỗ trợ cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam theo các hướng dưới đây

    • 3.2.1.1 Phát triển công nghiệp phụ trợ dệt may

    • Ngành dệt may Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi tình trạng thiếu tự chủ, tự cường về nguyên liệu, chủ yếu chỉ sản xuất sợi và sản phẩm may mặc. Hiện nay, tỷ lệ phần trăm nguyên liệu bông và 60% vải vẫn phải nhập khẩu. Chính vì phải nhập khẩu quá lớn nên giá thành sản phẩm sẽ bị đẩy lên cao, so với Trung Quốc, giá thành các sản phẩm dệt may Việt Nam cao hơn 20-30% so với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc. Thêm nữa là trong bối cảnh của chiến tranh thương mại, nhập khẩu số lượng lớn nguyên phụ liệu sẽ làm cho ngành dệt may Việt Nam phải chịu sức ép của các nhà cung cấp nước ngoài, đối mặt với rủi ro các nhà cung cấp nước ngoài sử dụng thuế quan áp vào nguyên phụ liệu để hạn chế tính cạnh tranh của các sản phẩm may mặc Việt Nam. Đồng thời nhập khẩu phần lớn nguyên liệu từ Trung Quốc cũng khiến ngành dệt may Việt Nam đứng trước rủi ro bị áp thuế chống lẩn tránh từ Mỹ. Tình trạng thiếu hụt nguyên phụ liệu này một phần là do sự phát triển mất cân đối giữa ngành dệt và ngành may. Hiện nay, chỉ có 30% sản phẩm ngành dệt đáp ứng được nhu cầu cho ngành may xuất khẩu. So với các nước trong khu vực, năng suất lao động của ngành dệt nước ta chỉ bằng 30-50%.

    • Với thực trạng trên, để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may, trước hết Bộ Công thương cần lên định hướng để quy hoạch phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đặc biệt tập trung vào phát triển ngành dệt nhuộm trong giai đoạn tới. Đồng thời, Bộ cũng cần đề xuất các gói hỗ trợ về tín dụng, nguồn nhân lực, đổi mới sáng tạo,… nhằm tạo sức hút cho ngành công nghiệp phụ trợ dệt may, thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong và ngoài nước tập trung vào lĩnh vực này. Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần phối hợp với Bộ Công thương để quy hoạch các khu công nghiệp dành riêng cho dệt nhuộm với cơ sở hạ tầng được chuẩn bị sẵn và bảo đảm tốt cho hoạt động của doanh nghiệp, nhất là về xử lý an toàn môi trường để hỗ trợ các doanh nghiệp giảm bớt khó khăn về chi phí cũng như địa điểm đầu tư. Để đảm bảo đầu ra cho ngành công nghiệp phụ trợ dệt may, Chính phủ cũng cần ban hành các chính sách ưu đãi về thuế quan để khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong hoạt động sản xuất. Có thể thấy để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may không phải là một giải pháp đơn giản mà cần sự chung tay phối hợp của các Bộ ban ngành; tuy nhiên ngành công nghiệp phụ trợ dệt may phát triển sẽ giúp các doanh nghiệp dệt may trong nước tự chủ về nguyên phụ liệu, đáp ứng được yêu cầu về quy tắc xuất xứ tạo cơ sở để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

    • 3.2.1.2 Hỗ trợ cung cấp và cập nhật thông tin về diễn biến của chiến tranh thương mại để doanh nghiệp nâng cao hiểu biết và có chương trình hành động

    • Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn biến hết sức phức tạp và khó đoán đồng thời tác động mạnh mẽ đến hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam. Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải xây dựng các chiến lược kinh doanh và kế hoạch sản xuất linh động phù hợp với những chuyển biến của thị trường trong từng giai đoạn. Để làm được điều này, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hơn hết cần sự hỗ trợ của Nhà nước để có thể nắm bắt được các diễn biến mới nhất của chiến tranh thương mại một cách kịp thời từ đó xây dựng các chương trình hành động để đối phó với những biến động xấu từ cuộc chiến tranh thương mại đồng thời cũng đón đầu được các cơ hội căng thẳng thương mại mang lại.

    • Với mục tiêu hỗ trợ và cung cấp diễn biến mới nhất của căng thẳng thương mại Mỹ- Trung Quốc đến các doanh nghiệp dệt may Việt Nam một cách kịp thời, các cơ quan của Bộ Công thương như Cục Xuất nhập khẩu, Vụ Thị trường châu Âu, châu Mỹ, Vụ thị trường châu Á, châu Phi cần theo dõi sát sao tình hình của cuộc chiến thương mại đồng thời tổng hợp các số liệu diễn biến của thị trường dệt may Mỹ và Trung Quốc thường xuyên theo tháng và theo quý,… đồng thời phối hợp với các Hiệp hội Dệt may Việt Nam để chuyển giao thông tin đến các doanh nghiệp dệt may Việt Nam qua các ấn phẩm và trang điện tử của Bộ Công thương. Đồng thời Bộ Công thương cũng cần cùng các Hiệp hội Dệt may thường xuyên tổ chức các hội thảo cập nhật các thông tin của cuộc chiến tranh thương mại đến các doanh nghiệp dệt may, giúp các doanh nghiệp dệt may cập nhật được diễn biến mới nhất của cuộc chiến, nắm được danh mục hàng hóa bị áp thuế của Mỹ và Trung Quốc, những yêu cầu, tiêu chuẩn, kỹ thuật,… hiện hành đối với hàng nhập khẩu vào thị trường Mỹ và Trung Quốc từ đó có kế hoạch sản xuất kinh doanh nhanh chóng và kịp thời.

    • 3.2.1.3 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp dệt may

    • Nguồn nhân lực cho ngành dệt may Việt Nam hiện nay còn yếu và thiếu cả đội ngũ lao động có trình độ cao và cả đội ngũ lao động sản xuất trực tiếp. Với đội ngũ lao động có trình độ cao, ngành dệt may thiếu những nhà thiết kế chuyên nghiệp có trình độ cao, có khả năng tạo ra các mẫu mã phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng; thiếu đội ngũ cán bộ quản lý tốt am hiểu về các thị trường xuất khẩu. Với đội ngũ lao động trực tiếp, theo như đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, khả năng sử dụng thiết bị của các công nhân may Việt Nam chỉ đạt hiệu suất là 70% trong khi ở các nước trong khu vực là 90%. Trong khi đó, chiến tranh thương mại Mỹ- Trung đang mang đến cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam cùng các quốc gia khác tăng trưởng thị phần; đặc biệt là tại thị trường Mỹ. Cơ hội để xúc tiến thị phần tại một thị trường tiêu thụ lớn như Mỹ yêu cầu đội ngũ nhân lực trong ngành cần được đào tạo chuyên nghiệp để tạo nền tảng giúp hàng dệt may Việt Nam tăng cường tính cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành. Trước tình hình đó, Nhà nước cần có các chính sách để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp dệt may từ đó nâng cao năng lực của ngành để cạnh tranh với các đối thủ đến từ các quốc gia như Bangladesh, Ấn Độ , Pakistan,…

    • Để đạt mục tiêu phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp dệt may, trước hết Bộ Công thương cần có kế hoạch xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Dệt may Việt Nam để định hướng cho các cơ quan, ban ngành cùng nhau phối hợp thực hiện. Vụ Tổ chức cán bộ trực thuộc Bộ Công thương cần phối hợp với các trường Đại học, cao đẳng mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý kinh tế- kỹ thuật, cán bộ bán hàng chuyên ngành dệt may, cán bộ kỹ thuật,… và mở các khóa đào tạo về kỹ năng quản lý sản xuất, kỹ năng bán hàng, thiết kế và phân tích vải,.. để nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực hiện có của các doanh nghiệp dệt may. Bên cạnh đó, Bộ Công thương cần phối hợp với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội để thành lập tổ công tác gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động nhằm tăng cường hoạt động gắn kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp sản xuất dệt may, đặc biệt đối với thực hành, thực tập để thích ứng yêu cầu thực tế của cơ sở sản xuất. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng đầu vào nguồn nhân lực cho ngành dệt may Việt Nam, dựa trên chương trình đào tạo nguồn nhân lực do Bộ Công thương đề ra, Bộ Giáo dục cần lên kế hoạch hệ thống hóa lại chương trình đào tạo tại tất cả các trường có đào tạo đại học và cao đẳng cho ngành dệt may, đặc biệt là tại trường đại học chuyên ngành dệt may như Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội. Hệ thống đào tạo cần được chỉnh sửa theo hướng cập nhật với công nghệ trong cả lĩnh vực kỹ thuật công nghệ và lĩnh vực quản lý đồng thời mở thêm các chuyên ngành đào tạo theo hướng liên ngành để tiếp cận với công nghệ như: kỹ thuật cơ điện tử trong thiết bị dệt may, tin học ứng dụng trong lĩnh vực dệt may, thương mại điện tử, thiết kế thời trang bằng công nghệ 3D,…để từng bước tăng cường chất lượng nguồn nhân lực đầu vào đáp ứng các yêu cầu trong hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp dệt may.

    • 3.2.1.4 Hỗ trợ và xúc tiến thương mại

    • Cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung Quốc mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu đến thị trường Mỹ và các thị trường tiềm năng như EU, Nhật Bản,…. Do đó, để tận dụng cơ hội mà cuộc chiến thương mại mang lại, Nhà nước cần tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, nâng cao cả về chất và lượng, triển khai phối hợp đa dạng với nhiều biện pháp cả trong nước lẫn ngoài nước để hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phát triển hoạt động xuất khẩu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.

    • Để hỗ trợ và xúc tiến thương mại cho ngành dệt may Việt Nam, Cục xúc tiến thương mại trực thuộc Bộ Công thương cần phối hợp với các Hiệp hội Dệt may Việt Nam để tăng cường tổ chức các hội chợ chuyên ngành dệt may, hội chợ hàng tiêu dùng,… giúp các doanh nghiệp dệt may tăng cường cơ hội quảng bá sản phẩm và tìm kiếm khách hàng. Ngoài ra, các thương vụ Việt Nam ở các quốc gia cần chịu trách nhiệm cung cấp các thông tin chung về thị trường như quy mô, tốc độ tăng trưởng, xu hướng tiêu dùng, sức mua,… của hàng dệt may và thông tin về các đối thủ cạnh tranh để hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong việc đánh giá các thị trường xuất khẩu tiềm năng. Đồng thời Bộ Công thương cần phối hợp với các thương vụ Việt Nam tạo vai trò cầu nối cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam với các nhà nhập khẩu để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giảm được các chi phí tìm kiếm bạn hàng và có được thông tin xác thực về nhu cầu nhập khẩu hàng của các nhà nhập khẩu.

    • 3.2.1.5 Tăng cường quan hệ thương mại thông qua các FTA để phát triển thị trường mới

    • Mỹ và Trung Quốc là hai thị trường chính cho hoạt động xuất khẩu ngành sợi và may mặc của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, sự phụ thuộc quá nhiều vào hai thị trường Mỹ và Trung Quốc khiến các doanh nghiệp dệt may Việt Nam ở vào thế bị động nhất là khi chiến tranh thương mại đang diễn biến theo chiều hướng khó lường. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với Nhà nước là cần tăng cường quan hệ thương mại với các quốc gia thông qua các FTA để hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phát triển thị trường mới.

    • Hiện nay có 12 hiệp định Việt Nam tham gia đàm phán, có hiệu lực và đang thực thi bao gồm Hiệp định ASEAN, ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN - Australia- New Zealand, ASEAN - Ấn Độ, ASEAN - Nhật Bản, Việt Nam - Nhật Bản, Việt Nam - Chi lê, Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á-Âu, CPTPP, ASEAN - Hồng Kông đã mở ra thị trường tiêu thụ tiềm năng cho hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao cần phối hợp với Bộ Công thương để tiếp tục đàm phán phát triển quan hệ thương mại với các quốc gia và khu vực khác là thị trường tiềm năng cho hoạt động xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam. Ngoài ra, đối với những FTA đã ký kết, Bộ Công thương cần chỉ đạo các bộ ban ngành như Vụ xuất nhập khẩu phối hợp với các Hiệp hội Dệt may Việt Nam để giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiểu rõ về các quy định, yêu cầu của các FTA, từ đó có những chính sách tìm kiếm khách hàng tại các thị trường mới, tận dụng cơ hội mà các FTA mang lại.

      • 3.2.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp

    • 3.2.2.1 Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu

    • Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sợi và hàng may mặc trong đó Trung Quốc là thị trường xuất khẩu sợi chủ yếu của Việt Nam chiếm 68% tổng KNXK sợi. Đối với ngành may mặc, Mỹ là thị trường xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, chiếm 45% tổng KNXK hàng may mặc. Sự phụ thuộc quá nhiều vào hai thị trường chính này khiến cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bị tác động mạnh mẽ trước diễn biến của cuộc chiến tranh thương mại. Trong hơn 1 năm từ khi chiến tranh thương mại bùng nổ, các doanh nghiệp xuất khẩu sợi Việt Nam đã vô cùng khó khăn trước sự sụt giảm mạnh mẽ lượng cầu từ thị trường Trung Quốc. Trong khi đó, sự tăng trưởng thị phần hàng dệt may liên tục ở thị trường Mỹ cũng khiến cho các doanh nghiệp đứng trước rủi ro bị áp thuế chống lẩn tránh bởi quốc gia này do 60% nguyên liệu vải được nhập khẩu từ Trung Quốc để sản xuất các sản phẩm dệt may Việt Nam. Đứng trước tình hình này yêu cầu các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần đa dạng hóa thị trường, giảm phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường chính để chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hạn chế sự tác động tiêu cực quá mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ các thị trường này.

    • Với yêu cầu trên, các doanh nghiệp cần có các chiến lược tiếp cận các thị trường tiềm năng, cần nghiên cứu kỹ các yếu tố thị hiếu khách hàng, tính phù hợp, giá cả và khả năng cạnh tranh với các đối thủ để quyết định phương thức thâm nhập thị trường cho phù hợp. Ngoài ra, doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần tận dụng những lợi ích từ việc ký kết FTA giữa Việt Nam với các thị trường trọng điểm như châu Âu, châu Mỹ, …. để làm định hướng và là động lực chuyển hướng thương mại. Yêu cầu cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam lúc này là cần nghiên cứu kỹ chính sách ưu đãi của các hiệp định cùng những đòi hỏi của các thị trường mục tiêu để có thể lên kế hoạch nghiên cứu mở rộng thị trường hoàn chỉnh nhằm mục tiêu đa dạng hóa thị trường và không bị phụ thuộc quá nhiều vào một, hai thị trường chính.

    • 3.2.2.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh

    • Chiến tranh thương mại khiến cho thị phần hàng may mặc Trung Quốc tại thị trường Mỹ sụt giảm nhưng cũng đồng thời tạo cơ hội cho các quốc gia lân cận nâng cao thị phần như Việt Nam, Ấn Độ, Bangladesh, …. Thị phần sụt giảm ở thị trường Mỹ có thể sẽ được các doanh nghiệp Trung Quốc chuyển giao sang các thị trường khác như EU, Nhật Bản,…. Đứng trước xu thế này đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh để không chỉ phát triển thị phần ở thị trường Mỹ mà còn cần đảm bảo tính cạnh tranh ở các thị trường khác như EU, Nhật Bản,….

    • Với tình hình chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc diễn ra khó đoán, để nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần xây dựng các chiến lược để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường cạnh tranh về giá và không ngừng phát triển tính mới của sản phẩm. Đầu tư tự động hóa, ứng dụng công nghệ thông tin và từng bước triển khai sản xuất thông minh là một trong những giải pháp giúp các doanh nghiệp dệt may nâng cao năng suất lao động giúp giảm số lao động cho doanh nghiệp, từ đó giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, nhu cầu chọn sản phẩm thân thiện với môi trường đang ngày càng phát triển trong những năm gần đây là một trong những tiêu chí mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần nắm bắt để phát triển tính mới của sản phẩm. Để tạo ra các sản phẩm dệt may theo hướng phát triển xanh nhằm đón đầu xu hướng mới của người tiêu dùng toàn cầu, các doanh nghiệp dệt may cần trang bị thiết bị xử lý chất thải và tập trung dùng các nguyên liệu bền vững hơn như bông vải hữu cơ, bông vải có trữ lượng hóa chất thấp hay tre và tơ nhân tạo.

    • 3.2.2.3 Chủ động nguồn cung nguyên vật liệu, phụ liệu

    • Theo số liệu từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam, năm 2019 KNXK của dệt may Việt Nam đạt hơn 39 tỷ USD nhưng nhập khẩu nguyên phụ liệu chiếm tới 22,36 tỷ USD. Điều này cho thấy doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung nguyên liệu từ nước ngoài. Thực tế cho thấy đối với ngành may mặc Việt Nam, 60% nguyên liệu vải vẫn cần phải nhập khẩu từ Trung Quốc. Sự phụ thuộc vào nguồn cung nguyên vật liệu từ nước ngoài khiến các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khó có thể chủ động trong hoạt động sản xuất; gây khó khăn khi đáp ứng các đơn hàng lớn đặc biệt là trong tình hình bất ổn của thị trường hiện nay.

    • Để hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn cung ngoài nước, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần tính toán, đa dạng lại nguồn cung trước hết là cần tận dụng các nguồn nguyên vật liệu, phụ liệu trong nước. Các doanh nghiệp có thể cùng nhau tìm kiếm các nguồn hàng trong nước có chất lượng tốt, ổn định, cùng nhau tiến hành ký kết hợp đồng mua nguyên liệu chung để giảm giá thành trên số lượng, sản phẩm lớn, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Mặt khác đối với việc thu mua nguyên liệu trong nước, các doanh nghiệp cần chú ý liên kết với các hộ sản xuất bằng cách hỗ trợ về vốn, cách thức trồng trọt, thu hoạch,…và sau đó thu mua nguyên liệu từ họ sản xuất. Với phương pháp này, doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc giám sát chất lượng và số lượng nguyên liệu thu mua , hạn chế tình trạng không ổn định về chất lượng cũng như sự biến động giá của nguyên liệu đầu vào. Song song với việc đẩy mạnh hợp tác trong nước, các doanh nghiệp Việt Nam cần lựa chọn những đối tác lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu tham gia vào ngành dệt, đặc biệt chú trọng phối hợp chặt chẽ với các đối tác trong khối ASEAN, nhóm nước TPP để chủ động đặt những đơn hàng mua bán nguyên phụ liệu có tính chiến lược lâu dài để tạo sự ổn định cho nguồn phụ liệu đáp ứng được những quy định chặt chẽ về xuất xứ dệt may. Việc tham gia chuỗi cung ứng Dệt may ASEAN (SAFSA) cũng là một trong những giải pháp giúp DN dệt may Việt Nam tránh được việc nhập khẩu nguồn nguyên phụ liệu quá lớn từ Trung Quốc, từ đó thu hút được các dòng đầu tư trong khối vào Việt Nam trong lĩnh vực nguyên phụ liệu, tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm.

    • 3.2.2.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    • Trong bối cảnh của chiến tranh thương mại, ứng dụng công nghệ số, kỹ thuật số vào hoạt động sản xuất của ngành dệt may Việt Nam đang ngày càng phát triển nhằm nâng cao chất lượng và gia tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm. Xu hướng này đòi hỏi nguồn nhân lực có kỹ năng và nền tảng tư duy tốt, đã qua đào tạo để có thể vận hành và sử dụng công nghệ trong quá trình sản xuất. Do đó, phát triển và đào tạo nguồn nhân lực là yếu tố then chốt để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể khai thác tốt các nguồn nguyên liệu, tăng năng suất lao động và năng lực quản lý nhằm mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh trước những diễn biến khó lường của xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

    • Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần được thực hiện ở hai khâu: (1) nâng cao hiểu biết và kiến thức về quy tắc xuất xứ dệt may và các quy định đối với hàng dệt may tại các thị trường đặc biệt là thị trường Mỹ (2) nâng cao trình độ kỹ thuật chuyên môn của cán bộ, công nhân viên. Đối với việc nâng cao hiểu biết và kiến thức về quy tắc xuất xứ dệt may, doanh nghiệp cần song song kết hợp tổ chức các khóa đào tạo cho cán bộ, công nhân viên và mời các chuyên gia trong nước, chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy, phổ biến kiến thức thường niên. Doanh nghiệp cũng cần xây dựng bộ phận trực tiếp thu thập, tổng hợp, cập nhật các thông tin liên quan tới các quy định của Mỹ về sản phẩm dệt may nhập khẩu, các quy định mới, hướng dẫn thực hiện, các thông tin về pháp lý,…Việc nâng cao trình độ kỹ thuật, chuyên môn của cán bộ, công nhân cần được thực hiện dài hơi và đồng bộ ở tất cả các bộ phận : bộ phận quản trị doanh nghiệp, bộ phận thiết kế, bộ phận may, bộ phận quảng cáo,…. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng lao động đầu vào, doanh nghiệp dệt may cần tạo mối liên kết với các trường đại học đào tạo kỹ thuật như Đại học Bách Khoa, Đại học Công nghiệp,… để nuôi dưỡng và nắm bắt được nguồn nhân lực có trình độ cao ngay từ khâu tuyển dụng. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là giải pháp cần có sự đầu tư cùng những chính sách hợp lý của doanh nghiệp. Về lâu dài, nguồn nhân lực có trình độ cao giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng nội tại để nắm bắt được những cơ hội mà chiến tranh thương mại mang lại.

    • 3.2.2.5 Nâng cao năng lực pháp lý và thương mại

    • Diễn biến khó đoán của căng thẳng thương mại cùng vị trí địa lý giữa hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc đặt ra khả năng các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc chuyển hàng sang Việt Nam để gian lận xuất xứ hàng hóa trước khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ nhằm né tránh thuế quan. Sự thiếu hiểu biết về pháp lý và thương mại trong hoạt động sản xuất, kinh doanh có thể dẫn đến trường hợp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bị Mỹ đánh thuế lẩn tránh xuất xứ hàng hóa. Do đó, các doanh nghiệp dệt may cần có các biện pháp nâng cao năng lực pháp lý và thương mại để chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình đồng thời cũng nắm bắt được những cơ hội mà chiến tranh thương mại mang lại.

    • Để nâng cao năng lực pháp lý và thương mại trong bối cảnh của căng thẳng thương mại Mỹ- Trung Quốc, trước hết các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam cần chủ động tìm hiểu các yêu cầu, quy định hiện hành liên quan đến kỹ thuật, chất lượng, xuất xứ,…. của các quốc gia nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam đặc biệt là Mỹ, tăng cường cập nhật danh mục hàng hóa bị áp thuế của cả Mỹ và Trung Quốc cũng như động thái của đồng USD và NDT. Thêm vào đó, cần tìm hiểu sâu hơn những quy định mới nhất của Mỹ nhất là với các loại hàng hóa trong danh mục bị áp thuế để đa dạng hóa xuất khẩu vào thị trường này. Đồng thời, lãnh đạo các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần dần hình thành thói quen sử dụng tư vấn pháp lý và chuyên gia tư vấn trước các quyết định kinh doanh trong thương mại quốc tế để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh thống nhất, phù hợp với pháp luật và quy chế hiện hành.

      • 3.2.3. Giải pháp từ phía Hiệp hội Dệt may Việt Nam

    • Hiệp hội Dệt may Việt Nam có vai trò là cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp với các cơ quan Nhà nước; tổng hợp ý kiến của hội viên về các tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, từ đó đưa ra các kiến nghị chung với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan nhằm tháo gỡ những khó khăn và đưa ra các phương hướng hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trước những diễn biến khó đoán của cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung. Một số giải pháp nhằm tăng cường vai trò của Hiệp hội Dệt may Việt Nam trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam nhằm tận dụng được những cơ hội và hạn chế những khó khăn từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung như sau

    • 3.2.3.1 Nâng cao năng lực hoạt động của hiệp hội

    • Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ- Trung đang có những tác động mạnh mẽ đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cùng những diễn biến khó đoán trong thời gian tới đòi hỏi sự hỗ trợ của Chính phủ và hơn hết từ Hiệp hội Dệt may để các doanh nghiệp có sự chuẩn bị nhằm hạn chế tối đa những khó khăn trong giai đoạn này. Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi bản thân Hiệp hội Dệt may cần phải nâng cao năng lực hoạt động để tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam trong thời gian tới.

    • Nâng cao năng lực hoạt động của Hiệp hội Dệt may Việt Nam cần thông qua tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật của Hiệp hội tương xứng với sự phát triển sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của ngành dệt may; tăng cường nguồn nhân lực có chuyên môn, am hiểu thị trường, am hiểu sâu sắc các tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung đến ngành dệt may Việt Nam như các yêu cầu, quy định hiện hành liên quan đến kỹ thuật, chất lượng, xuất xứ,…. của các quốc gia nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam; các chuyển biến của đồng USD và NDT cùng các danh mục hàng hóa bị áp thuế của Mỹ và Trung Quốc; tích cực tham gia vào các tổ chức hoặc các hiệp hội ngành dệt may quốc tế như AFTEX, AAF, IAF, ICBT… Chỉ khi năng lực hoạt động của hiệp hội được tăng cường và củng cố thì mới có thể phát huy tốt vai trò của mình trong việc định hướng và hỗ trợ các doanh nghiệp hội viên chủ động thích ứng và xây dựng những chiến lược kinh doanh phù hợp với những giai đoạn cụ thể của cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung.

    • 3.2.3.2 Nâng cao năng lực thu thập và xử lý thông tin của hiệp hội

    • Diễn biến khó đoán của cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung trong thời gian tới đòi hỏi các doanh nghiệp may mặc Việt Nam cần phải nắm bắt thông tin kịp thời để nhanh chóng có những phương hướng kinh doanh phù hợp. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần nắm bắt được thực trạng kinh doanh cùng những khó khăn nội tại của các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc để có những chính sách hỗ trợ kịp thời. Để làm được điều này hơn hết cần sự phối hợp của Hiệp hội Dệt may Việt Nam không ngừng nâng cao năng lực thu thập và xử lý thông tin làm cầu nối giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý để hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tận dụng các cơ hội và hạn chế những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh giữa bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc.

    • Để nâng cao năng lực thu thập và xử lý thông tin, Hiệp hội cần huy động các phương tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, cập nhật pháp luật và các quy định từ phía đối tác xuất khẩu một cách kịp thời, đồng thời hướng dẫn cho doanh nghiệp triển khai thực hiện trên thực tế. Ngoài ra, Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận thu thập và xử lý thông tin đặc biệt là các thông tin liên quan đến cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc. Hiệp hội cần nắm chắc danh sách hàng hóa bị áp đặt thuế quan của Mỹ và Trung Quốc đồng thời phối hợp với các thương vụ Việt Nam ở các quốc gia đặc biệt là tại Mỹ và Trung Quốc để thông tin kịp thời những chuyển biến của thị trường đến doanh nghiệp xuất khẩu may mặc Việt Nam thông qua các diễn đàn, tọa đàm để các doanh nghiệp có sự chủ động trước những thay đổi của thị trường và giảm thiểu rủi ro tới hoạt động sản xuất kinh doanh đến từ cuộc chiến tranh thương mại.

    • 3.3.3.3. Tăng cường năng lực kiểm tra, giám sát của hiệp hội

    • Các chính sách thuế quan Mỹ đang áp lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc làm giảm tính cạnh tranh của hàng dệt may Trung Quốc tại thị trường Mỹ và đặt ra cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam tăng trưởng tại thị trường này. Tuy nhiên, hàng dệt may Việt Nam cũng đứng trước rủi ro bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá do tính đến hết 2019, các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc Việt Nam vẫn đang sử dụng 60% vải từ Trung Quốc cùng khả năng các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc chuyển hàng sang Việt Nam để gian lận xuất xứ hàng hóa trước khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Để hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nắm bắt thông tin và tránh được các rủi ro này đòi hòi Hiệp hội Dệt may Việt Nam cần tăng cường năng lực kiểm tra, giám sát của hiệp hội để giúp các hội viên trong việc đáp ứng các yêu cầu , tiêu chuẩn kỹ thuật,… của nước xuất khẩu đặc biệt là thị trường Mỹ.

    • Nhằm tăng cường năng lực kiểm tra, giám sát, Hiệp hội Dệt may cần tăng cường công tác tư vấn pháp luật thương mại quốc tế cho các hội viên đồng thời phối hợp với các cơ quan hải quan, Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác kiểm soát nguyên liệu đầu vào; hạn chế khả năng Việt Nam trở thành điểm trung chuyển cho hàng dệt may Trung Quốc né tránh thuế quan trong thương chiến Mỹ- Trung. Thông qua việc xây dựng cơ chế giám sát hàng xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang các thị trường đặc biệt là thị trường Mỹ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể kiện toàn và chủ động ứng phó được với những thay đổi của thị trường là điểm đến của hàng xuất khẩu dệt may Việt Nam. Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng cần đa dạng hóa các hoạt động đối ngoại hợp tác quốc tế như tiếp cận với chính quyền và Hiệp hội Dệt may Mỹ, EU để chia sẻ thông tin chính xác về ngành dệt may Việt Nam nhằm giảm thiểu rủi ro hàng dệt may Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá từ Chính phủ Mỹ.

  • KẾT LUẬN

  • Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc đang là nội dung nóng nhất toàn cầu kể từ cuối năm 2018 đến nay tác động đến hầu hết mọi mặt của nền kinh tế Việt Nam đặc biệt đối với hoạt động xuất khẩu mà ở đây là hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam, đặt trong bối cảnh Việt Nam đang hướng tới xuất khẩu dệt may theo hướng bền vững trong giai đoạn tới. Do vậy, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng và làm rõ mức độ tác động của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc tới hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam để thấy được các cơ hội, thách thức và từ đó đưa ra một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam trong vòng xoáy của chiến tranh thương mại có ý nghĩa quan trọng trên cả khía cạnh lý luận và thực tiễn đối với Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, luận văn đã tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:

  • Thứ nhất, luận văn đã kế thừa, tiếp thu các kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước trong việc nghiên cứu về tác động của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc đến nền kinh tế Việt Nam từ đó vận dụng để nghiên cứu một vấn đề mới, cấp thiết và cụ thể là tác động của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc tới hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam.

  • Thứ hai, luận văn đã khái quát cơ sở lý luận về chiến tranh thương mại nói chung và chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc nói riêng từ đó rút ra được những tác động của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc đến bản thân mỗi quốc gia tham gia vào cuộc chiến tranh và đến toàn cầu. Trên cơ sở đó, luận văn đi sâu vào nghiên cứu ngành dệt may, hệ thống hóa và làm sáng tỏ được tác động ha chiều của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc đến hoạt động xuất nhập khẩu của ngành dệt may Mỹ và Trung Quốc cũng như đến hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đến các thị trường Mỹ, Trung Quốc và một số thị trường khác bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và EU.

  • Thứ ba, luận văn sử dụng phương pháp phân tích định tính để đánh giá tác động của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc tới hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam. Với phương pháp phân tích định tính, luận văn sử dụng số liệu kết hợp bảng, hình vẽ và biểu đồ để lập luận, so sánh để thấy được xu hướng thay đổi của các yếu tố trong hoạt động xuất nhập khẩu của ngành dệt may từ đó làm cơ sở để đưa ra các nhận định.

  • Thứ tư, dựa vào kết quả thu thập và so sánh dữ liệu, luận văn đưa ra kết luận khẳng định về tác động của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc tới hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam. Kết quả phân tích đã chỉ ra các nhân tố tác động tích cực, các nhân tố tác động tiêu cực mà cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc đem lại cho hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam. Nghiên cứu cũng đồng thời chỉ ra, trong hai ngành sợi và ngành may mặc mà luận văn tập trung phân tích, căng thẳng thương mại tạo ra nhiều cơ hội cho hoạt động xuất khẩu của ngành may mặc nhưng đồng thời mang đến nhiều khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của ngành sợi trong suốt quãng thời gian chiến tranh thương mại leo thang.

  • Thứ năm, trên cơ sở phân tích tác động của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc tới bản thân hoạt động xuất nhập khẩu của ngành dệt may Mỹ và Trung Quốc đồng thời tới hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam, luận văn đề xuất hai nhóm giải pháp lớn tương ứng với hai chủ thể quan trọng đối với Nhà nước và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy những tác động tích cực của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc tới hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam và giảm thiểu những tác động tiêu cực mà hoạt động xuất khẩu ngành dệt may đang bị tác động từ cuộc chiến tranh thương mại.

  • Bên cạnh những vấn đề đã giải quyết được, luận văn vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định như: luận văn chưa nghiên cứu hết tác động của chiến tranh thương mại tới hoạt động nhập khẩu của ngành dệt may Việt Nam; phân tích mức độ tác động của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc mới chỉ dừng lại tập trung ở hai ngành xuất khẩu chính là ngành sợi và ngành may mặc, chưa nói nhiều về ngành dệt nhuộm. Tác giả hi vọng các nghiên cứu tiếp theo sẽ khắc phục những hạn chế trên và ở một cấp độ cao hơn đưa ra các giải pháp mang tính tổng thể cho ngành dệt may Việt Nam

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Tài liệu tiếng Việt

  • Tài liệu tiếng Anh

  • PHỤ LỤC

  • Các sự kiện chính trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc

    • Mỹ miễn bỏ mức thuế bổ sung 25% cho 110 dòng thuế hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Danh sách các sản phẩm được miễn thuế lần này bao gồm một số thiết bị y tế và các sản phẩm tụ điện chính mà các công ty của Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc. Quyết định này có hiệu lực 1 năm kể từ ngày 9/7/2019 nhằm hỗ trợ cho một số công ty của Mỹ bị tác động bởi các mức thuế quan của Mỹ; đồng thời sẽ cấp phép cho các công ty Mỹ bán linh kiện cho Huawei nếu không đe dọa tới an ninh quốc gia.

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG o0o - LUẬN VĂN THẠC SĨ TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ- TRUNG QUỐC TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NGÀNH DỆT MAY CỦA VIỆT NAM Ngành: Kinh doanh thương mại ĐẶNG THỊ HẰNG NGA Hà Nội - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG o0o - LUẬN VĂN THẠC SĨ TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸTRUNG QUỐC TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NGÀNH DỆT MAY CỦA VIỆT NAM Ngành: Kinh doanh thương mại Mã số: 8340121 Họ tên học viên: Đặng Thị Hằng Nga Người hướng dẫn: TS Phan Thị Thu Hiền Hà Nội - 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu riêng tơi Các số liệu, kết nêu luận văn trung thực, thu thập cách khách quan Nếu có gian dối trình thực đề tài, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm Hà Nội, ngày 06 tháng 07 năm 2020 Học viên Đặng Thị Hằng Nga ii LỜI CẢM ƠN Luận văn thực hoàn thành Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Ngoại thương (cơ sở Hà Nội) Tác giả xin bày tỏ tri ân sâu sắc tới T.S Phan Thị Thu Hiền- người hướng dẫn khoa học tận tình giúp đỡ, đưa ý kiến tham khảo quý báu trình định hướng, tìm kiếm tài liệu hồn thành luận văn Trong trình học tập nghiên cứu, tác giả nhận hỗ trợ giúp đỡ tận tình từ Ban Giám hiệu, Lãnh đạo Khoa Sau Đại học tồn thể thầy giáo trường Đại học Ngoại Thương, tác giả xin gửi lời chân thành cảm ơn đến thầy cô hết lòng truyền dạy kiến thức kinh nghiệm quý báu suốt hai năm học qua Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới đồng nghiệp, bạn bè gia đình ln kịp thời động viên, chia sẻ tạo điều kiện tốt giúp tác giả hoàn thành luận văn Hà Nội, ngày 06 tháng 07 năm 2020 Học viên Đặng Thị Hằng Nga iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN .ii DANH MỤC CÁC BẢNG vi DANH MỤC CÁC HÌNH vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ix TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU x LỜI MỞ ĐẦU .1 CHƯƠNG I: TỔNG QUÁT VỀ CUỘC CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ- TRUNG QUỐC 1.1 Khái quát chiến tranh thương mại 1.1.1 Khái niệm chiến tranh thương mại 1.1.2 Nguyên nhân chiến tranh thương mại 1.1.3 Biểu chiến tranh thương mại 10 1.1.4 Tác động chiến tranh thương mại 11 1.2 Khái quát chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc 14 1.2.1 Tổng quan mối quan hệ thương mại Mỹ Trung Quốc .14 1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thương mại Mỹ- Trung 22 1.2.3 Diễn biến chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc 24 1.2.4 Tác động chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc 29 CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ- TRUNG QUỐC TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 37 2.1 Thực trạng hoạt động xuất nhập ngành dệt may Mỹ bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc .37 2.1.1 Tổng quan ngành dệt may Mỹ 37 2.1.2 Tác động chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc tới hoạt động xuất nhập ngành dệt may Mỹ 40 2.2 Thực trạng hoạt động xuất nhập ngành dệt may Trung Quốc bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc .43 iv 2.2.1 Tổng quan ngành dệt may Trung Quốc 43 2.2.2 Tác động chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc tới hoạt động xuất nhập ngành dệt may Trung Quốc 44 2.3 Thực trạng hoạt động xuất ngành dệt may Việt Nam bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc .46 2.3.1 Tổng quan ngành dệt may Việt Nam .46 2.3.2 Tác động chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc tới hoạt động xuất ngành dệt may Việt Nam sang Trung Quốc 48 2.3.3 Tác động chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc tới hoạt động xuất ngành dệt may Việt Nam sang Mỹ 53 2.3.4 Tác động chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc tới hoạt động xuất ngành dệt may Việt Nam sang thị trường khác 57 2.4 Đánh giá tác động chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc tới hoạt động xuất ngành dệt may Việt Nam .60 2.4.1 Tác động tích cực 61 2.4.2 Tác động bất lợi 63 CHƯƠNG III: DỰ BÁO DIỄN BIẾN CUỘC CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ- TRUNG QUỐC VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM .65 3.1 Dự báo diễn biến chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc 65 3.1.1 Kịch chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc ngày leo thang 65 3.1.2 Kịch chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc kết thúc, hai bên gỡ bỏ hàng rào thương mại 68 3.2 Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất ngành dệt may Việt Nam bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc .69 3.2.1 Giải pháp từ phía Nhà nước 70 3.2.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp 74 3.2.3 Giải pháp từ phía Hiệp hội Dệt may Việt Nam 79 KẾT LUẬN 83 v Danh mục tài liệu tham khảo 85 PHỤ LỤC 88 DANH MỤC CÁC BẢNG vi Bảng 1.1: Tổng giá trị lượng hàng quốc gia nhập lớn vào Mỹ từ 2004 đến 2019 (tỷ USD) 15 Bảng 1.2 Các kiện chiến thuế quan Mỹ Trung Quốc .26 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Sơ đồ tóm tắt chiến thuế quan Mỹ Trung Quốc 24 Hình 2.1 Các thị trường xuất nhập ngành dệt may Việt Nam năm 2019 .56 vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Tổng giá trị thương mại hàng hóa Mỹ Trung Quốc giai đoạn 2009-2019 14 Biểu đồ 1.2 FDI từ Trung Quốc vào Mỹ giai đoạn 2010-2019 .17 Biểu đồ 1.3 FDI từ Mỹ vào Trung Quốc giai đoạn 2010-2018 .18 Biểu đồ 1.4 Thâm hụt thương mại Mỹ với Trung Quốc giai đoạn 20122019 20 Biểu đồ 1.5 Thị phần hàng may mặc Trung Quốc Mỹ từ 2016 đến 2019 29 Biểu đồ 2.1 Giá trị xuất ngành dệt may Mỹ từ 2009 đến 2019 36 Biểu đồ 2.2 Cơ cấu thị phần sản phẩm tổng giá trị xuất ngành dệt may Mỹ năm 2019 37 Biểu đồ 2.3 Các quốc gia có giá trị xuất vải nhiều vào thị trường Mỹ năm 2019 37 Biểu đồ 2.4 Cơ cấu thị phần sản phẩm tổng giá trị nhập ngành dệt may Mỹ giai đoạn từ 2000 đến 2019 .38 Biểu đồ 2.5 Các quốc gia có giá trị nhập hàng may mặc nhiều vào thị trường Mỹ năm 2019 39 Biểu đồ 2.6 Khối lượng giá trị xuất Mỹ giai đoạn từ tháng 8/2017 đến tháng 2/2018 giai đoạn từ tháng 8/2018 đến tháng 2/2019 41 Biểu đồ 2.7 Các quốc gia xuất may mặc lớn vào thị trường Mỹ từ 2000 đến 2019 44 Biểu đồ 2.8 Thị phần nước xuất sợi vào Trung Quốc năm 2019 Error: Reference source not found Biểu đồ 2.9 Sản lượng xuất sợi Việt Nam vào thị trường Trung Quốc giai đoạn 2017-2019 49 Biểu đồ 2.10 Thị phần hàng xuất may mặc Việt Nam Trung Quốc sang thị trường Mỹ giai đoạn từ 2010 đến 2019 52 ... 2.3.2 Tác động chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc tới hoạt động xuất ngành dệt may Việt Nam sang Trung Quốc 48 2.3.3 Tác động chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc tới hoạt động xuất ngành dệt. .. mại Mỹ- Trung Quốc đến hoạt động xuất ngành dệt may Việt Nam - Thứ ba, luận văn đưa dự báo tác động chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc tới hoạt động xuất ngành dệt may Việt Nam giai đoạn tới. .. trạng hoạt động xuất nhập ngành dệt may Mỹ Trung Quốc vịng xốy chiến tranh thương mại sâu phân tích tác động chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc tới hoạt động xuất ngành dệt may Việt Nam qua

Ngày đăng: 26/06/2021, 08:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w