1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thư viện quận huyện với việc phục vụ nhu cầu đọc của người dân trên địa bàn hà nội

84 17 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 1,71 MB

Nội dung

Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của nhu cầu đọc trong đời sống của người dân thành phố Hà Nội và vai trò của mạng lưới thư viện cấp huyện đối với việc thỏa mãn nhu cầu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA THƯ VIỆN – THÔNG TIN

  

THƯ VIỆN QUẬN – HUYỆN VỚI VIỆC PHỤC VỤ NHU CẦU ĐỌC CỦA NGƯỜI DÂN

TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Th.S Vũ Dương Thúy Ngà SINH VIÊN THỰC HIỆN: Phạm Minh Huệ

HÀ NỘI - 2011

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn - Th.S Vũ Dương Thúy Ngà cùng giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ thư viện và bạn bè

Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo - Th.S Vũ Dương Thúy Ngà, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Thư viện – Thông tin trường Đại học Văn hóa Hà Nội, các cán bộ đang công tác tại các thư viện cấp huyện trên địa bàn Hà Nội đã ủng hộ và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này

Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình tôi và bạn bè thân thiết đã hỗ trợ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài của mình

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên

đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ thư viện và toàn thể bạn đọc quan tâm đến văn hóa đọc để đề tài được hoàn thiện hơn

Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2011 Sinh viên Phạm Minh Huệ

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4

4 Mục đích nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Kết cấu của đề tài 5

Chương 1: Vai trò của Thư viện Quận – Huyện trong việc phục vụ nhu cầu đọc của người dân trên địa bàn Hà Nội 1.1 Khái niệm 6

1.1.1 Thư viện công cộng 6

1.1.2 Thư viện Quận - Huyện 7

1.1.3 Nhu cầu đọc 7

1.2 Vai trò của Thư viện Quận – Huyện trong việc phục vụ nhu cầu đọc của người dân trên địa bàn Hà Nội 9

Chương 2: Thực trạng nhu cầu đọc và công tác phục vụ bạn đọc tại các Thư viện Quận – Huyện trên địa bàn Hà Nội 2.1 Khái quát mạng lưới Thư viện Quận – Huyện trên địa bàn Hà Nội 11

2.2 Đối tượng bạn đọc và nhu cầu đọc của người dân Thủ đô tại các Thư viện Quận - Huyện 12

2.2.1 Đối tượng bạn đọc 12

Trang 4

2.2.2 Nhu cầu đọc của bạn đọc tại các Thư viện Quận – Huyện trên địa bàn

Hà Nội 14

2.3 Công tác phục vụ của các Thư viện Quận – Huyện trong việc thỏa mãn nhu cầu đọc của bạn đọc Thủ đô 31

2.3.1 Hoạt động phục vụ trong thư viện 33

2.3.2 Hoạt động phục vụ ngoài thư viện 42

2.4 Đánh giá thực trạng phục vụ của các thư viện 48

2.4.1 Những thành tựu cơ bản 48

2.4.2 Những mặt còn hạn chế 49

2.4.3 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng phục vụ của các thư viện 51

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của các Thư viện Quận – Huyện trên địa bàn Hà Nội 3.1 Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của các Thư viện Quận – Huyện trên địa bàn Hà Nội 54

3.1.1 Nâng cao chất lượng phục vụ của mạng lưới Thư viện Quận - Huyện 54 3.1.2 Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc đọc 58

3.2 Một số ý kiến đề xuất 60

3.2.1 Đối với lãnh đạo thành phố Hà Nội 60

3.2.2 Đối với các Thư viện Quận - Huyện trên địa bàn Hà Nội 61

3.2.3 Đối với người dân thành phố Hà Nội 62

KẾT LUẬN 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chúng ta đang sống trong kỉ nguyên tri thức và công nghệ, thông tin trở thành yếu tố không thể thiếu trong mọi hoạt động của con người Thông tin tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau: trong đối thoại trực tiếp của con người, trong các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng Internet và một phần không thể thiếu trong các xuất bản phẩm mà đặc biệt là sách Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ với nhịp sống hối hả như hiện nay, văn hóa nghe

- nhìn tưởng chừng đã lấn át thói quen đọc sách của nhiều người Thay vì đọc sách báo trong những thời gian rảnh rỗi, hầu hết mọi người đều dành thời gian cho việc đi chơi, gặp gỡ bạn bè, truy nhập Internet, mua sắm, ăn uống… Mọi người dường như chưa nhận thức đầy đủ vai trò của sách báo trong đời sống Đọc sách không chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí mà còn nâng cao nhận thức cho con người, và góp phần hoàn thiện nhân cách Việc đọc sách báo mang lại lợi ích và ý nghĩa sâu sắc cho mọi người ở mọi lứa tuổi Thiếu nhi tìm đến sách báo để nâng cao nhận thức, phục vụ học tập và giải trí lành mạnh; cán bộ công nhân viên chức tìm đến sách báo để phục vụ công việc; cán bộ hưu trí tìm đến sách báo để giải trí, thư giãn và để say mê với vấn đề họ quan tâm… Chưa bao giờ người ta bàn nhiều về văn hóa đọc như hôm nay Văn hóa đọc đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức Cơ hội, bởi mỗi người đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ cho nên họ được quyền lựa chọn cho mình những thông tin hữu ích Ngược lại, khối lượng tri thức khổng lồ đó lại tiềm ẩn nguy cơ làm mai một thói quen đọc vốn có bởi sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấp dẫn Vậy, sẽ có tương lai nào cho văn hóa đọc trong ngưỡng cửa thông tin như hiện nay? Trả lời cho câu hỏi

trên, nhà văn Võ Thị Xuân Hà đã từng khẳng định rằng: “Chưa bao giờ văn

hóa đọc mất đi Nó tiềm tàng trong mỗi một con người và chỉ chờ dịp được

Trang 6

đánh thức” Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc đọc sách

báo Người coi việc đọc như một “kênh thông tin” quan trọng để nâng cao dân trí và truyền bá lý luận cách mạng

Hà Nội không chỉ là trung tâm kinh tế mà còn là trung tâm hành chính - văn hóa của cả nước với mật độ dân cư cao và thành phần dân cư phức tạp Đây cũng là địa bàn tập trung nhiều thư viện và trung tâm thông tin trong cả nước Điều này đòi hỏi các thư viện và trung tâm thông tin phải phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong việc phục vụ nhu cầu đọc cho người dân trên địa bàn Hà Nội Trong khi đó, đa số người dân trên địa bàn vẫn chưa nhận thức được một cách đầy đủ tầm quan trọng của sách báo cũng như vai trò của thư viện trong việc nâng cao nhận thức cho người dân Bởi vậy, việc nghiên cứu nhu cầu đọc của người dân Thành phố Hà Nội là vấn đề hết sức khó khăn nhưng vô cùng cần thiết

Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của nhu cầu đọc trong đời sống của người dân thành phố Hà Nội và vai trò của mạng lưới thư viện cấp huyện đối với việc thỏa mãn nhu cầu đọc của bạn đọc thủ đô, tôi xin

mạnh dạn thực hiện đề tài khóa luận với tên gọi: “Thư viện Quận – Huyện với việc phục vụ nhu cầu đọc của người dân trên địa bàn Hà Nội” Qua đề

tài này tôi mong được đóng góp tiếng nói khẳng định tầm quan trọng của sách báo trong sự nghiệp nâng cao dân trí, sự cần thiết của các thư viện trong việc phục vụ nhu cầu đọc của người dân đồng thời đưa ra một số đề xuất để các Thư viện Quận – Huyện trên địa bàn Hà Nội nâng cao chất lượng phục vụ nhu cầu đọc và góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhân dân

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Hiện nay, vấn đề nghiên cứu văn hóa đọc và phát triển nhu cầu đọc trong

Trang 7

nhân dân đã được quan tâm và đề cập trong nhiều tài liệu và công trình nghiên cứu Để góp phần phát triển văn hóa đọc cho các em thiếu nhi, PGS

TS Trần Thị Minh Nguyệt đã nghiên cứu đề tài “Giáo dục văn hóa đọc cho lứa tuổi thiếu nhi”, Tác giả Lê Mộng Đài Trang đã thực hiện luận văn với tên gọi “Nghiên cứu phát triển văn hóa đọc cho học sinh phổ thông tỉnh Cà Mau” Dành sự quan tâm đặc biệt tới các em thiếu nhi Hà Nội, tác giả Nguyễn Như Ngọc đã thực hiện đề tài luận văn với tên gọi “Nghiên cứu văn hóa đọc của học sinh tiểu học trên địa bàn Hà Nội”… Các đề tài đã có nhiều nghiên cứu

cụ thể và đóng góp nhiều giải pháp nhằm giáo dục việc đọc sách cho các em thiếu nhi và góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhân dân

Những năm gần đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thể hiện sự quan tâm thiết thực tới nhu cầu đọc sách báo của nhân dân Thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị, Chính phủ đã giao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch xây dựng “Đề án về phát triển Văn hóa đọc trong cộng đồng” Trong

đó, các nhà lãnh đạo đặc biệt chú trọng tới việc phát huy hơn nữa vai trò của các thư viện và trung tâm thông tin trong việc đáp ứng nhu cầu đọc, góp phần phát triển văn hóa đọc cho người dân Những kế hoạch và chính sách được Bộ

đề ra đã mang lại nhiều kết quả đáng trân trọng và vạch ra hướng phát triển mới cho văn hóa đọc trong thời kì hội nhập quốc tế hiện nay

Hà Nội không chỉ là thủ đô mà còn là thành phố có mạng lưới thư viện rộng khắp và lớn nhất cả nước Trong đó, hệ thống thư viện công cộng đóng vai trò chủ chốt trong việc thỏa mãn nhu cầu đọc cho nhân dân địa phương Tuy nhiên, việc nghiên cứu cụ thể về công tác phục vụ của các Thư viện Quận – Huyện trên địa bàn Hà Nội hiện nay vẫn chưa có công trình nào tiến hành nghiên cứu một cách cụ thể Bởi vậy, việc nghiên cứu về nhu cầu đọc và công tác phục vụ của các thư viện nhằm thỏa mãn nhu cầu đọc của bạn đọc Thủ đô trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc

Trang 8

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu nhu cầu đọc và thực

trạng công tác phục vụ bạn đọc tại các Thư viện Quận – Huyện trên địa bàn

Hà Nội

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chú trọng nghiên cứu nhu cầu đọc và công

tác phục vụ bạn đọc tại các Thư viện Quận - Huyện trên địa bàn Hà Nội Trong đó, các thư viện được chú trọng điều tra bao gồm: Thư viện thị xã Sơn Tây, Thư viện quận Ba Đình, Thư viện quận Hoàn Kiếm, Thư viện huyện Phú Xuyên, Thư viện huyện Ba Vì tính đến thời điểm năm 2011

4 Mục đích nghiên cứu

Từ việc tìm hiểu và đánh giá thực trạng nhu cầu đọc, công tác phục vụ

và khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của bạn đọc tại một số Thư viện Quận – Huyện trên địa bàn Hà Nội, đề tài đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của các thư viện này để đáp ứng nhu cầu đọc và góp phần phát triển văn hóa đọc cho bạn đọc thủ đô

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong phạm vi đề tài, tôi đã sử dụng phương pháp luận: chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử

Ngoài ra, tôi đã kết hợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể

như: Phân tích - tổng hợp tư liệu liên quan đến đề tài

Điều tra bằng bảng hỏi với 2 đối tượng, bao gồm: các cán bộ đang công

tác tại các Thư viện Quận – Huyện trên địa bàn Hà Nội và người dân thủ đô là bạn đọc của các thư viện trên địa bàn bao gồm bạn đọc thiếu nhi và bạn đọc trưởng thành

Trang 9

Phỏng vấn bán tiêu chuẩn: đối tượng là một số cán bộ thư viện và người

dân thủ đô là bạn đọc của các thư viện trên địa bàn

Quan sát: ngẫu nhiên, không tham dự, hướng tới đối tượng nghiên cứu

là các cán bộ thư viện

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài các phần như: Lời nói đầu, lời cảm ơn, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục Đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Vai trò của Thư viện Quận - Huyện trong việc phục vụ nhu

cầu đọc của người dân trên địa bàn Hà Nội Chương 2: Thực trạng nhu cầu đọc và công tác phục vụ bạn đọc tại

các Thư viện Quận - Huyện trên địa bàn Hà Nội Chương 3: Một số giải pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu đọc của người

dân trên địa bàn Hà Nội

Trang 10

Chương 1 VAI TRÒ CỦA THƯ VIỆN QUẬN - HUYỆN TRONG VIỆC PHỤC VỤ NHU CẦU ĐỌC CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 1.1 Khái niệm

1.1.1 Thư viện công cộng

Thư viện công cộng là thư viện có vốn tài liệu tổng hợp thuộc mọi ngành, lĩnh vực khoa học, phục vụ rộng rãi cho các đối tượng bạn đọc Ở Việt Nam, đứng đầu hệ thống Thư viện công cộng là Thư viện Quốc gia Việt Nam; Thư viện do Ủy ban nhân dân các cấp thành lập giữ vai trò trung tâm phối hợp hoạt động, trao đổi tài liệu, hướng dẫn nghiệp vụ với các thư viện khác trên địa bàn

Theo Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển - SIDA: “Thư viện

công cộng là một tổ chức do cộng đồng thiết lập, hỗ trợ và cấp kinh phí hoặc

là thông qua chính quyền địa phương, khu vực hoặc quốc gia, hoặc các hình thức khác của cộng đồng”

Theo quan điểm của các nhà thư viện học Việt Nam: “Thư viện công

cộng là thư viện có tính phổ cập, có vốn tài liệu tổng hợp với nội dung bao gồm nhiều lĩnh vực tri thức, phục vụ cho mọi đối tượng người đọc từ người dân bình thường đến các nhà khoa học, các cán bộ nghiên cứu, các chuyên gia Người dân đến thư viện công cộng đọc sách không phải trả tiền Nhà nước cung cấp ngân sách cho các thư viện công cộng hoạt động” [7] Một

trong những nhiệm vụ chủ yếu của thư viện công cộng là mở rộng kiến thức phổ thông cho quảng đại quần chúng nhân dân, tạo điều kiện để học tập suốt đời, từ đó góp phần nâng cao dân trí toàn xã hội

Trang 11

1.1.2 Thư viện Quận - Huyện

Khi con người ngày càng nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của việc đọc sách báo thì công tác phục vụ tại các thư viện ngày càng được quan tâm hơn Đặc biệt, các Thư viện Quận – Huyện có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu giải trí và phổ biến tri thức cho nhân dân địa phương

Thư viện Quận - Huyện là cơ quan văn hóa do Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh thành lập (gọi chung là thư viện cấp huyện) Mạng lưới Thư viện Quận – Huyện được phân bố rộng khắp trên địa bàn các địa phương phân theo khu vực hành chính Hiện nay, trên địa bàn các Quận – Huyện, các thư viện được chỉ đạo hoạt động từ cơ quan chủ quản là Phòng Văn hóa Thông tin hoặc Trung tâm Văn hóa, Nhà Văn hóa Thông tin Căn cứ Nghị định 72/2002/NĐ-CP ngày 6/9/2002 của Chính phủ quy

định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thư viện: “Thư viện công cộng bao gồm Thư

viện Quốc gia Việt Nam và thư viện do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập (sau đây gọi là thư viện cấp tỉnh), thư viện do Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh thành lập (sau đây gọi là thư viện cấp huyện), thư viện do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thành lập (sau đây gọi là thư viện cấp xã)” [14]

Hiểu một cách bản chất, Thư viện Quận - Huyện là một loại hình thư

viện do Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh thành lập, có vốn tài liệu tổng hợp, phục vụ miễn phí cho các đối tượng người đọc Thư viện Quận – Huyện không chỉ là trung tâm phối hợp hoạt động, trao đổi tài liệu, hướng dẫn nghiệp vụ với các thư viện khác trên địa bàn mà nhiệm vụ chủ chốt nhằm thỏa mãn nhu cầu đọc sách báo cho nhân dân địa phương

1.1.3 Nhu cầu đọc

Đọc là quá trình tiếp thu, lĩnh hội tri thức và các giá trị được thể hiện

Trang 12

trong tài liệu Hoạt động đọc được tiến hành khi xuất hiện nhu cầu đọc Giống như những nhu cầu khác của con người về ăn, mặc, ở, nhu cầu đọc là nhu cầu cần được nâng cao sự hiểu biết bằng các phương tiện sách, báo – công cụ chứa tri thức của nhân loại Đó là nhu cầu nhận biết thế giới khách

quan một cách gián tiếp tổng hợp và toàn diện Bởi vậy, “Nhu cầu đọc là đòi

hỏi khách quan của chủ thể (cá nhân hoặc nhóm) đối với việc tiếp nhận và sử dụng tài liệu nhằm duy trì và phát triển các hoạt động sống của con người”.[12]

Hiểu theo một khía cạnh khác, “Nhu cầu đọc là thái độ nhận thức hoặc

cảm thụ của người đọc (cá nhân, nhóm người) đối với việc đọc như đối với hoạt động cần thiết của cuộc sống mà nhờ đó, các nhu cầu giao tiếp, nhận thức, thẩm mỹ được thỏa mãn” [6] Nhu cầu đọc chỉ xuất hiện khi bản thân

người đọc cảm nhận được việc đọc chính là chất dinh dưỡng tinh thần không thể thiếu trong đời sống thường nhật của họ

Như vậy, nhu cầu đọc thuộc loại nhu cầu tinh thần, xuất phát từ nhu cầu nhận thức, nhu cầu giao tiếp và nhu cầu thẩm mỹ Nhu cầu đọc được sản sinh

ra trong đời sống của con người, nằm trong ý thức của con người Trong xã hội có giai cấp, nhu cầu đọc cũng mang tính giai cấp và được biểu hiện qua sự cảm thụ của từng cá nhân Nhu cầu đọc được hình thành bởi hai yếu tố: Giá trị của những tri thức chứa đựng trong tài liệu và những đòi hỏi thiết yếu của con

người trong hoàn cảnh nhất định Dù hiểu theo cách nào, bản chất của nhu cầu

đọc vẫn là những đòi hỏi khách quan của con người đối với việc tiếp nhận và sử dụng các loại tài liệu, sách báo nhằm nâng cao hiểu biết của con người

Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, các hình thức và các phương tiện lưu giữ thông tin ngày càng đa dạng Bởi vậy, con người có nhiều cơ hội tiếp cận với nhiều loại hình tài liệu khác nhau, kéo

Trang 13

theo đó là nhu cầu đọc ngày càng phong phú hơn Cho dù các phương tiện lưu giữ thông tin hiện đại, có nhiều tiện ích nhưng các phương tiện này hoàn toàn không thể thay thế sách báo Hoạt động đọc luôn phát triển và là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống mỗi người

1.2 Vai trò của Thư viện Quận – Huyện trong việc phục vụ nhu cầu đọc của người dân trên địa bàn Hà Nội

Thư viện công cộng là loại hình thư viện do Ủy ban nhân dân các cấp thành lập, có vốn tài liệu tổng hợp nhằm thỏa mãn nhu cầu đọc của mọi đối tượng người đọc trên địa bàn Để thực hiện các mục tiêu văn hóa, xây dựng thôn văn hóa, xã văn hóa trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước không thể thiếu vai trò và sự đóng góp của hệ thống thư viện công cộng, đặc biệt là mạng lưới Thư viện Quận – Huyện Nằm trong vai trò chung của Thư viện công cộng, Thư viện Quận – Huyện trên địa bàn Hà Nội không chỉ

là trung tâm phối hợp, chỉ đạo nghiệp vụ cho các thư viện cơ sở trong địa bàn

mà còn là mắt xích trọng yếu trong công tác luân chuyển sách báo tới tay nhân dân

Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có 28 Thư viện Quận – Huyện Dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ của Thư viện Hà Nội, 28 Thư viện Quận – Huyện đã phối hợp hoạt động tốt nhằm thỏa mãn nhu cầu đọc của bạn đọc Thủ đô và đưa sách báo tới tận tay người dân Thông qua công tác phục vụ và luân chuyển sách báo, mạng lưới Thư viện Quận – Huyện trên địa bàn Thủ đô

đã góp phần đắc lực trong việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phổ biến kiến thức khoa học phổ thông, các kiến thức cơ bản phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại tới các tầng lớp nhân dân Xu thế toàn cầu hóa hiện nay đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của văn hóa đọc, việc đọc sách báo không chỉ là phương tiện để chúng ta nâng cao nhận thức mà còn giúp

Trang 14

mỗi người kịp thời học hỏi những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại, tạo tiền

đề hội nhập với các nước trên thế giới Trong xu thế đó, công tác phục vụ sách báo cho nhân dân tại các thư viện ngày càng được chú trọng và nâng cao hiệu quả Các Thư viện Quận – Huyện trên địa bàn Thủ đô với nhiều hoạt động phục vụ đa dạng đã lôi cuốn từ những người chưa có nhu cầu đọc đến thư viện đồng thời khuyến khích và nâng cao nhu cầu đọc của bạn đọc ngày càng phát triển Thông qua các hoạt động tuyên truyền hướng dẫn đọc sách: giới thiệu sách, kể chuyện theo sách, điểm sách, hội nghị bạn đọc, triển lãm sách, thi đọc sách, các Thư viện Quận – Huyện Thủ đô từng bước hình thành và phát triển kỹ năng đọc cho bạn đọc Để thỏa mãn nhu cầu đọc của nhân dân tùy theo từng lứa tuổi, trình độ, nghề nghiệp, giới tính mỗi thư viện đã tổ chức những hình thức phục vụ khác nhau để đạt hiệu quả phục vụ tối đa cho từng nhóm đối tượng bạn đọc Đồng thời, Thư viện Quận – Huyện với khả năng phổ biến văn hóa tốt sẽ là vũ khí đấu tranh chống lại ảnh hưởng của văn hóa phẩm độc hại, đẩy lùi dần các biểu hiện tiêu cực trong xã hội Mặt khác, các Thư viện Quận – Huyện cũng đặc biệt quan tâm phát triển mạng lưới thư viện, tủ sách cơ sở với nhiều kết quả đáng ghi nhận cả về số lượng và chất lượng Cùng với nhiều hiệu quả trong công tác phục vụ, mạng lưới Thư viện Quận – Huyện trên địa bàn đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển văn hóa đọc cho nhân dân Hà Nội; hướng tới mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” ở Thủ đô

Trang 15

Chương 2 THỰC TRẠNG NHU CẦU ĐỌC VÀ CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TẠI CÁC THƯ VIỆN QUẬN – HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 2.1 Khái quát mạng lưới Thư viện Quận – Huyện trên địa bàn Hà Nội

Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng,

vị trí cầu nối giao thông quan trọng từ Bắc vào Nam, từ miền núi - trung du ra biển, là con đường huyết mạch về kinh tế và giao lưu văn hóa lớn… Vị trí đó làm cho Hà Nội sớm trở thành vị trí trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của

cả nước Hà Nội là Thủ đô và cũng là nơi tập trung các thư viện và trung tâm thông tin lớn nhất cả nước, với niềm tự hào có Thư viện Quốc gia Việt Nam với bề dày lịch sử và trụ sở trang hoàng nhất cả nước Năm 2008, sự kiện sáp nhập địa giới hành chính để mở rộng Thủ đô đã lưu lại dấu mốc về sự sáp nhập hoạt động của các ngành trên địa bàn thành phố Không ngoài ảnh hưởng chung đó, mạng lưới trung tâm thông tin – thư viện trên địa bàn Thủ

đô được tăng lên và trải rộng với hệ thống thư viện công cộng và hệ thống thư viện chuyên ngành – đa ngành Trong đó, Thư viện Hà Nội đóng vai trò là trung tâm của hệ thống thư viện công cộng, chỉ đạo nghiệp vụ và điều phối hoạt động giữa các thư viện cấp huyện Các Thư viện Quận – Huyện được coi

là mắt xích trọng yếu nối liền giữa thư viện trung tâm thành phố với thư viện,

tủ sách cơ sở; chịu trách nhiệm quản lý và hướng dẫn nghiệp vụ các thư viện

cơ sở trên địa bàn các quận, huyện, thị xã Thông qua xây dựng các thư viện,

tủ sách cơ sở và đẩy mạnh công tác phục vụ bạn đọc, mạng lưới Thư viện Quận – Huyện trên địa bàn Hà Nội đã và đang tích cực đưa sách báo đến tận tay người dân Thủ đô, trong đó có cả bà con nông dân và các em học sinh nông thôn Hiện nay trên địa bàn Thành phố Hà Nội, 28/29 quận - huyện - thị xã đã có thư viện cấp huyện (Quận Hoàng Mai chưa có thư viện quận), 93

Trang 16

thư viện cấp xã - phường và 549 thư viện, tủ sách tại các cụm dân cư, thôn, làng, bản Mạng lưới Thư viện Quận – Huyện cả nước nói chung và ở Hà Nội nói riêng hiện nay thuộc sự chỉ đạo của các cơ quan chủ quản là Phòng Văn hóa Thông tin, Trung tâm Văn hóa, Nhà văn hóa Thông tin Trong đó, có 5 thư viện trực thuộc Phòng Văn hóa Thông tin bao gồm thư viện của các huyện: Chương Mỹ, Mê Linh, Quốc Oai, Ứng Hòa; 23 thư viện còn lại thuộc Trung tâm Văn hóa, Nhà Văn hóa Thông tin Có thể nói, những thành tích đáng kể của công tác thư viện trên toàn địa bàn Thủ đô đã và đang đóng góp đáng kể vào thành tích chung của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô nói riêng và đóng góp tích cực cho việc phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng nói chung

Nói chung, mạng lưới Thư viện Quận – Huyện trên địa bàn Hà Nội được phân bố tương đối rộng khắp và có sự liên kết chặt chẽ trong hoạt động và hỗ trợ tương đối hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu đọc của nhân dân trên địa bàn Thủ đô Những năm gần đây, hệ thống Thư viện Quận – Huyện trên địa bàn Thủ đô đã và đang nhận được sự quan tâm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như các cấp lãnh đạo thành phố Hà Nội nên công tác phục vụ ngày càng được đổi mới và nâng cao hiệu quả phục vụ sách báo trong nhân dân

2.2 Đối tượng bạn đọc và nhu cầu đọc của người dân Thủ đô tại các Thư viện Quận – Huyện

2.2.1 Đối tượng bạn đọc

2.2.1.1 Bạn đọc thiếu nhi

Bạn đọc thiếu nhi là đối tượng có độ tuổi từ 6 đến 16 tuổi, đang trong giai đoạn hình thành nhân cách Ở lứa tuổi này, các em luôn tò mò và muốn tìm hiểu về tất cả mọi thứ xung quanh mình Bên cạnh những đặc điểm của thiếu nhi nói chung, thiếu nhi Thành phố Hà Nội còn mang những đặc điểm

Trang 17

riêng như: môi trường sống tại thủ đô mang ý nghĩa là một trung tâm Văn hóa, giáo dục, chính trị và kinh tế lớn nhất cả nước; các em có cơ hội được tiếp xúc với môi trường mang đậm nét văn hóa, truyền thống lịch sử đấu tranh hào hùng và một nền kinh tế thị trường năng động; hầu hết các em đều là con

em của những gia đình khá giả, kinh tế ổn định Chính vì vậy, đời sống vật chất của các em được chăm lo tương đối tốt, tạo tâm lý thoải mái và điều kiện thuận lợi để các em có thể tham gia những hoạt động vui chơi bổ ích và học tập tích cực Những nhận thức của các em giai đoạn này ảnh hưởng lớn đến giai đoạn sau Cho nên, việc hướng dẫn các em trong việc đọc sách báo rất quan trọng và cần thiết Đối với lứa tuổi này, những loại sách có nhiều tranh ảnh, màu sắc sẽ kích thích trí tưởng tượng của các em Nội dung sách báo có thể về thế giới loài vật, cây cối và cũng có thể là những câu chuyện cổ tích, võ hiệp, tình bạn…

đã phát triển đầy đủ về thể chất cũng như tâm lý – nhân cách; có trình độ, kinh nghiệm sống, hiểu biết và có nhận thức tương đối đầy đủ về cuộc sống

Do thành phần khá phức tạp nên loại tài liệu mà đối tượng này sử dụng cũng

Trang 18

rất phong phú, đa dạng Bạn đọc là học sinh - sinh viên đọc sách báo chủ yếu phục vụ cho mục đích học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ hiểu biết và giải trí nên các loại tài liệu được quan tâm thường là: các sách liên quan đến học tập như sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu chuyên ngành… Bạn đọc là các cán bộ công chức nhà nước và nhà kinh doanh thường có nhu cầu với các tài liệu chuyên sâu nghiên cứu phục vụ cho công tác Bạn đọc là người hưu trí thường tìm đến tài liệu nhằm mục đích giải trí và các tài liệu có nội dung về khoa học thường thức Đây cũng chính là nhóm đối tượng cung cấp cho thư viện nhiều nhất những thông tin phản hồi, đóng góp ý kiến giúp thư viện hoạt động hiệu quả hơn

2.2.2 Nhu cầu đọc của bạn đọc tại các Thư viện Quận – Huyện trên địa bàn Hà Nội

Mạng lưới Thư viện Quận – Huyện trên địa bàn Hà Nội được trải rộng trên nhiều loại địa hình gồm cả đồng bằng và miền núi, cả nông thôn và thành thị Bởi vậy, để thấy được một cách cụ thể thực trạng nhu cầu đọc sách báo của bạn đọc thủ đô và công tác phục vụ tại các Thư viện Quận – Huyện trên địa bàn Hà Nội, tôi đã tiến hành điều tra hai đối tượng bạn đọc tại các thư viện trên địa bàn là: bạn đọc thiếu nhi và bạn đọc là người trưởng thành Bạn đọc của các Thư viện Quận – Huyện được tiến hành điều tra gồm có: Thư viện thị xã Sơn Tây, Thư viện quận Ba Đình, Thư viện quận Hoàn Kiếm, Thư viện huyện Phú Xuyên và Thư viện huyện Ba Vì Số phiếu phát ra là 400 phiếu, số phiếu thu về là 393 phiếu Trong đó, số phiếu điều tra bạn đọc thiếu nhi là 100 phiếu, số phiếu điều tra bạn đọc trưởng thành là 300 phiếu Trong

đó, số lượng phiếu điều tra cụ thể theo từng đối tượng như sau:

Trang 19

Bảng 1: Số lượng phiếu điều tra theo từng đối tượng

Thiếu nhi Người trưởng thành

Sở dĩ có sự chênh lệch phiếu điều tra như vậy là do nhóm bạn đọc trưởng thành có thành phần phức tạp và chiếm số lượng lớn trong các thư viện Đồng thời, đây cũng là bạn đọc thường xuyên và có đóng góp nhiều ý kiến giá trị cho hoạt động của các Thư viện Quận – Huyện trên địa bàn Dưới đây là kết quả điều tra về nhu cầu đọc của bạn đọc tại một số Thư viện Quận – Huyện trên địa bàn Hà Nội Qua số liệu điều tra về những hoạt động mọi người thường làm trong thời gian rỗi, tôi rút ra bảng số liệu sau:

Bảng 2: Các hoạt động của bạn đọc Thủ đô trong thời gian rỗi

Giúp

đỡ bố

mẹ

Du lịch

Đọc sách

Chơi game

Đi học thêm

Xem tivi và video

Tham gia câu lạc bộ

Tự học/

Tự nghiên cứu

Lướt web

Trang 20

xuyên đọc sách chủ yếu là các giảng viên, nhà nghiên cứu, cán bộ viên chức nhà nước và cán bộ hưu trí đang cư trú trên địa bàn các quận, huyện Với bạn đọc thiếu nhi, ngoài đọc sách, rất nhiều em đã tham gia giúp đỡ bố mẹ, đi học thêm, tự học hoặc xem ti vi để giải trí Ngoài ra, một bộ phận các em khác cũng tích cực tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động do thư viện tổ chức như: thi kể chuyện, triển lãm sách… Đây là những hoạt động bổ ích, góp phần giúp các em hình thành thói quen đọc sách báo, rèn luyện tinh thần ham đọc ngay

từ khi còn nhỏ Như vậy, bên cạnh việc sống có ý thức trách nhiệm, biết thương yêu người thân trong gia đình, thế hệ thanh thiếu niên đã có ý thức về việc trau dồi tri thức cho bản thân Khi phỏng vấn thêm về thời điểm bạn đọc bắt đầu quan tâm đến việc đọc sách báo, hầu hết bạn đọc đều trả lời rằng quan tâm từ khi học cấp 3, có số ít bạn đọc quan tâm từ hồi nhỏ Được biết nguyên nhân khiến bạn đọc sớm quan tâm đến việc đọc sách báo là do được tiếp nối truyền thống của gia đình, ngay từ nhỏ đã được bố mẹ tạo thói quen đọc sách báo Đối với bạn đọc là người trưởng thành, bên cạnh đọc sách, việc truy cập web và xem ti vi được nhiều người tham gia trong thời gian rỗi Tiếp theo đó

là hoạt động tự học, chơi game, đi du lịch, tham gia câu lạc bộ Gần đây, do chất lượng cuộc sống cao hơn nên hoạt động du lịch và tham gia câu lạc bộ có

xu hướng tăng lên Đối với hoạt động đọc sách báo trong thời gian rỗi, bạn đọc thiếu nhi có tỉ lệ cao hơn bạn đọc người lớn Nếu bạn đọc thiếu nhi chiếm 65,3% trong tổng số thì bạn đọc là người trưởng thành chiếm tỉ lệ ít hơn với 59,3% Điều này có thể lý giải do bạn đọc người lớn thường bận rộn với công việc và bị chi phối thời gian bởi nhiều hoạt động khác

Mặc dù đa số bạn đọc lựa chọn đọc sách trong thời gian rảnh rỗi nhưng

khi phỏng vấn bạn đọc quan niệm thế nào về “văn hóa đọc” tôi đã nhận được nhiều ý kiến khác nhau Một số bạn đọc cho rằng: “Văn hóa đọc là việc đọc

sách có ích”, một số khác lại cho rằng: “Văn hóa đọc là đọc và tiếp thu tốt

Trang 21

những kiến thức từ sách vở vận dụng vào công tác và đời sống” Mặc dù có

tinh thần ham học hỏi, thích đọc sách báo nhưng phần lớn bạn đọc là người dân thủ đô vẫn chưa nhận thức được sâu sắc tính chất và ý nghĩa việc đọc

sách báo của mình Về cơ bản, văn hóa đọc là “ứng xử đọc, giá trị đọc và

chuẩn mực đọc của cộng đồng xã hội, của các cơ quan quản lý nhà nước và các nhà quản lý, của các thành viên trong xã hội” [5] Ở góc độ cá nhân, văn

hóa đọc được thể hiện thành thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc của mỗi người

 Địa điểm đọc sách báo

Địa điểm đọc sách báo chính là nơi diễn ra hoạt động đọc sách báo của bạn đọc Khi điều tra về địa điểm đọc sách báo được bạn đọc lựa chọn, tôi đã chia thành 3 địa điểm: ở nhà, ở thư viện và ở nhà sách (cửa hàng sách) Ngoài

ra, các địa điểm khác có thể được lựa chọn là ở cơ quan, trường học, nơi công cộng… Kết quả điều tra được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ: ĐỊA ĐIỂM ĐỌC SÁCH CỦA BẠN ĐỌC THỦ ĐÔ

Nhìn vào biểu đồ sẽ thấy, đa số bạn đọc lựa chọn địa điểm đọc sách tốt nhất là thư viện, với 52,2% bạn đọc trưởng thành và 77,6% bạn đọc thiếu nhi

Trang 22

Khi được hỏi về nguyên nhân bạn đọc lựa chọn đọc sách tại thư viện, bạn đọc trưởng thành trả lời rằng thư viện không chỉ có nhiều sách mà còn có không gian yên tĩnh, thoáng đãng rất thích hợp cho hoạt động học tập và nghiên cứu Trong đó, phần lớn là bạn đọc sinh viên và nhà nghiên cứu Các em thiếu nhi thích đọc sách tại thư viện vì có nhiều sách, phòng đọc được trang trí đẹp khiến các em rất thích thú Nhưng hầu hết các em chỉ được đến thư viện vào dịp hè, vì lúc đó các em không phải đến trường và không phải lo lắng quá nhiều cho các bài tập được giao

Bên cạnh đọc sách tại thư viện, nhiều bạn đọc đã tiến hành đọc sách tại nhà, với 31,2% bạn đọc trưởng thành và 17,3% bạn đọc thiếu nhi Nhiều bạn đọc người lớn cho rằng, đọc sách tại nhà có thể tranh thủ được thời gian, vừa đọc sách vừa chăm sóc gia đình Một số bạn đọc cho rằng, việc đọc sách của cha mẹ cũng ảnh hưởng đến con em mình, vì vậy họ đọc sách tại nhà để góp phần hình thành thói quen đọc sách cho con mình ngay từ nhỏ Các em thiếu nhi đọc sách ở nhà dưới sự hướng dẫn của bố mẹ, đa số các em không có điều kiện đến thư viện thường xuyên

Hoạt động đọc sách tại các nhà sách cũng được bạn đọc quan tâm, nhưng không nhiều, chỉ có 7,5% bạn đọc trưởng thành và 15,3% bạn đọc thiếu nhi Phần lớn bạn đọc tiến hành đọc sách ở các nhà sách là để lựa chọn sách trước khi mua về Các em thiếu nhi được bố mẹ đưa đến nhà sách vào cuối tuần, các

em có thể đọc tại đó và tự lựa chọn những cuốn sách mình yêu thích

Ngoài ra, việc đọc sách tại địa điểm khác không có nhiều bạn đọc lựa chọn Khi được hỏi về nguyên nhân, bạn đọc trưởng thành trả lời rằng ở cơ quan, họ cần phải tập trung cho công việc chuyên môn của mình, chỉ một bộ phận bạn đọc có chuyên môn liên quan đến lĩnh vực xã hội mới đọc sách tại

cơ quan; các em học sinh có thời gian ra chơi không nhiều và hầu như chưa

Trang 23

được sử dụng thư viện của trường Các địa điểm công cộng hầu như chưa diễn

ra hoạt động đọc sách của bạn đọc Thủ đô bởi các lý do về tiếng ồn, không khí và không có khả năng tập trung cho việc đọc…

Bảng 3: Mục đích đọc sách báo của bạn đọc là người trưởng thành

Giải trí/

thư giãn

Phục vụ công tác

Học tập/ Nâng cao hiểu biết

Phục vụ nghiên cứu khoa học

Ý kiến khác

Số phiếu 121 120 203 72 0

Tỉ lệ (%) 41,0 40,7 68,8 24,4 0

Bên cạnh mục đích đọc sách báo của bạn đọc trưởng thành, tôi đã tiến hành tiến hành điều tra lý do đọc sách báo của bạn đọc thiếu nhi, kết quả được thể hiện trong bảng dưới đây:

Trang 24

Bảng 4: Lý do đọc sách báo của bạn đọc thiếu nhi

Bố mẹ khuyên

Thầy, cô giáo khuyên

Bạn bè khuyên

Tự em thích

Lý do khác

Số phiếu 19 21 11 68 0

Tỉ lệ (%) 19,4 21,4 11,2 69,4 0

Kết quả điều tra cho thấy, phần lớn các em thiếu nhi đọc sách báo là do bản thân các em thích và thấy cần thiết, với tỉ lệ 69,4% Đây là kết quả đáng mừng vì chính các em đã phần nào nhận thức được tầm quan trọng cũng như

ý nghĩa của việc đọc sách báo trong việc phục vụ học tập và nâng cao hiểu biết của bản thân Một số em khác được bố mẹ và thầy, cô giáo khuyên nên đọc sách báo với khoảng 20% Đây là bộ phận thiếu nhi được tiếp nhận giáo dục từ nhà trường và ảnh hưởng bởi truyền thống gia đình Ngoài ra, các em cũng được bạn bè khuyên đọc sách báo, với tỉ lệ 11.2%, đây là những em có tinh thần học hỏi từ bạn bè Hầu hết các em đều xác định được mục đích đọc sách báo chính đáng và tích cực

Kết quả trên đã phần nào phản ánh mục đích đọc sách báo còn hạn chế của bạn đọc là người dân Thủ đô Mặc dù bạn đọc Thủ đô đã bước đầu nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách Nhưng tỉ lệ bạn đọc lựa chọn đồng thời các mục đích còn rất ít Chẳng hạn, học sinh – sinh viên ngoài đọc sách để phục vụ mục đích học tập và nâng cao hiểu biết thì chỉ có

số ít em phục vụ cả mục đích nghiên cứu khoa học và giải trí… Với các em thiếu nhi, không nhiều em vừa được bố, mẹ, thầy, cô và bạn bè khuyên nên đọc sách… vừa tự ý thức được vai trò của sách báo

Trang 25

 Thời gian đọc sách báo

Thời gian đọc sách báo là khoảng thời gian mà bạn đọc Thủ đô dành cho

việc đọc sách trong 1 ngày Kết quả điều tra thể hiện như sau:

Biểu đồ: THỜI GIAN ĐỌC SÁCH BÁO HÀNG NGÀY CỦA BẠN ĐỌC

TRƯỞNG THÀNH

Số liệu điều tra cho thấy, có tới 71% bạn đọc đọc sách báo dưới 3 giờ trong ngày Trong đó, có tới 21% bạn đọc không có đủ 1 giờ trong ngày dành cho việc đọc sách báo Đây chủ yếu là nhóm bạn đọc kinh doanh và bộ phận học sinh – sinh viên Bạn đọc là người hoạt động kinh doanh do quá bận rộn với công việc của mình nên thường quan tâm đến những thông tin ngắn gọn

và mang tính dữ kiện Ngoài ra, có 16% bạn đọc dành từ 3 giờ đến 6 giờ mỗi ngày để đọc sách báo Đây chủ yếu là các cán bộ hưu trí sử dụng sách báo để giải trí và bộ phận các giảng viên sử dụng sách báo để thu thập tư liệu cho công tác giảng dạy Chỉ có 3% bạn đọc dành thời gian trên 6 giờ mỗi ngày để đọc sách báo, nhóm bạn đọc này chủ yếu là các nhà nghiên cứu Thậm chí, có tới 10% bạn đọc không có thời gian đọc sách mỗi ngày Đây chủ yếu là các cán bộ công chức do quá bận rộn với công việc và dành thời gian chăm sóc gia đình nên họ không có thời gian để đọc sách báo và 1 bộ phận học sinh – sinh viên chưa nhận thức được ý nghĩa cũng như chưa có thói quen đọc sách báo

Trang 26

Bảng 5: Thời gian đọc sách báo của bạn đọc Thủ đô

Đối tượng bạn đọc Dưới 1 năm 2 năm 3 năm Trên 3 năm

và các em đã sử dụng thư viện trên 3 năm (8,2%) Số liệu trên cho thấy phần nào sự đổi mới trong việc thu hút các em thiếu nhi tại các thư viện cấp huyện trên địa bàn Hà Nội trong những năm gần đây Điều này có thể lý giải phần nào nhờ có Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các thư viện cấp huyện trên địa bàn Thủ đô đã phát huy vai trò của mình trong việc thỏa mãn nhu cầu đọc của nhân dân Trong đó, các thư viện đặc biệt chú trọng tới xây dựng thói quen đọc sách báo cho các em thiếu nhi thủ đô Với bạn đọc là người trưởng thành, đa số họ là bạn đọc nhiều năm tại các thư viện (53,5%), số bạn đọc còn lại sử dụng thư viện trong 3 năm trở lại đây Đối tượng bạn đọc là người trưởng thành hầu hết là sinh viên, các cán bộ công chức, kinh doanh, hưu trí,… đang học tập và công tác tại trường Cao đẳng – Đại học và các cơ quan trên địa bàn Thủ đô, bởi vậy tỉ lệ gia tăng hàng năm có xu hướng ổn định hơn bạn đọc thiếu nhi

 Tần suất sử dụng thư viện

Tần suất sử dụng thư viện là mức độ bạn đọc sử dụng thư viện tính trong

Trang 27

một khoảng thời gian nhất định Trong phạm vi đề tài, tôi đã điều tra theo 4 mức độ sau: hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, khi cần Kết quả điều tra được thể hiện như sau:

Biểu đồ: Tần suất sử dụng thư viện của bạn đọc trưởng thành

Do các em thiếu nhi sử dụng thư viện không thường xuyên, các em thường đến thư viện nhiều vào dịp hè nên tôi không tiến hành điều tra về tần suất sử dụng thư viện của bạn đọc thiếu nhi Tần suất sử dụng thư viện của bạn đọc trưởng thành được thể hiện như sau: chỉ có 4% bạn đọc sử dụng thư viện hàng ngày, chủ yếu là các nhà nghiên cứu và cán bộ hưu trí; 20% bạn đọc sử dụng thư viện hàng tuần, chủ yếu là các nhà kinh doanh, giáo viên, giảng viên; 31% bạn đọc sử dụng thư viện hàng tháng, chủ yếu là cán bộ công chức và có tới 45% bạn đọc chỉ sử dụng thư viện khi cần thiết bao gồm phần lớn các sinh viên và 1 bộ phận cán bộ công chức Kết quả điều tra đã cho thấy

bộ phận bạn đọc là sinh viên và cán bộ công chức chưa có thói quen đọc sách báo cũng như sử dụng thư viện Khi phỏng vấn bạn đọc về tần suất sử dụng thư viện, hầu hết bạn đọc sinh viên trả lời là chỉ đến thư viện đọc sách khi cần thiết, mức độ đó tùy thuộc vào các bài tập và nội dung bài học được giao; bộ phận cán bộ công chức do bận rộn với công việc ở cơ quan và chăm sóc gia đình nên không có thời gian đến thư viện thường xuyên

Trang 28

2.2.2.1 Nhu cầu về nội dung của tài liệu

Nhu cầu về nội dung tài liệu được hiểu là nhu cầu của bạn đọc đối với những loại sách, báo viết về chủ đề nhất định Nhu cầu này được xem là nhu cầu cơ bản và phổ biến nhất của người đọc khi sử dụng tài liệu Khi tìm hiểu

về nội dung tài liệu mà bạn đọc quan tâm, tôi tạm thời chia thành 5 lĩnh vực

cơ bản, bao gồm: Chính trị - Xã hội, Khoa học kỹ thuật, Văn học nghệ thuật, Kinh tế, Sách thiếu nhi và lĩnh vực khác Kết quả điều tra thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Bảng 6: Nhu cầu đọc tài liệu của người dân Thủ đô theo nội dung

Chính trị -

Xã hội

Văn học nghệ thuật

Khoa học

kỹ thuật Kinh tế

Sách Thiếu nhi

Lĩnh vực khác

Kết quả điều tra cho thấy, các sách báo thuộc lĩnh vực Văn học nghệ thuật, sách thiếu nhi được đa số người dân thủ đô quan tâm, cụ thể: Nhu cầu đọc tài liệu Văn học nghệ thuật chiếm 29,3% trong tổng số bạn đọc, nhu cầu đọc Sách thiếu nhi chiếm 48,6% trong tổng số bạn đọc Tài liệu liên quan đến các lĩnh vực khác cũng được bạn đọc chú ý là tài liệu học tập (sách giáo khoa, giáo trình, ), sách viết về gia đình và lối sống chiếm 60% trong tổng số bạn đọc Phạm vi đối tượng sử dụng của tài liệu liên quan đến các lĩnh vực khác

có tỉ lệ tương đương nhau giữa bạn đọc thiếu nhi và bạn đọc là người trưởng thành Có thực tế đó là do bạn đọc thiếu nhi ở độ tuổi đang đi học nên cần sử dụng các tài liệu phục vụ cho học tập, còn bạn đọc trưởng thành có một phần không nhỏ là sinh viên của các trường Cao đẳng - Đại học trên địa bàn Hà Nội nên việc tham sử dụng giáo trình, sách tham khảo là tất yếu Để thấy rõ

Trang 29

Biểu đồ: NHU CẦU VỀ NỘI DUNG TÀI LIỆU THEO ĐỐI TƯỢNG

Thiếu nhi Người trưởng thànhBiểu đồ trên cho thấy, bạn đọc thiếu nhi không chỉ có nhu cầu sử dụng sách thiếu nhi (lịch sử, truyện cổ tích, danh nhân, võ hiệp ) mà còn sử dụng các tài liệu có nội dung Văn học nghệ thuật và các lĩnh vực khác Trong đó, các tài liệu thuộc lĩnh vực khác chiếm tỉ lệ khá cao (26%) chủ yếu là các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, khoa học thường thức Các tài liệu có nội dung Chính trị - Xã hội, Khoa học kỹ thuật và kinh tế gần như không có nhu cầu Trong khi đó, bạn đọc là người trưởng thành có nhu cầu lớn đối với các tài liệu Văn học nghệ thuật (27%), Lĩnh vực khác (25%), Chính trị - Xã hội (17%), Trong đó, tài liệu thuộc các lĩnh vực khác có nội dung chủ yếu viết

về chủ đề gia đình, lối sống, thể thao và một phần không nhỏ là các sách giáo khoa, giáo trình phục vụ cho nhu cầu học tập của bộ phận bạn đọc là sinh viên Điều đáng chú ý là nhóm bạn đọc là người trưởng thành cũng có nhu cầu sử dụng sách thiếu nhi cao (15%) Khi được phỏng vấn, chúng tôi được biết, đại bộ phận bạn đọc trưởng thành ở độ tuổi 24 đến 35 tuổi, gia đình thường có trẻ nhỏ Bởi vậy, họ đọc sách thiếu nhi để hiểu hơn về tâm sinh lý của các em và cao hơn là để có thêm kiến thức trong việc giáo dục con em mình

Trang 30

2.2.2.2 Nhu cầu về hình thức của tài liệu

Nhu cầu về hình thức của tài liệu được hiểu là nhu cầu của bạn đọc đối với dạng vật chất ghi nhận thông tin mà họ cần Hình thức của tài liệu tồn tại

ở nhiều dạng khác nhau: có thể là sách, báo in hay sách, báo điện tử, vi phim – vi phiếu, CD Rom Có thể là tài liệu dưới dạng văn bản cũng có thể là tài liệu dưới dạng âm thanh, hình ảnh…

Bảng 7: Nhu cầu đọc tài liệu của bạn đọc Thủ đô theo hình thức

của tài liệu

Đối tượng người đọc Sách, báo,

tạp chí in

Sách, báo, tạp chí điện tử

Tài liệu trên Internet

Tài liệu vi dạng, CD-Rom

Trang 31

của mình Các tài liệu này tuy lưu giữ một lượng lớn tài liệu nghiên cứu có giá trị nhưng lại hỏi phải có thiết bị đọc chuyên biệt nên cũng gây nhiều hạn chế cho bạn đọc trong quá trình sử dụng Điều này cho thấy mặt hạn chế của phần lớn bạn đọc là người dân thành phố Hà Nội trong việc tiếp cận các loại hình tài liệu hiện đại Hệ quả của nó đã làm cho bạn đọc không thoả mãn được đầy đủ nhu cầu đọc của mình

81.6 86.1

19.4

60.7

34.7 80

0 16.6 0

Sách, báo, tạp chí điện tử

Tài liệu trên mạng Internet

Tài liệu vi dạng, CD Rom

Biểu đồ: NHU CẦU ĐỌC TÀI LIỆU CỦA BẠN ĐỌC

THỦ ĐÔ THEO HÌNH THỨC CỦA TÀI LIỆU

Thiếu nhi

Người trưởng thành

2.2.2.3 Nhu cầu về ngôn ngữ của tài liệu

Ngôn ngữ là công cụ để con người tiếp cận với tri thức Ngôn ngữ của tài liệu chính là phương tiện để bạn đọc tiếp cận với những thông tin được ghi trong đó Nhu cầu về ngôn ngữ của tài liệu được hiểu là nhu cầu của bạn đọc đối với việc sử dụng những loại sách, báo viết bằng ngôn ngữ gì Có thể là tiếng Việt cũng có thể là tiếng Anh, tiếng Pháp hay tiếng Trung… Bạn đọc muốn sử dụng tài liệu viết bằng ngôn ngữ nào thì cần có hiểu biết nhất định

về ngôn ngữ đó

Trang 32

Bảng 8: Nhu cầu đọc tài liệu của bạn đọc Thủ đô theo ngôn ngữ

của tài liệu

Đối tượng bạn đọc Tiếng

Việt

Tiếng Anh

Tiếng Trung

Tiếng Pháp

Ngôn ngữ khác

Trang 33

Ngôn ngữ khác mà bạn đọc thường có nhu cầu là tiếng Hàn Quốc, tiếng Nhật Bản, tiếng Nga… Những bạn đọc có nhu cầu về tài liệu ngoại văn hầu hết là các giảng viên và các nhà nghiên cứu, họ cần nhiều tài liệu để phục vụ cho việc giảng dạy cũng như vấn đề chuyên sâu của mình Điều này cũng khẳng định rõ hơn về trình độ ngoại ngữ hạn chế không chỉ của người dân thành phố Hà Nội nói riêng mà bạn đọc cả nước nói chung Nguyên nhân trình độ ngoại ngữ kém là do công tác đào tạo ngoại ngữ ở Việt Nam hiện nay còn nhiều lỏng lẻo Ngay từ cấp Tiểu học, học sinh đã được tiếp cận với môn ngoại ngữ, đến Phổ thông trung học và Đại học thì ngoại ngữ đã trở thành môn học bắt buộc nhưng do quy chế đào tạo chưa chặt chẽ, phần lớn bạn đọc chỉ quen sử dụng tài liệu tiếng Việt mà chưa nhận thấy tính phong phú và giá trị thông tin trong tài liệu ngoại văn Mặt khác, bản thân mỗi người chưa ý thức được lợi thế của ngoại ngữ cho nên chưa trang bị kiến thức ngoại ngữ kịp thời Bởi vậy, nhu cầu sử dụng các tài liệu ngoại văn còn nhiều hạn chế Bạn đọc hầu như bị bó hẹp trong việc thu thập và tiếp cận với các tài liệu ngoại văn phong phú, đa dạng bên cạnh tài liệu trong nước Tuy nhiên, qua quá trình khảo sát nhu cầu ngôn ngữ tài liệu của người dân Thủ đô, các công trình nghiên cứu về học tập và sử dụng ngoại ngữ cũng như các phương tiện thông tin đại chúng thì nhu cầu sử dụng loại hình tài liệu ngoại văn của bạn đọc ngày càng tăng Thực trạng này xuất phát từ nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay, xu hướng mở cửa, hợp tác hóa giữa các nước trên thế giới ngày càng chiếm ưu thế Điều đó đặt ra cho mỗi người phải tự nâng cao trình độ ngoại ngữ của mình để có thể tiến kịp với các nước trên thế giới Những lý do trên đã khẳng định hơn nữa vai trò quan trọng của việc đào tạo ngoại ngữ và phát triển nhu cầu đọc tài liệu ngoại văn đối với bạn đọc là người dân thành phố Hà Nội

Trang 34

Tóm lại, nhu cầu đọc sách báo của người dân Thủ đô hiện nay chưa cao

Kết quả điều tra đã cho thấy những hạn chế trong nhu cầu đọc của bạn đọc Thủ đô như sau: Về nội dung tài liệu, cả bạn đọc thiếu nhi và bạn đọc trưởng thành đều có nhu cầu khác nhau với từng chủ đề Trong đó, bạn đọc có nhu cầu đọc chủ yếu là các tài liệu mang tính xã hội nhân văn nhiều hơn các tài liệu khoa học kỹ thuật, kinh tế, Tuy nhiên, đa số bạn đọc đều nhận thấy nội dung sách báo hiện nay có nhiều hạn chế: nội dung không phản ánh đúng cuộc sống, các tài liệu về chính trị - xã hội thường chậm cập nhật, tài liệu nhiều nhưng nội dung dàn trải,… Họ có nhu cầu đọc các tài liệu phản ánh cuộc sống thực tế, các tài liệu phổ cập kiến thức và cả tài liệu chuyên sâu trong từng lĩnh vực, một bộ phận bạn đọc có đề nghị các thư viện cần thiết bổ sung thêm các tài liệu ngoại văn, tài liệu khoa học kỹ thuật, kinh tế Về hình thức của tài liệu, hầu hết bạn đọc Thủ đô có nhu cầu sử dụng các tài liệu truyền thống (sách, báo, tạp chí in), nhu cầu về tài liệu hiện đại mặc dù có nhưng chỉ bó hẹp trong một bộ phận bạn đọc Số ít bạn đọc sử dụng tài liệu hiện đại hầu hết là các giảng viên và các nhà nghiên cứu Điều đáng buồn là

đa số bạn đọc đều tìm kiếm tài liệu trên mạng Internet mỗi khi cần thông tin thay vì đến thư viện hay các nhà sách Về ngôn ngữ của tài liệu, tất cả bạn đọc Thủ đô đều có nhu cầu sử dụng tài liệu viết bằng tiếng Việt Nhu cầu về tài liệu ngoại văn chiếm tỉ lệ ít, có thể kể đến là các tài liệu viết bằng tiếng Anh, các ngôn ngữ khác cũng được bạn đọc quan tâm nhưng không đáng kể Hơn nữa, bộ phận bạn đọc sử dụng tài liệu ngoại văn cũng chỉ tập trung ở đối tượng có trình độ cao như giảng viên và các nhà nghiên cứu Như vậy, phần lớn bạn đọc Thủ đô chưa nhận thức được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của sách báo trong học tập, trong công việc cũng như trong mọi hoạt động khác Thực trạng nhu cầu đọc còn nhiều hạn chế không chỉ của riêng người dân Hà Nội mà còn là hạn chế chung của người dân Việt Nam hiện nay

Trang 35

2.3 Công tác phục vụ của các Thư viện Quận – Huyện trong việc thỏa mãn nhu cầu đọc của bạn đọc Thủ đô

Hiện nay, trên địa bàn Thủ đô, Thư viện Hà Nội là trung tâm phối hợp chỉ đạo hoạt động của 28 thư viện quận, huyện, thị xã trên địa bàn Mặc dù các thư viện này hoạt động trên địa bàn Thủ đô nhưng từng thư viện lại có sự phát triển và hoạt động không đồng đều Qua thực tế nguồn vốn tài liệu và nguồn kinh phí của các thư viện cấp huyện cho thấy hoạt động phục vụ nhu cầu đọc cho nhân dân khu vực nội thành tương đối tốt như: Hoàn Kiếm, Tây

Hồ, Ba Đình, Một số thư viện phục vụ nhu cầu đọc của nhân dân ngoại thành còn nhiều khó khăn, nhất là các huyện vùng sâu, vùng xa như Ứng Hòa, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Ba Vì, Phúc Thọ, Thanh Oai, Thậm chí, ngay trong khu vực nội thành công tác phục vụ nhu cầu đọc của nhân dân cũng chưa tốt, quận Hoàng Mai đến nay vẫn chưa có thư viện cấp huyện Để đánh giá về thực trạng phục vụ nhu cầu đọc tại các Thư viện Quận – Huyện không thể không tính số lượng bạn đọc của thư viện đó Tỉ lệ giữa số thẻ bạn đọc và dân

số của mỗi quận, huyện sẽ cho thấy khả năng thu hút bạn đọc đến với thư viện

và sâu hơn là công tác phục vụ nhu cầu đọc trong nhân dân địa phương của thư viện đó

Bảng 9: Số thẻ bạn đọc tại các Thư viện Quận – Huyện trên địa bàn Hà Nội

Dân số (người)

Số thẻ bạn đọc

Dân số (người)

Tỉ lệ

(người/ thẻ)

2 Ba Vì 103 250.000 2427 16 Phú Xuyên 150 186.452 1243

3 Cầu Giấy 290 147.000 507 17 Phúc Thọ 450 155.000 344

Trang 36

4 Chương Mỹ 180 271.761 1510 18 Quốc Oai 250 147.311 589

5 Đan Phượng 360 132.000 367 19 Sóc Sơn 450 254.000 564

8 Gia Lâm 625 205.275 328 22 Thạch Thất 231 147.792 640

9 Hà Đông 250 135.000 540 23 Thanh Oai 180 204.729 1137

10 Hai Bà Trưng 550 350.000 636 24 Thanh Trì 295 158.413 537

11 Hoài Đức 355 190.162 536 25 Thanh Xuân 720 173.000 240

12 Hoàn Kiếm 750 178.000 237 26 Thường Tín 190 200.598 1056

13 Long Biên 200 170.000 850 27 Từ Liêm 720 240.000 333

14 Mê Linh 180 187.255 1040 28 Ứng Hòa 170 192.216 1130

(Nguồn: Thư viện Hà Nội - năm 2010)

Số liệu thống kê cho thấy, số thẻ bạn đọc của các thư viện còn rất ít, đa

số các thư viện có số thẻ ở mức từ 100 – 500 thẻ Trong đó, Thư viện quận Hoàn Kiếm có số thẻ nhiều nhất với 750 thẻ và Thư viện huyện Ba Vì ít nhất với 103 thẻ và số thẻ bình quân của 28 Thư viện Quận – Huyện là 371 thẻ/ thư viện Ngoài ra, chỉ có 8/28 thư viện có trên 500 thẻ bạn đọc Tuy nhiên, mỗi quận, huyện lại có đặc điểm kinh tế - xã hội và số lượng dân cư khác nhau, để đánh giá mức độ sử dụng thư viện của người dân tại các quận, huyện cần phải đối chiếu số thẻ bạn đọc của Thư viện Quận – Huyện với tổng số dân của địa bàn đó Dựa vào bảng số liệu trên, khi lấy số dân của từng quận, huyện chia cho số thẻ bạn đọc của Thư viện Quận – Huyện trên địa bàn đó sẽ được số lượng dân bình quân cho 1 thẻ bạn đọc Khi tỉ lệ này càng lớn, chứng

tỏ càng có nhiều người dân trên địa bàn không được sử dụng thư viện Ngược

Trang 37

lại, khi tỉ lệ này càng nhỏ thì chứng tỏ có nhiều người dân trên địa bàn được

sử dụng thư viện Kết quả tổng hợp cho thấy, tới 6 thư viện có số dân bình quân cho 1 thẻ bạn đọc rất lớn (trên 1000 người/thẻ) như: Mê Linh (1040 người/thẻ), Thường Tín (1056 người/thẻ), Ứng Hòa (1130 người/thẻ), Thanh Oai (1137 người/thẻ), Phú Xuyên (1243 người/thẻ), Chương Mỹ (1510 người/thẻ) Thậm chí, huyện Ba Vì có số dân bình quân cho 1 thẻ bạn đọc lên tới 2427 người/thẻ, điều đó nghĩa là trong 2427 người mới có 1 người sử dụng thư viện Thị xã Sơn Tây được xem là địa bàn có số dân sử dụng thư viện nhiều nhất, với tỉ lệ 158 người/thẻ, tức là trong 158 người có 1 người sử dụng thư viện Tuy nhiên, tỉ lệ này vẫn cho thấy số lượng người dân quan tâm và sử dụng thư viện rất hạn chế, đồng thời phần nào cho thấy công tác phục vụ nhu cầu đọc của người dân tại các Thư viện Quận – Huyện trên địa bàn Thủ đô chưa thực sự thu hút các đối tượng bạn đọc trên địa bàn quận, huyện mình

Để đi sâu vào công tác phục vụ của các thư viện trong việc thỏa mãn nhu cầu đọc của bạn đọc Thủ đô, tôi tiến hành điều tra các hoạt động phục vụ trong thư viện và hoạt động phục vụ ngoài thư viện

2.3.1 Hoạt động phục vụ trong thư viện

Hoạt động phục vụ trong thư viện là công tác tổ chức phục vụ người đọc tại các phòng chuyên biệt ngay tại trụ sở của thư viện đó, có thể kể đến như việc tổ chức phục vụ tại phòng đọc và tổ chức phục vụ tại phòng mượn với các dịch vụ phục vụ bạn đọc đọc tại chỗ, cho bạn đọc mượn tài liệu về, sao chụp tài liệu, dịch tài liệu, khai thác tài liệu vi dạng – nghe nhìn Tuy nhiên,

về cơ bản hầu hết các thư viện cấp huyện trên địa bàn Thủ đô mới phổ biến dịch vụ đọc tại chỗ và cho mượn tài liệu; các dịch vụ khác (sao chụp tài liệu, dịch tài liệu, khai thác tài liệu vi dạng, tìm tin trực tuyến, phổ biến thông tin,

tư vấn thông tin…) gần như chưa hoạt động

Trang 38

Về xây dựng và phát triển vốn tài liệu: Tính đến năm 2010, tổng số vốn tài liệu tại các Thư viện Quận – Huyện trên địa bàn Hà Nội cụ thể như sau:

Bảng 10: Vốn tài liệu tại các thư viện Quận – Huyện trên địa bàn Hà Nội

TT Thư viện

Quận – Huyện

Kinh phí (triệu đồng)

Số bản sách bổ sung

Tổng số Vốn tài liệu

TT

Thư viện Quận – Huyện

Kinh phí (triệu đồng)

Số bản sách bổ sung

Tổng số Vốn tài liệu

10 Hai Bà Trưng 46 450 4.700 24 Thanh Trì 21 400 7.703

12 Hoàn Kiếm 450 11.000 17.000 26 Thường Tín 30 130 6.130

(Nguồn: Thư viện Hà Nội - năm 2010)

Bảng số liệu trên cho thấy, trong mạng lưới thư viện cấp huyện có 3/28 Thư viện Quận - Huyện được cấp kinh phí hoạt động hàng năm trên 150 triệu đồng/năm (nhiều nhất là Thư viện quận Hoàn Kiếm 450 triệu đồng, Thư viện

Trang 39

quận Ba Đình 200 triệu đồng và Tây Hồ 150 triệu đồng); 10/28 Thư viện Quận - Huyện có kinh phí hoạt động từ 50 - 90 triệu đồng; số còn lại nguồn kinh phí hoạt động hàng năm tương đối thấp khoảng 30 - 40 triệu đồng, có thư viện chỉ được cấp 10 triệu đồng/năm như Thư viện huyện Thanh Oai Với nguồn kinh phí được cấp như đã thống kê, các thư viện đã cố gắng xây dựng và phát triển vốn tài liệu của thư viện mình sao cho hợp lý Tuy nhiên, với nguồn kinh phí hạn hẹp, hoạt động của phần lớn thư viện cấp huyện đang gặp rất nhiều khó khăn, trong đó có vấn đề bổ sung tài liệu Ngoài

2 thư viện: Hoàn Kiếm và Ba Đình có số bản sách bổ sung trên 10.000 bản/ năm, 4/28 thư viện có số bản sách trên 1.000 bản/năm thì số thư viện còn lại

số bản sách bổ sung phổ biến khoảng 400 đến 600 bản/năm, thậm chí Thư viện huyện Thanh Oai cả năm 2010 không có kinh phí dành cho bổ sung sách

mà chỉ dành khoảng trên 3 triệu đồng cho bổ sung báo, tạp chí

Mặc dù một số thư viện có kinh phí hạn hẹp nhưng đã tích cực bổ sung nguồn vốn tài liệu khá lớn nhờ huy động từ nhiều nguồn khác nhau: Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa năm 2010 do Vụ Thư viện và Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa gia đình – Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch Hà Nội tổ chức, Dự án “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến” do Nhà Xuất bản Hà Nội thực hiện, Dự án Thư viện lưu động do Quỹ SIFT tài trợ… Tiêu biểu là các thư viện: Chương Mỹ, Sơn Tây, Mê Linh, Thanh Trì, Quốc Oai, Sóc Sơn… Trong tổng số vốn tài liệu hiện có của các thư viện, hầu hết là tài liệu

về lĩnh vực Chính trị - Xã hội, Văn học nghệ thuật, Khoa học thường thức và Sách thiếu nhi Các sách thuộc lĩnh vực Khoa học kỹ thuật, Kinh tế hầu như không đáng kể Do nguồn kinh phí dành cho bổ sung sách tại hầu hết Thư viện Quận - Huyện trên địa bàn thành phố còn quá ít, nên đại đa số các thư viện bổ sung vốn tài liệu mới chỉ quan tâm đến số lượng bản sách mà chưa xây dựng được cơ cấu thành phần vốn tài liệu đảm bảo tính phù hợp với đặc

Trang 40

điểm và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là đối với

các huyện thuần nông nghiệp, mảng tài liệu về nông nghiệp còn quá ít Hơn

nữa, do quy luật lỗi thời của thông tin nên các tài liệu thuộc lĩnh vực khoa học

kỹ thuật, kinh tế cũng nhanh chóng trở nên lạc hậu và lỗi thời hơn các tài liệu Chính trị - Xã hội, Văn học nghệ thuật Với nguồn kinh phí hoạt động hạn hẹp của mình, các Thư viện Quận – Huyện Thủ đô chưa có điều kiện để đảm bảo được cơ cấu thành phần vốn tài liệu của thư viện mình Khi phỏng vấn bạn đọc mong muốn gì từ phía các thư viện để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu đọc thì hơn 50% bạn đọc đều mong muốn các thư viện cần bổ sung thêm sách báo cho phù hợp với nhu cầu của bạn đọc, đặc biệt là bổ sung các tài liệu thuộc lĩnh vực Khoa học kỹ thuật, Kinh tế, Thực tế đó phần nào cho thấy sự thiếu hụt và hạn chế trong kho sách tại mạng lưới Thư viện Quận – Huyện trên địa bàn Thủ đô hiện nay

Khi khảo sát về vốn tài liệu phân theo loại hình tài liệu, kết quả điều tra cho thấy, hầu hết kho sách của mạng lưới thư viện cấp huyện trên địa bàn Thủ

đô chỉ gồm sách truyền thống và báo, tạp chí in, gần như không có thư viện nào tiến hành bổ sung sách, tài liệu điện tử hay tài liệu cho bạn đọc khiếm thị Thực tế này đã làm hạn chế phần nào nhu cầu đọc phong phú, đa đạng của người dân Thủ đô Có thể lý giải nguyên nhân của thực trạng trên là do nguồn kinh phí cấp cho hoạt động hàng năm của các thư viện còn hạn hẹp, về trụ sở

và cơ sở vật chất của các thư viện còn nhiều khó khăn,

Khi điều tra vốn tài liệu phân theo ngôn ngữ tại các thư viện, kết quả cho thấy, hầu hết tài liệu trong các thư viện cấp huyện Thủ đô hiện nay là tài liệu tiếng Việt Một số thư viện có tài liệu ngoại văn nhưng không đáng kể như thư viện quận Hoàn Kiếm, Ba Đình… các tài liệu ngoại văn này cũng chủ yếu được viết bằng tiếng Anh Do khó khăn về kinh phí, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ thư viện cũng như nhu cầu đọc tài liệu ngoại văn của bạn đọc

Ngày đăng: 25/06/2021, 17:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w