1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tác động về mặt kinh tế xã hội và môi trường của dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trên địa bàn tỉnh lạng sơn

161 31 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới, thuộc khu vực Đông Bắc của Việt Nam, có toạ độ địa lý: từ 20 27' đến 22 19' vĩ Bắc và 106 06' đến 107 21' kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, Phía đông bắc giáp Sùng Tả (Quảng Tây, Trung Quốc), Phía nam giáp tỉ...

  • Lạng Sơn có 253 km đường biên giới với Trung Quốc. Có 02 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng và cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị), 02 cửa khẩu quốc gia là Chi Ma (huyện Lộc Bình), Bình Nghi (huyện Tràng Định) và 7 cặp chợ biên giới. Lạng Sơn thuộ...

  • Lạng Sơn là cửa ngõ trung chuyển quan trọng nối liền giữa Trung Quốc với Việt Nam và các nước ASEAN. Với vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện kinh tế phát triển và tốc độ đầu tư nhanh đã tạo cho Lạng Sơn có một vị thế mới trong hợp tác đầu tư và hội nhậ...

  • 2.1.1.2. Địa hình, địa thế

  • Lạng Sơn có các kiểu địa hình đa dạng, gồm kiểu địa hình núi cao, núi thấp, núi đá vôi và vùng đồi gò bát úp. Xen kẽ các kiểu địa hình là vùng đất canh tác màu mỡ gồm các giải thung lũng, máng trũng, bãi bằng…

  • Địa hình toàn tỉnh có thể chia thành 3 tiểu vùng: Tiểu vùng núi cao, tiểu vùng núi đá vôi, tiểu vùng đồi và núi thấp. Nhìn chung với sự đa dạng về các kiểu địa hình - địa thế theo từng tiểu vùng, với các điều kiện khí hậu khác nhau đã tạo lên các loài...

  • 2.1.1.3. Địa chất, đất đai

  • a. Địa chất

  • Nền địa chất tỉnh Lạng Sơn có nguồn gốc cách đây trên 200 triệu năm. Nền vật chất với nhiều nhóm đá mẹ khác nhau như: Nhóm đá sét, nhóm đá cát, nhóm đá kiềm và trung tính, nhóm đá macma-axit, nhóm đá vôi, nhóm đá xốp.

  • Với sự phong phú về tầng mẫu chất và đã trải qua quá trình phong hóa qua nhiều năm đã hình thành lên nhiều loại đất khác nhau trên địa bàn tỉnh.

  • b. Đất đai

  • Căn cứ kết quả xây dựng bản đồ dạng đất của Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Tây Bắc Bộ, năm 2008. Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 47 kiểu dạng đất khác nhau, bao gồm các nhóm dạng đất chính sau:

  • Nhóm dạng đất phát triển trên núi trung bình: Ký hiệu N2FHs, diện tích 21.958,23 ha, chiếm 2,6% diện tích đất đai của tỉnh. Phân bố ở các huyện Văn Quan, Bình Gia, Văn Lãng, Lộc Bình, Đình Lập.

  • Nhóm dạng đất trên núi thấp: Gồm các dạng sau N3S; N3Fc; N3Fa …với diện tích là 420.664,99 ha, chiếm 50,5% diện tích đất đai của tỉnh. Phân bố hầu hết ở các huyện trong tỉnh.

  • Nhóm đất đồi: Tổng diện tích 166.236,68 ha, chiếm 20,0% tổng diện tích đất đai của tỉnh. Phân bố trên địa bàn huyện Đình Lập, Lộc Bình, Chi Lăng, Hữu Lũng và phía Tây Nam huyện Cao Lộc.

  • Nhóm đất thung lũng: Diện tích 90.608,8 ha, chiếm 11,0% diện tích đất đai của tỉnh. Phân bố hầu hết ở các huyện trong tỉnh.

  • Nhóm đất đồng bằng, dốc tụ, bồi tụ: Diện tích 26.057,24 ha, chiếm 3,1% diện tích đất đai toàn tỉnh. Phân bố tập trung tại huyện Tràng Định, Hữu Lũng và rải rác hầu hết ở các huyện.

  • Nhóm địa hình Kastơ - núi đá vôi và sản phẩm đá vôi: Tổng diện tích 106.851,40 ha, chiếm 12,8% diện tích đất đai của tỉnh. Phân bố tập trung ở các huyện Hữu Lũng, Chi Lăng, Bắc Sơn, Cao Lộc, Văn Quan, Văn Lãng.

  • Bảng 2.1. Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Lạng Sơn qua các thời kỳ

  • 2.1.1.4. Khí hậu, thuỷ văn

  • 2.1.2.1. Đặc điểm nguồn nhân lực

    • Bảng 2.2. Đặc điểm dân số tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1998-2012

    • Đơn vị tính: Người

    • Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn năm 1998, 2005, 2010, 2012

    • c. Dân tộc

    • Cộng đồng dân cư Lạng Sơn có khoảng 10 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó: Dân tộc Nùng chiếm 43,86%, dân tộc Tày chiếm 35,9%, dân tộc Kinh chiếm 15,26%, dân tộc Dao chiếm 3,54%, các dân tộc khác còn lại chiếm 1,41%. Các dân tộc phân bố đan xen ...

  • 2.1.2.2. Điều kiện về cơ sở hạ tầng

    • a. Giao thông

    • Hệ thống giao thông đường bộ: Gồm các tuyến Quốc lộ, Tỉnh lộ, Huyện lộ và các đường liên xã với tổng chiều dài 3.657 km, trong đó: Quốc lộ có tổng chiều dài 616,2 km với 7 tuyến; Tỉnh lộ có tổng chiều dài 774,6 km với 34 tuyến; các tuyến đường đô thị ...

    • Hệ thống giao thông đường sắt: Tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Đồng Đăng dài 92 km; Tuyến đường sắt Mai Pha - Na Dương dài 31 km.

    • Hệ thống đường dân sinh: Đường xã khoảng 1.500 km, trong đó có khoảng 1.300 km là đường đất, còn lại là mặt đường cấp phối, láng nhựa hoặc bê tông xi măng. Nhìn chung các xã trong tỉnh đều có đường ô tô đến được trung tâm xã và đi lại được 4 mùa trong...

    • b. Thuỷ lợi

    • Toàn tỉnh có 840 công trình thuỷ lợi kiên cố và 2.334 công trình tạm, phần lớn các công trình hồ đập đầu mối đã được cải tạo và nâng cấp, hệ thống kênh mương đã được đầu tư xây dựng. Năng lực tưới của các công trình mới chỉ đạt 60- 70% nhu cầu cung cấ...

    • - Hệ thống điện lưới

    • Hệ thống điện lưới quốc gia ngày càng được mở rộng, đến năm 2012: 100% số xã, thị trấn có điện sinh hoạt.

    • - Hệ thống thông tin liên lạc

    • Mạng lưới bưu chính - viễn thông ngày càng phát triển, 100% các huyện và xã đã được phủ sóng truyền hình. Các điểm bưu điện văn hoá xã đang được xây dựng và phát triển rộng khắp, đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện.

  • 2.1.2.3. Tình hình văn hóa, y tế, giáo dục

    • a. Giáo dục

    • Giáo dục phổ thông: Các xã, phường trong tỉnh đều có các trường tiểu học và trung học cơ sở, năm 2000 giáo dục tiểu học đã hoàn thành chương trình phổ cập. Theo số liệu thống kê 2012 toàn tỉnh có 500 trường, trong đó: 248 trường tiểu học, 204 trường ...

    • Đào tạo chuyên nghiệp: Có 2 trường trung học chuyên nghiệp, 2 trường cao đẳng. Tổng số giáo viên 249 thầy cô với tổng số học sinh 4.788 em.

    • b. Y tế

    • Hiện nay, toàn tỉnh có 4 bệnh viện cấp tỉnh, 10 bệnh viện huyện và 03 trung tâm y tế: Trung tâm y tế dự phòng, kế hoạch hoá gia đình và phòng chống sốt rét. Số giường bệnh có 2.549 giường, đạt 34 giường/1vạn dân. Ở các xã, phường đều có trạm y tế, bìn...

  • 2.1.2.4.Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

    • a. Tình hình kinh tế

    • Những thông tin chủ yếu về tình hình phát triển kinh tế của Lạng Sơn được nêu trên bảng 2.3.

    • Bảng 2.3. Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Lạng Sơn

    • giai đoạn 1998-2012

    • Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn năm 1998- 2012

    • Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn năm 1998-2012

    • Hình 2.1. Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP

    • Tỷ trọng GDP của ngành công nghiệp, xây dựng năm 1998 là 10,6 %, đến năm 2012 đã tăng lên chiếm 25,1% tổng GDP. Xu hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và ngành dịch vụ - thương mại, từng bước giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm ngh...

    • Cơ cấu tỷ trọng các ngành qua các năm được thể hiện tại hình 2.2.

    • Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn năm 1998-2012

    • Hình 2.2. Cơ cấu tỷ trọng các ngành

    • Bảng 2.4: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc

    • triển khai thực hiện các Dự án lâm nghiệp

    • Hình 2.3: Sơ đồ quá trình nghiên cứu

    • Kiểm tra phiếu điều tra tiến hành sau khi thu thập số liệu tại địa bàn nghiên cứu, bổ xung thông tin thiếu, chưa đầy đủ, sắp xếp lại và tổng hợp phân loại thành từng nhóm, từ đó tính toán các chỉ tiêu thống kê mô tả đặc trưng của từng nhóm.

    • Tổng hợp và xử lý thông tin: Tổng hợp kết quả điều tra theo các chỉ tiêu phân tích. Số liệu được chỉnh lý và xử lý bằng các phần mềm thống kê chuyên dụng: Excel, SPSS…Sau đó sử dụng các phương pháp sau để phân tích:

    • 2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

    • Thống kê mô tả là một môn khoa học xã hội nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ chặt chẽ với mặt chất và nghiên cứu theo hiện tượng số lớn. Nghiên cứu sự biến đổi số lượng có mối quan hệ mặt chất ở thời gian và địa điểm cụ thể. Phương pháp thống kê m...

    • 2.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh

    • Thống kê so sánh là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau và được đem so sánh với nhau, so sánh có nhiều loại: So sánh với kế hoạch, so sánh lợi ích và chi phí, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian, so sánh các điểm...

    • Phương pháp so sánh: đánh giá những thay đổi của các điều kiện tại khu vực trước và sau khi dự án được thực hiện; đối với các bên tham gia dự án và không tham giá dự án để rút ra những kết luận về ảnh hưởng của các hoạt động đầu tư của dự án tới mặt k...

  • 2.2.3.3. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Explorer Factor Analisys):

  • 2.2.3.5. Phương pháp phân tích SWOT:

    • Trong quá trình nghiên cứu luận văn này tôi sử dụng 15 chỉ tiêu đánh giá tương ứng với 15 biến quan sát được chia thành 3 nhóm như sau:

    • Nhóm I: Các tác động ảnh hưởng tới mặt kinh tế của Dự án

    • 1- Tăng hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng rừng

    • 2- Tăng thu nhập của các hộ gia đình

    • 3- Tăng hệ số sử dụng đất lâm nghiệp của các hộ gia đình

    • 4- Tăng sự đầu tư vốn vào lâm nghiệp

    • 5- Tăng sản lượng sản phẩm từ rừng

    • Nhóm II: Các tác động ảnh hưởng tới mặt xã hội của Dự án

    • 1- Tăng thêm việc làm cho người lao động

    • 2- Tăng thu nhập cho người lao động

    • 3- Tăng kiến thức khoa học kỹ thuật cho người lao động

    • 4- Tăng cường mức tham gia của người dân trong sản xuất lâm nghiệp

    • 5- Tăng sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

    • Nhóm III: Các tác động ảnh hưởng tới mặt môi trường của Dự án

    • 1- Tăng độ che phủ của rừng

    • 2- Giảm mức rửa trôi, xói mòn, giảm nhẹ thiên tai

    • 3- Tăng sản lượng và chất lượng nguồn nước

    • 4- Tăng tính đa dạng sinh học của rừng

    • 5- Tăng khả năng cố định CO2

    • Các biến này được đưa vào các phiếu khảo sát để phỏng vấn trực tiếp ý kiến đánh giá của 200 HGĐ đã được lựa chọn để họ đánh giá mức độ của mỗi nhân tố và mức độ tác động đến các mặt Kinh tế - Xã hội - Môi trường của Dự án.

    • Mỗi nhân tố tác động đều được người phỏng vấn theo ý kiến của mình đánh giá theo thang điểm 5 cấp độ tương ứng với các mức như sau:

    • + Tốt : 5 điểm

    • + Khá : 4 điểm

    • + Trung bình: 3 điểm

    • + Yếu: 2 điểm

    • + Rất yếu (hoặc không): 1 điểm.

    • 2.2.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá tác động về kinh tế

    • a. Đánh giá hiệu quả kinh tế một số loài cây chính sử dụng trồng rừng

    • Đối với hạng mục hỗ trợ trồng rừng sản xuất, các hộ gia đình tham gia dự án 661 được hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn này các hộ không phải hoàn lại nên đương nhiên không phải chịu lại suất (Mức hỗ trợ này trên thực ...

    • Đề tài chỉ đi nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng rừng trước và sau khi thực hiện dự án.

    • b. Phân tích kinh tế HGĐ của các nhóm hộ điều tra

    • Tính toán, phân tích, tổng hợp cho các nhóm hộ đã khảo sát theo phương pháp lấy giá trị số bình quân ở từng chỉ tiêu cụ thể để so sánh giá trị tuyệt đối và tỷ trọng (cơ cấu) tại các thời điểm trước và sau dự án như:

    • - Sự thay đổi cơ cấu thu nhập của các HGĐ.

    • - Sự thay đổi chi phí của HGĐ.

    • Từ đó rút ra kết luận Dự án được triển khai có làm tăng tăng thu nhập của các HGĐ; Tăng hệ số sử dụng đất LN; Tăng sự đầu tư vốn vào LN; Tăng sản lượng sản phẩm từ rừng không?

    • 2.2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá tác động về xã hội

    • a. Đánh giá mức độ chấp nhận của người dân tham gia dự án

    • - Đánh giá mức độ chấp nhận của người dân được thể hiện qua số hộ gia đình tham gia các hoạt động Dự án.

    • - Tác động của Dự án đến việc thu hút, tạo thêm việc làm cho người lao động.

    • b. Đánh giá tác động của dự án đến thu nhập của các nhóm HGĐ

    • c. Tăng kiến thức khoa học kỹ thuật cho các HGĐ

    • d. Tăng cường mức tham gia của người dân trong SXLN

    • e. Nhận thức của cộng đồng về sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

    • - Nhận thức của cộng đồng về bình đẳng giới.

    • - Tác động của Dự án đến việc nâng cao ý thức và vai trò của người dân trong việc chăm sóc, quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng.

    • 2.2.4.3. Các chỉ tiêu đánh tác động về môi trường

    • - Đánh giá sự thay đổi về diện tích rừng, độ che phủ của rừng: Kế thừa kết quả dự án, số liệu hiện trạng rừng ở các thời điểm trước và sau dự án.

    • - Đánh giá tác động của Dự án đến khả năng chống xói mòn, rửa trôi, giảm nhẹ thiên tai.

    • - Đánh giá về mức độ cải thiện nguồn nước trong khu vực.

    • - Tác động đến tính đa dạng sinh học của rừng.

    • - Đánh giá về khả năng cố định CO2 của rừng.

    • Lạng Sơn có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu với Trung Quốc và các tỉnh trong nước, là điều kiện để phát triển kinh tế hàng hoá nói chung và sản phẩm nông lâm nghiệp nói riêng.

    • Tiềm năng đất đai rộng lớn, diện tích đất trống còn nhiều, đất đai còn tốt, khí hậu đa dạng nên phù hợp với rất nhiều cây trồng và vật nuôi. Tài nguyên động thực vật phong phú, có nhiều lâm sản quí. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế lâm...

    • Ngành lâm nghiệp Lạng Sơn có vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu cung cấp lâm sản, phục vụ cho ngành chế biến tạo ra các sản phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu góp phần phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời đảm bảo chức năng phòng hộ...

    • Nhận thức được tầm quan trọng đó trong những năm qua thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước. Tỉnh ủy, UBND tỉnh rất quan tâm đến sự nghiệp xây dựng và phát triển lâm nghiệp. Sau 27 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Lạng Sơn đ...

    • Thực hiện Quyết định số: 327-CT, ngày 15/9/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Về một số chủ trương, chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước (Sau đây gọi tắt là Chương trình 327). Tham gia thực hiện chương trình...

    • Chương trình 327 được thực hiện từ năm 1993 đến năm 1998. Mục tiêu đề ra rất lớn: “Để trong 10 – 15 năm tới, cơ bản phủ xanh đồi núi trọc, bảo vệ rừng và môi trường sinh thái, sử dụng tiềm năng đất trống đồi núi trọc ở miền núi và trung du, bãi bồi v...

    • Chương trình 327 được triển khai tại 10 huyện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Qua 6 năm thực hiện dự án các chỉ tiêu về lâm nghiệp thực hiện được như sau:

    • - Trồng rừng: 10.766 ha.

    • - Chăm sóc rừng trồng: 16.220 lượt ha.

    • - Bảo vệ rừng: 84.114 lượt ha.

    • - Khoanh nuôi tái sinh rừng: 23.671 lượt ha.

    • Tổng vốn thực hiện là: 33.979 triệu đồng.

    • Qua 06 năm thực hiện Chương trình 327, bên cạnh những kết quả đã đạt được cũng còn một số tồn tại:

    • * Về công tác tổ chức chỉ đạo:

    • Ban chỉ đạo của tỉnh hoạt động chưa đều, bộ máy chưa đủ mạnh, không có cán bộ chuyên trách theo dõi chỉ đạo thực hiện Dự án. Lực lượng ban quản lý các dự án cơ sở còn yếu và thiếu. Các ngành, huyện thị chưa quán triệt đầy đủ nội dung Chương trình dự á...

    • * Về công tác thực hiện Dự án:

    • Thời kỳ đầu, một số dự án xây dựng quy mô còn quá nhỏ. Nhìn chung rừng trồng còn phân tán, chưa tập trung.

    • Các công trình lâm sinh chủ yếu hợp đồng với các hộ gia đình thực hiện. Công tác khuyến nông, khuyến lâm còn yếu, nhiều hộ chưa nắm vững được các khâu kỹ thuật trong trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng.... do đó hiệu quả trồng rừng còn thấp....

    • * Về chính sách: Còn thiếu các quy định cụ thể về quyền lợi và nghĩa vụ lâu dài của chủ rừng, của hộ gia đình tham gia trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng.

    • PAM là tên viết tắt bằng tiếng Pháp của Chương trình lương thực thế giới (Programme Alimentaire Modial). Chương trình này cũng có tên tiếng Anh viết tắt là WFP (Wold Food Programme).

    • Dự án PAM 5322 “ Phát triển lâm nghiệp hộ gia đình tại 5 tỉnh Đông bắc Việt Nam” gồm: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Bắc Giang, Quảng Ninh do Chương trình lương thực thế giới (PAM) tài trợ. Dự án được phê duyệt và triển khai thực hiện trong 4 năm (1997-...

    • Với Lạng Sơn đây là một dự án lớn về lâm nghiệp được triển khai thực hiện tại 5 huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Tràng Định và Văn Lãng.

    • Mục tiêu: Giúp các hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số và nhóm người có đời sống khó khăn trong vùng dự án biết phương pháp phát triển bền vững, có hiệu quả ở nơi đất trống, đồi núi trọc, cây bụi được giao cho các hộ gia đình phát triển lâm nghiệ...

    • - Trồng rừng: 9.801,2 ha;

    • - Chăm sóc rừng trồng: 16.073,5 lượt ha;

    • - Xây dựng 120 mô hình, 30km đường lâm nghiệp;

    • Tổng kinh phí thực hiện dự án là 25.804 tr.đồng.

    • Thực hiện Dự án đã góp phần làm tăng nhanh diện tích rừng trồng của tỉnh, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Qua tham gia dự án, nhận thức của người dân về nghề rừng, về phát triển kinh tế lâm nghiệp từng bước được nâng lên, biết cách thức xây dựng kế h...

    • Bộ máy quản lý Dự án đều là kiêm nhiệm, còn thiếu, và yếu. Có nơi tổ chức chỉ đạo thiếu chặt chẽ, việc giám sát, kiểm tra đôn đốc không thường xuyên, vì vậy có hộ gia đình thực hiện dự án kém hiệu quả.

    • Do nhận thức của người dân còn hạn chế, nên gặp nhiều khó khăn trong công tác “xây dựng kế hoạch vi mô thôn bản và kế hoạch hộ”; “xây dựng vườn ươm cây con tại thông bản”; Đặc biệt là trong công tác trồng rừng, một số hộ dân cho rằng tham gia dự án là...

    • Dự án PAM là dự án hỗ trợ bằng lương thực. Trong quá trình triển khai thực hiện Dự án PAM đã không cung cấp đủ lương thực theo kế hoạch nên một số chỉ tiêu không thực hiện được (như Quỹ tín dụng thôn bản). Bên cạnh đó, hàng năm kinh phí đối ứng (18% t...

    • Dự án do Công hòa Liên bang Đức tài trợ được sử dụng nguồn vốn của Quỹ tái thiết tín dụng Kredit Fund fur Wiederaufau của Cộng hòa Liên bang Đức nên có tên viết tắt là KFW.

    • Dự án KFW đầu tiên (KFW1) được thực hiện ở hai tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang. Cơ quan thực hiện dự án là Ban quản lý các dự án viện trợ lâm nghiệp của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Kiểm lâm Lạng Sơn, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang và các lâm trư...

    • Với mục tiêu bao trùm của các dự án KFW là tạo rừng trồng hỗn loài có kết cấu gần với rừng tự nhiên, phong phú về lâm sản và có tính đa chức năng, khai thác rừng trồng được tiến hành theo kiểu tỉa thưa nuôi dưỡng, cây chặt là cây có đường kính nhỏ nhấ...

    • Dự án KFW1 được triển khai tại 4 huyện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (Đình Lập, Lộc Bình, Cao Lộc và Chi Lăng), thời gian thực hiện 5 năm (1996-2000). Với mục tiêu là trồng rừng và quản lý rừng bền vững, đối tượng hưởng lợi dự án là những hộ nông dân đã ...

    • Dự án KFW3- Pha I được triển khai tại 3 huyện (Văn Lãng, Lộc Bình, Cao Lộc). Với mục tiêu là trồng rừng và quản lý rừng bền vững.

    • Dự án KFW3- Pha III “Dự án Phục hồi và quản lý bền vững” được triển khai tại 3 huyện (Văn Lãng, Lộc Bình, Cao Lộc). Với mục tiêu cụ thể là: Thiết lập trồng rừng mới và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, quản lý rừng cộng đồng, xây dựng và hoàn chỉnh các h...

    • Ngoài ra, còn triển khai Dự án trồng rừng KFW1-BPĐT (gọi tắt là Dự án Các biện pháp đạo tạo). Dự án nhằm hỗ trợ việc quản lý bền vững nguồn tài nguyên rừng, nâng cao năng lực các cán bộ hiện trường dự án các cấp cũng như người nông dân sẽ được đào tạo...

    • Trong giai đoạn 1996-2013, Dự án đã đạt được một số kết quả như sau:

    • Giai đoạn 1996-2000 (KFW 1): Trồng mới được 10.468,40 ha.

    • Giai đoạn 2000-2004 (KFW 3- Pha I): Trồng mới được 5.716,93 ha.

    • Giai đoạn 2005-2008 (Dự án các Biện Pháp đào tạo): Tổ chức 42 lớp tập huấn với 630 lượt người tham gia cho các bộ dự án; Tổ chức 640 lớp tập huấn cho 28.682 lượt người tham gia cho nông dân tham gia dự án; Xây dựng các mô hình quản lý rừng trình diễn ...

    • Giai đoạn 2008-nay (KFW 3- Pha III): Trồng và khoanh nuôi tái sinh 1440,2 ha. Quản lý rừng cộng đồng, xây dựng mô hình trồng chanh rừng, nuôi mật ong. Hỗ trợ làm đường vận xuất lâm nghiệp.

    • Theo Quyết định số: 162/1999/QĐ-TTg, ngày 7/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hưởng lợi của các hộ gia đình, cá nhân tham gia dự án trồng rừng bằng nguồn vốn không hoàn lại của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, thì các chủ hộ trồng rừng đượ...

    • Tổng vốn đầu tư cho Dự án Việt – Đức triển khai trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là 86.509 triệu đồng, trong đó:

    • Giai đoạn 1996-2000 (KFW 1): 38.975 triệu đồng;

    • Giai đoạn 2000-2004 (KFW 3- Pha I): 24.573 triệu đồng;

    • Giai đoạn 2005-2008 (Dự án các Biện Pháp đào tạo): 3.731 triệu đồng;

    • Giai đoạn 2008-nay (KFW 3- Pha III): 19.230 triệu đồng.

    • Tóm lại Dự án dự án do Công hòa Liên bang Đức tài trợ (Dự án KFW) tại Lạng Sơn, cơ bản đã hoàn thành trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh, nâng cao năng lực quản lý của cán bộ, dự án đã thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra. Góp phần nâng cao độ che phủ ...

    • Tuy nhiên Dự án còn có những mặt hạn chế như:

    • - Chất lượng rừng trồng chưa đạt yêu cầu mong muốn (trồng cây thuần loài và chưa phù hợp với các điều kiện tiểu lập địa, sinh trưởng chưa cao) việc bảo vệ rừng trồng còn gặp nhiều khó khăn.

    • - Theo quy định của Dự án, khống chế tối đa cho mỗi hộ tham gia dự án không quá 2,0 ha đối với trồng rừng mới và 2,0 ha cho khoanh nuôi tái sinh.

    • - Tổ chức thực hiện dự án ở cấp huyện tương đối tốt, nhưng xã đến thôn bản còn rất yếu, do không có phụ cấp cho các trưởng thông, bản. Bên cạnh đó, chi phí cho công tác khuyến lâm còn chưa được chú trọng.

    • - Chi phí lập kế hoạch và theo dõi rất thấp và chủ yếu là chi phí cho cán bộ.

    • - Mở tài khoản cho người dân quá chậm, điều kiện được rút tiền còn chưa hợp lý.

    • Phát huy những kinh nghiệm, thành tích đã đạt được, khắc phục những thiếu sót tồn tại trong quá trình triển khai các Chương trình, Dự án trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn trước. Bước vào thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, Lạng Sơn đã có nhữ...

    • Dự án 661 được Ban quản lý dự án tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận và triển khai bắt đầu từ năm 1998 với các hợp phần chính bao gồm: giao khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng đặc dụng, hỗ trợ trồng rừng sản xuất, khuyến ...

    • Với mục tiêu:

    • Đẩy mạnh tốc độ trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ vốn rừng hiện có và rừng trồng mới, phát huy hiệu quả chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ và phát huy tính đa dạng sinh học, phấn đấu đến năm 2010 đưa độ che phủ của ...

    • Tạo vùng nguyên liệu gắn với sự phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, cung cấp gỗ củi và lâm sản khác đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và tiến tới xuất khẩu sản phẩm có giá trị cao từ lâm sản rừng trồng.

    • Tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho dân cư, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển sản xuất, ổn định đời sống, đảm bảo an ninh quốc phòng.

    • 3.2.1.1. Hệ thống quản lý, tổ chức thực hiện dự án.

    • a. Cấp tỉnh:

    • Thành lập Ban điều hành DA gồm 10 thành viên, do một Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban. Các thành viên là lãnh đạo các Sở, ngành có liên quan như: Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Khoa học & Công nghệ, Sở Tài nguyên & ...

    • Ban quản lý DA cấp tỉnh được thành lập tại Chi cục Phát triển lâm nghiệp do Chi cục Trưởng làm Trưởng ban, thành viên là các cán bộ thuộc Chi cục Phát triển Lâm nghiệp.

    • b. Cấp huyện:

    • Thành lập Ban điều hành DA do Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng Ban, thành viên là các phòng chức năng của huyện có nhiệm vụ chỉ đạo phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện.

    • c. Cấp xã:

    • Thành lập Ban phát triển rừng xã do Phó chủ tịch UBND xã làm Trưởng Ban, thành viên là các ban ngành có liên quan và các trưởng thôn có tham gia DA, với nhiệm vụ chỉ đạo phát triển lâm nghiệp trên địa bàn xã.

    • Ban điều hành các cấp, Ban quản lý Dự án tỉnh hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Với chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động điều hành được quy định trong Quyết định số 811QĐ/UB ngày 03/5/1999 của UBND tỉnh Lạng Sơn.

    • d. Các dự án cơ sở:

    • * Các dự án rừng phòng hộ:

    • Xây dựng 11 DA rừng phòng hộ, gồm: 10 DA rừng phòng hộ của các huyện thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của DA trên địa bàn 11 huyện, thành phố và 01 DA của Bộ đội Biên phòng tỉnh, thực hiện trồng rừng phòng hộ tại các xã biên giới.

    • * Các dự án rừng đặc dụng:

    • Giai đoạn 1999-2005 trên địa bàn tỉnh xây dựng 03 DA rừng đặc dụng là: Dự án Rừng đặc dụng Mỏ Rẹ, huyện Bắc Sơn; Rừng đặc dụng Hữu Liên, huyện Hữu Lũng; Rừng đặc dụng Lâm Ca-Đồng Thắng, huyện Đình Lập với tổng diện tích là 28.821,8 ha.

    • Năm 2006, thực hiện rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg, ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ, hai khu rừng đặc dụng Mỏ Rẹ và Lâm Ca-Đồng Thắng không còn đủ tiêu chí là rừng đặc dụng theo Quyết định số 62/2005/QĐ-BNN ...

    • * Các dự án rừng sản xuất:

    • Trong giai đoạn 1999-2010 trồng rừng sản xuất chủ yếu do các Lâm trường (nay là các Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp) thực hiện bằng vốn vay, vốn tự có của đơn vị. Ngoài ra trong giai đoạn này Lạng Sơn còn thực hiện 2 DA trồng rừng bằng vốn ODA ...

    • Thực hiện chính sách của Nhà nước hỗ trợ trồng rừng sản xuất bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương, năm 2009 tỉnh đã xây dựng 10 DA Hỗ trợ trồng rừng sản xuất và 01 DA Hỗ trợ trồng rừng thay thế nương rẫy trên địa bàn các huyện.

    • 3.2.1.2. Một số văn bản, cơ chế, chính sách hưỡng dẫn thực hiện Dự án 661 của trung ương và địa phương.

    • - Nghị quyết số 08/1997/QH10 ngày 05/12/1997 của Quốc hội về Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng;

    • - Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng;

    • - Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 tr...

    • - Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007- 2015;

    • - Quyết định số 164/2008/QĐ-TTg ngày 11/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Điều 1 của Quyết định định số 100/2007/QĐ-TTg và một số điều của Quyết định số 661/QĐ-TTg về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mớ...

    • - Chỉ thị số 334/CT-TTg ngày 10/3/2009 của Chính phủ về tăng cường các biện pháp tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

    • Nhận thức sâu sắc về vị trí và tầm quan trọng của Dự án 661, Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Dự án. Ban hành một số chủ trương chính sách quan trọng tạo điều kiện khuyến khích, thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp phát triể...

    • - Nghị quyết số 17-NQ/TU, ngày 06/4/2000 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Về phát triển lâm nghiệp Lạng Sơn giai đoạn 2000-2010;

    • - Nghị quyết số 29/NQ- TU, ngày 11/10/2011 của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh Về Phát triển Lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 – 2020;

    • - Quyết định số 2064/QĐ-UB, ngày 12/11/1999 của UBND tỉnh V/v phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 1999-2010 tại Lạng Sơn;

    • - Quyết định số 72/2000/QĐ-UB, ngày 11/2/2000 của UBND tỉnh V/v phê duyệt quy hoạch phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2001-2010;

    • - Quyết định số 30/2001/QĐ-UB ngày 03/7/2001 về chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay trồng rừng, trồng cây ăn quả và hỗ trợ trồng cây phân tán giai đoạn 2001-2005;

    • - Quyết định số 49/2002/QĐ-UB ngày 07/10/2002, V/v Ban hành quy chế quản lý và thực hiện dự án trồng rừng nguyên liệu;

    • - Quyết định số 1833/QĐ-UBND, ngày 08/10/2007 của UBND tỉnh V/v Phê duyệt Dự án rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Lạng Sơn;

    • - Quyết định số 39/2007/QĐ-UBND, ngày 27/12/2007 của UBND tỉnh V/v Ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay trồng cây lâm nghiệp và cây ăn quả giai đoạn 2008-2015;

    • - Quyết định số 2347/QĐ-UBND, ngày 27/11/2009 của UBND tỉnh V/v Phê duyệt Quy hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020.

    • 3.2.2.1. Kết quả khoán bảo vệ rừng

    • Nguồn vốn ngân sách Nhà nước chủ yếu tập trung cho giao khoán bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Kết quả thực hiện giao khoán được 268.809 lượt ha, gồm rừng tự nhiên và rừng trồng, trong đó khoán bảo vệ rừng phòng hộ 151.215 lượt ha, rừng đặc dụng 1...

    • Thực hiện Chỉ thị số 286/TTg ngày 02/5/1997 về tăng cường biện pháp cấp bách bảo vệ rừng và phát triển rừng; Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg ngày 16/5/2003 và Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg ngày 8/3/2006 về tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát tri...

    • Thực hiện Chủ chương xã hội hóa công tác quản lý, bảo vệ rừng, đa dạng hóa các thành phần kinh tế trong lâm nghiệp, giao đất, giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, ý thức bảo vệ rừng của người dân ngày càng được nâng cao. Công tác quản lý bảo vệ rừn...

    • Bảng 3.1: Diện tích khoán bảo vệ rừng

    • Nguồn: Báo cáo tổng kết Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 1998-2010 tỉnh Lạng Sơn

    • 3.2.2.2. Kết quả khoanh nuôi tái sinh rừng phòng hộ, rừng đặc dụng

    • Rừng tự nhiên của Lạng Sơn chủ yếu là rừng nghèo kiệt được phục hồi sau khai thác và sau nương rẫy, giá trị kinh tế thấp, là đối tượng chính trong khoán khoanh nuôi tái sinh rừng. Kết quả đã thực hiện khoanh nuôi được 105.931 lượt ha rừng phòng hộ và ...

    • Tuy nhiên, công tác khoanh nuôi tái sinh rừng còn gặp nhiều khó khăn, chất lượng rừng khoanh nuôi đạt tiêu chuẩn thành rừng còn thấp. Trữ lượng rừng sau khoanh nuôi chưa cao.

    • Kết quả khoanh nuôi tái sinh rừng được thể hiện tại Bảng 3.2

    • 3.2.2.3. Kết quả trồng mới rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất

    • Thực hiện trồng rừng mới: 142.406 ha, gồm:

    • - Rừng phòng hộ: 37.182 ha.

    • - Rừng sản xuất: 58.157 ha, trong đó:

    • + Bằng vốn ngân sách hỗ trợ: 15.347 ha,

    • + Bằng vốn vay theo QĐ 30, 39: 6.816 ha,

    • + Bằng vốn ODA: 18.718 ha,

    • + Các nguồn vốn khác: 17.276 ha,

    • - Trồng cây phân tán: 47.067 ha.

    • Kết quả trồng rừng mới được thể hiện tại Bảng 3.3 dưới đây.

    • Bảng 3.2: Diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng

    • Bảng 3.3: Diện tích trồng mới 3 loại rừng

    • Nguồn: Báo cáo tổng kết Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 1998-2010 tỉnh Lạng Sơn

    • 3.2.2.4. Độ che phủ của rừng tỉnh Lạng Sơn

    • Kết quả phát triển rừng của dự án đã góp phần nâng độ che phủ rừng của tỉnh từ 33,4% năm 1999 lên 49,1 % năm 2010, bình quân mỗi năm tăng 1,31%. Chất lượng rừng trồng ngày càng được nâng cao. Trồng rừng phòng hộ kết hợp trồng cây có tầng tán cao, đa t...

    • Độ che phủ rừng qua từng giai đoạn được thể hiện tại Hình 3.1 và Bảng 3.4 dưới đây:

    • Hình 3.1: Độ che phủ rừng của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1998 -2010

    • Bảng 3.4: Độ che phủ rừng của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1998-2010

    • Nguồn: Báo cáo tổng kết Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 1998-2010 tỉnh Lạng Sơn

    • Bảng 3.5: Tổng hợp nguồn vốn ngân sách đầu tư Dự án 661 tỉnh Lạng Sơn

    • Nguồn: Báo cáo tổng kết Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 1998-2010 tỉnh Lạng Sơn

    • Tiến hành đánh giá tác động của DA đến mặt kinh tế thông qua phương pháp điều tra, phỏng vấn 200 HGĐ với 5 chỉ tiêu thuộc nhóm các Chỉ tiêu đánh giá tác động đến mặt kinh tế trên địa bàn 10 huyện nghiên cứu. Mỗi huyện điều tra 4 nhóm hộ, trong đó: nhó...

    • Bảng 3.6: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá tác động đến mặt kinh tế của Dự án 661 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

    • Bảng 3.7: Mức tác động của Dự án 661 đến mặt kinh tế

    • Bảng 3.8: Cơ cấu thu nhập bình quân của các nhóm HGĐ

    • Hình 3.2: Biểu đồ biểu diễn cơ cấu thu nhập bình quân các nhóm HGĐ

    • Bảng 3.9: Cơ cấu chi phí bình quân của các nhóm HGĐ

    • Hình 3.3: Biểu đồ biểu diễn cơ cấu chi phí bình quân của các nhóm HGĐ

    • Kết quả phỏng vấn các hộ gia đình cho thấy:

    • Bảng 3.10: Tổng hợp trữ lượng các loại rừng tỉnh Lạng Sơn

    • Đơn vị: m3

    • Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn 2010

    • Bên cạnh đó, qua đánh giá tổng hợp các phiếu phỏng vấn HGĐ về chỉ tiêu tăng sản lượng sản phẩm từ rừng cho thấy: có 17 phiếu đánh giá đạt điểm tối đa, 74 phiếu đánh giá đạt điểm khá, 93 phiếu đánh giá đạt điểm trung bình và 12 phiếu đánh giá yếu và 04...

    • Bảng 3.11: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá tác động đến mặt xã hội của Dự án 661 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

    • Bảng 3.12: Mức tác động của Dự án 661 đến mặt xã hội

    • Bảng 3.13 : Cân đối doanh thu bình quân trước và sau DA của các

    • nhóm HGĐ

    • Bảng 3.14: Mức độ hiểu biết của các HGĐ về các chính sách

    • Bảng 3.15: Số vụ vi phạm về khai thác, vận chuyển, mua bán lâm sản

    • trái phép trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1998 - 2012

    • Nguồn: Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Lạng Sơn

    • Đánh giá tác động môi trường tại vùng DA cần phải dựa trên những chỉ tiêu về khả năng giữ gìn và tăng cường tính đa dạng sinh học, bảo vệ đất, nguồn nước và cải thiện hệ sinh thái rừng... theo các tiêu chí đặc thù như chỉ số về sự phong phú loài thực ...

    • Tổng hợp kết quả đánh giá của các phiếu điều tra khảo sát cho 5 chỉ tiêu thuộc nhóm các Chỉ tiêu đánh giá tác động đến mặt môi trường của Dự án 661 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn được thể hiện tại bảng 3.16

    • Bảng 3.16: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá tác động đến mặt

    • môi trường của Dự án 661 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

    • Từ bảng 3.16, tiếp tục tính toán các trị số bình quân từng chỉ tiêu, ta được kết quả tại bảng 3.17.

    • Bảng 3.17: Mức tác động của Dự án 661 đến mặt môi trường

    • Qua số liệu ở bảng phân tích trên ta thấy:

    • Tổng số điểm bình quân của các chỉ tiêu tác động đến mặt môi trường đạt 3,79 điểm. Như vậy mức độ tác động của DA đến mặt xã hội đạt trung bình - khá.

    • Sau đây, đề tài sẽ đi phân tích cụ thể các chỉ tiêu:

    • 3.3.3.1. Tăng độ che phủ của rừng

    • Độ che phủ của rừng là chỉ tiêu tổng hợp nhất nói lên số lượng (cả tuyệt đối lẫn tương đối) về diện tích rừng, nói lên mức độ bền vững của môi trường sinh thái, bảo vệ, cải tạo đất, điều tiết nước, giảm nhẹ các tác hại về hạn hán, lũ lụt, gió bão, chố...

    • Kết quả thực hiện DA 661 đã góp phần nâng cao độ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, được thể hiện tại Bảng 3.18.

    • Bảng 3.18: Thống kê độ che phủ rừng tỉnh Lạng Sơn qua các năm

    • Nguồn: Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn

    • Sau 12 năm thực hiện DA 661 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, rừng đã được bảo vệ tốt hơn và độ che phủ của rừng tăng qua các năm, từ 30,3% năm 1998, tăng lên 41,7% năm 2005 và năm 2010 tăng lên 49,1%. Các diện tích đất trống đồi núi trọc đã cơ bản được phủ...

    • 3.3.3.2. Giảm mức rửa trôi, xói mòn, giảm nhẹ thiên tai

    • a. Tăng khả năng bảo vệ đất chống xói mòn

    • Vùng triển khai thực hiện Dự án 661 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chủ yếu có địa hình phức tạp nhiều đồi núi dốc, lượng mưa bình quân 1.400 mm/năm, mặt khác mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 tại đây càng làm quá trình xói mòn và thoái hóa đất canh t...

    • Trước khi thực hiện DA, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có nhiều diện tích đất trống đồi núi trọc, độ che phủ rừng thấp chỉ 30,3% nên đất rừng bị xói mòn rửa trôi mạnh. Từ khi triển khai thực hiện Dự án 661, cùng với sự tăng lên về diện tích rừng tại các v...

    • Bằng nhiều công trình nghiên cứu và thực tiễn sản xuất đã chứng minh, khi độ che phủ của rừng được nâng cao, chất lượng rừng được cải thiện thì khả năng bảo vệ đất của rừng cũng được nâng lên.

    • Thảm thực vật nói chung, cây rừng nói riêng có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành của đất, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lớp đất mặt chống lại sự xói mòn do nước, gió... lớp thảm thực vật, cỏ bụi, cành, lá mục có thể giữ được nước, thân và ...

    • Do hạn chế về thời gian nên tôi không đo được cường độ xói mòn đất và cũng không có số liệu điều tra phân tích đất trước và sau khi thực hiện DA trên địa bàn toàn tỉnh, nên tôi đã sử dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân. Kết quả điều...

    • Thông qua bảng ta có thể thấy DA đã mang đến những tác động tích cực về khả năng bảo vệ đất, chống xói mòn.

    • b. Tác động đến môi trường, giảm nhẹ thiên tai

    • Cùng với việc nâng cao khả năng bảo vệ đất, nguồn nước, hạn chế xói mòn, rửa trôi, rừng còn có tác động đến môi trường không khí trong và ngoài khu vực. Do không có điều kiện làm các thí nghiệm quan trắc môi trường không khí tại các thời điểm trước và...

    • Bên cạnh việc góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường, tạo lập không khí trong lành hơn, điều hòa khí hậu, rừng Dự án 661 tại Lạng Sơn còn giảm thiểu các sự cố môi trường như cháy rừng, lũ lụt, hạn hán…

    • Về tình hình cháy rừng, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cũng vẫn thường xuyên xảy ra, tuy diện tích không lớn lắm, do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau. Ý thức được vấn đề đó nên khi triển khai, DA đã tập trung vào công tác phòng cháy, cụ th...

    • Bảng 3.19: Thống kê các vụ cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

    • giai đoạn 1998 - 2012

    • Nguồn: Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Lạng Sơn

    • Qua Bảng 3.19 cho thấy, số vụ cũng như diện tích rừng bị cháy trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây đã giảm đi rõ rệt.

    • 3.3.3.3. Tăng sản lượng và chất lượng nguồn nước

    • Nước là nhân tố sinh thái giữ vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người. Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 3 hệ thống sông chính chảy qua là sông Kỳ Cùng, sông Thương, sông Lục Nam. Một số sông nhánh nhỏ như sông Bắc Giang, Đồn...

    • Theo kết quả điều tra cơ bản các hộ gia đình tham gia DA, có thời gian sinh sống lâu dài ở địa phương cho biết: Khi DA chưa được triển khai thì rất nhiều hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt và thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt vào mùa khô. Số l...

    • Qua kết quả phỏng vấn: có 45 phiếu đánh giá đạt tốt; 76 phiếu đánh giá đạt khá; 71 phiếu trung bình, 5 phiếu đánh giá yếu và 3 phiếu đánh giá không làm tăng sản lượng, chất lượng nguồn nước. Tính trung bình đạt 755 điểm/200 tương đương mức đánh giá là...

    • Qua đó ta thấy tình trạng thiếu nước sản xuất và nước sinh hoạt đã được cải thiện phần nào, nguồn nước của các con sông, suối, mực nước ngầm được ổn định, đảm bảo đủ nước tưới tiêu và sinh hoạt ngay cả mùa khô… Có được những kết quả khả quan như vậy l...

    • Như vậy có thể thấy rằng, dự án 661 tại tỉnh Lạng Sơn, ngoài kết quả đã đạt được về các chỉ tiêu kế hoạch lâm sinh thì các mục tiêu về cải thiện sinh kế, đời sống xã hội và cải thiện môi trường sống, tác động và làm giảm thiểu các sự cố môi trường đã ...

    • 3.3.3.4. Tăng tính đa dạng sinh học của rừng

    • Trước khi đi phân tích chỉ tiêu tăng tính đa dạng sinh học của rừng ta đi tìm hiểu hiện trạng tài nguyên thực vật, động vật, lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn:

    • a. Tài nguyên thực vật rừng

    • Lạng Sơn nằm trong vùng Đông Bắc Việt Nam, là nơi hội tụ và giao thoa của các luồng thực vật: Khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa; hệ thực vật Ấn Độ - Miến Điện; hệ thực vật di cư Malaysia - Inđônêxia và luồng thực vật Vân Nam - Quí C...

    • Theo số liệu điều tra, đánh giá đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi tháng 10/2008 tại khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên - tỉnh Lạng Sơn (chương trình của Cục Kiểm lâm) đã xác định được 776 loài, thuộc 532 chi và 161 họ thực vật, trong đó...

    • b. Tài nguyên động vật rừng

    • Theo các tài liệu điều tra, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 61 loài thú, 239 loài chim, 67 loài bò sát, 42 loài lưỡng cư, trong đó có 61 loài quý hiếm.

    • Nhìn chung, khu hệ động, thực vật rừng tỉnh Lạng Sơn mang tính đặc trưng của khu hệ động, thực vật núi đất xen núi đá vôi vùng Đông Bắc. Nguồn tài nguyên động vật rừng những năm gần đây giảm sút về thành phần loài và số lượng cá thể, do điều kiện môi ...

    • c. Tài nguyên lâm sản ngoài gỗ

    • Lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng Lạng Sơn khá phong phú, nhiều loại có giá trị cao như: Nhựa Thông, hoa Hồi, Trẩu, Sở,…; các loài cây dược liệu như: Thiên niên kiện, Ngũ gia bì, Hà thủ ô, Hoài sơn, Ba kích, Hoàng thảo, Tam thất…; các loại cây cho chất n...

    • Ngoài ra còn rất nhiều các loại cây khác như: Cây làm rau, cây gia vị, các loại lá để xông hơi, xoa bóp, tắm... chữa bệnh của dân tộc Dao sống ở núi Mẫu Sơn và các dân tộc khác, phân bố hầu hết dưới tán rừng.

    • Do điều kiện thời gian hạn chế nên tôi không thể trực tiếp lập ô tiêu chuẩn đo đếm các chỉ tiêu đa dạng sinh học, vì vậy tôi sử dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.16 và bảng 3.17 .

    • Qua phỏng vấn các HGĐ: cho thấy 30,0 % số người được hỏi đều trả lời, trong những năm gần đây không thấy có sự xuất hiện trở lại của một số loài cây mất đi cách đây hàng chục năm và sự xuất hiện trở lại của một số loài chim, sóc….

    • Đánh giá bình quân chỉ tiêu tăng tính đa dạng sinh học của người dân chỉ đạt 3,63 điểm, trung bình thấp nhất trong số các chỉ tiêu tác động đến mặt môi trường của Dự án 661 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Mặc dù điểm trung bình của chỉ tiêu bền vững về mặ...

    • 3.3.3.5. Tăng khả năng cố định C02

    • Biến đổi khí hậu đã gây hậu quả nghiêm trọng tới nền kinh tế - xã hội của tất cả các nước trên thế giới. Không ai khác, chính những hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người là nguyên nhân dẫn tới sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Đứng trước tình hình...

    • Việc xác định được khả năng lưu giữ Cacbon của rừng sẽ mang lại nguồn lợi rất lớn đối với nghề rừng vì ngoài nguồn thu nhập các sản phẩm lâm sản còn có nguồn thu từ giá trị hấp thụ Cacbon của rừng. Tuy nhiên, không phải cây rừng nào cũng có khả ...

    • Từ kết quả tính toán trữ lượng cacbon của rừng, chúng ta có thể sử dụng phương pháp tính lượng hấp thụ khí CO2 thông qua hệ số quy đổi 1 tấn C = 3,76 tấn CO2. Khả năng thu nhập từ cơ chế phát triển sạch được xác định thông qua tổng lượng tích lũy CO2 ...

    • Giá trị thương mại CO2 có thể được xác định bằng tiền theo công thức:

    • Thu nhập = Lượng CO2 (tấn/ha) × giá thành.

    • Giá bán CO2 được xác định tại thời điểm nghiên cứu theo thị trường thế giới là 14 USD/tấn CO2 (Dữ liệu nguồn trích: T.c NN & PTNT 2010/Số 3/Quản lý môi trường).

    • Trước đây, trong các chương trình, DA trồng rừng, chưa lựa chọn được các phương án tối ưu cả về kinh tế lẫn môi trường, chưa tính đến những lợi nhuận mang lại từ việc làm giảm phát thải khí nhà kính. Hiện nay, đứng trước thực trạng trên việc xác định ...

    • Tại Montreal_Canada ngày 11/12/2005, hơn 150 nước đã nhất trí tiến hành các cuộc đàm phán chính thức về lộ trình cắt giảm khí thải nhà kính sau năm 2012. Đây là hội nghị khí hậu đầu tiên kể từ khi Nghị định thư Kyoto (năm 1997). Nghị định thư buộc 35 ...

    • Đây là vấn đề rộng cần phải tập trung nghiên cứu trong thời gian dài, trong phạm vi, giới hạn nghiên cứu của luận văn chỉ tiến hành phỏng vấn, nâng cao nhận thức của người dân về giá trị lưu giữ Cacbon, khả năng hưởng lợi của các hộ dân từ việc trồng ...

    • Qua phỏng vấn, tuyên truyền, đã giúp người dân phần nào hiểu được giá trị hấp thụ CO2 mà rừng mang lại và mở ra một tương lại sáng cho hàng triệu đồng bào miền núi đang còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn hiện nay.

    • Áp dụng các nguyên tắc, cơ chế pháp triển sạch, các điều kiện quốc tế về lập dự án CDM trong Lâm nghiệp là một hướng đi mới trong việc phát triển ổn định, bền vững tài nguyên rừng đòi hỏi các cấp, các ngành cần phải xúc tiến, thực hiện tích cực đưa và...

    • Để thăm dò phát hiện các nhân tố ảnh hưởng và đánh giá tác động tổng hợp của các nhân tố tới sự biến đổi KT - XH - MT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, tác giả đã tiến hành phỏng vấn các HGĐ và tổ chức thảo luận nhóm của một số cán bộ quản lý lâm nghiệp trê...

    • Trên cơ sở kết quả tổng hợp các phiếu phỏng vấn 200 HGĐ, 15 nhân tố chia thành 3 nhóm như đã nêu ở phần trên, tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để xác định những nhân tố có ảnh hưởng thực sự và mức độ ảnh hưởng của chúng.

    • Quá trình áp dụng phương pháp này thể hiện qua các bước sau:

    • Bảng 3.20: Các biến đặc trưng và thang đo chất lượng

    • Bảng 3.21: Kiểm định KMO and Bartlett's Test

    • Bảng 3.22: Tổng phương sai được giải thích - Total Variance Explained

    • Bảng 3.23: Ma trận nhân tố xoay - Rotated Component Matrixa

    • Bảng 3.24: Tóm tắt mô hình - Model Summaryb

    • Bảng 3.25: Hệ số hồi quy - Coefficientsa

    • Bảng 3.26: Vị trí quan trọng của các yếu tố

    • 1. Kết luận

    • Sau 12 năm thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cho thấy đây là một chủ trương đúng đắn, được nhân đân đồng tình ủng hộ. Mặc dù vẫn còn không ít những khó khăn thách thức, nhưng nhìn chung đến nay các mục tiêu của Dự án...

    • Thứ nhất, Đề tài bước đầu đã làm sáng tỏ lý luận về Dự án. Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về đánh giá tác động về kinh tế - xã hội - môi trường của Dự án và vận dụng được những cơ sở lý luận để nghiên cứu, đánh giá tác động của DA 661 trên địa bàn ...

  • Thứ hai, Đề tài đã khái quát được về điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế, xã hội của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1998-2012. Khái quát tình hình sản xuất lâm nghiệp giai đoạn trước khi triển khai thực hiện Dự án 661; Tình hình, kết quả thực hiện Dự án 66...

    • Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đã kết thúc, nhằm đảm bảo tính liên tục trong tổ chức và quyết tâm thực hiện chủ trương phát triển lâm nghiệp trong giai đoạn 2011-2020: “Phát triển lâm nghiệp bền vững. Quy hoạch và có chính sách phát triển phù hợp với...

    • 2.1. Quốc hội, Chính phủ: Cần có những chính sách phù hợp, cụ thể để Bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

    • 2.2. Các Bộ, Ngành Trung ương: Cần tiếp tục bổ sung hoàn thiện các cơ chế, chính sách và sớm ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước.

    • 2.3. UBND tỉnh Lạng Sơn: Cần sớm thành lập Ban quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn các huyện.

    • 2.4. Đối với những nghiên cứu tiếp theo

    • - Các giải pháp đề ra chỉ mang tính định hướng là chính, chưa đi sâu cho một lĩnh vực cụ thể.

    • - Chưa có điều kiện phân tích sâu những tác động dài hạn, tiêu cực và gián tiếp của Dự án.

    • - Cần có những nghiên cứu cụ thể hơn, đặc biệt là những nghiên cứu tác động về mặt môi trường cần phải rõ ràng và có những kết quả nghiên cứu sâu về chuyên ngành.

    • Kết quả của đề tài này có thể làm tài liệu tham khảo cho việc đánh giá tác động đến mặt Kinh tế - Xã hội - Môi trường của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tại các huyện, tỉnh khác, hoặc làm tài liệu tham khảo cho đánh giá tác động của các Dự án lâm ngh...

  • Một số hình ảnh về hoạt động của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng

  • PHỤ LỤC 01

  • PHIẾU KHẢO SÁT CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN

  • KINH TẾ - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 661 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

  • Người khảo sát: ...............................................................................................................................

  • Đối tượng khảo sát: ...................................................... Huyện: ..........................................

  • Các chỉ tiêu khảo sát cho điểm:

  • Ghi chú: Thang điểm: Điểm 5: Tốt; Điểm 4: Khá; Điểm 3: Trung bình

  • Điểm 2: Yếu; Điểm 1: Rất yếu (hoặc không).

  • PHỤ LỤC 03

  • PHIẾU PHỎNG VẤN CÁN BỘ QUẢN LÝ DỰ ÁN

  • 1. Họ và tên người được phỏng vấn: ......................................................................................

  • 5. Đơn vị công tác: .......................................................................................................................

  • 6. Chức năng nhiệm vụ của người được phỏng vấn đối với Dự án 661:

  • ...............................................................................................................................................................

  • ...............................................................................................................................................................

  • ...............................................................................................................................................................

  • ...............................................................................................................................................................

  • - Kinh tế: ............................................................................................................................................

  • - Xã hội: .............................................................................................................................................

  • - Môi trường:.....................................................................................................................................

  • ...............................................................................................................................................................

  • ..............................................................................................................................................................................................................................................................

  • ...............................................................................................................................................................

Nội dung

i LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, theo chương trình đào tạo Cao học Khoá 19 (2011-2013), chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp xây dựng đề cương nghiên cứu, thực tập với nội dung “Đánh giá tác động mặt kinh tế, xã hội môi trường Dự án trồng triệu rừng địa bàn tỉnh Lạng Sơn” hoàn thành Luận văn tốt nghiệp cho khố học Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường tạo điều kiện tốt cho chúng tơi suốt q trình học tập trường Cảm ơn thầy, cô Khoa Đào tạo Sau Đại học, Khoa kinh tế quản trị kinh doanh môn khác nhiệt tình giảng dạy truyền đạt kiến thức, giúp đỡ tạo điều kiện q trình học tập, đến khố học kết thúc đạt kết tốt Đặc biệt cảm ơn giúp đỡ quý báu TS Lê Minh Chính tạo điều kiện, bảo, hướng dẫn giúp đỡ tơi suốt q trình thực tập hồn thành Luận văn tốt nghiệp Tơi xin trân trọng cảm ơn quan: Sở Nông nghiệp PTNT, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Kế hoạch Đầu tư, Cục Thống kê, Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Phát triển lâm nghiệp, Chi cục Phát triển nơng thơn, phịng Nơng nghiệp PTNT huyện, Ban quản lý Dự án 661 sở, tạo điều kiện cho tơi suốt q trình thực tập Lạng Sơn Tôi xin chân thành cảm ơn nhà khoa học, chuyên gia lĩnh vực tận tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu trình thực luận văn Cảm ơn giúp đỡ nhiệt tình đồng nghiệp, anh em, bạn bè học viên lớp K19B ủng hộ, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn Do điều kiện thời gian lực có hạn, thân cố gắng, nỗ lực đề hồn thành Luận văn tốt nghiệp Song không tránh khỏi ii khiếm khuyết Rất mong thầy, cô, nhà khoa học, đồng nghiệp tiếp tục đóng góp ý kiến để đề tài nghiên cứu hồn thiện Tơi xin cam đoan số liệu kết nghiên cứu luận văn hoàn tồn trung thực chưa sử dụng để cơng bố cho cơng trình nghiên cứu khoa học nào, thơng tin trích dẫn luận văn rõ nguồn gốc Tôi xin trân trọng cảm ơn ! Hà Nội, tháng 08 năm 2013 Tác giả Trần Thị Hồng Vân iii MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi DANH MỤC CÁC BẢNG vii DANH MỤC CÁC HÌNH ix ĐẶT VẤN ĐỀ Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG DỰ ÁN 1.1 Cơ sở lý luận Dự án 1.1.1 Khái niệm chung Dự án 1.1.2 Đặc điểm Dự án 1.1.3 Phân loại dự án 10 1.2 Cơ sở lý luận đánh giá tác động dự án 10 1.2.1 Khái niệm đánh giá tác động dự án 10 1.2.2 Phương pháp đánh giá tác động Dự án 11 1.2.3 Nội dung đánh giá tác động Dự án 14 1.2.4 Các tiêu đánh giá tác động Dự án 17 1.3 Tình hình nghiên cứu, giải vấn đề nghiên cứu đánh giá tác động dự án 17 1.3.1 Trên giới 17 1.3.2 Tại Việt Nam 22 Chương ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 2.1 Đặc điểm tỉnh Lạng Sơn 29 iv 2.1.1 Các đặc điểm tự nhiên 29 2.1.2 Các đặc điểm kinh tế - xã hội 33 2.1.3 Đánh giá chung điều kiện kinh tế - xã hội tạo điều kiện để triển khai thực Dự án lâm nghiệp 39 2.2 Phương pháp nghiên cứu 41 2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát 42 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 43 2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 46 2.2.4 Hệ thống tiêu sử dụng nghiên cứu đề tài 50 Chương KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 54 3.1 Phân tích đánh giá, nhận xét tình hình sản xuất lâm nghiệp giai đoạn trước triển khai thực Dự án trồng triệu rừng địa bàn tỉnh Lạng Sơn 54 3.1.1 Chương trình 327 54 3.1.2 Dự án PAM 5322 56 3.1.3 Dự án Việt Đức KFW 57 3.2 Khái quát kết thực Dự án 661 Lạng Sơn 60 3.2.1 Giới thiệu chung Dự án 661 Lạng Sơn 60 3.2.2 Kết thực Dự án 661 Lạng Sơn 65 3.2.3 Đánh giá tính thích hợp, kết hiệu Dự án 76 3.3 Đánh giá tác động Dự án 661 tỉnh Lạng Sơn 77 3.3.1 Tác động đến mặt kinh tế 77 3.3.2 Tác động đến mặt xã hội 89 3.3.3 Tác động đến mặt môi trường 99 3.3.4 Đánh giá tác động tổng hợp kinh tế, xã hội môi trường Dự án 661 địa bàn tỉnh Lạng Sơn 110 v 3.3.5 Một số tác động tiêu cực Dự án 661 địa bàn tỉnh Lạng Sơn 117 3.4 Phân tích thành công, tồn Dự án 118 3.4.1 Những thành công 118 3.4.2 Những mặt hạn chế 119 3.5 Đề xuất số giải pháp nhằm phát huy thành Dự án 661, rút học kinh nghiệm cho việc triển khai thực dự án lâm nghiệp khác địa phương 123 3.5.1 Bài học kinh nghiệm 123 3.5.2 Đề xuất số giải pháp nhằm phát huy thành Dự án 661, triển khai thực dự án lâm nghiệp khác địa phương 124 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 135 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ DA Dự án 661 ET FAO FSC GEF Ha HĐND HGĐ JI KT-XH-MT LN MH NN&PTNT NQ Ban chấp hành Ban quản lý dự án Công ước đa dạng sinh học Cơ chế phát triển Công ước buôn bán quốc tế động vật, thực vật hoang dã nguy cấp Dự án Dự án trồng triệu rừng Mua bán khí thải Tổ chức Lương thực Nông nghiệp Liên Hợp Quốc Chứng rừng Quỹ Môi trường toàn cầu Héc ta Hội đồng nhân dân Hộ gia đình Cơ chế thực Kinh tế - Xã hội - Mơi trường Lâm nghiệp Mơ hình Nơng nghiệp phát triển nông thôn Nghị ODA Nguồn vốn hỗ trợ phát triển PTNT QLBVR&QLLS SXLN TNHH TN-MT UBND Phát triển nông thôn Quản lý bảo vệ rừng & Quản lý lâm sản Sản xuất lâm nghiệp Trách nhiệm hữu hạn Tài nguyên - Môi trường Uỷ ban nhân dân UNFCCC Công Ước Khung Liên Hợp Quốc biến đổi khí hậu BCH BQL DA CBD CDM CITES vii DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng TT Trang 2.1 Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Lạng Sơn qua thời kỳ 31 2.2 Dân số tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1998-2012 33 2.3 2.4 Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1998-2012 36 Điểm mạnh, điểm yếu, hội thách thức việc triển khai thực Dự án lâm nghiệp 39 3.1 Diện tích khốn bảo vệ rừng 66 3.2 Diện tích khoanh ni tái sinh rừng 68 3.3 Diện tích trồng loại rừng 69 3.4 Độ che phủ rừng tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1998-2010 71 3.5 3.6 Tổng hợp nguồn vốn ngân sách đầu tư Dự án 661 tỉnh Lạng Sơn 75 Bảng tổng hợp tiêu đánh giá tác động đến mặt kinh tế Dự án 661 địa bàn tỉnh Lạng Sơn 78 3.7 Mức tác động Dự án 661 đến mặt kinh tế 78 3.8 Cơ cấu thu nhập bình quân nhóm HGĐ 80 3.9 Cơ cấu chi phí bình qn nhóm HGĐ 85 3.10 Tổng hợp trữ lượng loại rừng tỉnh Lạng Sơn 3.11 Bảng tổng hợp tiêu đánh giá tác động đến mặt xã hội Dự án 661 địa bàn tỉnh Lạng Sơn 3.12 Mức tác động Dự án 661 đến mặt xã hội 3.13 89 90 90 Cân đối doanh thu bình quân trước sau DA nhóm HGĐ 92 viii Tên bảng TT 3.14 Mức độ hiểu biết HGĐ sách 3.15 3.16 Trang 95 Số vụ vi phạm khai thác, vận chuyển, mua bán lâm sản trái phép địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1998 - 2012 96 Bảng tổng hợp tiêu đánh giá tác động đến mặt môi trường Dự án 661 địa bàn tỉnh Lạng Sơn 100 3.17 Mức tác động Dự án 661 đến mặt môi trường 100 3.18 Thống kê độ che phủ rừng tỉnh Lạng Sơn qua năm 101 3.19 Thống kê vụ cháy rừng địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai 104 đoạn 1998 – 2012 3.20 Các biến đặc trưng thang đo chất lượng 110 3.21 Kiểm định KMO and Bartlett's Test 111 3.22 Tổng phương sai giải thích - Total Variance Explained 112 3.23 Ma trận nhân tố xoay - Rotated Component Matrixa 113 3.24 Tóm tắt mơ hình - Model Summaryb 115 3.25 Hệ số hồi quy - Coefficients 115 a 3.26 Vị trí quan trọng yếu tố 117 ix DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang 2.1 Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP 37 2.2 Cơ cấu tỷ trọng ngành 38 2.3 Sơ đồ trình nghiên cứu 42 3.1 Độ che phủ rừng tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1998 -2010 70 3.2 Biểu đồ biểu diễn cấu thu nhập bình quân nhóm HGĐ 81 3.3 Biểu đồ biểu diễn cấu chi phí bình qn nhóm HGĐ 85 ĐẶT VẤN ĐỀ Tính cấp thiết đề tài Việt Nam nằm vùng nhiệt đới gió mùa với 2/3 diện tích đất đồi núi tạo nên đa dạng hệ sinh thái tự nhiên phong phú loài sinh vật, vai trị rừng nói riêng hay ngành Lâm nghiệp nói chung khơng đánh giá khía cạnh kinh tế thông qua sản phẩm trước mắt thu từ rừng mà cịn tính đến lợi ích to lớn xã hội, môi trường mà rừng nghề rừng mang lại Vì nhiều nguyên nhân khác sức ép gia tăng dân số, du canh, du cư, đốt nương làm rẫy, khai thác rừng không kiểm sốt, cháy rừng, chiến tranh mà diện tích chất lượng rừng nước ta bị suy giảm liên tục thời gian dài Mất rừng gây thảm họa làm cân sinh thái, đất bị xói mòn, bạc màu, hạn hán, lũ lụt, ngập úng sảy tràn lan Trước thực trạng này, việc trồng rừng, phục hồi lại rừng trở thành mục tiêu quan trọng Nhà nước toàn xã hội quan tâm Nhiều chương trình, dự án trồng rừng nguồn vốn nhà nước hỗ trợ tổ chức quốc tế thực như: Dự án PAM, Chương trình 327, Dự án JICA, Dự án trồng rừng KFW phủ Cộng hòa liên bang Đức đồng tài trợ Các Dự án trồng rừng triển khai thực góp phần làm tăng độ che phủ rừng, giảm thiểu đe dọa môi trường sinh thái Một dự án đánh giá có tầm ảnh hưởng to lớn việc nâng cao độ che phủ rừng tồn quốc Dự án trồng triệu rừng (gọi tắt Dự án 661) Dự án thông qua kỳ họp thứ Quốc hội khoá X Nghị số 08 ngày 05 tháng năm 1997 để nối tiếp thực chương trình 327 Chính phủ cụ thể hóa Quyết định số 661/QĐTTg ngày 29 tháng năm 1998 Thủ tướng Chính Phủ với mục tiêu: 138 - Việc đánh giá thực trạng thực phạm vi tỉnh nói chung, dựa số liệu thứ cấp quan, đơn vị liên quan cung cấp - Việc vấn, đánh giá mức độ ảnh hưởng hạn chế số hộ, chưa có khảo sát đánh giá mơ hình kinh tế cụ thể mang tính định lượng - Các giải pháp đề mang tính định hướng chính, chưa sâu cho lĩnh vực cụ thể - Chưa có điều kiện phân tích sâu tác động dài hạn, tiêu cực gián tiếp Dự án Từ tồn trên, nghiên cứu sau cần: - Tăng dung lượng mẫu nghiên cứu số hộ, có điều tra khảo sát mơ hình kinh tế cụ thể mang tính định lượng để tăng độ tin cậy đánh giá - Cần có nghiên cứu cụ thể hơn, đặc biệt nghiên cứu tác động mặt môi trường cần phải rõ ràng có kết nghiên cứu sâu chuyên ngành Kết đề tài làm tài liệu tham khảo cho việc đánh giá tác động đến mặt Kinh tế - Xã hội - Môi trường Dự án trồng triệu rừng huyện, tỉnh khác, làm tài liệu tham khảo cho đánh giá tác động Dự án lâm nghiệp đến mặt Kinh tế - Xã hội - Môi trường./ TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Andrew Ewing, Henning Hamilton Lars Heikensten (1998), Phân tích hiệu kinh tế xã hội cơng trình nhà máy giấy bột Vĩnh Phú, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà nội Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Lạng Sơn (Nghị 17 NQ/TU ngày 06/4/2000), Báo cáo Tổng kết 10 năm thực phát triển lâm nghiệp Lạng Sơn giai đoạn 2000-2010 Lê Thạc Cán (1994), Đánh giá tác động môi trường, phương pháp luận kinh nghiệm thực tiễn, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội Cục Thống kê Lạng Sơn (1998-2012), Niên giám thống kê 1998-2012 tỉnh Lạng Sơn Trần Hữu Dào (1995), Đánh giá hiệu kinh doanh rừng Quế hộ gia đình Văn Yên - Yên Bái, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây Trịnh Thị Dung (2011), Đánh giá kết thực chương trình trồng triệu rừng (Dự án 661) địa bàn tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội Mạc Văn Dũng (2007), Đánh giá tác động dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn JBIC xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà xã Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn thạc kỹ Khoa học lâm nghiệp, trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây Võ Đại Hải (2007), “Đánh giá kết trồng rừng phòng hộ đầu nguồn dự án 661 giai đoạn 1999 - 2005 tỉnh Hồ Bình”, Tạp chí NN&PTNT, (số 3), trang 15-18 Nguyễn Thị Thanh Hòa (2009), Đánh giá tác động dự án trồng rừng Việt – Đức KfW3 địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội 10 Tô Duy Hợp Lương Hồng Quang (2000), Phát triển cộng đồng lý thuyết vận dụng, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà nội 11 Đàm Đình Hùng (2003), Nghiên cứu tác động Dự án khu vực lâm nghiệp quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn tiểu dự án xã Tân Thành, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sỹ Khoa học Lâm nghiệp, trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây 12 Nguyễn Tiến Lâm (2002), Đánh giá ảnh hưởng số nhân tố chủ yếu phát triển bền vững rừng Vườn quốc gia Ba Vì, Luận văn Thạc sỹ Lâm nghiệp, trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây 13 Nguyễn Hoàng Linh (2009), Bước đầu đánh giá tác động mặt kinh tế, xã hội môi trường dự án trồng rừng phòng hộ JBIC huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây 14 Nguyễn Gia Long (2012), Đánh giá số tác động kinh tế, xã hội môi trường Dự án 661 tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội 15 Đoàn Thị Mai (1997), Đánh giá hiệu kinh tế mơi trường mục tiêu phát triển bền vững cho số phương án sử dụng đất canh tác Nông Lâm nghiệp vùng nguyên liệu giấy, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây 16 Nguyễn Ngọc Mai cộng (1996), Giáo trình Lập quản lý dự án đầu tư, Trường Đại học kinh tế quốc dân 17 Đoàn Hoài Nam (1996), Bước đầu đánh giá hiệu kinh tế - sinh thái số mơ hình rừng trồng n Hương - Hàm Yên - Tuyên Quang, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây 18 Nghị định thư thành phố Tokyo – Nhật Bản năm 1997 19 Mai Thị Thanh Nhàn (2011), Đánh giá tác động Dự án 661 xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội 20 Nguyễn Thị Oanh (1995), Phát triển cộng đồng, Đại học mở bán công Thành phố Hồ Chí Minh 21 Pen-Hstal, Heine Krekula (1990), Đánh giá hiệu kinh tế cho hoạt động kinh doanh rừng Bạch đàn trồng làm nguyên liệu giấy khu công nghiệp giấy Bãi Bằng, tỉnh Phú Thọ, Trung tâm thông tin Bộ NN&PTNT, Hà Nội 22 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (Nghị số 08/1997/QH10 ngày 05/12/1997), Dự án trồng triệu rừng 23 Trần Duy Rương, Trần Việt Trung (2006), “Thực trạng giải pháp chủ yếu nhằm phát triển trồng rừng phòng hộ đầu nguồn tỉnh Sơn La”, Tạp chí NN&PTNT, (3), 7-8 24 Hồng Liên Sơn, Nguyễn Ngọc Quang, Lê Văn Cường, Võ Đại Hải (2008), Đánh giá số dự án lâm nghiệp vùng Tây Nguyên giai đoạn 1995-2005, Nhà xuất Nông nghiệp, Hà Nội 25 Nguyễn Xuân Sơn (2005), Đánh giá tác động dự án lâm nghiệp xã hội bảo tồn thiên nhiên tỉnh Nghệ An đến vùng đệm Vườn Quốc Gia Pù Mát, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây 26 Cao Danh Thịnh (1998), Thử nghiệm ứng dụng số phương pháp định lượng có trọng số để so sánh hiệu kinh tế môi trường số Dự án lâm nghiệp khu vực phịng hộ đầu nguồn Sơng Đà, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây 27 Phạm Xuân Thịnh (2002), Đánh giá tác động dự án KFW1 vùng dự án xã Tân Hoa, Lục Ngạn, Bắc Giang, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây 28 Viện sinh thái rừng & Môi trường (2010), Báo cáo tổng kết nhiệm vụ đánh giá kết thực Dự án 661 vùng Tây Bắc, Hà Nội 29 Lê Sỹ Việt công (1999), Bài giảng Lâm nghiệp xã hội, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây 30 Lê Thị Xuân (2010), Đánh giá tác động dự án 661 xã Xuân Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hịa Bình, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội Tiếng Anh 31 Cleland King (1975), Systems analysis and project management, Mc Graw-Hill, 1983 32 Gitinger (1982), The economics of project analysis: a practitioner’s guide, World Bank Publications, 1991 33 JBJC (2008), Evaluation Hand for ODA Loan Projects, Japan 34 www.fao.org/corp/topics/topics_result/en/?lang=en&main_id=9&sub_id= 491 PHỤ LỤC Một số hình ảnh hoạt động Dự án trồng triệu rừng địa bàn tỉnh Lạng Sơn Vườn ươm ông: Lê Văn Phải Đ/c: Xã Xuân Lễ - Huyện Lộc Bình Rừng trồng Dự án 661 địa bàn tỉnh Lạng Sơn Mơ hình Trồng rừng - Mơ hình Nơng lâm kết hợp Dự án Sản phẩm gỗ xẻ, gỗ tròn, ván bóc (Veneer) Cơng ty cổ phẩn lâm sản Thịnh Lộc - Shinec Đ/c: Tân Thành - Đồng Tân - Huyện Hữu Lũng - Tỉnh Lạng Sơn Tập huấn - Tổng kết Dự án 661 Khai thác nhựa thông Lộc Bình Khai thác hoa hồi Văn Quan Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn bắt lâm sản trái phép PHỤ LỤC 01 PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ GIA ĐÌNH Họ tên người vấn: Huyện: A Thông tin chung Hộ gia đình Tên người vấn (không bắt buộc): Hộ gia đình có người: B Quá trình tham gia dự án Hộ tham gia vào dự án từ nào? Hộ tham gia thực nội dung công việc dự án: - Khoán bảo vệ rừng:  - Hỗ trợ trồng rừng sản xuất:  - Trồng rừng phịng hộ:  - Chăm sóc rừng:  - Khoanh nuôi tái sinh rừng:  - Trồng phân tán:  - Tập huấn KTLN, chuyển giao KHCN:  - Tập huấn PCCCR  - Tham gia hoạt động khác: C Cơ cấu thu nhập - chi phí hộ gia đình Cơ cấu thu nhập hộ gia đình trước sau thực dự án ĐVT:Triệu đồng/hộ/năm STT Nguồn thu Tổng thu Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp Các nguồn thu khác Trước DA Sau DA Ghi Cơ cấu chi phí hộ gia đình trước sau thực dự án ĐVT:Triệu đồng/hộ/năm Nguồn chi STT Trước DA Sau DA Ghi Tổng chi Chi sinh hoạt Chi mua sắm Chi Đầu tư sản xuất Chi Khác D Một số câu hỏi vấn khác Anh/chị cho biết khó khăn, thuận lợi q trình tham gia hoạt động dự án: Thuận lợi: Khó khăn: Khi tham gia hoạt động dự án, gia đình có áp dụng kinh nghiệm hay kiến thức địa không? Có  Khơng  Theo anh/chị dự án có tác động với gia đình anh/chị? Tích cực: Tiêu cực:   Khơng rõ: Gia đình có muốn nhà nước hỗ trợ để trồng rừng khơng? Có  Khơng  Gia đình có tiếp tục tham gia hoạt động lâm nghiệp sau dự án kết thúc khơng? Có  Không  Anh/chị cho biết mức độ hiểu biểu mội số sách sau: Mức độ hiểu biết Chỉ tiêu đánh giá TT Luật Bảo vệ & Phát triển rừng Luật đất đai Chính sách giao đất, giao rừng Dự án Trồng triệu rừng Không biết (1) Nghe nói (2) Biết (3) Hiểu rõ (4) (Dự án 661) Quy định Trồng rừng, Khoán BVR, Chăm sóc, Khoanh ni tái sinh (Quyết định UBND tỉnh Lạng Sơn V/v Phê duyệt suất đầu tư hàng năm) Về việc Phê duyệt đơn giá giống trồng lâm nghiệp địa bàn tỉnh Lạng Sơn Các sách hỗ trợ lãi suất vốn vay trồng lâm nghiệp ăn địa bàn tỉnh Lạng Sơn Xử phạt hành lĩnh vực QLBVRR&QLLS Để Dự án 661 phát huy thành dự án, theo anh/chị cần làm nào? E Kiến nghị mong muốn gia đình PHỤ LỤC 02 PHIẾU KHẢO SÁT CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 661 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN Người khảo sát: Đối tượng khảo sát: Huyện: Các tiêu khảo sát cho điểm: Thang điểm Ký hiệu Tăng thu nhập HGĐ X1 Nhóm I: Tác động Tăng hiệu kinh tế mơ hình TR X2 đến mặt Tăng hệ số sử dụng đất LN X3 kinh tế Tăng đầu tư vốn vào LN X4 DA Tăng sản lượng sản phẩm từ rừng X5 Tăng thêm việc làm cho người lao động X6 Nhóm II: Tác động Tăng thu nhập cho lao động X7 đến mặt xã Tăng kiến thức KHKT cho lao động LN X8 hội xã hội Tăng cường mức tham gia người dân X9 DA SXLN Tăng bình đẳng quyền nghĩa vụ X10 X11 Nhóm III: Tăng độ che phủ rừng Tác động Giảm mức rửa trơi, xói mịn, giảm nhẹ X12 đến mặt thiên tai môi trường Tăng sản lượng chất lượng nguồn nước X13 DA Tăng tính đa dạng sinh học rừng X14 Tăng khả cố định CO2 X15 Mức độ tác động chung đến KT-XH-MT DA Y Ghi chú: Thang điểm: Điểm 5: Tốt; Điểm 4: Khá; Điểm 3: Trung bình Chỉ tiêu Biến quan sát Điểm 2: Yếu; Điểm 1: Rất yếu (hoặc không) PHỤ LỤC 03 PHIẾU PHỎNG VẤN CÁN BỘ QUẢN LÝ DỰ ÁN Họ tên người vấn: Sinh năm: Giới tính: Nam  Nữ  Dân tộc: Đơn vị công tác: Chức nhiệm vụ người vấn Dự án 661: Nội dung vấn: Q1: Xin ông/ bà cho biết vài nét chung dự án 661 triển khai địa bàn ông/bà quản lý: Q2: Xin ông/bà cho biết điểm thuận lợi, khó khăn vướng mắc, điểm mạnh, điểm yếu Dự án 661: Thuận lợi: Khó khăn: - - - - - - Điểm mạnh: Điểm yếu: - - - - - - Q3: Xin ông/bà cho biết số kết mà dự án đạt được: Q4: Xin ông/bà cho biết số tác động kinh tế, xã hội môi trường Dự án 661 địa bàn: - Kinh tế: - Xã hội: - Môi trường: Q5: Xin ông/ bà cho biết ý kiến, đề xuất số giải pháp phát huy kết Dự án rút học kinh nghiệm cho việc triển khai thực dự án lâm nghiệp khác địa phương: Q6 Những ý kiến khác? ... tài: ? ?Đánh giá tác động mặt kinh tế, xã hội môi trường Dự án trồng triệu rừng địa bàn tỉnh Lạng Sơn? ?? Trên sở đánh giá kết hoạt động số tác động Dự án 661 đến mặt kinh tế - xã hội - môi trường. .. Đánh giá số tác động kinh tế, xã hội môi trường Dự án 661 tỉnh Bắc Giang” [14] đề tài sâu đánh giá tác động dự án ba mặt kinh tế, xã hội môi trường sinh thái Công tác đánh giá tác động kinh tế, ... luận Dự án đánh giá tác động Dự án Khái quát tình hình kinh tế xã hội địa bàn tỉnh Lạng Sơn trước sau triển khai thực Dự án 5 Phân tích kết Dự án 661 địa bàn tỉnh Lạng Sơn Đánh giá số tác động Dự

Ngày đăng: 24/06/2021, 14:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w