1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu kĩ thuật chăn nuôi gà rừng gallus gallus tại vườn quốc gia cúc phương

79 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu kỹ thuật chăn nuôi Gà rừng (Gallus gallus) tại Vườn quốc gia Cúc Phương
Tác giả Lâm Thị Nhã
Người hướng dẫn ThS. Đỗ Quang Huy
Trường học Trường Đại học Lâm nghiệp
Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên & Môi trường
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2011
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 10,43 MB

Cấu trúc

  • Phần 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (6)
    • 1.1. Nghiên cứu ở trên thế giới (6)
    • 1.2. Nghiên cứu ở trong nước (7)
  • Phần 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP (22)
    • 2.1. Mục tiêu (10)
    • 2.2. Đối tƣợng, địa điểm nghiên cứu (10)
    • 2.3. Nội dung nghiên cứu (10)
    • 2.4. phương pháp nghiên cứu (11)
  • Phần 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 12 3.1. Điều kiện tự nhiên (48)
    • 3.1.1. Vị trí địa lý (15)
    • 3.1.2. Lịch sử địa chất và địa hình (15)
    • 3.1.3. Thổ nhƣỡng (16)
    • 3.1.4. Khí hậu thủy văn (17)
    • 3.1.5. Tài nguyên động thực vật (19)
    • 3.2. Điều kiện xã hội (20)
  • Phần 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (0)
    • 4.1. Đặc điểm hình thái, sinh thái của Gà rừng (0)
      • 4.1.1. Đặc điểm hình thái (22)
      • 4.1.2. Đặc điểm sinh thái và tập tính của Gà rừng (23)
      • 4.1.3. Tập tính của Gà rừng trong điều kiện nuôi nhốt (24)
    • 4.2. Nghiên cứu kĩ thuật nuôi (0)
      • 4.2.1. Giai đoạn từ 1 – 20 tuần tuổi (0)
      • 4.2.2. Giai đoạn gà trên 20 tuần tuổi (35)
    • 4.3. Thức ăn của Gà rừng trong điều kiện nuôi nhốt (36)
      • 4.3.1. Danh lục thức ăn của Gà rừng (36)
      • 4.3.2. Nhu cầu ăn hàng ngày của Gà rừng trưởng thành (0)
    • 4.4. Quá trình sinh trưởng của Gà rừng (39)
    • 4.5. Một số bệnh thường gặp và cách phòng tránh (40)
      • 4.5.1. Bệnh cầu trùng (40)
      • 4.5.2. Bệnh bạch lỵ (41)
      • 4.5.3. Bệnh Newcastele (42)
      • 4.5.4. Bệnh viêm phế quản mãn tính (43)
      • 4.5.5. Bệnh E.coly (44)
      • 4.5.6. Bệnh tụ huyết trùng (45)
      • 4.5.7. Bệnh đậu gà (46)
  • Phần 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ (0)
    • 5.1. Kết luận (48)
    • 5.2. Tồn tại (49)
    • 5.3. Kiến nghị (49)

Nội dung

Việt Nam là một nước có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, đặc điểm khí hậu, tài nguyên động vật nhưng nghề chăn nuôi động vật hoang dã ở nước ta vẫn chưa phát triển mạnh, mới chỉ dừn

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu ở trên thế giới

Theo các tài liệu lịch sử, con người đã biết bắt các loài động vật hoang dã về thuần dưỡng từ 4 – 5 nghìn năm trước công nguyên, ngày nay chúng ta đã có một tập đoàn các loài vật nuôi rất đa dạng Chăn nuôi động vật hoang dã không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn là giải pháp quan trọng nhằm bảo tồn và các loài động vật đang có nguy cơ bị tiêu diệt

Gà rừng (Gallus gallus) thuộc họ Trĩ (Phasianidae), bộ Gà

(Galliformes) Trên thế giới, đã từ rất lâu con người đã có ý thức thuần hóa loài Gà rừng và lai tạo ra khoảng 150 nòi gà khác nhau Theo các tài liệu khảo cổ trong thập niên 1980 và dựa vào các di vật tìm đƣợc trong thung lũng Indus tức Pakistan ngày nay, giới khoa học cho rằng, loài chim này đƣợc con người thuần dưỡng vào khoảng 400 năm trước công nguyên

Trong cuốn “ Origin of Species” Darwin cũng từng khẳng định rằng tất cả các nòi gà nuôi trên thế giới đều có nguồn gốc từ Gà rừng Đông Nam Á Trong một bài viết cho tập san National Geographic, W G Solhein nhận xét rằng Đông Nam Á là nơi phát triển nghề chăn nuôi đầu tiên trên trái đất Gần đây có 2 nghiên cứu từ Nhật cho thấy nòi gà Shamo, một loại gà nòi đƣợc nuôi chủ yếu cho thể thao đá gà, có nguồn gốc từ Đông Dương và miền nam Trung Quốc ngày nay

Theo Conway (1998), hiện nay các vườn động vật thế giới đang nuôi khoảng 500.000 loài động vật có sương sống ở cạn đại diện cho 3000 loài chim, thú, bò sát, ếch nhái với mục đích là nuôi các quần thể động vật quí hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng nhằm phục vụ tham quan giải trí và bảo tồn đa dạng sinh học Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc và một số nước Châu Âu phất triển nghề chăn nuôi động vật hoang dã rất mạnh và đạt kết quả tốt

Vườn chim Childbiill (Hà Lan) đã nhân nuôi một số loài chim có giá trị kinh tế cao thuộc họ Trĩ

Cao Dực (2002), kỹ thuật thực hành nuôi dƣỡng động vật kinh tế Các tác giả đã đƣa ra một số nguyên tắc cơ bản về kĩ thuật chăn nuôi một số loài chim, thú, bò sát, ếch nhái…

Ngày nay, với công nghệ sinh hoc hiện đại việc nghiên cứu về Gà rừng đã có những đột phá mới Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Y tế quốc gia Mỹ tuyên bố đã hoàn thành giải mã gien của gà rừng (Gallus gallus) - tổ tiên của gà nhà Họ đã đặt bản đồ gen gà rừng và bản đồ gen người song song với nhau để giúp các nhà khoa học so sánh và hiểu đƣợc bộ máy sinh hoá của chính con người

Viện Di truyền Bắc Kinh đã đi đầu trong việc lập bản đồ của các biến thể gen giữa ba loại gà giò và gà đẻ trứng khác nhau từ Anh, Thụy Điển và Trung Quốc Để làm điều này, các nhà khoa học đã phải nhận dạng và phân tích hai triệu điểm biến thể gen.

Nghiên cứu ở trong nước

Ở nước ngoài nhân nuôi động vật hoang dã rất phát triển nhưng ở Việt Nam nghề nhân nuôi động vật hoang dã vẫn chƣa thực sự phát triển Tuy nhiên cũng có một số các nghiên cứu về nhân nuôi động vật hoang dã

Từ năm 1975 tới nay, các nhà khoa học Việt Nam cùng hợp tác với các nhà khoa học nước ngoài đã gặt hái được nhiều thành tựu cơ bản và đóng góp đƣợc nhiều phát hiện mới cho nghành khoa học động vật Các nghiên cứu về các loài chim hoang dã, đặc biệt là nghiên cứu về các loài chim trong họ Trĩ

(Phasianidae) tiêu biểu phải kể đến các tác giả: Nguyễn Cử, Trương Văn Lã,

Võ Quý, Lê Trọng Trải…

Về phân loại, ở nước ta hiện nay có 3 phân loài Gà rừng, đó là: Gallus gallus gallus, Gallus gallus jabouillei, Gallus gallus spadiceus Phân biệt các loài này ở các điểm khác nhau theo Võ Quý (1971) thì G g gallus có da yếm tai màu trắng, lông cổ rất dài màu đỏ cam, còn G g jabouillei da yếm tai màu đỏ, lông cổ ngắn hơn màu da cam và G g spadiceus da tai cũng nhỏ, màu đỏ, lông cổ khá dài và có màu đỏ thẫm

Trương Văn Lã và cộng sự (1993), nuôi thuần dưỡng Gà rừng tai trắng ở vườn thú Hà Nội Nhóm tác giả đã tập trung nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học, kĩ thuật nuôi nhốt, thuần dƣỡng phân loài Gà rừng tai trắng trong điều kiện nuôi nhốt tại vườn thú Hà Nội

Trương Văn Lã và cộng sự (1994), nghiên cứu khẩu phần thức ăn cho một số loài thuộc họ Trĩ trong điều kiện nuôi nhốt Nhóm tác giả đã xây dựng khẩu phần thức ăn và các loại thức ăn ƣa thích cho một số loài chim thuộc giống gà lôi (Lophura), Gà rừng tai trắng, Công và Gà tiền mặt vàng

Võ Quý và Nguyễn Cử (1995), danh lục các loài chim Việt Nam, nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội

Nguyễn Quế Côi, Trần Phùng Thanh Thủy, Phạm Văn Giới (1999), nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và một số chỉ tiêu sinh lí, sinh hóa máu Gà ri, Gà ác (báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1998 – 1999, phần chăn nuôi gia cầm, Bộ NN &PTNT) Đào Lệ Hằng (2001), bước đầu nghiên cứu một số tính trạng của giống

Gà H’Mông nuôi bán công nghiệp tại đồng bằng miền bắc Việt Nam, luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, trường Đại học sư phạm I, Hà Nội Ðặng Gia Tùng, Lê Sỹ Thục, Ðặng Vũ Bình (1998), Quần thể nuôi nhốt loài Gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi) trên thế giới và ở Vườn thú Hà Nội, Thông tin KHKT Trưường Đại học nông nghiệp 1, 1/1998

Vũ Quang Ninh (2002), nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học và khả năng sản xuất của giống gà xương đen Thái Hòa, luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp Hà Nội Tác giả nghiên cứu một số đặc điểm về khả năng sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng

Phạm Thị Hòa (2004), nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sinh sản, bảo tồn quỹ gen giống gà Đông Tảo, luận văn thạc sĩ khoa học sinh học, trường ĐHSP I Tác giả nghiên cứu về đặc điểm sinh học, khả năng sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và đưa ra một số giải pháp bảo tồn

Lê Viết Ly (2004), công tác bảo tồn nguồn gen vật nuôi trên bình diện toàn cầu, hội nghị bảo vệ quỹ gen vật nuôi 1999 – 2004, Viện chăn nuôi, tháng 10/2004, Hà Nội Tác giả đã xây dựng đƣợc giải pháp bảo tồn nguyên vị và chuyển vị, bảo tồn vật liệu di truyền đồng thời điều tra phát hiện các đối tƣợng mới

Nguyễn Mạnh Hùng, Chu Văn Trung, Bùi Việt Anh, Phan Ngọc Quang, Vũ Minh Đức, Hà Minh Hiệp, Thân Thị Trang Uyên, Nguyễn Hoàng Thịnh (2004), nuôi cấy tế bào gốc phôi gà invitro Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống định hướng y – dược học

Nguyễn Mộng Hùng, Phan Ngọc Quang, Vũ Thị Thơm (2005), phân lập và nuôi cấy tế bào gốc sinh dục gà (Gallus gallus domesticus) Hội nghị nghiên cứu khoa học cơ bản toàn quốc, 2005

Nguyễn Huy Đạt, Vũ Thị Hương, Hồ Xuân Tùng (2005), nghiên cứu chọn lọc nâng cao năng suất gà ri vàng rơm, báo cáo khoa học 2005, Viện chăn nuôi Nhóm tác giả đã chọn lọc, nhân giống nâng cao tỷ lệ gà màu vàng Rơm, duy trì và cải tiến một số tính trạng năng suất trong điều kiện nuôi bán chăn thả qua các thế hệ

Bùi Đức Dũng, Nguyễn Huy Đạt, Vũ Thị Hƣng, Trần Long (2007), công bố kết quả nghiên cứu về “Đặc điểm ngoại hình và năng suất của gà ri vàng rơm Việt Nam ở thế hệ xuất phát qua chọn lọc và nhân giống” Mục đích của đề tài nhằm nâng cao tỷ lệ gà lông màu vàng rơm năng suất trứng phù hợp với điều kiện bán chăn thả phục vụ cho chăn nuôi nông hộ

Hoàng Xuân Thủy (2009), nghiên cứu một số đặc tính sinh học, khả năng sinh sản để nhân nuôi và phát triển loài Gà rừng (Gallus gallus) tại

Vườn Quốc gia Cúc Phương Tác giả xây dựng khẩu phần ăn và nghiên cứu khả năng sinh sản của Gà rừng với tỉ lệ ghép đôi là 1 trống và 4 mái

Phần 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Bổ sung tƣ liệu về đặc điểm sinh học sinh thái và tập tính của Gà rừng trong điều kiện nuôi nhốt

MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP

Mục tiêu

- Bổ sung tƣ liệu về đặc điểm sinh học sinh thái và tập tính của Gà rừng trong điều kiện nuôi nhốt

- Tổng kết kinh nghiệm chăn nuôi gà rừng, góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật chăn nuôi để phát triển nghề chăn nuôi động vật hoang dã phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển kinh tế hộ gia đình.

Đối tƣợng, địa điểm nghiên cứu

- Đối tƣợng: Gà rừng (Gallus gallus)

- Số lƣợng điều tra: 1 ô chuồng gồm 1 con trống và 4 con mái

- Địa điểm: Vườn Quốc Gia Cúc Phương, Ninh Bình.

Nội dung nghiên cứu

2.3.1 Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của gà rừng

- Mô tả đặc điểm hình thái, nhận biết của gà rừng

- Đặc điểm sinh thái: Phân bố, nơi ở

- Tập tính của Gà rừng: Vận động, nghỉ ngơi, ăn uống, sinh sản

2.3.2 Nghiên cứu kỹ thuật chăn nuôi gà rừng

- Kỹ thuật xây dựng chuồng trại

+ Kỹ thuật chế biến thức ăn

- Bệnh thường gặp, cách phòng chữa bệnh

+ Các loại bệnh thường gặp

+ Triệu chứng, điều kiện phát triển bệnh

phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp kế thừa tài liệu

- Số liệu đƣợc thu thập từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau trên cơ sở chọn lọc những số liệu cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu, kiểm tra những số liệu thu thập đƣợc tại khu vực nghiên cứu Các nguồn tài liệu:

+ Các website nhƣ: Viện chăn nuôi quốc gia.vcn.vn

+ Các tài liệu sách báo, các bài viết của các tác giả chuyên nghiên cứu về chăn nuôi động vật hoang dã nói chung và chăn nuôi gà rừng nói riêng

+ Các nghiên cứu khoa học, khóa luận tốt nghiệp trên cơ sở kế thừa có chọn lọc

2.4.2 Phương pháp khảo sát thực tế, thí nghiệm, tham gia chăm sóc kết hợp phỏng vấn

2.4.2.1 Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và tập tính của Gà rừng

* Nghiên cứu đặc điểm nhận biết, sinh học, sinh thái

- Quan sát, mô tả hình dạng, màu sắc, đo kích thước cơ thể

- Sơ bộ tìm hiểu những đặc điểm sinh học sinh thái của gà rừng

* Nghiên cứu tập tính của Gà rừng

- Quan sát, ghi chép, theo dõi mọi hoạt động của từng cá thể trong suốt 24/24 giờ trong ngày Kết quả thu đƣợc ghi vào trong mẫu biểu 01

Mẫu biểu 01: Mô tả hoạt động của Gà rừng

Thời gian (h) Hoạt động Mô tả hoạt động

Tiến hành theo dõi định kỳ một tuần một lần, theo dõi hoạt động 24/24 giờ, cứ 15 phút lấy số liệu một lần Kết quả thu đƣợc ghi vào mẫu biểu 02:

Mẫu biểu 02: Theo dõi lịch hoạt động của Gà rừng

Gà rừng có một số tập tính quan trọng nhƣ: Vận động, kiếm ăn, nghỉ ngơi, sinh sản

- Vận động: Quan sát cách thức chúng đi lại, chơi đùa, bay nhảy

- Nghỉ ngơi: Quan sát và mô tả các tƣ thế ngủ nghỉ

- Kiếm ăn: Quan sát các biểu hiện trước khi ăn, trong khi ăn, cách tìm kiếm thức ăn, cách thức ăn

- Sinh sản: Quan sát các dấu hiệu động dục, đi lại, theo dõi cách thức chúng giao phối, hành động của con đực, con mái trong thời gian giao phối, thời điểm giao phối

2.4.2.2 Nghiên cứu kỹ thuật nuôi Gà rừng

* Nghiên cứu kỹ thuật tạo chuồng nuôi

- Để đảm bảo cho việc chăn nuôi đƣợc thành công, ngoài những hiểu biết cơ bản về đặc điểm sinh học, sinh thái của vật nuôi thì người nuôi cần nắm được những yêu cầu về kỹ thuật tạo chuồng nuôi

- Chuồng nuôi cần phải đƣợc thiết kế phù hợp với điều kiện sống của loài và phải đáp ứng đƣợc yêu cầu về mặt sinh thái của loài

- Quan sát, mô tả chuồng nuôi tại nơi nghiên cứu, tìm hiểu vật liệu xây chuồng nuôi, kích thước chuồng nuôi, bố trí chuồng trại

- Tìm hiểu thông tin thức ăn từ cán bộ chăn nuôi

- Thử nghiệm thức ăn của cơ sở chăn nuôi và một số loại thức ăn khác bằng cách cho ăn trực tiếp

+ Nghiên cứu thành phần thức ăn

Phỏng vấn cán bộ, thử nghiệm các loại thức ăn mà chúng ăn ngoài tự nhiên từ đó lập danh sách các loại thức ăn của Gà rừng Kết quả thu đƣợc ghi vào mẫu bảng 03:

Mẫu bảng 03: Biểu danh lục thức ăn của Gà rừng

STT Tên phổ thông Tên khoa học Bộ phận sử dụng

+ Nghiên cứu loại thức ăn ƣa thích

Tiến hành thí nghiệm một tuần một đợt, mỗi đợt thử nghiệm 4 – 5 loại thức ăn Thức ăn đƣa vào mỗi lần với số lƣợng nhƣ nhau Quan sát lƣợng thức ăn và đánh giá mức độ ƣa thích

Kết quả thu đƣợc ghi trong mẫu bảng 04:

Mẫu bảng 04: Biểu thử nghiệm một số loại thức ăn ƣa thích của Gà rừng

STT Tên thức ăn Mức độ ƣa thích

+ Nghiên cứu khẩu phần ăn hàng ngày

Tiến hành cân lƣợng thức ăn đƣa vào và cân lƣợng thức ăn dƣ thừa từ đó xác định khẩu phần ăn hàng ngày của Gà rừng Lƣợng thức ăn đƣợc xác định bằng công thức:

L = C – T L: Lƣợng thức ăn trong ngày

C: Lƣợng thức ăn cung cấp

T: Lƣợng thức ăn dƣ thừa cuối ngày

Kết quả thu đƣợc ghi trong mẫu bảng 05:

Mẫu bảng 05: Biểu điều tra khẩu phần ăn hàng ngày của Gà rừng

2.4.2.3 Nghiên cứu kỹ thuật chăm sóc

- Trực tiếp phỏng vấn cán bộ chăn nuôi về biện pháp kỹ thuật chăm sóc

- Quan sát cách thức chế biến thức ăn, cách cho ăn, vệ sinh chuồng trại

- Trực tiếp thực hiện các thao tác trên

- Quan sát tình trạng sức khỏe, mức tăng trưởng hàng ngày để có sự điều chỉnh lƣợng thức ăn, loại thức ăn cho phù hợp

2.4.2.4 Nghiên cứu bệnh tật và cách phòng trừ

- Tìm hiểu một số bệnh thường gặp, nguyên nhân và cách phòng trị bệnh

- Theo dõi tình trạng sức khỏe của các cá thể bằng cách quan sát hình thái, ăn uống, đi lại…Nếu phát hiện bệnh ở cá thể nào thì cách ly và tìm biện pháp chữa bệnh

Phần 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện tự nhiên

Vườn quốc gia Cúc Phương có tọa độ địa lý từ 20 0 14' đến 20 0 24' vĩ độ Bắc, 105 0 29' đến 105 0 44' kinh độ Đông; cách thủ đô Hà Nội khoảng 90 km về phía Tây Nam và cách biển Đông khoảng 60 km theo đường chim bay Vườn có tổng diện tích 22.200 ha, chiều dài khoảng 30 km, chiều rộng nơi rộng nhất khoảng 10 km Vườn quốc gia Cúc Phương nằm trên địa giới hành chính của ba tỉnh là Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa trong đó diện tích thuộc tỉnh Ninh Bình là 11.350 ha (chiếm 51,1%), thuộc tỉnh Hòa Bình là 5850 ha (26,4%), thuộc tỉnh Thanh Hóa là 5000 ha (22,5%)

3.1.2 Lịch sử địa chất và địa hình

* Lịch sử địa chất: Vườn quốc gia Cúc Phương nằm trong vùng đất được hình thành do vận động tạo sơn kỷ cambri (cuối kỷ Jura đầu kỷ Bạch phấn) Theo bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 1/500.000, Cúc Phương thuộc phức hệ đá vôi Triat trung, bậc Ladoni, tầng Đồng Giao, có liên hệ với dạng đá vôi Tây Bắc Việt Nam

Nhìn chung Cúc Phương có lịch sử địa chất rất lâu đời, là cơ sở cho việc hình thành tầng đất dầy và rất thuận lợi cho sự phát triển của hệ thực vật

* Địa hình: Vườn quốc gia Cúc Phương nằm ở phần cuối của dãy núi đá vôi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ Trung Quốc qua vùng Tây Bắc của Việt Nam về tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình và Ninh Bình Giải núi đá vôi đó đến Cúc Phương lại nhô cao hơn hẳn so với các vùng xung quanh Phía Đông Bắc Vườn quốc gia Cúc Phương địa hình thấp xuống và nối liền với cánh đồng hẹp khá bằng phẳng chạy dọc hai bên đường quốc lộ 12, từ thị trấn Nho Quan tỉnh Ninh Bình đến thị trấn Vụ Bản huyện Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình Về phía Tây và Tây Nam nền địa hình thấp dần xuống và nối với những cánh đồng ven hai bờ sông Bưởi Phía Đông Nam tiếp giáp với cánh đồng chiêm trũng huyện Nho Quan Địa hình Cúc Phương được tạo bởi hai dãy núi đá vôi chạy song song theo hướng Tây Bắc - Đông Nam Giữa hai dãy núi đá vôi là những thung lũng hẹp xen kẽ một số đồi gò đất thấp chạy dọc trung tâm Vườn Dải thung lũng này đôi chỗ bị ngăn cách bằng những quèn thấp nhƣ: quèn Đang, quèn Voi, quèn Xeo…Khoảng 3/4 diện tích Cúc Phương là núi đá vôi, có độ cao tuyệt đối trung bình 300 - 400m Cao nhất là đỉnh Mây Bạc (656m) nằm ở phía Tây Bắc Vườn Cúc Phương có dạng địa hình Castơ nửa che phủ, khác với địa hình Castơ che phủ Đồng Giao và Castơ trọc Gia Khánh Cúc Phương nằm trọn vẹn trong cảnh địa lý đối Castơ xâm thực

Theo Nguyễn Xuân Quát (1971), đất Cúc Phương gồm 7 loại chính phân thành hai nhóm:

* Nhóm A: Đất phát triển trên đá vôi hoặc trên sản phẩm chịu ảnh hưởng nhiều của cacbonat Trong nhóm này có 4 loại chính:

Loại 1: Đất renzin mầu đen trên đá vôi

Loại 2: Đất renzin mầu vàng trên đá vôi

Loại 3: Đất renzin mầu đỏ trên đá vôi

Loại 4: Đất Macgalit - Feralit vàng

* Nhóm B: Đất phát triển trên đá không vôi hoặc trên sản phẩm ít chịu ảnh hưởng của Cacbonat Trong nhóm này có 3 loại chính:

Loại 1: Đất Feralit vàng phát triển trên sa thạch

Loại 2: Đất Feralit vàng, nâu, xám, tím phát triển trên Azgilit

Loại 3: Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên diệp thạch sét

Dựa vào kết quả phân tích có thể nhận xét về đất Cúc Phương như sau : Đất tơi xốp, với độ xốp khá cao (60-65%) Đất có hàm lƣợng mùn lớn và thấm sâu (4 -5%) Đất có khả năng hấp thụ khá

“Đất Cúc Phương nói chung là tốt, có thể nói là hiếm, có giá trị, rất xứng đáng với địa vị thảm thực vật rừng che phủ trên nó mà mọi người ca ngợi” (Nguyễn Xuân Quát, 1971)

Kết quả quan trắc 15 năm của trạm khí tƣợng Bống cho thấy, nhiệt độ trung bình năm là 20,6 0 C Năm 1966, nhiệt độ bình quân năm lớn nhất là

21,2 0 C Năm 1971, nhiệt độ bình quân năm thấp nhất là 19,9 0 C

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 12 3.1 Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Vườn quốc gia Cúc Phương có tọa độ địa lý từ 20 0 14' đến 20 0 24' vĩ độ Bắc, 105 0 29' đến 105 0 44' kinh độ Đông; cách thủ đô Hà Nội khoảng 90 km về phía Tây Nam và cách biển Đông khoảng 60 km theo đường chim bay Vườn có tổng diện tích 22.200 ha, chiều dài khoảng 30 km, chiều rộng nơi rộng nhất khoảng 10 km Vườn quốc gia Cúc Phương nằm trên địa giới hành chính của ba tỉnh là Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa trong đó diện tích thuộc tỉnh Ninh Bình là 11.350 ha (chiếm 51,1%), thuộc tỉnh Hòa Bình là 5850 ha (26,4%), thuộc tỉnh Thanh Hóa là 5000 ha (22,5%).

Lịch sử địa chất và địa hình

* Lịch sử địa chất: Vườn quốc gia Cúc Phương nằm trong vùng đất được hình thành do vận động tạo sơn kỷ cambri (cuối kỷ Jura đầu kỷ Bạch phấn) Theo bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 1/500.000, Cúc Phương thuộc phức hệ đá vôi Triat trung, bậc Ladoni, tầng Đồng Giao, có liên hệ với dạng đá vôi Tây Bắc Việt Nam

Nhìn chung Cúc Phương có lịch sử địa chất rất lâu đời, là cơ sở cho việc hình thành tầng đất dầy và rất thuận lợi cho sự phát triển của hệ thực vật

* Địa hình: Vườn quốc gia Cúc Phương nằm ở phần cuối của dãy núi đá vôi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ Trung Quốc qua vùng Tây Bắc của Việt Nam về tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình và Ninh Bình Giải núi đá vôi đó đến Cúc Phương lại nhô cao hơn hẳn so với các vùng xung quanh Phía Đông Bắc Vườn quốc gia Cúc Phương địa hình thấp xuống và nối liền với cánh đồng hẹp khá bằng phẳng chạy dọc hai bên đường quốc lộ 12, từ thị trấn Nho Quan tỉnh Ninh Bình đến thị trấn Vụ Bản huyện Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình Về phía Tây và Tây Nam nền địa hình thấp dần xuống và nối với những cánh đồng ven hai bờ sông Bưởi Phía Đông Nam tiếp giáp với cánh đồng chiêm trũng huyện Nho Quan Địa hình Cúc Phương được tạo bởi hai dãy núi đá vôi chạy song song theo hướng Tây Bắc - Đông Nam Giữa hai dãy núi đá vôi là những thung lũng hẹp xen kẽ một số đồi gò đất thấp chạy dọc trung tâm Vườn Dải thung lũng này đôi chỗ bị ngăn cách bằng những quèn thấp nhƣ: quèn Đang, quèn Voi, quèn Xeo…Khoảng 3/4 diện tích Cúc Phương là núi đá vôi, có độ cao tuyệt đối trung bình 300 - 400m Cao nhất là đỉnh Mây Bạc (656m) nằm ở phía Tây Bắc Vườn Cúc Phương có dạng địa hình Castơ nửa che phủ, khác với địa hình Castơ che phủ Đồng Giao và Castơ trọc Gia Khánh Cúc Phương nằm trọn vẹn trong cảnh địa lý đối Castơ xâm thực.

Thổ nhƣỡng

Theo Nguyễn Xuân Quát (1971), đất Cúc Phương gồm 7 loại chính phân thành hai nhóm:

* Nhóm A: Đất phát triển trên đá vôi hoặc trên sản phẩm chịu ảnh hưởng nhiều của cacbonat Trong nhóm này có 4 loại chính:

Loại 1: Đất renzin mầu đen trên đá vôi

Loại 2: Đất renzin mầu vàng trên đá vôi

Loại 3: Đất renzin mầu đỏ trên đá vôi

Loại 4: Đất Macgalit - Feralit vàng

* Nhóm B: Đất phát triển trên đá không vôi hoặc trên sản phẩm ít chịu ảnh hưởng của Cacbonat Trong nhóm này có 3 loại chính:

Loại 1: Đất Feralit vàng phát triển trên sa thạch

Loại 2: Đất Feralit vàng, nâu, xám, tím phát triển trên Azgilit

Loại 3: Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên diệp thạch sét

Dựa vào kết quả phân tích có thể nhận xét về đất Cúc Phương như sau : Đất tơi xốp, với độ xốp khá cao (60-65%) Đất có hàm lƣợng mùn lớn và thấm sâu (4 -5%) Đất có khả năng hấp thụ khá

“Đất Cúc Phương nói chung là tốt, có thể nói là hiếm, có giá trị, rất xứng đáng với địa vị thảm thực vật rừng che phủ trên nó mà mọi người ca ngợi” (Nguyễn Xuân Quát, 1971)

Khí hậu thủy văn

Kết quả quan trắc 15 năm của trạm khí tƣợng Bống cho thấy, nhiệt độ trung bình năm là 20,6 0 C Năm 1966, nhiệt độ bình quân năm lớn nhất là

21,2 0 C Năm 1971, nhiệt độ bình quân năm thấp nhất là 19,9 0 C

Chế độ nhiệt ở Cúc Phương chịu ảnh hưởng của độ cao và thảm thực vật rừng Điều đó đƣợc thể hiện từ số liệu quan trắc của 3 trạm khí tƣợng nhƣ sau: Ở trạm Bống, là trung tâm rừng nguyên sinh có độ cao so với mặt biển khoảng 350m, thảm thực vật rừng rất tốt, nhiệt độ bình quân năm là 20,6 0 C Ở trạm Đăng, nằm ở vùng rừng thứ sinh, rừng có chất lƣợng kém hơn, một số đã bị khai thác chọn hoặc làm nương rẫy Độ cao so với mặt biển xấp xỉ 200m Nhiệt độ bình quân năm là 21,8 0 C, cao hơn ở Bống 1,2 0 C Ở trạm Nho Quan, nằm ngoài ranh giới Vườn, cách trung tâm Vườn 20 km, ở đây không có rừng, độ cao so với mặt biển là 20m, nhiệt độ bình quân năm là 22,7 0 C, cao hơn nhiệt độ bình quân của Bống 2,1 0 C và cao hơn nhiệt độ bình quân của Đang 0,9 0 C

Lượng mưa bình quân năm của Cúc Phương biến động từ 1800 mm đến

2400 mm, bình quân năm là 2138 mm Đó là lượng mưa tương đối lớn so với vùng xung quanh

Tháng có lƣợng mƣa lớn nhất là tháng 9 với lƣợng mƣa bình quân 410,9 mm, trong khi đó các tháng 1, 2, 3 và 7 lƣợng mƣa mỗi tháng chƣa đƣợc 50 mm

3.1.4.3 Độ ẩm không khí Độ ẩm tương đối không khí trung bình năm ở Cúc Phương là 90%, tháng thấp nhất không dưới 88% Trong khi đó độ ẩm tuyệt đối biến thiên giống nhƣ nhiệt độ trong không khí

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu khí hậu cơ bản khu vực Vườn Quốc gia Cúc

Vườn Quốc gia Cúc Phương nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng bởi gió mùa Đông Bắc về mùa đông và gió mùa Đông Nam về mùa hè Ngoài ra, về mùa hè nhiều ngày có gió Lào thổi mạnh Tuy vậy, do điều kiện địa hình, gió sau khi vƣợt qua các yên ngựa và hẻm núi đi sâu vào rừng bị thay đổi hướng rất nhiều và tốc độ gió thường là 1-2m/s

Do ở Cúc Phương là địa hình Castơ nên ở đây có ít dòng chảy mặt, ngoại trừ sông Bưởi và sông Ngang ở phía Bắc có nước quanh năm, còn lại là các khe suối có nước theo mùa Sau cơn mưa, nước từ các suối chảy vào lỗ hút, chảy ngầm trong lòng núi rồi phun ra ở một số vó nước Chỗ nào nước

Tháng Nhiệt độ (độ c) Lƣợng mƣa (mm) Độ ẩm (%)

Trung bình 20,6 2147,7 90 dồn về nhiều sau cơn mưa lớn, các lỗ hút không hút kịp thì nước ứ đọng lại, gây nên ngập úng tạm thời.

Tài nguyên động thực vật

Vườn Quốc gia Cúc Phương có 20.473 ha rừng trong tổng diện tích 22.200 ha (chiếm 92,2 %) Thảm thực vật ở đây là rừng mưa nhiệt đới thường xanh Cúc Phương là nơi rất đa dạng về cấu trúc tổ thành loài trong hệ thực vật Với diện tích chỉ có 0,07 % so với cả nước, nhưng lại có số họ thực vật chiếm tới 57,93 %, số chi 36,09 % và số loài chiếm 17,27 % trong tổng số họ, chi và loài của cả nước

Cúc Phương là nơi hội tụ của nhiều luồng thực vật di cư cùng sống với nhiều loài bản địa Đại diện cho thành phần bản địa là các loài trong họ Long não (Lauraceae), Ngọc lan (Magnoliaceae) và họ Xoan (Meliaceae) Đại diện cho luồng di cư từ phương Nam ấm áp là các loài trong họ Dầu (Dipterocarpaceae) Đại diện cho luồng thực vật có nguồn gốc từ phương Bắc là các loài trong họ Giẻ (Fagaceae)

Cúc Phương còn diện tích rừng nguyên sinh đáng kể, chủ yếu tập trung trên vùng núi đá vôi và ở các thung lũng trung tâm Vườn Chính do vị trí đặc biệt nên đã dẫn đến kết cấu tổ thành loài của rừng Cúc Phương rất phong phú Kết quả kiểm kê tài nguyên rừng của các nhà khoa học trong và ngoài nước những năm gần đây (2001 - 2004) đã thống kê đƣợc 2.103 loài thuộc 917 chi,

231 họ của 7 ngành thực vật bậc cao trong đó có rất nhiều loài có giá trị: 430 loài cây thuốc, 229 loài cây ăn đƣợc, 240 loài cây có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh nhuộm, 137 loài cho tanin , 118 loài đƣợc ghi trong sách đỏ Việt Nam và IUCN

Khu hệ động vật có xương sống ở Cúc Phương rất phong phú và đa dạng Kết quả điều tra năm 2001 đã thống kê đƣợc: 89 loài thú, 307 loài chim,

67 loài bò sát, 43 loài ếch nhái, 65 loài cá Diện tích VQG Cúc Phương so với

Việt Nam chỉ chiếm 0,07% nhưng số loài động vật có xương sống chiếm 30,9%, trong đó có 64 loài đƣợc ghi trong sách đỏ Việt Nam, một số loài đặc hữu của Cúc Phương Vì vậy Cúc Phương được coi là khu bảo tồn thiên nhiên độc đáo với tính đa dạng sinh học rất cao và chứa đựng trong nó rất nhiều loài quý và đặc hữu

Khu hệ động vật không xương sống ở Cúc Phương cũng phong phú và đa dạng Trong giai đoạn từ 2000-2006 đã thu thập đƣợc khoảng 7.400 mẫu động vật không xương sống bao gồm 1.670 loài và loài phụ côn trùng, 14 loài giáp xác, 18 loài và loài phụ đa túc, 16 loài hình nhện, 52 loài và loài phụ giun đốt, 129 loài và loài phụ nhuyễn thể và rất nhiều loài động vật bậc thấp khác.

Điều kiện xã hội

Vườn Quốc gia Cúc Phương được thành lập ngày 7 tháng 7 năm 1962 theo quyết định 72 TTg của Thủ tướng Chính phủ, với 3 nhiệm vụ chính:

- Bảo vệ nguyên vẹn tài nguyên thiên nhiên

Vườn Quốc gia Cúc Phương nằm giữa khu dân cư khá đông đúc nên được ví như "một ốc đảo xanh" nằm giữa "biển người" Địa phận của Vườn trải dài trên 15 xã thuộc 4 huyện của 3 tỉnh, với số dân gần 80.000 người chủ yếu là dân tộc Mường, mật độ bình quân là 138 người/km 2 Có 4 xã hiện có dân cư sống trong ranh giới của Vườn là: Xã Cúc Phương thuộc huyện Nho Quan - Ninh Bình, xã Thạch Lâm thuộc huyện Thạch Thành - Thanh Hóa, xã Ân Nghĩa và Yên Nghiệp thuộc huyện Lạc Sơn - Hòa Bình

Cộng đồng dân cư sống trong khu vực Cúc Phương vẫn còn nhiều hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến công tác quản lý bảo vệ rừng Sở dĩ như vậy là do tập quán làm nhà sàn và phát đốt rừng làm nương rẫy còn diễn ra phổ biến vào những năm 80 và 90 của thế kỷ trước Mặt khác, quỹ đất canh tác lúa nước quá eo hẹp, năng suất cây trồng thấp, tốc độ tăng dân số lại cao làm cho đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn

Trước tình hình đó, từ năm 1988 - 1995 chính quyền địa phương hai tỉnh Ninh Bình và Hòa Bình đã di dời 8 xóm dân sống trong vùng trung tâm Vườn ra định cư ngoài ranh giới Vườn để cải thiện điều kiện sống cho người dân đồng thời giữ gìn tài nguyên rừng khu vực này Từ đó đến nay nhiều chương trình và dự án đã được triển khai giúp cộng đồng dân cư vẫn còn trong ranh giới Vườn cũng như dân cư sống trong vùng đệm của Vườn nâng cao thu nhập, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng từ đó giảm sức ép sử dụng tài nguyên rừng trong VQG Cúc Phương

Phần 4 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 4.1 Đặc điểm hình thái, sinh thái và tập tính của Gà rừng

- Gà rừng có tên khoa học là Gallus gallus Linnaeus, 1758 là loài chim lớn thuộc họ Trĩ (Phasianidae), bộ Gà (Galliformes)

- Tên khác : Gà ri, Gà cỏ (Việt), Cáy dông (Tày), Cáy pá, Cáy thườn (Thái),

Gà rừng sơ sinh có mỏ màu xám, mắt màu nâu Phần lƣng và hai bên hông có các dọc màu nâu viền đen và màu vàng nhạt chạy song song từ đầu cho tới phần duôi, lông bụng có màu vàng nhạt và da chân có màu xám chì

Gà 4 tuần tuổi đã mọc các loại lông thứ cấp, nhƣ: Lông cổ màu vàng pha nâu, cánh và lƣng lông có màu nâu xám và gà đã có đuôi tép màu nâu pha đen

Gà 8 tuần tuổi màu lông đã có sự thay đổi thể hiện thiên hướng giới tính của con trống và con mái Con trống viền cổ mọc lông kiếm ngắn màu vàng cam nhạt, ức màu nâu pha đen, lƣng và cánh lông màu đỏ pha đen, lông bụng màu xám tro, đuôi lông đen dài vừa phải Con mái viền cổ xuất hiện lông vàng pha nâu, ức, lƣng , bụng và cánh màu nâu, lông đuôi màu nâu đậm pha đen

Gà rừng 20 tuần tuổi mầu lông đã thể hiện đầy đủ tính trạng ngoại hình giống với các cá thể trưởng thành Con trống có mào đơn và chấm màu đỏ cờ, viền cổ lông kiếm dài màu cam, phần ức bụng lông màu đen, lƣng cánh màu đỏ thẫm, pha đen, gốc đuôi có túm lông màu trắng, lông đuôi dài màu đen Com mái có viền cổ phía trên lông vàng điểm những hạt cườm màu nâu, toàn thân màu nâu xỉn Lông đuôi phần gốc màu nâu và phần đầu đuôi màu nâu pha đen

Gà rừng trưởng thành cánh dài 200 – 250 mm, nặng 1 - 1,5 kg Chim đực có lông đầu, cổ màu đỏ da cam, lƣng và cánh đỏ thẫm, ngực bụng và đuôi đen Chim mái nhỏ hơn chim đực và toàn thân màu nâu xỉn Mắt nâu hay vàng cam Mỏ nâu sừng hoặc xám chì, mào đỏ Chân xám nhạt

4.1.2 Đặc điểm sinh thái và tập tính của Gà rừng

- Nơi sống: Gà rừng sống định cƣ và ở trong nhiều kiểu rừng, sinh cảnh thích hợp là rừng thứ sinh gần nương rẫy hay rừng pha tre, nứa hay trảng cỏ cây bụi Gà rừng sống thành bầy đàn, hoạt động vào 2 thời điểm trong ngày: sáng sớm và xế chiều Buổi tối, Gà rừng tìm tới những cây cao dưới 5 m có tán lớn để ngủ, gà thích ngủ trong các bụi giang, nứa, có nhiều cây đổ ngang

- Sinh sản: Mùa sinh sản của Gà rừng bắt đầu vào tháng 3 hàng năm, vào thời kì này gà trống gáy nhiều vào lúc sáng sớm và hoàng hôn Một con trống đi với nhiều con mái, tổ làm đơn giản và thường làm tổ trên mặt đất, mỗi lứa thường đẻ 5 – 10 trứng, thời gian ấp trứng khoảng 18 - 21 ngày

- Thức ăn: Thức ăn của Gà rừng giống với gà nhà và chúng là loài ăn tạp Ngoài tự nhiên chúng ăn các loại củ quả thực vật, các loài động vật nhƣ côn trùng (cào cào, châu chấu, gián, dế, các loài cánh cứng…), ấu trùng của các loại côn trùng, giun đất và các loài động vật có xương sống nhỏ (Nhái, ngóe, ếch con…) Trong điều kiện nuôi nhốt, ngoài các loài thức ăn tự nhiên, Gà rừng còn được cho ăn các loại lương thực và thực phẩm (lúa, gạo, xà lách, giá đỗ, lá bắp cải, cà chua chín…)

4.1.3 Tập tính của Gà rừng trong điều kiện nuôi nhốt Để biết rõ tập tính của Gà rừng trong điều kiện nuôi nhốt, tiến hành quan sát, theo dõi, ghi chép hoạt động của 5 cá thể gồm 1 con trống và 4 con mái ở ô chuồng thứ nhất trong suốt 24/24 giờ trong ngày, kết hợp với việc phỏng vấn trực tiếp người chăn nuôi, thu được kết quả về tập tính của Gà rừng trong điều kiện nuôi nhốt nhƣ sau: a, Tập tính kiếm ăn

Qua quá trình quan sát, theo dõi cho thấy thời gian kiếm ăn của Gà rừng trong điều kiện nuôi nhốt thường từ 5 – 6h sáng và 16 – 17h chiều Trong quá trình tìm kiếm thức ăn chúng thường dùng chân bới đất để tìm kiếm thức ăn và khi ăn chúng không ăn liên tục mà chúng vứ ăn vừa ngẩng đầu quan sát xung quanh rồi ăn tiếp b, Tập tính vận động

Tập tính vận động của Gà rừng chủ yếu là hoạt động chạy nhảy và đi lại trong chuồng Thời gian vận động chủ yếu là vào sáng sớm cho tới xế chiều, vào ban đêm Gà rừng hầu nhƣ không hoạt động mà dành thời gian để ngủ

Khi đi lại trong chuồng, Gà rừng thường đi từ từ và rất nhẹ nhàng, đầu ngẩng lên nhìn xung quanh, chúng thường đi từ nơi này tới nơi khác trong chuồng hoặc đi một đoạn khoảng 1- 2m lại dừng lại, thi thoảng chúng bay lên đậu trên thanh ngang và đi lại từ từ trên đó, đôi lúc lại duỗi chân ra và vỗ cánh c, Tập tính nghỉ ngơi

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Thức ăn của Gà rừng trong điều kiện nuôi nhốt

4.3.1 Danh lục thức ăn của Gà rừng

Trong tự nhiên Gà rừng thường ăn các loại quả mềm, hạt cỏ dại, hạt cây lương thực… Các loài động vật nhỏ như mối, kiến, giun đất, châu chấu… Qua quá trình diều tra, quan sát Gà rừng trong điều kiện nuôi nhốt tại trung tâm cứu hộ và bảo tồn động thực vật hoang dã quí hiếm - Vườn quốc gia Cúc Phương, tôi xác định được danh lục thức ăn của Gà rừng như sau:

Bảng 4.9: Danh lục thức ăn của Gà rừng

STT Tên phổ thông Tên khoa học Bộ phận sử dụng

3 Rau xà lách Lactuca sativacapitata Cả cây

4 Rau muống Ipomoea equatica Lá, thân

5 Rau bắp cải Irassica oleracea var sabauda Lá

6 Quả cà chua Lycopersicum esculentum Quả

7 Giá đỗ Phaseolus vulgaris Mầm

8 Đu đủ Carica papaya Quả

9 Hạt vừng Sesamun indicum Hạt

10 Hạt lúa Oryza glaberrima Hạt

11 Hạt đậu tương Pisum sativum Hạt

12 Củ khoai lang Ipomoea batatas Củ

13 Quả chuối Musa paradisiaca Quả

14 Quả dƣa hấu Citrullus lanata Quả

15 Hạt đỗ xanh Vigna gadicum Hạt

16 Cào cào Sp Cả con

17 Châu chấu Hieroglyplus tonkinensis Cả con

18 Giun đất Perynix escavatu Cả con

19 Dế Acheta assimilis Cả con

21 Gián Eurycotis floridara Cả con

Thức ăn ƣa thích của Gà rừng đƣợc xác định thông qua việc quan sát lựa chọn thức ăn để ăn trước, theo dõi tần suất gặp để ăn từng loại thức ăn và tỷ lệ tiêu thụ thức ăn trên tổng số thức ăn đƣa vào Kết quả thu đƣợc ghi ở bảng 4.10

Bảng 4.10: Danh lục thức ăn ƣa thích của Gà rừng

STT Tên thức ăn Tên khoa học Mức độ

4 Hạt đậu tương Pasium stavum + +

5 Quả cà chua Lycopersicum esculentum + +

7 Rau xà lách Iactuca sativa var capitata + +

8 Rau cải bắp Irassica oleracea var sabauda + +

4.3.2 Nhu cầu thức ăn của Gà rừng trưởng thành

Hàng ngày, mỗi loại động vật rừng cần có một lƣợng thức ăn nhất định để cung cấp đủ năng lƣợng cho các hoạt động của chúng, đó chính là khẩu phần ăn hàng ngày của con vật Xác định nhu cầu ăn hàng ngày là rất cần thiết cho công tác nhân nuôi cứu hộ cũng nhƣ phát triể bền vững các loài động vật hoang dã Khẩu phần ăn là tiêu trí quan trọng trong chăn nuôi, nhu cầu ăn thường biến động phụ thuộc vào loại thức ăn cũng như tác động của điều kiện ngoại cảnh Chính vì vậy, người chăn nuôi phải thường xuyên theo dõi các biểu hiện của Gà rừng để có những điều chỉnh cho thích hợp

Lƣợng ăn hàng ngày của Gà rừng đƣợc tính bằng tỷ số giữa lƣợng thức ăn hàng ngày của từng cá thể so với trọng lƣợng cơ thể Khi sức khỏe bình thường, điều kiện thời tiết thích hợp chúng có thể ăn với lượng thức ăn lớn và khi sức khỏe kém, thời tiết không thích hợp, loại thức ăn không ƣa thích thì chúng ăn với lƣợng thức ăn ít hơn nhu cầu ăn hàng ngày Kết quả nghiên cứu nhu cầu ăn hàng ngày của Gà rừng trưởng thành được ghi ở bảng 4.11:

Bảng 4.11: Khẩu phần ăn hàng ngày của Gà rừng trưởng thành

Lƣợng ăn trung bình (g/ngày/chuồng)

Qua bảng 4.11 ta thấy, lƣợng ăn trung bình của cả ô chuồng gồm 5 cá thể là: 435 g/ngày, khẩu phần ăn trung bình một ngày của cả ô chuồng 1 là: 106.1 g/kg/ngày Nhƣ vậy, bình quân lƣợng ăn hàng ngày của mỗi cá thể Gà rừng là: 87g/cá thể.

Quá trình sinh trưởng của Gà rừng

Để nghiên cứu sinh trưởng của Gà rừng ta tiến hành cân trọng lượng của Gà rừng ở các giai đoạn khác nhau Quá trình sinh trưởng và phát triển của Gà rừng đƣợc tiến hành theo dõi vào các thời điểm từ sơ sinh cho tới 20 tuần tuổi Gà được chăn nuôi trong các ô lưới B40, phần nền đổ cát vàng, thức ăn sử dụng hoàn toàn là cám gà công nghiệp

Bảng 4.12: Sinh trưởng của Gà rừng

Trọng lƣợng cơ thể (gram)

Biểu đồ sinh trưởng của Gà rừng

Sơ sinh 4 tuần 8 tuần 12 tuần 16 tuần 20 tuần

Biểu đồ 4.1:Sinh trưởng của Gà rừng

Qua bảng 4.12 và biểu đồ sinh trưởng của Gà rừng cho thấy: Khối lƣợng sơ sinh gà đạt trung bình: 19.05 g/con, gà 4 tuần tuổi khối lƣợng đã có sự chênh lệch theo giới tính, gà trống thường lớn hơn gà mái(4 tuần gà trống nặng trung bình: 90 g/con và gà mái nặng trung bình: 68 g/con) và từ thời điểm này khối lƣợng giữa con trống và con mái đều tăng theo các tuần tuổi đồng thời có sự chênh lệch rất lớn về trọng lƣợng Gà 20 tuần tuổi dáng vóc bên ngoài đã cơ bản đạt tới độ trưởng thành, con trống đạt trung bình: 1125 g/con và con mái trung bình: 522 g/con

Nhƣ vậy, trong điều kiện nuôi nhốt, với khẩu phần thức ăn có dinh dƣỡng tốt gà rừng 20 tuần tuổi cơ bản đã phát triển tới giai đoạn gần nhƣ trưởng thành (gà rừng trưởng thành có khối lượng cơ thể từ 1 - 1,2 kg/con trống và 0.5 - 0.6 kg/con mái).

Một số bệnh thường gặp và cách phòng tránh

- Nguyên nhân: Bệnh cầu trùng do loại ký sinh trùng đơn bào gây ra, có nhiều loại cầu trùng gây bệnh trên gia súc gia cầm, giống cầu trùng gây bệnh trên gà là Eimeria

- Triệu chứng: Gà ở tất cả các lứa tuổi đều có thể mắc cầu trùng, nhƣng hay bị bệnh nhất là 2 - 3 tuần tuổi Gà trưởng thành hay bị bệnh ở thể mãn tính Lúc đầu gà bỏ ăn, khát nước, lông xù, thường ngồi trên hai chân, đi lại loạng choạng Phân loãng, lúc đầu có màu xanh, sau đó có màu nâu và lẫn máu Lỗ huyệt bẩn do dính phân, cuối thời kỳ của bệnh, gà có thể bị liệt Bệnh ở thể cấp tính gà thường chết nhanh sau 2 - 7 ngày, bệnh cũng có thể kéo dài, khỏi dần nhƣng chậm

- Bệnh tích: Mào, cơ bắp nhợt nhạt Mổ khám nếu là cầu trùng manh tràng thì thấy manh tràng ứ đầy máu, sƣng to Nếu là cầu trùng ruột non thì tá tràng sƣng to, ruột phình to từng đoạn, niêm mạc tá tràng viêm, trên bề mặt thấy các ổ tròn xám

- Phòng bệnh: Không để nền chuồng ẩm ướt, dọn sạch phân và thường xuyên trộn vào thức ăn thuốc chống cầu trùng Thuốc phòng và chữa cầu trùng cần thay đổi theo từng thời kỳ để tránh cầu trùng thích ứng với loại thuốc đó

- Điều trị: Dùng một trong các loại thuốc sau để phòng và trị bệnh :

+ Vicox toltra : 1ml/ 1 lít nước uống liên tục trong 2 ngày

+ Vime Anticoc: 1g pha với 1 lít nước hoặc 5g trộn vào 4kg thức ăn dùng liên tục trong 5 ngày Cần bổ sung thêm :

+ Vimix Plus : 1 g pha cho 1 lít nước dùng pha nước cho uống liên tục 3 - 5 ngày

+ Vimeperos : 5 g cho 1000 gà con, 500 gà giò, 200 gà đẻ liên tục 5 ngày

Khi gà bệnh cần bổ sung vitamin K, E, A và Selenium vào khẩu phần để làm giảm mức độ chết của gà

- Nguyên nhân: Bệnh bạch lỵ gà là một bệnh nhiễm trùng truyền nhiễm do

Samonella pullorum gây nên, thường nhiễm ở gà con Đặc điểm của bệnh là gà ỉa phân trắng đục như vôi, nên gọi là "bạch lỵ" Gà con mắc bệnh thường chết tới 70 - 80 %

- Triệu chứng: Gà con mắc bệnh, đứng một chỗ, buồn rầu kêu "chiếp chiếp" liên tục, kém ăn, đi lảo đảo, lông tơ khô, dựng đứng, mắt nhắm, niêm mạc mắt, mào, yếm đều nhợt nhạt Phân lúc đầu xanh nhạt, sau trắng, đặc, cứng nhƣ vôi, có khi lẫn máu, phân khô bao quanh và bịt chặt hậu môn làm gà không đi vệ sinh đƣợc

+ Thường xuyên dọn vệ sinh, thay độn chuồng, dùng nước vôi 10 % tiêu độc

Máng ăn, máng uống, dùng xút 3 % để rửa, sau dội lại bằng nước sôi

+ Tiêu độc lò ấp hoặc phòng ấp, cần dùng formol và thuốc tím (KMnO4) theo tỷ lệ 2 g formol và 1,5 g thuốc tím, trộn vào nhau Hoặc có thể để formol bốc hơi trong lò ấp mỗi tháng 1 lần kéo dài từ 30 - 60 phút

+ Kiểm tra máu gà mái để phát hiện bệnh, tiến hành 6 tháng một lần Nếu có bệnh, tiêu diệt và vệ sinh tiêu độc chuồng trại, rồi mới nhập gà mái khác

- Điều trị: Dùng một trong các loại thuốc sau:

+ Sulfamerazine cho uống tự do từ 1 - 2 ngày

+ Tetracycline và Nitrofurazolidon, mỗi thứ 25 g trộn trong 10 kg thức ăn hỗn hợp cho gà ăn tự do 5 ngày rồi nghỉ, mỗi tháng 1 lần Ngoài ra, còn nhiều thứ thuốc khác nhƣ Neomycine, Ampicolifort đều có hiệu quả phòng và trị bệnh này

- Nguyên nhân: Bệnh do siêu vi trùng thuộc nhóm Paramyxovirus gây ra, đặc trưng bởi hiện tượng xuất huyết, viêm loét đường tiêu hoá Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, tiêu hoá, do tiếp xúc gà bệnh

- Triệu chứng: Thời kỳ nung bệnh thường là 5 ngày, có thể biến động từ 5- 12 ngày

+ Thể quá cấp tính:Thường xảy ra đầu ổ dịch, bệnh tiến triển nhanh, gà ủ rũ sau vài giờ rồi chết, không thể hiện triệu chứng của bệnh

+ Thể cấp tính: Gà ủ rũ, ăn ít, uống nước nhiều, lông xù, gà bị sốt cao khoảng

42 - 43 0 C, thở khó, mào và yếm tím bầm, từ mũi chảy ra chất nhớt Gà rối loạn tiêu hoá, thức ăn ở diều không tiêu, nhão ra do lên men, khi dốc gà ngược thấy có nước chảy ra có mùi chua khắm Vài ngày sau gà tiêu chảy phân có màu nâu sẫm, trắng xanh hay trắng xám

+ Thể mãn tính: Xảy ra ở cuối ổ dịch Gà có triệu chứng thần kinh, cơ quan vận động bị tổn thương biến loạn nặng Con vật vặn đầu ra sau, đi giật lùi, vòng tròn, mổ không đúng thức ăn, những cơn co giật thường xảy ra

+ Thể quá cấp: Bệnh tích không rõ, chỉ thấy những dấu hiệu xuất huyết ở ngoại tâm mạc, màng ngực, cơ quan hô hấp

+ Thể cấp tính: Xoang mũi và miệng đều chứa dịch nhớt màu đục Niêm mạc miệng, mũi, khí quản xuất huyết, viêm phủ màng giả có Fibrin

+ Thể mãn tính: Bệnh tích điển hình tập trung ở đường tiêu hoá, niêm mạc dạ dày tuyến xuất huyết màu đỏ, các điểm xuất huyết này có thể tập trung thành từng vệt Dạ dày cơ xuất huyết Ruột non xuất huyết, viêm Trong trường hợp bệnh kéo dài có thể có những nốt loét hình tròn, hình bầu dục, cúc áo Trường hợp bệnh nặng nốt loét có thể lan xuống ruột già, ruột non Gan có một số đám thoái hoá mỡ nhẹ màu vàng Thận phù nhẹ có màu nâu xám Bao tim, xoang ngực, bề mặt xoang ức xuất huyết Dịch hoàn, buồng trứng xuất huyết thành từng vệt từng đám Trứng non vỡí trong thành xoang bụng

- Phòng bệnh: Virus gây bệnh Newcastle làm tế bào vật chủ sản sinh interferon, vì vậy không tiêm thêm vắc xin khác sau khi chủng ngừa Newcastle từ 5 – 7 ngày

- Điểu trị: Không có thuốc điều trị bệnh đặc hiệu Nên bổ sung thêm Vitamin

C và Vitamin nhóm B, cải thiện khẩu phần thức ăn có thể làm giảm bớt tỉ lệ tử vong trong giai đoạn cuối ổ dịch

4.5.4 Bệnh viêm phế quản mãn tính

- Nguyên nhân: Bệnh gây ra do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum Bệnh không làm chết nhanh và nhiều, nhƣng làm cho gà chậm lớn, giảm khả năng đẻ trứng, gà bị bệnh không ấp nở đƣợc, gây chết phôi Bệnh lây lan qua đường hô hấp và qua đường sinh dục Gà 2 – 4 tháng tuổi mắc bệnh nhiều nhất

- Triệu chứng: Bệnh thường phát ra vào mùa đông, gà trống thường bị nhiễm nhẹ, tỉ lệ mắc bệnh lên đến 100% Bệnh thường nặng hơn khi nhiễm thêm các bệnh khác nhƣ Newcastle, viêm phế quản truyền nhiễm và E.coli Gà bị bệnh niêm mạc mắt đỏ, xung huyết, chảy nước mắt, nước mắt đặc dần, đóng dày khóe mắt tạo thành những khối to bằng hạt đậu trong mắt có thể làm cho gà bị mù

+ Viêm mũi, chảy nước mũi, lúc đầu loãng sau đó đặc có màu trắng sữa bám đầy khóe mũi làm gà nghẹt thở

+ Vách các xoang nhất là xoang dưới mắt sưng làm cho mặt gà bị biến dạng Đây là triệu chứng điển hình của bệnh

+ Niêm mạc họng, hầu các túi khí bị viêm làm cho con vật càng khó thở, mào và yếm bị tím bầm kiệt sức rồi chết

Ngày đăng: 23/06/2021, 17:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w