1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY VINAMILK

9 2,4K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 64,84 KB

Nội dung

Nhận xét, đánh giá cơ cấu tài sản, nguồn vốn công ty Vinamilk , phân tích biến động tăng giảm nêu nguyên nhân gây ảnh hưởng tình hình tài chính công ty.

A/ TÀI SẢN I. Phân tích tài sản ngắn hạn: 2011 so 2010: tổng tài sản và tổng nguồn vốn tăng 4809 tỷ 6 với tỷ lệ tăng 44,65%. Chủ yếu là do tài sản ngắn hạn tăng 3547 tỷ 9 với tỷ lệ tăng là 59,93%. Tài sản dài hạn cũng tăng nhẹ 1261 tỷ 7 với tỷ lệ tăng là 26%. Tổng nguồn vốn tăng là do nguồn vốn chủ sở hữu tăng 4512 tỷ 8 với tỷ lệ tăng 56,66%. Nợ phải trả tăng nhẹ 296 tỷ 9 với tỷ lệ tăng 10,57%. Tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu là do tiền và các khoản tương đương tiền tăng 2543 tỷ với tỷ lệ tăng 414,53%. Trong đó các khoản tương đương tiền tăng 2002 tỷ với tỷ lệ tăng 550%, do công ty có tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn ban đầu không quá 3 tháng, gửi tiết kiệm trong vòng 3 tháng trong thời gian chưa cần sử dụng tới khoảng tiền đó. Tiền mặt tại quỹ tăng 541 tỷ với tỷ lệ 216,87%, chủ yếu là tiền gửi ngân hàng, do khách hàng trả tiền thông qua chuyển khoản. So với năm 2010, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty tăng. Nguyên nhân là do tốc độ tăng tài sản ngắn hạn năm 2011 tăng nhiều hơn đáng kể so với tốc độ tăng nợ ngắn hạn ( tăng 59,93% so với 10,57%). Trong đó, các tài sản ngắn hạn ngoại trừ khoản mục Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 1.006 tỷ đồng (theo BCTC đã kiểm toán năm 2011 đầu tư tài chính ngắn hạn cuối 2011 là 736.033 triệu đồng đầu 2011 là 1.742.259 triệu đồng, tức là giảm hơn 1006 tỷ ) tương đương giảm 57.75%, nguyên nhân chủ yếu là do công ty có một khoản tiền gửi có kỳ hạn 1 năm trở xuống giảm tới gần 1.500 tỷ đồng (Xem thuyết minh 4a thì là tiền gửi ngắn hạn tại ngân hàng giảm đi hơn 1165 tỷ, không phải 1500 tỷ, hơn nữa đây không nhất thiết là một khoản tiền gửi mà có thể là một con số tổng hợp các khoản tiền gửi khác nhau), trong khi các khoản đầu tư ngắn hạn khác tăng không đáng kể so với số tiền thu về. Các khoản mục còn lại của tài sản ngắn hạn đều có những tốc độ tăng khá mạnh, trong đó đặc biệt phải kể đến tốc độ tăng của khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền. Khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền lại tăng đột biến, tăng tới 2.002 tỷ đồng, tương đương tăng 550% trong đó nguyên nhân chủ yếu là do: + Các khoản tăng của lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư: các khoản thu hồi cho vay và lãi vay có kỳ hạn 1 năm trở xuống như ở trên đã nêu. (không đúng, vì lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư là 649.058 triệu đồng nên dù thu nhiều tiền từ thu hồi các khoản tiền gửi có kỳ hạn ngân hàng và lãi cho vay nhưng tiền chi cho hoạt động đầu tư còn lớn hơn do đó dòng tiền thuần của hoạt động đầu tư không đóng vai trò làm tăng tiền của công ty VNM) + Các khoản tăng của lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính đến chủ yếu từ hoạt động huy động vốn từ việc phát hành thêm cổ phiếu, công ty phát hành 14,25 triệu cổ phiếu, tương đương với số vốn là 1.455 tỷ đồng vào tháng 6/2011. (nguyên nhân chủ yếu và quan trọng nhất làm tăng tiền thuần của doanh nghiệp trong năm là lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 392.395 triệu đồng lại không được nhắc đến) Các khoản tăng của khoản mục chủ yếu là tăng ở các khoản tiền gửi có kỳ hạn dưới 3 tháng với 2.330 tỷ đồng, điều này cũng dễ hiểu bởi trong tình hình khủng hoảng kinh tế hiện nay, các kênh đầu tư chứa đựng nhiều rủi ro thì công ty nên chọn kênh đầu tư ngắn hạn sẽ mang giảm bớt được rủi ro cho các khoản đầu tư. Năm 2011 Các khoản phải thu ngắn hạn so với 2010 tăng là 1044,3 tỷ với tỷ lệ 92,84%. Chủ yếu là do khoản phải thu khách hàng tăng 555,7 tỷ với tỷ lệ 94,60% và trả trước cho người bán cũng tăng 441,05 tỷ với tỷ lệ 124,56%. Bên cạnh đó thì các khoản phải thu khác cũng tăng là 48,9 tỷ với tỷ lệ 26,59%. Đồng thời thì khoản dự phòng phải thu khó đòi cũng góp phân làm tăng là 1,3 tỷ với tỷ lệ 211,51%. Khoản mục các khoản phải thu cung tăng đáng kể, tăng 1044,3 tỷ, tương đương tăng 92,84%, điều này là dễ hiểu nếu ta xem báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2011 của công ty, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng khá nhiều, gần 5139,1 tỷ đồng bởi thế các khoản phải thu tăng lên như vậy cũng hợp lý. Ta thừa nhận rằng khoản này chỉ là vấn đề thời gian. Một thị trường (tài chính, tiền tệ ) trôi trải sẽ giúp cho việc trao đổi mua bán các “khoản phải thu” này. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng làm làm cho tài sản của công ty tăng, công ty có nguồn tài sản dồi dào, thể hiện tình hình kinh doanh của công ty đang phát triển.  Nhân tố hàng tồn kho năm 2011 so với năm 2010 đã tăng 921.142 triệu đồng với tỷ lệ tăng 39,17% do ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: Nhân tố hàng tồn kho năm 2011 so với năm 2010 đã tăng 921.943 triệu đồng với tỷ lệ tăng 39,14% chủ yếu do hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 2011 tăng trưởng, trong đó có các nhân tố hàng mua đang đi đường, nguyên vật liệu, thành phẩm và hàng gửi đi bán tăng. Hàng tồn kho có tỉ trọng trên tổng tài sản lớn, giá trị cũng tăng mạnh với tốc độ tăng 39,17%. Điều này là tất yếu với việc mở rộng quy mô của doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có khả năng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và tránh nguy cơ cháy kho. Tuy nhiên, tỷ trọng cuối năm 2011 trên tổng tài sản so với năm 2010 giảm 0,83% điểu này dẫn đến tình trạng lãng phí vốn. Nhân tố dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm 2011 so với năm 2010 đã tăng 801 triệu đồng với tỷ lệ tăng 39,14%. Nguyên nhân do là hàng tồn kho tăng và do đặc thù của sữa không để lâu được trong khi đó Vinamilk mở rộng quy mô sản xuất làm tăng sản lượng dẫn đến làm tăng rủi ro sp bán không kịp sẽ bị hư, hỏng. Nhân tố tài sản ngắn hạn khác năm 2011 so với năm 2010 tăng 45.580 triệu đồng với tỷ lệ tăng 51,88% do ảnh hưởng của: - Nhân tố chi phí trả trước ngắn hạn năm 2011 so với năm 2010 tăng 18.313 triệu đồng với tỷ lệ tăng 47,45% - Nhân tố thuế GTGT được khấu trừ năm 2011 so với năm 2010 tăng 57.840 triệu đồng với tỷ lệ tăng 341,58% - Nhân tố tài sản ngắn hạn khác năm 2011 so với năm 2010 giảm 30.573 triệu đồng với tỷ lệ giảm 94,58%. Tài sản ngắn hạn khác tăng theo tổng tài sản tuy nhiên tỷ trọng trên tổng tài sản khá thấp với mức biến động chênh lệch không đáng kể là 0,04%. II. Phân tích tài sản dài hạn: Các khoản phải thu dài hạn của năm 2011 không có phát sinh, năm 2010 khoản phải thu dài hạn là 24 triệu đồng chủ yếu do một nhân tố duy nhất “Phải thu dài hạn khác”. Các khoản phải thu nợ dài hạn năm 2011 tiến tới 0% tức là không còn những khoản thu nợ dài hạn, khách hàng trả hết tiền hàng, điều đó cho thấy không còn những rủi ro về tài chính cho các khoản phải thu nợ mang lại . Khoản phải thu dài hạn của doanh nghiệp năm 2011 đã không phát sinh ,đây là điều rất đáng khen của doanh nghiệp từ khoản phải thu dài hạn ở năm 2010 là 24 triệu đồng tới năm 2011 đã trở về số 0 , như vậy cho thấy doanh nghiệp đã thu hồi vốn từ các khoản nợ dài hạn gần như là hoàn toàn Tài sản cố định của công ty CP Vinamilk năm 2011 so với năm 2010 tăng 1.616.190 triệu đồng với tỉ lệ tăng 47,14% là do công ty đang mở rộng quy mô sản xuất. Tài sản cố định tăng chủ yếu là do tài sản cố định hữu hình tăng 903.734 triệu đồng với tỉ lệ tăng 34,89%; tài sản cố định vô hình tăng 82.651 triệu đồng với tỉ lệ tăng 47,67%; chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 629.805 triệu đồng với tỉ lệ tăng 94,67% Tài sản cố định hữu hình tăng 903.734 triệu đồng do nguyên giá tăng 1.188.526 triệu đồng với tỉ lệ tăng 28,89%; giá trị hao mòn lũy kế tăng 284.792 triệu đồng với tỉ lệ tăng 18,69%. Điều này cho thấy Vinamlik đang mở rộng hệ thống sản xuất cũng như kênh phân phối của mình để tăng doanh thu. Tài sản cố định vô hình tăng 82,651 triệu đồng do nguyên giá tăng 120.238 triệu đồng với tỉ lệ tăng 45,69%; giá trị hao mòn lũy kế tăng 37.587 triệu đồng với tỉ lệ tăng 41,87%. Tổng tài sản dài hạn tăng chủ yếu là do chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng có thể là do Vinamilk đang trong quá trình xây dựng các trang trại bò mới, xây dựng các nhà máy sản xuất sữa "Đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành" (Năm 2011 mở rộng nhà máy sữa Tiên Sơn, và nhà máy nước giải khát Việt Nam_Khu công nghiệp Mỹ Phước, Bình Dương, mở thêm các chi nhánh, văn phòng tại khắp nơi trên cả nước như Hà nội, Đà Nẵng) Vinamilk dự kiến sẽ xây dựng các trang trại chăn nuôi bò sữa công nghệ cao tại các tỉnh Nghệ An, Vĩnh Phúc, Lâm Đồng, Bình Định, … với quy mô mỗi trang trại nuôi 2.000 con bò, cung cấp trung bình 30 triệu lít sữa/năm Dự án nhà máy Mega Bình Dương 2011/2012 Dự án nhà máy sữa bột Dielac 2-2010/2013 Dự án cải tạo nhà máy Saigon Milk và Thống Nhất, nâng cấp các nhà máy Nghệ An, Bình Định, Cần Thơ Nâng cấp nhà máy Tiên Sơn theo tiêu chuẩn Mega Như vậy, "Tài sản cố định" luôn là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của doanh nghiệp trong đó chủ yếu là tài sản cố định hữu hình vì đây là doanh nghiệp sản xuất. Tỷ trọng trên tổng tài sản ổn định qua các năm. Ngoài ra giá trị tài sản cố định vô hình và chi phí xây dựng cơ bản dở dang khoản mục này tăng dần qua các năm chứng tỏ doanh nghiệp đang mở rộng quy mô hoạt động và có giá trị về mặt thương hiêu ngày càng lớn trên thị trường. Năm 2011 so với năm 2010 thì đầu tư bất động sản của công ty Vinamilk giảm 146triệu đồng với tỷ lệ giảm là 0.15%. Do ảnh hưởng của nhân tố giá trị hao mòn lũy kế năm 2011 so với năm 2010 đã tăng 13,753 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 424.19% làm cho tổng đầu tư bất động sản giảm . Nhân tố nguyên giá bất động sản tăng 13,607 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 13,08% Tổng giá trị bất động sản đầu tư giảm chủ yếu là do giá trị hao mòn lũy kế tăng. Nguyên nhân tăng là do nguyên giá đầu tư bất động sản của tập đoàn đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng tại ngày 31/12/2011 là 6,977 triệu đồng và cụ thể là Quyền sử dụng đất của Tập đoàn thể hiện quyền sử dụng đất vô thời hạn ở quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng và được ghi nhận theo nguyên giá và không khấu hao. Khoản đầu tư tài chính dài hạn của cộng ty năm 2011 so với 2010 giảm 295,085 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 25,84%. Khoản đầu tư tài chính dài hạn giảm chủ yếu là do khoản đầu tư dài hạn khác của công ty năm 2011 so với 2010 đã giảm 252,500 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 24.37%.Khoản dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn đã tăng 33,771triệu đồng với tỷ lệ tăng là 31,1%. Khoản Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh đã giảm 8,814 triệu đồn, với tỷ lệ giảm là 4,11% Vinamilkcông ty chú trọng vào hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Trong năm 2011 so với 2010 thì tổng giá trị khoản đầu tư dài hạn có giảm mà chủ yếu giảm ở khoản đầu tư tài chính dài hạn khác giảm mạnh mà chủ yếu là giảm đầu tư vào chứng khoán. Điều này là hợp lý vì thị trường chứng khoán trong năm không mấy sang sủa, công ty cũng giảm đầu tư trái phiếu doanh nghiệp dài hạn và trái phiếu dài hạn do các tổ chức tín dụng trong nước phát hành. Còn các khoản đầu tư vào công ty lien kết liên doanh của công ty tuy có giảm sút nhưng tổng giá trị đầu tư vẫn là lớn và cụ thể là giảm đầu tư vào công ty như Công ty TNHH Miraka và Công ty Cổ phần Nguyên liệu Thực phẩm Á Châu Sài Gòn.Và việc tăng lượng tiền dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn trên cơ sở dự đoán và tính toán các khoản và mức giảm giá có thể xảy ra đối với từng loại đầu tư dài hạn là tốt tuy nhiên dự trữ tiền quá nhiều và lâu dài thì chưa hẳn đã tốt Các khoản tài sản dài hạn khác của năm 2011 so với năm 2010 giảm một lượng là 55 123 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 33,39% chủ yếu do nhân tố chính là “ chi phí trả trước dài hạn” giảm 72 142 triệu đồng với tỷ lệ giảm mạnh là 73,81% làm cho chi phí “ tài sản dài hạn khác” giảm một cách đáng kể . Điều đó phần nào giảm các chi phí tiền tệ mà doanh nghiệp phải chi ra cho chi phí trả trước hàng năm, tiết giảm một cách đáng kể các chi phí của doanh nghiệp. Ngoài ra còn do ảnh hưởng không đáng kể nhưng góp phần làm giảm chi phí của “tài sản dài hạn khác” là “tài sản dài hạn khác” là 759 triệu đồng với tỷ lệ là 40,89%. Tuy nhiên lại có “ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” tăng một lượng chi phí là 17 778 triệu đồng với tỷ lệ tăng 40,89% , tức là phần tài sản nợ thuế năm 2011 và năm 2010 tiếp tục tăng lên, tạo nên một khoản nợ về thuế rất lớn cho doanh nghiệp Tài sản dài hạn khác của doanh nghiệp có xu hướng giảm từ các khoản “ chi phí trả trước dài hạn” và “ tài sản dài hạn khác”. Từ số liệu cho thấy doanh nghiệp đã giảm đầu tư cho những kế hoạch về lâu về dài, chính sự giảm mạnh của “ chi phí trả trước dài hạn” và “ tài sản dài hạn khác” cho thấy khả năng kém nhạy bén của doanh nghiệp trong các lĩnh vực đầu tư vào các dự án cho tương lai. Doanh nghiệp nên nghiên cứu và đưa ra các chính sách đầu tư dài hạn thích hợp. Rót vốn vào các dự án dài hạn lợi nhuận cao, tạo ra các tài sản cố định hữu hình, đồng thời giảm các “ tài sản thuế thu nhập hoãn lại” làm nhẹ đi gánh nặng cho doanh nghiệp trong việc hoàn thành các thủ tục thuế cho nhà nước. Tổng giá trị tài sản lợi thế thương mại của năm 2011 so với nam 2010 giảm 4,053 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 20,73% B/ NGUỒN VỐN: I. Nợ phải trả: Tổng nguồn vốn năm 2011 so với năm 2010 tăng 4809,6 tỷ với tỷ lệ 44.65% chủ yếu là do nguồn vốn chủ sở hữu đã tăng 4512.7 tỷ với tỷ lệ 55.66% và nợ phải trả tăng 296.8 tỷ với tỷ lệ 10.57%  Trong đó nợ phải trả tăng 296,8 tỷ chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng 301.5 tỷ với tỷ lệ 11.4%. Nợ ngắn hạn tăng chủ yếu do các nhân tố: o Phải trả người bán tăng 741,5 tỷ với tỷ lệ 68,07% vì trong năm 2011 phải trả cho liên doanh dự án phát triển nguồn nguyên liệu sữa tại Việt Nam 145,5 triệu đồng, trả cho công ty liên kết đó là công ty TNHH Miraka 108 tỷ và các bên thứ ba 1722,7 tỷ làm tổng số tiền phải trả người bán trong năm 2011 là 1830,9 tỷ đồng, do đó cần kiểm soát chặt chẽ để giảm phụ thuộc vào các bên liên quan và bên thứ ba. o Quỹ khen thưởng phúc lợi tăng 86.9 tỷ với tỷ lệ 33.53%, trong những năm qua công ty có lợi nhuận tăng liên tục nên công ty đã tăng số tiền chi cho quỹ khen thưởng phúc lợi, cần có biện pháp dùng lợi nhuận tái đầu tư hoặc bổ sung vào nguồn vốn mà không làm ảnh hưởng nhiều đến quỹ khen thưởng phúc lợi o Phải trả người lao động tăng 11,1 tỷ với tỷ lệ 33.36%, do chi phí nhân công ngày càng nâng lên vì vậy cần có chính sách làm việc theo năng suất và bán hàng theo doanh số. o Thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng nhẹ 5.6 tỷ với tỷ lệ 2.01% chủ yếu là do sự tăng lên của thuế GTGT, thuế xuất nhập khẩu và thuế thu nhập cá nhân, tuy nhiên thuế thu nhập doanh nghiệp lại giảm, làm cho tổng thuế phải nộp trong năm 2011 tăng không nhiều o Khoản “người mua trả tiền trước” đã tăng 86330 tỷ với tỷ lệ 282,91%, có thể thấy đây là một sự tăng đột biến là một tín hiệu vui của doanh nghiệp chứng tỏ người tiêu dùng cá nhân và doanh nghiệp đã tín nhiệm sản phẩm của công ty và đã đặt tiền trước để mua. o Công ty đã không còn vay ngắn hạn trong năm 2011 nên giảm 567,9 tỷ với tỷ lệ 100% so với năm 2010, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã linh hoạt giảm các khoản vay tín dụng o Các khoản phải trả phải nộp khác đã giảm 58,7 tỷ với tỷ lệ 49,69% do các khoản thuế nhập khẩu và phải trả khác về đầu tư tài chính đã giảm đáng kể so với 2010 o Khoản “chi phí phải trả” giảm nhẹ 3,4 tỷ với tỷ lệ 1,31% là do các chi phí trưng bày sản phẩm, chi phí quảng cáo, chi phí lãi vay và chi phí phải trả khác giảm tuy nhiên các khoản hỗ trợ bán hàng cho khách hàng, chi phí vận chuyển, chi phí nhiên liệu, chi phí bảo trì và sữa chữa, và chi phí nguồn nhân lực thuê ngoài đều tăng nên làm cho tổng chi phí phải trả giảm không nhiều, cần xem xét lại các chi phí để giảm tổng chi phí phải trả này  Bên cạnh đó:  Nợ dài hạn giảm 4,6 tỷ với tỷ lệ 2,85% chủ yếu là do o Doanh thu chưa thực hiện giảm 20,204 tỷ với tỷ lệ 99,98% do đó cần nhanh chóng thực hiện các khoản doanh thu ấy để doanh nghiệp hoạch toán trong kì o Các khoản phải trả dài hạn khác không có sự biến động ở mức 92 tỷ vì nợ dài hạn chủ yêu thể hiện khoản tạm ứng nhận được từ bên thứ 3 về việc chuyển nhượng khoản đầu tư của tập đoàn vào 1 ngân hàng trong tương lai. Việc chuyển nhượng chỉ có hiệu lực khi được sự phê duyệt của Đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị và các cổ đông sáng lập ngân hàng này hoặc sau 5 năm kể từ ngày thành lập ngân hàng này, tùy theo sự kiện nào xảy ra trước o Quỹ dự phòng trợ cấp thôi việc và mất việc đã tăng 15,5 tỷ với tỷ lệ 30,27% do số dư đầu năm 2011 là 51,3 tỷ, trích lập dự phòng 16,6 tỷ nhưng sử dụng dự phòng chỉ có 1.06 tỷ nên số dư cuối năm đã tăng, cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa để giảm quỹ dự phòng trợ cấp thôi việc và mất việc này  Vốn chủ sở hữu của công ty năm 2011 so với năm 2010 đã tăng 4512,8 tỷ tương ứng với tỷ lệ tăng 56,66% chủ yếu là do Lợi nhuận chưa phân phối tăng 2268,43 tỷ với tỷ lệ tăng 118,3% và Vốn góp của chủ sở hữu tăng 2030,4 tỷ với tỷ lệ tăng 57,51%. Bên cạnh đó còn có sự gia tăng của Thặng dư vốn cổ phần 1277 tỷ với tỷ lệ tăng 100% và Qũy dự phòng tài chính tăng 203,04 tỷ với tỷ lệ 57,51% . Ngoài ra qũy phát triển đầu tư giảm 1264,3 tỷ với tỷ lệ giảm 58,2%.  Vốn góp chủ sở hữu của công ty đã tăng 2030,4 tỷ với tỷ lệ 57,51% là do công ty đã phát hành cổ phiếu cho nhân viên và các nhà đầu tư nước ngoài làm cho vốn góp tăng lên một cách đáng kể từ 3530,7 tỷ lên 5561,1 tỷ. Điều này cho thấy công ty đang mở rộng vốn để đầu tư cho các dự án lớn.  Thặng dư vốn cổ phần của công ty đã tăng 1277 tỷ với tỷ lệ tăng tương ứng 100% điều này cho thấy giá trị cổ phiếu phát hành của công ty ra thị trường có giá cao hơn mệnh giá cổ phiếu của công ty .  Cổ phiếu quỹ của công ty đã tăng 1,85 tỷ tương ứng với tỷ lệ 276,98% điều này cho thấy công ty có xu hướng thu hồi lại những cổ phiếu của công ty đã phát hành nhằm hạn chế giá cổ phiếu đi xuống do những nhà đầu tư bên ngoài làm lũng đoạn thị trường ảnh hưởng đến công ty.  Còn quỹ đầu tư phát triển của công ty lại giảm 1264,3 tỷ với tỷ lệ giảm 58,2% kết quả giảm của quỹ đầu tư cho thấy công ty đã dùng tiền để đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, mua máy móc thiết bị, bất động sản,…làm cho khoản tiền dùng để đầu tư phát triển giảm đáng kể.  Qũy dự phòng tài chính của công ty đã tăng 203,04 tỷ tương ứng với tỷ lệ tăng 57,51% là do công ty phải bù đắp những khoản thiệt hại, tổn thất về tài sản và những khoản nợ khó đòi.  Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty đã tăng 2268,43 tỷ với tỷ lệ 118,83% cho thấy công ty đã có kết quả kinh doanh rất thuận lợi và đạt được lợi nhuận cao. Vì thế lợi nhuận mà công ty đã đạt được từ 1909,02 tỷ năm 2010 lên 4177,44 tỷ năm 2011. . này cho thấy giá trị cổ phiếu phát hành của công ty ra thị trường có giá cao hơn mệnh giá cổ phiếu của công ty .  Cổ phiếu quỹ của công ty đã tăng 1,85. vào công ty lien kết liên doanh của công ty tuy có giảm sút nhưng tổng giá trị đầu tư vẫn là lớn và cụ thể là giảm đầu tư vào công ty như Công ty TNHH Miraka

Ngày đăng: 14/12/2013, 22:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w