Tiểu luận môn quản trị tài chính doanh nghiệp đánh giá tình hình tài chính công ty cổ phần bao bì nhựa sài gòn SPP

38 441 3
Tiểu luận môn quản trị tài chính doanh nghiệp đánh giá tình hình tài chính công ty cổ phần bao bì nhựa sài gòn   SPP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA TIN HỌC KINH TẾ BÀI TẬP LỚN Tên đề tài: Đánh giá tình hình tài chính Công ty Cổ phần bao bì nhựa Sài Gòn - SPP Họ và tên sinh viên: Nhóm 5 - Nguyễn Thị Ninh Giang - Nguyễn Mạnh Hùng - Nguyễn Quang Học - Nguyễn Thành Long - Ngô Thị Bích Phương - Nguyễn Ngọc Phương Lớp: CH26P Khóa: 26 Hệ: Cao học Giảng viên hướng dẫn: TS.Lê Đức Hoàng HÀ NỘI, NĂM 2018 MỤC LỤC 2 LỜI MỞ ĐẦU Xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế đã mở ra cho nhân loại cánh cửa giao lưu đầy triển vọng Lịch sử đã chứng minh rằng không một quốc gia nào có thể phát triển trong sự tách biệt với thế giới bên ngoài, các nước xích lại gần nhau thông qua chiếc cầu nối thương maị quốc tế Vượt qua không gian và thời gian những luồng dịch chuyển hàng hoá và tiền tệ đã tạo ra sự gắn kết vững bền giữa cung và cầu ở những trình độ kinh tế khác nhau và ngày càng trở nên phong phú, đa dạng kéo theo sự phức tạp ngày càng lớn trong mặt xích cuối cùng của quá trình hội nhập quốc tế Chính vì vậy, hội nhập không chỉ còn là vấn đề lý thuyết mà là vấn đề được mọi quốc gia quan tâm Tiến trình quốc tế hoá mở ra cho các quốc gia những cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội nhưng ngược lại chính nó lại tạo ra không ít những thách thức lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội nếu họ không biết tận dụng những cơ hội trong tiến trình này Sau những biến động trong và ngoài nước vừa qua đã có không ít các doanh nghiệp bị “văng” ra khỏi “vòng xoáy” của “cơn lốc” thị trường, thậm chí nhiều doanh nghiệp đã phải tự nguyện rút lui nhưng cũng có rất nhiều DN đã khẳng định được vị thế và khả năng phát triển tiềm tàng của mình Trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, cùng với xu hướng toàn cầu hoá, mà cụ thể là đến năm 2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của AFTA, và hiện nay đang trong quá trình xin ra nhập WTO, đã mở ra những cơ hội cùng những thách thức mới cho các doanh nghiệp Do đó để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường rộng lớn, giàu tiềm năng nhưng cũng đầy rủi ro mạo hiểm này, các doanh nghiệp luôn phải nắm bắt được những biến động trên thị trường và có kế sách ứng phó kịp thời Câu hỏi đặt ra là làm thế nào mà một doanh nghiệp có thể giải quyết được vấn đề trên, trong khi đó phải tiếp tục duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình sao cho có hiệu quả Nhờ có phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, chúng ta sẽ có cái nhìn chung nhất về thực trạng tài chính của doanh nghiệp đó, giúp các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp xác định được trong điểm trong công tác quản lý tài chính, tìm ra những giải pháp tài chính hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hơn nữa có rất nhiều chủ thể kinh tế khác cũng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp dưới nhiều góc độ tuỳ theo mục đích của mỗi chủ thể Vì vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp đóng vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình tồn 3 tại và phát triển của các doanh nghiệp nói chung và của CTCP Bao Bì Nhựa Sài Gòn nói riêng Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, nhóm em lựa chọn đề tài: “Đánh giá tình hình tài chính của CTCP Bao Bì Nhựa Sài Gòn” Bài thảo luận được chia làm 3 phần chính: Phần 1: Đánh giá ngành Nhựa tại Việt Nam Phần 2: Phân tích tình hình tài chính của CTCP Bao Bì Nhựa Sài Gòn thông qua phân tích chỉ số BCTC Phần 3: Đánh giá tình hình tài chính của CTCP Bao Bì Nhựa Sài Gòn 4 PHẦN 1: ĐÁNH GIÁ NGÀNH NHỰA TẠI VIỆT NAM 1.1 Tổng quan chung của ngành nhựa Việt Nam Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, ngành công nghiệp Nhựa dù còn non trẻ so với các ngành công nghiệp lâu đời khác như cơ khí, điện - điện tử, hoá chất, dệt may… nhưng đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây Ngành Nhựa giai đoạn 2010 – 2015, là một trong những ngành công nghiệp có tăng trưởng cao nhất Việt Nam với mức tăng hàng năm từ 16% – 18% (chỉ sau ngành viễn thông và dệt may), có những mặt hàng tốc độ tăng trưởng đạt gần 100%/năm Với tốc độ phát triển nhanh, ngành Nhựa đang được coi là một ngành năng động trong nền kinh tế Việt Nam Sự tăng trưởng đó xuất phát từ thị trường rộng, tiềm năng lớn và đặc biệt là vì ngành nhựa Việt Nam mới chỉ ở bước đầu của sự phát triển so với thế giới và sản phẩm nhựa được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống bao gồm sản phẩm bao bì nhựa, sản phẩm nhựa vật liệu xây dựng, sản phẩm nhựa gia dụng và sản phẩm nhựa kỹ thuật cao Năm 2015, ngành Nhựa sản xuất và tiêu thụ gần 5 triệu tấn sản phẩm Nếu chỉ số tiêu thụ chất dẻo tính trên đầu người năm 1990 chỉ đạt 3,8 kg/năm thì năm 2015 đã tăng lên 49 kg/năm, tương đương mức tăng bình quân 11%/năm Mức tăng này cho thấy nhu cầu sử dụng sản phẩm của ngành nhựa trong nước ngày một tăng lên Nhiều công ty tạo dựng được những thương hiệu sản phẩm uy tín trong nước như: ống nhựa Bình Minh, Tiền Phong, Đồng Nai, cửa nhựa Đông Á, bao bì nhựa của An Phát, Rạng Đông, Tân Tiến, chai PET và chai ba lớp của Ngọc Nghĩa hay Tân Phú… Hiện nay, các sản phẩm nhựa của Việt Nam đang có mặt tại gần 160 nước với kim ngạch xuất khẩu ngành nhựa tăng khá mạnh, đạt 2,4 tỷ USD trong năm 2015, hơn gấp đôi mức 1,2 tỷ USD của năm 2012 Thị trường xuất khẩu truyền thống của các công ty nhựa Việt Nam là Nhật Bản, Mỹ, một số nước thuộc khu vực Châu Âu (Đức, Hà Lan…) và ASEAN (Campuchia, Indonesia, Philippine…) Gần đây, Hàn Quốc đã trở thành một thị trường xuất khẩu lớn mới của các nhà xuất khẩu nhựa Việt Nam Tại Việt Nam, mức tiêu thụ chất dẻo bình quân trên đầu người tăng nhanh qua các năm gần đây, giai đoạn 2012-2014 ở mức 38 kg/người/năm tăng lên 49kg/người/năm vào 2015 và ước tính đạt 53- 54kg/người/năm cho năm 2016, tương đương mức tăng bình quân 16.5%/năm trong 2 năm qua 5 Chỉ số tiêu thụ nhựa bình quân đầu người của Việt Nam khá tương đồng so với các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc (tương đương mức trung bình thế giới) Trong hai năm 2015- 2016, hưởng lợi từ việc giá nguyên liệu giảm và nhu cầu gia tăng trong nước (từ ngành xây dựng và tiêu dùng), các doanh nghiệp nhựa Việt Nam đã đẩy mạnh sản xuất, điều này khiến tổng sản lượng nguyên liệu nhựa nhập khẩu tăng bình quân 23%/năm trong 2 năm qua, từ mức 2.9 triệu tấn năm 2014 lên 4.4 triệu tấn năm 2016 Với thói quen ưa chuộng sử dụng sản phẩm nhựa trong cuộc sống thường ngày của người Việt, đặc biệt là các loại bao bì nhựa, nhu cầu sử dụng nhựa của Việt Nam tương đối cao Biểu đồ trên cho thấy tương quan giữa tiêu thụ nhựa bình quân đầu người và GDP/người, so sánh giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới, tỷ trọng chi phí dành cho sản phẩm nhựa nói chung của dân cư tại Việt Nam trong tổng chi tiêu cao hơn tương đối nhiều so với các quốc gia khác (tiêu thụ chất dẻo bình quân đầu người ở mức tương đối cao trong khi GDP/người lại ở mức trung bình) Với mức tăng trưởng kinh tế ổn định (ở mức cao so với mặt bằng chung thế giới), đặc biệt nhu cầu ngành xây dựng, hạ tầng, tiêu dùng cũng như thu nhập bình quân đầu người gia tăng (cùng với đó là sự gia tăng của tầng lớp trung lưu khiến nhu cầu mua sắm gia tăng) sẽ là động lực chính cho đầu ra ngành công nghiệp nhựa trong nước Bên cạnh đó, các Hiệp định tự do thương mại Việt Nam đã và đang ký kết như FTAs, và RCEP cũng là những yếu tố tích cực giúp cho sản phẩm nhựa Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh khi xuất khẩu sang các thị trường khác Đặc biệt, RCEP sẽ giúp các 6 công ty Việt Nam mở rộng phạm vi khu vực nguồn nguyên liệu được đảm bảo yêu cầu quy tắc xuất xứ (nếu nguồn nguyên liệu sản xuất của các công ty Việt Nam được nhập từ 1 trong 16 nước như Australia, Newzealand, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước khu vực Đông Nam Á… đều đáp ứng quy tắc xuất xứ) để được hưởng ưu đãi giảm thuế xuất khẩu còn từ 0%-5% Theo số liệu từ Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) và ước tính của FPTS, giá trị ngành Nhựa Việt Nam năm 2015 đạt 9 tỷ USD Các sản phẩm nhựa Việt Nam được chia làm 4 nhóm chính: nhựa bao bì, nhựa gia dụng, nhựa vật liệu xây dựng và nhựa kỹ thuật 1.2 Yếu tố tác động đến ngành Nhựa Việt Nam 1.2.1 Yếu tố kinh tế Đặc thù của ngành Nhựa Việt Nam là phải nhập khẩu đến 80-90% nguyên liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm Trong khi đó, giá nhập khẩu các chủng loại nguyên liệu nhựa luôn có sự biến động theo sự biến động của giá dầu, giá khí thiên nhiên và giá than đá trên thế giới, tạo sức ép lớn đến hoạt động sản xuất của các công ty nhựa Việt Nam, làm giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm Nhựa Việt Nam trên thị trường nội địa cũng như trên thị trường xuất khẩu, do giá nguyên liệu thường chiếm 75 – 80% giá thành của sản phẩm Không chủ động được nguyên liệu đầu vào là một hạn chế lớn đối với ngành nhựa Việt Nam Bên cạnh đó, tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty Nếu tỷ giá tăng lên thì chi phí đầu vào của công ty cũng sẽ tăng theo, trong khi giá bán sản phẩm lại không thể điều chỉnh tăng 7 tương ứng Các công ty trong nước khó có thể xoay xở kịp với sự tăng giảm thất thường của giá đầu vào, đồng thời cũng không thể điều chỉnh ngay lập tức giá bán sản phẩm khi chi phí đầu vào tăng lên vì mục tiêu duy trì chữ tín với khách hàng cũng như thị phần trong nước Đây là một nhiệm vụ rất lớn mà ngành hóa dầu Việt Nam cần phải giải quyết trong thời gian tới để có thể đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu ngành nhựa trong nước, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nhựa xuất khẩu Quá trình này kéo dài lâu và các công ty không có các biện pháp khắc phục như dự trữ trước nguyên liệu, sử dụng các nghiệp vụ quyền chọn của ngân hàng sẽ phải chịu những ảnh hưởng lớn đến giá thành sản xuất cũng như lợi nhuận, làm giảm hiệu quả hoạt động của công ty Một nhân tố kinh tế nữa cũng có ảnh hưởng đến ngành nhựa là lãi suất Để thực hiện sản xuất, ngoài vốn tự có và vốn huy động qua các hình thức phát hành chứng khoán, các công ty nói chung và công ty nhựa nói riêng đều phải sử dụng đến nguồn vốn tín dụng của ngân hàng Tuy nhiên việc vay vốn của ngân hàng không hoàn toàn dễ dàng cho các công ty, nhất là những công ty nhỏ Trong khi đó, đến 90% công ty nhựa Việt Nam là các công ty vừa và nhỏ, công ty tư nhân Vì vậy, việc huy động vốn để mở rộng sản xuất hoặc nhập khẩu nguyên liệu để thực hiện các đơn hàng với những công ty này không hề đơn giản Mặt khác, khi nền kinh tế xảy ra lạm phát cao, Nhà nước buộc phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt bằng cách tăng lãi suất cho vay thì các công ty lại càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng Do đó, nhân tố lãi suất cũng có tác động không nhỏ đến hoạt động của các công ty nói chung và công ty ngành nhựa nói riêng 1.2.2 Yếu tố xã hội Nhựa ngày càng chứng tỏ được vai trò to lớn trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong các ngành kinh tế Các sản phẩm làm bằng nhựa ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong tiêu dùng hàng ngày cũng như làm nguyên liệu cho các ngành khác Cuộc sống càng phát triển, thu nhập càng cao thì yêu cầu của người tiêu dùng đối với chất lượng, mẫu mã của sản phẩm nhựa cũng tăng lên, kể cả các sản phẩm cao cấp Không giống như mặt hàng dệt may, các công ty nhựa Việt Nam lại thích thị trường nội địa hơn thị trường xuất khẩu Nguyên nhân là do giá bán sản phẩm nhựa trong nước thường cao hơn, do đó bán sản phẩm trong nước có thể thu được lợi nhuận cao hơn xuất khẩu Vì vậy, sản phẩm nhựa Việt Nam đã quen thuộc và được người dân cũng như các công ty Việt Nam tin dùng, như sản phẩm nhựa của công ty Nhựa Thiếu niên Tiền Phong, Nhựa Bình Minh, bao bì An Phát, Rạng Đông Đây là một thuận lợi cho các công ty Việt Nam trong việc chiếm lĩnh và mở rộng thị phần tại thị trường nội địa 8 Xu hướng của thế giới là sử dụng những sản phẩm nhựa thân thiện với môi trường, các sản phẩm nhựa xuất khẩu của Việt Nam hiện nay như túi xốp đựng hàng siêu thị, túi đựng rác đã và đang đáp ứng được yêu cầu này… Mặt khác, sản phẩm nhựa của Việt Nam cũng được các nước nhập khẩu đánh giá cao về chất lượng cũng như lợi ích về thuế quan khi Việt Nam đã và đang gia nhập hầu hết các FTA có quy mô thị trường lớn trên thế giới Do đó tiềm năng xuất khẩu của ngành Nhựa Việt Nam cũng rất thuận lợi, tăng khả năng mở rộng thị trường trên thế giới 1.2.3 Yếu tố công nghệ Nhân tố công nghệ có một tác động to lớn đến sự phát triển của ngành nhựa Khoa học công nghệ phát triển đã giúp cho nhựa trở thành nguyên liệu thay thế cho các sản phẩm truyền thống như gỗ, kim loại… Bên cạnh đó, công nghệ hiện đại đang góp phần tạo ra những sản phẩm nhựa có mẫu mã đẹp, chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ cũng như sự an toàn trong sử dụng cho người tiêu dùng Các công ty nhựa Việt Nam trong những năm qua đã chú ý đến việc đầu tư đổi mới công nghệ Vì thế các sản phẩm nhựa Việt Nam được đánh giá là có khả năng cạnh tranh khi xuất khẩu do công nghệ đã đáp ứng được yêu cầu của thế giới Tuy nhiên, việc đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị đối với ngành Nhựa hiện nay vẫn đang là một trở ngại lớn do hầu hết các thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất của ngành, như máy ép, máy đùn, máy thổi đều phải nhập khẩu Nếu ngành cơ khí của Việt Nam có thể phát huy tốt vai trò hỗ trợ thì ngành Nhựa sẽ có khả năng tiếp cận được công nghệ hiện đại với chi phí hợp lý, qua đó tăng hiệu quả hoạt động và doanh thu của ngành 1.2.4 Yếu tố luật pháp và chính sách Sự ổn định của hệ thống chính trị, luật pháp, chính sách của một quốc gia có ảnh hưởng rất nhiều đến sự ổn định và khả năng phát triển của các ngành kinh tế nói chung Ngành nhựa Việt Nam cũng không nằm ngoài sự tác động đó Trong Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục 10 ngành công nghiệp ưu tiên, mũi nhọn giai đoạn 2007- 2010, tầm nhìn đến năm 2020, ngành Nhựa cũng nằm trong danh sách các ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển Trong Quyết định số 2992/QĐ-BCT ngày 17/6/2011 về Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nhựa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2035, chính phủ đặt ra kế hoạch đầu tư chi tiết, ưu tiên phát triển ngành Nhựa thành ngành kinh tế mạnh Điều này cho thấy ngành Nhựa sẽ được tạo nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động sản xuất cũng như xuất khẩu 9 Mặc dù các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của các công ty nhựa đã được xây dựng và ban hành, nhưng hiện nay ngành Nhựa vẫn còn thiếu quy định của Nhà nước về việc nhập khẩu phế liệu sản xuất để tái sinh nhằm hạ giá thành đầu vào cho ngành Nhựa, gây ra khó khăn cho Công ty trong việc chủ động nguyên liệu đầu vào và giảm chi phí 1.3 Vị thế ngành nhựa trong nền kinh tế Ngành nhựa là một trong những ngành công nghiệp chiến lược ở Việt Nam Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 15-20% về giá trị và hơn 18,75% về sản lượng sản xuất từ năm 2006 đến nay Ngành công nghiệp nhựa chiếm 4,8-5% tổng giá trị sản xuất công nghiệp quốc gia và khoảng 3% GDP Việt Nam(số liệu thống kê tới 2010) Đây là một trong 10 ngành công nghiệp trọng điểm được chính phủ tập trung đầu tư để trở thành một mũi nhọn kinh tế mạnh mẽ Nhằm phát triển một ngành công nghiệp nhựa vững mạnh, năm 2011 Chính phủ Việt Nam đã thông qua kế hoạch phát triển ngành công nghiệp nhựa Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2025 đã được sự chấp thuận của Bộ Công nghiệp và Thương mại Theo kế hoạch này, mục tiêu ngành nhựa Việt Nam sẽ đạt giá trị sản xuất công nghiệp 78.5 nghìn tỷ đồng vào năm 2015 và 181.57 nghìn tỷ đồng vào năm 2020 Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trong giai đoạn 2011-2020 theo kế hoạch được duyệt sẽ ở mức 17,5%/năm, ngành công nghiệp nhựa sẽ chiếm 5,5% tổng giá trị sản xuất công nghiệp vào năm 2020 Kế hoạch xuất khẩu sản phẩm nhựa sẽ đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm là 15% để đạt 2,15 tỷ USD vào năm 2015 và 4,3 tỷ USD vào năm 2020 1.4 Mức độ cạnh tranh của ngành Nhựa tại Việt Nam 1.4.1 Mức độ cạnh tranh giữa các công ty trong ngành nhựa Theo thống kê của VPA, hiện trong nước có khoảng 2.000 công ty tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh nhựa, trong đó chủ yếu là các công ty nhỏ và vừa Số lượng công ty lớn cùng việc phân tán khiến gia tăng áp lực cạnh tranh trong ngành Ngành nhựa là ngành phân tán nên không có công ty nào đủ khả năng chi phối các công ty còn lại Giá nguyên liệu đầu vào phụ thuộc khá nhiều vào biến động giá thế giới và chiếm 80% trong cơ cấu chi phí sản xuất, điều này khiến biên lợi nhuận của công ty dễ bị tác động khi có thay đổi yếu tố đầu vào Để đảm bảo mức sinh lời, nhiệm vụ đặt ra cho các công ty nhựa là duy trì và gia tăng thị phần đầu ra, điều này tăng áp lực cạnh tranh trong ngành 10 Mức độ khác biệt giữa các sản phẩm nhựa trong nước không cao, khách hàng có thể dễ dàng chuyển đổi nhà cung ứng mà không phải chịu nhiều chi phí do các sản phẩm nhựa của các công ty có độ phủ rộng khắp cả nước Đối với các công ty nhựa vật liệu xây dựng, chi phí đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị lớn khiến các công ty nhóm này phải chạy đua về sản lượng tiêu thụ nhằm bù đắp lại phần chi phí cố định đã đầu tư Ngành nhựa bao bì vẫn tăng trưởng tuy nhiên gia tốc tăng trưởng đang chậm lại, số lượng công ty sản xuất bao bì lớn, điều này khiến mức độ cạnh tranh trong mảng nhựa bao bì ngày càng gia tăng Những công ty FDI đầu tư vốn vào sản xuất nhựa ngày một nhiều, với dây chuyền máy móc hiện đại, hệ thống quản lý tốt cũng đặt ra nguy cơ mất thị phần đối với những công ty nội địa trong tương lai Xuất khẩu các sản phẩm nhựa của Việt Nam chủ yếu đến từ những công ty FDI (chiếm 60% về giá trị xuất khẩu), điều này cho thấy khả năng xuất khẩu của các công ty nội địa còn thấp, vì thế thị trường tiêu thụ trong nước sẽ chứng kiến sự cạnh tranh ngày một cao Cạnh tranh chủ yếu theo vùng miền, các công ty nhựa hầu hết tập trung tại khu vực miền Nam (chiếm 80%), còn lại là ở miền Bắc (15%) và miền Trung (5%) Do vậy các công ty phía Nam sẽ gặp phải cạnh tranh nhiều hơn là các công ty nằm ở khu vực miền Bắc và miền Trung Từ những yếu tố trên, chúng tôi đánh giá mức độ cạnh tranh giữa các công ty trong ngành nhựa ở mức cao 1.4.2 Rủi ro từ đối thủ mới gia nhập ngành nhựa Rào cản gia nhập ngành không lớn: việc thành lập và phát triển một công ty nhựa đòi hỏi vốn không nhiều, dây chuyền công nghệ sản xuất về kỹ thuật không quá phức tạp Sức hấp dẫn ra nhập ngành vừa phải: mặc dù nhu cầu nguyên vật liệu và sự phát triển của nền kinh tế lớn nhưng lợi nhuận còn hạn chế làm giảm mức độ muốn gia nhập ngành của các công ty mới Việc phụ thuộc vào nguyên liệu nhựa nhập khẩu khiến các công ty trong ngành nhựa chịu nhiều rủi ro về biến động chi phí đầu vào khi giá dầu cũng như tỷ giá thay đổi, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới biên lợi nhuận của các công ty trong ngành Số lượng công ty sản xuất nhựa đã có thương hiệu chiếm tỷ trọng không nhỏ sẽ là một trở ngại lớn đối với các công ty muốn tham gia vào thị trường ngành nhựa Hơn nữa, 24 Doanh thu thuần của công ty tăng ổn định qua các năm từ 571,786 triệu đồng năm 2013 lên 1,047,185 triệu đồng năm 2017 Các chỉ tiêu chi phí của công ty cũng tăng nhưng tốc độ tăng không nhanh bằng tốc độ tăng của doanh thu giúp cho lợi nhuận sau thế của công ty tăng gần gấp đôi trong giai đoạn 2013-2017 từ 10,557 triệu đồng lên 21,571 triệu đồng Nhìn vào cơ cấu doanh thu, có thể thấy doanh thu thuần chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng doanh thu của công ty Các chỉ tiêu doanh thu khác chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với doanh thu thuần Chứng tỏ công ty tập trung mạnh vào hoạt động kinh doanh chính Giá vốn hàng bán của công ty chiếm tỷ trọng cao và ngày càng tăng lên trong tổng doanh thu Điều này là do biến động giá cả của thị trường tăng Tỷ trọng giá vốn hàng bán của công ty cao, tuy nhiên đây là đặc điểm chung của ngành Nhựa bao bì (giá vốn hàng bán trung bình ngành năm 2016 là 92,11%, số liệu tại cophieu68.com) Tất cả các chi phí của công ty đều có xu hướng giảm tỷ trọng trong tổng doanh thu thuần, điều này chứng tỏ công ty đã tìm ra giải pháp tiết kiệm chi phí tối ưu Điều này góp phần không nhỏ vào việc tăng lợi nhuận cho công ty 2.2.2 Phân tích các chỉ số tài chính a Đánh giá khả năng sinh lời ST T KHOẢN MỤC TÍNH nhuận 2013 2014 2015 2016 2017 16.09% 13.52% 13.07% 13.22% 11.63% 1 Tỷ suất lợi gộp=LGOP/DT 2 Lợi nhuận biên tế P= LR/DT 1.85% 1.14% 1.26% 2.26% 2.06% 3 Tỷ số ROA=LR/TV 1.47% 1.15% 1.22% 1.99% 1.87% 4 Tỷ số ROE=LR/VCSH 4.63% 3.70% 4.35% 8.10% 7.92% Tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty giảm xuống từ 16.09% năm 2013 xuống còn 11.63% năm 2017 Đây là dấu hiệu không tốt Tuy nhiên đây là chỉ tiêu tổng hợp, sự tăng của giá vốn hàng bán có nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chủ yếu là do giá cả nguyên vật liệu trên toàn thị trường tăng trong khi giá cả hàng hóa lại không biến động quá lớn 25 Công ty vẫn cần tìm biện pháp khắc phục bằng cách tính toán lại thời gian đặt hàng, tham khảo các nhà cung cấp mới nhằm tìm biện pháp tối ưu, giải quyết bài toán khó này Lợi nhuận biên tế của công ty tăng chủ yếu do công ty đã tiết kiệm chi phí trên tất cả các mặt trừ chi phí giá vốn Điều này giúp cho lợi nhuận biên tế tăng từ 1.85% lên 2.06% Điều này chứng tỏ công ty đang làm ăn có hiệu quả Tuy nhiên ROA và ROE của công ty tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản và vốn chủ sở hữu của công ty tăng Nhưng nếu so sánh với trung bình ngành thì chỉ tiêu này của công ty lại thấp hơn đáng kể Cụ thể, năm 2016, ROA và ROE trung bình ngành lần lượt là 9% và 17%, trong khi đó, của công ty chỉ là 1.99% và 8.10%, thấp hơn rất nhiều Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu và tài sản của công ty thấp hơn nhiều so với trung bình ngành kinh doanh b Phân tích hiệu suất tài sản ST T KHOẢN MỤC TÍNH 2013 2014 2015 2016 2017 1 Kỳ thu tiền bình quânDSO=KPTHU*365/DT 81.3 61.1 91.4 116.3 111.0 2 Vòng quay khoản phải thu L kpthu=365/DSO 4.5 6.0 4.0 3.1 3.3 3 Vòng quay tồn kho Vtk= GVHB/Gtk 1.6 1.8 1.7 1.8 2.1 4 Vòng quay TSCĐ Vtscd= DT/TSCĐ net 3.0 4.5 5.7 4.2 4.3 5 Vòng quay TTS A= DT/TTS 0.8 1.0 1.0 0.9 0.9 Nhìn vào bảng trên ta thấy, công ty đang bị khách hàng chiếm dụng vốn Kỳ thu tiền bình quân của công ty đang dài ra từ 81.3 ngày năm 2013 lên 111 ngày năm 2017 Tương ứng với nó là vòng quay khoản phải thu của công ty đang thấp dần Trong khi đó vòng quay hàng tồn kho của công ty tăng nhanh chứng tỏ tốc độ luân chuyển hàng hóa của công ty đang tốt lên từ 1.6 vòng lên 2.1 vòng Vòng quay TSCĐ và vòng quay tổng tài sản của công ty cũng tăng lên, cho thấy hiệu suất sử dụng TSCĐ và TS của công ty đang tăng lên Điều này có nghĩa là 1 đồng TSCĐ hoặc TTS của công ty tạo ra nhiều doanh thu hơn 26 Như vậy nhìn chung hiệu suất tài sản của công ty khá tốt c Đánh giá hiệu quả sản xuất – kinh doanh ST T KHOẢN MỤC TÍNH 2013 2014 2015 2016 2017 1 Kỳ thu tiền bình quân 81.3 61.1 91.4 116.3 111.0 2 Số ngày các khoản phải trả Tkptra=(KPTra*365)/GVHB 373.0 288.8 311.9 359.3 347.5 3 Số ngày Ttk=365/Vtk 224.0 200.0 213.6 204.6 175.9 4 Chu kỳ luân chuyển tiền mặt Ctm=Ttk+Tkpthu-Tkptra -67.7 -27.7 -6.9 -38.5 -60.7 tồn kho Có một sự đối nghịch nhau trong kỳ thu tiền bình quân và số ngày các khoản phải trả Trong khi kỳ thu tiền bình quân của công ty tăng từ 81.3 ngày lên 111 ngày thì số ngày các khooản phải trả của công ty lại giảm xuống từ 373 ngày xuống 347.5 ngày Điều này có nghĩa là công ty vừa bị khách hàng chiếm dụng vốn tăng, vừa chiếm dụng được vốn của nhà cung câp giảm Tuy nhiên xét về khoảng cách thì 2 chỉ tiêu này cách khá xa nhau và số ngày tồn kho của công ty giảm, do đó chu kỳ luân chuyển tiền mặt của công ty khá tốt (luôn âm), điều này có nghĩa là khách hàng trả nợ cho SPP trước khi công ty phải trả nợ cho nhà cung cấp d Đánh giá khả năng thanh toán nợ ST T KHOẢN MỤC TÍNH 2013 2014 2015 2016 2017 1 Tỷ số thanh toán hiện thời CR=TSLD/NNH 1.23 1.19 1.14 1.15 1.01 2 Tỷ số thanh toán nhanh QR=(TSNH-TK)/NNH 0.51 0.42 0.43 0.50 0.48 3 Tỷ số thanh toán tiền mặt =TM/NNH 0.003 0.004 0.004 0.003 0.001 Khả năng thanh toán hiện thời của công ty khá tốt, luôn lớn hơn 1, nghĩa là công ty luôn dư thừa khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Nhưng chỉ tiêu này đang giảm từ 1.23 lần 27 xuống còn 1.01 lần, điều này nghĩa là khả năng thanh tooán hiện thời của công ty đang giảm đi Chỉ tiêu này của công ty vẫn cao hơn so với trung bình ngành (0.97 lần vào năm 2016), nghĩa là công ty có khả năng thanh toán hiện thời tốt hơn trung bình các công ty trong ngành Tuy nhiên chỉ số thanh toán nhanh và thanh toán tiền mặt của công ty khá thấp Điều này chính là do cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty, trong khi hàng tồn kho chiếm tỷ trọng rất lớn thì tiền và các khoản tương đương tiền của công ty lại rất nhỏ Hai chỉ tiêu này cũng có xu hướng giảm Như vậy, khả năng thanh toán nợ của công ty đang giảm đi Điều này có nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bởi ít đồng tài sản ngắn hạn hơn e Đánh giá khả năng quản lý nợ ST T KHOẢN MỤC TÍNH 2013 2014 2015 2016 2017 1 Tổng nợ/ Vốn CSH 214.79% 222.47% 256.22% 306.35% 323.71% 2 Tổng nợ/TTS 68.23% 68.99% 71.93% 75.39% 76.40% 3 Nợ dài hạn/Vốn CSH 35.77% 24.16% 11.46% 39.14% 14.36% 4 Nợ dài hạn/(NDH+VCSH) 26.35% 19.46% 10.28% 28.13% 12.56% Tổng nợ / Vốn CSH và tổng nợ / Tổng TS của công ty đang tăng lên rõ rệt Điều này phản ánh định hướng sử dụng công cụ đòn bẩy tài chính của công ty khá tốt Nó cũng khá phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty, bởi chỉ tiêu lợi nhuận của công ty đang tăng nhanh chứng tỏ công ty kinh doanh ngày càng hiệu quả Nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu: Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu Tỷ số này của công ty khá cao so với trung bình ngành (18.24% năm 2016) Điều này chứng tỏ doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ, công ty có thể tiết kiệm thuế nhiều hơn nhưng, nó cũng đồng nghĩa với rủi ro của doanh nghiệp cao hơn Tuy nhiên, tỷ trọng nợ dài hạn của công ty đang giảm dần chứng tỏ mức độ tài trợ bằng vốn vay một cách thường xuyên (qua đó thấy được rủi ro về mặt tài chính mà công 28 ty phải chịu) qua việc loại bỏ các khoản nợ ngắn hạn (tín dụng thương mại phi lãi suất và những khoản phải trả ngắn hạn) đang giảm đi 29 PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CTCP BAO BÌ NHỰA SÀI GÒN 3.1 Ưu điểm - Doanh thu của công ty liên tục tăng ổn định qua các năm - Trong khi đó, các khoản mục chi phí trừ giá vốn của công ty đều giảm trong tổng doanh thu Chính điều này đã giúp lợi nhuận sau thuế của công ty tăng gấp đôi trong giai đoạn 2013-2017 - Khả năng thanh toán nợ của công ty khá tốt, 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty luôn được đảm bảo bởi hơn 1 đồng tài sản ngắn hạn - Hiệu suất tài sản của công ty tốt - Hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt Công ty luôn có chu kỳ luân chuyển tiền mặt âm, nghĩa là khách hàng trả nợ trước khi công ty phải trả tiền nhà cung cấp - Khả năng quản lý nợ của công ty cũng tăng lên qua các năm 3.2 Hạn chế - Giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu, nhưng chỉ tiêu này đang có xu hướng tăng nhanh - Khả năng thanh toán nợ của công ty đang có xu hướng giảm xuống mặc dù hiện tại công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán nợ nhưng nếu tiếp tục duy trì tình trạng này thì công ty không đảm bảo khả năng thanh toán nợ, gây mất uy tín với đối tác và nhà cung cấp - Kỳ thu tiền bình quân tăng nghĩa là công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều hơn trong khi số ngày phải trả giảm, nghĩa là công ty phải trả nợ sớm hơn cho nhà cung cấp - Công ty đang sử dụng nợ nhiều hơn để tiết kiệm thuế, nâng cao hiệu quả kinh doanh Nhưng đây cũng là con dao 2 lưỡi có thể tác động không tốt đến tình hình kinh doanh của công ty Khiến công ty tăng rủi ro tài chính (rủi ro mất khả năng trả nợ) 30 KẾT LUẬN Phân tích tài chính là hoạt động không thể thiếu của bất kỳ doanh nghiệp nào muốn thắng thế trong cạnh tranh, đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường Trong phân tích tài chính thì phân tích báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng nhất Phân tích báo báo tài chính cung cấp các thông tin tài chính rõ ràng nhất về tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình vốn, công nợ, cho nhà quản trị doanh nghiệp kịp thời đưa ra các quyết định đầu tư Trong bài thảo luận trên, nhóm em đã cố gắng vận dụng các kiến thức đã học cùng việc nghiên cứu thực tês hoạt động của công ty để đưa ra những đánh giá hợp lý nhất Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và kiến thức nên bài thảo luận có thể còn tồn tại một số hạn chế nhất định Nhóm em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy/ Cô để bài thảo luận được hoàn thiện hơn Nhóm em xin chân thành cảm ơn! 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Báo cáo ngành nhựa năm 2017 tại: http://www.fpts.com.vn/FileStore2/File/2017/03/10/FPTS_Bao%20cao%20nganh %20Nhua_03.2017.pdf Truy cập ngày 08/06/2018 2 Báo cáo tài chính của công ty CP Bao bì Nhựa Sài Gòn tại: http://finance.vietstock.vn/SPP/tai-chinh.htm Truy cập ngày 08/06/2018 3 Báo cáo tài chính và chỉ số của các nhóm ngành tại: http://www.cophieu68.vn/categorylist.php Truy cập ngày 08/06/2018 32 PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ĐVT: triệu đồng ST T KHOẢN MỤC TÍNH 2013 2014 2015 2016 2017 TÀI SẢN A TÀI SẢN NGẮN HẠN 503,148 542,375 659,893 784,702 848,225 I Tiền và các khoản tương đương 1,314 1,749 2,271 1,703 721 II Các khoản đtư t/chính ngắn hạn 6,221 11,721 19,221 22,221 39,953 III Các khoản phải thu 127,339 124,805 203,742 290,983 318,355 1 Phải thu khách hàng 78,295 83,840 105,457 196,582 233,524 2 Trả trước cho người bán 15,706 21,806 7,362 4,460 4,144 3 Phải thu khác 34,388 20,519 92,756 91,961 83,165 4 Dự phòng các KPThu khó đòi -1,050 -1,360 -1,832 -2,019 -2,477 IV Hàng tồn kho 294,394 353,310 413,751 444,172 445,876 V Tài sản ngắn hạn khác 73,879 50,790 20,908 25,623 43,319 B TÀI SẢN DÀI HẠN 215,374 197,098 180,081 250,266 305,088 I Các khoản phải thu dài hạn 0 0 0 2,301 2,136 II Tài sản cố định 190,424 166,901 143,865 218,275 243,019 33 Nguyên giá TSCĐ hữu hình 260,112 269,099 270,611 271,037 321,483 Hao mòn lũy kế TSCĐ hữu hình -69,688 -116,149 -138,794 -160,452 -184,192 Nguyên giá TSCĐ vô hình 0 3,214 3,214 100,760 100,760 Hao mòn lũy kế TSCĐ vô hình 0 -953 -1,020 -1,087 -1,153 Nguyên giá TSCĐ thuê TC 0 12,916 12,916 12,916 6,898 Hao mòn lũy kế TSCĐ thuê TC 0 -1,225 -3,062 -4,899 -777 3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 0 0 0 0 8,015 III Bất động sản đầu tư 0 0 0 0 0 1 Nguyên giá 0 0 0 0 0 2 Giá trị hao mòn lũy kế 0 0 0 0 0 IV Các khoản đtư t/chính dài hạn 0 0 0 0 0 V Tài sản dài hạn khác 24,950 30,196 36,216 29,691 51,918 TỔNG TÀI SẢN 718,522 739,473 839,974 1,034,968 1,153,313 1 2 3 NGUỒN VỐN A NỢ PHẢI TRẢ 490,264 510,161 604,170 780,269 881,122 I Nợ ngắn hạn 408,606 454,750 577,154 680,577 842,033 1 Vay nợ ngắn hạn 350,129 388,200 491,490 557,681 673,382 2 Phải trả cho người bán 46,456 54,361 74,705 109,227 142,327 3 Người mua trả tiền trước 892 717 177 163 300 34 4 Thuế và các khoản phải nộp NN 2,359 2,457 2,495 2,828 4,862 5 Phải trả người lao động 4,098 4,030 3,833 4,996 5,811 6 Chi phí phải trả 154 196 104 130 169 7 Các khoản nợ ngắn hạn khác 4,518 4,789 4,350 5,552 15,182 II Nợ dài hạn 81,659 55,411 27,016 99,692 39,089 1 Phải trả dài hạn người bán 5,502 2,211 2,211 81,296 17,956 2 Phải trả dài hạn nội bộ 0 0 0 0 0 3 Phải trả dài hạn khác 0 0 0 0 0 4 Vay và nợ dài hạn 76,157 53,200 24,805 18,396 21,133 5 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 0 0 0 0 0 6 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 0 0 0 0 0 7 Dự phòng phải trả dài hạn 0 0 0 0 0 B NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HƯU 228,258 229,312 235,804 254,699 272,191 I Vốn chủ sở hữu 228,258 229,312 235,804 254,699 272,191 1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 125,000 125,000 135,767 135,767 174,887 2 Thặng dư vốn cổ phần 81,494 81,494 81,494 81,494 61,933 3 Vốn khác của chủ sở hữu 3,951 755 1,179 1,692 2,723 4 Cổ phiếu ngân quỹ -12,174 -12,174 -12,174 -12,174 -12,174 5 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 0 0 0 0 0 35 6 Quỹ đầu tư phát triển 3,166 772 1,995 2,507 3,539 7 Quỹ dự phòng tài chính 0 714 0 0 0 8 LN chưa phân phối 26,821 32,751 27,543 45,413 41,283 II Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0 0 0 0 1 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 0 0 0 0 0 2 Nguồn kinh phí 0 0 0 0 0 718,522 739,473 839,974 1,034,968 1,153,313 TỔNG NGUỒN VỐN (Nguồn: BCTC của SPP giai đoạn 2013-2017) 36 PHỤ LỤC 2 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐVT: triệu đồng ST T KHOẢN MỤC TÍNH 2013 2014 2015 2016 2017 1 Tổng doanh thu thuần 571,786 745,613 813,446 913,262 1,047,185 2 Giá vốn hàng bán 479,795 644,814 707,109 792,573 925,384 3 Lãi gộp 91,991 100,799 106,338 120,688 121,801 4 Doanh thu hoạt động tài chính 71 1,305 544 1,340 1,116 5 Chi phí tài chính 43,315 45,537 46,043 49,199 57,519 Trong đó: Chi phí lãi vay 43,105 44,716 45,309 48,588 57,266 6 LN thuần từ hoạt động TC -43,244 -44,232 -45,499 -47,859 -56,403 7 Chi phí bán hàng 12,462 22,235 24,623 23,177 17,917 8 Chi phí nghiệp 21,943 23,346 23,125 23,262 20,973 9 LN thuần từ hoạt động KD 14,342 10,986 13,091 26,390 26,508 10 Thu nhập khác 11,090 13,040 773 572 1,625 11 Chi phí khác 11,190 12,932 563 819 630 12 Lợi nhuận khác -100 108 210 -247 995 13 Tổng LN kế toán trước thuế 14,242 11,094 13,301 26,143 27,503 QL doanh 37 14 Thuế TNDN hiện hành 15 Thuế TNDN hoãn lại 16 Thuế TN phải nộp 17 Lợi nhuận TNDN sau thuế 3,685 2,607 3,050 5,521 5,932 0 0 0 0 0 3,685 2,607 3,050 5,521 5,932 10,557 8,487 10,251 20,622 21,571 (Nguồn: BCTC của SPP giai đoạn 2013-2017) ... đề tài: ? ?Đánh giá tình hình tài CTCP Bao Bì Nhựa Sài Gịn” Bài thảo luận chia làm phần chính: Phần 1: Đánh giá ngành Nhựa Việt Nam Phần 2: Phân tích tình hình tài CTCP Bao Bì Nhựa Sài Gịn thơng... xuất kinh doanh cho có hiệu Nhờ có phân tích tình hình tài doanh nghiệp, có nhìn chung thực trạng tài doanh nghiệp đó, giúp nhà quản trị tài doanh nghiệp xác định điểm công tác quản lý tài chính, ... số BCTC Phần 3: Đánh giá tình hình tài CTCP Bao Bì Nhựa Sài Gịn PHẦN 1: ĐÁNH GIÁ NGÀNH NHỰA TẠI VIỆT NAM 1.1 Tổng quan chung ngành nhựa Việt Nam Trên giới Việt Nam, ngành cơng nghiệp Nhựa dù

Ngày đăng: 24/06/2018, 17:59

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • PHẦN 1: ĐÁNH GIÁ NGÀNH NHỰA TẠI VIỆT NAM

    • 1.1. Tổng quan chung của ngành nhựa Việt Nam

    • 1.2. Yếu tố tác động đến ngành Nhựa Việt Nam

      • 1.2.1. Yếu tố kinh tế

      • 1.2.2. Yếu tố xã hội

      • 1.2.3. Yếu tố công nghệ

      • 1.2.4. Yếu tố luật pháp và chính sách

      • 1.3. Vị thế ngành nhựa trong nền kinh tế

      • 1.4. Mức độ cạnh tranh của ngành Nhựa tại Việt Nam

        • 1.4.1. Mức độ cạnh tranh giữa các công ty trong ngành nhựa

        • 1.4.2. Rủi ro từ đối thủ mới gia nhập ngành nhựa

        • 1.4.3. Rủi ro về sản phẩm thay thế

        • 1.4.4. Sức mạnh trả giá của nhà cung cấp

        • 1.4.5. Sức mạnh trả giá của người mua

        • 1.5. Phân tích SWOT ngành Nhựa Việt Nam

          • 1.5.1. Điểm mạnh

          • 1.5.2. Điểm yếu

          • 1.5.3. Cơ hội

          • 1.5.4. Thách thức

          • PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CTCP BAO BÌ NHỰA SÀI GÒN THÔNG QUA PHÂN TÍCH CHỈ SỐ BCTC

            • 2.1. Giới thiệu công ty CP Bao bì Nhựa Sài Gòn

              • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

              • 2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh

              • 2.1.3. Vị thế công ty

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan