- Về phương pháp sấy: Các phương pháp sấy đang được nghiên cứu áp dụng vào trong lĩnh vực sấy gỗ - Với quy mô ngày càng nhiều như phương pháp sấy cao tần, sấy chân không, sấy hơi quá nhi
Trang 11
LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành chuyên đề này tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo và các phòng ban trong Khoa chế biến lâm sản - Trường Đại học Lâm nghiệp, những người đã giúp đỡ tôi suốt quá trình thực hiện chuyên đề này
Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS.TẠ THỊ PHƯƠNG HOA
Cô đã tận tình trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện khoá luận này
Tôi xin cảm ơn Công Ty TNHHCHẾ BIẾN GỖ BẮC SƠN đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành chuyên đề này
Qua đây tôi cũng xin cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua
Xin chân thành cảm ơn !
Hà tây, ngày 10 tháng 05 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Đồng Văn Hồng
Trang 22
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gỗ là vật liệu tự nhiên được con người sử dụng từ rất lâu Trong những năm gần đây diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp,nguồn nguyên liệu
gỗ từ rừng ngày càng cạn kiệt nên cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật,
xu hướng sử dụng gỗ hợp lý và nâng cao chất lượng gỗ nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày càng được hình thành rõ nét Như chúng ta đã biết, gỗ là loại vật liệu có hệ số phẩm chất tương đối cao, nhưng đồng thời gỗ cũng có nhược điểm lớn đó là khả năng hút và nhả ẩm, dễ bị thay đổi kích thước, cong vênh nứt nẻ Để hạn chế nhược điểm đó gỗ phải được sấy khô đến độ ẩm nhất định trước khi đưa vào gia công chế biến và sử dụng
Sấy gỗ là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình gia công chế biến
nó ảnh hưởng lớn tới tỷ lệ lợi dụng , chất lượng của gỗ ở các công đoạn sau Chất lượng sấy không những căn cứ vào mức độ khuyết tật, sự đảm bảo về độ
ẩm yêu cầu mà còn được đánh giá bởi mức độ giá thành chi phí cho toàn bộ quá trình sấy Một trong những yếu tố cấu thành chi phí cho quá trình sấy, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sấy đó là tình trạng hoạt động của thiết bị sấy, mức độ lợi dụng thiết bị sấy
Đánh giá được thực trạng thiết bị sấy tại các công ty chế biến lâm sản là việc làm cần thiết Nó là cơ sở đề xuất phương án nâng cao chất lượng sấy tại
cơ sở sản xuất Vì thế khoá luận tốt nghiệp :“ Đánh giá thiết bị sấy tại công ty TNHH Chế Biến Gỗ Bắc Sơn, ” được tiến hành
Trang 33
Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Thực trạng sấy gỗ trên thế giới và tại Việt Nam
* Sơ lược quá trình hình thành và phát triển công nghệ sấy gỗ trên thế giới Qua một số tài liệu tham khảo ta thấy rằng, ở các nước công nghiệp phát triển đều có ngành công nghiệp chế biến gỗ tiên tiến Trong đó khâu sấy gỗ gần như được hoàn thiện về mặt thiết bị và công nghệ Mỗi nước đều có một số hãng chuyên sản xuất chế tạo thiết bị chuyên dùng
- Về phương pháp sấy: Các phương pháp sấy đang được nghiên cứu áp dụng vào trong lĩnh vực sấy gỗ
- Với quy mô ngày càng nhiều như phương pháp sấy cao tần, sấy chân không, sấy hơi quá nhiệt, sấy ngưng tụ ẩm và sấy năng lượng mặt trời Song phương pháp sấy tự nhiên (hong phơi) cũng được đánh giá là một phương pháp sấy có hiệu quả và có xu thế sử dụng phương pháp này làm phương pháp tiền sấy cho sấy gỗ công nghiệp
- Về thiết bị sấy: Hiện nay có xu hướng chế tạo lò sấy vỏ kim loại, bắt đầu đẩy mạnh sử dụng kỹ thuật điều khiển tự động để tự động hoá quá trình sấy Ở một số nước có xu hướng tập chung và chuyên môn hoá ngành sấy gỗ ở dạng một số công ty sấy gỗ chuyên doanh
- Về công nghệ: Đã hoàn thiện tới mức mà những chỉ tiêu kỹ thuật và công nghệ đã trở thành tiêu chuẩn hoá quốc gia Như tiêu chuẩn hoá về chế độ sấy, tiêu chuẩn hoá về thiết bị sấy …
* Lịch sử hình thành và phát triển công nghệ sấy gỗ tại Việt Nam
Từ lâu trong việc sử dụng gỗ người việt nam đã biết sử dụng phương pháp hong phơi để làm khô gỗ Biện pháp đơn giản này vẫn còn được sử dụng tương đối phổ biến cho đến ngày nay song với mục đích làm khô gỗ đạt yêu cầu sử dụng thì chủ yếu áp dụng tại các cơ sở sản xuất mộc tư nhân
Trước năm 1975 chỉ có một ít lò sấy kiểu chu kỳ tuần hoàn sấy bằng hơi
đốt hoặc hơi nước ở miền nam và các xí nghiệp sản xuất đồ gỗ , đồ mộc ở
miền bắc để sấy gỗ xẻ làm nhạc cụ , đồ chơi ,ván bóc ,dăm cho ván dăm với
Trang 44
những quy trình và chế độ sấy áp dụng cho lò sấy nội được cải tiến công tác nghiên cứu về sấy gỗ chưa được quan tâm đúng mức , mới có một vài đề tài nghiên cứu về phân loại gỗ sấy, kỹ thuật sấy thiết kế lò sấy
Sấy gỗ mang tính chất công nghệ ở việt nam qua các cơ quan nhà máy xe lửa Gia Lâm (lò hơi đốt trực tiếp ), nhà máy dệt Nam Định( lò sấy hơi nước kiểu chu kỳ), xí nghiệp gỗ Phú Lâm (sài gòn) sau đó là các xí nghiệp gỗ Long Bình , An Bình , khu công nghiệp Biên Hoà -Đồng Nai
Sau năm 1975 thiết bị sấy được nhập vào nước ta qua các chương trình
viện trợ đi kèm các dây truyền mộc ở phía bắc Ở các tỉnh phía nam thiết bị sấy
ngưng tụ ẩm bằng thiết bị lạnh cũng đã được nhập vào qua các công ty liên doanh với nước ngoài như công ty Savimex, Satimex…và một số công ty liên doanh khác Từ những năm 1990 thiết bị sấy tự chế tạo trong nước cũng bắt đầu phát triển và đỉnh cao tốc độ phát triển là những năm 1991, 1992 Những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 khi gỗ rừng tự nhiên đã dần kiệt quệ công nghiệp chế biến gỗ từ rừng trồng làm hàng xuất khẩu phát triển với quy mô ngày càng lớn , đòi hỏi chất lượng gỗ sấy ngày càng cao thì nhiều thiết bị sấy hiện đại được nhập về như lò sấy tự động hoá vỏ bằng kim loại , lò sấy ngưng
tụ ẩm bằng thiết bị lạnh vỏ kim loại Bên cạnh đó công tác nghiên cứu xây dựng các lò sấy gỗ công nghiệp ở nước ta ngày càng được quan tâm Hiện nay các lò sấy nước ta đang có xu hướng tin học hoá và tự động hoá
* Các hình thức, loại thiết bị chủ yếu dùng trong sấy gỗ tại Việt Nam
Về thiết bị sấy gỗ bao gồm: Vỏ lò sấy, quạt gió, dàn gia nhiệt, thiết bị cung cấp nhiệt, thiết bị điều khiển quá trình sấy
- Vỏ lò sấy: Tại Việt Nam vỏ lò sấy chủ yếu được sây bằng gạch với kết cấu 3 lớp (vữa xi măng - gạch - vữa xi măng) Hiện nay một số lò mới xây dựng sử dụng phương pháp điều khiển tự động bằng vi tính có xu hướng sử dụng vỏ kim loại với kết cấu 3 lớp (tole thép - bông thuỷ tinh - tole thép)
- Quạt gió: Có hai loại quạt được dùng để tạo dòng tuần hoàn không khí trong lò sấy đó là quạt ly tâm và quạt hướng trục Hiện nay quạt hướng trục
Trang 5- Thiết bị cung cấp nhiệt: Hiện nay để cung cấp nhiệt cho lò sấy người ta
sử dụng nồi hơi đối với lò sấy hơi nước và dây mayxo (sử dụng điện) đối với các lò sấy chân không…
- Thiết bị điều khiển quá trình sấy: Đa số trong các công ty chế biến gỗ hiện nay thì quá trình sấy được vận hành, điều khiển thủ công Một số công ty
sử dụng lò sấy điều khiển tự động
1.2 Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá thiết bị sấy tại công ty TNHH Chế Biến Gỗ Bắc Sơn thuộc khu công nghiệp Quế Võ tỉnh Bắc Ninh
- Đề xuất giải pháp liên quan đến thiết bị sấy nhằm nâng cao chất lượng sấy
1.3 Nội dung đề tài
- Khái quát về công ty TNHH Chế Biến Gỗ Bắc Sơn
- Khảo sát thực trạng sấy gỗ công ty
- Thực trạng thiết bị sấy
- Đánh giá thiết bị sấy
- Đề xuất giải pháp n©ng cao hiÖu qu¶ sÊy gç
1.4 Đối tượng nghiên cứu
1.6 Ý nghĩa của đề tài
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học cho việc xây dựng phương án nâng cao chất lượng sấy
Trang 66
Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Lý thuyết về lò sấy, thiết bị sấy
2.1.1 Các loại lò sấy thông dụng, thiết bị của Lò Sấy
Căn cứ vào phương pháp sấy người ta phân thành: Sấy đối lưu, tiếp xúc, bức xạ, điện môi…Trong công nghệ chế biến gỗ hiện nay sử dụng rộng rãi lò sấy đối lưu với các hình thức sau:
* Sấy chân không
Với nguyên lý cơ bản là sự phụ thuộc vào điểm sôi của nước Nếu làm giảm áp xuất trong một thiết bị chân không xuống đến áp suất mà ở đó nước trong gỗ bắt đầu sôi và bốc hơi, sẽ tạo theo tiết diện ngang của ván sấy một chênh lệch áp suất, mà qua đó hình thành nên một dòng ẩm chuyển động trong
gỗ theo hướng từ trong ra bề mặt gỗ
Thiết bị chủ yếu của lò sấy chân không bao gồm:
- Vỏ lò hình trụ làm bằng kim loại được đặt theo phương nằm ngang, phía trong có hệ thống đường ray để đưa gỗ vào sấy cũng như lấy gỗ ra khi kết thúc quá trình sấy Cửa được đóng mở bằng thủ công với cơ cấu bản lề quay
- Dàn tản nhiệt bao gồm hệ thống nhiều dây mayxo xếp song song hoặc so
le, với nguyên lý sử dụng điện trở lớn của các dây mayxo sẽ tạo ra nguồn nhiệt khi dòng điện chay qua để cung cấp cho lò sấy
- Bơm hút chân không được đặt ở phía ngoài lò sấy có tác dụng tạo môi trường chân không phía trong buồng sấy
- Quạt gió đặt phía trước dàn gia nhiệt, thổi đẩy nhiệt đi vào bên trong buồng sấy đồng thời tạo dòng không khí tuần hoàn
* Sấy cao tần
Đây là phương pháp sấy gỗ trong từ trường điện thế cao Do hiện tượng cảm ứng điện từ xoay chiều của chất điện môi (gỗ) làm cho trong gỗ ở vị trí nào ẩm nhất sẽ được làm nóng nhanh nhất và mạnh nhất
Ưu điểm lớn nhất của sấy cao tần đó là chiều chuyển dịch của dòng nhiệt
sẽ là chiều từ trong ra ngoài và trùng với chiều chuyển dịch của ẩm trong gỗ
Trang 77
trong quá trình sấy Qua đó sẽ kích thích, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình khô của gỗ nhanh chóng hơn và rút ngắn đƣợc thời gian sấy một cách đáng kể
Thiết bị chính của lò sấy cao tần đó là bộ phận tạo ra dòng điện cao tần
có tần số cao hay là bộ phát cao tần Bộ phát cao tần có thể là một bộ đèn điện
tử hay một máy phát cao tần để biến năng lƣợng của dòng điện một chiều hay xoay chiều có tần số công nghiệp thành năng lƣợng của các dao động với tần số cao
2.1.2 Lò sấy hơi nước
* Sơ đồ nguyên lý hoạt động của lò sấy hơi nước
Trong đó tại các khâu nhƣ phun ẩm, lấy không khí mới, thoát ẩm đƣợc quyết định bởi quy trình sấy và một phần là từ thực tế diễn biến trong toàn bộ
Hình 2.1 Sơ đồ nguyên lý hoạt động lò sấy hơi nước
Trang 88
- Lớp vữa xi măng dày khoảng 20 mm;
- Lớp bê tông xi măng + cát sỏi khoảng 120 mm;
- Lớp gạch vỡ 60 mm;
- Lớp đá dăm 200 đến 250 mm;
Nền lò sấy nên xây nghiêng với độ dốc 0,01 đến 0,05 Có rãnh con thoát nước ở phía thấp dọc theo thân lò và cuối đường rãnh có một lỗ nhỏ thông ra ngoài lò sấy, nhằm mục đích dẫn nước ngưng tụ thoát ra ngoài, hoặc tạo điều kiện tháo nước dễ dàng trong lúc rửa vệ sinh lò sấy
+ Tường vách lò sấy
Tường lò thường xây bằng gạch trát vữa xi măng cát Bên trong trát một lớp xi măng cát mịn hoặc vữa xi măng trộn xỉ than mịn dày không quá 20 mm Tiếp đến tráng một lớp hồ xi măng ròng dày khoảng 3 mm, sau đó quét một lớp cách nhiệt, cách ẩm Hệ số truyền nhiệt cho phép qua tường lò là:
0,7 ≤ K ≤ 2 W /m2oC
* Trần lò sấy
Trần lò sấy thường làm bằng bê tông cốt thép, dày khoảng từ 70 đến 100
mm Bề dày của trần lò sấy phải làm đủ dày để giảm mất mát nhiệt, đồng thời khắc phục hiện tượng nước ngưng trên bề mặt trần lò sấy Tuy vậy nếu làm dày quá thì cấu trúc lò sấy sẽ nặng, cồng kềnh Vật liệu làm trần lò sấy ngoài các tính chất chung của vỏ lò sấy, yêu cầu về tính chất xốp nhẹ của vật liệu cũng khá cần thiết, do vậy trong các lò sấy hiện nay trần lò thường làm bằng vật liệu nhôm lá, cách nhiệt bằng bông thuỷ tinh Cơ cấu chịu lực bằng các xà ngang thép hộp hoặc xà gồ 5 x 10 cm
Hệ số truyền nhiệt cho phép qua trần lò là : K ≤ 0,6 W /m2
Trang 9* Các thiết bị sử dụng trong lò sấy hơi nước
- Thiết bị tản nhiệt (dàn tản nhiệt): Hiện nay thiết bị tản nhiệt gồm c¸c loại sau đây:
+Thiết bị tản nhioệt dạng tấm
+Ống gang có khoanh: Trong kỹ thuật sấy gỗ người ta có thể sử dụng ống gang có khoanh tròn, đường kính khoanh 175 mm, đường kính ống gang: Đường kính trong 70 mm, đường kính ngoài 84 mm Đường kính đoạn nối ống bằng 160 mm, khoanh dày 2 mm, cự ly giữa các khoanh là 20 mm
+Ống thép trơn: Đối với trường hợp áp suất hơi nước đi vào thiết
bị tản nhiệt lớn ta có thể sử dụng ống thép trơn để làm thiết bị tản nhiệt
Thiết bị tăng nhiệt bằng ống thép trơn được sử dụng rộng rãi đặc biệt với
áp suất hơi cao (đến 8 atm) Nhưng do bề mặt toả nhiệt của nó nhỏ hơn ống gang có khoanh nhiều, chóng bị han rỉ hơn, nên chúng giảm mức độ toả nhiệt, mặt khác hiện nay trong kỹ thuật sấy gỗ, yêu cầu áp suất hơi không lớn lắm, nên trong thực tế sản xuất người ta chủ yếu sử dụng dạng ống gang có khoanh,
và ống thép trơn có cánh toả nhiệt bằng tôn tráng kẽm hoặc nhôm lá
Yêu câù vơí thiết bị gia nhiệt :- To sấy có thể đạt 100oC
-Mức độ đồng đều : gia nhiệt đồng đều chênh lệch to ở các vị trí khác nhau trong lò sấy tối đa là 5 oC
-Tốc độ gia nhiệt : chậm nhất sau 3h tăng
từ 20 – 90 oC
- Phương pháp nối các đường ống của thiết bị gia nhiệt
Việc ghép nối các đường ống của thiết bị gia nhiệt được xác định bởi đặc điểm cấu trúc của lò sấy Thông thường chúng được ghép nối theo hai cách thức song song và nối tiếp Đối với phương pháp nối tiếp đảm bảo sự làm nóng không khí đều hơn theo chiều dài của thiết bị gia nhiệt, nhưng lại có nhược điểm là mức độ tận dụng về mặt nóng của thiết bị tản nhiệt thấp do lượng nước
Trang 1010
ngưng tụ dọc theo các dãy ống tăng nhiệt kế tiếp sau, tức là các ống tản nhiệt càng về sau càng chứa nhiều nước ngưng tụ, do vậy ảnh hưởng đến mức độ toả nhiệt của ống Ngoài ra cách bố trí này cần phải có một độ nghiêng nhất định (0,005 đến 0,01) để đảm bảo cho nước ngưng tụ khỏi đọng lại trong ống, nên không thể bố trí gọn lại được Loại này thường sử dụng trong các lò sấy kiểu chu kỳ mà yêu cầu phân bố nhiệt đồng đều được đặt thành yêu cầu quan trọng
và lò sấy có chiều dài lớn
Còn phương pháp liên kết song song giúp cho việc sắp xếp các ống dày hơn Cách bố trí này gọn hơn và dễ lắp giáp hơn Song lại có nhược điểm là phân bố nhiệt theo dọc lò là không đồng đều, thường áp dụng cho các lò sấy kiểu chu kỳ có chiều dài không lớn lắm
Sơ đồ nối được thể hiện trong hình 2.2
Trang 1111
Quạt gió là một loại thiết bị thông gió chủ yếu trong lò sấy tuần hoàn cưỡng bức làm nhiệm vụ thông gió, bảo đảm yêu cầu tuần hoàn, lưu thông không khí trong lò sấy
Việc chọn loại quạt nào phụ thuộc vào đặc trưng của từng loại lò sấy, từng phương pháp sấy, trở lực mà quạt phải khắc phục, năng suất mà quạt cần tải đi cũng như nhiệt độ và độ ẩm của môi trường sấy Trong kỹ thuật sấy hiện này người ta thường sử dụng hai loại quạt đó là: Quạt ly tâm và quạt dọc trục
- Quạt dọc trục: Hoạt động theo nguyên lý chong chóng Không khí dịch chuyển về hướng trục quay của rôto
-Quạt ly tâm: Hoạt động theo nguyên lý không khí dịch chuyển dưới tác động hiệu quả ly tâm rôto với các cánh theo hướng xuyên tâm quay trong vỏ
hình ốc
Đảm bảo vận tốc môi trường sấy 2- 4 m / s
Chênh lệch vận tốc môi trường sấy giữa các vị trí trong lò sấy lớn nhất được xác định theo bảng 2.1
Bảng 2,1 :Trị số lớn nhất cho phép về chênh lệch vận tốc môi trường sấy
(sổ tay sấy gỗ , NXB Công nghiệp Rừng , Matxcơva 1986 Bogdan E.s )
Trang 1212
Các thiết bị này được đặt trên các ống dẫn nước ngưng tụ từ các thiết bị gia nhiệt hơi nước chức năng của chúng là đảm bảo lối thoát cho nước ngưng tụ nhưng không cho hơi thoát ra từ thiết bị tản nhiệt
Các thiết bị này gồm ba loại: Thiết bị thuỷ tĩnh, thiết bị tách nước ngưng
tụ nhiệt tĩnh, thiết bị tách nước ngưng tụ nhiệt động Trong đó thiết bị thuỷ tĩnh không đảm bảo độ tin cậy vì các phần chuyển động bị gỉ, chúng dễ bị hỏng nên ngày nay thiết bị này hầu như không được sử dụng
* Các ống dẫn hơi
Các ống dẫn hơi nước thông thường được sản xuất từ các ống thép nhẵn, với các ống dẫn hơi chính tiết diện lớn người ta sử dụng ống thép không mối nối, ép khuôn nóng Để liên kết hoặc chia nhánh các ống sử dụng các chi tiết nối ống Các ống dẫn hơi đường kính lớn được nối với nhau bởi các bích hoặc hàn trực tiếp
- Khi lắp ráp hệ thống phân phối hơi không cho phép phá vỡ độ kín khít các liên kết ống vì sự dãn nở do nhiệt của chúng Tất cả các ống dẫn hơi và ống dẫn nước ngưng tụ được đặt ngoài lò sấy và cần được cách nhiệt
2.2 Quy trình sấy gỗ
2.2.1 Các bước, giai đoạn trong quá trình sấy gỗ
* Làm nóng gỗ:
Mục đích của giai đoạn này là tạo sự đồng nhất về nhiệt độ cũng như độ
ẩm cho gỗ, loại bỏ ứng suất sinh ra trong gỗ trong quá trình sấy Đối với các loại gỗ đã qua hong phơi nó còn có tác dụng loại bỏ được ứng lực bề mặt của
gỗ, đối với gỗ ướt hoặc tươi xử lý nhiệt sơ bộ làm giảm điểm bão hoà thớ gỗ,
độ nhớt của nước trong gỗ, làm cho các mao quản ở bề mặt gỗ được mở rộng hơn, thuận lợi cho tốc độ dịch chuyển của nước trên bề mặt gỗ
Nhiệt độ của giai đoạn này bằng với nhiệt độ của giai đoạn sấy thứ nhất trong chế độ sấy đã định Độ ẩm của giai đoạn xử lý nhiệt được căn cứ vào độ
ẩm ban đầu của gỗ sấy, khi độ ẩm ban đầu của gỗ sấy lớn hơn 25% thì độ ẩm của môi trường sấy sẽ là 98 đến 100%, khi độ ẩm ban đầu của gỗ nhỏ hơn 25% thì độ ẩm của môi trường sấy sẽ từ 90 đến 92% Thời gian xử lý nhiệt sơ bộ
Trang 1313
được quyết định bởi chủng loại gỗ xẻ, nhiệt độ ban đầu của gỗ thường 1 đến
1,5 giờ/cm (chiều dày gỗ)
Sấy gỗ (điều tiết nhiệt độ và độ ẩm trong lò sấy):Căn cứ vào chế độ sấy
được lựa chọn mà điều tiết quá trình sấy theo sự biến đổi của độ ẩm của gỗ sấy Nguyên lý chung là khi nhiệt độ tăng, độ ẩm tương đối của môi trường tăng, độ
ẩm gỗ giảm
Trong sấy gỗ hiện nay thì chế độ sấy được phân thành hai cấp hoặc nhiều
cấp Phổ biến nhất hiện nay là chế độ sấy ba cấp, trong quá trình sấy môi
trường sấy được thay đổi theo ba cấp độ ẩm của gỗ: Ở cấp thứ nhất w > 30%, ở
cấp hai w = 20% - 30%, ở cấp thứ ba w < 20% Chế độ sấy nhiều cấp được sử
dụng ngày càng rộng rãi Với sự phát triển của kỹ thuật đo độ ẩm của gỗ trong
lò sấy, chế độ sấy nhiều cấp sẽ áp dụng ngày càng rộng rãi hơn
Việc điều tiết các tham số của môi trường sấy cần phải căn cứ chặt chẽ
theo chế độ sấy đã định Khi điều chỉnh nhiệt độ, không được phép được tăng
nhiệt hoặc giảm nhiệt quá nhanh, nếu không sẽ làm cho hơi nước trên bề mặt
gỗ bay hơi quá mãnh liệt, gỗ dễ bị nứt Tốc độ tăng của nhiệt độ cũng như tốc
độ giảm của độ ẩm, được căn cứ vào chủng loại cũng như độ dày của gỗ sấy để
quyết định, sai số khi điều chỉnh thông thường không vượt quá ± 20c về nhiệt
độ, ± 5% về độ ẩm Căn cứ vào đặc tính của loại gỗ để có chế độ điều chỉnh về
mức tăng của nhiệt độ cũng như độ ẩm:
Tốc độ tăng nhiệt: Đối với gỗ tạp mềm chiều dày nhỏ hơn 3,5 cm 20
C/h, chiều dày lớn hơn 3,5 cm 10
C/h Đối với gỗ tạp cứng chiều dày nhỏ hơn 3,5 cm 1,50C/h, chiều dày lớn hơn 3,5 cm 10C/h
Tốc độ giảm ẩm môi trường sấy: Đối với gỗ tạp mềm chiều dày nhỏ hơn
3,5 cm mỗi giờ giảm 3 %, chiều dày lớn hơn 3,5 cm thì mỗi giờ giảm 2% Đối
với gỗ tạp cứng chiều dày nhỏ hơn 3,5 cm mỗi giờ giảm 2%, chiều dày lớn hơn
3,5 cm mỗi giờ cũng giảm 2%
* Giai đoạn xử lý giữa chừng:
Trong sấy gỗ do phần nước bề mặt gỗ sẽ bay hơi đầu tiên và giảm dần
đến điểm bão hoà thớ gỗ, đồng thời bắt đầu quá trình co rút, trong khi độ ẩm
Trang 1414
bên trong gỗ còn cao hơn rất nhiều so với điểm bão hoà thớ gỗ, nếu chế độ sấy càng cứng thì hiện tượng nứt gỗ càng nhiều Do vậy trong thực tế sấy gỗ để giảm hiện tượng trên ta phải tiến hành khâu xử lý trung gian một cách kịp thời Cũng chính là quá trình phun ẩm cho gỗ sấy, để làm dừng lại quá trình bay hơi trên bề mặt gỗ Số lần xử lý trung gian được căn cứ vào chủng loại, độ dày cũng như công dụng của gỗ sấy và ứng lực đã có trong gỗ để quyết định Hiệu quả của quá trình xử lý trung gian được căn cứ vào kết quả kiểm tra đối với mẫu kiểm tra ứng lực
* Giai đoạn xử lý cuối:
Mục đích của giai đoạn xử lý cuối là loại bỏ sự không đồng đều về độ
ẩm trên mặt cắt ngang của gỗ, loại bỏ được ứng lực còn dư Xử lý cuối cần tiến hành ở độ ẩm cao với thời gian xử lý kéo dài cho đến khi độ ẩm cuối cùng của các ván kiểm tra đạt đến trạng thái đồng đều thì thôi, nhiệt độ ở giai đoạn này bằng với nhiệt độ ở giai đoạn xử lý giữa chừng còn độ ẩm tương đối của môi trường cao hơn so với độ ẩm cuối cùng là 4 %
* Kết thúc quá trình sấy:
Khi quá trình sấy kết thúc thì môi trường sấy trong lò phải được điều chỉnh một cách từ từ về trạng thái của môi trường khí hậu nơi tiến hành sấy Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng, giảm thấp được sự thay đổi quá lớn về
độ ẩm của gỗ sau sấy khi gỗ trực tiếp tiếp xúc với môi trường Khi kết thúc quá trình sấy cần đóng hết các van của thiết bị tản nhiệt và ống phun ẩm để làm tăng tốc độ làm lạnh cho gỗ sấy, quạt gió vẫn tiếp tục được duy trì, các cửa hút và cửa thải được mở ở mức nhỏ Đợi cho đến khi gỗ nguội thì dỡ gỗ ra lò
2.2.2.Ý nghĩa các thông số của quá trình sấy
Quá trình sấy bao gồm rất nhiều thông số Nếu xét trên lĩnh vực hạch toán chi phí cho quá trình sấy thì thông số bao gồm: Thời gian sấy, chi phí nhiệt, chi phí điện, chi phí nhân công, tỷ lệ gỗ loại bỏ do khuyết tật, tiêu hao máy móc thiết bị
Trang 1515
Ở đây trên khía cạnh điều khiển quá trình sấy thông số sấy mà chúng ta quan tâm bao gồm: Nhiệt độ, độ ẩm tương đối của môi trường sấy (φ), vận tốc tuần hoàn không khí
- Nhiệt độ của môi trường sấy: Nhiệt độ môi trường sấy có ảnh hưởng rất lớn đến các tính chất cơ lý, màu sắc của gỗ sau sấy cũng như ảnh hưởng đến nhiệt độ của gỗ trong suốt quá trình sấy, do vậy nó ảnh hưởng rất nhiều đến các quá trình vận chuyển nhiệt và vận chuyển ẩm xảy ra bên trong gỗ Nhiệt độ tăng thì các quá trình vận chuyển cũng tăng
Độ ẩm của môi trường sấy: Độ ẩm của môi trường sấy có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ thoát ẩm từ gỗ vào trong môi trường sấy Đại lượng này đặc trưng cho ảnh hưởng của môi chất sấy đến các quá trình bề mặt
Trong thực tế người ta cần tạo ra được độ ẩm cân bằng của môi chất sấy thấp hơn độ ẩm cuối cùng của gỗ sấy cần đạt được để rút ngắn thời gian sấy giảm chi phí Độ ẩm cân bằng của môi trường sấy phụ thuộc vào độ ẩm tương đối và nhiệt độ của không khí ẩm Nên tuỳ theo nhiệt độ và độ ẩm không khí trong buồng sấy mà độ ẩm cuối cùng của gỗ sấy sẽ đạt ở các giá trị khác nhau
Vì vậy cần chú ý điều kiện trên đây khi chọn nhiệt độ và độ ẩm của không khí tiếp xúc với gỗ sấy ở giai đoạn cuối cùng của quá trình sấy.Độ ẩm lớn nhất phải đạt φ ≥ 0,95.Chênh lệch độ ẩm trong lò sấy φ ≤ 5 %
- Vận tốc tuần hoàn không khí:
Quạt gió sẽ tạo một chênh lệch áp suất làm cho không khí bên trong lò sấy chuyển động tuần hoàn qua gỗ sấy Khi không khí nóng đi qua đống gỗ, làm cho ẩm trong gỗ bay hơi, khi đó nhiệt độ của không khí sẽ giảm đi và độ
ẩm tương đối của không khí sẽ tăng lên Điều này sẽ làm giảm mức độ bay hơi của gỗ ở những vị trí kế tiếp trên đường tuần hoàn của dòng không khí, kết quả
là mức độ khô của nguyên liệu sấy ở những vị trí khác nhau trong lò sấy là khác nhau Vận tốc tuần hoàn của dòng không khí bên trong lò sấy hết sức quan trọng, nó quyết định một phần đến hiện tượng nêu trên, trong các chế độ sấy hiện nay thông thường vận tốc này nằm trong khoảng 2 đến 5 m/s
Trang 1616
Chương 3 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Sơ lược về công ty TNHH CHẾ BIẾN GỖ BẮC SƠN
3.1.1 Vị trí địa lý
Công ty TNHH Chế Biến Gỗ Bắc Sơn nằm trong khu công nghiệp Quế
Võ thuộc tỉnh Bắc Ninh nằm cạnh quốc lộ 18cách đường 1A mới khoảng 2km cách trung tâm thành phố Bắc Ninh khoảng 3km Nằm ở vị trí các trục giao thông lớn nối liền giữa các tỉnh Bắc Ninh - Hải Dương -Quảng Ninh Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang-Lạng Sơn Đây là thuận lợi hết sức to lớn cho công ty trong việc vận chuyển hàng hoá cũng như nguyên liệu, đặc biệt là trong việc giao lưu kinh tế với các khu công nghiệp trong tỉnh cũng như các tỉnh liền kề cũng như xuất khẩu hàng hoá
3.1.2.Tình hình của công ty
Công ty mới đi vào sản xuất đồ gỗ từ năm 2002 nên việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bắt đầu gặp những thuận lợi Các hợp đồng được ký kết hiện nay chủ yếu với Nhật Bản, Mỹ với các mặt hàng là các sản phẩm ván sàn công nghiệp.Với ván nền là ván ghép thanh từ các loại gỗ có tính chất cơ học thấp như thông , keo ,hương…bề mặt được dán lên một lớp mỏng ván có độ cứng cao.Với việc trang bị hệ thống máy móc hoàn toàn mới đa phần là máy chế biến gỗ của Đài Loan, một số là của Việt Nam với hãng sản xuất là Hồng Ký, đặc biệt là mặt bằng phân xưởng với diện tích rộng, có thể nói nhà máy Bắc Sơn là một trong những nhà máy chuyên sản xuất ván sàn phục vụ xuất khẩu
có quy mô lớn và hiện đại ở miền Bắc hiện nay.Theo dự kiến của công ty đến năm 2012 công ty sẽ sử dụng hết công xuất 22 lò sấy nay có 9 lò đang hoạt động, các lò khác chưa xây dựng xong
Chiến lược của công ty là tới năm 2012 trở thành nhà cung cấp sản phẩm ván sàn công nghiệp lớn nhất miền bắc và xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới với những đơn đặt hàng lớn
3.2 Thực trạng sấy gỗ tại công ty
3.2.1 Nguyên liệu sấy:
Trang 1717
Nguyên liệu mà công ty sử dụng trong gia công chế biến sản phẩm đồng thời là nguyên liệu cho quá trình sấy là gỗ rừng trồng Trong thời gian thực tập tại công ty sử dụng Thông ,Keo Gỗ nguyên liệu gỗ được công ty mua về từ các
cơ sở xẻ tư nhân ở trên địa bàn của tỉnh Lạng Sơn Do gỗ được thu mua từ nhiều địa điểm khác nhau nên độ ẩm gỗ ban đầu khác nhau,chất lượng khác nhau Ảnh hưởng lớn tới các khâu công nghệ sau này đặc biệt là khâu sấy gỗ
Kích thước nguyên liệu chiều dài: 2000-2100 mm
Chiều dày dao động trong khoảng: 25 – 40 mm
Chiều rộng:120 - 350mm
Khuyết tật của gỗ nguyên liệu chủ yếu là nứt đầu ở gỗ Keo ,mốc ở gỗ Thông
3.2.2 Xếp đống gỗ sấy
* Đặc điểm của thanh kê sử dụng cho quá trình xếp đống tại công ty
Thanh kê của công ty là loại gỗ tận dụng có kích thước
Chiều dài:1800-2000-mm
Chiều rộng:25-27 mm
Chiều dày: 25-30 mm
Thời gian đầu công ty mới đi vào hoạt động các kích thước của thanh kê
về chiều dày và chiều rộng chỉ băng một nửa so với hiện tại nhưng do chất lượng gỗ sấy chất lượng kém nên công ty đã bào hai mặt của thanh kê rồi ghép hai thanh vào nhau Thanh kê cong vênh nứt nẻ nhiều các dầu thanh không phẳng nên ảnh hưởng tới quá trình xếp đống độ ẩm của thanh kê dao động từ
10 -15 %
* Phương pháp xếp đống
Công đoạn xếp đống của công ty thực hiện thủ công Công ty không có cán bộ chuyên phụ trách về sấy nên ở công đoạn này do công nhân tự làm theo kinh nghiệm nên có nhiều hạn chế vì kiến thức về sấy của công nhân còn kém
Ở công đoạn này công ty định mức khoán cho công nhân nên việc xếp đống càng được làm cẩu thả không theo một kỹ thuật nhất định Công nhân làm việc mang tính chất đối phó những lớp ngoài thì họ xếp ngay ngắn thẳng hàng còn
Trang 1818
những lớp trong thì thanh kê đặt xiêu vẹo đống không vững chắc, các đầu thanh
kê không thẳng hàng nhau nên ảnh hưởng lớn tới kênh vận chuyển khí gây
khuyết tật cho gỗ sấy
Kích thước đống gỗ: Dài x rộng x cao = 1800 x 1800 x 2000 mm Lớp dưới cùng của đống gỗ cách sàn lò 70 mm, trong khi yêu cầu của khoảng cách này là 300mm.Theo yêu cầu về kỹ thuật xếp đống thì đống gỗ cần xếp ngay ngắn, thẳng hàng, vững chắc không nghiêng, các đầu phải được xếp khít vào nhau Khoảng cách giữa các thanh kê khoảng 400 – 500 mm, theo chiều cao đống gỗ thì các thanh kê phải được xếp theo một đường thẳng
Trong thực tế sản xuất tại công ty còn rất nhiều sai sót trong khâu xếp đống, tuy vậy tình hình thực tế nguyên liệu lại rất phức tạp không những phức tạp về kích thước mà còn phức tạp cả về chủng loại, cụ thể là sấy cùng một lúc hai cấp chiều dày, Chẳng hạn ta xét một đống gỗ được xếp từ nguyên liệu là ván xẻ với các chiều dài khác nhau thì rất khó có thể đảm bảo hình dạng đống vuông vắn vững chắc, đường tuần hoàn không khí trong lò sấy ổn định như mong muốn Mặt khác sự khác biệt về chiều dày dẫn đến việc quyết định vị trí các đống gỗ trong lò là hết sức phức tạp, điều này đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo trong công đoạn xếp đống
* Vật đè
Tác dụng của vật đè vô cùng lớn nó làm giảm thiểu cong vênh những lớp ván trên cùng của một mẻ sấy Vật đè của công ty sử dụng là những khúc gỗ mít to chiều dài trong khoảng 800 – 1200 mm , đường kính từ 300mm tới 500mm Cong vênh nhiều Vật đè đặt trực tiếp lên lớp ván trên cùng thì cũng không có tác dụng nhiều do trọng lực của vật đè chỉ tác dụng lên những điểm tiếp xúc còn những vị trí khác thì không được đè nên ván vẫn bị cong vênh
Có thể hạn chế bằng cách sau khi xếp đống xong xếp đan xen hai lớp thanh kê trên lớp ván trên cùng sau đó mới đặt vật đè lên trên thì trọng lực của vật đè sẽ được phân bố trên toàn bộ bề mặt ván lớp trên cùng sẽ hạn chế được cong vênh ván trong quá trình sấy.Vật đè to cồng kềnh lại cong vênh khi đặt
Trang 19Do không có cán bộ chuyên phụ trách về sấy nên công nhân đốt lò sấy theo kinh nghiệm của mình Công nhân trực lò sấy chỉ dƣợc đào tạo về vận hành lò hơi chứ không đƣợc đào tạo kiến thức về sấy gỗ nên công nhân không
áp dụng theo một chế độ sấy cụ thể nào cả Đây là hạn chế lớn của công ty cần
khắc phục ngay để nâng cao chất lƣợng gỗ sấy
-Chế độ sấy gỗ Thông
S=35mm
Wđ=70%
Wc=8%-10%
thời gian sấy 7 ngày
thời gian xử lý ban đầu là 14h
nhiệt độ sấy 65-700
C
△ T = 3-8 0
C hai ngày cuối nhiệt độ là 70-750
C
△ T =12-230
C -Chế độ sấy gỗ Keo lá tràm
Trang 20nên khuyết tật này xảy ra
3.2.3 Thiết bị sấy
Lò sấy mà công ty sử dụng là loại lò sấy hơi nước, công suất của lò là 15 m3/mẻ Toàn bộ phân xưởng sấy của công ty bao gồm 9 lò sấy có cấu tạo và công suất hoàn toàn giống nhau với các thiết bị chủ yếu được sản xuất trong nước gia công thủ công Với phương pháp vào gỗ theo thiết kế là bằng xe nâng, độ ẩm gỗ sau sấy có thể đạt từ 8 – 12 % (theo thiết kế)
3.3 Thực trạng thiết bị sấy tại công ty
3.3.1 Kích thước lò
- Kích thước sàn lò: Dài x rộng = 4,1 x 4,5 m
- Khoảng cách từ trần giả lên trần bê tông: 0,70 m
- Chiều cao phía trong lò: 3.8m
Các hình chiếu của lò sấy được thể hiện ở hình 3.2, 3.3
3.3.2 Vỏ lò sấy
Vỏ lò sấy tại công ty được hình thành bởi ba lớp: vữa xi măng - gạch -
vữa xi măng Với chiều dày của các lớp như sau: vữa xi măng 20 mm, gạch 200
Trang 21Do sự tiếp xúc giữa cửa lò và tường lò phía trước là không đồng phẳng,
có biện pháp tạo tiếp xúc mềm, tiếp xúc đàn hồi các tấm amiăng Tại các vị trí tiếp xúc này xuất hiện các khe hở Trong quá trình lò sấy hoạt động thì chính các vị trí đó tạo điều kiện để hơi, nhiệt phía trong lò sấy phát tán ra ngoài, gây thất thoát nhiệt cho lò đồng thời kéo dài thời gian sấy
Trang 2222
Hình 3.6 Cơ cấu đóng mở cửa lò sấy
1 Bánh xe giúp cánh chuyển động theo phương ngang
2 Chốt tròn tạo chuyển động tương đối giữa hai cơ cấu
3 Chốt cố định hai cơ cấu khi mở cửa lò
4 Trục bánh xe
5 Phương chuyển động tương đối giữa hai cơ cấu
6 Lỗ chốt cố định
Nguyên lý đóng mở cánh cửa: Khi cửa cần đóng hay mở thì cơ cấu đóng
mở sẽ được đẩy theo phương ngang tới vị trí cửa cần mở hoặc đóng Tại đây cơ cấu trong sẽ được chuyển động theo phương 5, khi đó phần thép tròn ở cơ cấu trong sẽ tiếp xúc với móc thép 3 (ở phần cánh) Nhờ chuyển động theo phương
5 mà cánh cửa được nâng lên hay hạ xuống và khi đó cánh cửa sẽ được đóng
hay mở tuỳ theo yêu cầu
3.3.4 Các cửa phụ của lò sấy
Trang 2323
Các cửa phụ của lò sấy mà ở đây ta xem xét bao gồm hai loại cửa: Cửa thăm gỗ, cửa trao đổi không khí với môi trường (cửa thoát ẩm và cửa lấy không khí mới)
* Cửa thăm gỗ: Đây là cửa phụ nằm ở phía sau lò sấy, cửa này nhằm mục đích lấy mẫu bên trong lò sấy trong suốt quá trình sấy, để tiến hành xác định độ ẩm của gỗ cũng như việc xuất hiện các khuyết tật mà không làm thất thoát một lượng nhiệt quá lớn của không khí tuần hoàn bên trong lò
Kích thước cửa :Kích thước cánh : Cao x rộng x dày – 1100 x 600 x 50 mm; Về kết cấu của cánh cũng gồm 3 lớp và có bề dày các lớp tương tự như cửa chính Phương pháp đóng mở thủ công với cơ cấu bản lề, cửa được đóng chặt nhờ một bu lông với kết cấu ren Độ kín khít của cửa không đảm bảo Tương tự như cửa chính tại các vị trí tiếp xúc của cửa và tường lò phía sau có lớp đệm nhưng một số chỗ lớp đệm bị thủng , rách nên xuất hiện các khe hở và tại vị trí các khe này có hiện tượng phát tán hơi gây thất thoát nhiệt
* Cửa trao đổi không khí
Số lượng có 5 cửa dạng hình chữ nhật ( 200 x 200) được bố trí phía trên nóc lò sấy, có 3 cửa nhả ẩm 2 cửa hút không khí , đóng mở bằng phương pháp thủ công theo từng nấc ,có bốn nấc đóng mở theo từng giai đoạn của quá trình sấy
Diện tích của cửa thải Ft=0,2 0,2 2 = 0,08 m2
Diện tích của cửa hút là : Fh= 0,2 0,2 3 = 0,12 m2
Vậy tổng diện tích cửa trao đổi không khí là 0,2 m2
3.3.5 Trần lò
Trần lò gồm hai loại trần: Trần , trần giả
* Trần: được làm giống như kết cấu của cửa chính và cửa phụ Phía trên lớp tole thép dày 5mm là lớp bông thuỷ tinh cách nhiệt dày 100mm, khung làm bằng khung thép V5 phía trên được phủ bạt dứa
* Trần giả: tấm trần được làm bằng tole thép với kết cấu một lớp Về kích thước và vị trí của trần giả đã được trình bày ở phần kích thước của lò sấy
3.3.6 Nền lò
Trang 243.3.7 Nồi hơi
Giấy phép chế tạo số 54/CT – AL do Bộ Lao Động – Thương Binh Xã
Hội cấp ngày 20 tháng 9 năm 2002
Nồi hơi số : N0 02028 Chế tạo ngày 30 tháng 9 năm 2002
Do Công Ty C.P Nồi Hơi Việt Nam (Đông Anh – Hà Nội )
Mã hiệu nồi hơi LT 0.75/8E2
Các thông số cơ bản của nồi hơi: Với công dụng là sản xuất hơi bão hoà nồi hơi bao gồm các thông số sau:
- Áp suất tính toán: P = 8 kg/cm2
- Nhiệt độ tính toán của hơi bão hoà: 174 0C
- Nhiệt độ nước cấp: 50 0C
Sản lượng sinh hơi định mức: 750 kg/giờ
Nhiên liệu đốt: than Antraxit Việt Nam
Hiệu suất nồi hơi: 75 %
Diện tích tiếp nhiệt:
+ Của nồi hơi: 25m2+ Của bộ phận quá nhiệt: 25m2+ Của bộ phận hâm nước: 25m2Dung tích nồi hơi: Phần chứa hơi: 0,12 m3
Trang 25
25
Nguyên lý hoạt động của nồi hơi: Việc lấy nước ngưng từ dàn tản nhiệt
về bể chứa cung cấp một phần làm nước cấp cho thiết bị nồi hơi, đã tiết kiệm nhiên liệu đốt lò Nước cấp từ bể chứa nhờ bơm cấp nước (bơm này hoạt động
tự động) được đưa lên bao nước 10, nước cấp từ bao nước 10 nhờ hệ thống các đường ống mà được phân phối vào bên trong các ống sinh hơi 8 Khi tiếp xúc trực tiếp với nhiệt lượng lớn được sinh ra do việc đốt nguyên liệu thì nước trong các ống sinh hơi sẽ nhận nhiệt và chuyển từ thể lỏng sang thể hơi Hơi từ các ống sinh hơi 8 sẽ được các hệ thống ống góp hơi 4, 6, 7 thu lại đưa về bao nước 10 và bao nước số 1 Một phần nước sẽ được thu về bao nước 1 từ các ống sinh hơi 8, phần hơi sinh ra trong bao nước 1 sẽ nhờ hệ thống ống dẫn chuyển lên bao nước 10 Hơi bão hoà từ bao nước 10 sẽ được vận chuyển trực tiếp đến giàn tản nhiệt để cung cấp cho lò sấy Trong quá trình hoá hơi của nước thường sinh ra nước cặn còn gọi là nước đáy, phần nước này được xả ra ngoài nhờ van xả đáy 3
* Một số nhận xét về thiết bị nồi hơi:
Qua quan sát thực tế thì hiện tượng rỉ nước từ các ống sinh hơi, các ống dẫn ra hai bên thành nồi là rất thường xuyên Điều này không những gây han gỉ thiết bị, giảm thời gian sử dụng của thiết bị mà còn làm thất thoát nhiệt Với kết cấu không có thiết bị dự trữ hơi nên rất khó có thể tăng nhiệt một cách nhanh chóng cho môi trường sấy phía trong lò
Trang 26Diện tích thông gió tính gần đúng ta có thể áp dụng theo công thức Ftg-tn = (Fgian –(Fo + Fc ) ) 4 + Fth (3.2)
Trong đó : Fgian: diện tích bao cả giàn Fgian = 0,7 1 = 0,7 m2
Fo: diện tích ống Fo = 0,016 1 12 = 0,19 m2
Fc: diện tích cánh Fc = 0,2 0,005 76 3 = 0,23 m2 Fth :diện tích chỗ trống giữa giàn với tường và giữa các ô Fth = ( 0,07 0,65 2 ) + ( 0,03 0,5 3 ) = 0,14 m2
Vậy: Ftg-tn = (0,7 –(0,19 + 0,23 ) ) 4 + 0,14 = 1,26 m2
3.3.9 Quạt gió
Sử dụng quạt có đường kính D = 500 mm, cánh quạt làm bằng nhôm đúc
đã được cân bằng trọng lượng công suất động cơ quạt1.1kw,
Cánh quạt được thiết kế có thể quay đảo chiều nhưng ở công ty thì không có bộ phận điều khiển quay đổi chiều Điều này làm cho độ ẩm của gỗ sấy không đồng đều có thể khắc phục bằng cách lắp hệ thống điều khiển thay đổi chiếu quay của quạt để nâng cao chất lượng gỗ sấy