1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học thủ dầu một

133 39 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 2,91 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Mã số:

Thuộc Chương trình nghiên cứu:

Chủ nhiệm đề tài: Th.S Đỗ Thị Ý Nhi

Bình Dương, 9/2017

Trang 2

MỤC LỤC

Table of Contents

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT 1

DANH MỤC VIẾT TẮT 4

MỞ ĐẦU 8

1 Bối cảnh nghiên cứu 8

2 Mục tiêu nghiên cứu 9

3 Câu hỏi nghiên cứu 9

4 Đối tượng vi phạm vi nghiên cứu 10

5 Phương pháp nghiên cứu 10

6 Ý nghĩa thực tiễn 10

7 Kết cấu đề tài 11

CHƯƠNG 1 12

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 12

1.1 Khái niệm cơ bản 12

1.1.1 NCKH của sinh viên 12

1.1.2 Quá trình nghiên cứu 12

1.1.3 Quá trìnhnghiên cứu: 13

1.2 Cơ sở lý thuyết 13

1.2.1 Thuyết mong đợi của Vroom (1964) 13

1.2.2 Lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) 15

1.2.3 Thuyết ba nhu cầu của David I McClelland 16

1.2.4 Tháp nhu cầu của Maslow 17

1.2.5 Thuyết hai nhân tố Herzberg 20

1.3 Tổng quan về các nghiên cứu thực nghiệm 21

1.3.1 Các nghiên cứu thế giới 21

1.3.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam 23

1.4 Mô hình nghiên cứu 25

Trang 3

1.4.2 Mô hình nghiên cứu mẫu 25

1.4.3 Mô hình nghiên cứu tổng quát 25

CHƯƠNG 2 28

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28

2.1 Quy trình nghiên cứu 28

2.2 Phương pháp nghiên cứu 30

2.2.1 Xây dựng thang đo 30

2.2.2 Nghiên cứu sơ bộ và hiệu chỉnh thang đo 30

2.2.3 Công cụ thu thập 32

2.2.4 Phân tích dữ liệu và diễn giải 36

2.3 Thực trạng quá trình nghiên cứu của sinh viên tại trường 40

2.4 Kết quả nghiên cứu định tính 43

2.5 Kết quả nghiên cứu định lượng 44

2.5.1 Mẫu khảo sát 44

2.2.18 Thảo luận kết quả nghiên cứu 68

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72

1 Kết luận 72

1.1 Từ tình hình thực hiện NCKH của sinh viên thời gian qua 72

1.2 Từ kết quả nghiên cứu 72

1.3 Đóng góp và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 73

2 Kiến nghị từ kết quả nghiên cứu 74

3 Giới hạn của đề tài và gợi ý những hướng nghiên cứu tiếp theo 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

PHỤ LỤC 84

Phụ lục 10: Kết quả hồi quy 124

Trang 4

DANH MỤC VIẾT TẮT

(Composite Reliability) EFA Phân tích nhân tố khám phá

(Exploratory factor analysis)

Trang 5

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Với quyết tâm thực hiện sứ mệnh, Nhà trường luôn xem các quá trình NCKH của sinh viên là những quá trình trí tuệ giúp sinh viên bước đầu vận dụng một cách tổng hợp những tri thức đã học nhằm giải quyết cơ bản những vấn đề khoa học thực tiễn trong cuộc sống và kiến thức nghề nghiệp đặt ra Nhằm thực hiện được quyết tâm nêu trên thì vấn đề đặt ra cần phải xem xét, đánh giá đúng các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình NCKH của sinh viên tại Trường để đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình NCKH của SV tại trường Đó là lý do tôi thực hiện đề tài: “Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình NCKH của sinh viên tại Trường ĐH Thủ Dầu Một”

Nhóm tác giả nhận thấy, nghiên cứu về động lực tham gia các quá trình NCKH của sinh viên hiện tại rất ít tại Việt Nam, hơn thế nữa tại trường đại học Thủ Dầu Một

là chưa có nghiên cứu nào thực hiện trước đây Điều này tạo ra khoảng trống cần thiết cho nghiên cứu này của nhóm tác giả Do đó, nhóm tác giả thực hiện đề tài “Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quá trìnhnghiên cứu khoa học của sinh viên tại Trường đại học Thủ Dầu Một” nhằm tìm hiểu, phân tích và đưa ra các giải pháp thúc đẩy quá trình NCKH sinh viên tại Trường

Nhóm tác giả dựa trên các lý thuyết: thuyết mong đợi của Vroom, thuyết ba nhu cầu của David I McClelland, tháp nhu cầu của Maslow, thuyết hai nhân tố Herzberg cùng các nghiên cứu đi trước trên thế giới và Việt Nam để làm cơ sở nền tảng cho nghiên cứu này Nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu sơ bộ bằng kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc mười chuyên gia (giảng viên và cán bộ đang làm việc tại trường và có tham gia nghiên cứu với sinh viên) về quá trình nghiên cứu khoa học của sinh viên nhằm xác định, điều chỉnh các nhóm nhân tố có thể tác động đến tham gia nghiên cứu Từ đó, chúng tôi xác định được năm nhân tố ảnh hưởng đến tham gia nghiên cứu của sinh viên gồm: (1) Môi trường nghiên cứu (MTNC), (2) Phần thưởng hấp dẫn (PTHD), (3) Giảng viên hướng dẫn (GVHD), (4) Đề tài nghiên cứu (DTNC), (5) Lợi ích tham gia nghiên cứu (LINC)

Kết quả nghiên cứu cho thấy, quá trình NCKH của sinh viên Trường Thủ Dầu Một có sự chuyển biến tích cực qua từng năm, điều này thể hiện qua số lượng đề tài

Trang 6

và số sinh viên tham gia vào NCKH tăng nhanh qua các năm Tổng kinh phí hỗ trợ của nhà trường cho quá trình này từ năm học 2012-2013 là hơn 2.3 tỷ đồng trong đó riêng năm học 2016-2017 đã hỗ trợ kinh phí cho quá trình NCKH sinh viên hơn 820 triệu đồng Dù vậy, quá trình NCKH của sinh viên trường vẫn có hạn chế khi tỷ lệ các

đề tài hoàn thành và được nghiệm thu có xu hướng sụt giảm trong những năm gần đây

Nhóm tác giả thực hiện điều tra và thực hiện các thủ tục trong phân tích dữ liệu dựa trên 610 quan sát Bằng các thủ tục kiểm tra độ tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và hồi quy tuyến tính với 5 nhân tố ảnh hưởng đến nhân tố quá trình NCKH của sinh viên Thủ Dầu Một Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát cho thấy

5 nhân tố đều có ảnh hưởng tích cực đến quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một Trong đó, thành phần nhân tố Môi trường nghiên cứu, Giảng viên hướng dẫn và Đề tài nghiên cứu có ảnh hưởng mạnh nhất đến tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một

Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình NCKH trong sinh viên được phát triển cả về số lượng và chất lượng, cụ thể:

Nhà trường cần tiếp tục tạo điều kiện về môi trường học tập nghiên cứu cho sinh viên thông qua tối ưu việc tổ chức quá trình nghiên cứu khoa học, phối hợp với

kế hoạch đào tạo và hỗ trợ kinh phí quá trình này Nhà trường và giảng viên cần tích hợp chương trình học tập và nghiên cứu của sinh viên trong các chương trình đào tạo, gắn các môn học liên quan, gắn kết quá trình nghiên cứu khoa học của sinh viên với đánh giá kết quả học tập và quá trình nghiên cứu khoa học của giảng viên

Mở rộng các cuộc thi học thuật, NCKH sinh viên cần diễn ra thành nhiều đợt đi kèm với việc tổ chức các buổi hội thảo, truyền kinh nghiệm, cảm hứng cũng như các buổi sinh hoạt, đào tạo bổ sung, nâng cao các kiến thức trước, trong và sau khi sinh viên thực hiện các đề tài NCKH cấp trường

Truyền thông trong quá trình nghiên cứu khoa học cần được chú trọng hơn để thu hút sự tham gia của sinh viên cũng như tạo cảm hứng để lan tỏa các quá trình sinh hoạt học thuật trong giới sinh viên

Nhóm tác giả cho rằng, quá trình NCKH của sinh viên là một nhân tố quan

Trang 7

sinh viên được đẩy mạnh và lan tỏa rộng khắp trong quá trình trường, nó không chỉ giúp nâng cao quá trình đào tạo và nghiên cứu của nhà trường mà nó còn giúp nâng cao năng lực sinh viên của Trường, lan tỏa hình ảnh, thương hiệu của Trường với các đối tác của trường, các doanh nghiệp và xã hội

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Bối cảnh nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu khoa học (NCKH) có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của các trường đại học (Usang và đtg, 2007), (Webber, 2011), (World Bank, 2012) Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tồn tại mối quan hệ tích cực giữa công nhóm tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học (Zaman, 2004), (Allen, 1996), (Hattie & Marsh, 1996) NCKH góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học và đổi mới phương pháp giảng dạy (Đỗ Thị Ngọc Anh, 2011), (Trần Mai Ước, 2013) Theo Usang và đtg (2007) NCKH là thước đo quan trọng để đánh giá chất lượng của trường cũng như năng lực của đội ngũ giảng viên

NCKH còn được các tổ chức uy tín trên thế giới như ARWU, QS World, Webometrics, QS Asia, THE xem như là một tiêu chí quan trọng đế xếp hạng các trường đại học, là cơ sở làm tăng giá trị của một trường đại học (White và đtg, 2012) Ngoài ra, quá trình NCKH là một nhân tố quan trọng để duy trì quá trình của nhà trường ngày càng phát triển bền vững Theo Rozmus & Cyran (2012) nguồn thu từ quá trình nghiên cứu chiếm tỷ trọng đáng để trong tổng nguồn thu của các trường hàng đầu thế giới như Havard (23%, 2011), Stanford (29%, 2011), Cambridge (22%, 2010), Oxford (42%, 2010)

Tại Việt Nam, Luật Giáo dục Đại học (Số 08/2012/QH13), Điều 39 cũng nêu

rõ mục tiêu của quá trình NCKH là góp phần phát triển giáo dục từ đó có thể thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội Căn cứ vào nghị quyết Số 14/2005/NQ-CQ về đổi mới cơ bản toàn diện giáo dục Việt Nam, giai đoạn 2006 – 2020 các trường đại học trọng điểm phải có vai trò đầu tàu trong quá trình NCKH; góp phần đa dạng hóa nguồn thu tối thiểu đến năm 2020 đạt 25% trong tổng nguồn thu của các cơ sở giáo dục đại học

Trong bối cảnh hiện nay, hầu như tất cả các cơ sở đại học đều phát triển quá trình NCKH Đồng thời, NCKH của sinh viên là một trong những nhân tố cấu thành nên thương hiệu và chứng minh cho xã hội về năng lực đào tạo của Nhà trường Từ năm học 2012 – 2013 đến nay, quá trình NCKH của sinh viên có sự chuyển biến tích cực qua từng năm, điều này thể hiện qua số lượng đề tài đăng ký cũng như được duyệt

Trang 9

của Trường cho thấy số lượng sinh viên tham gia vào các nhóm đề tài nghiên cứu cũng gia tăng mạnh qua các năm học, đến năm học 2016-2017 đã có khoảng 700 sinh viên tham gia các đề tài NCKH được duyệt giao thực hiện, tính từ năm học 2012-2013

đã có tổng cộng 1.588 lượt sinh viên tham gia vào 785 đề tài được nhà trường duyệt thực hiện

Với sứ mệnh của Trường là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho quá trìnhphát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Bình Dương, các tỉnh Đông Nam Bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước; nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ, cung ứng sản phẩm và dịch vụ cho thị trường Với quyết tâm thực hiện sứ mệnh, Nhà trường luôn xem các quá trình NCKH của sinh viên là những quá trình trí tuệ giúp sinh viên bước đầu vận dụng một cách tổng hợp những tri thức đã học nhằm giải quyết cơ bản những vấn đề khoa học thực tiễn trong cuộc sống và kiến thức nghề nghiệp đặt ra Nhằm thực hiện được quyết tâm nêu trên thì vấn đề đặt ra cần phải xem xét, đánh giá đúng các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình NCKH của sinh viên tại Trường để đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình NCKH của SV tại trường Đó là lý do tôi thực hiện đề tài: “Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình NCKH của sinh viên tại Trường ĐH Thủ Dầu Một”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm hướng đến hai nội dung chính là:

- Phân tích thực trạng quá trình NCKH của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình NCKH của sinh viên tại trường

ĐH Thủ Dầu Một

- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình NCKH của sinh viên Từ đó đế xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình NCKH của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một

3 Câu hỏi nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm trả lời các câu hỏi sau:

- Câu hỏi 1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến quá trình NCKH của sinh viên?

- Câu hỏi 2: Mức độ tác động của các nhân tố như thế nào và đâu là nhân tố quan trọng nhất?

Trang 10

- Mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình NCKH của sinh viên tại Trường Đại học Thủ Dầu Một?

4 Đối tượng vi phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình NCKH của sinh viên

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài chỉ nghiên cứu trên cơ sở điều tra các đối tượng là sinh viên của trường đại học Thủ Dầu Một

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1, nghiên cứu sơ bộ Sử dụng phương pháp định tính thông qua

phương pháp phỏng vấn chuyên gia và phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm xác định và bổ sung những tiêu chí đánh giá, điều chỉnh thang đo và hoàn chỉnh bảng câu hỏi để tiến hành nghiên cứu chính thức

- Giai đoạn 2, Nghiên cứu chính thức Sử dụng phương pháp nghiên cứu định

lượng Từ kết quả nghiên cứu của giai đoạn 1, sau khi xác định thang đo và bảng câu hỏi hoàn chỉnh sẽ tiến hành phỏng vấn chính thức để thu thập dữ liệu thực tế

+ Về mẫu và thông tin mẫu: Đây là cuộc điều tra chọn mẫu, được tiến hành khảo sát định lượng với sinh viên tại Trường ĐH Thủ Dầu Một, phương pháp tiến hành là phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi

+ Về mô hình đo lường: Sử dụng thang đo Likert 05 Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính (OLS) để định lượng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quá trình NCKH của sinh viên trường

6 Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình NCKH của sinh viên Dựa trên kết quả nghiên cứu đó, nhóm tác giả đề xuất kiến nghị nhằm giúp cho những người làm công tác quản lý NCKH, các giảng viên và nhà trường nắm rõ hơn nữa về các nhân tố chính tác động đến quá trình NCKH của sinh viên tại Trường

Trang 11

cũng giúp cho giảng viên, những người làm công tác quản lý NCKH và Nhà trường có những phương pháp động viên, quan tâm về mặt tinh thần giúp cho sinh viên tự tin trong quá trình NCKH của chính mình

7 Kết cấu đề tài

Kết cấu đề tài bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết Trình bày về cơ sở lý luận, lược khảo tài liệu và xây dựng mô hình nghiên cứu Chương này trình này những khái niệm, cơ sở lý thuyết

về NCKH của sinh viên, sau đó xác định mô hình nghiên cứu và xây dựng các giả thuyết nghiên cứu

Chương 2: Kết quả nghiên cứu Chương này giới thiệu về quy trình nghiên cứu, xây dựng thang đo, cách thức chọn mẫu, phương pháp thu thập số liệu và cỡ mẫu Phần kỹ thuật phân tích thống kê sẽ dùng hình thức kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach‟s Alpha, phân tích các nhân tố khám phá, thống kê suy diễn với kiểm định, phân tích hồi quy tuyến tính Nội dung của chương này khái quát về thực trạng NCKH của sinh viên tại trường đại học Thủ Dầu Một, tổng hợp kết quả khảo sát của mẫu nghiên cứu, đánh giá thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy, đánh giá sự phù hợp của mô hình và sự khác biệt của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình NCKH của sinh viên

Chương 3: Kiến nghị nhằm nâng cao và phát triển quá trình NCKH của sinh viên

Trang 12

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 Khái niệm cơ bản

1.1.1 NCKH của sinh viên

Theo Usang và đtg (2007) NCKH là thước đo quan trọng để đánh giá chất lượng của trường cũng như năng lực của đội ngũ giảng viên NCKH còn được các tổ chức uy tín trên thế giới như ARWU, QS World, Webometrics, QS Asia, THE xem như là một tiêu chí quan trọng đế xếp hạng các trường đại học, là cơ sở làm tăng giá trị của một trường đại học (White và đtg, 2012) NCKH góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học và đổi mới phương pháp giảng dạy (Đỗ Thị Ngọc Anh, 2011), (Trần Mai Ước, 2013)

NCKH của sinh viên trong trường đại học là một quá trình trí tuệ giúp sinh viên vận dụng phương pháp luận và phương pháp NCKH trong học tập vào thực tiễn Trong đó, sinh viên bước đầu vận dụng một cách tổng hợp những tri thức đã học để tiến hành quá trình nhận thức có tính chất nghiên cứu, bước đầu góp phần giải quyết những vấn đề khoa học do thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp đặt ra để từ đó có thể đào sâu, mở rộng và hoàn thiện vốn hiểu biết của mình (Vũ Cao Đàm, 2007)

1.1.2 Quá trình nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu là việc xác định một vấn đề đang tồn tại trong đời sống, xem xét, thu thập thông tin, phân tích số liệu và hoàn thành một báo cáo (Lertputtarak, 2008), (Glazunov, 2012) Theo Wilson (1990), nghiên cứu khoa học là một quá trình thiết yếu của các nhà khoa học, được thực hiện một cách có tổ chức, giải thích các vấn

đề đang tồn tại trong xã hội một cách khoa học, khám phá các vấn đề mới, gia tăng sự hiểu biết của con người về thế giới

Quá trình NCKH là một nhân tố quan trọng để duy trì quá trình của nhà trường ngày càng phát triển bền vững Theo Rozmus & Cyran (2012) nguồn thu từ quá trình nghiên cứu chiếm tỷ trọng đáng để trong tổng nguồn thu của các trường hàng đầu thế giới như Havard (23%, 2011), Stanford (29%, 2011), Cambridge (22%, 2010), Oxford (42%, 2010)

Trang 13

1.1.3 Quá trình nghiên cứu

Theo thuật ngữ trong ISO 9000 & ISO 9001 đề cập đến quá trình (process) như

là một tập hợp các quá trình có tương tác nhằm biến đổi đầu vào thành đầu ra, có nghĩa là khi nói quá trìnhn ghiên cứu là nói đến quá trình nghiên cứu

1.1.4 Khái niệm nhân tố

Theo tự điển Việt – Việt: “Nhân tố có nghĩa là các yếu tố chủ yếu gây ra, tạo ra cái gì đó

1.2 Cơ sở lý thuyết

1.2.1 Thuyết mong đợi của Vroom (1964)

Thuyết mong đợi ra đời vào năm 1964 bởi nhà tâm lý học Victor H.Vroom, giảng viên tại trường Quản trị kinh doanh Yale, Hoa Kỳ Lý thuyết này khẳng định động cơ hành động của con người phụ thuộc vào sự kỳ vọng về các kết quả mà họ sẽ đạt được trong tương lai

Vroom (1964) cho rằng hành vi và động cơ làm việc của con người không nhất thiết được quyết định bởi hiện thực mà nó được quyết định bởi nhận thức của con người về những kỳ vọng của họ trong tương lai Lý thuyết này xoay xung quanh ba khái niệm cơ bản hay ba mối liên hệ:

Kỳ vọng (mong đợi): Là niềm tin rằng nỗ lực sẽ dẫn đến kết quả tốt Khái niệm

này ảnh hưởng bởi các nhân tố như: sự sẵn có của các nguồn lực phù hợp (thời gian, con người, …), kỹ năng để thực hiện, sự hỗ trợ cần thiết để thực hiện nhiệm vụ (thông tin, sự giám sát, định hướng, …)

Phương tiện (Công cụ): Là niềm tin rằng kết quả tốt sẽ dẫn đến phần thưởng

xứng đáng Khái niệm này được thể hiện qua mối quan hệ giữa hành động và phần thưởng, cụ thể bị ảnh hưởng bởi các nhân tố như:

Sự rõ ràng trong mối liên kết giữa hiệu quả làm việc và phần thưởng người lao động được nhận

- Nỗ lực khuyến khích làm việc

- Tin tưởng vào sự công bằng, người có quyền quyết định thưởng/ phạt

- Tin tưởng vào tính minh bạch trong việc quyết định thưởng/phạt

Hấp lực (Đối xử, phần thưởng): Phản ánh mức độ quan trọng của phần

thưởng đối với người thực hiện công việc Khái niệm này được thể hiện qua mối quan

Trang 14

hệ giữa phần thưởng và mục tiêu cá nhân (personal goals) Các nhân tố ảnh hưởng đến việc đối xử như:

- Sự quan tâm đến những kết quả/phần thưởng mà cá nhân nhận được

- Nỗ lực khuyến khích làm việc

- Hiệu quả công việc đạt được tương xứng với phần thưởng nhận được

Vroom cho rằng người lao động chỉ được động viên khi nhận thức của họ về cả

ba khái niệm hay ba mối quan hệ trên là tích cực Nói cách khác là khi họ tin rằng nỗ lực của họ sẽ cho ra kết quả tốt hơn, kết quả đó dẫn đến phần thưởng xứng đáng và phần thưởng đó có ý nghĩa và phù hợp với mục tiêu cá nhân của họ Lý thuyết kỳ vọng được xây dựng dựa trên sự nhận thức của người lao động, nên có khả năng xảy

ra trường hợp là cùng làm ở một môi trường với cùng một vị trí như nhau nhưng có động lực làm việc không giống nhau, do nhận thức về các khái niệm trên khác nhau

Thuyết kỳ vọng của Vroom được xây dựng theo công thức:

Hấp lực x Mong đợi x Phương tiện = Sự động viên

Hấp lực (phần thưởng) là sức hấp dẫn cho một mục tiêu nào đó

Mong đợi (thực hiện công việc) là niềm tin của nhân viên rằng nếu nỗ lực làm việc thì nhiệm vụ sẽ được hoàn thành

Phương tiện (niềm tin) là niềm tin của nhân viên rằng họ sẽ nhận được đền đáp khi hoàn thành nhiệm vụ

Ứng dụng lý thuyết này vào thực tiễn có thể thấy muốn tăng cường hấp lực hướng tới mục tiêu tham gia vào NCKH của sinh viên thì người quản lý phải tạo nhận thức cho sinh viên rằng nỗ lực của họ sẽ mang lại những phần thưởng tương xứng với mong muốn của họ Muốn vậy, trước hết phải tạo được sự thoả mãn của sinh viên với điều kiện môi trường làm NCKH, với sự hỗ trợ của cấp trên, của bạn học, từ đó khiến

họ tin tưởng hơn vào nỗ lực của mình sẽ dẫn đến kết quả và phần thưởng như kỳ vọng Sự thoả mãn về thưởng phạt công bằng cũng sẽ giúp họ tin rằng những kết quả

họ đạt được chắc chắn sẽ được sự ghi nhận cũng như sự tưởng thưởng

Trang 15

Hình 2.1 Mô hình thuyết kỳ vọng của Vroom (1964)

Nguồn: Vroom (1964)

1.2.2 Lý thuyết hành vi hoạch định (TPB)

Lý thuyết hành vi hoạch định TPB (Ajzen, 1991), được phát triển từ lý thuyết hành độ hợp lý (TRA, Ajzen & Fishbein, 1975) Lý thuyết này giả định rằng, một hành vi có thể được dự báo hoặc giả thích bởi các ý định (động cơ) để thực hiện hành

vi đó Các giả định được giả sử bao gồm các nhân tố, động cơ ảnh hưởng đến hành vi

đó và được định nghĩa như là một mức độ nỗ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó (Ajzen, 1991)

Thuyết TPB phát biểu rằng ý định dẫn đến hành vi của con người được dự báo bởi: thái độ đối với hành vi, chuẩn chủ quan và cảm nhận về kiểm soát hành vi Các ý định đó cùng với nhận thức về kiểm soát hành vi giải thích cho các hành vi khác nhau đánh kể trong thực tế Thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành vi được cho là có liên quan chủ yếu với tập hợp các niềm tin về hành vi, chuẩn mực và

sự kiểm soát đến hành vi mà theo Ajzen & Fishbein (2005) tập hợp này lại bị tác động bởi nhiều yếu tố nhân khẩu – xã hội như là xã hội học, văn hoá, cá tính và các nhân tố ngoại cảnh

Hình 2.2 Mô hình thuyết hành vi hoạch định Nguồn: I Ajzen (1991)

Thái độ đối với

Hành vi (A)

Trang 16

1.2.3 Thuyết ba nhu cầu của David I McClelland

Để thúc đẩy động cơ của con người, McClelland (dẫn theo (Harrell & Stahl, 1981)) đã đưa ra ba nhu cầu thúc đẩy con người hành động gồm nhu cầu thành tích, nhu cầu quyền lực và nhu cầu liên kết Cụ thể:

Nhu cầu thành tựu

Người có nhu cầu thành tựu cao là người luôn theo đuổi việc giải quyết công việc tốt hơn Họ muốn vượt qua các khó khăn, trở ngại Họ muốn cảm thấy rằng thành công hay thất bại của họ là do kết quả của những hành động của họ Điều này có nghĩa

là họ thích các công việc mang tính thách thức Những người có nhu cầu thành tựu cao được động viên làm việc tốt hơn Đặc tính chung của những người có nhu cầu thành tựu cao:

- Lòng mong muốn thực hiện các trách nhiệm cá nhân

- Xu hướng đặt ra các mục tiêu cao cho chính họ

- Nhu cầu cao về sự phản hồi cụ thể, ngay lập tức

- Nhanh chóng, sớm làm chủ công việc của họ

Nhu cầu liên minh

Cũng giống như nhu cầu xã hội Maslow, đó là được chấp nhận tình yêu, bạn

bè Người lao động có nhu cầu này mạnh sẽ làm việc tốt ở những loại công việc tạo ra

sự thân thiện và các quan hệ xã hội

Nhu cầu quyền lực

Là nhu cầu kiểm soát và ảnh hưởng đến người khác và môi trường làm việc của

họ Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng người có nhu cầu quyền lực mạnh và nhu cầu thành tựu có xu hướng trở thành các nhà quản trị Một số người còn cho rằng nhà quản trị thành công là người có nhu cầu quyền lực mạnh nhất, kế đến là nhu cầu thành tựu và sau cùng là nhu cầu cần liên minh

McClelland cũng xác nhận rằng những người đạt được thành tích cao thường khác với những người khác ở chỗ họ mong muốn làm mọi thứ tốt hơn Họ tìm kiếm những

cơ hội mà trong đó họ có thể có trách nhiệm cá nhân đối với việc tìm ra giải pháp cho các vấn đề, nhận được sự phản hồi nhanh chóng và rõ ràng về kết quả quá trình của họ

Trang 17

chấp nhận trách nhiệm cá nhân đối với sự thành bài hơn là để mặc kết quả cho những người khác có dịp làm và hành động

Những người đạt thành tích cao thường thể hiện tốt nhất khi họ nhận thức khả năng thành công của họ là 0,5, nghĩa là khi họ đoán rằng cơ hội thành công là 50-50

Họ không thích đánh bạc với những tỷ lệ đặt cọc cao (nghĩa la khả năng thất bại cao) bởi vì thành công trong tình huống này chỉ là may hơn khôn, và họ không có được sự thỏa mãn về thành tích đạt được từ sự thành công may hơn khôn này Tương tự, họ không thích bởi những khoản tỷ lệ đặt cọc thấp (nghĩa là có khả năng thành công cao) bởi vì việc đó chẳng có gì thách thức kỹ năng của họ Họ thích đặt ra các mục tiêu thực tế nhưng khó, đòi hỏi bản thân họ phải “căng mình” ra một chút Khi có một cơ hội mà sự thành công và thất bại là gần ngang bằng nhau, đó sẽ là cơ hội tối ưu để có những cảm giác hoàn thiện và thỏa mãn từ nỗ lực của họ

Như vậy, việc quản lý và tạo ra các chính sách để thỏa mãn được nhu cầu quyền lực, trên cơ sở đạt được thành tích và xây dựng được mối quan hệ tốt sẽ giúp người lao động làm việc để tìm đến con đường thăng tiến

Hình 2.3 Thuyết ba nhu cầu của David I McClelland (1940)

Nguồn: McClelland (1940)

1.2.4 Tháp nhu cầu của Maslow

Tháp nhu cầu của Maslow được nhà tâm lý học Abraham Maslow đưa ra vào năm 1943 Tháp nhu cầu của Maslow gồm năm bậc, trong đó nhu cầu bậc thấp gồm nhu cầu sinh học, nhu cầu an toàn và nhu cầu bậc cao gồm nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu tự thể hiện Các nhu cầu bậc cao của con người chỉ có thể thực hiện được khi nhu cầu bậc thấp đã thỏa mãn

Theo A Maslow, hành vi của con người bắt ngu ồn từ nhu cầu của họ Nhu cầu

tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau từ “đáy” lên tới

Trang 18

“đỉnh”, theo một thứ tự ưu tiên từ thấp tới cao về tầm quan trọng, phản ánh mức độ

“cơ bản” của nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội Những nhu cầu ở cấp cao hơn sẽ được thỏa mãn khi nhu cầu cấp thấp hơn được đáp ứng Con người cá nhân hay con người trong tổ chức chủ yếu hành động theo nhu cầu

Chính sự thỏa mãn nhu cầu làm họ hài lòng và khuyến khích họ hành động

Theo bậc thang nhu cầu của A Maslow, các nhu cầu gồm có hai cấp: cấp cao

và cấp thấp Cấp thấp gồm các nhu cầu sinh học và an toàn Cấp cao gồm các nhu cầu

xã hội, tự trọng và sự hoàn thiện Cụ thể:

Bậc 1 Những nhu cầu về sinh học: Là những nhu cầu cần thiết và tối thiểu nhất

đảm bảo cho con người tồn tại Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu của cơ thể hoặc nhu cầu sinh lý, bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như: ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục, các nhu cầu làm cho con người thoải mái, Đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người Trong hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất

Bậc 2 Những nhu cầu về an ninh và an toàn: Khi con người đã được đáp ứng

các nhu cầu cơ bản, tức là các nhu cầu này không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, họ sẽ có nhucầu cao hơn Đó là những nhu cầu về an toàn, không bị

đe dọa về tài sản, công việc, sức khỏe, tính mạng và gia đình Nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống của mình khỏi các nguy hiểm Nhu cầu này sẽ trở thành động cơ quá trình trong các trường hợp khẩn cấp, nguy khốn đến tính mạng như chiến tranh, thiên tai, gặp thú dữ,

Bậc 3 Những nhu cầu về xã hội: là những nhu cầu về tình yêu, được chấp

nhận, mong muốn được tham gia vào một tổ chức hay một đoàn thể nào đó Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần được những người khác chấp nhận và i luôn

có nhu cầu yêu thương gắn bó Cấp độ nhu cầu này cho thấy con người có nhu cầu giao tiếp để phát triển

Bậc 4 Những nhu cầu được đánh giá và tôn trọng: Theo A.Maslow, khi con

người bắt đầu thỏa mãn nhu cầu được chấp nhận là thành viên trong xã hội thì họ có

Trang 19

xu thế tự trọng và muốn được người khác tôn trọng Nhu cầu loại này dẫn tới sự thỏa mãn như: quyền lực, uy tín, địa vị và lòng tự tin

Đây là mong muốn của con người khi nhận được sự chú ý, quan tâm và tôn trọng từ những người xung quanh và mong muốn bản thân là một “mắt xích” không thể thiếu trong hệ thống phân công lao động xã hội Việc họ được tôn trọng cho thấy bản thân từng cá nhân đều mong muốn trở thành người hữu dụng theo một điều giản đơn là “xã hội chuộng của chuộng công” Vì thế, con người thường có mong muốn có địa vị cao

để được nhiều người tôn trọng và kính nể

Bậc 5 Những nhu cầu về sự hoàn thiện: Là những nhu cầu về chân, thiện, mỹ,

tự chủ, sáng tạo, mong muốn phát triển toàn diện cả về thể lực và trí tuệ

Thuyết nhu cầu của A.Maslow là thuyết đạt tới đỉnh cao trong việc nhận dạng các nhu cầu tự nhiên của con người nói chung Việc sắp xếp nhu cầu theo thang bậc từ thấp đến cao cho thấy độ “dã man” của con người giảm dần và độ “văn minh” của con người tăng dần Con người tự nhận thấy bản thân cần thực hiện một công việc nào đó theo sở thích và chỉ khi công việc đó được thực hiện thì họ mới cảm thấy hài lòng Như vậy, theo lý thuyết này, trước tiên các nhà lãnh đạo phải quan tâm đến các nhu cầu vật chất, trên cơ sở đó nâng dần lên các nhu cầu bậc cao

Hình 2.4 Tháp nhu cầu của Maslow (1943)

Nguồn: Maslow (1943)

Trang 20

1.2.5 Thuyết hai nhân tố Herzberg

Thuyết hai nhân tố được Herberg đưa ra vào năm 1959, theo đó, có hai nhân tố

có tác dụng tạo động lực là nhóm nhân tố thúc đẩy và nhóm nhân tố duy trì

Nhóm nhân tố thúc đẩy:

Các nhân tố thúc đẩy là các nhân tố thuộc bên trong công việc Đó là các nhân

tố tạo nên sự thỏa mãn, sự thành đạt, sự thừa nhận thành tích, bản thân công việc của người lao động, trách nhiệm và chức năng lao động, sự thăng tiến Đây chính là 5 nhu cầu cơ bản của người lao động khi tham gia làm việc Đặc điểm của nhóm này là nếu không được thỏa mãn thì dẫn đến bất mãn, nếu được thỏa mãn thì sẽ có tác dụng tạo động lực

- Thành đạt: sự thỏa mãn của bản thân khi hoàn thành một công việc, giải quyết một vấn đề và nhìn thấy những thành quả từ nỗ lực của mình (Con người được động viên khi anh ta có khả năng thực hiện được những ý định của mình.)

- Bản thân công việc: những ảnh hưởng tích cực từ công việc lên mỗi người chẳng hạn, một công việc có thể thú vị, đa dạng, sáng tạo và thách thức

- Sự thừa nhận: Sự ghi nhận việc hoàn thành tốt một công việc Điều này có thể được tạo ra từ bản thân từng cá nhân hoặc sự đánh giá của mọi người (Con người được kích thích mỗi khi ứng xử của mình được đánh giá đúng thông qua những lời khen ngợi (khi có kết quả tốt) hoặc xử phạt (khi không đạt yêu cầu)

- Trách nhiệm: mức độ ảnh hưởng của một người đối với công việc Mức độ kiểm soát của một người đối với công việc có thể bị ảnh hưởng phần nào phần nào bởi quyền hạn và trách nhiệm đi kèm với nó

- Sự thăng tiến, tiến bộ: là những cơ hội thăng tiến, hoàn thiện bản thân trong doanh nghiệp Cơ hội phát triển cũng xuất hiện trong công việc thường ngày nếu người ta có quyền quyết định nhiều hơn để thực thi các sáng kiến

Nhóm nhân tố duy trì:

Đó là các nhân tố thuộc về môi trường làm việc của người lao động, các chính sách chế độ quản trị, tiền lương, sự hướng dẫn công việc, các quan hệ với con người, các điều kiện làm việc Các nhân tố này khi được tổ chức tốt có tác dụng ngăn ngừa sự không thỏa mãn đối với công việc của người lao động

Trang 21

Chính sách và quy định quản lý Điều này có nghĩa là toàn bộ quá trình của doanh nghiệp được quản lý và tổ chức như thế nào Ví dụ, nếu các chính sách của doanh nghiệp mâu thuẫn với mục đích của các bộ phận và cá nhân thì điều đó sẽ mang lại hậu quả xấu Việc nhân viên phản đối hay cảm thấy tức giận với một số chính sách hay quyết định được đưa ra từ một phòng ban nào đó trong tổ chức là khá phổ biến

Sự giám sát Giám sát đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo động lực làm việc, đặc biệt đối với một tập thể nhân viên Thường con người sẽ không dành nhiều thời gian để quan tâm đến người giám sát của mình, họ chỉ nghĩ đến khi nào họ cần đến hoặc khi người giám sát gây áp lực cho họ Do đó, giám sát là một nhân tố giúp thúc đẩy các quá trình trong quy trình công việc cũng như tiến độ hoàn thành các công việc

1.3 Tổng quan về các nghiên cứu thực nghiệm

1.3.1 Các nghiên cứu thế giới

White và cộng sự (2012) trong nghiên cứu “What makes a “research star”? Factors influencing the research productivity of business faculty” với số quan sát là

236 quan sát, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, qua việc sử dụng kiểm định T-test

đã kiểm định các giả thuyết thống kê về sự khác biệt trong sự tận tâm của giảng viên đối với nghiên cứu, giá trị đạt được từ các nghiên cứu, việc quản lý thời gian làm việc,

về thứ hạng nghiên cứu đạt được, nhận được sự hỗ trợ từ học viên, được hỗ trợ nghiên cứu trong kỳ nghỉ hè, các thủ tục phục vụ cho quá trình nghiên cứu, kinh nghiệm nghiên cứu của đơn vị đang công tác đến động cơ nghiên cứu của giảng viên được đo lường bởi thang đo likert với ba nhóm nhân tố chính (1) “thái độ chứng tỏ sự tận tâm của bản thân với việc nghiên cứu”, (2) “kỹ năng quản lý thời gian”, (3) “sự sẵn lòng giành thời gian cho nghiên cứu”

Nghiên cứu của Iqbal (2011) “Factors Related to Low Research Productivity at Higher Education Level” với 232 quan sát được điều tra bằng phương pháp chọn mẫu phân tầng, nghiên cứu đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất nghiên cứu khoa học của giảng viên: số giờ giảng, chức vụ kiêm nhiệm công tác, thời gian dành cho nghiên cứu, thái độ tiêu cực về quá trình nghiên cứu khoa học, nguồn kinh phí phục vụ cho quá trình nghiên cứu, phương tiện nghiên cứu hiện có, tạp chí chuyên

Trang 22

môn và tạp chí khoa học cấp trường được tiếp cận để đăng bài Iqbal (2011) cũng đo lường năng suất nghiên cứu qua số lượng bài nghiên cứu đã hoàn thành

Jung (2012) “Faculty Research Productivity in Hong Kong across Academic Discipline” với số quan sát là 809 Kết quả hồi quy cho thấy các nhân tố đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% ngoại trừ nhân tố loại hình “nghiên cứu ứng dụng”

và “điều kiện quản lý chung” là không có ý nghĩa thống kê ở mức 5% Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính và định lượng cùng với mô hình nghiên cứu như sau:

Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu của Jung (2012)

Nguồn: Jung (2012) Lertputtarak (2008) khi nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hiệu quả nghiên cứu khoa học đã xác nhận có nhiều nhân tố ảnh hưởng lên hành vi của con người trong nghiên cứu khoa học bao gồm: môi trường nghiên cứu, nhân tố về thể chế, nhân tố và phát triển nghề nghiệp, nhân tố về nhân khẩu học và nhân tố về mặt xã hội

Các nhân tố nhân khẩu học

- Tuổi

- Kinh nghiệm làm việc

Đặc tính công việc

- Thời gian làm việc

-Thời gian dành cho nghiên cứu

Loại hình nghiên cứu

- Nghiên cứu theo sở thích

Trang 23

Hình 2.6 Sơ đồ nghiên cứu của Lertputtarak (2008)

Nguồn: Lertputtarak (2008) Trong nghiên cứu của Williams & Williams (2011) đã xác định 5 nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến động lực của sinh viên trong học tập bao gồm:

- Giảng viên là một nhân tố quan trọng tác động đến động lực của sinh viên Theo đó, giảng viên phải được huấn luyện tốt, tập trung và theo dõi quá trìnhcủa sinh viên Thông qua đó giảng viên hướng dẫn và giám sát sinh viên đồng thời truyền cảm hứng cho h/ọ

- Nội dung: là những kiến thức đòi hỏi phải chính xác trong giới hạn thời gian giúp khuyến khích sinh viên học tập hay nghiên cứu và giữ những kiến thức này hữu ích đối với sinh viên trong hiện tại và cả trong nghề nghiệp tương lai

- Phương pháp (quá trình): đây là nhân tố khuyến kích, tạo ra những điều kiện thúc đẩy sinh viên tham gia với các lợi ích cả về vật chất lẫn tinh thần, kèm theo đó là những công cụ hữu ích đối với sinh viên để họ có thể áp dụng vào thực tế

- Môi trường: sinh viên cần một môi trường học tập và nghiên cứu dễ dàng tiếp cận, an toàn và được thúc đẩy theo hướng tích cực Đồng thời, một môi trường tốt cho sinh viên học tập, nghiên cứu cần thúc đẩy quá trìnhlàm việc độc lập và hướng đến việc xây dựng các giá trị cá nhân cho mỗi sinh viên

1.3.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam

Vưu Thị Thùy Trang (2012) “Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Nhóm nhân tố về môi trường

Trang 24

Minh”, với số quan sát là 150 quan sát và phỏng vấn chuyên sâu 6 cá nhân Nhóm tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu như sau:

Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu của Vưu Thị Thùy Trang (2012)

Nguồn: Vưu Thị Thùy Trang (2012) Nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn (2016) về quá trình NCKH của sinh viên Trường đại học Kinh tế - Luật cho thấy, để hoàn thành một đề tài NCKH, sinh viên tham gia chịu tác động mạnh nhất bởi các nhân tố: Động lực nghiên cứu từ sinh viên,

Hỗ trợ từ nhà trường và Năng lực của giảng viên hướng dẫn Theo đó, tác giả cho rằng, nhân tố nội lực của sinh viên và sự hướng dẫn của giảng viên được coi là những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành đề tài NCKH của sinh viên

Hình 2.8 Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn (2016) Thái độ đối với việc nghiên

Động cơ nghiên cứu

của sinh viên

Hỗ trợ từ phía Nhà trường

Năng lực hướng dẫn

của giảng viên

Mức độ hoàn thành đề tài nghiên cứu

Trang 25

1.4 Mô hình nghiên cứu

1.4.1 Khoảng trống và khung phân tích đề xuất

Thông qua khảo lược lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm đi trước cho thấy:

Quá trình NCKH của sinh viên là rất quan trọng đối với quá trình của một trường đại học, nó giúp thúc đẩy chất lượng giảng dạy, học tập và nghiên cứu của nhà trường, hơn thế nữa, thông qua các quá trình này còn giúp mở rộng hình ảnh của nhà trường Thông qua khảo lược các nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy, số lượng các nghiên cứu về chủ đề này khá hạn chế và giới hạn trong phạm vi từng trường, việc giới hạn phạm vi từng trường giúp xác định được ảnh hưởng của từng nhân tố trong phạm vi trường Trên cơ sở đó, nhóm tác giả nhận thấy, nghiên cứu về động lực tham gia các quá trình NCKH của sinh viên hiện tại rất ít tại Việt Nam, hơn thế nữa tại trường đại học Thủ Dầu Một là chưa có nghiên cứu nào thực hiện trước đây Điều này tạo ra khoảng trống cần thiết cho nghiên cứu này của nhóm tác giả

1.4.2 Mô hình nghiên cứu mẫu

Lertputtarak (2008) đã xây dựng mô hình nghiên cứu mẫu khi nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hiệu quả nghiên cứu khoa học đã xác nhận có nhiều nhân tố ảnh hưởng lên hành vi của con người trong nghiên cứu khoa

1.4.3 Mô hình nghiên cứu tổng quát

Từ mô hình nghiên cứu mẫu của Lertputtarak (2008) và kết hợp của quá trìnhnghiên cứu sơ bộ, đề tài nghiên cứu xây dựng mô hình nghiên cứu tổng quát như sau:

Nhóm nhân tố

về xã hội

Nhóm nhân tố về nhân khẩu học

Trang 26

Phương trình nhân tố ảnh hưởng đến quá trình NCKH của sinh viên có dạng tổng quát như sau:

HĐNC = β0 + β1*MTNC+β2*PTHD+β3*GVHD + β4*ĐTNC + β5*LINC + εi Trong đó:

HĐNC: Nhân tố phụ thuộc thể hiện quá trình NCKH của sinh viên

MTNC, PTHD, GVHD, DTNC, LINC: lần lượt là những nhân tố độc lập: Môi trường nghiên cứu, Phần thưởng hấp dẫn, Giảng viên hướng dẫn, Đề tài nghiên cứu, Lợi ích tham gia nghiên cứu

β0: hệ số tự do, thể hiện giá trị trung bình của HĐNC khi các nhân tố độc lập trong mô hình bằng 0

βi (i=1,5): Hệ số hồi quy của những nhân tố độc lập tương ứng MTNC, PTHD, GVHD, DTNC, LINC

ε: sai số

Hình 2.9 Sơ đồ nghiên cứu mẫu Trên nền tảng về các lý thuyết có liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên, cùng với kết quả đạt được ở các nghiên cứu định lượng khác đã thực hiện, nghiên cứu này được thực hiện với những kỳ vọng

Kỳ vọng mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến mức tuân thủ thuế thu

Môi trường NC (MTNC)nghiệp

Phần thưởng hấp dẫn

Nhân tố ảnh hưởng thuyết Giả

Nhân tố phụ thuộc

Trang 27

STT Tên biến Giải thích Kỳ vọng

Theo đó, hệ thống các giả thuyết nghiên cứu được đặt ra như sau

- Giả thuyết H1: Khi môi trường nghiên cứu càng thuận lợi thì sinh viên tham gia nghiên cứu càng nhiều

- Giả thuyết H2: Khi phần thưởng càng hấp dẫn thì sinh viên tham gia nghiên cứu càng nhiều

- Giả thuyết H3: Khi giảng viên hướng dẫn càng nhiệt tình hỗ trợ thì sinh viên tham gia nghiên cứu càng nhiều

- Giả thuyết H4: Khi đề tài càng hấp dẫn thì sinh viên tham gia nghiên cứu càng nhiều

- Giả thuyết H5: Khi lợi ích càng lớn thì sinh viên tham gia nghiên cứu càng nhiều

Trang 28

CHƯƠNG 2

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Từ cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đã trình bày ở chương 1 Chương 2 sẽ giới thiệu quy trình nghiên cứu, xây dựng thang

đo, cách thức chọn mẫu, phương pháp thu thập số liệu và cỡ mẫu Phần kỹ thuật phân tích dữ liệu thống kê sẽ dùng hình thức kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach‟s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), thống kê suy diễn với kiểm định, phân tích hồi quy tuyến tính

2.1 Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua chín bước như sau: Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu và tìm hiểu cơ sở lý thuyết nền tảng phục vụ mục tiêu nghiên cứu; Bước 2: Xem xét các nghiên cứu tiền nhiệm; Bước 3: Xác định khoảng trống nghiên cứu; Bước 4: Thiết lập mô hình và giả thuyết nghiên cứu; Bước 5: Xây dựng thang đo nháp các nhân tố trong mô hình; Bước 6: Đánh giá sơ bộ thang đo; Bước 7: Thu thập

dữ liệu chính thức; Bước 8: Phân tích dữ liệu và Bước 9: Viết Báo cáo nghiên cứu

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu, đây là bước nghiên cứu đầu tiên nhóm tác giả xác định những vấn đề cơ bản cần giải đáp từ nghiên cứu

Bước 1: Xác định

vấn đề nghiên

Bước 2: Xem xét các nghiên cứu

Bước 3: Xác định khoảng

Bước 9: Viết báo cáo nghiên cứu Bước 8: Phân

tích dữ liệu Bước 7: Thu

Bước 4: Thiết lập mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Trang 29

- Tìm hiểu thực trạng nghiên cứu khoa học của sinh viên TDM

- Các nhân tố tác động tới quá trình NCKH của sinh viên;

- Thảo luận và đưa ra các đề xuất hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy quá trình NCKH trong sinh viên

Từ vấn đề và mục tiêu nghiên cứu đã được xác định, nhóm tác giả tìm hiểu các

lý thuyết nền tảng, làm cơ sở lý luận minh chứng cho vấn đề và nội dung nghiên cứu

Cụ thể trong Nghiên cứu, nhóm tác giả đã tìm hiểu và khai thác 4 lý thuyết nền tảng (1) Lý thuyết mong đợi, (2) Lý thuyết tín hiệu, (3) Lý thuyết ba nhu cầu và tháp nhu cầu Maslow, (4) Lý thuyết hai nhân tố Herzberg

Bước 2: Xem xét các nghiên cứu tiền nhiệm Căn cứ trên vấn đề nghiên cứu đã

được xác định, nhóm tác giả xem xét các nghiên cứu tiền nhiệm từ các nhóm tác giả nghiên cứu trước, các mô hình nghiên cứu có liên quan để làm rõ vấn đề nghiên cứu

Bước 3: Xác định khoảng trống nghiên cứu Qua khảo sát các nghiên cứu tiền

nhiệm, phân tích đánh giá những ưu và nhược điểm các nghiên cứu đi trước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu được thực hiện trong và ngoài nước, nhóm tác giả xác định các khoảng trống nghiên cứu cần giải đáp Trong đó, khoảng trống nghiên cứu cốt lõi nằm ở không gian nghiên cứu tại Trường đại học Thủ Dầu Một

Bước 4: Thiết lập mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu Để giải

quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra; Căn cứ dựa trên khảo sát các mô hình lý thuyết trước của các nhóm tác giả khác, những lý thuyết nền có liên quan Nhóm tác giả tổng hợp, đánh giá những nhân tố, quan điểm cần phát huy từ nghiên cứu tiền nhiệm, xác định những điểm mới cần đặt ra đối với nghiên cứu này Nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu và xây dựng giả thuyết nghiên cứu, tìm phương pháp để giải đáp những câu hỏi nghiên cứu đặt ra thông qua nghiên cứu và dữ liệu thực nghiệm

Bước 5: Xây dựng thang đo nháp cho các nhân tố trong mô hình Nhóm tác giả

sử dụng nghiên cứu định tính bằng phỏng vấn tay đôi và thảo luận nhóm để thiết lập

bộ thang đo nháp Bộ thang đo nháp này sẽ được tiến hành thu thập dữ liệu để đánh giá sơ bộ trước khi hiệu chỉnh bộ thang đo cuối cùng

Bước 6: Đánh giá sơ bộ thang đo: Từ bộ thang đo nháp nhóm tác giả thiết kế

một nghiên cứu với mẫu nhỏ (n=20) để đánh giá sơ bộ thang đo về tính tin cậy và đơn hướng của các nhân tố trong mô hình Phương pháp sử dụng là kiểm định sự ổn định

Trang 30

của dữ liệu đối với mô hình; dùng kiểm định Cronbach Alpha và phân tích nhân tố cho từng thang đo trong một nhân tố trên dữ liệu thực nghiệm thu được cho mô hình Sau khi tiến hành phân tích sơ bộ sẽ hiệu chỉnh một lần nữa bảng câu hỏi và tiến hành lấy mẫu cho phân tích chính thức

Bước 7: Thu thập dữ liệu chính thức Tại bước này nhóm tác giả xác định các

loại dữ liệu cần thu thập, các phương pháp thu thập dữ liệu khả thi và đảm bảo tính tin cậy cho dữ liệu phân tích

Bước 8: Phân tích dữ liệu: Dữ liệu được thu thập, làm sạch và tiến hành phân

tích bằng các phương pháp thống kê phù hợp bao gồm cả phương pháp phân tích nhân

tố và hồi quy thông thường OLS và các kiểm định liên quan

Bước 9: Sau khi có các kết quả nghiên cứu từ các mô hình nghiên cứu nhóm

tác giả tiến hành hoàn thành báo cáo nghiên cứu

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Xây dựng thang đo

Thang đo sơ bộ được dựa vào thang đo của các nghiên cứu trước đây và được sắp xếp lai theo mô hình lý thuyết TPB Nhằm để kiểm định lại các thang đo xem có phù hợp hay chưa, tác giả thực hiện nghiên cứu sơ bộ

Từ những công trình nghiên cứu đã phân tích và tổng hợp từ khung phân tích

đề xuất, nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu sơ bộ bằng kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc mười chuyên gia (giảng viên và cán bộ đang làm việc tại trường và có tham gia nghiên cứu với sinh viên) về quá trình nghiên cứu khoa học của sinh viên nhằm xác định nhóm nhân tố có thể tác động đến quá trình NCKH của sinh viên

Quá trình NCKH của SV được đánh giá bởi rất nhiều biến quan sát Mỗi biến quan sát được đo lường bằng thang đo Likert bao gồm 5 mức độ:

- Mức 1: hoàn toàn không đồng ý

Trang 31

Để xây dựng các thang đo lường cho các nhân tố trong mô hình nghiên cứu, ngoài việc tham khảo các nhân tố từ các nghiên cứu tiền nhiệm; nhóm tác giả thực hiện bước thảo luận tay đôi với các sinh viên Đồng thời nhóm tác giả cũng tiến hành tham khảo các giảng viên và nhà nghiên cứu có kinh nghiệm về vấn đề quá trình NCKH của sinh viên Từ các ý kiến riêng của sinh viên sẽ được tổng hợp lại và hình thành các nhân tố sơ bộ đầu tiên

Để phát triển các câu hỏi cho từng nhân tố nhóm tác giả sử dụng hai kỹ thuật phòng vấn là (1) Phỏng vấn trực tiếp hay thảo luận tay đôi với sinh viên và (2) Thảo luận nhóm tập trung với đối tượng dự kiến điều tra Để thu được bản hỏi nháp đầu tiên nhóm tác giả lập một danh sách từ 10 đến 20 sinh viên (10 sinh viên chính thức và 10 sinh viên dự phòng trong trường hợp phỏng vấn 10 sinh viên ban đầu mà chưa đạt

“điểm dừng” thông tin) tham gia nghiên cứu bằng phỏng vấn tay đôi Mỗi sinh viên được hỏi sẽ đưa ra tối thiểu 03 khía cạnh để đo lường cho một nhân tố trong mô hình

đã được định hình của nhóm tác giả, để đạt mức thông tin bao trùm cho tất cả các khía cạnh của một nhân tố nhóm tác giả thiết kế lấy mẫu định tính theo nguyên tắc bão hòa thông tin

Cách lấy mẫu bão hòa thông tin được diễn đạt như sau: Các sinh viên được phỏng vấn lần lượt các nhân tố được đưa ra và nhóm tác giả đề nghị mỗi sinh viên đưa

ra tối thiểu 03 khía cạnh khác nhau để đánh giá (đo lường) Giả sử sinh viên đầu tiên đưa ra được một tập hợp các khía cạnh đo lường cho một nhân tố, sinh viên thứ hai đưa thêm được một số khía cạnh khác, cứ như vậy đến các sinh viên tiếp theo Nhóm tác giả dừng lại khi có ba sinh viên liên tiếp không đưa ra được các khía cạnh đo lường mới, các thông tin đưa ra được xem là “bão hòa” và các khía cạnh được xem xét đánh giá một lần nữa trước khi tiến hành xây dựng bảng hỏi chính chức

Sau khi thu được thông tin từ phỏng vấn tay đôi các sinh viên, nhóm tác giả tiến hành đánh giá và hiệu chỉnh các thang đo lường bằng một thảo luận nhóm với từ

5 đến 10 người là các đối tượng điều tra tiềm năng Kết thúc phỏng phần thảo luận nhóm tác giả sẽ thu bộ thang đo nháp lần thứ nhất cho điều tra thử

Tiếp theo bộ thang đo được tiến hành xây dựng bảng hỏi nháp cho điều tra thử nghiệm với một mẫu nhỏ để tiếp tục tiến hành hiệu chỉnh Nhóm tác giả sẽ quyết định

Trang 32

lựa chọn hình thức, cách diễn đạt ngôn từ trong bảng câu hỏi sau khi bảng hỏi nháp được tiến hành phỏng vấn thử với từ 10 đến 15 đối tượng điều tra tiềm năng

2.2.3 Công cụ thu thập

Bảng câu hỏi được thiết kế để làm công cụ thu thập dữ liệu cho đề tài Bảng câu hỏi đầu tiên được thiết kế dựa trên thang đo sơ bộ Sau đó được cải tiến và hiệu chỉnh sau khi có kết quả nghiên cứu định tính Nhóm nghiên cứu xác định được thang đo độc lập gồm năm nhân tố ảnh hưởng đến tham gia nghiên cứu của sinh viên gồm:

- Nhân tố 1: Môi trường nghiên cứu (MTNC) gồm 4 biến quan sát

- Nhân tố 2: Phần thưởng hấp dẫn (PTHD) gồm 4 biến quan sát

- Nhân tố 3: Giảng viên hướng dẫn (GVHD) gồm 4 biến quan sát

- Nhân tố 4: Đề tài nghiên cứu (DTNC) gồm 4 biến quan sát

- Nhân tố 5: Lợi ích tham gia nghiên cứu (LINC) gồm 4 biến quan sát

Môi trường nghiên cứu (MTNC)

Nhân tố Môi trường nghiên cứu là nhân tố hàm chứa các nhân tố liên quan đến việc học tập và thực hiện NCKH của sinh viên tại trường đại học Nhân tố này cũng được khẳng định trong nghiên cứu của Lertputtarak (2008), Williams & Williams (2011), Vưu Thị Thùy Trang (2012) và nghiên cứu của White và cộng sự (2012) Nhân tố này được thể hiện qua bốn biến quan sát: (1) Thời gian biểu phù hợp, (2) Điều kiện về cơ sở vật chất, (3) Điều kiện về tài liệu và thiết bị, (4) Quy trình thực hiện NCKH

Phần thưởng hấp dẫn (PTHD)

Phần thưởng hấp dẫn là một trong những nền tảng cơ bản nhất trong nhu cầu của con người, bao gồm giá trị phần thưởng về vật chất (cấp bậc thấp) và những giá trị tôn trọng và khẳng định cá nhân (cấp bậc cao) (Maslow, 1943) Điều này được khẳng định rõ trong các nghiên cứu về động lực nghiên cứu khoa học của Jung (2012), Lertputtarak (2008), Iqbal (2011),… Nhân tố này được thể hiện qua bốn biến quan sát: (1) Tiền thưởng, (2) Kinh phí trợ giúp ban đầu, (3) Được bạn bè biết đến khi đạt giải, (4) Có thành tích tốt giúp làm đẹp hồ sơ (hay CV) bản thân

Giảng viên hướng dẫn (GVHD)

Giảng viên hướng dẫn thuộc nhóm “nhân tố duy trì” được đề cập trong thuyết

Trang 33

viên thường gặp khó khăn khi bắt đầu NCKH, nên Giảng viên sẽ có sự hỗ trợ cho sinh viên về các kỹ năng cần thiết để thực hiện nghiên cứu, hướng dẫn sinh viên lựa chọn

đề, lập kế hoạch, hỗ trợ công bố những kết quả NCKH Đồng thời, Giảng viên có thể hướng dẫn giám sát về: đề tài nghiên cứu, tiến độ nghiên cứu của sinh viên, chất lượng bài làm của sinh viên và tham gia nghiên cứu Từ đó, khiến sinh viên tin tưởng hơn, kỳ vọng hơn vào nỗ lực của họ Những nỗ lực đó sẽ dẫn đến kết quả và phần thưởng như họ mong muốn Nhân tố này được thể hiện qua bốn biến quan sát: (1) Hỗ trợ của giảng viên, (2) Giám sát của giảng viên, (3) Định hướng của giảng viên, (4) Công bố bài nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu (ĐTNC)

Đề tài nghiên cứu là những nội dung họ có thể học để áp dụng vào cuộc sống hiện tại cũng như nghề nghiệp trong tương lai Nên trong tiến trình nghiên cứu khoa học, một đề tài hấp dẫn là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến động lực của việc nghiên cứu Để sinh viên thấy được rằng, nghiên cứu của họ là có ý nghĩa (đối với chính bản thân sinh viên và những đối tượng có liên quan) Từ đó, sinh viên sẽ có thái

độ tích cực và nỗ lực để thực hiện đề tài (Williams & Williams, 2011) Nhân tố này được thể hiện qua bốn biến quan sát: (1) Đề tài NCKH liên quan đến chuyên ngành học, (2) Nội dung nghiên cứu hấp dẫn, (3) Đề tài có nguồn tài liệu có thể tiếp cận, (4)

Đề tài là chủ đề thu hút sự chú ý

Lợi ích tham gia nghiên cứu (LINC)

Lợi ích tham gia nghiên cứu khoa học chính nhân tố “công việc có ý nghĩa” nằm trong nhóm “nhân tố thúc đẩy”, sẽ khiến sinh viên làm nghiên cứu một cách tự nguyện và tự giác Việc nhìn nhận sự tích cực từ lợi ích của nghiên cứu khoa học giúp sinh viên có thái độ tích cực đối với nghiên cứu khoa học, từ đó thúc đẩy động lực nghiên cứu của sinh viên (Iqbal (2011), Vưu Thị Thùy Trang (2012), White và cộng

sự (2012) Herzberg (1959) Nhân tố này được thể hiện qua bốn biến quan sát: (1) Học hỏi kinh nghiệm để làm báo cáo thực tập, (2) Tạo được mối quan hệ với giảng viên, (3) Tạo động lực học tập tốt hơn, (4) Rèn luyện được nhiều kỹ năng làm việc

Bảng 2.1 Tổng hợp thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình NCKH của SV

Trang 34

Mã Thang đo Nguồn

Môi trường nghiên cứu (MTNC)

(2008), Williams

& Williams (2011), Vưu Thị Thùy Trang (2012), White và cộng sự (2012) MTNC2 Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất

MTNC3 Nhà trường tạo điều kiện về tài liệu và thiết bị

MTNC4 Quy trình thực hiện NCKH đơn giản

Phần thưởng hấp dẫn (PTHD)

PTHD1 Tiền thưởng hấp dẫn Anh (chị) làm NCKH

Jung (2012), Lertputtarak

(2008), Iqbal (2011)

PTHD2 Kinh phí trợ giúp ban đầu hấp dẫn bạn thực hiện

NCKH

PTHD3 Được bạn bè biết đến khi đạt giải

PTHD4 Có thành tích tốt giúp làm đẹp hồ sơ bản thân

Giảng viên hướng dẫn (GVHD)

GVHD1 Giảng viên hỗ trợ tốt trong NCKH

Herberg (1959), Williams & Williams (2011) GVHD2 Giảng viên thường xuyên giám sát công việc NCKH

GVHD3 Giảng viên đưa ra các định hướng thực hiện NCKH

GVHD4 Giảng viên hỗ trợ công bố bài nghiên cứu NCKH

Đề tài nghiên cứu (DTNC)

DTNC1 Đề tài NCKH liên quan đến chuyên ngành học

Williams & Williams (2011) DTNC2 Nội dung nghiên cứu hấp dẫn

DTNC3 Đề tài có nguồn tài liệu có thể tiếp cận

DTNC4 Đề tài là chủ đề thu hút sự chú ý

Lợi ích tham gia nghiên cứu (LINC)

LINC1 Học hỏi được nhiều kinh nghiệm để thực tập và báo

cáo thực tập

Iqbal (2011), Vưu Thị Thùy Trang (2012), White và LINC2 Tạo được mối quan hệ với giảng viên

Trang 35

Mã Thang đo Nguồn

LINC3 Tạo động lực học tập tốt hơn cộng sự (2012),

Herzberg (1959) LINC4 Rèn luyện được nhiều kỹ năng làm việc

Tham gia quá trình nghiên cứu khoa học (HĐNC)

HĐNC1 Luôn tham gia nghiên cứu khoa học khi có cơ hội (Iqbal (2011), Vưu

Thị Thùy Trang (2012), White và cộng sự (2012), Herzberg (1959) HĐNC2 Luôn khuyến khích được tham gia nghiên cứu

HĐNC3 Luôn nỗ lực để hoàn thành đề tài nghiên cứu

Bảng câu hỏi sau chính thức được đính kèm trong phụ lục Cấu trúc của bảng câu hỏi như sau

Năm được đào tạo „1‟: Sinh viên năm thứ 1

„2‟: Sinh viên năm thứ 2

„3‟: Sinh viên năm thứ 3

„4‟: Sinh viên năm thứ 4 Phần 3

Trang 36

„4‟: Khá – giỏi

„5‟: Xuất sắc Phần 3

Câu 4

„2‟: Nữ

2.2.4 Phân tích dữ liệu và diễn giải

Việc chọn nghiên cứu với tổng thể mẫu là không thể đối với điều nghiên cứu của nhóm tác giả Do vậy, cỡ mẫu được lựa chọn theo quy tắc tối thiểu đảm bảo tính tin cậy của nghiên cứu Việc xác định cơ mẫu nghiên cứu như thế nào chưa có sự thống nhất của các nhà nghiên cứu khác nhau Theo Hair & cộng sự (2006) cỡ mẫu tối thiểu cho một nghiên cứu định lượng là 100 Đối với những nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy Tabenick & Fidell (2007) đưa ra công thức lấy mẫu tối thiểu là: n>= 50 + 8p, trong đó n là cỡ mẫu, p là số biến độc lập Một số nhà nghiên cứu khác không đưa

ra cỡ mẫu cụ thể mà phụ thuộc vào số biến quan sát trong mô hình nghiên cứu Quy tắc thông thường được áp dụng là quy tắc nhân 5, tức là số mẫu tối thiểu bằng số biến quan sát nhân với 5 Comrey & Lee (1992) đưa ra các cỡ mẫu với các quan điểm tưởng ứng: 100 = tệ, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt, 1000 hoặc hơn = tuyệt vời (dẫn theo Maccallum và cộng sự, 1999)

Trong nghiên cứu này nhóm tác giả lấy mẫu theo nguyên tắc của Comrey & Lee (1992) với cỡ mẫu dự kiến là 500 đạt mức tốt Mẫu được lấy theo 2 phương pháp

tỷ lệ và thuận tiện, phân bố ở tập trung vào lĩnh vực (kinh tế, kỹ thuật, sư phạm và xã hội nhân văn) Cỡ mẫu này được lấy làm hai lần, lần thứ nhất lấy mẫu để đánh giá sơ

bộ thang đo Sau khi đánh giá sơ bộ thang đo, mẫu nghiên cứu chính thức được lấy thêm để đảm bảo cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu, tổng số mẫu thu được là 610 phiếu, đảm bảo đủ độ tin cậy trong phân tích của đề tài Trong đó, với mục tiêu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới động lực NCKH của sinh viên, nhóm tác giả thực hiện các bước trong phân tích nhân tố và hồi quy thông thường bằng phần mềm SPSS

Các bước thực hiện như sau:

Trang 37

Hình 3.2 Quy trình phân tích dữ liệu

(Nguồn: Nhóm tác giả phát triển nghiên cứu)

Thống kê mô tả mẫu

Mẫu thu thập được tiến hành phân tích bằng các thống kê mô tả: Phân loại mẫu theo tiêu chí phân loại điều tra, tính tần suất của các nhóm phân loại sinh viên

Kiểm định sự tin cậy của thang đo

Để kiểm định sự tin cậy của các thang đo sử dụng trong nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng hệ số Cronbach„s Alpha để kiểm định độ tin cậy của thang đo và hệ số tương quan biến tổng để xem xét các biến quan sát có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong cùng một nhân tố hay không Các biến không đảm bảo tin cậy sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu và không xuất hiện khi phân tích khám phá nhân tố (EFA) Tiêu chuẩn lựa chọn Cronbach`s Alpha tối thiểu là 0,6 (Hair và cộng sự, 2006), hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 được xem là biến rác và đương nhiên loại khỏi thang đo (Nunally & Burstein, 1994)

Phân tích khám phá nhân tố (EFA)

Sau khi các khái niệm (nhân tố) được kiểm định thang đo bằng Cronbach`s Alpha sẽ tiếp tục được đưa vào phân tích khám phá nhân tố (EFA) Phân tích nhân tố

sẽ giúp nhà nghiên cứu rút ra được những nhân tố tiềm ẩn từ một tập hợp các biến quan sát nhỏ hơn, có ý nghĩa hơn (Hair & cộng sự, 2006) Một số tiêu chuẩn áp dụng khi phân tích EFA trong nghiên cứu như sau:

- Kiểm định sự thích hợp của phân tích nhân tố với dữ liệu của mẫu thông qua giá trị thống kê Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) Theo đó, trị số của KMO lớn hơn Thống kê dữ liệu Kiểm định sự tin

cậy thang đo

Kiểm định mô hình Hồi quy thông

thường OLS Phân tích EFA

Trang 38

0,5 thì phân tích nhân tố là thích hợp, ngược lại nếu trị số KMO nhỏ hơn 0,5 thì

áp dụng phương pháp phân tích nhân tố không thích hợp với dữ liệu đang có

- Số lượng nhân tố: Số lượng nhân tố được xác định dựa vào chỉ số eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố Theo tiêu chuẩn Kaiser thì những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu (Garson, 2002)

- Phương sai giải thích (variance explained criteria): Tổng phương sai giải thích phải lớn hơn 50% (Hair và cộng sự 2006)

- Độ giá trị hội tụ: Để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số tương quan đơn giữa các biến và các hệ số chuyển tải nhân tố (factor loading) phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 trong một nhân tố (Gerbing & Anderson, 1988)

- Phương pháp trích hệ số nhân tố Principal components với phép xoay Varimax

để đảm bảo số lượng nhân tố là bé nhất (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

Đặt tên và điều chỉnh mô hình nghiên cứu

Sau khi tiến hành phân tích EFA, căn cứ trên dữ liệu thực tế nhóm tác giả sẽ tiến hành đặt lại tên cho các nhân tố hình thành và điều chỉnh mô hình cũng như các giả thuyết nghiên cứu ban đầu cho phù hợp dữ liệu thực tế

Mô hình hồi quy thông thường OLS

Sau khi tiến hành phân tích EFA, tác giả tiến hành phân tích hồi quy OLS bằng phương pháp ENTER nhằm khẳng định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu, xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính và kiểm định các giả thuyết để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố ảnh hưởng đến biến phụ thuộc

Mô hình hồi quy tuyến tính ban đầu có dạng như sau: Y= β0 + ∑ni=1 βiXi + Ɛ Trong đó:

- Y: Quá trình nghiên cứu, đại diện cho việc tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên

- Xi: Các nhân tố độc lập

- β0: Hệ số góc

- β: Hệ số ước lượng của biến số độc lập thứ I (1;5)

Trang 39

Phân tích tương quan cho ta biết được mối quan hệ giữa các khái niệm, kế đến phân tích hồi quy để xem xét mối quan hệ nhân quả giữa chúng Kế đến phân tích hồi quy là phương pháp đưa các biến vào cùng lúc (Enter) Đánh giá độ phù hợp của mô hình, các nhà nghiên cứu đã sử dụng hệ số xác định R² (R-square) để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình, hệ số xác định R² được chứng minh là hàm không giảm theo số biến độc lập được đưa vào mô hình, tuy nhiên không phải phương trình càng có nhiều biến sẽ càng phù hợp hơn với dữ liệu, R² có khuynh hướng là một nhân tố lạc quan của thước đo sự phù hợp của mô hình đối với dữ liệu trong trường hợp có 1 biến giải thích trong mô hình Như vậy, trong hồi quy tuyến tính bội thường dùng hệ số R-square điều chỉnh (Adjusted R Square) để đánh giá độ phù hợp của mô hình vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình

Bên cạnh đó, cần kiểm tra hiện tượng tương quan bằng hệ số Durbin – Watson (1< Durbin-Watson < 3) và không có hiện tượng đa cộng tuyến bằng hệ số phóng đại phương sai VIF (VIF < 10) Hệ số Beta chuẩn hoá được dùng để đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân tố, hệ số Beta chuẩn hoá của biến nào càng cao thì mức độ tác động của biến đó vào sự thỏa mãn khách hàng càng lớn (theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

Đại lượng thống kê Durbin-Watson được dùng để kiểm định tương quan của các sai số kề nhau (tương quan chuỗi bậc nhất) hay còn gọi là kiểm định tự tương quan Kiểm tra hiện tượng phương sai của sai số thay đổi thông qua Kết quả kiểm định tương quan hạng giữa giá trị tuyệt đối phần dư hồi quy được chuẩn hóa (ABSRE) với các nhân tố độc lập

Kiểm định phân phối chuẩn phân dư: Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng biểu đồ tần số Histogram và biểu đồ phân phối tích lũy P-P Plot

Phân tích sự khác biệt theo đặc điểm cá nhân: Đề tài tiến hành phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đặc điểm nhân khẩu học nhằm xác định sự khác biệt giữa các nhóm sinh viên khác nhau

Trang 40

2.3 Thực trạng quá trình nghiên cứu của sinh viên tại trường

Quá trình NCKH của sinh viên Trường Thủ Dầu Một có sự chuyển biến tích cực qua từng năm, điều này thể hiện qua số lượng đề tài đăng ký cũng như được duyệt thực hiện tăng nhanh qua các năm Theo dữ liệu thống kê từ Phòng quản lý Khoa học của Trường cho thấy, sinh viên tham gia NCKH cấp Trường tăng nhanh Năm học 2012-2013 có 78 đề tài đăng ký, năm học 2013-2014 có 140 đề tài đăng ký, năm học 2014-2015 có 188 đề tài đăng ký, năm học 2015-2016 có 205 đề tài đăng ký, năm học 2016-2017 có đến 380 đề tài đăng ký

Điều này cho thấy, quá trình NCKH thông qua các cuộc thi cấp Trường đang ngày càng thu hút sự tham gia của sinh viên, đây là dấu hiệu tích cực cho sự phát triển các sinh hoạt học thuật của Trường

Hình 4.1 Số lượng đề tài đăng ký và thực hiện qua các năm

Nguồn: Khảo sát và tính toán của nhóm tác giả

Số lượng sinh viên tham gia vào các nhóm đề tài nghiên cứu cũng gia tăng mạnh qua các năm học, đến năm học 2016-2017 đã có khoảng 700 sinh viên tham gia các đề tài NCKH được duyệt giao thực hiện, tính từ năm học 2012-2013 đã có tổng cộng 1588 lượt sinh viên tham gia vào 785 đề tài được nhà trường duyệt thực hiện Tổng kinh phí hỗ trợ của nhà trường cho quá trình này từ năm học 2012-2013 là hơn 2.3 tỷ đồng trong đó riêng năm học 2016-2017 đã hỗ trợ kinh phí cho quá trình NCKH sinh viên hơn 820 triệu đồng Đây là một cố gắng lớn của nhà trường nhằm thúc đẩy

Ngày đăng: 21/06/2021, 22:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[14] White, C. S., James, K., Burke, L. a., &amp; Allen, R. S. (2012). What makes a “research star”? Factors influencing the research productivity of business faculty.International Journal of Productivity and Performance Management, 61(6), 584–602.https://doi.org/10.1108/17410401211249175 Sách, tạp chí
Tiêu đề: research star
Tác giả: White, C. S., James, K., Burke, L. a., &amp; Allen, R. S
Năm: 2012
[12] Nguyễn Hồng Dương (2015), Những yêu cầu cơ bản đối với đề tài nghiên cứu khoa học của học viên. http://www.cs.indiana.edu/how.2b/how.2b.html Link
[15] Nguyễn Ngọc Danh, Bài giảng phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên, University of Paris Dauphine, France.http://xn--thvinihcthngmi-k1b32u9gj97811ka89eje.vn/upload/Colombo/26083/20140822/phuong%20phap%20nckh.pdf.Tài liệu tham khảo tiếng nh Link
[1] A.H. Maslow. (1943). A theory of human motivation. Psychological Review, 50(4), 370–396. https://doi.org/10.1037/h0054346 Link
[3] Glazunov, N. M. (2012). Foundations of Scientific Research. Retrieved from http://elearning.fit.hcmup.edu.vn/~longld/References%20for%20Scientific%20Research%20%20Tai%20lieu%20Phuong%20Phap%20NCKH/2012%20%20Book%20%20Foundations%20of%20Scientific%20Research%20(N.M.%20Glazunov).pdf Link
[5] Hattie, J., &amp; Marsh, H. W. (1996). The Relationship Between Research and Teaching: A Meta-Analysis. Review of Educational Research, 66(4), 507–542.https://doi.org/10.3102/00346543066004507 Link
[10] Sachau, D. a. (2007). Resurrecting the Motivation-Hygiene Theory: Herzberg and the Positive Psychology Movement. Human Resource Development Review, 6(4), 377–393. https://doi.org/10.1177/1534484307307546 Link
[15] Williams, K. C., &amp; Williams, C. C. (2011). Five key ingredients for improving student motivation. Research in Higher Education Journal, 12, 1–23. Retrieved from http://search.ebscohost.com.ezproxy.liv.ac.uk/login.aspx-?direct=true&amp;db=ehh&amp;AN=70547700&amp;site=eds-live&amp;scope=site Link
[1] Luật giáo dục đại học số 08/2012/QH13 của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khác
[2] Đỗ Thị Ngọc Anh (2005). Mối quan hệ hữu cơ giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học, Kỷ yếu Hội nghị - Hội thảo (LIC), Hội nghị khoa học nữ lần thứ 10, Đại học quốc gia Hà Nội, pp 310–313 Khác
[3] Vũ Cao Đàm (2007), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Khác
[4] H. V. Hội (2010), Gắn kết nghiên cứu khoa học sinh viên và nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia Khác
[5] Vưu Thị Thùy Trang (2012). Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu của giảng viên trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Bách Khoa Tp.HCM Khác
[6] Trần Mai Ƣớc. (2013). Nghiên cứu khoa học của giảng viên -Nhân tố quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học trong giai đoạn hiện nay, Khoa học và giáo dục Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM Khác
[7] Tài liệu hội thảo (2013), Các giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu khoa học của trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, biên soạn bởi phòng QLKH và HTQT Khác
[8] Nguyễn Thị Kim Anh (2014), Những khó khăn của sinh viên khi tham gia nghiên cứu khoa học Khác
[10] Đại học Hải Dương (2014), Nghiên cứu khoa học trong sinh viên: Cách tiếp cận mới, Hải Dương Khác
[13] Phạm Thanh Hải (2015), Nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học của sinh viên, Bản tin Kinh tế - Lao động – Xã hội số 17, tháng 4/2015, trang 23 Khác
[14] Nguyễn Anh Tuấn (2016). Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên-Xem xét tại Trường Đại học Kinh tế-Luật. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, 19(3Q), 109-121 Khác
[2] Allen, M. (1996). Research Productivity and Positive Teaching Evaluations: Examining the Relationship Using Meta-Analysis. Journal of the Association for Communicaion Administration, 2, 77–96 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w