1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

43 giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc và học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách hồ chí minh qua phương pháp dạy học trải nghiệm(1)

83 20 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 16,42 MB

Nội dung

Nội dung Mục đích của việc giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông không chỉcung cấp cho học sinh về kiến thức khoa học, giúp các em viết được những bài văn haymà c

Trang 1

sáng kiến: Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc và học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh qua phương pháp dạy học trải nghiệm.

1 Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng

Tên sáng kiến: Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc và học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh qua phương pháp dạy học trải nghiệm.

Lĩnh vực áp dụng: lĩnh vực giáo dục

2 Nội dung

Mục đích của việc giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông không chỉcung cấp cho học sinh về kiến thức khoa học, giúp các em viết được những bài văn haymà còn hình thành cho các em kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sống, bồi đắp cho các em nhữngtình cảm cao đẹp, giá thị thẩm mĩ, đặc biệt là giáo dục các em lòng yêu nước, tinh thầndân tộc, lòng kính yêu biết ơn đối với Đảng, Bác Hồ, học tập và làm theo tư tưởng, đạođức, phong cách của Bác… Vì vậy phương pháp dạy học thuyết trình không còn phù hợpvới thực tế giảng dạy và nhu cầu của xã hội hiện đại Mặt khác trong quá trình giảng dạychúng tôi nhận thấy nếu thày cô cứ truyền thụ kiến thức và rao giảng đạo đức, chân líbằng phương pháp thuyết trình thì hiệu quả dạy học và giáo dục sẽ không cao, học sinhcảm thấy nhàm chán, thiếu hứng thú Đó là những lí do chúng tôi chọn giải pháp dạy họcbằng phương pháp trải nghiệm sáng tạo một số nội dung liên quan đến thơ văn Lí – Trần,Tác giả Nguyễn Trãi, tác giả Hồ Chí Minh trong các chuyên đề

- Dạy bài “Hưng Đạo

Đại Vương Trần Quốc

Tuấn” của Ngô Sỹ Liên;

“Thái sư Trần Thủ Độ”

của Ngô Sỹ Liên

- Dạy bài “Tỏ lòng” của

Phạm Ngũ Lão

Kết hợp kiến thức sách giáo khoa và kiến thức họcsinh được học tập tại hoạt động trải nghiệm sángtạo

1 Kiến thức sách giáo khoa

* Khối 10, bao gồm:

- “Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn” của Ngô Sỹ Liên; “Thái sư Trần Thủ Độ” của Ngô Sỹ

Liên

Trang 2

2 Thơ văn Nguyễn Trãi

và Trương Hán Siêu

- Dạy bài “Tác giả

Nguyễn Trãi” và một số

- Dạy bài “Những đứa

con trong gia đình” của

Nguyễn Thi; “Rừng xà

nu” của Nguyễn Trung

- Thơ văn Lý- Trần ( Dạy bài “Tỏ lòng” của Phạm

Ngũ Lão)

- Thơ văn Nguyễn Trãi (Dạy bài “Tác giả Nguyễn Trãi” và một số tác phẩm trong chương trình phổ thông (“Cảnh ngày hè”, “Bình Ngô đại cáo”).

- Thơ văn Trương Hán Siêu (Dạy bài “Bạch Đằng giang phú”)

Nguyễn Trung Thành)

2.Kiến thức học sinh được học tập tại hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Có hai hình thức học tập trải nghiệm:

- Đối với học sinh không có điều kiện đi trải nghiệmthực tế, các em có thể trải nghiệm các địa danh, các

di tích lịch sử liên quan đến bài học thông qua mạngInternet và các phương tiện truyền thông đại chúng

- Học tập trải nghiệm tại các khu di tích lịch sử (Cóphụ lục kèm theo)

Trang 3

nước, tinh thần tự hào

dân tộc; học tập và làm

theo tư tưởng, đạo đức,

- Giúp học sinh tích cực tham gia hoạt động với tinhthần đoàn kết, sáng tạo, trao đổi, học hỏi kinhnghiệm lẫn nhau tạo không khí vui tươi lành mạnhvà đạt hiệu quả tuyên truyền cao

- Góp phần cụ thể hoá, bổ sung thêm những kiếnthức cơ bản về văn học, lịch sử, địa lý, văn hoá,quân sự, an ninh quốc phòng…cho học sinh Đặcbiệt, thông qua hoạt động học tập trải nghiệm sángtạo, học sinh có điều kiện tìm hiểu về các địa danh,các di tích lịch sử, hiểu thêm về tên tuổi nhữngngười anh hùng trong lịch sử Từ đó giúp học sinh

có cái nhìn sâu sắc và toàn điện hơn về các tác phẩmvăn học thuộc chủ đề yêu nước mà các em được họctrong chương trình

- Hoạt động này cũng góp phần giáo dục học sinhtinh thần yêu nước, tự hào dân tộc và nâng cao ýthức trách nhiệm của mình, của thế hệ mình trongviệc bảo tồn di sản văn hoá dân tộc Đặc biệt, quahoạt động các em có điều kiện học hỏi, giao tiếp vớibạn bè, tiếp xúc với môi trường mới, giúp các emnăng động hơn trong cuộc sống, đồng thời các em cóđiều kiện bộc lộ năng lực cá nhân như: kỹ năngthuyết minh, trình bày vấn đề trước đám đông và kỹnăng thực hành bộ môn

Trang 4

- Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng, năng lựctạo lập văn bản…cho học sinh.

* Hoạt động trải nghiệm tại khu di tích Bạch Đằng;Côn Sơn

* Báo cáo trải nghiệm lần 1 (Thực hiện sau khi họcsinh kết thúc hoạt động trải nghiệm)

2 Hoạt động trải nghiệm lần thứ 2 gắn với chủ đềThơ văn Hồ Chí Minh; Chủ nghĩa yêu nước và chủnghĩa anh hùng cách mạng trong văn học 1945-1975

* Hoạt động trải nghiệm tại khu di tích K9; Khu ditích ngã ba Đồng Lộc

* Báo cáo trải nghiệm lần 2 (Thực hiện sau khi họcsinh kết thúc hoạt động trải nghiệm)

3 Thi báo cáo kết quả hoạt động trải nghiệm vòngchung kết với chủ đề: “Tìm hiểu về thơ văn yêunước thời kỳ Trung đại và thời kỳ kháng chiếnchống Pháp và chống Mỹ”

Trang 5

giảng, vấn đáp, truyền

thụ kiến thức một chiều,

phương tiện dạy học chủ

yếu thông qua sách giáo

khoa và ghi bảng…

đóng vai, tích hợp liên môn…

- Giáo viên chuyển gia nhiệm vụ học tập cho họcsinh Nhóm giáo viên lên kế hoạch các hoạt độnghọc tập, chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh;hướng dẫn học sinh tìm nguồn tài liệu về lịch sử thời

Lý – Trần, lịch sử giai đoạn 1945 – 1975; tư liệu vềTrần Quốc Tuấn, Trần Thủ Độ, Phạm Ngũ Lão,Nguyễn Trãi, Trương Hán Siêu, Hồ Chí Minh, Cáctác giả văn học cách mạng.Giáo viên hỗ trợ học sinhtrình bày kiến thức theo nhiệm vụ đã phân công,khích lệ học sinh phát huy cá tính sáng tạo, phát huyvai trò cá nhân trong sự hợp tác với nhóm, tập thể,

kỹ năng giao tiếp, năng lực thu thâpk thông tin, xử

lý tình huống, dàn dựng và trình diễn (Phụ lục 6)

kỹ năng sống Hình thức học tập phong phú, đadạng: học sinh học thầy, học bạn, học trên lớp, từthông tin đại chúng, từ tài liệu tra cứu trên Internet,học qua trải nghiệm thực tế

học nhàm chán, đơn điệu;

học sinh thiếu hứng thú

học tập

- Phần giáo dục lòng yêu

nước, tinh thần dân tộc,

Có thể mất kiểm soát về thời gian Tuy nhiên hạnchế này có thể khắc phục bằng cách giáo viên hướngdẫn học sinh tiếp tục học ở nhà

Trang 6

và học tập làm theo tư

tưởng, đạo đức, phong

cách Hồ Chí Minh chỉ

dành trong một vài phút

liên hệ cuối bài giảng

Cho nên nhận thức và

tình cảm của học sinh hời

hợt, không sâu sắc

b Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp mới

- Về mục tiêu:

+ Cung cấp kiến thức sâu rộng về lịch sử, đại lý và văn học cho học sinh

+ Hình thành cho học sinh kỹ năng, năng lực mới: giao tiếp, bày tỏ quan điểm suynghĩ của bản thân, quản lý thời gian, xử lý thông tin phì hợp với nội dung, sử dụng côngnghệ thông tin…qua thực tế tổ chức hoạt động trải nghiệm, giúp các em tự nhận thứcđược khả năng và đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân Từ đó giúp các em

có được khả năng định hướng nghề nghiệp trong tương lai

+ Tích hợp giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh thông qua việc tìm hiểu cácđịa danh, các di tích lịch sử, hiểu thêm về tên tuổi những người anh hùng trong lịch sử;giáo dục học sinh tình yêu, niềm tự hào dân tộc; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh

- Về hình thức: Thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học sinh được phát

huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động tự giác và sáng tạo của bản thân Các emđược trải nghiệm, được đặt mình vào hoàn cảnh thực tế; được sống lại những phút giâycủa lịch sử; được bày tỏ quan điểm, ý tưởng; được đánh gia và lựa chọn ý tưởng hoạtđộng; được thể hiện và tự khẳng định bản thân

- Về phương pháp: Nhóm ngữ văn đã lựa chọn những phương pháp phù hợp khi

tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo như: phương pháp đóng vai, phương pháp trảinghiệm, phương pháp tia chớp, trả lời câu hỏi, dạy học dự án…Chú trọng rèn luyệnphương pháp tự học Khi dạy học theo hướng trải nghiệm sáng tạo, các em sẽ phải tự đặtmình vào hoàn cảnh, trải qua những cảm xúc cụ thể, chân thực để hiểu sâu hơn về tác giavà tác phẩm văn học trong mối quan hệ với lịch sử, với cuộc đời

Trang 7

- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác: Ở chuyên đề này,

chúng tôi đã tạo điều kiện cho các em được hợp tác, phối hợp giữa các cá nhân để hoànthành nhiệm vụ chung của nhóm từ dàn dựng chương trình đến trình diễn kịch bản, trả lờicâu hỏi, thuyết trình…Tránh hiện tượng ỷ lại, tính cách, năng lực của mỗi thành viênđược bộc lộ, uốn nắn; phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ

- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò: trước đây giáo viên giữ

độc quyền đánh giá học sinh.Trong phương pháp tích cực, giáo viên cần tạo điều kiệnthuận lợi để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau Ở chuyên đề này, chúng tôi đã tạođiều kiện cho các em được giám sát, phản biện, nhận xét hoạt động của nhóm bạn Việckiểm tra, đánh giá không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng

so với những năm học trước

- Dạy học kiến thức: Cùng một hoạt động học trải nghiệm, liên môn: học sinh tíchhợp được kiến thức nhiều môn: Lịch sử, Ngữ văn, địa lí, Giáo dục công dân Học sinhhiểu được kiến thức về lịch sử của dân tộc thời Trần, thời Lê sơ, 1945 -1969, kiến thức vềtác giả tiêu biểu thời Trần, tác giả Nguyễn Trãi, Trương Hán Siêu, Hồ Chí Minh, về sựđóng góp của các tác giả với sự nghiệp văn học dân tộc; về công lao của những người anhhunfd trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc;đặc biệt thấy được những phẩm chấtcao quý, công lao to lớn của bác Hồ với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xâydựng đất nước

- Giáo dục kĩ năng: hoạt động trải nghiệm buộc học sinh phải tìm hiểu tư liệu và tựxây dựng chương trình Học sinh học không phải để đối phó với thi cử mà học để thựchành, để trải nghiệm, ứng dụng Vì vậy thông qua hoạt động trải nghiệm, dạy học tíchhợp, chúng tôi nhận thấy khá nhiều học sinh bộc lộ rõ năng lực, sở trường của mình: các

Trang 8

em tự phân nhóm, tự bầu nhóm trưởng, tự chọn đề tài sau đó các nhóm tự tìm tư liệu vềlịch sử, về cuộc đời, sự nghiệp của các tác giả văn học và những mẩu chuyện về Bác Hồđược ghi chép lại qua những trang sách, báo xưa và nay Các em đã tự dàn dựng chươngtrình, quay phim, chụp ảnh và thiết kế Powerpoint Giáo viên chỉ gợi ý, định hướng,hướng dẫn và giám sát, bổ sung giúp học sinh hoàn thiện phần trình diễn của đội mình.Tổ chức báo cáo kết quả của học tập, trải nghiệm để cho học sinh phát huy năng lực, sởtrường Trongchương trình này, chúng tôi nhận thấy các em rất say mê, hào hứng Rấtnhiều em đã thể hiện khá tốt kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, kĩ năng sử dụng Tiếng Việt,

kĩ năng soạn thảo văn bản, kĩ năng dàn dựng kịch bản, biên đạo và trình diễn sân khấu, tựtin trong giao tiếp, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin khá tốt… Qua tiết học trảinghiệm, học sinh thực sự được phát huy tính tích cực chủ động của các em

- Giáo dục phẩm chất: Tìm hiểu về lịch sử dân tộc, về di sản văn hóa đã giáo dụccác em biết trân trọng lịch sử của dân tộc mình, tự hào về đất nước mình đã sản sinh rabao anh tài trong việc đấu tranh bảo vệ và xây dựng nền văn hóa, văn học nước nhà và ýthức được vai trò của mình, thế hệ của mình trong việc giữ gìn và xây dựng đất nước;Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác là để khơi dậy ở thế hệ trẻ đó là tình yêu,niềm tự hào về dân tộc, tự hào về Bác và có ý thức học tập và làm theo tấm gương tưtưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (Đức tính cần cù, chăm chỉ, yêu lao động, yêunước, yêu đồng bào, lối sống giản dị, tiết kiệm, ý chí nghị lực, tinh thần kiên cường bấtkhuất, sống có lí tưởng, sẵn sàng có mặt khi tổ quốc cần…)

=>Như vậy cùng một hoạt động học chúng tôi đã đạt được hai mục đích: dạy học kiến thức khoa học và giáo dục kĩ năng và phẩm chất cho học sinh.

b, Với giáo viên:

- Tổ chức học tập trải nghiệm, liên môn, giáo viên vừa đảm bảo kiến thức chuyênmôn vừa tích hợp được kiến thức liên môn Lịch sử, Địa lí, GDCD, Ngữ văn.Rút ngắnthời gian dạy học vừa khơi hứng thú học tập, dễ phát hiện năng lực của HS, nâng cao chấtlượng dạy học và giáo dục

- Nâng cao hiệu quả trong phối kết hợp làm việc giữa các giáo viên

- Dạy học trải nghiệm giáo viên không phải là người cung cấp lí thuyết cho họcsinh mà là người hướng dẫn học sinh gắn lí thuyết với thực tiễn Từ đó tạo cho học sinh

sự hứng thú, niềm đam mê và yêu thích môn học hơn Giáo viên không phải là người

Trang 9

giao giảng đạo đức mà để học sinh tự trải nghiệm, tự nhận thức, từ đó học sinh mới cónhững bài học sâu sắc thấm thía.

- Chuyên đề cũng là cơ hội để cho các đồng chí giáo viên được nghiên cứu, thảoluận, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm trong việc thiết kế bài giảng sao cho phù hợp vớiđối tượng và mục đích dạy học, giáo dục

- Từ chuyên đề này trường đã thu hút được 95% học sinh tham gia các hoạt động

trải nghiệm, 100 HS trường Hoa Lư A tham gia cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2019 do Bộ Giáo dục, TW Đoàn và Ban

Tuyên Giáo phối hợp phát động trong đó có em Nguyễn Thị Phương Nhâm đạt giải tưcủa vòng sơ khảo

-> Từ đó góp phần thực hiện tốt đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, đổimới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong giai đoạn hiệnnay

c, Với phụ huynh học sinh:thấy rõ hiệu quả học tập của con em qua phong thái tự

tin, thái độ say mê, chất lượng học tập từ đó đặt niềm tin vào thầy cô và nhà trường

4 Điều kiện và khả năng áp dụng

a, Điều kiện áp dụng:

+ Về phía học sinh: Các em cần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo củamình, tránh học chay, học vẹt, thụ động Vì đây là một bài học trải nghiệm, sáng tạo, họcsinh phải tự đi lấy tư liệu thực tế, tự quay phim, chụp ảnh và thiết kế Powerpoint nên các

em phải biết sử dụng các thiết bị cần thiết (máy tính, máy quay phim, chụp ảnh hoặc điệnthoại di động thông minh)

+ Về phía giáo viên: Giáo viên phải thực sự khơi dậy được hứng thú, say mê tronghọc tập và chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh giáo viên xây dựng kế hoạchgiảng dạy phù hợp với đối tượng và mục tiêu giáo dục

+ Về phía tổ nhóm chuyên môn: Tích cực đổi mới hình thức sinh hoạt tổ nhómchuyên môn theo hướng nghiên cứu bài dạy, mạnh dạn giao việc cho giáo viên, chú trọngđến việc đổi mới phương pháp dạy- học

b, Khả năng áp dụng:

- Trên thực tế, sáng kiến của chúng tôi đã được áp dụng thành công khi tổ chứcchuyên đề trải nghiệm khu di tích : Côn Sơn, khu di tích Bạch Đằng Giang, Khu di tíchK9, chuyên đề dược các bậc phụ huynh và học sinh ủng hộ nhiệt tình và học sinh cảm

Trang 10

thấy rất hào hứng Chuyên đề : “Hồ Chí Minh với quê hương đất nước” tại trường THPT

Hoa Lư A dưới hai hình thức tích hợp liên môn và học tập trải nghiệm sáng tạo Chuyên

đề cũng được các quý vị khách mời đánh giá cao và được đăng trên các phương tiệntruyền thông như: Báo giáo dục Ninh Bình, phát trên chương trình bản tin của Đài truyềnhình Ninh Bình

- Đề tài sáng kiến của chúng tôi có thể áp dụng rộng rãi với mọi giáo viên và nhiềucấp học Đặc biệt sáng kiến của chúng tôi rất phù hợp với những tiết học trải nghiệm,ngoại khóa

+Về mặt nội dung: Sáng kiến của chúng tôi rất khả thi với tiết dạy học trảinghiệm, tích hợp các môn ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, GDCD ở cấp Trung học

+ Về mặt phương pháp: vận dụng phương pháp trải nghiệm ở các môn học khácnhau trong các cấp học

Trang 11

5 Danh sách những người đã tham gia áp dụng sáng kiến.

tháng năm sinh

Nơi công tác Chức

danh

Trình độ chuyên môn

Nội dung công việc

Thạc sĩ Chỉ đạo

2 Đoàn Thị Mận 23/11/1969 Trường THPT

Hoa Lư A

Phó Hiệutrưởng

Đại học Chỉ đạo

3 Đỗ Thị Liệu 16/01/1974 Trường THPT

Hoa Lư A

Tổ trưởngtổ Văn –Địa

Thạc sĩ Xây dựng kế

hoạch, Triểnkhai kếhoạch

Sử-Thạc sĩ Xây dựng kế

hoạch, Triểnkhai kếhoạch

12 Phạm Thị 28/11/1990 Trường THPT Giáo viên Đại học Hỗ trợ các

Trang 12

Thảo Hoa Lư A Lịch sử đội thi

Đại học Xây dựng kế

hoạch, Triểnkhai kếhoạch

17 Đỗ Thị Dung 15/3/1985 Trường THPT

Hoa Lư A

Giáo viênNgữ văn

Đỗ Thị Bích Thủy

Trang 13

I PHỤ LỤC 1: PHẦN LẬP KẾ HOẠCH

1 Kế hoạch trải nghiệm tại tại Khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang

TRƯỜNG THPT HOA LƯ A

Căn cứ kế hoạch giáo dục của trường, của tổ Văn – Địa THPT Hoa Lư A

Căn cứ vào điều kiện tình hình thực tiễn, nhóm Ngữ Văn lên kế hoạch tổ chức cho

học sinh học tập trải nghiệm tại Khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang – Hòn Dáu Resort như sau:

I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Buổi tham quan học tập sẽ góp phần cụ thể hóa, bổ sung thêm những kiến thức

cơ bản về Lịch Sử, Địa Lí, Văn hóa, Quân Sự, An Ninh Quốc Phòng cho học sinh Đặcbiệt thông qua chuyến đi này học sinh có điều kiện hiểu tìm hiểu, quan sát địa lí bãi cọcBạch Đằng mà hiểu được vị trí hiểm yếu của giang sơn để giúp những người anh hùngtrong lịch sử bảo vệ giang sơn xã tắc trong công cuộc chống giặc ngoại xâm Từ đó giúphọc sinh có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về thơ văn yêu nước thời Lí – Trần mà các

em đã được học trong chương trình lớp 10

- Chuyến đi cũng góp phần giáo dục các em niềm tự hào về dân tộc và ý thức tráchnhiệm của mình, thế hệ mình trong việc bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc Đặc biệtchuyến đi là dịp các em có điều kiện để học hỏi, giao tiếp với bạn bè, tiếp xúc với môitrường mới khiến các em năng động hơn trong cuộc sống và các em có điều kiện bộc lộnăng lực cá nhân của mình như: sinh kĩ năng thuyết minh, trình bày vấn đề trước đámđông và kĩ năng thực hành bộ môn

- Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng, năng lực tạo lập văn bản cho học sinh

II ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, THÀNH PHẦN.

- Địa điểm: Khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang – Hòn Dáu Resort

- Thời gian: 1 ngày 10/11/2019

Trang 14

- Thành phần:

+ Đại biểu mời: BGH nhà trường, BCH Đoàn trường, đại diện cha mẹ học sinh của cáclớp

+ Thành phần phối hợp thực hiện: GV Tổ Văn, GVCN khối lớp 10,12

+ Học sinh lớp 10, 12 trong toàn trường

III CHUẨN BỊ.

1 Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo viên lên kế hoạch về buổi tham quan, duyệt với BGH

- Giáo viên liên hệ với công ty du lịch Vạn An tổ chức cho đoàn tham quan học tập

- Nội dung chương trình trải nghiệm gồm:

28/10/2019

(Thứ hai)

BTC thông qua Kế hoạch trải nghiệm Đ/c Hà + BCHĐT báo cáo

tại Hội nghị Giao ban CN30/10/2019

05/11/2019

(Thứ Hai)

Giờ Chào cờ, BGH, BCH Đoàn trườngthông báo kế hoạch trải nghiệm trong toàntrường

10/11/2019 HS trải nghiệm tại khu di tích Bạch Đẳng BGH + BTĐT + GVCN +

GV Văn

- Dự trù kinh phí: Tiền xe, tiền ăn, tiền nước cho HS (450.000đ/1HS) bao gồm:

+ Ăn chính: 100.000/bữa

+ Vé tham quan theo chương trình, cổng 01

+ Xe du lịch đời mới, phục vụ suốt hành trình

+ Hướng dẫn viên hiểu biết, nhiệt tình phục vụ suốt tuyến

+ Ăn trưa suất ăn 100.000đ/suất + nước uống: chai 0,5l/1 học sinh/ngày

+ Bảo hiểm du lịch mức bồi thường 10.000đ/sự vụ

Trang 15

- GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi, chia nhóm HS, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm,từng lớp cụ thể như sau:

+ Tái hiện lịch sử thời Lí Trần và sự ảnhhưởng của lịch sử với nội dung và tư

tưởng của văn học (cô Xuyên, Cô Duyên, )

+ Tái hiện cuộc đời và sự nghiệp của các nhà thơ hay những người anh hùng được

tái hiện trong thơ ca thời Lí - Trần để từ đó học sinh hình thành cho mình nhân cách cũngnhư lòng yêu nước và tinh thần dân tộc (Cô Phương, cô Phượng, Thương)

+ Làm bật được nội dung, tư tưởng và đặc điểm nghệ thuật của thời kì văn học

Trung đại (Cô Hạnh, cô Đỗ Thủy)

+ Cảm nhận của học sinh về chuyến đi trải nghiệm hoặc một tác phẩm (Cô Dung,Hoàng Thủy)

+ GV phổ biến cho học sinh sáng tác thơ hoặc vẽ hoặc điêu khắc…

- GV phân lớp theo nhóm và phân công mỗi nhóm thực hiện một đơn vị kiến thức

để thực hiện chương trình báo cáo sau trải nghiệm

Yêu cầu: Tất cả học sinh khối 10,12 phải chuẩn bị tư liệu, dự thảo báo cáo hạn nộp vào ngày 08/11/2019 Hạn nộp bài thu hoạch vào ngày:15/12/2019.

- Trước buổi tham quan: GV liên hệ với công ty du lịch Vạn An, thảo luận để có kếhoạch, phối hợp tạo điều kiện cho buổi tham quan đạt kết quả tốt nhất; chuẩn bị bài tậpcho học sinh sau buổi thăm quan

2 Chuẩn bị của học sinh

- Ôn lại những kiến thức vềVăn học Lí Trần, văn thuyết minh

- Xây dựng chương trình học tập và những tư liệu cần thiết phải thu thập trong quá trìnhtrải nghiệm

- Giấy, bút để ghi chép, tư liệu, máy ảnh, máy quay

- Xác định nhiệm vụ, kiến thức cần tìm hiểu trong buổi tham quan học tập

Trang 16

IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN

và thực hiện

5h – 5h 30/

10/11/2019 05h’: Xe và HDV của Công Ty Du Lịch vạn Ancó mặt tại trường, thông báo chương trình hoạt

động, điểm danh quân số

05h30: Học sinh lên xe khởi hành đi Khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang Trên xe các em nghe

anh, chị hướng dẫn viên giới thiệu, tham gia cáctrò chơi và giao lưu văn nghệ

BGH nhà trường

GVCN

8h30 08h30: Đến Khu di tích lịch sử Bạch Đằng

Giang, các em tập trung dâng hương tại quảng

trường trung tâm bãi cọc sau đó theo sự hướngdẫn của anh, chị hướng dẫn viên đi tham quancác ngôi đền thờ: Ngô Quyền, Lê Đại Hành, Trần

Hưng Đạo, Hồ Chủ Tịch , đền & chùa Tràng Kênh Trúc Lâm.

10h00: Các em lên xe di chuyển đến Hòn Dáu

Resort tại Đồ Sơn, Hải Phòng

Nhân viên du lịchhướng dẫn

- Nhóm văn phụ trách hướng dẫn học sinh lấy

tư liệu

11h00 11h00: ĐếnHòn Dáu Resort các em nghỉ ngơi

đôi chút sau đó ăn trưa tại nhà hàng Ăn trưaxong các em theo sự hướng dẫn của anh, chịhướng dẫn viên tham quan Hòn Dáu Resort -nơi được mệnh danh là Đà Lạt thu nhỏ với: Vườnthú, cầu treo, thác nước, thung lũng tình yêu,động ma, hồ cá sấu…

BGH nhà trườngGVCN

15h30: 15h30: Các em lên xe trở về Ninh Bình Dự kiến Nhân viên du lịch

hướng dẫn

18h30 18h30:Xe về đến trường, kết thúc chuyến đi.

GVCN tập trung HS, nhận xét, rút kinh nghiệm, giao bài tập thu hoạch, kết thúc buổi thăm quan học tập

BGH nhà trường

GVCN

Hoa Lư, ngày 05 tháng 10 năm 2019

Đỗ Thị Liệu

Trang 17

2 Kế hoạch trải nghiệm tại tại Côn Sơn - Chí Linh – Hải Dương

TRƯỜNG THPT HOA LƯ A

Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ của môn học và yêu cầu học tâp đối với học sinh Căn cứ vào hoạt động chuyên môn của nhóm Ngữ Văn trường THPT Hoa Lư Anăm học 2018 – 2019

Căn cứ vào điều kiện tình hình thực tiễn, nhóm Ngữ Văn lên kế hoạch tổ chức chohọc sinh tham quan học tập tại Côn Sơn - Chí Linh – Hải Dương như sau:

I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Buổi tham quan học tập sẽ góp phần cụ thể hóa, bổ sung thêm những kiến thức

cơ bản về Lịch Sử, Địa Lí, Văn hóa, Quân Sự, An Ninh Quốc Phòng cho học sinh Đặcbiệt thông qua chuyến đi này học sinh có điều kiện hiểu nơi ở ẩn của người anh hùngNguyễn Trãi và phần nào hiểu được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ cũng như có điều kiệntìm hiểu, quan sát địa lí bãi cọc Bạch Đằng mà hiểu được vị trí hiểm yếu của giang sơn

để giúp những người anh hùng trong lịch sử bảo vệ giang sơn xã tắc trong công cuộcchống giặc ngoại xâm Từ đó giúp học sinh có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về tácgiả Nguyễn Trãi và bài Phú sông Bạch Đằngmà các em đã được học trong chương trìnhlớp 10

- Chuyến đi cũng góp phần giáo dục các em niềm tự hào về dân tộc và ý thức tráchnhiệm của mình, thế hệ mình trong việc bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc Đặc biệtchuyến đi là dịp các em có điều kiện để học hỏi, giao tiếp với bạn bè, tiếp xúc với môitrường mới khiến các em năng động hơn trong cuộc sống và các em có điều kiện bộc lộnăng lực cá nhân của mình như: sinh kĩ năng thuyết minh, trình bày vấn đề trước đámđông và kĩ năng thực hành bộ môn

- Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng, năng lực tạo lập văn bản cho học sinh

II ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, THÀNH PHẦN.

- Địa điểm: Khu du lịch Côn Sơn- Bãi cọc Bạch Đằng

Trang 18

- Thời gian: 1 ngày 06/01/2019

- Thành phần:

+ Đại biểu mời: BGH nhà trường, BCH Đoàn trường

+ Thành phần triệu tập: GV Tổ Văn, GVCN khối lớp 10

+ Học sinh lớp 10 trong toàn trường

III CHUẨN BỊ.

1 Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo viên lên kế hoạch về buổi tham quan, duyệt với BGH

- Giáo viên liên hệ với công ty du lịch Mỹ Hương tổ chức cho đoàn tham quan học tập

- Dự trù kinh phí: Tiền xe, tiền ăn, tiền nước cho HS (450.000đ/1HS) bao gồm:

+ Ăn chính: 100.000/bữa

+ Vé tham quan theo chương trình, cổng 01

+ Xe du lịch đời mới, phục vụ suốt hành trình

+ Hướng dẫn viên hiểu biết, nhiệt tình phục vụ suốt tuyến

+ Bảo hiểm du lịch theo quy định

+Nước uống, khăn lạnh trên xe, mũ du lịch tặng khách hàng

- GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi, chia nhóm HS, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm,từng lớp cụ thể như sau:

1 Thuyết minh về cuộc đời Nguyễn Trãi trước khởi nghĩa Lam Sơn Lớp 10 A

2 Thuyết minh về cuộc đời Nguyễn Trãi trong khởi nghĩa Lam Sơn Lớp 10 B

3 Thuyết minh về cuộc đời Nguyễn Trãi sau khởi nghĩa Lam Sơn Lớp 10 E

4 Thuyết minh về cuộc đời Nguyễn Trãi từ khi về ở ẩn tại Côn Sơn cho đến khi bị mắc

hoạ tru di tam tộc Lớp 10 C

5 Thuyết minh về sự nghiệp sáng tác của Nguễn Trãi Lớp 10M

6 Thuyết minh về tác phẩm “Quân trung từ mệnh tập” Lớp 10H

7 Thuyết minh về tác phẩm “Quốc âm thi tập” Lớp 10 I

8 Mối oan của Nguyễn Trãi Lớp 10 K

9 Quan niệm nhân nghĩa trong thơ văn Nguyễn Trãi? Lớp 10

10.Tình cảm của nhân dân dành cho Nguyễn Trãi? Lớp 10D

Câu hỏi dành cho khán giả:

1 Nguyễn Trãi được Unesco công nhận là danh nhân văn hoá thế giới vào năm nào?(1982)

Trang 19

2 “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi là tập thơ Nôm đầu tiên văn học Việt Nam Đúng hay sai? (Đúng)

3 Câu thơ: “Côn Sơn suối chảy rì rầm/ Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” củaNguyễn Trãi giống với câu thơ nào của Bác Hồ (Tiếng suối trong như tiếng hátxa/ Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa)

4 Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh năm nào? Dưới triều đại nào? (1400 – triều nhàHồ)

5 Trước khi đến với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãilàm gì , ở đâu? (Bị giamlỏng ở thành Đông Quan và nung nấu mối nợ nước thù nhà)

6 Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi có nét gì mới mẻ tiến bộ so với thời đại?

7 Trong phần 1 bài Cáo, Để khẳng định chủ quyền dân tộc Nguyễn Trãi đã khẳngđịnh trên những yếu tố nào?

8 So với Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt lí tưởng yêu nước của Nguyễn Trãiđược mở rộng thêm như thế nào?

Yêu cầu: Tất cả học sinh khối 10 phải chuẩn bị tư liệu Hạn nộp bài vào ngày: 3/1/2019.

- Trước buổi tham quan: GV liên hệ với công ty du lịch Mỹ Hương, thảo luận để có kếhoạch, phối hợp tạo điều kiện cho buổi tham quan đạt kết quả tốt nhất; chuẩn bị bài tậpcho học sinh sau buổi thăm quan

2 Chuẩn bị của học sinh

- Ôn lại những kiến thức về tác giả Nguyễn Trãi, văn thuyết minh và bài Phú Sông BạchĐằng

- Giấy, bút để ghi chép, tư liệu, máy ảnh, máy quay

- Xác định nhiệm vụ, kiến thức cần tìm hiểu trong buổi tham quan học tập

Trang 20

IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN

và thực hiện

5h15 – 5h 30 05h30’: Xe và HDV của Công Ty Du Lịch Mỹ

Hương đón Quý khách tại điểm hẹn khởi hành

điHải Dương.

BGH nhà trường

GVCN8h30 08h30’:Đến Côn Sơn Quý khách tham

quan Khu Di Tích Côn Sơn, Đền thờ và nhà lưu niệm của danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi, Chùa Côn Sơn - một trong ba trung tâm của

Thiền Phái Trúc Lâm, nơi đây có nhiều cây đạicổ thụ tới 700 năm tuổi nghe HDV thuyết minh

về vị anh hùng Nguyễn Trãi, dãy Nhà La Hán, leo núi tham quan Giếng Ngọc, hành trình tới đồi thông lộng gió là Bàn Thạch, Bàn Cờ Tiên nơi

đây ghi dấu truyền thuyết có 2 vị tiên ông ngồiđánh cờ

Giáo viên tổ chức cho học sinh thuyết trình về

di tích Côn Sơn và tổ chức thi tòm hiểu về tác giả

Nguyễn Trãi

Nhân viên du lịchhướng dẫn

- Đ/c Phương và đ/c Thương phụ trách

11h00 11hh00’:Quý khách tập trung ăn cơm trưa

và nghỉ ngơi tại nhà hàng, sau đó lên xe khởi

hành về Khu Di Tích Bạch Đằng Giang -

Huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng.

BGH nhà trườngGVCN

Phòng Đoàn tham quan Khu Di Tích Bạch

Đằng Giang gồm:Đền Thờ Vua Ngô Quyền, Vua Lê Đại Hành, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tham quan cửa sông nơi tái hiện Bãi Cọc Bạch Đằng, Nhà Trưng Bày Hiện Vật Lịch Sử Cọc Bạch Đằng.

Nhân viên du lịchhướng dẫn

15h00 15h00’: Quý khách tập trung ra xe khởi BGH nhà trường

Trang 21

hành về Ninh Bình.

18h00’: Về đến Ninh Bình HDV chia tay

đoàn, kết thúc chương trình tham quan Hẹn gặp lại quý khách trong những chương tham quan tiếptheo

GVCN tập trung HS, nhận xét, rút kinh nghiệm, giao bài tập thu hoạch, kết thúc buổi thăm quan học tập

GVCN

Hoa Lư, ngày 20 tháng 12 năm 2018

Đỗ Thị Liệu

Trang 22

3 Kế hoạch trải nghiệm tại tại khu K9 - Đá Chông

TRƯỜNG THPT HOA LƯ A

Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ của môn học và yêu cầu học tâp đối với học sinh Căn cứ vào hoạt động chuyên môn của nhóm Ngữ Văn trường THPT Hoa Lư Anăm học 2018 – 2019

Căn cứ vào điều kiện tình hình thực tiễn, nhóm Ngữ Văn lên kế hoạch tổ chức chohọc sinh tham quan học tập tại K9 – Đá chông, Ba Vì – Hà Nội như sau:

I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Buổi tham quan học tập sẽ góp phần cụ thể hóa, bổ sung thêm những kiến thức c

cơ bản về Lịch Sử, Địa Lí, Quân Sự, An Ninh Quốc Phòng cho học sinh Đặc biệt các

em sẽ thấy được vai trò, tầm quan trọng của khu K9 – Đá chông đối với cuộc kháng chiếnchống Mỹ của dân tộc và vị trí then chốt của nó đối với vấn đề An Ninh Quốc Phòngnước ta hiện nay; từ đó giúp học sinh có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về cuộc đời và

sự nghiệp cách ạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của dân tộc ta trong sự nghiệpkháng chiến chống Mỹ cứu nước mà các em đã được học trong chương trình

- Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, niềm tự hào với truyền thống hào hùng củadân tộc, từ đó có ý thức trách nhiệm đối với quê hương đất nước

- Củng cố cho học sinh kĩ năng thuyết minh, trình bày vấn đề trước đám đông và kĩnăng thực hành bộ môn

- Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng, năng lực tạo lập văn bản cho học sinh

II ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, THÀNH PHẦN.

- Địa điểm: K9 – Đá chông – Ba Vì, Hà Nội

- Thời gian: 1 ngày 11/11/2018

- Thành phần:

+ Đại biểu mời: BGH nhà trường, BCH Đoàn trường

+ Thành phần triệu tập: GV Tổ Văn - Địa, GVCN, GV bộ môn các khối lớp 12

+ Học sinh lớp 12 trong toàn trường

Trang 23

III CHUẨN BỊ.

1 Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo viên lên kế hoạch về buổi tham quan, duyệt với BGH

- Giáo viên liên hệ với công ty du lịch Mỹ Hương tổ chức cho đoàn tham quan học tập

- Dự trù kinh phí: Tiền xe, tiền ăn, tiền nước cho HS (450.00đ/1HS) bao gồm:

+ Ăn chính: 100.000/bữa

+ Vé tham quan theo chương trình, cổng 01

+ Xe du lịch đời mới, phục vụ suốt hành trình

+ Hướng dẫn viên hiểu biết, nhiệt tình phục vụ suốt tuyến

+ Bảo hiểm du lịch theo quy định

+Nước uống, khăn lạnh trên xe, mũ du lịch tặng khách hàng

- GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi, chia nhóm HS, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm,từng lớp cụ thể như sau:

+ Nhóm 1 (Lớp 12C, 12B - Cô Dung hướng dẫn): Nêu vị trí địa lí của khu K9 – Đáchông?

+ Nhóm 2 (Lớp 12D, 12H - Cô Xuyên hướng dẫn): Nêu vai trò của khu K9 – Đá chôngtrong cuộc kháng chiến chống Mỹ?

+ Nhóm 3 (Lớp 12A, 12M - Cô Duyên hướng dẫn): Từ hình ảnh ngôi nhà sàn tại khu K9,Cảm nhận về con người Bác?

+ Nhóm 4 (Lớp 12G, 12E, 12I, 12K - Cô Đỗ Thủy và cô Phượng hướng dẫn): Cảm nghĩcủa bản thân sau khi tham quan học tập trải nghiệm tại chiến khu Việt Bắc

Yêu cầu: Tất cả học sinh khối 12 phải viết bài thu hoạch Hạn nộp bài vào ngày: 28/11/2018.

- Trước buổi tham quan: GV liên hệ với công ty du lịch Mỹ Hương, thảo luận để có kếhoạch, phối hợp tạo điều kiện cho buổi tham quan đạt kết quả tốt nhất; chuẩn bị bài tậpcho học sinh sau buổi thăm quan

2 Chuẩn bị của học sinh

- Ôn lại những kiến thức cơ bản về vai trò, vị trí địa lí của khu K9 trong cuộc khángchiến chống Mỹ và trong xã hội ngày nay, ôn tập lại kiến thức tác phẩm và cuộc đời, sựnghiệp thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Giấy, bút để ghi chép, tư liệu, máy ảnh, máy quay

Trang 24

- Xác định nhiệm vụ, kiến thức cần tìm hiểu trong buổi tham quan học tập.

IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN

thực hiện

5h15 – 5h 30 - Xe và HDV của Công Ty Du Lịch Mỹ Hương

đón GV và HS tại trường, khởi hành đi tham quankhu K9 – Đá chông, nơi Bác Hồ và Chính Phủ làmviệc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đoàn ănsáng tự túc trên xe

BGH nhà trường

GVCN

8h30 - GV và HS Đến K9 – Đa chông, Ba Vì, ổn định

tổ chức, kiểm tra sĩ số, sau đó tiến hành thamquan khu K9 – Đá chông, đoàn dâng hương tại Đàidâng hương khu di tích sân khu di tích - GVphổ biến lại mục đích, yêu cầu của buổi thămquan, nhắc nhở HS thực hiện nghiêm túc quy địnhcủa khu di tích K9

- Tổ chức thăm quan học tập , ghi chép thông tincần thiết

Nhân viên du lịchhướng dẫn

11h00 - GV và HS tập trung ăn cơm trưa và nghỉ ngơi tại

nhà hàng, sau đó lên xe khởi hành về Khu Du vui chơi giải trí Ao Vua, Ba Vì – Hà Nội

BGH nhà trườngGVCN

13h00 Đoàn về tới Khu Du vui chơi giải trí Ao Vua,

Ba Vì – Hà Nội, tự do tham quan, vui chơi tại Công Viên Nước,…

Nhân viên du lịchhướng dẫn

16h00 - 16h00: Đoàn lên xe khởi hành về Ninh Bình.

- 19h00: Về đến Ninh Bình.

GVCN tập trung HS, nhận xét, rút kinh nghiệm, giao bài tập thu hoạch, kết thúc buổi thăm quan học tập

BGH nhà trường

GVCN

Hoa Lư, ngày 06 tháng 10 năm 2018

Đỗ Thị Liệu

Trang 25

4 Kế hoạch trải nghiệm tại tại khu Lăng Bác Hồ

TRƯỜNG THPT HOA LƯ A

Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ của môn học và yêu cầu học tập đối với học sinh Căn cứ vào hoạt động chuyên môn của nhóm Ngữ Văn trường THPT Hoa Lư Anăm học 2018 – 2019

Căn cứ vào điều kiện tình hình thực tiễn, nhóm Ngữ Văn lên kế hoạch tổ chức chohọc sinh tham quan học tập tại Lăng Bác - Hà Nội như sau:

I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Buổi tham quan học tập là dịp để học sinh được đến viếng Lăng Bác, thăm nơi ởvà làm việc của Bác ở Phủ chủ tịch, hiểu thêm về sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Báckính yêu Từ đó học sinh có ý thức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HồChí Minh Giúp các em hiểu hơn cuộc đời cách mạng đầy gian khổ trong quá trình hoạtđộng cách mạng của Bác thông qua các tác phẩm mà các em đã được học trong chươngtrình

- Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, niềm tự hào với truyền thống hào hùng củadân tộc, từ đó có ý thức trách nhiệm đối với quê hương đất nước

- Củng cố cho học sinh kĩ năng thuyết minh, trình bày vấn đề trước đám đông và kĩnăng thực hành bộ môn

- Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng, năng lực tạo lập văn bản cho học sinh

II ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, THÀNH PHẦN.

- Địa điểm: khu di tích Lăng Bác – Hà Nội

- Thời gian: 1 ngày 23/11/2018

- Thành phần:

+ Đại biểu mời: BGH nhà trường, BCH Đoàn trường

+ Thành phần triệu tập: GV Tổ Văn - Địa, GVCN, GV bộ môn các khối lớp 11

+ Học sinh lớp 11 trong toàn trường

Trang 26

III CHUẨN BỊ.

1 Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo viên lên kế hoạch về buổi tham quan, duyệt với BGH

- Giáo viên liên hệ với công ty du lịch Mỹ Hương tổ chức cho đoàn tham quan học tập

- Dự trù kinh phí: Tiền xe, tiền ăn, tiền nước cho HS (450.00đ/1HS) bao gồm:

+ Ăn chính: 100.000/bữa

+ Vé tham quan theo chương trình, cổng 01

+ Xe du lịch đời mới, phục vụ suốt hành trình

+ Hướng dẫn viên hiểu biết, nhiệt tình phục vụ suốt tuyến

+ Bảo hiểm du lịch theo quy định

+Nước uống, khăn lạnh trên xe, mũ du lịch tặng khách hàng

- GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi, chia nhóm HS, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm,từng lớp cụ thể như sau:

+ Nhóm 1 (Lớp 11A,11C,11D - Cô Phượng, cô Thương hướng dẫn): Nêu cuộc đời và sựnghiệp cách mạng của Bác?

+ Nhóm 2 (Lớp 11B,11E, 11H - Cô Hạnh, cô Duyên hướng dẫn): Tìm hiểu về sự nghiệpthơ văn của Bác qua từng giai đoạn lịch sử

+ Nhóm 3 (Lớp 11G, 11I - Cô Liệu hướng dẫn): Tìm hiểu nội dung tư tưởng của Bác qua

2 tác phẩm được học trong chương trình Ngữ văn lớp 11 (“Chiều tối”, “Vi hành”?

+ Nhóm 4 (Lớp 11K, 11M - Cô Phương, cô Bùi Thủy hướng dẫn): Cảm nghĩ của bảnthân sau khi côntham quan học tập trải nghiệm tại khu du tích Lăng Bác

Yêu cầu: Tất cả học sinh khối 11 phải viết bài thu hoạch Hạn nộp bài vào ngày: 30/11/2018.

- Trước buổi tham quan: GV liên hệ với công ty du lịch Mỹ Hương, thảo luận để có kếhoạch, phối hợp tạo điều kiện cho buổi tham quan đạt kết quả tốt nhất; chuẩn bị bài tậpcho học sinh sau buổi thăm quan

2 Chuẩn bị của học sinh

- Ôn lại những kiến thức cơ bản về kiến thức tác phẩm và cuộc đời, sự nghiệp thơ văncủa Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Giấy, bút để ghi chép, tư liệu, máy ảnh, máy quay

- Xác định nhiệm vụ, kiến thức cần tìm hiểu trong buổi tham quan học tập

Trang 27

IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN

và thực hiện

6h00 – 6h 30 - Xe và HDV của Công Ty Du Lịch Mỹ Hương

đón GV và HS tại trường, khởi hành đi thamquan Lăng Bác, phủ Chủ tich, bảo tàng Hồ ChíMinh, đoàn ăn sáng tự túc trên xe

BGH nhà trường

GVCN

9h00 - GV và HSđến Hà Nội, ổn định tổ chức, kiểm tra

sĩ số, sau đó tiến hành tham quan Lăng Bác, phủChủ tịch, bảo tàng Hồ Chí Minh,đoàn dânghương, đặt vòng hoa trước Lăng Bác

- GV phổ biến lại mục đích, yêu cầu của buổithăm quan, nhắc nhở HS thực hiện nghiêm túcquy định của khu di tích Lăng Bác, phủ Chủ tich,bảo tàng Hồ Chí Minh

- Tổ chức thăm quan học tập , ghi chép thông tincần thiết

Nhân viên du lịchhướng dẫn

11h00 - GV và HS tập trung ăn cơm trưa và nghỉ ngơi

tại nhà hàng, sau đó lên xe khởi hành về làng Gốm Bát Tràng – Hà Nội

BGH nhà trườngGVCN

Nội nghe nghệ nhân giới thiệu về lịch sử làng

Gốm, trải nghiệm với nghề gốm,…

Nhân viên du lịchhướng dẫn

16h00 - 16h00: Đoàn lên xe khởi hành về Ninh Bình.

- 18h00: Về đến Ninh Bình.

GVCN tập trung HS, nhận xét, rút kinh nghiệm, giao bài tập thu hoạch, kết thúc buổi thăm quan học tập

BGH nhà trường

GVCN

Hoa Lư, ngày 15 tháng 10 năm 2018

Phan Thị Thúy Phượng

Trang 28

5 Kế hoạch chuyên đề ngoại khóa Chủ đề: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với quê hương đất nước”

TRƯỜNG THPT HOA LƯ A

TỔ VĂN ĐỊA – LICH SỬ - GDCD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH CHUYÊN ĐỀ NGOẠI KHÓA LIÊN MÔN LỊCH SỬ - NGỮ VĂN – GIÁO DỤC CÔNG DÂN

Năm học 2018 – 2019 Chủ đề: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với quê hương đất nước”

Thực hiện Kế hoạch, nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 của trường THPT Hoa Lư A;

Kế hoạch công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trường THPT Hoa Lư A năm học

2018 – 2019; căn cứ Kế hoạch giáo dục của nhóm Lịch sử, Ngữ Văn, Giáo dục công dânnăm học 2018 – 2019; căn cứ vào điều kiện, tình hình thực tiễn; Đoàn trường THPT Hoa

Lư A phối hợp với tổ, nhóm chuyên môn xây dựng Kế hoạch chương trình ngoại khóa

“Chủ tịch Hồ Chí Minh với quê hương đất nước” với nội dung cụ thể như sau:

I MỤC TIÊU

1, Kiến thức:

- Thông qua việc dạy học tích hợp, liên môn các kiến thức, kỹ năng các môn họcNgữ văn - Lịch sử - Giáo dục Công dân, giúp học sinh có được những hiểu biết về cuộcđời và sự nghiệp cách mạng, tư tưởng và nhân cách đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Mình,

từ đó góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm và định hướng thái độ, hành vi cho các emtrong quá trình học tập và rèn luyện

- Hội thi "Kể chuyện về tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"

là hoạt động quan trọng trong phong trào Học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạođức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm tuyên truyền sâu rộng trong học sinh về tư tưởngđạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Thông qua tổ chức Hội thi tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyệnphẩm chất đạo đức của học sinh, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, tệ tham nhũng,lãng phí và các tệ nạn xã hội khác

2 Kĩ năng: Hình thành cho học sinh một số kĩ năng:

Trang 29

Kĩ năng giao tiếp

Kĩ năng lắng nghe tích cực

Kĩ năng trình bày ý tưởng

Kĩ năng hợp tác

Kĩ năng tư duy phê phán

Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm

Kĩ năng đặt mục tiêu

Kĩ năng quản lí thời gian

Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin

Kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin…

- Tạo sân chơi lành mạnh, thiết thực, hấp dẫn đối với học sinh góp phần thúc đẩyphong trào học tập, rèn luyện trong thanh niên học sinh THPT

- Đoàn viên học sinh tích cực tham gia với tinh thần đoàn kết, sáng tạo, trao đổi,học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau tạo không khí vui tươi lành mạnh và đạt hiệu quả tuyêntruyền cao

4 Năng lực:

- Phát triển năng lực chung: tự chủ tự học, giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyếtvấn đề và sáng tạo; Năng lực chuyên môn như: năng lực tạo lập văn bản, năng lực thẩm

mĩ, năng lực ngôn ngữ , sân khấu hóa

- Đặc biệt hoạt động trải nghiệm là dịp các em có điều kiện để học hỏi, giao tiếpvới bạn bè, tiếp xúc với môi trường mới khiến các em năng động hơn trong cuộc sống vàcác em có điều kiện bộc lộ năng lực cá nhân của mình như: kĩ năng thuyết minh, trìnhbày vấn đề trước đám đông và kĩ năng thực hành bộ môn

5 Sản phẩm:

- Thi kể chuyện về tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Trang 30

- Dàn dựng và trình diễn phần chào hỏi có liên quan đến Lịch sử đất nước và cuộcđời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác Hồ.

- Trả lời câu hỏi có liên quan đến kiến thức 3 môn học: Ngữ văn, Lịch sử, GDCD

II NỘI DUNG

Tìm hiểu và kể chuyện về cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ đề 1 : Lý tưởng sống của thanh niên

- Giới thiệu tóm tắtvề bối cảnh đất nước; tiểu sử và thời niên thiếu của Bác Hồ đếnkhi Người thành lập Đảng 03/02/1930)

- Sưu tầm những hình ảnh, những câu chuyện … về tiểu sử và thời niên thiếu củaBác Hồ đến khi Người thành lập Đảng 03/02/1930

- Chủ đề kể chuyện và hùng biện: Lý tưởng sống của thanh niên

- Đơn vị phụ trách: Nhóm chuyên môn Giáo dục công dân

- Thời gian chuẩn bị: Từ tháng 10/2018 đến tháng 12/2018

- Thời gian thực hiện: Tháng 1/2019

(Có Kế hoạch chi tết kèm theo)

Chủ đề 2: Khát vọng về độc lập tự do cho đất nước

- Giới thiệu tóm tắtvề những hoạt động của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ khi thànhlập Đảng (tháng 2/1930) đến khi Người về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng(tháng 28/1/1941) và quả trình trực tiếp lãnh đạo cách mạng Tháng 8/1945 thành công,thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945)

- Sưu tầm những hình ảnh, những câu chuyện… về những hoạt động của Lãnh tụNguyễn Ái Quốc từ khi thành lập Đảng (tháng 2/1930) đến khi Người về nước trực tiếplãnh đạo phong trào cách mạng (tháng 28/1/1941) và những hoạt động của Lãnh tụNguyễn Ái Quốc khi Người về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng (tháng1/1941) và quá trình trực tiếp lãnh đạo cách mạng Tháng Tám/1945 thành công, thành lậpnước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945)

- Chủ đề kể chuyện và hùng biện: “Khát vọng về độc lập tự do cho đất nước”

- Đơn vị phụ trách: Nhóm chuyên môn Ngữ văn

- Thời gian chuẩn bị: Từ tháng 10/2018 đến tháng 01/2019

- Thời gian thực hiện: Tháng 2/2019

(Có Kế hoạch chi tết kèm theo)

Chủ đề 3:Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trang 31

- Giới thiệu tóm tắtvề những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trìnhlãnh đạo xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng từ sau ngày cách mạng Tháng Támthành công đến khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ (2/9/1945 - 19/12/1946) và trong thời

kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1946 – 1954)

- Sưu tầm những hình ảnh, những câu chuyện …về Chủ tịch Hồ Chí Minh trongquá trình lãnh đạo xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng từ sau ngày cách mạngTháng Tám thành công đến khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ (2/9/1945 - 19/12/1946)và trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1946 – 1954)

- Chủ đề kể chuyện và hùng biện: “Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc”.

- Đơn vị phụ trách: Nhóm chuyên môn Ngữ văn

- Thời gian chuẩn bị: Từ tháng 10/2018 đến tháng 01/2019

- Thời gian thực hiện: Tháng 2/2019

(Có Kế hoạch chi tết kèm theo)

Chủ đề 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh với cuộc sống đời thường

- Giới thiệu tóm tắtvề những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong nhữngnăm 1954 – 1969; quá trình Người viết di chúc

- Sưu tầm những hình ảnh, những câu chuyện… về Chủ tịch Hồ Chí Minh trongnhững năm 1954 – 1969 và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình viết Di chúc

- Chủ đề kể chuyện và hùng biện: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với cuộc sống đời thường”.

- Đơn vị phụ trách: Nhóm chuyên môn Lịch sử

- Thời gian chuẩn bị: Từ tháng 10/2018 đến tháng 02/2019

- Thời gian thực hiện: Tháng 3/2019

(Có Kế hoạch chi tết kèm theo)

Chủ đề 5: Chủ tịch Hồ Chí Minh với quê hương Ninh Bình

- Tìm hiểuvề những lần Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Ninh Bình rong nhữngnăm 1946 – 1969

- Sưu tầm, kể những câu chuyện, những kỷ niệm của về Chủ tịch Hồ Chí Minh vớiquê hương Ninh Bình

- Chủ đề kể chuyện và hùng biện: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với quê hương Ninh Bình”.

Trang 32

- Đơn vị phụ trách: Nhóm chuyên môn Lịch sử

- Thời gian chuẩn bị: Từ tháng 10/2018 đến tháng 02/2019

- Thời gian thực hiện: Tháng 3/2019

(Có Kế hoạch chi tết kèm theo)

*Các bài dự thi cần thể hiện các nội dung sau:

- Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của bậc đại trí, đại nhân, đại dũng nhưng lại vôcùng khiêm tốn, giản dị, tấm gương sống suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng dântộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người

- Đạo đức của Người là đạo đức của ý chí, nghị lực và tinh thần yêu nước nồngnàn, tuyệt đối tin tưởng và kính trọng nhân dân

- Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của con người nhân ái, vị tha, khoan dung,nhân hậu hết mực vì con người

- Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, lối sốngtrong sáng, nếp sống giản dị, khiêm tốn, trung thực và chân thành

III CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1 Lực lượng tham gia

* Trong nhà trường

- Ban chỉ đạo: Ban Giám hiệu nhà trường

- Các thày cô giáo giảng dạy môn Ngữ văn, Lịch sử, GDCD, BTĐT, GVCN,

- Là học sinh của 30 lớp có khả năng và được lựa chọn tham dự Hội thi.

- Các thành viên trong Ban tổ chức, Ban giám khảo, tổ thư ký không được tham

gia Hội thi "Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".

* Ngoài nhà trường

- Đại diện cha mẹ học sinh

- Lãnh đạo Sở GD Ninh Bình, Huyện Ủy Hoa Lư, đại diện các trường THPT trongtỉnh

2.Công tác chuẩn bị

a Ban Chỉ đạo

- Phụ trách chung: Thầy Hoàng Hải Nam - BTCB, Hiệu trưởng

- Chịu trách nhiệm chuyên môn: Thầy Nguyễn Mạnh Hà

- Phụ trách tổ chức chương trình ngoại khóa: Cô Đoàn Thị Mận

- Phụ trách an ninh, trật tự trường học: Thầy Đặng Đình Sơn

Trang 33

- Nhóm Lịch sử, Ngữ văn, GDCD + BCH Đoàn : Xây dựng kế hoạch và triển khaiđến các lớp, chuẩn bị nội dung tổ chức chương trình trong từng tuần.

- GVCN phối hợp với giáo viên giảng dạy các bộ môn Ngữ Văn, Lịch sử, GDCDcủa lớp mình thẩm định nội dung, tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ các em học sinh dự thi theophân đoạn và số thứ tự bốc thăm

- BCH Đoàn trường làm công tác tổ chức các chương trình dự thi; chủ động phần

âm thanh và các điều kiện khác phục vụ cho các cuộc thi, Hội thi

b Ban Giám khảo (Vòng sơ loại và vòng chung kết)

Chuyên môn Giám khảo 1 Giám khảo 2 Ghi chú

Ngữ văn: Đoàn Thị Thu Hạnh Đỗ Thị Liệu Tính theo bộ môn, trường hợpGiám khảo 1 vắng, giám khảo 2 sẽ thay thế nhiệm vụ

Lịch sử Vũ Thị Thảo Bùi Thị Hồng Thiện

Giáo dục công dân Mai Thị Lề Hằng Nguyễn Thị Thông Hoa

c Ban thư ký

Thư ký 1 Thư ký 2 Thư ký 3 Ghi chú

Đinh Thị Huyền, Đinh Thị Bích Ngọc Nguyễn Thị Bích Đào Trường hợpThư ký 1 hoặc 2 vắng, thư ký 3 sẽ thay thế nhiệm vụ

d Kinh phí: Trích từ kinh phí chi cho GD-ĐT của nhà trường

3 Thời gian tổ chức: từ 26/10 – 11/03 thi sơ khảo; ngày 26/03/2019 thi chung kết.

4 Hình thức hoạt động: trải nghiệm trong tổ chức chuyên đề “Hồ Chí Minh với

quê hương đất nước” qua hoạt động Hội thi Kể chuyện về tấm gương tư tưởng, đạo đức,

phong cách Hồ Chí Minh

- Bước 1: Tổ chức cuộc thi tại các lớp

- Bước 2: Từ cuộc thi của 30 lớp, lựa chọn ra 30 thí sinh xuất sắc nhất, chia thành

5 nhóm tham gia thi cấp trường vòng loại được tổ chức trong các giờ sinh hoạt chính trịdưới nghi thức chào cờ đầu tuần (Theo lịch sinh hoạt chính trị)

- Bước 3: Tổ chức chuyên đề ngoại khóa liên môn với chủ đề “Chủ tịch Hồ ChíMinh với quê hương đất nước” (Có Kế hoạch chi tiết kèm theo)

Trang 34

- Mỗi thí sinh dự thi lựa chọn 1 câu chuyện thể hiện nội dung trên để đăng ký dựthi.

(Thứ Hai)

Giờ Chào cờ, BGH, BCH Đoàn trườngphát động cuộc thi trong toàn trường

05/11/2018 Thí sinh dự thi vòng sơ loại tại các lớp Đăng ký danh sách thí

sinh: nộp về cho đ/c Quế

(PBTĐT) trước ngày4/11/2018

Hoàn thành cuộc thi vòng

sơ loại vào 11/3/2019

2 Vòng chung khảo: 5 đội thi tham gia chương trình ngoại khóa liên môn với

chủ đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với mùa xuân đất nước”

Từ 11/03 đến

26/3/2019

- Thành lập 05 đội thi (Mỗi đội 06 thành viên)tham gia dự thi với 5 chủ đề (Bốc thăm ngẫunhiên)

- Luyện tập màn Chào hỏi

- Phần thi tìm hiểu kiến thức (Trả lời câu hỏi)

- Phần thi kể chuyện theo chủ đề

- Mỗi khối có 02thành viên trong đội

- Tổ chức tổng duyệtchương trình và chạysân khấu ít nhất 03lần (Nhà trường sẽlên lịch cụ thể)

Trang 35

đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng ký tham dự

(Theo mẫu phiếu đăng ký)

Từ 14h00

28/3/2019

- Hội thi cắm hoa với chủ đề “ Hoa dâng Bác”

- Tổ chức chấm các tác phẩm dự thi sáng tácnghệ thuật

- 11 liên chi đoàntham gia (trong đó 10liên chi đoàn HS+01liên chi đoàn GV,S.viên)

Từ 7h30 đến

10h45

29/3/2019

Chuyên đề ngoại khóa liên môn Lịch sử - Ngữ

văn - GDCD với chủ đề: “Hành trình 79 mùa xuân – Bác Hồ với Ninh Bình”

+ Nội dung thi:

- Màn Chào hỏi

- Phần thi tìm hiểu kiến thức (Trả lời câu hỏi)

- Kể chuyện theo chủ đề

- CĐ Cấp cụm trường

- Đ/c Bùi Thị Quếxây dựng kịch bảnchương trình và Thểlệ các phần thi

V TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP

1 Giải thưởng trao theo các chủ đề thi kể chuyện vòng sơ khảo

- Mỗi chủ đề: 1 Giải Nhất :150.000đ + điểm thi đua cho lớp

1 giải nhì: 120.000đ + điểm thi đua cho lớp

1 giải ba: 100.000đ + điểm thi đua cho lớp

3 giải khuyến khích: mỗi giải 80.000đ + điểm thi đua cho lớp

- Tổng tiền thưởng mỗi chủ đề: 610.000đ

- Tổng tiền thưởng vòng 1 chương trình: 610.000 x 5 = 3.050.000đ

2 Giải thưởng vòng chung khảo Hội thi:Tổng 4.700.000đ (Chưa bao gồm nội dung thi

sáng tác nghệ thuật)

2.1 Giải tập thể (5 đội thi)

- 1 Giải Nhất : 1.000.000đ

- 2 giải Nhì: Mỗi giải 800.000đ

- 2 giải Ba: Mỗi giải 600.000đ

2.2 Giải phụ

- Kể chuyện hay nhất: 200.000đ

- Màn chào hỏi ấn tượng nhất: 200.000đ

Trang 36

- Các tiết mục thi Kể chuyện: Mỗi tiết mục 100.000đ

3 Giải thi cắm hoa: Tổng 1.900.000đ

- Các giải Khuyến khích cho các tác phẩm dự thi

Trên đây là Kế hoạch tổ chức chuyên đề ngoại khóa liên môn Ngữ văn Lịch sử GDCD với chủ đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với mùa xuân đất nước” Yêu cầu các tập thể,

-cá nhân trong toàn trường, theo vị trí và nhiệm vụ chủ động xây dựng kế hoạch vànghiêm túc tổ chức thực hiện./

VI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

1 Hình thức : Thi báo cáo sản phẩm giữa các lớp, các đội

2 Yêu cầu về sản phẩm:

- Về hình thức: có tính thẩm mĩ, gọn gàng, hài hòa, khoa học Bài viết phải phongphú, đa dạng về nội dung, tránh hình thức; thực hiện đúng tiến độ thời gian Xây dựng kếhoạch (đảm bảo tính pháp lý, tính giáo dục, khả thi và hiệu quả)

- Về nội dung: thể hiện tính mới, tính độc đáo, có giá trị và ý nghĩa thực tiễn của sảnphẩm

- Đánh giá kết quả học tập trải nghiệm và báo cáo kết quả của học sinh: đảm bảochính xác, công bằng, dân chủ, khách quan, tạo không khí sôi động, hào hứng trongHSSV

Trang 37

4 Cách đánh giá: thành lập BGK, có tiêu chí cụ thể bằng thang điểm trên phiếu chấm

phiếu chấm

Phần đề cương:

Thí sinh dự thi chuẩn bị phần đề cương chu đáo dài không quá 4 trang (khổ A4);

có chú thích xuất xứ câu chuyện trong tài liệu nào? tác giả là ai? năm xuất bản? gửitrước đề cương về Ban tổ chức trước ngày dự thi theo chủ đề ít nhất 1 tuần (Đối với chủ

đề 1) và sau khi kết thúc chủ đề 1 đối với các chủ đề còn lại để BTC duyệt đề cương

Phần kể chuyện:

Thí sinh kể chuyện đầy đủ, rõ ràng, hấp dẫn người nghe có phần mở đầu dẫnchuyện và phần kết (nêu ý nghĩa, bài học của chuyện) Thí sinh có thể dùng các phươngtiện hiện đại hỗ trợ cho phần kể chuyện của mình (tránh quá lạm dụng) Thời gian kể tốithiểu 5 phút, tối đa 7 phút

- Kết quả của người dự thi:

Người dự thi được tính theo thang điểm 20 (Có thể lệ và phiếu chấm điểm cụ thể).

Ban giám khảo chấm điểm (theo mẫu phiếu điểm) xong gửi cho tổ thư ký tính và cộngđiểm Cuối hội thi tổ Thư ký báo cáo với Ban giám khảo, Ban tổ chức cuộc thi kết quảcủa từng thí sinh để xếp loại và công bố kết quả tại Hội thi

BIÊN BẢN TỔNG HỢP KẾT QUẢ BỐC THĂM CHIA ĐỘI

Trang 38

9 Nguyễn Mai Anh 11A-Nữ Đọc thơ

13 3 Độc

Lập

15 Nguyễn Thị Thu Hường 11D-Nữ - Kể chuyện: Những mẩu

chuyện về Hồ Chí Minh ởnhà tù Tưởng Giới Thạch

- Múa, hát

19 4 Hòa

Bình

Dương Thị Ngọc Ánh 12E-Nữ

21 Trịnh Thị Mỹ Tâm 11C- Nữ Kể chuyện: Tài ứng khẩu

của Bác

25 5 Vạn

Xuân

Trần Thị Ngọc Huyền 12D-Nữ Nhảy

Trang 39

II PHỤ LỤC 2: PHẦN HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM

1 Học tập trải nghiệm tại khu di tích Bạch Đằng Giang

Ngày đăng: 20/06/2021, 10:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w