1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

DÂN CHỦ THỰC TRẠNG DÂN CHỦ TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA NGHỆ THUẬT CỦA VIỆT NAM THỜI ĐẠI 4 0

5 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 22,07 KB

Nội dung

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với những bước ngoặt lớn đang đặt ra không ít thách thức cho lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Trong thời đại 4.0 đã khiến cho văn hóa nghệ thuật phải chuyển mình hòa nhập cùng dòng chảy của nhân loại, giờ đây các chương trình nghệ thuật hiện nay không đơn thuần là biểu diễn theo hình thức văn nghệ quần chúng mà đã ứng dụng khoa học công nghệ trong biểu diễn. Điều này buộc các đơn vị hoạt động nghệ thuật phải thay đổi cách làm, cách nhìn nhận vấn đề mới có thể theo kịp được nhịp sống hiện đại. Tuy nhiên con người vẫn là yếu tố quyết định, bởi máy móc, trí tuệ nhân tạo không thể thay thế được con người trong mọi quyết định, hướng đi của văn hóa nghệ thuật trong hiện tại lẫn tương lai.

Trang 1

Trước hết, Dân chủ là một hiện tượng lịch sử - xã hội gắn liền với sự tồn tại và phát triển của đời sống con người Đó vừa là giá trị xã hội mà loài người đạt được trong tiến trình đấu tranh để tự giải phóng mình , từng bước vươn tới tự do , vừa là hình thức và tính chất tổ chức của thể chế nhà nước Đối với Việt Nam , dân chủ không chỉ là bản chất , mà còn là mục tiêu và động lực của công cuộc đổi mới ở nước ta theo định hướng

xã hội chủ nghĩa

Lúc sinh thời Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh : Chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ do nhân dân làm chủ và “ Thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn ” 1 Vì vậy , vấn đề dân chủ và thực hiện dân chủ ở cơ sở được Đảng ta đặc biệt chú trọng Nội dung cơ bản của dân chủ xã hội chủ nghĩa là tất cả quyền lực thuộc về

nhân dân Hiến pháp năm 2013 quy định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tất

cả quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức 2

Trong tiếng Việt , thuật ngữ dân chủ có ba hàm nghĩa : chỉ chế độ xã hội ; chỉ quyền của người dân và chỉ một phương thức công tác , phong cách quản lý , lãnh đạo 3 Theo Đại Từ điển Tiếng Việt , dân chủ là có quyền tham gia , bàn bạc vào công việc chung , được tôn trọng quyền lợi của từng thành viên trong xã hội Dân chủ là khái niệm

để chỉ chế độ chính trị theo đó quyền làm chủ thuộc về nhân dân Ban đầu , khái niệm dân chủ được xem xét về mặt chính trị và pháp luật , càng về sau càng mang ý nghĩa rộng hơn, thể hiện ở các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như kinh tế , văn hoá , tư tưởng , mối quan hệ giữa con người , giữa cá nhân với cộng đồng , giữa công dân với nhà nước , giữa các nhà nước trên trường quốc tế , Vậy câu hỏi đặt ra là thực trạng dân chủ trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật của Việt Nam trong thời đại 4.0 diễn ra như thế nào

1 Hồ Chí Minh ( 2011 ) , Toàn tập , tập 5 , Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật , Hà Nội Tr 325

2 Quốc Hội, Hiến Pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2013, Hà Nội Điều 2

Trang 2

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với những bước ngoặt lớn đang đặt ra không ít thách thức cho lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật Trong thời đại 4.0 đã khiến cho văn hóa nghệ thuật phải chuyển mình hòa nhập cùng dòng chảy của nhân loại, giờ đây các chương trình nghệ thuật hiện nay không đơn thuần là biểu diễn theo hình thức văn nghệ quần chúng mà đã ứng dụng khoa học công nghệ trong biểu diễn Điều này buộc các đơn vị hoạt động nghệ thuật phải thay đổi cách làm, cách nhìn nhận vấn đề mới có thể theo kịp được nhịp sống hiện đại Tuy nhiên con người vẫn là yếu tố quyết định, bởi máy móc, trí tuệ nhân tạo không thể thay thế được con người trong mọi quyết định, hướng đi của văn hóa - nghệ thuật trong hiện tại lẫn tương lai

Dân chủ trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật là thực hiện quyền làm chủ của công dân trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật

Thứ nhất, quyền được tham gia vào đời sống văn hóa, nghệ thuật Ở nước ta,

quyền này được coi là một quyền hiến định 4 Quyền tham gia vào đời sống văn hóa trước hết được ghi nhận trong Hiến pháp và được cụ thể hóa trong các pháp luật khác như Luật

Di sản văn hóa, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Xuất bản, Luật báo chí, Luật bình

đẳng giới, Luật trẻ em… Điều 41 Hiến pháp 2013 khẳng định: “Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các

cơ sở văn hóa” 5

Thứ hai, quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hóa, nghệ thuật của chính

mình Quyền thụ hưởng các giá trị văn hoá được nghệ thuật là phạm vi được thừa nhận và bảo đảm nhu cầu cảm nhận và khai thác các giá trị, các vốn xã hội tốt đẹp được sáng tạo, lưu giữ trong đời sống cộng đồng của một cá nhân, cộng đồng nào đó Ở đây có thể thấy rằng, các giá trị, vốn xã hội tốt đẹp đó có thể do chính cá nhân, cộng đồng đó tạo ra hoặc

4 Nhân quyền, Quyền tham gia vào đời sống văn hóa là một quyền hiến định ,

https://nhanquyenvn.org/quyen-tham-gia-vao-doi-song-van-hoa-la-mot-quyen-hien-dinh-tuong-thich-voi-phap-luat-quoc-te.html, truy cập 08/06/2021

5 Quốc Hội, Hiến Pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2013, Hà Nội Điều

41

Trang 3

lưu giữ Cũng có thể các giá trị, vốn xã hội đó là sản phẩm chung của toàn bộ một cộng đồng, một phạm vi địa lý, lãnh thổ nhất định Tuy nhiên, ở những mức độ khác nhau thì quyền thụ hưởng sẽ là có những phạm vi quyền khác nhau Ví dụ như, quyền thụ hưởng các giá trị văn hoá của chính bản thân tác giả đối với tác phẩm văn hoá, nghệ thuật do mình sáng tạo ra sẽ khác với quyền thụ hưởng các giá trị văn hoá mang tính sở hữu của

cả dân tộc… Ở nước ta, việc trực tiếp ghi nhận về quyền thụ hưởng các giá trị văn hoá lần đầu tiên được nước ta ghi nhận vào một văn bản pháp lý là tại Hiến pháp 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2013 (Điều 41) Đây chính là lần đầu tiên Việt Nam ghi nhận quyền này một cách long trọng và chính thức trên văn bản pháp lý Tuy nhiên, trước Hiến pháp

1992, sửa đổi năm 2013 được thông qua thì các quyền này tuy không được ghi nhận một cách trực tiếp nhưng vẫn có các cơ sở pháp lý để bảo hộ nó trên thực tế Như trong Điều

5, Hiến pháp 1980; Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001 quy định: “Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình” Mặt khác, nếu suy diễn trên cơ sở địa vị pháp lý của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng có thể thấy Chúng ta là thành viên của Liên hợp quốc, chính vì vậy các Công ước, Tuyên bố quốc tế được tổ chức này thừa nhận chính là một bộ phận cấu thành nên các cơ sở pháp lý

để Việt Nam phải thừa nhận và tôn trọng Hay một trong phạm vi quan trọng của quyền được thụ hưởng các giá trị văn hoá đó là quyền sở hữu trí tuệ, được quy định trong Bộ luật dân sự năm 1995, hay theo quy định của pháp luật quốc tế đã được coi là có giá trị pháp lý trên phạm vi nước ta khi chúng ta gia nhập WTO Bởi với việc tham gia là thành viên của WTO thì đồng nghĩa với việc chúng ta phải thừa nhận Hiệp định bảo vệ sở hữu trí tuệ (TRIPS) Chính vì vậy, có thể suy diễn rằng từ trước Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2013 ra đời dù chưa chính thức và chưa được ghi nhận trực tiếp nhưng pháp luật nước ta đã có những cơ sở quan trọng ghi nhận và bảo vệ quyền được thụ hưởng các giá trị văn hoá trên phạm vi cả nước

Thứ ba, quyền được sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật “Tự do sáng tạo

Trang 4

sáng tạo gắn liền với tự do truyền bá tác phẩm nghệ thuật; gắn liền với tự do ngôn luận,

tự do báo chí, tự do phát hành, đồng thời gắn với quyền và trách nhiệm công dân Tự do sáng tạo chính là giá trị chất lượng của tác phẩm nghệ thuật” Ngay từ Nghị quyết

Trung ương khóa VI (1987) đã có luận điểm: “Tự do sáng tạo cho người nghệ sĩ” 6 Điều khẳng định là Đảng và nhà nước ta luôn đảm bảo quyền tự do sáng tạo cho người nghệ sĩ

thông qua các quyền: “tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do xuất bản, tự do lập Hội ” Thực tế, Hiến pháp đã hiến định các quyền tự do này trên cơ sở quyền con

người Điều cần nhất là người nghệ sĩ cần nhận thức về quyền tự do sáng tạo như thế nào

Thứ tư, dân chủ trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật còn thể hiện ở việc giải phóng

con người khỏi những thiên kiến lạc hậu, loại bỏ mọi sự áp bức về tinh thần và đưa văn hóa đến cho mọi người

6Đào Duy Quát (CB), Vấn đề tự do sáng tạo trong văn học, nghệ thuật Việt Nam hiện nay, NXB Văn Học Tr 15

Trang 5

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Quát (CB), Vấn đề tự do sáng tạo trong văn học, nghệ thuật Việt Nam hiện nay, NXB Văn Học

2 Hồ Chí Minh ( 2011 ) , Toàn tập , tập 5 , Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật , Hà Nội

3. Nhân quyền, Quyền tham gia vào đời sống văn hóa là một quyền hiến định ,

https://nhanquyenvn.org/quyen-tham-gia-vao-doi-song-van-hoa-la-mot-quyen-hien-dinh-tuong-thich-voi-phap-luat-quoc-te.html, truy cập 08/06/2021

4 Quốc Hội, Hiến Pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2013, Hà Nội

Điều

5 Từ điển Tiếng Việt (2008), NXB Đà Nẵng

Ngày đăng: 18/06/2021, 11:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w