1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC Ở TIỂU HỌC

17 3K 34

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 24,89 MB

Nội dung

Mô tả những giải pháp xây dựng LỚP HỌC HẠNH PHÚC ở các trường tiểu học. Những giải pháp đưa ra phù hợp với các tiêu chí xây dựng TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC do Bộ GDĐT phát động. Mô tả những giải pháp xây dựng LỚP HỌC HẠNH PHÚC ở các trường tiểu học. Những giải pháp đưa ra phù hợp với các tiêu chí xây dựng TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC do Bộ GDĐT phát động.Mô tả những giải pháp xây dựng LỚP HỌC HẠNH PHÚC ở các trường tiểu học. Những giải pháp đưa ra phù hợp với các tiêu chí xây dựng TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC do Bộ GDĐT phát động.

Trang 1

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho lớp 4C

Trường Tiểu học Hòa Mỹ Tây

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

Lĩnh vực giáo dục: Công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học

3 Mô tả các giải pháp cũ thường làm

* Mô tả giải pháp cũ thường làm

Các giải pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm thì rất nhiều và đa dạng nhưng bản

thân tôi xin được đúc kết lại với các nội dung chính, cụ thể như sau:

- Nghiên cứu, nắm vững tình hình học sinh của lớp: Để xây dựng mục tiêu,

chương trình, kế hoạch năm học, xác định nội dung, phương pháp và các hình thức tổ

chức giáo dục phù hợp với đặc điểm của lớp, tôi tiến hành khảo sát thông qua hồ sơ

học bạ, qua giáo viên chủ nhiệm năm trước, qua học sinh trong lớp và qua phụ huynh

Ngoài ra, tôi còn tổ chức cho các em tự giới thiệu bản thân, điền các thông tin cá nhân

vào phiếu;

- Xây dựng bộ máy tổ chức tự quản của lớp: Vào đầu năm học, tôi nêu nhiệm vụ

cụ thể của mỗi chức danh để cả lớp lựa chọn đúng bạn xứng với chức danh đó Phân

lớp thành các tổ học sinh có cơ cấu học sinh nam, nữ, trình độ học tập tương đối đồng

đều;

- Trang trí lớp học thân thiện: Ngay từ đầu năm, tôi cùng các em đã trang trí lớp

học rất đẹp, với nhiều nội dung, hình ảnh phong phú, đa dạng phục vụ cho việc học tập

tốt hơn, mang lại nhiều niềm vui hơn cho các em mỗi ngày đến lớp;

- Phối hợp với giáo viên dạy chuyên, dạy thay và các lực lượng giáo dục khác để

giáo dục học sinh:

+ Bản thân tôi thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn về tình hình của lớp,

về khả năng của học sinh Thông qua giáo viên bộ môn và các hoạt động đoàn thể, tôi

sẽ nắm bắt được học sinh một cách toàn diện hơn để có những biện pháp giáo dục kịp

thời

+ Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường: Tôi

thường xuyên giữ mối quan hệ mật thiết với cha mẹ học sinh để cùng trao đổi nắm

vững tình hình học tập, rèn luyện của các em ở lớp và ở nhà thông qua việc đến thăm

nhà, trao đổi trực tiếp hoặc trao đổi qua điện thoại Trong năm học, tổ chức các cuộc

họp cha mẹ học sinh lớp theo định kì: đầu năm, cuối học kì và cuối năm học

* Những hạn chế của giải pháp trên

Những giải pháp trên đã mang lại hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm nhưng

vẫn còn một số hạn chế như sau:

- Còn một số học sinh chưa tích cực tham gia các hoạt động;

Trang 2

- Các hoạt động chủ yếu thiên về kiến thức, chưa tổ chức nhiều hoạt động trải

nghiệm để giúp các em vận dụng kiến thức vào thực tiễn;

- Trong các tiết Hoạt động tập thể (Sinh hoạt lớp), nhiều học sinh vi phạm không

muốn tham gia;

- Trang trí lớp học thân thiện nhưng chưa phát huy tính sáng tạo của giáo viên và

học sinh;

- Ít sử dụng mạng xã hội để trao đổi thông tin, quảng bá hình ảnh trường lớp đến

cha mẹ học sinh;

- Các giải pháp cũ chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chí xây dựng trường học hạnh

phúc do các cấp phát động

4 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu

Bắt đầu từ ngày 26 tháng 8 năm 2019.

5 Nội dung

5.1 Mô tả giải pháp mới

Trong xã hội công nghệ 4.0, xây dựng lớp học hạnh phúc được nhiều nhà giáo

dục quan tâm Làm sao để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui, giáo viên

đến trường mỗi ngày là một ngày hạnh phúc, quan hệ thầy trò là động lực để học sinh

vươn tới tri thức? Việc xây dựng lớp học hạnh phúc là việc làm cần thiết của cả người

dạy và người học Chính vì vậy, tôi đã đưa ra một số biện pháp để xây dựng lớp học

hạnh phúc như sau:

5.1.1 Giáo viên tích cực hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học hạnh

phúc” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động

Ngày 22/4/2019, Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ

chức lễ phát động “Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức

nhà giáo vì một trường học hạnh phúc” Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ kêu gọi đội ngũ

cán bộ quản lý, các thầy giáo, cô giáo chung tay xây dựng trường học hạnh phúc với

các giá trị cốt lõi: “Yêu thương - An toàn - Tôn trọng”;

Trong diễn văn khai giảng năm học 2019 - 2020, thầy Nguyễn Anh Thư - Hiệu

trưởng Trường Tiểu học Hòa Mỹ Tây đã nhấn mạnh nhiệm vụ trong năm học: “Chú

trọng việc xây dựng lớp học hạnh phúc, nhà trường hạnh phúc, rèn luyện năng lực và

kĩ năng sống cho học sinh”;

Hưởng ứng phong trào trên, giáo viên cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong

việc tiếp cận các văn bản pháp luật của Nhà nước, các quy định của Ngành và các

chuẩn mực hành vi ứng xử trong môi trường giáo dục

Ngoài việc nghiên cứu, nắm vững Luật Giáo dục, Luật Viên chức, Điều lệ trường

tiểu học, các Thông tư, Quy định, Chỉ thị, của các cấp, tôi tích cực tìm hiểu, nghiên

cứu Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT Quy định “Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục

mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên” do Bộ Giáo dục và

Đào tạo ban hành ngày 12/4/2019 để hiểu rõ hơn, điều chỉnh cách ứng xử của mình

trong Nhà trường theo chuẩn mực đạo đức xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc,

phù hợp với đặc trưng văn hóa của địa phương và điều kiện thực tiễn của Nhà trường

Đồng thời, ngăn ngừa, xử lý kịp thời, hiệu quả các hành vi tiêu cực, thiếu tính giáo dục

trong lớp, trong trường Xây dựng văn hóa học đường; đảm bảo môi trường giáo dục

Trang 3

an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường để góp phần xây

dựng lớp học hạnh phúc

5.1.2 Mang yêu thương đến các em

Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào

tạo kí ban hành ngày 26/12/2019 đã nhấn mạnh nội dung phát triển 5 phẩm chất của

học sinh gồm “Yêu nước - Nhân ái - Chăm chỉ - Trung thực - Trách nhiệm”, và năng

lực cốt lõi cho học sinh là: năng lực chung (bao gồm: năng lực tự chủ và tự học, năng

lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo) và năng lực đặc biệt

thông qua nhiều phương pháp giáo dục khác nhau như dạy học phân hóa, dạy học tích

hợp, dạy học thông qua hoạt động Vì vậy, tôi luôn tìm mọi cách để giúp các em phát

triển các năng lực, phẩm chất của bản thân

- Giao tiếp thân thiện: Việc sử dụng ngôn ngữ sao cho dễ hiểu, giàu hình ảnh và

đạt giá trị biểu cảm cao khi giao tiếp với học sinh là điều rất cần thiết Tôi không chỉ

chú trọng giá trị nội dung ngôn ngữ mà còn phải diễn đạt nó bằng âm điệu phù hợp

Chẳng hạn: Khi tôi bước vào lớp, học sinh sẽ đứng dậy chào, câu nói để các em ngồi

vào vị trí có thể là “Ngồi xuống!”, cũng có thể là “Tất cả ngồi xuống!” hoặc là “Thầy

mời các em ngồi xuống!” nhưng cách nói đầy đủ là “Thầy chào các em, mời các em

ngồi xuống!” Câu nói đầy đủ ấy kèm nụ cười sẽ tạo cảm giác thân thiện, gần gũi giữa

thầy và trò, tạo hứng thú để bắt đầu tiết học

Giáo viên tạo mối quan hệ gần gũi thông qua các hoạt động

- Tích cực khen ngợi: Khi các em làm được việc tốt sẽ được tôi khen ngợi để

khích lệ, động viên Ngay từ đầu năm, tôi đã xây dựng hình thức thi đua khen thưởng

như sau: Mỗi em trong lớp sẽ có số thứ tự riêng, tôi ghi số thứ tự đó lên bảng vào góc

trái của bảng Cứ mỗi lần em nào ngoan hay phát biểu đúng được tặng 1 sao, nếu xuất

sắc sẽ được mặt cười Cuối tuần sẽ thưởng cho những em nào được nhiều sao nhất

- Quan tâm và chia sẻ:

+ Chúc mừng sinh nhật: Quan tâm, chia sẻ, động viên, thăm hỏi lẫn nhau trong

học tập cũng như trong cuộc sống đã được tôi chú trọng giáo dục, định hướng cho các

em Dựa vào thông tin học sinh, tôi sẽ thông báo ngày sinh nhật của những em trong

lớp trên bảng tin của lớp để lớp tổ chức sinh nhật cho bạn của mình Quà sinh nhật có

thể là những lời chúc mừng hay những lời ca tiếng hát của các bạn trong lớp Bên cạnh

đó, tôi chuẩn bị một món quà nhỏ có thể là quyển vở, hộp màu,… để tặng các em

Trang 4

trong ngày sinh nhật Điều này giúp các em thấy được sự quan tâm của thầy cô và các

bạn trong lớp Từ đó, giúp các em tự tin hơn trong học tập, rèn luyện cũng như việc

tham gia các hoạt động tập thể Ngoài ra, dựa vào thông tin học sinh đầu năm, tôi đã

có được ngày sinh của cha, mẹ các em nên tôi hướng dẫn các em viết hoặc nói những

lời chúc mừng nhân ngày sinh nhật của cha, mẹ mình Qua đó thể hiện được sự quan

tâm, gắn chặt tình yêu thương với người thân

+ Tổ chức các phong trào “chia sẻ”: Tôi đồng cảm với các em, mỗi em sẽ có

những thuận lợi và khó khăn riêng nên sự chia sẻ cho đi, nhận lại sẽ tạo ra một sự gần

gũi và không có khoảng cách Tôi phát động phong trào “Cũ đối với mình, mới đối với

bạn”, các em sẽ mang những bộ quần áo cũ, đồ chơi cũ để chia sẻ cho những bạn cần

+ Xây dựng “Hộp thư vui”: Đầu năm học, tôi hướng dẫn mỗi em làm một hộp

thư Hằng ngày, các em sẽ viết những lời khen ngợi, động viên, nhắc nhở, rồi bỏ vào

hộp thư của các bạn Cuối tuần, vào tiết hoạt động tập thể, tất cả mở ra xem và đọc cho

cả lớp cùng nghe Việc làm này giúp những em ngại giao tiếp có thể bày tỏ ý kiến của

mình với mọi người

- Sự bao dung và chấp nhận: Bao dung là điều mà mỗi giáo viên chúng ta nên

giữ cho mình Tôi đã học cách chấp nhận những lỗi sai của học trò và sẽ kiên nhẫn, tận

tình hướng dẫn các em cách sửa sai Tôi học cách lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của

các em vì nhờ đó tôi mới hiểu các học trò của mình, mới có thể giúp các em một cách

hiệu quả Và quan trọng hơn cả, tôi học cách sống hạnh phúc trong từng khoảnh khắc,

học cách cảm nhận hạnh phúc từ những điều bình dị nhất như ánh mắt học trò sáng lên

mỗi khi hiểu bài, hay một câu nói hồn nhiên, một biểu cảm yêu thương từ các em

Đồng thời, tôi quản lý hành vi lớp học dựa trên kỉ luật tích cực Nguyên tắc của kỉ luật

tích cực là không sử dụng các hình phạt khiến học sinh cảm thấy sợ hãi, lo lắng, xấu

hổ hoặc nhục nhã mà chỉ sử dụng các hình thức làm cho học sinh nhận ra mình bị mất

quyền lợi, mình buồn chán nếu tiếp tục phạm sai lầm Trước mỗi quyết định kỉ luật, tôi

luôn phải đặt câu hỏi liệu hình thức kỉ luật này có liên quan (mang tính giáo dục hành

vi) hay không? Hình thức này có tôn trọng học sinh không (có vi phạm quyền của học

sinh không) và hình thức này có phù hợp không (hợp lý với sự phát triển lứa tuổi và

nhận thức của học sinh)?

Trang 5

5.1.3 Tạo động lực và truyền cảm hứng cho các em thông qua các hoạt động

Ngành giáo dục đang triển khai, thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW về “Đổi

mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện

đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập

quốc tế” Trong đó, vấn đề quan trọng được thực hiện là phải chuyển mạnh quá trình

giáo dục từ “nặng” về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục “trọng” về hình thành,

phát triển năng lực, phẩm chất của người học Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức,

lối sống, tập trung giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống Vì vậy, để tạo động lực và

truyền cảm hứng cho các em, tôi đã tổ chức thông qua một số hoạt động như sau:

a) Ngày tựu trường hạnh phúc

Trước khi các em đến tựu trường, tôi đã chuẩn bị thật kĩ các nội dung để tạo động

lực cho các em như: trang trí bảng lớp, vệ sinh, trang trí lớp học thân thiện Vào ngày

tựu trường (26/8/2019), tôi gửi đến mỗi em một lá thư chúc mừng các em đã trở lại

trường sau kì nghỉ hè Tâm lí nhiều em đã quen với thầy cô giáo ở lớp học cũ nên sẽ

rụt rè, bỡ ngỡ khi tiếp xúc với thầy cô giáo mới Một lá thư chúc mừng khiến các em

gần gũi, có hứng thú đến trường hơn Đối với những em ngày tựu trường không có

mặt, tôi đến nhà các em để xem tình hình, động viên và gửi thư chúc mừng để các em

nhanh chóng đến trường cùng các bạn

b) Xây dựng nội quy lớp học

Trang 6

Vào đầu năm học, tôi thông báo cho học sinh nội dung chính của năm học; nhắc

lại nhiệm vụ của học sinh trong Điều lệ trường tiểu học; học sinh chia nhóm thảo luận;

các nhóm chia sẻ ý kiến; giáo viên và cả lớp xem xét tìm ra những ý kiến chung của tất

cả học sinh Từ những ý kiến các em đưa ra sẽ thực hiện như: gọn gàng, đoàn kết,

không bạo lực, không leo lên bàn ghế, tích cực phát biểu, trình bày ý kiến, không đòi

hỏi, không đi học trễ, trung thực, tự học, siêng năng, tôi biên soạn thành “Bộ 10 quy

tắc vàng” Một chút hài hước để bảng nội quy lớp trở nên gần gũi, thân thiện hơn với

các em, để các em không còn cảm giác bị bắt làm theo mà là hiểu để tự sửa bản thân

mình Trong bảng nội quy, tôi không sử dụng những từ ngữ mang tính áp đặt như:

“không”, “cấm”, Sau đó, trong buổi họp cha mẹ học sinh đầu năm, tôi giới thiệu cho

cha mẹ các em nắm được nội quy này và yêu cầu họ cho ý kiến Tôi đề nghị cha mẹ

các em hợp tác, nhắc nhở con em mình thực hiện tốt nội quy lớp học Sau đó bảng nội

quy được treo ở cuối lớp để học sinh theo dõi

c) Trang trí lớp học thân thiện

Trang 7

Tôi đã tiến hành trang trí lớp học theo quy định của Ngành Mỗi nội dung trang

trí đều mang giá trị giáo dục, thẩm mĩ cao Tôi sáng tạo thêm một số các biểu bảng để

trưng bày các sản phẩm của học sinh như: những bài viết chữ đẹp, những bức tranh,

những bài thơ, Trong lớp, tôi chụp một bức ảnh tập thể lớp cỡ lớn treo ở trung tâm

lớp để hằng ngày các em được nhìn thấy hình ảnh của mình cùng các bạn trong lớp,

các em có cảm giác mình được sống trong một tập thể tràn đầy tình yêu thương Qua

đó, giáo dục các em tinh thần trách nhiệm đối với tập thể lớp cũng như giáo dục các

em tinh thần đoàn kết trong tập thể

Phòng học được trang trí, bàn ghế xếp ngay ngắn

- Xây dựng “Mưa điều ước”: Tôi hướng dẫn các em viết những điều ước của

mình vào một tờ giấy có hình dạng giọt nước rồi dán vào bảng Mưa điều ước được

đính ở cuối lớp Hằng ngày, các em sẽ thấy điều ước của mình và của bạn để các em

thêm động lực cố gắng thực hiện điều ước trở thành hiện thực

Trang 8

- “Mục tiêu của em”: Tôi giáo dục cho các em khi làm việc gì cũng phải có mục

tiêu Vì vậy, tôi hướng dẫn các em viết mục tiêu của mình theo giai đoạn: mục tiêu

trong học kì I, mục tiêu cuối năm học, Cứ đến cuối mỗi giai đoạn, tôi hướng dẫn các

em xem lại mình đã đạt được mục tiêu đến đâu Khi xác định được mục tiêu, các em sẽ

có thêm động lực, cố gắng thực hiện

d) Tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Để giúp các em có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học

được vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng

sáng tạo của các em, tôi xây dựng và tổ chức một số mô hình như:

- Mô hình làm các sản phẩm khoa học sáng tạo: Tôi tổ chức các em sáng chế ra

những sản phẩm khoa học có tính ứng dụng trong cuộc sống, trong học tập và giới

thiệu với các bạn Ví dụ: Từ vỏ lon, chai nhựa, các em thiết kế, trang trí thành hộp

đựng bút; từ các nắp vỏ chai, các em trang trí thành bản đồ Việt Nam;

Từ các nắp vỏ chai, các em trang trí thành bản đồ Việt Nam

Trang 9

- Mô hình vẽ tranh tập thể từ nhiều nguồn nguyên liệu: Các em sử dụng những

vật liệu dễ tìm: lá cây, hoa khô,… để vẽ tranh tập thể của nhóm, của lớp với chủ đề

sáng tạo Các sản phẩm sau khi hoàn thiện có thể sẽ được trang trí lớp

- Mô hình tổ chức các trò chơi vận động, trò chơi dân gian: Tôi đã tổ chức các trò

chơi vận động, trò dân gian, múa dân vũ, như nhảy ô, bịt mắt bắt dê, cờ vua, nhảy

sạp,

Giờ ra chơi trải nghiệm “Làm thiệp tặng thầy cô giáo

nhân kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11”

Ngoài ra, tôi đã áp dụng phương pháp dạy học trải nghiệm sáng tạo trong các

giờ học Tập làm văn Các giờ học Tập làm văn trở nên thật nhẹ nhàng không có chút

gò bó, các em được sáng tạo theo khả năng và trí tưởng tượng của mình Vốn từ của

học sinh dần được nâng lên, khả năng viết văn tốt hơn, sáng tạo hơn và quan trọng là

trong văn của mỗi học sinh đều có nét riêng về sự vật được tả Đặc biệt, những tiết học

được tổ chức ngoài trời các em rất thích.Ví dụ như trong giờ học tả cây cối, tôi tổ chức

các em quan sát vườn hoa của trường từ xa đến gần, so sánh về màu sắc những bông

hoa đua nở, vẻ đẹp của lá cây, cành cây, cánh hoa,… Tôi gợi ý các em quan sát bầu

trời, lắng nghe âm thanh, cảm nhận về mùi hương hoa trong gió, ong bướm bay lượn,

… Những quan sát và cảm nhận thực tế sẽ có hiệu quả lớn hơn rất nhiều việc các em

tiếp cận qua sách vở hay phim ảnh

Một giờ học Tập làm văn theo hướng trải nghiệm sáng tạo

Trang 10

5.1.4 Đảm bảo các em được an toàn

Khi các em cảm nhận được trường học an toàn cả về thể chất và tinh thần thì các

em cảm thấy hạnh phúc, thì khi đó mới có những lớp học hạnh phúc, ngôi trường hạnh

phúc Ngay từ đầu năm học, tôi xây dựng kế hoạch lồng ghép giáo dục kĩ năng sống

cho các em về an toàn khi sử dụng điện, phòng chống tai nạn đuối nước, an toàn giao

thông, phòng tránh bị xâm hại, để các em luôn được đảm bảo an toàn

5.1.5 Giáo viên linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp dạy học để

góp phần xây dựng hạnh phúc trong lớp học

Tôi xác định “hạnh phúc” không phải điều gì lớn quá mà là những việc nhỏ giản

dị Đơn giản như việc làm sao để trong những giờ học của tôi, học sinh càng ít áp lực

càng tốt Vì thế, tôi đã linh hoạt vận dụng các phương pháp dạy học tích cực và hình

thức tổ chức dạy học nhằm mang lại hiệu quả cao nhất

- Vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực: Trong các tiết học,

tôi linh hoạt sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để mang lại hiệu quả

như: Tia chớp, nêu ý kiến ghi lên bảng, hỏi - đáp, hỏi chuyên gia, đóng vai, sàng lọc,

trực quan hóa, thuyết minh có minh họa, sơ đồ tư duy, bể cá,

- Sử dụng các thẻ tên: Để tạo hứng thú cho các em, ngoài việc gọi học sinh trả

lời câu hỏi bằng cách giơ tay, tôi đã sử dụng những que kem được các em tự trang trí

và viết tên mình vào đó Giáo viên bỏ những “thẻ tên” này vào một lọ và để trên bàn

giáo viên Khi cần gọi học sinh phát biểu, giáo viên lựa chọn các “thẻ tên” ngẫu nhiên

ứng với mỗi học sinh

Các thẻ tên học sinh được các em tự trang trí

- Cốc đèn đỏ: Để đánh giá nhanh khả năng hiểu bài của các em, tôi sử dụng kĩ

thuật cốc đèn giao thông Màu đỏ thể hiện chưa hiểu bài, màu xanh thể hiện đã hiểu

bài, vàng thể hiện chưa chắc chắn liệu mình đã hiểu bài hay chưa

- Tăng cường sử dụng trò chơi vào các tiết dạy: Trong dạy học, tôi thường sử

dụng trò chơi học tập để khởi động tiết học, hình thành kiến thức, luyện tập thực hành

hoặc củng cố kiến thức, kĩ năng đã học

Ngày đăng: 18/06/2021, 09:30

w