1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Kế toán-Kiểm toán: Kiểm toán các khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty Trách nhiệm Hữu hạn Kiểm toán và Kế toán AAC

111 30 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu thực trạng quy trình kiểm toán các khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện. Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC.

Trang 1

KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

Sinh viên thực hiện:

Tôn Nữ Thục Nhi K49C Kiểm toán Niên khóa: 2015-2019

Huế, tháng 5 năm 2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 2

KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

Sinh viên thực hiện:

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Khóa luận tốt nghiệp đại học là kết quả của quá trình bốn năm học tập và nghiên cứu dưới sự giảng dạy tận tình của các quý thầy cô của Trường Đại Học Kinh Tế - Đại học Huế Bằng sự tâm huyết của mình, Quý thầy cô đã truyền cho tôi những vốn kiến thức và kinh nghiệm học tập vô cùng quý báu Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi đến quý thầy cô lời cảm ơn chân thành nhất.

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn, sự tri ân sâu sắc đến ThS Trần Phan Khánh Trang đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn để tôi có thể hoàn thiện bài khóa luận tốt nghiệp đại học này.

Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm chân thành của mình đến Ban lãnh đạo

và toàn thể các anh chị kiểm toán viên của công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC

đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi có cơ hội được tiếp cận trực tiếp công việc của kiểm toán viên và thu thập số liệu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệpđại học Tôi xin kính chúc ban lãnh đạo, các anh chị trong công ty dồi dào sức khỏe, may mắn và gặt hái nhiều thành công trong công việc Kính chúc quý công ty ngày càng phát triển hơn nữa.

Mặc dù đã cố gắng nỗ lực thực hiện, nhưng do những hạn chế về thời gian, khả năng, kiến thức, … nên bài khóa luận tốt nghiệp đại học không thể tránh khỏi những sai sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô để bài khóa luận tốt nghiệp đại học được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cám ơn!

Huế, tháng 5 năm 2019 Sinh viên thực hiện Tôn Nữ Thục Nhi

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 5

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 1.1 Mục tiêu kiểm toán doanh thu

Bảng 1.2 Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán và số lượng kiểm toán

Bảng 1.3 Một số câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ

Bảng 1.4 Các thử nghiệm kiểm soát đối với doanh thu

Bảng 1.5 Tóm tắt thủ tục kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Bảng 2.1 Thông tin tài chính của công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC năm

Bảng 2.6 Rủi ro sai sót trọng yếu

Bảng 2.7 Doanh thu tại công ty ABC

Bảng 2.8 Tóm tắt giấy làm việc và thủ tục kiểm toán

Biểu đồ 2.1 Thông tin tài chính của công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC năm

2016-2018Biểu đồ 2.2 Doanh thu tại công ty ABC

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Sơ đồ 1.1 Giai đoạn kiểm toán

Sơ đồ 1.2 Lập kế hoạch và phương pháp kiểm toán

Sơ đồ 1.3 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức phòng Kiểm toán Báo cáo tài chính

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức quản trị của công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC

Sơ đồ 2.3 Chỉ mục hồ sơ kiểm toán của công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

MỤC LỤC

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU iii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ iv

MỤC LỤC v

Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu của đề tài nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 3

1.5 Kết cấu khoá luận 4

Phần 2 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 5

1.1 Khái niệm về Doanh thu 5

1.2 Đo lường Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5

1.3 Mục tiêu kiểm toán 6

1.4 Quy trình kiểm toán 7

1.4.1 Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán 8

1.4.1.1 Thu thập thông tin 10

1.4.1.2 Thực hiện các thủ tục phân tích 13

1.4.1.3 Phân tích sơ bộ 13

1.4.1.4 Xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán 14

1.4.1.5 Xác định cách chọn mẫu - cỡ mẫu 20

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

1.4.1.6 Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá sơ bộ

rủi ro kiểm soát 20

1.4.2 Thực hiện Kiểm toán 23

1.4.2.1 Thử nghiệm kiểm soát 24

1.4.2.2 Thủ tục phân tích 27

1.4.2.3 Thủ tục kiểm tra chi tiết 29

1.4.3 Hoàn thành kiểm toán và đưa ý kiến của kiểm toán viên 32

1.5 Các rủi ro thường gặp 35

Chương 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 39

2.1 Khái quát về công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và Kế toán AAC 39

2.1.1 Khái quát về công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và Kế toán AAC 39

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 40

2.1.3 Phương châm và mục tiêu hoạt động 40

2.1.4 Cơ cấu tổ chức 40

2.1.5 Các dịch vụ chuyên ngành 44

2.1.6 Kết quả hoạt động của công ty 46

2.1.7 Quy trình Kiểm toán tại công ty 48

2.1.7.1 Qui trình kiểm toán chung tại công ty 48

a) Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 48

b) Thực hiện kiểm toán 50

c) Kết thúc kiểm toán 51

2.1.7.2 Cách thức tổ chức hồ sơ kiểm toán tại công ty 52

2.2 Thực trạng công tác Kiểm toán Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại công ty ABC do công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện 54

2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán (phụ lục 2) 54 2.2.1.1 Hợp đồng kiểm toán, kế hoạch kiểm toán và nhóm kiểm toán (A200) 54Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

2.2.1.2 Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng (A300) 55

2.2.1.3 Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng (A400)59 2.2.1.1 Phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính (A500) 65

2.2.1.2 Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro gian lận (A600) 67 2.2.1.3 Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán (A700) 68

2.2.1.4 Tổng hợp kế hoạch kiểm toán (A900) 71

2.2.1.5 Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết 74

2.2.2 Thực hiện kiểm toán (phụ lục 3) 74

2.2.2.1 Thủ tục phân tích 74

2.2.2.2 Thử nghiệm chi tiết 76

a) Tổng hợp số liệu, phân tích tổng quát (G110) 77

b) Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng (G140) 78

c) Phân tích doanh thu theo hoạt động hoặc sản phẩm; Đối chiếu hạch toán kế toán với phần hành liên quan (G141) 79

d) Đối chiếu doanh thu hạch toán với kê khai thuế GTGT (G143) 79

e) Kiểm tra ghi nhận doanh thu, giảm trừ doanh thu (G144) 80

f) Kiểm tra giao dịch với các bên liên quan (G146) 81

g) Kiểm tra phân loại và trình bày trên BCTC (G148) 81

2.2.3 Kết thúc kiểm toán (phụ lục 4) 82

2.2.3.1 Kiểm tra các nội dung khác (H100) 82

2.2.3.2 Kiểm tra lại giấy làm việc của kiểm toán viên, viết biên bản trao đổi 83

2.2.3.3 Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo 84

Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN 86

3.1 Những nhận xét chung về công tác kiểm toán doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện 86

3.1.1 Ưu điểm 86 3.1.1.1 Về bộ máy quản lý 86Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

3.1.1.2 Về đội ngũ nhân viên 87

3.1.1.3 Về công tác tổ chức kiểm toán 88

3.1.1.4 Về công tác kiểm toán khoản mục doanh thu 89

3.1.2 Những vấn đề còn tồn tại 91

3.1.2.1 Tìm hiểu và đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ 91

3.1.2.2 Các thử nghiệm kiểm soát 91

3.1.2.3 Thủ tục phân tích 92

3.1.2.4 Phương pháp chọn mẫu 93

3.1.2.5 Kiểm tra sự đầy đủ của doanh thu 93

3.2 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện 94

3.2.1 Hoàn thiện tìm hiểu và đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ 94

3.2.2 Hoàn thiện công tác thực hiện các thử nghiệm kiểm soát 95

3.2.3 Hoàn thiện thủ tục phân tích doanh thu 95

3.2.4 Bổ sung kiểm tra tính đầy đủ của doanh thu 96

3.2.5 Bổ sung kiểm tra sự phù hợp giữa doanh thu và giá vốn 96

Phần 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97

3.1 Kết luận 97

3.2 Hướng nghiên cứu tiếp tục của đề tài 99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

PHỤ LỤC 101

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

Phần 1.ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1.Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, nhiều doanh nghiệp (DN) mới với các loạihình khác nhau được thành lập Thông tin tài chính của DN không chỉ báo cáo cho các

cơ quan quản lý Nhà nước mà còn cần cho nhiều người, nhiều đối tượng trong và

ngoài DN quan tâm, khai thác sử dụng cho quyết định kinh tế, trở thành một trongnhững nhân tố quyết định đối với sự thành công của DN cũng như đối với các quyết

định của nhà đầu tư Thêm vào đó, một số sự kiện phá sản của nhiều công ty lớn trên

thế giới có liên quan đến dịch vụ (DV) kiểm toán như vụ gian lận kế toán củaWorldcom; công ty kiểm toán Arthur Andersen vướng vào bê bối của công ty Enron

đã phải nộp lại giấy phép hành nghề Những điều này càng làm cho đối tượng sử dụng

Báo cáo tài chính (BCTC) quan tâm hơn nữa đến sự trung thực và hợp lý trên BCTCcủa mỗi đơn vị Trước bối cảnh đó, việc minh bạch hóa các thông tin tài chính của DNngày càng trở nên cấp thiết Những thông tin này cần được đảm bảo phản ánh mộtcách trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu Do đó hoạt động kiểm toán ra đờivới mục đích kiểm tra xác nhận tính trung thực, hợp lý và mức độ tin cậy của thông tintài chính Sự ra đời của hoạt động kiểm toán nói chung và hoạt động kiểm toán độc lậpnói riêng là một tất yếu khách quan, quan trọng để khắc phục các rủi ro thông tin trongcác BCTC do kế toán cung cấp

Trong quy trình kiểm toán các khoản mục trên BCTC, kiểm toán các khoản mụcDoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (DTBH&CCDV) luôn được chú trọng thựchiện và nhận được nhiều sự quan tâm của khách thể kiểm toán và những đối tượng sửdụng BCTC Bởi lẽ, đây là khoản mục có rủi ro tiềm tàng cao, có tính trọng yếu, phảnánh khả năng chiếm dụng lãi lỗ của DN cũng như các nghĩa vụ hiện tại của DN Đây làmột chỉ tiêu quan trọng trên BCTC do nó có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinhdoanh (KD) của DN cũng như ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu khác trong phân tích tàichính Các nhà đầu tư và những đối tượng quan tâm thông qua chỉ tiêu này có thể biết

được khả năng phát triển của DN từ đó phân tích, đánh giá để đi đến những quyết địnhđúng đắn Tuy nhiên, cũng chính vì sự quan trọng đó mà doanh thu (DT) thường làTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

khoản mục chứa đựng nhiều gian lận và sai sót khó tránh khỏi Nếu không được kiểmsoát và phát hiện kịp thời, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của các quyết định

được đưa ra Trên phạm vi rộng, có thể nói sự sai lệch trong khoản mục DT này sẽ tácđộng không nhỏ đến yếu tố công bằng và hiệu quả kinh tế - xã hội Do tính chất trọng

yếu như vậy nên kiểm toán DTBH&CCDV luôn là một đòi hỏi khách quan trong quátrình thực hiện kiểm toán BCTC của các DN từ trước cho đến nay Chính vì vậy kiểmtoán khoản mục này đòi hỏi kiểm toán viên (KTV) cần có sự chuẩn bị công phu và sựthực hiện chu đáo, cẩn thận, đồng thời KTV phải thiết kế và vận dụng các thủ tục kiểmtoán sao cho rủi ro phát hiện là thấp nhất

Trong thời gian thực tập tại công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Kiểm toán và

Kế toán AAC, tôi đã được tiếp xúc với nhiều quy trình kiểm toán trong đó có quy trìnhkiểm toán các khoản mục DTBH&CCDV do công ty thực hiện Nhằm hệ thống lạinhững kiến thức đã thu nhận được về quy trình kiểm toán khoản mục DTBH&CCDVtrên nhà trường với thực tế tại đơn vị thực tập, tôi đã lựa chọn đề tài: “Kiểm toán các khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty Trách nhiệm Hữu hạn Kiểm toán và Kế toán AAC” để làm khóa

luận tốt nghiệp của mình

1.2.Mục tiêu của đề tài nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quy trình kiểm toán các khoản mụcDTBH&CCDV trong kiểm toán BCTC

- Tìm hiểu thực trạng quy trình kiểm toán các khoản mục DTBH&CCDV trongkiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện

- Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản

mục DTBH&CCDV tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC

1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Quy trình kiểm toán các khoản mục DTBH&CCDV tại

công ty do công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện

- Không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán

Trang 13

- Thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 24/12/2018 đến 31/03/2019 Thu thập

số liệu của cuộc kiểm toán BCTC công ty Cổ phần ABC năm 2017

- Nội dung: Tập trung nghiên cứu quy trình kiểm toán các khoản mụcDTBH&CCDV tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC

1.4.Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các giáo trình kiểm toán BCTC,các văn bản pháp luật, các quyết định liên quan, như chế độ kế toán DN, chương trình

kiểm toán mẫu của Hội KTV hành nghề Việt Nam (VACPA), các chuẩn mực kiểm

toán để hiểu rõ quy trình kiểm toán tại đơn vị thực tập

- Phương pháp thu thập số liệu:

+Tải tài liệu, quy trình mẫu, hồ sơ liên quan đến quy trình kiểm toán các khoảnmục DTBH&CCDV trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toánAAC

+Photo, chụp ảnh số liệu, sổ sách liên quan đến các khoản mục DTBH&CCDVtại công ty Cổ phần ABC

+Photo, scan giấy làm việc (GLV), báo cáo kiểm toán do KTV của công tyTNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện kiểm toán khoản mục DTBH&CCDV tại

+Dùng Microsoft Office để tính toán, xử lý và phân tích các số liệu của BCTC

KH sau khi thu thập được

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

+Sử dụng phương pháp đối chiếu so sánh để tìm ra những điểm khác biệt trongquy trình kiểm toán các khoản mục DTBH&CCDV tại công ty TNHH Kiểm toán và

Kế toán AAC so với lý thuyết

1.5.Kết cấu khoá luận

Nội dung khoá luận gồm 3 phần chính như sau:

Phần I: Đặt vấn đề.

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu.

Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm toán các khoản mục Doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính

Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán các khoản mục Doanh thu bán

hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty Trách nhiệmhữu hạn Kiểm toán và Kế toán AAC

Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán các

khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính

do công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện

Phần III: Kết luận và kiến nghị.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

Phần 2.NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG

KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1.Khái niệm về Doanh thu

Theo Chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” thì “Doanh thu:

Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt

động sản xuất, KD thông thường của DN, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu

(VCSH).”

1.2.Đo lường Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

DT được đo lường trên cơ sở giá gốc DT được xác định theo giá trị hợp lý củacác khoản đã thu hoặc sẽ thu được Trong thực tế, đó là giá trị đã thỏa thuận giữa DNvới người mua dưới hình thức giá bán sản phẩm, hàng hóa, DV được thể hiện trên hóa

đơn Tại thời điểm ghi nhận, DT được xác định theo công thức sau:

= ố ượ ả ℎẩ đã ê ℎụ × Đơ á á ê ℎó đơ

Trường hợp sản phẩm, hàng hóa, DV thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và DN

tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì đơn giá bán trên hóa đơn trong côngthức trên là đơn giá bán chưa có thuế GTGT do thuế GTGT là thuế DN thu hộ nhà

nước nên không được tính vào DT của DN Trường hợp DN bán sản phẩm, hàng hóa,

DV thu ngoại tệ thì DT được xác định bằng cách quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Namtheo tỷ giá hối đoái bình quân trên thị trường liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam công bố tại ngày giao dịch

Theo định nghĩa về DT, DT là giá trị các lợi ích kinh tế làm tăng VCSH của DN

Do đó, các khoản giảm trừ ngoài hóa đơn như: các khoản chiết khấu thương mại, giảm

giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại làm giảm lợi ích kinh tế của đơn vị nên đượcloại trừ khi đo lường DT Các loại thuế phát sinh khi tiêu thụ như thuế GTGT (trườnghợp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp), thuế Xuất khẩu, thuế Tiêu thụ đặcbiệt không phải là lợi ích kinh tế của DN nên không được tính vào DT Giá trị lợi íchTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

kinh tế cuối cùng DN thu được từ giao dịch bán hàng và cung cấp DV được gọi là DTthuần và được xác định theo công thức sau: ℎầ = − á ℎả ả ừ Tuy nhiên, trong một số trường hợp DT không phải đơn thuần là giá bán trên hóa

đơn Chẳng hạn như:

- Trường hợp bán hàng trả góp: DT bán hàng được ghi nhận tại thời điểm sản

phẩm, hàng hóa được xác định tiêu thụ là giá trị hiện tại của các khoản tiền DN sẽ nhận

được trong tương lai Hay nói cách khác DT bán hàng được xác định trong trường hợpnày giá bán thông thường không bao gồm lãi trả chậm Phần lãi trả chậm được ghi nhận

là DT hoạt động tài chính tương ứng với số tiền lãi thực tế phát sinh trong từng kỳ kếtoán

- Trường hợp sản phẩm, hàng hóa, DV được trao đổi để lấy sản phẩm, hàng hóa,

DV khác không tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra DT DT

được xác định bằng giá trị hợp lý của sản phẩm, hàng hóa, DV nhận về sau khi điều

chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm

= á ị ℎợ ý ủ ả ℎẩ , ℎà ℎó , đ đổhoặc = á ị ℎợ ý ủ ả ℎẩ , ℎà ℎó , ℎậ ề

+ ố ề ℎ ℎê − ố ề ả ℎê

- Trường hợp sản phẩm, hàng hóa, DV được tiêu dùng nội bộ thì DN vẫn ghi

nhận DT nhằm phản ánh đầy đủ giá trị lợi ích kinh tế do DN tạo ra DT trong trườnghợp này được xác định bằng giá bán của sản phẩm, hàng hóa, DV tiêu dùng nội bộ

1.3 Mục tiêu kiểm toán

Bảng 1.1 Mục tiêu kiểm toán

Thử nghiệm

kiểm toán Thủ tục kiểm toán

Mục tiêu kiểm toán

Thủ tục phân

tích cơ bản

- Lập bảng phân tích DT theo từng tháng,từng đơn vị trực thuộc

- So sánh DT của kỳ này với kỳ trước, theo

Phát sinh

Đầy đủ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

- Kiểm tra việc tính giá, phân bổ và ghi nhậncác khoản DTBH&CCDV.

1.4.Quy trình kiểm toán

Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực của từng cuộc kiểm toán

cũng như để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm căn cứ cho kếtluận của KTV về tính trung thực và hợp lý của số liệu trên BCTC, cuộc kiểm toán

thường được tiến hành theo quy trình gồm 3 bước Và đây cũng là quy trình kiểm toán

áp dụng cho kiểm toán các DT và các khoản mục trong kiểm toán BCTC

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

1.4.1 Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán không chỉ xuất phát từ yêu cầu chính của cuộc kiểm toán

mà còn là nguyên tắc cơ bản trong công tác kiểm toán đã được quy định thành chuẩnmực Việc thực hiện giai đoạn này nhằm chuẩn bị những điều kiện cơ bản trong côngtác kiểm toán các DT, do đó đòi hỏi các KTV phải tuân thủ đầy đủ nhằm đảm bảo tiếnhành công tác kiểm toán các DT có hiệu quả và chất lượng

KTV phải lập kế hoạch kiểm toán cho mọi cuộc kiểm toán Kế hoạch kiểm toánphải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếucủa công tác kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn, đảm bảocông tác kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn đã phân bổ cho khoản mục Kế

Đánh giá trọng yếu, rủi ro kiểm toán

Tìm hiểu hệ thống KSNBLập kế hoạch kiểm toán và soạn thảo chương trình

kiểm toánThực hiện thử nghiệm kiểm soátThực hiện thủ tục phân tíchThực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

hoạch kiểm toán trợ giúp KTV phân công công việc cho trợ lý kiểm toán và phối hợpvới KTV và chuyên gia khác về công việc kiểm toán khoản mục này.

Mục đích của việc lập kế hoạch kiểm toán cho khoản mục DT:

- Thu thập được các bằng chứng đầy đủ và có giá trị làm cơ sở để đưa ra các ýkiến xác đáng về các kết luận đối với khoản mục DT Từ đó giảm thiểu các sai sót đốivới khoản mục này

- Phối hợp hiệu quả với các khoản mục khác giúp KTV có thể tiến hành cuộckiểm toán theo đúng chương trình đã lập với các CP ở mức hợp lý được phân bổ chokhoản mục này

- Qua kế hoạch kiểm toán, KTV có thể kiểm soát và đánh giá chất lượng côngviệc kiểm toán khoản mục DT đang được thực hiện, nâng cao chất lượng, hiệu quảkiểm toán

Để giúp cho việc lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế phương pháp kiểm toánđược thực hiện có hiệu quả Giám đốc kiểm toán và các KTV cao cấp thường lập

“chiến lược kiểm toán” Theo Chuẩn mực kiểm toán số 300 “Lập kế hoạch kiểm toán BCTC”: “Chiến lược kiểm toán là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương

pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trường KD của đơn vị được kiểm toán.”.

Chiến lược kiểm toán tổng thể: Là việc cụ thể hóa kế hoạch chiến lược và

phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi kiến thức của các thủ

tục kiểm toán Mục tiêu của việc lập chiến lược kiểm toán tổng thể là để xác định cácphạm vi, lịch trình, định hướng của cuộc kiểm toán và để làm cơ sở lập kế hoạch kiểmtoán

Chương trình kiểm toán các DT: Là toàn bộ những chỉ dẫn cho KTV và trợ lý

kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán khoản mục này và là phương tiện ghichép theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán khoản mục Chương trình kiểmtoán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng khoản mục, nội dung, lịch trình và phạm vi củacác thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cần thiết cho từng khoản mục này

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

Lập kế hoạch kiểm toán các DT bao gồm kế hoạch kiểm toán tổng quát và kếhoạch kiểm toán cụ thể gồm 6 bước công việc như sau:

Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán các DTThu thập thông tin cơ sở các DTThực hiện thủ tục phân tích cho các DT

Đánh giá trọng yếu, rủi ro kiểm toán các DT

Tìm hiểu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát đối với DT

Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán

Các thông tin về các DT có thể thu thập từ nhiều nguồn khác nhau Tuy nhiên đốivới từng nguồn tin thu thập cần có sự đánh giá về mức độ tin cậy của chúng:

- Thông tin xác nhận từ bên ngoài

Xác nhận từ bên ngoài được sử dụng để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toánthích hợp cho khoản mục DT nhằm hỗ trợ cho cơ sở dẫn liệu của báo cáo kiểm toáncủa khoản mục này Để quyết định có sử dụng việc xác nhận từ bên ngoài hay khôngcần xem xét mức độ trọng yếu, mức độ rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và khả năng

có thể làm giảm rủi ro kiểm toán khoản mục xuống mức có thể chấp nhận được từnhững bằng chứng kiểm toán này

Xác nhận từ bên ngoài có thể được sử dụng ngay cả khi rủi ro tiềm tàng và rủi rokiểm soát được đánh giá là thấp Tuy nhiên khi mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểmsoát càng được đánh giá là cao thì việc sử dụng thủ tục xác nhận từ bên ngoài càng cóhiệu quả trong việc cung cấp đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp

Sự tin cậy của bằng chứng kiểm toán được xác nhận từ bên ngoài bị ảnh hưởng

do nhiều yếu tố khác nhau KTV cần gửi thư yêu cầu xác nhận trực tiếp tới cá nhân, tổchức cho DT và cần lưu ý khi xác lập nội dung các yêu cầu xác nhận về khoản choDT

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

Phải kiểm soát thủ tục lựa chọn đối tượng gửi yêu cầu xác nhận và tùy theo từng

đối tượng cho DT mà xác định hình thức gửi thư xác nhận đóng hay mở Khi không có

sự phản hồi về các yêu cầu xác nhận từ các cá nhân, tổ chức cho DT thì KTV cần thựchiện các thủ tục kiểm toán bổ sung KTV cần phải xem xét tính chính xác và tin cậy củathông tin phản hồi và phải thực hiện các thủ tục như gọi điện, đề nghị gửi bản gốc, fax,

- Sử dụng tư liệu của KTV khác

Khi một DN lớn (công ty mẹ) có nhiều đơn vị thành viên, chi nhánh… (các công

ty con) thì KTV kiểm toán cho công ty mẹ là KTV chính, còn các KTV kiểm toán ởcông ty con gọi là KTV khác

KTV chính phải cân nhắc mức độ trọng yếu của công ty con, nếu tài chính củacông ty con chiếm hơn 10% doanh số lợi nhuận (LN) toàn công ty thì cần phải tính độtin cậy của BCTC ở các công ty con do các KTV khác kiểm toán

Khi sử dụng tư liệu của các KTV khác, KTV chính cần thực hiện các việc:

+ Thu thập thông tin về tên tuổi, bằng cấp, kinh nghiệm nghiệp vụ của KTVkhác

+ Thông báo cho KTV khác về yêu cầu độc lập có thể áp dụng cho cả công ty mẹ

và công ty con và thu nhận ý kiến của KTV khác

+ Thông báo cho KTV khác về việc sẽ sử dụng tư liệu của họ vào công việc củamình và những vấn đề khác

+ Yêu cầu các KTV khác thông báo thời gian, chiến lược kiểm toán các DT,những rủi ro, gian lận hay sai phạm có thể xảy ra ở các DT tại công ty con

Các KTV chính phải thực hiện các biện pháp đảm bảo các tư liệu về DT do KTVkhác cung cấp là phù hợp với mục đích sử dụng của mình Phải dẫn chứng bằng tàiliệu trong ghi chép của mình nếu kiểm toán các DT có sử dụng tư liệu của KTV khác

- Sử dụng tư liệu của kiểm toán nội bộ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

KTV nội bộ là người có chuyên môn về kế toán và kiểm toán, được giám đốc DNgiao nhiệm vụ soát xét mọi hoạt động DT vốn của DN nói riêng cũng như các nghiệp

vụ kế toán nói chung

Kiểm toán nội bộ là một bộ phận của DN nên không thể hoàn toàn độc lập với DN.KTV nội bộ có trách nhiệm phải báo cáo với cấp lãnh đạo cao nhất của DN và khôngchịu sự ràng buộc của các bộ phận khác Đặc biệt, KTV nội bộ không có nghĩa vụ phải

báo cáo đầy đủ với KTV độc lập Do đó, các tư liệu của KTV nội bộ cung cấp thường làchính xác nhưng vì quyền lợi của kiểm toán nội bộ gắn liền với DN nên vẫn có nhiều

- Sử dụng tư liệu của chuyên gia

Để có căn cứ chắc chắn cho nhận xét, đánh giá của mình đối với BCTC của KH,

trong những trường hợp cần có hiểu biết chuyên môn đặc biệt, KTV cần phải có ý kiến

xác định của các chuyên gia về chuyên môn đó

Trong những điều kiện nhất định, KTV yêu cầu bằng chứng kiểm toán về các ýkiến của chuyên gia sau khi chuyên gia đã hoàn tất công việc của mình Tài liệu này

chuyên gia đã thực hiện hoàn tất và DN xác nhận, KTV phải khẳng định rằng nội dung

ý kiến của chuyên gia là thích hợp và được bao gồm trong ý kiến mà KTV truyền đạtcho chuyên gia

KTV phải cân nhắc xem liệu nguồn tư liệu mà chuyên gia sử dụng có thích hợpvới các DT tại DN không Các phương pháp để xem xét có thể là:

- Hỏi trực tiếp chuyên gia để khẳng định xem nguồn tư liệu về các DT có đầy đủ,hợp lý, đáng tin cậy không

- Kiểm tra lại các tư liệu mà DN cung cấp cho chuyên gia để khẳng định các tưliệu đó là xác đáng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

1.4.1.2 Thực hiện các thủ tục phân tích

KTV phải thực hiện quy trình phân tích khoản mục này khi lập kế hoạch kiểm

toán và giai đoạn soát xét tổng kết về công tác kiểm toán các DT

Quy trình phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quantrọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâuthuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dựkiến Gồm việc so sánh các thông tin về các DT theo kỳ KD, từng đối tượng cho DT,

so sánh giữa thực tế với các khoản CP lãi phải trả thực tế với kế hoạch, dự tính, sosánh các DT ngắn hạn, dài hạn với nhau

Mục đích phân tích các DT: Được sử dụng trong cả ba giai đoạn của cuộc kiểmtoán nhằm giúp KTV xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểmtoán khác trong quy trình kiểm toán các DT, như một thử nghiệm cơ bản và để kiểmtra toàn bộ báo cáo kiểm toán khoản mục này trong khâu soát xét cuối cùng của cuộckiểm toán

Mức độ tin cậy của quy trình phân tích DT: Kết quả của quy trình phân tích tùythuộc vào 4 yếu tố: tính trọng yếu của DT, các thủ tục kiểm toán khác có cùng mộtmục tiêu kiểm toán; độ chính xác có thể dự kiến của quy trình phân tích; đánh giá rủi

ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát của khoản mục này

Điều tra các yếu tố bất thường của khoản mục DT: Nếu kết quả phân tích khoản

mục có chênh lệch trọng yếu, phải thực hiện các thủ tục điều tra để thu thập đầy đủbằng chứng kiểm toán thích hợp

Dựa vào BCĐKT và BCKQHĐKD mà KH cung cấp, KTV có thể tính được cácchỉ tiêu sau:

- Hệ số thanh toán

Hệ số thanh toán hiện hành TS ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nhanh (TS ngắn hạn-HTK)/Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán bằng tiềnTrường Đại học Kinh tế HuếTiền/Nợ ngắn hạn

Trang 24

- Hệ số đo lường hiệu quả hoạt động

Vòng quay các khoản phải thu DT/Phải thu KH

Vòng quay vốn lưu động DT/(TS ngắn hạn-Nợ ngắn hạn)

- Hệ số khả năng sinh lời

Tỷ suất sinh lời trên TS (LN trước thuế+CP lãi vay)/TS

Dựa vào những chỉ tiêu tính được, KTV sẽ có những đánh giá, nhận xét chung vềtình hình hoạt động của DN, xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu qua các năm và so sánhvới biến động chung của ngành, để có cái nhìn tổng quan về DN và khoanh vùng rủi ro(nếu có) Trong đó, DT từ được đánh giá thông qua việc:

- So sánh tổng DT của kỳ này với kỳ trước (hoặc DT kế hoạch)

- So sánh DT kỳ này với DT kỳ trước theo từng loại;

- So sánh tỷ suất LN giữa kỳ này với kỳ trước (lãi gộp/DT thuần);

Qua đó có thể phát hiện những chỗ bất thường, những điểm xét thấy chưa hợp lý,

KTV thu thập những lý giải từ phía KH và ghi chú những điểm cần lưu ý (nếu có) khithực hiện kiểm toán

Trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính

mức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm

toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên BCTC để từ đó xác định bản chất, thời

gian và phạm vi khảo sát (thử nghiệm) kiểm toán Trên cơ sở đó, KTV sẽ đánh giá và

xác định mức trọng yếu cho từng khoản mục trên BCTC

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

Việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu giúp cho KTV lập kế hoạch thu thậpbằng chứng kiểm toán thích hợp Cụ thể là nếu các KTV ước lượng mức trọng yếu càngthấp, nghĩa là độ chính xác của các số liệu trên BCTC càng cao, thì số lượng bằngchứng phải thu thập càng nhiều và ngược lại Vì phụ thuộc tính chất xét đoán nghềnghiệp của KTV nên ước lượng ban đầu về tính trọng yếu không cố định mà có thể

thay đổi trong suốt cuộc kiểm toán Nếu KTV nhận thấy mức ước lượng ban đầu là quá

cao hoặc quá thấp hoặc một trong các nhân tố dùng để xác định mức ước lượng ban đầu

về tính trọng yếu bị thay đổi thì sẽ điều chỉnh lại mức trọng yếu này cho phù hợp vớinhững thay đổi đó

Sau khi KTV đã có được ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho toàn bộ

BCTC, KTV phân bổ mức ước lượng này cho từng khoản mục trên BCTC Đó chính

là sai số có thể chấp nhận được đối với từng khoản mục

Mục đích của việc phân bổ này là để giúp KTV xác định được số lượng bằngchứng kiểm toán phải thu thập đối với từng khoản mục ở mức phí thấp nhất có thể màvẫn đảm bảo tổng hợp các sai sót trên BCTC không vượt quá mức ước lượng ban đầu

về tính trọng yếu Với khoản mục DTBH&CCDV, việc xác định mức trọng yếu chokhoản mục này là rất quan trọng Khi đánh giá đúng vấn đề này, sẽ giúp cho KTV địnhhình được hướng thu thập bằng chứng để chứng minh tính xác thực, hợp lý của DT

Từ đó đưa ra những kết luận đúng đắn về khoản mục này

Tính trọng yếu đối với khoản mục DT cũng chính là sai số có thể chấp nhận được

đối với khoản mục này Trong thực tế rất khó dự đoán về khả năng xảy ra sai số cũngnhư CP kiểm toán cho từng khoản mục nên công việc này chủ yếu mang tính chủ quan

và đòi hỏi sự xét đoán nghề nghiệp của KTV Do vậy công ty kiểm toán thường phân

công các KTV có trình độ chuyên môn cao nhiều kinh nghiệm để thực hiện công việcnày

Đánh giá tính trọng yếu là bước cơ bản và quan trọng, KTV cần ước tính mức độ

sai sót của BCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và

đánh giá ảnh hưởng của các sai sót trên BCTC để từ đó xác định bản chất, thời gian và

phạm vi các khảo sát kiểm toán Từ việc ước lượng mức trọng yếu của BCTC, KTVTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục Việc ước lượng ban đầu về tínhtrọng yếu giúp cho KTV lập kế hoạch thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp Các

bước công việc được thực hiện như sau:

- Xác định tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu, giá trị tiêu chí được

lựa chọn

- Lựa chọn tỷ lệ tương ứng để xác định mức trọng yếu tổng thể

- Xác định mức trọng yếu tổng thể = Giá trị tiêu chí x Tỷ lệ %

- Xác định mức trọng yếu thực hiện, ngưỡng sai sót không đáng kể/sai sót có thể

bỏ qua

- Lựa chọn mức trọng yếu áp dụng đối với cuộc kiểm toán

- Đánh giá lại mức trọng yếu

- Đồng thời KTV cũng đưa ra lý do lựa chọn các tiêu chí và nguyên nhân có sựthay đổi so với năm trước

Tiêu chí được sử dụng để tính mức trọng yếu có thể là: DT, LN trước thuế,

VCSH, tổng tài sản (TS) Tương ứng với mỗi tiêu chí sẽ có khung tỷ lệ tương ứng

Thông thường, LN sau thuế là chỉ tiêu được lựa chọn với mức tỷ lệ tương ứng là 10%

Mức trọng yếu thực hiện thường chiếm 50% - 75% mức trọng yếu tổng thể, ngưỡngsai sót có thể bỏ qua chiếm 4% mức trọng yếu thực hiện Việc lựa chọn tỷ lệ nào chịu

tác động bởi sự xét đoán của KTV và đánh giá về hệ thống KSNB

Thực hiện đánh giá trọng yếu và rủi ro của KH dựa trên cơ sở mức ước lượng

ban đầu về tính trọng yếu Tuy nhiên KTV dựa trên các đặc điểm cơ bản của tính trọng

yếu như yếu tố định lượng, yếu tố định tính, yếu tố chất lượng, các gian lận hay sai

sót… để đưa ra các ước tính của mình

Việc xác định tiêu chí phụ thuộc vào nhu cầu thông tin của đại bộ phận đối tượng

sử dụng thông tin tài chính (nhà đầu tư, ngân hàng, công chúng, cơ quan nhà nước ).Ngoài ra, việc xác định tiêu chí còn ảnh hưởng bởi các yếu tố như:

- Các yếu tố của BCTC và các thước đo hoạt động theo các quy định chung về

Trang 27

- Các khoản mục trên BCTC mà người sử dụng có xu hướng quan tâm;

- Đặc điểm hoạt động KD, đặc điểm ngành nghề của đơn vị được kiểm toán;

- Cơ cấu VCSH của đơn vị được kiểm toán và cách thức đơn vị huy động vốn;

- Khả năng thay đổi tương đối của tiêu chí đã được xác định: Thông thường KTVnên lựa chọn những tiêu chí mang tính tương đối ổn định qua các năm

Đối với khoản mục DT, KTV cần xác định giá trị của khoản mục này chiếm bao

nhiêu phần trăm trong tổng giá trị TS:

- Nếu dưới 10% giá trị TS: không được coi là trọng yếu

- Từ 10% đến 15% giá trị TS: có thể trọng yếu

- Trên 15% giá trị TS: chắc chắn trọng yếu

Đánh giá rủi ro là việc dựa trên cơ sở mức trọng yếu được xác định cho toàn bộ

BCTC và phân bổ cho từng khoản mục KTV cần đánh giá khả năng xảy ra sai sóttrọng yếu ở mức độ toàn bộ BCTC cũng như đối với từng khoản mục để phục vụ choviệc thiết kế các thủ tục kiểm toán và xây dựng chương trình cho từng khoản mục.Công việc này gọi là đánh giá rủi ro kiểm toán

Mức độ rủi ro được xác định theo mô hình: AR = IR × CR × DR → DR = ×

Trong đó:

- IR (Inhesent risk): rủi ro tiềm tàng DT: Là sai số trọng yếu trong DT mà chưa

tính đến bất kỳ hoạt động kiểm toán nào KSNB đối với DT rủi ro thường khác nhauđối với đặc thù của ngành nghề KD và quy mô hoạt động KD của từng DN

- CR (Control risk): rủi ro kiểm soát: là sai số trọng yếu còn tồn tại trong DT mà

hệ thống kiểm toán KH không phát hiện và ngăn chặn kịp thời

- DR (Delection risk): rủi ro phát hiện: là sai sót trọng yếu mà KTV không xét

được khi kiểm toán khoản mục DT

- AR (Audit risk): rủi ro kiểm toán: là rủi ro mà KTV có thể mắc phải khi đưa ranhận xét không xác đáng về các thông tin tài chính Khi những sai sót trọng yếu đốivới DT còn tồn tại trên BCTC mà kiểm toán không phát hiện được sẽ dẫn tới nhữngkết luận mà KTV đưa ra không chính xác.Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

Công việc khởi đầu cho việc đánh giá mức độ rủi ro kiểm toán các DT là đánhgiá rủi ro kiểm toán Mức rủi ro kiểm toán mong muốn được xác định cho khoản mục

DT ngay trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Rủi ro kiểm toán phụ thuộc vào 2yếu tố:

- Một là, mức độ người sử dụng bên ngoài tin tưởng vào BCTC cũng như tin

tưởng vào số liệu

- Hai là, khả năng KH gặp khó khăn về tài chính sau khi báo cáo kiểm toán đượccông bố, nhất là các chỉ tiêu này ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của DN Nếu số

dư các DT cao, các yếu tố khác không thay đổi thì khả năng thanh toán của DN đượcđánh giá tốt và ngược lại

Sau khi đánh giá rủi ro kiểm toán, KTV tiến hành đánh giá rủi ro tiềm tàng Rủi

ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mụctrong BCTC chứa đựng những sai sót khi tính riêng rẻ hay tính gộp, mặc dù có haykhông có hệ thống KSNB Rủi ro này liên quan đến hoạt động và ngành nghề hoạt

động KD của KH Việc đánh giá rủi ro tiềm tàng phụ thuộc vào:

- Một là, bản chất KD của KH Rủi ro tiềm tàng có thể tăng lên tùy thuộc đặc thùcủa ngành nghề KD mà nó có thể tạo nên những khó khăn cho kiểm toán các DT, do

đó có thể làm tăng những gian lận hoặc những sai sót trên BCTC

- Hai là, tính trung thực của Ban giám đốc Ban giám đốc không thể xem là hoàntoàn trung thực trong mọi trường hợp Khi Ban giám đốc bị kiểm soát bởi một hoặcmột số ít các cá nhân thiếu tính trung thực thì khả năng các BCTC bị báo cáo sainghiêm trọng sẽ tăng lên rất cao

- Ba là, kết quả các lần kiểm toán trước Đối với tài khoản được phát hiện có saiphạm trong các lần kiểm toán của năm trước, rủi ro tiềm tàng được xác định ở mứccao

- Bốn là, hợp đồng kiểm toán lần đầu và hợp đồng kiểm toán dài hạn Trong cáchợp đồng kiểm toán lần đầu, KTV thường thiếu hiểu biết và kinh nghiệm về các sai sótcủa đơn vị KH nên họ thường đánh giá rủi ro tiềm tàng cao hơn so với hợp đồng kiểm

Trang 29

- Năm là, các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên Các nghiệp vụ này có khảnăng bị vào sổ sai nhiều hơn là các nghiệp vụ diễn ra hàng ngày do KH thiếu kinh

nghiệm trong hạch toán các nghiệp vụ đó Đối với một DN thường xuyên hợp tác vớicác tổ chức cho DT trong nước, khi hợp tác với nhà cho DT nước ngoài sẽ gặp nhiều

khó khăn do chưa nắm vững được cách hạch toán

- Sáu là, các ước tính kế toán Rủi ro tiềm tàng của các DT phản ánh các ước tính

kế toán thường được đánh giá cao hơn

- Bảy là, số lượng tiền của các số dư tài khoản các DT Các tài khoản có số dưbằng tiền lớn thường được đánh giá là rủi ro cao hơn so với các khoản có số dư bằngtiền nhỏ

Bằng chứng kiểm toán cần thu thập được xác định dựa trên kết quả của việc đánhgiá rủi ro kiểm toán Mối quan hệ giữa số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập vàrủi ro kiểm toán được thể hiện qua bảng 1.2

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

Bảng 1.2 Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán và số lượng kiểm toán

Trường hợp

Rủi ro kiểm toán

Rủi ro tiềm tàng

Rủi ro kiểm soát

Rủi ro phát hiện

Số lượng bằng chứng cần thu thập

4 Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình

(Nguồn: TS Nguyễn Viết Lợi – ThS Đậu Ngọc Châu (2014), Kiểm toán BCTC, NXB Tài chính)

Tùy thuộc vào kết quả đánh giá hệ thống KSNB và xét đoán chuyên môn củaKTV, KTV có thể lựa chọn thực hiện lấy mẫu kiểm toán theo phương pháp thống kêhoặc phi thống kê Việc xác định mức trọng yếu và phương pháp chọn mẫu – cỡ mẫu

sẽ giúp KTV chọn ra được mẫu thích hợp trong kiểm tra sự phát sinh

bộ rủi ro kiểm soát

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 – “Xác định và đánh giá rủi ro có

sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị”: “Thu thập những hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị,

trong đó có KSNB là một quy trình liên tục và linh hoạt trong việc thu thập, cập nhật

và cung cấp thông tin trong suốt quá trình kiểm toán Hiểu biết về đơn vị cung cấp cho

KTV cơ sở để lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện các xét đoán chuyên môn trong suốt

quá trình kiểm toán…”.

- Nghiên cứu hệ thống KSNB

Nghiên cứu hệ thống KSNB của KH và đánh giá rủi ro kiểm soát là phần việc hếtsức quan trọng mà KTV phải thực hiện trong một cuộc kiểm toán Trên cơ sở hiểu biếtTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

về hệ thống KSNB của KH, các KTV sẽ phác thảo sơ bộ về khối lượng và độ phức tạpcủa công việc, thiết kế các thủ tục kiểm toán và xây dựng chương trình kiểm toán phùhợp với từng KH.

Thông thường, khi KTV tiến hành tìm hiểu, đánh giá hệ thống KSNB của KHthường nghiên cứu trên các thông tin sau:

+Các chính sách chung của công ty (bao gồm các quy định về nguyên tắc hoạt

động, nguyên tắc, quy chế, các thủ tục có liên quan đến quá trình KD …)

+Các chính sách về nhân sự, lương, … (bao gồm cả sự phân công, phân nhiệm,

các ưu đãi, …)

Ngày nay, sự đa dạng về quy mô cũng như hình thức DN làm cho hệ thống vềKSNB của mỗi DN là khác nhau Vì thế, khi tìm hiểu thông tin về hệ thống KSNB của

KH KTV cần dựa vào tình hình cụ thể tại mỗi DN để có đánh giá được chính xác nhất

về hệ thống KSNB của họ Để tìm hiểu về hệ thống nội bộ của KH, KTV thường dùngbảng câu hỏi nhằm xem xét các thủ tục kiểm toán có được thiết kế hay không và có

được thực hiện hay không Bảng câu hỏi được thiết kế dưới dạng trả lời “Có” hay

“Không” Các câu trả lời “Có” cho thấy hệ thống KSNB hữu hiệu, câu trả lời “Không”

sẽ cho thấy yếu điểm của hệ thống KSNB Đối với khoản mục DTBH&CCDV ta cóbảng câu hỏi sau:

Bảng 1.3 Một số câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ

1 Phiếu thu có được đánh số thứ tự trước không?

2 Có kiểm tra tính hợp lệ của phiếu thu không?

3 Có sự tách biệt trách nhiệm giữa thủ quỹ và kế toán không?

4 Có bộ phận độc lập kiểm tra việc khóa sổ nhật ký thu tiền không?

5 Có tiến hành đối chiếu giữa sổ quỹ và sổ nhật ký không?

6 Các khoản bán chịu có được xét duyệt không?

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

7 Hóa đơn có được kiểm tra trước khi giao cho KH không?

8 Có quy định rõ ràng về việc mọi hàng gửi đi đều phải lập hóa đơn

và ghi nhận DT không?

9 Công tác thực hiện các chính sách về giá, chiết khấu, giảm giá có

được kiểm tra chặt chẽ không?

- Ngoài bảng câu hỏi thì KTV có thể thực hiện thêm kĩ thuật “kiểm tra từ đầu đếncuối” (Walk through) Phép thử walk-through:

+Mục đích: đây là thủ tục kiểm tra từ đầu đến cuối chu trình DT vốn để xác địnhxem các kiểm soát chính có hoạt động đúng như thiết kế và như KTV đã tìm hiểu haykhông

+Phương pháp: KTV chọn một vài nghiệp vụ và lần theo từng bước thực hiệnxem có diễn ra phù hợp với bảng mô tả hay không

- Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát

Dựa trên những hiểu biết về hệ thống KSNB và kinh nghiệm của mình, KTV sẽ

đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát, nhận diện những điểm mạnh - yếu của KSNB nhằm

thiết kế các thử nghiệm kiểm soát cần phải tiến hành Việc xác định được rủi ro kiểmsoát là một yêu cầu quan trọng, đòi hỏi KTV phải hiểu rõ hệ thống KSNB của KH, để

từ đó đưa ra được một mức rủi ro phù hợp

Đánh giá rủi ro kiểm soát là đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong việcngăn chặn và phát hiện các sai sót trọng yếu Nếu rủi ro kiểm soát đánh giá là không

cao ở mức tối đa hoặc KTV xét thấy có khả năng giảm được trong thực tế thì KTV sẽ

xác định các thử nghiệm kiểm soát cần thiết để có được bằng chứng về sự hữu hiệutương ứng của KSNB Đây là cơ sở để KTV giới hạn phạm vi của thử nghiệm cơ bản

phải tiến hành Ngược lại, nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức cao và xét thấykhông có khả năng giảm được trong thực tế, KTV không cần thực hiện các thử nghiệmkiểm soát mà phải tiến hành ngay các thử nghiệm cơ bản ở mức độ phù hợp Việc

đánh giá này mang tính chủ quan và đòi hỏi sự xét đoán cùng kinh nghiệm của KTV

- Lập kế hoạch kiểm toán và soạn thảo chương trình kiểm toánTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần

thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các KTV cũng như dựkiến về những tư liệu, thông tin liên cần sử dụng và thu thập

Chương trình kiểm toán được thiết kế phù hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích:

+Một là, sắp xếp một cách có kế hoạch các công việc và nhân lực, đảm bảo sựphối hợp giữa KTV cũng như hướng dẫn cho các KTV chưa có kinh nghiệm

+Hai là, chương trình kiểm toán là phương tiện để chủ nhiệm kiểm toán quản lý,giám sát cuộc kiểm toán thông qua việc xác định các bước công việc nào còn phải thựchiện

+Ba là, chương trình kiểm toán là bằng chứng để chứng minh các thủ tục kiểm

toán đã thực hiện

Thông thường sau khi hoàn thành một cuộc kiểm toán, KTV ký tên hoặc ký tắt

lên chương trình kiểm toán liền ngay với thủ tục kiểm toán vừa hoàn thành

1.4.2 Thực hiện Kiểm toán

Thực hiện kiểm toán thực chất là quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán khoảnmục DT để làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán khoản mục này Giai đoạn nàychủ yếu bao gồm việc tìm hiểu, đánh giá hệ thống KSNB, thực hiện các thủ tục KSNB

đối với các khoản DT cũng như thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và các thử nghiệm

cơ bản đối với công tác doanh trên BCTC Đó là quá trình triển khai một cách chủđộng và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra những ý kiến xác

thực về mức độ trung thực và hợp lý của BCTC trên cơ sở những bằng chứng kiểm

toán đầy đủ và tin cậy Việc thực hiện kiểm toán các DT cũng được tiến hành theo cácbước công việc đã vạch sẵn trong giai đoạn lập kế hoạch theo thời gian và trình tự đãquy định Thực hiện kiểm toán các DT cũng được tiến hành theo 3 bước sau:

- Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

- Thực hiện thủ tục phân tích

- Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

1.4.2.1 Thử nghiệm kiểm soát

KTV phải có sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống KSNB để lập kế hoạch kiểm toán

và để xác định bản chất, thời gian và phạm vi của các cuộc kiểm toán Nếu KH có hệ

thống KSNB tốt thì bằng chứng kiểm toán mà KTV phải thu thập ít hơn do rủi ro kiểm

soát đối với KH đó thấp và ngược lại

Việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát được thiết kế cho toàn bộ tổng thểBCTC không chỉ để xác minh tính hữu hiệu của hệ thống KSNB mà còn làm cơ sở choviệc xác định phạm vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ của

đơn vị

Việc đánh giá hệ thống KSNB đối với các DT cũng được thực hiện theo 4 bước cụthể:

- Thứ nhất, thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB đối với các DT và mô tả chi tiết

hệ thống KSNB trên GLV Thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB đối với các DT dựatrên bốn yếu tố chính: môi trường trong kiểm soát, hệ thống thông tin các DT, các thủtục kiểm soát và hệ thống KSNB

- Thứ hai, đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát các DT

Rủi ro kiểm soát được đánh giá thông qua những hiểu biết về hệ thống KSNB đã

được tiến hành ở trên Nếu hệ thống KSNB đối với các DT được thiết kế và vận hành

hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp và ngược lại

Đánh giá rủi ro kiểm soát được tiến hành theo các bước sau:

+Một là, nhận diện các mục tiêu kiểm soát đối với các DT như: sự đồng bộ của

sổ sách kế toán liên quan đến DT, việc đánh số thứ tự các hợp đồng DT với các bênliên quan; phê duyệt chấp nhận DT, phê duyệt nghiệp vụ DT, …; phân tách nhiệm vụtrong công tác hạch toán và ghi chép sổ sách v.v…

+Hai là, nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù KTV nhận diện và phân tíchcác quá tình kiểm soát dự kiến có thể ảnh hưởng trọng yếu đến việc thỏa mãn các mục

tiêu đã nêu ra ở trên như: thiếu chữ ký trong việc xét duyệt đối với mục đích DT

+Ba là, nhận diện và đánh giá các nhược điểm của hệ thống KSNB

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

+Bốn là, đánh giá rủi ro kiểm soát Rủi ro kiểm soát đối với các DT được xác

định dựa trên so sánh tương đối giữa mục tiêu đề ra đối với hệ thống KSNB và nhữngnhược điểm cần khắc phục Mức rủi ro kiểm soát này có thể được KTV đánh giá là

thấp, trung bình, cao hoặc theo tỷ lệ phần trăm Việc đánh giá này cần được tiến hành

đúng đắn vì mức rủi ro kiểm soát này có ảnh hưởng đến rủi ro kiểm toán xác định ởbước sau

- Thứ ba, thực hiện thử nghiệm kiểm soát Mục đích của thử nghiệm này là thuthập bằng chứng về sự hiện hữu của các quy chế và thủ tục kiểm soát để giảm bớt cácthử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ các DT

+Đối với các bằng chứng để lại “dấu vết”: thường sử dụng phương pháp kiểm tralại các tài liệu liên quan hoặc thực hiện lại các thủ tục kiểm soát

+Đối với các bằng chứng không để lại “dấu vết”: thường tiến hành quan sát hoặcphỏng vấn các thủ tục liên quan đến DT

- Thứ tư, lập bảng đánh giá hệ thống KSNB

Bảng đánh giá hệ thống KSNB bao gồm: Mục tiêu kiểm toán đối với DT; thôngtin mô tả thực trạng DT; bản chất và tính hệ trọng các rủi ro tương ứng; nguyên tắcthiết kế và vận hành các thủ tục kiểm soát; đánh giá hệ thống KSNB đối với khoảnmục này

Các thử nghiệm kiểm soát được KTV thực hiện nhằm mục đích thu thập bằngchứng liên quan đến ba khía cạnh: sự tồn tại, sự hữu hiệu, sự liên tục của hệ thống kiểmsoát

Đối với khoản mục DT có các thử nghiệm kiểm soát sau:

- Chọn mẫu từ các hóa đơn phát hành trong kỳ

+Đối chiếu với đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, chứng từ chuyển hàng về chủngloại, quy cách, số lượng, giá cả, ngày gửi hàng, chữ ký…Nhằm thu thập bằng chứngchứng minh rằng hóa đơn được lập trên cơ sở các nghiệp vụ bán hàng đã thực sự xảy

ra và quá trình thực hiện nghiệp vụ đã tuân thủ đúng như qui trình mà đơn vị đã thiếtlập

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

+Kiểm tra chữ ký xét duyệt bán chịu và cơ sở xét duyệt để xem phương thức bánchịu có được chuẩn y trước khi hàng hóa được chuyển đi không.

+Xem xét số tổng cộng của từng loại hàng, tổng cộng từng hóa đơn, so sánh giátrên hóa đơn với bảng giá được duyệt tại mỗi thời điểm Thử nghiệm này để kiểm tra

xem đơn vị có dùng bảng giá đã được duyệt để tính đơn giá bán hay không

+Sau khi xem xét về tính chính xác như trên, KTV sẽ lần theo các hóa đơn đểkiểm tra việc ghi chép chúng trên sổ sách kế toán Thử nghiệm này nhằm thu thậpbằng chứng của các thủ tục kiểm soát liên quan đến việc ghi chép đầy đủ và chính xáccác nghiệp vụ bán hàng trên sổ sách kế toán

+Ngoài ra, KTV còn cần tìm hiểu về chính sách bán hàng cho hưởng chiết khấucủa đơn vị và xem xét các sổ sách liên quan để kiểm tra xem đơn vị có thực hiện như

chính sách đã đề ra hay không

- Chọn mẫu các chứng từ chuyển hàng để đối chiếu với hóa đơn có liên quan vìcác hóa đơn được lập căn cứ vào chứng từ vận chuyển

- Thử nghiệm này để kiểm tra xem có trường hợp nào hàng đã gửi đi rồi nhưng vì

1 lý do nào đó mà chưa được lập hóa đơn Đặc biệt lưu ý kiểm tra tính liên tục của sốthứ tự của các đơn đặt hàng, chứng từ chuyển hàng và hóa đơn bán hàng

- Xem xét sự xét duyệt và ghi chép về hàng bán bị trả lại, hay hàng bị hư hỏng

- Tất cả hàng hóa bị trả lại hay bị hư hỏng đều phải được chứng minh bởi các tàiliệu đã được đánh số thứ tự, được xét duyệt và ký bởi cấp có thẩm quyền và họ phải

độc lập với việc chi quỹ hay giữ số kế toán

- Kiểm tra các quy định về cấp hạn mức tín dụng cho KH, các quy định này có

được trình bày cụ thể bằng văn bản và được kiểm soát chặt chẽ trong quá trình thực

hiện hay không? KTV có thể đề nghị đơn vị cung cấp những tài liệu có liên quan đếncác chính sách về cấp hạn mức tín dụng cho KH

Các thủ tục kiểm soát trên đây có thể được tổng kết qua bảng sau:

Bảng 1.4 Các thử nghiệm kiểm soát đối với doanh thu

Mục tiêu kiểmTrường Đại học Kinh tế HuếThủ tục kiểm soát

Trang 37

toán DT

DT bán hàng đã

ghi sổ là có hiệu

lực

Chọn dãy số liên tục các hóa đơn bán hàng Đối chiếu khoản bán

hàng đã ghi sổ với từng hóa đơn và xem xét các chương trình về

bán hàng

DT bán hàng

được phê chuẩn

là đúng đắn

Xem xét bảng kê hoặc ghi sổ chi tiết bán hàng, về thu tiền từng

người mua, đối chiếu với lệnh bán hàng, hóa đơn vận chuyển cho

phép bán chịu trên các hóa đơn, chương trình đã duyệt và đối chiếuvới quyền hạn, chức trách của người phê duyệt

Đối chiếu số tiền ghi trên các hóa đơn với bảng giá đã quy định

hoặc việc duyệt giá cho từng thương vụ

Kiểm soát việc quy đổi ngoại tệ

loại đúng đắn

Xem xét phân loại DT theo mức thuế

Đối chiếu sổ cái, sổ chi tiết tài khoản 511, 512, điều tra một sốchương trình bán hàng có nghi vấn

Đối với DTBH&CCDV

- Thủ tục phân tích là một thủ tục rất quan trọng trong giai đoạn thực hiện kiểmtoán nhằm xác định những biến động, sai lệch không bình thường của các thông tintrên BCTC của đơn vị Đối với khoản mục DT, thủ tục phân tích được áp dụng baogồm hai loại cơ bản sau:

+Phân tích ngang (phân tích xu hướng): Các chỉ tiêu phân tích ngang liên quan

Trang 38

 Lập bảng DT theo từng tháng, từng đơn vị trực thuộc, theo thuế suất(thuế đầu ra), theo từng loại DT trong mối quan hệ với GV, với thuế GTGT đầu ra.Nhận dạng về sự tăng - giảm bất thường của DT trong kỳ kiểm toán.

 So sánh DT kỳ này với kỳ trước, với DT kế hoạch theo từng tháng, từngquý nếu có biến động, bất thường thì cần tìm rõ nguyên nhân của từng biến động đó.+Phân tích dọc (phân tích tỉ suất): Các tỷ suất tài chính thường dùng trong phântích DTBH&CCDV có thể là:

 Tỉ suất LN gộp:Tỉ suất LN gộp = á à ộ ∗ 100%

Tỉ suất này phản ánh khả năng sinh lời của DN Tỷ suất LN gộp càng cao thì khả

năng sinh lời của DN càng lớn KTV có thể so sánh tỉ suất này của DN qua các năm

hoặc với các DN khác trong cùng một ngành nghề KD

 Tỉ suất hiệu quả KD:Tỉ suất hiệu quả KD = ướ á à ế ∗ 100%

Tỉ suất hiệu quả cao hay thấp tuỳ thuộc vào từng ngành nghề KD, từng đơn vịtrong ngành Cùng với tỉ suất LN gộp, KTV có thể đánh giá mức LN của DN qua cácthời kỳ khác nhau

Qua các thủ tục phân tích trên, KTV có thể phát hiện và giải trình các phương

hướng quan trọng của việc thực hiện chỉ tiêu DTBH&CCDV, lợi tức bán hàng, thuế

phải nộp

Đối với các khoản giảm trừ

- Lập bảng tổng hợp và so sánh các khoản giảm trừ theo mặt hàng, theo bảng,quý và giữa chúng với tổng DT trong kỳ (cả chi tiết theo từng khoản giảm trừ, DT bịtrả lại, giảm giá bán hàng…) Nếu có biến động bất thường thì phải tìm ra nguyênnhân

- Phân tích tỉ lệ các khoản giảm trừ trên tổng DT và so sánh tỉ lệ giữa kỳ này với

kỳ trước, tìm biến động, phân tích xu hướng biến động đó đồng thời tìm ra nguyênnhân

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 39

- Như vậy thông qua việc thực hiện các thủ tục phân tích, so sánh trên cho phép

KTV phát hiện những biến động bất thường hoặc những sai sót để tập trung kiểm tra,xem xét tìm hiểu nguyên nhân Các nguyên nhân có thể xảy ra như sau:

- Những thay đổi trong chính sách KD của đơn vị như thay đổi giá bán, thay đổimặt hàng…

- Có sai sót trong số liệu của kế toán như ghi chép trùng, thiếu…

- DT đã bị khai khống hoặc khai thiếu

- Các khoản giảm trừ DT đã bị khai khống hoặc khai thiếu

Qua việc phân tích này, KTV có thể hình thành cho mình những định hướngtrong công việc kiểm tra chi tiết tiếp theo đối với khoản mục DT

Bảng 1.5 Tóm tắt thủ tục kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

1 Thu thập bảng tổng hợp DT theo KH, nhóm hàng hóa, DV đã cung cấp theo các

tháng trong năm: Đối chiếu với các tài liệu có liên quan: sổ cái, sổ chi tiết, báocáo của phòng bán hàng, phòng xuất khẩu,… về số lượng, giá trị và giải thíchchênh lệch (nếu có)

2 Đối chiếu sự phù hợp giữa số lượng xuất kho hàng hóa, thành phẩm trên Báo

cáo nhập xuất tồn với số lượng trên báo cáo bán hàng Tìm hiểu nguyên nhânchênh lệch nếu có

3 Đối chiếu DT hạch toán với DT theo tờ khai GTGT trong năm Giải thích chênh

lệch (nếu có)

4 Đọc lướt sổ cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung, giá trị, tài

khoản đối ứng…) Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương

ứng (nếu cần)

5 Chọn mẫu các khoản DT ghi nhận trong năm và kiểm tra đến chứng từ gốc liên

quan (đơn đặt hàng, phiếu xuất kho, hóa đơn, hợp đồng, biên bản giao nhậnhàng hóa, biên bản thanh lý hợp đồng, biên bản đánh giá khối lượng công việc

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

hoàn thành, biên bản xác nhận khối lượng công việc hoàn thành…)

- Kiểm tra sự phù hợp của giá bán với qui định của đơn vị;

- Kiểm tra sự phù hợp của thuế suất thuế GTGT với luật thuế GTGT hiệnhành;

- Nếu có chương trình bán hàng cho KH truyền thống, đảm bảo việc ghinhận DT chưa thực hiện đối với giá trị của hàng hóa, DV phải cung cấp miễnphí hoặc số phải chiết khấu, giảm giá cho người mua theo số điểm tích lũy mà

KH đạt được Chỉ kết chuyển vào DT khoản DT chưa thực hiện trên khi hết thờihạn của chương trình bán hàng;

- Trong trường hợp hợp đồng bán hàng có nhiều yếu tố (ví dụ: bán hàng,cung cấp DV…) KTV kiểm tra các yếu tố của hợp đồng có được ghi nhận DTphù hợp không;

Các trường hợp ghi nhận DT bán bất động sản, phân lô bán nền, cho thuê tài sản

có nhận tiền trước, kiểm tra xem các điều kiện quy định tại Thông tư

200/2014/TT-BTC có đảm bảo không

6 Kiểm tra sự liên tục của hóa đơn để đảm bảo DTBH&CCDV đã được ghi nhận

đầy đủ

7 Các khoản giảm trừ DT (1): Kiểm tra đến chứng từ gốc đối với các khoản giảm

trừ DT lớn trong năm và các khoản giảm trừ DT năm nay nhưng đã ghi nhận

DT trong năm trước, đảm bảo tuân thủ các quy định bán hàng của DN cũng nhưluật thuế

Lưu ý khoản hàng bán bị trả lại: Tìm hiểu nguyên nhân, nếu hàng lỗi có lập dự

phòng hoặc xử lý chưa

Đối với chiết khấu thương mại: Kiểm tra thỏa mãn điều kiện ghi nhận và hướng

dẫn trình bày trên BCTC của TT200/2014/TT-BTC

8 Lập bảng tổng hợp các nghiệp vụ làm phát sinh thuế TNDN hoãn lại (nếu có)

9 - Xem xét các trường hợp DT đặc thù như: DT gia công không bao gồmgiá trị vật tư, hàng hóa nhận gia công.Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 17/06/2021, 09:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w