1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng tự do trong triết học của jean paul sartre (luận án tiến sĩ triết học)

207 48 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 207
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

Th nh t, Sartre đã thổi một luồng gió mới vào nền triết học phương Tây hiện đại, tư tưởng của Sartre về tự do góp phần cho sự b ng nổ của các trào lưu triết học phương Tây bàn về con ng

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

  

TRẦN THỊ THẢO

TƯ TƯỞNG TỰ DO TRONG TRIẾT HỌC

CỦA JEAN – PAUL SARTRE

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2020

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Triết học, Trường đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã trang bị cho tôi thêm những kiến thức khoa học trong quá trình học tập nâng cao trình độ và nghiên cứu khoa học của mình

Tôi xin trân trọng cám ơn trường đại học Tài chính – Marketing, trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và tạo điều kiện công tác, hỗ trợ vật chất lẫn tinh thần cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Anh Thường (trường Đại học KHXH&NV), TS Phạm Đào Thịnh (trường Đại học Sài Gòn) đã hướng dẫn, giúp đỡ, động viên, khích lệ và bao dung tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện luận án này

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS TS Nguyễn Tiến Dũng, PGS

TS Đinh Ngọc Thạch, TS Dương Ngọc Dũng, TS Nguyễn Trọng Nghĩa là những người thầy đã sẵn sàng hướng dẫn, gợi mở tri thức cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu về lĩnh vực triết học hiện sinh

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thư viện Trường đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố hồ Chí Minh; Thư viện trung tâm học vấn Đa Minh; Viện trao đổi văn hóa với Pháp (IDECAF); Thư viện số Internet Archive (300 Đại lộ Funston San Francisco, California, Hoa Kỳ) và các tác giả của các công trình đã công bố có liên quan đến đề tài luận án tôi thực hiện Đây là nơi cung cấp cho tôi những tư liệu quan trọng trong quá trình tôi thực hiện đề tài luận án của mình

Tôi xin dành sự biết ơn sâu sắc đến toàn thể học giả và các nhà nghiên cứu trong diễn đàn chia sẻ kiến thức từ cộng đồng về chủ nghĩa hiện sinh (https://www.quora.com/topic/Existentialism), nơi đã cung cấp cho tôi cách nhìn và sự hiểu biết đa chiều, phong phú về chủ nghĩa hiện sinh nói chung và Jean - Paul Sartre nói riêng

Trang 4

Lời tri ân đặc biệt đến người bạn đời quá cố, TS Nguyễn Phương (Nguyên trưởng phòng đào tạo trường Đại học SPKT TPHCM) đã gửi gắm tâm nguyện

để tôi có động lực vượt qua mọi khó khăn hoàn thành luận án này

Lời cám ơn dành cho hai thành viên đặc biệt của gia đình: Nguyễn Phong

và Nguyễn Phúc, hai con là nguồn động viên mạnh mẽ để tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này

Cuối cùng, tôi xin gửi tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè trong nước và quốc tế lời biết ơn sâu sắc đã luôn tạo mọi điều kiện, khích lệ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án Xin gửi lời cám ơn đến những người bạn: Đinh Thanh Hải, Hứa Trần Phương Thảo, Lê Trí Anh, Nguyễn Minh Hà đã giúp tôi trong quá trình dịch thuật, chuyển ngữ, hiệu đính các tài liệu sử dụng trong luận án Cám ơn những người học trò đã thấu hiểu, cảm thông và giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận án

Xin chân thành cảm ơn!

TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2020

Tác giả

TRẦN THỊ THẢO

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới

sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Anh Thường và TS Phạm Đào Thịnh Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của công trình khoa học này

Người làm luận án

TRẦN THỊ THẢO

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 4

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 18

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 19

5 Đóng góp mới của luận án 19

6 Ý nghĩa của luận án 20

7 Kết cấu của luận án 20

PHẦN NỘI DUNG 21

CHƯƠNG 1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG TỰ DO TRONG TRIẾT HỌC CỦA JEAN - PAUL SARTRE 21

1.1 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY ĐẦU THẾ KỶ XX VỚI SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TỰ DO TRONG TRIẾT HỌC CỦA JEAN - PAUL SARTRE 21

1.1.1 Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội phương Tây đầu thế kỷ XX với sự hình thành tư tưởng tự do trong triết học của Jean - Paul Sartre 21

1.1.2 Điều kiện văn hóa, khoa học phương Tây đầu thế kỷ XX với sự hình thành tư tưởng tự do trong triết học của Jean - Paul Sartre 26

1.2 TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TỰ DO TRONG TRIẾT HỌC CỦA JEAN - PAUL SARTRE 33

1.2.1 Tiền đề tư tưởng, lý luận sâu xa 33

1.2.2 Tiền đề lý luận trực tiếp 43

1.3 KHÁI LƯỢC VỀ CUỘC ĐỜI, SỰ NGHIỆP VÀ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA JEAN - PAUL SARTRE 57

1.3.1 Cuộc đời, sự nghiệp của Jean - Paul Sartre 57

1.3.2 Tư tưởng triết học của Jean - Paul Sartre 69

1.3.3 Các giai đoạn hình thành và phát triển tư tưởng về tự do trong triết học của Jean - Paul Sartre 73

Trang 7

Kết luận chương 1 83

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG TỰ DO TRONG TRIẾT HỌC CỦA JEAN - PAUL SARTRE 85

2.1 TÍNH CHỦ THỂ - NGUYÊN TẮC ĐẦU TIÊN CỦA TỰ DO HIỆN SINH 85

2.1.1 Khái niệm về tính chủ thể 85

2.1.2 ―Hiện hữu có trước bản chất‖ - nền tảng của tính chủ thể 89

2.2 TỰ DO VÀ HIỆN SINH 99

2.2.1 Tự do và các trạng huống hiện sinh 99

2.2.2 Lựa chọn và trách nhiệm - bản chất của tự do 104

2.3 TỰ DO VÀ TÍNH LIÊN CHỦ THỂ 120

2.3.1 Sự tranh chấp vai trò chủ thể và đối tượng của con người trong mối quan hệ với tha nhân 120

2.3.2 Dự phóng cảm thông với tha nhân 127

Kết luận chương 2 133

CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN, GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TƯ TƯỞNG TỰ DO TRONG TRIẾT HỌC CỦA JEAN - PAUL SARTRE 135 3.1 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG TỰ DO TRONG TRIẾT HỌC CỦA JEAN – PAUL SARTRE 135

3.1.1 Tư tưởng tự do trong triết học của Jean - Paul Sartre tuyệt đối hóa tự do trên lập trường hiện sinh vô thần 135

3.1.2 Nội dung tư tưởng tự do trong triết học của Sartre biểu hiện hình thức đa dạng, phong phú 141

3.1.3 Tư tưởng tự do trong triết học của Jean - Paul Sartre phản ánh chiều sâu nội tâm của con người 146

3.2 GIÁ TRỊ CỦA TƯ TƯỞNG TỰ DO TRONG TRIẾT HỌC CỦA JEAN - PAUL SARTRE 149

3.2.1 Tư tưởng tự do trong triết học của Jean - Paul Sartre đề cao vai trò chủ thể, khuyến khích sự sáng tạo, tính độc lập của con người 149

Trang 8

3.2.2 Tư tưởng tự do trong triết học của Jean - Paul Sartre đề cao trách nhiệm

của cá nhân đối với bản thân và xã hội 152

3.2.3 Tư tưởng tự do trong triết học của Jean - Paul Sartre có giá trị phản biện đối với xã hội đương đại 159

3.3 HẠN CHẾ TƯ TƯỞNG TỰ DO CỦA JEAN - PAUL SARTRE 165

3.3.1 Tư tưởng tự do của Jean - Paul Sartre bi quan hóa tâm trạng của con người đơn độc 165

3.3.2 Tư tưởng tự do trong triết học của Jean - Paul Sartre mang tính siêu hình 169

Kết luận chương 3 179

PHẦN KẾT LUẬN 181

TÀI LIỆU THAM KHẢO 185

PHỤ LỤC 195

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI CỦA LUẬN ÁN 199

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chủ nghĩa hiện sinh là một trào lưu triết học phi duy lý của phương Tây hiện đại vào giai đoạn mà sự phát triển của khoa học, kỹ thuật làm cho phương Tây đánh giá chưa hợp lý những giá trị của con người Khi những giá trị nhân bản của con người không được coi trọng thì sự phản t nh về thân phận người mãnh liệt hơn bao giờ hết bởi lẽ không gì tha thiết với con người b ng chính con người Bên cạnh đó, sau hai cuộc chiến tranh thế giới ở phương Tây làm cho con người mất đi cảm giác bình an, thay vào đó là sự bất an của con người

Do đó, chủ nghĩa hiện sinh đã tìm được điều kiện để hình thành và phát triển với sự góp mặt của nhiều nhà hiện sinh Khi đề cập đến chủ nghĩa hiện sinh thì Jean - Paul Sartre nổi lên như một ―biểu tượng của hiện sinh‖ vì với sức mạnh của ngòi bút sắc sảo Sartre đã làm cho triết học hiện sinh không ch dừng lại trên khía cạnh lý luận mà còn trở thành phong trào thực tiễn thâm nhập vào gần như mọi ngõ ngách của đời sống người phương Tây Tư tưởng hiện sinh của Sartre khá phong phú, tuy nhiên, có thể thấy triết học của ông có hai luận điểm

cơ bản nhất về con người: Một là, con người tự tạo nên mình, làm mình thành người; Hai là, để tạo nên mình con người tự do lựa chọn Nghiên cứu sinh chọn

đề tài Tư tưởng tự o trong triết học của Jean -Paul Sartre làm luận án tiến sĩ

bởi lẽ x t trên bình diện lý luận lẫn thực tiễn thì đây là một hướng nghiên cứu rất cần thiết Về mặt lý luận, tư tưởng về tự do của Sartre có một vị trí nhất định trong nền triết học phương Tây hiện đại

Th nh t, Sartre đã thổi một luồng gió mới vào nền triết học phương

Tây hiện đại, tư tưởng của Sartre về tự do góp phần cho sự b ng nổ của các trào lưu triết học phương Tây bàn về con người, bởi chính trong cuộc trường chinh tìm kiếm những giá trị nhân bản của nhân loại, tự do là ―bàn đạp‖ để con người hướng tới những giá trị khác ― ng là một nhà tư tưởng độc đáo của thế kỷ, làm say mê nhiều người muốn đi tìm những tư tưởng mới lạ, và đi

Trang 10

tìm những cảm giác chua cay để cám cảnh cho tình bi đát của mình (Nguyễn Quang Lục, 1970, tr.19 – 20)

Th hai, nghiên cứu về tư tưởng tự do của Sartre từ đó hiểu sâu hơn về

con người hiện sinh cũng như về triết học phương Tây hiện đại Phương Tây tiến vào thế kỷ XX b ng cỗ xe ―tam mã‖ đó là triết học khoa học, triết học con người và triết học tôn giáo Trong sự tịnh tiến đó, đã khai lộ ra những dấu ấn tiêu biểu của triết học giai đoạn này để làm nên nét đặc th , thành đặc điểm của

nó Trong triết học con người, các triết gia quan tâm nhiều đến vấn đề nhân bản, trong đó tự do được xem như là một giá trị tối cao Khi bàn về tự do thì Sartre

là người có tư tưởng mạnh mẽ và sắc bén nhất trong các triết gia hiện sinh Tư tưởng về tự do của Sartre có sự ảnh hưởng không nhỏ đến nền triết học Pháp hiện đại, cảm hứng về tự do của Sartre đã cuốn theo các triết gia lớn của Pháp thời kỳ này như Merleau - Ponty, Simone de Beauvoir, Albert Camus…

V m t thực ti n, khó có thể tìm thấy sự ảnh hưởng sâu rộng nào đến mọi

phương diện của đời sống xã hội như thuyết hiện sinh nói chung và tư tưởng về

tự do nói riêng Trong những khát vọng của nhân loại, không khát vọng nào tập hợp được một đám đông vĩ đại như khát vọng tự do Tư tưởng về tự do của Sartre đã để dấu ấn cho những phong trào đấu tranh vì tự do ở phương Tây như phong trào phản văn hóa, phong trào Hippi, phong trào tự do tình dục, phong trào chống nhà nước tự trị… Đặc biệt là phong trào đấu tranh cho quyền con người và phong trào nữ quyền phương Tây Không những thế, tư tưởng về tự do của Sartre đã vượt khỏi biên giới của phương Tây và ảnh hưởng sâu rộng đến các nước khác trong đó có Việt Nam

Lịch sử của triết học hiện sinh nói chung và tư tưởng tự do của Jean - Paul Sartre nói riêng từng có những ảnh hưởng nhất định ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975, ảnh hưởng không nhỏ đối với nhân sinh quan của người dân miền Nam Việt Nam đặc biệt là tầng lớp trí thức Khi Mỹ với chiến lược biến miền Nam Việt Nam thành xã hội tiêu thụ với công thức 3C (Car - Camera

- Colour Television) đã ồ ạt du nhập những sản phẩm công nghệ đó vào miền

Trang 11

Nam ở thập niên 60, 70 của thế kỷ XX Sau những ngỡ ngàng ban đầu, dân thành thị miền Nam đã có sự tiếp nhận với những công nghệ đ nh cao của thế giới trong giai đoạn đó Họ cũng tìm cách để thích ứng với sự thay đổi của cuộc sống trong một xã hội tiêu thụ kiểu Mỹ Ngoài ra ở miền Nam trước năm 1975 cũng đã hình thành ―lối sống hiện sinh‖ một cách méo mó của một bộ phận thanh niên và trí thức với thái độ nổi loạn do sự ảnh hưởng của khía cạnh tiêu cực mà họ cho r ng đó là ―lối sống tự do‖ Chủ nghĩa hiện sinh ngày nay không còn tồn tại với tư cách là một triết thuyết chi phối mạnh mẽ đối với xã hội nhưng biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội đã ch rõ tính lạc hậu của

ý thức xã hội Do đó những dư âm hiện sinh vẫn còn trong lòng xã hội Việt Nam Bên cạnh đó, những n t tương đồng về điều kiện xã hội của xã hội công nghệ cũng sẽ thổi bùng những khát vọng sống theo lối hiện sinh nhất là trong giới trẻ và tầng lớp trí thức

nghệ đầu tư của nước ngoài tương đối lớn Nền kinh tế tri thức đang ảnh hưởng rất rõ n t đến Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Muốn phát triển bền vững thì phải đánh giá được các yếu tố của đất nước trong đó đặc biệt là nguồn nhân lực Ngoài trình độ, kiến thức, tay nghề thì những ch số quan trọng như ch số phát triển con người HDI (Human Development Index) cũng phải được quan tâm, đặc biệt là phải xây dựng được một hệ giá trị chuẩn cho con người về văn hóa, đạo đức có như vậy mới hướng tới sự giải phóng con người một cách toàn diện Toàn cầu hóa đi vào giai đoạn tăng tốc, ―thế giới từ cỡ nhỏ chuyển xuống cỡ siêu nhỏ và đồng thời san phẳng thế giới‖ (Nguyễn Trọng Nghĩa, 2011, tr.196) Người Việt Nam đang dần tích cực, chủ động hơn trong hội nhập kể cả trên bình diện văn hóa tư tưởng Với sự tương đồng về tồn tại xã hội, góc nhìn về tự do, về con người cá nhân của Sartre cũng sẽ ảnh hưởng đến nhân sinh quan của người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ và trí thức trong bối cảnh của thế giới hiện đại Nghiên cứu

về tư tưởng tự do của Sartre cũng góp phần cho định hướng giá trị con người

Trang 12

Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Thomas L F (2006) đã nói: ―Nền văn hóa của đất nước càng tiếp nhận một cách tự nhiên, nghĩa là càng dễ dàng hấp thụ được các ý tưởng nước ngoài và kỹ năng tốt nhất của thế giới rồi kết hợp với truyền thống vốn có, thì càng có thêm lợi thế trong thế giới phẳng‖ (tr.593)

Luận án tiến sĩ với đề tài “Tư tưởng tự do trong triết học của Jean -

Paul Sartre” góp phần nghiên cứu về tư tưởng tự do của Jean - Paul Sartre trên

lập trường triết học mác-xít để ch ra giá trị và hạn chế từ đó giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ, toàn diện nh m tiếp nhận và phê bình một cách hợp lý trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập sâu rộng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Các công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng tự do của Jean - Paul Sartre khá nhiều, thể hiện rất đa dạng, phong phú với nhiều hướng tiếp cận khác nhau Có thể khái quát các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Tư tưởng Tự do trong triết học của Jean - Pau Sartre” theo các hướng cơ bản

sau đây:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu điều kiện, tiền đề hình thành tư tưởng tự do của Jean - Paul Sartre

Mounier trong lời nói đầu của tác phẩm Những chủ đ triết hiện sinh đã

nói: ―Sartre là cái chồi mọc cuối cùng của truyền thống hiện sinh, bắt nguồn từ Heidegger‖ (Mounier E., 1970, tr.8) cho nên chúng ta không thể tách rời sự ra đời tư tưởng tự do của Jean - Paul Sartre ra khỏi ―truyền thống hiện sinh‖ ấy

Sự hình thành tư tưởng tự do của Sartre vì vậy không n m ngoài những điều kiện quy định hình thành của chủ nghĩa hiện sinh Khi nghiên cứu về sự hình thành chủ nghĩa hiện sinh nói chung và tư tưởng tự do của Sartre nói riêng, các học giả trong và ngoài nước đã đề cập trong một số tác phẩm tiêu biểu sau đây:

R Campbell - Nguyễn Văn Tạo dịch Tìm hiểu chủ nghĩa hiện sinh (nhà

xuất bản Tao Đàn, Sài Gòn, 1968), trong tác phẩm này tác giả đề cập đến các nền tảng của chủ nghĩa hiện sinh Theo ông hiện sinh và tự do hiện sinh được

Trang 13

xây dựng trên nền tảng của sự sinh tồn cụ thể và suy tư trừu tượng ng cũng phê phán thái độ của khoa học mưu toan nuốt chửng tự do của con người cho nên nền tảng của tự do hiện sinh chính là sự phản ứng lại tinh thần đó

Bochenski trong tác phẩm Triết học tây phương hiện đại, (nhà xuất bản

Ca dao, Sài Gòn, 1969) đã đề cập đến những ảnh hưởng của triết học đời sống đối với sự hình thành của chủ nghĩa hiện sinh Theo tác giả thì chính Bergson, Dilhey và nhất là Nietzsche đã dọn đường cho hiện sinh luận với nhiều mục tiêu căn bản của nó

Mounier E trong tác phẩm Những chủ đ triết hiện sinh (nhà xuất bản

Nhị N ng, Sài Gòn, 1970) cho r ng mặc dù gán cho chủ nghĩa hiện sinh là một trào lưu tư tưởng mới nhưng triết học hiện sinh dựa vào cả một truyền thống của các bậc thủy tổ sáng lập Theo Mounier trong lịch sử triết học đã đánh dấu những chuỗi thức t nh của hiện sinh khi kêu gọi con người tự suy tư về mình và trở về với nhiệm vụ chính yếu của mình Từ Socrates chống lại những mơ mộng cắt nghĩa vũ trụ vật lý của các nhà vật lý học Ionie đến Pascal cùng với Descartes chống lại những người quá say mê đào sâu khoa học và không màng

lo gì đến con người, với cuộc sống và sự chết của con người

Lê Thành Trị trong cuốn Hiện tư ng lu n v hiện sinh ( ộ Văn hóa Giáo

dục và Thanh niên xuất bản, Sài gòn 1974) đã trình bày về ý nghĩa tổng quát của thuyết hiện sinh trong đó ông cho r ng trong sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh người ta hay viện dẫn hai cuộc chiến tranh Tuy nhiên, đ ng sau đó, sâu xa

là sự bất lực của khoa học duy lí và sự khủng hoảng triết lý Theo ông, lý trí khoa học bị lịch sử tố cáo nhược điểm, bị những người đại diện tên tuổi của nó miệt thị và sửa sai Lý do chính yếu là vì lý trí ấy đã nhìn con người như một hiện tượng vật lý không hơn không k m, nghĩa là đã không thấy vai trò của con người trong việc thẩm định mọi giá trị, phải trở về với con người và lý tính của chủ thể nhận thức khoa học

Nguyễn Tiến Dũng trong tác phẩm hủ nghĩa hiện sinh l ch s , sự hiện iện ở Việt am (nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2006) đã phân tích khá

Trang 14

toàn cảnh về sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh cũng như những tiền đề tư tưởng hình thành Theo tác giả, sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh là kết quả tất yếu của quan niệm triết học về thân phận con người ở phương Tây đã chín muồi, là biểu hiện xung đột của chủ nghĩa duy lý và phi duy lý đã vượt ngưỡng của tồn tại Trong tác phẩm này, Nguyễn Tiến Dũng cũng ch ra r ng triết học hiện sinh cũng không ngoại lệ khi nền tảng kinh tế xã hội ch là điều kiện trực tiếp và là hoàn cảnh quy định sự xuất hiện Vì thế, chủ nghĩa hiện sinh đã truy tầm những quan niệm về nhân sinh được tích trữ trong dòng chảy của thời gian của các tư tưởng tiền bối như là Socrates, Thánh Augustine, Soren Kierkegaard, Friedrich Nietzsche …và hiện tượng học của Husserl Chính hiện tượng học đã ―ban‖ cho chủ nghĩa hiện sinh một quy chế triết học để khẳng định vai trò tuyệt đối của cái tôi chủ thể trên hành trình tìm kiếm tự do

Jean Wahl trong tác phẩm Lư c s Triết học Pháp, (do Nguyễn Hải

B ng, Đào Ngọc Phong, Trần Nhựt Tân dịch, nhà xuất bản Văn hóa thông tin,

Hà Nội, 2006) khi đề cập đến tiền đề lý luận trực tiếp cho sự hình thành tư tưởng tự do của Sartre đã tổng kết đó là sự kế thừa truyền thống không ch là Kierkegaad mà còn cả Husserl, Heidegger và Hegel

Trần Thị Điểu trong luận án tiến sĩ Triết học thực ti n của chủ nghĩa hiện sinh và những giá tr hạn chế của nó (Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội, 2013)

đã có những phân tích, luận giải những điều kiện hình thành chủ nghĩa hiện sinh Triết học hiện sinh không thể thoát ly khỏi điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa tư tưởng của châu Âu đầu thế kỷ XX cũng như sự kế thừa triết lý hiện sinh trong lịch sử tưởng nhân loại Trong luận án này, bối cảnh sau thế chiến I, đặc biệt là thế chiến II được tác giả ch ra như một nhân tố trực tiếp giúp cho chủ nghĩa hiện sinh được hưởng ứng rộng rãi trong xã hội, trở thành mốt thời thượng của tầng lớp trí thức đang thất vọng sâu sắc về xã hội tư sản, đang cảm thấy cô đơn và mất phương hướng Song, nguyên nhân sâu xa của não trạng ấy bắt nguồn từ bản chất của xã hội tư sản, từ những hệ quả tiêu cực xét trên phương diện văn hóa nhân văn của xã hội công nghiệp

Trang 15

Nguyễn Tấn Hùng, trong Một số trào lưu triết học và tư tưởng chính tr phương tây đương đại, (nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, 2017) đã kết

luận chủ nghĩa hiện sinh ra đời do các điều kiện: Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản đã đẩy con người vào tình trạng tha hóa cùng cực; Sự bất lực của

hệ thống triết học duy lý, tôn giáo và khoa học, kỹ thuật trong việc giải quyết mâu thuẫn xã hội; Hai cuộc chiến tranh thế giới đã đẩy nhân loại đến bên bờ vực của sự bi quan, tuyệt vọng, không còn tin tưởng ở lý trí con người và khoa học – kỹ thuật, mất niềm tin vào xã hội và nhà nước Theo tác giả, tất cả những yếu tố đó là điều kiện tốt cho sự phát triển của chủ nghĩa hiện sinh trước, trong

và sau thế chiến hai ở một số nước, nhất là ở Pháp

Nguyễn Vũ Hảo, Đỗ Minh Hợp trong Giáo trình triết học phương Tây hiện đại (nhà xuất bản Đại học Quốc Gia, Hà Nội, 2018) đã đề cập đến nguồn

gốc ra đời của chủ nghĩa hiện sinh ở cả hai phương diện: Nguồn gốc xã hội và nguồn gốc nhận thức Đối với nguồn gốc xã hội của chủ nghĩa hiện sinh, các tác giả cho r ng chính là ở sự tha hóa lao động, nhất là lao động trí óc và sự đối kháng của khoa học, kỹ thuật đối với tồn tại người Nguồn gốc nhận thức của chủ nghĩa hiện sinh chính là sự khủng hoảng của lý tính, khoa học và kỹ thuật,

sự bất lực của chúng đối với việc lý giải các vấn đề về thế giới quan, đặc biệt là vấn đề lẽ sống, vấn đề ý nghĩa của tồn tại Theo các tác giả thì có ba nguồn gốc

tư tưởng chủ yếu và trực tiếp cho sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh đó là: Thứ nhất, triết học của Soren Kierkegaard; Thứ hai, Triết học đời sống của A Schopenhauer, F Nietzsche, H Bergson, W Dilthey và G Simmel; Thứ ba, Hiện tượng luận của E Husserl

Ngoài những công trình nghiên cứu khoa học đã nêu trên còn nhiều bài viết của các tác giả với nhiều cách tiếp cận khác nhau góp phần làm rõ những điều kiện tiền đề hình thành chủ nghĩa hiện sinh nói chung và tư tưởng tự do của Sartre nói riêng Tóm lại, có thể khẳng định, khi nghiên cứu về điều kiện ra đời của triết học hiện sinh, các công trình nghiên cứu trên đều gặp gỡ nhau ở những quan điểm cơ bản, đó là: điều kiện kinh tế xã hội; sự khủng hoảng của

Trang 16

triết học duy lý; chiến tranh với tư cách là nhân tố thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh; và tiền đề tư tưởng truy tầm trong lịch sử triết học phương tây trước đó Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu này, các tác giả khắc họa chưa thật sâu sắc tính tất yếu khách quan cho sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh cũng như những ảnh hưởng, chi phối của các nguyên nhân trên đến nội dung cơ bản trong tư tưởng về tự do của Sartre

Thứ hai, các công trình nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp và tác phẩm của Jean - Paul Sartre

Là một triết gia có sức hút lớn, do đó cả ở ngoài nước lẫn trong nước những công trình nghiên cứu về cuộc đời sự nghiệp của Jean – Paul Sartre rất phong phú Trong khuôn khổ luận án này, nghiên cứu sinh toát lược một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây:

Andrê Niel trong tác phẩm Jean - Paul Sartre anh hùng và nạn nhân của

ý th c khốn khổ, Ca Dao, Sài Gòn xuất bản năm 1968 cho r ng những nhân vật

trong các tác phẩm của Sartre cũng chính là những phiên bản tâm trạng của ông qua những biến chuyển của cuộc đời Tuy nhiên trong tác phẩm này, tác giả ch nhìn thấy Sartre ở chiều kích tiêu cực, hầu như phủ nhận toàn bộ những giá trị tích cực mà Sartre đã đóng góp Tác giả đã phê bình Sartre rất quyết liệt mà không thấy r ng thái độ hiện sinh, tư tưởng về tự do của ông cũng góp phần không nhỏ đến phong trào hiện sinh, đặc biệt là thái độ nhập cuộc của con người Những giá trị đó là không thể phủ nhận cho nên tư tưởng của Sartre có vai trò vị trí không nhỏ trong đời sống tinh thần của phương Tây thời hậu chiến Niel viết: ―Cuộc sống‖ của Sartre trước hết là toàn bộ tác phẩm của ông, và toàn bộ tác phẩm này khai mở một chuyển vị thường xuyên của sự sống một cách thực sự để đẩy sang bình diện của một cuộc hiện sinh hoàn toàn giả tạo, bởi vì toàn bị điều động bởi thái độ tranh chấp‖ (Niel, 1968, tr.258)

Tác phẩm Triết học hiện sinh của Trần Thái Đ nh do Thời Mới xuất bản

1968 (đã được nhà xuất bản văn học thành phố Hồ Chí Minh tái bản năm 2005

và năm 2015) đã giới thiệu tổng quát về các tác phẩm tiêu biểu của Sartre, khái

Trang 17

quát được các chủ đề mà Sartre đề cập trong các tác phẩm của mình Đó là những thuyết đề gắn liền với đời sống nhân sinh, do đó triết học của Sartre đã thu hút được đông đảo công chúng Trần Thái Đ nh đã hệ thống các tác phẩm của Sartre

thành các dạng chính: Một là, tác phẩm về triết học thuần túy, dạng này gồm sáu tác phẩm: Trí tưởng tư ng (1936); Phác thảo v một lý thuyết của cảm xúc

sinh là một thuyết nhân bản (1946); Phê bình lý tính biện ch ng (1960) Hai là,

các tác phẩm còn lại mang tính chất văn chương, truyền tải thông điệp hiện sinh Sau khi đánh giá tổng quát Trần Thái Đ nh đã phân tích khá cụ thể về hai tác

phẩm chính của Sartre là Hữu thể và vô thể và Phê phán lý tính biện ch ng để

làm nổi bật tư tưởng triết học của Sartre Đặc biệt Trần Thái Đ nh cũng đã giúp chúng ta hình dung rõ ràng hơn tư tưởng triết học thuần túy của Sartre chứa đựng

trong tác phẩm dày 700 trang là Hữu thể và vô thể Hai hữu thể tồn tại là hữu thể

tự tại và hữu thể tự quy phản ánh lập trường thế giới quan và nhân sinh quan của

Sartre Trần Thái Đ nh cũng đã ch rõ r ng tác phẩm Buồn nôn chứa đựng hầu

như trọn vẹn tư tưởng hiện sinh phi lý của Sartre

Lê Thành Trị trong tác phẩm Hiện tư ng lu n v hiện sinh, do ộ Văn

hóa Giáo dục và Thanh niên Sài gòn xuất bản năm 1974, đã dành riêng hai chương cho nhà hiện sinh Jean – Paul Sartre trong đó đã khắc họa chân dung Sartre từ tính tình, nhân cách con người và sự nghiệp Lê Thành Trị đã d ng tự

truyện nổi tiếng của Sartre: Ngôn Từ để bóc tách về cuộc đời Sartre, và ông đã

gọi Sartre là người con hoang đàng, là ―một th ng con hoang tưởng không hối cải, một ra đi không bao giờ trở lại dưới mái nhà tổ tiên.‖ (Lê Thành Trị, 1974, tr.196) Tác giả đã lần lượt đi đến hết những sự kiện lớn của cuộc đời Sartre, những biến cố của Sartre và ông thấy rõ số phận gắn với cuộc đời của Sartre, chính những hụt hẫng trong thuở thiếu thời đã ảnh hưởng đến tâm tính, nhân

1

Tác phẩm này bản nguyên gốc tiếng Pháp là L'Être et le Néant, có nhiều cách dịch khác nhau như: Tồn tại

và hư vô, Hữu thể và vô thể NCS lựa chọn bản dịch Hữu thể và vô thể, từ đây luận án sẽ d ng thống nhất

cách gọi Hữu thể và vô thể

Trang 18

cách của Sartre Lê Thành Trị khẳng định r ng những trắc ẩn thuở thiếu thời còn mãi theo Sartre, in dấu ấn sâu đậm trong dòng đời và sự nghiệp của ông sau này Lê Thành Trị cũng giải thích rõ việc Sartre đứng trên lập trường chủ nghĩa hiện sinh vô thần, ―thủ tiêu‖ Thượng đế trong hành trình tự do của con người, căn nguyên là từ môi trường giáo dục gia đình

Nguyễn Quang Lục, trong tác phẩm nhà v n hiện sinh ean - Paul Sartre, do Hoa Muôn Phương, Sài gòn xuất bản năm 1970 đã ―mổ xẻ‖ Sartre từ

những ám ảnh cuộc đời của ông qua thời đại Tác giả đã đi sâu vào cuộc đời Sartre khám phá những bí ẩn tâm hồn để nhìn thấy những sắc thái đặc biệt trong luồng tư tưởng hiện sinh của ông Bên cạnh đó, tác giả còn dùng phân tâm học

để lý giải, để hiểu được những tâm tình, những uẩn khúc từ trong vô thức của Sartre Nguyễn Quang Lục chia chủ nghĩa hiện sinh của Sartre qua ba giai đoạn: giai đoạn hiện sinh ứ đọng, giai đoạn hiện sinh đau khổ và giai đoạn hiện sinh nhập cuộc Giai đoạn hiện sinh ứ đọng là giai đoạn sơ khởi, giai đoạn duy ngã gắn với thời kỳ ông mới bắt đầu xây dựng chủ nghĩa hiện sinh và theo tác giả

giai đoạn hiện sinh ứ đọng được phô bày toàn diện trong cuốn tiểu thuyết Buồn nôn Giai đoạn hiện sinh đau khổ gắn liền với biến cố của cuộc chiến tranh thế

giới lần thứ hai Giai hiện sinh nhập cuộc, con người hiện sinh của Sartre đã chuyển từ tư tưởng sang hành động, từ trừu tượng sang cụ thể, con người hiện sinh của Sartre đã được cuốn vào trong làn sóng cách mạng, nhập cuộc thử sức đấu tranh với đời

Tuy đã có sự phân chia tư tư tưởng hiện sinh của Sartre thành các giai đoạn như vậy nhưng có thể thấy r ng Nguyễn Quang Lục ch dừng lại ở các tác phẩm dạng văn chương và kịch nghệ của Sartre để phân tích, còn những tác phẩm chứa đựng thuần chất triết lý của ông thì tác giả hầu như không đề cập đến trong khảo luận này

i Đăng Duy trong Triết học hiện đại Pháp những điểm g p gỡ ở Việt Nam, do nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản năm 2014 cũng đã

khái lược về từng mốc quan trọng trong cuộc đời Sartre và các tác phẩm chính

Trang 19

trình bày quan điểm triết học của ông Theo i Đăng Duy, b ng các tác phẩm

Trí Tưởng Tư ng (1936), Siêu Việt của bản Ngã (1937), Phác thảo v một lý thuyết của cảm xúc (1939), Tưởng tư ng (1940) thì Sartre là người đầu tiên đưa

hiện tượng học vào Pháp Từ hiện tượng học Sartre đã dùng hình thức văn học

để mô tả những quan niệm của ông về con người, đặc biệt là hai tác phẩm Buồn nôn (1938) và B c tường (1939) Tác giả đặc biệt nhấn mạnh ảnh hưởng của sự

kiện biến động chính trị tháng 5 năm 1968 tại Pháp đối với lập trường triết học

và hoạt động của Sartre Sau sự kiện này Sartre dấn thân vào những hoạt động chính trị có tiếng vang đáng kể

Nguyễn Vũ Hảo (chủ biên) và Đỗ Minh Hợp trong Giáo trình Triết học Phương Tây hiện đại, do Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản 2018 đã trình bày

một cách tóm tắt về con người và tác phẩm của Sartre Theo các tác giả đánh giá thì những quan điểm của Sartre thuộc về chủ nghĩa hiện sinh vô thần cánh

tả, ông có sự dao động về giữa chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa hiện sinh nhất là giai đoạn cuối đời, mong muốn của ông là b ng cách bổ sung nhân học hiện sinh để phát triển chủ nghĩa Mác Ngoài ra, trong giáo trình này, các tác giả đã chia sự phát triển tư tưởng triết học hiện sinh của Sartre thành ba giai đoạn như sau: Giai đoạn 1: giai đoạn thiên về bản thể luận, hiện tượng học và tâm lý học; Giai đoạn 2: giai đoạn của chủ nghĩa nhân văn hiện sinh; Giai đoạn 3: giai đoạn chủ nghĩa Mác mới Đối với các công trình nghiên cứu ở nước ngoài, nghiên cứu sinh khảo sát hai tác phẩm tiêu biểu sau đây:

Annie Cohen – Solal trong tác phẩm Sartre: A life (tạm dịch là: Sartre:

cuộc đời), Heinemann: London xuất bản 1987 đã làm rõ sự nghiệp của Sartre với tư cách nhà văn, giáo viên và nhà hoạt động, với cuốn sách gần 600 trang Solal đã theo dõi ngắn gọn sự phát triển tư tưởng triết học của Sartre, phác họa các ảnh hưởng của Husserl, ergson và Descartes đối với Sartre cũng như quá trình mà theo đó ông đã xây dựng ý tưởng của mình cùng với Beauvoir và những người bạn như Raymond Aron và Nizan Solal chia tư tưởng và cuộc đời của Sartre thành các giai đoạn:

Trang 20

Từ năm 1905 đến năm 1939: Giai đoạn định hình thiên tài; Từ năm 1939 đến năm 1945: Giai đoạn biến cố của chiến tranh; Từ năm 1945 đến năm 1956: Đây là giai đoạn mà Sartre phổ biến những giá trị hiện sinh ở Paris, được Solal gọi là ―Kỷ nguyên hiện sinh của Paris‖ (Solal, 1987, tr.247); Từ năm 1956 đến năm 1980: giai đoạn thức t nh, trong đó ông trở thành một du khách chiến binh, đến thăm Castro ở Cuba, Khrushchev ở Moscow, Tito ở Belgrade, khuấy động những cam kết của mình để thay đổi xã hội cấp tiến và hoàn thành sự tuyệt giao của mình với gốc rễ tư sản của gia đình Vào thời điểm ông từ chối giải Nobel năm 1964, Sartre là một người nổi tiếng quốc tế và là một người đã bị cô lập, ly gián trong chính giai cấp của ông

Annie Cohen-Solal trình bày một bức chân dung đáng kinh ngạc của một triết gia hiện sinh nổi tiếng à đã d ng một trích dẫn của Sartre, được nói vào năm 1978, hai năm trước khi ông qua đời ở tuổi 74, để kết luận tiểu sử theo cách tóm tắt những gì Sartre đã nói:

Một ngày, cuộc sống của tôi sẽ kết thúc, nhưng tôi không muốn nó bị gánh nặng với cái chết Tôi muốn cái chết của tôi không bao giờ đi vào cuộc sống của tôi, cũng không xác định nó, r ng tôi luôn luôn muốn mình là mục đích của đời sống (Solal, 1987, tr 524)

Sartre: A philosophical Biography, (Tạm dịch là: Sartre: Một tiểu sử triết

học) của Thomas R Flynn do Cambridge University ấn hành năm 2014 có thể xem là một khảo sát tiêu biểu về tiểu sử của Sartre Thông qua cuộc đời của Sartre, Flynn đã vạch ra quá trình phát triển tư tưởng của Sartre, khám phá chủ nghĩa hiện sinh, chính trị, đạo đức và bản thể học của Sartre Tuy nhiên Flynn tuyên bố ngay từ đầu r ng công trình này là một cuộc khảo sát về cuộc sống, về tác phẩm của Sartre và mối quan hệ của chúng, chứ không phải là biên niên sử thông thường của các chi tiết về thời thơ ấu và dòng truyền thừa của ông Chính

vì mục đích đó nên tác phẩm này được Flynn trình bày nhấn mạnh tới những sự kiện, đặc điểm nổi trội trong cuộc đời Sartre Toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp, trước tác của Sartre được Flynn trình bày trong 15 phần của tác phẩm Trong

Trang 21

phần đầu tiên Tu i thơ của một thiên tài, Flynn nhấn mạnh ―Tất cả đều bắt đầu

trong tuổi thơ‖ (Flynn, 2014, tr.2) Chính vì vậy, theo Lynn, Sartre đã quan tâm đến tâm lý ngay từ đầu trong những tác phẩm đầu tiên của mình Ông chú ý đến

sự phát triển của tuổi thơ hoặc quá trình mà sau này ông gọi là ―cá nhân hóa‖

Đúng như vậy, toàn bộ các tác phẩm của ông, theo Flynn đều có ―dính líu‖ đến ấn tượng thời thơ ấu Vào tháng 7 năm 1938, ông hoàn thành truyện

ngắn Thời thơ u của một nhà lãnh đạo được xuất bản vào năm sau Tác phẩm

này là một nghiên cứu sâu hơn trong sự phát triển của một thanh niên để nhận

ra ―sự cần thiết của sự tồn tại của mình‖ và quyền được lựa chọn của ông – đây

là các chủ đề mà Sartre đã xây dựng vào cuối những năm 1940 và 1950 trong những nhận xét về ý thức của giai cấp tư sản Nền tảng triết học cho cái mà ông

gọi là ―phân tâm học hiện hữu‖, như chúng ta sẽ thấy, được đặt trong Hữu thể

và vô thể của ông (1943) Sau đó, ông đã tự xác định của các chủ đề của mình

trong tiểu sử ngày càng chi tiết về Baudelaire, Mallarme, Jean Genet và Gustave Flaubert, và ông nhấn mạnh, ―mọi thứ đã diễn ra thời ấu thơ‖

Thứ ba, các công trình nghiên cứu về triết học nói chung và tư tưởng

tự do của Jean - Paul Sartre nói riêng

Andrê Niel, ean Paul Sartre – anh h ng và nạn nhân của th c hốn

h , Tôn Thất Hoàng dịch (Ca Dao xuất bản, Sài Gòn, 1968), tác phẩm khai

thác Sartre ở mọi chiều kích của tâm tư, thấy được sự ―quẫy đạp‖ của chính ông trong những khát vọng hiện sinh của mình Sartre luôn trăn trở đi tìm cái ngã đích thực nhưng cuối c ng lại loay hoay trong chính những giá trị mà mình đào bới, từ khát vọng tự do nhưng cuối c ng Sartre lại sợ hãi chính sự tự do Sartre luôn bị giới hạn bởi hai đầu, một đầu ông muốn thoát khỏi những trạng thái nhàm chán đến ―buồn nôn‖, ―phi lý‖ nhưng phía bờ kia khi tịnh tiến đến thì những ràng buộc lề thói đạo đức xã hội của đám đông, những ―ngã‖ của tha nhân đang chờ chực để ―nuốt chửng‖, để ―tha hóa‖ chính ta Trong tác phẩm này tác giả dành mảng đề lớn cho tự do Ngay từ chương đầu tự do bị đặt thành vấn đề thì tưởng như tự do của Sartre nhuốm một gam màu xám Nhưng không,

Trang 22

trong hành trình đi theo tư tưởng tự do của Sartre tác giả cuối c ng cũng thừa nhận đấy là một cuộc phiêu lưu đầy sáng tạo mà trong đó là sự đan xen của nhiều trạng thái cảm xúc, từ cô đơn đến đồng điệu

Nguyễn Quang Lục, trong tác phẩm nhà v n hiện sinh ean Paul Sartre, (Hoa Muôn Phương xuất bản, Sài gòn, 1970) b ng hai vở kịch nổi tiếng của Sartre hững àn tay n và Qu s v i trời lành, tác giả đi tìm thông điệp của ông về hiện sinh Trong Những bàn tay b n Sartre đã lột tả nỗi khủng

hoảng tinh thần của một lứa thanh niên thời đại Họ qu n quại giày vò để tìm hướng đi nhưng rồi vật lộn trong tuyệt vọng và đi đến diệt vong Nhưng trong

Qu s và trời lành tác giả đã nhìn thấy sự ―gửi gắm tự do‖ của Sartre qua nhân

vật Goetz Đấy là một ―chủ thể‖ sinh ra đầy điều kiện để kiến tạo tự do, chàng vào đời như một chiếc lọ sứ chưa sứt mẻ gì Chính Goetz phải kiến tạo nên mình, anh loay hoay để tìm xem là người ―thiện‖ là thú vị hay người ―ác‖ thì tự

do hơn…

Trước năm 1975, ngoài các tác phẩm chuyên khảo thì chủ nghĩa hiện sinh nhanh chóng được du nhập qua sự phổ biến của báo chí, những tờ tạp chí lúc đó như Đại học, Sáng tạo, Văn, ách khoa … đều có những tác giả đăng đàn về trào lưu triết học này c ng những triết gia của nó mà đặc biệt là Jean - Paul Sartre

Nguyễn Văn Trung, trong một số bài báo như Triết học t ng qu t, ưa vào triết học, Lư c hảo v n học, ây ựng t c ph m tiểu thuyết … ông đã tuyên truyền tư tưởng của Sartre Trong cuốn h p môn triết học, Nguyễn Văn

Trung cũng đã đưa ra các phạm tr như ―dấn thân‖, ―chọn lựa‖, ―ngụy tín‖… Với Nguyễn Văn Trung, Sartre không ch là một đối tượng nghiên cứu mà còn

là chỗ dựa về mặt tinh thần, mọi sự viện dẫn cho những lời giải đáp liên quan đến con người tại thế, con người hiện hữu trong hoàn cảnh sống cụ thể Trong

bài báo Sartre trong cuộc đời tôi đăng trên ách khoa số 267, 268 ngày 15 2 và

1 3 1968 ông viết: ―Sartre khao khát tìm ra một triết học đem tới cho cuộc đời trước mặt một ý nghĩa đích thực Nói cách khác, Sartre coi triết học là một cái

Trang 23

gì quan trọng, cần thiết, gắn liền với đời sống‖ (Nguyễn Văn Trung, 1968,

Sartre trong cuộc đời tôi, tạp chí Bách khoa thời đại, số 267, 268, tr.34)

Trần Thiện Đạo trong tác phẩm Từ chủ nghĩa hiện sinh t i thuyết c u trúc (Nxb Tri thức, Hà Nội, 2008) đã gọi triết học hiện sinh của Sartre là triết

Nguyễn Tấn Hùng trong Một số trào lưu triết học và tư tưởng chính tr phương tây đương đại, (Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, 2017), cũng đã bàn

đến tự do của chủ nghĩa hiện sinh trong mối quan hệ giữa tự do và trách nhiệm Tác giả khẳng định r ng các nhà hiện sinh, mà đặc biệt là Jean – Paul Sartre đề cập đến tự do với một ý nghĩa đặc biệt đến mức đôi khi họ gọi triết học của mình là ―triết học về tự do‖, tự do là cái đầu tiên phân biệt tồn tại người với các dạng tồn tại khác Theo Nguyễn Tấn Hùng tự do của hiện sinh là sự lựa chọn hoàn toàn mang tính chủ quan không do bất cứ một quy định nào bên ngoài

Nguyễn Vũ Hảo (chủ biên) và Đỗ Minh Hợp trong Giáo trình Triết học Phương Tây hiện đại, do Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản 2018 đã dành từ

trang 178 đến trang 198 trình bày một cách tóm tắt về chủ nghĩa hiện sinh của Sartre, trong đó có tư tưởng về tự do Theo các tác giả đánh giá thì quan niệm

về tự do là nền tảng của toàn bộ thế giới quan và nhân học triết học của Sartre, học thuyết lấy con người làm trung tâm Nhưng Sartre xem x t tự do theo tinh

Trang 24

thần của chủ nghĩa duy lý và thuyết vô định: Tự do là tự do tuyệt đối cho con người, ở ngoài mọi tính tất yếu, tính quy luật và tính nhân quả Từ đó các tác giả rút ra tư tưởng tự do của Sartre có những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, tự do của Sartre là tự do tuyệt dối, không cần nguyên nhân, không cần cơ sở, không dựa trên cái tất yếu khách quan

Thứ hai, tự do gắn với sự lựa chọn cho tồn tại của bản thân con người

Tự do độc lập, không phụ thuộc vào quá khứ Nhờ có tự do mà con người làm nên cuộc đời mình trong mỗi khoảnh khắc mà không bị sự chi phối bởi những

gì đã xảy ra trong quá khứ

Thứ ba, tự do không phải là ở kết quả hành động mà là tự do nhận thức, tự

do lựa chọn cho mình một lập trường tinh thần - đạo đức nhất định của cá nhân

Bên cạnh đó các tác giả cũng đã đưa ra một số đánh giá về mặt tích cực

và hạn chế của tư tưởng tự do của Sartre

Ngoài các công tình trong nước, tác giả còn khảo sát một số công trình nghiên cứu nước ngoài về tư tưởng tự do của Sartre:

Justus Streller trong tác phẩm To Freedom Condemned A Guide to His Philosophy Jean-Paul Sartre (Tạm dịch là Tự do bị kết án – một hướng dẫn về

triết học của Jean – Paul Sartre) (New York: Philosophical Library, 1960) đã chắt lọc và thiết lập một cách có trật tự nghiên cứu hoành tráng của Sartre về cấu trúc của con người và về tầm quan trọng của sự tự do của con người Justus Streller khẳng định tự do là nền tảng cho mọi hoạt động của con người

David Detmer trong tác phẩm Freedom As a Value: A Critique of the Ethical Theory of Jean-Paul Sarte (tạm dịch là Tự do như một giá trị: Sự phê

phán về thuyết đạo đức của Jean – Paul Sartre) (Open Court, 1986) đã xuất phát

từ luận điểm của Sartre cho r ng tự do là giá trị cao nhất, và phê bình quan điểm này từ góc độ đạo đức Trong chương thứ nhất, tác giả trình bày những lập luận của Sartre liên quan đến tự do Luận điểm xuất phát đầu tiên của Sartre cho

r ng ý thức không phải là ý thức về một cái gì đó, luận điểm thứ hai cho r ng ý thức không phải là cái mà nó là Khi bàn về bản chất của tự do, tác giả phân tích

Trang 25

về giới hạn của tự do trong đó bao gồm cả các sự kiện thực tế của con người, hệ

số của nghịch cảnh, tình huống, điều kiện của con người, mối liên hệ với tha nhân … Chương thứ hai, tác giả dành để xem xét các lập luận của Sartre về tính chủ quan của các giá trị và phân biệt học thuyết của Sartre với học thuyết duy tâm đạo đức Theo tác giả, tất cả các lập luận của Sartre cũng như quan điểm chung của ông về giá trị và phán đoán giá trị đều bị ch trích Cuối cùng, David Detmet kết luận quan niệm tự do như một giá trị làm nền tảng tính chủ thể và chủ nghĩa khách quan trong đạo đức học của Sartre

Samuel Enoch Stumpf, trong một khảo sát khá toàn cảnh về các nhân vật

của triết học Phương tây từ cổ đại đến hiện đại – Socrates to Sartre a history of philosophy (Tạm dịch là: Socrates tới Sartre một lịch sử của triết học) (McGraw

– Hill Companies Inc, 1999) đã khái quát một cách ngắn gọn nhất về quan điểm tự do của Sartre Theo tác giả, từ lập trường hiện tượng học về ý thức, Sartre cho r ng con người trở thành như thế nào là phụ thuộc vào ý thức của con người đối với thế giới – một thế giới trong cách nhìn của con người Từ cách nhìn này, con người đưa ra lựa chọn liên quan đến bản thân như thế nào Điều đó cũng cho thấy bởi vì con người có tự do nên thế giới không và hoàn toàn không thể ảnh hưởng đến ý thức và sự lựa chọn của con người Không có cách nào để con người thay đổi sự thật r ng anh ta có thể siêu vượt ra khỏi thế giới, ch chiêm ngưỡng thế giới từ trên cao cho nên phải liên tục đưa ra các lựa chọn, hướng về các dự phóng Tác giả cho r ng, giai đoạn đầu Sartre đẩy mạnh

tự do của con người đến mực tuyệt đối và cứng nhắc, quan điểm này được ông

nhấn mạnh trong tác phẩm Hữu thể và vô thể (1943) nhưng về sau ông đã có sự điều ch nh linh hoạt mềm dẻo hơn, điều đó được thể hiện trong tác phẩm Phê phán lý tính biện ch ng (1960) Ngoài ra trong tác phẩm này, tác giả còn lý giải

tại sao Sartre tuy thừa nhận triết học Marx là đ nh cao của thời đại mới nhưng bản thân ông không thể làm một cuộc dung hợp giữa chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa hiện sinh, đó là xuất phát từ thế giới quan

Nhìn chung, tất cả các công trình trên đều là những thành quả đáng trân

Trang 26

trọng của sự dày công nghiên cứu của các tác giả về triết học của Jean – Paul Sartre Hầu hết các tác giả đã quán triệt quan điểm khách quan, toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể khi nghiên cứu tư tưởng tự do của Sartre, đặt tư tưởng triết học của ông vào trong bối cảnh của xã hội phương Tây thế kỷ XX Nhưng

do lượng tri thức truyền tải quá rộng lớn so với phạm vi nghiên cứu của một công trình cụ thể nên các tác giả cũng ch dừng lại ở những nét khái quát nhất Chính vì thế có rất ít những nhận định, đánh giá của các tác giả dành cho tư tưởng tự do của Sattre Bên cạnh đó các công trình nói trên cũng chưa đề cập đến sự tiếp tục ảnh hưởng tư tưởng tự do của Sartre trong xã hội hiện đại Khi chủ nghĩa hiện sinh không còn là một trào lưu hiện hành nữa nhưng sự ―đồng khí tương cầu‖ về điều kiện xã hội, đặc biệt cuộc cách mạng khoa học lần thứ

tư thì tư tưởng đó vẫn còn có sức sống Cho nên cần phải nhận diện được sự ảnh hưởng của tư tưởng đó trong những cơn sóng triều của thời đại công nghệ Đây là những vấn đề còn bỏ ngõ mà tác giả luận án này cần phải tiếp tục đặt ra trong nhiệm vụ nghiên cứu Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và viết luận

án, nghiên cứu sinh đã tham khảo, kế thừa, tiếp nhận rất nhiều quan điểm về tự

do trong triết học của Jean – Paul Sartre từ các công trình nghiên cứu của các tác giả trên đây Có thể nói, những công trình kể trên đã góp phần rất lớn vào việc định hướng cho quá trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Mục đích của lu n án: Trên cơ sở trình bày và phân tích những điều

kiện, tiền đề, tư chất cá nhân hình thành tư tưởng tự do của Jean – Paul Sartre, luận án làm rõ những nội dung cơ bản, đặc điểm, giá trị, hạn chế trong tư tưởng

tự do trong triết học của ông

Nhiệm vụ của lu n án: Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung giải

quyết những nhiệm vụ cơ bản sau đây:

Một là, luận án trình bày và phân tích về điều kiện kinh tế, chính trị, xã

hội, tiền đề tư tưởng và quá trình hình thành và phát triển tư tưởng tự do của Jean – Paul Sartre

Trang 27

Hai là, luận án phân tích nội dung cơ bản tư tưởng tự do trong triết học

của Jean – Paul Sartre

Ba là, luận án rút ra những đặc điểm cơ bản, giá trị cùng với một số hạn

chế trong tư tưởng tự do của Jaen – Paul Sartre

ối tư ng nghiên c u: - Tư tưởng Tự do trong triết học hiện sinh của

Jean – Paul Sartre

Phạm vi nghiên c u: Quan niệm về Tự do được Sartre khai thác ở nhiều

góc độ hiện hữu của con người nhưng với tư cách là phạm tr trung tâm của triết học Jean – Paul Sartre trong khuôn khổ của luận án, tác giả xoáy sâu vào

Tư tưởng tự do mà Sartre truyền tải qua các tác phẩm chính của ông như: Hữu thể và vô thể (L'Etre et le Néant), Thuyết Hiện sinh là một thuyết nhân ản (L'Existentialisme est un humanisme), Phê ph n l tính iện ch ng (Critique de

la Raison Dialectique), hững n o đường của Tự o (Les Chemins de la Liberté), uồn nôn (La Nausée), ín c a (Huis clos), Bầy Ruồi (Les Mouches)…

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

ơ sở lý lu n: Luận án được nghiên cứu và trình bày trên cơ sở thế giới

quan duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về con người và giải phóng con người Đồng thời, luận án cũng vận dụng triệt để phương pháp luận biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin trong quá trình tiếp cận và đánh giá

tư tưởng tự do trong triết học của Sartre

Phương pháp nghiên c u của lu n án: Việc nghiên cứu đến thực hiện

luận án trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật và sử dụng các phương pháp cơ bản trong nghiên cứu khoa học như diễn dịch và quy nạp, phân tích và tổng hợp, lịch sử và logic, so sánh và đối chiếu, văn bản học …

5 Đóng góp mới của luận án

Th nh t, luận án đã trình bày, phân tích, hệ thống hóa, làm rõ những

những điều kiện, tiền đề hình thành và nội dung tư tưởng tự do trong triết học của Jean – Paul Sartre

Trang 28

Th hai, từ sự phân tích nội dung, luận án đã rút ra và đánh giá những

đặc điểm, giá trị và hạn chế của tư tưởng tự do trong triết học của Jean –

Paul Sartre

6 Ý nghĩa của luận án

Ý nghĩa hoa học: Luận án góp phần làm sáng tỏ hơn về nội dung và

những đặc điểm, hạn chế cơ bản của tư tưởng tự do trong triết học của Jean - Paul Sartre

Ý nghĩa thực ti n: Luận án có thể trở thành tài liệu tham khảo cho những người hoạt động thực tiễn trên lĩnh vực hoạt động văn hóa, giáo dục tư tưởng

đồng thời có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy triết học phương Tây hiện đại nói chung và triết học Jean - Paul Sartre nói riêng

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục nội dung của luận án có 3 chương, 9 tiết và 20 tiểu tiết

Trang 29

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG TỰ DO

TRONG TRIẾT HỌC CỦA JEAN – PAUL SARTRE

Triết thuyết nào cũng được ra đời trên những điều kiện kinh tế xã hội của thời đại sinh ra nó Tuy nhiên, bản thân các nhà tư tưởng cũng cần phải có những khả năng, tư chất để tổng kết được thực tiễn của thời đại mình và kế thừa

tư tưởng của các bậc tiền bối Tư tưởng tự do của Jean – Paul Sartre cũng không thoát ly khỏi quy luật hình thành đó

1.1 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY ĐẦU THẾ KỶ XX VỚI SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TỰ DO TRONG TRIẾT HỌC CỦA JEAN - PAUL SARTRE

1.1.1 Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội phương Tây đầu thế kỷ XX với sự hình thành tư tưởng tự do trong triết học của Jean - Paul Sartre

Khi phân tích các điều kiện, tiền đề cho sự hình thành tư tưởng tự do của Jean - Paul Sartre cần phải đặt bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội châu Âu đầu thế kỷ XX, có như vậy mới có thể thấy được thực chất tư tưởng tự do của ông Bởi lẽ sự hình thành và phát triển của hình thái ý thức xã hội không thể độc lập

và thoát ly khỏi tồn tại xã hội

Với một bước tiến dài chưa từng có trong lịch sử, phương Tây hân hoan đón nhận cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật làm thay đổi bộ mặt đời sống kinh tế xã hội, nó đã có tác dụng dọn sạch đường cho sự thống trị toàn diện của chủ nghĩa tư bản Những thành tựu của cuộc cách mạng này đều được ứng dụng vào sản xuất, dẫn tới sự đột phá trong sản xuất, tạo nên một khối lượng của cải

đồ sộ b ng nhiều thế kỷ trước cộng lại, từ đó khẳng định ưu thế kinh tế của của chế độ tư bản trước chế độ phong kiến Theo đó, cách mạng khoa học đã đem lại những thành tựu nhất định chủ nghĩa tư bản, mà đặc biệt là trên bình diện kinh tế Nó được chế tạo ra không ch cho một vài lĩnh vực, mà được áp dụng

Trang 30

phổ biến cho mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân Từ sự giải phóng về quan

hệ kinh tế, người phương Tây hồ hởi bước ra khỏi bức màn đen tối của cuộc sống khắc kỷ, duy đạo đức trong suốt 10 thế kỷ, họ được thụ hưởng những giá trị mang đậm sắc thái nhân văn như tự do, bình đẳng, bác ái Khoa học, kỹ thuật

đã làm thay đổi căn bản sinh hoạt của xã hội và của con người Hai thập niên đầu tiên của thế kỷ XX đã được đánh dấu bởi sự thay đổi của công nghệ, kinh

tế, xã hội và văn hóa rất lớn Thương mại quốc tế phát triển mang theo nó sự thúc đẩy tăng trưởng và thịnh vượng, cùng với sự gia tăng nghèo đói và các khu

ổ chuột ở thành phố lớn Đô thị hóa, tiến bộ về kiến trúc, gia tăng công nghệ, và

sự lan rộng của hàng hóa và thông tin là dấu hiệu của thời đại Sự cạnh tranh giữa các quốc gia đã được phản ánh trong nỗ lực để thể hiện những tiến bộ trong lĩnh vực kinh tế Tuy nhiên, khi vầng hào quang của xã hội công nghiệp

ấy chưa kịp phủ sóng hết mọi ngóc ngách của cuộc sống con người thì nó đã bộc lộ những mặt trái trên phương diện văn hóa nhân văn, bảo vệ và phát triển nhân cách con người

Đặc điểm kinh tế của tư bản chủ nghĩa là tư hữu đối với tư liệu sản xuất tạo ra lợi nhuận tối đa và hầu như mọi thứ phải dựa trên sự lượng giá về giá trị vật chất để đánh giá giá trị đối với xã hội Điều này một mặt, nó khuyến khích các chủ thể sáng tạo nh m mục tiêu thu lợi cho mình, mặt khác, nó cũng gây ra

sự hỗn loạn của nền kinh tế, xã hội (đầu cơ trục lợi, khủng hoảng thừa, đầu tư mất cân đối, cạnh tranh tư bản dẫn tới độc quyền ) Vậy là bên cạnh những tiến bộ vượt bậc do lực lượng sản xuất mang lại, chế độ kinh tế tư bản đã tạo ra một xã hội tiêu thụ, trong đó con người mãi mê chạy theo những giá trị vật chất, quan hệ giữa người và người phần lớn được định giá trên cơ sở lợi ích kinh tế, điều đó đã hình thành nên sự ích kỷ và tính toán Do đó, trong sâu thẳm của mỗi con người sẽ còn lại là những cá nhân cô đơn, đầy hoài nghi, cảnh giác với tha nhân, với xã hội Điều đó làm cho thế giới quan và nhân sinh quan của con người bị tha hóa và hệ lụy tất yếu là sự thay đổi giá trị đạo đức và thân phận con người

Trang 31

ước sang thế kỷ XX, châu Âu đã trải qua những thay đổi mạnh mẽ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội Những thay đổi của đời sống được tạo ra bởi các cuộc cách mạng dân chủ và công nghiệp, chúng dường như ngày càng trở nên khó kiểm soát trong xã hội phương Tây, thâm nhập ngày càng nhiều lĩnh vực của đạo đức và văn hóa truyền thống Tác động của khoa học, công nghệ lần đầu tiên được nhìn thấy trong bối cảnh của chủ nghĩa thực dân Phillipp lom ch ra

trong tác phẩm The Vertigo Years: Europe, 1900-1914 (tạm ch là Những n m thay đ i nhanh chóng châu Âu, 1900 -1914) r ng những năm trước năm 1914 là

thời kỳ phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ lớn đối với châu Âu và thế giới nói chung, nó báo trước cho những thay đổi hoàng loạt của đời sống xã hội trong suốt thế kỷ XX và sang thế kỷ XXI ng tuyên bố:

Một tương lai không chắc chắn mà chúng ta phải đối mặt vào đầu thế kỷ XXI phát sinh từ những phát minh, suy nghĩ và biến đổi của những người giàu có bất thường trong mười lăm năm từ 1900 đến 1914, một thời kỳ sáng tạo phi thường trong nghệ thuật và khoa học, của sự thay đổi to lớn trong xã hội và trong chính hình ảnh bản thân con người (Blom, 2008, tr.3)

Những thay đổi trong xã hội châu Âu đã mang lại sự kết nối gần gũi chưa từng có trước đây giữa các cá nhân Tuy nhiên, lom cũng đồng thời thừa nhận

r ng những thay đổi này nhanh chóng nhường chỗ cho cảm giác bất trắc của thời kỳ tích tụ chiến tranh, Như ông nói, ―nhiều kiến thức hơn đã khiến thế giới trở thành một nơi tối tăm, ít quen thuộc hơn‖ ( lom, 2008, tr.42)

Sự sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tiếp tục hỗ trợ như là một công cụ cho các cá nhân làm chủ tư liệu sản xuất can dự

cả vào đời sống chính trị của các nước tư bản, thâu tóm toàn bộ cho mục đích gia tăng tư liệu sở hữu của mình Chúng biến tất cả thành chính trị còn chính trị thì bị biến thành địa bàn của những kẻ đầu cơ chính trị Cách mạng khoa học -

kỹ thuật không tách rời khỏi cuộc chạy đua vũ trang và kết quả tất yếu của nó là chiến tranh c ng tất cả những gì biểu hiện cho khát vọng quyền lực Nhà nước ngày càng phát huy chức năng đàn áp và biến thành công cụ áp bức cá nhân -

Trang 32

nhà nước độc tài Tiêu biểu phải kể đến nhà nước phát xít của Hitler ở Đức, khi nhà nước này đã sử dụng chế độ thâu tóm mọi thành viên xã hội vào các tổ chức quần chúng Trên thực tế, đảng phát xít không thể kiểm soát từng công dân riêng biệt, nhưng điều này có thể đạt được b ng cách sắp xếp dân chúng vào những tổ chức xã hội nào đó và đặt các tổ chức này dưới quyền kiểm soát của đảng thống trị Điều này chứng tỏ, với tư cách cơ quan quyền lực, nhà nước trở thành một công cụ hữu hiệu để ―đồng hóa‖, ―hấp thụ‖ cá nhân và xã hội Với sự hỗ trợ của kỹ thuật, truyền thông có thêm sức mạnh để thực hiện sự thẩm thấu, chuyển hóa tư tưởng s ng bái cá nhân trong đại trà quần chúng Vì lợi ích kinh tế mà nền chính trị tư sản đã biến cá nhân thành công cụ, thành những mắt xích chuyên dụng của cỗ máy nhà nước hoạt động vì lợi ích của các chủ sở hữu tư nhân Cá nhân trở thành con người phiến diện, ―con người một chiều kích‖ (One - Dimensional Man) (Marcuse, 2007) Marcuse cho r ng:

―Khi sự phát triển của công nghệ hiện đại tạo ra những ―false needs‖ (những nhu cầu giả tạo), ví dụ như chủ nghĩa tiêu thụ, và là cái bóng khổng lồ chế ngự

sự đa dạng, tính sáng tạo, cái nhìn khai phóng trong đời sống con người‖

(Marcuse, 2007, tr.7)

Hình tượng ―một chiều‖ ở đây ám ch việc con người đang bị kẹt trong một kiểu sống mòn, khi các phương tiện truyền thông c ng nhau truyền tải lặp

đi lặp lại một vài thông điệp và quảng bá một vài giá trị nhất định Khi đó con

người bị tha hóa, đánh mất tính ch nh thể, toàn vẹn khởi thủy của mình

Sự tiến bộ trong khoa học và công nghệ không phải lúc nào cũng có ý nghĩa thay đổi tích cực trong xã hội (đặc biệt khi những tiến bộ này được sử dụng để phát triển vũ khí trong chiến tranh) Hơn nữa, mặt tích cực của nó đã bị

lu mờ rất nhiều bởi các cuộc chiến tranh Chiến tranh dường như luôn có xu hướng tàn phá xã hội - đặc biệt là nền tảng xã hội của nó Sự tàn khốc của hai cuộc thế chiến làm cho con người phương Tây hiện đại càng trở nên bi quan hơn, lo âu hơn, đánh mất nhiều hơn nữa niềm tin và định hướng cuộc sống Hai cuộc chiến tranh thế giới dẫn đến sự sụp đổ của nhiều cấu trúc ở phương Tây

Trang 33

mà trước đây được coi là ổn định Chiến tranh thế giới lần thứ nhất b ng nổ đã phá hủy niềm tin của con người vào sự tiến bộ của nền văn minh, sự tự do và hòa bình, thịnh vượng được nuôi dưỡng từ thời kỳ Khai sáng Với sự b ng nổ của chiến tranh thế giới lần thứ hai, sự cân b ng quyền lực tưởng như ổn định tồn tại giữa các quốc gia lớn cũng sụp đổ Nỗi khổ mở rộng lan tỏa cái bóng ảm đạm của nó trên các khu vực dài hơn, rộng hơn Vận may, hạnh phúc và tự do của hàng triệu người đã biến mất Hòa bình, an ninh và an toàn đã biến mất Công lý, hạnh phúc tồn tại ở nhiều quốc gia giờ ch còn là ký ức, tự do ch là một huyền thoại

Chiến tranh là sự kiện chính trị như chất xúc tác làm cho chủ nghĩa hiện sinh nhuốm màu bi quan hơn Các triết gia hiện sinh hướng nhãn quan của mình vào những vấn đề thực tiễn của con người sống trong điều kiện xã hội tư sản nhiều hơn và sâu sắc hơn, nghĩ đến hai chữ ―thân phận‖ nhiều hơn Các triết gia hiện sinh đã lật nền kinh tế, chính trị và xã hội tư sản để nhìn nhận nó ở một chiều kích khác, đó chính là thủ phạm làm suy đồi nhân tính, đạo đức của họ Con người bị ―quy đồng‖ trong những chuẩn mực của một xã hội không khác nào trại lính khổng lồ, sống trong tâm trạng lo âu, thất vọng Họ cảm thấy bất lực trước những thế lực xa lạ đang chế ngự họ và biến họ thành công cụ phương tiện của chính sách tàn bạo, đang toan tính tước đoạt tự do của họ

Nước Pháp cũng không n m ngoài quy luật vận động của chế độ tư bản Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 cũng đã ―đánh gục‖ nước Pháp, khi chưa thể thoát ra khỏi khủng hoảng thì nước Pháp lại bị nhấn chìm trong cuộc đại chiến Sau sự kiện tháng 6 1940 Paris hoa lệ thất thủ, nhà cầm quyền Pháp cũng nhanh chóng sử dụng biện pháp chính trị phát xít hóa bộ máy nhà nước Người Pháp mà nhất là bộ phận thanh niên cũng được chính quyền huy động để trở thành những tấm bia đỡ đạn trên khắp các chiến trường mà Pháp tham chiến Jean- Paul Sartre cũng không ngoại lệ, năm

1939 ông đã phải gia nhập quân đội và sau đó bị bắt làm t binh cho nên hơn

ai hết, ông cảm nhận được sự tàn nhẫn của kiếp người trong guồng xoáy của

Trang 34

chiến tranh Nước Pháp thời hậu chiến chẳng khác nào đống điêu tàn đổ nát, tất cả mọi giá trị hầu như bị đảo lộn, con người bơ vơ, vật lộn trong cõi nhân sinh Chính sự tương đồng này làm cho chủ nghĩa hiện sinh cũng được hồ hởi đón nhận và phát triển ở Pháp Sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh ở Pháp được mô tả như sau:

Ấy là một buổi sáng m a Đông (1946), vừa t nh giấc, cả thành phố Paris thấy mình ―hiện sinh‖, sách báo đầy hiện sinh quyến rũ tràn khắp phố phường, những ―đám thanh niên nam nữ vui vẻ‖ k o đến những căn nhà hầm ở Saint Germaine, ầm vang điệu nhạc Jazz trong những trang phục mới lạ với mái tóc xõa, quần túm ống và ăn nói chào mời phóng túng Người ta bảo đó là một lối sống mới, là một phong trào mốt đã trở thành như một huyền thoại (Lê Thành Trị, 1974, tr.10 - 11)

Sự xuất hiện của chủ nghĩa hiện sinh đã mang lại cho xã hội Pháp một gam màu tươi sáng trên nền cuộc sống ảm đảm, xám xịt của sự hoang tàn, đổ nát thời kỳ hậu chiến Nước Pháp và châu Âu nhanh chóng hưởng ứng dòng triết học này, nó nhanh chóng cắm rễ và lan tỏa đến mọi ngõ ngách của đời sống Hiện sinh trở thành tôn ch cho phong cách sống của những người dám nghĩ, dám lựa chọn và dám sống cho chính mình

Như vậy, những điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội của châu Âu đầu thế kỷ XX là cơ sở thực tiễn cho những luồng tư tưởng mới hình thành và nảy sinh trong đó có tư tưởng về tự do của Jean – Paul Sartre

1.1.2 Điều kiện văn hóa, khoa học phương Tây đầu thế kỷ XX với sự hình thành tư tưởng tự do trong triết học của Jean - Paul Sartre

Chủ nghĩa hiện sinh cũng giống như các xu hướng khác của triết học đương đại nảy sinh với tư cách là một sự phản ứng ngược lại với lối tư duy của triết học truyền thống Nó xuất hiện trong bối cảnh nền văn hóa phương Tây bị tha hóa bởi sự thống trị của tư duy duy lý

Đầu thế kỷ XX, trong lòng xã hội phương Tây đã b ng nổ cuộc khủng hoảng có nguồn gốc từ biến thể của nền văn hóa chuyên chế bóp nghẹt con

Trang 35

người cá nhân Sự dồn n n tới đ nh điểm làm rạn nứt nhiều tầng cảm xúc của con người, nay bừng t nh với trăn trở về sự hiện sinh đích thực của tồn tại người Chính sự trăn trở này đã làm dấy lên một cách mạnh mẽ những tư tưởng triết học hiện sinh lấy tồn tại người làm cơ sở cho mọi triết lý

Những phát minh khoa học là thành tựu của tư duy duy lý, sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật đã thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là thời kỳ phát triển mạnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai và là sự khởi đầu cho nền khoa học công nghệ tiên tiến, k o theo sự thay đổi mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội loài người Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đó là nhân tố biến đổi mạnh mẽ tính chất của xã hội công nghiệp và tạo ra xã hội tiêu d ng C ng với sức mạnh của chúng, các quốc gia phương Tây lần lượt thoát ra khỏi ―lời tiên tri định mệnh‖ qua các cuộc khủng hoảng mà người ta nghĩ là bản chất của chủ nghĩa tư bản Không thể phủ nhận r ng thành tựu của khoa học, kỹ thuật đã đem lại cho đời sống xã hội phương Tây những giá trị vật chất, đưa xã hội loài người có những bước tiến dài trong lịch sử tiến hóa, lao động có sự trợ thủ đắc lực của công nghệ đã giải phóng phần lớn sức lao động của con người Chính vì vậy xã hội phương Tây xem đó là thành quả cao nhất trong đời sống con người Mối quan hệ giữa

lý trí con người và khoa học, kỹ thuật là sự cộng sinh, tuy nhiên tình trạng cộng sinh này đang sa đà vào một cơn khủng hoảng nghiêm trọng Mặc d kỹ thuật

đã chế tạo ra những thứ kỳ diệu như xe hơi, máy bay, áp dụng điện trong nhiều lĩnh vực, người ta đã thấy những phát triển này là triệu chứng báo hiệu sự đảo lộn nhân bản Công nghệ đã ngự trị và làm cho con người mất nhân tính, đặt con người vào trong môi trường đầy rẫy những công cụ và chất liệu nhân tạo thay vì gần gũi với môi trường tự nhiên đích thực sống động Việc s ng bái công nghệ dẫn đến quan niệm mọi vấn đề đều có thể giải quyết được b ng kỹ thuật, bóp nghẹt mọi nhu cầu cần được đáp ứng của con người đã đẩy con người vào tình trạng tha hóa c ng cực, làm phi nhân tính, nhân vị con người, lấy đi của họ cái vị thế làm người đích thực

Trang 36

Những mệnh lệnh tự cưỡng chế, tự tăng lên dần của chức năng kỹ thuật

đã đẩy, bứng tận gốc rễ của con người ra khỏi mối tương quan cơ bản với Trái đất Cá nhân tính của con người ngày càng bị căng mỏng rồi biến mất dưới ảnh hưởng của sản xuất hàng loạt, thông tin đại chúng và viễn cảnh đen tối, đầy các vấn đề của đô thị hóa tràn lan Những cơ cấu và giá trị truyền thống sụp đổ Với một dòng vô tận của những cái tiến kỹ thuật, đời sống hiện đại đầy áp lực của những chuyển biến nhanh chóng không định hướng chưa từng có Thế giới mà con người đang sống cũng trở thành vô ngã như cái thế giới khoa học của nó Trong đời sống hiện đại thấm đượm tính chất vô danh, trống rỗng và duy vật, khả năng giữ được nhân tính trong môi trường do công nghệ quyết định ngày càng đáng nghi ngờ Với nhiều người, vấn đề tự do, khả năng làm chủ những sáng chế của mình trở nên sâu sắc‖ (Tarnas, 2008, tr 336)

Như vậy, mục đích tốt đẹp ban đầu của khoa học, kỹ thuật đã bị đảo chiều, thay vì đưa đến những giá trị đích thực của tự do, bình đẳng, bác ái thì nó dẫn đến các cuộc khủng hoảng xã hội, khủng hoảng tinh thần, khủng hoảng sinh thái, khủng hoảng nhân cách ngày càng sâu sắc đẩy con người vào tình trạng tha hóa toàn diện và nặng nề, nhất là sự tha hóa về mặt tinh thần Từ giữa thế kỷ XIX Marx đã nhìn thấy viễn cảnh này, trong bài diễn văn đọc tại buổi lễ kỷ niệm của nhật báo ―The people’s paper‖ ở London ngày 19 tháng 4 năm 1856, Marx nói:

Trong thời đại chúng ta, mọi sự vật đều tựa hồ như bao hàm mặt đối lập của nó Chúng ta thấy r ng máy móc có một sức mạnh kỳ diệu trong việc giảm bớt lao động của con người và làm cho lao động của con người có kết quả hơn, thì lại đem nạn đói và tình trạng kiệt quệ đến cho con người Những thắng lợi của kỹ thuật dường như được mua b ng cái giá của sự

suy đồi về mặt tinh thần (Mác C - Ăngghen Ph, 2004b, tr.10)

Sự tha hóa tinh thần của người phương Tây hiện đại dẫn đến tình trạng suy sụp của con người cá nhân Cuộc sống của con người được trang bị bởi sức

Trang 37

mạnh đặc biệt của khoa học nhưng đồng thời nó phải đối đầu với ý thức lo âu,

vô vọng, hụt hẫng tràn lan Do đó chất lượng cuộc sống ngày càng đi xuống Những thang bậc giá trị đạo đức xã hội, những chuẩn mực về đạo đức, thẩm

mỹ dần bị suy đồi, tha hóa Con người trong cảnh huống đó vô tình có thể đánh mất những giá trị nhân văn, ch số về cảm xúc tụt dần, sự đồng cảm, thấu hiểu với tha nhân ngày càng hiếm hoi điều này k o theo sự phi văn hoá giữa các cá nhân với nhau Khi nhận ra sự tha hóa đó, con người sẽ phản ứng, sẽ cố gắng bung ra ngoài với tốc độ cực kỳ lớn Thế nhưng càng giãy đạp, càng cố gỡ thì con người lại càng đẩy mình vào thế bí không thể giải quyết được Và như vậy, sau tất cả những nỗ lực cuối c ng mọi cá nhân đều nhận được một kết cục, một

số phận đó là đánh mất mình, không nhận thấy mình như một nhân vị, không còn nhận ra sự tồn tại đặc hữu của mình Chính điều đó đã san b ng con người, phủ quyết bản chất con người là tự do Phương Tây lúc này sống trong bầu khí quyển suy đồi về mặt tinh thần, lý tính trở nên độc ác, là công cụ phục vụ cho mục tiêu vị kỷ, lòng tham quyền lực chứ không còn là lý tính của thời kỳ khai minh Một b ng chứng rõ ràng là con người d ng phát minh khoa học mang tính nhân văn ban đầu để sản xuất ra hàng loạt vũ khí giết người một cách nhanh chóng, nhất là sự xuất hiện của bom nguyên tử Tarnas đã nói r ng:

Tất cả những phát triển này đã lên đến cực điểm sớm và dự báo điều chẳng lành khi khoa học tự nhiên và lịch sử chính trị âm mưu với nhau chế tạo bom nguyên tử Thật là cực kỳ trớ trêu, mặc d bi thảm, khi Einstein phát kiến ra sự tương đương giữa khối lượng và năng lượng, theo đó một hạt nhỏ vật chất có thể biến thành một số lượng năng lượng

vô c ng lớn – một khám phá của một người hết mình vì hòa bình phản ánh một đ nh cao chắc chắn của trí tuệ sáng láng và sáng tạo của loài người – lần đầu tiên trong lịch sử đã đẩy nhanh viễn tượng tự hủy diệt của nhân loại (Tarnas, 2008, tr.337)

Khi tinh thần bị tha hóa thì mọi giá trị về tư tưởng trước đây cũng bị nghi ngờ, đảo lộn Những giá trị của tôn giáo trước đây được tôn thờ như là tôn ch

Trang 38

lẽ sống của con người thì nay bị ―tước đoạt‖ trước sự tàn nhẫn, trần trụi của hiện thực xã hội phương Tây Sự sụp đổ của niềm tin dĩ nhiên sẽ hướng con người đến một xu thế khác đó là thái độ vô thần Giai đoạn này thái độ vô thần

về thế giới bao tr m và chi phối đời sống văn hóa tư tưởng châu Âu Theo Tarnas (2008):

Trong một thế giới tan nát vì hai cuộc chiến tranh toàn cầu, chế độ độc tài, những cuộc tàn sát và bom nguyên tử, niềm tin vào một Thượng đế khôn ngoan đầy quyền năng điều khiển lịch sử vì sự an lạc của mọi người xem ra chẳng còn cơ sở nào bám víu Vì những khía cạnh bi thảm của những biến cố lịch sử chưa từng có đương thời, vì sự sụp đổ của Kinh thánh vốn được coi là nền tảng vững chắc của niềm tin, vì thiếu vắng một triết lý biện minh cho sự hiện hữu của Thượng đế, và trên hết

vì sự khủng hoảng tôn giáo trên toàn cầu ở kỷ nguyên thế tục, khiến cho nhiều nhà thần học không thể nói gì về Thượng đế để có được một chút ý nghĩa đối với tinh thần hiện đại (tr.362)

Giữa cuộc sống vội vã, quay cuồng của thời đại loạn ly, nhiều người đã mất đi niềm tin Họ quan niệm r ng sống để thụ thưởng, thỏa mãn các nhu cầu vật chất, vì chết là hết Không có Thượng Đế hay một quyền năng siêu phàm gì hết Không phải đến giai đoạn này mà ngay từ cuối thế kỷ XIX Nietzsche đã thốt lên r ng: ―Thượng đế đã chết‖ (Nietzsche,1999, tr29)

Phải chăng Nietzsche đã nhìn thấy được viễn cảnh tinh thần của con người trong thời đại thống trị bởi khoa học, kỹ thuật Đó là hình ảnh của một nhân loại kiêu căng tự phụ quá trớn, tưởng r ng với trí khôn khoa học và kỹ thuật sẽ có thể tự quyết định vận mệnh của mình, không cần đến bất cứ một quyền năng siêu phàm nào hết Đó cũng là mầm mống bất ổn trong đời sống tinh thần của phương Tây ở thế kỷ XX, bởi lẽ Thượng đế vốn là nền tảng luân

lý của xã hội Tây phương trong hàng ngàn năm trước đó Sự hạ bệ Thượng đế

sẽ tạo ra một khoảng trống lớn về tinh thần mà chưa có gì hoặc không có gì có thể thay thế được Xã hội có nguy cơ rơi vào tình trạng mất phương hướng và

Trang 39

khủng hoảng đạo lý Ở thế kỷ XX, ta thấy một sự tương phản rõ rệt giữa những trang sáng lạn của khoa học với những trang đen tối của thân phận con người Trong thế kỷ này, đúng như Nietzsche đã mượn lời gã điên trong dụ ngôn ―Gã điên‖ (Madman) tiên đoán r ng con người đã giết Thượng đế để rồi trở nên sa đọa, hư hỏng, tàn bạo và điên rồ chưa từng thấy…

C ng với sự sụp đổ của niềm tin tôn giáo thì thái độ vô thần lên ngôi Chủ nghĩa vô thần trở thành một nguyên nhân quan trọng cho một loạt các vấn

đề của chủ nghĩa hiện sinh trong đó có tư tưởng tự do của Jean – Paul Sartre Sự sụp đổ truyền thống tôn giáo ở châu Âu đã làm mất đi những giá trị nhân bản

mà các tôn giáo hướng tới Con người bây giờ không còn tin vào một Thượng

đế quyền năng tối cao vì không có thần thánh gì hết, tất cả đều là con người vật chất Do đó, con người có thể sống theo luật sinh tồn mà những người theo chủ nghĩa xã hội Darwin (social Darwinism) đã tuyên bố Đó là lý do để con người làm bao nhiêu việc tội lỗi, giết chóc tàn sát lẫn nhau không thương tiếc - một sự thoái hóa kinh khủng chưa từng có, trái ngược hoàn toàn với khái niệm tiến hóa

mà nền văn minh hiện đại lúc nào cũng rêu rao, phô diễn Khoa học, kỹ thuật tiến hóa bao nhiêu thì ý thức làm người thoái hóa bấy nhiêu Phương Tây đối mặt với sự phá sản rất lớn về đức tin, về tinh thần Tarnas (2008) đã viết:

ên dưới cái huyên náo bề ngoài của cuộc sống điên loạn căng thẳng, thanh âm ngày tận thế đã văng vẳng trong nhiều mặt của đời sống văn hóa cũng với dòng diễn tiến của thế kỷ XX, với tần số và cường độ ngày càng gia tăng, những tuyên bố như tiếng chuông gọi hồn về sự suy tàn và sụp đổ, sự phá hủy, tan rã của hầu hết những công trình tâm linh và văn hóa lớn của phương Tây: sự cáo chung của thần học, triết học, khoa học, văn chương, nghệ thuật và sự cáo chung của chính nền văn hóa (tr.366) Thái độ vô thần, hư vô đó đã đặt mọi sinh hoạt của nhân loại: tri thức, đạo đức, nghệ thuật, tư tưởng, triết lý trong ―chân không‖ chẳng theo một chuẩn mực nào Thượng đế thì đã rời xa nhưng chưa có một nơi nào cho con người có thể nương tựa, bám víu và đã đến lúc phải truy tìm một ―chỗ dựa‖

Trang 40

khác Triết học hiện sinh đến lúc tất yếu phải xuất hiện Sự phiền não vong thân của đời sống con người đầu thế kỷ XX được phơi bày ra một cách đầy đủ khi những nhà hiện sinh đặc biệt là Jean - Paul Sartre đã tiếp cận đến kiếp người một cách trần trụi nhất, đó là: nỗi thống khổ và cái chết, sự cô đơn và sợ hãi, tội lỗi, xung đột, sự trống rỗng về tâm linh, sự bất an của tinh thần, sự mong manh của lý trí con người, sự dòn mỏng của số phận làm người, tình cảnh bi thảm, bế tắc không lối thoát của nhân loại Con người được các nhà hiện sinh ―bóc tách‖ đến tận c ng để rồi phơi lộ ―chân dung‖ của nó đó là hữu thể tồn tại không có bản chất định trước Con người ch được ban cho sự hiện hữu, một kiếp sống ngập ngụa ngay trong sự rình rập của cái chết, rủi ro, bất trắc, sợ hãi, buồn phiền, mâu thuẫn Thượng đế đã chết và vũ trụ đã quay lưng chẳng còn đếm x a gì đến sự tồn tại của con người Con người bị bỏ mặc với số phận bất tất của nó, không có một cứu cánh nào khác Trong hoàn cảnh đó con người phải chấp nhận kiếp sống nhất định mà họ bị quẳng vào đó và tự do chọn lựa để đối đầu với thực tế phũ phàng là cái phi lý của cuộc đời Tư tưởng tự do của Jean – Paul Sartre sỡ dĩ được hình thành và trở nên thịnh hành bởi lẽ nó đã tìm

ra lối thoát cho con người trước sự bế tắc không thể dung hòa với hiện thực của

xã hội, đó là không phải phủ định tất cả các giá trị hiện tồn của xã hội mà ch tương đối nó đồng thời tuyệt đối hóa sự tự do lựa chọn có trách nhiệm những giá trị của cá nhân cho chính họ ình luận về bối cảnh ra đời của chủ nghĩa hiện sinh Mounier (1970) đã nói r ng:

Nhưng ở đây, tưởng ta không nên quên những điều kiện lịch sử đã cấu tạo nên triết thuyết này Triết hiện sinh được coi như một phản ứng chống lại một thế giới trong đó chủ nghĩa duy vật khoa học đã bành trướng tới độ muốn chối bỏ một thực tại chủ quan nội tại trong tâm hồn mỗi người [ ] ước đầu tiên của triết hiện sinh khi đi vào một thế giới như quay cuồng trong tốc độ của máy móc là k o con người ra khỏi sự mờ quáng vì quảng cáo, rứt con người ra khỏi cảnh cứ bám lấy sự vật ngoại giới c ng với

Ngày đăng: 16/06/2021, 22:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w