Cặp thoại chứa hành động cầu khiến – từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ (Luận án tiến sĩ)Cặp thoại chứa hành động cầu khiến – từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ (Luận án tiến sĩ)Cặp thoại chứa hành động cầu khiến – từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ (Luận án tiến sĩ)Cặp thoại chứa hành động cầu khiến – từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ (Luận án tiến sĩ)Cặp thoại chứa hành động cầu khiến – từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ (Luận án tiến sĩ)Cặp thoại chứa hành động cầu khiến – từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ (Luận án tiến sĩ)Cặp thoại chứa hành động cầu khiến – từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ (Luận án tiến sĩ)Cặp thoại chứa hành động cầu khiến – từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ (Luận án tiến sĩ)Cặp thoại chứa hành động cầu khiến – từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ (Luận án tiến sĩ)
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
Trang 2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
GS TS ĐỖ THỊ KIM LIÊN
TS NGUYỄN HOÀI NGUYÊN
NGHỆ AN - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, mọi trích dẫn đều có chú thích rõ ràng Những kết luận khoa học của luận án là của bản thân tôi, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
Nghệ An, tháng 9 năm 2018
Tác giả luận án
Nguyễn Văn Đồng
Trang 4án này
Qua đây, chúng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
đã luôn động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án
Nghệ An, tháng 9 năm 2018
Tác giả luận án
Nguyễn Văn Đồng
Trang 5MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3 Đối tượng nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 3
4 Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu 4
5 Đóng góp của luận án 5
6 Cấu trúc của luận án 5
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 6
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu phát ngôn cầu khiến và phát ngôn từ chối 6
1.1.1 Tình hình nghiên cứu phát ngôn cầu khiến 6
1.1.2 Tình hình nghiên cứu phát ngôn từ chối 12
1.2 Cơ sở lý thuyết 14
1.2.1 Khái quát về vấn đề giao tiếp 14
1.2.2 Lý thuyết hành động ngôn ngữ 15
1.2.3 Khái quát về vấn đề hội thoại 18
1.2.3.4 Các đơn vị hội thoại 22
1.2.4 Lý thuyết về hành động cầu khiến - từ chối 25
1.2.5 Khái quát về phương ngữ và phương ngữ Nam Bộ 28
1.3 Tiểu kết chương 1 31
Chương 2 CẤU TẠO CẶP THOẠI CHỨA HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN - TỪ CHỐI TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NAM BỘ 33
2.1 Khái niệm cấu tạo 33
2.2 Cấu tạo của cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ 33
2.2.1 Mô hình cấu tạo cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ 33
2.2.2 Miêu tả các thành tố cấu tạo cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ 43
2.3 Tiểu kết chương 2 74
Trang 6Chương 3 NGỮ NGHĨA CỦA CẶP THOẠI CHỨA HÀNH ĐỘNG
CẦU KHIẾN - TỪ CHỐI TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NAM BỘ 76
3.1 Khái niệm ngữ nghĩa trong ngôn ngữ 76
3.1.1 Ý kiến của các tác giả đi trước 76
3.1.2 Phân biệt nghĩa, ý nghĩa, ngữ nghĩa 78
3.2 Thống kê miêu tả ngữ nghĩa cặp thoại cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ 79
3.2.1 Thống kê định lượng ngữ nghĩa cặp thoại cầu khiến - từ chối 79
3.2.2 Miêu tả các nhóm ngữ nghĩa trong cặp thoại cầu khiến - từ chối 80
3.2.3 Đặc thù ngữ nghĩa cặp thoại cầu khiến – từ chối của người Nam Bộ 112
3.3 Sự tương tác ngữ nghĩa vai giao tiếp thể hiện quan hệ liên nhân giữa người cầu khiến và người từ chối 113
3.3.1 Quan hệ liên nhân theo vị thế giữa người cầu khiến và người từ chối 113
3.3.2 Quan hệ liên nhân thể hiện qua cặp từ xưng hô 114
3.3.3 Quan hệ liên nhân thể hiện qua cách sử dụng hành động từ chối trực tiếp, gián tiếp 115
3.4 Tiểu kết chương 3 116
Chương 4 CHIẾN LƯỢC LỊCH SỰ TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NAM BỘ QUA CẶP THOẠI CHỨA HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN - TỪ CHỐI 118
4.1 Tình hình nghiên cứu về lịch sự 118
4.1.1 Ở nước ngoài 118
4.1.2 Ở Việt Nam 120
4.2 Lịch sự trong hội thoại 121
4.3 Vấn đề chiến lược lịch sự trong giao tiếp 123
4.3.1 Khái niệm chiến lược 123
4.3.2 Chiến lược lịch sự 124
4.3.3 Chiến lược lịch sự trong quan hệ với giảm lịch sự 125
4.3.4 Những nhân tố chi phối chiến lược lịch sự 125
4.3.5 Vai giao tiếp và cách sử dụng phương tiện lịch sự 129
Trang 74.4 Biểu hiện chiến lược lịch sự trong giao tiếp của người Nam Bộ qua
cặp thoại cầu khiến - từ chối 130
4.4.1 Biểu hiện chiến lược lịch sự qua hành động cầu khiến của người Nam Bộ 130
4.4.2 Biểu hiện chiến lược lịch sự qua hành động từ chối của người Nam Bộ 138
4.5 Những hành động cầu khiến - từ chối giảm lịch sự trong giao tiếp của người Nam Bộ 140
4.5.1 Một số hành động cầu khiến được xem là làm giảm lịch sự 140
4.5.2 Một số hành động từ chối được xem là giảm lịch sự 143
4.6 Tiểu kết chương 4 145
KẾT LUẬN 147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU THỐNG KÊ
Trang
Bảng 2.1 Các nhóm cấu tạo tham thoại trao chứa hành động cầu khiến 36
Bảng 2.2 Các dạng tham thoại có cấu tạo tỉnh lược 38
Bảng 2.3 Các mô hình cấu tạo tham thoại chứa hành động từ chối 39
Bảng 2.4 Các tham thoại từ chối cấu tạo 1 thành tố 39
Bảng 2.5 Các mô hình cấu tạo tham thoại từ chối là một kết cấu C - V 40
Bảng 2.6 Các nhóm từ xưng hô 45
Bảng 2.7 Các tiểu nhóm danh từ xưng hô chỉ Sp1 và Sp2 45
Bảng 2.8 Danh từ thân tộc thuộc phương ngữ Nam Bộ 47
Bảng 2.9 Các tiểu nhóm đại từ được dùng để xưng hô trong giao tiếp của người Nam Bộ 51
Bảng 2.10 Các đại từ thuộc tiếng Việt toàn dân 51
Bảng 2.11 Các đại từ thuộc thuộc phương ngữ Nam Bộ 52
Bảng 2.12 Các tổ hợp từ được dùng để chỉ Sp1, Sp2 55
Bảng 2.13 Các nhóm tiểu từ tình thái 62
Bảng 2.14 Tiểu từ tình thái thuộc tiếng Việc toàn dân được sử dụng cuối các tham thoại cầu khiến người Nam Bộ 63
Bảng 2.15 Tiểu từ tình thái thuộc phương ngữ 65
Bảng 2.16 Các thành tố cấu tạo tham thoại hồi đáp chứa hành động từ chối 68
Bảng 3.1 Các nhóm ngữ nghĩa trong cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối 79
Bảng 3.2 Các nhóm nhóm hành động từ chối của nhóm hành động khiến 81
Bảng 3.3 Các nhóm từ chối của nhóm cầu 88
Bảng 3.4 Các nhóm từ chối của hành động rủ 91
Bảng 3.5 Các nhóm từ chối của hành động vay mượn 94
Bẳng 3.6 Các nhóm từ chối của hành động xin 96
Bảng 3.7 Các nhóm từ chối của nhóm mệnh lệnh 99
Bảng 3.8 Các tiểu nhóm ngữ nghĩa thuộc nhóm nhắc nhở 101
Bảng 3.9 Ngữ nghĩa các nhóm từ chối của hành động nhắc nhở 103
Bảng 3.10 Các nhóm từ chối của hành động mời 106
Trang 10Bảng 3.11 Các tiểu nhóm thuộc nhóm hành động khuyên 109
Bảng 3.12 Các tiểu nhóm ngữ nghĩa từ chối của hành động khuyên 110
Bảng 3.13 Cặp thoại cầu khiến - từ chối theo vị thế 113
Bảng 3.14 Sự xuất hiện của các cặp từ xưng hô 114
Bảng 3.15 Hành động từ chối trực tiếp, gián tiếp dựa vào mối quan hệ liên nhân 116
Bảng 4.1 Các chiến lược cầu khiến lịch sự trong giao tiếp của người Nam Bộ 131
Bảng 4.2 Tiểu từ tình thái phương ngữ được dùng cuối phát ngôn để thực hiện chiến lược lịch sự 132
Bảng 4.3 Từ ngữ xưng hô thuộc phương ngữ Nam Bộ được dùng cho chiến lược lịch sự khi cầu khiến 134
Bảng 4.4 Một số hành động cầu khiến giảm tính lịch sự 141
Bảng 4.5 Một số hành động từ chối giảm lịch sự 143
Trang 111
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Hội thoại là đối tượng nghiên cứu của một số ngành khoa học, trong đó
có ngữ dụng học Trong hội thoại, sự tương tác giữa cặp thoại luôn diễn ra một cách chặt chẽ Mục đích của mỗi cặp thoại, xét cho cùng là hướng tới hiệu quả giao tiếp cao nhất mà người nói muốn đạt được Điều này đúng với các cặp thoại chứa bất cứ hành động ngôn ngữ nào
Dùng ngôn ngữ tác động đến đối thể và muốn được đáp ứng một cách tối đa
là nhu cầu của mọi cá nhân thể hiện trong hoạt động giao tiếp Do vậy, trong số các hành động ngôn ngữ mà con người sử dụng, hành động cầu khiến xuất hiện khá thường xuyên, giữ vai trò quan trọng Trước một hành động cầu khiến được người đối thoại đưa ra, sẽ có nhiều khả năng đáp lại, trong đó có hành động từ chối Nghĩa
là, không phải lời cầu khiến nào cũng được người tham gia cuộc thoại đáp ứng một cách đầy đủ Mặt khác, từ chối cũng có nhiều cách thức khác nhau, với những biểu hiện hết sức phong phú, tùy vào nhân vật, hoàn cảnh, văn hóa ứng xử, nội dung, mục đích giao tiếp Như vậy, tương tác giữa hành động cầu khiến và hành động từ chối trong hai cặp thoại đối ứng là một vấn đề rất đáng được tìm hiểu thấu đáo
1.2 Trong Việt ngữ học từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu
về câu cầu khiến, hành động cầu khiến, hành động từ chối cũng như nhiều hành động ngôn ngữ khác Nhờ vận dụng lý thuyết ngữ dụng học mà các tác giả đã có những kiến giải sâu sắc và thỏa đáng về cấu trúc, ngữ nghĩa, cách thức sử dụng, biểu hiện văn hóa của nhân vật giao tiếp qua việc thực hiện các hành động ngôn ngữ
ấy Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu chỉ quan tâm xét các hành động nêu trên trong sự tồn tại đơn lẻ, biệt lập của chúng Như vậy, thêm một lý do để ta thấy sự cần thiết phải khảo sát, phân tích hành động cầu khiến - ơừ chối trong thế tương tác giữa hai cặp thoại
1.3 Ngữ dụng học cho phép ta thấu hiểu hơn về ngôn ngữ trong hành chức, đồng thời qua hành chức, nhận ra những yếu tố văn hóa, cách ứng xử của con người
- không phải con người chung chung, mà là con người thuộc một vùng miền cụ thể Trong thực tế, người Việt ở một vùng miền nào đó, khi giao tiếp với nhau không
Trang 122 phải dùng một thứ tiếng Việt toàn dân như một thứ ngôn ngữ văn hóa chung, mà sẽ nói thứ ngôn ngữ mang màu sắc địa phương Cũng là hành động cầu khiến - từ chối, nhưng người ở vùng phương ngữ này có cách thức thể hiện không hoàn toàn giống với vùng phương ngữ khác Ở đây, ta sẽ thấy sự tác động hai chiều rất biện chứng: cách thức giao tiếp của con người góp phần tạo nên bản sắc văn hóa vùng miền, đồng thời, chính văn hóa vùng miền lại chi phối sâu sắc cách thức giao tiếp của con người trong từng trường hợp cụ thể Chính điều này dẫn đến hệ quả: hành động cầu khiến - từ chối của người giao tiếp bao giờ cũng diễn ra dưới áp lực vô hình của một thiết chế văn hóa, ngược lại, qua cách cầu khiến - từ chối, chúng ta cũng nhận thấy
sự hiển thị của những biểu hiện văn hóa
1.4 Trong bức tranh Việt ngữ, phương ngữ Nam Bộ có một vị trí riêng, màu sắc riêng không thể lẫn lộn Màu sắc riêng đó thể hiện qua các yếu tố ngữ âm, hệ thống từ vựng, cú pháp, cách thức nói năng, văn hóa ứng xử trong giao tiếp Có thể nói, khảo sát bất cứ khía cạnh nào, ta cũng có thể nhận ra những nét đặc thù đó Đã từng có nhiều công trình nghiên cứu các bình diện của phương ngữ Nam Bộ rất có giá trị, và nhờ vậy, bản sắc văn hóa của con người ở đây ngày càng được nhận thức
rõ nét hơn Trong tình hình ấy, đặt vấn đề nghiên cứu cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ, chúng tôi không chỉ nhằm làm sáng tỏ những khía cạnh của đối tượng ở bình diện ngôn ngữ học, mà còn muốn từ
đó, nhận diện thêm một số nét văn hóa, nhất là cách thức thể hiện lịch sự trong giao tiếp của con người ở vùng đất này
Đó là những lý do thúc đẩy chúng tôi chọn đề tài: Cặp thoại chứa hành
động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ để nghiên cứu
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài Cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của
người Nam Bộ có mục đích: làm sáng tỏ về cách ứng xử trong giao tiếp của người
Nam Bộ khi thực hiện hành động cầu khiến - từ chối Đồng thời qua đề tài này góp phần làm rõ lí thuyết hành động ngôn ngữ - cụ thể là hành động cầu khiến - từ chối phù hợp với phương châm hội thoại và nét riêng của người Nam Bộ khi thực hiện hành động này
Trang 133
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi đặt ra các nhiệm vụ cơ bản như sau:
- Giới thuyết một số vấn đề lý thuyết ngôn ngữ học thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phân tích miêu tả các mô hình cấu tạo và ngữ nghĩa của cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ
- Qua cặp thoại cầu khiến - từ chối chúng tôi rút ra chiến lược lịch sự trong giao tiếp của người Nam Bộ khi thực hiện hành động cầu khiến - từ chối
3 Đối tượng nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ, ở các mối quan hệ: quan hệ thân tộc: vợ - chồng, cha mẹ - con cái, ông bà - cháu chắt,…; quan hệ xã hội: người mua - người bán, bạn bè thân - sơ, đồng nghiệp - đồng nghiệp: thầy (cô) - học sinh Về độ tuổi của đối tượng khảo sát, chúng tôi giới hạn từ 18 tuổi trở lên là người bản địa hoặc sinh ra và lớn lên trên vùng đất Nam Bộ Các cặp thoại được khảo sát trong thời gian thực hiên luận án
3.2 Nguồn ngữ liệu
Nguồn ngữ liệu được sử dụng trong luận án là ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của người dân Nam Bộ thuộc 13 tỉnh thành Tây Nam Bộ (khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, người Nam Bộ gọi tắt là miền tây) và Đông Nam Bộ gồm 4/6 tỉnh thành
là Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Phước và Tây Ninh Trên tổng số 17 tỉnh thành ở Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ, bằng cách thức ghi âm, ghi chép trực tiếp trong suốt thời gian thực hiện đề tài này, chúng tôi thu được 2400 cặp thoại tương tác cầu khiến - từ chối Để thực hiện công việc này, chúng tôi sử dụng máy ghi âm để ghi âm và ghi chép trực tiếp Địa điểm để thực hiện, chúng tôi chọn chợ, trường học, bến xe và trong gia đình Cách thức ghi âm, ghi chép: Ở nơi công cộng như chợ, bến xe, trường học chúng tôi ghi âm, nghi chép một cách tự nhiên, không báo trước cho đối tượng; ở trong gia đình, chúng tôi nhờ một thành viên trong gia đình ghi âm, ghi chép lại nhưng không để các thành viên khác biết Vì vậy, nguồn ngữ liệu chúng tôi ghi âm, ghi chép là những lời thoại diễn ra tự nhiên trong cuộc sống sinh hoạt
Trang 144
4 Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp điều tra điền dã hội thoại
Chúng tôi tiến hành thu thập ngữ liệu bằng hai cách: ghi âm và ghi chép trực tiếp các cuộc thoại trong cuộc sống hàng ngày của những đối tượng được khoanh vùng nghiên cứu là người Nam Bộ theo những tiêu chí sau:1/ Giới tính: nam - nữ, 2/ Quan hệ: gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm, người bán người mua, 3/ Độ tuổi: từ 18 tuổi trở lên là người bản xứ hoặc sinh ra và lớn lên trên vùng đất Nam
Bộ, 4/ Hoàn cảnh phát ngôn: các cuộc giao tiếp tự nhiên diễn ra trong gia đình và ngoài xã hội, 5/ Nội dung phát ngôn: là những nội dung diễn ra trong cuộc sống như tình cảm gia đình, bạn bè, công việc,…
Từ tư liệu ghi âm, ghi chép được, chúng tôi ghi lại bằng văn bản các cặp thoại có xuất hiện hành động cầu khiến - từ chối
4.2 Phương pháp phân tích diễn ngôn
Sử dụng phương pháp này, chúng tôi luôn luôn gắn việc phân tích những cặp thoại, tham thoại cầu khiến - từ chối cụ thể với những yếu tố trước và sau nó; với bối cảnh không gian, thời gian với nhân vật giao tiếp để thấy được vai trò của phát ngôn trong hành chức
4.3 Phương pháp phân tích cấu tạo cặp thoại
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để phân tích cấu tạo, cách thức, sự tương tác của các cặp thoại có hành động cầu khiến - từ chối của người Nam Bộ, đồng thời, tổng hợp lại quá trình nghiên cứu để từ đó đưa ra những kết luận có giá trị thực tiễn phù hợp với mục đích nghiên cứu của luận án
4.4 Phương pháp phân tích ngữ nghĩa cặp thoại
Phương pháp này được sử dụng trong quá trình chúng tôi đi sâu phân tích tương tác ngữ nghĩa của cặp thoại cầu khiến - từ chối trong những tình huống giao tiếp cụ thể; nghĩa liên nhân giữa các vai giao tiếp khi thực hiện hành động cầu khiến - từ chối
Bên cạnh các phương pháp nêu trên, luận án chúng tôi còn sử dụng một số thủ pháp sau:
- Thủ pháp so sánh:
Chúng tôi sử dụng thủ pháp này để so sánh, đối chiếu các cách thức cầu
khiến - từ chối; so sánh hành động cầu khiến - từ chối của người Nam Bộ với các
Trang 15Luận án đủ ở file: Luận án full