1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Sáng kiến kinh nghiệm) tìm hiểu sự tiếp thu, việt hoá và sáng tạo thể thơ đường luật từ đặc trưng thể loại (khảo sát qua quốc âm thi tập của nguyễn trãi và thơ nôm truyền tụng hồ xuân hương)

76 18 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 351 KB

Nội dung

Với tư cách người nghiên cứu khoa học, tôi lựa chọn thực hiện đề tài Tìm hiểu sự tiếp thu, Việt hoá và sáng tạo thể thơ Đường luật từ đặc trưng thể loại và lấy việc tìm hiểu, khảo sát qu

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

PGS - TS Lã Nhâm Thìn từng nhận xét: “Thơ Nôm Đường luật là một

trong những thể loại độc đáo và đạt được nhiều thành tựu lớn bậc nhất của văn học Việt Nam Có nhiều tác giả, cũng có rất nhiều những đỉnh cao giá trị văn học thuộc về thơ Nôm Đường luật” [27, 5].

Quả thật, thơ Nôm Đường luật là một thể loại “có một không hai”, nódường như luôn có ma lực hấp dẫn khiến không ít những người tâm huyết với

nó đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu nhằm tìm ra ngọn nguồn của sức hấp dẫn ấy

Và chúng tôi cũng không phải là một ngoại lệ

Thơ Nôm Đường luật là một “thể loại có nguồn gốc ngoại lai”, chịu

ảnh hưởng sâu sắc của thể loại thơ Đường luật Trung Quốc Song, ảnh hưởng

mà không bị “hoà loãng”, “hòa tan” Trên bước đường dân chủ hóa, dân tộchoá nền văn học Việt Nam, cha ông ta một mặt tiếp thu những thành tựu vănhọc của thơ Đường, mặt khác không ngừng Việt hoá, sáng tạo nhằm biến nóthành một di sản văn học mang đậm dấu ấn phong cách con người trung đạiViệt Nam Trong quá trình học tập, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều nhà khoahọc nghiên cứu về quá trình tiếp thu, Việt hoá và sáng tạo thể thơ Đường luậttrong thơ Nôm của dân tộc, song xuất phát từ hệ thống cơ bản của đặc trưngthể loại thơ Đường luật thì chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập mộtcách sâu sắc Với tư cách người nghiên cứu khoa học, tôi lựa chọn thực hiện

đề tài Tìm hiểu sự tiếp thu, Việt hoá và sáng tạo thể thơ Đường luật từ đặc trưng thể loại và lấy việc tìm hiểu, khảo sát qua Quốc âm thi tập của Nguyễn

Trãi và Thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương làm căn cứ Một mặt, để làm

quen với các thao tác nghiên cứu văn học, mặt khác đây cũng là cơ hội để tiếpcận với một hiện tượng văn học vốn rất hấp dẫn và phong phú của nền vănhọc trung đại Việt Nam

Trang 2

Với tư cách là giáo viên dạy văn, trong chương trình SGK Ngữ VănPhổ thông, thơ Đường luật cũng như thơ Nôm Đường luật chiếm một vị tríđặc biệt, có nhiều tác giả, nhiều tác phẩm được dùng giảng dạy trong nhà

trường Do vậy, Tìm hiểu sự tiếp thu, Việt hoá và sáng tạo thể thơ Đường luật từ đặc trưng thể loại (Khảo sát qua Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

và Thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương) nhằm góp phần phục vụ đắc lực

trong thực tế giảng dạy ở trường Phổ thông

GS Nguyễn Huệ Chi trong Thơ văn Lý - Trần nhận xét: “Áp dụng thể

thơ Đường vào thơ Nôm thì nhà nho nào cũng thành thạo, và có lẽ ngay từ khi bắt đầu làm thơ Nôm người ta đã biết làm thơ như vậy vì đó chỉ là công việc nặng tính chất “bắt chước” hơn sáng tạo” [1, 148] Có lẽ xuất phát từ

chỗ coi “thơ thất ngôn Hàn luật (Hàn Thuyên là người đầu tiên khởi xướng

nên gọi là Hàn luật) chỉ là thơ Đường luật làm bằng chữ Nôm”, không có gì

đặc biệt nên GS Nguyễn Huệ Chi cho rằng làm thơ Nôm Đường luật chẳng

qua chỉ là công việc nặng tính “bắt chước” Và các nhà nho của ta cũng chỉ

việc chiếu theo quy tắc luật Đường có sẵn mà làm thơ chứ không hề có sựsáng tạo nào

Tuy nhiên, trong tiến trình lịch sử nghiên cứu, nhiều nhà khoa học cũng

nhận thấy thơ Nôm Đường luật không đơn thuần chỉ là việc áp dụng luật thi

Đường mà đã chú ý nhiều đến mối giao lưu, tiếp nhận các thể loại văn họcTrung Quốc Đồng thời làm rõ những yếu tố sáng tạo trong thơ Nôm của dântộc, nhằm tìm ra một lối thơ riêng của Việt Nam Nhưng hầu hết các ý kiến

Trang 3

đưa ra đều xuất phát nghiên cứu từ quá trình sáng tạo của cha ông ta trênphương diện nghệ thuật mà chưa đề cập sâu sắc khía cạnh sáng tạo về mặt nộidung Điển hình:

Trương Chính trong bài viết Cha ông ta đã vận dụng các thể loại văn học Trung Quốc như thế nào vào thơ Nôm nhận định: “Cha ông ta khi

chuyển sang sáng tác bằng chữ Nôm, đồng thời cũng muốn cởi xiềng xích ra, bắt đầu từ Nguyễn Thuyên Nếu Hàn luật là thứ thơ Nôm ta thấy thịnh hành

ở thế kỉ XV, từ Nguyễn Trãi cho đến đời Hồng Đức thì nó không phải hoàn toàn là thơ luật Đường” [3, 3] Và ông khẳng định: “Trung Quốc không hề có thể nào như thế” Tuy nhiên, tác giả chưa có những minh chứng cụ thể, nhằm

làm sáng tỏ nét sáng tạo đó

Trong bài viết Thử tìm hiểu những điều kiện hình thành hai thể thơ lục bát và song thất lục bát, Phan Diễm Phương trong khi đối sánh hai yếu tố

vần và nhịp giữa hai thể lục bát, song thất lục bát với thơ Đường luật Trung

Quốc đã khẳng định: “Người Việt đã sử dụng vần chân kết hợp với vần lưng”

và về vần: “Người Việt tỏ ra ưa thích để nhịp lẻ trước, chẵn sau Trong khi đó

thơ Trung Quốc chỉ có duy nhất một vần chân, ngắt nhịp ai ai cũng nhận thấy rằng nhịp thơ ở thơ bảy chữ và năm chữ trong thơ Đường Trung Quốc là chẵn trước, lẻ sau” [15, 36].

Việc so sánh về vần và nhịp từ hai thể loại thơ trên của Việt Nam vớithơ Đường góp phần lí giải hiện tượng ngắt nhịp lẻ 3/4 trong thơ Nôm củadân tộc Là sự sáng tạo độc đáo của các nhà nho trung đại trong quá trình tiếpthu luật thơ Đường về vần và nhịp

Cùng ý kiến về sự sáng tạo trên phương diện nghệ thuật, Ngô Đức Thọ

trong bài Bước đầu tìm hiểu quy tắc Hàn luật qua tập thơ Ngự Đề Thiên Hoà Doanh bách vịnh đã chú ý khảo sát thanh luật thơ trong tập thơ này.

Ông cho rằng: “Thơ Nôm thất ngôn mà từ trước đến nay chúng ta vẫn tưởng

hoàn toàn theo luật thơ Đường, thực ra không đúng hẳn như vậy Thơ Đường

Trang 4

luật Trung Quốc, từ chữ thứ 3, thứ 5 của câu 1 và từ chữ thứ 3 của câu 4 thuộc diện được lựa chọn tự do (B hoặc T) Ở thơ Nôm thất ngôn Đường luật của ta các từ đó phải được thực hiện một quy định cứng, lần lượt là B, T và B” [30, 21] Từ đó, tác giả khẳng định: “Đối với một luật thơ cô đọng mà đặc điểm chủ yếu thể hiện ở cấu trúc thanh điệu B - T theo vị trí đặc điểm của từng từ, từ nọ ảnh hưởng đến từ kia như luật Đường thì việc quy định đối với

ba vị trí trên đây đủ để hình thành sắc thái riêng cho các sáng tác thơ Nôm thất ngôn của Việt Nam” [30, 21].

Như vậy, từ Trương Chính, Phan Diễm Phương, Ngô Đức Thọ đã phầnnào đề cập và làm sáng tỏ quá trình tiếp thu và sáng tạo luật thi Đường trên cácphương diện hình thức câu thơ (hiện tượng câu thất ngôn xen lục ngôn, thanh luật,cách ngắt nhịp, ) trong thơ Nôm Đường luật với mong mỏi tìm ra nét khu biệtgiữa thơ Đường luật Trung Quốc với thơ Nôm Đường luật của dân tộc

Đặc biệt, trong cuốn chuyên luận Thơ Nôm Đường luật, Lã Nhâm Thìn

đã nhìn nhận, nghiên cứu về những điều kiện cho sự hình thành và phát triểncủa thơ Nôm Đường luật; Khái quát quá trình phát triển của thơ Nôm Đườngluật trong lịch sử văn học Việt Nam Đồng thời, tác giả cũng đề cập đến hệthống chủ đề, đề tài, ngôn ngữ…Tuy vậy, những vấn đề đó chỉ được PGS - TS

Lã Nhâm Thìn tìm hiểu một cách chung nhất mà chưa đưa ra những biểu hiện

cụ thể, chi tiết Ông cũng chưa đề cập sâu sắc những yếu tố trong đặc trưng thểloại thơ Đường luật có ảnh hưởng trực tiếp việc sáng tạo thơ Nôm Đường luật,đặc biệt là của tác giả Nguyễn Trãi và nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương

Trên cơ sở những thành tựu nghiên cứu của các bậc tiền bối và coi đây

là những khám phá mang tính chất bước đầu để định hướng cho việc

khảo sát và nghiên cứu, chúng tôi đi vào Tìm hiểu sự tiếp thu, Việt hóa và sáng tạo thể thơ Đường luật từ đặc trưng thể loại (Khảo sát qua Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và Thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương) với mong

muốn tìm hiểu sự tiếp thu, sáng tạo trên các phương diện hình thức và nội

Trang 5

dung của hai tác giả trên, để từ đó có cái nhìn đúng đắn nhất về việc sáng tạothơ Nôm Đường luật của cha ông ta trên cơ sở căn cội ảnh hưởng từ luật thơĐường Trung Quốc Qua đó cũng thấy được vai trò và vị trí của Nguyễn Trãi

và Hồ Xuân Hương trong tiến trình dân tộc hoá, dân chủ hoá nền văn họctrung đại Việt Nam

3 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp, đề tài: Tìm hiểu sự tiếp thu, Việt hoá và sáng tạo thể thơ Đường luật từ đặc trưng thể loại (Khảo sát qua Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và Thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương)

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Thực hiện đề tài: Tìm hiểu sự tiếp thu, Việt hoá và sáng tạo thể thơ Đường luật từ đặc trưng thể loại (khảo sát qua Quốc âm thi tập của

Nguyễn Trãi và Thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương), chúng tôi chủ yếu

tìm hiểu sự tiếp thu, Việt hoá và sáng tạo thể thơ Đường luật trên haiphương diện nội dung và hình thức trong thơ Nôm của dân tộc, và lấy việc

khảo sát Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và Thơ Nôm truyền tụng Hồ

Xuân Hương làm căn cứ

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 6

Đối tượng nghiên cứu là: Thơ Đường luật, Thơ Nôm Đường luật, các

sáng tác thơ Nôm của Nguyễn Trãi và thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương

Phạm vi nghiên cứu: Khoá luận tập trung nghiên cứu Sự tiếp thu, Việt

hoá và sáng tạo thể thơ Đường luật từ đặc trưng thể loại Cụ thể: Tìm hiểu quá trình tiếp thu, Việt hoá và sáng tạo về mặt nội dung và hình thức qua Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và Thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương.

Ngoài ra, chúng tôi còn liên hệ với các tác phẩm thơ Nôm Đường luậtkhác trong văn học trung đại để thấy được sự đóng góp của hai tác giả trênđối với nền văn học dân tộc

6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kê, phân loạiPhương pháp phân tích

Phương pháp so sánhTuy vậy, trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp này sẽ được vậndụng một cách linh hoạt nhằm làm sáng tỏ và tăng thêm sức thuyết phục

7 Đóng góp của khoá luận

Đề tài Tìm hiểu sự tiếp thu, Việt hoá và sáng tạo thể thơ Đường luật

từ đặc trưng thể loại (khảo sát qua Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và thơ

Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương) góp phần làm cho hướng nghiên cứu trở

nên đầy đặn và có hệ thống hơn Đồng thời cũng góp phần đắc lực trong việcgiảng dạy những bài thơ Nôm Đường luật trong nhà trường từ góc độ đặctrưng thể loại

8 Bố cục của khoá luận

Ngoài các phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khoá luận đượcchia làm hai chương với những nội dung:

Chương 1: Giới thuyết về thơ Đường và thơ Nôm Đường luật

Chương 2: Sự tiếp thu, Việt hoá và sáng tạo thể thơ Đường luật quasáng tác của Nguyễn Trãi và Hồ Xuân Hương

Trang 7

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 GIỚI THUYẾT VỀ THƠ ĐƯỜNG VÀ THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT

1.1 Giới thuyết về thơ Đường luật

1.1.1 Khái niệm thơ Đường luật

Thơ Đường là một khái niệm bao hàm những bài thơ được sáng tác vàothời nhà Đường - Trung Quốc Hầu hết những bài thơ được sáng tác vào giaiđoạn này đều tuân thủ một hình thức luật thi chặt chẽ nên gọi là thơ Đường

luật Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Thơ Đường luật, còn gọi là

thơ cận thể (để phân biệt với thơ cổ thể được sáng tác vào giai đoạn trước đó), bao gồm thể thơ cách luật ngũ ngôn hoặc thất ngôn được đặt ra từ thời Đường ở Trung Quốc” [22, 313].

Thơ Đường luật có ba dạng chính: Thơ bát cú (mỗi bài tám câu), thơtuyệt cú (mỗi bài bốn câu), thơ bài luật (dạng kéo dài của thơ Đường luật).Các dạng của thơ Đường luật phải tuân thủ nghiêm ngặt về bố cục, luật B - T,đối, gieo vần…

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Trong lịch sử văn học Trung Hoa, thơ Đường luật là một trong nhữngthành tựu nổi bật Ra đời trong thời kì hoàng kim của chế độ phong kiến, thơ

Đường luật được ví như là “vườn hoa rộng lớn ngạt ngào hương sắc” với

hàng vạn bài thơ Đường và hàng nghìn tác giả Theo các nhà nghiên cứu, cókhoảng năm vạn bài thơ của hai nghìn ba trăm tác giả, trong đó có nhiều thi

phẩm Đường luật tiêu biểu, là “biểu tượng huy hoàng, đỉnh cao của ngôn ngữ

văn minh nhân loại” [31, 35].

Trang 8

Có thể thấy, thơ Đường luật phát triển và đạt được nhiều thành tựu,

trước hết bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, nhà Đường tồn tại ba thế kỷ, từ năm 618 đến năm 907 Lý

Uyên (hiệu là Cao Tổ) sau khi lên ngôi (năm 618) đã thi hành nhiều chínhsách cải cách tiến bộ về kinh tế, chính trị Nhờ sự phồn thịnh về kinh tế và ổnđịnh về chính trị đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng một nền vănhoá phong phú, đặc sắc, đa dạng, nhiều mặt, trong đó có thơ ca

Thứ hai, thơ Đường luật là sự tiếp nối truyền thống thơ ca lâu đời của

Trung Quốc, từ Kinh Thi, Sở từ của Khuất Nguyên đến thơ thời Ngụy - Tấn,Nam - Bắc triều, dân ca nhạc phủ các triều đại Chính thành tựu thơ ca có từgiai đoạn trước là điều kiện thuận lợi để thơ Đường có thể tiếp thu, kế thừa vàsáng tạo nhằm để ra một thành tựu thơ ca rực rỡ với lượng tác phẩm đồ sộ màmẫu mực

Thứ ba, thơ Đường luật phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng vì nó còn

xuất phát từ chính sách thi cử, tuyển chọn hiền tài bằng thơ, phú của nhà Đường

Đa số những thi nhân đời Đường đều là những nhà nho có học vấn cao, vì thếcác sáng tác thơ ca của họ thường đạt đến trình độ mẫu mực khiến nhiều ngườiphải ngưỡng mộ như: Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị, Nguyên Chẩn…

Trong thực tế phát triển về thi pháp của thể thơ Đường luật, các nhà thơ

đời Đường đã xây dựng nên một luật thi hết sức chặt chẽ, nghiêm ngặt: “Họ

đã đặt ra các quy tắc, các khuôn mẫu từ tứ thơ, kết cấu, bố cục cho đến niêm, luật, thanh điệu, đối, vần khiến người đời sau có cảm giác như đời Đường đã sản sinh ra một thứ như là dây chuyền công nghệ sản xuất thơ, ép theo những khuôn mẫu đúc sẵn” [27, 40].

Những nhân tố kể trên chính là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành vàphát triển của thơ Đường luật

Trang 9

Về quá trình hình thành và phát triển, có nhiều ý kiến khác nhau về sựphân chia các giai đoạn hình thành, phát triển Song hầu hết các nhà nghiêncứu đều thống nhất chia ba trăm năm phát triển của thơ Đường luật thành bốngiai đoạn: Sơ Đường; Thịnh Đường; Trung Đường; Vãn Đường.

Giai đoạn Sơ Đường (618 - 713) Đây là giai đoạn đầu cho sự hình

thành thơ Đường luật và là giai đoạn chuẩn bị mọi mặt cho sự phát triển thơ ởđời sau (chuẩn bị về thể thơ, đề tài, chủ đề ) Đồng thời cũng đã tạo nên sựbứt phá về phong cách sáng tạo với những nhà thơ tiêu biểu cho giai đoạn nàynhư: Vương Tích, Vương Quýnh, Vương Bột, Trần Tử Ngang

Giai đoạn Thịnh Đường (713 - 766) Đây là thời kỳ phát triển đầy đủ

nhất, “giàu có về số lượng, sung mãn về chất lượng” với sự xuất hiện của mộtlực lượng đông đảo tác giả, đại diện cho các phong trào sáng tác thơ Đườngluật Điển hình: Lý Bạch (tiêu biểu cho phong cách lãng mạn), Đỗ Phủ (tiêubiểu cho phong cách thơ hiện thực), Cao Vương Duy và Mạnh Hạo Nhiên(tiêu biểu cho phái điền viên sơn thuỷ) Đặc biệt “luật thi” Đường đến giaiđoạn này đã hoàn hiện và đi vào ổn định, đã để lại nhiều thi phẩm có giá trị tolớn về mặt nội dung và nghệ thuật cho đời sau thưởng thức, học tập

Giai đoạn Trung Đường (766 - 835) Là giai đoạn xã hội phong kiến

nhà Đường rơi vào suy thoái về kinh tế, chính trị và nó là điều kiện tốt để chotrường phái thơ hiện thực Đường luật phát triển mạnh mẽ với sự xuất hiện củahàng nghìn nhà thơ, trong đó có nhiều nhà thơ tài năng như: Nguyên Kết,Trương Tịch, Vương Kiến Đặc biệt, sự xuất hiện của phong trào Tân Nhạcphủ do Nguyên Chẩn và Bạch Cư Dị khởi xướng đã khẳng định được tài năngcũng như thành tựu của các nhà thơ thuộc phong trào sáng tác thơ hiện thựcĐường luật giai đoạn này

Giai đoạn Vãn Đường (836 - 907) Xã hội phong kiến Trung Quốc thời

kỳ này bước vào thời kỳ đen tối, suy thoái trầm trọng, xã hội hỗn loạn khôngthể kiểm soát được Trong hoàn cảnh ấy, thơ ca chia làm nhiều xu hướng, các

Trang 10

yếu tố tích cực và tiêu cực đan xen lẫn nhau Tuy vậy, giai đoạn này cũngxuất hiện một số tác giả tiêu biểu: Tào Đường, Mạnh Giao, Lý Ích Đặc biệt

là sự xuất hiện của hai nữ sĩ Đỗ Thu Nương và Trần Ngọc Lan, họ đều viết về

đề tài tình cảm đôi lứa, tình cảm vợ chồng thuỷ chung - một đề tài khá mới

mẻ của thơ Đường luật so với những giai đoạn trước

Tóm lại, thơ Đường có ba thế kỉ hình thành và phát triển nhưng nó đãđược âm thầm thai nghén trong lịch sử văn học Trung Quốc từ hàng nghìnnăm trước đó Những điều kiện thuận lợi về chủ quan và khách quan trong

thơ đã tạo nên sự phát triển rực rỡ, “nở rộ nhiều hương sắc mà mẫu mực của

thơ Đường luật” [31, 35].

1.1.3 Đặc trưng thể loại thơ Đường luật

Lí luận văn học đã chỉ ra thể loại như là hình thức chỉnh thể của tác

phẩm văn học Với nghĩa như vậy, thể loại văn học là: “Dạng thức của tác

phẩm văn học, được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển lịch sử của văn học, thể hiện ở sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả về tính chất của mối quan hệ của nhà văn đối với các hiện tượng đời sống” [20, 299].

Trong quá trình thai nghén và sáng tạo văn học, mỗi nhà văn đều lựachọn một phương thức biểu hiện phù hợp với đối tượng và năng lực tư duy,cảm thụ thẩm mĩ của mình Việc nhà văn lựa chọn sáng tạo thể loại nào thìđiều căn bản đầu tiên và có ý nghĩa quyết định, làm nên sự thành công của tácphẩm chính là việc nắm được những đặc trưng của từng thể loại ấy Nếu thểloại truyện với đặc trưng chung nhất là yếu tố cốt truyện, nhân vật được đặttrong mối quan hệ với hoàn cảnh sống thì thể loại thơ lại có đặc trưng ở nộidung trữ tình, ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh, nhạc điệu với việc

sử dụng các yếu tố về thanh điệu, vần, cách ngắt nhịp góp phần làm tăng sứclan toả trong thơ Trong giới hạn nghiên cứu của khoá luận, chúng tôi xin

Trang 11

được trình bày khái quát nhất đặc trưng về mặt nội dung và nghệ thuật của thểthơ Đường luật Trung Quốc.

1.1.3.1 Đặc trưng về mặt nội dung

Nội dung thơ Đường luật vô cùng phong phú và đa dạng, khái quát nộidung của gần năm vạn bài thơ Đường là một vấn đề không đơn giản Song về cơbản, có một số nội dung chủ yếu, được đề cập nhiều trong thơ Đường Đó là:

Bức tranh toàn diện về hiện thực đời sống của mọi tầng lớp xã hội đời Đường, tiêu biểu cho việc phản ánh nội dung này có các nhà thơ thuộc trường

phái hiện thực mà Đỗ Phủ là đại diện xuất sắc Không hề tô vẽ hay sơn màu

mà các tác giả thơ Đường đã mang yếu tố nguyên sơ của hiện thực cuộc sốngvào trong thơ Từ cuộc sống vương giả của bọn tầng lớp trên trong xã hộiphong kiến đến cuộc sống của người dân lao động nghèo, rồi từ nạn quantham, thuế khoá, binh dịch đến chiến tranh loạn li Có thể nói ở nội dung này,các nhà thơ Đường đã miêu tả khá toàn diện, chân thực, nhiều mặt, nhiều vẻcủa hiện thực xã hội phong kiến nhà Đường

Thơ Đường luật bộc lộ lòng đồng cảm sâu sắc với số phận bi thảm của nhân dân, khát vọng về một cuộc sống yên bình, hạnh phúc là nội dung chiếm

số lượng lớn trong các sáng tác của các thi sĩ đời Đường Số phận của ngườichinh phu, cô phụ, cung nữ, tiều phu, nông dân đều trở thành đối tượng để

các nhà thơ bộc lộ tấm lòng thương cảm Vương Xương Linh có Tây cung

xuân oán viết về người cung nữ, Cao Thích có Yên ca hành viết về kẻ chinh

phu và người chinh phụ với tấm lòng cảm thông và sẻ chia sâu sắc…Ở nộidung này chính là việc biểu hiện tinh thần “nhân đạo” trong thơ của các tácgiả Tinh thần ấy được xuyên thấm qua hệ thống ngôn từ hàm súc và trở thànhmột trong những nội dung trang trọng, xuyên suốt trong các sáng tác của cácthi sĩ đời Đường Bên cạnh đó, nhiều nhà thơ Đường còn bộc lộ khát vọng vềcuộc sống ấm no, hạnh phúc, ước mơ về một đấng minh quân “ưu quốc, ái

Trang 12

dân” Tiêu biểu cho khía cạnh nội dung này có thể kể đến các tác giả như: ĐỗPhủ, Bạch Cư Dị

Ngoài ra, Những nỗi niềm uẩn khúc riêng tư, những triết lí về lẽ sống

-chết, về cái vô cùng - hữu hạn, những tình cảm đa dạng là một nội dung nổi bật, xuyên suốt toàn bộ tác phẩm của các thi sĩ đời Đường Do quan niệm

“thơ khởi phát từ tấm lòng” và cũng do tính ước lệ về không gian, thời gian,

do ảnh hưởng của các học thuyết về vũ trụ, con người của Nho giáo nêntrong sáng tác, các tác giả đã bộc lộ tâm trạng, quan niệm về sự sống, cái chết,

về cái vô cùng - hữu hạn của vũ trụ cũng như cuộc đời con người một cáchsâu sắc và được nâng lên thành triết lí của các nho sĩ Tiêu biểu cho nội dung

này có thể kể đến một số thi phẩm: Thu phố ca - Lý Bạch, Đăng U Châu đài

ca - Trần Tử Ngang, Ẩm tửu khán mẫu đơn - Lưu Vũ Tích Nhìn chung ở nội

dung này, với những tư tưởng cao siêu cùng việc diễn đạt ngắn gọn, súc tíchnên không phải bất cứ người đọc nào cũng có thể tiếp nhận nội dung một cáchchính xác

Đặc biệt ở nội dung viết về những tình cảm đa dạng của con người, quatìm hiểu chúng tôi nhận thấy hầu hết các thi sĩ đời Đường đều có những bài thơ

viết về “tình cố hương”, “tình bằng hữu” và “tình cảm đôi lứa” Tiêu biểu: Tĩnh

dạ tư (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh) - Lý Bạch, Xuân dạ Lạc Thành văn địch

(Đêm xuân ở Lạc Thành nghe tiếng sáo) - Lý Bạch, Hoàng Hạc lâu (lầu Hoàng Hạc) của Thôi Hiệu, Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

(Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng) - Lý Bạch

Một nội dung cũng không kém phần quan trọng trong thơ Đường là

niềm say mê vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật, những thú vui sơn thuỷ, điền viên, nỗi đam mê cảnh sống ẩn dật lánh đục giữ trong của các thi sĩ đời Đường.

Thiên nhiên tạo vật đã trở thành một đề tài quen thuộc, trở thành đối tượngthẩm mĩ của các thi sĩ xưa và nay Và đề tài này cũng không nằm ngoài nội

Trang 13

dung phản ánh của các thi sĩ đời Đường Chính Phan Ngọc cũng từng nhận

xét: Thiên nhiên là cái nền của thơ Đường…

Thiên nhiên trong thơ Đường vô cùng phong phú và đa dạng Nhà

nghiên cứu Trần Văn Thục trong Văn học Trung Quốc đã chia thiên nhiên

thơ Đường thành ba khía cạnh:

Khía cạnh thứ nhất: Những bức tranh phong cảnh thiên nhiên tráng lệ kì

vĩ hay bình dị, mộc mạc nên thơ Tiêu biểu cho mảng thiên nhiên này có: Xa ngắm thác núi Lư - Lý Bạch, Tuyệt cú - Đỗ Phủ, Lên lầu Quán Tước - Vương

Chi Hoán), Tuyết trên sông - Liễu Tông Nguyên, Khe chim kêu - Vương Duy

“Khởi hứng từ thiên nhiên, tìm kiếm mối tương giao hoà hợp giữa con

người với thiên nhiên, gắn bó với nội dung sinh hoạt bình dị của con người hoặc nâng lên thành thú điền viên, thảnh thơi nhàn tản mà thưởng thức” [31,

78] là khía cạnh thứ hai trong nội dung thơ tả cảnh thiên nhiên Do sự quyđịnh về hình thức nghệ thuật của thơ Đường cũng như đặc điểm của thơ ca côđọng, lời ít ý sâu nên “tả cảnh ngụ tình”, mượn hình ảnh thiên nhiên để bộc lộtâm trạng, cảm xúc là một trong những phương diện biểu hiện mà các thi sĩthơ Đường rất hay sử dụng Tiêu biểu cho khía cạnh này có các tác phẩm:

Độc toạ Kính Đình sơn (Ngồi một mình với núi Kính Đình) - Lý Bạch, Hoàng Hạc lâu (Lầu Hoàng Hạc) - Thôi Hiệu, Thu hứng (Cảm xúc mùa thu) -

Đỗ Phủ

Khía cạnh thứ ba: Các thi nhân chỉ sử dụng thiên nhiên như “chất xúctác” để phản ánh hiện thực đời sống xã hội phong kiến nhà Đường Điển hình

có: Khuê oán - Vương Xương Linh, Xuân vọng - Đỗ Phủ, Xuân tứ - Lý Bạch

Với hệ thống nội dung trên chứng tỏ cho chúng ta thấy thơ Đường cómột sức sống mãnh liệt bởi nội dung phong phú và nó có ảnh hưởng khôngnhỏ đến cảm hứng sáng tác của các tác giả sau này Song, vì là một nền thi camang đậm “tính chất bác học” và là một thể thơ chịu sự quy định chặt chẽ về

“thi luật” nên hầu hết nội dung trong thơ Đường luật thường mang tính chất

Trang 14

cao siêu, trang trọng, người đọc khó nắm bắt được “nội dung hồn cốt” của bài

thơ Bởi vậy: “Đọc thơ Đường cần phải tĩnh tâm, đặt mình vào trong thế giới

nghệ thuật của tác giả mới cảm nhận được những điều thi nhân muốn gửi gắm” [6, 18].

1.1.3.2 Đặc trưng về mặt nghệ thuật

Trong lịch sử thơ ca, thơ Đường luật có lẽ là một thể loại đặc biệt vì làmột thể thơ được sáng tạo chịu sự quy định chặt chẽ của “luật thi” Về mặt

hình thức nghệ thuật, “Luật thi là toàn bộ những quy tắc tổ chức ngôn từ

trong sáng tạo thơ như phân dòng, số tiếng, ngắt nhịp, gieo vần bằng trắc”

[22, 198] Trong thơ Đường, “luật thi là thuật ngữ dùng để chỉ thơ bát cú đời

Đường gồm “ngũ ngôn bát cú luật thi” (ngũ luật) và “thất ngôn bát cú luật thi” (thất luật) [7, 195]; “Luật thi là thể thơ phù hợp với việc thể hiện tâm tình của con người vũ trụ - con người có nhu cầu thấy mình thống nhất với ngoại giới, trong tâm hồn có sự hoà điệu như sự hoà điệu của thế giới” [7,

Vần trong thơ Đường luật được tính từ chữ cuối câu 1 và chữ cuối mọicâu thơ chẵn (tức là các câu 1, câu 2, câu 4, câu 6, câu 8 trong bài thơ thấtngôn bát cú; Trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt thường gieo vần ở các chữ cuốicâu 1, câu 2, câu 4)

Ví dụ:

Thu Hứng (Cảm xúc mùa thu)

Trang 15

Ngọc lộ điêu thương phong phụ lâm (B)

Vu Sơn, Vu Giáp khí tiêu sâm (B)

Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng

Tái thượng phong vân tiếp địa âm (B)

Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ

Cô chu nhất hệ cố viên tâm (B)

Hàn y xứ xứ thôi đao xích

Bạch Đế thành cao cấp mộ châm (B)

(Đỗ Phủ)

Đây là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật đảm bảo về vần Bằng ở thứ

tự cuối các câu 1 (lâm), câu 2 (sâm), câu 4 (âm), câu 6 (tâm), câu 8 (châm)

Về thanh âm chỉ có hai thanh B - T Sự lặp lại của hai thanh này tạo racảm giác đơn điệu, buồn tẻ và nhàm chán Để khắc phục tình trạng này, người

ta đặt ra quy định về luật Luật thơ cốt chỉ để tạo ra sự hài hoà cho một thanh

B - T trong một câu thơ Luật thơ được tính từ chữ thứ 2 của câu thơ thứ nhất.Nếu nó mang thanh nào thì bài thơ được quy định làm theo luật đó

Trong thơ thất ngôn (7 tiếng), chữ thứ 2 và chữ thứ 6 trong câu thơ thứnhất phải luôn cùng thanh với nhau, chữ thứ 4 phải ngược thanh so với hai vịtrí trên Người ta gọi chữ ở vị trí thứ 4 là “đòn cân thanh điệu” Người xưa đãtổng kết thành một công thức về “luật” trong thơ Đường:

“Nhất, tam, ngũ bất luận” (chữ thứ 1, 3, 5 không cần theo luật)

“Nhị, tứ, lục phân minh” (chữ thứ 2, 4, 6 phải rõ ràng)

Trang 16

Chữ thứ 2 “ lộ” làm theo thanh T và cùng thanh với chữ thứ 6 “thụ”, đồng thời chữ thứ 4 “thương” ngược thanh với chữ ở vị trí thứ 2 và thứ 6 Như

vậy có thể khẳng định bài thơ Thu hứng của Đỗ Phủ đã đảm bảo về “luật”.

Về niêm, trong thơ cận thể, “niêm” được coi là yếu tố quan trọng bậcnhất Để khắc phục tình trạng đơn điệu, giữa hai cặp câu thơ sau với hai cặpcâu thơ trước, người ta đặt ra quy định về “niêm”

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Niêm - nghĩa đen là dính Chỉ

quan hệ âm luật giữa 2 liên (cặp câu) trong một bài thơ Đường luật” [22,

239]

Trong một bài bát cú sẽ có 4 niêm: Câu 2 và câu 3 (nhị - tam); câu 4 vàcâu 5 (tứ - ngũ); câu 6 và câu 7 (lục - thất ); câu 8 và câu 1 (bát - nhất) Đểcho 2 liên (câu 1+ câu 2, câu 3 + câu 4; câu 5 + câu 6, câu 7 + câu 8) dính vàophải “niêm” giữa liên trên và liên dưới Muốn vậy, chữ thứ 2 của câu chẵnthuộc liên trên phải cùng thanh với chữ thứ 2 của câu lẻ thuộc liên dưới.Không làm được như vậy thì bị coi là “thất niêm” (mất sự dính liền)

Ví dụ:

Bài Hoàng Hạc lâu (Lầu Hoàng Hạc)

Tích nhân dĩ thừa Hoàng Hạc khứ (B) Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu (T) Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản (T) Bạch vân thiên tải không du du (B) Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ (B) Phương thảo thê thê Anh Vũ châu (T) Nhật mộ hương quan hà xứ thị (T) Yên ba giang thượng thử nhân sầu (T)

(Thôi Hiệu)

Chữ thứ 2 “địa” của câu chẵn thuộc liên 1 cùng thanh T với chữ thứ 2

“hạc” của câu lẻ thuộc liên 2 Đồng thời, chữ thứ 2 “vân” của câu chẵn thuộc

Trang 17

liên 2 niêm với chữ thứ thứ 2 “xuyên” của câu lẻ thuộc liên thứ 3 qua thanh

B Tương tự như vậy, chữ “thảo” niêm với chữ “mộ” qua thanh T; chữ “ba” thuộc liên 4 niêm với chữ “nhân” thuộc liên 1 qua thanh B Như vậy, bài thơ

Hoàng Hạc lâu đã đảm bảo về “niêm”.

Trong quan niệm Mĩ học của phương Đông, cái đẹp là sự hài hòa, cânđối Quy định về “đối” trong thơ Đường luật cũng nhằm góp phần tạo ra vẻđẹp hài hòa cho hình thức của bài thơ

“Đối” chỉ là yêu cầu bắt buộc đối với dạng bát cú trong thơ Đường Từ

điển thuật ngữ văn học cho rằng: “Đối (còn gọi là đối ngẫu) là một dạng

của kết cấu song hành, kiểu kết cấu có mặt trong văn chương của tất cả các dân tộc trên thế giới Quan niệm về vũ trụ và cái đẹp, ngôn ngữ đơn âm tiết, giầu thanh điệu và đặc thù của thơ Trung Hoa (các dòng trong một bài thường có số lượng âm tiết bằng nhau) là cơ sở khách quan đầu tiên tạo nên

sự hình thành của phép đối và luật đối riêng biệt trong văn chương cổ điển của quốc gia này” [22, 123].

Về luật đối, liên 2 và liên 3 buộc phải có đối Tức câu 4 đối với câu 3;câu 6 phải đối với câu 5 Đối yêu cầu phải đảm bảo về thanh (B với T; T vớiB), đối về từ loại (từ loại nào đối với từ loại đó), đối về ý nghĩa Tuy nhiêntrong thực tế, nhiều nhà thơ đã tìm cách phá luật về đối, mục đích là để nhằmnhấn mạnh nội dung của bài thơ

Về tiết tấu (cách ngắt nhịp), người Trung Quốc cổ quan niệm trái đất là

do âm - dương ngũ hành kết hợp mà thành Do vậy âm - dương phải liên kếtvới nhau để tạo ra sự hài hoà, cân đối giữa trời đất và con người Người TrungQuốc cổ xưa cũng quan niệm: Số chẵn là số âm, số lẻ là số dương Có lẽ vìvậy mà theo quy luật trời đất, cách ngắt nhịp trong thơ Đường cũng bắt đầu từchẵn trước - lẻ sau (âm trước - dương sau) Cụ thể, trong thể thất ngôn bát cú

là 4/3 hoặc 2/2/3; thể ngũ ngôn thường là 2/3 Nhìn chung, cách ngắt nhịptrong thơ Đường thường khá đơn điệu

Trang 18

Vị giải / ức Trường An

Thực (phô bày sự thật, giải thích đầu bài): Gồm câu 3 và câu 4

Luận (bàn bạc cho rộng nghĩa đầu bài) : Gồm câu 5 và câu 6

Kết (tóm tắt ý nghĩa cả bài mà chốt lại) : Gồm câu 7 và câu 8

Với một bài tứ tuyệt, gồm: Khai, thừa, chuyển, hợp Câu 1 là mở đề,câu 2 là thừa đề, câu 3 là câu chuyển và câu 4 là câu kết thúc

Sau đây ta có mô hình của bài thơ thất ngôn bát cú luật Bằng (với bàithơ thất ngôn bát cú luật Trắc thì các thanh ở các tiếng 2, 4, 6 (bắt buộc) phải

Trang 19

Nguyễn Thị Bích Hải trong Bình giảng thơ Đường nhận xét: “Ngôn

ngữ thơ Đường nhìn chung là giản dị trong sáng, tinh luyện Cũng có thể nói

đó là sự tinh luyện đến mức giản dị Do vậy, khi phân tích thơ Đường đừng vì thấy sự giản dị của ngôn ngữ mà xem thường rồi bỏ qua Cái độc đáo của thơ Đường chính là ở sự giản dị đến mức gần như là trong suốt ấy” [6, 17].

Vì vậy, sự “tinh luyện” trong ngôn ngữ đã đem đến cho Đường một nộidung cơ bản là sự kín đáo, cô đọng, hàm súc, “ý tại ngôn ngoại” (ý ở ngoài lời)

Các nhà thơ Đường quan niệm: Làm thơ nghệ thuật tinh xảo là ở chỗ kiệm lời (Hàn Dũ); Ngôn tận nhi ý bất tận (lời hết mà ý vô cùng) Do vậy, thơ Đường

được đánh giá là “đỉnh cao của ngôn ngữ văn minh nhân loại” quả không sai

Trên đây là những đặc điểm cơ bản nhất về nội dung và nghệ thuật thơĐường Qua tìm hiểu, khảo sát, người viết nhận thấy với thành tựu ba trămnăm thơ Đường đã để lại một nội dung vô cùng phong phú, song những nộidung ấy lại được bao chứa trong một hình thức nghệ thuật nghiêm ngặt - một

“luật thi” hết sức gò bó, đơn điệu Vì thế: “Thơ Đường luật dễ hấp dẫn giai

cấp thống trị, bởi nó bắt người ta tuân theo những phép tắc rất nghiêm ngặt, chẳng kém gì trật tự xã hội phong kiến Rằng hay thì thật là hay, nhưng ràng buộc thì cũng gớm lắm” [3, 3].

Thơ Đường luật là một thể loại có sự ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉđối với nền văn học Trung Quốc mà còn đối với cả nền văn học nước ngoài,

Trang 20

trong đó có nền văn học trung đại Việt Nam Nó mãi mãi là những kiểu mẫu,những khuôn vàng thước ngọc cho muôn đời sau học tập và chiêm ngưỡng.

1.2 Giới thuyết về thơ Nôm Đường luật

1.2.1 Khái niệm

Vì điều kiện thời gian và trình độ có hạn, tác giả khóa luận đã dựa vàokhái niệm về thơ Nôm Đường luật do PGS - TS Lã Nhâm Thìn nêu ra Ông

cho rằng: “Khái niệm thơ Nôm Đường luật là bao hàm những bài thơ viết

bằng chữ Nôm theo luật Đường hoàn chỉnh và cả những bài viết theo thơ luật Đường phá cách - những bài có xen câu ngũ ngôn, lục ngôn vào thơ thất ngôn” [26, 9].

1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển

Trong Thơ Nôm Đường luật, tác giả Lã Nhâm Thìn đã chia cụ thể

quá trình phát triển của thơ Nôm Đường luật trong lịch sử văn học trung đạiViệt Nam thành ba giai đoạn: Giai đoạn hình thành; Giai đoạn phát triển; Giaiđoạn cuối của thơ Nôm Đường luật

Ở đây, tác giả khoá luận xin khái quát một cách chung nhất về quá trìnhhình thành và phát triển thơ Nôm Đường luật - một thể loại văn học tiếp thu

“luật thi” Đường được viết bằng chữ Nôm

Thơ Nôm Đường luật tồn tại, phát triển trong khoảng bảy thế kỉ (từ thế

kỉ XIII đến cuối thế kỉ XIX) xuất hiện cùng với sự xuất hiện của chữ Nôm(chữ Nôm về cơ bản mượn ký hiệu chữ Hán nhưng đã được cải biên, sáng tạothêm và đọc thành âm tiếng Việt)

Từ thời Trần, bên cạch dòng văn học viết bằng chữ Hán, đã xuất hiệndòng văn học viết bằng chữ Nôm, bắt đầu từ Nguyễn Thuyên (Hàn Thuyên)

và Nguyễn Sĩ Cố ( ? -? ) Nhiều nhà nghiên cứu hiện nay cho rằng bài thơ

Đuổi Cá Sấu của Hàn Thuyên vẫn còn được lưu truyền, song lại không có căn

Trang 21

cứ chứng minh cụ thể Do vậy, người có công và đóng viên gạch đầu cho sựphát triển, sáng tạo dòng thơ Nôm Đường luật phải kể đến Nguyễn Trãi (1380

- 1442) với tập thơ Nôm Quốc âm thi tập Một mặt, tiếp thu hệ thống chủ đề,

đề tài, “luật thi” của thơ Đường luật Trung Quốc, mặt khác, Nguyễn Trãi đã

cố gắng tìm ra một “lối thơ” riêng cho thể loại thơ Đường luật Nôm ViệtNam

Tiếp đó, phải kể đến những thành tựu thơ Nôm khác: Lê Thánh Tông

và hội Tao Đàn với tập Hồng Đức Quốc âm thi tập và sau đó là tổng tập

Việt âm thi tập (1459) do Phan Phu Tiên và Chu Xá biên tập với trên 700 bài

thơ Nôm) đã đánh dấu sự trưởng thành và phát triển của dòng văn học chữNôm dưới sự ảnh hưởng của thơ Đường luật

Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, thơ Nôm Đường luật ở vào giai đoạn

“thịnh trị nhất” Đi từ bước “thể nghiệm” trong thơ Nguyễn Trãi và thơ Lê ThánhTông, thơ Nôm Đường luật giai đoạn này đã dần trở nên ổn định, tạo thành dòngvăn học chủ lực của văn học trung đại Việt Nam, gặt hái được nhiều thành côngvới một số lượng tác phẩm đồ sộ và lực lượng sáng tác đông đảo Tiêu biểu :

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) với tập thơ Bạch Vân quốc ngữ thi tập; Trịnh Căn (1633 - 1709) với tập Ngự Đề Thiên Hoà Doanh bách vịnh; Thơ

Nôm Nguyễn Công Trứ, Bà huyện Thanh Quan Đặc biệt, thế kỉ XVIII nổi bậtlên những sáng tác thơ Nôm của nữ sĩ Hồ Xuân Hương Đến Hồ Xuân Hương,

thơ Nôm Đường luật đã “tiếp tục xu hướng dân chủ hoá đồng thời chuyển nhanh

trên con đường dân chủ hoá nội dung và hình thức thể loại” [27, 46].

Cuối thế kỉ XIX, được coi là giai đoạn “thoái trào” của thơ Nôm Đườngluật Khi chữ Nôm mất vai trò trong cuộc sống, thay vào đó dân tộc ta đã chuyểnsang sáng tác văn học bằng “quốc ngữ Đường luật” Song với sự xuất hiện củahai tác giả Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) và Trần Tế Xương (1870 - 1907) đãkhẳng định thành tựu thơ Nôm Đường luật của thế kỉ này Thơ Nôm Đường luậtcủa Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương đã “có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa

Trang 22

trào phúng và trữ tình trong những vần thơ “cười ra nước mắt và hơn ai hết, họ

đã để lại phong cách tác giả trong thơ Nôm Đường luật” [27, 50]

Như thế, trong bảy thế kỉ thơ Nôm Đường luật tồn tại và phát triển thì

đã có năm thế kỉ phát triển rực rỡ, đạt được nhiều thành tựu với diện mạo

“không có tuổi ấu thơ chập chững cũng như không có tuổi già” (chữ dùng của

PGS - TS Lã Nhâm Thìn) Trong quá trình sáng tác thơ Nôm Đường luật, cácnho sĩ trung đại Việt Nam không ngừng tiếp thu những tinh hoa của thơĐường luật Trung Quốc Đồng thời cũng Việt hoá và sáng tạo chứ không đơnthuần là sao chép, rập khuôn một cách máy móc Do vậy đã tạo nên một dòngthơ mang đậm dấu ấn riêng của con người, đất nước và bản sắc văn hoá ViệtNam thời trung đại

1.2.2 Đặc trưng thể loại

Trong bài viết Một thời đại trong thi ca, Hoài Thanh nhận xét:

“Thanh thế thơ Đường ở nước ta xưa nay bao giờ cũng lớn” Đồng thời cũng

khẳng định, “thời nay”- Tức là những năm 30 của thế kỉ XX vẫn còn những

“thiếu niên Tây học xem sách Nho” “Họ chỉ cốt tìm một nguồn sống tinh

thần Họ đi tới thơ Đường với một tấm lòng trong sạch và mới mẻ, điều kiện cần thiết để hiểu thơ Cho nên, dầu dốt nát, dầu nghĩa câu nghĩa chữ lắm khi

họ rất mờ, họ đã hiểu thơ Đường hơn nhiều tay khoa bảng” [28, 42].

Lời nhận xét trên của Hoài Thanh chứng tỏ thơ Đường có sức âm vang

và ảnh hưởng rất lớn đối với nhiều thi sĩ, nhiều nhà văn Việt Nam Vì vậy, cómột thực tế nền văn học trung đại Việt Nam cùng với quá trình học tập vănhoá, văn học Trung Hoa trên nhiều phương diện: Ngôn ngữ, chữ viết đến hệthống thể loại, phương thức tư duy nghệ thuật, xây dựng hệ thống hìnhtượng là quá trình cha ông ta không ngừng tiếp thu có chọn lọc trên cơ sởcăn cội văn hoá, tư tưởng dân tộc để xây dựng một nền văn học mang đậm

Trang 23

bản sắc, phong cách nghệ thuật của các nho sĩ Việt Nam trong ngần ấy thế kỉ(khoảng mười thế kỉ văn học trung đại Việt Nam).

Xét từ khái niệm về thơ Nôm Đường luật của Lã Nhâm Thìn thì nét đặctrưng và cơ bản nhất của thơ Nôm Đường luật là “sự kết hợp hài hoà yếu tốNôm và yếu tố Đường luật”

Yếu tố Đường luật trong thơ Nôm Đường luật “là những gì tiếp thu của

nước ngoài và có tính chất tao nhã, ước lệ” [26, 10] và chịu ảnh hưởng từ tư

tưởng Nho Giáo của người Trung Quốc Đó là hệ thống đề tài, chủ đề hướngđến mục đích biểu đạt cho những phạm trù của tư tưởng Nho giáo như: Thơcốt để “tỏ chí, tỏ lòng”, qua thơ để nói về lí tưởng của đấng trượng phu với tưtưởng “trung, hiếu, lễ, nghĩa, trí, tín” Nói như Nguyễn Trãi:

Bui một tấc lòng trung lẫn hiếu,Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen

(Thơ Nôm, Thuật hứng, bài 24)

Về tư duy nghệ thuật, thơ Nôm Đường luật chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất từkhuôn mẫu nghệ thuật và phải được coi là “khuôn vàng, thước ngọc” lồngtrong một thứ ngôn ngữ trang nhã, trau chuốt với những từ Hán Việt, điển tích,điển cố Hán học trong niêm, luật chặt chẽ, đúng quy cách

Tuy nhiên, như “một quy luật tất yếu”, văn học trung đại vẫn chủtrương Việt hóa và sáng tạo trên nền học tập và tiếp thu những yếu tố trongthơ Đường luật Với quan niệm “nôm na là cha mách qué”, thơ chữ Nôm ra

đời để “miêu tả thiên nhiên của đất nước, để phản ánh hiện thực của dân tộc,

để phát biểu những tư tưởng, tình cảm trực tiếp và sâu sa nhất của con người

- mà đây chính là chức năng chủ yếu của văn học, thì tốt nhất vẫn dùng tiếng

mẹ đẻ, mà có khi lại nhất thiết dùng tiếng mẹ đẻ” [10, 17] nên trong thơ Nôm

là “yếu tố Nôm những gì thuộc về dân tộc và có tính chất dân dã, bình dị

(Nôm là đọc biến âm của Nam và Nôm còn được hiểu là nôm na, dân dã)”

[26, 10] Như vậy, một trong những phương diện đầu tiên và quan trọng của

Trang 24

đặc trưng thể loại thơ Nôm Đường luật là việc cha ông ta đã sử dụng chữNôm - thứ chữ của dân tộc và việt hóa thành công thể thơ Đường luật thànhthơ Nôm Đường luật của dân tộc.

Về mặt nội dung, thơ Nôm Đường luật hướng tới những vấn đề của đấtnước, dân tộc với bức tranh toàn diện, chân thực về đời sống xã hội, nhữngtình cảm riêng tư của con người cùng thiên nhiên tạo vật muôn màu muôn vẻvới những hình ảnh chân thực, bình dị, dân dã và trở thành đặc trưng nội dungquan trọng của thơ Nôm

Về mặt hình thức nghệ thuật, một trong những đặc điểm của thơ NômĐường luật là việc cha ông ta đã sáng tạo thành công thể thơ thất ngôn xenlục ngôn - một thể thơ hoàn toàn do người Việt Nam sáng tạo Hà Minh Đức -

Bùi Văn Nguyên cho rằng: “Sự phối hợp thể lục ngôn với thể thất ngôn

Đường luật dẫn tới một thể thất ngôn xen lục ngôn đặc biệt của Việt Nam” [5,

21]

Chúng tôi dựa vào kết quả khảo sát sau đây để khẳng định thể thất ngônxen lục ngôn là một sáng tạo của các nho sĩ Việt Nam Nó không hề tồn tạitrong thơ Đường và là một đặc điểm nổi bật trong thơ Nôm Đường luật

Theo các nhà nghiên cứu, trong:

Tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi có 186 / 254 bài thất ngôn

xen lục ngôn

Tập Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông và hội Tao Đàn có

135 / 328 bài

Tập Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm có 97 / 161

bài thất ngôn xen lục ngôn

Tập Ngự Đề Thiên Hoà Doanh bách vịnh của Trịnh Căn có 10 bài.

Tập Ngôn ẩn thi tập của Nguyễn Hữu Chỉnh có 5 bài.

Trang 25

Như vậy, với việc sáng tạo ra thể thơ thất ngôn xen lục ngôn, cha ông ta

đã “miêu tả một cách linh hoạt và cụ thể hơn văn học chữ Hán những nét

phong phú và mĩ lệ của thiên nhiên đất Việt, có thể biểu lộ sâu sắc và tế nhị hơn những khía cạnh độc đáo trong tâm hồn người Việt” [10, 28].

Bên cạnh việc sáng tạo thể thơ thất ngôn xen lẫn lục ngôn trong thơ NômĐường luật, cha ông ta cũng đặc biệt chú ý đến hình thức về cách ngắt nhịp vàyếu tố ngôn ngữ

Nếu trong thơ Đường chủ yếu dùng hình thức ngắt nhịp chẵn trước - lẻsau thì trong thơ Nôm Đường luật, cha ông ta lại ưa dùng lối ngắt nhịp lẻtrước - chẵn sau

(Thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương).

Mục đích của cách ngắt nhịp như vậy cốt để tạo ra nhịp điệu, “tính

nhạc” riêng khác với cách ngắt nhịp của thơ Đường Trung Quốc, là sự cố

gắng khách quan của ý thức dân tộc nhằm chuyển đổi mạch thơ theo quy luật

âm vận và nhịp điệu tâm hồn Việt Nam

Hơn nữa, với việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc: Từ Việt, ngôn ngữ vănhọc dân gian, ngôn ngữ sinh hoạt trong đời sống Thơ Nôm Đường luậthướng đến việc truyền đạt những nội dung bình dị của cuộc sống hàng ngàytrong một thứ ngôn ngữ gần gũi như “tiếng mẹ đẻ” với tất cả sự phong phú,nhiều vẻ của thiên nhiên, đất nước và con người trung đại Việt Nam

Quá trình đi từ bước thể nghiệm đến ổn định, từ tiếp thu và sáng tạo, từước lệ tượng trưng đến phá vỡ ước lệ tượng trưng, từ nội dung quan phương đếnnội dung phản ánh hiện thực cuộc sống, từ nội dung trang trọng đến giản dị, gần

Trang 26

gũi, từ mật độ sử dụng dày đặc từ ngữ Hán đến sự kết hợp hài hòa và nhuầnnhuyễn cả yếu tố Hán và Việt dẫn đến sự thắng thế của yếu tố Việt (Nôm), thơNôm Đường luật từ Hàn Thuyên, Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi đến NguyễnKhuyến đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình Như vậy, trên bước đườngtiếp thu, Việt hoá và sáng tạo thể thơ Đường luật, ông cha ta đã không ngừng

“thể nghiệm”, tìm tòi đổi mới và dần hoàn thiện một thể thơ mang đặc trưngriêng, dấu ấn riêng cả về nội dung và hình thức so với thơ Đường

Trang 27

2.1.1 Về tác phẩm Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi (1380 - 1442) là vị anh hùng cứu quốc thuở “Bình Ngô”

và cũng là nhà thơ lớn của nước Đại Việt trong thế kỉ XV Ông đã để lại một

sự nghiệp sáng tác đồ sộ, bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm

Trong giới hạn nghiên cứu, tác giả khóa luận tập trung nghiên cứu

những bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi qua Quốc âm thi tập với mong muốn

tìm hiểu rõ thêm sự tiếp thu và sáng tạo thể thơ luật Đường trên các phươngdiện nội dung và hình thức, từ đó cũng thấy được vai trò của ông đối với nềnvăn học viết bằng chữ Nôm của dân tộc

Tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi bao gồm 254 bài thơ Nôm,

hầu hết là những bài thơ không có đầu đề và thường được đánh số thứ tự Tậpthơ chia làm 4 loại: Vô đề; Thời lệnh môn; Hoa mộc môn; Cầm thú môn vớinhiều thể tài khác nhau: Ngôn chí (21 bài); Mạn thuật (14 bài); Trần tình (9bài); Tự thán (41 bài); Tự thuật (11 bài); Tức sự (4 bài); Bảo kính cảnh giới(61 bài)

Nội dung trong Quốc âm thi tập rất đa dạng: Tình yêu thiên nhiên, quê

hương đất nước, những nỗi niềm “tự thán”, tự than với niềm “ưu ái triềuđông”, tình cảm bạn bè, cha con cùng hình thức nghệ thuật độc đáo, đặc sắc

đã làm nên diện mạo một áng thơ cổ nhất, có giá trị nhất trong nền thơ ca cổđiển nước nhà

Trang 28

2.1.2 Sự tiếp thu, Việt hoá và sáng tạo về phương diện nội dung trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

Trên cơ sở những nội dung trang trọng, cầu kì, thơ cốt để nói ý, nói chí

cao cả của những nhà nho trong thơ Đường, Quốc âm thi tập không hiếm

những bài thơ nói về lí tưởng “ưu quốc ái dân”, phẩm chất kẻ sĩ, chí lớn củangười quân tử Như vậy việc biểu hiện rõ nhất về mặt tiếp thu nội dung thơĐường luật trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi là việc tiếp thu hệ thống đề tài,

chủ đề ‘Thi dĩ ngôn chí, văn dĩ tải đạo”.

Những khái niệm của Nho giáo như “tam cương”, “ngũ thường”, “ngũluân”, “thiên mệnh” có ảnh hưởng không nhỏ đến những nho sĩ thời trungđại Đặc biệt, tư tưởng đã là trang nam nhi thì phải làm nên nghiệp lớn, rạngdanh tên tuổi trong trời đất, cùng quan niệm “tu thân, tề gia, trị quốc, bìnhthiên hạ” đã trở thành hoài bão, khát vọng cho những đại trượng phu thờitrung đại phấn đấu:

Công danh nam tử còn vương nợLuống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu

(Thuật Hoài, Phạm Ngũ Lão)

Và thơ văn đã trở thành phương tiện để họ “tỏ chí, tỏ lòng”

Bên cạnh là một nhà thơ, trước hết Nguyễn Trãi là một nhà nho đượcđào tạo nơi “cửa Khổng sân Trình” Vì vậy, những quan niệm của Nho giáo

có ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng của Ức Trai Theo khảo sát của PGS

-TS Lã Nhâm Thìn, trong tổng số 254 bài thơ Nôm Quốc âm thi tập có:

16/254 bài viết về lí tưởng “ái ưu”, chiếm tỉ lệ 6,3%; 16/254 bài viết về lítưởng trung - hiếu, chiếm tỉ lệ 6,3%; 37/254 bài viết về phẩm chất kẻ sĩ, quân

tử, chiếm tỉ lệ 14,6%

Rõ ràng trong tác phẩm này có hẳn một phần về Bảo kính cảnh giới

-gương báu răn mình Nguyễn Trãi là một người làm quan dưới thời nhà Lê, là

Trang 29

nhà chính trị tài ba, nhà quân sự lỗi lạc nên nhìn chung, với tư cách là một bềtôi, ông đã làm tròn nghĩa vụ của một “công dân” trung với vua, với dân, vớinước Mặc dù sau vụ “án oan Trại Vải”, Nguyễn Trãi về ở ẩn và sau là cáichết thảm oan nhưng tư tưởng mà ông để lại cho đời khiến không ít ngườiphải ngưỡng mộ:

- Bui có một niềm chăng nỡ trễ Đạo làm con liễn đạo làm tôi

(Ngôn chí, bài 2)

- Quân thân chưa báo lòng canh cánh Tình phụ cơm trời, áo cha

(Ngôn chí, bài 7)

Song, bên cạnh những bài thơ nói chí, nói khí của Nguyễn Trãi, chúng

ta cũng bắt gặp những “bài thơ của Nguyễn Trãi buồn” vì tự trong con người

cá nhân của mình, Ức Trai thấy đau khổ, không phải đau khổ vì bị sự gièmpha, chèn ép gây ra cho bản thân mà chính vì “cái đạo” của mình gây dựngkhông thành, những ước vọng “trí quân, trạch dân”, “trị quốc bình thiên hạ”của bản thân không thực hiện được Và chính vì trong lòng nhiều day dứt,trăn trở, ý thức “bản ngã cái tôi cá nhân” Nguyễn Trãi lúc này mới có điềukiện được bộc lộ

Dấu ấn cá nhân Nguyễn Trãi không có gì đáng nói nếu thơ Nôm củaông chỉ dừng lại ở việc biểu đạt cho các khái niệm “đạo”, “trung” của Nhogiáo vốn gò bó, khắc kỉ Mà điều đáng nói ở đây là trong thơ Nôm Đườngluật, Ức Trai đã dám khẳng định ý thức “tự thuật” về bản thân, về những điều

lo toan bộn bề của cuộc sống thường nhật: Cái nghèo, manh tấm áo, tuổi già

Như vậy, bên cạnh những bài thơ quy phạm về chí của người quân tử nhưtrong thơ Đường thì Nguyễn Trãi đã đưa yếu tố đời tư cá nhân của chính bảnthân mình vào trong thơ Nôm như là một hình thức để tâm sự, giãi bày về cuộc

Trang 30

đời, để “tỏ” những nỗi niềm riêng tư cá nhân của riêng Nguyễn Trãi Và đâychính là nét sáng tạo trong nội dung biểu hiện trong đề tài tỏ chí, tỏ lòng của thơ

Nôm Nguyễn Trãi so với thơ Đường luật “Đọc những bài thơ trong Ức Trai thi

tập và Quốc âm thi tập, ta sẽ thấy trong thơ Việt Nam xưa chưa có nhà thơ nào nói đến nỗi niềm riêng của mình nhiều như Nguyễn Trãi” [9, 236].

Qua khảo sát, thống kê của các nhà nghiên cứu, trong Quốc âm thi tập

có tới 102/254 bài thơ Nôm nói về đời tư cá nhân Bên cạnh những bài thơcầu kì, trang trọng, truyền tải tư tưởng của Nho giáo là những bài thơ mangnặng tâm tư rất chân thực của Nguyễn Trãi:

Gia Sơn đường cách nghìn dặm

Ưu ái lòng phiền nửa đêm

(Tự thuật, bài 4)

Đó là niềm thao thức vì nỗi nhớ thương quê hương và mối lo ưu nhà ưunước của một người “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc”(Lo trước khi nhân dân chưa lo, và chỉ vui sau khi thấy nhân dân đều vui)

Có những lúc Nguyễn Trãi đã nói về sự “già nua” của mình mà nuốitiếc tuổi xanh:

Tiếc xuân cầm đuốc mải chơi đêmNhững lệ xuân qua tuổi tác thêmChẳng thấy ngoài hiên tơ liễu rủMột phen liễu rủ, một phen mềm

(Tích cảnh, bài 3)

Nhưng cũng có lúc Nguyễn Trãi bày tỏ bản lĩnh của mình khi tự mìnhxưng là “bui”, “ta”, “ông”

- Rượu đối cầm, đâm thơ một thủ

Ta cùng bóng mấy nguyệt, ba người

(Tự thán, bài 6)

- Sự thế dữ lành ai hỏi đến

Trang 31

Bảo rằng ông đã điếc hai tai.

có được những lúc tự do mà uống rượu, ngắm trăng quả là những giây phútthật quý báu với Nguyễn Trãi:

Dò trúc sông qua lòng suốiTìm mai theo đạp bóng trăng

Một phút thanh nhàn trong thuở ấyNghìn vàng ước đổi được hay chăng

(Tự thán, bài 7) Quan điểm “Tuỳ ngộ chi an” (Tuỳ cảnh ngộ mà có cách cư xử cho phù

hợp) của Trần Nhân Tông có lẽ thật đúng với Ức Trai!

Đồng thời trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, chúng ta cũng thấy

hình ảnh một con người đa cảm, đa tình với mọi cung bậc xúc cảm trong tìnhcảm đôi lứa

Trở lại vấn đề quan niệm về tình yêu đôi lứa trong xã hội xưa, chúng tathường bắt gặp những câu ca dao khá “thông thoáng” trong văn học dân gian:

Trang 32

- Người về em dặn câu nàyĐâu hơn thì lấy, đâu bằng đợi em.

- Yêu nhau cởi áo cho nhau

Đến thời của Nguyễn Trãi, tức là xã hội phong kiến thế kỉ XV, quanniệm về việc thể hiện tình cảm trong tình yêu vẫn còn là điều gì đó cấm kị

“Nam nữ thụ thụ bất thân”, dựng vợ gả chồng là do cha mẹ, ông mai bà mốisắp đặt mà nên duyên Do vậy, việc biểu lộ tình cảm nam nữ một cách trựctiếp trong văn thơ cũng vì thế mà được coi là “không phải đạo” Đến ngayNguyễn Du (thế kỉ XVIII), cũng chỉ dám mượn hình tượng nhân vật ThuýKiều, Kim Trọng để nói về tư tưởng cũng như tâm hồn đa cảm, đa tình của

bản thân Nhưng Nguyễn Trãi đã là “người đầu tiên trong thơ ca nói đến tình

yêu mà không núp dưới câu chuyện tình của người khác” [9, 239] Qua đó

cũng đủ thấy Nguyễn Trãi có sự cách tân táo bạo như thế nào, ông dám nói vàkhẳng định cái tình của bản thân với một khách lầu hồng:

Loàn đan ướm hỏi khách lầu hồngĐầm ấm thì thương kẻ lạnh lùngNgoài ấy dù còn áo lẻ

Cả lòng mượn đắp lấy hơi cùng

(Tích cảnh, bài 10)

Ức Trai cũng không hề “bôi son” cho tình cảm của mình thêm phần thi

vị hoá mà ông đã mạnh dạn bộc lộ mọi cung bậc tình cảm (kể cả trong tìnhyêu nam nữ), dám sống với tình cảm chân thật của mình Nếu không thì sao

Ức Trai dám “thương nhớ” một bàn tay mĩ nhân:

Vì ai cho cái đỗ quyên kêuTay ngọc dùng dằng, chỉ biếng thêuLại có hòe hoa, chen bóng lục

Trang 33

Thức xuân một điểm nào lòng nhau.

(Cảnh hè)

Hay hình ảnh Cây chuối của Nguyễn Trãi cũng mang ý nghĩa biểu

tượng, nhưng là biểu tượng hoàn toàn khác với thực tế:

Tự bén hơi xuân tốt lại thêmĐầy buồng lạ mầu thâu đêmTình như một bức phong còn kínGió nơi đâu gượng mở xem

(Cây chuối, phần Hoa Mộc Môn)

Hình tượng Cây chuối trong thơ Đường thường để nói về phẩm chất người

quân tử “Cúc bất lạc hoa, tiêu bất lạc diệp” (Tàu chuối héo nhưng không rụng, như

hoa cúc không rơi khi thu tàn) Nhưng “Cây chuối” của Nguyễn Trãi khiến ta liêntưởng đến hình ảnh một người thiếu nữ tuổi mười tám, đôi mươi đang e ấp trong

“tình như một bức phong còn kín”, trong mối tình hồn nhiên, trắng trong, đầy khaokhát, mãnh liệt, mong có “gió nơi đâu” hãy “mở xem” nhưng vẫn ngượng ngập, ý

tứ Cái được biểu đạt ở đây không đơn thuần chỉ là hình ảnh chân thực của “câychuối”, vừa có buồng lại vừa có đọt lá non mà thể hiện một cảm hứng sâu sắc, kínđáo nhưng không kém phần rạo rực, sôi nổi trong cung bậc tình cảm của con người:

Đó chính là cảm hứng về tình yêu tuổi trẻ, tình yêu đôi lứa Như vậy, trong thơ của

Nguyễn Trãi dù có hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng nhưng cũng không phải xuấtphát từ những hình ảnh thiên nhiên mang tính chất “cao quý” như trong thơ Đường

và ý nghĩa được biểu đạt ở đây cũng không giống như những nhà nho thường quanniệm Miêu tả “Cây chuối” song người đọc lại nhận thấy tâm hồn vương vấn củatác giả ở trong đó Trong xã hội phong kiến, mọi quan hệ xã hội đều chịu sự quyđịnh chặt chẽ của quan niệm Nho giáo thì với việc công khai nói cái “tình” như vậyquả là một sự sáng tạo táo bạo của Ức Trai Và điều quan trọng, Nguyễn Trãi đãbiết tách mình ra khỏi cái ta chung cộng đồng, cũng có nghĩa là ông đã tự ý thức

Trang 34

được về cái tôi cá nhân của mình, điều này không phải bất cứ nhà nho nào cũng làm

được Đúng như lời nhận xét: “Với thơ Nôm Nguyễn Trãi, ta bắt gặp một con

người có ý thức cao với tài đức, lí tưởng đại dụng, khôn khéo, sâu sắc, tự tin, dũng cảm, dám khẳng định, chọi lại thói phàm tục của người đời, không trùng khít hoàn toàn với khuôn mẫu nào hết” [25, 157].

Thơ Nôm của Nguyễn Trãi độc đáo, mới mẻ và khác lạ so với thơĐường có lẽ cũng còn bởi ông viết về thiên nhiên, tạo vật của đất Việt với tất

cả sự phong phú, mộc mạc, giản dị vốn có của nó

Vốn là một đề tài quen thuộc trong văn học nên thiên nhiên thườngchiếm một số lượng lớn trong các sáng tác Các thi nhân xưa thường lấy thiênnhiên làm thước đo để “biểu tượng”, ước lệ cho cái đẹp, cho phẩm chất conngười như: Tùng, cúc, trúc, mai thường gắn với phẩm chất của người quân tử;Phong, hoa, tuyết, nguyệt thường đi liền với sự thanh cao, nho nhã của cácnhà nho và vẻ đẹp của người con gái Thói quen tư duy theo kiểu mẫu đó đãtrở thành công thức, mô tuýp quen thuộc trong sáng tác Nói như Hồ Chí

Minh trong Cảm tưởng đọc thiên gia thi:

Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ,Sơn thủy yên hoa tuyết nguyệt phong

(Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹpMây gió trăng hoa tuyết núi sông)

Thơ Đường luật sang trọng, đài các ngay ở đề tài miêu tả thiên nhiên

Đó phải là một áng mây lơ lửng giữa trời, một vầng trăng khi mờ khi tỏ, mộttiếng chim kêu trong đêm tĩnh dưới khe, một ngọn núi cao ngất, một thác bạcnhư tuột từ dải Ngân Hà…Tất cả tạo nên một bức tranh phong cảnh thiênnhiên tráng lệ, kỳ vĩ Vì vậy, việc đưa những hình ảnh thiên nhiên giản dị,mộc mạc vào trong thơ Nôm chứng tỏ nét phá cách độc đáo của Nguyễn Trãi

so với thơ Đường luật Trong Quốc âm thi tập, chúng ta bắt gặp những hình

ảnh thiên nhiên không hề xa lạ mà gần gũi: Cây tre, cây dâm bụt, cây chuối,

Trang 35

cây đa…; Những con vật quen thuộc với người nông dân chốn quê nghèo:Con chó, con lợn, con cá, con đòng đòng…khiến cho thơ của Ức Trai trở nêngần gũi, quen thuộc như những câu ca dao trong dòng văn học truyền khẩucủa dân tộc:

- Anh đi anh nhớ quê nhàNhớ canh rau muống, nhớ ca dầm tương

- Trong đầm gì đẹp bằng sen,

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Những hình ảnh “đầm”, “muống”, “sen”… trong dòng văn học chữHán dường như vắng mặt hoặc có cũng chỉ là điểm xuyết Phải đến thơ NômNguyễn Trãi, những hình ảnh này mới trở nên sinh động:

- Ao quan thả gửi hai bè muống Đất bụt ương nhờ một lảnh mùng

(Thuật hứng, bài 23)

- Ao cạn vớt bèo cấy muống Đìa thanh phát cỏ ương sen

(Thuật hứng, bài 24)

- Cây cớm, chồi cành, chim kết tổ

Ao quang mấu ấu cá lên bờ

(Ngôn chí, bài 10) Ngoài từ cổ “đìa” và một yếu tố Hán “thanh” (xanh) ra, toàn bộ 12 chữ

còn lại trong hai câu thực bài Thuật hứng, 24 đều là những yếu tố ngôn ngữ

vô cùng giản dị, qua đó những hình ảnh chân thực đến mức tưởng như là thôráp: “Vớt bèo, cấy muống, phát cỏ, ương sen” lại trở nên gần gũi, thân quenvới người dân Việt Nam

Trang 36

Thiên nhiên trong thơ Nôm Nguyễn Trãi bao giờ cũng sống động, bởiluôn có một tấm lòng luôn khao khát hòa cảm với thiên nhiên:

Cửa xong dãi, xâm hơi nắngTiếng vượn vang kêu, cách non

- Một cày, một cuốc, thú nhà quê Áng cúc lan chen vãi đậu kê

(Thuật hứng, bài 3)

- Tả lòng thanh, vị núc nác Vun đất ải, lảnh mùng tơi

(Ngôn chí, bài 9)

Vì vậy, Đặng Thanh Lê có nhận xét: “Chiều sâu của sự khám phá ngoại

giới trong thơ Nguyễn Trãi biểu hiện chủ yếu ở nét bình dị, mộc mạc gắn bó chặt chẽ với đời sống lao động sản xuất nói trên và gắn bó chặt chẽ với cuộc sống, tâm hồn dân tộc” [17, 695] Chính vì xuất phát từ “chiều sâu” trong sự khám phá về

Trang 37

thiên nhiên của Nguyễn Trãi đã làm cho thơ Nôm của ông phần nào thoát khỏiviệc biểu hiện những thi liệu quen thuộc đến mức sáo mòn trong đề tài viết vềthiên nhiên Những hình ảnh bình dị, quen thuộc của làng quê Việt Nam đã đi vàotrong thơ của Nguyễn Trãi làm cho thơ Nôm của ông có “cái gì đó xa lạ với thơĐường luật” Qua đó thể hiện sự Việt hóa và sáng tạo đặc biệt về mặt nội dungcủa Nguyễn Trãi trong quá trình dân tộc hóa thơ Nôm Đường luật.

2.1.3 Sự tiếp thu, Việt hóa và sáng tạo về phương diện nghệ thuật trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

Nghệ thuật thơ Đường với hình thức “luật thi” chặt chẽ có ảnh hưởngkhông nhỏ đến những nho sĩ làm thơ Trên cơ sở tiếp thu luật thơ Đường

chúng ta thấy trong tổng số 254 bài thơ Quốc âm thi tập có không ít tác

phẩm được làm theo quy tắc Hàn luật, gò bó trong khuôn khổ chật hẹp, củanhững công thức về thi luật Đường

Qua khảo sát, ở thể thất ngôn, Quốc âm thi tập có 47 bài thơ thất ngôn

bát cú và 24 bài thơ thất ngôn tứ tuyệt sáng tác dựa trên luật thơ Đường Đó làcác bài:

47 bài thơ thất ngôn bát cú:

Ngôn Chí, bài 1Mạn Thuật, các bài: 2, 3, 7, 8, 10Trần Tình, bài 7

Thuật Hứng, các bài: 1, 2, 3, 4, 12, 14

Tự Thán, các bài: 1, 2, 7, 11, 12, 13, 15, 33, 36, 39, 41

Tự Thuật, các bài: 6, 7, 9, 11Tức Sự, bài 1

Bảo Kính Cảnh Giới, các bài: 1, 4, 6, 13, 14, 15, 18, 25, 29, 30,

31, 33, 44, 46, 51, 54, 61

Môn Cầm Thú, có bài Trâu Trong Nghiên

Trang 38

24 bài thất ngôn tứ tuyệt

Tiếc Cảnh, các bài: 1, 3, 4, 5, 7, 9, 11Hoa Đào, các bài: 1, 4, 5, 6

Hoa Mai, các bài: 1, 2Hoa Xuân, Cảnh Hè, Trăng Thu, Hoàng Tinh, Cây Thiên Tuế,Cây Đa Già, Cúc, Hòe, Cây Cam Đường, Cây Dương, Hoa Trường An.Như vậy, tỉ lệ 71 bài thơ thất ngôn / tổng số 254 bài thơ không phải lànhiều, song cũng đã khẳng định, luật thi Đường là yếu tố có ảnh hưởng lớnđến sáng tác thơ Nôm của Ức Trai

Trong Quốc âm thi tập có những bài mà kết cấu, niêm luật rất chỉnh:

Điển hình:

Non hoang tranh vẽ chập hai ngàn Nước mấy dòng tranh, ngọc mấy hoàn Niềm cũ sinh linh đeo ắt nặng

Cật chưng hồ hải đặt chưa an Những vì chúa thánh âu đời trị

Há kể thân nhàn tiếc tuổi tàn Thừa chỉ ai rằng thì khó ngặt Túi thơ chứa hết mọi giang san.

(Tự thán, bài 2)

Đây là bài thơ thất ngôn bát cú luật bằng đảm bảo về luật, niêm, kết cấu(đề, thực, luận, kết), cách ngắt nhịp 4/3 cùng việc sử dụng hàng loạt những từ

ngữ Hán học, ngôn ngữ trang trọng: “Chập hai ngàn, thanh, hoàn, sinh linh,

cật chưng, túi thơ, giang san” Qua đó, Nguyễn Trãi bộc lộ tâm trạng cũng

như ước vọng tư tưởng, hoài bão của mình được thực hiện ở “mọi giang san”

Tuy nhiên là người viết về thơ Luật và rất sành về luật thi song ý thứcdân tộc cùng với tài năng nghệ sĩ khiến Nguyễn Trãi đã có những sáng tạo

Ngày đăng: 15/06/2021, 13:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Huệ Chi (1977), Thơ văn Lý - Trần, NXB KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ văn Lý - Trần
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi
Nhà XB: NXB KHXH
Năm: 1977
2. Nguyễn Huệ Chi (1999), Con đường giao tiếp của văn học cổ trung đại Việt Nam nhìn trong mối quan hệ khu vực, Tạp chí văn học, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường giao tiếp của văn học cổ trungđại Việt Nam nhìn trong mối quan hệ khu vực
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi
Năm: 1999
3. Trương Chính (1973), Cha ông ta đã vận dụng các thể loại văn học Trung Quốc như thế nào vào thơ Nôm, tạp chí văn học, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cha ông ta đã vận dụng các thể loại văn họcTrung Quốc như thế nào vào thơ Nôm
Tác giả: Trương Chính
Năm: 1973
4. Xuân Diệu (1998), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, NXB Văn học, (TB) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhà thơ cổ điển Việt Nam
Tác giả: Xuân Diệu
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1998
5. Hà Minh Đức - Bùi Văn Nguyên 2006), Thơ ca Việt Nam, hình thức và thể loại, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội (TB) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ ca Việt Nam, hình thứcvà thể loại
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội (TB)
6. Nguyễn Thị Bích Hải (2003), Bình giảng thơ Đường, NXB Giáo dục, 7. Nguyễn Thị Bích Hải (2006), Thi pháp thơ Đường, NXB Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình giảng thơ Đường", NXB Giáo dục,7. Nguyễn Thị Bích Hải (2006), "Thi pháp thơ Đường
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Hải (2003), Bình giảng thơ Đường, NXB Giáo dục, 7. Nguyễn Thị Bích Hải
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
8. Dương Quảng Hàm (1993), Việt Nam văn học sử yếu, NXB Tổng hợp Đồng Tháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn học sử yếu
Tác giả: Dương Quảng Hàm
Nhà XB: NXB Tổnghợp Đồng Tháp
Năm: 1993
9. Tế Hanh (1982), Hồn thơ đa dạng của Nguyễn Trãi / Kỉ niệm 600 năm sinh Nguyễn Trãi, NXB KHXH, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồn thơ đa dạng của Nguyễn Trãi / Kỉ niệm 600năm sinh Nguyễn Trãi
Tác giả: Tế Hanh
Nhà XB: NXB KHXH
Năm: 1982
10. Đinh Gia Khánh (2005), Văn học Việt Nam thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII, NXB Giáo dục (TB) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam thế kỉ X đến nửa đầuthế kỉ XVIII
Tác giả: Đinh Gia Khánh
Nhà XB: NXB Giáo dục (TB)
Năm: 2005
11. Nguyễn Lộc (2007), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX, NXB Giáo dục (TB) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII đếnhết thế kỉ XIX
Tác giả: Nguyễn Lộc
Nhà XB: NXB Giáo dục (TB)
Năm: 2007
12. Trần Thanh Mại (2007), Thử bàn lại vấn đề tục và dâm trong thơ Hồ Xuân Hương / Hồ Xuân Hương về tác gia tác phẩm, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thử bàn lại vấn đề tục và dâm trong thơHồ Xuân Hương / Hồ Xuân Hương về tác gia tác phẩm
Tác giả: Trần Thanh Mại
Nhà XB: NXB Giáodục
Năm: 2007
13. Lữ Huy Nguyên (2006), Hồ Xuân Hương, thơ và đời, NXb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Hồ Xuân Hương, thơ và đời
Tác giả: Lữ Huy Nguyên
Năm: 2006
14. Bùi Văn Nguyên (1994), Thơ Quốc âm Nguyễn Trãi, NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Quốc âm Nguyễn Trãi
Tác giả: Bùi Văn Nguyên
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
Năm: 1994
15. Phan Diễm Phương (1996), Thử tìm hiểu những điều kiện hình thành hai thể thơ lục bát và song thất lục bát, Tạp chí văn học, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thử tìm hiểu những điều kiện hìnhthành hai thể thơ lục bát và song thất lục bát
Tác giả: Phan Diễm Phương
Năm: 1996
16. Nguyễn Hữu Sơn (2003), Nguyễn Trãi về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trãi về tác gia và tác phẩm
Tác giả: Nguyễn Hữu Sơn
Nhà XB: NXBGiáo dục
Năm: 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w