1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thế Lữ với tiến trình văn học việt nam giai đoạn 1930 - 1945.pdf

141 2,2K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

Thế Lữ với tiến trình văn học việt nam giai đoạn 1930 - 1945.pdf

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

-

NGUYỄN THỊ VÂN ANH

THẾ LỮ VỚI TIẾN TRÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 - 1945

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

THÁI NGUYÊN - 2008

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

-

NGUYỄN THỊ VÂN ANH

THẾ LỮ VỚI TIẾN TRÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 - 1945

Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS PHAN TRỌNG THƯỞNG

THÁI NGUYÊN - 2008

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Khoa Sau đại học, Khoa Ngữ văn, các thầy cô giáo đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt khoá học

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn PSG.TS Phan Trọng Thưởng người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn tới Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên, Trường THPT Trại Cau - Đồng Hỷ - Thái Nguyên đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn

Tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành tới bạn bè và gia đình những người đã động viên, khích lệ tôi để hoàn thành tốt luận văn

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2008

HỌC VIÊN CAO HỌC

NGUYỄN THỊ VÂN ANH

Trang 4

4 Đóng góp mới của Luận văn 10

5 Phương pháp nghiên cứu 10

6 Cấu trúc luận văn 11

Chương 1 SỰ XUẤT HIỆN CỦA THẾ LỮ TRONG BỐI CẢNH VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI KỲ 30 - 45 12

1.1 Bối cảnh văn hoá, xã hội Việt Nam thời kỳ 1930 - 1945 12

1.1.1 Vài nét về tình hình chính trị - văn hoá - xã hội 12

1.1.2 Sự nở rộ và phát triển các khuynh hướng, nhóm phái văn học 15

1.1.3 Sự xuất hiện một thế hệ nhà văn, nhà thơ tài năng và sự hoàn thiện về thể loại 17

1.2 Vị trí vai trò của Thế Lữ trong sự hình thành và phát triển của một số thể loại văn học mới 20

1.2.1 Cuộc đấu tranh giữa thơ mới và thơ cũ 22

1.2.2 Sự xuất hiện của Thế Lữ 25

Chương 2 NHỮNG PHẨM CHẤT CÁCH TÂN TRONG THƠ THẾ LỮ 30

2.1 Quan điểm nghệ thuật của Thế Lữ - Một bước tiến so với quan điểm nghệ thuật của văn học trung đại 30

2.1.1 Khái quát quan điểm nghệ thuật văn học trung đại 30

2.1.2 Quan niệm nghệ thuật của Thế Lữ 33

2.2 Những cách tân về hình thức và nội dung nghệ thuật 39

Trang 5

2.2.1 Thế Lữ - Một sự đổi mới về cảm hứng sáng tạo 39

2.2.1.1 Thiên nhiên 39

2.2.1.2 Tình yêu 45

2.2.1.3 Cõi tiên 50

2.2.2 Cách tân về hình thức (hình thức biểu hiện) 59

2.2.2.1 Đổi mới cấu trúc câu thơ 60

2.2.2.2 Phong phú về thể thơ 67

2.2.2.3 Nghệ thuật xây dựng hình ảnh bằng chất liệu hội hoạ 70

2.2.2.4 Tài hoa trong nghệ thuật diễn tả âm thanh 74

2.2.2.5 Nhạc điệu trong thơ Thế Lữ 76

3.2.1 Nguồn gốc truyện trinh thám 84

3.2.2 Thế Lữ với thể loại truyện trinh thám ở Việt Nam 85

3.2.2.1 Cốt truyện 85

3.2.2.2 Nhân vật 90

2.2.2.3 Cách giải mã độc đáo trong truyện trinh thám của Thế Lữ 93

3.3 Truyện kinh dị 100

3.3.1 Truyện kinh dị tiếp nối dòng truyện truyền kỳ 100

3.3.2 Sự khác biệt giữa truyện kinh dị của Thế Lữ và truyện truyền kỳ 101

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong giai đoạn 1930 - 1945, xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến sâu sắc.Sự gặp gỡ của văn minh Phương Tây sự tiếp thu mạnh mẽ và rộng rãi những tinh hoa văn hoá thế giới đã thúc đẩy văn học Việt Nam bứt ra khỏi hệ hình trung đại trì trệ, để tiến hành công cuộc hiện đại hoá với sự tăng tốc đặc biệt Văn học Việt Nam thay đổi từ diện mạo tới nội dung, hàng loạt những thể tài, thể loại mới hình thành và phát triển, một đội ngũ đông đảo các nhà văn sung sức tung hoành trên khắp mọi lĩnh vực văn chương Một trong những đại diện xuất sắc của đội ngũ này là Thế Lữ

Thế Lữ thuộc số ít những nghệ sĩ đa tài của nền văn học nghệ thuật trước cách mạng Là "khởi điểm của những khởi điểm", ông không chỉ là người mở đầu cho phong trào Thơ mới, mà còn là người khai phá nền kịch nói Việt Nam, là cây bút đầu tiên của một vài thể loại văn xuôi nghệ thuật như tiểu thuyết trinh thám, truyện đường rừng, truyện kinh dị, truyện khoa học, ở những lĩnh vực văn chương này ông luôn bộc lộ đầy đủ cốt cách của người đi "tiên phong" với những thể nghiệm mới mẻ trên cả bình diện nội dung lẫn hình thức

Mặc dù đã có rất nhiều công trình, bài viết về sự nghiệp văn chương của Thế Lữ, chúng tôi vẫn mong muốn tìm hướng tiếp cận mới đối với sáng tác của ông ngõ hầu nhìn nhận rõ hơn những điểm sáng mới trong thế giới nghệ thuật phong phú của nhà văn tài ba này Đặt sáng tác của ông trong sự phát triển nhanh chóng của văn học Việt Nam ba thập niên đầu thế kỷ XX, trong sự phát triển đa dạng của thể loại và thể tài văn học, trong sự tìm kiếm nghệ thuật rốt ráo, so sánh với các sáng tác của các nhà văn, cách tân cùng thời, chúng tôi muốn tìm hiểu sâu sắc hơn những thành tựu nghệ thuật của ông, từ đó nhằm khẳng định vị trí, vai trò đóng góp của ông trong công cuộc hiện đại hoá văn học dân tộc

Trang 7

Mặt khác, hiện sáng tác của Thế Lữ, trong đó có mảng thơ của ông, đã được đưa trở lại giảng dạy trong nhà trường ở cả cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông Nên việc đi sâu nghiên cứu văn tài của ông là hết sức cần thiết Đối với người viết luận văn, việc thực hiện đề tài là quá trình học hỏi, trang bị cho bản thân vốn kiến thức đầy đủ về một tác gia lớn nhằm đáp ứng tốt hơn cho công tác giảng dạy trong nhà trường

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Là sứ giả tiên phong của trào lưu văn học lãng mạn, sáng tác của Thế Lữ được các nhà biên khảo lịch sử, các nhà nghiên cứu văn học hết sức quan tâm tiến hành khảo sát và nghiên cứu Tuy vậy, mức độ đánh giá về văn nghiệp của Thế Lữ ở mỗi thể loại văn học, mỗi giai đoạn lịch sử có khác nhau

2.1 Về thơ

2.1.1 Trước cách mạng

Ngay từ khi mới ra đời thơ Thế Lữ đã được hoan nghênh nhiệt liệt Vào những năm 1933, 1934, 1935, 1936 các cây bút viết văn, viết phê bình

trong và ngoài nhóm Tự lực văn đoàn như: Nhất Linh, Nguyễn Tường Bách,

Nguyễn Nhược Pháp, Lê Tràng Kiều đã đăng bài nhiệt liệt ủng hộ, cổ vũ ca ngợi Thế Lữ

Nhất Linh là người đầu tiên có công phát hiện, có bài giới thiệu Thế Lữ

trên báo Phong hoá (số 54 - 1933) Nhất Linh khẳng định Thế Lữ là "một nhân vật mới trong làng thơ mới" Trên báo Phong hoá (số 97, 11/5/1937)

Nguyễn Tường Bách nhiệt tình tán dương Thơ mới, lấy thơ Thế Lữ làm mẫu rồi nhận định "Những bài thơ của ông Thế Lữ đã tỏ ra rằng Thơ mới đã vượt ra những khuôn sáo chật hẹp của thi văn cũ mà đi vào một con đường khá rộng rãi tốt đẹp hơn nhiều" Khi phân tích một số bài thơ Nguyễn Nhược Pháp cho rằng: "Đối với sự miêu tả những tình cảm nhẹ nhàng, ông Thế Lữ đã thực

Trang 8

sự chứng tỏ một tài năng lớn" Trên Hà Nội báo (số 14 ngày 8/4/1936) Lê

Tràng Kiều cho rằng hồn thơ, cảm hứng của Thế Lữ "dồi dào" "ông Nguyễn Thế Lữ có thể ngồi chung chiếu với ông Nguyễn Khắc Hiếu mà không

ngượng ngùng" Đến bài thơ mới Thế Lữ đăng ở Hà Nội báo (số 24 ngày 7/6/1936) khi so sánh bài Tiếng sáo Thiên thai của Thế Lữ với đoạn Nguyễn

Du tả tiếng đàn của nàng Kiều, Lê Tràng Kiều nhận xét "Các tài nghệ của Thế Lữ về phương diện này quả không kém Nguyễn Du là mấy"

Không phải ngẫu nhiên khi tuyển chọn 46 thi sĩ để đưa vào tập Thi

nhân Việt Nam, Hoài Thanh - Hoài Chân đã trân trọng đặt Thế Lữ ở vị trí

đầu tiên Và trong tiểu luận Một thời đại trong thi ca, Hoài Thanh đã tôn

vinh Thế Lữ là "đệ nhất thi sĩ" và ngợi ca "Độ ấy thơ mới vừa ra đời - Thế Lữ như vầng sao đột hiện ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam ( ) Thế Lữ đã dựng thành nền Thơ mới ở xứ này ( ) Thế Lữ chỉ lặng lẽ, chỉ điềm nhiên bước những bước vững vàng mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ"

Năm 1942 trong cuốn Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã dành những

trang viết về Thế Lữ "Ông là thi sĩ có công đầu trong việc xây dựng nền thơ mới Phan Khôi, Lưu Trọng Lư chỉ là những người làm cho người ta chú ý đến Thơ mới mà thôi, còn Thế Lữ mới chính là người cho ta tin cậy ở tương lai của Thơ mới [69 - 309]"

Ngoài những ý kiến đánh giá (với những ý nghĩa bênh vực, cổ vũ cho Thơ mới trong giai đoạn phôi thai) của các nhà phê bình nghiên cứu, các bạn đồng nghiệp dành cho Thế Lữ chúng ta còn thấy xuất hiện trong công trình

nghiên cứu Việt Nam văn học sử của Dương Quảng Hàm Trong công trình

nghiên cứu này, tác giả đã đặt Thế Lữ vào hàng những người cải cách, đề cao Thế Lữ, cho rằng đó là nhà thơ có ngôn từ mới lạ, diễn tả trung thực ý tưởng và hình ảnh trong thơ

Trang 9

Là "một ngôi sao sáng khắp trời thơ Việt Nam" nhưng danh vọng chói

lọi đã bị mờ đi nhanh chóng Sau đó tác giả Thi nhân Việt Nam cũng phải than

thở về sự lạnh nhạt của công chúng đối với Thế Lữ "Tôi thấy xung quanh tôi

người ta lạnh lùng quá Thế Lữ cơ hồ đã đi theo phần đông trong Văn đàn bảo

gián [14 - 51] Bởi vì chỉ mấy năm sau, thơ Thế Lữ không còn đáp ứng thị

hiếu, tâm lý của lớp công chúng mới Có thể nói khi Thế Lữ viết lời tựa giới

thiệu "Thơ thơ" của Xuân Diệu thì chính ông đã viết "chiếu nhường ngôi" cho

nhà thơ trẻ mới nhất trong các nhà thơ mới đó

Thơ mới lãng mạn nói chung và thơ Thế Lữ nói riêng ngay từ khi mới ra đời đã gây được luồng dư luận xôn xao một thời Người khen thì khen hết sức mà người chê cũng không tiếc lời, đặc biệt là những cây bút đứng trên lập trường quan điểm cách mạng phê phán như Hải Triều, Hồ Xanh Họ đã chế giễu nhiều nhà Thơ mới trong đó có Thế Lữ Nhưng rồi cũng như quy luật tất yếu của lịch sử, phong trào Thơ mới được đông đảo công chúng văn học nhất là lớp độc giả thanh niên đón nhận

2.2.2 Sau cách mạng

Sau Cách mạng tháng Tám ở miền Bắc đứng trên quan điểm cách mạng, phong trào Thơ mới được nhìn nhận và đánh giá khác trước Từ năm 1945 - 1975 Thơ mới cũng như văn học lãng mạn nói chung đều bị coi là tiêu cực

Trong tập Nói chuyện thơ kháng chiến năm 1951 Hoài Thanh cho rằng:

"Những vần thơ buồn tủi và bơ vơ ấy là những vần thơ có tội Nó xui con người ta buông tay cúi đầu do đó làm yếu sức ta và làm lợi dụng cho giặc Sự thật khách quan là thế" [103 - 25]

Không chỉ tác giả Thi nhân Việt Nam mà nhiều nhà thơ trong phong

trào Thơ mới như Thế Lữ - Huy Cận, Chế Lan Viên, Tế Hanh, Xuân Diệu

đều nhìn lại một cách nghiêm khắc Trong bài Những sợi dây trói buộc tôi

Trang 10

trên con đường phấn đấu đăng trên tạp chí Văn nghệ (số 47 năm 1953) - Thế

Lữ phủ định hầu như tất cả mọi đóng góp của mình vào nền văn học

Khoảng năm 1956 - 1957, Thơ mới tuy vẫn bị phê phán nhưng đã được nhìn lại với con mắt rộng hơn và Thế Lữ vẫn được coi là trường hợp có nhiều

yếu tố tích cực hơn cả Lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945 (Tập 5 tủ sách

ĐHSP - Nxb GD 1962), Nguyễn Trác cũng dành một chương viết về Thế Lữ

và tập Mấy vần thơ

Tháng 3 - 1963, trong một lần nói chuyện, nhà thơ Tố Hữu tâm sự "Tôi cũng thích nhạc điệu và hơi thở của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận trong tâm hồn các anh lúc đó tôi tìm thấy những nỗi băn khoăn đau buồn của những người cùng thế hệ, đòi hỏi tự do, ước mơ hạnh phúc, tuy các anh chưa tìm thấy lối ra và nhiều khi rơi vào chán nản [39]

Năm 1966, Phan Cự Đê cho ra đời một chuyên luận công phu và toàn

diện về Phong trào Thơ mới (1932 - 1945) Ông đã phê phán khuynh hướng

thoát ly tiêu cực, đồng thời ghi nhận tấm lòng yêu nước, yêu dân tộc, yêu cuộc sống của các nhà Thơ mới Đặc biệt, ông đề cao Thế Lữ với tinh thần

dân tộc tinh thần yêu nước khá rõ nét qua bài thơ Nhớ rừng

Trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945 của Nguyễn Hoành Khung (Nxb GD 1973), ông đã dành cả một mục trong chương 3 - Phong trào

Thơ mới để nhìn nhận Thế Lữ như là người tiêu biểu đầy đủ của cái "tôi" Thơ

mới Ông đánh giá cao những yếu tố tiến bộ và ngòi bút tài hoa dồi dào của Thế Lữ

Ở miền Nam, sau Cách mạng, Thơ mới cũng là đối tượng được các nhà phê bình nghiên cứu quan tâm Đã có nhiều bài tiểu luận về tác giả, tác phẩm

về phong trào Thơ mới đăng tải trên các tạp chí Bách khoa nghiên cứu văn

học Đặc biệt là sự xuất hiện khá nhiều tập hồi ký chuyên khảo, chuyên luận

về thi ca tiền chiến như Lược thảo về thơ của Uyên Thao (Nxb 1967), Thi ca

Trang 11

Việt Nam hiện đại của Trần Tuấn Việt, Nxb 1969 Đặc biệt là cuốn Việt Nam

thi nhân tiền chiến (Nxb 1968 - 1969), Nguyễn Tấn Long nhận định: "Thế Lữ

đặt cho Thơ mới một nền móng vững chắc, ông gây được niềm tin mãnh liệt trong lòng khách yêu thơ, những sáng tác của ông vừa xuất hiện đã khua những tiếng vang sâu rộng; tựa như tia lửa loé sáng trong màn đêm, những hồn thơ còn đang mò mẫm sợ sệt cái táo bạo của Thơ mới, bỗng nhiên bắt được mục tiêu tiến bước "

Từ thời kỳ đổi mới đến nay, văn học lãng mạng nói chung trong đó có Thế Lữ đã được thẩm định lại Nhiều bài nghiên cứu chuyên luận của các tác giả Hà Minh Đức, Nguyễn Hoành Khung, Trần Đình Hượu, Phan Cự Đê, Vũ Ngọc Phan… đã đánh giá lại trào lưu lãng mạn nói chung dưới ánh sáng của tư duy mới

Những năm 1984 - 1987 liên tiếp có nhiều bài viết về Thế Lữ Trong

Từ điển văn học tập 1 Nguyễn Hoành Khung khẳng định "Ngòi bút của Thế

Lữ khá dồi dào, già dặn, tạo nên được những bức tranh đẹp, thi vị ( ) Thế Lữ đã đóng góp quan trọng vào việc hiện đại hoá thơ ca Việt Nam, khẳng định biểu hiện giá trị sinh động của Thơ mới

Năm 1987 trong cuốn Nhà văn và tác phẩm trong trường phổ thông, Lê

Bảo viết "Nếu trước đó ít lâu, Tản Đà dạo khúc nhạc đầu với "Non nước nặng một lời thề vẫn còn sáo nhị thì Thế Lữ đã đem đến cho sân khấu âm nhạc một giọng kèn đồng"

Năm 1989, Hà Minh Đức khi viết khải luận Phong trào thơ mới Việt

Nam thời kỳ 30 - 45 đã nhận xét: "Thế Lữ, người mở đầu cho phong trào Thơ

mới, ông hoàng của chủ nghĩa lãng mạn đã kết hợp được trong thơ tình cảm chân thực và mở rộng với chất lãng mạn, thanh cao"

Vào dịp kỷ niệm 60 năm phong trào Thơ mới đã có rất nhiều bài nghiên

cứu về văn nghiệp của Thế Lữ Đáng chú ý phải kể đến cuốn sách Nhìn lại

Trang 12

một cuộc cách mạng trong thi ca của Hà Minh Đức (năm 1993) đã chọn hai

bài thơ Nhớ rừng và Cây đàn muôn điệu của Thế Lữ xếp đầu danh sách

Năm 1997 có bài Thế Lữ, nghệ sĩ hai lần tiên phong của Phan Trọng Thưởng (Tạp chí Văn học số tháng 7) và các bài của Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Xuân Sanh (báo Văn nghệ) nhân kỷ niệm lần thứ 80 ngày sinh

Thế Lữ

Năm 2000 Nxb KHXH đã công bố tập 25 trong hệ thống trọn bộ 42 tập

của Tổng tập văn học Việt Nam Cuốn sách được in nhiều nhà thơ trong đó tập Mấy vần thơ tập mới của Thế Lữ được in lại toàn bộ Năm 2002 có tiểu luận Thế Lữ - người mở đầu một trào lưu thơ ca của Hà Minh Đức Tác giả đã

có cái nhìn bao quát sâu sắc làm nổi bật hồn thơ Thế Lữ

Năm 2005, Phạm Đình Ân cho ra đời cuốn Thế Lữ - tác gia tác phẩm

Cuốn sách đã có cái nhìn tổng quát về toàn bộ văn nghệ và những bài viết về Thế Lữ

Ngoài những bài nghiên cứu nói trên đã có rất nhiều những luận văn thạc sĩ nghiên cứu về thơ Thế Lữ, song những luận văn này chỉ mới đề cập thơ Thế Lữ ở những khía cạnh nhất định, chưa nghiên cứu sâu về những đóng góp của Thế Lữ trong công cuộc hiện đại hoá văn học Ở luận văn này, chúng tôi sẽ làm rõ vị trí của Thế Lữ trong tiến trình văn học giai đoạn 1930 - 1945

2.2 Về văn xuôi

2.2.1 Như trên đã nói, Thế Lữ thuộc vào số ít những nghệ sĩ đa tài của

nền văn học nghệ thuật trước cách mạng Ông không chỉ là người mở đầu cho phong trào Thơ mới mà còn là cây bút đầu tiên của một vài thể loại văn xuôi nghệ thuật như truyện kinh dị, truyện trinh thám, truyện đường rừng song hoạt động nghiên cứu về sự nghiệp văn xuôi của Thế Lữ vẫn chưa được sự chú ý của nhiều bạn đọc

Trang 13

Người đầu tiên nghiên cứu văn xuôi của Thế Lữ là Vũ Ngọc Phan

Trong cuốn Nhà văn hiện đại Vũ Ngọc Phan viết "về thơ, người ta thấy rõ các

thi cốt, các chân tài của Thế Lữ Về tiểu thuyết, tuy loại truyện trinh thám ông chưa thành công, nhưng về những truyện ghê sợ, ông đã chứng tỏ là một tiểu

thuyết gia có biệt tài" Cũng trong cuốn sách này ông cho rằng: "Vàng và Máu

của Thế Lữ là một tiểu thuyết mà tác giả tỏ ra một văn gia có biệt tài Nghệ thuật viết tiểu thuyết của Thế Lữ ở đây đã lên tới trình độ cao" [26 - 27 - 28]

Tác giả Phạm Thế Ngũ trong cuốn Việt Nam Văn học giản ước tân biên

đã dành 11 trang nói về những truyện kinh dị lãng mạn và truyện trinh thám của Thế Lữ Theo Phạm Thế Ngũ, bên cạnh một Thế Lữ mở đường cho Thơ mới còn có một Thế Lữ văn xuôi đặc sắc

2.2.2 Từ giữa những năm 1980 đến nay, trong không khí đổi mới

mạnh mẽ của xã hội, nhiều tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn, nhiều tập thơ lãng mạn được xuất bản với số lượng lớn Song văn xuôi của Thế Lữ nói chung cũng như các truyện kinh dị, truyện trinh thám của Thế Lữ vẫn được đánh giá rất cao

Báo văn nghệ số 23 ra ngày 3/6/89 đăng bài Thương tiếc nhà thơ Thế

Lữ, tác giả Tế Hanh viết: "Ở nơi anh cái chất mở đường đi tiên phong thật rõ

ràng, trong thơ, trong truyện, trong báo chí, trong sân khấu" [26 - 383]

Nguyễn Hoành Khung trong Lời giới thiệu bộ sách 8 tập Văn xuôi lãng

mạn Việt Nam 1930 - 1945 viết: "Ngôi sao rực rỡ nhất của phong trào Thơ

mới thời kỳ đầu, cũng là cây bút văn xuôi đặc sắc, dồi dào, đề tài và bút phát khá đa dạng Ông được biết trước hết là ở loại truyện kinh dị ( ) rồi loại truyện tình lãng mạn đường rừng ( ) và nhất là truyện trinh thám, ông là một trong những người dẫn đầu về thể loại tiểu thuyết ở nước ta ".[37-423]

Năm 1991, trong cuốn Thế Lữ - cuộc đời trong nghệ thuật tác giả Hoài Việt có bài: Thế Lữ như tôi viết trong bài viết của mình ông đánh giá rất cao

Trang 14

những truyện quái dị của Thế Lữ so với các nhà văn cùng thời Ông khẳng định: "Thế Lữ là một nhà thơ, nhà văn giàu tưởng tượng, giàu mộng mơ nhưng ông lại rất tỉnh táo trong phương pháp suy luận khoa học” [26-412; 413]

Tiếp đến trên tạp chí Văn học số 7 năm 1997, Phan Trọng Thưởng có bài

Thế Lữ nghệ sĩ hai lần tiên phong Tác giả đã khẳng định: "Với loại truyện li

kỳ rùng rợn Thế Lữ đã đạt đỉnh cao của loại truyện này" chỉ sau khi tập Mấy

vần thơ ra đời được ít lâu Thế Lữ dần chuyển sang lĩnh vực văn xuôi với hai sở

trường là tiểu thuyết ly kỳ rùng rợn và tiểu thuyết trinh thám như Vàng và Máu (Đời nay-1937), Bên đường thiên lôi (1936); Mai Hương và Lê Phong (1937) Với Vàng và Máu, ông có thể được coi là tác giả đạt đỉnh cao nghệ thuật của

loại truyện này [76-13] Cũng trong bài viết này Phan Trọng Thưởng đã khẳng định công lao to lớn của Thế Lữ trong việc mở ra khuynh hướng mới cho văn chương nhóm Tự lực văn đoàn: "Cùng với Lan Khai và một vài tác giả khác chuyên viết về loại truyện đường rừng, bí hiểm văn xuôi Thế Lữ mở ra một khuynh hướng mới của văn chương Tự lực văn đoàn [76-13]

Năm 2003 trên Tạp chí Văn học số 8, Phạm Đình Ân có bài viết Thế Lữ

trong Tự lực văn đoàn Trong bài viết này bên cạnh việc khẳng định vị trí, vai

trò và đóng góp của Thế Lữ với nhóm Tự lực văn đoàn tác giả còn khẳng định

"Văn xuôi nghệ thuật của Thế Lữ cũng có một vẻ đẹp riêng, hấp dẫn cho thấy một khía cạnh đáng lưu ý ở tài năng Thế Lữ [2-68]

Nhìn chung, nhiều năm qua văn xuôi của Thế Lữ được học tập và nghiên cứu rất đơn giản và dè dặt Trong phạm vi nhà trường, học sinh không được tiếp cận với các tác phẩm văn xuôi, ít được biết đến Thế Lữ ở phương diện nhà phê bình văn học, nhà dịch thuật, nhà nghệ sĩ đa tài, nhà đạo diễn sân khấu Song ở luận văn này, chúng tôi muốn nghiên cứu một khía cạnh nhỏ trong mảng văn xuôi của Thế Lữ đặc biệt là trong truyện trinh thám và truyện kinh dị để khẳng định Thế Lữ - tác giả tiên phong của thể loại truyện này

Trang 15

3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Để thực hiện đề tài trên, luận văn sẽ nghiên cứu một cách cụ thể những sáng tác của Thế Lữ giai đoạn 1930 -1945 ở hai lĩnh vực Thơ và Văn xuôi (không khảo sát nghiên cứu hoạt động sân khấu, báo chí, lý luận, phê bình văn học) Đặc biệt, luận văn này sẽ làm rõ hơn vị trí tiên phong của Thế Lữ đối với một số thể loại văn học trong chặng đường văn học 1930 - 1945 nói riêng và nền văn học nước nhà nói chung Đúng như nhận định của PGS TS

Phan Trọng Thưởng: Thế Lữ - Nghệ sĩ hai lần tiên phong và đánh giá của Lê Đình Kỵ trong lời giới thiệu Tuyển tập Thế Lữ: "Cho đến nay trong lịch sử

văn học Việt Nam không có một tên tuổi nào đáng được xếp bên cạnh Thế Lữ trong hai loại sáng tác khá độc đáo này" [2b - 55, 56]

4 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN

Từ các thành tựu nghệ thuật tiêu biểu trên các lĩnh vực Thơ và văn xuôi, luận văn này nghiên cứu đánh giá vị trí của Thế Lữ với tiến trình văn học Việt Nam thời kỳ 30 - 45 một cách có hệ thống theo quan điểm nghiên cứu mới nhất

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện các nhiệm vụ trên, trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp lịch sử: Nhằm nghiên cứu tác giả, tác phẩm dưới góc nhìn của lịch sử văn học để làm nổi bật vị trí, vai trò của Thế Lữ trong tiến trình văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Trong quá trình triển khai luận văn chúng tôi sử dụng phương pháp thẩm mĩ truyền thống và phương pháp thống kê khi tiếp cận tác phẩm

Trang 16

- Phương pháp so sánh: Với quan điểm lịch sử trên đây luận văn sẽ cố gắng so sánh Thế Lữ trên cả bình diện lịch đại và đồng đại để góp phần làm sáng tỏ vai trò "mở đường", "tiên phong" của Thế Lữ đối với văn học Việt Nam giai đoạn 30 - 45 ở một số thể loại

6 CẤU TRÖC LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Sự xuất hiện của Thế Lữ trong bối cảnh văn học Việt Nam

thời kỳ 30 - 45

Chương 2: Những phẩm chất cách tân trong thơ Thế Lữ

Chương 3: Thế Lữ với những đóng góp về văn xuôi nghệ thuật

Trang 17

Chương 1

SỰ XUẤT HIỆN CỦA THẾ LỮ TRONG BỐI CẢNH VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI KỲ 30 - 45

1.1 BỐI CẢNH VĂN HOÁ, XÃ HỘI VIỆT NAM THỜI KỲ 1930 - 1945

1.1.1 Vài nét về tình hình chính trị - văn hoá - xã hội

Hiện thực đời sống xã hội không chỉ là đối tượng phản ánh một nền văn học nhất định mà còn là nhân tố làm nảy sinh chính nền văn học ấy Theo mối quan hệ biện chứng này thì vào đầu thế kỷ XX, xã hội nước ta đã xuất hiện đầy đủ tiền đề cho một nền văn học hiện đại ra đời

Đến đầu thập kỷ 30 của thế kỷ này, thực dân Pháp đã thực hiện ở Việt Nam hai cuộc khai thác thuộc địa lớn nhằm bù đắp những thiệt hại kinh tế ở chính quốc do cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất gây ra Xã hội Việt Nam do đó cũng biến đổi theo Các đô thị mọc lên rất nhanh theo đà phát triển của kinh tế Tư bản chủ nghĩa Việc buôn bán bắt đầu sôi động ở các thành phố lớn Bộ máy viên chức của thực dân và phong kiến đã có qui mô hoàn chỉnh Một tầng lớp tiểu tư sản được hình thành từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đến đầu thập kỷ 30 đã phát triển đông đảo và chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong dân số các đô thị Theo thống kê niên giám của Đông Dương năm 1932 - 1933, số trí thức tân học bao gồm học sinh, sinh viên và viên chức đã lên tới 35 vạn người

Hầu hết các tầng lớp và giai cấp trên đều sống ở các đô thị Một lối sống tư sản hoá được gọi là "văn minh thành thị" lan tràn trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản lớp trên Lối sống đô thị hoá được thể hiện rõ trong cách ăn mặc của thanh niên nam nữ Cuối thập kỷ 30 người ta thấy xuất hiện nhiều thiếu nữ Hà Thành mặt đánh phấn, môi đỏ chót, áo màu, giày cao gót, chơi ping

Trang 18

pông, tennis Nam thanh niên thành thị giàu sang cũng đua nhau ăn mặc không kém thiếu nữ

Có thể nói, những đổi mới trong sinh hoạt của các tầng lớp trên đây sẽ dẫn đến sự thay đổi suy nghĩ, cảm xúc trong chính bản thân những con người này Góp phần vào sự thay đổi đó còn do sự tiếp xúc với văn hoá phương Tây mà đặc biệt là với văn học lãng mạn Pháp

Năm 1915, thực dân Pháp và triều đình phong kiến bắt buộc phải bãi bỏ thi Hương ở Bắc Kỳ Năm 1919 khoa thi Hội cuối cùng ở Huế đã kết thúc chế độ khoa thi cử phong kiến Từ đây, trong các trường học, học sinh bắt đầu say sưa với văn hoá Pháp mà đặc biệt là văn học lãng mạn Pháp Người ta bắt đầu ca ngợi thơ lãng mạn của Huygô, Lamartine, Musset, Nhiều người rất thích bài thơ "Le Lac" (Cái hồ) của Lamartine, mê nhân vật Atala trong tác phẩm cùng tên của Chateaubriand

Sự tiếp xúc văn hoá trên đây đã đem đến cho tầng lớp thanh niên tiểu tư sản thành thị những năm 30 của thế kỷ này những tình cảm mới, những rung động mới Họ yêu đương mơ mộng, vui buồn không giống các cụ ngày xưa nữa Điều này đã được Lưu Trọng Lư nêu lên công khai trong buổi diễn thuyết ở nhà Học Hội Quy Nhơn hồi tháng 6 năm 1934: "Các cụ ta ưa những màu đỏ chót ta lại ưa những màu xanh nhạt Các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya, ta lại nao nao vì tiếng gà lúc đúng ngọ Nhìn một cô gái xinh xắn, ngây thơ, các cụ coi như làm một điều tội lỗi ta thì cho là mát mẻ như đứng trước một cánh đồng xanh Cái ái tình của các cụ thì chỉ là sự hôn nhân, nhưng đối với ta thì trăm hình muôn trạng, cái tình say đắm, cái tình thoáng qua, cái tình gần gũi, cái tình xa xôi, cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thu " [5-21]

Sự tiếp xúc với văn hoá phương Tây và lối sống đô thị hoá cũng làm cho ý thức cá nhân nảy nở và phát triển rất nhanh lấn át ý thức cộng đồng xưa

Trang 19

cũ Những con người trong xã hội ngày càng muốn khẳng định cái tôi cá nhân của mình trong gia đình và cả ngoài xã hội, điều này được biểu hiện rất rõ trong văn học Vì vậy, một quan niệm mới về văn chương cũng đồng thời xuất hiện

Đến thế kỷ XX, với sự xuất hiện của tầng lớp thị dân đông đảo và lối sống đô thị hoá, với ảnh hưởng của văn hoá phương Tây ý thức cá nhân mới nảy sinh và phát triển mạnh mẽ trong tầng lớp thị dân mà trước hết là ở bộ phận trí thức tân học Họ có quan điểm hoàn toàn khác với thế hệ trước về cái đẹp, về đạo đức, nhân sinh và đặc biệt là về văn hoá nghệ thuật Họ cho rằng những quy phạm chặt chẽ của thi pháp cổ đã trở thành vật cản trên chặng đường tự do dân chủ hoá nền văn học nước nhà Họ lên tiếng chống lại sự trói buộc trái tự nhiên của thi pháp cổ mang tính phi ngã đã một thời là mẫu mực cho các sáng tác văn chương nghệ thuật Họ đòi hỏi một sự cách tân để thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ mới và để kích thích cá tính sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật văn chương

Có thể nói, lối sống đô thị hoá và sự tiếp xúc văn hoá phương Tây của một số tầng lớp dân chúng Việt Nam vào những năm 30 của thế kỷ này là tiền đề quan trọng cho xu hướng hiện đại hoá đời sống xã hội, trong đó có văn học Ngoài ra, góp phần không nhỏ vào sự đổi mới của xã hội nói chung và văn nghệ nói riêng còn phải kể đến vai trò của báo chí

Từ năm 1913, báo chí bắt đầu đổi mới và có khuynh hướng, chương trình rõ rệt hơn, hình thức báo chí cũng được cải tiến Báo chí thời nay được xuất bản bằng các thứ tiếng Tàu, Pháp, Quốc Ngữ và đôi khi cả chữ Nôm nữa Về sau, những trí thức tân học của ta đã cổ động cho chữ quốc ngữ và dùng nó làm phương tiện phổ biến Văn hoá, khoa học tiến bộ góp phần thúc đẩy bánh xe lịch sử tiến lên Chính báo chí đã hoạt động sôi nổi khiến chính quyền thực dân và Chính phủ Nam triều phải bãi bỏ chế độ thi cử lỗi thời làm

Trang 20

cho nền Hán học ở Việt Nam sụp đổ hoàn toàn Báo chí cũng là diễn đàn để các nhà nghiên cứu, phê bình văn học trao đổi ý kiến đánh giá tác phẩm, phổ biến lý luận kinh nghiệm sáng tác Đặc biệt, báo chí còn góp phần đấu tranh cho sự thắng lợi của văn hoá tiến bộ, cho sự toàn thắng của chữ quốc ngữ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự đổi mới văn học

Tham gia vào công cuộc đổi mới có một số tri thức Hán học chịu ảnh hưởng của sinh hoạt đô thị tư sản và văn hoá phương Tây thông qua Tân Thư Trung Quốc như Tàn Đà, Nguyễn Bá Học, Hoàng Ngọc Phách, Phan Khôi, nhưng chủ yếu vẫn là tầng lớp tri thức tân học Những cây bút này đã tạo nên trên văn đàn công khai ở Việt Nam vào những năm 30 của thế kỷ hai trào lưu văn học là văn học hiện thực và văn học lãng mạn chủ nghĩa Hai trào lưu này đều đấu tranh thoát khỏi hệ thống thi pháp cổ trung đại và đã thực sự đóng góp có hiệu quả vào tiến trình hiện đại hoá nền văn học Việt Nam

Thế Lữ cũng thuộc kiểu tri thức nghệ sĩ mới tiểu tư sản ở một thuộc địa nửa phong kiến trong số những văn nghệ sĩ, những nhà hoạt động khoa học xã hội - nhân văn nói trên Ông xuất hiện từ năm 1932 và trưởng thành trong 13 năm (1932 - 1945) có một vị trí hết sức quan trọng trong tiến trình hiện đại hoá văn học nước nhà trước Cách mạng tháng Tám

1.1.2 Sự nở rộ và phát triển các khuynh hướng, nhóm phái văn học

Thời kỳ 1930 - 1945 là thời kỳ đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp hết sức gay gắt Từ đó dẫn đến những cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng và ý thức hệ, sự tác động qua lại hết sức phức tạp của các khuynh hướng và phương pháp sáng tác khác nhau

Năm 1930 là năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng đó cũng là năm xuất hiện phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, mở đầu cho dòng văn học vô sản và các khuynh hướng lãng mạn, hiện thực phê phán đã phát triển thành dòng độc lập

Trang 21

Từ 1923 đến 1931 Nguyễn Công Hoan đã khẳng định phương pháp

hiện thực phê phán trong thể loại truyện ngắn (Răng con chó của nhà tư sản,

Oẳn tà roằn, Thật là phúc, Ngựa người và người ngựa )

Trong hai năm 1930 - 1931 Ngô Tất Tố viết những tiểu phẩm văn học nổi tiếng trên các báo phổ thông, Đông Phương với các biệt hiệu Thiết Khẩu Nhi; Thục Điểu, Năm 1931 cũng là năm tác phẩm đầu tay của Vũ Trọng

Phụng ra đời (Không một tiếng vang)

Năm 1932 đánh dấu một bước phát triển đột biến của dòng văn học

lãng mạn: Báo Phong hoá; Văn xuôi Tự lực văn đoàn; Phong trào Thơ mới

Từ 1930 - 1935 cũng nổ ra hàng loạt cuộc tranh luận lớn nhỏ: cuộc tranh luận về Nho giáo giữa Phan Khôi, Trần Trọng Kim và Tản Đà; cuộc tranh luận

xung quanh vấn đề Thơ mới Báo Phong Hoá cho đăng hàng loạt phóng sự

dài chủ trương bỏ cũ theo mới Tất cả những cuộc tranh luận đó phản ánh cuộc đấu tranh giữa lễ giáo phong kiến, đại gia đình phong kiến với chủ nghĩa cá nhân tư sản, cuộc đấu tranh của tình cảm cá nhân, ý thức cá nhân chống lại những khuôn khổ gò bó, lối suy nghĩ và ngôn ngữ khuôn sáo của thơ ca một

lớp nhà nho đã lỗi thời, đã tàn tạ Tự Lực Văn Đoàn đề xướng phong trào Âu

hoá, đề cập đến cuộc xung đột giữa mới và cũ, lên án gia đình phong kiến, bênh vực tình yêu lứa đôi, bênh vực chủ nghĩa cá nhân tư sản

Văn học lãng lạn thời kỳ 30 - 45 gần như chiếm địa vị độc tôn trên thi

đàn văn học công khai Bắt đầu với nhóm Tự Lực Văn Đoàn và Phong trào

Thơ mới Ngoài nhóm Phong hoá, Ngày nay còn phải kể đến các nhóm Hà Nội báo (Huy Thông, Lưu Trọng Lư, Thái Can, Nguyễn Nhược Pháp), Tiểu thuyết thứ bảy (Thâm Tâm, Trần Huyền Trân; Lai Ba, Ngọc Giao, Thanh

Châu), Tao Đàn (Nguyễn Tuân, Phạm Hầu, Lưu Kỳ Linh), Xuân Thu Nhã

Tập (Nguyễn Xuân Sanh, Phạm Văn Hạnh, Đoàn Phú Tứ ) Ngoài làng văn

đất Hà Thành còn phải kể đến các nhóm Sông Thương (Bàng Bá Lân, Anh

Trang 22

Thơ), nhóm Huế (Nam Trân, Nguyễn Đình Thư), nhóm Bình Định (Hàn Mặc

Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê, )

Ở nước ta, các nhà văn lãng mạn ít khi thành lập trường phái và có những tuyên ngôn nghệ thuật riêng Tuy nhiên ở thời kỳ này chúng ta cũng

thấy được quan điểm thẩm mĩ của họ qua một số bài thơ của Thế Lữ (Cây đàn

muôn điệu), Xuân Diệu (Cảm xúc, lời thơ, Gửi hương), những bài phát biểu

của Lưu Trọng Lư trong cuộc tranh luận về nghệ thuật (1935 - 1936) và cuối cùng người ta đã nghe thấy âm thanh của chủ nghĩa "nghệ thuật vị nghệ thuật"

từ những bản nhạc dạo đầu của Cây đàn muôn điệu của Thế Lữ

Như vậy, văn học thời kỳ 1930 - 1945 là thời kỳ nở rộ và phát triển các khuynh hướng, nhóm phái văn học cùng với khuynh hướng văn học hiện thực phê phán, văn học lãng mạn, đặc biệt là phong trào thơ mới đã góp phần rất quan trọng trong việc đưa văn học Việt Nam tiến thẳng vào thời kỳ hiện đại Một trong những người có công đầu tiên phải kể đến là Thế Lữ - người có vai

trò mở đường cho Thơ mới nói riêng và cho cả giai đoạn văn học 1930 - 1945

Tiểu thuyết từ trước năm 1930 còn ít ỏi và có phần đơn giản, thậm chí một số chỉ là phỏng tác Đến những năm 30, thể loại này trở nên phong phú

Trang 23

và thật sự đổi mới, nhất là ở cách dựng truyện, tổ chức kết cấu và xây dựng

tính cách nhân vật Nhóm Tự lực văn đoàn với những tác phẩm thành công

của Nhất Linh, Khái Hưng đã đẩy cuộc cách tân tiểu thuyết lên một bước mới Tiếp đó là những tiểu thuyết có giá trị của Vũ Trọng Phụng Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao đã đưa thể loại này lên đến đỉnh cao

Truyện ngắn thời kỳ này cũng phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng Chưa bào giờ truyện ngắn Việt Nam lại phong phú, đặc sắc như thế: truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan; truyện ngắn trữ tình của Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Zếnh, truyện ngắn phong tục của Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim

Lân; truyện ngắn có khả năng tạo nên bầu không khí Vang bóng một thời của

Nguyễn Tuân; truyện ngắn viết về đời tư, về cái hằng ngày, dựng lên được cả thế giới "sống mòn", mang tư tưởng sâu sắc, ý nghĩa khái quát rộng lớn với nhiều trang phân tích tâm lý đạt tới trình độ bậc thầy của Nam Cao Chỉ sau hơn một thập niên, chúng ta đã thấy xuất hiện nhiều truyện ngắn đặc sắc, trong đó một số truyện ngắn có thể coi là kiệt tác

Phóng sự và tuỳ bút cũng phát triển mạnh được kết tinh trong những sáng tác của Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân Về bút ký, tuỳ bút phải kể đến Xuân Diệu và đặc biệt là Nguyễn Tuân - một cây bút tài hoa, độc đáo với nhiều tác phẩm đặc sắc

Trong lĩnh vực thơ ca, phong trào Thơ mới đã đem lại sự đổi thay sâu sắc với đội ngũ thi sĩ đông đảo, đa dạng, phong phú về phong cách nghệ thuật Hoài Thanh khẳng định trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thế: "Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên và thiết tha

rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu" (Thi nhân Việt Nam)

Trang 24

Thơ ca cũng là thể loại chủ lực và có giá trị nhất của bộ phận văn học cách mạng Đáng chú ý hơn cả là sáng tác của nhà thơ Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Xuân Thuỷ, Sóng Hồng, trong đó tiêu biểu nhất là những tập thơ sáng tác

trong tù như Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh và Từ Ấy của Tố Hữu Đây là

hai thành tựu xuất sắc đưa thơ ca cách mạng lên tầm cao mới

Ở chặng này, kịch nói tiếp tục phát triển, được nhiều thành tựu vượt trội hơn so với trước đây Gây được tiếng vang là những vở kịch của Vi Huyền Đắc, Đoàn Phú Tứ, nhất là những vở kịch khai thác đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng

Cùng với sáng tác, nghiên cứu lý luận phê bình văn học cũng phát triển, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận Có giá trị hơn cả là những công

trình như Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan, Văn học Khải Luận của Đặng Thai Mai đã góp phần

thúc đẩy nền văn học phát triển

Dường như bất cứ thể loại nào, văn học cũng phát triển ngày càng phát triển mạnh mẽ Chính vì phát triển với tốc độ vũ bão như vậy nên không có cây bút nào giữ được vai trò tiên phong trong suốt chặng đường dài Đó là

cuộc chạy tiếp sức đầy căng thẳng, quyết liệt và cũng thật ngoạn mục tạo một

nhịp độ khẩn trương, nhanh chóng chưa từng thấy trong lịch sử văn học dân

tộc Vì vậy, Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại thật có lí khi khẳng định

"Ở nước ta một năm có thể kể như ba mươi năm của người"

Hoà chung trong sự phát triển mạnh mẽ đó chúng ta phải kể đến vai trò của Thế Lữ trong sự phát triển và hoàn thiện một số thể loại góp phần làm cho văn học giai đoạn này thực sự có một diện mạo mới, đa dạng, phong phú mang tính hiện đại

Trang 25

1.2 VỊ TRÍ, VAI TRÕ CỦA THẾ LỮ TRONG SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC MỚI

Thế Lữ tên thật là Nguyễn Thứ Lễ, bút hiệu Lê Ta, sinh ngày 06 tháng 10 năm 1907 tại ấp Thái Hà - Hà Nội trong một gia đình viên chức nhỏ Thuở nhỏ ở Lạng Sơn sau đó về Hải Phòng học sơ học và thành chung Năm 1929 học song năm thứ ba bậc thành chung thì về Hà Nội thi đỗ dự thinh vào trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương, học được một năm thì bỏ

Có thể nói, Nguyễn Thế Lữ thuộc vào một số ít những nghệ sĩ đa tài của nền văn học nghệ thuật trước cách mạng Thế Lữ là "khởi điểm của những khởi điểm"

Khi sống ở Hải Phòng, lúc chỉ mới mười tám, đôi mươi Thế Lữ đã viết truyện, làm thơ Khi nền văn học nước nhà bước vào thời kỳ hiện đại hoá văn

học, Thế Lữ bắt đầu được mời làm báo Phong hoá, sau đó ra nhập Tự lực văn

đoàn là người sáng lập văn phái này Ông là nhà báo, người biên tập nòng cốt,

mẫn cán của hai tờ Phong hoá và Ngày nay

Về văn xuôi nghệ thuật, Thế Lữ cũng có những đóng góp đáng kể ở thể loại truyện trinh thám, truyện huyễn tưởng như là mở đầu một thể tài mới, một cách viết mới

Trong khi các tiểu thuyết gia văn học hiện thực phê phán như Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, đang trực tiếp dùng ngòi bút của mình để phơi bầy sự xấu xa, thối nát của xã hội thực dân nửa phong kiến đang đè nặng lên tâm hồn và thể xác của những người dân lương thiện, trong khi các tác giả

văn xuôi Tự lực văn đoàn đang tập trung miêu tả những câu chuyện tình

ngang trái do lề thói phong kiến cổ hủ gây ra thì Thế Lữ cho ra đời một loạt sáng tác khác hẳn: ông viết truyện trinh thám và các "truyện lạ" theo kiểu Etga Pô

Trang 26

Hàng loạt sáng tác của Thế Lữ như "Vàng và máu" (1934), "Bên đường

thiên lôi" (1937), "Lê Phong phóng viên" (1937), "Mai Hương và Lê Phong"

(1937), "Đòn hẹn" (1939), "Gói thuốc lá" (1940), "Trại Bồ Tùng Linh" (1941)

đã gây được tiếng vang lớn Những sáng tác này cho thấy Thế Lữ là một nhà văn có tài quan sát, có óc phân tích sắc bén, có trí tưởng tượng dồi dào

Có thể nói, so với những tác phẩm văn xuôi truyền thống và tiểu thuyết cùng thời, tiểu thuyết của Thế Lữ đã gây được một ấn tượng đặc biệt trong lòng người đọc Với tiểu thuyết của Thế Lữ, nghệ thuật văn xuôi dường như bước sang một trang mới từ cách xây dựng hình tượng, đổi mới hệ thống cốt truyện đến đổi mới về hình thức Bởi thế, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã viết "Về tiểu thuyết, tuy truyện trinh thám ông chưa thành công nhưng về truyện ghê sợ ông đã tỏ ra một tiểu thuyết gia có biệt tài" [26 - 1953]

Trong lĩnh vực sân khấu: ngay từ khi gia nhập Tự lực văn đoàn, Thế Lữ đã quan tâm tới nghệ thuật biểu diễn kịch Từ 1935 - 1937 vừa làm biên tập, viết báo, sáng tác và công bố các tác phẩm văn chương Ông thành lập nhóm

kịch Thế Lữ ở Hải Phòng, tham gia ban kịch Tinh hoa, ban kịch Anh Vũ bằng

nhiều công việc như quản lý đoàn kịch, chỉ đạo nghệ thuật diễn, sắm vai và viết kịch bản Thế Lữ còn là một dịch giả dịch những tài liệu về sân khấu và kịch bản kịch nói, kịch thơ Nói về vai trò của Thế Lữ trong lĩnh vực này

Phan Trọng Thưởng trong bài viết Thế Lữ nghệ sĩ hai lần tiên phong đã khẳng

định "Thế Lữ là người đầu tiên đưa nghệ thuật biểu diễn kịch nói ở nước ta trở thành chuyên nghiệp và có công xây dựng nó trở thành một nghệ thuật sân khấu hoàn chỉnh"

Nhưng có lẽ không ở đâu, cốt cách người đi tiên phong của Thế Lữ lại

được bộc lộ đầy đủ như ở Thơ mới Để thấy rõ được công lao đóng góp của Thế Lữ dưới đây chúng tôi sẽ dựng lại bước khởi đầu của Thơ mới để thấy rõ được vai trò tiên phong của người nghệ sĩ đa tài Thế Lữ

Trang 27

1.2.1 Cuộc đấu tranh giữa Thơ mới và Thơ cũ

Phong trào thơ mới (1932 - 1945) là một cuộc vận động đổi mới thơ ca rộng lớn, mang tầm vóc một cuộc cách mạng trong thơ ca tiếng Việt Nó đã chuyển đổi hệ thống thi pháp thơ ca từ thơ pháp trữ tình điệu ngâm sang thơ trữ tình điệu nói, đưa thơ ca tiếng Việt sang phạm trù thơ hiện đại Phong trào này được mở đầu bằng cuộc tranh luận sôi nổi giữa Thơ mới và Thơ cũ

Cuộc tranh luận kết thúc khi thắng lợi hoàn toàn thuộc về Thơ mới Để giành phần thắng cho Thơ mới, công đầu phải kể đến những người đi tiên phong trong việc đề xướng Thơ mới phê phán thơ cũ

Năm 1917 trên tờ An Nam tạp chí (số 5 - tháng 11) Phạm Quỳnh lần

đầu tiên lên tiếng thở than về tình trạng thơ ca đương thời Ông cho rằng: thơ Đường luật là thứ thơ phiền phức, luật lệ ràng buộc khắc nghiệt không khác

luật hình Đến năm 1927, Phan Khôi trên Đông pháp thời báo đã táo bạo công kích thơ cũ, cho thơ cũ là thứ thơ trói buộc, hãm đà, thô tục Sang năm 1929, tờ Trung Bắc tân văn lần đầu tiên đăng một bài thơ dịch không niêm luật, không hạn chế số câu - đó là bài Con ve và con kiến do Nguyễn Văn Vĩnh

dịch thơ La Phông Ten Cũng trong năm này Trịnh Đình Rư viết một loạt bài

đăng trên Phụ nữ Tân Văn mạnh mẽ công kích thơ Đường luật "bó buộc

người ta theo khuôn phép tỉ mỉ, mất cả hứng thú tự do, ý tưởng dồi dào" [22,6] và ông đề nghị sáng tác thơ theo thể lục bát và song thất lục bát hoàn toàn dân tộc

Song đến thập kỷ thứ ba của thế kỷ XX, vấn đề cải cách thi ca đã trở

thành một nhu cầu bức xúc của văn học dân tộc Ngày 10/3/1932 báo Phụ nữ

Tân văn xuất bản ở Sài Gòn đăng bài: Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ cùng bài thơ Tình già của Phan Khôi

Trong bài báo này Phan Khôi nhận thấy truyền thống của thơ ca cổ điển hàng ngàn năm với di sản đồ sộ và những áng thơ tuyệt bút của người xưa

Trang 28

cùng với những quy định chặt chẽ về thi pháp đang là gánh nặng của thi sĩ đương thời Những nguồn cảm hứng thi ca quen thuộc được nói quá nhiều đã nhàm chán Những cảm xúc vui buồn của con người thời nay muốn nói ra lại bị khuôn phép thơ xưa cản trở Phan Khôi cho rằng: thơ cốt chơn, mà thơ cũ vì công thức quá nhiều nên mất chơn Theo luật Đường thi, người làm thơ có thể trực tiếp biểu đạt được tình cảm, cảm xúc có thật cùng mình, vì vậy nhà thơ xa lạ với đời sống tình cảm của con người Những biểu tượng, hình ảnh mĩ lệ hoá nhiều thành công thức sáo mòn mất đi sức truyền cảm Bởi vậy Phan Khôi đề xướng một lối thơ mới "đem ý thật trong thâm khảm mà nói ra bằng những câu có vần và không phải bó buộc bởi niêm luật" [54.53]

Về hình thức lối thơ mới, Phan Khôi cho rằng vẫn phải có vần nhưng những niêm luật bó buộc thì phải bỏ hết câu thơ tự do thì mới đủ sức diễn tả những cảm xúc thơ ca mới của con người thời nay Để minh hoạ cho ý tưởng

trên Phan Khôi cho in kèm bài Tình Già - bài thơ mà sau này nhiều người cho

là không có gì là mới mẻ, nhưng lúc bấy giờ nó như một luồng gió lạ

Để diễn đạt tâm sự vơi đầy trong bài thơ, Phan Khôi không chỉ phá bỏ niêm luật, câu thơ được nới rộng ra thoải mái: câu dài 16 - 17 chữ, câu ngắn cũng 10 chữ, ý tình kín khuất của nhân vật trữ tình được giãi bầy một cách rõ

ràng, dễ hiểu, chân thật Nguyên tắc mạch kỵ lộ của Đường thi trở nên xa lạ

Do ý tưởng táo bạo của Phan Khôi trong bài báo và sự mới lạ của bài

thơ Tình già, đăng trên báo Phụ nữ Tân Văn (10/3/1932) được coi là sự đột

khởi trên thi đàn Văn học Việt Nam; Với bài thơ này, Thơ mới đã có một tuyên ngôn thứ nhất, một hình hài đầu tiên Cánh cửa đã mở, dù là mở hé đã cho người ta thấy một chân trời khác của thơ ca

Sự ra đời của bài Tình già tạo ra hai luồng dư luận trái ngược nhau

Những người có tư tưởng tiến bộ thì lạc quan cho đó là dấu hiệu hình thành nền học thuật mới Ngược lại những người hoài nghi bảo thủ cho rằng đó là

Trang 29

thứ "quái thai của thời đại, nếu để nó sống sẽ là điều sỉ nhục cho nền học thuật nước nhà" [21.99] Những người ủng hộ Phan Khôi sớm nhất, nhiệt tình nhất là thanh niên tân học Trong số những người trẻ tuổi đó là nổi lên hàng đầu là tên tuổi của Nguyễn Thị Kiêm ở Nam Bộ và Thế Lữ ở đất Bắc

Nguyễn Thị Kiêm biệt hiệu là Nguyễn Thị Manh Manh hay ký bút danh là Manh Manh Khi Phan Khôi hô hào lối Thơ mới người Nữ sĩ này lập tức hưởng ứng rất nhiệt tình Sau những bài thơ của Phan Khôi, của Lưu

Trọng Lư là hai bài thơ Canh tàn, Viếng phòng vắng ký tên Nguyễn Thị

Manh Manh Với hai bài thơ này Nguyễn Thị Kiêm không chỉ phá thể, phủ nhận khuôn phép xưa mà còn gieo tư tưởng lãng mạn, bộc lộ khao khát yêu

đương của tuổi trẻ Ở những bài tiếp theo như Hai cô thiếu nữ, Bức thư gửi

cho tất cả những ai ưa và ghét lối Thơ mới, nữ sĩ đã thả sức thể nghiệm: chất

tự sự, lời đối thoại, ngữ điệu nói, chất tư duy luân lý tràn vào thơ

Nguyễn Thị Kiêm đã "rất có ý thức và hăng hái tạo ra Thơ mới" (chữ dùng của Nguyễn Tấn Long) [21.179] bằng cách sáng tạo những bài thơ phá thể, phá cách: bỏ niêm, luật đối, bỏ điển tích, sáo ngữ, mở rộng biên độ câu thơ Hướng thể nghiệm này đã tạo những viên gạch đầu tiên để dựng lên toà lâu đài Thơ mới

Để bảo vệ Thơ mới, Nguyễn Thị Kiệm đã dũng cảm mở mặt trận khẩu chiến đấu tranh với phái ủng hộ thơ cũ Ngày 26/7/1933 nữ sĩ đã đăng diễn thuyết tại Hội khuyến học Sài Gòn, chỉ ra hạn chế của luật thơ Đường "Khuôn khổ luật phép phiền phức, nên người làm thơ Đường luật phải ở trong một phạm vi co hẹp lúng túng, cảm hứng ra bài nào thì câu văn như nhái lại mấy trăm bài khác, còn ý tưởng thì dường như đã có nhiều người phát minh ra trước rồi" Nữ sĩ cũng chỉ rõ Thơ mới là gì và tại sao Thơ mới phải ra đời "Muốn cho tình tứ không vì khuôn khổ mà bị "đẹt" mất thì cần một lối thơ khác, lề lối nguyên tắc rộng hơn Thơ này khác với thơ xưa nên gọi là Thơ mới" [54, 100]

Trang 30

Đến tháng 1/1935 Nguyễn Thị Kiêm lại diễn thuyết, tranh luận tay đôi với ông Nguyễn Văn Hanh tại hội Khuyến học Sài Gòn Sự năng nổ, táo bạo của Nguyễn Thị Kiêm đã cổ vũ khích lệ những người trẻ tuổi ra sức sáng tác và lên tiếng mạnh mẽ ủng hộ Thơ mới Theo gương nữ sĩ, nhiều người đã viết báo, diễn thuyết cổ vũ cho Thơ mới, tạo ra một phong trào rầm rộ từ Nam đến Bắc, lôi cuốn hầu hết các tờ báo và tạp chí đương thời vào cuộc, tạo ra một bầu không khí học thuật tích cực để các thanh niên trẻ mạnh dạn thể hiện tài năng của mình trong lĩnh vực thơ ca

Sau những tuyên ngôn và thể nghiệm đầu tiên, Thơ mới đã dành được

sự quan tâm của công luận Các báo và tạp chí như Phụ nữ Tân Văn; Phong

hoá; Văn hoá tạp chí; An Nam tạp chí, Văn học tuần san, Hà Nội báo đều bị

cuốn vào cuộc tranh luận Thơ mới - Thơ cũ Thơ mới cần mạnh mẽ hơn, táo bạo hơn nhưng quan trọng phải thuyết phục được công chúng về luận thuyết và sáng tác Phan Khôi sau khi trình chánh Thơ mới chỉ lặng lẽ rút lui nhường trận tuyến cho thế hệ trẻ - Nguyễn Thị Kiêm hăng hái tranh biện nhưng thơ lại chưa mấy thuyết phục Hồ Văn Hảo chỉ lặng lẽ sáng tác Ở chặng đầu gian nan này, Thơ mới rất cần một vị chủ tướng dũng cảm và tài năng vừa để đối phó với sự phản ứng quyết liệt của phái cựu học vừa tiếp tục giương cao ngọn cờ Thơ mới Trách nhiệm nặng nề ấy đã được nhận lãnh bởi một thi sĩ trẻ tâm huyết, đa tài: Thế Lữ

1.2.2 Sự xuất hiện của Thế Lữ

Thế Lữ (1907 - 1989) sinh trưởng trong một gia đình viên chức nhỏ tại Hà Nội Ông đã sớm theo đuổi nghề văn, nghề báo và trở thành cây bút chủ

chốt của nhóm Tự lực văn đoàn Sau bài tuyên ngôn chấn động của Phan

Khôi - Thế Lữ là một trong những người hưởng ứng sớm nhất và có công đầu đưa Thơ mới đến sự toàn thắng

Trang 31

Như chúng ta đã biết, Thơ mới vừa ra đời đã vấp phải sự bài xích của phái cựu học Phản đối Thơ mới cũng không kém những người ủng hộ Sau

khi bài Tình già ra mắt, hăng hái như Phan Khôi và liều lĩnh như Lưu Trọng

Lư cũng chỉ dám rụt rè hy vọng vào phong trào Thơ mới, dẫu thất bại thì đó là

tiếng chuông cảnh tỉnh làng thơ giữa lúc triền miên trong cõi chết Sau Tình

già nhiều sáng tác lần lượt ra đời với ý tưởng trình tránh một lối thơ làm

khuôn mẫu cho Thơ mới: Trên đường đời, Vắng khách thơ (Lưu Trọng Lư),

Viếng Phòng thơ, Canh tàn, Mộng du (Nguyễn Thị Kiêm), Tự tình với trăng, Con nhà thất nghiệp (Hồ Văn Hảo) Nhưng tất cả những ý tưởng, những

khát vọng đó chưa khẳng định được sự thắng thế của Thơ mới mà "Thơ mới vẫn ở thời kỳ phôi thai, thời kỳ tập luyện, nghiên cứu" [23, 59]

Chỉ đến khi Thế Lữ xuất hiện trên thi đàn, Thơ mới mới tạm chấm dứt một cuộc khủng hoảng về thực tiễn sáng tác Thế Lữ "không bàn về Thơ mới, không bênh vực Thơ mới, không diễn thuyết Thế Lữ chỉ lặng lẽ, chỉ điềm nhiên bước những bước vững vàng mà trong khoảng khắc cả hàng ngũ thơ

xưa phải tan vỡ" (Thi nhân Việt Nam [34, 58]) Hoài Thanh đã coi sự lặng lẽ

đó của Thế Lữ là sự bênh vực "không kèn không trống" nhưng lại hữu hiệu và "vững vàng" nhất cho Thơ mới

Nếu Phan Khôi, Lưu Trọng Lư là những người khai chiến với Thơ cũ thì Thế Lữ là người giành thắng lợi đầu tiên cho Thơ mới Thế Lữ phá thế cuộc giằng co dai dẳng và bế tắc Thắng lợi đó biểu hiện trên cả bình diện lý thuyết và những sáng tác cụ thể

Năm 1935 nhân bài phê bình tập thơ Những bông hoa cuối mùa của

Thế Lữ đã lên tiếng bài xích thơ cũ, cho đó là thứ thơ bạc nhược, là sản phẩm nhợt nhạt, vô hình của một nền thơ đã mất hết sinh khí "Cái tài của các ông là cái tài xào nấu lại những món ăn cũ Các ông lấy lời văn, ý tưởng, tình cảm của người khác làm của mình Trong thơ các ông đầy dãy cảnh tuyết mai,

Trang 32

thông, cúc, chỉ quanh quẩn ở những điển tích mà đã mấy nghìn lần người ta nhắc đến, nghe quen tai quá" [17, 11]

Và để trả lời những người buộc tội Thơ mới bất chấp mọi luật lệ, Thế Lữ viết: "Các luật hẹp hòi hạn câu chọn chữ là một lối rất tiện cho những

người khúm núm thi thố các tiểu xảo của mình" (Phong Hoá số 148 tháng

5-1935) Thế Lữ gọi những bài thơ ấy là lối thơ quen tai, nhàm chán như những lời chúc tụng của bọn người hát "súc sắc súc sẻ" đầu năm

Không chỉ có vậy, Thế Lữ tìm một hình thức mới để thể hiện một nội dung cảm hứng mới Thế Lữ đường hoàng sử dụng điển tích, thi liệu, văn liệu cũ mà vẫn tự tin: Đấy là Thơ mới Cảm quan mới, thi hứng mới đã chi phối thi liệu cũ Đến Thế Lữ, người ta bớt đi sự câu nệ và tiểu tiết Làng Thơ mới nhận ra rằng: Trên phương diện cảm hứng lẫn hình thức thể loại, Thơ mới kế thừa chứ không đứt đoạn với thơ truyền thống

Cây đàn muôn điệu được coi là một tuyên ngôn nghệ thuật của thế hệ

thi nhân mới:

"Tôi chỉ là một khách tình si

Ham cái đẹp của muôn hình muôn vẻ Mượn cây bút nàng Ly Tao tôi vẽ Và cây đàn ngàn phím tôi ca"

Thi nhân xưa có vai trò "đạo đức tư dân", giáo hoá, truyền thụ Thi nhân nay sáng tạo theo cảm hứng của cái tôi, biểu hiện rung động của cái tôi

trước cái đẹp Cây đàn muôn điệu đánh dấu sự lên ngôi của con người nghệ sĩ

trong thế giới hiện thực để tự do cảm nhận và sáng tạo nghệ thuật Con người được đặt ở trung tâm mọi sự cảm thụ

Cây đàn muôn điệu tiêu biểu cho cảm hứng say mê của cái tôi lần đầu

tiên được tự do cảm nhận Cái tôi ấy đang bước đầu hành trình hăm hở khám

phá thế giới, là chặng đầu tiên trên hành trình của cái tôi lãng mạn Cây đàn

Trang 33

muôn điệu là minh chứng cho quan niệm nghệ thuật của phong trào Thơ mới

Đây là thắng lợi của Thơ mới trên phương diện lý luận Lần đầu tiên, Thơ mới có một phác thảo đầy đủ về chân dung người nghệ sĩ, mục đích sáng tạo,

phương thức sáng tạo Trong quỹ đạo văn học hiện đại, thì Nhớ rừng là thắng lợi của Thơ mới trên phương diện cảm hứng Với Nhớ rừng, cái bi tráng được

khắc họa, không phải bằng khuôn khổ luật Đường đăng đối mà là thứ ngôn ngữ thơ sinh động từng bị các nhà nho cho là lủng ca lủng củng

"Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm."

Trong lúc cũ - mới đáng giao thoa, ranh giới chưa được phân định rõ

rệt thì bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ được coi như một đòn "dứt điểm", bài thơ

là sự hoà quyện giữa hùng tráng và bi tráng, là nỗi căm phẫn đã đọng lại thành sức nặng giằng xé, xô đẩy trong lớp vỏ ngôn từ Cảm hứng bi tráng tìm được hình dạng cho nó trong thể thơ tám chữ Thể thơ tám chữ vốn chịu ảnh hưởng của hình thức hát nói Sau Thế Lữ, những nhà thơ kế tiếp đã nâng thể thơ tám chữ này lên đến độ điêu luyện Thơ tám chữ cũng là thể thơ chiếm ưu

thế về số lượng trong các tập thơ của thi nhân trong phong trào Thơ mới

Như vậy, sự xuất hiện của Thế Lữ trong những năm đầu của thế kỷ 30, khiến người ta hoàn toàn bị thuyết phục về quá trình hiện thực hoá ý tưởng Thơ mới Sau Thế Lữ xuất hiện nhiều đỉnh cao của phong trào Thơ mới: Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính Những thi phẩm của họ là lời bênh vực hùng hồn nhất cho Thơ mới Trên thực tế, từ sau Thế Lữ, tranh luận đã ngã ngũ Hàng ngũ thơ xưa tan rã, thơ mới đã giành thắng lợi từ năm 1936 Lê Tràng Kiều vui mừng nhận xét: "Cuộc cách mạng bồng bột nay đã yên lăng như mặt nước hồ thu" và không phải ngẫu nhiên khi lưa chọn 45 thi sĩ

với 167 bài để đưa vào tập Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh - Hoài Chân đã

Trang 34

trân trọng đặt Thế Lữ ở vị trí đầu tiên Và trong tiểu luận Một thời đại trong

thi ca, Hoài Thanh tôn vinh Thế Lữ là "đệ nhất thi sĩ"

Tóm lại, qua diễn biến cuộc tranh luận Thơ mới - Thơ cũ, luận văn rút ra một số nhận xét sau:

Thứ nhất: Cuộc tranh luận giữa Thơ mới và Thơ cũ là một cuộc đấu

tranh quyết liệt giữa một bên giành quyền sống và một bên giữ quyền tồn tại

Thứ hai: Những bài tham gia tranh luận của Thế Lữ có giá trị đặc biệt

Trong ba năm đầu (1932 - 1935), ông đã có những bài viết công bố ở những báo khác nhau Với một cảm quan nhạy bén, lý luận sắc sảo ông đã góp phần không nhỏ cho sự thắng lợi của Thơ mới trên bình diện lý thuyết

Thứ ba: Không phô trương diễn thuyết suông, Thế Lữ đã dành cả tâm

huyết của mình cho những sáng tác cụ thể Ở những sáng tác này, Thế Lữ đã thể hiện rõ những phẩm chất cách tân để đưa Thơ mới đến toàn thắng, góp phần hoàn thiện nền văn học theo hướng hiện đại hoá

Trang 35

Chương 2

NHỮNG PHẨM CHẤT CÁCH TÂN TRONG THƠ THẾ LỮ

2.1 QUAN ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA THẾ LỮ - MỘT BƯỚC TIẾN SO VỚI QUAN ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI

2.1.1 Khái quát quan điểm nghệ thuật văn học trung đại

Văn học trung đại là một loại hình văn học, sản phẩm của xã hội xây dựng trên nền tảng các quan hệ phong kiến mang dấu ấn đẳng cấp, dấu ấn hệ tư tưởng tôn giáo Nên nhìn chung, văn học trung đại dường như chưa nói được cái đẹp của đời sống hàng ngày mà chủ yếu thường dùng các hình ảnh tượng trưng, ước lệ hay những điển tích, điển cổ

Văn học trung đại nói chung cũng như thơ ca nói riêng dường như không đi sâu vào cái "tôi" cá nhân mà chỉ nói đến cái "ta" chung của mọi người Tình cảm của họ nằm trong khuôn phép chung của xã hội Vì thế, khi nữ sĩ Thanh Quan đứng trên đỉnh Đèo Ngang, tầm mắt của bà chỉ thấy cảnh đẹp của đất nước và trước cảnh đẹp bao la ấy, bà nghĩ đến nước mà đau lòng Tâm trạng của bà là tâm trạng chung của dân tộc

Tính chất ước lệ trở thành hình thức nổi bật biểu hiện của thơ ca trung đại Đó là tính chất tập cổ, tính quy phạm, tính công thức, sáo ngữ và cách dùng các điển cố, điển tích là hết sức phổ biến I.U.Lotman miêu tả phương pháp sáng tác thời trung đại qua khái niệm "mỹ học đồng nhất" - một khái niệm chung cho văn học dân gian và văn học viết Trung đại Đó là sự đồng nhất hoàn toàn tính hình tượng trong cuộc sống được miêu tả với các mô hình, công thức mà người xem (công chúng) đã biết được và đưa vào hệ thống các quy tắc sáng tác Cơ sở nhận thức của nó là san bằng các hình tượng đa dạng khác nhau của cuộc sống để đưa vào mô hình lôgic nhất định

Trang 36

B.AGiupxốp cho rằng: "Nhà văn trung đại không sáng tạo ra cốt truyện, anh ta dường như chỉ kể lại và tổ hợp lại các môtíp đã có từ lâu bằng văn xuôi hay văn vần"

Văn học trung đại thường dùng sáo ngữ, công thức trong tường thuật, miêu tả, định danh, sử dụng chất liệu ngôn ngữ cao quý đầy hoán dụ, ví von làm cho lời văn được mỹ lệ: tường gấm, mặt hoa, nghìn vàng giọt ngọc, tính nghi thức đòi hỏi miêu tả từng loại vật phải tuân theo yêu cầu của từng loại nhân vật ấy Chẳng hạn, miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên là gằn liền với các hình ảnh tùng, cúc, trúc, mai Miêu tả con người phải gắn liền với dấu ấn của vũ trụ Vũ trụ ở đây là đất trời, mây nước, mặt trăng, mặt trời, sấm, chớp, mưa, gió, cây cỏ, muông thú với cái đạo bền vững sâu thẳm của nó Con người thấy chân dung của mình trong dáng liễu, dáng mai, vóc hạc, mình ve, tóc mây, mắt phượng, mây sóng Khi làm một bài thơ "tay tiên gió táp mưa sa" đã có dáng dấp của vũ trụ Khi khóc người yêu "vật mình vẫy gió tuôn mưa" hoặc khi chuẩn bị đi thi "sứ trời đã giục đường mây" hoặc khi có một hành động ngang tàng "vòng trời đất dọc ngang ngang dọc – Nợ tang bồng vay trả trả vay " ta thấy hình ảnh con người luôn được đặt trên bối cảnh của vũ trụ Đó là cảm thức chung của cả một mô hình văn học, một thời đại văn học Các nhà văn hầu như không bao giờ hình dung cảnh sắc thiên nhiên và con người trong dáng vẻ đời thường vì như thế nó tầm thường, không đẹp Các nhà thơ trung đại luôn lấy thiên nhiên làm trung tâm, là ngọn nguồn ban phát các phẩm chất của nó cho con người Thiên nhiên là mẫu mực để hình dung ngoại hình con người Chẳng hạn, đoạn thơ miêu tả Thuý Vân của Nguyễn Du:

"Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da"

Trang 37

Nhà thơ miêu tả sắc đẹp của nhân vật qua các chi tiết khuôn trăng, nét ngài, hoa, ngọc, mây, tuyết, là các chi tiết thuộc thế giới thiên nhiên, vũ trụ có tính chất cao quý vĩnh viễn, không mang tính xác thịt trần tục, do đó cũng không thấy dấu ấn cá nhân, cá tính Mặt khác, nhà thơ không tả cảnh không vẽ bức tranh thiên nhiên, mà hoa, ngọc, mây, tuyết dùng như một phép so sánh chứ không phải là đối tượng miêu tả mà đối tượng miêu tả ở đây là vẻ đẹp lý tưởng của nhân vật

Khác với văn học trung đại, văn học hiện đại là văn học của thời kỳ mà con người cá nhân tư sản mới xuất hiện, là văn học của ý thức cá tính của tác giả, của ý thức nghệ thuật tự giác trong các cương lĩnh, trào lưu Văn học hiện đại giải phóng ngôn từ khỏi công thức để hướng tới cái đẹp Cái đẹp của giọng điệu, của tình cảm tự nhiên, của sắc thái, của cá tính, của sự miêu tả cụ thể, tinh tế

Trở về với văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 từ những tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn đến với văn xuôi hiện thực chủ nghĩa, đặc biệt là sự ra đời của Phong trào Thơ mới đã góp phần quan trọng mở đầu và thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình hiện đại hoá văn học dân tộc Đây cũng là thời kỳ các nhà văn, nhà thơ bước ra một không gian rộng mở với những quan niệm nghệ thuật mới làm ngạc nhiên cả hai giới sáng tác và hưởng thụ văn chương Mỗi nét họ đặt trên tờ giấy là cảm giác in vào hồn người đọc, rộng mở mà không gò bó Đúng như lời Hoài Thanh, Hoài Chân nhận xét "đi sâu vào tâm hồn những cá nhân, chúng ta sẽ gặp tâm hồn dân tộc, đi sâu vào tâm hồn dân tộc chúng ta sẽ gặp tư tưởng nhân loại" [33,34]

Đại diện cho phong trào Thơ mới đưa ra một quan niệm nghệ thuật mới làm sáng rực cả bầu trời thơ những năm đầu thập kỷ 30 phải kể đến công lao của Thế Lữ - Người có công "dựng thành nền Thơ mới ở xứ sở này" [34] với một giọng điệu riêng, một sự cách tân táo bạo

Trang 38

2.1.2 Quan niệm nghệ thuật của Thế Lữ

Trong chặng đường đầu Thơ mới lãng mạn, rất nhiều những cây bút nổi lên cùng thời với Thế Lữ như Lưu Trọng Lư, Huy Thông và sau này là Nguyễn Nhược Pháp Nếu hồn thơ Lưu Trọng Lư mơ màng và buồn xa vắng, của Huy Thông hùng tráng, mạnh mẽ thì hồn thơ Nguyễn Nhược Pháp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng Tất cả những hồn thơ ấy đều có sức khơi gợi rất lớn trong lòng công chúng độc giả bấy giờ

Nhưng những đặc sắc qua tập "Mấy vần thơ" đã đưa Thế Lữ lên bậc

hàng đầu tiêu biểu cho phong trào Thơ mới lúc bấy giờ Đúng như lời nhận xét của Hoài Thanh, Hoài Chân "Bởi vì không có gì khiến người ta tin ở Thơ mới hơn là đọc những bài Thơ mới hay Mà thơ Thế Lữ về thể cách mới không chút rụt rè, mới từ số câu, số chữ, cách bỏ vần cho đến tiết tấu âm thanh Đọc những câu thơ:

"Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già

Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn thét núi, Với khi thét khúc trường ca dữ dội,

Ta bước chân lên dõng dạc đường hàng Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc"

Thì không ai có thể bĩu môi trước cuộc cách mạng về thi ca đương nổi dậy Thế Lữ đã làm rạn vỡ những khuôn khổ ngàn năm không di dịch" [34, 58]

Có được sự cách tân táo bạo trong thơ ca như vậy là nhờ Thế Lữ có quan niệm nghệ thuật hết sức mới mẻ Có thể nói từ thuở thơ ấu đến tuổi trưởng thành khi đạt vinh quang về thơ ca và sau đó là những thành tựu về văn xuôi nghệ thuật, về hoạt động sân khấu cũng là khi hình thành và hoàn chỉnh một quan niệm nghệ thuật mới Với quan niệm nghệ thuật này ông đã

Trang 39

nêu lên tuyên ngôn nghệ thuật chung của một thế hệ nghệ sĩ đầu tiên của văn học hiện đại Việt Nam

Quan niệm nghệ thuật của Thế Lữ đánh dấu một trình độ phát triển có tính bước ngoặt của ý thức nghệ thuật trong văn học Việt Nam những năm đầu thập kỷ 30 Đó là ý thức tự giác của chủ thể sáng tạo về nghệ thuật bắt rễ và sàng lọc từ chủ nghĩa lãng mạn thịnh hành ở phương Tây khoảng thế kỷ XIX với lý thuyết "vị nghệ thuật" của Theophine Gautier chủ trương tôn thờ cái đẹp tuyệt đối, chủ trương hoạt động và sáng tạo nghệ thuật trước tiên và cuối cùng chỉ vì nghệ thuật, vì cái đẹp Nhà phê bình Biêlinxki từng nói: "Cái đẹp là điều kiện không thể thiếu được của nghệ thuật, thiếu cái đẹp thì không có và không thể có nghệ thuật Đó là một định lý" Thế Lữ có sự kết hợp hài hoà giữa cách cảm, cách nghĩ của người Việt với quan niệm của phương Tây làm nảy sinh quan niệm nghệ thuật mới và làm nên một "thời đại trong thi ca"

Bao trùm nên quan niệm nghệ thuật chung nhất của Thế Lữ là quan niệm về cái đẹp Với Thế Lữ cái đẹp được biểu hiện trước hết ở người nghệ sĩ, ở văn chương nghệ thuật và ở nghiệp văn Bởi vậy, nghệ thuật là cái đẹp và

cái đẹp là nghệ thuật Trong báo Ngày nay (số 92 năm 1937), ông viết "Vẽ lại

bức tranh chưa vừa ý, uốn nắn những nét còn thô sơ; bỏ hẳn một bài văn để viết lại bài khác hoàn toàn hơn; lựa chọn những lời thích đáng với những ý tưởng trong một bài thơ; đó là sự can đảm của nhà nghệ sĩ Sự can đảm ấy tỏ ra lòng yêu mến nghệ thuật mà là sự yêu mến thành thực, trong đó bao sự băn khoăn, ngờ vực, cay đắng, trước khi thấy hạnh phúc của vẻ đẹp anh lính"

Cái đẹp theo Thế Lữ quan niệm là cái đẹp rộng mở, muôn màu Cái đẹp

"là chốn em quen cười với gió/ với trăng, với nước, với mây bay" (Lời than

thở của nàng Mỹ thuật), cái đẹp là "mộng vàng trên cảnh lộng trời mây" (Lựa tiếng đàn) Đặc biệt với Cây đàn muôn điệu, Thế Lữ đã đưa ra một quan niệm

Trang 40

nghệ thuật hết sức mới mẻ, được coi là bản tuyên ngôn nghệ thuật của phong trào Thơ mới Nguyễn Đăng Điệp nhận xét "Người mở đường cho sự thắng

lợi của phong trào thơ ca này, trong bài Cây đàn muôn điệu đã sử dụng tới 15

lần chữ "tôi" (trên tổng số 36 dòng thơ) Muôn điệu chính là sự đa dạng của

cảm xúc, nó tạo ra tính mở cửa của Thơ mới" [47,197-198] Cây đàn muôn

điệu và Nhớ rừng là hai trong số những bài thơ mới được tập thể các nhà thơ

mới, nhà nghiên cứu bình chọn in vào sách 1993 Thế Lữ đã từng tâm sự "Tôi

không có ý định làm một bản tuyên ngôn nghệ thuật, tôi chỉ muốn với Cây

đàn muôn điệu nói lên một khát vọng khẩn thiết bằng thi ca, nói rõ cả tâm tư,

tình cảm của mình ( ) Lực bất tòng tâm, tôi chỉ thực hiện được một phần rất nhỏ của bản tuyên ngôn ấy nếu bài thơ ấy là bản tuyên ngôn của phong trào Thơ mới thì chúng ta có thể tự hào: phong trào Thơ mới đã thực hiện xuất sắc bản tuyên ngôn ấy" [20]

Với Cây đàn muôn điệu Thế Lữ đã bộc lộ rõ cái "tôi" chủ thể của mình

khi nói về cái đẹp Cái "tôi" thi sĩ đã mở rộng ra để ngân vang với mọi cung bậc của cuộc đời với tất cả những buồn, đau, sướng khổ của mọi kiếp người

"Với nàng Thơ, tôi có đàn muôn điệu, Với nàng Thơ, tôi có bút muôn màu Tôi muốn làm nhà nghệ sĩ nhiệm màu, Lấy thanh sắc trần gian làm tài liệu"

Khác hẳn với cái đẹp trong văn học trung đại, nếu cái đẹp trong văn học trung đại thuộc về quá khứ gắn liền với những hình ảnh thanh cao như tùng, cúc, trúc mai, nó mang tính lý tưởng thể hiện trong "Đạo" trong "chí" thì giờ đây cái đẹp hiện ngay trong cuộc sống hiện tại xung quanh mình Với Thế Lữ, thiên nhiên kỳ thú có bao nhiêu vẻ đẹp thì hồn thơ ông có bấy nhiêu rung cảm: một dáng yêu kiều thướt tha của giai nhân, một ngày âm thầm sầu muộn, một sáng tưng bừng nắng xuân, một thác ngàn đổ nghiêng trời, một cảnh cơ

Ngày đăng: 12/11/2012, 17:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w