Lập kế hoạch giải phóng tàu PutNam của cty TNHH 1 thành viên Cảng Xanh (GreenPort) quý 3 năm 2021. Thực hiện chi tiết các bước công việc kế hoạch từ khi nhận được giấy thông báo tàu đến, lượng hàng hoá nhập. Lên kế hoạch cập cảng, làm hàng, sắp xếp hàng hoá tại kho bãi của cảng.
Trang 1LỜI CAM ĐOAN vi
MỤC ĐÍCH, TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI vii
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1
1.1 Quy trình công nghệ xếp dỡ hàng hóa 1
1.1.1 Khái niệm 1
1.1.2 Nội dung 1
1.2 Kế hoạch giải phóng tàu: 2
1.2.1 Khái niệm, nguyên tắc chung khi lập kế hoạch giải phóng tàu: 2
1.2.2 Lập kế hoạch tác nghiệp phục vụ phương tiện vận tải 4
1.2.3 Kế hoạch cầu bến (Quay Planning or Berthing Planning) 6
1.2.4 Vị trí chất xếp hàng hóa trên tàu 7
1.2.5 Kế hoạch làm hàng cho tàu 10
1.2.6 Kế hoạch thiết bị (Equipment planning) 12
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊNCẢNG XANH 13
2.1 Giới thiệu chung 13
Trang 22.8 Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 22
CHƯƠNG 3: LẬP KẾ HOẠCH GIẢI PHÓNG TÀU PUTNAM TẠI CÔNGTY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẢNG XANH TRONG QUÝ 3 NĂM 2021 263.1 Quy trình giải phóng tàu của công ty 26
3.2 Dự kiến thời gian tàu cập và rời cảng 42
3.3 Đặc điểm hàng container 45
3.4 Điều kiện thời tiết 48
3.5 Phương tiện xếp dỡ hàng hoá 49
3.6 Phương tiện vận chuyển 49
3.7 Thiết bị tiền phương 50
3.8 Thiết bị tuyến hậu 53
3.9 Công trình bến 58
3.10 Kho bãi 58
3.10.1 Thời gian làm việc của cảng: 58
3.10.2 Tình hình hàng hóa đến cảng: 58
3.11 Tính toán năng suất thiết bị 61
3.11.1 Thiết bị tuyến tiền 66
3.11.2 Thiêt bị phụ 68
3.12 Khả năng thông qua của các tuyến 70
3.12.1 Cân đối khả năng thông qua của của tuyến tiền 70
3.12.2 Khả năng thông qua của tuyến phụ: 72
3.13 Cân đối nguồn nhân lực trong các khâu xếp dỡ 72
3.13.1 Số lượng công nhân tham gia trong xếp dỡ 72
3.13.2 Yêu cầu nhân lực trong xếp dỡ 73
3.14 Kế hoạch tác nghiệp phục vụ phương tiện vận tải 74
3.15 Kế hoạch cầu bến 76
Trang 33.17 Kế hoạch thiết bị 93
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
Trang 4DANH MỤC VIẾT TẮT
ISO International Organization for Standardization
IMO International Maritime OrganizationTNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Trang 5DANH MỤC BẢNG
2.1 Doanh thu Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Cảng
Xanh giai đoạn 2017-2020 ( đơn vị: triệu đồng) 233.1 Bảng kế hoạch tác nghiệp phục vụ tàu PUTNAM tại
3.2 Phân loại và đặc điểm của các loại container 453.3 Bảng tham số kĩ thuật của container theo tiêu chuẩn ISO 47
3.5 Thông số kỹ thuật xe Đầu kéo Mỹ International N13
3.7 Năng suất của cần cẩu giàn QC (quá trình 1) 673.8 Năng suất của cần cẩu giàn QC (quá trình 2) 68
3.13 Bảng kế hoạch tác nghiệp phục vụ tàu PUTNAM tại
3.14 Bảng kế hoạch tàu bến tàu PUTNAM tại cảng GreenPort 773.15 Bảng kế hoạch làm hàng của cần trục chân đế 94
Trang 63.16 Delays caused by Port or Terminal Operator 953.17 Delays caused by Ship or Cargo Operator 96
Trang 7DANH MỤC HÌNH ẢNH
2.10 Cơ cấu tổ chức Cảng GreenPort thuộc Công ty TNHH MTV Dịch vụ
Trang 8LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài đồ án này, đầu tiên em xin được gửi lời cảm ơn sâusắc nhất đến cô, ThS Nguyễn Thị Thanh Bình đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảochúng em trong suốt quá trình hoàn thành bài đồ án Ngoài ra em xin cảm ơn cácthầy cô trong khoa Kinh Tế ngành Kinh Tế Vận Tải Biển trường Đại học Hàng Hảiđã góp ý để bài đồ án của chúng em được hoàn thiện hơn.
Nhân dịp này em cũng xin cảm ơn chú Phạm Hồng Mạnh đang công tác tạicông ty TNHH Tuyến Container T.S Hà Nội, cô Phạm Thị Kim Uyên, chú LươngMinh Hoàng đang công tác tại công ty TNHH MTV Dịch vụ Cảng Xanh đã tạođiều kiện và thời gian cho em trong suốt quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin được cảm ơn người thân, bạn bè đã bên cạnh động viênem hoàn thành chương trình học và đồ án này.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Trang 9LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em dưới sự hướngdẫn của ThS Nguyễn Thị Thanh Bình Các nội dung nghiên cứu trong đồ án chưađược công bố ở bất cứ đâu Các số liệu bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhậnxét đánh giá đã được thu thập tại các nguồn khác nhau có ghi tại mục tài liệu thamkhảo Ngoài ra trong đồ án có sử dụng một vài nội dung của các tác giả khác đãđược ghi chú lại trong mục tài liệu tham khảo
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, em xin chịu trách nhiệm hoàn toànvề nội dung báo cáo của mình
Hải Phòng, ngày … tháng … năm 2021
Trang 10MỤC ĐÍCH, TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hoạt động cảng biển tại Hải Phòng rất quan trọng với việc phát triển kinh tế,xã hội của miền Bắc nước ta nói chung, cũng như của thành phố Cảng nói riêng.Trong đó, có những cảng phát triển mạnh, mở rộng quy mô nhanh nhưng cũng cónhững cảng không thể mở rộng, phát triển ví dụ vị trí địa lý, tình hình kinh tế, cáchquản lý cảng của từng doanh nghiệp… Thời gian làm hàng, giải phòng tàu cũng làmột trong các lí do thúc đẩy doanh thu, phát triển cảng Thời gian con tàu làm hàngtại cảng, phụ thuộc phần nhiều vào hệ thống trang thiết bị cũng như quy trình xếpdỡ, giải phóng con tàu tại cảng
Trong hoạt động khai thác cảng, nếu nhà quản lý cảng không có sự quản lýchặt chẽ, không xây dựng một quy trình giải phóng tàu khoa học, phù hợp với từngcon tàu, từng loại hàng để nhanh chóng hoàn thành giải phóng tàu sẽ dẫn đến hànhtrình của con tàu bị chậm trễ, các nguồn lực của cảng, của tàu, của chủ hàng khôngđạt năng suất cao nhất, gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng tới hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Hơn nữa, việc chậm trễ trong xếp dỡ hàng hoá gây ra sựtắc nghẽn ở cảng trong các tháng cao điểm, gây nguy hiểm cho tàu khi có hiệntượng thời tiết cực đoan xảy ra như bão, sóng thần,
Khi cảng muốn phát triển, mở rộng sẽ chú trọng trong việc đầu tư, nâng cấphệ thống trang thiết bị, đồng thời có những quy trình giải phóng tàu nhanh, hợp lý,khoa học giúp cho tăng năng suất trang thiết bị tại cảng cũng như trên con tàu đạtcực đại, rút ngắn thời gian làm hàng của tàu tại cảng
Chính vì thế, chúng em lựa chọn tìm hiểu đề tài “Lập kế hoạch giải phóng
tàu PUTNAM tại công ty TNHH một thành viên dịch vụ cảng Xanh(GreenPort) trong quý 3 năm 2021” vì chúng em nhận thấy đây là đề tài có ý
nghĩa thiết thực trong việc nang cao hiệu quả làm việc của cảng cũng như trong quátrình thực tập, làm việc của chúng em thời gian vừa qua
Trang 11CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Quy trình công nghệ xếp dỡ hàng hóa
1.1.1 Khái niệm
Quy trình công nghệ xếp dỡ hàng hóa là quá trình mà nhân viên cảng làmmột phương án xếp dỡ nhất định tạo ra sản lượng xếp dỡ Phương án xếp dỡ là quátrình bốc xếp hàng hóa từ phương tiện vận tải này sang phương tiện vận tải khác, từphương tiện vận tải qua kho, bãi hoặc ngược lại, từ kho bãi qua kho bãi hoặc trongkho bãi từ vị trí này sang vị trí khác.
1.1.2 Nội dung
Quy trình công nghệ xếp dỡ hàng hóa của cảng sẽ được xây dựng theo từngthời kỳ khác nhau Sự thay đổi này dựa trên cơ sở vật chất, trình độ khoa học côngnghệ của từng thời kỳ Cơ sở xây dựng lên một quy trình công nghệ xếp dỡ hànghóa bao gồm:
+ Loại hàng hóa đến cảng: theo tính chất xếp dỡ, theo nhóm hàng, theo tiêuchuẩn ISO,…
+ Phụ thuộc vào cơ sở vật chất, trang thiết bị ở cảng + Phương án xếp dỡ hàng hóa
+ Nguyên tắc xây dựng quy trình công nghệ xếp dỡ hàng hóa
+ Nguyên tắc phân chia các bước công việc: mỗi phương án xếp dỡ đều có thểđược chia ra thành nhiều bước công việc khác nhau với nhiều công đoạn vớitác dụng, nhiệm vụ Trong đó lại có các thao tác khác nhau do công nhân cảngđảm nhiệm quá trình xếp dỡ hàng hóa tại cảng
+ Phụ thuộc vào nguyên tắc định mức lao động như năng suất, thiết bị, nhân lực,…
Kết cấu chung của một quy trình công nghệ xếp dỡ hàng hóa bao gồm:
Trang 12+ Bố trí sơ đồ cơ giới hóa cho các phương án xếp dỡ + Bố trí phương tiện, nhân lực, định mức năng suất+ Công cụ mang hàng
+ Sơ đồ làm hàng
+ Hướng dẫn thực hiện các thao tác xếp dỡ theo đúng kỹ thuật+ Các quy định về an toàn.
1.2 Kế hoạch giải phóng tàu:
1.2.1 Khái niệm, nguyên tắc chung khi lập kế hoạch giải phóng tàu:
Việc lập kế hoạch giải phóng tàu được thực hiện dựa trên quy trình làm việccủa cảng từ lúc tàu đến mớn nước ngoài cảng Kế hoạch giải phòng tàu được thựchiện khi tàu có thông báo đến cảng kèm theo các thông tin về tàu và hàng mà cảngphải thực hiện xếp dỡ
Cảng có nhiệm vụ sắp xếp hoa tiêu, chuẩn bị sẵn sàng cầu cảng cũng nhưcác phương tiện vận tải để tàu vào làm hàng, đồng thời lên kế hoạch sắp xếp lấyhàng Việc lập kế hoạch giải phòng tàu giúp giảm thời gian tàu phải đỗ ở cầu cảng,giảm chi phí dừng đỗ làm hàng của tàu, đảm bảo tàu chạy theo đúng lịch trình giữacác cảng đã được quy định trong hợp đồng, tránh xảy ra việc tàu phải chờ đợi quálâu, gây tốn thêm chi phí của cảng khi quá hạn hợp đồng làm hàng với tàu
Nguyên tắc chung khi lập kế hoạch giải phóng tàu:
- Tiếp nhận, giải phóng tàu khi chủ tàu, chủ hàng, đại lý, yêu cầu
- Ưu tiên tiếp nhận, phục vụ tàu định tuyến đến làm hàng ở cảng Vì đa số nóđược trang bị thiết bị cơ giới hiện đại, sử dụng ít lao động thủ công, ít độchại và bảo vệ môi trường,….
- Đảm bảo hiệu quả việc sản xuất kinh doanh của cảng.
- Việc tiếp nhận tàu, điều động tàu phải được công khai minh bạch, tránh tìnhtrạng tham nhũng, tiêu cực
Trang 13- Khi số lượng tàu đăng ký vào cảng trong cùng một thời điểm vượt quá khảnăng tiếp nhận của cảng thì việc tiếp nhận tàu sẽ được thực hiện theo thứ tựnhư sau:
+ Tàu quân sự, tàu khách.
+ Tàu định tuyến có lịch trình thường xuyên về qua cảng + Tàu của khách hàng chuyển hàng qua cảng thường xuyên.+ Tàu có hợp động thuê kho bãi dài hạn ở cảng
+ Tàu có hàng lưu tại cảng.
- Tàu nào đến cảng trước sẽ được bố trí cập bến trước, nhằm đảm bảo quyềnlợi của cảng cũng như của khách hàng
- Trường hợp đặc biệt khi thời tiết có sóng to, gió lớn hoặc các nguyên nhânđột xuất khác thì cảng sẽ phối hợp với các bên liên quan để quyết định xemtàu có nên cập/rời bến hay không
Khoảng thời gian xếp dỡ hàng cho một tàu phụ thuộc vào khối lượng, chủngloại hàng, số máng xếp dỡ tối đa có thể mở và năng suất của thiết bị.
Khi hợp đồng xếp dỡ với cảng, chủ hàng thường thoả thuận một định mứcnăng suất, đó là tổng khối lượng hàng xếp dỡ cho một ngày (tấn/ tàu-ngày), hoặcđịnh mức cho một máng xếp dỡ (tấn/máng-ca hoặc tấn/máng- giờ) Trên cơ sở đó,cảng có thể sự tính được số máng xếp dỡ và khoảng thời gian cần thiết cho việc xếpdỡ
Đối với tàu container, cảng sẽ chủ yếu xếp dỡ thông qua cần trục bờ vì vậy cảngsẽ tính toán và sắp xếp số lượng cần trục làm hàng cho tàu để hoàn thành việc xếpdỡ đúng thời hạn.
Để tính số máng mở cần thiết, ta sử dụng công thức
rm= qt
24 p.wct.(1−km)(cần trục)
Trang 14Điều kiện rm phải nhỏ hơn hoặc bằng số máng xếp dỡ tối đa có thể xếp dỡđồng thời cho tàu.
Trong đó:
qt khối lượng hàng cần xếp dỡ trong 1 ngày của tàu (tấn/tàu-ngày)
p năng suất xếp dỡ của cần trục (tấn/cần trục-giờ)
wct hệ số thời gian làm việc thực tế của cần trục trong ngày
km hệ số khoảng thời gian bị mất do việc dóng mở nắp hầm hàng(Tàu containerkm = 5%, Tàu bách hoá km có thể nhỏ hơn )Thời gian hoàn thành việc xếp dỡ cho tàu
txdt =Qt
*Hầm trọng điểm: là hầm có thời gian xếp dỡ dài nhất trong số các hầm củatàu Với tàu chở cùng một loại hàng thì hầm trọng điểm là hầm có khối lượng lớnnhất Nhưng với tàu chở nhiều loại hàng khác nhau thì hầm trọng điểm thường làhầm chở loại hàng có năng suất xếp dỡ thấp so với các hầm khác, nên thời gianphải kéo dài Trong trường hợp này, thời gian hoàn thành xếp dỡ cho tàu bằng thờigian xếp dỡ hầm trọng điểm.
1.2.2 Lập kế hoạch tác nghiệp phục vụ phương tiện vận tải
Trong công tác tổ chức sản xuất và làm hàng ở cảng, việc lập kế hoạch tácnghiệp phục vụ cho tàu là đặc biệt quan trọng Kể từ khi tàu cập cảng cho đến khitàu rời cảng cần trải qua rất nhiều bước công việc trong một thời gian nhất định.Việc lập kế hoạch tác nghiệp cho tàu phải được thiết kế một cách hợp lý, khoa họcvà thuận tiện để tránh lãng phí thời gian hay nguồn nhân lực, vật lực Trong quátrình tổ chức thực hiện, khi một bước công việc không tiến hành đúng kế hoạch vídụ kéo dài thời gian) sẽ gây ảnh hưởng dây chuyền đến các công việc kế tiếp, và cóthể phá vỡ toàn bộ kế hoạch của chủ tàu Vì vậy, người lập kế hoạch phải dự phòngcác phương án để điều chỉnh khi cần thiết.
Trang 15Kế hoạch tác nghiệp phục vụ tàu làm căn cứ để từng bộ phận liên quanchuẩn bị mọi mặt (phương tiện, lao động) đồng thời chủ động phối hợp với các bộphận khác trong quá trình thực hiện Ngoài ra, nó giúp lãnh đạo và cán bộ điềuhành sản xuất có thể nắm bắt và kiểm tra tình hình phục vụ tàu trong phạm vi toàncảng.
Trang 161.2.3 Kế hoạch cầu bến (Quay Planning or Berthing Planning)
Kế hoạch cầu bến đưa ra một cái nhìn tổng thể về việc sử dụng cầu tàu và vùngnước trước bến của cảng trong một khoảng thời gian nhất định Từ kế hoạch cầubến, có thể thấy được khối lượng công việc cần thực hiện, làm cơ sở cho việc lậpcác kế hoạch nguồn lực khác (phương tiện, thiết bị, lao động ) Kế hoạch cầu bếnthường là kế hoạch mềm, có thể thay đổi phụ thuộc vào thời gian đến của tàu cũngnhư khối lượng hàng cần xếp dỡ.
Kế hoạch cầu bến là bước đầu tiên của việc lập kế hoạch làm hàng cho tàu Căncứ vào lịch tàu và thông báo tàu đến của đại lý với các thông tin như chiều dài tàu,thời gian tàu đến, thời gian tàu đi, số lượng container cần dỡ và xếp để lập kế hoạchcầu bến cho tàu trên cơ sở dự tính được những vấn đề đặt ra là :
+ Những loại cần trục nào cần được sử dụng làm hàng cho tàu+ Có bao nhiêu cần trục sẵn sàng làm việc
+ Số lượng cần trục làm hàng cho mỗi tàu là bao nhiêu thì hợp lý.
Bộ phận kế hoạch cầu bến sẽ quản lý hoạt động khai thác bến và khai thác tàuvới 3 đối tượng là:
+ Tàu hoạt động trên tuyến chính (main lines/ deep-sea)+ Tàu khau thác trên tuyến nhánh (feeder)
+ Sà lan (barge)
Kế hoạch cầu bến ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch chất xếp container trên bãivà kế hoạch sử dụng thiết bị Thông thường 1 cần trục xếp dỡ container cho tàu(STS – Ship to crane yêu cầu 6 xe kéo container (truck – chassis) hoặc 3 xe nângchuyển (straddle carrier và 2 khung cẩu chất xếp container trên bãi
Các thông tin cần thiết của mỗi chuyến tàu khi lập kế hoạch cầu bến:
Trang 17 Tên tàu, số hiệu chuyến tàu, người khai thác tàu Tuyến vận chuyển/ dịch vụ (nếu cần)
Dự kiến thời gian đến, dự kiến thời gian đi của tàu Số lượng container cần xếp/ dỡ
Những hàng hoá đặc biệt cần xếp dỡ (hàng để rời không đóng trongcontainer)
Các yêu cầu khác: sử dụng cẩu nổi, sửa chữa
Trong hệ thống quản lý khai thác của cảng, các dữ liệu liên quan đến con tàuđều được cập nhật và sẽ được truy xuất khi cần.
Nội dung của kế hoạch cầu bến được thể hiện minh hoạ ở bảng dưới đây
Bảng 1.1: Bảng kế hoạch cầu bến
Cảng ……KẾ HOẠCH CẦU BẾN Ngày:…… Giờ:… (Berthing Planning)Người lập…………
Đại lýtàu
Giờ cậpcầu
Ghi chúNhập
Xuất (TEU)
Cộng (TEU)
1.2.4 Vị trí chất xếp hàng hóa trên tàu
Vị trí chất xếp trên tàu container
Trước khi container được xếp lên tàu, nó đã có một vị trí được đặt sẵn, khiđó, người thực hiện xếp dỡ chỉ việc nghiên cứu trước sơ đồ hàng hóa và LoadingList để thực hiện xếp dỡ container Container xếp phía dưới cùng được xếp trên bệ,bệ container còn là phương tiện để gắn container với đáy hầm hàng hoặc với nắp
Trang 18hầm hàng Mặt trên mỗi container hàng dưới sẽ là sàn để xếp container hàng trênlên trên nó
Hệ thống đánh số dùng 6 ký số
Đây là hệ thống đánh số vị trí chất xếp trên tàu container thông dụng nhất.Hệ thống này định danh vị trí mỗi container trên tàu bằng mã số gồm 6 ký số theothứ tự: Bay – Row – Tier (máng – hàng – chồng).
- Bay: được biểu thị bằng 2 số đầu của mã số, chỉ vị trí container xếp theo
chiều dọc của tàu, đánh số tăng dần từ mũi tàu về phía đuôi tàu Những containerloại 20’: đánh số 01; 03; 05 … Những container loại 40’: đánh số 02; 04; 06;… Mãsố “Bay” cỉa container 40’ là số chẵn nằm giữa 2 số lẻ định danh cho 2 containerloại 20’ mà nó chiếm chỗ Chẳng hạn: 06 là số Bay của container 40’ chiếm chỗ 2
Bay 05 và 07 (tức là chiếm chỗ của 2 container 20’ nằm trên Bay 05 và 07)
- Row: chỉ vị trí container xếp theo chiều ngang của tàu, đánh số tăng dần từ
giữa tàu về phía 2 mạn Các container xếp phía mạn phải sẽ được đánh số lần lượt01; 03; 05… Container nằm giữa, đánh số 00.
Trang 19- Tier: là 2 số cuối trong dãy mã số, dùng để chỉ vị trí container theo chiều cao
xếp chồng lên trên tàu.
+ Con tainer xếp dưới hầm được đánh số 02; 04; 06… kể từ lớp dưới cùng trở lên.+ Container ở trên boong: đánh số 82; 84; 86… kể từ lớp đầu tiên trên mặt boongtrở lên.
Hình 1.1: Mã số Flow và Tier của các Container
Container đánh dấu đậm trên hình vẽ có mã vị trí Bay – Row - Tier: 180386
Trang 20 Nguyên tắc chất xếp container
- Các container nặng nên được xếp dưới hầm và những lớp bên dưới Trườnghợp phải xếp lên trên boong thì cũng phải xếp ở lớp dưới cùng trên boong.- Việc xếp chồng phải đảm bảo giới hạn trọng tải cho phép.
- Không xếp chồng lên nếu trọng lượng của container phía dưới nhỏ hơn quá2 tấn.
- Phân bổ đều trọng lượng giữa 2 mạn.
- Container nhẹ hoặc container rỗng thông thường nên xếp trên boong, nếuphải xếp dưới hầm thì phải xếp ở lớp phía trên.
- Những kiện hàng có kích thước quá khổ cần được xếp ở những lớp trêncùng (nếu xếp dưới hầm), hoặc xếp trên boong.
- Số lượng container lạnh và vị trí chất xếp phải căn cứ vào điểm tiếp lạnh.- Hàng nguy hiểm phải xếp vào các vị trí chỉ định,
- Không chất hàng vượt quá trọng tải giới hạn của tàu.
- Các container tiếp xúc sàn tàu hoặc boong tàu phải gắn vào chốt định vị.- Các hàng container theo Row nếu không có các rãnh hướng dẫn phải được
kết nối với nhau thông qua gù nối
- Container xếp trên boong từ lớp thứ 2 trở lên phải chằng buộc theo đúngquy định.
1.2.5 Kế hoạch làm hàng cho tàu
Khi lập kế hoạch làm hàng cho tàu cần chú ý 1 số điểm sau
Cắt hàng (cut-off) có 2 loại
+ Về mặt hành chính: tất cả các container trong danh sách xếp xuống tàu,nhưng không có đầy đủ các thông tin yêu cầu, mặc dù đã nhận vào cảng nhưng sẽbị đưa ra khỏi danh sách xếp xuống tàu Điều này là nhằm đáp ứng quy định củachính quyền Mỹ là phải hoàn thành tờ khai hàng hoá vận chuyển 24 giờ trước khitàu rời cảng.
Trang 21+ Về mặt vật lý: phải đảm bảo là tất cả các container có trong danh sách xếplên ý của người khai thác container, mục đích là đảm bảo hoạt động làm hàngkhông bị bất kỳ sự gián đoạn nào vì lý do các container này đã không có sẵn ở cảngđể xếp.
Container đặc biệt:
OOG container (out of gauge): đây là những conteainer chứa những kiệnhàng vượt tải trọng ngoài tiêu chuẩn của container thông thường Do vậy cần phảicó sự kiểm tra đối chiếu với thông tin mà người gửi hàng cung cấp trên chứng từ.
Reefer container: kiểm tra đảm bảo nhiệt độ cài đặt của container phù hợpvới thông tin trên chứng từ được cung cấp bởi người gửi hàng Phải xếp cáccontainer này vào khu vực riêng để theo dõi thường xuyên tránh sự cố rách, thủnghàng Nếu có sự cố được phát hiện khi container đã được xếp lên tàu thì cần phảidỡ xuống cảng để sửa chữa.
IMO container (international maritime organization): container có chứa hàngnguy hiểm (hay IMO cargo) cũng cần có sự chú ý đặc biệt
Container phải được mang nhãn cảnh báo nguy hiểm Cần kiểm tra lại hànghóa khi container đến cảng để đảm bảo mọi thứ được sắp xếp đúng quy cách vàkhông bị rò rỉ
b) Chứng từ chính trong công tác xếp dỡ cho tàu
Trang 22- Container Discharging List- Sơ đồ xếp hàng (Bay Plan)- Sơ đồ phân bổ container trên tàu- Phân bổ container cho cần trục- Phối hợp trong hoạt động làm hàng.
1.2.6 Kế hoạch thiết bị (Equipment planning)
Khi phân bổ cầu tàu cho một tàu thì cũng đồng thời phân bổ số lượng cần trụcbờ nhất định làm hàng cho tàu đó Điều này quyết định đến việc bố trí số lượngthiết bị khác tương ứng Thông thường 1 cầu bờ tương ứng với 6 xe vận chuyển(truck and chassi), 3 xe nâng chuyển (straddle carrier) hay 2 cầu khung (RTG).
Trang 23CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNHVIÊN CẢNG XANH
2.1 Giới thiệu chung
Hình 2.1- Trụ sở Công ty Cổ phần Container Việt Nam
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CONTAINER VIỆT NAM
Tên tiếng Anh: VIETNAM CONTAINER SHIPPING JOINT-STOCKCOMPANY
Trụ sở chính của Công ty: 11 Võ Thị Sáu, Phường Máy Tơ, Quận NgôQuyền, TP Hải Phòng
Điện thoại: (84 - 31) 3 836 705 Fax: (84 - 31) 3 836 104
Website: www.viconship.com Email: viconship@hn.vnn.vn
Trang 24 Vốn điều lệ: 58.000.000.000 VND (Năm mươi tám tỷ đồng).
Vốn điều lệ thực góp: 57.991.500.000 VND (Năm mươi bảy tỷ chín trămchín một triệu năm trăm ngàn đồng).
Ngành nghề kinh doanh: Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số0203000185, Công ty được phép kinh doanh những ngành nghề như sau: Dịch vụ đại lý container, đại lý tàu biển và môi giới hàng hải.
Dịch vụ xếp dỡ hàng hoá.
Kinh doanh hàng lâm sản xuất khẩu Kinh doanh kho, bến bãi.
Vận tải, tổ chức liên hiệp vận chuyển hàng xuất nhập khẩu, hàng dự án, hàngquá cảnh.
Kinh doanh xăng dầu, phụ tùng, phương tiện, thiết bị. Sửa chữa đóng mới và cho thuê container.
Khai thác cảng biển Khai thác vận tải ven biển.
Với gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực giao nhận GREEN PORT đãkhẳng định được uy tín, chất lượng dịch vụ của mình trong lĩnh vực đại lý giaonhận Công ty luôn cung cấp các dịch vụ giao nhận hàng không, giao nhận đườngbiển, dịch vụ đóng gói, dịch vụ vận chuyển door to door, thanh lý hải quan, dịch vụvận chuyển bằng xe tải, xà lan đến các nơi trên lãnh thổ Việt Nam và quốc tế.
2.2 Lịch sử hình thành
Công ty cổ phần Container Việt Nam được thành lập theo quyết định số183/TTG ngày 04 tháng 03 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở chuyểnđổi doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần Tiền thân của Công ty là Côngty Container Việt Nam, chính thức thành lập ngày 27 tháng 7 năm 1985 theo quyếtđịnh số: 1310/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Số vốn ban đầuđược Nhà nước giao tại thời điểm thành lập là 7,2 triệu đồng
Trang 25Giai đoạn (1995 - 2000) đánh dấu thời kỳ phát triển mạnh về chuyển đổi cơcấu tổ chức, mô hình doanh nghiệp, mở rộng quy mô, ngành nghề sản xuất cũngnhư phạm vi hoạt động
Tháng 1 năm 1999 cổ phần hoá một phần giá trị doanh nghiệp, thành lậpCông ty cổ phần giao nhận vận chuyển quốc tế (INFACON) trụ sở tại TP HảiPhòng
Tháng 1 năm 2000 tiếp tục cổ phần hoá đơn vị thành viên, thành lập Công tycổ phần Container Miền Trung (CENVICO) tại TP Đà Nẵng.
Ngày 01 tháng 04 năm 2002 cổ phần hoá toàn bộ doanh nghiệp với tên gọiCông ty cổ phần Container Phía Bắc, sau khi đã chia tách VIJACO bàn giao lại choTổng công ty Hàng Hải Việt Nam trực tiếp quản lý
Tháng 6 năm 2002 sáp nhập hai đơn vị: Công ty cổ phần Giao nhận vậnchuyển Container Quốc tế và Công ty cổ phần Container Miền Trung vào Công tycổ phần Container Phía Bắc và đổi tên thành Công ty cổ phần Container Việt Nam.Về tổ chức, Công ty đã mở rộng và phát triển thêm nhiều đơn vị thành viên,các chi nhánh, văn phòng đại diện rộng khắp cả nước như tại thành phố Hồ ChíMinh, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng… nhằm tăng cường và mở rộng hệthống Marketing, giữ vững và phát triển thị phần dịch vụ Container trong điều kiệncó nhiều đơn vị mới ra đời cùng cạnh tranh dịch vụ này Cho đến nay, Công ty đãkhá hoàn thiện về mô hình tổ chức với hệ thống các đơn vị thành viên trải khắp baMiền Bắc, Trung, Nam Để đảm bảo chất lượng dịch vụ, nâng cao năng lực cạnhtranh, Công ty đã chú trọng cho công tác đầu tư phát triển
Giai đoạn 2003 – 2005, Công ty đã triển khai và hoàn thành dự án xây dựngmới 02 cầu tàu cho tàu biển loại 10.000 DWT; mua sắm, lắp đặt 02 cần trục chânđế có tầm với 32m tại cầu cảng; mua 01 xe nâng container hàng PPM sức nâng 45tấn, 02 xe nâng container khung mang (Straddle Carrier), 02 xe nâng vỏ containervà đầu tư xây dựng cảng Green Port với tổng giá trị đầu tư gần 100 tỷ đồng
Trang 26Năm 2006, Công ty cũng đã tiến hành đầu tư xây dựng cải tạo nhiều hạngmục công trình, mua sắm thêm các trang thiết bị mới phục vụ cho công việc Điểnhình phải kể đến là vào tháng 01/2006, Công ty đã hoàn thành và đưa vào khai tháccầu tầu số 2 có chiều dài 108,5m, chiều rộng 25m cùng với cần trục số 2 –LIEBHERR có sức nâng 40 tấn, tầm với 32m
Trong quý I/2007 Công ty đã đầu tư tiếp và đưa vào sử dụng cần trục số 3 –LIEBHERR tương tự như cần trục số 2, 05 xe nâng Container khung mang(Straddle Carrier) Với những nỗ lực của Công ty và những thành tựu đã đạt đượctrong quá trình hoạt động, phát triển, Công ty không chỉ vinh dự được Nhà nướctrao tặng nhiều danh hiệu cao quý mà còn được các tổ chức danh tiếng quốc tế vàtrong nước trao tặng nhiều giải thưởng, chứng nhận về tiêu chuẩn quản lý chấtlượng Những danh hiệu Công ty được Nhà nước trao tặng:
Huân chương lao động hạng 3 (năm 1995) Huân chương lao động hạng 2 (năm 2000) Huân chương lao động hạng nhất (năm 2005).
Năm 2014, thành lập Công ty cổ phần Cảng Xanh VIP (GVR).
Năm 2020, chuyển đổi chi nhánh Công ty Cổ phần Container Việt Nam – Xínghiệp cảng Viconship thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dịch vụCảng Xanh.
Trang 272.3 Vị trí
Hình 2.2 Sơ đồ mặt bằng cảng GREENPORT
Hình 2 3 Sơ đồ vị trí cảng GREENPORT
Trang 29GREEN PORT có tổng chiều dài cầu tàu, kè 340m, độ sâu trước bến 7,8m,cùng một lúc có thể tiếp nhận 2 tàu có trọng tải 10000 DWT làm hàng, đảm bảo antoàn, nhanh chóng, thuận tiện
Trên bến được bố trí 3 cần trục chân đế mang nhãn hiệu Kranbau vàLiebherr với nâng trọng 40 tấn, tầm với 32m, năng suất bốc xếp từ 20 đến 25container/ cần trục/ giờ
Hoạt động của cảng Green Port hàng năm đem lại doanh thu và lợi nhuậnđáng kể cho doanh nghiệp doanh thu từ khai thác cảng chiếm tỷ trọng khoảng từ 30- 40% trong tổng doanh thu hàng năm, lợi nhuận gộp đóng góp khoảng từ 65 - 70%trên tổng lợi nhuận gộp
GREEN PORT có tổng chiều dài cầu tàu là 320m (gổm cả cầu tàu số 1 và 2)với độ sâu mớn nước tại cầu tàu là 7,8 m Cầu số 1 đã đưa vào hoạt động từ tháng9 năm 2004 và cầu số 2 đưa vào hoạt động từ đầu năm 2006.
2.4 Năng lực tiếp nhận
Hình 2.6 Năng lực tiếp nhận của GREENPORT
Trang 302.5 Năng lực thiết bị
Hình 2.7 Năng lực thiết bị của GREENPORT
2.6 Công nghệ thông tin
Để đáp ứng được nhu cầu và sự phát triển trong thời đại công nghệ thôngtin, Cảng đã liên tục cập nhật, ứng dụng các công nghệ vào để rút ngắn thời gianlàm thủ tục cũng như việc theo dõi đơn, tàu được liên tục hơn.
Hình 2 8 Công nghệ thông tin tại cảng
Trang 312.7 Cơ cấu tổ chức
Hình 2.9 Cơ cấu tổ chức Tổng công ty VICONSHIP
Trang 32Hình 2.10 - Cơ cấu tổ chức Cảng GreenPort
2.8 Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty TNHH MTV Dịch vụ Cảng Xanh cung cấp dịch vụ vận tải bằngđường biển cho hàng hóa xuất nhập khẩu từ Việt Nam đi các quốc gia khác trongkhu vực Châu Á Doanh thu từ khai thác cảng chiếm tỉ trọng khoảng từ 30-40%trong tổng doanh thu của công ty hàng năm và lợi nhuận đóng góp chiếm 60-70%lợi nhuận gộp Công ty đã tận dụng được hết tiềm lực sẵn có để đạt được nhữngthành tựu ban đầu, tạo đà vững chắc cho tương lai.
Trang 33Bảng 2.1- Doanh thu Công ty TNHH MTV Dịch vụ Cảng Xanh giai đoạn 2017-2020( đơn vị: triệu đồng)
Kết quả kinhdoanh
Năm 2019 Năm2020
Từ bảng trên có thể thấy, doanh thu của công ty luôn ở mức ổn định và tăngdần qua các năm Năm 2017, doanh thu thuần đạt được 539,295 triệu đồng, mứclợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là 96,102 triệu đồng
Trong năm 2018, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng năng suất làmviệc daonh nghiệp và đầu tư thêm và đưa vào sử dụng cần trục số 3 – LIEBHERRtương tự như cần trục số 2, tăng thêm 05 xe nâng Container khung mang (StraddleCarrier) Việc tăng thêm máy móc đã giúp cho tổng doanh thu của doanh nghiệptăng hơn 200 triệu đồng - tăng lên gần gấp rưỡi so với cùng kỳ năm trước, và đạtmức 757,329 triệu đồng Đây là dấu hiệu tốt, cho thấy sự phát triển của công ty,nhìn xa hơn, con số này còn thể hiện sự tăng trưởng trong nền kinh tế của ViệtNam
Đầu năm 2019, thế giới phải đối diện với đại dịch COVID 19, ngành vận tảibiển cũng còn gặp nhiều khó khăn, lượng hàng hoá lưu thông giảm, đình trệ trongcác hoạt động xuất nhâp hàng nhưng tổng doanh thu vẫn tăng 34,443 triệu đồng sovới năm 2018 và đạt mức 791,772 triệu đồng.
Như bảng doanh thu phía trên, ta có thể thấy rằng tình hình dịch bệnhCovid-19 diễn biến phức tạo hơn đã khiến cho cả ngành nói chung gặp nhiều vấnđề khó khăn, cũng như Công ty TNHH MTV Dịch vụ Cảng Xanh nói riêng Vàotháng 12/202, Tuy mức doanh thu thuần có dấu hiệu giảm đến 49,098 triệu đồng
Trang 34còn 742,674 triệu đồng nhưng mức lợi nhuận sau thuế từ hoạt động thu nhập doanhnghiệp lại tăng lên hơn 18,398 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước (151,877 triệuđồng) Điều này đã thể hiện rằng doanh nghiệp đã có những bước phát triển, giảmđược các chi phí liên quan, nâng cao chất lượng về dịch vụ của mình, nhằm tăngtổng mức lợi nhuận.
Trên thực tế, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Cảng Xanh tuy là một nhánhcông ty con nhưng lại có sự ủng hộ từ công ty mẹ là Công ty Cổ phần ContainerViệt Nam Việc phải cạnh tranh trực tiếp với các công ty vận tải lớn, chuyên
Trang 35nghiệp và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao nhận của nước ngoàicũng là một thách thức đối với công ty, đòi hỏi phải có sự bứt phá và tận tâm củađội ngũ nhân viên để không mất đi những cơ hội tốt với các doanh nghiệp này.
Công ty TNHH MTV Dịch vụ Cảng Xanh vẫn đang phát triển và cải thiệntừng ngày để đem đến chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng Hiện nay, đơnvị đang có rất nhiều cơ sở hoạt động tại cả ba khu vực Bắc - Trung - Nam, với lựclượng nhân viên nhiệt huyết và giàu kinh nghiệm, đang phối hợp nhịp nhàng vớinhau tạo nên một môi trường làm việc năng động, hiệu quả Với mục tiêu lọt vàotop các cảng biển uy tín nhất tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, Công tyTNHH MTV Dịch vụ Cảng Xanh nói riêng, Công ty Cổ phần Container Việt Namnói chung đang nỗ lực không ngừng để đạt được mục tiêu đó.
Trang 36CHƯƠNG 3: LẬP KẾ HOẠCH GIẢI PHÓNG TÀU PUTNAM TẠICÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẢNG XANH TRONG
QUÝ 3 NĂM 2021
3.1 Quy trình giải phóng tàu của công ty
KIỂM TRA, KIỂM SOÁT TÀU, THUYỀN RA VÀO VÀ LÀM HÀNGTẠI XÍ NGHIỆP CẢNG VICONSHIP
Bước thựchiện
1/ Chuẩn bị đón tàu, thuyền vào Cảng.
- Trưởng/Phó phòngbảo vệ.
Tìm hiểu, đón nhận các thông tin về kế hoạch tàu,thuyền vào Cảng.
Thông báo cho Trưởng ca bảo vệ và nhân viên bảovệ về kế hoạch tàu, thuyền vào Cảng.
2/ Tàu, thuyền vào Cảng.
- Nhânviên bảovệ.
Thường trực tại cầu cảng khi tàu vào, theo dõihoạt động của mọi người, phương tiện tại cầu tàu.Sẵn sàng xử lý các tình huống trong phạm viquyền hạn cho phép.
Trường hợp tàu, thuyền không có kế hoạch vàoCảng: Nhân viên bảo vệ kiểm tra nếu có lệnh làmhàng, có phiếu xuất - nhập của Xí nghiệp CảngViconsship thì cho vào bến neo đậu, nếu không cócác điều kiện trên thì không cho neo đậu ở Cảng.- Nhân
viên chỉ đạo,
Công nhân bốc xếp.
Thông báo các đơn vị có liên quan về việc tàu vàocảng.
Theo dõi, chỉ đạo công nhân bốc xếp, đón dây neotàu.
Thực hiện đón các dây neo của tàu và neo dây vào
Trang 37các cọc bic phù hợp.
thuyền làmhàng tạiCảng.
- Các lựclượng thamgia sảnxuất
Giữ gìn, đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực thựchiện việc bốc dỡ, giao nhận hàng hóa lên xuốngtàu, theo đúng kế hoạch của Cảng.
- Nhânviên bảovệ.
Thường xuyên tuần tra khu vực tàu làm hàng vàbãi chứa hàng hoá của Cảng, phối hợp với giaonhận Cảng giải quyết việc rút hàng, lấy hàng củacác chủ hàng Kiểm tra, nhận các container hàngnhập từ tàu xuống.
Phối hợp với Bộ đội Biên phòng đảm bảo an ninhcho tàu và kiểm soát người lên xuống tàu, hoạtđộng ở Cảng.
Giải quyết, xử lý các tình huống xảy ra theo quyềnhạn, các trường hợp vượt quyền cho phép và khẩncấp phải báo cáo ngay lãnh đạo phòng để giảiquyết.
- Trưởng/Phó phòngbảo vệ.
Tổ chức tuần tra, kiểm tra thường xuyên khi có tàulàm hàng.
Phối hợp với lãnh đạo Cảng, giải quyết các vụ việcxảy ra đảm bảo hoạt động sản xuất và an ninh antoàn.
- Nhân viên bảo vệcổng.
Thực hiện việc kiểm tra kiểm soát người, phươngtiện ra vào cơ quan lưu ý những người là thuỷ thủ- thuyền viên Việt Nam và người nhà khi ra vàophải kiểm tra chặt chẽ có đủ thủ tục mới chovào/ra.
Trang 38Phối hợp với Bộ đội Biên phòng cổng, kiểm trakiểm soát người là thuyền viên người nước ngoàira - vào cổng.
thuyền rờiCảng.
- Nhân viên bảo vệ.
Thường trực tại cầu cảng khi tàu, thuyền rời cầu,theo dõi nắm chắc mọi hoạt động của mọi ngườitại cầu cảng Sẵn sàng xử lý các bất trắc xảy ra.
- Nhân viên chỉ đạo
Chỉ đạo công nhân bốc xếp tháo dây neo ra khỏicọc Bic để tàu rời cầu Thu dọn các công cụ làmhàng về nơi để theo quy hoạch.
GIẢI PHÓNG TÀUBước thực
Nội dung công việcI/ Tàu cập
- Trưởng/Phó phòngKhai thác.
Tiếp nhận thông báo tàu đến từ Hãng tàu.Lập kế hoạch bố trí cầu bến và phương tiện.
1/ Lập kếhoạch
- Phó GĐKhai thác.
Thường xuyên kiểm tra lịch tàu các cảng bạn để báocáo Giám đốc trong trường hợp cần chuyển tàu Dựbáo tình hình hàng/vỏ xuất nhập để lập phương án hỗtrợ như tập kết trước hàng xuất, tăng cường xe vậnchuyển cũng như thiết bị xếp dỡ.
1.1/ Chuẩn bị tiếp nhậntàu:
- Nhân viên chỉ đạo.
Lập phương án sử dụng các thiết bị làm hàng tạituyến cầu tàu Có kế hoạch để xếp dỡ hàng hoá đặcbiệt (cần cẩu nổi, cần trục bánh lốp xếp/dỡ hàngOOG, siêu trường, siêu trọng ).
Trang 39- Trưởng/Phó phòng Khai thác.
Tiếp nhận các thông tin từ các Hãng tàu, các bên liênquan và gửi OPS Plan qua email cho các đơn vị liênquan trước 14h30’ hàng ngày để thông báo kế hoạch,đăng ký phương tiện, nhân lực (nếu cần).
Làm kế hoạch giải phóng tàu gửi email cho các bênliên quan
- Nhân viên chỉ đạo.
Gửi yêu cầu các bên cung cấp dịch vụ (công nhân,tàu lai) 24h trước khi tàu cập cầu Công nhân buộcdây tàu phải có mặt tại cầu tàu 30 phút trước khi tàucập cầu Nếu phải chuyển tải thì báo trước 12h.
Căn cứ vào kế hoạch khai thác cầu bến để bố trí tàucập cầu 01 hoặc cầu 02 cho phù hợp.
Thực hiện các công việc quy hoạch xếp chứa bãi theoquy trình QHC.11-61.
- PhòngThương vụ.
Trước khi tàu cập cầu 12 giờ, nhận manifest, list hàngnhập, sơ đồ hàng nhập, container lạnh, container hàngnguy hiểm và các công văn khác có liên quan đếnhàng hóa Sau khi nhập các dữ liệu vào hệ thống, gửithông tin cho các bên liên quan.
1.2/ Công nhân, Nhânviên giao nhận và công cụ làm hàng.
- Nhân viên chỉ đạo.
Liên lạc thường xuyên với Hãng tàu/ Đại lý và Hoatiêu 1h/lần (3h-2h-1h-30’) trước giờ tàu dự kiến cậpcầu để có được thông tin chính xác nhất trước giờ tàucập cầu Đảm bảo an toàn vùng nước trước bến vàkhoảng cách các tàu.
Chuẩn bị các công cụ làm hàng: Khung cẩu, ngáodây, ngáo búa, công cụ làm hàng rời (nếu có).
1.3/ Tàu - Nhân Kiểm tra công nhân: Công nhân xếp dỡ phải có mặt
Trang 40cập cầu viên chỉ đạo.
tại cầu tàu ít nhất 30’ trước khi tàu cập cầu Số lượngcông nhân phải đầy đủ, có giấy phép lên tàu và đượctrang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo quy định.
Điều động lái/phụ cần trục chân đế sẵn sàng trêncabin để di chuyển đảm bảo an toàn khi maner tàu.Lập trình tự và giám sát việc dỡ hàng theo Bay cũngnhư các yêu cầu khác của Đại diện tàu/Đại diện Hãngtàu.
2/ Tổ chức dỡ hàng.
2.1/ Thực hiện dỡ hàng và giao nhận hàng hóa
- Nhân viên chỉ đạo.
Hướng dẫn tàu vào cầu, đưa ra những cảnh báo nếucần thiết Giám sát tất cả các công việc buộc dây tàu.Tính toán v ị trí và lên phương án shifting tàu trongtrường hợp cần thiết.
Kiểm tra số lượng xe theo “OPS Plan” Việc thay đổiph ương tiện thiết bị, phương án xếp dỡ cần phải traođổi với lãnh đạo Phòng Khai thác.
- Nhân viên chỉ đạo.
Bố trí máng Giao nhận cần mở (01 giao nhận/máng),và 02 Giao nhận/CN BXTC soi nóc/tàu.
Cho mở máng và yêu cầu Công nhân sử dụng cáccông cụ bốc xếp cho phù hợp với sơ đồ dỡ hàng,tránh việc di chuyển đế và chuyển đổi công cụ khôngcần thiết gây gián đoạn trong khi làm hàng.
- Lái cần trục chân đế.
Lái cần trục dỡ container theo sự hướng dẫn của Giaonhận/ Công nhân.
- Phụ cần Khi cần trục đang làm việc, phụ cần trục quan sát, tín