1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu kế hoạch giải phóng tàu tại xí nghiệp xếp dỡ chùa vẽ

37 2,3K 33

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 702 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUThương mại quốc tế của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng trong vònggần 20 năm trở lại đây kể từ sau khi mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới,đặc biệt từ sau khi Việt Nam

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Thương mại quốc tế của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng trong vònggần 20 năm trở lại đây kể từ sau khi mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới,đặc biệt từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thếgiới (WTO).Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế đều đặn khoảng 8% năm là tốc

độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu khoảng từ 20% đến 25% năm.Giaothương hàng hóa tăng trưởng nhanh chóng, và trong đó chủ yếu được vậnchuyển bằng đường biển (khoảng 80% tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển) lànhững tiền đề quan trọng trong phát triển ngành vận tải biển Việt Nam

Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của thương mại quốc tế, ngànhvận tải biển Việt Nam đang có những cơ hội to lớn Tuy nhiên vận tải biển quốc

tế tại Việt Nam hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu vận chuyển dođiều kiện cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn hạn chế Đây cũng chính là tháchthức lớn đối với ngành vận tải biển non trẻ của Việt Nam trước các đối thủ cạnhtranh quốc tế

Là sinh viên ngành kinh tế biển của trường đại học hàng hải, em nhận thức rõđây là đợt thực tập vô cùng ý nghĩa, em chọn xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ làm nơi

thực tập vì nơi đây có đủ các nghiệp vụ cần thiết để tìm hiểu về đề tài: “Tìm hiểu kế hoạch giải phóng tàu tại XNXD Chùa Vẽ”.

Qua thời gian thực tập tại XNXD Chùa Vẽ em đã thu lượm được rấtnhiều kiến thức bổ ích và xin được trình bày trong bản báo cáo này

Báo cáo gồm ba chương:

Chương I: Giới thiệu tổng quan về cảng Hải Phòng và XNXD Chùa Vẽ

Chương II: Tình hình sản xuất kinh doanh của XNXD Chùa Vẽ.( 2012-2013) Chương III: Kế hoạch giải phóng tàu tại XNXD Chùa Vẽ

Trang 2

Chương I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CẢNG HẢI PHÒNG

VÀ XNXD CHÙA VẼ.

1.Khái quát chung về cảng Hải Phòng

Tên giao dịch: cảng Hải Phòng

Tên tiếng anh: PORT OF HAI PHONG

Loại hình doanh nghiệp: công ty TNHH 1 thành viên

Địa chỉ liên hệ: 8A- Trần Phú - Hải Phòng

-Phó tổng GĐ kiêm Trưởng ban QLDA ODA: Trương Văn Thái

-Phó tổng GĐ: Cao Trung Ngoan

-Bốc xếp, giao nhận, lưu trữ hàng hóa

-Lai dắt hỗ trợ tàu biển

-Trung chuyển hàng hóa, container quốc tế

Trang 3

Ngày 15/3/1874, triều đình Huế ký Hiệp ước hòa bình về liên minh ”, trong

đó nhà Nguyễn dâng cho Pháp toàn bộ đất Hải Phòng và quyên kiểm soát bếnNinh Hải (tức khi vực cảng Hải Phòng ngày nay) Từ đấy thực dân Pháp bắt tayvào xây dựng Cảng nhằm biến bến thuyền làng Cấm thành một quân Cảng vàthương Cảng lớn, phục vụ ý đồ xâm lược của chúng

Năm 1876, Cảng bắt đầu hình thành và đưa vào sử dụng Công trình đầu tiên

có quy mô lớn là hệ thống nhà kho gồm 6 kho, nên được gọi là Bến 6 kho

Năm 1939, Cảng Hải Phòng( gồm Cảng chính và 2 Cảng phụ) được xâydựng xong cơ bản

Năm 1955, Hải Phòng giải phóng, người công nhân Cảng thực sự làm chủbến cảng của mình Ngày 20/5/1955, hoa têu Cảng dẫn hai tàu quốc tịch

Pháp cập bến an toàn, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc, Cảng Hải Phòngđược khẳng định là thương Cảng lớn nhất nước

Giai đoạn 1965-1975 với vị trí là cửa ngõ của cả nước, Cảng Hải Phòng đãvượt qua khó khăn thử thách, cùng thành phố và ngành đường biển chiến thắnghai cuộc chiến tranh bao vây đường biển, phong tỏa Cảng, giữ vững nhiệm vụchiến lược tiếp nhận hàng nhập khẩu, viện trợ nước ngoài bằng đường biển Việc xây dựng cải tạo Cảng Hải Phòng được triển khai từ những năm chốngchiến tranh phá hoại và thúc đẩy khẩn trương sau khi đất nước thống nhất(1975) Khối Đông Âu tan rã vào những năm đầu thập niên 90( thế kỷ 20), Cảng HảiPhòng mất đi thị trường truyền thống, lượng tàu hàng của Liên Xô chiếm64%(1989) giảm xuống còn 10,3%(1993) Cảng Hải Phòng bước vào giai đoạnmới với những khó khăn chồng chất

Được đầu tư đúng hướng và kịp thời, hơn 10 năm qua là thời kỳ tăng trưởng

và phát triển của Cảng Hải Phòng Hiện nay, Cảng Hải Phòng có lưu lượng hànghóa lớn nhất miền Bắc, có hệ thống thiết bị hiện đại phù hợp với các phươngthức vận tải, thương mại quốc tế Là doanh nghiệp đầu tiên của ngành Hàng hảiViệt Nam thực hiện cổ phần hóa Cảng biển, đến nay cảng đã cổ phần hóa 5 xí

Trang 4

nghiệp thành viên thành công ty cổ phần : xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu, xínghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ, xí nghiệp xếp dỡ và cận tải thủy, xí nghiệp xếp dỡ vàcận tải Bạch Đằng, xí nghiệp xếp dỡ Lê Thánh Tông.

Trang 5

 Sơ đồ vị trí địa lý :

Trang 6

2 Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ

2.1 Giới thiệu chung về XNXD Chùa Vẽ

- Tên doanh nghiệp: chi nhánh công ty TNHH một thành viên cảng HảiPhòng-xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ

- Địa chỉ: số 5 đường Chùa Vẽ, phường Đông Hải 1, quận Hải An, thành phốHải Phòng

- Điện thoại: (84-31).3765784

- Fax: (84-31).3765784

- E-mail: chuave-haiphongport@hn.vnn.vn/ops.cv-chp@vnn.vn

- Website: www.haiphongport.com.vn

- Hình thức sở hữu vốn: sở hữu Nhà nước

- Ngành nghề kinh doanh: bốc xếp hàng hoá, bảo quản và giao nhận hànghoá, vận hàng hoá bằng các loại phương tiện, kinh doanh kho bãi, chuyển tảihàng hoá, cung ứng dịch vụ hàng hải, kinh doanh xuất nhập khẩu

Cảng Chùa Vẽ là cảng có lưu lượng hàng hoá và quy mô lớn, có hệ thốngthiết bị hiện đại và cơ sở hạ tầng hiện đại, an toàn, phù hợp với các phương thứcvận tải và thương mại quốc tế

Cảng Chùa Vẽ luôn đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của bạn hàng bởi sự đadạng, phong phú các loại hình dịch vụ

2.3 Quá trình hình thành Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ

Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ là xí nghiệp thành viên cuả Cảng Hải Phòngđược thành lập từ năm 1977 với nhiệm vụ ban đầu là tổ chức xếp dỡ hàng hoátổng hợp

XNXD Chùa Vẽ với cơ sở ban đầu là 345m cầu tầu, không có bãi Nhiệm

vụ chính là tiếp nhận hàng quân sự của Liên Xô cũ và khai thác cát đá xây dựng

Trang 7

Năm 1994 do yêu cầu sản xuất, Cảng Hải Phòng tách ra làm 2 xí nghiệp và

từ thời điểm này XNXD Chùa Vẽ được hình thành và phát triển như ngày nay

2.4 Quá trình phát triển Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ

Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ là một trong những Xí nghiệp thành viên củaCảng Hải Phòng Từ tháng 5/1977, xí nghiệp xếp dỡ Chùa vẽ được thành lập, cơ

sở ban đầu chỉ là một bãi bồi phù sa và cầu tàu dài 345m với mục đích chủ yếu là

để tiếp nhận hàng viện trợ của các nước Xã hội Chủ nghĩa Nhận thấy đây làkhu vực đầy tiềm năng, lại gần biển nên lãnh đạo Cảng, bộ giao thông vận tải vàthành phố Hải Phòng đã đầu tư phát triển như ngày nay

Từ năm 1985, tàu container đầu tiên được đưa vào đây để khai thác baogồm các loại container từ 5 feet, 10 feet, 20 feet và 40 feet

Năm 1990, Cảng Hải Phòng cho lắp 2 đế Condor của Cộng hòa liên bangĐức với sức nâng 40 tấn/chiếc, từ thời điểm này mở ra 1 hướng phát triển mới làCảng container chuyên dụng như ngày nay

Năm 1994, do yêu cầu phát triển sản xuất, Cảng Hải Phòng tách ra làm 2 xínghiệp:Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ đổi tên là Cảng Đoạn Xá và được cổ phần hoávào năm 1998 được gọi là Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá với 51% vốn củaCảng Hải Phòng Bãi Đoạn Xá được đổi tên là Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ, vớinhiệm vụ ban đầu là xếp dỡ hàng tổng hợp

Được sự quan tâm của Bộ giao thông vận tải, cục Hàng Hải Việt Nam,thành phố Hải Phòng và Cảng Hải Phòng, xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ được xâydựng và mở rộng để tiếp nhận sản lượng container tăng trưởng làm 2 giai đoạnbằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản

+ Giai đoạn 1: từ năm 1996 – 2000, xây dựng mới 1 cầu tàu 150m, cải tạotoàn bộ diện tích bãi cũ và làm mới 40.000m2 bãi chuyên dụng để xếp containertheo tiêu chuẩn quốc tế và 2 QC Xây dựng 3.200m2 kho CFS để khai thác hàngchung chủ và gom hàng của nhiều chủ để đóng vào container xuất khẩu.Toàn bộ

dự án trên có tổng số vốn đầu tư lên đến 40 triệu USD

+ Giai đoạn 2: từ năm 2001 – 2006, xây mới thêm 2 cầu tàu 350m,60.000m2 bãi, đầu tư phương tiện chuyên dụng làm container: 4 QC (Quay sideCrane), 12 RTG ( Rubber Transfer Gantry crane), đóng mới 4 tàu lai dắt, hệthống công nghệ thông tin phục vụ cho việc xếp dỡ và quản lý container trên bãi

và cải tạo luồng tàu vào Cảng với tổng số vốn 80 triệu USD

Trang 8

+Giai đoạn 3: từ năm 2007-2010, xây mới thêm 2 cầu tàu 348m, 50.000m2

bãi, đầu tư phương tiện chuyên dụng làm container: xe nâng hàng lớn, nhỏ, ô tôvận chuyển hàng hóa, 2 cần trục bánh lốp

Ngành nghề kinh doanh dịch vụ theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chinhánh số 0214001387, do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp ngày29/7/2008

3 Chức năng, nhiệm vụ của Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ

 Lĩnh vực kinh doanh: khai thác cảng

 Ngành nghề kinh doanh: xếp dỡ, giao nhận bảo quản hàng hoá chuyển tảihàng hòa và dịch vụ hàng hảu

 Nhiệm vụ, chức năng chủ yếu như sau:

 Tổ chức bốc xếp hàng hóa lên xuống tàu và lên xuống các phương tiệnvận tải khác trong khu vực Cảng quản lý

 Bảo quản và giao nhận hàng hóa qua Cảng

 Thực hiện công tác chuyển tải hàng hóa

 Tổ chức công tác hàng hải và các dịch vụ khác phục vụ cho cán bộ côngnhân viên của Cảng, phục vụ thủy thủ, thuyền viên và các khách đếncông tác tại Cảng

 Tổ chức xây dựng và sửa chữa các công trình: nhà xưởng, bến bãi…củacảng theo phạm vi của pháp luật

4 Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ

 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban chức năng:

 Giám đốc xí nghiêp:

Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước hội đồngthành viên, Tổng giám đốc công ty TNHH 1 thành viên Cảng Hải Phòng về mọihoạt động của Cảng Chùa Vẽ

Nhiệm vụ, quyền hạn của giám đốc xí nghiệp được quy định theoquyết định bổ nhiệm của Tổng giám đốc công ty TNHH một thành viên CảngHải Phòng và quyết định phê chuẩn Quy chế tổ chúc và hoạt dộng của chi nhánhcông ty TNHH một thành viên cảng Hải Phòng – xí nghiệp xếp dỡ của hội đồngthành viên

 Đại diện lãnh đạo về chất lương

Giám đốc xí nghiệp bổ nhiệm một Phó giám đốc làm đại diệnlãnh đạo về chất lượng với các trách nhiệm và quyền hạn sau:

Trang 9

- Kiểm soát hoạt động cây dựng và suy trì áp dụng hệ thống quả lý chấtlượng phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008

- Báo cáo hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng cho giám đốc xínghiệp Đề xuất cái tiến hệ thống quản lý chất lượng

- Tổ chức phổ biến và tuyên truyền để nhận thức về yêu cầu của kháchhàng được toàn xí nghiệp hiểu và thực hiện

- Thay mặt lãnh đạo cí nghiệp trong mối quan hệ đối ngoại về các vấn đềliên quan đến Hệ thống quản lý chất lượng của xí nghiệp

 Các phó giám đốc

- Các phó giám đốc xí nghiệp giúp giám đốc xí nghiệp điều hànhcác hoạt động của xí nghiệp theo phân công và ủy quyền cụ thể của giám đốc xínghiệp

- Phó giám đốc có nghiệp chịu trách nhiệm trước giám đốc xínghiệp về các phần việc đã được phân công hoặc ủy quyền:

+ Phó giám đốc khai thác: có nhiệm vụ phụ trách khai tháckinh doanh, chỉ đạo tổ chức khai thác khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu quaCảng hiệu quả nhất

+ Phó giám đốc phụ trách kho hàng: có nhiệm vụ phụ tráchkho hàng, đội bảo vệ, đội container

+ Phó giám đốc kỹ thuật: chịu trách nhiệm trước giám đốc vềcác công việc lien quan thuộc phạm vi khoa học kỹ thuật Nắm chắc tình trạngkhoa học kỹ thuật các phương tiện thiết bị xếp dỡ và kế hoạch sửa chữa cáctrang thiết bị

 Kế toán trưởng:

- Kế toán trưởng xí nghiệp giúp giám đốc xí nghiệp chỉ đạo, thựchiện công tác kế toán, thống kê trong toàn xí nghiệp và chịu trách nhiệm trướcgiám đốc xí nghiệp về các mặt công tác này

- Kế toán trưởng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo sự chỉđạo trực tiếp của giám đốc xí nghiệp và chịu trách nhiệm trước giám đốc xínghiệp về các mặt này

 Các ban chức năng:

Lãnh đạo các ban nghiệp vụ chịu trách nhiệm tham mưu, giúpviệc cho giám đốc xí nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn do bộ phận mình phụtrách và thực hiện các phần việc khác theo sự phân công của giám đốc xí nghiệp

Trang 10

 BAN TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG

- Là ban tham mưu giúp giám đốc trong công tác tổ chức bộ máyquản lý, tổ chức sản xuất của xí nghiệp; giúp giám đốc trong lĩnh vực quản lý vàgiải quyết các vấn đề về nhân sự của xí nghiệp

 BAN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

- Tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý tài chính chủa xínghiệp bao gồm: tính toán kinh tế và bảo vệ sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn,nhằm đảm bảo quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh

 BAN KHAI THÁC KINH DOANH

- Tham mưu cho giám đốc xí nghiệp trong lĩnh vực khai thác thịtrường trong nước và trong khu vực, tổ chức ký kết và thực hiện các hợp đồngkinh tế Nghiên cứu thị trường và tham gia xây dựng các phương án, định hướngchiến lược trong sản xuất kinh doanh của toàn xí nghiệp

- Tham mưu cho giám đốc xí nghiệp về kế hoặch tác nghiệp sảnxuất và chỉ đạo thực hiện kế hoặch Bàn bạc thống nhất với các cơ quan có liênquan, với các chủ gàn, chủ tàu, chủ phương tiện khác, nhằm thực hiện có hiệuquả kế hoặch đã đề ra

 BAN KỸ THUẬT VẬT TƯ

- Tham mưu cho giám đốc về các kĩnh vực kỹ thuật, vật tư: xâydựng kỹ thuật khai thác sử dụng và sửa chữa các loại phương tiện hiện có, tổchức quản lý kỹ thuật cơ khí, mua sắm vật tư, phụ tùng chiến lược Ứng dụngtiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Đảm bảo mọi an toàn cho người vàphương tiện

- Tham mưu cho giám đốc xí nghiệp trong lĩnh vực tổ chức thựchiện quản lý, xây dựng, áp dụng, duy trì có hiệu quả và cải tiến liên tục các hoạtđộng sản xuất kinh doanh của xí nghiệp theo quy định của hệ thống quản lý chấtlượng ISO 9000 Đồng thời quản lý tổ chức thực hiện các công tác liên quan đếnnghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến của CBCNV toàn xí nghiệp

 BAN HÀNH CHÍNH Y TẾ

-Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực công tác thi đua tuyêntruyền; văn thư; quản lý, mua sắm thiết bị văn phòng phẩm; Bố trí sắp xếp nơilàm việc cho toàn xí nghiệp; Quản lý đội xe phục vụ; Tiếp đón các đoàn kháchtrong và ngòai nước; Công tác quảng cáo, thông tin và thực hiện công việckhánh tiết các hội nghị, lễ tết, các hội nghị

Trang 11

 BAN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

- Tham mưu cho ban lãnh đạo xí nghiệp công tác về quản trị hệthống thông tin dữ liệu hàng hoá trong toàn xí nghiệp, kết nối thông tin với hệthống mạng MIS ở cảng Hải Phòng

 CÁC ĐỘI, KHO, BÃI

- Các tổ, đội, kho bãi là các đơn vị trực thuộc xí nghiệp trực tiếpthực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh theo sự chỉ đạo của ban lãnh đạo xínghiệp và sự chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, điều hành của các ban nghiệp vụ

- Tất cả các chức năng, nghiệp vụ của các ban nghiệp vụ và cácđơn vụ sản xuất đều được quy định chi tiết đến từng vị trí ở Bảng mô tả côngviệc tương tứng

Trang 12

5.2.Số lượng trang thiết bị xếp dỡ.

12 - Sức nâng: Dưới khung cẩu 35,6T

- Độ cao nâng: Dưới khung 15,24m

Trang 13

- Nhãn hiệu: hyundai Số loại: FD30Z9C

- Số động cơ: AYV-007501 Số khung: 101382

YPUC Tự trọng của xe: 13T

- Tải trọng của xe: 23T

- Tốc độ tối đa của xe:

- Tải trọng của xe: 35T

- Tốc độ tối đa của xe:

- Tải trọng của xe: 39,2T

- Tốc độ tối đa của xe:

- Tốc độ tối đa của xe: km/h

11. E79 - Nhãn hiệu: TCM Số loại: FD35T8

- Số động cơ:………… Số khung: ………

- Sức nâng 4T

Trang 14

- Sức nâng 7T 19.

E98

- Nhãn hiệu: Kalmar Số loại: DRF450-6055K

- Số động cơ: 06 Số khung: ………

- Sức nâng 46,2T

- Tốc độ tối đa của xe: 21,5km/h

20. E89 - Nhãn hiệu: Kalmar Số loại: DRF450

- Số động cơ:………… Số khung: ………

- Sức nâng 45T

Trang 15

- Nhãn hiệu: TCM Số loại: model FC7014

- Số động cơ: 91E00107 Số khung: 6B61 175186

Trang 16

container

Sà lan,CFS<-> container

Trang 17

CHƯƠNG II : TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH

CỦA XÍ NGHIỆP XẾP DỠ CHÙA VẼ.

I TÌNH HÌNH TÀU VÀ HÀNG ĐẾN CẢNG

1 Tổng quan về dịch vụ vận tải container

1.1.Khái niệm container

Theo ISO, container là một dụng cụ vận tải có các đặc điểm:

- Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc xếp hàng vào và dỡ hàng ra

- Có dung tích không ít hơn 1m3

1.2.Lịch sử phát triển

Container ra đời từ những nghiên cứu thử nghiệm kết hợp những kiện hàngriêng lẻ, xếp thành một kiện lớn theo một kích cỡ nhất định nhằm tạo điều kiệnthuận lợi cho việc xếp dỡ, chuyên chở, bảo quản và nâng cao hiệu quả kinh tếvận tải trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ nơi gửi đến nơi nhận

Lịch sử phát triển container có thể được chia thành 3 giai đoạn chính:

- Giai đoạn 1920 – 1955: Giai đoạn bắt đầu áp dụng vận chuyển hàng hóabằng container Mới đầu tại một cụng ty đường sắt của Mỹ (1921) Công ty này

đã khánh thành dịch vụ container giữa Cleveland và Chicago vào ngày19/03/1921 Trong đại chiến thế giới thứ 2, hải quan Mỹ dựng loại containerCONEX để chở hàng quân sự Cũng trong thời gian đó, vận chuyển hàng hóabằng container chuyển sang vận tải đường biển, trước tiên là ở Mỹ, Nhật, Tây

Âu và đến các vùng kinh tế khác Năm 1933, phòng vận tải quốc tế bằngcontainer được thành lập tại Paris, đánh dấu một ngành vận tải đầy triển vọng rađời

- Giai đoạn 1956 – 1965: Giai đoạn tiếp tục thử nghiệm và hoàn thiện phươngthức vận chuyển hàng hóa bằng container Năm 1956, con tàu chuyên dụng chởcontainer đầu tiên được công ty SEALAND (Mỹ) cho ra đời, mở đầu cho cuộccách mạng container hóa trong ngành vận tải

Trang 18

- Giai đoạn 1966 đến nay: Giai đoạn phát triển mạnh mẽ, toàn diện, quốc tếhóa ngành vận tải container Tuyến vận tải container từ Mỹ đi Châu Âu đượcthiết lập và sau đó vận tải container được phát triển không ngừng Containerđược tiêu chuẩn hóa về kiểm loại, kích thước, các cảng và bến bãi được thiết kếcùng với các phương tiện đặc biệt dùng để xếp dỡ, vận chuyển container đượcđưa vào sử dụng Cá tàu chuyên dụng chở container cũng được nâng cấp, hiệnđại hóa và phát triển một cách nhanh chóng Thế hệ đầu có trọng tải trung bình

14000 DWT, có sức chứa khoảng 600 – 1000 teus Thế hệ thứ 2, sức chở đạt tới

2000 teus, thế hệ thứ 3 tới 3000 teus… Đến thế hệ thứ 6 (từ 2005 đến nay), sứcchở của các tàu này đã đạt trên 8000 teus

Đến năm 1990, số container qua cảng Singapore lên tới 5,22 triệu chiếc,cảng Hongkong 5,1 triệu chiếc, Kaoshing 3,5 triệu chiếc Mạng lưới vận chuyểnhàng hóa bằng container được hình thành bắt đầu từ Bắc Mỹ/ Châu Âu, sau đóBắc Mỹ/ Nhật Bản, châu Âu/ Nam Bắc Á, châu Âu/ Úc/ Tân Tây Lan và mởrộng đến các nước Trung Đông, châu Phi, Trung và Nam Mỹ

1.3 Phân loại container

Để phương thức chuyên chở container được phát triển và áp dụng rộng rãi,đòi hỏi tiến hành nhiều tiêu chuẩn hóa bản thân container Nội dung tiêu chuẩnhóa container gồm có: hình thức bên ngoài, trọng lượng container, kết cấu móc,cửa, khóa container… Hiện tại có nhiều tổ chức thế giới nghiên cứu tiêu chuẩnhóa container, song tổ chức ISO vẫn đóng vai trò quan trọng nhất Năm 1967, tạiMoscow, đại diện tổ chức tiêu chuẩn hóa của 15 nước là hội viên ISO đã chấpnhận tiêu chuẩn hóa container của ủy ban kỹ thuật thuộc ISO

Thực tế, container được phân thành nhiều loại dựa trên các tiêu chuẩn khácnhau, cụ thể:

 Theo công dụng (theo loại hàng được chất xếp bên trong) gồm có:

 Container bách hóa (General Cargo Container) dùng xếp hàng bách hóa

mà không cần kiểm soát nhiệt độ

 Container điều nhiệt (Thermal container): hàng được xếp bên trong làhàng đông lạnh hoặc hàng được giữ nhiệt, được bao bọc bằng vật liệu cách nhiệtnhư polystytrenefoam , gồm các loại sau:

- Container lạnh (Reefer container) dùng để chứa thực phẩm đông lạnh

- Container giữ nhiệt (Insulated) dùng để loại chứa các loại hàng có yêu cầunhiệt độ thấp (mát)

Ngày đăng: 13/08/2014, 07:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ cơ giới hóa là sự phối hợp nhất định giữa các máy xếp dỡ cùng kiểu hoặc khác kiểu cùng với các thiết bị phụ dùng để cơ giới hóa công tác xếp dỡ ở cảng. - tìm hiểu kế hoạch giải phóng tàu tại xí nghiệp xếp dỡ chùa vẽ
Sơ đồ c ơ giới hóa là sự phối hợp nhất định giữa các máy xếp dỡ cùng kiểu hoặc khác kiểu cùng với các thiết bị phụ dùng để cơ giới hóa công tác xếp dỡ ở cảng (Trang 27)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w