1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KIỂM SÁT ĐIỀU TRA CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TỪ THỰC TIỄN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

63 24 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 140,27 KB

Nội dung

KIỂM SÁT ĐIỀU TRA CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TỪ THỰC TIỄN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO, tội phạm về ma túy, kiểm sát điều tra, khóa luận tốt nghiệp, ý nghĩa kiểm sát, vai trò của Kiểm sát viên, Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Trang 1

KHOA LUẬT

-ššš -NGUYỄN THÚY NGA

KIỂM SÁT ĐIỀU TRA CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TỪ THỰC TIỄN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

MẬT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành Luật hình sự

HÀ NỘI, 2018

Trang 2

KHOA LUẬT

-ššš -KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

KIỂM SÁT ĐIỀU TRA CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TỪ THỰC TIỄN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

Trang 3

Trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được sự giúp đỡ và góp ý tận tình của các đồng chí công tác tại Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra án ma túy, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; các thầy, cô giáo Khoa Luật, Học viện An ninh nhân dân.

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Thạc sỹ Nguyễn Viết Hồng, giảng viên Khoa Luật đã dành thời gian và tâm huyết hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này.

Tuy nhiên, do điều kiện nghiên cứu và khả năng của bản thân em nên khóa luận không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định Em mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các thấy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn./

Trang 4

Tôi xin cam đoan đề tài khóa luận là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, các số liệu sử dụng trong khóa luận là trung thực, các tham khảo có nguồn trích dẫn rõ rãng; kết quả nghiên cứu khóa luận không sao chép của bất kỳ công trình nào.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định cho lời cam đoan của tôi.

Hà Nội, tháng 5 năm 2018

Sinh viên

Nguyễn Thúy Nga

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 5

CQĐT: Cơ quan điều tra

Trang 6

1.2 Nội dung kiểm sát điều tra các tội phạm về ma túy 91.3 Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra trong kiểm

sát điều tra các tội phạm về ma túy

11

Chương 2 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về kiểm sát

điều tra các tội phạm về ma túy

16

2.1 Quy định về kiểm sát các hoạt động điều tra của cơ quan có

thẩm quyền

16

2.2 Quy định về kiểm sát việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện

pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế

24

2.3 Quy định về kiểm sát tạm đình chỉ điều tra và kết thúc điều tra

của Cơ quan điều tra

31

2.4 Quy định về kiểm sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của

những người tham gia tố tụng và thực hiện những nhiệm vụ, quyền

hạn khác

33

Chương 3 Thực trạng và một số giải pháp góp phần nâng cao

chất lượng kiểm sát điều tra các tội phạm về ma túy từ thực tiễn

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

37

3.1 Thực trạng kiểm sát điều tra các tội phạm về ma túy từ thực tiễn

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

37

3.2 Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng kiểm sát điều

tra các tội phạm về ma túy từ thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân tối

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do nghiên cứu đề tài

Cải cách tư pháp là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhànước ta hiện nay để tiến tới xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệcông lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xãhội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiếnhành có hiệu quả và hiệu lực cao Chủ trương này đã được cụ thể hóa trong Nghịquyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tưpháp đến năm 2020

Trong nhiều năm qua, hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sáthoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát đã đạt được nhiều thành tựu góp phầnnâng cao chất lượng nền tư pháp, hạn chế được tình trạng bỏ lọt tội phạm cũngnhư làm oan người vô tội, đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh

và thống nhất, góp phần không nhỏ trong công tác đấu tranh phòng, chống tộiphạm Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà hoạt động kiểm sát trong giai đoạn điều tra

vụ án còn bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượngcông tác điều tra và cả quá trình giải quyết vụ án hình sự (VAHS) Trước tìnhhình đó, Đảng, Nhà nước và Viện kiểm sát (VKS) nhân dân tối cao đã ban hànhnhiều văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác đấutranh, phòng ngừa các loại tội phạm về ma túy

Thực tế qua các vụ án về ma túy từ năm 2012 đến năm 2017 cho thấy,tình hình tội phạm về ma túy vẫn diễn biến phức tạp trên tất cả các tỉnh, thànhphố trong cả nước, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, tính chất nguy hiểm vàhậu quả do tội phạm về ma túy gây ra ngày càng nghiêm trọng Mỗi tội phạm về

ma túy xảy ra đều phải điều tra, xử lý nghiêm minh, tăng cường tính pháp chế xãhội chủ nghĩa

Do đó, để xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tạo sự răn đe, gópphần phòng ngừa chung trong cộng đồng đối với các tội phạm về ma túy thì hoạt

Trang 8

động kiểm sát trong giai đoạn điều tra các tội phạm về ma túy của VKS nhândân tối cao là hết sức cần thiết.

Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 và Bộ luật

tố tụng hình sự (TTHS) năm 2015 được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày1/1/2018 là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động kiểm sát điều tra của VKSnhân dân, trong đó có nhiều quy phạm pháp luật mới quy định liên quan đếnhoạt động kiểm sát điều tra các tội phạm về ma túy cần được nghiên cứu làm rõ

Với những lý do trên, em chọn đề tài: “Kiểm sát điều tra các tội phạm về

ma túy từ thực tiễn Viện Kiểm sát nhân dân tối cao” làm đề tài khóa luận tốt

nghiệp của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKS được nhiều nhà khoa họcqua tâm nghiên cứu, trong đó có thể kể đến một số công trình khoa học sau:

- Nhóm tác giả Lê Hữu Thể, Đỗ Văn Đương, Nông Xuân Trường biênsoạn sách chuyên khảo “Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tưpháp trong gia đoạn điều tra” xuất bản năm 2005 Nội dung cuốn sách chỉ đề cậpđến những vấn đề lý luận chung về thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạtđộng tư pháp; mối quan hệ giữa hai chức năng này trong TTHS cũng như quyềncông tố trong pháp luật của một số nước trên thế giới mà không nghiên cứu thựctiễn hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trongTTHS

- Viện khoa học kiểm sát, VKS nhân dân tối cao đã biên soạn “sổ tayKiểm sát viên hình sự” xuất bản năm 2006 Cuốn sách đã phân tích, làm rõnhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thựchành quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật trong TTHS nói chung vàtrong giai đoạn điều tra theo quy định của pháp luật

- Tác giả Nguyễn Hoà Bình biên soạn cuốn sách “những nội dung mớitrong Bộ luật TTHS năm 2015” xuất bản năm 2016 Cuốn sách chuyên khảo nàybao gồm nhiều bài viết của các nhà luật học, đi sâu phân tích những điểm mới

Trang 9

của Bộ luật TTHS năm 2015 so với Bộ luật TTHS năm 2003 về thủ tục TTHS.Đặc biệt, trong cuốn sách chuyên khảo này đã có những bài viết tập trung phântích, làm rõ những điểm mới của Bộ luật TTHS năm 2015 so với Bộ luật TTHSnăm 2003 về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi kiểm sát xét xử VAHS.

Ngoài ra còn có một số công trình khoa học khác như luận văn thạc sỹ,khóa luận tốt nghiệp, bài viết đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành Quanghiên cứu những công trình trên cho thấy chưa có một công trình nào nghiêncứu đầy đủ, hệ thống cả về lý luận và thực tiễn về vấn đề kiểm sát điều tra cáctội phạm về ma túy từ thực tiễn VKS nhân dân tối cao Tuy vậy, tất cả nhữngthành công của công trình khoa học trên đều là tư liệu quý báu cho tác giả kếthừa để nghiên cứu nội dung của đề tài khóa luận

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận, pháp luật về hoạt động kiểmsát điều tra nói chung và thực tiễn áp dụng đối với các tội phạm về ma túy doVKS nhân dân tối cao tiến hành nói riêng, khóa luận đề xuất một số giải phápnâng cao chất lượng hoạt động kiểm sát điều tra các tội phạm về ma túy

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, khóa luận có nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Làm rõ những vấn đề lý luận về kiểm sát điều tra của VKS nhân dân nhưkhái niệm, đặc điểm, nội dung kiểm sát điều tra các tội phạm về ma túy; mốiquan hệ giữa CQĐT và VKS trong kiểm sát điều tra các tội phạm về ma túy

- Làm rõ quy định của pháp luật TTHS Việt Nam về kiểm sát điều tra cáctội phạm về ma túy của VKS nhân dân

- Làm rõ thực trạng kiểm sát điều tra, những vướng mắc, hạn chế, thiếusót trong công tác kiểm sát điều tra các tội phạm về ma túy do VKS nhân dân tối

Trang 10

cao tiến hành Qua đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượngkiểm sát điều tra các tội phạm về ma túy.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu những vấn đề lý luận vàthực tiễn của công tác kiểm sát hoạt động điều tra các tội phạm về ma túy từthực tiễn VKS nhân dân tối cao

Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận giới hạn việ2c khảo sát thực tiễn trong 5năm, từ năm 2012 đến năm 2017 của Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sátđiều tra án ma túy, VKS nhân dân tối cao Khóa luận chỉ nghiên cứu hoạt độngkiểm sát điều tra các tội phạm về ma túy từ khi có quyết định khởi tố vụ án đếnkhi kết thúc điều tra

5 Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu

Khóa luận được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin;

tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, đường lối của Đảng; chính sách, phápluật của Nhà nước và ngành Kiểm sát nhân dân về đấu tranh phòng, chống tộiphạm ma túy; đặc biệt là quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp để làm rõnhững vấn đề lý luận về kiểm sát điều tra các tội phạm về ma túy trong chương

1 và chương 2 của khóa luận

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, khóa luận sử dụng phương pháp nghiêncứu của triết học Mác – Lênin và các khoa học chuyên ngành khác, trong đó đặcbiệt chú trọng đến các phương pháp nghiên cứu: phân tích, tổng hợp, thống kê,

so sánh số liệu để làm rõ những nguyên nhân, hạn chế của những nguyên nhântrong quá trình kiểm sát điều tra các tội phạm về ma túy do Viện kiểm sát nhândân tối cao tiến hành

6 Cơ cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củakhóa luận gồm 03 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về kiểm sát điều tra các tội phạm về matúy

Trang 11

Chương 2: Quy định của Bộ luật TTHS về kiểm sát điều tra các tội phạm

về ma túy

Chương 3: Thực tiễn thực hiện và các kiến nghị góp phần nần cao chấtlượng kiểm sát điều tra các tội phạm về ma túy từ thực tiễn VKS nhân dân tốicao

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SÁT ĐIỀU TRA CÁC TỘI

PHẠM VỀ MA TÚY

1.1 Khái niệm, đặc điểm kiểm sát điều tra các tội phạm về ma túy

1.1.1 Khái niệm kiểm sát điều tra các tội phạm về ma túy

Theo khoản 1 Điều 4 Luật tổ chức VKS nhân dân năm 2014 quy định:

“Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của VKS nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo

về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết VAHS; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật” [7].

Kiểm sát trong TTHS là một loại quyền lực của Nhà nước, do VKS thựchiện với đối tượng là việc chấp hành pháp luật của các chủ thể tham gia vàoquan hệ pháp luật TTHS trong tất cả các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét

xử Trong điều tra VAHS, VKS thực hiện hai chức năng là thực hành quyềncông tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật

Thuật ngữ “kiểm sát điều tra” được nhiều nhà khoa học tiếp cận dưới cácgóc độ khác nhau, do vậy chưa có một khái niệm thống nhất về vấn đề này

Theo Từ điển Tiếng việt, kiểm sát là kiểm tra và giám sát, trong đó, kiểmtra là xem xét kỹ lưỡng để đánh giá, nhận xét, còn giám sát là theo dõi và kiểmtra xem có thực hiện đúng quy định hay không [13, 178] Theo Từ điển bách

Trang 12

khoa Việt Nam do Hội đồng Quốc gia biên soạn thì kiểm sát là hoạt động củaVKS nhân dân nhằm kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của Cơ quan Nhànước [4, 235].

Với các cách hiểu trên thì kiểm sát gồm hai hoạt động cơ bản là kiểm tra

và giám sát, nhưng chưa chỉ ra được chủ thể của hoạt động kiểm sát Mặt khác,theo Điều 20 Bộ luật TTHS năm 2015 thì VKS là chủ thể thực hiện chức năng

kiểm sát trong TTHS: “VKS thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS …” [6], ngoài VKS còn có các chủ thể khác như Cơ quan

nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên củaMặt trận, đại biểu dân cử và rộng hơn nữa là toàn thể xã hội cũng tham gia vàoquá trình kiểm tra, giám sát trong TTHS Trong đó, VKS là chủ thể thay mặtNhà nước thực hiện quyền lực thông qua hoạt động kiểm sát, còn các chủ thểkhác thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát chỉ là hình thức thực hiện các quyềnnăng mà pháp luật TTHS cho phép (tính được đảm bảo bằng quyền lực Nhànước và tính bị giới hạn quyền lực)

Từ điển Luật học của Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp đưa ra khái

niệm “kiểm sát hoạt động tư pháp là kiểm tra, giám sát, xem xét, theo dõi việc tuân theo pháp luật đối với hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, giam giữ, cải tạo của các cơ quan tiến hành tố tụng và giải quyết các hành vi phạm pháp, kiệm tụng trong nhân dân nhằm đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất” [14] Theo khái niệm này thì đối tượng của việc

kiểm sát các hoạt động tư pháp trong TTHS là hoạt động của các cơ quan cóthẩm quyền tiến hành tố tụng

Theo Điều 166 Bộ luật TTHS năm 2015 thì đối tượng của hoạt động kiểmsát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn điều tra VAHS là hoạt động thựchiện pháp luật của CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạtđộng điều tra, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụngtrong quá trình giải quyết vụ án tại giai đoạn điều tra

Trang 13

Tuy các nhà khoa học đều đưa ra các lý giải khác nhau về thuật ngữ kiểmsát trong TTHS nhưng các khái niệm trên đều có những điểm chung là:

- Kiểm sát trong TTHS là một loại quyền lực của Nhà nước được thựchiện thông qua nhiệm vụ, quyền hạn của VKS

- Đối tượng của kiểm sát trong TTHS là việc chấp hành pháp luật củaCQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, người

có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong quá trình giảiquyết VAHS

- Nội dung của kiểm sát trong TTHS là tổng hợp những nhiệm vụ, quyềnhạn do pháp luật TTHS quy định mà VKS phải thực hiện khi kiểm sát việc tuântheo pháp luật trong điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án

Điều tra VAHS là quá trình CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiếnhành một số hoạt động điều tra áp dụng các hoạt động điều tra theo quy định của

Bộ luật TTHS để thu thập chứng cứ xác định tội phạm và người thực hiện hành

vị phạm tội làm cơ sở cho việc giải quyết đúng đắn VAHS Giai đoạn điều tra làgiai đoạn tiếp theo của giai đoạn khởi tố VAHS, được tiến hành trên cơ sở quyếtđịnh khởi tố của cơ quan có thẩm quyền Giai đoạn điều tra được bắt đầu từ khi

có quyết định khởi tố vụ án và kết thúc khi CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụtiến hành một số hoạt động điều tra hoàn thành bản kết luận điều tra và quyếtđịnh đề nghị truy tố người phạm tội hoặc quyết định đình chỉ điều tra

Như vậy, kiểm sát điều tra chính là kiểm sát tính hợp pháp đối với cáchành vi, quyết định của CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một sốhoạt động điều tra trong điều tra VAHS theo quy định của pháp luật

Khoản 1 Điều 8 BLHS năm 2015 quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế

độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn

xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền,

Trang 14

lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”

[5]

Mỗi một tội phạm cụ thể đều có đầy đủ 4 yếu tố cấu thành: khách thể củatội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể và mặt chủ quan của tội phạm.Tuy nhiên, mỗi một tội phạm đều có những dấu hiệu đặc trưng riêng, đây chính

là cơ sở phân biệt tội phạm này với tội phạm khác

Các tội phạm về ma túy là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi,xâm phạm vào những quan hệ xã hội trong lĩnh vực quản lý và sử dụng các chất

ma túy, từ đó gây thiệt hại cho lợi ích của xã hội, của công dân và gây mất trật

1.1.2 Đặc điểm kiểm sát điều tra các tội phạm về ma túy

Từ nhận thức về hoạt động kiểm sát điều tra các tội phạm về ma túy chothấy hoạt động này có một số đặc điểm cụ thể như sau:

- Kiểm sát điều tra các tội phạm về ma túy là hoạt động đặc thù thể hiệnchức năng hiến định của VKS Khoản 1 Điều 107 Hiến pháp năm 2013 quy

định: “VKS nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” [8].

Thông qua việc thực hiện chức năng kiểm sát, VKS góp phần thực hiện quyềnlực Nhà nước, bảo đảm mọi tội phạm về ma túy phải được phát hiện và xử lýnghiêm minh trước pháp luật

Trang 15

- Hoạt động kiểm sát điều tra các tội phạm về ma túy chỉ do VKS tiếnhành theo quy định của pháp luật Chủ thể thực hiện hoạt động kiểm sát điều tracác tội phạm về ma túy gồm: Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên đượcphân công kiểm sát vụ án và có sự phối hợp của các chủ thể khác có liên quantheo quy định của Bộ luật TTHS, Luật tổ chức VKS nhân dân và các văn bảnluật có liên quan.

- Trong quá trình kiểm sát điều tra các tội phạm về ma túy, Kiểm sát viênchỉ được áp dụng các phương tiện, biện pháp theo quy định của pháp luật vàtheo chức năng, quyền hạn của ngành Kiểm sát nhân dân Kiểm sát viên tuântheo pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết địnhcủa mình trong kiểm sát điều tra các tội phạm về ma túy Đặc biệt, Kiểm sátviên không được thực hiện những việc không được làm theo quy định tại Điều

84 Luật tổ chức VKS nhân dân năm 2014

- Hoạt động kiểm sát điều tra các tội phạm về ma túy được tiến hành kể từkhi có quyết định khởi tố VAHS và kết thúc khi vụ án chuyển sang giai đoạntruy tố Trong giai đoạn điều tra VAHS các tội phạm về ma túy, hoạt động kiểmsát được tiến hành toàn diện, công khai, trực tiếp đối với mọi hoạt động củaCQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

- Đối tượng của hoạt động kiểm sát điều tra các tội phạm về ma túy là cáchành vi, quyết định của Cơ quan Cảnh sát điều tra, các cơ quan thuộc lực lượngCảnh sát trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạtđộng điều tra, Bộ đội biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển Theo quy định của

Bộ luật TTHS năm 2015 và Luật tổ chức CQĐT (CQĐT) hình sự năm 2015, cáctội phạm về ma túy thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra cấphuyện, cấp tỉnh và cấp Bộ và một số cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một

số hoạt động điều tra như trên

1.2 Nội dung kiểm sát điều tra các tội phạm về ma túy

Theo quy định của pháp luật thì VKS thực hiện chức năng kiểm sát hoạtđộng tư pháp thông qua các phương pháp kiểm tra giám sát toàn bộ hoạt động

Trang 16

của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng Nội dung của hoạt động kiểmsát điều tra các tội phạm về ma túy là kiểm tra việc tuân theo pháp luật trong quátrình điều tra vụ án ma túy của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hànhmột số hoạt động điều tra, người tham gia tố tụng Để thực hiện nhiệm vụ đấutranh và phòng ngừa tội phạm về ma túy, giữa CQĐT và VKS luôn có mối quan

hệ chặt chẽ với nhau nhằm đảm bảo cho mọi hành vi phạm tội ma túy đều phảiđược điều tra kịp thời, xử lý công minh, đúng người, đúng tội

Hoạt động kiểm sát điều tra các tội phạm về ma túy được thực hiện thôngqua các công tác sau đây:

- Kiểm sát hành vi, quyết định của cơ quan có thẩm quyền điều tra các tộiphạm về ma túy

Khoản 1 Điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định:

“Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của VKS nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo

về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết VAHS …” [7].

Kiểm sát hành vi, quyết định của cơ quan và người có thẩm quyền trong giaiđoạn điều tra các tội phạm về ma túy là một trong những nhiệm vụ kiểm sátchính của VKS ở giai đoạn tố tụng này

Công tác này bao gồm việc kiểm sát các hành vi, quyết định: kiểm sátviệc khởi tố vụ án, khởi tố bị can; kiểm sát các hoạt động điều tra cụ thể; kiểmsát quyết định tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra của CQĐT; kiểm sát hoạtđộng lập hồ sơ vụ án; kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngănchặn, biện pháp cưỡng chế trong TTHS

Để thực hiện tốt công tác này, VKS cần thực hiện những hoạt động sau:+ Yêu cầu CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạtđộng điều tra tiến hành hoạt động điều tra đúng pháp luật, tự kiểm tra việc tiếnhành hoạt động điều tra theo thẩm quyền và thông báo kết quả cho VKS nhân

Trang 17

dân; cung cấp hồ sơ, tài liệu để VKS nhân dân kiểm sát tính hợp pháp của cáchành vi, quyết định trong hoạt động tư pháp.

+ Trực tiếp kiểm sát; xác minh, thu thập tài liệu để làm rõ vi phạm phápluật của CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điềutra tiến hành hoạt động điều tra

+ Kiến nghị, yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một

số hoạt động điều tra khắc phục vi phạm trong việc khởi tố, điều tra

+ Yêu cầu Thủ trưởng CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một

số hoạt động điều tra thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra, xử lý nghiêm minhĐiều tra viên, Cán bộ điều tra vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng trong giaiđoạn điều tra vụ án ma túy

Trong giai đoạn điều tra VAHS, VKS chủ động yêu cầu Điều tra viên thụ

lý vụ án giải thích và đảm bảo thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người bị giữtrong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can và nhữngngười tham gia tố tụng khác Việc giải thích quyền và nghĩa vụ này phải đượcghi vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án theo quy định của Bộ luật TTHS Mọi

vi phạm pháp luật liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người thamgia tố tụng phải được phát hiện và khắc phục kịp thời

Theo quy định của pháp luật, VKS kiểm sát hoạt động của người tham gia

tố tụng trong việc thực hiện các nghĩa vụ do pháp luật TTHS quy định Khi pháthiện người tham gia tố tụng vi phạm nghĩa vụ, VKS kiến nghị cơ quan có thẩmquyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng đã vi phạm pháp luật, đồngthời kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa tộiphạm và vi phạm pháp luật

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát điều tra các tộiphạm về ma túy

Đó là các hoạt động như giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra; yêucầu CQĐT cung cấp tài liệu liên quan phục vụ việc kiểm sát việc tuân theo pháp

Trang 18

luật khi cần thiết; Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tưpháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền.

1.3 Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra trong kiểm sát điều tra các tội phạm về ma túy

Việc phân tích bản chất, hình thức trong mối quan hệ giữa CQĐT và VKSgóp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận và vận dụng thống nhất trong thực tiễn.Qua đó tìm ra những cơ sở khoa học để đổi mới, hoàn thiện các quy chế về mốiquan hệ trong giải quyết các VAHS giữa hai cơ quan này, qua đó thực hiện mụcđích nâng cao hiệu quả hoạt động tố tụng của CQĐT và VKS trong khởi tố, điềutra các VAHS Đặc biệt, Bộ luật TTHS năm 2015 được Quốc hội thông qua và

có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 có nhiều quy định liên quan đến mốiquan hệ giữa CQĐT và VKS

Mối quan hệ giữa CQĐT và VKS trong kiểm sát điều tra các tội phạm về

ma túy là mối quan hệ phát sinh trong quá trình phát hiện tội phạm, ra quyếtđịnh khởi tố VAHS và tiến hành các hoạt động điều tra VAHS Cơ sở pháp lýcủa mối quan hệ pháp luật này là các quy phạm pháp luật được quy định trong

Bộ luật TTHS và các văn bản luật có liên quan

Theo quy định của pháp luật TTHS, CQĐT và VKS là các cơ quan cóthẩm quyền tiến hành tố tụng, có trách nhiệm thay mặt Nhà nước chứng minh tộiphạm khi phát hiện có hành vi phạm tội xảy ra trong thực tế đời sống xã hội.Quá trình giải quyết VAHS trải qua nhiều giai đoạn khác nhau bao gồm khởi tố,điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án Mỗi giai đoạn tố tụng là các bước giảiquyết tương ứng và gắn liền với chức năng, quyền hạn nhất định của mỗi cơquan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, trong đó CQDDT và VKS mặc dù là hai

cơ quan độc lập trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình nhưng với yêucầu của quá trình giải quyết VAHS đặt ra, hai cơ quan này phải có mối quan hệchặt chẽ với nhau, thể hiện một trong hai phương pháp điều chỉnh các quan hệpháp luật TTHS là phương pháp phối hợp - chế ước

Trang 19

Trong suốt quá trình tiến hành tố tụng kể từ khi tiếp nhận, giải quyếtnguồn tin về tội phạm đến khi khởi tố và tiến hành các hoạt động điều tra cụ thể

để thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội thì VKS đều thamgia với tư cách là cơ quan giám sát thông qua hai hình thức trực tiếp hoặc giántiếp (nghiên cứu hồ sơ) Việc thực hiện các quyền năng của VKS trong quá trìnhgiải quyết VAHS như yêu cầu điều tra, phê chuẩn các quyết định tố tụng hayhủy bỏ các quyết định trái pháp luật của CQĐT được gọi là thực hiện chứcnăng thực hành quyền công tố của VKS với mục đích nhằm bảo đảm cho cáchoạt động điều tra được khách quan, toàn diện và đúng pháp luật, đồng thờingăn ngừa mọi hoạt động xâm phạm đến quyền nhân thân của công dân

Thực tiễn trong công tác đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm đặt ra yêucầu đối với CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt độngđiều tra là không những phải xử lý nghiêm minh tội phạm và người phạm tội,

mà còn đòi hỏi phải tuân thủ các quy định của pháp luật TTHS Tuy nhiên, để có

sự đảm bảo yêu cầu nói trên thì việc chế ước của VKS đối với hoạt động tố tụngcủa CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều trahoàn toàn là tất yếu Song VKS thực hiện quyền chế ước cũng trong phạm viluật định chứ không phải VKS tự đặt ra và yêu cầu thực hiện Sự chế ước đượcbiểu hiện ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào tính chất của từng chế định,trong Bộ luật TTHS quyền chế ước của VKS được quy định rất rộng và chặt chẽ

từ việc phê chuẩn quyết định khởi tố bị can cho đến việc phê chuẩn, hủy bỏ việc

áp dụng các biện pháp ngăn chặn, điều này thể hiện rõ nét bản chất của Nhànước ta là tôn trọng và bảo vệ quyền công dân đã được Hiến pháp ghi nhận

Nếu VKS thực hiện tốt các quyền năng chế ước thì sẽ góp phần vào kếtquả giải quyết các VAHS đạt hiệu quả cao, nâng cao chất lượng điều tra vụ án,tránh các sai sót và vi phạm pháp luật của CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụtiến hành một số hoạt động điều tra, đồng thời qua đó thể hiện rõ chức năng thựchành quyền công tố của VKS trong TTHS

Trang 20

Trong giai đoạn khởi tố, điều tra các tội phạm về ma túy, giữa CQĐT vàVKS có mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc cung cấp thông tincũng như phối hợp giải quyết từng vấn đề mà vụ án đặt ra Một trong nhữngnhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong khi thực hành quyền công tố trong giaiđoạn điều tra VAHS là đề ra yêu cầu điều tra Khoản 6 Điều 165 Bộ luật TTHS

năm 2015 quy định: “Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tiến hành điều tra làm rõ tội phạm, người phạm tội; yêu cầu CQĐT truy nã bị can, áp dụng biện pháp tố tụng đặc biệt” [6] Nội dung của yêu cầu điều tra để làm rõ tội phạm, người thực hiện

hành vi phạm tội và các nội dung khác để giải quyết đúng đắn VAHS Đây lànội dung hoàn toàn mới trong Bộ luật TTHS năm 2015, có tính bao quát đếntoàn bộ VAHS

Khi phát hiện việc điều tra không đầy đủ, vi phạm thì VKS có quyền yêucầu CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều trathực hiện một số hoạt động như: Tiến hành điều tra đúng pháp luật; kiểm traviệc điều tra và thông báo kết quả cho VKS; cung cấp tài liệu liên quan đếnhành vi, quyết định tố tụng có vi phạm pháp luật trong việc điều tra Đây là cácquy định hoàn toàn mới, rõ ràng và cụ thể hơn so với Bộ luật TTHS năm 2003

Về trách nhiệm của CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một sốhoạt động điều tra khi thực hiện yêu cầu, quyết định của VKS trong giai đoạnđiều tra: tại khoản 1 Điều 167 Bộ luật TTHS năm 2015 quy định các cơ quannày phải thực hiện yêu cầu, quyết định của VKS trong giai đoạn điều tra (riêngkhoản 4, 5 thì phải thực hiện nhưng có quyền kiến nghị) Nếu như Điều 114 Bộluật TTHS năm 2003 quy định trường hợp này “có trách nhiệm thực hiện” thì

Bộ luật TTHS năm 2015 quy định “phải thực hiện”, nhằm nâng cao hiệu lực cácquyết định của VKS

Trong quá trình giải quyết VAHS, Kiểm sát viên, kiểm tra viên, Điều traviên, Cán bộ điều tra được phân công giải quyết vụ án ma túy phải phối hợp chặtchẽ với nhau trong việc xác minh, thu thập chứng cứ; nghiên cứu hồ sơ vụ án để

Trang 21

đảm bảo mọi hoạt động tố tụng trong giai đoạn điều tra được tiến hành kịp thờiđúng thời hạn; nếu có căn cứ cần phải kéo dài thời hạn thì theo đề nghị củaCQĐT, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên báo cáo đề xuất lãnh đạo VKS ra quyếtđịnh gia hạn thời hạn.

Kết luận chương 1

Kiểm sát điều tra các tội phạm về ma túy là một trong những nội dung củakiểm sát hoạt động tư pháp trong TTHS Trên cơ sở phân tích làm rõ khái niệmkiểm sát điều tra và các tội phạm về ma túy, khóa luận đã đưa ra khái niệm kiểmsát điều tra các tội phạm về ma túy Theo đó, Kiểm sát điều tra các tội phạm về

ma túy là hoạt động của VKS nhân dân nhằm kiểm tra tính hợp pháp của cáchành vi, quyết định của CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một sốhoạt động điều tra đối với hành vi xâm phạm vào những quan hệ xã hội tronglĩnh vực quản lý và sử dụng các chất ma túy; của những người tham gia tố tụng,

cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong điều tra VAHS theo quy định của phápluật

Trong chương 1, khóa luận đã chỉ rõ đặc điểm và nội dung của kiểm sátđiều tra các tội phạm về ma túy, làm cơ sở cho việc nhận xét, đánh giá các quyđịnh cụ thể của pháp luật TTHS hiện hành trong chương 2 của khóa luận

Ngoài ra, chương 1 đã phân tích làm rõ mối quan hệ giữa CQĐT và VKStrong kiểm sát điều tra các tội phạm về ma túy, đây là mối quan hệ phối hợp -chế ước trong TTHS

Trang 22

CHƯƠNG 2QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ KIỂM SÁT

ĐIỀU TRA CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY

2.1 Quy định về kiểm sát các hoạt động điều tra của cơ quan có thẩm quyền

Điều tra VAHS là quá trình CQĐT áp dụng các hoạt động điều tra theoquy định của Bộ luật TTHS để thu thập chứng cứ xác định tội phạm và ngườithực hiện hành vị phạm tội làm cơ sở cho việc giải quyết đúng đắn VAHS

Điều 11 Bộ luật TTHS năm 2003 quy định: “CQĐT có quyền áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can” Đoạn 2 Điều 15 Bộ luật TTHS năm 2015 quy định: “Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội” [6] Như vậy, so với Bộ luật TTHS năm 2003 thì

Trang 23

thay vì việc có quyền áp dụng các biện pháp theo luật định thì Bộ luật TTHSnăm 2015 quy định cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng cácbiện pháp hợp pháp để xác định sự thật khách quan của vụ án.

Khoản 1 Điều 166 Bộ luật TTHS năm 2015 quy định: “Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra và lập hồ sơ vụ án của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra” [6] VKS có

nhiệm vụ bảo đảm mọi hoạt động tố tụng trong giai đoạn điều tra vụ án phảithực hiện theo đúng quy định pháp luật, bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều đượcđiều tra, xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội

Từ các quy định trên cho thấy toàn bộ hoạt động điều tra của CQĐT đềuđặt dưới sự kiểm sát chặt chẽ của VKS Để thấy được cụ thể chức năng kiểm sátđiều tra VAHS, tác giả đi sâu vào phân tích, làm rõ chức năng kiểm sát đối vớimột số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật

2.1.1 Khởi tố bị can và hỏi cung bị can

Sau khi khởi tố VAHS, CQĐT tiếp tục thu thập, kiểm tra, đánh giá các tàiliệu, chứng cứ để chứng minh một cá nhân cụ thể đã thực hiện hành vi phạm tội

Khoản 1 Điều 179 Bộ luật TTHS: "Khi có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà BLHS quy định là tội phạm thì CQĐT

ra quyết định khởi tố bị can" [6].

Khởi tố bị can là là một sự kiện pháp lý quan trọng do CQĐT thực hiệnbằng việc ra quyết định khởi tố về hình sự đối với một người bị xác định là đãthực hiện một hành vi phạm tội, làm cơ sở cho việc tiến hành tố tụng một cáchđầy đủ và toàn diện đối với người đó theo quy định của Bộ luật TTHS

Quyết định khởi tố bị can có ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bảncủa công dân được Hiến pháp quy định Vì vậy, để hạn chế những vi phạm phápluật của CQĐT; bảo đảm việc khởi tố đúng căn cứ, đúng người, đúng tội thì việckhởi tố một ai đó với tư cách là bị can phải được kiểm sát chặt chẽ

Khoản 3 Điều 179 Bộ luật TTHS năm 2015 quy định: “Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, CQĐT phải gửi quyết định khởi tố và

Trang 24

tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can cho VKS cùng cấp để xét phê chuẩn”

[6]

Nội dung mà VKS tiến hành kiểm sát khởi tố bị can đó là kiểm tra tính cócăn cứ và tính hợp pháp đối với quyết định khởi tố bị can của CQĐT, Cơ quanđược giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra Để hoạt động kiểm sátđạt hiệu quả đúng theo yêu cầu pháp luật, VKS phải nghiên cứu kỹ tài liệu cótrong hồ sơ vụ án và đối chiếu với các quy định của BLHS để xem xét hành vicủa bị can đã xâm phạm vào khách thể loại nào được BLHS quy định, đã đủ cácyếu tố cấu thành tội phạm hay chưa Ngoài ra, VKS phải kiểm tra những tình tiếtkhác để giải quyết đúng đắn VAHS như nhân thân của bị can, tình trạng nănglực trách nhiệm hình sự, tiền án, tiền sự

Nếu thấy quyết định khởi tố bị can của CQĐT chưa đủ căn cứ thì Kiểmsát viên yêu cầu CQĐT bổ sung vào hồ sơ hoặc báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền

để xem xét hủy bỏ quyết định khởi tố bị can trái pháp luật Trường hợp khôngđồng ý với quyết định khởi tố bị can của CQĐT thì VKS báo cáo bằng văn bảnvới lãnh đạo trực tiếp phụ trách kiểm sát điều tra và chịu trách nhiệm về việc đềxuất của mình

Tính hợp pháp của quyết định khởi tố bị can là nội dung quan trọng đòihỏi VKS các cấp phải quán triệt trong việc thực hiện chức năng kiểm sát Trong

đó, VKS kiểm tra chặt chẽ các vấn đề như thẩm quyền của cơ quan cũng nhưngười ký quyết định khởi tố bị can, nội dung và hình thức của quyết định cóđảm bảo yêu cầu pháp luật không, CQĐT đã tống đạt quyết định và giải thíchquyền, nghĩa vụ cho bị can không Tất cả các vấn đề đó là thủ tục bắt buộc đốivới cơ quan đã ra quyết định khởi tố bị can, nếu qua kiểm sát điều tra mà VKSphát hiện được một trong những vấn đề trên thì yêu cầu CQĐT kịp thời khắcphục ngay những vi phạm đó để đảm bảo cho việc khởi tố bị can được hợp pháp

Việc kiểm sát khởi tố bị can được thể hiện thông qua hai nội dung:

- Phê chuẩn quyết định khởi tố bị can hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố bịcan của cơ quan có thẩm quyền Khi CQĐT ra quyết định khởi tố bị can tức là

Trang 25

quyết định này có hiệu lực, VKS phê chuẩn là việc tiếp tục thừa nhận hiệu lựccủa quyết định khởi tố bị can, còn nếu hủy bỏ là làm mất hiệu lực của nó Quyếtđịnh khởi tố bị can của các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một sốhoạt động điều tra như Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Kiểm ngư, lựclượng Cảnh sát biển cũng phải được VKS phê chuẩn.

- Phê chuẩn quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị canhoặc hủy bỏ quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can của cơ quan

có thẩm quyền Khoản 3 Điều 180 Bộ luật TTHS năm 2015 quy định: “Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, VKS phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can hoặc yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu làm căn cứ để quyết định việc phê chuẩn và gửi ngay cho CQĐT” [6].

Hỏi cung bị can là hoạt động điều tra được tiến hành ngay sau khi cóquyết định khởi tố bị can Hỏi cung bị can là biện pháp tố tụng mà CQĐT ápdụng với bị can một cách công khai, trực tiếp nhằm thu thập, củng cố chứng cứlàm rõ mọi tình tiết của VAHS

Khi kiểm sát hoạt động hỏi cung bị can, Kiểm sát viên cần dựa theonhững nội dung sau:

- Việc hỏi cung bị can chỉ được tiến hành sau khi có quyết định khởi tố bịcan Nếu qua kiểm sát phát hiện thấy CQĐT tiến hành hỏi cung trước khi cóquyết định khởi tố bị can thì biên bản hỏi cung đó sẽ bị hủy bỏ vì vi phạm tốtụng

- Thông tin trong các biên bản hỏi cung phải làm rõ được tất cả các tìnhtiết của VAHS, bao gồm chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội, các tình tiết tăngnặng hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, làm rõ được vị trí, vai trò của từng bịcan trong các vụ án đồng phạm, sự thống nhất trong lời khai của các bị can

- Kiểm sát điều tra phát hiện các trường hợp có dấu hiệu bức cung, dùngnhục hình, mớm cung, dụ cung thì Kiểm sát viên được phân công kiểm sát điều

Trang 26

tra vụ án phải tiến hành phúc cung bị can để kiểm tra lại toàn bộ lời khai của bịcan có phù hợp với các chứng cứ khác đã thu thập được trong vụ án hay không.

- Bảo đảm hoạt động hỏi cung bị can thực hiện do Điều tra viên đượcphân công điều tra vụ án thực hiện Nếu các bản hỏi cung được thực hiện do cán

bộ không trực tiếp được phân công điều tra vụ án hỏi thì phải được Điều tra viênđược phân công kiểm tra lại bằng một bản hỏi cung khác

- Đối với những vụ án mà người phạm tội dưới 18 tuổi, người có nhượcđiểm về tâm thần thì việc hỏi cung phải đảm bảo theo các thủ tục bắt buộc đểbảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người dưới 18 tuổi

Trong những trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể tham gia các buổihỏi cung bị can theo thông báo về thời gian, địa điểm hỏi cung của CQĐT Kiểmsát viên hỏi cung bị can trong trường hợp bị can kêu oan, khiếu nại hoạt độngđiều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc trongtrường hợp khác khi xét thấy cần thiết

Kiểm sát hoạt động khởi tố bị can và hỏi cung bị can phải đảm bảo được

ba yếu tố khách quan, trung thực và đúng pháp luật, việc thực hiện chức năngkiểm sát đối với hai hoạt động này của VKS là rất quan trọng, góp phần đảmbảo cho việc khởi tố bị can và hỏi cung bị can được thực hiện thống nhất vàđúng pháp luật

2.1.2 Kiểm sát đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói

Đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói là hoạt động điều tra nhằm củng

cố chứng cứ của vụ án Đối chất là hoạt động điều tra được áp dụng trong trườnghợp có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai hay nhiều người tham gia TTHS khi đãtiến hành các biện pháp điều tra khác nhưng chưa giải quyết được mâu thuẫn.Nhận dạng là hoạt động điều tra bằng cách đưa người, ảnh hoặc vật cho ngườilàm chứng, bị hại hoặc bị can trực tiếp nhìn, xác nhận người, ảnh hoặc vật đó.Trường hợp đặc biệt, do điều kiện, hoàn cảnh cụ thể đã diễn ra tại thời điểmngười nhận dạng tiếp xúc với đối tượng cần nhận dạng trước đây mà tri giác bịhạn chế (như người nhận dạng bị mù, hoặc do trời tối) và có điều kiện nhận biết

Trang 27

bằng giọng nói thì điều tra viên có thể cho xác nhận người qua tiếng nói trongtrường hợp cần thiết.

Theo quy định tại các Điều 189, Điều 190, Điều 191 Bộ luật TTHS năm

2015, Kiểm sát viên bắt buộc phải có mặt để kiểm sát việc đối chất, nhận dạng,nhận biết giọng nói Sự có mặt của Kiểm sát viên để bảo đảm cho các hoạt độngnày được tiến hành khách quan theo đúng thủ tục luật định, bảo đảm giá trịchứng cứ thu được thông qua việc tiến hành đối chất, nhận dạng, nhận biếtgiọng nói

Trong quá trình kiểm sát, nếu phát hiện Điều tra viên áp đặt ý muốn chủquan đối với người đang thực hiện đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói thìKiểm sát viên phải yêu cầu Điều tra viên chấm dứt ngay

2.1.3 Kiểm sát khám xét

Khám xét là hoạt động điều tra được tiến hành bằng cách kiểm tra, lụcsoát người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín,điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử của một người, nhằm phát hiện thuthập chứng cứ hoặc phát hiện bắt giữ người đang bị truy nã lẩn trốn

Theo Điều 192 Bộ luật TTHS năm 2015, trong quá trình điều tra VAHS,CQĐT sẽ thực hiện việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phươngtiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làmviệc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tàisản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quanđến vụ án Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng đượctiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhânhoặc khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữliệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quanđến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện

tử

Khám xét là một trong những hoạt động điều tra nhằm tìm kiếm dấu vếttội phạm, tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án hoặc để phát hiện người đang bị

Trang 28

truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân Khám xét là một biện pháp cưỡng chếđặc biệt trong TTHS, khi áp dụng hoạt động này sẽ trực tiếp xâm phạm đếnquyền thuộc về nhân thân của công dân như quyền bất khả xâm phạm về thânthể, chỗ ở, bí mật thư tín, điện tín mà các quyền này được Hiến pháp năm 2013ghi nhận và bảo vệ Vì vậy, đỏi hỏi CQĐT không được tùy tiện khi quyết địnhkhám xét mà chỉ được thực hiện khi có những căn cứ xác thực và hoạt độngkhám xét phải đặt dưới sự kiểm sát chặt chẽ của VKS nhằm bảo vệ các quyền,lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Khoản 1 Điều 193 Bộ luật TTHS năm 2015 quy định: “Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét Lệnh khám xét của những người được quy định tại khoản 2 Điều 35

và điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được VKS có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành” [6].

Trước khi tiến hành hoạt động khám xét thông thường, lệnh khám xét củaCQĐT phải được VKS có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành Để xin phêchuẩn của VKS, CQĐT phải gửi hồ sơ kèm theo tài liệu liên quan làm căn cứkhám xét, đề nghị phê chuẩn lệnh khám xét để VKS xem xét quyết định Nếuxét thấy quyết định khám xét của CQĐT là có căn cứ thì VKS quyết định phêchuẩn và khi đó lệnh khám xét mới có hiệu lực thi hành, ngược lại nếu quyếtđịnh khám xét của CQĐT không có căn cứ thì VKS quyết định không phêchuẩn, lệnh khám xét đó không được thi hành

Ngoài ra, trong trường hợp khẩn cấp không thể trì hoãn được thì nhữngngười có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật TTHS có quyền

ra lệnh khám xét mà không cần sự phê chuẩn của VKS trước khi thi hành Tuynhiên, sau thời hạn 24 giờ kể từ khi khám xét xong, người ra lệnh khám xét phảithông báo bằng văn bản cho VKS cùng cấp hoặc VKS có thẩm quyền thực hànhquyền công tố và kiểm sát điều tra vụ việc, vụ án

Trước khi tiến hành khám xét, Điều tra viên phải thông báo cho VKScùng cấp về thời gian và địa điểm tiến hành khám xét để cử Kiểm sát viên kiểm

Trang 29

sát việc khám xét, trừ trường hợp khám xét khẩn cấp Kiểm sát viên phải có mặt

để kiểm sát việc khám xét Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bảnkhám xét [khoản 3 Điều 193] Sự có mặt của Kiểm stas viên để đảm bảo chohoạt động khám xét của CQĐT được tiến hành khách quan, đúng thủ tục phápluật quy định Theo hướng dẫn số 02/HD-VKSTC ngày 4/1/2018 về Công tácthực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và Kiểm sát xét xử sơ thẩm án matúy năm 2018 thì Kiểm sát viên phải tham gia đầy đủ các hoạt động khám xétcủa Điều tra viên, đây là quy định bắt buộc đối với hoạt động khám xét

2.1.4 Kiểm sát khám nghiệm hiện trường

Khám nghiệm hiện trường là hoạt động điều tra do Điều tra viên tại nơixảy ra, nơi phát hiện tội phạm để phát hiện dấu vết của tội phạm, thu giữ vậtchứng, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử khác liên quan và làm sáng tỏ những tìnhtiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án

Hiện trường là nơi xảy ra tội phạm, nơi cất giấu các công cụ, phương tiệnphạm tội hoặc nơi có các dấu vết phản ánh về tội phạm Khám nghiệm hiệntrường giúp CQĐT thu thập nhiều chứng cứ của vụ án, giúp Điều tra viên địnhhướng và xây dựng giả thuyết điều tra Với tính chất quan trong của hoạt độngkhám nghiệm hiện trường, pháp luật TTHS đã quy định cụ thể, chi tiết trình tự,thủ tục khám nghiệm hiện trường trong đó có quy định bắt buộc sự tham gia củaKiểm sát viên

Với chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKS, sự có mặt của Kiểmsát viên sẽ bảo đảm cho hoạt động khám nghiệm hiện trường được tiến hànhkhách quan, toàn diện và đúng pháp luật Mặt khác, Kiểm sát viên bắt buộc phảitham gia hoạt động điều tra này để nắm rõ các tình tiết liên quan đến vụ án ngay

từ khi tội phạm xảy ra, làm cơ sở cho hoạt động kiểm sát các hoạt động điều trakhác

Khoản 2 Điều 201 Bộ luật TTHS năm 2015 quy định: “Trước khi tiến hành khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên phải thông báo cho VKS cùng cấp biết về thời gian, địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viên kiểm

Trang 30

sát khám nghiệm hiện trường Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường” [6].

VKS thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động khám nghiệm hiện trườngphải bảo đảm các nội dung sau:

- Kiểm sát tính khách quan của hoạt động khám nghiệm hiện trường: khikhám nghiệm hiện trường phải có người chứng kiến (có thể lại đại diện chínhquyền địa phương, đại diện cơ quan, tổ chức nơi tiến hành khám nghiệm hoặcngười dân tại nơi khám nghiệm…) Việc khám nghiệm hiện trường phải mờingười có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực cụ thể tham dự Ngoài ra khi tiếnhành khám nghiệm phải tuân theo đúng ý kiến của người có chuyên môn, Điềutra viên không được áp đặt ý kiến chủ quan của mình cho người có chuyên môn,nếu có hiện tượng Điều tra viên áp đặt ý kiến thì Kiểm sát viên phải yêu cầuchấm dứt ngay

- Kiểm sát việc tuân thủ pháp luật: Kiểm sát viên khi tham gia khámnghiệm hiện trường phải kiểm sát hoạt động phát hiện, ghi nhận, thu giữ và bảoquản chứng cứ trong quá trình khám nghiệm, kịp thời phát hiện sai sót để yêucầu Điều tra viên khắc phục Sauk hi kết thúc khám nghiệm hiện trường phải lậpbiên bản theo đúng quy định tại Điều 178 Bộ luật TTHS

2.2 Quy định về kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế

Biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế là những biện pháp ngiheemkhắc có tính chất cưỡng chế cao nhất của Nhà nước trong TTHS Việc áp dụngmột trong các biện pháp này sẽ trực tiếp hạn chế hoặc tước bỏ một số quyền cơbản của công dân được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận và bảo vệ như quyền bấtkhả xâm phạm về thân thể, quyền tự do đi lại, tự do cư trú Các biện pháp ngănchặn bao gồm: giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam,cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, tạm hoãn xuất cảnh Cácbiện pháp cưỡng chế bao gồm: áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong tỏa tàikhoản

Trang 31

Do phạm vi giới hạn của khóa luận nên tác giả không đi sâu vào phân tíchtừng biện pháp mà chỉ nghiên cứu chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật trongviệc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế.

2.2.1 Kiểm sát giữ người trong trường hợp khẩn cấp

Giữ người trong trường hợp khẩn cấp là biện pháp ngăn chặn trong TTHSđược áp dụng khi người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọnghoặc đặc biệt nghiêm trọng hoặc sau khi thực hiện tội phạm hay bị nghi thựchiện tội phạm mà người đó bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ

Giữ người trong trường hợp khẩn cấp là biện pháp ngăn chặn có tínhphòng ngừa tội phạm cao, phòng ngừa ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, khôngchỉ đơn thuần là phòng ngừa tội phạm sẽ gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hộiđược Luật hình sự xác lập và bảo vệ khi đang chuẩn bị thực hiện, mà phòngngừa ở đây là ngăn chặn đối tượng tiếp tục phạm tội, bỏ trốn, tiêu hủy chứng cứhoặc gây khó khan cho hoạt động điều tra tội phạm

Với tính chất đặc thù như vậy, pháp luật TTHS nước ta cho phép CQĐT

và Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có quyềntiến hành giữ người trong trường hợp khẩn cấp mà không cần sự phê chuẩn củaVKS trước khi thi hành Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp giữ người trongtrường hợp khẩn cấp đòi hỏi phải có sự giám sát chặt chẽ của VKS nhằm đảmbảo việc tuân thủ đúng quy định pháp luật nên sau khi ra lệnh bắt người bị giữtrong trường hợp khẩn cấp, CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một

số hoạt động điều tra phải gửi lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấpcho VKS cùng cấp hoặc VKS có thẩm quyền kèm theo tài liệu liên quan đếnviệc giữ người để xét phê chuẩn

Hoạt động kiểm sát chỉ được thực hiện sau khi CQĐT, Cơ quan được giaonhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đã thực hiện xong việc giữ người,thông qua hoạt động gián tiếp là nghiên cứu hồ sơ tài liệu liên quan đến việc giữkhẩn cấp để xem xét phê chuẩn hoặc không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữtrong trường hợp khẩn cấp Nếu VKS không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ

Ngày đăng: 13/06/2021, 16:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
21. Đường link: http://vienkiemsatlangson.gov.vn/kiem-sat-vien-viet/643/tang-cuong-chat-luong-phoi-hop-giua-vien-kiemsat-va-co-quan-dieu-tra-cong-an-tinh-lang-son-trong-giai-quyet-an-hinh-su.htm#.WdNG_jVx3IU Link
14. Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2006), Từ điển luật học, nxb Tư pháp Khác
15. Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra án ma túy, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2012), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm 2012 Khác
16. Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra án ma túy, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2013), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm 2013 Khác
17. Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra án ma túy, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2014), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm 2014 Khác
18. Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra án ma túy, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2015), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm 2015 Khác
19. Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra án ma túy, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2016), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm 2016 Khác
20. Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra án ma túy, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2017), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm 2017 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w