1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất chất lượng giống lê vàng cao bằng luận văn thạc sĩ nông nghiệp

92 58 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 28,84 MB

Nội dung

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HOÀNG VĂN TOÀN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG GIỐNG LÊ VÀNG CAO BẰNG Chuyên ngành: Khoa học câ

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HOÀNG VĂN TOÀN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC

VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN NĂNG SUẤT,

CHẤT LƯỢNG GIỐNG LÊ VÀNG CAO BẰNG

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60.62.01.10 Người hướng dẫn: TS Đoàn Văn Lư

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo

vệ lấy bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám

ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Hoàng Văn Toàn

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được

sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết

ơn sâu sắc TS Đoàn Văn Lư- Giảng viên Bộ môn Rau hoa quả đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Rau hoa quả, Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp

đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm Rau quả Gia Lâm - Viện Rau quả đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Hoàng Văn Toàn

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục bảng v

Danh mục hình vi

Danh mục chữ viết tắt vii

Trích yếu luận văn viii

Thesis Abtratc x

Phần 1 Mở đầu 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu 2

1.3 Yêu cầu 2

1.4 Ý nghĩa khoa học của đề tài 2

1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3

Phần 2 Tổng quan tài liệu 4

2.1 Nguồn gốc và phân loai cac giông lê 4

2.1.1 Nguồn gốc 4

2.1.2 Phân loại 5

2.2 Đặc điểm nông sinh hoc va yêu câu ngoai canh cua cây lê 7

2.2.1 Đặc điểm nông sinh học 7

2.2.2 Yêu cầu ngoại cảnh 11

2.3 Tình hình sản xuất va tiêu thu lê trên thế giới và Việt Nam 11

2.3.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lê trên thế giới 11

2.3.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lê ở Việt Nam 13

2.4 Tình hình nghiên cứu về cây lê trên thế giới và Việt Nam 15

2.4.1 Tình hình nghiên cứu về cây lê trên thế giới 15

2.4.2 Tình hình nghiên cứu về cây lê ở Việt Nam 21

Phân 3 vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 30

3.1 Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 30

3.1.1 Vật liệu nghiên cứu 30

3.1.2 Địa điểm nghiên cứu 30

3.1.3 Thời gian nghiên cứu 30

Trang 5

3.3 Phương pháp nghiên cúu 31

3.3.1 Điều tra hiện trạng sản xuất lê vàng tại một số vùng trồng chính 31

3.3.2 Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học giống lê vàng tỉnh Cao Bằng 32

3.3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm qua lá đến năng suất, chất lượng giống lê vàng Cao Bằng 33

3.3.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu giữ ẩm AMS-1 đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng lê vàng: 35

3.4 Phương pháp xử lý số liệu và tính toán 35

Phần 4 Kết quả va thao luân 36

4.1 Điều tra hiện trạng sản xuất lê tại một số vùng trồng chính tại huyện Cao Bằng 36

4.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu: 36

4.1.2 Diện tích, năng suất lê ở các huyện của Cao Bằng 38

4.1.3 Thực trạng về đất trồng lê tại các huyện của Cao Bằng 39

4.1.4 Các giống lê phổ biến ở các huyện của Cao Bằng 40

4.1.5 Thực trạng phân bố các giống lê tại 3 huyện thuộc tỉnh Cao Bằng 42

4.1.6 Điều tra về các biện pháp kỹ thuật phổ biển tại địa phương 44

4.2 Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học giống lê vàng Cao Bằng 46

4.2.1 Đặc điểm hình thái cây 46

4.2.2 Chất lượng quả lê vàng tại Cao Bằng 49

4.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm qua lá đến năng suát, chất lượng giống lê vàng Cao Bằng 51

4.3.1 Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng Atonic, Kích phát tố hoa trái Thiên nông đến tỷ lệ đậu hoa, năng suất và chất lượng của giống lê vàng 51

4.3.2 Ảnh hưởng của một số phân vi lượng đến tỷ lệ rụng quả non, năng suất, chất lượng lê vàng 53

4.3.3 Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến cải thiện mẫu mã quả, năng suất, chất lượng lê vàng 55

Phần 5 kết luận và kiên nghị 63

5.1 Kết luận 63

5.2 Kiên nghị 64

Tài liệu tham khảo 65

Phụ lục 67

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1 Diện tích và năng suất lê tại 3 huyện của Cao Bằng 38

Bảng 4.2 Đặc điểm đất trồng lê tại huyện Nguyên Bình, Thạch An, Bảo Lạc 39

Bảng 4.3 Đặc điểm chung của một số giống tại Cao Bằng 41

Bảng 4.4 Thực trạng phân bố các giống lê tại một số huyện tại Cao Bằng 43

Bảng 4.5 Tỉ lệ các hộ dân áp dụng các biện pháp nhân giống 44

Bảng 4.6 Độ tuổi của các cây lê ở các huyện 44

Bảng 4.7 Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc trên vườn lê 45

Bảng 4.8 Đặc điểm hình thái cây lê vàng Cao Bằng 46

Bảng 4.9 Đặc điểm hình thái lá của giống lê vàng 47

Bảng 4.10 Đặc điểm hình thái của quả lê vàng tại Cao Bằng 48

Bảng 4.11 Kết quả phân tích sinh hóa quả của quả lê vàng 50

Bảng 4.12 Ảnh hưởng của một số chất kích thích sinh trưởng đến tỷ lệ đậu hoa của lê tại Cao Bằng 51

Bảng 4.13 Ảnh hưởng của một số chất kích thích sinh trưởng đến đặc điểm và năng suất lê vàng 52

Bảng 4.14 Ảnh hưởng của một số phân vi lượng đến tỷ lệ đậu quả non của lê vàng 53

Bảng 4.15 Ảnh hưởng của một số phân vi lượng đến đặc điểm quả và năng suất lê vàng 54

Bảng 4.16 Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến năng suất lê vàng 55

Bảng 4.17 Kết quả phân tích sinh hóa quả của quả lê vàng 56

Bảng 4.18 Diễn biến ẩm độ đất (%) trên vườn Lê vàng tại huyện Thạch An 57

Bảng 4.19 Động thái tăng trưởng chiều dài lộc xuân hè của cây lê vàng năm 2015 tại huyện Thạch An 58

Bảng 4.20 Động thái tăng trưởng đường kính lộc xuân hè của cây lê vàng 59

Bảng 4.21 Đặc điểm hình thái của quả lê vàng 60

Bảng 4.22 Hiệu quả kinh tế khi áp dụng vật liệu giữ ẩm AMS-1 đối với cây lê vàng tại huyện Thạch An 61

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1 Diễn biến độ ẩm đất qua các tháng trong năm 2015 tại huyện Thạch An 58 Hình 4.2 Động thái tăng trưởng chiều dài lộc xuân hè của cây lê vàng 59 Hình 4.3 Động thái tăng trưởng đường kính lộc xuân hè của cây lê vàng 60

Trang 9

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Hoàng Văn Toàn

Tên luận văn: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất, chất lượng giống lê vàng Cao Bằng

Phương pháp nghiên cứu

- Điều tra hiện trạng sản xuất lê vàng tại một số vùng trồng chính

- Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học giống lê vàng Cao Bằng Thí nghiệm bố trí tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng Thí nghiệm được bố trí trên vườn sản xuất của các hộ, gia đình, có độ tuổi 10 – 15 năm, sử dụng cây chiết đồng đều về sức sinh trưởng, hình thức nhân giống, chăm sóc cây theo quy trình

kỹ thuật chung Thí nghiệm không nhắc lại với số lượng cây theo dõi 10 cây/điểm Trên mỗi cây lấy 4 cành ở khoảng giữa tán, theo 4 hướng, theo dõi các chỉ tiêu

- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng năng suất, chất lượng giống lê vàng Cao Bằng :thí nghiệm 1 đánh giá ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến tỷ lệ đậu hoa và năng suất, chất lượng của giống lê vàng, thí nghiệm 2 nghiên cứu ảnh hưởng của một số phân vi lượng đến tỷ lệ rụng quả non, năng suất, chất lượng lê vàng, thí nghiệm 3 nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến cải thiện mã quả, năng suất, chất lượng lê vàng Các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, mỗi công thức có 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 3 cây

Trang 10

Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu giữ ẩm AMS-1 đến năng suất, chất lượng giống lê vàng Cao Bằng Thí nghiệm gồm 2 công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, mỗi công thức có 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 5 cây

Kết quả chính và kết luận

Điều tra chất lượng đất và địa hình trên địa bàn 03 huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình và Thạch An, cả 3 huyện đều có địa hình và chất lượng đất tương đối thích hợp để cây lê sinh trưởng, phát triển Đất trồng lê tại các xã chủ yếu là đất đỏ vàng, đất xám đen (chiếm 70%) là đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng, pH thấp, đất dốc <

100 chiếm gần 80% Có 3 giống lê trên địa bàn là lê vàng, lê xanh và lê Tai Nông, trong đó giống lê vàng là chủ đạo với độ tuổi chủ yếu >10 năm tuổi , được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp ghép (76,4%)

3 thí nghiệm được bố trí song song để nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đến khả năng ngăn rụng hoa; phân bón vi lượng và chất giữ ẩm đến khả năng tăng chất lượng và năng suất của cây lê vàng tại Cao Bằng Kết quả cho thấy : Sử dụng chế phẩm Atonic, Kích phát tố hoa trái Thiên nông giúp hạn chế sự rụng hoa của lê, làm tăng khả năng đậu hoa là 90,05% và 91,44% Sử dụng phân vi lượng như Bo và Kali sẽ giúp giảm tỷ lệ rụng quả non, tăng tỷ lệ đậu quả và tăng năng suất quả lê từ 284,44 kg/cây – 287,78 kg/cây cao hơn so với công thức đối chứng (237,78 kg/cây) Đối với những cây có sử dụng vật liệu giữ ẩm thì cây sinh trưởng và phát triển tốt Độ ẩm đất trung bình cao hơn 10% so với đối chứng so với việc không sử dụng cho hiệu quả kinh tế cao 336,5 triệu đồng/ha cao hơn đối chứng 129 triệu đồng

Trang 11

ABSTRACT Master candidate: Hoang Van Toan

Thesis title: Study on biological characteristics and some cultivation techniques to increase yield and quality of the yellow pear in Cao Bang Major: Crop science Code: 60.62.01.10

Educational organization: Vietnam National University of Agricuture (VNUA) Research Objectives:

- Access the biological characteristics of yellow pear

- Research the effect of probiotics and humectant in order to increase

yield and quality of the yellow pear in Cao Bang

Materials and Methods

- Investigate the current production status of yellow pear in some main growing regions

- Study the biological characteristics of yellow pear varieties in Cao Bang Experiment was carried out in Thach An district, Cao Bang province This experiment was design with none of repeat, observered 10 plants per each point

On each tree we tracked 4 branches in four different directions

- Study the effect of regulate growth substances on productivity, quality of the yellow pear in Cao Bang, 3 experiments was carried out The first experiment evaluated the influence of some regulate growth substance on the yellow pear as

to reduce flower drop and enhanced the yield and quality of yellow pear The second experiment accessed the effect of some micro- fertilizers on preventing the premature fruit drop and incresed yield and quality of yellow pears The third experiment studied on the effect of several foliar fertilizers in order to improve performance, productivity and quality of yellow pear These experiment was arranged in randomized complete block with 3 replication, each replication had 3 plants

- Study the effect of humectant (AMS-1) to enhace the yield and quality of the yellow pear in Cao Bang The experiment consisted of two replication in randomized complete block design with 5 plants each replication

Results and conclusions

The first content forcus on survey the topographic and soil quality among three districts: Bao Lac, Nguyen Binh and An Thach in Cao Bang province, their

Trang 12

topographical and soil quality are relatively suitable for growing pear Type of soil in these region is mostly barren, gray soil (70%) as poor nutrition, low pH, slope <100 (80%) There are three varieties of pears in these districts: yellow pear, green pear and Tai Nong pear, the yellow pear is dominated with major age> 10 years of age, are propagated mainly by grafting (76.4%)

The second content arranged to evaluate the effects of probiotics to prevent flower drop capabilities; micro fertilizers and humectants to increase the quality and yield of yellow pear in 2015 at Cao Bang province The results showed that: using Atonic products, Thien Nong product to help pear to reduce the falling of flowers, boost flowering percentage up to 91.44 % Micronutrients such as boron and potassium will help reduce the rate of premature fruit drop, increase fruit set and yield increased from 284.44 kg/ plant - 287.78 kg / plant which is higher than the control treatmnet (237.78 kg / tree) Humectants can modify the average soil moisture is higher than 10% compared to control treatment so gave the pear a good performance

Trang 13

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Cây Lê (Pyrus L.) được phân loại trong phân tông Pyrinae trong phạm vi tông Pyreae, họ Rosaceae Quả lê giàu dinh dưỡng, đặc biệt là sắt, chất xơ và Vitamin C Trong 100g thịt quả có 86g nước, đường 11,5g, vitami B1 0,01mg, vitamin E 0,1mg, 0,1g chất béo, 0,3g protein, 11g carbohydrat, 2,1g xơ,182mg Kali, 14mg canxi, 13mg phospho, 0,5mg sắt, 0,2mg vitamin PP, 4mg vitamin C, betacaroten, 1mg acid folic (Đào Thanh Vân và Ngô Xuân Bình, 2006) …

Trên thế giới năm 2011 diện tích lê là 1.614.061 ha, NSTB 14.805 tấn

ha, tổng sản lượng khoảng 23, 9 nghìn tấn, lê được trồng nhiều ở Châu Âu và Châu Á (FAO, 2011)

Ở Việt Nam lê được trồng tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Sơn La, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, quy mô canh tác còn nhỏ và manh mún Tại Cao Bằng theo số liệu của Sở Nông nghiệp và PTNT và Cục thống kê trên địa bàn tỉnh hiện có 3 giống lê là lê vàng, lê xanh và lê Đài Loan, trong đó giống lê vàng là giống chủ đạo Số liệu thống kê năm 1997 toàn tỉnh có 987 ha, năm 2000 trồng trên 3000 ha, năm 2010 là 5000 ha cây ăn quả các loại trong đó có cây lê (Nguyễn Thị Phương Oanh, 2012) Năm 2012 tổng diện tích lê toàn tỉnh là 131,81 ha, được trồng nhiều ở các huyện Thạch

An, Nguyên Bình và Bảo Lạc Lê vàng là loại cây ăn quả ôn đới, có lịch sử phát triển khá lâu đời trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, có thị trường tiêu thụ quen thuộc cả ở chợ địa phương và phụ cận Do giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế cao và là một trong những đặc sản bản địa, lê vàng đã được xác định là loại cây ăn quả chủ lực tham gia tái cấu trúc ngành nông nghiệp của tỉnh Cao Bằng nói chung, các huyện Nguyên Bình, Thạch An, Bảo Lạc, Trà Lĩnh nói riêng Tuy nhiên, năng suất lê vàng hiện ra thấp, chỉ đạt 3-4 tấn/ha, quả nhỏ (trung bình 300 - 350 g/quả), chất lượng kém do thiếu chăm sóc, quả ăn nhạt (Brix 8,0 - 9,0), mã quả xấu do sâu bệnh hại Chất lượng và mã quả có xu hướng giảm không duy trì được những đặc điểm tốt vốn có của giống Trong những năm gần đây công tác bảo tồn và phát triển của cây lê vàng Cao Bằng gặp không ít khó khăn: nhiều vườn cây già cỗi, thoái hóa, năng suất, chất

Trang 14

lượng giảm, tỷ lệ đậu quả thấp, hiện tượng rụng quả phổ biến, mã quả xấu, sâu bệnh hại diễn biến phức tạp và nguy hiểm… Rất nhiều các vườn lê có tỷ lệ ra hoa, đậu quả thấp, quả non rụng sau tắt hoa nhiều, quả nhỏ, mã quả xấu ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế của vườn và thu nhập của người trồng lê Nguyên nhân chính là phần lớn các vườn lê không được đầu tư thỏa đáng

và chăm sóc đúng kĩ thuật Trong bối cánh đó, việc tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất, chất lượng giống lê vàng Cao Bằng” là rất cần thiết Kế quả nghiên cứu của

đề tài không những có ý nghiac khoa ọc sâu sắc mà còn có giá trị ứng dụng thực tiễn cao trong phát triển sản xuất lê hàng hóa theo định hướng tái cơ cấu ngành và nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Cao Bằng

2 Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học giống lê vàng Cao Bằng

3 Nghiên cứu một số biên pháp kỹ thuật để làm tăng năng suất, chất lượng giống lê vàng Cao Bằng

1.4 Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

Kết quả của đề tài về điều tra về giống lê vàng Cao Bằng là cơ sở cho việc qui hoạch vùng trồng, xác định chỉ giới địa lý để phát triển cây lê

Kết quả đánh giá đặc điểm nông sinh học của giống lê Cao Bằng là cơ sở chọn tạo giống, lựa chọn giống lê vàng chất lượng cao

Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sẽ làm cơ sở để xây dựng qui trình kỹ thuật về thâm canh tăng năng suất cho cây lê tại Cao Bằng

Các kết quả của đề tài sẽ trở thành nguồn tham khảo và tư liệu sử dụng trong giảng dạy, đòa tạo và tập huấn về cây lê

Trang 15

1.5 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung và hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật nâng cao tỷ lệ đậu hoa, quả, hạn chế rụng quả, nứt quả, cải thiện mẫu mã quả và chất lượng sinh hóa quả trong quy trình kỹ thuật thâm canh lê phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương

Trang 16

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI CÁC GIỐNG LÊ

2.1.1 Nguồn gốc

Nguồn gốc của cây lê đã có khá nhiều tác giả đề cập tới và có nhiều ý kiến khác nhau Theo Nguyễn Thị Phương Oanh (2012), khi nghiên cứu về nguồn gốc của cây lê đã kết luận là lê bắt nguồn từ vùng núi phía Tây Nam của Trung Quốc đã chỉ ra ở Trung Quốc lê được trồng ở hầu hết các tỉnh, chỉ trừ những vùng quá lạnh giá và quá khô hạn Lê được trồng tập trung và nhiều nhất ở phía Bắc, Đông Bắc và phía Đông Theo Djukovxki P M (1975) cho rằng nguồn gốc của cây lê là ở Hy Lạp vì tại đây đã có mặt cây lê dại cách đây

1000 năm trước công nguyên, cụ thể có giống lê dại Pyrus nivalis là nguồn

nguyên liệu được thuần hóa trồng ở vườn nhà vùng Địa Trung Hải, dồng thời

đã chỉ ra các trung tâm khởi nguyên về loài bao gồm: trung tâm Đông Á, cầu nối giữa vùng Đông Á và Trung Á là các loài Pyrus ở Himalaya, Caucuse và các vùng gần đó là Iran và các nước vùng Tiểu Á là vùng khởi nguyên quan trọng có nhiều thành phần loài Trung tâm khởi nguyên thứ 2 là Krưm và vùng phía đông bán đảo Balkan, Châu Âu là trung tâm của giống lê dại P.Communis Các giống lê trồng nổi tiếng trên thế giới được tạo ra từ các giống lai giữa P Communis và P.Nivalis Cây lê được trồng ở Liên Xô (cũ) từ rất sớm, trong đó Trung tâm cây ăn quả trên đất châu Âu là Ycrain Bolotova A.T (cuối thế kỷ 18) đã mô tả 39 giống lê và nửa cuối thế kỷ 19 vườn thực vật Nikitxki ở Krưm đã có 1 tập đoàn các giống lê rất lớn đến 550 giống Nguồn gốc của cây lê ở Việt Nam đã có một số tác giả đề cập tới, theo (Nguyễn Thị

Phương Oanh, 2012) thì lê ở nước ta là lê Pyrus pyrifolia Nakai, cây được

nhập từ Trung Quốc vào trồng ở những vùng núi cao miền Bắc Việt Nam như: Cao Bằng, Lạng Sơn Cây trồng chủ yếu để lấy quả ăn tươi và quả khô dùng

để làm thuốc chữa bệnh Các tác giả Nguyễn Văn Phú và Trần Thế Tục (1969) khi điều tra về cây ăn quả ở một số tỉnh miền núi phía Bắc đã cho rằng các

giống lê ở Cao Bằng đều thuộc dòng họ Salê (Pyrus pyrifolia Nakai) và đều có

nguyên sản từ vùng Tây Nam Trung Quốc, cho đến nay thì cây lê được trồng khá phổ biến ở các vùng cao thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta

Trang 17

2.1.2 Phân loại

Lê thuộc chi Pyrus L Nhóm Pyrus gồm có:

- Lê châu Âu P.communis bao gồm có các giống: Clapps favorite, Comise, Harraw delight…chúng yêu cầu có đơn vị lạnh CU từ 600 – 1400 và

có khả năng chống chịu bệnh đốm lá ở mức trung bình, nhưng có ưu điểm là đạt năng suất cao, chất lượng quả tốt

- Lê châu Á P pyrifolia bao gồm:

+ Lê Nhật Bản có những giống như: Chojuro, Hosui, Kikusui, Shinko, Shinsui Chúng yêu cầu có đơn vị lạnh CU từ 400 – 900

+ Lê Trung Quốc gồm có giống: Tsuli, Yali những giống này yêu cầu đơn vị lạnh CU từ 300 – 450 Cả giống lê Trung Quốc và Nhật Bản đều có khả năng chống chịu tốt đối với bệnh đốm lá Theo (Nguyễn Thị Phương Oanh, 2012) dựa vào một số đặc điểm của quả như số tử phòng (ô) đài quả còn dính lại hoặc đã rụng, màu sắc vỏ quả và răng cưa ở lá đã phân loại các giống lê Trung Quốc thành 3 nhóm giống:

- Nhóm đại diện chính (Eupyrus Kikuchi) bao gồm:

- Thu tự lê P ussuriensis maxim, mọc dại ở Đông Bắc, Hoa Bắc, Nội

Mông Cổ, Tây Bắc Trung Quốc, Bắc Triều Tiên

- Bạch lê P bretschneideri Rehd, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Hà Bắc,

Sơn Đông, Liễu Ninh, Sơn Tây; ngoài ra các tỉnh Hoa Bắc, Tây Bắc và một số địa phương khác vùng lưu vực sông Hoàng Hà đều có trồng Sa lê P pyrifolia Nakai phân bố chủ yếu ở vùng lưu vực phía nam sông Trường Giang, ngoài ra

ở Nhật Bản và Triều Tiên cũng có trồng

- Lê Tân Cương - P sinkiangensis Yu, phân bố ở Tân Cương, Cam túc,

Thanh Hán, Ninh Hạ - Lê Châu Âu P communis Linn, cây dại phân bố vùng Tiểu Á và phía Bắc Iran

- Nhóm Đổ đường lê (Micropyrus Kikuchi) gồm: Lê hạt đậu P callryana

Done, mọc dại ở các tỉnh Hoa Trung, Hoa Đông, Hoa Nam, Tây Nam, Nhật Bản, Triều Tiên Là cây làm gốc ghép chủ yếu cho Salê ở Hoa Trung Đổ lê P betulaefolia Bge, dùng làm gốc ghép cho lê ở các tỉnh phía Bắc Trung Quốc

- Nhóm giống trung gian (Intermedia Kikuchi) gồm có 8 loại: P pashia Buch Ham, P.pseudopashia Yu, P serrulata Rehd…trong số này phần lớn quả

Trang 18

nhỏ, hạt quả thô, có vị chat, ít có giá trị sử dụng và ý nghĩa kinh tế thấp Theo (Dayal et al, 1999), khi nghiên cứu phân vùng các nhóm giống lê của Trung Quốc: Bạch lê, Thu tự Lê, Sa lê, Lê Châu Âu…cho rằng các nhóm giống Sa lê

có khả năng thích nghi với điều kiện nhiệt độ cao và ẩm độ cao hơn các nhóm giống khác Vùng thích nghi của Sa lê là ở Giang Nam có nhiệt độ và ẩm độ cao bao gồm phía Nam sông Hoài, các tỉnh phía Nam sông Trường Giang, nhiệt độ bình quân năm 15 – 230C, nhiệt độ tháng giêng từ 1 – 150C, trong năm nhiệt độ thấp < 1000C có 80 – 140 ngày, lượng mưa 800 – 1900mm, đất trồng lê gồm: đất vàng, đất đỏ, đất nâu, đất tím Các giống lê điển hình gồm: lê thế kỷ 20, lê Thương Khê, lê Hoàng Hoa, Minh Nguyệt, Nhị Cung Bạch, Tân Thế Kỷ, Cúc Thủy, Hạnh Thủy… Theo Nguyễn Thị Phương Oanh (2012) thì lê có 2 loại, đó

là lê châu Á và lê châu Âu Lê châu Á: Gặp nhiều ở Trung Quốc, có khoảng 15 loài tất cả, được gọi chung là “Sa li” Sali có 2 biến chủng:

+ Var Stapfiana Rchd

+ Var Culta Red

Trong đó biến chủng var Culta Red là quan trọng hơn cả, nó được trồng

ở Nhật Bản và Triều Tiên, khoảng hơn 20 năm trước đây đã được nhập vào trồng ở Lào Cai và chủ yếu ra quả trên cành một năm, khả năng chịu lạnh của chúng kém, quả hình trứng ngược màu vàng xanh, phẩm chất khá tốt - Lê châu Âu: Trong những giống lê châu Âu có các giống điển hình như sau:

+ P Calleryana Decne

+ P Betulaefolia Bunge

+ P Phacocarpa Rehd

+ P Sesrulata Rehd

Các giống này thường gặp ở độ cao 500-1.400m so với mặt nước biển,

độ lớn của cây vừa phải, các chồi non có lông tơ mịn, lá nhỏ hơn lá lê châu Á,

có hình trứng ngược, thuôn dài và mép lá chỉ lượn sóng, cuống lá dài 3-4 cm, quả tròn nhỏ, vỏ mịn màu nâu, loại này dùng làm gốc ghép rất tốt cho các giống được trồng ở các tỉnh phía Nam của Trung Quốc Tác giả cũng căn cứ vào thời vụ chín của Lê để chia ra thành các nhóm giống như sau:

+ Giống chín sớm: quả chín vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 + Giống chín trung bình: quả chín vào hạ tuần tháng 9

Trang 19

+ Giống chín muộn: là những giống quả chín sát mùa đông Ở Việt Nam tác giả (Nguyễn Thị Phương Oanh, 2012) cho rằng, Lê thuộc họ Hoa hồng

Rosaceae, thuộc chi Pyrus Chi Pyrus có loài lê và loài mác cọt Loài lê (P communis L.) là cây ở vùng ôn đới, quả ngon và mát, có nhập nội, ở ta được

trồng ở vùng Cao - Lạng - Loài mác cọt (P pashia Buch) là cây nhỡ, lá khía

răng, hoa màu trắng, quả có vỏ đốm nhiều, thịt quả cứng ăn chát, vị ngọt kém Cả

lê và mác coọt đều thuộc phân họ Táo Maloideae được đặc trưng bởi lá đơn, 2-5

lá noãn hợp, bầu dưới, đế hoa lõm, công thức hoa như sau: K4-5 C4-5 A5-18 G(2-5)

2.2 ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY LÊ

2.2.1 Đặc điểm nông sinh học

Cây lê là cây ăn quả thân gỗ, có trường hợp thân bụi, sống lâu năm Cây lê ở điều kiện tự nhiên bình thường, không có tác động các biện pháp kỹ thuật trồng trọt có thể sống lên tới vài trăm năm Cây có thể đạt chiều cao 22

m và đường kính 45-80 cm ( tối đa 130cm ) ở độ tuổi của 80-150 năm ( tối đa

250 ) (Nguyễn Thị Phương Oanh, 2012)

* Rễ

- Sự phân bố của bộ rễ

Cây lê có bộ rễ ăn nông Mức độ phát triển theo bề rộng và bề sâu của

bộ rễ phụ thuộc vào các yếu tố như hình thức nhân giống: cây được nhân giống bằng hạt có bộ rễ ăn sâu hơn cây được nhân giống bằng hình thức chiết Mực nước ngầm canh tác càng sâu, bộ rễ càng ăn sâu hơn Chế độ chăm bón: chế độ chăm bón tốt (tưới nước, bón phân, xới xáo ), bộ rễ cây sẽ tập trung chủ yếu ở những nơi có chế độ chăm bón tốt

Loại đất: đất có thành phần cơ giới tốt (tơi xốp, giàu mùn và dinh dưỡng, tầng canh tác dầy ) thì bộ rễ sẽ ăn sâu và rộng hơn Ví dụ trồng lê trên đất phù sa, đất bồi tụ thì bộ rễ ăn sâu tới 2- 3m Tuổi của cây: cây có tuổi càng cao thì bộ rễ ăn càng sâu và rộng (Nguyễn Thị Hưng và cs., 2013)

- Sự hoạt động của bộ rễ:

Cũng như các cây ăn quả thân gỗ khác, bộ rễ cây lê hoạt động theo chu

kỳ nhất định Có ba thời kỹ bộ rễ cây lê hoạt động mạnh trong năm, đó là các

Trang 20

thời điểm: trước khi ra cành mùa xuân (khoảng tháng 2, đầu tháng 3); sau khi rụng quả sinh lý đợt đầu tiên cho đến lúc cành hè xuất hiện (khoảng tháng 6 đến tháng 8); sau khi cành mùa thu đã sung sức (khoảng tháng 10) Căn cứ vào thơì gian hoạt động mạnh của bộ rễ để người làm vườn quyết định thời điểm bón phân cho hiệu quả (Nguyễn Thị Hưng và cs., 2013)

- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hoạt động của bộ rễ cây lê (Nguyễn Thị Hưng và cs., 2013):

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất cho bộ rễ cây lê hoạt động là khoảng 260C Nhiệt độ dưới 120C và trên 370C thì rễ ngừng hoạt động Biện pháp tủ gốc có thể giúp điều hòa nhiệt cho đất xung quanh bộ rễ, đồng thời giữ ẩm cho đất

+ Độ thoáng của đất: Để bộ rễ lê hoạt động tốt, đất cần có đủ oxi và đủ

ẩm Nồng độ oxi trong đất khoảng 7% và ẩm độ đất khoảng 60% là thích hợp nhất cho bộ rễ cây lê hoạt động Để thỏa mãn yêu cầu này, người làm vườn cần thường xuyên theo dõi vườn lê để có biện pháp tưới nước và xới xáo đất kịp thời

+ Độ chua của đất: Rễ cây lê hoạt động tốt nhất trong điều kiện đất chua nhẹ (pH = 6,2 – 6,8)

+ Chất dinh dưỡng trong đất: Đất giàu mùn, đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất kích thích sinh trưởng sẽ có tác dụng tốt cho hoạt động của

bộ rễ

* Thân, cành

- Hiện tượng ngủ: Cây lê có hiện tượng “tự rụng ngọn” nghĩa là sau khi phát triển đến mức độ nhất định thì ngừng lại, lúc đó ngọn và có khi cả nửa mầm phía dưới sẽ tự rụng đi

Thân cành cây lê thường có rêu và địa y ký sinh nên có màu trắng nhờ hay xám tro Hàng năm cần dùng nước vôi lau sạch hoặc quét vào gốc và cành lớn để phá hủy lớp thực vật ký sinh này, tạo điều kiện cho thân cành phát triển tốt (Nguyễn Thị Hưng và cs., 2013)

- Quy luật ra cành trong một năm

Theo (Nguyễn Thị Hưng và cs, 2013) căn cứ vào chức năng của các loại cành người ta phân cành làm 3 loại

Trang 21

+ Cành dinh dưỡng: Cành dinh dưỡng không mang hoa, quả, chỉ có lá xanh, nhiệm vụ chính là quang hợp Cành dinh dưỡng có thể phát triển thành cành mẹ của vụ quả năm sau Do đó, cần phải chăm sóc tốt các đợt cành dinh dưỡng Đợt cành hè có một số cành mọc ra từ thân chính, dài 30 – 40 cm, đốt

lá dài, lá to, màu xanh nhạt

+ Cành me: là cành sinh ra từ cành quả, nó có thể là cành xuân, cành hè hoặc cành thu của năm trước Thường cành thu hoặc cành hè làm cành mẹ thì

số cành quả nhiều và tỷ lệ đậu quả cũng cao hơn Một trong các bieenh pháp

ra quả cách năm trên cây lê là chủ động bồi dưỡng cành mẹ của năm trước để tạo cơ sở cho vụ quả năm sau

+ Cành quả: Độ dài cành quả thường từ 9 – 25 cm Cành quả phần lớn ra trong mùa xuân (trừ những trường hợp đặc biệt như cây bị sâu đục thân, kích thích ra hoa, quả trái vụ, ) Cành quả ra ở ngọn cành mẹ sẽ cho nhiều quả và phẩm chất quả tốt Trong năm, các cành quả không nảy lộc vì phải tập trung dinh dưỡng nuôi quả Sau khi thu hái quả, phải qua một thời gian nhất định tích lũy dinh dưỡng nó mới có thể trở thành cành mẹ

Nguyên nhân gây ra hiện tượng ra quả cách năm trên cây lê

Một năm cây lê có thể ra nhiều đợt cành

+ Cành xuân: ra vào tháng 2 – 4, số lượng cành nhiều và ra tập trung, cành ngắn, có thể là cành dinh dưỡng hoặc cành mang hoa quả

+ Cành hè: ra vào tháng 5 – 7, mọc từ cành xuân, cành thường dài, số lượng cành ít, có nhiều cành vượt

+ Cành thu: ra vào tháng 8 – 11, số lượng nhiều, chiều dài cành trung bình, đa số là cành mẹ cho vụ quả năm sau

+ Cành đông: ra vào tháng 12 – 01, được mọc ra từ những cành quả vô hiệu (cành có ra hoa, quả nhưng sau một thời gian quả sẽ rụng), những cành này do mất dinh dưỡng để nuôi quả mùa hè nên mùa thu không thể ra lộc mới

mà phải tích lũy đến tháng 12 – 01, nếu nhiệt độ và ẩm độ phù hợp thì mới xuất hiện đợt lộc mới, đó là lộc đông

Tuy nhiên, tùy thuộc điều kiện chăm sóc, thời tiết, khí hậu, tuổi cây mà số lượng cành và thời gian và thời gian ra các đợt cành này có sự thay đổi Ví dụ: Chế độ chăm sóc tốt thì số lượng cành ra trong mỗi đợt nhiều hơn và khoảng cách giữa các đợt cành ngắn hơn Thời tiết khí hậu thuận lợi thì số

Trang 22

lượng cành và số đợt cành sẽ nhiều hơn ở điều kiện bất thuận Tuổi cây cành nhỏ thì số đợt cành ra thường nhiều hơn Trong các đợt cành thì cành xuân thường ra đều, tập trung và cành ngắn hơn Cành hè thường dài, khỏe, lá to nhưng ra rải rác hơn Cành thu kém hơn cành hè Cành đông yếu ớt nhất

* Hoa

Lê ra hoa vào giữa tháng 2, đầu tháng 3, hoa màu trắng, đường kính 2 – 4cm, có 5 cánh hoa, 5 lá đài và nhiều nhị Thời kỳ phân hóa mầm hoa của Lê được tính từ sau khi thu hoạch quả cho đến trước lúc nảy lộc xuân Thời kỳ này thường từ tháng 11 đến đầu tháng 2 Đảm bảo tốt việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, hạn chế những nguyên nhân dẫn đến tiêu hao dinh dưỡng của cây đều là những biện pháp xúc tiến việc phân hóa mầm hoa (bón phân đầy đủ nhất là phân dễ tiêu, tỉa bớt hoa ở những năm sai quả, thu quả sớm nhất là những năm sai quả ) (Nguyễn Thị Hưng và cs., 2013)

* Lá

Lá đơn, hình mai rùa, có 90 -140 răng cưa Diện tích, màu sắc, số lượng

lá trên cây phụ thuộc vào chế độ chăm sóc, điều kiện thời tiết khí hậu Điều kiện thời tiết, khí hậu, chế độ chăm sóc là những yếu tố có tính chất quyết định đến tuổi thọ của lá lê Những lá hết thời gian sinh trưởng sẽ rụng rải rác trong năm, tuy nhiên vẫn tập trung vào mùa đông (Nguyễn Thị Hưng và cs., 2013)

Lá có quan hệ chặt chẽ với sản lượng, nhất là trọng lượng quả Theo nghiên cứu cho thấy, số lượng lá trên mỗi quả càng nhiều thì trọng lượng quả càng lớn

Vì vậy, cần có biện pháp bảo vệ bộ lá luôn xanh tốt, có biện pháp rút ngắn giai đoạn chuyển lục của các đợt lá mới (chuyển từ xanh lục sang xanh đậm)

* Quả:

Mỗi giống lê lại có đặc điểm khác nhau về hình dạng quả, số lượng hạt/quả, mùi và vị của quả Quả (theo nghĩa ẩm thực) của lê là dạng quả táo, một loại quả giả, thực chất là sự phình to của đế hoa (hay ống đài) Nằm bên trong lớp cùi thịt của nó mới là quả thật sự (quả theo nghĩa 'thực vật học'), hình thành từ 5 lá noãn dạng sụn, trong ẩm thực nó bị gọi chung là "lõi"

Trang 23

2.2.2 Yêu cầu ngoại cảnh

- Nhiệt độ: Cây lê cần mùa đông lạnh để phân hóa mầm hoa sau khi trút hết bộ lá Trường hợp mưa kéo dài vào cuối năm, độ ẩm không khí cao thì cây lê ít rụng lá hoặc rụng muộn, mầm hoa cũng phân hóa ít, ảnh hưởng nhiều đến năng suất quả Nhiệt độ mùa đông thuận lợi cho cây lê là 10 – 120C, mùa hè khoảng 250C

- Ánh sáng: Cũng giống như hầu hết các loại cây ăn quả khác, ánh sáng là “chìa khóa” để tối đa hóa sản lượng quả lê Chọn khu vực trồng cây

có nhiều ánh sáng Những khu vực gần rừng bị che khuất ánh sáng nhiều, không thích hợp cho trồng lê Ánh sáng buổi sáng sớm có vai trò rất quan trọng Ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp thì ánh sáng ban sáng còn có tác dụng làm khô sương ở mặt lá, giảm bớt tỷ lệ nhiễm bệnh của cây

- Nước: Yêu cầu lượng mưa bình quân cả năm 1500 – 1700mm Tuy vậy

ở Sapa lượng mưa đạt 2000mm, cây lê vẫn cho sai quả

- Đất đai: Cây lê thích ứng được với nhiều loại đất đai Độ màu mỡ của đất không phải là tiêu chí quan trọng cho cây lê bời vì nó có thể dễ dàng thích nghi Các nguyên tố nitơ, kali, photpho và các vi chất dinh dưỡng cũng rất quan trọng, tuy nhiên chúng có thể được bổ sung trong quá trình chăm sóc

pH thích hợp cho trồng lê là 6,2 – 6,8 Điều quan trọng nhất trong quá trình chọn đất trồng lê là độ sâu tầng canh tác và độ thoát nước Lê có thể trồng trên đất ẩm nhưng rễ sẽ bị tổn thương nếu bị ngập úng Vì vậy, đất trồng lê phải có mức nước ngầm sâu trên 2m, thoát nước tốt và độ dày tầng đất canh tác ít nhất là 1m

2.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÊ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

2.3.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lê trên thế giới

Trên thế giới có khoảng 78 nước trồng lê, được trồng nhều nhất ở châu

Âu, châu Á, châu Mỹ và châu Đại Dương Lê thích nhiệt độ lạnh nhưng kém chịu rét đậm Những vùng trồng lê chính của Nga là: Cranođaxki, Capkaja, Ucraina Đặc biệt là vùng Địa Trung Hải và Nam Capkaja, người ta rất chú trọng tới việc trồng lê, ở những nơi đó được trồng chủ yếu là những giống lê ngon và có giá trị kinh tế nhất

Trang 24

Cây lê thuộc chi Pyrus, họ phụ Pomoideae, họ Rosaceae là cây ăn quả ôn đới quan trọng trên thế giới Lê hiện đang được canh tác ở tất cả các vùng ôn đới trên thế giới với tổng diện tích năm 2011 đạt khoảng 1,6 nghìn ha, năng suất bình quân 14,7 tấn ha-1, tổng sản lượng đạt xấp xỉ 24 nghìn tấn (FAO Database stastic, 2011) Theo phân loại, hiện nay của các nhà khoa học dựa vào phân chia địa lý, Lê được chia thành 2 nhóm là Lê châu Âu và Lê châu

Á Nhóm Lê châu Âu (Pyrus communis) có khoảng trên 20 loài và đang được sản xuất phổ biến tại các nước châu Âu, Nam châu Phi và một phần diện tích nhỏ tại Iran, Afganistan và các quốc gia trung Á Nhóm Lê châu Á

có khoảng 12-15 loài được trồng phổ biến ở các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc

Hiện nay, Trung Quốc là nước sản xuất Lê lớn nhất trên thế giới và hầu các giống lê thương mại của châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng đều

xuất phát từ 3 loài P bretschneideri Rehd (lê trắng Trung Quốc), P ussuriensis và P pyrifolia Nakai (lê cát Trung Quốc hay lê Nhật Bản) Các

giống lê trắng được trồng rất phổ biến ở phía bắc Trung Quốc, lê cát được trồng phổ biến ở thung lung dọc sông Trường Giang – Trung Quốc, ở Nhật

Bản và Hàn Quốc Các giống lê P ussuriensis không những được trồng phổ

biến ở Trung Quốc mà còn xuất hiện phổ biến ở khu vực phía Đông nước Nga

và Bắc Triều Tiên Quả của các giống trong nhóm P ussuriensis thường mềm

khi chín, đây là đặc điểm khác so với đặc tính thịt quả giòn của lê trắng hay lê cát Các giống lê bản địa của Việt Nam tại các tỉnh miền núi phía Bắc thường

có thịt quả giòn và được xếp vào nhóm P pyrifolia Nakai

Ở Pháp, lê được trồng rộng rãi ở tất cả các vùng với diện tích khá lớn, trong năm 1981 sản lượng lê của Pháp đứng thứ ba, sau Italia và Etats-Unis với 420 nghìn tấn/ năm trên diện tích 22.000 ha Trung bình hàng năm trong những năm 1990 ở Pháp sản xuất được 3,5 triệu tấn quả các loại (đứng thứ ba trong khối Tây Âu, sau Italia và Tây Ban Nha), trong đó lê chiếm 8,5%, sản phẩm lê của nước này dùng để ăn tươi khoảng 87-89%, còn lại 11-13% là sử dụng làm nguyên liệu chế biến

Quả lê là một loại quả lành tính, có chưa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, là nguồn cung cấp chất xơ và có giá trị y học trong việc chữa trị và ngăn ngừa bệnh tật Quả lê được sử dụng cho cả mục đích ăn tươi

và chế biến Các sản phẩm chế biến từ quả lê được nhiều người ưa thích và

Trang 25

được tiêu thụ rộng rãi trên thế giới Cây lê có thể trồng được trên nhiều loại đất, kể cả đất đồi dốc, đất bạc màu hoặc khô hạn So với nhiều loại cây ăn quả khác, cây lê sớm cho thu hoạch và có tiềm năng năng suất khá cao Có thể thấy rằng cây lê có đặc tính đa dụng cao vì vừa có khả năng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải tạo môi sinh vừa góp phần xoá đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho nông dân Do vậy phát triển và mở rộng diện tích trồng lê tại các tỉnh miền núi phía bắc ở những nơi có nhiệt độ thấp vào mùa đông là một giải pháp khả thi về hiệu quả kinh tế-xã hội

2.3.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lê ở Việt Nam

Ở Việt Nam cây lê được trồng rải rác ở những vùng núi cao có mùa đông lạnh như các huyện Sa Pa và Bắc Hà tỉnh Lào Cai, Đồng Văn và Quản Bạ tỉnh

Hà Giang, Ngân Sơn và Chợ Đồn tỉnh Bắc Cạn, Đông Khê và Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng, Na Hang tỉnh Tuyên Quang và một số huyện thuộc tỉnh, Lạng Sơn Tuy nhiên năng suất, chất lượng và sản lượng lê của nước ta đều còn rất thấp chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước Nguyên nhân chính là

do hầu hết các giống đều yêu cầu độ lạnh sâu nên không thích hợp với nhiều vùng trồng Hơn nữa, do được trồng theo lối quảng canh là chính, chưa mang tính chất sản xuất hàng hoá nên năng suất còn rất thấp và chất lượng quả kém

Do vậy nguồn cung cấp chính vẫn là từ Trung Quốc Nhưng lê Trung quốc tại thị trường Việt Nam được xếp vào nhóm quả có nguy cơ cao do có chứa nhiều chất bảo quản và dư lượng độc hại Để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, bảo vệ người tiêu dùng và giúp nông dân có khả năng cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi phải có những nghiên cứu tổng thể về các biện pháp thâm canh phục vụ phát triển các giống lê bản địa trong thời gian tới

Theo Bùi Sỹ Tiếu (2011) các giống lê được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Bắc nước ta bao gồm:

- Lê xanh: quả hình bầu dục, vỏ màu xanh, trọng lượng quả trung bình 200- 300g, thịt quả trắng, nhiều nước, ăn ngọt, năng suất cao, phẩm chất khá, quả chín vào tháng 7-8

- Lê nâu: quả tròn, tròn dẹt nâu có chấm, trọng lượng quả trung bình 300- 400g thịt quả thơm ngon, ra hoa vào tháng 3- 4, thu hoạch tháng 8- 9, năng suất khá

Trang 26

- Lê đường: phân bố ở phạm vi hẹp, quả hình trứng, vỏ quả màu xanh, trọng lượng quả 200- 250 g, thịt quả giòn, ngọt thơm, ra hoa tháng 2- 3, thu hoạch tháng 8- 9

- Mắc coọc (lê cọt): phạm vi phân bố rộng, mọc khỏe, quả nhỏ trọng lượng trung bình 50 - 100g, vở quả thô ráp, thịt quả khô, có vị chát

* Một số kết quả nghiên cứu về các giống lê nhập nội

Từ tháng 8 năm 2002, tỉnh Lào Cai bắt đầu khảo nghiệm giống lê Tainung 6 tại 13 điểm thuộc 5 huyện và thành phố Lao Cai với qui mô 42,5

ha Giống lê này có thời gian trồng ngắn, chỉ sau 3- 4 năm cho thu hoạch gần 8- 10 tấn quả/ha, chất lượng tốt đáp ứng được yêu cầu của thị trường Đến tháng 7 năm 2010 đã đề nghị Cục Trồng Trọt- Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống và đặt tên là VH6 (Tainung 6), làm cơ sở để phát triển sản xuất Năm 2011 chỉ riêng 3 xã tại Bắc Hà đã trồng mới 26,5 Ha giống lê VH6 Trong những năm gần đây Hà Giang đã nhập một số giống lê từ Đài Loan Giống lê Đài Loan cũng đã được trồng thử tại 4 huyện vùng cao núi đá (Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ , Mèo Vạc) và một số xã thuộc vùng núi đất của 2 huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì cho kết quả tốt, phù hợp với khí hậu đất đai ở các địa phương này Từ năm 2001, Trung tâm Giống cây trồng và gia súc Phó Bảng (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Giang) đã phối hợp với chuyên gia Đài Loan nhập nội và trồng khảo nghiệm 5 giống lê (ký hiệu từ ĐV1 – ĐV5) được ghép trên cây mắc coọc làm gốc ghép Giống đối chứng là

lê đường Hà Giang Kết quả khảo nghiệm cho thấy cả 5 giống nhập nội đều cho quả sớm, sai quả hơn so với đối chứng Năng suất năm 2 thứ tư đạt 15 -16kg/cây Ưu điểm nổi trội hơn cả là giống ĐV1 và ĐV2 Giống ĐV1 quả hình tròn hơi dẹt, khối lượng quả bình quân 400- 500g, chín từ 10/7- 5/8, vỏ quả màu phớt hồng, thịt quả mịn màu trắng, ăn ngọt, thơm Giống ĐV2 sinh trưởng khỏe, khối lượng quả bình quân 400- 500g, chín từ 15/7- 10/8, vỏ mỏng, chín màu vàng da cam, thịt quả mịn màu trắng, ăn ngọt, có mùi thơm đặc trưng hấp dẫn Các giống này khi gọt vỏ không bị thâm đen như các giống

lê địa phương Năm 2007 UBND tỉnh Hà Giang cho phép nhân 20000 cây giống lê Đài Loan phục vụ sản xuất cho địa phương (Bùi Sỹ Tiếu, 2011)

Kỹ thuật nhân giống: Nhằm phục vụ cho sản xuất các địa phương đã đầu tư cho công tác nghiên cứu sản xuất giống Lê thường được nhân giống

Trang 27

bằng cách ghép cành hay ghép mắt trên gốc mắc coọc (giống lê dại quả nhỏ) Tại Trung Tâm giống Nông Lâm nghiệp Lao Cai và Trung tâm giống cây trồng và Gia súc Phó Bảng-Hà Giang sản xuất giống lê sử dụng gốc ghép là Măc cooc ghép mắt lê và sử dụng phương pháp ghép đoạn cành cho công tác nhân giống Tại Trung Tâm giống Nông Lâm nghiệp Lao Cai tỷ lệ bật mầm đạt 97%, tỷ lệ xuất vườn đạt 91,6%

Đề tài “Phục tráng bảo tồn và phát triển cây lê ở Trà Lĩnh Cao Bằng” thực hiện trong năm 2003-2004 cho kết quả nhân giống lê ghép vụ thu (15/8) với gốc ghép là măc cooc có tỷ lệ bật mầm trên 80%, xuất vườn 74,7%, Nhưng cũng có kết quả nghiên cứu ghép lê vụ thu (15/8) tỷ lệ bật mầm chỉ có 65,83%, phươ ng pháp ghép đoạn cành đạt tỷ lệ bật mầm là 55,58% cũng có kết quả gần tương tự 52,45% với phương pháp ghép mắt nhỏ

2.4 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÂY LÊ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

2.4.1 Tình hình nghiên cứu về cây lê trên thế giới

* Nh ững nghiên cứu về kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh

Lê là cây ăn quả chịu được nhiệt độ thấp từ -250C đến - 400C, loài lê xanh chỉ chịu được tới – 15 0C Theo Lê Văn Phòng Tây Bắc hiện có khoảng

3000 giống lê trên thế giới, nhưng chỉ có 10 giống được công nhận rộng rãi Giống lê mới cải tiến đã trồng được ở vùng Uran và tây Xiberi ở vĩ độ 55 Bắc

Trên thế giới có 3 loài chính trồng phổ biến là lê châu Âu Pyrus communis Sub sp trồng ở châu Âu và Bắc Mỹ; bạch lê Pyrus bretschneideri trồng ở Trung Quốc; Nashi hay Sale (lê táo hay lê châu Á) Pyrus pyrifolia trồng ở

Nhật Bản (Bùi Sỹ Tiếu, 2011)

Hầu hết các giống lê châu Âu được nhân giống hoặc chọn lọc khởi đầu tại Tây Âu, chủ yếu là ở Pháp Tất cả các giống lê châu Á có nguồn gốc tại Nhật Bản và Trung Quốc, là giống lê phổ biến nhất trên thế giới và chiếm khoảng 75% sản phẩm lê của Mỹ

Gốc ghép dùng để nhân giống cây ăn quả ôn đới cũng phải là những giống có yêu cầu đơn vị lạnh tương ứng Sử dụng gốc ghép có yêu cầu đơn vị lạnh cao hơn cây phát triển không bình thường, ít mầm chồi, lá nhỏ, quả ít và

phát triển không cân đối (Campbell et al., 1996)

Trang 28

- Những nghiên cứu xác định đơn vị lạnh CU (Chilling Units) nhằm quy hoạch vùng trồng cho từng loại giống (Bùi Sỹ Tiếu, 2011)

Mức độ lạnh cần thiết để cây có thể phân hóa mầm hoa là đặc tính di truyền của giống Nhìn chung, cây lê có yêu cầu đơn vị lạnh cao (high chill)

Lê trồng ở vùng không đủ đơn vị lạnh thường có 3 biểu hiện: lá phát triển kém, khả năng đậu quả thấp, chất lượng quả kém Năm 1980 các nhà khoa học

ở Georgia và Florida - Mỹ đã đưa ra nhận định chỉ có những vùng có 8 tháng lạnh nhất trong năm mới có tác động tới khả năng tích luỹ đơn vị lạnh mà cây

cần Utah et al.(1998) đưa ra phương pháp tính đơn vị lạnh cho một vùng dựa

vào nhiệt độ bình quân của tháng lạnh nhất, từ đó hoàn toàn chủ động trong sử dụng giống hoặc nhập nội những giống có yêu cầu đơn vị lạnh CU thích hợp với điều khí hậu của địa phương (Bùi Sỹ Tiếu, 2011)

Trước khi quyết định trồng giống nào đó, cần quan tâm tới nhu cầu của thị trường tiêu thụ Những giống chín sớm hoặc chín muộn muốn bán được giá cao hơn giống chính vụ thì cần có chất lượng quả cao Màu sắc, kích thước quả,

độ brix, hương vị, cũng cần lựa chọn cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Nên sử dụng từ 2 - 3 giống trong 1 vùng sản xuất để tránh những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm Kỹ thuật quản lý vườn quả như sau:

+ Thiết kế vườn quả,

Theo Campbell et al (1998), thiết kế vườn là một bước rất quan trọng,

đảm bảo hiệu quả kinh tế và tính ổn định lâu dài cho vườn quả Theo những tác giả này thì đất trồng yêu cầu phải thoát nước tốt, không quá nhiều sét, tầng canh tác dày trên 1 mét, độ dốc < 150, thiết kế hướng vườn thích hợp cho cây thu nhận được nhiều ánh sáng Vườn cần có hàng cây chắn gió, có đường lô thửa để dễ dàng chăm sóc và thu hoạch Sơ đồ hoá để thuận lợi cho việc quản

lý vườn quả Đặc biệt vườn phải có nguồn nước tưới và thiết kế hệ thống mương, rãnh giữ và thoát nước thích hợp, chống xói mòn, giữ ẩm độ đất, chống ngập úng

Theo khuyến cáo lê nên trồng như sau: Tại Bang Virgina-Mỹ, trước khi trồng ngâm rễ trong nước 30 phút Hố đào theo kích thước 45 cm x45cm x 45

cm, sau khi trồng tưới 2lit nước cho cây Kích thước cây cách cây 4,88m (16 feet), hàng cách hàng từ 6,8 - 6,8m Lê không ưa đất kiềm, từ trồng tới thu

Trang 29

hoạch là 5 năm, năm đầu cho 7 kg năm sau cho năng suất 25 kg/cây (Bùi Sỹ Tiếu, 2011)

+ Kỹ thuật bón phân

Bón phân được là khâu kỹ thuật quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng quả Bón phân dựa vào tính chất nông hoá, thổ nhưỡng, nhu cầu dinh dưỡng của cây ăn quả Một số nước đã áp dụng công nghệ tin học xác định hàm lượng dinh dưỡng dựa trên phân tích lá, phân tích đất để bón phân cho cây ăn quả như ở Israel, Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ kết hợp giữa bón phân gốc, phun phân trên lá, phân vi lượng, chất điều tiết sinh trưởng, đã mang lại hiệu quả rất cao trong sản xuất cây ăn quả ở Mỹ, Israel, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan Theo các nhà khoa học Australia đối với cây ăn quả ôn đới trong quá trình quản lý dinh dưỡng cũng cần quan tâm đến việc điều chỉnh độ

pH đất làm sao đảm bảo ở khoảng 5,5 – 6,5 và 2 nguyên tố vi lượng kẽm (Zn)

và bo (Bo)

Theo khuyến cáo của trường Đại hoc Mississipi và Khoa làm vườn Đại học Arizona lượng phân bón cho lê lúc còn nhỏ theo tuổi cây, khi cây lớn theo đường kính gốc cây Lượng bón hàng năm theo khuyến cáo của Trung tâm nghiên cứu Bắc sông Mississipi-Verona cho lê như sau:

- Cây 1 tuổi bón 0,453 kg phân tổng hợp + 0,113kg Nitorát đạm

- Cây 2 tuổi bón 0,91 kg phân tổng hợp + 0,23 kg Nitorát đạm

- Cây 3 tuổi bón 1,36 kg phân tổng hợp + 0,34 kg Nitorát đạm

- Cây 4 tuổi bón 1,81 kg phân tổng hợp + 0,453 kg Nitorát đạm

- Cây 5 tuổi bón 2,27 kg phân tổng hợp + 0,68 kg Nitorát đạm

- Khi cây đã ra quả chỉ bón phân tổng hợp (13:13:13 NPK), thường bón

từ 2-3 kg phân tổng hợp cho mỗi cây theo đường kính tán

+ Quản lý nước

Hệ thống tưới thích hợp là: Tưới phun mưa dưới tán cây với lưu lượng

80 - 250 lit/giờ; Tưới nhỏ giọt kết hợp với phân bón Sử dụng hệ thống dự báo

độ ẩm để xác định mức độ và thời gian tưới như: Tensoimeter, máy đo độ ẩm đất, đo nguồn nơtron, độ bay hơi

Trang 30

Quản lý tầng nước trên mặt bằng cách diệt cỏ xung quanh gốc cây bằng thuốc trừ cỏ Cắt cỏ trên vườn quả sát mặt đất tránh cạnh tranh dinh dưỡng và nước với cây Tủ cỏ xung quanh gốc cây cũng là một biện pháp giữ ẩm tốt Các vườn quả tưới nước quá nhiều, mầm chồi sinh trưởng quá mạnh, quả

sẽ có mầu không hấp dẫn Cung cấp lượng nước vừa đủ và thường xuyên có thể điều khiển cây sinh trưởng cân đối, mầu sắc quả đẹp hơn

+ Quản lý kích thước cây

Đốn tỉa là một biện pháp điều khiển sinh trưởng, đảm bảo cho cây sinh trưởng sinh dưỡn g và sinh trưởng sinh thực cân đối, giữ vai trò quyết định tới năng suất và chất lượng quả đối với cây ăn quả ôn đới

Nghiên cứu kỹ thuật đốn tỉa, tạo hình là để cho tán cây có khả năng hấp thu ánh sáng mặt trời tốt nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm bón, phòng trừ sâu bệnh, điều tiết sinh trưởng, kích thích ra hoa, tăng đậu quả

để đạt năng suất cao như mong muốn Đối với cây lê, kiểu tán giàn leo được áp dụng ở Đài Loan và Trung Quốc Kỹ thuật tỉa hoa hoặc tỉa quả chỉ để lại số quả hợp lý trên cành sẽ làm tăng chất lượng, kích thước quả, giá trị hàng hoá tăng (Bùi Sỹ Tiếu, 2011)

+ Phòng trừ sâu bệnh Có khá nhiều sâu bệnh hại lê, đối tượng nguy hiểm hàng đầu là ruồi hại quả, rệp sáp, rệp muội, sâu đục ngọn, bệnh rỉ sắt, bệnh thủng lá

- Thu hoạch, phân loại và bảo quản

Trên thế giới có rất nhiều phương pháp xác định thời gian thu hoạch đối với từng vùng trồng cây ăn quả ôn đới Nên tập trung thu hoạch vào sáng sớm khi nhiệt độ còn thấp hoặc chiều mát Quả sau khi hái cần để trong phòng lạnh, xử lý một số nấm bệnh rồi phân loại và đóng gói

* Những nghiên cứu về việc cung cấp phân bón qua lá

Phân bón lá là loại phân bón nhằm cung cấp các nguyên tố cần thiết cho cây qua bộ lá của chúng, mặc dù cây trồng vẫn phải được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng từ đất qua bộ rễ

Phân bón qua lá thường gồm 3 phần chính: Các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng, ngoài ra còn có một số chất kích thích sinh trưởng Vai trò của phân bón qua lá đối với cây trồng là tác động tổng hợp của từng

Trang 31

nhóm các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng, chúng có vai trò quan trọng trong đời sống của cây

Trên thế giới việc nghiên cứu về phân bón lá cho cây lê cũng chưa được ứng dụng rộng rãi

* Những nghiên cứu về sử dụng chất điều hòa sinh trưởng

+ Hoá chất điều hoà sinh trưởng

Song song với các biện pháp canh tác, có thể sử dụng một số hoá chất điều khiển sinh trưởng CĂQ ôn đới Ví dụ: xử lý Paclobutrazol (Culta) hạn chế sinh trưởng sinh dưỡng của cây, giảm chiều cao cây 16,2 %, khối lượng quả tăng 16,3 %, năng suất tăng, mầu sắc quả đẹp hơn, thu hoạch sớm hơn Tuy nhiên xử lý Culta sẽ làm tăng số lượng hoa và tỷ lệ đậu quả, do vậy yêu cầu quản lý vườn quả ở mức độ cao hơn Xử lý Wakein, Amobreak giảm bớt được yêu cầu về số giờ lạnh của giống, số hoa tăng, thời gian chín sớm hơn 7 -

10 ngày

Yasuda (1934) đã thành công trong việc gây nên quả không hạt ở bầu bí bằng cách xử lý chiết của hạt phấn lên hoa, người ta phân tích và thấy trong dịch chiết của hạt phấn có chứa nhiều Auxin Sau đó người ta đã xử lý trực tiếp Auxin ngoại sinh cho hoa thì cũng có thể loại trừ sự thụ tinh và tạo quả không hạt vì Auxin đã khuếch tán trực tiếp vào bầu, kích thích sinh trưởng của bầu thành quả không hạt

Theo Skong (1940), có thể dùng chất kích thích sinh trường với liều cao

để phun cho cam làm hoa rụng bớt đi để tránh hiện tượng ra quả cách năm Chẳng hạn như NÂ nồng độ từ 100ppm, 200ppm 500ppm thấy kết quả như sau: Nồng độ 500ppm; số hoa rụng đi 50%, nồng độ 250ppm: số hoa rụng đi 23%, nồng độ 200ppm số hoa rụng đi 20% Số lượng quả tuy giảm, nhưng do trọng lượng quả tăng lên cho sản lượng ổn định và tránh hiện tượng cách năm

Bổ xung thêm α-NAA với nồng độ 10-20ppm để làm giảm sự rụng trái táo, sử dụng α-NAA ở nồng độ 40ppm hay phun kết hợp với GA3 nồng độ 40ppm đã làm giảm sự rụng quả, gia tăng số quả có ý nghĩa khi thu hoạch so với đối chứng, làm cho năng suất của giống Xoài Tommy atkins ở Nam Phi Đối với giống Xoài Langra và Ewais, phun α-NAA 40ppm vào tháng 4 có ý nghĩa làm giảm sự rụng quả so với đối chứng Phun α-NAA riêng lẻ ở nồng độ 20 ppm hay phun kết hợp với GA3 ở nồng độ 20 ppm bước đầu làm hạn chế sự rụng

Trang 32

của quả Nhã xuồng Cơm Vàng, duy trì được số quả trên chùm cao khi thu hoạch

Theo Lockhanrt et al (1961), trong nhiều trường hợp GA3 kích thích sự

ra hoa rõ rệt, ảnh hưởng đặc trưng GA3 đến sự ra hoa là kích thích sự sinh trưởng và phát triển của trụ nằm dưới hoa (ngồng), nó được coi là thành phần hocmon ra hoa, có thể xử lý GA3 để có hoa quả trái vụ

* Những nghiên cứu về vật liệu giữ ẩm

Plyme siêu hấp thụ nước thường được chế tạo từ quá trình đồng trùng hợp axít acrylic, natri hoặc kali acrylat có mặt chất tạo lưới Phản ứng được khơi mào gốc tự do, hệ khơi mào oxy hóa – khử hay các hệ khơi mào hỗn hợp Tuy nhiên, tia y, tia tử ngoại hay các bức xạ năng lượng cao khác cũng được

sử dụng để khơi mào phản ứng Tác nhân tạo lưới thường là các hợp chất divinyl có 2 liên kết đôi ở đầu mạch Trước tiên một liên kết phản ứng với gốc đang phát triển khác tạo thành cấu trúc mạng lưới 3 chiều Polyme phải được tạo lưới phù hợp để tăng tối đa khả năng hấp thụ nước mà vẫn ngăn chặn được

sự hòa tan của các mạch không được tạo lưới Hàm lượng chất tạo lưới đóng vai trò quan trọng đối với khả năng hấp thụ nước của sản phẩm Ngoài ra, các thông số khác như kiểu chất tạo lưới, tỷ lệ các monomer, loại chất khơi mào, nhiệt độ và phương pháp trùng hợp cũng ảnh hưởng tới tính chất sản phẩm (Nguyễn Văn Khôi, 2008)

Polyme siêu hấp thụ nước có thể được chế tạo trong môi trường nước bằng quá trình trùng hợp dung dịch hoặc trong môi trường hydrocacbon, trong

đó monomer được phân tán dưới dạng huyền phù hoặc nhũ tương Đối với trùng hợp nhũ tương, sản phẩm thu được ở dạng cục được cắt, sấy và nghiền trước khi sử dụng Qúa trình trùng hợp huyền phù thu được các hạt có kích thước phụ thuộc độ nhớt của monomer và một số yếu tố khác Để cải thiện độ xốp và cấu trúc mạng lưới của polymer siêu hấp thụ nước, đôi khi người ta sử dụng các phụ gia đặc biệt như tác nhân tạo bọt, chất chuyển mạch, tác nhân tạo phức, ion kim loại và các chất bẫy gốc tự do (Nguyễn Văn Khôi, 2008)

- Trùng hợp dung dịch:

Scott và Peppas chứng tỏ rằng hằng số động học của quá trình trùng hợp

AA phụ thuộc nhiệt độ, pH dung dịch, cấu hình mạch, nồng độ monomer, hàm lượng chất tạo lưới và độ chuyển hóa nối đôi Scott và Peppas cũng sử dụng

Trang 33

kỹ thuật nhiệt vi sai để nghiên cứu động học và xác định ảnh hưởng của việc thay đổi pH dung dịch

Henton đã nghiên cứu năng lượng hoạt hóa và hằng số tốc độ cuae quá trình phân hủy natri pesunfat có mặt AA với thành phần đặc trưng cho hỗn hợp được sử dụng trong quá trình tổng hợp polymer siêu hấp thụ nước So với điều kiện dung dịch được đệm, tốc độ phâ huy của natri pesunfat tăng 2 – 7 lần khi có mặt AA, hàm lượng AA trung hòa thấp hay hàm lượng AA cao với mức độ trung hòa thấp do cơ chế phân hủy bởi monomer

- Trùng hợp huyền phù:

Tổng hợp Polyme siêu hấp thụ nước bằng cách phân tán monomer trong pha hydrocacbon phù hợp được gọi là trùng hợp huyền phù hay trùng hợp nhũ tương

Benda đã nghiên cứu ảnh hưởng của giai đoạn ức chế tới quá trình trùng hợp nhũ tương ngược AM và muối natri, amoni của axit acrylic Khi thực hiện các phép đo động học liên quan đến giai đoạn ức chế, các tính chất giống nhau của 3 monome được quan sát Kết quả ảnh hưởng của gai đoạn ức chế tới tốc

độ trùng hợp và trọng lượng phân tử của lolyme là do sự phân ly không hiệu quả của chất khơi mào amoni pesunfat trong giai đoạn ức chế

Trong công nghiệp, polymer siêu hấp thụ nước có thể được chế tạo bằng phương pháp trùng hợp kép Quá trình trùng hợp trải qua các bước sau: tạo huyền phù ngược tring dung môi hữu cơ với sự có mặt của chất nũ hóa có chỉ số HLB từ 8 – 12, trong pha monomer đã có sẵn chất tạo lưới; trùng hợp huyền phù ngược acrylic thành gel, hấp thụ them một lượng monomer acrylic vào khối gel thu được, tỉ lệ monomer them vào/monomer ban đầu là 1 đến 1,2; đưa chất hoạt động bề mặt có HLB 2 – 5 vào môi trường trùng hợp; và trùng hợp lượng monomer hấp thụ vào gel Phương pháp này cho sản phẩm bền, chi phí thấp do tiết kiệm được các bước, tuy nhiên dung lượng hấp thụ không cao (Nguyễn Văn Khôi, 2008)

2.4.2 Tình hình nghiên cứu về cây lê ở Việt Nam

* Nh ững nghiên cứu về kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh

Từ tháng 8 năm 2002 tại Lào Cai bắt đầu khảo nghiệm giống lê Tainung 6 tại 13 điểm thuộc 5 huyện và thành phố Lao Cai với qui mô 42,5

ha Lê Đài Loan có thời gian trồng ngắn, chỉ sau 3- 4 năm cho thu hoạch gần

Trang 34

8- 10 tấn quả/ha, chất lượng tốt đáp ứng được yêu cầu của thị trường Đến tháng 7 năm 2010 đã đề nghị Cục Trồng Trọt- Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống và đặt tên là VH6 (Tainung 6), làm cơ sở để phát triển sản xuất Năm 2011 chỉ riêng 3 xã tại Bắc Hà đã trồng mới 26,5 Ha giống lê VH6 Trong những năm gần đây Hà Giang đã nhập một số giống lê từ Đài Loan Giống lê Đài Loan cũng đã được trồng thử tại 4 huyện vùng cao núi đá (Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ , Mèo Vạc) và một số xã thuộc vùng núi đất của 2 huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì cho kết quả tốt, phù hợp với khí hậu đất đai ở các địa phương này

Từ năm 2001 Trung tâm Giống cây trồng và gia súc Phó Bảng (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Giang) đã phối hợp với chuyên gia Đài Loan nhập nội và trồng khảo nghiệm 5 giống lê (ký hiệu từ ĐV1 – ĐV5) được ghép trên cây mắc coọc làm gốc ghép Giống đối chứng là lê đường Hà Giang Kết quả khảo nghiệm cho thấy cả 5 giống nhập nội đều cho quả sớm, sai quả hơn so với đối chứng Năng suất năm 4 đạt 15 -16kg/cây Ưu điểm nổi trội hơn cả là giống ĐV1 và ĐV2 Giống ĐV1 quả hình tròn hơi dẹt, khối lượng quả bình quân 400- 500g, chín từ 10/7- 5/8, vỏ quả màu phớt hồng, thịt quả mịn màu trắng, ăn ngọt, thơm Giống ĐV2 sinh trưởng khỏe, khối lượng quả bình quân 400- 500g, chín từ 15/7- 10/8, vỏ mỏng, chín màu vàng da cam, thịt quả mịn màu trắng, ăn ngọt, có mùi thơm đặc trưng hấp dẫn Các giống này khi gọt vỏ không bị thâm đen như các giống lê địa phương Năm 2007 UBND tỉnh Hà Giang cho phép nhân 20 000 cây giống lê Đài Loan phục vụ sản xuất cho địa phương (Bùi Sỹ Tiếu, 2011)

- Kỹ thuật nhân giống: Nhằm phục vụ cho sản xuất các địa phương đã đầu tư cho công tác nghiên cứu sản xuất giống Lê thường được nhân giống bằng cách ghép cành hay ghép mắt trên gốc mắc coọc (giống lê dại quả nhỏ) Tại Trung Tâm giống Nông Lâm nghiệp Lao Cai và Trung tâm giống cây trồng và Gia súc Phó Bảng-Hà Giang sản xuất giống lê sử dụng gốc ghép là Măc cooc ghép mắt lê và sử dụng phương pháp ghép đoạn cành cho công tác nhân giống Tại Trung Tâm giống Nông Lâm nghiệp Lao Cai tỷ lệ bật mầm đạt 97%, tỷ lệ xuất vườn đạt 91,6%

Đề tài “Phục tráng bảo tồn và phát triển cây lê ở Trà Lĩnh Cao Bằng” thực hiện trong năm 2003-2004 cho kết quả nhân giống lê ghép vụ thu (15/8) với gốc ghép là măc cooc có tỷ lệ bật mầm trên 80%, xuất vườn

Trang 35

74,7%, Nhưng cũng có kết quả nghiên cứu ghép lê vụ thu (15/8) tỷ lệ bật mầm chỉ có 65,83%, phươ ng pháp ghép đoạn cành đạt tỷ lệ bật mầm là 55,58% cũng có kết quả gần tương tự 52,45% với phương pháp ghép mắt nhỏ (Đào Thanh Vân, 2005)

- Kỹ thuật canh tác lê trồng được ở trên nhiều loại đất, tốt nhất là đất rừng sâu nhiều mùn là tốt nhất Cây lê có khả năng chụi được hạn, mưa to nếu đất thoát nước tốt Đa số các giống lê hiện trồng ít có khả năng tự thụ phấn vì vậy trong vườn nên trồng một vài giống khác nhau giúp cho lê thụ phấn tốt nhờ côn trùng Thụ phấn nhân tạo cho lê cũng là một hướng giải quyết tốt cho

lê đậu quả

Đã có những nghiên cứu về kỹ thuật trồng và chăm sóc lê Theo tài liệu

kỹ thuật trồng và chăm sóc một số cây ăn quả của Viện Nghiên cứu rau quả: lê

có thể trồng ở nhiều loại đất, nhưng thích hợp nhất và cho năng suất cao ở đất màu mỡ có độ ẩm phù hợp

Kích thước hố 70 x70 x70cm Bón lót cho mỗi hố 30- 50kg phân hưu

cơ + 0,2- 0,5kg Supe lân + 0,5- 1,0kg vôi bột, trộn đều lớp đất mặt đưa xuống đáy hố, lấp đất đầy hố trước khi trồng 15- 30 ngày Mật độ trồng 150 – 200 cây/ha Thời vụ trồng tốt nhất vào tháng 2- 3 khi cây chưa lên lá, bật lộc Tùy từng độ tuổi và khả năng sinh trưởng của cây mà có thể bón bổ sung phân hữu

cơ cho mỗi cây trong một năm : 30- 50 kg, đạm urê: 1,0- 1,2 kg, lân supe: 0,5- 2,0 kg, Kali Clorua: 0,5- 1,0 kg Chia làm 3 thời kỳ: bón nuôi lộc xuân, nuôi hoa vào tháng 2, 3; bón nuôi quả và lộc thu vào tháng 5, 6; bón phục hồi sau khi thu hoạch quả vào tháng 8, 9 Tưới nước cho lê vào các thời kỳ trước nở hoa, quả non và lá non

Nhưng cũng có đề nghị bón phân cho lê còn nhỏ là 30kg phân chuồng + 2kg đạm +2 kg lân +2kg kali và bón cho cây lớn là 30 kg phân chuồng + 4

kg đạm +2 kg lân+2kg kali và bón 2 lần trong năm là tháng 2-3 và tháng 9-10( Nguyễn Văn Hưng và cs., 1959) Tuy nhiên, trong những năm gần đây sản xuất lê có chiều hướng suy thoái do vườn cũ đã già, bộ giống lại nghèo nàn, xuất hiện nhiều vườn tạp do thiếu đầu tư chăm sóc đúng kỹ thuật nên năng suất và chất lượng quả đều thấp, hiệu quả kinh tế giảm Do vậy, cải tạo và nâng cao chất lượng sản phẩm cây lê là cần thiết và cấp bách

Trang 36

Các công trình nghiên cứu của Lê Đức Khánh và cs về cây ăn quả ôn đới trong những năm qua cho thấy ở miền Bắc nước ta có rất nhiều vùng có khả năng tích lũy độ lạnh lớn, thích hợp cho việc phát triển cây ăn quả ôn đới như Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Lạng Sơn, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu

Nhưng cho đến nay những nghiêu cứu về cây lê ở nước ta còn quá ít, chưa xác định được cơ cấu bộ giống thích hợp cho từng địa phương, chưa có quy trình nhân giống đảm bảo chất lượng, chưa có quy trình kỹ thuật sản xuất

lê Người dân trong vùng thiếu tin tưởng vào việc mở rộng qui mô sản xuất lê

do hiệu quả thấp, thời gian kiến thiết cơ bản quá dài Đề tài nghiên cứu trong nước về cây lê rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu bức xúc của sản xuất hiện nay

- Những nghiên cứu về sâu bệnh

Kết quả điều tra bệnh hại cây trồng của Viện Bảo vệ thực vật năm

1967 - 1968 thu thập được 14 bệnh hại trên lê, chưa có thông tin về sâu hại CĂQ ôn đới nói chung Dự án FAO: “Quản lý ruồi hại quả ở Việt Nam”, mã

số TCP/VIE/8823(A); dự án ACIAR: “Quản lý ruồi hại quả nhằm nâng cao sản xuất rau và quả tại Việt Nam”, mã số CS2/1998/2004, do Viện Bảo vệ thực vật chủ trì, đã xác định được một số loài ruồi đục quả trên các cây ăn quả ôn đới của nước ta Biện pháp phòng trừ ruồi bằng bả Protein có kết quả tốt đang được ứng dụng triển khai trên diện rộng ngoài sản xuất đại trà (Bùi

Sỹ Tiếu, 2011)

* Những nghiên cứu về việc cung cấp phân bón qua lá

Phân bón lá thực chất là các chế phẩm mà trong đó chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng dạng đa lượng, trung lượng và vi lượng nhằm cung cấp kịp thời cho cây Mỗi chất có vai trò khác nhau đối với cây nhưng nếu thiếu cây trồng

sẽ sinh trưởng và phát triển kém, năng suất, chất lượng nông sản giảm rõ rệt Trong thế gới thực vật nói chung và lê nói riêng, lá cây ngoài chức năng thoát hơi nước, quang hợp còn có vai trò quan trọng trong việc hấp thu các chất dinh dưỡng cho cây, sự hấp thu này được thực hiện qua lỗ khí khổng

và qua các khoảng gian bào, các chất dinh dưỡng được di chuyển theo hướng

từ trên xuống dưới với tốc độ 30cm/giờ, chất dinh dưỡng di chuyển một cách

tự do trong cây

Trang 37

Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định rằng khi bón phân qua lá dạng hòa tan thì lá cây sẽ hấp thu hết 95% lượng phân Vì vậy việc cung cấp các chất dinh dưỡng dạng vi lượng cho cây thông qua lá là việc đem lại hiệu quả rất cao, có thể nói cao gấp 8 – 10 lần so với cung cấp vào đất Ngoài tác dụng

bổ sung các chất dinh dưỡng kịp thời cho cây, phân bón lá còn tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh và các điều kiện ngoại cảnh bất lợi khác như nóng, lạnh, khô, hạn Tuy nhiên, hiệu quả của phân bón lá phụ thuộc vào các giống cây trồng, các giai đoạn sinh trưởng của cây, loại phân, nồng độ phân, liều lượng và thời gian sử dụng Các loại phân bón lá đang được sử dụng rộng rãi

là Komix FT, Komix, Superzin K, Thiên nông Poster, Siêu kali, Boom

Ở những vườn cây ăn quả không thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của bộ rễ, thì việc cung cấp các loại phân bón qua lá giúp cho cây sinh trưởng mạnh hơn, ngăn ngừa các bệnh về thiếu dinh dưỡng và giúp cho cây sinh trưởng tốt hơn

Các loại phân bón lá như Komix FT, Komix Superzin K, Thiên nông, FoFer và Pomior, đã có tác dụng tốt trên một số loại cây trồng như: Rau, cà phê, và một số cây ăn quả Trong những năm qua sự ra đời của phân bón lá đã giúp cây trồng ngăn ngừa được các loại sâu bệnh hại trên cây ngay cả trong giai đoạn cây đang sinh trưởng Phân bón lá ngoài cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây còn bổ sung thuốc bảo vệ thực vật được áp dụng rộng rãi trong việc trồng cây ăn quả, đặc biệt là họ cây cam quýt Tuy nhiên, hiện nay khi việc áp dụng rộng rãi phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp cho cây thì việc sử dụng các dạng phân bón lá cho cây cam quýt là rất cần thiết

Bộ môn sinh lý thực vật – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu và chế tạo được chế phẩm đậu hoa, đậu quả cho nhiều loại cây trồng và sử dụng có hiệu quả trong sản suất Chế phẩm dạng α-NAA dưới dạng hòa tan trong nước là nguồn auxin bổ sung cho nguồn nội sinh, một số nguyên tố vi lượng cần thiết như B, Cu và còn có thêm một lượng nhở nguyên tố đa lượng như N, P, K Phun chế phẩm này đã làm tăng quá trình đậu quả, hiệu quả này được tăng lên khi cung cấp đủ nước và các chất dinh dưỡng cho cây trồng Theo Hoàng Ngọc Thuận (2005), cho biết phân bón lá dạng phức hữu cơ Pomior là một loại phân tổng hợp có chứa các nguyên tố đa, trung và vi lượng

Trang 38

với 20 axitamin cùng với một số chất điều hòa sinh trưởng Loại phân này đã được tiến hành thử nghiệm và đạt hiệu quả cao trên nhiều loại cây trồng Đặc biệt một số kết quả thử nghiệm những năm gần đây Pomiorđã thể hiện tác dụng xúc tiến rõ rệt đến khả năng sing trưởng, tăng khả năng ra hoa, tăng khả năng đậu quả, tăng trọng lượng và phẩm chất quả trên cây có múi

Đặc điểm các loại phân bón lá và phân vi lượng dùng trong nghiên cứu:

- Phân vi lượng Bortrac gói 10ml (thành phần chính Boron 10,9% w/w) phun cho cây 1 lân với lượng 20ml/bình 16lít, Fito gói 17gr (thành phần chính gồm các nguyên tố đa lượng N, K20, P2O5; vi lượng Fe, Cu, Zn, Mo, Mn…và các chất điều hòa sinh trưởng) phun cho cây 1 lần với lượng 10ml cho nình 8lít

- Phân bón lá: Siêu kali gói 100gr (thành phần gồm K2O 50%, lưu huỳnh

S 18%, Sunfua oxide S03 46%) phun với lượng 50gr cho bình 16lít

- Sử dụng dưỡng chất Boom flower - n lọ 200ml (thành phần gồm Nitro benden 20%, chất bám bề mặt 40% và phụ gia 40%) phun với lượng 30 – 50ml cho bình 16lít

* Những nghiên cứu về sử dụng chất điều hòa sinh trưởng

Các chất điều hòa sinh trưởng còn được gọi là hoocmon thực vật, nó có tác dụng điều hòa sự sinh trưởng và phát triển của cây Các hoocmon thực vật

là các chất hữu cơ được tổng hợp một lượng nhỏ trong các bộ phận nhất định của cây và vận nhuyển đến các bộ phận khác để điều hòa các hoạt động sinh

lý, các quá trình sinh trưởng phát triển và duy trì mối quan hệ hài hòa giữa các

cơ quan, bộ phận thành một thể thống nhất

Do chức năng điều chỉnh sự hình thành cơ quan sinh sản và cơ quan dự trữ hoocmon nên có tác dụng quyết định sự hình thành năng suất thu hoạch Bằng việc xử lý các chất điều tiết sinh trưởng ngoại sinh cho các đối tượng cây trồng khác nhau con người có thể nâng cao năng suất và phẩm chất các sản phẩm nông nghiệp

Theo Đào Thanh Vân (2005), sử dụng các chế phẩm Kích phát tố hoa trái Thiên nông và Atonik, NAA, IAA phun cho nhãn hương chi vào các thời kỳ: Trước khi hoa nở rộ 10 ngày; khi hoa nở rộ; sau khi hoa nở rộ 10 ngày đều

có tác dụng nâng cao tỷ lệ đậu hoa, tăng năng suất vườn nhãn

Trang 39

Theo Bùi Quang Đãng và cs (2006), phun GA3 lên tán xoài (giống GL6)

ở nồng độ 100ppm có tác dụng nâng cao tỷ lệ cành mang hoa và cành mang quả tương ứng 95,38%; 85,34%, nâng cao năng suất và không làm ảnh hưởng đến chất lượng quả

Theo Nguyễn Thế Huấn (2006), sử dụng các chế phẩm Kích phát tố hoa trái Thiên nông, Atonik, GA3, chế phẩm đậu quả trường Đại học Nông nghiệp

1 phun cho cây hồng Thạch Thất, hồng Bắc Kạn đều cho kết quả tốt

* Đặc điểm các chất điều hòa sinh trưởng được sử dụng trong nghiên cứu

- Atonik là chất điều hòa sinh trưởng cây trồng do hãng hóa chất ASAHI Nhật Bản sản xuất và đã được đăng ký chính thức tại Việt Nam tháng 01năm

1993, theo quyết định số 17/NN – TT – BVTV /QĐ do Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm ban hành, số đăng ký 26 –FR và được phân phối bởi công ty thuốc sát trùng Cần Thơ Atonik có hiệu lực đối với hầu hết các lại cây trồng và rất dễ áp dụng vào mọi giai đoạn sinh trưởng của cây, đặc biệt an toàn cho cây trồng, không gây độc hại cho người mà môi trường sống Atonik có tác dụng kích thích sự sinh trưởng và phát triển, tạo điều kiện tốt cho quá trình trao đổi chất trong cây Cách dùng với cây ăn quả: phun vào 3 thời kỳ khi nhú

nụ hoa, khi hoa nở và khi quả đã hình thành Nồng độ phun 0,03% (1/3000) Liều lương phun 800 – 1000 lít nước thuốc/ha, phun ướt đều tán cây vào sáng sớm hoặc trời râm mát

- Kích phát tố hoa trái Thiên nông: là chất điều hòa sinh trưởng do công

ty hóa phẩm Thiên nông (217 Tô Hiệu – quận Cầu Giấy – Hà Nội) sản xuất có tác dụng hạn chế rụng hoa, rụng quả, làm cho quả to mã đẹp nâng cao năng suất Thành phần chính gồm: Ampha – Naptil axetic axit (α – NAA) 2%; Beta

- Naptoxyl axetic axit (β - NAA) 0,5%; Gibberellin (GA3) 0,1% Cách dùng đối với cây ăn quả: phun vào 3 thời kỳ khi nhú nụ hoa, khi hoa nở và khi quả

đã hình thành Nồng độ phun 0,05% (1/2000) Liều lương phun 800 – 1000 lít nước thuốc/ha, phun ướt đều tán cây vào sáng sớm hoặc trời râm mát

* Những nghiên cứu về vật liệu giữ ẩm

Sản phẩm được chế tạo trên cơ sở quá trình trùng hợp ghép gốc tự do axit acrylic và muối acrylat lên tinh bột sắn có mặt chất tạo lưới divinyl Sản phẩm có khả năng hấp thụ khoảng 350 lần trong nước cất và 65 lần trong nước muối sinh lý Thời gian phân hủy hoàn toàn trong đất từ 12 – 15 tháng và có

Trang 40

thể phát huy tác dụng từ 2 – 3 vụ Polyme siêu hấp thụ nước do Viện Hóa học chế tạo đã được thử nghiệm cho nhiều loại cây, tại nhiều địa phương như cây bông ở Đồng Nai, cỏ sữa ở Phú Thọ, chè, cà phê ở Nghệ An, ngô, lạc, đậu tương ở Hà Nội, nho, tiêu ở Ninh Thuận, cà phê ở Đắc Lắc…cho hiệu quả cao trong việc giữ ẩm, chống hạn, tăng khả năng sử dụng nước và phân bón, tăng năng suất cây trồng và đem lại hiệu quả kinh tế (Nguyễn Văn Khôi, 2008) Năm 2004, Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ bức xạ (VINAGAMMA) đã nghiên cứu chế tạo chế phẩm có tên gọi “Gam – sorb” Đây là gel polymer từ tinh bột sắn biến tính, có khả năng hấp thụ nước cao khoảng vài trăm lần so với khối lượng khô của chúng ở dạng bột, hạt, vảy để điều hòa độ ẩm Thời gian phân hủy của loại Gam – sorb này khá dài Sau 9 tháng chọn trong đất, sản phẩm tự phân hủy 85,5% Theo nhóm tác giả thì sản phẩm này thích hợp với một số loại cây trồng như: cây dâu tây, cây thông đỏ, cây cải ngọt, cây rau muống…là những cây trồng ngắn ngày, có nhu cầu tăng

vụ vào những thời điểm khô hạn ở các vùng như Tây Nguyên và Trung Bộ (Nguyễn Văn Khôi, 2008)

Viện công nghệ Hóa học TP Hồ Chí Minh cũng đã chế tạo sản phẩm VHHC từ các phế thải nông nghiệp như mùn cưa hay bã mía Các tác giả cho biết vật liệu này được chế tạo với độ bền vừa phải là 3 tháng, vừa đủ cho một

vụ mùa

Bên cạnh những cố gắng nghiên cứu và phát triển công nghệ, một số đơn vị còn tìm cách nhập khẩu công nghệ và thiết bị để chế tạo polymer siêu hấp thụ nước Viện Khoa học Nông nghiệp đã tìm cách nhập khẩu dây truyền sản xuất polymer siêu hấp thụ nước từ Trung Quốc nhưng những nỗ lực này đến nay vẫn chưa thành công (Nguyễn Văn Khôi, 2008)

Kết quả nghiên cứu và ứng dụng vật liệu polyme siêu thấm AMS-1 đã xây dựng được quy trình sử dụng vật liệu polymer siêu thấm AMS-1 cho sản xuất ngô vùng cao tại Lạng Sơn, áp dụng quy trình để xây dựng mô hình thâm canh ngô (sử dụng AMS-1 lượng 1,1 kg/sào, lượng phân bón N,P,K giảm 1/4

so với quy trình) với quy mô 4 ha/2 vụ tại xã Thượng Cường huyện Chi Lăng,

xã Trùng Khánh, Tà Lài huyện Văn Lãng, năng suất bình quân ngô vụ xuân đạt 6.400 kg/ha, vụ hè thu đạt 5.700 kg/ha, bình quân cả hai vụ là 6.050 kg/ha, cao hơn so với đối chứng bón đủ phân theo quy trình là 5-6%, so với khu vực

Ngày đăng: 12/06/2021, 14:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w