ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung học phổ thông (trên cứ liệu những bài làm văn của học sinh trường thpt lương thế vinh - thành phố thái nguyên).pdf
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-
NGUYỄN HOÀI THU
ẢNH HƯỞNG CỦA NGÔN NGỮ NÓI
ĐẾN NGÔN NGỮ VIẾT CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (TRÊN CỨ LIỆU NHỮNG BÀI LÀM VĂN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG
THPT LƯƠNG THẾ VINH - THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Thái Nguyên, 2009
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-
NGUYỄN HOÀI THU
ẢNH HƯỞNG CỦA NGÔN NGỮ NÓI
ĐẾN NGÔN NGỮ VIẾT CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (TRÊN CỨ LIỆU NHỮNG BÀI LÀM VĂN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG
THPT LƯƠNG THẾ VINH - THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌCChuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS NGUYỄN VĂN KHANG
Thái Nguyên, 2009
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào
Tác giả luận văn
Nguyễn Hoài Thu
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Nguyễn Văn Khang Nhân đây, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Văn Khang - Người Thầy đã tận tình giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn này
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tất cả các thầy, cô giáo, những người đã trực tiếp giúp tác giả nâng cao vốn kiến thức ngôn ngữ trong thời gian theo học chương trình thạc sĩ ngôn ngữ khoá 2007 - 2009 tại trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp, các em học sinh, những người đã động viên, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này
Tác giả luận văn
Nguyễn Hoài Thu
Trang 5MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4 Phương pháp nghiên cứu 6
Chương 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT 7
1.1 Khái quát về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết 7
1.1.1 Ngôn ngữ nói 7
1.1.2 Ngôn ngữ viết 11
1.1.3 Những khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết 14
1.1.4 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói và viết 16
1.2 Giới thiệu cảnh huống ngôn ngữ của trường THPT Lương Thế Vinh 20
Tiểu kết 21
Chương 2 KHẢO SÁT NĂNG LỰC VIẾT TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LƯƠNG THẾ VINH DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA NGÔN NGỮ NÓI 23
2.1 Khái niệm về năng lực ngôn ngữ 23
2.1.1 Năng lực ngôn ngữ 23
2.1.2 Năng lực giao tiếp 24
2.2 Khảo sát thực tế về ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh THPT Lương Thế Vinh 25
2.2.1 Về phương diện chữ viết 25
2.2.2 Về phương diện từ vựng- ngữ nghĩa 29
2.2.3 Về phương diện ngữ pháp 34
Tiểu kết 43
Trang 6Chương 3 NHỮNG NHÂN TỐ TẠO RA ẢNH HƯỞNG CỦA NGÔN
NGỮ NÓI ĐỐI VỚI NGÔN NGỮ VIẾT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC 45
3.1 Những nhân tố tạo ra ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đối với ngôn ngữ viết 45
3.1.1 Học sinh không phân biệt được ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết 45
3.2.2 Môi trường giao tiếp 48
3.2.3 Ảnh hưởng của ngôn ngữ chat 51
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ giao tiếp của con người tồn tại ở hai dạng cơ bản là nói và viết Về mặt thuật ngữ, trước đây chúng ta vẫn thường gặp các tên gọi “phong cách nói” hoặc “phong cách khẩu ngữ” đặt trong thế đối lập với “phong cách viết” hoặc “phong cách sách vở” Xét về mặt lịch sử, tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ nói bắt đầu có sự chuyển biến tích cực từ thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, một số nhà ngôn ngữ học đã đạt được sự nhất trí rằng, lời nói mới là sự hoạt động chính của ngôn ngữ còn dạng viết chỉ là thứ cấp Trên thực tế, ngôn ngữ nói cũng từng bị xếp ở vị trí thứ yếu do bị quy vào bản chất không cố định, không có hệ thống và không có cấu trúc
Từ những tồn tại trong nghiên cứu ngôn ngữ cần thiết phải có cái nhìn đầy đủ, toàn diện không thể áp đặt cái nhìn phiến diện đối với ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết Việc nghiên cứu về ngôn ngữ nói và viết không chỉ giúp xác định lại một cách đúng đắn những nhận định đã có về ngôn ngữ nói và viết trong phạm vi ngôn ngữ học cơ bản và phân tích diễn ngôn, mà còn có ý nghĩa thiết thực đối những bộ môn khoa học khác như phong cách khoa học ngôn ngữ, lý thuyết dạy và học tiếng
Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, dù nói hay viết con người không chỉ cần xác định nội dung giao tiếp tức nói, viết cái gì mà còn quan tâm đến việc nói như thế nào, viết như thế nào Sự lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ của chủ thể giao tiếp không ngừng bị chi phối bởi các nhân tố như: mục đích giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp và đối tượng giao tiếp hoặc kênh giao tiếp Sự lựa chọn này thể hiện năng lực giao tiếp ở mỗi người
Nghiên cứu về ngôn ngữ nói và viết còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ của dân tộc Đặc biệt trong tình hình hiện nay khi mà việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt được đặt ra cấp thiết thì cần thiết
Trang 8phải giáo dục cho thế hệ trẻ thói quen nói đúng và viết đúng tiếng Việt Vấn đề này được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm và một trong số đó là Cao Xuân Hạo, người đã từng nhắc đến thực trạng này như sau:
“Đặc biệt những lỗi về tiếng Việt, những cách dùng từ sai, những câu bất thành cú (thường là vì cách dịch sát từng chữ do tính cẩu thả của những người dịch tin nước ngoài truyền bá), đã được nêu lên không biết bao nhiêu lần từ hơn nửa thế kỷ nay mà các biên tập viên cũng cứ lặp lại hàng mấy chục lần trong một buổi truyền hình hay phát thanh, và mỗi năm lại được bổ sung thêm hàng chục kiểu lỗi mới phát minh Những người lớn có văn hoá chỉ khinh bỉ, nhún vai, nhưng thế hệ trẻ nhất là học sinh phổ thông lại tưởng đâu đó lại là một kiểu nói “ hiện đại” hơn, vội vàng bắt chước hoặc tuy không cố bắt chước nhưng nghe nhiều lần đâm quen, không thấy chướng tai nữa, và cứ thế nói ẩu, viết ẩu dần dần phổ biến và rốt cục tiếng Việt trở thành một thứ tiếng tạp nham không còn quy tắc ngữ pháp gì nữa.” [ 7, tr.340]
Nghiên cứu ngôn ngữ nói và viết sẽ góp phần vào việc phát triển, nâng cao năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp của học sinh trong nhà trường Thực trạng của học sinh phổ thông hiện nay là năng lực phân tích còn yếu kém Các em chỉ có thể mô tả lại sự vật, hiện tượng, còn khi được yêu cầu phân tích, đánh giá lập tức các em sẽ gặp khó khăn và thường là không thể làm được Hơn thế nữa, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của các em rất yếu Tiếng Việt là ngôn ngữ mẹ đẻ của các em và đã được học rất nhiều năm qua, thế mà khi sử dụng, các em vẫn mắc nhiều lỗi về dùng từ, viết câu, dựng đoạn, liên kết ý, diễn đạt… Đa phần các em viết lung tung, lộn xộn, không có cấu trúc rõ ràng, ý nghĩa tối tăm, nhiều khi không thể diễn đạt rõ ràng suy nghĩ của mình khi được giáo viên hỏi…
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, luận văn này tiến hành khảo sát sự ảnh hưởng của tiếng Việt nói tới tiếng Việt viết ở một trường học cụ thể - nơi
Trang 9mà chúng tôi đang làm công tác giảng dạy, đó là trường trung học phổ thông Lương Thế Vinh, thành phố Thái Nguyên
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Thông qua khảo sát việc sử dụng tiếng Việt của
học sinh trường THPT Lương Thế Vinh, Thành Phố Thái Nguyên, luân văn mong muốn góp phần vào làm rõ thêm mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, đặc biệt là những ảnh hưởng của ngôn ngữ nói tới ngôn ngữ viết của học sinh phổ thông Qua đó, luận văn đưa ra những ý kiến đóng góp vào việc giảng dạy môn ngữ văn nói chung, tiếng Việt nói riêng trong nhà trường nhằm nâng cao khả năng nói và viết tiếng Việt của học sinh
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, luận văn đề ra
những nhiệm vụ như sau:
1) Nêu được cơ sở lý thuyết có liên quan đến đề tài, cụ thể là liên quan đến ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
2) Giới thiệu những nét cơ bản về môi trường dạy học của trường THPT Lương Thế Vinh, Thành Phố Thái Nguyên (Có tác động đến tiếng Việt của học sinh)
3) Khảo sát đặc điểm sử dụng tiếng Việt của học sinh Trường THPT Lương Thế Vinh khi viết, chú trọng tác động của ngôn ngữ nói tới ngôn ngữ viết
4) Chỉ ra những nhân tố tạo ra những ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết và đề ra cách khắc phục
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là tiếng Việt học sinh sử dụng ở trường THPT
Lương Thế Vinh – nơi mà chúng tôi đang tham gia giảng dạy
- Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn trong các bài kiểm tra, các bài thi
của học sinh và quan sát tiếng Việt các em học sinh sử dụng khi phát biểu trong lớp
Trang 104 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận văn là phương pháp của ngôn ngữ học xã hội và phương pháp phân tích lỗi của dụng học
Phương pháp của ngôn ngữ học nhằm điều tra thực tế ảnh hưởng của tiếng Việt nói đến tiếng Việt viết của học sinh
Phương pháp phân tích lỗi của dụng học nhằm thống kê, phân loại những lỗi xuất hiện trong bài văn của học sinh
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về mặt lý luận: đề tài góp phần chứng minh cho luận điểm: giữa ngôn
ngữ nói và ngôn ngữ viết có sự tác động qua lại với nhau
- Về mặt thực tiễn: Từ việc chỉ ra năng lực ngôn ngữ của học sinh
THPT hiện nay và năng lực vận dụng chúng như thế nào, luận văn bước đầu khái quát hướng sử dụng ngôn ngữ của học sinh THPT, hy vọng sẽ giúp cho việc dạy - học tiếng Việt có hiệu quả hơn
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần phụ lục, luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Khảo sát năng lực sử dụng tiếng Việt khi viết của học sinh trường THPT Lương Thế Vinh dưới tác động của ngôn ngữ nói
Chương 3: Những nhân tố tạo ra ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh THPT Lương Thế Vinh và cách khắc phục
Trang 11Chương 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT
Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và viết như: tính tự nhiên và tính nhất thời, tính trực tiếp và tính không gọt giũa của ngôn ngữ nói; tính hoàn chỉnh và tính cố định, tính không đối mặt và vững bền, tính gọt giũa của ngôn ngữ viết
1.1 Khái quát về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
1.1.1 Ngôn ngữ nói
Ngôn ngữ nói có vai trò quan trọng trong đời sống cá nhân và cộng đồng Cuộc sống của các cá thể là một chuỗi nối tiếp của những hành động có chủ ý (và không có chủ ý), với một hoặc một số người nghe xác định, nhằm thỏa mãn nhu cầu giao tiếp trước mắt hoặc để đạt một mục đích nào đó
1.1.1.1 Tính tự nhiên và tính nhất thời
Lời nói thường trải ra một cách tự nhiên, ít gò bó Người nói có khả năng phát ra một tràng dài, thường là các ngữ đoạn ngắn hơn một câu, và các ngữ đoạn này dường như thiếu liên kết bề mặt như cách tổ chức một văn bản viết Tính tự nhiên cũng có nguyên nhân từ tính tức thời, từ tính chất không dàn dựng trước, hoặc không được lập trình trước Cho rằng người nói có thể chuẩn bị trước một số ý cơ bản trước khi gặp gỡ, trò chuyện với đối tượng mà mình quan tâm, nhưng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày không ai có thể chuẩn bị đến từng chi tiết như khi soạn thảo văn bản trên giấy hoặc bằng máy vi tính Trong tương tác mặt đối mặt, người nói và người nghe thường luân phiên đưa ra và chấp nhận các lượt lời, luân phiên đổi vai cho nhau Phát ngôn kế tiếp của người nói thứ nhất không hoàn phụ thuộc vào ý chủ định của người ấy, mà trái lại, phụ thuộc rất lớn vào hồi đáp tức thời của người nghe, tức là người sẽ luân phiên đảm nhận vị trí người nói thứ hai Nếu cuộc thoại
Trang 12không diễn tiễn như dự kiến, người nói phải lựa chọn cách bổ sung sửa chữa hoặc chuyển hướng đề tài
Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ tự nhiên Tuy vậy đặc tính tự nhiên của ngôn ngữ nói không đồng nghĩa với “tự do”, “hồn nhiên” hoặc “phi nghệ thuật” Ngôn ngữ nói không chỉ có những ràng buộc thông thường tùy vào mục đích và nội dung giao tiếp, nhất là những quy định mang màu sắc văn hoá, phong cách ứng xử chung của cộng đồng người bản ngữ
Ngôn ngữ nói tiếng Việt cũng như nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới được cấu thành bởi những yếu tố ngôn ngữ mang tính chất tuỳ chọn, nhưng thực chất cũng bị ràng buộc một cách chặt chẽ: từ cách xưng hô đến cách mở đầu, cách phát triển đề tài diễn ngôn, cho đến cách kết thúc cuộc thoại Những yếu tố này thuộc đặc trưng mang tính dân tộc, thể hiện thói quen tiềm tàng trong cách nghĩ, trong tập tục đời sống văn hoá của cộng đồng suốt chiều dài lịch sử
Một trong những điểm nổi bật khác tạo nên sự khác biệt lớn giữa nói và viết đó là bản chất nhất thời, tức là bản chất không cố định được trong không gian của ngôn ngữ nói Có thể thấy rằng người nghe phải xử lý nguồn thông tin mà họ nghe được bằng cách ghi nhớ, tóm tắt nội dung được trình bày hơn là tập trung ghi nhớ từng chữ từng lời Họ phải lưu ý để nhận biết phần ý mà người nói muốn truyền đạt, hơn là phần lời đã được nói ra Một mặt, tính nhất thời là điểm thuận lợi đối với người nói khi cần chuyển hướng đề tài sửa chữa các phát ngôn, hoặc thậm chí phủ định lời nói đã được nói ra Mặt khác, bản chất nhất thời khiến lời nói miệng chỉ có hiệu lực tức thời và có thể gây ra những khó khăn nhất định khi người nghe chỉ dựa trên những “hợp đồng miệng” nhất là trong giao dịch mua bán, trong những mối quan hệ tình cảm, …vv…
Trang 131.1.1.2 Tính trực tiếp
Khi người nói quyết định nói điều gì thì cũng là lúc người ấy phát đi các tín hiệu ngôn ngữ bằng một chuỗi âm thanh Đồng thời người nghe cũng lập tức tiếp nhận và giải mã các tín hiệu âm thanh ấy Khác với giao tiếp bằng chữ viết, trong giao tiếp bằng lời nói người nghe có cơ hội để hỏi lại và có thể được giải thích ngay tại chỗ Điều này cũng có đóng góp đáng kể đến mức độ thành công trong việc truyền đạt và nhận hiểu nội dung giao tiếp
Giao tiếp bằng ngôn ngữ nói khó có thể đạt hiệu quả nếu giữa hai phía đối thoại không có hiểu biết chung, hoặc giả định chung về nhau Điều này cũng có nghĩa là trong những tình huống giao tiếp mặt đối mặt, các bên tham gia hội thoại có được những thuận lợi nhất định như biết được khi nào nên nói hay nên dừng, đều nhận thức được về môi trường vật lý xung quanh, về các mối quan hệ xã hội và văn hoá giữa họ với nhau và do đó có thể điều chỉnh được tác động của những điều họ nói ra đối với người nghe
Tóm lại, nhờ vào tính chất trực tiếp của tình huống giao tiếp cụ thể mà người nói có thể tạo ra những phát ngôn để người nghe có thể hiểu được một cách dễ dàng Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ viết, người đọc chỉ có thể có thêm các tín hiệu ngoài văn bản như tranh ảnh, sơ đồ (nếu có), chữ viết tay hoặc hình thức của chữ in, hoặc xuất xứ của văn bản (từ sách, tạp chí,…vv ) Trong khi đó, người nghe với tư cách là người thụ ngôn hoàn toàn có thể dựa vào nét mặt, ánh mắt, cử chỉ cũng như giọng điệu của người nói để hiểu đúng ý định chức năng mà người nói muốn thể hiện Nhờ có thể quan sát trực tiếp trong giao tiếp mặt đối mặt mà hai phía người nói và người nghe có thể cùng thương lượng nghĩa, thậm chí họ có thể sửa chữa kịp thời để làm tăng hoặc giảm tác động phát ngôn đối với bên còn lại, điều mà người viết trong những điều kiện thông thường khó có thể thực hiện được
Trang 141.1.1.3 Tính không gọt giũa
Ngay cả người nói ngôn ngữ thứ nhất đôi khi cũng có một số khó khăn do phải tổ chức các phát ngôn trong một thời gian tương đối ngắn Các lỗi thường gặp khi nói là: những lỗi về từ ngữ, cú pháp, việc bỏ lửng những ý định mình định nói lúc đầu hoặc quên đi phần mình vừa phát biểu xong và lặp lại cùng một ý
Trong tương tác mặt đối mặt, người phát ngôn tổ chức lời nói của mình một cách nhanh chóng Do thời gian cho phép để vừa tổ chức phát ngôn, vừa thao tác để sản sinh phát ngôn bị hạn chế, và do người nói và người nghe thường có những hiểu biết chung nên người nói thường không nói hết và nhường phần tham chiếu lại cho người nghe Sự thiếu hụt về thời gian nêu trên được đền bù bằng cách người nói có điều kiện để vừa suy nghĩ vừa diễn tả ngay những hình ảnh, ý nghĩ trong đầu thành những sản phẩm lời nói có tính tự phát Kết quả là những sản phẩm nói tức thời thường ít trau chuốt và không hoàn chỉnh (theo cách đánh giá đối với văn bản viết), bởi vì một người bình thường khó có thể làm cả hai việc một lúc là vừa nói tự nhiên vừa nói trau chuốt được
Tính không gọt giũa của ngôn ngữ nói được thể hiện ở những nét đặc thù mà người viết có xu hướng loại bỏ khi tạo lập diễn ngôn viết
Trong ngôn ngữ nói tiếng Việt, thường sử dụng rất nhiều trợ từ tình thái
như: à, á, đấy, ứ, ừ, chớ, nhớ, nhá, nhỉ…v.v ; các trợ từ nhấn mạnh: chính,
cái, cóc, đích, mới, hẳn…vv Một mặt, trợ từ là cái thêm vào, là bộ phận lời
nói có thể bị lược bỏ khi văn bản được trình bày lại ở dạng viết Mặt khác, trợ từ là phương tiện ngôn ngữ có tầm quan trọng đặc biệt Trợ từ tiếng Việt vừa là những từ công cụ chuyển tải một số ý nghĩa ngữ pháp nhất định, vừa góp phần diễn đạt tư tưởng, tình cảm một cách tinh tế, nhẹ nhàng Ngoài ra trợ từ còn có chức năng “đánh dấu” (hoặc làm đầy) văn bản nói Trợ từ là những yếu tố làm cho ngôn ngữ nói không bao giờ bị đồng nhất với ngôn ngữ viết
Trang 15Có ý kiến cho rằng chính những yếu tố dư này là những yếu tố làm cho ngôn ngữ nói luôn biến đổi một cách sinh động, mới mẻ và truyền cảm
Có thể nói rằng sự phong phú, đa dạng của trợ từ tình thái xuất phát từ đặc thù ngữ âm của tiếng Việt và sự phân biệt nghĩa rất tinh tế trong cảm quan ngôn ngữ của người bản ngữ
Ngoài ra, cũng như hầu hết các ngôn ngữ khác, “tính thô” trong văn nói tiếng Việt cũng được thể hiện ở những chỗ ngắt quãng trong lời nói, chỗ ngập ngừng lúc bắt đầu, những từ ngữ thiếu chính xác, những
từ ngữ có ý nghĩa chung chung không cụ thể như: Hổng chừng, đại khái như,
kiểu như, đại thể là, phải không nào; và ở những điệp từ, điệp ngữ không có
chủ ý
1.1.2 Ngôn ngữ viết
Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết không chỉ khác nhau ở hình thức tồn tại trong môi trường vật lý (âm thanh – chữ viết), mà còn ở cách chúng tái hiện thực tại khách quan Ngôn ngữ viết trình bày sự vật và hiện tượng dưới dạng những sản phẩm hoàn chỉnh hơn là những quá trình Trong khi ngôn ngữ nói xác định lĩnh vực sáng tạo chủ yếu của nó là những quá trình, những hình ảnh sinh động của hiện thực khách quan, thì ngôn ngữ viết được dàn trải trên trang giấy hoặc màn ảnh, màn hình
Ngoài những đặc điểm chung có thể quan sát được ở cả hai biến thể nói và viết, ngôn ngữ viết còn thể hiện những điểm khác biệt chính như sau:
1.1.2.1 Tính hoàn chỉnh và tính cố định
Tính cố định được trong không gian là một trong những ưu thế của hệ thống chữ viết Bản chất cố định này cho phép các thế hệ sau nghiên cứu văn bản từ các thế hệ trước một cách thấu đáo và xem xét các ý tưởng hoặc bình phẩm về các mối quan hệ bên trong và bên ngoài văn bản một cách dễ dàng
Trang 16Ngoài ra việc lưu trữ thông tin bằng chữ viết cho phép con người phát triển cách nhìn phê phán đối với kiến thức và những tư tưởng của các xã hội trước và do đó giúp xã hội không ngừng phát triển Và cũng chính nhờ đặc trưng tĩnh trạng này mà việc nghiên cứu ngôn ngữ viết có nhiều thuận lợi hơn, và do đó đã đạt được những thành tựu có tính tiên phong so với việc nghiên cứu ngôn ngữ nói
Ngôn ngữ viết đòi hỏi sự thống nhất về chuẩn mực chính tả cũng như những quy tắc về cách viết, cách trình bày văn bản Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng kể từ khi hệ thống chữ viết đảm nhận các chức năng xã hội của mình, nó có xu hướng tạo ra sự nhất quán trong hệ thống để thuận tiện cho việc sử dụng, và bởi vì sự tiến hóa của hệ thống chữ viết luôn gắn liền với các quá trình chuẩn hóa Ý kiến sau đây góp phần giải thích vì sao ngôn ngữ viết có được ưu thế vượt trội với tư cách là một hệ thống hoàn chỉnh như đã nhắc đến ở trên:
“Ngày xưa, trong truyền thống ngữ văn học thì văn bản là đối tượng nghiên cứu và lời nói, tức là ngôn ngữ nói, không thể coi là có giá trị để nghiên cứu như ngôn ngữ viết được Quan niệm ấy có lý do: Ngôn ngữ viết tức là ngôn ngữ đã thành văn chương, thành những tác phẩm biểu hiện cái hay, cái đẹp, cái tinh hoa đã có giá trị định hình của một ngôn ngữ; ngôn ngữ nói thì biến động, cho nên rất dễ trở thành “pha tạp”, “hư hỏng” Vì thế trước đây, sự chuẩn mực hóa cũng dựa trên ngôn ngữ viết để quy định cái đúng, cái sai Như vậy mặt chữ có ưu thế hơn hẳn mặt âm Vả lại trong đời sống trước đây thì ở đâu sách cũng là công cụ chủ yếu của sự truyền đạt tư tưởng văn hóa Vai trò quan trọng như vậy của sách cũng là vai trò quan trọng của mặt chữ” [23 ]
Các sản phẩm bằng ngôn ngữ viết tồn tại lâu bền và cố định hơn các sản phẩm lời nói, do đó chúng phù hợp hơn để lưu giữ các sự kiện thông tin Người Việt ta xưa đã nhận thức rõ về tính nhất thời và không cố định được
Trang 17của ngôn ngữ nói (lời nói gió bay) Từ trước đến nay, tất cả các loại giấy tờ quan trọng như văn bản pháp lý, giấy chứng nhận, bằng cấp, thư từ giao dịch đều phải ghi lại bằng văn bản viết Đó chính là bằng chứng về tính ưu việt và tính đặc thù của ngôn ngữ viết mà lời nói miệng không thể thay thế được
1.1.2.2 Tính không đối mặt và tính vững bền
Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết không chỉ khác nhau ở hoàn cảnh và phương thức tạo lập văn bản của người phát ngôn, mà còn khác nhau về các yêu cầu mà chúng đòi hỏi đối với người thụ ngôn Trước hết, ngôn ngữ viết không theo nguyên tắc “ở đây” và “bây giờ” Điều này cũng góp phần tạo ra những ý nghĩa khác biệt của giao tiếp bằng chữ viết
Khi phát triển ngôn từ, hiển nhiên rằng con người đã biết kết hợp với một số kiểu âm thanh thường xuất hiện trong tự nhiên, với những tiếng kêu do cảm xúc, biết dùng điệu bộ để diễn tả kèm theo lời nói của họ Về sau này, khi xã hội loài người phát triển đến một độ nhất định, con người không chỉ sử dụng ngôn ngữ âm thanh để thể hiện những mối quan hệ tâm lý, tình cảm, những đòi hỏi thiết yếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, mà còn có nhu cầu truyền đạt kiến thức, kỹ năng, thông tin giữa họ với nhau và với các thế hệ sau Cuối cùng chữ viết xuất hiện cùng với sự phát triển của các hệ thống dấu hiệu và văn tự của ngôn ngữ viết và cùng với sự chuyển tiếp từ nói sang viết, chữ viết đã trở thành phương tiện hữu hiệu để chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm Trong suốt tiến trình phát triển của xã hội loài người, cũng chính nhờ vào việc ghi chép, lưu trữ thông tin bằng chữ viết mà thế hệ đi sau có thể biết được những kinh nghiệm mà các bậc tiền bối của mình đã trải qua và muốn truyền đạt lại cho họ Việc ghi chép bằng ngôn ngữ viết giúp con người lưu trữ những tư tưởng, những kiến thức lâu bền và chính xác Do bản chất của giao tiếp là một chiều và không trực tiếp nên người viết có thể tiến hành giao tiếp với những người ở cách xa cả về không gian và thời gian
Trang 18Trong những điều kiện thông thường, khi viết, tác giả thường bị tách biệt khỏi người đọc trong môi trường làm việc của mình Do không có điều kiện tương tác trực tiếp với người đọc, do không chịu sức ép về mặt thời gian, về tâm lí mà người viết có điều kiện tổ chức các cấu trúc dày đặc thông tin, điều mà người nói khó thực hiện trong điều kiện tiếp xúc trực tiếp và không được chuẩn bị trước
1.1.2.3 Tính gọt giũa
Khi sử dụng ngôn ngữ viết, người tạo lập văn bản có đầy đủ điều kiện để chủ động tổ chức sắp xếp thông tin, thực hiện các kiểu quan hệ nghĩa - logic giữa các câu theo một trình tự mong muốn Khác với việc sử dụng lời nói miệng, trong đó người nói dành nhiều thời gian để lựa chọn các chiến lược giao tiếp và lựa chọn từ ngữ và mặt âm thanh của ngôn ngữ, người viết thường chú ý nhiều hơn đến việc tổ chức các phương tiện ngôn ngữ sao cho việc diễn đạt được tốt nhất Tính gọt giũa của ngôn ngữ viết được thể hiện ở việc kết hợp các phương tiện ngôn từ một cách công phu và sáng tạo để tạo ra những tác phẩm có giá trị về tư tưởng, nghệ thuật
Ngoài việc sắp xếp, tổ chức các phát ngôn theo một trật tự cú pháp hợp lí để văn bản viết trở nên hoàn chỉnh và có thể hiểu được, tính gọt giũa của ngôn ngữ viết cũng được thể hiện ở việc lựa chọn ngôn từ phù hợp nhất với nội dung cần biểu đạt để tạo nên xúc cảm thẩm mỹ cao nhất ở người đọc
1.1.3 Những khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Nghiên cứu của nhiều tác giả đã chỉ ra rằng có sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Theo P.M.Clanay, sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết có nguồn gốc từ những nhu cầu nhận thức và xã hội khác nhau trong những cảnh huống riêng biệt khi nói hoặc khi viết
Tác giả W.L.Chafe lại nghiên cứu sự khác nhau trong các quá trình tạo lập văn bản viết và văn bản nói đã dẫn đến các kết quả khác biệt trong
Trang 19các sản phẩm lời nói (lời nói và chữ viết) như thế nào Ông chú ý đến hai khía cạnh chính:
1 Nói thì nhanh hơn viết (và chậm hơn đọc);
2 Người nói tương tác trực tiếp với người nghe, còn người viết thì không
Chafe tìm thấy các cấu trúc ngôn ngữ khác nhau giữa ngôn ngữ hội thoại hàng ngày với văn xuôi có tính học thuật trong ngôn ngữ của cùng đối tượng nghiên cứu Tác giả cũng thấy rằng các cứ liệu của ngôn ngữ nói mà ông thu thập được thường bị ngắt quãng do nhịp độ nhanh của ngôn ngữ nói Trong khi đó các cứ liệu của ngôn ngữ viết thì được tổ chức chặt chẽ hơn Chafe chứng minh rằng ngôn ngữ viết có khuynh hướng không lệ thuộc bởi tương tác trực tiếp giữa người viết và người đọc nhờ việc sử dụng các cấu trúc bị động và danh hóa Trái lại, trong ngôn ngữ nói có thể tìm thấy nhiều cách thể hiện tương tác liên cá nhân giữa người nói và người nghe bao gồm các quy chiếu về người nói và các quá trình tạo lập văn bản của người nói, các phương tiện tổ chức thông tin, việc sử dụng các tiểu từ để nhấn mạnh, và các lời dẫn trực tiếp
Nói đến sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết không thể không nhắc đến các ý kiến của nhà nghiên cứu M.K.Hallyday Ông cho rằng sự khác biệt này không nằm trong bản thân hệ thống ngôn ngữ mà là ở phương tiện diễn đạt, ở ngữ cảnh và ở cách tổ chức kinh nghiệm Cụ thể là: ngôn ngữ viết không thu được vào trong mình những ý nghĩa tiềm tàng của lời nói miệng, đó là những đóng góp có ngôn điệu và các phương tiện kèm ngôn ngữ Còn ngôn ngữ nói thì lại không chỉ ra được đường biên giới của câu và của đoạn văn
Theo Halliday, trong ngôn ngữ luôn có những biến thể Các biến thể này gồm có biến thể có tính chất xã hội, tức là phương ngữ, và các biến thể thuộc về chức năng ngôn ngữ, tức là ngữ vực Biến thể thuộc về chức năng là
Trang 20cái làm cho ngôn ngữ nói và viết không bao giờ bị đồng nhất Trong khi phương ngữ là cái mà người nói sử dụng như một thói quen ngôn ngữ, và được xác định tùy vào người nói là ai, thì biến thể chức năng của ngôn ngữ được sử dụng là cái mà người nói thực sự nói ra (hoặc viết ra) lúc đó
Với quan điểm: “Nói và viết không chỉ đơn thuần là những cách thức để làm những việc như nhau Nói đúng đúng hơn, chúng là những cách thức để làm những việc khác nhau” [ 2, tr.42], Halliday đã di đến kết luận rằng hai hình thức ngôn ngữ này khai thác những đặc điểm khác nhau của cùng một hệ thống ngôn ngữ, và cả hai đều đạt được những thế mạnh khác nhau
1.1.4 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói và viết
Tuy có nhiều ý kiến không thống nhất về vấn đề sự khác biệt có tính cấu trúc giữa ngôn ngữ nói và viết, song cũng không ít tác giả nhận ra mối liên hệ chặt chẽ giữa hai biến thể có tính chức năng (nói và viết) của cùng hệ thống ngôn ngữ Halliday, một nhà nghiên cứu đã tìm ra rất nhiều điểm khác biệt giữa ngôn ngữ nói và viết, cũng đã thừa nhận rằng: nói và viết đều là “sự nói ra những cái như nhau” (nói miệng và viết là hai cách khác nhau của việc nói ra).[2, tr.38]
Theo tác giả A.N.Morohovski, đối với những ngôn ngữ phát triển chẳng mấy ai còn đơn giản nghĩ rằng viết chẳng qua là ghi lại lời nói miệng Ở đấy, chữ viết với hệ thống kí tự khác hẳn về chất liệu – chất liệu đồ hình khác với chất liệu âm thanh – thời gian của lời miệng – đã có đời sống riêng của mình ở những khu vực nhất định trong hệ thống của mình (như hệ thống dấu câu, quy tắc viết hoa, viết xuống dòng…) và do đó lời viết vừa chịu tác động của lời miệng vừa tác động trở lại lời miệng, hai bên dựa vào nhau và nâng đỡ giúp ngôn ngữ phát triển lên hơn nữa
Những khảo sát của các tác giả khác cũng chỉ ra rằng những cái được cho là có liên quan đến phương thức nói có thể tìm thấy trong diễn ngôn theo
Trang 21phương thức viết và ngược lại G.M.Green đã có nhận xét rằng, những đặc trưng thường được gán cho là của văn bản viết với phong cách ngôn ngữ văn hóa gọt giũa cũng được tìm thấy trong cả hai ngữ cảnh nói và viết
Không có lí do gì để cho rằng ngôn ngữ viết hiện nay chỉ đơn thuần là ngôn ngữ nói được ghi chép lại Kể từ bước đầu phát triển, ngôn ngữ viết đã xây dựng cho mình một hệ thống hoàn chỉnh, và hệ thống này liên tục được bổ sung bởi các hiện tượng của ngôn ngữ nói Ngược lại, ngôn ngữ viết cũng có sự tác động tích cực ngược trở lại đối với ngôn ngữ nói, như nâng cao địa vị của ngôn ngữ nói theo các chuẩn mực của mình Trong một nghiên cứu khác, tác giả D Biber cho rằng năng lực ngôn ngữ có liên quan đến cấu trúc ngôn ngữ của các phát ngôn “đúng ngữ pháp”; còn năng lực giao tiếp thì có quan hệ với hình thức và việc sử dụng của cả hai phương thức nói và viết Trong cơ cấu này, không nhất thiết phải xem nói hay viết là dạng nguyên cấp, là cái chủ đạo và loại bỏ cái còn lại Cũng theo Biber, cả nói và viết cần được đầu tư nghiên cứu và việc phân tích đối chiếu về mặt ngôn ngữ của cả hai phương thức trở thành một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt Cách nhìn tiến bộ của Biber đã góp phần đem lại một hướng đi đúng đắn cho những nghiên cứu về ngôn ngữ nói và viết
Xét cho cùng, “Nói miệng và viết là hai cách khác nhau của việc nói ra” Nói và viết là hai dạng tồn tại của một ngôn ngữ, trong đó dạng nói là dạng nguyên cấp, dạng viết là dạng thứ cấp, là cái xuất hiện về sau Trong quá trình phát triển, chữ viết đã dần dần hình thành cho mình một hệ thống riêng có phần khác biệt so với ngôn ngữ nói và ảnh hưởng tích cực đến dạng nói, nâng ngôn ngữ nói cao dần trên cái thang của văn hóa ngôn ngữ Mặt khác, ngôn ngữ nói vẫn sống động và phát triển, là nguồn sinh lực dồi dào cung cấp “năng lượng” sống và sáng tạo của nhân dân cho ngôn ngữ viết
Trang 22Như vậy, tuy có nhiều ý kiến thống nhất về sự khác biệt có tính cấu trúc giữa ngôn ngữ nói và viết, cũng không ít tác giả nhận ra mối liên hệ chặt chẽ giữa hai biến thể có tính chức năng (nói và viết) của cùng hệ thống ngôn ngữ Nhiều khảo sát về mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết đã chỉ ra rằng những cái được cho là có liên quan đến phương thức nói có thể tìm thấy trong diễn ngôn theo phương thức viết và ngược lại Những đặc trưng thường được gán cho là của văn bản viết với phong cách ngôn ngữ văn hóa gọt giũa cũng được tìm thấy trong cả hai ngữ cảnh nói và viết
Không có lí do gì để cho rằng ngôn ngữ viết hiện nay chỉ đơn thuần là ngôn ngữ nói được ghi chép lại Kể từ bước đầu phát triển, ngôn ngữ viết đã xây dựng cho mình một hệ thống hoàn chỉnh và hệ thống này liên tục được bổ sung bởi các hiện tượng của ngôn ngữ nói Đồng thời ngôn ngữ viết cũng có tác động tích cực đối với ngôn ngữ nói, ví dụ như nâng cao địa vị của ngôn ngữ nói theo các chuẩn mực của mình Không có chữ viết thì các khái niệm khoa học không thể được hiện thực hóa theo tư duy logic tuyến tính và chúng ta có thể không biết suy nghĩ một cách logic và có thể đã trở lại với thời kỳ mông muội sơ khai
Nếu chúng ta thừa nhận – và có cơ sở để thừa nhận như vậy – rằng ngôn ngữ viết phản ánh rõ nét hơn tính hệ thống của ngôn ngữ, còn ngôn ngữ nói phản ánh rõ nét hơn sự hoạt động của ngôn ngữ trong tương tác (nói như thế không có nghĩa là ngôn ngữ nói có cấu trúc kém hơn ngôn ngữ viết), thì mối quan hệ giữa chúng có thể thấy rõ trong cách nói của F.de Sausure: “…về phương diện lịch sử, sự kiện của lời nói bao giờ cũng đi trước” Và ngày nay, không mấy ai còn giản đơn nghĩ rằng viết chẳng qua là ghi lại lời nói miệng Ở đấy, chữ viết với hệ thống ký tự khác hẳn về chất liệu – chất liệu đồ hình – không gian – khác với chất liệu âm thanh – thời gian của lời nói miệng – đã có đời sống riêng của mình ở những khu
Trang 23vực nhất định trong hệ thống của mình (như hệ thống dấu câu, quy tắc viết hoa, viết xuống dòng vv ) và do đó chữ viết vừa chịu tác động của lời miệng vừa tác động trở lại lời miệng, hai bên dựa vào nhau và nâng đỡ nhau, giúp ngôn ngữ phát triển
Ở Việt Nam, liên quan đến những khảo sát về ngôn ngữ nói và viết thuộc lĩnh vực phong cách học tiếng Việt có thể kể đến những đóng góp to lớn của các tác giả như Cù Đình Tú, Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa,…với sự phân biệt giữa các nhóm phong cách chức năng (phong cách khẩu ngữ và các phong cách ngôn ngữ văn hóa gọt giũa) tồn tại ở hai dạng thức (dạng nói và dạng viết)
Trong “Văn bản và liên kết trong tiếng Việt”, tác giả đã trình bày vấn đề phân biệt ngôn ngữ nói và viết dưới dạng thức: hình thức thứ nhất là hình thức cụ thể, trực quan đối lập với hình thức thứ hai là hình thức khái quát Hình thức cụ thể phân biệt ngôn ngữ nói theo nghĩa kép (ngôn ngữ âm thanh dùng trong hội thoại tự nhiên và ngôn ngữ viết bao gồm cả lời phát biểu trên cơ sở bài viết sẵn), còn hình thức khái quát thì phân biệt ngôn ngữ viết trong mọi lĩnh vực xã hội (trong mọi phong cách chức năng) Tác giả cũng cho rằng nói và viết là hai dạng tồn tại của ngôn ngữ, trong đó dạng nói là dạng nguyên cấp, dạng viết là dạng thứ cấp, là cái xuất hiện về sau Trong quá trình phát triển, chữ viết đã dần dần hình thành cho mình mộ hệ thống riêng có phần khác biệt so với ngôn ngữ nói và ảnh hưởng tích cực đến dạng nói, nâng ngôn ngữ nói cao dần trên từng bậc thang của văn hóa ngôn ngữ Mặt khác ngôn ngữ nói sống động và phát triền là nguồn sinh lực dồi dào cung cấp “năng lượng” sống và sáng tạo của nhân dân cho ngôn ngữ viết Nhận định này góp phần khẳng định một cách nhìn đúng đắn về vị trí, chức năng của ngôn ngữ nói và viết, tránh được xu hướng cực đoan chỉ đề cao ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết đã từng tồn tại một thời gian dài trong lịch sử
Trang 241.2 Giới thiệu cảnh huống ngôn ngữ của trường THPT Lương Thế Vinh
Như đã biết, ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết không chỉ tồn tại những điểm khác biệt mà giữa chúng còn có mối quan hệ mật thiết với nhau Ở luận văn này, chúng tôi đi tìm hiểu mối quan hệ ấy, cụ thể là những tác động của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh phổ thông ở một địa chỉ cụ thể, đó là trường trung học phổ thông Lương Thế Vinh, Thành phố Thái Nguyên
Trường Trung học phổ thông Lương Thế Vinh Từ khi ra đời đến nay đã trải qua mười năm xây dựng và trưởng thành Trường đóng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên Hiện nay trường có ba cơ sở đào tạo với hơn 600 học sinh trong đó số học sinh nam là 493 em ( chiếm tỉ lệ: 77,4% ), số học sinh nữ là 107 ( 22,6%) Về thành phần dân tộc, cũng như các trường trung học phổ thông khác của thành phố, các em chủ yếu là dân tộc Kinh (chiếm khoảng 96%), số còn lại là các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu (chiếm 4%) Đáng chú ý là số các em thuộc dân tộc khác đều sinh ra và lớn lên ở thành phố cho nên ảnh hưởng của ngôn ngữ dân tộc đối với tiếng Việt của các em là không còn Như vậy, 100% các em sử dụng tiếng Việt phương ngữ Bắc Bộ từ khi thơ ấu đến khi học tiếng Việt một cách có ý thức trong nhà trường phổ thông
Với đặc điểm của lứa tuổi trung học phổ thông, các em đại đa số đang ở độ tuổi 16, 17, 18 Đây là độ tuổi vị thành niên rất nhạy bén với cái mới, thích bắt chước những điều mới lạ Đặc điểm này vừa có mặt tốt lại vừa có mặt tiêu cực Với ngôn ngữ, các em dễ học theo và học rất nhanh cách nói, cách viết mà các em cho là độc đáo, gây được sự chú ý của người khác Đây chính là cơ hội để những yếu tố phi chuẩn mực xâm nhập vào trong cách viết, cách nói của học sinh Qua tìm hiểu chúng tôi cũng nhận thấy rằng, về gia đình của các em, phần lớn bố mẹ làm nghề buôn bán tự do nên không có thời gian và ý thức rèn luyện, phát triển ngôn ngữ cho con cái Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến năng lực ngôn ngữ của các em
Trang 25Về năng lực tiếng Việt của học sinh trong trường, qua quá trình giảng dạy các em chúng tôi thấy, phần đông các em sử dụng tiếng Việt khi nói và đặc biệt khi viết còn rất non yếu Có thể do đây là một trường dân lập, chất lượng đầu vào không cao, kiến thức tiếng Việt của các em ở lớp dưới bị hổng rất nặng nề Đây cũng là thực trạng chung của học sinh trung học phổ thông Sự yếu kém trong nói, viết tiếng Việt làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt cần lưu ý là do sự thiếu hiểu biết về những quy tắc chung của tiếng Việt chứ không phải do các em cố tình nói, viết như vậy Chính vì thế trong giáo dục ngôn ngữ, cần chú ý cung cấp những tri thức này cho các em
Về thái độ của học sinh đối với tiếng Việt, cấp học trung học phổ thông là cấp học mang tính hướng nghiệp cao, hầu hết học sinh đều đã có định hướng nghề nghiệp cho mình sau này Xu thế chung là các em thường chọn các ngành học như kinh tế, ngân hàng, tài chính, kế toán… cho nên học sinh chỉ chú trọng các môn liên quan đến khối thi của mình còn đối với môn văn cũng như tiếng Việt, các em thường không mấy hào hứng và chỉ học với mục đích để thi đỗ tốt nghiệp Điều này lí giải vì sao kết quả học tập của môn học này không cao
Đội ngũ giáo viên dạy ngữ văn của trường gồm 8 thầy cô giáo trong đó có 4 người là giáo viên thỉnh giảng Các thầy cô đều được đào tạo bài bản trong các trường sư phạm, đều rất yêu thích môn văn và nhiệt tình trong giảng dạy Tuy nhiên có thể nhận thấy do đặc thù của trường, đội ngũ giáo viên thỉnh giang thiếu sự quan tâm sát sao đối với học sinh (có thể do đây không phải là trường chính của họ) Điều này phần nào ảnh hưởng đến việc dạy – học tiếng Việt của học sinh
Tiểu kết
Chương 1 cho thấy sự khác biệt lớn giữa ngôn ngữ nói và viết, cũng như mối liên hệ không tách rời giữa hai mặt nói và viết Như đã phân tích ở trên, sự khác biệt giữa các sản phẩm nói và viết không chỉ giới hạn ở những
Trang 26khác biệt có tính hình thức (chất liệu âm thanh/chữ viết, dạng thức tồn tại, hoặc kênh giao tiếp), mà là những khác biệt thuộc về cấu trúc, về phong cách ngôn ngữ, đã được hình thành trong quá trình tạo lập diễn ngôn Trong quá trình tổ chức, sắp xếp các phát ngôn, thời gian là một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định
Tuy nhiên, trong nghiên cứu về ngôn ngữ nói và viết, không thể tuyệt đối hóa những khác biệt có tính chất ước định này, bởi vì nói và viết không tạo nên một thế lưỡng phân rạch ròi Những đặc điểm được cho là tiêu biểu của ngôn ngữ viết không có nghĩa là không gặp lại trong ngôn ngữ hội thoại, đời thường Và ngược lại, cũng có thể tìm thấy những yếu tố của phong cách ngôn ngữ hội thoại trong các văn bản nghệ thuật, văn bản báo chí…vv Điều quan trọng đối với việc nghiên cứu ngôn ngữ nói và viết là chấp nhận cả nói và viết chỉ là những biến thể chức năng của một hệ thống ngôn ngữ, tận dụng những nét khác biệt của cùng một hệ thống ngôn ngữ để biểu đạt những nội dung ngữ nghĩa khác nhau, và nhờ đó có những thế mạnh khác nhau vốn có trong bản chất của mỗi kiểu
Trang 27Chương 2
KHẢO SÁT NĂNG LỰC VIẾT TIẾNG VIỆT
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LƯƠNG THẾ VINH DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA NGÔN NGỮ NÓI
2.1 Khái niệm về năng lực ngôn ngữ
2.1.1 Năng lực ngôn ngữ
Khái niệm “năng lực ngôn ngữ” (hay “ngữ năng”) được Chomsky dùng để chỉ cái ngôn ngữ - hệ thống lưu trữ trong đầu của những cá nhân được cho là biết, hoặc có năng lực với cái ngôn ngữ đang xét Năng lực ngôn ngữ hiểu theo nghĩa này luôn là năng lực đối với một ngôn ngữ cụ thể Những người bản ngữ thường có được nó ngay từ hồi thơ ấu và nó được lưu trữ trong não các thành viên của cộng đồng ngôn ngữ cụ thể
Quan niệm con người sinh ra đã có năng lực nắm vững tiếng mẹ đẻ của ngữ pháp học tạo sinh đã đưa đến vấn đề là, có phải chăng vì thế mà trẻ em trước khi tiếp thu giáo dục chính quy đã có thể nói được những câu hoàn chỉnh? và phải chăng cũng vì thế mà con người ta không học ngữ pháp nhưng vẫn có thể nói được cấu trúc của câu này là đúng, câu kia là sai Giải thích điều này, ngữ pháp học tạo sinh cho rằng, đứa trẻ khi được sinh ra trong môi trường tiếng mẹ đẻ thì trong “tâm linh” của chúng dần dần hình thành một số các quy tắc ngữ pháp cơ bản Vì thế mà một số nhà ngôn ngữ còn gọi năng lực ngôn ngữ là năng lực ngữ pháp
Thế giới ngôn ngữ của con người được hình thành từ hai nửa: một nửa là năng lực ngôn ngữ (thuộc phạm trù tâm lí) và một nửa khác là sự vận dụng ngôn ngữ (thuộc phạm trù xã hội) Một người không chỉ cần phải có năng lực ngôn ngữ, không chỉ biết đặt câu như thế nào mà còn phải biết giao tiếp với người khác, phải biết lúc nào cần nói và lúc nào không cần nói, nói với ai, nói điều gì và nói như thế nào Trong thực tế giao tiếp, có trường hợp có những
Trang 28phát ngôn đúng ngữ pháp nhưng dường như là ít tác dụng về mặt giao tiếp (thậm chí là không có) Đây chính là sự hạn chế về năng lực giao tiếp của người giao tiếp Nói cách khác, con người muốn giao tiếp hiệu quả không những cần có năng lực ngôn ngữ mà còn phải có năng lực giao tiếp nữa
2.1.2 Năng lực giao tiếp
Năng lực giao tiếp của con người bao gồm năng lực nói và năng lực viết Chomky gọi năng lực giao tiếp là “ngữ thi” và ông quan niệm rằng “ngữ thi” biểu thị cái cách dùng ngôn ngữ - hệ thống
Dell Hymes hiểu năng lực giao tiếp là năng lực vận dụng ngôn ngữ để tiến hành giao tiếp xã hội Nội dung của khái niệm năng lực giao tiếp là sự kết hợp linh hoạt của ba tham tố gồm cấu trúc ngôn ngữ, vận dụng ngôn ngữ và đời sống xã hội
Con người có được năng lực giao tiếp là nhờ quá trình xã hội hoá Có thể nói xã hội hoá xuyên suốt cuộc đời của mỗi con người Bất cứ cá nhân nào muốn trở thành một thành viên của xã hội thì nhất thiết phải học các tri thức, kĩ năng, chuẩn mực mà xã hội có được nhờ sự tích luỹ theo thời gian Môi trường để học và tiếp thu cho con người là rất rộng: thông qua gia đình, nhà trường, nơi làm việc cũng như trong xã hội rộng lớn
Con ngưòi khi ở tuổi ấu thơ cùng một lúc học cả năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp Khi trẻ bắt đầu học nói cũng là lúc bắt đầu học luôn các quy tắc giao tiếp Chính sự tiếp thu và học hỏi trong một môi trường ngôn ngữ rộng lớn như vậy mà sẽ xảy ra tình trạng học sai cách sử dụng ngôn ngữ giao tiếp Chính vì thế mà con người trong quan hệ xã hội vừa học vừa tự điều chỉnh để hoàn thiện bản lĩnh về hành vi ngôn ngữ Và giáo dục là môi trường quan trọng sẽ giúp cho con người có được bản lĩnh cơ bản đó Năng lực giao tiếp được thể hiện ở hai phương diện: năng lực giao tiếp bằng lời nói và năng lực giao tiếp bằng chữ viết
Trang 29Vấn đề mà luận văn quan tâm là năng lực viết tiếng Việt của học sinh THPT Năng lực viết có thể được hiểu là năng lực vận dụng ngôn ngữ viết trong giao tiếp xã hội Năng lực viết thể hiện trong việc dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, tạo lập văn bản… của người viết
2.2 Khảo sát thực tế về ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh THPT Lương Thế Vinh
Đối tượng khảo sát: Những bài làm văn của học sinh
Phương pháp khảo sát: thống kê, phân loại theo những tiêu chí đã xác
định trước
Nội dung khảo sát:
Mục đích của đề tài là tập trung làm rõ đặc điểm ngôn ngữ viết của học sinh từ đó thấy được tác động của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của các em Vì vậy luận văn đi vào khảo sát những nội dung cụ thể như sau:
Về mặt chữ viết: khảo sát tình hình vi phạm các quy tắc hiện hành về chính tả và về chữ viết nói chung
Về mặt từ ngữ: khảo sát những lỗi dùng từ có liên quan đến ảnh hưởng của ngôn ngữ nói qua các bài văn
Về mặt ngữ pháp: khảo sát cấu trúc cú pháp thường dùng của học sinh, khảo sát độ dài câu, xem xét vấn đề liên kết, mạch lạc trong bài viết dưới tác động của ngôn ngữ nói
Kết quả khảo sát:
2.2.1 Về phương diện chữ viết
Khác với phương diện ngữ âm: có nhiều biến thể ở từng địa phương, những cách thức nhấn giọng đặc trưng theo vùng, miền; chữ viết tiếng Việt có xu hướng được trình bày theo chuẩn ngôn ngữ toàn dân mà phương ngữ Bắc là cơ sở Do đó đối với học sinh ở miền Bắc không có sự cách biệt lớn về phong cách ngôn ngữ nói và viết như ở các tỉnh miền Nam
Trang 30Có thể nói chữ viết và lời nói miệng có sự tác động qua lại với nhau Thông thường một cá nhân ra đời và phát triển khả năng giao tiếp bằng lời nói miệng từ một cộng đồng ngôn ngữ nhất định Có những thông lệ trong giao tiếp bằng lời nói đã đi vào nề nếp sinh hoạt của một vùng, tạo thành diện mạo văn hoá cộng đồng Trong những năm đầu đời, cá nhân tiếp thu ngôn ngữ (chủ yếu là ngôn ngữ nói) từ các thành viên trong gia đình, ở một địa phương cụ thể, do vậy ảnh hưởng của cách phát âm địa phương tới chữ viết là điều không thể tránh khỏi Tuy vậy, chữ viết vẫn phải hướng tới chuẩn mực ngôn ngữ chung của toàn xã hội
Ngôn ngữ viết mang tính xã hội cao hơn so với lời nói miệng và đi liền với nó luôn có những chuẩn mực Chuẩn mực này ngay từ khi mới bắt đầu đi học, học sinh đã được giáo viên hướng dẫn để có thể sử dụng tiếng Việt theo đúng chuẩn mực của nó Song trong thực tế sử dụng tiếng Việt, học sinh vẫn mắc rất nhiều lỗi về phương diện chữ viết Qua khảo sát tình hình sử dụng tiếng Việt của học sinh THPT Lương Thế Vinh, chúng tôi đã thống kê được những lỗi cơ bản về chữ viết như sau:
Vi phạm quy tắc chính tả
Có thể nói chính tả là một vấn đề có tính phổ quát đối với mọi thứ chữ viết ghi âm được dùng hiện nay trên thế giới Ở mỗi thứ chữ viết ghi âm, bao giờ cũng có vấn đề nên viết thế nào cho đúng chính tả Sở dĩ có tình trạng này là do trong ngôn ngữ luôn luôn có tình trạng không khớp nhau hoặc ít hoặc nhiều giữa âm và chữ Chữ viết ghi âm được đặt ra là để ghi lại ngôn ngữ âm thanh Nhưng ngôn ngữ âm thanh của con người luôn biến đổi theo thời gian, còn chữ viết lại có xu hướng bảo thủ Qua thời gian, sự khác biệt giữa âm và chữ tích tụ lại ngày càng nhiều gây khó khăn cho chính tả Bên cạnh đó, trong một đất nước thống nhất, dùng chung một ngôn ngữ thì bao giờ cũng tồn tại nhiều phương ngữ khác nhau, với những cách phát âm khác nhau dựa trên cơ sở một chính tả chung Điều này dẫn đến tình trạng có nhiều
Trang 31lỗi chính tả đặc trưng cho từng vùng Chẳng hạn chính tả phân biệt tr và ch, s và x… nhưng cách phát âm của nhiều địa phương Bắc Bộ không có sự phân biệt này, vì vậy rất dễ viết lẫn lộn các chữ này với nhau Trong bài văn của học sinh, các em thường mắc những lỗi chính tả như:
Hiện tượng lẫn lộn tr và ch là do trong cách phát âm, hai âm này không
được phân biệt rõ ràng với nhau Để khắc phục những lỗi như thế này, giáo
viên có thể hướng dẫn học sinh một số quy tắc nhỏ Chẳng hạn như: tr không
kết hợp với những vần bắt đầu bằng oa, oă, oe, ue (choai choai, loắt choắt, choèn choẹt…) Về ý nghĩa, những từ chỉ quan hệ gia đình thì được viết bằng
ch (cha, chú, cháu, chị, chồng, chắt…), những từ chỉ đồ dùng trong nhà (chạn,
chum, chén, chai, chăn, chiếu…) Những từ chỉ quan hệ ngữ pháp vị trí viết
bằng tr (trên, trong, trước…)
- Lẫn lộn s-x Ví dụ:
+ Tình cảm của tôi đối với bà không sao kể siết
+ Đăm San như một vị thần hoà bình luôn canh giữ và bảo vệ dân làng khỏi các thế lực sấu khác
+ Nghe tiếng trống canh dồn dập mà sót xa bẽ bàng
+Từ “dạt” cho thấy cánh bèo bị sô đẩy bị tác động gợi thân phận bơ vơ, tội nghiệp
Hiện tượng lẫn lộn x-s cũng có nguyên nhân từ cách phát âm không
phân biệt hai âm này với nhau Cách khắc phục có thể kể đến một số mẹo
như sau: S không kết hợp với các vần bắt đầu băng oa, oă, oe, uê (xuề xoà,
Trang 32xoay xở, xoen xoét…) Về nghĩa, tên thức ăn thường viết với x (xôi, xúc xích,lạp xường…), những từ chỉ hơi đi ra viết với x (xì, xỉu, xọp, xẹp…), những từ chỉ nghĩa sụp xuống viết với s (sụt, sụp, sẩy chann, kém sút…), những từ chỉ quan hệ ngữ pháp phần lớn đi với s (sự, sẽ, sắp, sao, sẵn,
song…)
- Lỗi do không phân biệt r-gi-d Ví dụ:
+ Anh ấy biết dất nhiều cách chơi hoa
+ Tôi sẽ mãi mãi ghi nhớ và không bao giờ quên được những gì mà bố giành cho tôi
+ Khi Đăm San đánh nhau với với Mtao Mxây, chàng thể hiện sự dũng cảm của mình, tỏ thái độ bình tĩnh, không giun sợ trước kẻ thù
+ Thơ mới xuất hiện như một giàn đồng ca đa sầu đa cảm
Đối với hiện tượng nhầm lẫn này, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh
cách phân biệt như sau: r và gi không kết hợp với những vần bắt đầu bằng oa, oă, uâ, oe, uê, uy Xét về nguồn gốc, không có từ Hán Việt đi với r; trong các từ Hán Việt: d đi với dấu ngã và nặng, gi đi với dấu hỏi và sắc
- Lỗi do không phân biệt l-n
Đây là lỗi phổ biến trong bài văn của học sinh Chúng tôi nhận thấy
rằng, những học sinh không phân biệt được l và n trong phát âm thì khi viết
các em cũng sẽ bị mắc những lỗi này Ví dụ:
+ Thời thơ ấu của tôi được lớn nên trong tình yêu thương của mẹ
+ Tôi lắm lấy bàn tay mẹ
+ đến triều Nguyễn, con đường ấy đã trở nên nỗi thời không còn đủ sức hấp dẫn nữa
+ “Tự tình” là tự bày tỏ tự dãi bày những tâm sự của nhà thơ
Hiện tượng lẫn lộn l và n là do lỗi chính tả phổ biến ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ Hiện tượng này xảy ra không phải do l và n không có trong
Trang 33cách phát âm mà chủ yếu là do có sự lẫn lộn về từ vựng, chữ đáng đọc là l thì lại đọc là n và ngược lại
Tóm lại, những lỗi chính tả thông thường như trên có nguyên nhân chủ yếu là do sự không khớp nhau giữa mặt âm và mặt chữ Rõ ràng ở đây có sự ảnh hưởng của cách phát âm đối với chữ viết Cách phát âm không phân biệt
giữa tr-ch, s-x… là một trong những nguyên nhân khiến học sinh mắc lỗi
chính tả như đã trình bày ở trên Vì vậy để khắc phục tình trạng này, đối với học sinh tiểu học, giáo viên phải phát âm đúng chính tả, cố gắng phát âm phân
biệt tr-ch, s-x…Tuy nhiên thay đổi thói quen phát âm là một chuyện đòi hỏi
rất nhiều thời gian và phần nào viển vông bởi trong tình hình thực tế nước ta hiện nay chưa có một cách phát âm nào có thể được coi là chuẩn
Vi phạm quy tắc viết hoa
Quy tắc viết hoa là một quy tắc cơ bản, thông thường nhất của tiếng Việt Ngay khi bước vào học chữ, học sinh đã được làm quen với quy tắc này Tuy nhiên trong các bài văn viết của học sinh, nhiều em viết hoa rất tuỳ tiện ( không viết hoa tên người, tên địa lý, đầu câu, đầu đoạn…)
2.2.2 Về phương diện từ vựng- ngữ nghĩa
Khi nói hay khi viết đều phải dùng từ Từ là đơn vị ngôn ngữ đã có sẵn, thuộc kho từ vựng của ngôn ngữ và tồn tại trong tiềm năng ngôn ngữ của mỗi người Nó là tài sản chung của xã hội Khi giao tiếp, mỗi người huy động vốn tài sản đó để tạo ra lời nói hoặc văn bản
Tiềm năng ngôn ngữ của mỗi người có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên hiệu quả của giao tiếp Trong đó sự phong phú hay nghèo nàn về vốn từ là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của giao tiếp
Ngôn ngữ viết do đặc thù phải hướng đến sự chuẩn mực của ngôn ngữ toàn dân cho nên về phương diện từ vựng, ngôn ngữ viết có những khác biệt nhất định so với ngôn ngữ nói Trong thực tiễn sử dụng ngôn ngữ của học
Trang 34sinh Trường THPT Lương Thế Vinh, chúng tôi thấy có rất nhiều hiện tượng lệch chuẩn
2.2.2.1 Dùng từ không đúng với âm thanh và hình thức cấu tạo
Từ là đơn vị có nhiều bình diện, trong đó không thể thiếu âm thanh và hình thức cấu tạo Âm thanh và hình thức cấu tạo là mặt vật chất, là cái biểu đạt Trong chữ viết của ta (chữ quốc ngữ) - thứ chữ theo nguyên tắc ghi âm, âm thanh và hình thức cấu tạo của từ được ghi lại bằng các chữ cái Cho nên khi viết văn bản, cần ghi lại đúng âm thanh và hình thức cấu tạo của từ được sử dụng Tuy nhiên trong thực tế, học sinh vẫn mắc lỗi này Ví dụ:
+ Trên đường đi tới trường, em đã suy nghĩ không biết ngôi trường này
thế nào nhỉ, có to không, lớp học như thế nào, quanh cảnh trong trường ra sao (quang cảnh)
+ Có một cái gì đó đã quấn hút em vào trường THPT Lương Thế Vinh
Sự không trùng khớp này có thể là nguyên nhân khiến học sinh nhầm lẫn như trong trường hợp nêu trên
2.2.2.2 Dùng từ sai phong cách
Mỗi phong cách ngôn ngữ của văn bản được sử dụng trong một phạm vi nhất định của cuộc sống xã hội và nhằm thực hiện một mục tiêu giao tiếp Do đó mỗi phong cách văn bản đòi hỏi và cho phép việc dùng những lớp từ,
Trang 35nhóm từ nhất định Có những từ dùng được trong mọi phong cách văn bản, nhưng có những từ chỉ thích hợp hoặc chỉ được dùng trong một phong cách ngôn ngữ nào đó Khi dùng từ trong văn bản, nếu không ý thức rõ về phong cách văn bản để dùng từ cho phù hợp thì sẽ mắc lỗi về phong cách Chẳng hạn những trường hợp sau:
+ Buổi đầu tiên bước vào trường THPT đã để lại cho em quá nhiều ấn tượng
+ Đăm San là một tù trưởng hết sức tài giỏi có thể mang no ấm cho dân làng của mình
+ Lần này khi bước vào cánh cổng cấp III, em có ấn tượng rất là sâu sắc
+ Không hiểu do đâu mà chúng tôi lại chơi thân với nhau, chắc tại hai thằng hợp nhau cũng nên
Những từ được gạch chân trong các trường hợp trên chỉ thích hợp dùng trong ngôn ngữ nói (ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày) Còn trong văn viết, những từ này bị coi là lỗi phong cách
Qua khảo sát những bài văn của học sinh, chúng tôi nhận thấy phần lớn các lỗi về phong cách là do các em đưa khẩu ngữ vào trong bài viết của mình Từ ngữ khẩu ngữ được dùng chủ yếu trong phong cách sinh hoạt hàng ngày Với đặc điểm là giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm cao, từ khẩu ngữ đáp ứng nhu cầu nói năng thân mật hàng ngày và bày tỏ trực tiếp thái độ của người nói đối với các vấn đề của đời sống Như vậy, khẩu ngữ là lớp từ ngữ đặc trưng cho ngôn ngữ nói
Tuy nhiên trong tiếng Việt, một ngôn ngữ mà phong cách ngôn ngữ gọt giũa hình thành muộn, thì từ khẩu ngữ trong một chừng mực nhất định được dùng trong cả ngôn ngữ viết Đối với ngôn ngữ viết, từ khẩu ngữ chỉ xuất hiện trong một số kiểu loại văn bản nhất định Ở đó, nó trở thành
Trang 36công cụ lợi hại và đắc lực để nhà văn có thể miêu tả, tái tạo được cuộc sống thực trong tác phẩm
Trong bài văn của học sinh, một dạng của ngôn ngữ viết điển hình thì việc đưa từ khẩu ngữ vào là không thể chấp nhận được, đó là lỗi phong cách Có những cách diễn đạt vốn chỉ thích hợp với phong cách sinh hoạt thường ngày học sinh lại đưa vào bài viết Cách viết này có xu hướng rời xa chuẩn mực, và có phần chịu tác động của thói quen nói năng hàng ngày Ví dụ:
+ Tình cảm của mẹ làm cho tôi cực kì cảm động, sau này dù có đi đâu về đâu, tôi cũng nhớ đến công ơn dạy dỗ của mẹ
+ Những lúc đó em không biết phải giải quyết như thế nào, nhiều lúc em tưởng chừng như bó tay
+ Đăm San hiện ra với hình ảnh một con người khoẻ mạnh, bắp chân chàng to vật vã, cả bắp đùi của chàng thì khỏi phải nói, sức của chàng to như sứccon voi đực
+ Tóm lại vẻ đẹp của Đăm San là không thể kể được là một người anh hùng, một tù trưởng giàu có, được mọi người quý trọng
2.2.2.3 Hiện tượng lặp từ, thừa từ
Ngôn ngữ nói trong những điều kiện của đối thoại liên tục và khẩn trương, để cho người nghe kịp theo dõi, kịp tiếp nhận, người nói thường dùng những yếu tố dư (trong đó có hình thức lặp từ) Ngược lại văn bản viết cần phải cô đọng vừa đủ về dung lượng Do đó trong việc dùng từ cần tránh hiện tượng thừa từ, lặp từ khi không cần thiết
+ Lúc đầu thì em cũng thấy hơi run sợ, nhưng sau đó em cảm thấy tự
tin hơn nhờ sự giúp đỡ của các bạn trong lớp
+ Cái buổi đầu tiên đi học đều gần như là mới lạ với em
+ Đăm San là người anh hùng kiên cường chống lại những cái tội ác mà kẻ thù gây ra
Trang 37+ Các thầy cô giáo thì rất vui vẻ đón các em học sinh
Những từ gạch chân trong các ví dụ trên ta thường thấy xuất hiện trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày Trong văn viết, sự xuất hiện những từ này là không được chấp nhận và thường bị cho là lỗi về mặt phong cách
2.2.2.4 Dùng từ sai nghĩa
Nội dung ý nghĩa là một bình diện của từ Nó là cái được biểu đạt của mỗi từ Do đó muốn đạt được hiệu quả trong giao tiếp, khi nói cũng như khi viết, phải dùng từ cho đúng với ý nghĩa của từ Điều này có nghĩa là: từ được dùng phải biểu hiện được chính xác nội dung cần thể hiện (ý nghĩa của từ phải phù hợp với nội dung định thể hiện) Mặt khác nghĩa của từ bao gồm cả thành phần nghĩa sự vật, cả thành phần nghĩa biểu thái (biểu hiện thái độ, tình cảm, cảm xúc của con người) Vì thế khi dùng từ cần phải đạt được yêu cầu vừa đúng về nghĩa sự vật, vừa đúng về nghĩa biểu thái, biểu cảm
Trong các bài văn của học sinh chúng tôi thấy có nhiều trường hợp sử dụng từ không chính xác với nội dung định thể hiện Chẳng hạn như các trường hợp sau:
+ Đối với tôi, hình ảnh mẹ xuất thân từ những điều hết sức đơn giản
+ Đăm San là một người anh hùng luôn thắng bại trước kẻ thù, với tư thế ung dung để lại cho chúng ta những kỉ niệm tốt về chàng
+ Khi mới vào trường, người đầu tiên em gặp là bác bảo vệ Bác rất hài hoà và làm việc rất nghiêm túc
+ Em bước vào ngôi trường với tiếng trống trường gióng giả, với những tiết học thật là nhộn nhịp
Ở trường hợp 1: “xuất thân” (chỉ: sinh ra, lớn lên, được đào tạo từ trong một gia đình, một xã hội nào đó) không phù hợp với nội dung mà người học sinh này muốn biểu đạt
Trang 38Trường hợp 2: Trong sử thi “Đăm San”, ngưòi anh hùng Đăm San luôn chiến thắng kẻ thù, có thất bại nhưng đấy không phải là điều mà sử thi muốn nhấn mạnh Cho nên việc học sinh dùng từ “thắng bại” ( chiến thắng và thất bại) là sai với tinh thần của sử thi này
Trường hợp 3: “hài hoà” theo Từ điển tiếng Việt giải thích: “có sự kết hợp giữa các yếu tố, các thành phần, gây được ấn tượng về cái đẹp, cái hoàn hảo” Đây là từ không dùng để chỉ tính cách con người Vì vậy với câu này, học sinh cần thay bằng từ “hiền hoà”
Tương tự, từ “nhộn nhịp” cũng là một từ sai, trong trường hợp này cần thay bằng từ “sôi nổi” để chỉ khí thế mạnh mẽ, hào hứng của lớp học mới chính xác
2.2.3 Về phương diện ngữ pháp
2.2.3.1 Cấu trúc cú pháp
Cấu trúc cú pháp hay kết cấu cú pháp được quan niệm là những mô hình tổ hợp có tính chất tự do theo những quy tắc nhất định giữa những đơn vị từ Những mô hình tổ hợp này mang tính xã hội, nằm trong ý thức của mỗi cá nhân để từ đó mà mỗi cá nhân hình thành nên những câu đơn và câu ghép có độ dài khác nhau Mối quan hệ giữa kết cấu cú pháp và các loại câu là mối quan hệ giữa cái trừu tượng và cái cụ thể, mối quan hệ giữa cái cơ sở bên trong và cái biểu hiện bên ngoài
So với ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết do không chịu sức ép về mặt thời gian nên có điều kiện để kết hợp ý tưởng thành các đơn vị có kết cấu bên trong phức tạp Do vậy, ngôn ngữ viết nhìn chung có khả năng được tích hợp cao hơn ngôn ngữ nói Thông thường, người viết có thể sử dụng các từ nối chính phụ để kết hợp các mệnh đề lại với nhau Trong sáng tác, các nhà văn có xu hướng tạo ra các văn bản có cấu trúc mệnh đề phức hợp với các mệnh đề chính “dày đặc” thông tin bằng cách hợp nhất nhiều mệnh đề thành phần với nhau