4. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Về phương diện chữ viết
Khác với phương diện ngữ âm: có nhiều biến thể ở từng địa phương, những cách thức nhấn giọng đặc trưng theo vùng, miền; chữ viết tiếng Việt có xu hướng được trình bày theo chuẩn ngôn ngữ toàn dân mà phương ngữ Bắc là cơ sở. Do đó đối với học sinh ở miền Bắc không có sự cách biệt lớn về phong cách ngôn ngữ nói và viết như ở các tỉnh miền Nam.
Có thể nói chữ viết và lời nói miệng có sự tác động qua lại với nhau. Thông thường một cá nhân ra đời và phát triển khả năng giao tiếp bằng lời nói miệng từ một cộng đồng ngôn ngữ nhất định. Có những thông lệ trong giao tiếp bằng lời nói đã đi vào nề nếp sinh hoạt của một vùng, tạo thành diện mạo văn hoá cộng đồng. Trong những năm đầu đời, cá nhân tiếp thu ngôn ngữ (chủ yếu là ngôn ngữ nói) từ các thành viên trong gia đình, ở một địa phương cụ thể, do vậy ảnh hưởng của cách phát âm địa phương tới chữ viết là điều không thể tránh khỏi. Tuy vậy, chữ viết vẫn phải hướng tới chuẩn mực ngôn ngữ chung của toàn xã hội.
Ngôn ngữ viết mang tính xã hội cao hơn so với lời nói miệng và đi liền với nó luôn có những chuẩn mực. Chuẩn mực này ngay từ khi mới bắt đầu đi học, học sinh đã được giáo viên hướng dẫn để có thể sử dụng tiếng Việt theo đúng chuẩn mực của nó. Song trong thực tế sử dụng tiếng Việt, học sinh vẫn mắc rất nhiều lỗi về phương diện chữ viết. Qua khảo sát tình hình sử dụng tiếng Việt của học sinh THPT Lương Thế Vinh, chúng tôi đã thống kê được những lỗi cơ bản về chữ viết như sau:
Vi phạm quy tắc chính tả
Có thể nói chính tả là một vấn đề có tính phổ quát đối với mọi thứ chữ viết ghi âm được dùng hiện nay trên thế giới. Ở mỗi thứ chữ viết ghi âm, bao giờ cũng có vấn đề nên viết thế nào cho đúng chính tả. Sở dĩ có tình trạng này là do trong ngôn ngữ luôn luôn có tình trạng không khớp nhau hoặc ít hoặc nhiều giữa âm và chữ. Chữ viết ghi âm được đặt ra là để ghi lại ngôn ngữ âm thanh. Nhưng ngôn ngữ âm thanh của con người luôn biến đổi theo thời gian, còn chữ viết lại có xu hướng bảo thủ. Qua thời gian, sự khác biệt giữa âm và chữ tích tụ lại ngày càng nhiều gây khó khăn cho chính tả. Bên cạnh đó, trong một đất nước thống nhất, dùng chung một ngôn ngữ thì bao giờ cũng tồn tại nhiều phương ngữ khác nhau, với những cách phát âm khác nhau dựa trên cơ sở một chính tả chung. Điều này dẫn đến tình trạng có nhiều
lỗi chính tả đặc trưng cho từng vùng. Chẳng hạn chính tả phân biệt tr và ch, s và x… nhưng cách phát âm của nhiều địa phương Bắc Bộ không có sự phân biệt này, vì vậy rất dễ viết lẫn lộn các chữ này với nhau. Trong bài văn của học sinh, các em thường mắc những lỗi chính tả như:
- Lẫn lộn tr-ch. Ví dụ:
+ Lúc dọn khu đất đó họ phải trặt đi cây mít mà anh tôi yêu thích. + Tôi chạy đến ôm trầm lấy bố tôi.
+ Đăm San là một người có ý trí và nghị lực + Tôi khao khát cháy bỏng một gia đình chọn vẹn
Hiện tượng lẫn lộn tr và ch là do trong cách phát âm, hai âm này không
được phân biệt rõ ràng với nhau. Để khắc phục những lỗi như thế này, giáo
viên có thể hướng dẫn học sinh một số quy tắc nhỏ. Chẳng hạn như: tr không
kết hợp với những vần bắt đầu bằng oa, oă, oe, ue (choai choai, loắt choắt, choèn choẹt…). Về ý nghĩa, những từ chỉ quan hệ gia đình thì được viết bằng
ch (cha, chú, cháu, chị, chồng, chắt…), những từ chỉ đồ dùng trong nhà (chạn,
chum, chén, chai, chăn, chiếu…). Những từ chỉ quan hệ ngữ pháp vị trí viết
bằng tr (trên, trong, trước…)
- Lẫn lộn s-x. Ví dụ:
+ Tình cảm của tôi đối với bà không sao kể siết
+ Đăm San như một vị thần hoà bình luôn canh giữ và bảo vệ dân làng khỏi các thế lực sấu khác.
+ Nghe tiếng trống canh dồn dập mà sót xa bẽ bàng
+Từ “dạt” cho thấy cánh bèo bị sô đẩy bị tác động gợi thân phận bơ vơ, tội nghiệp.
Hiện tượng lẫn lộn x-s cũng có nguyên nhân từ cách phát âm không
phân biệt hai âm này với nhau. Cách khắc phục có thể kể đến một số mẹo
xoay xở, xoen xoét…). Về nghĩa, tên thức ăn thường viết với x (xôi, xúc
xích,lạp xường…), những từ chỉ hơi đi ra viết với x (xì, xỉu, xọp, xẹp…),
những từ chỉ nghĩa sụp xuống viết với s (sụt, sụp, sẩy chann, kém sút…),
những từ chỉ quan hệ ngữ pháp phần lớn đi với s (sự, sẽ, sắp, sao, sẵn,
song…).
- Lỗi do không phân biệt r-gi-d. Ví dụ:
+ Anh ấy biết dất nhiều cách chơi hoa.
+ Tôi sẽ mãi mãi ghi nhớ và không bao giờ quên được những gì mà bố giành cho tôi
+ Khi Đăm San đánh nhau với với Mtao Mxây, chàng thể hiện sự dũng cảm của mình, tỏ thái độ bình tĩnh, không giun sợ trước kẻ thù.
+ Thơ mới xuất hiện như một giàn đồng ca đa sầu đa cảm
Đối với hiện tượng nhầm lẫn này, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh
cách phân biệt như sau: r và gi không kết hợp với những vần bắt đầu bằng oa,
oă, uâ, oe, uê, uy. Xét về nguồn gốc, không có từ Hán Việt đi với r; trong các
từ Hán Việt: d đi với dấu ngã và nặng, gi đi với dấu hỏi và sắc.
- Lỗi do không phân biệt l-n.
Đây là lỗi phổ biến trong bài văn của học sinh. Chúng tôi nhận thấy
rằng, những học sinh không phân biệt được l và n trong phát âm thì khi viết
các em cũng sẽ bị mắc những lỗi này. Ví dụ:
+ Thời thơ ấu của tôi được lớn nên trong tình yêu thương của mẹ
+ Tôi lắm lấy bàn tay mẹ.
+...đến triều Nguyễn, con đường ấy đã trở nên nỗi thời không còn đủ sức hấp dẫn nữa
+ “Tự tình” là tự bày tỏ tự dãi bày những tâm sự của nhà thơ
Hiện tượng lẫn lộn l và n là do lỗi chính tả phổ biến ở các tỉnh đồng
cách phát âm mà chủ yếu là do có sự lẫn lộn về từ vựng, chữ đáng đọc là l thì lại đọc là n và ngược lại.
Tóm lại, những lỗi chính tả thông thường như trên có nguyên nhân chủ yếu là do sự không khớp nhau giữa mặt âm và mặt chữ. Rõ ràng ở đây có sự ảnh hưởng của cách phát âm đối với chữ viết. Cách phát âm không phân biệt
giữa tr-ch, s-x… là một trong những nguyên nhân khiến học sinh mắc lỗi
chính tả như đã trình bày ở trên. Vì vậy để khắc phục tình trạng này, đối với học sinh tiểu học, giáo viên phải phát âm đúng chính tả, cố gắng phát âm phân
biệt tr-ch, s-x…Tuy nhiên thay đổi thói quen phát âm là một chuyện đòi hỏi
rất nhiều thời gian và phần nào viển vông bởi trong tình hình thực tế nước ta hiện nay chưa có một cách phát âm nào có thể được coi là chuẩn.
Vi phạm quy tắc viết hoa
Quy tắc viết hoa là một quy tắc cơ bản, thông thường nhất của tiếng Việt. Ngay khi bước vào học chữ, học sinh đã được làm quen với quy tắc này. Tuy nhiên trong các bài văn viết của học sinh, nhiều em viết hoa rất tuỳ tiện ( không viết hoa tên người, tên địa lý, đầu câu, đầu đoạn…)