mô hình kinh doanh trực tuyến, nâng cấp thông tin di động, kế toán tiền lương, nâng cao chất lượng tiệc cưới, quản trị nghiệp vụ lễ tân, kế toán tập hợp chi phí
LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện chuyên đề tốt nghiệp, em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Ths. Nguyễn Bình Minh cùng sự nhiệt tình giúp đỡ của giám đốc và toàn thể nhân viên Công ty cổ phần công nghệ thông tin Thái An. Qua đây, em xin chân thành cảm ơn nhà trường, quý thầy cô đã tạo mọi điều kiện cho em tham gia học tập, rèn luyện, trao dồi kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức thực tế cuộc sống trong suốt 4 năm học. Và đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ths. Nguyễn Bình Minh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Đồng thời em cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến ban giám đốc và toàn thể nhân viên công ty cổ phần công nghệ thông tin Thái An, đặc biệt là Ông Hồ Ngọc Quý, giám đốc của công ty đã tiếp nhận và tạo cho em môi trường làm việc chuyên nghiệp, giúp em có điều kiện nắm bắt tổng quát chung về tình hình hoạt động của công ty và hoàn thành được bài chuyên đề tốt nghiệp của mình. Mặc dù đã cố gắng hoàn thành chuyên đề trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong Thầy, Cô giáo, ban lãnh đạo công ty tận tình chỉ bảo để chuyên đề của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện: Hồ Nghĩa Ngọc – Lớp K43I2 1 TÓM LƯỢC Ðề tài “Phát triển mô hình kinh doanh trực tuyến mặt hàng công nghệ tại Công ty cổ phần công nghệ thông tin Thái An” được nghiên cứu nhằm giải quyết những đòi hỏi chủ quan và khách quan cần đặt ra đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng công nghệ của Công ty cổ phần công nghệ thông tin Thái An. Dựa trên những đúc kết khoa học sẵn có về lý thuyết thương mại điện tử và các mô hình kinh doanh trong thương mại điện tử, dựa trên kết quả khảo sát, nghiên cứu dữ liệu sơ cấp tại công ty và dữ liệu thứ cấp liên quan. Tác giả đề xuất giải pháp phát triển mô hình kinh doanh trực tuyến cho công ty Thái An. Kết cấu của đề tài bao gồm: – Chương I: Tổng quan nghiên cứu đề tài – Chương II: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng kinh doanh trực tuyến các mặt hàng công nghệ tại website: www.thaianpc.com của Công ty cổ phần công nghệ thông tin Thái An. – Chương III: Kết luận và các đề xuất phát triển mô hình kinh doanh trực tuyến mặt hàng công nghệ thông tin tại website: www.thaianpc.com của Công ty cổ phần công nghệ thông tin Thái An. Sinh viên thực hiện: Hồ Nghĩa Ngọc – Lớp K43I2 2 MỤC LỤC Sinh viên thực hiện: Hồ Nghĩa Ngọc – Lớp K43I2 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Danh mục bảng: Bảng 1 Tình hình phát triển Internet của nước ta Trang 13 Bảng 2 Cơ cấu nhân sự của Công ty cổ phần CNTT Thái An. Trang 15 Bảng 3 Hiệu quả kinh doanh trực tuyến Trang 20 Bảng 4 Tần suất cập nhật thông tin Trang 20 Bảng 5 Công cụ xúc tiến hoạt động bán hàng Trang 21 Bảng 6 Vấn đề trong quy trình bán hàng Trang 21 Bảng 7 Xây dựng kênh thanh toán trực tuyến Trang 22 Bảng 8 Đánh giá trở ngại trong việc phát triển mô hình Trang 22 Bảng 9 Mức độ phát triển mô hình Trang 23 Danh mục biểu đồ, hình vẽ: Biểu đồ 1 DN đánh giá về rào cản ứng dụng TMÐT Trang 12 Hình 2 Hiệu quả kinh doanh trực tuyến Phụ lục 3 Hình 3 Tần suất cập nhật thông tin Phụ lục 3 Hình 4 Ưu tiên phát triển mô hình Phụ lục 3 Hình 5 Đánh giá trở ngại trong việc phát triển mô hình. Phụ lục 3 Hình 6 Công cụ xúc tiến hoạt động bán hàng Phụ lục 3 Hình 7 Vấn đề trong quy trình bán hàng Phụ lục 3 Hình 8 Xây dựng kênh thanh toán trực tuyến Phụ lục 3 Sinh viên thực hiện: Hồ Nghĩa Ngọc – Lớp K43I2 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TMĐT Thương mại điện tử. CNTT Công nghệ thông tin. B2C (Business – to – Consumer ) Giao dịch TMÐT giữa DN với người tiêu dùng. VNNIC Trung Tâm Internet Việt Nam (Bộ thông tin và truyền thông). Email Thư điện tử. POS (Point of Sales) Điểm bán hàng chấp nhận thanh toán thẻ. ATM (Automatic Teller Machine) Máy rút tiền tự động. SEO (Search Engine Optimization) Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Sinh viên thực hiện: Hồ Nghĩa Ngọc – Lớp K43I2 5 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. 1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh thương mại của các tổ chức, cá nhân và sự phát triển kinh tế xã hội của các nước. Thương mại điện tử ra đời từ cái nôi công nghệ đã nhanh chóng khẳng định được vị thế quan trọng (đại diện cho nền kinh tế tri thức) và những ưu thế vượt trội của mình so với phương thức kinh doanh truyền thống trong nền kinh tế toàn cầu. Đi cùng với xu thế của thời đại “số hoá”, doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng tiếp cận Thương mại điện tử và đã đạt được một số kết quả khá khả quan trong hoạt động kinh doanh của mình. Điều đó được minh chứng qua “Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2009” do Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương). Theo kết quả điều tra, nghiên cứu của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, là tỷ lệ sử dụng phần mềm trong hoạt động, sản xuất kinh doanh có chiều hướng tăng mạnh. Cụ thể, trong tổng số 2.004 doanh nghiệp được điều tra, gần như 100% các doanh nghiệp đã tổ chức triển khai ứng dụng thương mại điện tử ở nhiều qui mô và mức độ khác nhau. Những năm trước, khi triển khai thương mại điện tử, doanh nghiệp mới chỉ tập trung nhiều vào các phần mềm kế toán, tuy nhiên, năm 2009, ngoài 92% doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán, nhiều đơn vị cũng đã mạnh dạn đầu tư, triển khai nhiều phần mềm chuyên dụng khác như: quản lý nhân sự, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý khách hàng… Theo báo cáo của Cục, mặc dù chi phí cho thương mại điện tử và công nghệ thông tin chỉ chiếm 5% chi phí của doanh nghiệp, nhưng năm 2009, trung bình 33% doanh thu của doanh nghiệp là từ các đơn hàng qua phương tiện điện tử, và doanh nghiệp cũng dành bình quân 28% chi phí mua hàng cho việc đặt hàng qua các kênh điện tử. Trong phát triển ở lĩnh vực còn khá mới mẻ này, Công ty cổ phần công nghệ thông tin Thái An là một doanh nghiệp đang cố gắng trong việc xây dựng một mô hình kinh doanh trực tuyến qua mạng từ website www.thaianpc.com của công ty… Bài toán về sản phẩm và mô hình kinh doanh đang được công ty đặt ra, làm thế nào để đi đúng hướng và ngày một phát triển. Bên cạnh những kết quả mà Sinh viên thực hiện: Hồ Nghĩa Ngọc – Lớp K43I2 6 công ty đạt được, cũng gặp phải những trở ngại trong việc phát triển, mở rộng kinh doanh mặt hàng này như xác định mặt hàng, tìm kiếm nguồn hàng, nghiên cứu thị trường, khách hàng, triển khai hoạt động mua hàng, bán hàng, kiểm soát, đánh giá quá trình phát triển kinh doanh… Đó là những vấn để cần thiết mà công ty cần phải giải quyết làm cho hiệu quả để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của công ty. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động kinh doanh trựu tuyến các mặt hàng công nghệ của công ty cổ phần công nghệ thông tin Thái An tại website www.thaianpc.com. Phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trực tuyến của công ty. Từ hoạt động này đưa ra các mô hình, phương pháp, cách thức đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trực tuyến, tăng số lượng hàng hóa tiêu thụ, phát triển, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ của website… Chính vì lý do trên, em đã tập trung nghiên cứu đề tài: “Phát triển mô hình kinh doanh trực tuyến mặt hàng công nghệ tại Công ty cổ phần công nghệ thông tin Thái An”. 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài bào gồm: Đề tài tóm lược và hệ thống hóa các lý luận cơ bản về kinh doanh trực tuyến. Trên cơ sở hệ thống hóa những hoạt động bán hàng, bán hàng qua mạng, đề tài trình bày một cách tổng hợp những kiến thức về hoạt động, quy trình bán hàng, điều kiện để tiến hành bán hàng qua mạng. Vận dụng tổng hợp cơ sở lý luận kết hợp với phương pháp nghiên cứu, điều tra, phân tích điều kiện thực tại trên cơ sở lý luận đánh giá mặt ưu và tồn tại trong việc triển khai kế hoạch phát triển mô hình kinh doanh trực tuyến mặt hàng công nghệ tại website: www.thaianpc.com. Nghiên cứu thực trạng tình hình phát triển hoạt động kinh doanh, từ đó đưa ra một số đề xuất, giải pháp phát triển mô hình kinh doanh trực tuyến mặt hàng công nghệ tại website: www.thaianpc.com. Sinh viên thực hiện: Hồ Nghĩa Ngọc – Lớp K43I2 7 1.4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Tim hiểu hoạt động phát triển kinh doanh trực tuyến các mặt hàng công nghệ tại website: www.thaianpc.com của công ty cổ phần công nghệ thông tin Thái An, kinh doanh trực tuyến gắn liền với các tác nghiệp trong môi trường kinh doanh truyền thống. Phạm vi thời gian: Chuyên đề tập trung nghiên cứu những vấn đề mang tính chất cần thiết đối với hoạt động phát triển kinh doanh trực tuyến các mặt hàng công nghệ của Công ty Thái An từ hai năm trở lại đây. 1.5. Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu 1.5.1. Tổng quan về kinh doanh trực tuyến Nội dung đề tài đang được nghiên cứu là phát triển mô hình kinh doanh trực tuyến mặt hàng công nhệ thông tin cho Thái An, sản phẩm Thái An đang kinh doanh, cung cấp hướng đến đối tượng người tiêu dùng là chủ yếu. Nên trong đề tài này, tác giả xem xét vận dụng những lý thuyết về TMÐT B2C là chính. B2C - Business to Consumer (hay còn gọi là bán lẻ điện tử) là loại hình giao dịch trong đó khách hàng của doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến là những người tiêu dùng cuối cùng, mua hàng với mục đích phục vụ tiêu dùng cá nhân. đây là loại giao dịch quen thuộc và phổ biến nhất trong thuong mại điện tử. Kinh doanh trực tuyến là việc kinh doanh hàng hóa dịch vụ qua Internet và các kênh truyền thông khác đến khách hàng, bao gồm tất cả các hoạt động thương mại tạo nên các giao dịch với khách hàng. Hàng hóa và dịch vụ ở dây bao gồm tất cả những hàng hóa dịch vụ mà doanh nghiệp có và có thể cung cấp cho khách hàng thông qua các giao dịch điện tử. Khách hàng ở đây bao gồm cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Sinh viên thực hiện: Hồ Nghĩa Ngọc – Lớp K43I2 8 1.5.2. Một số lý thuyết về mô hình kinh doanh trực tuyến Một mô hình kinh doanh là phương pháp kinh doanh của một doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mô hình kinh doanh cũng có thể hiểu là một mắt xích mà doanh nghiệp đặt trong chuỗi giá trị để thực hiện các hoạt động nhằm gia tăng giá trị của sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Mô hình kinh doanh là một phần của kế hoạch kinh doanh hay một trường hợp kinh doanh cụ thể. Một mô hình kinh doanh có thể rất đơn giản hoặc đa lĩnh vực. Một công ty có thể áp dụng nhiều mô hình kinh doanh khác nhau và có nhiều mô hình doanh thu khác nhau. Theo Paul Timmers, “mô hình kinh doanh là cách bố trí, sắp xếp các sản phẩm, dịch vụ và các dòng thông tin, bao gồm việc mô tả những hoạt động kinh doanh và vai trò của các chủ thể tham gia trong mô hình kinh doanh và mô tả lợi nhuận tiềm năng cũng như nguồn doanh thu cho mỗi mô hình kinh doanh đó”. Nói đơn giản hơn, mô hình kinh doanh là cách thức một doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh để thu lợi. Các yếu tố và đặc điểm cơ bản của mô hình kinh doanh. Một doanh nghiệp khi xây dựng một mô hình kinh doanh trong bất cứ linh vực nào, không chỉ là thương mại điện tử, cần tập trung vào 8 yếu tố cơ bản: Mục tiêu giá trị, mô hình doanh thu, cơ hội thị trường, môi trường cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, chiến lược thị trường, sự phát triển của tổ chức và đội ngũ quản lý. Mục tiêu giá trị Mục tiêu giá trị của một doanh nghiệp là điểm cốt yếu của mô hình kinh doanh. Mục tiêu giá trị được hiểu là cách thức để sản phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Để phát triển và/hoặc phân tích mục tiêu giá trị, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi sau: Tại sao khách hàng lựa chọn doanh nghiệp để tiến hành giao dịch thay vì chọn một doanh nghiệp khác? Những điều gì doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng trong khi các doanh nghiệp khác không có hoặc không thể cung cấp? Đứng từ góc độ khách hàng, thành công của mục tiêu giá trị thương mại điện tử bao gồm: sự cá nhân hoá, cá biệt hoá của các sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp, giảm bớt chi phí tìm Sinh viên thực hiện: Hồ Nghĩa Ngọc – Lớp K43I2 9 kiếm sản phẩm, giảm bớt chi phí trong việc kiểm tra giá cả và sự thuận tiện trong giao dịch thông qua quá trình quản lý phân phối sản phẩm. Mô hình doanh thu Mô hình doanh thu là cách thức để doanh nghiệp có doanh thu, tạo ra lợi nhuận, và mức lợi nhuận lớn hơn trên vốn đầu tư. Chức năng của một tổ chức kinh doanh là tạo ra lợi nhuận và thu được doanh lợi trên vốn đầu tư lớn hơn các hình thức đầu tư khác. Bản thân các khoản lợi nhuận chưa đủ để khẳng định sự thành công của một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp được xem là kinh doanh thành công cần tạo ra mức lợi nhuận lớn hơn các hình thức đầu tư khác. Bằng không, doanh nghiệp không thể tồn tại. Cơ hội thị trường Cơ hội thị trường nhằm để chỉ tiềm năng thị trường của một doanh nghiệp (thị trường là phạm vi giá trị thương mại thực tế hoặc tiềm năng mà ở đó doanh nghiệp dự định hoạt động) và toàn bộ cơ hội tài chính tiềm năng mà doanh nghiệp có khả năng thu được từ thị trường đó. Cơ hội thị trường thường được phân nhỏ theo các vị trí đặc biệt của doanh nghiệp trên thị trường. Cơ hội thị trường thực tế được hiểu là khoản doanh thu doanh nghiệp có khả năng thu được ở mỗi vị trí thị trường mà doanh nghiệp có thể giành được. Môi trường cạnh tranh Môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm nói đến phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp khác kinh doanh các sản phẩm cùng loại trên cùng thị trường. Môi trường cạnh tranh của một doanh nghiệp chịu tác động bởi các nhân tố như: có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh đang hoạt động, phạm vi hoạt động của các đối thủ đó ra sao, thị phần của mỗi đối thủ như thế nào, lợi nhuận mà họ thu được là bao nhiêu và mức giá mà các đối thủ định ra cho các sản phẩm của họ là bao nhiêu. Nhìn chung, đối thủ cạnh tranh chia thành hai loại: đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đối thủ cạnh tranh gián tiếp. Sinh viên thực hiện: Hồ Nghĩa Ngọc – Lớp K43I2 10