Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của NHTM. Phân tích tình hình hoạt động KD và thực trạng QTRR tín dụng trong cho vay khách hàng DNNVV tại VCB Quảng Bình. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng DNNVV tại VCB Quảng Bình.
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
HOÀNG VĂN CHUNG
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM -
CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.01.02
Đà Nẵng - 2019
Trang 2Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Người hướng dẫn KH: TS NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY
Phản biện 1: GS.TS NGUYỄN TRƯỜNG SƠN
Phản biện 2: TS TRẦN TỰ LỰC
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 15 tháng 9 năm 2019
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập như hiện nay, một trong những vấn đề đặt ra cho sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng thương mại (NHTM) là khả năng quản trị rủi ro (QTRR), đặc biệt là rủi ro tín dụng (RRTD) một cách toàn diện và hệ thống QTRR giúp ngân hàng giảm chi phí, nâng cao thu nhập, bảo toàn vốn; tạo niềm tin cho khách hàng gửi tiền và các nhà đầu tư; tạo tiền đề để mở rộng thị trường và tăng uy tín, vị thế, hình ảnh, thị phần
Hiện nay, khách hàng doanh nghiệp (DN) mà chiếm phần lớn
là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là đối tượng cấp tín dụng chính của NHTM Lượng cấp tín dụng cho khách hàng DNNVV luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số vốn cấp tín dụng của các ngân hàng, điều này đồng nghĩa với nguy cơ rủi ro đối với nhóm khách hàng này là lớn nhất cả về hình thức và quy mô Vì vậy, việc QTRR tín dụng trong cho vay đối với khách hàng DN, đặc biệt là các DNNVV luôn là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng đã xác định mục tiêu đến năm 2020 trở thành Ngân hàng bán lẻ số 1 Việt Nam, theo đó ưu tiên phát triển tín dụng đối với DNNVV cùng các dịch vụ bán lẻ đi kèm
Ngay từ ngày đầu thành lập, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình (VCB Quảng Bình) đã nhận thấy DNNVV là DN chiếm tỷ trọng lớn nhất tại tỉnh Quảng Bình, các DN này hoạt động đa dạng trên nhiều ngành nghề lĩnh vực và rất nhiều
DN có nhu cầu cấp tín dụng để mở rộng sản xuất kinh doanh, triển khai các phương án kinh doanh mới Xác định DNVVN là đối tượng khách hàng nòng cốt nên VCB Quảng Bình đã không ngừng mở
Trang 4rộng, phát triển hoạt động tín dụng, cung cấp danh mục sản phẩm tín dụng đa dạng, nhiều tiện ích và cạnh tranh, đồng thời chú trọng quảng bá để mang sản phẩm đến với đối tượng khách hàng này Thực tế triển khai tại VCB Quảng Bình cũng cho thấy, việc mở rộng
và chú trọng phát triển tín dụng đối với DNNVV là xu hướng đúng đắn, mang lại thu nhập cao cho Chi nhánh Tuy nhiên, nghiệp vụ này cũng còn nhiều tồn tại cần khắc phục, tỷ lệ nợ xấu, chi phí trích lập
dự phòng còn cao Để hạn chế RRTD, đảm bảo phát triển tín dụng
an toàn, bền vững, việc mở rộng tín dụng phải thực hiện song song với nâng cao chất lượng tín dụng Chính vì vậy, yêu cầu cấp bách đặt
ra cho Chi nhánh là phải thực hiện có hiệu quả công tác QTRR tín dụng đối với khách hàng DNNVV, đưa RRTD về mức cho phép
Với tính cấp thiết như vậy, tôi chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu giải quyết 3 vấn đề cơ bản như sau:
- Tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận về QTRR tín dụng của NHTM
- Phân tích tình hình hoạt động KD và thực trạng QTRR tín dụng trong cho vay khách hàng DNNVV tại VCB Quảng Bình
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QTRR tín dụng trong cho vay khách hàng DNNVV tại VCB Quảng Bình
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác QTRR tín dụng tại Ngân hàng
- Phạm vi nghiên cứu:
Trang 5+ Về nội dung: Cách tiếp cận của đề tài là nghiên cứu những vấn đề về QTRR tín dụng chủ yếu tập trung vào công tác cho vay đối với khách hàng DNNVV
+ Về không gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động QTRR tín dụng trong cho vay tại VCB Quảng Bình
+ Về thời gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động QTRR tín dụng trên cơ sở khảo sát thực tế trong giai đoạn từ năm 2016 - 2018 và đề xuất giải pháp cho những năm tiếp theo
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Luận văn thu thập tài liệu làm cơ sở lý thuyết về QTRR từ các văn bản quy định của Nhà nước, của VCB Quảng Bình, của các
cơ quan có thẩm quyền Các giáo trình, tạp chí, bài báo, công trình nghiên cứu liên quan đến QTRR tín dụng
+ Số liệu dùng để phân tích trong luận văn này được thu thập
từ báo cáo nội bộ, số liệu tài chính của ngân hàng qua 3 năm (2016 - 2018) và các văn bản nội bộ khác của ngân hàng
- Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu: sau khi thu thập được thông tin và số liệu, tác giả sẽ tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho đề tài Tác giả sử dụng chương trình excel làm công cụ và kỹ thuật để tính toán
- Phương pháp phân tích số liệu: phương pháp phân tích chính được vận dụng là thống kê mô tả thông qua các số tuyệt đối, số tương đối được thể hiện thông qua các bảng, biểu số liệu để phản ánh thực trạng về QTRR tín dụng tại VCB Quảng Bình Luận văn thực hiện phân tích bằng ba phương pháp chính, bao gồm:
+ Phương pháp so sánh,
+ Phương pháp phân tích đánh giá,
Trang 6+ Phương pháp thống kê mô tả
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
* PGS.TS Phan Thị Cúc (2009), Quản trị ngân hàng thương
mại, NXB giao thông vận tải, Hồ Chí Minh
* PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2010), Quản trị ngân hàng
thương mại hiện đại, NXB Phương Đông, Hồ Chí Minh
* PGS.TS Đinh Xuân Hạng, Ths Nguyễn Văn Lộc (2012),
Giáo trình Quản trị tín dụng ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản
tài chính, Hà Nội
* GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2015), Toàn tập quản trị ngân
hàng thương mại
* Nguyễn Thị Liên Hoa (2008), “Hiệp ước Basel mới và các
vấn đề kiểm soát rủi ro trong các Ngân hàng thương mại”, Tạp chí
phát triển kinh tế
Trang 7CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.1.1 Khái niệm tín dụng Ngân hàng
Tín dụng:
Tín dụng ngân hàng:
1.1.2 Khái niệm hoạt động cho vay
1.2 RRTD TRONG CHO VAY
1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong cho vay
a Nguyên nhân khách quan
b Nguyên nhân từ phía khách hàng
c Nguyên nhân từ phía Ngân hàng
1.2.3 Hậu quả của rủi ro tín dụng trong cho vay
1.3 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng
QTRR tín dụng là quá trình ngân hàng hoạch định, tổ chức triển khai thực hiện và giám sát, kiểm tra toàn bộ hoạt động cấp tín dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận với mức rủi ro có thể chấp nhận Hay nói cách khác, QTRR tín dụng là quá trình Ngân hàng xây dựng
và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và KD tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững, tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong KD tín dụng, từ đó tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động KD cả trong ngắn hạn và dài hạn của NHTM
Trang 8QTRR tín dụng là toàn bộ quá trình nhận diện, đo lường, đánh giá, giám sát, kiểm soát và báo cáo rủi ro tín dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong phạm vi mức độ RRTD chấp nhận được
1.3.2 Sự cần thiết của Quản trị rủi ro tín dụng
1.3.3 Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại
1.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác quản trị rủi ro tín dụng
- Phương pháp phân tích báo cáo tài chính
- Phương pháp check– list
- Phương pháp lưu đồ
- Phương pháp thanh tra hiện trường
- Phương pháp giao tiếp với các tổ chức chuyên nghiệp
- Phương pháp phân tích hợp đồng
- Phương pháp nghiên cứu các số liệu tổn thất trong quá khứ
- Phương pháp thông qua tư vấn\
Những dấu hiệu nhận diện RRTD:
* Từ phía khách hàng vay
* Từ phía Ngân hàng
* Từ Môi trường khách quan bên ngoài
Trang 9b Đo lường rủi ro tín dụng
Các phương pháp phổ biến trong đo lường RRTD như sau:
• Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng
• Mô hình xếp hạng tín dụng của Moody’S và Standard & Poo’s
• Mô hình dự đoán xác suất vỡ nợ
c Kiểm soát rủi ro tín dụng
Các phương thức kiểm soát RRTD cơ bản hiện nay gồm:
* Kiểm soát quá trình thẩm định và quyết định cho vay
* Kiểm soát quá trình giải ngân và giám sát vốn vay
* Kiểm soát các biện pháp bảo đảm tiền vay
* Kiểm soát phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
* Kiểm soát kiểm tra nội bộ
* Kiểm soát chuyển giao rủi ro
d Tài trợ rủi ro tín dụng
Các biện pháp tài trợ rủi ro gồm:
- Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
- Cấp thêm vốn, cơ cấu lại thời gian trả nợ hoặc miễn, giảm lãi, gốc
- Bán tài sản đảm bảo
- Bán nợ
- Chuyển nợ thành cổ phần
Trang 10CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH
2.1 GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH
2.1.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
2.1.2 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình 2.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình
a Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi nhánh
2.2.1 Bộ máy quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Quảng Bình
Trang 112.2.2 Tỷ lệ nợ quá hạn của loại hình Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên tổng nợ quá hạn của Chi nhánh
2.2.3 Tỷ lệ nợ xấu của loại hình Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên tổng nợ xấu của Chi nhánh
2.2.4 Thực trạng nhận diện và phân tích các dấu hiệu nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng Doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình
CBTD tại Chi nhánh VCB Quảng Bình thực hiện nhận diện các rủi ro có thể gặp phải thông qua các công tác như sau:
- Phân tích BCTC
- Thanh tra hiện trường
- Giao tiếp trong nội bộ ngân hàng
Qua công tác nhận diện rủi ro, CBTD rút ra được những dấu hiệu chủ yếu có thể đem đến rủi ro trong cho vay khách hàng DNNVV tại NHTM Cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Quảng Bình gồm 3 nhóm như sau: Dấu hiệu nhận diện rủi ro từ môi trường KD và môi trường pháp lý, Dấu hiệu rủi ro từ phía khách hàng, Dấu hiệu rủi ro từ phía ngân hàng
Vấn đề đặt ra cho Chi nhánh là cần quản lý khách hàng chặt chẽ, thường xuyên liên hệ nắm tình hình sản xuất KD của Doanh nghiệp để nhận diện và hạn chế các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động cho vay cũng như cụ thể hóa danh mục các doanh nghiệp có khả năng phát sinh rủi ro trong tương lai
2.2.5 Thực trạng công tác đo lường rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh
Để đo lường RRTD trong cho vay khách hàng doanh nghiệp, Chi nhánh VCB Quảng Bình thực hiện quy trình thẩm định 6C kết
Trang 12hợp chấm điểm tín dụng thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội
bộ
Quy trình xếp hạng tín dụng được quy định thống nhất và áp dụng tự động cho toàn hệ thống nên tính linh hoạt hạn chế Mặt khác, quy trình này áp dụng chung cho toàn bộ khách hàng mà không phân chia theo loại hình khách hàng vay cụ thể
Việc xếp hạng đối với đối tượng khách hàng DNNVV chưa có
cơ sở và chưa thể chính xác do BCTC không yêu cầu kiểm toán Khả năng phân tích ngành nghề của các nhân viên Ngân hàng vẫn còn hạn chế, Ngân hàng chưa ban hành các bộ tiêu chuẩn về từng ngành nghề, chưa đưa ra được các cảnh báo và định hướng cho hoạt động tín dụng, để hạn chế đầu tư vào những ngành kém hiệu quả
2.2.6 Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình
Chi nhánh đã thực hiện các biện pháp kiểm soát RRTD trong cho vay khách hàng DNNVV, bao gồm:
- Cơ cấu danh mục đầu tư để phân tán rủi ro:
- Theo dõi giám sát RRTD:
- Kiểm soát RRTD dựa trên chính sách tín dụng:
- Kiểm soát RRTD dựa trên quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng đối với khách hàng nhỏ và vừa theo Quyết định số 36/QĐ-NHNT-CSTD ngày 28/01/2008 của Tổng Giám đốc NHNT cụ thể như sau:
Bước 1: Xác định GHTD
* Đề xuất GHTD
* Phê duyệt GHTD
Trang 13* Cập nhật dữ liệu và lưu giữ hồ sơ
* Rà soát và xác định lại GHTD
* Điều chỉnh GHTD
Bước 2: Cấp tín dụng đối với cho vay vốn lưu động và đầu
tư dự án
Bước 3: Kiểm tra, giám sát tín dụng, phát hiện và xử lý các
dấu hiệu rủi ro
Bước 4: Điều chỉnh tín dụng
Bước 5: Thu nợ
Bước 6: Xử lý các khoản nợ có vấn đề
Bước 7: Thanh lý hợp đồng và giải chấp tài sản đảm
bảo/đảm bảo bổ sung
Nguyên nhân sai sót trong quá trình kiểm soát rủi ro tín dụng:
- Do thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay
+ Nhân viên tín dụng bị cuốn vào việc ưu tiên giải quyết các hồ sơ mới để có doanh số, một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ KD tại các doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các thông tin mà ngân hàng yêu cầu
+ VCB chi nhánh Quảng Bình có qui định rõ về việc kiểm tra sau khi cho vay nhưng lỏng lẻo trong việc kiểm soát sự tuân thủ giám sát sau khi cho vay của nhân viên tín dụng, bao gồm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay và tình hình thực tế của khách hàng + Sự am hiểu của các CBTD về các đặc thù của ngành nghề KD của khách hàng còn hạn chế nên không thể kiểm soát được toàn bộ việc sử dụng vốn vay của khách hàng hoặc không hiểu được đặc điểm
Trang 14vòng quay vốn của khách hàng để xác định kỳ trả nợ cho hợp lý
- Nhân viên tín dụng thiếu năng lực thẩm định, lười biếng thu thập thông tin về khách hàng và đôi khi hoàn toàn dựa trên tài liệu do khách hàng cung cấp, thiếu sự xác minh lại thông tin hoặc thiếu sự phân tích tính hợp lý của thông tin
- Chỉ tiêu doanh số phát vay do Trụ sở chính VCB Việt Nam giao về cho các Chi nhánh năm sau luôn cao hơn năm trước, trong khi tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, số chi nhánh của các ngân hàng khác nhau trên cùng một địa bàn ngày càng nhiều
Để hoàn thành chỉ tiêu được giao, tăng nhanh dư nợ, các chi nhánh đã
hạ thấp lãi suất cho vay, hạ thấp các điều kiện an toàn tín dụng để thu hút khách hàng Chất lượng tín dụng không được xem xét với các nguyên tắc cẩn trọng cần thiết Hệ quả của việc chạy theo doanh số phát vay là việc quản lý sau khi cho vay trở nên phức tạp hơn, phát sinh nhiều vụ việc cần giải quyết, tỷ lệ gia hạn nợ và nợ quá hạn có xu hướng tăng theo doanh số phát vay Việc tăng trưởng tín dụng ở một
số chi nhánh chưa phù hợp với năng lực quản lý và trình độ của CBTD
2.2.7 Thực trạng công tác tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình
a Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tại VCB Quảng Bình được thực hiện theo đúng quy định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và được sửa đổi theo quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của NHNN
Tỷ lệ tổng mức trích lập dự phòng trên dư nợ của Chi nhánh cũng tăng dần qua các năm, từ 2,22% năm 2016, lên 2,38% năm