1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh​

130 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủtướng Chính phủ, chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo địnhhướng phát triển phẩm chất và năng lực của họ

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN TRỌNG KHANG

QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2020

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN TRỌNG KHANG

QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH

Ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS Mai Công Khanh

THÁI NGUYÊN - 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng

dẫn khoa học của TS Mai Công Khanh Các kết quả nghiên cứu được trình bày

trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trìnhkhoa học nào, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc

Nếu có gì sai sót tôi xin chịu trách nhiệm trước nhà trường và hội đồngchấm luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020

Tác giả

Trần Trọng Khang

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với tất cả sự kính trọng và tình cảm chân thành của mình, cho phép emđược bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Ban Giám hiệu, Phòng sau đại họcthuộc trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, toàn thể các thầy giáo,

cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và tham gia quản lý tôi trong quá trình học tập vàthực hiện luận văn tốt nghiệp

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Mai Công Khanh - đã tận tìnhhướng dẫn và giúp em hoàn thành luận văn này

Xin gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo Nhà trường, thầy giáo, côgiáo các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đã giúp đỡ, tạo điềukiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu Cảm ơn gia đình,bạn bè đồng nghiệp đã động viên, giúp tôi trong quá trình học tập và hoànthành luận văn

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn khó tránh khỏi những thiếusót, mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của các thầy cô trong Hội đồng chấmluận văn

Xin trân trọng cảm ơn./

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020

Tác giả

Trần Trọng Khang

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt vi

Danh mục các bảng vii

Danh mục các hình viiii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 4

6 Phương pháp nghiên cứu 4

7 Đóng góp của luận văn 5

8 Cấu trúc của luận văn 5

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 7

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 7

1.2 Khái niệm cơ bản 9

1.2.1 Quản lý, quản lý nhà trường 9

1.2.2 Năng lực phát triển chương trình môn học 11

1.3 Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên THPT 16

1.4 Nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên các trường THPT 21

1.5 Các yếu tố tác động đến hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học của giáo viên 26

1.5.1 Các yếu tố chủ quan 26

Trang 6

1.5.2 Các yếu tố khách quan 27

Kết luận chương 1 28

Chương 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH 28

2.1 Khái quát đặc điểm kinh tế xã hội, tình hình giáo dục thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh 29

2.1.1 Khái quát về kinh tế xã hội của thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh 29

2.1.2 Khái quát về tình hình giáo dục của thành phố Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh 30

2.2 Khái quát về khảo sát thực trạng 32

2.2.1 Mục tiêu khảo sát 32

2.2.2 Khách thể khảo sát 32

2.2.3 Nội dung khảo sát 33

2.2.4 Phương pháp khảo sát và xử lý kết quả 33

2.3 Kết quả khảo sát thực trạng 33

2.3.1 Thực trạng bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học 33

2.3.2 Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên trường THPT 40

2.3.3 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên 54

2.4 Đánh giá chung về thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên 57

2.4.1 Những thuận lợi và khó khăn 57

2.4.2 Những ưu điểm và hạn chế 58

2.4.3 Nguyên nhân của thực trạng 60

Chương 3 : BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH 63

3.1 Định hướng và nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý 63

3.1.1 Định hướng đề xuất các biện pháp quản lý 63

Trang 7

3.1.2 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý 65

3.2 Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh 67

3.2.1 Nâng cao nhận thức về sự cần thiết và tầm quan trọng trong quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên 67

3.2.2 Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực triển chương trình môn học cho giáo viên 70

3.2.3 Chú trọng xây dựng tổ chuyên môn đơn vị tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên 73

3.2.4 Huy động các nguồn lực tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên 75

3.2.5 Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng theo hướng tiếp cận năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên 77

3.2.6 Tăng cường công tác thi đua, khen thưởng hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên 79

3.3 Mối quan hệ của các biện pháp quản lý 81

3.4 Khảo nghiệm sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 82

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 82

3.4.2 Đối tượng khảo nghiệm 82

3.4.3 Nội dung khảo nghiệm 82

3.4.4 Phương pháp khảo nghiệm 82

3.4.5 Kết quả khảo nghiệm 82

Kết luận chương 3 87

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thống kê số lượng khối lớp, học sinh cấp THPT 30

Bảng 2.2: Thống kê chất lượng giáo dục đạo đức học sinh 30

Bảng 2.3: Thống kê chất lượng giáo dục văn hóa học sinh 31

Bảng 2.4: Số lượng, trình độ đội ngũ CBQL và giáo viên 31

Bảng 2.5: Nhận thức về sự cần thiết của bồi dưỡng phát triển chương trình môn học 34 Bảng 2.6: Nhận thức về vai trò của bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học 35 Bảng 2.7: Đánh giá mức độ cần thiết của nội dung bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học 37 Bảng 2.8: Đánh giá mức độ thực hiện bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học 39 Bảng 2.9: Kết quả khảo sát về thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên THPT 40 Bảng 2.10: Khảo sát mức độ thực hiện và hiệu quả công tác tổ chức, chỉ đạo bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học 45 Bảng 3.1: Đánh giá về mức độ cấp thiết của các biện pháp 83

Bảng 3.2: Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp bồi dưỡng 85

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Đánh giá về mức độ sự cấp thiết của các biện pháp 84

Biểu đồ 3.2: Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp 86

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn tháchthức, đạt được những thành tựu to lớn, mang ý nghĩa quan trọng, đưa đất nướcthoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm các nước đang phát triển

có thu nhập trung bình Tuy nhiên, những thành tựu về KT-XH của nước tachưa vững chắc, chất lượng nguồn nhân lực và sức cạnh tranh của nền kinh tếchưa cao, môi trường văn hoá giáo dục còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa hội đủcác nhân tố để phát triển nhanh và bền vững

Khoảng thời gian trước và sau khi nước ta tiến hành đổi mới, thế giớichứng kiến những biến đổi sâu sắc về mọi mặt Các cuộc cách mạng côngnghiệp lần thứ ba và lần thứ tư nối tiếp nhau ra đời, kinh tế tri thức phát triểnmạnh đem lại cơ hội phát triển vượt bậc, đồng thời cũng đặt ra những tháchthức không nhỏ đối với mỗi quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển vàchậm phát triển Mặt khác, sự biến đổi về khí hậu, tình trạng cạn kiệt tàinguyên, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái và những biến động vềchính trị, xã hội cũng đặt ra những thách thức có tính toàn cầu Để bảo đảmphát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục để nângcao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng vănhoá vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của xã hội Đổimới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu

Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương ĐảngCộng sản Việt Nam (khoá XI) đã thông qua Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêucầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 về đổi mới chương trình, sách giáokhoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và

Trang 11

đào tạo Ngày 27 tháng 3 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyếtđịnh số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoagiáo dục phổ thông.

Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy

định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo

chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện

cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh” [28].

Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủtướng Chính phủ, chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo địnhhướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập vàrèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành ngườihọc tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnhcác tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốtđời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân

có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu pháttriển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thờiđại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới

Theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáokhoa, thì chương trình giáo dục phổ thông phải đảm bảo mục tiêu chuyển biến cănbản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạyngười và định hướng nghề nghiệp góp phần chuyển nền giáo dục nặng về kiếnthức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa(Đức - Trí - Thể - Mĩ) và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh Chươngtrình giáo dục phổ thông mới phải phù hợp với điều kiện thực tiễn về đội ngũ giáoviên, cơ sở vật chất, kĩ thuật của nhà trường và khả năng tiếp thu

Trang 12

của học sinh Để đáp ứng những đòi hỏi của một nền giáo dục Việt Nam hiện đại,đổi mới toàn diện; giáo viên phải vừa là nhà giáo dục, vừa là nhà nghiên cứu, vừa

là người học, vừa là nhà văn hóa - xã hội Một trong những yếu tố then chốt quyếtđịnh sự thành công của đổi mới phát triển chương trình giáo dục phổ thông là bồidưỡng năng lực của đội ngũ giáo viên; trong đó, chú trọng bồi dưỡng năng lựcphát triển chương trình môn học giúp giáo viên đáp ứng được những yêu cầu đổimới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông hiện nay [28]

Nhận thức vấn đề trên, các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh BắcNinh những năm qua đã có nhiều cố gắng trong công tác bồi dưỡng, quản lý bồidưỡng, giúp giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học và giáo dục Tuy nhiên,trong quá trình thực hiện còn bộc lộ nhiều bất cập và hạn chế; chưa có biệnpháp, giải pháp quản lý phù hợp để bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giáo

viên Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Quản lý bồi dưỡng năng

lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh” để nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản bồi dưỡng năng lực pháttriển chương trình môn học ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh BắcNinh; đề xuất một số biện pháp quản lý bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực pháttriển chương trình môn học cho giáo viên các trường THPT thành phố Bắc Ninh,tỉnh Bắc Ninh theo yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay

3 Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên ở trường THPT

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

4 Giả thuyết khoa học

Trang 13

Chương trình môn học ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnhBắc Ninh đang thực hiện được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của BộGiáo dục và Đào tạo, hướng dẫn thực hiện chương trình của Sở Giáo dục vàĐào tạo Bắc Ninh Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng giáo dục tại các trườngTHPT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh phụ thuộc rất lớn vào năng lực pháttriển chương trình môn h ọ c của người giáo viên Thực tiễn cho thấy đội ngũgiáo viên THPT thành phố Bắc Ninh đã có những bước phát triển nhất định về

cơ cấu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, về năng lực quản lý,… song vẫn cònnhiều bất cập, khó khăn và chưa theo kịp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiệnnay Nếu xây dựng được hệ thống các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lựcphát triển chương trình môn học cho giáo viên THPT một cách phù hợp vớimôi trường thực tiễn thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viênTHPT thành phố Bắc Ninh theo định hướng đổi mới giáo dục THPT

5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển

chương trình môn học cho giáo viên ở các trường THPT

- Khảo sát thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

- Đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

5.2 Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài được triển khai, nghiên cứu tại 0 5 trường THPT trên địa bànhuyện thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh bao gồm: Trường THPT Hàn Thuyên,THPT Hàm Long, THPT Hoàng Quốc Việt, THPT Lý Thường Kiệt, THPT LýNhân Tông

- Giới hạn khách thể điều tra: Tổng số 360 người (15 cán bộ quản lý, 345 giáoviên)

Trang 14

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các văn bản pháp qui, các công trìnhnghiên cứu khoa học về bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học

Từ đó phân tích và tổng hợp các vấn đề lý luận liên quan đến luận văn

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Thiết kế bảng, phiếu hỏi để khảo sát hoạt động bồi dưỡng năng lực pháttriển chương trình môn học cho giáo viên các trường THPT thành phố Bắc Ninh,tỉnh Bắc Ninh

- Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lựcphát triển chương trình môn học cho giáo viên của các trường THPT thuộc thànhphố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

6.3 Phương pháp chuyên gia

- Lấy ý kiến một số chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản

lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên

- Lấy ý kiến đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên có nhiều kinh nghiệmtrong bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học

6.4 Phương pháp thống kê toán học

- Tổng hợp thống kê số liệu khảo sát

- Phân tích số liệu theo công thức toán thống kê

7 Đóng góp của luận văn

8 Cấu trúc của luận văn

Trang 15

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục Luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên THPT

- Chương 2: Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

- Chương 3: Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trìnhmôn học cho giáo viên ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

Trang 16

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

- Những nghiên cứu về bồi dưỡng giáo viên:

Trong những năm gần đây, đã có nhiều nhà nghiên cứu bàn về các lĩnhvực văn hóa - giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Các tạp chí, tập san,chuyên san, báo giáo dục thời đại xuất hiện ngày càng nhiều và phong phú vềnội dung vấn đề bồi dưỡng giáo viên, phát triển đội ngũ giáo viên Trong đó

có một số tác giả tiêu biểu mà công trình nghiên cứu của họ đã góp phần nângcao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên như sau:

Nguyễn Minh Đường (1996) “Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân lực

trong điều kiện mới, chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước” [18].

Trần Bá Hoành (2002) “Bồi dưỡng tại chỗ và bồi dưỡng từ xa” [21]

Nguyễn Tấn Phát (2000) "Tự học, tự bồi dưỡng suốt đời trở thành một quy

luật" [29].

Nguyễn Thùy Giang (2014) "Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên

THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015 ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh” [19].

Đỗ Quang Minh (2015) “Bồi dưỡng năng lực chuyên môn giáo viên

Trung học cơ sở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015" [26].

Những nghiên cứu trên đã đề cập đến vai trò và tầm quan trọng của quản

lý, đồng thời cũng đưa ra được một số biện pháp, giải pháp để nâng cao hiệuquả và chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo Tuy nhiên, vấn

đề bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên THPTchưa được nghiên cứu một cách có hệ thống

Trang 17

- Những nghiên cứu về phát triển chương trình:

Thế kỉ XXI - thế kỉ của nền kinh tế trí thức, Công nghệ thông tin vàtruyền thông, giữ vai trò quan trọng của tiến trình đổi mới và toàn cầu hóa.Trong bối cảnh hội nhập, các quốc gia muốn phát triển phải tự khẳng địnhmình, thông qua sự cạnh tranh nguồn nhân lực được đào tạo bồi dưỡng có chấtlượng Đổi mới giáo dục đã được nhiều nước tính đến và quyết tâm cao Nhiềuquốc gia trên thế giới đã chuyển hướng giáo dục, từ tiếp cận nội dung sang tiếpcận năng lực người học như: Úc, Niudilan, Đan Mạch… Trong khi đó, các nhàtrường phổ thông của ta hiện nay vẫn thực hiện chương trình do Bộ GD&ĐTqui định; một số trường có ban hành chương trình riêng nhưng còn rất hạn chế

Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên làmột thuật ngữ được sử dụng còn khá mới mẻ đối với giáo dục Việt Nam Do

vậy, tiếp cận khái niệm “năng lực phát triển chương trình” nhiều chuyên gia

giáo dục của Việt Nam (kể cả đội ngũ giáo viên các cấp) còn mơ hồ trong quanniệm “ăn sâu bén rễ” về chương trình là sự ổn định lâu dài, được đóng khungcho một đối tượng, không thể có việc “phát triển chương trình” được Tư duynày ảnh hưởng đến việc triển khai và viết sách giáo khoa mới hiện nay

Nghiên cứu của Hách Đức Vĩnh (2001) về phương pháp luận phát triển

chương trình, NXB Khoa học giáo dục, Bắc Kinh đã chỉ ra “Phát triển chương

trình hàm chứa mọi nội dung và trình tự của quá trình xây dựng chương trình Chỉ hoạt động lựa chọn, tổ chức, điều chỉnh nhằm giúp học sinh thu được kinh nghiệm mang tính giáo dục, thúc đẩy sự phát triển thể chất và tinh thần của học sinh, khiến cho các kinh nghiệm đó được quy phạm hóa” [36] Hoặc đề án:

“Thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông theo định

hướng phát triển năng lực học sinh” do Phan Văn Kha (2013) làm trưởng ban,

đề ra một số hoạt động như: điều chỉnh kế hoạch, nội dung dạy học trong

chương trình hiện hành, xây dựng một số chủ đề tích hợp liên môn, đổi mớiphương pháp, hình thức tổ chức giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục theo

Trang 18

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà quản lý nêu trên; nhậnthấy các tác giả đều đề cập đến vấn đề phát triển chương trình giáo dục theo địnhhướng bồi dưỡng năng lực giáo viên, định hướng phát triển năng lực học sinh chưa tập trung nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề năng lực phát triển chươngtrình môn học cho giáo viên; chương trình đào tạo tại các trường sư phạm hiệnnay ở Việt Nam cũng chưa có nội dung về bồi dưỡng năng lực phát triểnchương trình môn học cho giáo viên.

1.2 Khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý, quản lý nhà trường

1.2.1.1 Quản lý

- Theo quan điểm kinh tế học thì F.W Taylor cho rằng: “Quản lý là nghệthuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng phươngpháp tốt nhất và rẻ nhất”; hoặc A.Fayon cho rằng: “Quản lý là đưa xí nghiệp tớiđích, cố gắng sử dụng các nguồn lực (nhân, tài, vật lực) của nó”…

- Mác viết ‘Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào

tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đền một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh

từ sự vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động khí quan độc lập của nó Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải nhạc trưởng” [11].

- Các nhà lý luận quốc tế như: Frederich Wiliam Taylor (1856-1915), Mỹ;Henri Fayol (1841-19250, Pháp; Max Weber (1864-1920), Đức đều khẳng định:Quản lý là khoa học và đồng thời là nghệ thuật thúc đẩy sự phát triển xã hội

- Quản lý có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau:

+ Quản lý là các hoạt động được thực hiện nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của người khác

+ Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những người cộng sự khác cùng chung một tổ chức

Trang 19

+ Koontz và O Donnell cho rằng: “Không có lĩnh vực hoạt động nào của

con người quan trọng hơn là công việc quản lý, bởi vì mọi quản nhà lý ở mọi cấp

độ và trong mọi cơ sở đều có một nhiệm vụ cơ bản là thiết kế duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc chung với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành nhiệm vụ và các mục tiêu đã định”.

+ James Stiner và Stephen Robbins quan niệm: “Quản lý là tiến trình

hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”

+ Quản lý về cơ bản là tác động lên con người để điều hành các hoạt động

có lợi cho tổ chức và đạt được những mục tiêu tổ chức đặt ra Để quản lý tốt trước hết phải hiểu sâu sắc về con người với tư cách là đối tượng của quản lý,

sau đó phải được đào tạo bồi dưỡng về cách thức tác động; Quản lý là tìm cách, biết cách ràng buộc một cách thông minh, tế nhị việc thỏa mãn nhu cầu cho con người, trên cơ sở khích lệ con người đem hết năng lực thực hiện công việc được giao.

+ Quản lý là thực hiện những công việc có tác dụng định hướng, điều tiết phối hợp các hoạt động của cấp dưới; Đó chính là thực hiện các chực năng của quản lý.

+ Quản lý là thiết lập, khai thông các quan hệ cụ thể để hoạt động chung được hình thành, tiến hành trôi chảy, đạt hiệu quả cao, bền lâu và không ngừng phát triển.

+ Quản lý là chủ thể quản lý tác động lên đổi tượng quản lý một cách gián tiếp hoặc trực tiếp nhằm thu được những diễn biến, thay đổi tích cực của cá nhân, tổ chức theo mục tiêu mong đợi [22].

Như vậy, quản lý là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thểquản lý đến đối tượng quản lý trong tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hànhđạt được mục tiêu đề ra

Trang 20

1.2.1.2 Quản lý nhà trường

Trường học là đơn vị cơ sở nằm trong hệ thống giáo dục Quốc dân, thựchiện chức năng đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của xã hội Trường họcvới tư cách là một tổ chức giáo dục cơ sở vừa mang tính giáo dục vừa mangtính xã hội, trực tiếp đào tạo thế hệ trẻ, tế bào quan trọng của hệ thống giáo dục

từ Trung ương đến địa phương

- Theo Thái Duy Tuyên “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của

Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục- đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh” [35].

- Theo Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý nhà trường phổ thông là quản lý

dạy và học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác, để dần tới mục tiêu giáo dục” [12].

Như vậy quản lý nhà trường là những hoạt động của chủ thể quản lý(Hiệu trưởng) đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹhọc sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện cóchất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường

1.2.2 Năng lực phát triển chương trình môn học

- Môn học: Môn học là “Bộ phận của chương trình giáo dục bao gồm

những tri thức về một khoa học nhất định” Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam(2002), môn học được định nghĩa là hệ thống (hoặc bộ phận tri thức) về một lĩnh vựckhoa học được sắp xếp theo yêu cầu sư phạm để truyền thụ cho người học, mang cácđặc điểm: phản ánh các sự kiện, tri thức, quy luật của khoa học tương ứng phù hợpvới mục đích, nhiệm vụ dạy học và khả năng nhận thức của học

sinh; các câu hỏi, bài tập v.v giúp học sinh tự kiểm tra luyện tập kĩ năng, kĩ xảo

- Chương trình: Theo Đại từ điển Tiếng Việt (1999), chương trình là “Các mục, các vấn đề, các nhiệm vụ đề ra và được sắp xếp theo trình tự thực hiện

trong một thời gian” Là: “Nội dung kiến thức về một môn học ấn định cho từng

Trang 21

lớp, từng cấp, trong từng năm” [37].

+ Chương trình môn học là: “Văn bản Nhà nước quy định với từng môn

học về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, khối lượng kiến thức và kĩ năng, kế hoạch phân bổ, thời lượng cần thiết, phương pháp thích hợp, phương tiện tương ứng theo từng lớp học, bậc học Chương trình bộ môn của mỗi lớp (năm) học được trình bày theo trình tự chương, mục, chủ đề, vấn đề song song với bảng phân bố thời lượng tương ứng” [2] Chương trình môn học được chia làm 3 loại:

+ Môn học bắt buộc: là môn học chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của chương trình giáo dục, bắt buộc tất cả học sinh đều phải học

+ Môn học tự chọn bắt buộc: là môn học chứa đựng những nội dung kiếnthức cần thiết nhưng học sinh được tự chọn một số lượng môn học nhất định trong

số nhiều môn học tự chọn bắt buộc, sao cho phù hợp nhất với định hướng pháttriển năng lực và nhu cầu mở rộng kiến thức của bản thân

+ Môn học tự chọn tuỳ ý: là môn học có trong chương trình giáo dục dohọc sinh tự lựa chọn theo sở thích, nhu cầu, nguyện vọng bản thân Chương trìnhmôn học là văn bản xác định vị trí, vai trò môn học trong thực hiện mục tiêu giáodục phổ thông, mục tiêu và yêu cầu cần đạt, nội dung cốt lõi của môn học mỗi lớphoặc cấp học đối với tất vả học sinh trên phạm vi toàn quốc, định hướng kế hoạchdạy học môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học, phương pháp và hình thức tổ chứcgiáo dục, đánh giá kết quả giáo dục của môn học [2]

Định hướng phát triển chương trình giáo dục phổ thông mới, quan điểm

chủ đạo là: “Chương trình được thiết kế theo hướng tăng cường tích hợp ở cấp

Tiểu học và cấp Trung học cơ sở, phân hoá rõ dần từ cấp Tiểu học đến cấp Trung học cơ sở và sâu hơn ở cấp Trung học phổ thông Giảm số lượng môn học bắt buộc trong mỗi cấp học, lớp học và tăng các môn học, các chuyên đề học tập tự chọn đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực, kĩ năng, năng khiếu, tiếp cận nghề nghiệp của HS” [2].

Trang 22

những đặc điểm khác nhau về trình độ học sinh, cơ sở vật chất, trình độ đội ngũgiáo viên, chế độ và chính sách đối với đội ngũ giáo viên… Vì thế, để phát huy tối

đa những ưu điểm của chương trình giáo dục phổ thông quốc gia, đòi hỏi mỗi địaphương phải xây dựng được một chương trình giáo dục phù hợp với điều kiện,hoàn cảnh ở địa phương đó mà cụ thể là ở chương trình của mỗi môn học

- Phát triển chương trình môn học:

+ Phát triển chương trình môn học là một quá trình làm cho chương trìnhhoàn thiện, thông qua việc thiết kế chương trình hoặc điều chỉnh chương trình, là mộtquá trình liên tục, kép kín Quy trình phát triển chương trình môn học bao

gồm 5 bước: Phân tích tình hình, đánh giá nhu cầu; xác định mục tiêu; thiết kế xây dựng; thực thi đánh giá cải tiến

+ Phát triển chương trình môn học là quá trình cụ thể hóa, làm cho chươngtrình giáo dục Quốc gia phù hợp với thực tiễn của địa phương Trên cơ sở đảmbảo yêu cầu chung của chương trình Quốc gia, nhà trường lựa chọn, xây dựngnội dung và cách thức thực hiện, phản ánh đặc trưng và phù hợp với thực tiễnnhận thức, cũng như xu thế và thành tựu hiện đại của khoa học giáo dục vàcông nghệ Đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực của người học

1.2.3 Khái niệm bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên

- Năng lực: Là tổng thể những thuộc tính độc đáo của một cá nhân phùhợp với một hoạt động, một lĩnh vực nhất định và làm cho hoạt động đó đạt hiệuquả Trong tâm lí học, khái niệm năng lực được hiểu như là một tổ hợp các phẩmchất sinh lí - tâm lí phù hợp với yêu cầu của một hoạt động hoặc một lĩnh vực hoạtđộng nào đó, nó là cơ sở đảm bảo cho hoạt động của con người đạt hiệu quả cao.Năng lực của con người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có, phần lớn docông tác, do tập luyện, bồi dưỡng

Như vậy, năng lực phát triển chương trình môn học của người giáo viên

Trang 23

THPT bao gồm: Trình độ, kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; kỹnăng phân tích, đánh giá; kỹ năng xác định mục tiêu; kỹ năng thiết kế xây dựngchương trình; kỹ năng thực thi chương trình và kỹ năng cải tiến chương trìnhphù hợp với đặc điểm địa phương, nhà trường.

- Bồi dưỡng là một khái niệm được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.Theo UNESCO, khái niệm bồi dưỡng được hiểu là: “Bồi dưỡng với ý nghĩa nângcao nghề nghiệp Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nângcao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm

đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp”

Theo "Từ điển tiếng Việt": "Bồi duỡng là làm cho tăng thêm năng lựchoặc phẩm chất" Bồi dưỡng là làm nâng cao trình độ nghề nghiệp” [37] Quátrình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc

kỹ năng chuyên môn của bản thân để đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp

Từ quan niệm trên, ta thấy:

+ Chủ thể bồi dưỡng là những người đã được đào tạo và có trình độ chuyên môn nhất định

+ Bồi dưỡng thực chất là quá trình bổ sung tri thức, kỹ năng để nâng caotrình độ trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn nào đó nhằm đáp ứng yêu cầu mớicủa chuyên môn nghiệp vụ

+ Mục đích bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực chuyênmôn để người lao động có cơ hội củng cố, mở mang nâng cao hệ thống kiến thức,

kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ có sẵn, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quảcông việc đang làm

Như vậy, có thể nói: "Bồi dưỡng thực chất là bổ sung, bồi đắp nhữngthiếu hụt về tri thức, cập nhật cái mới trên cơ sở “nuôi dưỡng” những cái đã có

để mở mang chúng, làm cho chúng phát triển thêm, có giá trị làm tăng hệthống những tri thức, kỹ năng, nghiệp vụ, làm giàu vốn hiểu biết, nâng caohiệu quả lao động"

- Bồi dưỡng năng lực cho giáo viên: Là trang bị thêm kiến thức và

Trang 24

kỹ năng nhằm hoàn thiện và nâng cao năng lực cho giáo viên.

+ Hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng caonăng lực, khả năng cống hiến của người giáo viên cho kết quả hoạt động của nhàtrường Bồi dưỡng là hoạt động có kế hoạch, có tổ chức nhằm cung cấp cho giáo viênnhững kiến thức và kỹ năng mới nhằm nâng cao chất lượng công việc

+ Công tác bồi dưỡng năng lực cho giáo viên nếu được thực hiện một cách nghiêm túc sẽ mang lại nhiều lợi ích:

Lợi ích cho nhà trường: tạo ra môi trường làm việc tốt hơn, tạo ra độnglực làm việc và niềm tin ở đội ngũ; xây dựng được đội ngũ giáo viên có taynghề cao, năng động, sáng tạo và có khả năng thích ứng với cái mới và kết quả

là nâng cao hơn chất lượng giáo dục của nhà trường

Lợi ích cho cá nhân: Khi được bồi dưỡng để thực hiện công việc ngàycàng tốt hơn sẽ khiến mỗi người giáo viên cảm thấy công việc thú vị và hấpdẫn hơn, họ luôn tự hào vì năng lực chuyên môn vững vàng của mình từ đó cóthái độ và động cơ làm việc tích cực

Như vậy, bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáoviên THPT là trang bị thêm kiến thức và kỹ năng nhằm hoàn thiện và nâng caonăng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên THPT Giáo viên căn

cứ vào nhu cầu đào tạo, mục tiêu giáo dục, điều kiện thực tế của nhà trường,điều chỉnh chương trình hiện có để có một chương trình mới phù hợp với thựctiễn của địa phương, của nhà trường và trình độ học sinh

1.2.4 Quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học

- Quản lý hoạt động bồi dưỡng phát triển chương trình môn học cho giáoviên THPT là sự tác động có định hướng, có mục đích của chủ thể quản lý (ngườihiệu trưởng) tới khách thể quản lý (hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triểnchương trình cho GV) thông qua việc thực hiện chức năng quản lý bằng công cụquản lý, phương pháp quản lý mang tính đặc thù nhằm đạt được mục tiêu quản lý

đề ra

- Quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn h ọ c cho

Trang 25

giáo viên THPT là quá trình triển khai các hoạt động (xây dựng kế hoạch, nộidung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, người thực hiện ) để bồidưỡng, cập nhật hóa hoặc củng cố kiến thức, các kỹ năng, kỹ xảo về phát triểnchương trình môn học nhằm nâng cao trình độ và năng lực dạy học của đội ngũgiáo viên đáp ứng ngày càng cao sự phát triển của nền giáo dục.

- Trong quá trình quản lý và dạy học, để thực hiện chức năng của mìnhhiệu trưởng các trường THPT phải tăng cường công tác bồi dưỡng đội ngũ giáoviên, đồng thời người giáo viên phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng đặcbiệt là bồi dưỡng năng lực phát triển nhà trường bằng nhiều hình thức khácnhau: Tập trung, tập thể, cá nhân, trong giờ, ngoài giờ, trao đổi, rút kinhnghiệm, tham quan, hội thảo qua đó nhằm phát triển năng lực học sinh, đápứng mục tiêu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông

Tóm lại, quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trìnhmôn học cho giáo viên là việc thực hiện các chức năng quản lí trong quá trình

tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên, từ chức năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạođến khâu kiểm tra đánh giá để công tác bồi dưỡng năng lực phát triển chươngtrình môn học cho giáo viên đạt được mục tiêu và hiệu quả

1.3 Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên THPT

1.3.1 Mục tiêu của bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học

Theo Từ điển tiếng Việt: "Bồi dưỡng là làm cho tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất" “Bồi dưỡng là làm nâng cao trình độ nghề nghiệp” [37] Quá trình

này diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năngchuyên môn của bản thân để đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp Từ quanniệm trên, cho thấy: chủ thể bồi dưỡng là những người đã được đào tạo và có trình

độ chuyên môn nhất định; bồi dưỡng là quá trình bổ sung tri thức, kỹ năng để nângcao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu mới của chuyên môn nghiệp vụ

Mục tiêu bồi dưỡng là nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực chuyên môn

Trang 26

năng chuyên môn nghiệp vụ có sẵn, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quảcông việc đang làm Như vậy, bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình mônhọc là bổ sung, bồi đắp những thiếu hụt về tri thức, cập nhật cái mới trên cơ sở

“nuôi dưỡng” những cái đã có để mở mang, phát triển; làm tăng hệ thốngnhững tri thức, kỹ năng, nghiệp vụ; làm giàu vốn hiểu biết, nâng cao hiệu quảhoạt động sư phạm của giáo viên

Mục tiêu của việc bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên, cụ thể bao gồm:

- Phát triển năng lực thiết kế và tổ chức thực hiện chương trình môn học theo hướng chuẩn hóa đáp ứng nhu cầu người học

- Hình thành năng lực phát triển chương trình môn học theo chủ đề liên môn và chương trình môn học nói riêng cho giáo viên

- Hình thành năng lực tự chủ trong thực hiện chương trình giáo dục, dạyhọc, phát huy khả năng sáng tạo của giáo viên trong đáp ứng nhu cầu người học

- Phát triển năng lực triển khai thực hiện chương trình dạy học theo kế hoạch

- Nâng cao năng lực dạy học phù hợp với nhu cầu của học sinh trên khu vực thành phố

1.3.2 Nội dung bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên THPT

- Nắm vững mục tiêu đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo tinh thầnNghị quyết của Đảng lần thứ XI (2011) và Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủtướng Chính phủ; Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa

XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp

ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Nghị quyết số 88/2014/QH13của Quốc hội về đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông [28]

Trang 27

- Tích luỹ kiến thức, hiểu và nắm vững được những điểm mới trong chươngtrình, sách giáo khoa, nâng cao kiến thức về khoa học chương trình, phát triển chươngtrình nhà trường THPT, hình thành một số năng lực sư phạm mới

để thực hiện tốt yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện trong nhà trường, cụ thể nộidung bồi dưỡng như sau:

+ Bồi dưỡng năng lực xây dựng quy trình cấu trúc, sắp xếp lại nội dungmôn học Khắc phục hạn chế của chương trình, sách giáo khoa hiện hành, nâng caochất lượng dạy học ở các nhà trường THPT

+ Bồi dưỡng năng lực xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn Thiết kếnội dung chương trình môn học theo hướng tăng cường tích hợp một số nội dunggần nhau, có liên quan khá chặt chẽ của một số môn học ở cấp THPT, nhằm tránh

sự trùng lặp và quan trọng hơn là hình thành năng lực tổng hợp trong nhận thức vàcách giải quyết các vấn đề của cuộc sống Theo đó một số nội dung thuộc các lĩnhvực, môn học như Vật lý, Hóa học, Sinh học được tích hợp thành môn Khoa học tựnhiên; tương tự một số nội dung xã hội nhân văn gần nhau từ các môn Lịch sử, Địa

lý và Giáo dục công dân có thể tích hợp trong môn Khoa học xã hội…

+ Bồi dưỡng năng lực thiết kế nội dung, phương pháp dạy học tích hợpchương trình môn học với chương trình giáo dục địa phương Tiếp tục đổi mớimạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng chuyển từ lối truyền thụ một chiều,ghi nhớ máy móc sang tập trung dạy cách học, cách nghĩ và tự họcc, phát huy tínhtích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức theo phương

châm “giảng ít, học nhiều” Rèn luyện phương pháp tự học và khát vọng học tập suốt đời

+ Bồi dưỡng năng lực xây dựng các chủ đề tự chọn theo hướng dạy học phân hoá

1.3.3 Phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên THPT

Trang 28

1.3.3.1 Phương pháp bồi dưỡng

- Phương pháp thuyết trình cung cấp kiến thức chuyên đề, phân tích, giảithích, lý giải về kiến thức mới những vấn đề thuộc chuyên môn các lĩnh vực khácnhau nhằm bổ sung thêm kiến thức cho giáo viên về việc phát triển chương

trình môn học

- Thuyết trình kết hợp minh họa bằng hình ảnh là phương pháp thuyếttrình có sử dụng thêm công cụ hỗ trợ nghe - nhìn hoặc các mô hình, để minh hoạbài giảng, hoặc cải tiến để tăng cường sự tham gia của học viên nhằm đem lại đượchiệu quả giảng dạy Báo cáo viên có thể đưa ra một số hình ảnh, mô hình trườngtiêu biểu áp dụng thành công phát triển chương trình nhà trường, nhằm nâng caochất lượng dạy và học trong nhà trường

- Thuyết trình kết hợp luyện tập, thực hành là phương pháp thuyết trình cókèm theo việc thực hành cho học viên trực tiếp thực hành xử lý tình huống, tự tổchức các hoạt động trong việc phát triển chương trình môn học, trên cơ sở đóphân tích rút ra kinh nghiệm về tổ chức hiệu quả, nhằm nâng cao kiến thức, kỹnăng, năng lực của học viên trong việc phát triển chương trình môn học

- Nêu vấn đề, thảo luận theo nhóm: có sự tác động luân phiên và tương

hỗ giữa người giảng viên và học viên, giảng viên đóng vai trò là người điềuhành, dẫn dắt, định hướng, nêu vấn đề phát triển chương trình môn học hiệnnay đang gặp phải; học viên là người thảo luận, thực hành, rút ra những kinhnghiệm, kiến thức cho bản thân (đối thoại, thảo luận nhóm, hỏi đáp, trò chơi ),nhằm nâng cao kỹ năng phát triển chương trình nhà trường

- Nêu tình huống, tổ chức giải quyết theo nhóm: giúp GV nhận diện vàthảo luận về các tình huống, các hoạt động thực tế, một vấn đề hay loạt vấn đềnào đó liên quan đến việc phát triển chương trình môn học, để từ đó học viên

có thể khái quát, rút ra được kinh nghiệm hay nhận ra được vấn đề rộng hơn từmột tình huống, trường hợp cụ thể đối với trường mình

- Nêu vấn đề, cá nhân nghiên cứu tài liệu, trình bày báo cáo và tọa đàm,

Trang 29

trao đổi là phương pháp sẽ giúp cho học viên linh hoạt, chủ động hơn trong mỗihọc, tăng sự sáng tạo, tìm tòi của người học trong việc phát triển chương trìnhmôn học.

- Phối hợp các phương pháp: Là cách thức mà người dạy áp dụng haihay nhiều phương pháp phù hợp, để tăng hiệu quả của hoạt động dạy học trongviệc phát triển chương trình môn học

1.3.3.2 Hình thức bồi dưỡng

- Bồi dưỡng tập trung: Đây là hình thức tổ chức bồi dưỡng theo khoá,từng đợt hay theo từng chu kỳ Hình thức này thường dùng để bồi dưỡngthường xuyên theo chu kỳ, bồi dưỡng nâng cao năng lực, bồi dưỡng nghiệp vụ

sư phạm…Đây là hình thức bồi dưỡng được sử dụng khá phổ biến ở Sở Giáodục và Đào tạo vào đầu các năm học nhằm nâng cao năng lực phát triển chươngtrình môn học cho giáo viên

- Bồi dưỡng từ xa: Đây là hình thức bồi dưỡng thông qua hệ thống giáotrình, tài liệu liên quan đến việc phát triển chương trình môn học, hoặc có thể sửdụng các phương tiện công nghệ thông tin để truyền tải kiến thức

- Bồi dưỡng qua việc tổ chức tham quan, đi thực tế: Đây là hình thức bồidưỡng mang lại nhiều bổ ích cho giáo viên, bởi được đi tham quan học hỏi

ở các trường bạn về mô hình phát triển chương trình môn học, sẽ giúp giáo viên

có cơ hội học hỏi, tích lũy các kinh nghiệm thực tế và có tầm nhìn chiến lược vềphát triển chương trình môn học

- Bồi dưỡng tại chỗ: Ngay tại các nhà trường, giáo viên được tổ chức bồidưỡng thông qua các hoạt động của các câu lạc bộ trong trường, các buổi sinh hoạtchuyên môn, các hội thảo hay các chuyên đề ngoại khóa Hoặc mời các chuyên gia

am hiểu theo từng lĩnh vực đến bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về phát triểnchương trình môn học Việc bồi dưỡng tại chỗ, “người thực, việc thực” là hiệu quảnhất Hệ thống quản lý lí tưởng là một hệ thống trong đó tất cả các cán bộ đềuđược đào tạo tốt, họ đều biết làm việc, cấp trên và cấp dưới tin tưởng nhau, khôngcần kiểm soát thái quá

Trang 30

- Bên cạnh những hình thức bồi dưỡng trên, còn có một hình thức nữa,

nó là mục tiêu của các hình thức bồi dưỡng trên, mà giáo viên nào muốn nâng caotrình độ chuyên môn, nghiệp vụ phải thường xuyên thực hiện đó là hình thức tựbồi dưỡng Mỗi giáo viên tự mình thông qua các loại sách, báo, tài liệu, mạngInternet… mà thu thập thêm thông tin, rèn luyện thêm về kiến thức, kỹ năng …nhằm phục vụ tốt cho công tác giảng dạy nói chung và nâng cao năng lực pháttriển chương trình môn học nói riêng Đây là hình thức bồi dưỡng mang lại hiệuquả rất lớn

1.4 Nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên các trường THPT

1.4.1 X ây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên

Trong bồi dưỡng nói chung cũng như bồi dưỡng năng lực phát triểnchương trình môn học cho giáo viên; việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồidưỡng là vấn đề mang tính định hướng cho hoạt động; kế hoạch bồi dưỡng cầnphải thể hiện được các yêu cầu sau:

- Mục tiêu bồi dưỡng: Nâng cao năng lực phát triển chương trình môn họccho giáo viên; Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng, tự đánh giá hiệu quả bồidưỡng và năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên

- Đối tượng bồi dưỡng: Toàn bộ đội ngũ giáo viên thuộc các trường THPT

- Nội dung bồi dưỡng: Căn cứ vào nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên để xácđịnh nội dung bồi dưỡng: bồi dưỡng tất cả các kỹ năng để phát triển chương trìnhtrong chuyên đề bồi dưỡng; hoặc bồi dưỡng từng kỹ năng riêng biệt lồng ghépvới nội dung bồi dưỡng khác theo nhu cầu, nhiệm vụ bồi dưỡng Các nội dungbồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học bao gồm: Bồi dưỡng quytrình phát triển chương trình; Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng về chương trình nhàtrường, các cách tiếp cận phát triển chương trình nhà trường, phát triển chươngtrình môn học, xây dựng được các chủ đề tích hợp, phát triển chương trình môn

Trang 31

- Căn cứ vào kế hoạch, nội dung, số lượng người tham gia bồi dưỡng đểthành lập ban tổ chức và mời báo cáo viên cho các lớp bồi dưỡng Lực lượng giảngviên, báo cáo viên căn cứ nội dung bồi dưỡng để thiết kế bài giảng bồi dưỡng tậptrung hoặc xây dựng các modul cần bồi dưỡng, giao cho các tổ chuyên

môn tổ chức bồi dưỡng thường xuyên trong năm học thông qua bồi dưỡng theo chuyên đề, nêu cao tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên

- Khuyến khích giáo viên học vượt chuẩn đề làm nhân tố nòng cốt trong các tổ chuyên môn

- Tổ chức các hoạt động chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề trong trường

và theo cụm trường để các giáo viên trong trường có điều kiện gặp gỡ, trao đổichuyên môn, rút kinh nghiệm trong giảng dạy

Tổ chức bồi dưỡng là quá trình triển khai, thực hiện một hoạt động cụ thểtrong kế hoạch bồi dưỡng đã được xác định Tổ chức bồi dưỡng cần trả lờicác câu hỏi cơ bản như: Có những hoạt động cụ thể nào? Phân công phối hợp

Trang 32

như thế nào cho có hiệu quả? Tổ chức sao cho chi phí phù hợp để kết quả cao?Kết quả bồi dưỡng phải phù hợp với mục tiêu đặt ra và đáp ứng với yêu cầu củacông việc thức tế đòi hỏi cần có ở người giáo viên.

Do đó, để tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà

trường được tốt, cần phân tích kế hoạch bồi dưỡng thành các công việc cụ thể:+ Ra quyết định tổ chức khóa học, triệu tập học viên, in ấn tài liệu

+ Quyết định phân công giảng dạy và quản lý lớp học, quyết định mờigiảng viên thỉnh giảng tham gia bồi dưỡng, tổ chức chọn địa điểm, điều phốichương trình, theo dõi các hoạt động giảng dạy, chi phí thanh toán, đánh giá kếtquả đầu vào, kết thúc, báo cáo sơ tổng kết, thanh quyết toán

+ Mối quan hệ phối hợp chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên và quản

lý học viên tham gia bồi dưỡng, nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ

+ Thực hiện quy trình hóa quá trình tổ chức bồi dưỡng: Mỗi công việchay hoạt động được phân chia logic theo các bước, trình tự nhất định, từ khâuthông báo tuyển sinh, đến khâu ra quyết định nhập học, đến khâu tổ chức quá trìnhbồi dưỡng và kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng

+ Phân công trách nhiệm thực hiện từng công việc cụ thể, từ việc cửgiảng viên bồi tham gia bồi dưỡng đến việc lập danh sách học viên tham gialớp bồi dưỡng và các nguồn tài liệu cần chuẩn bị cho hoạt động bồi dưỡng cầnphải xác định cho từng cá nhân tổ chức chịu trách nhiệm rõ ràng

+ Phối hợp các đơn vị, bộ phận và các cá nhân trong quá trình thực hiện

kế hoạch bồi dưỡng Ban giám hiệu theo dõi giám sát quá trình bồi dưỡng của họcviên, xác định cơ chế phối hợp giữa trung tâm bồi dưỡng với các tổ chuyên môntrong việc tổ chức lớp học và thực hiện cơ chế theo dõi giám sát học viên trong quátrình tham gia bồi dưỡng

+ Tiến hành thực hiện các hoạt động bồi dưỡng (tổ chức bồi dưỡng) theonội dung, chương trình xây dựng đáp ứng yêu cầu năng lực phát triển chương trìnhnhà trường Trong khâu tổ chức bồi dưỡng cần xác định rõ mục tiêu bồi

Trang 33

dưỡng, nội dung bồi dưỡng, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng, cơ chếgiám sát hoạt động bồi dưỡng nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng.

+ Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả kế hoạch bồi dưỡng Kết quả bồidưỡng cần phải được kiểm tra, đánh giá một cách sát thực có rút kinh nghiệm,điều chỉnh để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng

1.4.3 Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng

Chức năng chỉ đạo là quá trình tác động ảnh hưởng tới hành vi, thái độcủa những người tham gia bồi dưỡng nhằm đạt tới mục tiêu và chất lượng bồidưỡng đặt ra

Chỉ đạo là chức năng thứ ba trong quá trình quản lý hoạt động bồidưỡng, nó có vai trò vô cùng với chức năng tổ chức để hiện thực hóa các mụctiêu của hoạt động bồi dưỡng Chức năng chỉ đạo được xác định từ việc điềuhành và hướng dẫn các hoạt động bồi dưỡng nhằm đạt được cácmục tiêu cóchất lượng và hiệu quả Nội dung chỉ đạo bao gồm:

- Đối với chủ thể quản lý:

+ Chỉ đạo khảo sát năng lực phát triển chương trình của giáo viên để xác định nhu cầu bồi dưỡng

+ Chỉ đạo xây thực hiện nội dung chương trình bồi dưỡng đã xây dựng.+ Chỉ đạo nâng cao năng lực báo cáo viên, giáo viên cốt cán thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cho giáo viên

+ Chỉ đạo biên soạn tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng, tự bồi dưỡng

+ Chỉ đạo đa dạng hóa phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng

+ Chỉ đạo quá trình tham gia bồi dưỡng của giáo viên

+ Chỉ đạo huy động các nguồn lực: tài chính, cơ sở vật chất, nguồn thôngtin phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng

+ Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồidưỡng và phản hồi thông tin tới giáo viên

- Đối với đội ngũ giáo viên:

Trang 34

+ Chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên về kỹ năng phân tích chương trình, sáchgiáo khoa, mục tiêu, nội dung bài học và chuẩn kiến thức, kỹ năng của bài học cầnđạt được.

+ Chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên thiết kế các hoạt động cá nhân, hoạt độngnhóm hay những hoạt động thực hành, thực tế, hoạt động ngoại khóa của môn học.+ Chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên dự kiến phân phối thời gian cho từng hoạtđộng và dự kiến các phương pháp tổ chức hoạt động học tập cho học sinh

+ Chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên về kỹ năng xác định các kiến thức trọng tâm và những khó khăn tâm lý của học sinh khi tiếp nhận bài học

+ Chỉ đạo giáo viên tăng cường tự bồi dưỡng

1.4.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên

Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực pháttriển chương trình môn học cho giáo viên, cần kiểm tra số lượng và đối tượngtham gia bồi dưỡng Kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch, nội dung, hình thức,điều kiện tổ chức và tính hiệu quả của công tác này Sau đó tiến hành đánh giákết quả của hoạt động bồi dưỡng trên cơ sở đối chiếu với những mục tiêu đã đề

ra, từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp để cải thiện thực trạng nhằm nângcao chất lượng và hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triểnchương trình môn học cho giáo viên Kiểm tra đánh giá công tác bồi dưỡngnăng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên không thể thiếu cáchoạt động sau đây:

- Thường xuyên thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên

- Xác định rõ các tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên

- Phối hợp các lực lượng có liên quan trong đánh giá năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên theo chuẩn

- Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm sau đợt bồi dưỡng năng lực phát

Trang 35

triển chương trình môn học cho giáo viên.

- Xử lý các giáo viên không đạt yêu cầu sau bồi dưỡng năng lực phát triển môn học

1.5 Các yếu tố tác động đến hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học của giáo viên

1.5.1 Các yếu tố chủ quan

- Nhận thức của đội ngũ CBQL và giáo viên:

Nhận thức của đội ngũ CBQL và giáo viên góp phần lớn trong việc quản

lý nhà trường, quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học;phát huy được thế mạnh trong các hoạt động dạy học và bồi dưỡng, góp phầnnâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong nhà trường phổ thông

- Trình độ, năng lực của đội ngũ CBQL và giáo viên:

+ Năng lực quản lý có vai trò hết sức quan trọng trong quản lý dạy học;quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học; quản lý xây dựng vàphát triển nhà trường

+ Trình độ đội ngũ CBQL và giáo viên có tác động rất lớn đến chấtlượng và hiệu quả quản lý nhà trường Cán bộ quản lý và giáo viên phải có trìnhđộ; được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, nắm và hiểu sâu sắc mục tiêu, chươngtrình môn học; chỉ đạo và tổ chức hoạt động dạy học có chất lượng và hiệu quả.Thực tiễn cho thấy, trường có đội ngũ CBQL trình độ cao, năng lực tốt thì quản lýkhoa học, có tầm nhìn chiến lược, tổ chức thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dụchiệu quả và ngược lại

- Môi trường sư phạm:

+ Môi trường sư phạm tác động đến tâm tư, tình cảm, lý trí và hành vicủa các thành viên nhà trường; bầu không khí làm việc trong nhà trường tốt sẽđộng lực thúc đẩy mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường

+ Cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên tự giác gắn bó với nhà trường, cóđiều kiện thuận lợi cho công tác tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyênmôn nghiệp vụ và năng lực quản lý nhà trường

Trang 36

- Cơ chế chính sách:

Cơ chế chính sách phù hợp sẽ tạo động lực cho đội ngũ CBQL và, giáoviên tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tự học, tự bồi dưỡng và nghiêncứu khoa học, phát triển chương trình môn học, góp phần cùng nhà trường nângcao chất lượng dạy học và giáo dục

và có chế độ phụ cấp tùy theo tính chất của công việc, theo vùng do Chính phủquy định

- Các chính sách hiện hành chưa đủ mạnh để tạo động lực khuyến khíchngười dạy, người học; chưa thu hút được những giáo viên, cán bộ quản lý có

trình độ, năng lực về các trường THPT công tác lâu dài

- Chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học chưa tạo động lực

để giáo viên, CBQL không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.Giáo viên chưa yên tâm công tác và cống hiến cho sự nghiệp giáo dục

- Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự lãnh đạo,chỉ đạo của cấp ủy Đảng, UBND các cấp chính quyền, Ban giám hiệu các trườngTHPT; Quy chế dân chủ trong các hoạt động giáo dục của nhà trường; Cơ cấu tổ

chức của nhà trường theo quy định của Điều lệ trường THPT.

- Số lượng và cơ cấu giáo viên; số lương nhân viên đảm bảo quy định;

- Học sinh của nhà trường theo quy định Điều lệ trường phổ thông và Luật giáo dục;

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học: Diện tích khuôn viên và các yêucầu về xanh, sạch, đẹp, thoáng mát; Số lượng, quy cách, chất lượng và thiết bị

Trang 37

của phòng học đảm bảo quy định của Điều lệ trường phổ thông; Khối phòngphục vụ học tập, khối phòng hành chính quản trị và phòng học môn học đạtchuẩn; Thư viện đạt tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông theo quy định của BộGiáo dục và Đào tạo; Thiết bị dạy học phục vụ giảng dạy và học tập và việc sửdụng thiết bị dạy học đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Kết luận chương 1

Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên THPT,

là một hoạt động tích cực trong quản lý, giúp đội ngũ giáo viên và CBQL cáctrường THPT nâng cao năng lực xây dựng phát triển chương trình môn học chogiáo viên theo tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT Cơ sở lí luận vềquản lý, quản lý nhà trường, quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trìnhmôn học cho giáo viên; chức năng nhiệm vụ của trường THPT, nội dung chươngtrình môn học, định hướng phát triển chương trình môn học; nội dung quản lý bồidưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên, các yếu tố tácđộng đến quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáoviên là cơ sở khoa học để nghiên cứu khảo sát thực trạng quản lý bồi dưỡng nănglực phát triển chương trình môn học cho giáo viên ở các trường THPT thành phốBắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh và các biện pháp quản lý ở chương 3

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG THPT

THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH

Trang 38

2.1 Khái quát đặc điểm kinh tế xã hội, tình hình giáo dục thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

2.1.1 Khái quát về kinh tế xã hội của thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

Thành phố Bắc Ninh nằm ở phía bắc của tỉnh Bắc Ninh, cửa ngõ phíaĐông Bắc của thủ đô Hà Nội, phía tây giáp huyện Yên Phong, phía đông giáphuyện Quế Võ, phía nam giáp huyện Tiên Du, phía bắc giáp huyện Việt Yên(tỉnh Bắc Giang) Thành phố Bắc Ninh có 19 đơn vị hành chính Diện tích tựnhiên 8.260,88 ha Tổng dân số toàn thành phố 223.616 người, độ tuổi từ 0 đến

17 tuổi là 68.589 người, chiếm 30,7% dân số toàn thành phố Dân cư tham gia kinh doanh dịch vụ và sản xuất công nghiệp là chủ yếu trên 95%

Bắc Ninh là địa phương có truyền thống hiếu học và khoa cử, đồng thờicũng là nơi có nhiều lễ hội truyền thống, nhiều công trình văn hóa, di tích lịch

sử được tỉnh và Nhà nước xếp hạng Đặc biệt Bắc Ninh có Dân ca quan họđược UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại

Trong những năm qua, nhất là 5 năm gần đây tình hình kinh tế - xã hội BắcNinh có những bước phát triển nhanh và vững chắc Tốc độ tăng trưởng tổng sảnphẩm trên địa bàn 10,2% (2019) Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo

hướng tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nôngnghiệp Trong đó năm 2019, tỉ trọng ngành dịch vụ chiếm 53,7%; ngành côngnghiệp - xây dựng chiếm 45,4%; ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 0,9%

Số doanh nghiệp trên địa bàn tiếp tục tăng với 797 doanh nghiệp thành lập mới

Sự nghiệp giáo dục của thành phố tiếp tục được phát triển Chất lượng học sinhgiỏi cũng như chất lượng các hoạt động văn - thể - mỹ được nâng cao Tỉ lệ hộnghèo giảm còn 0,8%

Tuy nhiên do hoàn cảnh kinh tế- xã hội của các địa phương, các gia đìnhkhông đồng đều dẫn đến sự nhận thức và công tác chăm lo cho giáo dục củacác địa phương và các gia đình cũng có những khác biệt

Đứng trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá của

Trang 39

đất nước, trước yêu cầu phát triển của địa phương Giáo dục và Đào tạo phảiđổi mới để đáp ứng tiến độ và phát triển của kinh tế - xã hội, tạo ra sức laođộng kỹ thuật được đào tạo có chất lượng.

2.1.2 Khái quát về tình hình giáo dục của thành phố Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh

a Khái quát về học sinh

- Trong ba năm học gần đây, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh có 5trường THPT với quy mô học sinh phát triển trong ba năm học (Bảng 2.1.) nhưsau:

Bảng 2.1: Thống kê số lượng khối lớp, học sinh cấp THPT

Khối 10 Khối 11 Khối 12

HS giảm (-)

(Nguồn thông qua khảo sát ở các trường THPT)

Tổng hợp kết quả thống kê trong ba năm học cho thấy:

+ Khối lớp 10, năm học 2017-2018 là 2067 học sinh; năm học 2018-2019

là 2222 học sinh; năm học 2019-2020 là 2026 học sinh

+ Khối lớp 11, năm học 2017-2018 là 1984 học sinh; năm học 2018-2019

là 1982 học sinh; năm học 2019-2020 là 2233 học sinh

+ Khối lớp 12, năm học 2017-2018 là 1972 học sinh; năm học 2018-2019

là 1898 học sinh; năm học 2019-2020 là 1975 học sinh

Quy mô học sinh trong ba năm học của các trường THPT là ổn định: Nămhọc 2017-2018 là 6023 học sinh; Năm học 2018-2019 là 6102 học sinh; Năm học 2019-2020 là 6234 học sinh

- Chất lượng giáo dục đạo đức của học sinh THPT thành phố Bắc Ninh

Trang 40

30

Ngày đăng: 08/06/2021, 15:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w