1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện nậm pồ, tỉnh điện biên

121 385 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 2,1 MB

Nội dung

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS Vũ Thị Thúy Hằng

THÁI NGUYÊN - 2018

I I

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những gì viết trong luận văn là do sự tìm tòi, học hỏi

của bản thân và sự hướng dẫn tận tình của TS Vũ Thị Thúy Hằng Mọi kết

quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của tác giả khác, nếu có đều được tríchdẫn cụ thể.

Đề tài luận văn này cho đến nay chưa được bảo vệ tại bất kỳ một hộiđồng bảo vệ luận văn thạc sĩ nào và cũng chưa hề được công bố trên bất kỳ mộtphương tiện nào.

Tôi xin chịu trách nhiệm về những lời cam đoan trên!

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2018

Tác giả luận văn

PHẠM THANH HOÀN

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành cuốn luận văn này, trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn

chân thành của mình đến TS Vũ Thị Thúy Hằng đã tận tình giúp đỡ tôi trong

suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn.

Tôi chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa, các Thầy Cô giáo Tâm lýgiáo dục trường Đại học Thái Nguyên.

Tôi chân thành cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp thuộc các trườngPTDTBT THCS Trên địa bàn huyện Nậm Pồ.

Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người thân của tôi đã quan tâmđộng viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Với khả năng nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên không thểtránh khỏi những thiếu sót Tôi xin kính mong được sự chỉ dẫn và đóng gópcủa các chuyên gia, các Thầy Cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài này đượchoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2018

Tác giả luận văn

PHẠM THANH HOÀN

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phạm vi nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc của luận văn 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG PTDTBT THCS 6

1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

1.2 Các khái niệm cơ bản 9

1.2.1 Hoạt động trải nghiệm 9

1.2.2 Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm 12

1.2.3 Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm 14

1.3 Một số vấn đề lý luận về bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở trường PTDTBT THCS 16

1.3.1 Vai trò, ý nghĩa của hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTNcho giáo viên THCS 16

1.3.2 Mục tiêu bồi dưỡng 17

Trang 6

1.3.3 Nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên 18

1.3.4 Các phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực TCHĐ chođội ngũ giáo viên THCS 19

1.4 Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt độngtrải nghiệm cho giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú THCS 20

1.4.1 Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt độngt rải nghiệmcho giáo viên 20

1.4.2 Tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên 21

1.4.3 Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên 23

1.4.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt độngtrải nghiệm cho giáo viên 23

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đển quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạtđộng trải nghiệm cho GV các trường PTDT bán trú THCS 24

1.5.1 Năng lực quản lý và nhận thức của Cán bộ quản lý về hoạtđộng trải nghiệm 24

1.5.2 Các yếu tố ảnh hưởng từ phía đội ngũ giáo viên 25

282.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình giáo dụccủa huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên 28

2.1.1 Sơ lược về huyện Nậm Pồ 28

2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội huyện Nậm Pồ 29

2.1.3 Tình hình giáo dục và đào tạo của huyện 30

Trang 7

2.2 Khái quát quá trình khảo sát 31

2.2.1 Mục đích khảo sát 31

2.2.2 Nội dung khảo sát 31

2.2.3 Đối tượng khảo sát 32

2.2.4 Phương pháp nghiên cứu 32

2.2.5 Công cụ khảo sát 32

2.2.6 Xử lý kết quả khảo sát 33

2.3 Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên các trườngPTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 34

2.3.1 Thực trạng nhận thức hoạt động trải nghiệm trong nhà trường 34

2.3.2 Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ 35

2.3.3 Thực trạng hình thức hoạt động trải nghiệm ở các trường PTDT bántrú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 36

2.3.4 Đánh giá của CBQL, GV về hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở các trường PTDT Bán trú THCS 37

2.4 Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực TC hoạt động trải nghiệmcho giáo viên ở trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ 38

2.4.1 Thực trạng nội dung bồi dưỡng về hoạt động trải nghiệm cho giáoviên các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ 38

2.4.2 Thực trạng hình thức, phương pháp bồi dưỡng năng lực tổ chứcHĐTN cho GV các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ 39

2.4.3 Thực trạng kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt độngtrải nghiệm cho giáo viên các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ 42

2.5 Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt độngtrải nghiệm cho giáo viên các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ 43

2.5.1 Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ

432.5.2 Thực trạng tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt độngtrải nghiệm cho giáo viên các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ 45

Trang 8

2.5.3 Thực trạng chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN

cho GV các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ 47

2.5.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chứchoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ 49

2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡngnăng lực tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho giáoviên các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ 51

2.6 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ 53

2.6.1 Những ưu điểm 53

2.6.2 Những hạn chế 54

2.6.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý hoạt động bồi dưỡng nănglực tổ chức HĐTN cho giáo viên các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ 56

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG PTDT BÁN TRÚ THCS HUYỆN NẬM PỒ TỈNH ĐIỆN BIÊN 59

3.1 Nguyên tắc xây dựng biện pháp 59

3.1.1 Đảm bảo tính thực tiễn 59

3.1.2 Đảm bảo tính kế thừa 59

3.1.3 Đảm bảo tính khả thi 60

3.1.4 Đảm bảo tính đồng bộ các biện pháp 61

Trang 9

3.2 Các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực TC hoạt độngtrải nghiệm cho giáo viên các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm

Pồ, tỉnh Điện Biên 61

3.2.1 Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên vàcác lực lượng có liên quan về tổ chức hoạt động trải nghiệm trong giáodục ở trường PTDT Bán trú THCS 61

3.2.2 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trảinghiệm cho giáo viên các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ tỉnhĐiện Biên 65

3.2.3 Tổ chức thiết kế chuyên đề bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường PTDTBT THCS theo định hướng đổi mớigiáo dục 67

3.2.4 Tăng cường huy động các nguồn lực tham gia hoạt động bồi dưỡngnăng lực tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho giáo viên 72

3.2.5 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng TC HĐTN cho giáo viên 74

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 76

3.4 Khảo nghiệm tính khả thi của của các biện pháp đề xuất 76

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85PHẦN PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BD : Bồi dưỡng CBQL: Cán bộ quản lý CNH : Công nghiệp hoá CT : Chương trình ĐNGV : Đội ngũ giáo viên

GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạoGDPT : Giáo dục phổ thông GV : Giáo viên

HĐH : Hiện đại hoá

HĐTNST : Hoạt động trải nghiệm sáng tạoQLGD : Quản lý giáo dục

SGK : Sách giáo khoa THCS : Trung học cơ sở

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm của GV các trường PTDT Bán trú THCS huyệnNậm Pồ 35Bảng 2.2 Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng các hình thức

HĐTN ở các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ 36Bảng 2.3 Đánh giá của CBQL và GV về hiệu quả HĐTN ở các trường

PTDT Bán trú THCS 37Bảng 2.4 Thực trạng nội dung bồi dưỡng HĐTN cho GV trường

PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ 38Bảng 2.5 Thực trạng triển khai các hình thức bồi dưỡng năng lực tổ chức

HĐTN cho GV các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ 40

Bảng 2.6 Tần suất sử dụng các phương pháp bồi dưỡng năng lực tổchức HĐTN 41Bảng 2.7 Đánh giá của CBQL, GV về kết quả hoạt động bồi dưỡng năng

lực tổ chức HĐTN cho GV các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ 42Bảng 2.8 Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng lập kế hoạch bồi

dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viêncác trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ 43Bảng 2.9 Đánh giá của CBQL và GV về thưc trạng tổ chức hoạt động

bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáoviên ở các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ 45Bảng 2.10 Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng chỉ đạo hoạt động bồi

dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho GV các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ 47

Trang 12

Bảng 2.11 Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng kiểm tra, đánh giákết quả bồi dưỡng dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trảinghiệm cho giáo viên các trường PTDT Bán trú THCS huyệnNậm Pồ 49Bảng 3.1 Đánh giá của CBQL, GV về mức độ cấp thiết của các biện pháp

quản lí bồi dưỡng năng lực TC HĐTN cho giáo viên PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ 77

Bảng 3.2 Đánh giá của CBQL, GV về tính khả thi của các biện pháp quảnlí bồi dưỡng năng lực TC HĐTN cho giáo viên PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ 79

Trang 13

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Trải nghiệm là phương thức học tập hiệu quả, là phương thức học gắn vớithực tiễn Thông qua hoạt động trải nghiệm, con người được thể nghiệm, kiểmnghiệm về sự vật, hiện tượng, các mẫu hành vi, các mối quan hệ,… để kiến tạo,phát triển hệ thống kiến thức, kỹ năng, tình cảm, hệ thống năng lực vững chắccho bản thân Do vậy, trải nghiệm chính là con đường hiệu quả để con ngườiphát triển năng lực các nhân, thích ứng với yêu cầu ngày càng cao của cuộcsống.

Ý thức được tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm đối với sự pháttriển năng lực cá nhân, trong quá trình triển khai thực hiện nghị quyết 29-QĐ/TW của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục,Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng chương trình phổ thông tổng thể mới vàxác định hoạt động trải nghiệm là hoạt động bắt buộc trong giáo dục nhà trườngphổ thông Theo kế hoạch, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được triểnkhai trong một vài năm tới So với chương trình phổ thông hiện hành, chươngtrình phổ thông mới bên cạnh hệ thống các môn học còn có hoạt động trảinghiệm - hoạt động bắt buộc trong giáo dục nhà trường phổ thông Đây là điểmmới khá rõ nét của chương trình giáo dục phổ thông mới Hoạt động trảinghiệm một phần hoạt động giáo dục trước đây trong nhà trường, nhưng trongbối cảnh mới, yêu cầu mới, hoạt động trải nghiệm có những sắc thái và yêu cầucao hơn Đây là thách thức đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục Để chuẩn bịcho những thay đổi trong giáo dục các nhà trường phổ thông sắp tới, cơ quanquản lý giáo dục, các nhà trường cần có sự chuẩn bị chu đáo để đón nhận sựthay đổi, làm chủ sự thay đổi sẽ diễn ra khi thực hiện chương trình mới Do đó,bồi dưỡng giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viêntrong các nhà trường, trong đó có các trường THCS, có ý nghĩa quan trọngnhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên và năng lực của đội ngũ giáoviên các nhà trường đáp ứng những yêu cầu mới.

Trang 14

Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS là trường chuyên biệt dành chocon em dân tộc ít người độ tuổi trung học cơ sở Nằm trong hệ thống giáo dụcquốc dân, các trường PTDT Bán trú THCS tất yếu nằm trong sự vận động,chuẩn bị các điều kiện cần thiết đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dụcphổ thông của ngành giáo dục các tỉnh khu vực miền núi Huyện Nậm Pồ củatỉnh ĐIện Biên là một trong những địa phương có hệ thống trường PTDT Bántrú THCS, thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo con em dân tộc ít người, chủyếu là dân tộc Mông Do những đặc thù khó khăn về điều kiện địa lý, địa bànvăn hóa, điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cáctrường, công tác bồi dưỡng giáo viên về các mặt trong đó có năng lực tổ chứchoạt động trải nghiệm là yêu cầu bức thiết đặt ra.

Là hiệu trưởng của một trong những trường phổ thông dân tộc bán trúTHCS thuộc địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, sự gắn bó với giáo dụcvùng cao và trách nhiệm đối với sự phát triển nhà trường đã thôi thúc tôi quantâm đến vấn đề làm thế nào để bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhà trường đáp ứngyêu cầu đổi mới Cá nhân tôi nhận thức được những khó khăn đối với giáo viênnhà trường khi tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh và luôn mong muốngiúp giáo viên nhà trường vượt qua những khó khăn, giúp giáo viên cập nhật,nâng cao trình độ, năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm để thực hiện có chấtlượng và kết quả hoạt động trải nghiệm trong chương trình phổ thông mới Dovậy, nghiên cứu nhằm tìm kiếm các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡngnăng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường phổ thông dântộc bán trú THCS ở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên là nghiên cứu có ý nghĩa.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Bồi dưỡng năng lực tổchức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc bán trúTHCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên” làm đề tài luận văn thạc sĩ.

Trang 15

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng năng lực tổ chứchoạt động trải nghiệm của giáo viên, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý nhằmnâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trảinghiệm cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện NậmPồ tỉnh Điện Biên.

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệmcho giáo viên các trường PTDTBT trung học cơ sở.

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệmcho giáo viên ở các trường PTDTBT trung học cơ sở huyện Nậm Pồ tỉnhĐiện Biên.

4 Giả thuyết khoa học

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệmcho giáo viên ở các trường PTDTBT trung học cơ sở huyện Nậm Pồ tỉnh ĐiệnBiên đã được quan tâm nhưng còn nhiều hạn chế Nếu nghiên cứu đề xuất đượccác biện pháp quản lý khoa học, phù hợp với đặc điểm đội ngũ giáo viên cũngnhư điều kiện thực tế của nhà trường thì sẽ góp phần nâng cao năng lực tổ chứchoạt động trải nghiệm cho giáo viên, góp phần thực hiện chương trình giáo dụcphổ thông mới đạt hiệu quả và chất lượng.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác bồi dưỡng năng lựcTC hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường PTDTBT trung học cơ sở.5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác bồi dưỡng năng lực TC hoạtđộng trải nghiệm cho giáo viên ở các trường PTDTBT trung học cơ sở trên địabàn huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên Xác định nguyên nhân của thực trạng đó.

Trang 16

5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chứcHĐTN cho giáo viên ở các trường PTDTBT trung học cơ sở trên địa bàn huyệnNậm Pồ tỉnh Điện Biên.

6 Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trảinghiệm cho giáo viên của Hiệu trưởng trường PTDT Bán trú THCS nhằm đềxuất các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng để nâng cao chất lượng bồi dưỡngnăng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tại các trường PTDT Bántrú THCS.

- Đề tài tiến hành khảo sát thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng nănglực TC hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường PTDTBT trung họccơ sở trên địa bàn huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên trong thời gian từ tháng9/2017 đến tháng 9/2018.

Đối tượng khảo sát là CBQL, GV và HS ở 03 trường PTDTBT trung họccơ sở huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên bao gồm: Trường PTDTBT trung học cơsở Nà Bủng, Trường PTDTBT trung học cơ sở Na Cô Sa và Trường PTDTBTtrung học cơ sở Nà Khoa.

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp: Phân tích các đề tài đã được nghiên cứutrong và ngoài nước; văn kiện của Đảng và Nhà nước liên quan đến đề tài đểxây dựng cơ sở lý luận của đề tài, tổng hợp, hệ thống hoá các tri thức chủ yếutrong các công trình nghiên cứu.

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Trang 17

- Phương pháp phỏng vấn:

Phỏng vấn sâu CBQL phòng, CBQL nhà trường, giáo viên các trườngPTDTBT THCS huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên Trao đổi với chủ thể vấn đềnghiên cứu về nội dung và hình thức liên quan đến đề tài.

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi:

Thu thập thông tin từ đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên của cáctrường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên nhằm tổng kết các kinhnghiệm trong việc bồi dưỡng năng lực tổ chức năng tổ chức hoạt động trảinghiệm cho giáo viên các trường PTDTBT THCS trong huyện Nậm Pồ tỉnhĐiện Biên và thực trạng bồi dưỡng năng lực tổ chức năng tổ chức hoạt động trảinghiệm cho giáo viên các trường PTDTBT THCS trong huyện Nậm Pồ tỉnhĐiện Biên.

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia:

Được sử dụng nhằm xin ý kiến tư vấn về cơ sở lý luận của đề tài và cácbiện pháp được đề xuất.

7.3 Phương pháp bổ trợ

Phương pháp xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học.

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu thamkhảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ

chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường PTDTBT THCS

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức

hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường PTDTBT THCS huyện NậmPồ tỉnh Điện Biên.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực TC hoạt

động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồtỉnh Điện Biên.

Trang 18

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO GIÁO VIÊNỞ CÁC TRƯỜNG PTDTBT THCS

1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong những năm gần đây, tổ chức hoạt động trải nghiệm trong giáo dụctrở thành hướng nghiên cứu thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhàkhoa học, các nhà sư phạm trong nước Các nghiên cứu đã tiếp cận dưới nhiềugóc độ khác nhau.

Cuốn sách “Tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường trung học theođịnh hướng phát triển năng lực học sinh.” (Đinh Thị Kim Thoa, Bùi Ngọc

Diệp, 2014) đã trình bày khái niệm, bản chất , đặc điểm của hoạt động giáodục theo định hướng phát triển năng lực học sinh Các tác giả khẳng định: hoạtđộng trải nghiệm trong nhà trường là cơ sở quan trọng để thực hiện giáo dụctheo định hướng phát triển năng lực học sinh Từ đó, các tác giả đưa ra cáchướng dẫn dưới hình thức yêu cầu và lưu ý đối với GV để tổ chức hoạt độnggiáo dục trải nghiệm thành công [24]

Trong công trình“Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhàtrường phổ thông” (Nguyễn Thị Liên (ch.b.), 2016), các tác giả đã trình bày cơ

sở xác định và đưa ra quan điểm về hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo tiếpcận hoạt động Khẳng định hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục, từ đóđưa ra những yêu cầu chung và giới thiệu về cách phân loại và kỹ thuật tổ chứcmột số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường phổ thông [11]

Trong “Kỷ yếu hội thảo hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh phổthông và mô hình trường Phổ thông gắn với sản xuất, kinh doanh tại địaphương”(2014 ) của Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Tuyên Quang vào

tháng 8/2014, các nhà khoa học đã đưa ra quan điểm nhiều chiều về khái niệm,tính chất, nội dung, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng dẫn thực

Trang 19

hiện và đánh giá về hoạt động trải nghiệm Các bài báo trong kỷ yếu đã đưa ranhững quan điểm khác nhau về khái niệm hoạt động trải nghiệm, nhưng thống

nhất đó không phải là hoạt động xa lạ trong giáo dục học sinh ở nhà trường màđó là sự tích hợp lại các nội dung của nhiều chương trình giáo dục trước đâyđược thực hiện trong nhà trường Nội dung kỷ yếu cũng đề cập đến kinhnghiệm tổ chức đối với hoạt động trải nghiệm từng cấp học ở nước ngoài, nêu

ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam [3] Tác giả Đinh Thị Kim Thoa vớibài “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - Góc nhìn từ lý thuyết “học từ trảinghiệm” vận dụng lí thuyết học từ trải nghiệm của Kolb (1984) để tìm hiểu vềhoạt động trải nghiệm sáng tạo [3, tr.48] Theo tác giả, để phát triển sự hiểubiết khoa học, chúng ta có thể tác động vào nhận thức của người học; nhưng đểphát triển và hình thành năng lực (phẩm chất) thì người học phải trải nghiệm Trong bài “Mục tiêu năng lực, nội dung chương trình, cách đánh giá trong hoạtđộng trải nghiệm sáng tạo” tác giả Đinh Thị Kim Thoa lại đề câp đến mục tiêunăng lực với đề xuất của nhóm nghiên cứu về các năng lực chuyên biệt hìnhthành thông qua hoạt động trải nghiệm là: Năng lực tổ chức hoạt động; Nănglực vận dụng kiến thức tổng hợp vào thực tiễn; Năng lực tích cực hóa bản thân;Năng lực khám phá và sáng tạo; Năng lực định hướng và lựa chọn nghề nghiệp.Bài báo đưa ra những nguyên tắc lựa chọn nội dung là: Phù hợp ( nội dung lựachọn cần phù hợp với độ tuổi học sinh, phù hợp với điều kiện địa phương,điều kiện nhà trường…); Khoa học - giáo dục (nội dung phải đảm bảo tínhlogic và khoa học, tính giáo dục, tính thẩm mỹ và tính đạo đức…); Thời sự(nội dung lựa chọn cần đáp ứng với những yêu cầu của xã hội ở thời điểmgiáo dục); Gắn kết (gắn với đời sống thực tiễn của địa phương, đất nước vàhòa nhập quốc tế); Mục tiêu: nội dung lựa chọn phải có ưu thế để đạt đượcmục tiêu năng lực đề ra Tác giả cũng nhấn mạnh tiêu chí chỉ số và chất lượngcủa hoạt động trải nghiệm trong đánh giá các hoạt động trải nghiệm Bài “Tổchức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo - cơ sở để phát triển mô hìnhtrường phổ thông gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương” của tác giả

Trang 20

Nguyễn Tất Thắng phân tích mối liên hệ và vai trò của hoạt động giáo dục trải

nghiệm sáng tạo trong trường đối với việc gắn giáo dục nhà trường với sảnxuất và lao động ở địa phương Bài “Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo

gắn với dạy học phát triển năng lực cho học sinh„ của tác giả Đặng VănNghĩaphân tích làm nổi bật yêu cầu trong dạy học giáo dục chuyển từ tiếpcận nội dung sang tiếp cận định hướng và phát triển năng lực học sinh;…Nhìn chung, các bài báo trong kỷ yếu hội thảo đã thể hiện đây là công trình có

nhiều ý nghĩa trong xác định tầm quan trọng, ý nghĩa, nội dung tổ chức hoạtđộng trải nghiệm trong nhà trường, là tài liệu tham khảo để luận v ăn kế thừavà vận dụng phù hợp theo tiếp cận của đề tài.

Trong công trình “Kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trảinghiệm sáng tạo trong trường trung học” (Nguyễn Mậu Đức, Nguyễn Thị Hằng,

Nguyễn Quang Linh, 2016), các tác giả đã xác định hoạt động trải nghiệm làmột phương thức học tập thiết yếu của con người, từ đó tác giả đã hệ thống hóacác kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trongtrường trung học như là việc triển khai một phương thức học tập hữu ích chongười học; phân tích khái niệm, đặc điểm, vai trò của hoạt động trải nghiệm đốivới sự phát triển nhận thức, tình cảm của người học, mục đích giáo dục củatrường trung học [6]

Tác giả Bùi Ngọc Diệp trong bài “Hình thức tổ chức các hoạt động trảinghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông“ đưa ra quan điểm hoạt động trải

nghiệm sáng tạo trong nhà trường, khẳng định hoạt động trải nghiệm thực chấtlà hoạt động giáo dục nhưng có tính chất đặc biệt, người học là chủ thể lập kếhoạch, trải nghiệm các tình huống đa dạng, từ đó phát triển hiểu biết và kỹ năngtương ứng cho bản thân Từ đó, tác giả nêu ra hệ thống các hình thức và yêucầu kỹ thuật để tổ chức thành công các loại hình hoạt động trải nghiệm là: Tổchức diễn đàn, : Tổ chức trò chơi, Tổ chức diễn đàn, sân khấu tương tác, CLB,tham quan,dã ngoại, tổ chức hội thi, tổ chức dã ngoại, sân khấu tương tác, hoạtđộng chiến dịch, hoạt động nhân đạo [4]

Trang 21

Trong công trình “Nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên thông quatổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo” (Trần Anh Tuấn, 2017), tác giả tập

trung làm sáng tỏ đặc điểm, bản chất và điều kiện của hoạt động trải nghiệmsáng tạo Khẳng định tổ chức hoạt động trải nghiệm là con đường, phương thứcnâng cao năng lực sư phạm của giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.Phân tích vai trò của giáo viên , những yêu cầu đối với giáo viên trong tổ chứchoạt động trải nghiệm Qua đó xác định năng lực sư phạm của giáo viên đượchình thành và phát triển qua việc tổ chức hoạt động cụ thể [25]

Nhìn chung, các nghiên cứu về tổ chức hoạt động trải nghiệm và nănglực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở Việt Nam đã được quan tâmở mức độ nhất định, nhất là những năm gần đây Tuy nhiên, tổng quan cácnghiên cứu ở VIệt Nam về tổ chức hoạt động trải nghiệm và bồi dưỡng giáoviên về hoạt động trải nghiệm cho thấy chưa có nhiều nghiên cứu về quản lýhoạt động bồi dưỡng giáo viên về hoạt động trải nghiệm, còn thiếu vắng cácnghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trảinghiệm cho giáo viên các cấp học, theo đặc trưng của từng địa phương, từngvùng miền Do đó, việc lựa chọn nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực tổ chứchoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường PTDT bán trú THCS huyệnNậm Pồ tỉnh Điện Biên là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

1.2 Các khái niệm cơ bản

1.2.1 Hoạt động trải nghiệm

Trải nghiệm theo nghĩa chung nhất, là bất kỳ trạng thái có màu sắc xúccảm nào được chủ thể cảm nhận, trải qua, đọng lại thành bộ phận (cùng với trithức, ý thức, ) trong đời sống tâm lý của từng người Theo nghĩa hẹp hơn,chuyên biệt hơn của tâm lý học, là những tín hiệu bên trong, nhờ đó, nghĩa củacác sự kiện đang diễn ra đối với cá nhân được ý thức, chuyển thành ý riêng củacá nhân, góp phần lựa chọn tự giác các động cơ cần thiết, điều chỉnh hành vicủa cá nhân [10 Tr 515]

Trang 22

Theo tác giả Phạm Minh Hạc, trải nghiệm là thuật ngữ khi dịch từ từ(experience - tiếng anh) sang tiếng Việt có thể có một số thuật ngữ tươngđương như: cảm nghiệm, thể nghiệm, kinh nghiệm va trải nghiệm, nhưng thựcchất là 4 mức độ Tồn tại khách quan tác động vào giác quan con người tạo racản giác, tri giác, biểu tượng, con người cảm thấy các tác động đó - ta có cảmnghiệm; thể nghiệm là cảm nhận rõ nét, để lại ấn tượng sâu hơn; khi nào từ cảmnghiệm, thể nghiệm rút ra bài học, ta gọi là kinh nghiệm: đó là tri thức đượcvận dụng vào thực tiễn đời sống (lịch sử, xã hội, ); con người nhìn nhận cáccảm nghiệm, thể nghiệm, kinh nghiệm hay nói theo hiện tượng luận: đưa các"nghiệm" vào trường hiện tượng của con người, tức là ăn nhập vào nội tâm củangười đó, hay theo triết tự: trải qua và nghiệm thấy thực sự, tạo ra lăng kínhtâm lý, nhìn ra chân-giả, thiện - ác, đẹp -xấu, đúng sai, cần - không cần, có ích -vô ích, ủng hộ - phản đối Vốn trải nghiệm hình thành nên các thái độ giá trị:trải nghiệm là cơ chế hình thành thái độ giá trị [7, tr.979, 980]

Cuộc sống của con người là dòng các hoạt động, con người không ngừngtrải nghiệm về cuộc sống, về cảm xúc, về mối quan hệ giữa người với người,…Con người từ khi sinh ra và lớn lên đã có những trải nghiệm của riêng mình,hình thành những kinh nghiệm cá nhân.

Hoạt động trải nghiệm là hoạt động có mục đích, có động cơ, có đốitượng và gắn với chủ thể xác định, qua đó giúp chủ thể hoạt động phát triểnnăng lực thực tiễn, nhất là năng lực thực hiện.

Hoạt động trải nghiệm trong giáo dục thực chất là hoạt động thể hiệntính định hướng của nhà giáo dục, được tổ chức để người học học thông quahoạt động thực tiễn, trải nghiệm những giá trị, những nội dung xác định phùhợp với yêu cầu giáo dục cấp học, bậc học Từ đó thu nhận được những giátrị cần thiết cho bản thân Như vậy, hoạt động trải nghiệm là hoạt động đượctổ chức theo đúng qui luật hoạt động, qui luật hình thành nhân cách cá nhântrong xã hội [10].

Trang 23

Hoạt động trải nghiệm là phương thức học tập hiệu quả, là phương thứchọc gắn với thực tiễn Qua trải nghiệm thực tiễn, người học có được kiến thức,kỹ năng, tình cảm và ý chí nhất định Sự sáng tạo sẽ có được khi phải giải quyếtcác nhiệm vụ thực tiễn, khi vận dụng kiến thức, kỹ năng đã có để giải quyết vấnđề và ứng dụng trong tình huống mới, không theo chuẩn đã có, hoặc nhận biếtđược vấn đề trong các tình huống tương tự, độc lập nhận ra chức năng mới củađối tượng, tìm kiếm và phân tích được các yếu tố của đối tượng trong các mốitương quan của nó, hay độc lập tìm kiếm ra giải pháp thay thế và kết hợp đượccác phương pháp đã biết để đưa ra hướng giải quyết mới cho một vấn đề.

Mục đích chính là giúp hình thành và phát triển những phẩm chất, tưtưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những kỹ năng chung cần có ởcon người trong xã hội hiện đại với hình thức tổ chức đa dạng, phong phú,mềm dẻo, linh hoạt để học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm Tương ứng và phùhợp với phương thức học tập trải nghiệm, giáo dục nhà trường thực hiện giáodục và dạy học thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

Hoạt động trải nghiệm trong giáo dục nhằm khai thác, tổ chức, địnhhướng cho người học có thể sắp xếp khái quát những trải nghiệm thành nhữngtri thức hiểu biết (có sự chuyển hóa kinh nghiệm) Theo đó, hoạt động trảinghiệm có thể được sử dụng như là một hình thức tổ chức hoạt động dạy học,giáo dục hoặc được thiết kế như một hoạt động giáo dục có mục đích, đốitượng xác định nhằm phát triển năng lực thực tiễn cho người học.

Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường là hoạt động có mục đích, cókế hoạch nhằm giúp học sinh thể nghiệm, trải nghiệm về những sự vật, hiệntượng hay các mẫu hành vi, các mối quan hệ,… có liên quan đến nội dunggiáo dục, dạy học trong nhà trường, qua đó giúp học sinh c hiếm lĩnh được nộidung được giáo dục, dạy học có liên quan bằng con đường kiến tạo tri thứcvững chắc cho bản thân.

Trang 24

1.2.2 Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm

1.2.2.1 Năng lực

Theo Từ điển Tiếng VIệt của tác giả Hoàng Phê, năng lực được hiểu theohai khía cạnh: 1 Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn cóđể thực hiện một hoạt động nào đó 2 Phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho conngười khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó với chất lượng cao.[18]

Theo Từ điển Tâm lý học, Năng lực là tổ hợp các thuộc tính tâm lý độcđáo hay các phẩm chất tâm lý của cá nhân đóng vai trò là điều kiện bên trong,tạo điều kiện cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động xác định.

Theo tác giả Phạm Minh Hạc, năng lực là những đặc điểm tâm lí cá biệt,tạo thành điều kiện quy định tốc độ chiều sâu, cường độ của việc tác động vàođối tượng lao động [7]

Như vậy, dù cách diễn đạt về năng lực không hoàn toàn giống nhaunhưng đều hướng đến điểm chung là: năng lực là điều kiện đảm bảo hoạt độngđạt đạt hiệu quả và năng lực con người được bộc lộ thông qua hoạt động vàđược đánh giá bằng chất lượng của hoạt động đó.

Có thể định nghĩa năng lực như sau: Năng lực là sự tổ hợp những thuộctính của cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động và đảm bảocho hoạt động đạt được những kết quả cao.

Năng lực là một tổ hợp thuộc tính tâm lí phức hợp, được hình thành trêncơ sở kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm và nghệ thuật cũng như thái độ của chủthể đối với đối tượng trong quá trình hoạt động.

Khái niệm năng lực (Competency) nói đến khả năng thực hiện thànhcông một hoạt động nào đó hay năng lực thực hiện Kiến thức, kỹ năng, thái độlà cơ sở, điều kiện để con người hình thành năng lực trong một lĩnh vực nhấtđịnh Năng lực mang tính cá nhân hóa, năng lực có thể được hình thành và pháttriển thông qua đào tạo, bồi dưỡng và tự trải nghiệm qua thực tiễn.

Trang 25

1.2.2.2 Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm

Từ việc phân tich các quan điểm về năng lực ở trên tác giả cho rằng:năng lực là khả năng vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng, thái độ để giảiquyết hiệu quả một tình huống hoặc một hoạt động thực tiễn xác định Nănglực tổ chức hoạt động trải nghiệm là yếu tố quan trọng của để tổ chức hoạtđộng trải nghiệm thành công theo mục đích, kế hoạch đã vạch ra.

Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm là tổ hợp những thuộc tính

độc đáo của mỗi cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của hoạt độngtrải nghiệm, xác định và đảm bảo hoạt động ấy đạt kết quả Năng lực tổ chứchoạt động trải nghiệm là khả năng vận dụng tổ hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ,kinh nghiệm,… để tổ chức thành công hoạt động trải nghiệm.

Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của mỗi người được hình thànhvà phát triển trong quá trình con người học tập, giao lưu, tham gia hoạt độngtrải nghiệm các mối quan hệ, các giá trị trong cuộc sống thực tiễn.

Đánh giá năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của một người căn cứvào kết quả thực tế của hoạt động trải nghiệm đối với đối tượng tham gia trảinghiệm trong điều kiện, hoàn cảnh xác định Những đánh giá đó được đưa ratrên cơ sở xem xét hài hòa những kiến thức, kỹ năng, thái độ tương ứng về hoạtđộng trải nghiệm của chủ thể tổ chức hoạt động trải nghiệm.

Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên là năng lực thànhphần của năng lực sư phạm Đó sự phối hợp của năng lực chuyên môn, nănglực phương pháp, năng lực xã hội

Năng lực tổ chức HĐTN được xây dựng bởi các năng lực thành phần:Lập kế hoạch và thiết kế hoạt động trải nghiệm, năng lực đánh giá sự tiến bộcủa người học trong hoạt động trải nghiệm; năng lực thiết lập và huy động,phối hợpcác lực lượng xã hội trong tổ chức hoạt động,…

Trang 26

1.2.3 Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm

1.2.3.1 Bồi dưỡng

Trong Từ điển Giáo dục học của tác giả Bùi HIền (chủ biên), bồi dưỡngđược diễn đạt là: 1 Theo nghĩa rộng: Quá trình giáo dục, đào tạo nhằm hìnhthành nhân cách và những phẩm chất riêng biệt của nhân cách theo định hướng,mục đích đã chọn 2.Theo nghĩa hẹp: Trang bị thêm các kiến thức, kỹ năngnhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực hoạt động trong các lĩnh vựccụ thể [9, tr 29]

Bồi dưỡng là một hoạt động có chủ đích nhằm cập nhật, bổ sung kiếnthức, kỹ năng, thái độ để nâng cao năng lực trình độ, phẩm chất của người laođộng về một lĩnh vực hoạt động mà người lao động đã có một trình độ nhấtđịnh qua một hình thức đào tạo nào đó Bồi dưỡng có những yếu tố cơ bản là:

- Mục đích bồi dưỡng là nhằm nâng cao phẩm chất, chuyên môn đểngười lao động có cơ hội củng cố, mở mang hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảođể đạt được hiệu quả công việc đang làm.

- Bồi dưỡng được thực hiện thông qua các hoạt động có mục đích, có kếhoạch nhằm bổ sung kiến thức, kỹ năng, phương pháp để từ đó nâng cao trìnhđộ trong lĩnh vực chuyên môn qua hình thức học tập đào tạo nào đó.

- Đối tượng được bồi dưỡng phải có nhu cầu được bồi dưỡng,có mộttrình độ chuyên môn nhất định, cần được bồi dưỡng thêm về chuyên môn,nghiệp vụ,… để đáp ứng những yêu cầu mới của công việc.

1.2.3.2 Bồi dưỡng giáo viên

Bồi dưỡng giáo viên là quá trình đào tạo bổ sung nhằm mục đích nângcao và hoàn thiện năng lực sư phạm của giáo viên Đây được coi là hoạt độnggiúp giáo viên cập nhật kiến thức, phương pháp mới, tiếp thu các kinh nghiệmgiáo dục để từ đó nâng cao thâm trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, đápứng nhu cầu nghề nghiệp của nhà giáo, đồng thời đáp ứng những đòi hỏi nângcao chất lượng giáo dục, đào tạo của cơ sở giáo dục [ 7 ].

Trang 27

Trong quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, bồi dưỡng cán bộ, giáo viênlà một nội dung, một bộ phận nhằm phát triển nhân sự trong nhà trường Đó làhoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên đáp ứngnhững yêu cầu ngày càng cao của hoạt động dạy học và giáo dục trong nhàtrường.

1.2.3.3 Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên

Bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên là một nội dung củahoạt động bồi dưỡng giáo viên Đó là quá trình được tổ chức có mục đích, cókế hoạch nhằm phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viênthông qua việc tổ chức cho giáo viên cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng vềhoạt động trải nghiệm và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong nhà trường đạtchất lượng và hiệu quả.

Bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên thực chất là một nộidung của quá trình bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên đápứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay.

1.2.3.4 Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm

Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: Hoạt động quản lý là hoạt động bao

gồm hai quá trình "quản" và "lý" tích hợp vào nhau; trong đó, "quản" có nghĩalà duy trì và ổn định hệ, "lý" có nghĩa là đổi mới hệ [1] Tác giả khẳng định :

Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động Chính sự phâncông, hợp tác lao động nhằm đến hiệu quả nhiều hơn, năng suất cao hơn trongviệc đòi hỏi phải có sự chỉ huy phối hợp, điều hành, kiểm tra, chỉnh lý… phảicó người đứng đầu Đây là hoạt động để người thủ trưởng phối hợp nỗ lực vớicác thành viên trong nhóm, trong cộng đồng, trong tổ chức đạt được mục tiêu đềra [2]

Theo tác giả Nguyễn Thị Tính, “ Quản lý là sự tác động có định hướng,có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong tổ chức nhằm làmcho tổ chức vận hành đạt được mục tiêu đã đề ra Hay nói cách khác, quản lý là

Trang 28

quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng việc thực hiện các chức năngquản lý như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra” [28, tr.10]

Trang 29

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho GV là quátrình tác động của chủ thể quản lý nhằm làm cho hoạt động bồi dưỡng năng lựctổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên đạt mục tiêu đề ra.

Theo tiếp cận chức năng của quản lý, quản lý hoạt động bồi dưỡng nănglực tổ chức HĐTN cho giáo viên là quá trình đạt đến mục tiêu của hoạt động bồidưỡng bằng việc thực hiện các chức năng như: Lập kế hoạch bồi dưỡng nănglực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên; Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổchức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên; Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng nănglực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên; Kiểm tra, đánh giá hoạt độngbồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên.

1.3 Một số vấn đề lý luận về bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trảinghiệm cho giáo viên ở trường PTDTBT THCS

1.3.1 Vai trò, ý nghĩa của hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN chogiáo viên THCS

Thực hiện nghị quyết 29- QĐ/TW của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổimới căn bản, toàn diện giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng Chươngtrình giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể mới HIện nay chương trình đã đượcBộ Giáo dục và Đào tạo thông qua Theo đó, hoạt động giáo dục và dạy họctrong nhà trường phổ thông sẽ thực hiện triển khai chương trình này trong

những năm tới Việc áp dụng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể muốn

đạt được kết quả và chất lượng cần được chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, độingũ giáo viên, tâm lý xã hội Trong đó, chuẩn bị cho đội ngũ giáo viên có đủnăng lực thực hiện các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường theochương trình mới có vai trò cực kỳ quan trọng, đó là các hoạt động tác độngđến yếu tố nguồn lực người trong quản lý giáo dục.

So với chương trình phổ thông hiện hành, chương trình phổ thông mớibên cạnh hệ thống các môn học còn có hoạt động trải nghiệm - hoạt động bắtbuộc trong giáo dục nhà trường phổ thông Đây là điểm mới khá rõ nét củachương trình giáo dục phổ thông mới Hoạt động trải nghiệm một phần hoạtđộng giáo dục

Trang 30

trước đây trong nhà trường, nhưng trong bối cảnh mới, yêu cầu mới, hoạtđộng trải nghiệm có những sắc thái và yêu cầu cao hơn Đây là thách thức đặt racho các nhà quản lý giáo dục Để chuẩn bị cho những thay đổi trong giáo dụccác nhà trường phổ thông sắp tới, cơ quan quản lý giáo dục,các nhà các n trườngcần có sự chuẩn bị chu đáo để đón nhận sự thay đổi, làm chủ sự thay đổi sẽ diễnra khi thực hiện chương trình mới Do đó, bồi dưỡng giáo viên về năng lực tổchức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trong các nhà trường, trong đó có cáctrường THCS, có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáoviên và năng lực của đội ngũ giáo viên các nhà trường đáp ứng những yêu cầumới.

Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS là trường chuyên biệt dành chocon em dân tộc ít người độ tuổi trung học cơ sở Nằm trong hệ thống giáo dụcquốc dân, các trường PTDT Bán trú THCS tất yếu nằm trong sự vận động,chuẩn bị các điều kiện cần thiết đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dụcphổ thông của ngành giáo dục các tỉnh khu vực miền núi Do những đặc thùkhó khăn về điều kiện địa lý, địa bàn văn hóa, điều kiện đội ngũ cán bộ quản lývà giáo viên các trường, công tác bồi dưỡng giáo viên về các mặt trong đó cónăng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm là thể hiện tinh thần chủ động, sẵn sàngcho thực hiện chương trình giáo dục mới Đồng thời, giúp giáo viên cập nhật,nâng cao trình độ, năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, thực hiện có chấtlượng và kết quả hoạt động trải nghiệm trong giáo dục nhà trường Để thựchiện bồi dưỡng giáo viên có chất lượng, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dụccác cấp, các cơ sở giáo dục, đặc biệt là các trường phải quan tâm đến hoạt độngbồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục mới.

1.3.2 Mục tiêu bồi dưỡng

Mục tiêu bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên là nâng caonăng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường phổ thông dântộc bán trú THCS, giúp các giáo viên có hiểu biết, phương pháp và thái độ tíchcực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong giáo dục học sinh đạt kết quả, biến quátrình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng của giáo viên.

Trang 31

1.3.3 Nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên

- Kiến thức về hoạt động trải nghiệm và tổ chức hoạt động trải nghiệm:+ Khái niệm, mục tiêu, vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục trải nghiệmtrong chương trình giáo dục ở trường THCS.

+ Nội dung, các loại hình hoạt động trải nghiệm trong trường THCS.+ Phương pháp, hình thức tổ chức các loại hình hoạt động trải nghiệmtrong giáo dục nhà trường PTDT Bán trú THCS.

+ Quy trình và kỹ thuật tổ chức hoạt động trải nghiệm trong nhà trường.+ Các yếu tố ảnh hưởng và những lưu ý trong tổ chức hoạt động trảinghiệm cho học sinh.

- Yêu cầu đối với giáo viên THPT để tổ chức thành công, có chất lượnghoạt động giáo dục trải nghiệm:

+ Có thái độ tích cực, tích cực tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệmphù hợp với vị trí công tác và năng lực chuyên môn.

Bên cạnh những kỹ năng sư phạm nói chung, để tổ chức hoạt động trảinghiệm thành công, đòi hỏi hoạt động bồi dưỡng phải trang bị cho giáo viên kỹnăng chuyên biệt để tổ chức hoạt động thành công Đó là:

+ Kỹ năng xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung hoạt động trải nghiệmphù hợp.

+ Kỹ năng lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm.

+ Kỹ năng hướng dẫn, phổ biến kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho họcsinh, tập huấn kỹ năng cần thiết cho học sinh để tham gia trải nghiệm thànhcông.

+ Kỹ năng triển khai nội dung trải nghiệm: Phân chia công việc, giaonhiệm vụ theo nội dung, tiến trình đã thiết kế trong kế hoạch, phân phối thờigian hợp lý, phối hợp các bên liên quan tham gia hoạt động trải nghiệm

+ Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin

+ Kỹ năng giải quyết vấn đề , tình huống nảy sinh

+ Kỹ năng huy động và phối hợp các nguồn lực trong và ngoài nhàtrường ủng hộ và tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm.

Trang 32

+ Kỹ năng kiểm tra, đánh giá trong tổ chức hoạt động trải nghiệm

+ Kỹ năng bổ trợ: kỹ năng thu hút học sinh, động viên, tạo động lực chohọc sinh, kỹ năng tổ chức trò chơi trong các hoạt động tập thể,

Trên cơ sở bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về năng lực tổ chức hoạtđộng trải nghiệm cho giáo viên, hoạt động bồi dưỡng tập trung vào hai mảng làBồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học và tổ chứchoạt động trải nghiệm ngoài giờ lên lớp Đối với hoạt động trải nghiệm trongdạy học gắn với đặc thù môn học, mỗi môn học có thế mạnh riêng Đối vớihoạt động trải nghiệm ngoài giờ lên lớp, căn cứ vào mục đích giáo dục để tổchức cho phù hợp với đặc điểm học sinh, điều kiện của nhà trường Dù là hoạtđộng trải nghiệm trong dạy học các môn học hay ngoài giờ lên lớp, nội dungbồi dưỡng cũng cần phát triển ở giáo viên các năng lực thành phần sau:

+ Năng lực lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm+ Năng lực thiết kế hoạt động trải nghiệm

+ Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm gắn với từng đối tượng học sinh+ Năng lực đánh giá sự tiến bộ của học sinh trước và sau trải nghiệm+ Năng lực thu hút và duy trì sự sẵn sàng, tích cực tham gia hoạt độngtrải nghiệm của học sinh

+ Năng lực phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường, cáclực lượng xã hội tham gia hỗ trợ và tổ chức hoạt động trải nghiệm.

1.3.4 Các phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực TCHĐ chođội ngũ giáo viên THCS

- Phương pháp bồi dưỡng:

Đối với các lớp bồi dưỡng tập trung, phương pháp lên lớp chủ yếu là traođổi kinh nghiệm, thực hành tổ chức các loại hình hoạt động trải nghiệm, Nêuvấn đề, thảo luận theo nhóm; Nêu tình huống, TC giải quyết theo nhóm; giớithiệu thực tế và tham gia tổ chức các mô hình trải nghiệm;

Trang 33

Đối với bồi dưỡng thường xuyên, phương pháp chủ yếu thông qua sinhhoạt chuyên môn theo chủ đề, tạo điều kiện để giáo viên thực hành, trải nghiệmtổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên; khuyến khích, hướng dẫn giáoviên tự bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN.

Phương pháp bồi dưỡng cần phù hợp với nội dung, đảm bảo yêu cầunghiêm túc, hấp dẫn, thiết thực hiệu quả Ngoài việc TC nghe giảng, cần pháttriển các hình thức: thảo luận, đối thoại, thực hành thao giảng, tham quan thựctế, thực hành soạn bài, sử dụng các thiết bị dạy học, thiết kế kiểm tra đánh giátheo hướng đổi mới Quản lý, chỉ đạo học tập bồi dưỡng theo hướng thiết thực,hiệu quả Chú trọng hơn tới hình thức học tập theo tổ, nhóm chuyên môn.

TC quản lý tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên theo đơn vịnhà trường.

- Hình thức bồi dưỡng: Tạo điều kiện để sử dụng các loại hình bồidưỡng, tuy nhiên tập trung chủ yếu các hình thức bồi dưỡng sau:

+ Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn theo kế hoạch của Sở, phòngGiáo dục và Đào tạo.

+ Bồi dưỡng tập trung ở cụm trường theo kế hoạch của phòng Giáo dụcvà Đào tạo.

+ Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn tại trường.+ Bồi dưỡng thông qua việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên.

1.4 Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trảinghiệm cho giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú THCS

1.4.1 Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt độngt rải nghiệm chogiáo viên

Để đạt được mục tiêu và xác định được các bước đi, trưởng phòng Giáodục và Đào tạo, hiệu trưởng phải lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực TC HĐTNcho đội ngũ giáo viên, gồm: Vạch ra mục tiêu cần đạt được; xác định các bướcđi để đạt mục tiêu; xác định các nguồn lực và các biện pháp để đạt mục tiêu Để

Trang 34

bản kế hoạch phù hợp, khoa học và mang tính khả thi thì Trưởng phòng Giáodục và Đào tạo, hiệu trưởng các nhà trường phải thực hiện tốt các bước khảosát nhu cầu bồi dưỡng về tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên, làm tốtchức năng dự báo Việc khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên cần tập trunglàm tốt mấy nội dung: đánh giá thực trạng năng lực tổ chức hoạt động trảinghiệm của đội ngũ giáo viên, đánh giá nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên Côngviệc này giúp cán bộ quản lý xác định được chính xác thực trạng đội ngũ giáoviên, làm cơ sở để lập kế hoạch bồi dưỡng phù hợp Kế hoạch bồi dưỡng phảixác định rõ:

- Mục tiêu bồi dưỡng;- Nội dung bồi dưỡng;

- Đối tượng tham gia bồi dưỡng;

- Phương pháp, hình thức TC bồi dưỡng;

- Các lực lượng tham gia, phối hợp tổ chức hoạt động bồi dưỡng;- Hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng;

- Thời gian thực hiện;

- Kinh phí và các nguồn lực phục vụ hoạt động bồi dưỡng.

1.4.2 Tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệmcho giáo viên

Tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệmcho giáo viên là nội dung quan trọng để hiện thực hóa kế hoạch bồi dưỡnggiáo viên, là khâu quan trọng trong quản lý để thực hiện bồi dưỡng giáo viêncó kết quả.

Tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệmcho giáo viên cần quan tâm đến các vấn đề như sắp xếp, phân chia tráchnhiệm, nhiệm vụ, phân công công việc, triển khai các hình thức bồi dưỡng,nội dung bồi dưỡng gắn với các đối tượng giáo viên một cách phù hợp Cómấy việc cần quan tâm như:

Trang 35

Thành lập Ban chỉ đạo nhằm tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng nănglực tổ chức HĐTN cho giáo viên đáp ứng yêu cầu thực tiễn các nhà trường.

Thành lập tổ cốt cán là những cán bộ, giáo viên có trình độ, năng lực TCHĐTN sâu, nắm chắc về nội dung, yêu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm củachương trình giáo dục mới Đồng thời, cũng là những người hiểu và có kinhnghiệm ứng xử nhất định đối với môi trường văn hóa, tâm lý giáo viên và điềukiện của các trường PTDT Bán trú THCS ở huyện Nậm Pồ.

Sắp xếp bộ máy, phân chia nhiệm vụ trong quá trình tổ chức bồi dưỡngđáp ứng được yêu cầu của mục tiêu và các nhiệm vụ bồi dưỡng phải đảm nhận.Nói khác đi phải tổ chức bộ máy phù hợp về cấu trúc, cơ chế hoạt động để đủkhả năng đạt được mục tiêu - phân chia thành các bộ phận sau đó ràng buộc cácbộ phận bằng các mối quan hệ, gắn với trách nhiệm của hoạt động bồi dưỡng.Qua đó phân chia các nguồn lực, huy động và sắp xếp các điều kiện phù hợp,đáp ứng yêu cầu thực tiễn của hoạt động bồi dưỡng.

Tổ chức công việc: Sắp xếp công việc hợp lý, phân công phân nhiệm rõràng để mọi người hướng vào mục tiêu chung.

Như vậy, thực chất của nội dung tổ chức bồi dưỡng là thiết lập mối quanhệ, liên hệ giữa con người với con người, giữa các bộ phận riêng rẽ thành mộthệ thống hoạt động nhịp nhàng như một thể thống nhất Khâu tổ chức tốt sẽkhơi nguồn cho những tiềm năng, cho các động lực khác Tổ chức không tốt sẽlàm triệt tiêu động lực và giảm sút hiệu quả quản lý Trong quản lý giáo dục,quản lý nhà trường, điều quan trọng nhất của công tác tổ chức là phải xác địnhrõ vai trò, vị trí của mỗi cá nhân, mỗi thành viên, mỗi bộ phận, đảm bảo mốiquan hệ liên kết giữa các cá nhân, các thành viên, các bộ phận tạo nên sự thốngnhất và đồng bộ - yếu tố đảm bảo cho thành công trong quản lý.

Chuẩn bị các nguồn lực bồi dưỡng đặc biệt là nguồn nhân lực báo cáoviên, cán bộ, giáo viên cốt cán, tài liệu bồi dưỡng, tài chính phục vụ bồi dưỡng.

Trang 36

1.4.3 Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệmcho giáo viên

Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm chogiáo viên là nội dung quản lý thể hiện vai trò, tác động của cán bộ quản lý,trước hết là hiệu trưởng nhà trường Các quyết định quản lý khoa học, hợp lý sẽcó tác động giúp cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên diễn ra theo đúng địnhhướng, tiến độ và đạt kết quả cao nhất Đây cũng là khâu thể hiện vai trò tạođộng lực, khích lệ các thành phần tham gia hoạt động bồi dưỡng giáo viên pháthuy thế mạnh, trách nhiệm để thực hiện hoạt động đạt kết quả cao nhất.

Do vậy, nội dung quản lý này có tính chất tác nghiệp điều chỉnh, điềuhành hoạt động của hệ thống nhằm thực hiện đúng kế hoạch đã định, để biếnmục tiêu trong dự kiến thành kết quả thực hiện Có mấy việc cần cán bộ quảnlý quan tâm là:

Chỉ đạo khảo sát nhu cầu bồi dưỡng, đánh giá năng lực tổ chức hoạt độngcủa giáo viên, nhằm thu thông tin cơ sở cho xây dựng chương trình bồi dưỡng.

Chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng và thực hiện chươngtrình, nội dung bồi dưỡng.

Chỉ đạo nâng cao năng lực báo cáo viên, giáo viên cốt cán thực hiệnnhiệm vụ bồi dưỡng cho giáo viên.

Chỉ đạo biên soạn tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng, tự bồi dưỡng.Chỉ đạo phương pháp, hình thức TC bồi dưỡng.

Chỉ đạo quá trình tham gia bồi dưỡng của giáo viên

Chỉ đạo đánh giá kết quả bồi dưỡng và phản hồi thông tin tới giáo viênvà người học.

1.4.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt độngtrải nghiệm cho giáo viên

Để thực hiện tốt hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho giáoviên PTDT Bán trú THCS cần có các biện pháp, hình thức kiểm tra nghiêm túc,chính xác.

Trang 37

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện khảo sát nhu cầu và đánh giá thực trạngnăng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên nhà trường Xác địnhrõ các nhóm giáo viên tương ứng với nhu cầu bồi dưỡng năng lực tổ chứchoạt động trải nghiệm gắn với từng môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Kiểm tra công tác lập kế hoạch và việc tổ chức triển khai hoạt động trảinghiệm theo kế hoạch.

Kiểm tra các nguồn lực phục vụ bồi dưỡng

Kiểm tra quá trình tham gia bồi dưỡng của giáo viên THCS

Kiểm tra, đánh giá muốn khách quan cần kết hợp nhiều hình thức kiểmtra, đánh giá Đánh giá kết quả bồi dưỡng đạt được ở học viên, tổ chức lấy ýkiến phản hồi từ học viên - giáo viên tham gia bồi dưỡng- về thực trạng hoạtđộng bồi dưỡng,… để hoàn thiện hoạt động bồi dưỡng ở giai đoạn tiếp theo

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đển quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạtđộng trải nghiệm cho GV các trường PTDT bán trú THCS

1.5.1 Năng lực quản l ý và nhận thức của Cán bộ quản lý về hoạt độngtrải nghiệm

Người cán bộ quản lý trực tiếp điều hành và quản lý nhà trường, do vậycán bộ quản lý giữ một vai trò chủ đạo, hết sức quan trọng trong việc tổ chứcbồi dưỡng, phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên.

Nếu cán bộ quản lý nhận thức đúng, quan tâm đến việc tổ chức hoạtđộng trải nghiệm trong giáo dục nhà trường, nắm bắt được những yêu cầu đổimới, có tầm nhìn chiến lược đối với phát triển đội ngũ giáo viên nhà trường,…sẽ quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất để tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chứcHĐTN cho giáo viên nhà trường.

Các quyết định quản lý đúng đắn, sự phân công công việc hợp lý, sự chỉđạo sát sao, yếu tố giám sát thúc đẩy bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viênlà những yếu tố quan trọng để hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTNcho giáo viên nhà trường đạt kết quả Nếu không có người cán bộ quản lý điều

Trang 38

hành, chỉ đạo đội ngũ GV theo một định hướng chung để đạt được mục tiêuthống nhất thì chất lượng hoạt động bồi dưỡng không thể đạt được kết quả tốt.Nếu người quản lý tạo ra môi trường học tập tích cực, thúc đẩy mỗi giáo viênsay mê, phát triển nghề nghiệp liên tục sẽ tạo ra những ảnh hưởng tích cực,khơi dậy mong muốn, nhu cầu được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng ở giáo viên

1.5.2 Các yếu tố ảnh hưởng từ phía đội ngũ giáo viên

Giáo viên là đối tượng tham gia hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chứchoạt động trải nghiệm của các nhà trường Nhận thức, nhu cầu, động cơ thamgia bồi dưỡng của giáo viên ảnh hưởng lớn đến kết quả và các khâu tổ chức củahoạt động bồi dưỡng Để cán bộ quản lý chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt hoạtđộng bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho đội ngũ giáo viênthì chính đội ngũ giáo viên cũng phải cố gắng học hỏi trau dồi chuyên mônnghiệp vụ, nếu đội ngũ giáo viên ý thức được tầm quan trọng của hoạt động trảinghiệm đối với công việc, không ủng hộ hay thờ ơ thì những chỉ đạo của cánbộ quản lý cũng không thể đạt được kết quả cao.

Rõ ràng, để tổ chức HĐTN cho GV đạt hiệu quả hay không phụ thuộcnhiều vào một số yếu tố như lòng yêu nghề; nhu cầu học tập, bồi dưỡng; ý thứctự trau dồi phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn của mỗi giáo viên Chủtịch Hồ Chí Minh đã từng dạy “Đã là nhà giáo phải yêu người, yêu nghề, yêutrường, yêu chủ nghĩa xã hội, điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượnggiáo dục - đào tạo” Yêu nghề, yêu người là cơ sở để các thầy cô yên tâm côngtác, say mê, toàn tâm, toàn ý với công việc; biết vươn lên, nâng cao năng lựcđáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

1.5.3 Chính sách giáo dục

Chính sách giáo dục có ảnh hưởng rất lớn, là yếu tố quyết định đặc điểmcủa nền giáo dục Mỗi quốc gia khác nhau đều có chính sách giáo dục khácnhau tương ứng với tình hình mỗi nước, chính vì vậy mà nền giáo dục của cácnước cũng khác nhau Tại mỗi địa phương lại áp dụng chính sách giáo dục theophương thức khác nhau để phù hợp với địa phương mình, do đó có sự khác biệt

Trang 39

trong việc phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho đội ngũ giáo viên khác nhau.Ở đâu áp dụng chính sách giáo dục một cách linh hoạt, phù hợp với tình hìnhkinh tế, xã hội tại địa phương sẽ tạo động lực giúp phát triển ngành giáo dục.Thêm vào đó, chế độ ưu đãi, lương bổng và điều kiện làm việc cho giáo viêncũng là những yếu tố ảnh hưởng đến thành công của hoạt động bồi dưỡng nănglực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên đáp ứng yêu cầu mới.

1.5.4 Đặc điểm văn hóa và các điều kiện cơ sở vật chất, kinh tế phục vụ hoạtđộng bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho GV ở địa phương

Đặc điểm đời sống, văn hóa ở địa phương tác động nhất định đến nhận thức

và sự quan tâm, thói quen của giáo viên; nhu cầu, điều kiện tham gia hoạt độnghọc tập của học sinh và đặc điểm, loại hình hoạt động trải nghiệm cần tổ chứccho học sinh tham gia Đối với học sinh các trương phổ thông dân tộc bán trúTHCS huyện Nậm Pồ, tỉnh ĐIện Biên, học sinh là con em dân tộc Mông là chủyếu Do đặc điểm và điều kiện sinh sống, một phần các em ở bán trú tại trường,một phần học sinh về với gia đình sau mỗi buổi học Ngoài thời gian học tập,các em phụ giúp gia đình các công việc lao động khác Thêm vào đó, đối với họcsinh dân tộc, học văn hóa cũng gặp nhiều khó khăn về ngôn ngữ, thói quen vềsinh hoạt,… Do đó cũng có những đòi hỏi đặc thù về hoạt động trải nghiệm cầnthiết cho các em Bên cạnh đó, điều kiện cơ sở vật chất, kinh tế nhà trường, cáckhoản đầu tư cho bồi dưỡng giáo viên cũng có những hạn chế Những đặc điểmđó ảnh hưởng đến tiến độ, phương pháp và các hình thức, điều kiện tập trungcho hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viêncác trường.

Tóm lại điều kiện kinh tế - xã hội có thể coi là điều kiện tiền đề giúp giáodục phát triển Tại các địa phương có nền kinh tế - xã hội phát triển thì trình độvăn hóa của nhân dân các địa phương này cũng cao hơn những nơi có điều kiệnkinh tế - xã hội kém phát triển Huyện Nậm Pồ, tỉnh ĐIện Biên là huyện miềnnúi, điều kiện kinh tế của nhân dân và địa phương còn có những khó khănkhách quan đòi hỏi Phòng Giáo dục và Đào tạo, các nhà trường, các cán bộquản lý mà trước hết là hiệu trưởng cần quan tâm nhiều hơn.

Trang 40

Kết luận chương 1

Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên là yếu tố quantrọng ảnh hưởng đến chất lượng và thành công của hoạt động trải nghiệm trongnhà trường Trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, bồi dưỡng năng lực tổchức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường PTDT Bán trú THCS làhết sức quan trọng và cần thiết Để thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực tổchức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên PTDT Bán trú THCS, quản lý giáodục địa phương mà trước hết là Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệutrưởng các nhà trường cần quan tâm đến các nội dung quản lý: Lập kế hoạchhoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên; tổ chức hoạt độngbồi dưỡn năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên; Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡngnăng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên; Kiểm tra, đánh giá nănglực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường PTDT Bán trúTHCS Kết quả nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tổchức HĐTN cho giáo viên là cơ sở để nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng,xác định nguyên nhân thực trạng tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chứchoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở từng địa phương.

Ngày đăng: 22/04/2019, 10:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Quốc Bảo (2010), Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo duc, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáoduc
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2010
2. Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý nhà nước về giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước về giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: Nxb Đại họcQuốc gia Hà Nội
Năm: 2006
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Kỷ yếu hội thảo Tô chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh phô thông và mô hình trường Phô thông gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương, Tuyên Quang 29-30/9/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu hội thảo Tô chức hoạt động trảinghiệm sáng tạo cho học sinh phô thông và mô hình trường Phô thônggắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2014
4. Bùi Ngọc Diệp (2015), Hình thức tô chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phô thông“, Tạp chí Giáo dục, Số 113, tr37-39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình thức tô chức các hoạt động trải nghiệmsáng tạo trong nhà trường phô thông“
Tác giả: Bùi Ngọc Diệp
Năm: 2015
5. Vũ Dũng (Chủ biên), (2000), Từ điển Tâm lý học, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tâm lý học
Tác giả: Vũ Dũng (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2000
6. Nguyễn Mậu Đức, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Quang Linh (2016), Kĩ năng xây dựng và tô chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học, Tài liệu chuyên đề bồi dưỡng giáo viên, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kĩnăng xây dựng và tô chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trongtrường trung học
Tác giả: Nguyễn Mậu Đức, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Quang Linh
Nhà XB: Nxb Đại họcSư phạm
Năm: 2016
7. Phạm Minh Hạc (Chủ biên), (2013), Từ điển bách khoa Tâm lý học- Giáo dục học Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển bách khoa Tâm lý học-Giáo dục học Việt Nam
Tác giả: Phạm Minh Hạc (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2013
8. Nguyễn Thúy Hồng, Đinh Thị Kim Thoa, Nguyễn Văn Hiên (2017),“Kĩ năng xây dưng và tô chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học”, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kĩ năng xây dưng và tô chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trongtrường tiểu học
Tác giả: Nguyễn Thúy Hồng, Đinh Thị Kim Thoa, Nguyễn Văn Hiên
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2017
9. Bùi Hiền (chủ biên), (2015), Từ điển Giáo dục học, Nxb Khoa học và Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Giáo dục học
Tác giả: Bùi Hiền (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Khoa học vàKỹ thuật
Năm: 2015
11. Nguyễn Thị Liên (chủ biên), Nguyễn Thị Hằng, Tường Duy Hải, Đào Thị Ngọc Minh (2016), Tô chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phô thông, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tô chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trongnhà trường phô thông
Tác giả: Nguyễn Thị Liên (chủ biên), Nguyễn Thị Hằng, Tường Duy Hải, Đào Thị Ngọc Minh
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2016
14. Hồ Chí Minh (1976), về đạo đức cách mạng, NXB sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: về đạo đức cách mạng
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB sự thật
Năm: 1976
15. Hồ Chí Minh (1984), Toàn tập, tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập, tập 4
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1984
16. Hồ Chí Minh (1990), Về vấn đề giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về vấn đề giáo dục
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1990
17. Lục Thị Nga (2005), Về việc quản lý hoạt động tư bồi dưỡng của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học, Tạp chí giáo dục, số 116 tháng 6/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về việc quản lý hoạt động tư bồi dưỡng của giáoviên nhằm nâng cao chất lượng dạy học
Tác giả: Lục Thị Nga
Năm: 2005
20. Phạm Hồng Quang (2013), phát triển chương trình đào tạo giáo viên - những vấn đề lí luận và thực tiễn, tài liệu chuyên ngành QLGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: hát triển chương trình đào tạo giáo viên -những vấn đề lí luận và thực tiễn
Tác giả: Phạm Hồng Quang
Năm: 2013
24. Đinh Thị Kim Thoa, Bùi Ngọc Diệp (2014), Tô chức các hoạt động giáo dục trong trường trung học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Tài liệu tập huấn, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tô chức các hoạt động giáodục trong trường trung học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Tác giả: Đinh Thị Kim Thoa, Bùi Ngọc Diệp
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2014
25. Trần Anh Tuấn (2017), “Nâng cao năng lưc sư phạm cho giáo viên Sách, tạp chí
Tiêu đề: 25. Trần Anh Tuấn (2017), “Nâng cao năng lưc sư phạm cho giáo viên
Tác giả: Trần Anh Tuấn
Năm: 2017
26. Trần Quốc Thành (2009), Khoa học quản lý, tài liệu chuyên ngành QLGD 27. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý
Tác giả: Trần Quốc Thành (2009), Khoa học quản lý, tài liệu chuyên ngành QLGD 27. Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2012
28. Nguyễn Thị Tính (2014), Giáo trình lý luận chung về quản lý và quản lý giáo dục, Nxb Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lý luận chung về quản lý và quản lýgiáo dục
Tác giả: Nguyễn Thị Tính
Nhà XB: Nxb Đại học Thái Nguyên
Năm: 2014
10. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2005), Từ điển Bách khoa Việt Nam 4 T-Z, Nxb Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w