1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đề tài: Đảng lãnh đạo thực hiện đối ngoại, hội nhập quốc tế và biện pháp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của tổ quốc hiện nay

58 291 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 387,1 KB

Nội dung

Trong thời đại toàn cầu hóa và sự tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ, hội nhập quốc tế là tất yếu, là nhu cầu tồn tại và phát triển của các nước. Đối với Việt Nam, hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược lớn nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Không chỉ thế, hội nhập quốc tế còn giúp nước ta mở rộng thị trường, thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ nguồn nhân lực, tạo ra sự đang dạng về hàng hóa, duy trì hòa bình và ổn định khu vực cũng như quốc tế. Tuy nhiên việc hội nhập lại mang tới những thách thức như gia tăng cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài, tăng phân cách giàu – nghèo, nguy cơ bị xói mòn văn hóa, gia tăng tình trạng nhập cư bất hợp pháp, tội phạm xuyên quốc gia.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA



ĐỀ TÀI 6

ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN ĐỐI NGOẠI, HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CỦA TỔ QUỐC HIỆN

NAY ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

Môn: Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam

GVHD: Nguyễn Hữu Kỷ Tỵ

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 06 năm 2020

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 2

I Đảng lãnh đạo thực hiện đối ngoại, hội nhập quốc tế và biện pháp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay 4 1.1 Mục tiêu, nhiệm vụ, tư tưởng chỉ đạo và một số chủ trương, chính sách lớn

về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng 4 1.2 Biện pháp trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam của Đảng và Nhà nước 23

II Vận dụng trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay 29 2.1 Đánh giá thực tế bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước hiện nay 29 2.2 Nhiệm vụ của sinh viên trong góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ

quốc 42

LỜI KẾT LUẬN 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

2

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại toàn cầu hóa và sự tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học và côngnghệ, hội nhập quốc tế là tất yếu, là nhu cầu tồn tại và phát triển của các nước Đối với ViệtNam, hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược lớn nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Không chỉ thế, hội nhập quốc tế còn giúpnước ta mở rộng thị trường, thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độnguồn nhân lực, tạo ra sự đang dạng về hàng hóa, duy trì hòa bình và ổn định khu vực cũngnhư quốc tế Tuy nhiên việc hội nhập lại mang tới những thách thức như gia tăng cạnh tranhgiữa doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc giavào thị trường bên ngoài, tăng phân cách giàu – nghèo, nguy cơ bị xói mòn văn hóa, giatăng tình trạng nhập cư bất hợp pháp, tội phạm xuyên quốc gia

Vì vậy Đảng cần có những chủ trương chính sách cụ thể về mục tiêu, nhiệm vụ, tưtưởng chỉ đạo để thực hiện đối ngoại, hòa nhập quốc tế, nhằm đưa Việt Nam ngày càngphát triển song hạn chế hết mức các thiệt hại mà hội nhập quốc tế mang lại

Rõ ràng việc đưa nước ta hội nhập vào quốc tế là bước đi mang tính tất yếu, mang đếnnhiều cơ hội nhưng bên cạnh đó cũng đem đến các thách thức mới khi những biến động thếgiới hay khu vực đều có thể ảnh hưởng đến hòa bình và chủ quyền Việt Nam Đặc biệt tạithời điểm này là về chủ quyền biển đảo, khi mà thời gian gần đây ở khu vực Châu Á - TháiBình Dương, vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông giữa các quốc gia trong khu vựcnói chung và Trung Quốc với Việt Nam nói riêng diễn biến rất phức tạp Cụ thể là vào ngày18/04/2020, Trung Quốc thực hiện thông báo thành lập quận Tây Sa (tức quần đảo Hoàng

Sa, Việt Nam) và quận Nam Sa (tức quần đảo Trường Sa, Việt Nam) tại “thành phố TamSa”

Ý thức được tầm quan trọng đó, trước tình hình trên, bảo vệ vững chắc chủ quyền biểnđảo thiêng liêng của Tổ quốc và ngoại giao đã và đang là một mặt trận và ưu tiên hàng đầu

Cả hai vấn đề đối ngoại, hội nhập và chủ quyền biển đảo đều ảnh hưởng lớn và có mốiliên hệ mật thiết với nhau Vì vậy đặt ra yêu cầu Đảng ngoài việc có những chủ trươngchính sách thích hợp về đối ngoại, hội nhập - sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thốngchính trị - mà song song với đó cũng cần có những biện pháp đúng đắn kiên quyết mà khéoléo để giữ vững chủ quyền biên đảo; đảm bảo hài hòa được hai vấn đề này để đưa Việt Nam

3

Trang 4

phát triển một cách vững bền Đó chính là lí do nhóm quyết định tìm hiểu về vấn đề hộinhập quốc tế và tranh chấp biển Đông.

4

Trang 5

I Đảng lãnh đạo thực hiện đối ngoại, hội nhập quốc tế và biện pháp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay

1.1 Mục tiêu, nhiệm vụ, tư tưởng chỉ đạo và một số chủ trương, chính sách lớn về

mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng

1.1.1 Mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo

Trong các văn kiện liên quan đến lĩnh vực đối ngoại, Đảng ta đều chỉ rõ cơ hội và tháchthức của việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, trên cơ sở đó Đảng xác định mục tiêu,nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo và công tác đối ngoại

- Cơ hội và thách thức:

Về cơ hội: Xu thế hoà bình, hợp tác phát triển và xu thế toàn cầu hoá kinh tế tạo thuận

lợi cho nước ta mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác phát triển kinh tế Mặt khác, thắng lợicủa sự nghiệp đổi mới đã nâng cao thế và lực của nước ta trên trường quốc tế, tạo tiền đềmới cho quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế

Về thách thức: Những vấn đề toàn cầu như phân hoá giàu nghèo, dịch bệnh, tội phạm

xuyên quốc gia gây tác động bất lợi đối với nước ta

Nền kinh tế Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt trên cả ba cấp độ: Sản phẩm,doanh nghiệp và quốc gia; những biến động trên thị trường quốc tế sẽ tác động nhanh vàmạnh hơn đến thị trường trong nước, tiềm ẩn nguy cơ gây rối loạn, thậm chí khủng hoảngkinh tế – tài chính

Ngoài ra, lợi dụng toàn cầu hoá, các thế lực thù địch sử dụng chiêu bài “dân chủ”,

“nhân quyền” chống phá chế độ chính trị và sự ổn định, phát triển của nước ta

Những cơ hội và thách thức nêu trên có mối quan hệ, tác động qua lại, có thể chuyển

hoá lẫn nhau Cơ hội không tự phát huy tác dụng mà tuỳ thuộc vào khả năng tận dụng cơ

hội Tận dụng tốt cơ hội sẽ tạo thế và lực mới để vượt qua thách thức, tạo ra cơ hội lớn hơn.Ngược lại, nếu không nắm bắt, tận dụng thì cơ hội có thể bị bỏ lỡ, thách thức sẽ tăng lên,lấn át cơ hội, cản trở sự phát triển Thách thức tuy là sức ép trực tiếp, nhưng tác động đếnđâu còn tuỳ thuộc vào khả năng và nỗ lực của chúng ta Nếu tích cực chuẩn bị, có biện phápđối phó hiệu quả, vươn lên nhanh trước sức ép của các thách thức thì không những sẽ vượtqua được thách thức, mà còn có thể biến thách thức thành động lực phát triển

5

Trang 6

- Những cơ hội và thách thức trong tiến trình pháp triển kinh tế xã hội 5 năm

2016-2020 (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII)

Cơ hội:

Hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn Toàn cầuhoá, hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học - công nghệ, kinh tế tri thức tiếp tục được đẩymạnh Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á đã trở thành mộtcộng đồng, tiếp tục là trung tâm phát triển năng động, có vị trí địa - kinh tế - chính trị chiếnlược ngày càng quan trọng

Ở trong nước, thế và lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước tăng lên, uy tín quốc tếcủa đất nước ngày càng được nâng cao Nước ta sẽ thực hiện đầy đủ các cam kết trong cộngđồng ASEAN và WTO, tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, hội nhập quốc

tế với tầm mức sâu rộng hơn nhiều so với giai đoạn trước Thời cơ, vận hội phát triển mở rarộng lớn.1

Thách thức:

Kinh tế thế giới phục hồi chậm, không đồng đều và còn nhiều khó khăn Khu vựcChâu Á - Thái Bình Dương vẫn là trung tâm phát triển năng động của kinh tế thế giới Vai-trò trung tâm kết nối của ASEAN trong các thiết chế khu vực tiếp tục được khẳng địnhnhưng còn nhiều thách thức Hòa bình và hợp tác phát triển là xu thế lớn nhưng chủ nghĩadân tộc cực đoan, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động khủng bố tiếp tục gia tăng Các-nước lớn tăng cường sức mạnh quân sự và cạnh tranh chiến lược trong khu vực ngày càngquyết liệt Tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt là tranh chấp trên Biển Đông diễn biến gay gắt,phức tạp

Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tăng cường liên kết, vừa hợp tác,vừa cạnh tranh, nhất là trong thương mại, đầu tư, nhân lực, khoa học, công nghệ Hội nhậpquốc tế của nước ta ngày càng sâu rộng, nhất là hội nhập kinh tế Việc thực hiện các hiệpđịnh thương mại tự do đã có và tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, cùngvới việc hình thành Cộng đồng ASEAN trong năm 2015 mở ra nhiều cơ hội thuận lợi chophát triển nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức

1 bieu-toan-quoc-lan-thu-xii-1596

http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-xii/nghi-quyet-dai-hoi-dai-6

Trang 7

Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn tồn tại, nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn về

kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới; nguy cơ "diễn biến hoà bình" của thế

lực thù địch nhằm chống phá nước ta; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối

sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong một bộ phận cán bộ, đảng viên,

công chức, viên chức; sự tồn tại và những diễn biến phức tạp của tệ quan liêu, tham nhũng,lãng phí, 2

- Mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại:

Về nhiệm vụ: Lấy việc giữ vững môi trường hoà bình, ổn định tạo các điều kiện quốc tế

thuận lợi cho công cuộc đổi mới, để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của Tổquốc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng xác định nhiệm vụ của công cuộc đốingoại là: “giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thếcủa đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ vàtiến bộ xã hội trên thế giới”3

Về mục tiêu: Mở rộng đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế là để tạo thêm nguồn lực

đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước; kết hợp nội lực với các nguồn lực từ bên ngoài tạothành nguồn lực tổng hợp để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện dân giàu,nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; phát huy vai trò và nâng cao vị thế của ViệtNam trong quan hệ quốc tế; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thếgiới và hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

- Tư tưởng chỉ đạo:

Trong quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế phải quán triệt đầy đủ, sâu sắc cácquan điểm:

Một là: Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính là xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đồng thời thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo khả năng của Việt Nam

Lợi ích dân tộc “bao hàm trong đó tất cả những gì tạo thành điều kiện cần thiết cho sựtrường tồn của cộng đồng với tư cách quốc gia dân tộc có chủ quyền, thống nhất, độc lập,

2 qua-thuc-hien-nhiem-vu-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-5-nam-2011-2015-va-phuong-huong-1599

http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-xii/bao-cao-danh-gia-ket-3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Sđd, tr.236.

7

Trang 8

lãnh thổ toàn vẹn; cho sự phát triển đi lên về mọi mặt của quốc gia dân tộc theo hướng làmcho đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng ngày càng phong phú, tốt đẹp hơn; cho sựnâng cao không ngừng sức mạnh tổng hợp quốc gia, năng lực cạnh tranh quốc gia trêntrường quốc tế, vị trí, vai trò, uy tín quốc tế của quốc gia dân tộc” Các dân tộc trên thế giớiđều coi lợi ích căn bản nhất của dân tộc là Tổ quốc độc lập, thống nhất, giàu mạnh, lãnh thổtoàn vẹn (bao gồm vùng đất, vùng trời, vùng biển, hải đảo, thềm lục địa), nhân dân làm chủđối với Tổ quốc mình.Lợi ích dân tộc không phải những mong muốn, áp đặt chủ quan mà

là những yếu tố, quan hệ khách quan hình thành trong lịch sử cần được nhận thức và xử lýđúng đắn Xét đến cùng, những nhân tố về điều kiện tự nhiên và xã hội đó đều do cộngđồng dân tộc tạo lập, giữ gìn bằng mồ hôi, nước mắt và máu xương của nhiều thế hệ Lợiích dân tộc không bất biến mà thay đổi theo hoàn cảnh cụ thể Có những yếu tố mang giá trịlâu dài, vĩnh cửu Có những yếu tố chỉ tồn tại trong giai đoạn nhất định Trong thời kỳ đấtnước bị ngoại xâm thì lợi ích tối cao của dân tộc là giải trừ nạn ngoại xâm, đấu tranh giảiphóng dân tộc Trong bối cảnh dân tộc đứng trước xu thế tất yếu của một cuộc cách mạng

xã hội, giải phóng nhân dân khỏi cảnh áp bức, tối tăm của chế độ xã hội đã lỗi thời, đồngthời mở đường cho đất nước phát triển đi lên, thì lợi ích cách mạng chính là lợi ích caonhất, trực tiếp nhất của dân tộc4 Với bối cảnh hiện nay của Việt Nam, việc xây dựng thànhcông và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa chính là nhiệm vụ nhằm bảo đảm cholợi ích dân tộc chân chính

Nghĩa vụ là một công việc, một hành vi phải làm hoặc không được làm theo bốn phậncủa bản thân chủ thể, khi bị ràng buộc giữa các bên liên quan mà cụ thể ở đây ta đề cậpchính là giữa Việt Nam và quốc tế Việc thực hiện nghĩa vụ quốc tế góp phần chứng tỏ vànâng sức mạnh tổng hợp quốc gia, năng lực cạnh trang quốc gia trên trường quốc tế cùng vịtrí, vai trò và uy tín quốc tế của dân tộc Từ quan điểm hoà bình, hợp tác, sẵn sàng quan hệbình thường với các nước chế độ khác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhaubình đẳng, cùng có lợi Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác, tức là tôntrọng quyền tối cao ở trong nước và quyền độc lập trong quan hệ quốc tế của quốc gia khác.Giải quyết các tranh chấp quốc tế dựa trên phương pháp hòa bình, đảm bảo hài hòa giữa lợiích quốc gia và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế và lợi ích chính đáng của các quốc giakhác Tham gia góp phần giải quyết các vấn đề toàn cầu dựa trên năng lực của quốc gia nhưgiảm lượng khí thải CO2, ngăn chặn chặt phá rừng, bảo tồn động vật hoang dã, giảm thiểu ô

4 http://www.lyluanchinhtri.vn/home/index.php/tu-dien-mo/item/1092-loi-ich-dan-toc.html

8

Trang 9

nhiễm nguồn nước, hiệu ứng nhà kính, … Cụ thể, một số hành động thực hiện nghĩa vụquốc tế của Việt Nam như là hỗ trợ Malaysia tìm kiếm máy bay mất tích MH370; hỗ trợquốc tế trong việc phục hồi, giúp đỡ các nạn nhân trong cơn bão Haiyan (2013) nhưPhillipines gần 100.000USD; tài trợ cho Triều Tiên 100 triệu tấn gạo trong nhiều năm liền;

sự hỗ trợ kịp thời từ các quốc gia phát triển hơn ở các lĩnh vực khác nhau

Tính đến nay có rất nhiều điều ước quốc tế đa phương mà Việt Nam là thành viên, trênnhiều lĩnh vực (chính trị, thương mại, nhân quyền ) có thể kể đến như: Công ước quốc tếcác quyền kinh tế, xã hội và văn hoá 1966; Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị1966; Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em 1989; Công ước Berne năm 1971 vềviệc bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật; Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc

tế năm 1980 (CISG); … Ta không chỉ đối ngoại song phương Việt Nam – Lào –Campuchia mà còn đối ngoại đa phương với các tổ chức trong khu vực như ASEAN, lớnhơn là các tổ chức trên thế giới như Liên Hiệp Quốc, WHO, tổ chức Ngân hàng Thế giới,

… Ta còn đa dạng hóa trong lĩnh vức đối ngoại, không chỉ trong kinh tế mà còn trong chínhtrị, văn hóa,… Ví dụ như: Giải bóng đá các quốc gia Đông Nam Á AFF Cup, lễ hội hoa anhđào tổ chức tại Việt Nam để giao lưu văn hóa Việt Nhật

9

Trang 10

Ba là: Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế; cố gắng thúc đẩy mặt hợp tác, nhưng vẫn phải đấu tranh dưới hình thức và mức độ thích hợp với từng đối tác; đấu tranh để hợp tác; tránh trực diện đối đầu, tránh để bị đẩy vào thế cô lập

Trong những điều kiện nhất định và những mối quan hệ xác định thì hợp tác hay đấutranh, mặt này có thể nổi trội hơn so với mặt kia Sau các cuộc đấu tranh quyết liệt, chiềuhướng hợp tác thường biểu hiện ra bên ngoài mạnh mẽ hơn Đồng thời, dưới cái vỏ bọc của

“hợp tác”, các đối tác đều nhằm vào mục tiêu tăng cường nội lực của chính mình, chờ sự

“tự suy yếu tương đối” của các đối tác khác để tìm kiếm những hình thức và mức độ tậphợp lực lượng mới, tăng thêm thế và lực về chính trị cũng như an ninh, từng bước điềuchỉnh chính sách và mối quan hệ đối với các đồng minh và đối tác Trong tiến trình hộinhập chúng ta phải giữ vững mục tiêu, định hướng xã hội chủ nghĩa Quá trình đó gắn liềnvới cuộc đấu tranh giữ vững độc lập tự chủ về chính trị, tôn trọng chủ quyền lãnh thổ; thựchiện đa phương hoá và đa dạng hoá với nhiều đối tác khác nhau cùng có chung mục đíchđôi bên đều có lợi và bảo đảm cho đất nước vừa phát triển nhanh kinh tế vừa tiến lên theođúng định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước hiện thực hóa mục tiêu “dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

Đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của Đảng; có sự phối hợp chặt chẽcủa nhiều cơ quan, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và toàn thể nhân dân Trong quátrình giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh, không được tách rời đường lối, chủtrương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đường lối, chủ trương hội nhập quốc tế.Nhận thức rõ bản chất của việc giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh là giảiquyết những mâu thuẫn về lợi ích.Trong đó, có những mâu thuẫn lợi ích cơ bản và không

cơ bản, trước mắt và lâu dài, cục bộ và toàn bộ Công việc này đòi hỏi phải tiến hành tậptrung, kiên trì, có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị - xãhội, các doanh nghiệp và người lao động Đồng thời, cần phát huy tốt nguồn sức mạnh,động lực chủ yếu và có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc là khối đại đoàn kết toàn dân tộc 5 Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng việc đấutranh không phải để đối đầu mà là để hợp tác, tránh việc trực diện đối đầu cũng như nguy

cơ của việc bị đẩy vào thế cô lập

5 hoi-nhap-kinh-te-quoc-te.html

http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/626-moi-quan-he-giua-hop-tac-va-dau-tranh-trong-10

Trang 11

Bốn là: Mở rộng quan hệ với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị xã hội Coi trọng quan hệ hoà bình, hợp tác với khu vực; chủ động tham gia các tổ chức đa phương, khu vực và toàn cầu

Chế độ chính trị xã hội được hiểu là nội dung phương thức tổ chức và hành động của hệthống chính trị trong một quốc gia mà trung tâm là nhà nước Nó được cấu thành bởi sự kếthợp của các yếu tố chính trị, kinh tế - xã hội, tư tưởng văn hóa và pháp luật Ta có thể hiểuđược rõ nét nhất thông qua mô hình tổ chức nhà nước; trong hiến pháp của mỗi nhà nướcquy định về nguồn gốc và tính chất của quyền lực, sự phân bổ và tổ chức các cơ quan quyềnlực và mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực, về những quan hệ của nhà nước với côngdân, các đảng phái chính trị, các tổ chức xã hội, giữa các giai cấp và tầng lớp xã hội, giữacác dân tộc trong nước và thế giới Theo chủ nghĩa Mác-Lenin thì trong lịch sửloài người đã sẽ tuần tự xuất hiện 05 hình thái kinh tế xã hội từ thấp đếncao: cộng sản nguyên thủy (công xã nguyên thủy), chiếm hữu nô lệ,phong kiến, chủ nghĩa tư bản và xã hội chủ nghĩa

Đảng ta khẳng định: “Những ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập

và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với ViệtNam đều là đối tác” Đó là với mối quan hệ với từng vùng quốc gia lãnhthổ, ta còn phải tham gia vào quan hệ hòa bình, hợp tác với khu vực, chủđộng tham gia các tổ chức đa phương, khu vực và toàn cầu Ngày7/6/2019, trong khuôn khổ Khóa 73 Đại hội đồng Liên hợp quốc, ViệtNam đã được đông đảo các quốc gia thành viên tín nhiệm cao bầu làm

Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020-2021 ViệcViệt Nam lần thứ hai trong vòng hơn 10 năm được bầu làm thành viên cơquan có vai trò hàng đầu của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình,

an ninh quốc tế không chỉ là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với

vị thế của Việt Nam đổi mới, hội nhập, mà còn là sự tin tưởng, kỳ vọngvào những đóng góp trách nhiệm của Việt Nam đối với hòa bình, an ninhkhu vực và quốc tế trong những năm tới Với chính sách đối ngoại hòa bình,hòa hiếu, độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, sẵn sàng đóng góp

có trách nhiệm và tích cực thúc đẩy hòa bình, an ninh, phát triển và tiến bộ trên thế giới,Việt Nam đã tham gia tích cực vào nhiều tổ chức, diễn đàn đa phương quan trọng, như Hiệp

11

Trang 12

hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Cộng đồng Pháp ngữ, Diễn đàn Hợp tác Kinh tếchâu Á - Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn Hợptác Á - Âu (ASEM)… Với thế và lực mới của đất nước, sự quan tâm, chỉ đạo sát sao củaLãnh đạo Đảng và Nhà nước, niềm tin và sự ủng hộ của nhân dân, chúng ta sẽ hợp tác cùngnhau thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước và vận dụng, phát huy sáng tạo,linh hoạt tư tưởng phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh về hòa bình và hợp tác quốc tế, “giữgìn hòa bình thế giới tức là giữ gìn lợi ích của nước ta”6 Chúng ta quan hệ với các nướctrong chế độ xã hội chủ nghĩa, đồng thời cũng quan hệ với các nước ở châu Phi, ta hỗ trợlương thực, ta cũng kết bạn với kẻ đứng đầu tư bản chủ nghĩa như Mỹ, ta cũng kết thân vớicác nước từng xâm lược ta như Mỹ, Anh, Pháp,Nhật

Năm là: Giữ vững ổn định chính trị, kinh tế - xã hội; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết nền kinh tế của các quốc gia vào các tổchức kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó các nước thành viên chịu sự ràng buộc theonhững quy định chung của cả khối.7 Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, sự phát triển vượtbậc của các lực lượng sản xuất cùng với sự ra đời của các nền kinh tế thị trường đã thúc đẩymạnh mẽ tiến trình liên kết, hợp tác giữa các quốc gia Các quốc gia có nền kinh tế pháttriển mạnh cần mở rộng thị trường giao thương hàng hóa, đầu tư và chuyển giao công nghệ

ra nước ngoài (tài nguyên, lao động và thị trường); từ đó gia tăng ảnh hưởng kinh tế vàchính trị của mình trên trường quốc tế Các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển hơn cũngcần thúc đẩy tiến tình quan hệ hợp tác kinh tế với các nền kinh tế lớn nhằm tranh thủ nguồnvốn, công nghệ cũng như cơ hội xuất khẩu hàng hóa Theo các cấp độ liên kết, mức độ hợptác giữa các thành viên, có thể phân loại thành các loại hình sau: khu vực mậu dịch tự do,liên minh thuế quan (liên minh hải quan), thị trường chung, liên minh tiền tệ, liên minh kinh

tế Bất kỳ một quốc gia, một địa phương nào muốn phát triển, muốn nâng cao đời sống củamỗi người dân đều phải nỗ lực hết mình nhằm đạt được hiệu quả cao nhất của tiến trình hộinhập kinh tế quốc tế Trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế, ta phải giữ vững ổn địnhchính trị, kinh tế - xã hội; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái.Môi trường sinh thái là phần không gian mà ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường có tácđộng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của chủ thể bên trong nó

6

https://dantri.com.vn/xa-hoi/thu-tuong-viet-nam-la-ban-la-doi-tac-tin-cay-trong-cong-dong-quoc-te-20190608192002001.htm

7 https://lamthueassignment.com/khai-niem-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te/

12

Trang 13

Việt Nam đã và đang làm rất tốt công việc chọn lọc, định hướng nhưng vẫn nên chú ý

để đảm bảo thực hiện tốt kể cả trong thời gian sắp tới trước chủ nghĩa tiêu dùng của cácquốc gia tư bản hay tâm lý sính ngoại, … Năm 2018 chứng kiến sự vào cuộc sâu rộng vàquyết liệt của cả hệ thống chính trị trong công tác hội nhập, nổi bật là việc Ban Bí thư banhành Chỉ thị số 25-CT/TW về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030,đánh dấu bước chuyển về nhận thức và hành động về đối ngoại đa phương với trọng tâm làhội nhập kinh tế, và việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày4/9/2018 về đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng hiệu lực và hiệu quả hơn

Sáu là: Phát huy tối đa nội lực đi đôi với thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ; tạo ra và sử dụng có hiệu quả các lợi thế

so sánh của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế

Tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực về con người, các thể chế chính sách, là khoa họccông nghệ, trình độ quản lý, phát huy các nội lực đi đôi với ngoại lực để phát triển Giaiđoạn 2019-2020 đánh dấu việc Việt Nam chính thức triển khai các Hiệp định Thương mại

tự do thế hệ mới, trong đó Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương

sẽ có hiệu lực với nước ta từ ngày 14/1/2019 Đây cũng là giai đoạn nước ta hoàn thành cáccam kết trong nhiều khuôn khổ hợp tác kinh tế quan trọng như Hiệp định Thương mại tự doASEAN - Trung Quốc (ACFTA) và Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Hồng Công(AKFTA); hoàn tất các mục tiêu Bogor và thông qua tầm nhìn APEC sau 2020; đảm nhiệmcương vị nước Chủ tịch ASEAN năm 2020 Việc triển khai hiệu quả công tác hội nhập, liênkết kinh tế tiếp tục đòi hỏi quyết tâm và nỗ lực đồng bộ của các cấp, các ngành và toàn xãhội trong đó lưu ý một số vấn đề sau:

Một là, phát huy vai trò thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; chủ động

đóng góp, tích cực tham gia xây dựng, định hình các thể chế đa phương, các diễn đàn kinh

tế có tầm quan trọng, phù hợp khả năng và điều kiện cụ thể của chúng ta, trong đó cần chútrọng nâng cao hiệu quả tham gia các diễn đàn kinh tế tại châu Á – Thái Bình Dương

Hai là, hoàn thiện chính sách, khung khổ pháp lý đồng bộ và toàn diện với tầm nhìn dài

hạn nhằm triển khai hiệu quả các cam kết quốc tế của Việt Nam Trong đó, chú trọng sửađổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản, quy định pháp luật liên quan đến các cam kếtcủa Việt Nam trong các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác

13

Trang 14

Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương, bao gồm các lĩnh vực sở hữu trí tuệ, môitrường, lao động

Ba là, nâng cao năng lực hội nhập và liên kết kinh tế, chú trọng thực thi các nhóm giải

pháp nêu trong Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 19/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăngcường thực hiện và khai thác hiệu quả các Hiệp định Thương mại tự do đã có hiệu lực, Chỉthị số 26/CT-TTg ngày 4/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh hội nhập kinh tếquốc tế theo hướng hiệu lực và hiệu quả hơn Trước mắt, các bộ, ban, ngành, địa phương,doanh nghiệp cần có phương án, giải pháp khai thác tối đa lợi thế của các Hiệp địnhThương mại tự do, hướng tới mở rộng thị phần tại những ngành hàng xuất khẩu Việt Nam

có thế mạnh, đem lại giá trị gia tăng cao và xác lập chỗ đứng vững chắc trong các chuỗicung ứng, mạng sản xuất khu vực và toàn cầu

Bốn là, đẩy mạnh phổ biến thông tin về thuận lợi và thách thức, nội dung các cam kết

có tác động trực tiếp đến các địa phương và doanh nghiệp trong các Hiệp định Thương mại

tự do thế hệ mới liên quan đến mở cửa thị trường, sở hữu trí tuệ, lao động…

Năm là, nâng cao hiệu quả cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và phòng

vệ thương mại.8

Bảy là: Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại Phối hợp chặt chẽ hoạt dộng đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân; giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa; giữa đối ngoại với quốc phòng và an ninh 9

Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tựchủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế vớiphương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộngđồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển." Chủ động hội nhập quốc tế,trước hết là hội nhập kinh tế quốc tế là nội dung quan trọng trong đường lối và hoạt độngđối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh thế giới toàn cầu hóa và cáchmạng khoa học kỹ thuật diễn ra rất mạnh mẽ hiện nay Trong tiến trình hội nhập này, ViệtNam đặt ưu tiên cao cho việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng và đa dạng hoáthị trường, tranh thủ vốn, kinh nghiệm quản lý và khoa học công nghệ tiên tiên cho sựnghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước

8 https://bnews.vn/viet-nam-dau-an-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te/112324.html

9 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Sđd, tr.238.

14

Trang 15

Với nhận thức sâu sắc rằng thế giới hiện nay đang phải đối phó với những vấn đề toàncầu mà không một nước nào có thể tự đứng ra giải quyết được, Việt Nam đã và đang hợptác chặt chẽ với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực để cùng nhau giải quyết nhữngthách thức chung như dịch bệnh truyền nhiễm, đói nghèo, tội phạm xuyên quốc gia, ônhiễm môi trường, buôn lậu ma túy, Đặc biệt từ sau sự kiện 11/9/2001, Việt Nam đã tíchcực tham gia vào nỗ lực chung của các nước tăng cường hợp tác chống khủng bố trên cơ sởsong phương và đa phương nhằm loại trừ tận gốc nguy cơ của khủng bố đối với an ninh và

ổn định của các quốc gia Thực hiện phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệuquả”, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các tổ chức thành viên đã quán triệt đầy

đủ và đề ra các giải pháp để thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIIcủa Đảng, các Chỉ thị số 04-CT/TW và Chỉ thị 28/CT-TW của Ban Bí thư Trung ươngĐảng về đổi mới và nâng cao hiệu quả của công tác ngoại giao nhân dân nói chung và Liênhiệp nói riêng, tạo được bước phát triển mới trong công tác ngoại giao nhân dân và trongcông tác xây dựng tổ chức của Liên hiệp, đồng thời khẳng định được vị trí, vai trò chuyêntrách trong hoạt động ngoại giao nhân dân và hậu thuẫn tích cực cho công tác đối ngoạichung của đất nước, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Mạng lưới bạn

bè quốc tế mà các thế hệ ngoại giao nhân dân đi trước đã gây dựng, được củng cố, mở rộng,phát huy và hoạt động chính trị đối ngoại trên lĩnh vực hòa bình, đoàn kết, hữu nghị và hợptác nhân dân được nâng cao

1.1.2 Một số chủ trương, chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh

kế quốc tế

Đại hội X xác đinh:

Về quan hệ đối ngoại, chúng ta thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoácác quan hệ quốc tế Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế,tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực

Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiệnquốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vàocuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ

xã hội

15

Trang 16

Chúng ta chủ trương đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổnđịnh, bền vững, đồng thời phát triển quan hệ với tất cả các nước, các vùng lãnh thổ trên thếgiới và các tổ chức quốc tế theo các nguyên tắc : tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹnlãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không dùng vũ lực hoặc

đe dọa dùng vũ lực; giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hòabình; tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi

Liên tục củng cố và tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, đảng cánh

tả, các phong trào độc lập dân tộc, cách mạng và tiến bộ trên thế giới; mở rộng quan hệ vớicác đảng cầm quyền; mở rộng công tác đối ngoại nhân dân theo phương châm "chủ động,linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả"

Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn và đầy

đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương, lấy phục vụ lợi ích đấtnước làm mục tiêu cao nhất Cụ thể là : chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo

lộ trình, phù hợp với chiến lược phát triển đất nước từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn đếnnăm 2020; thực hiện cam kết với các nước về thương mại, đầu tư và các lĩnh vực khác;chuẩn bị tốt các điều kiện để ký kết và thực hiện các hiệp định thương mại tự do songphương và đa phương Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện và có hiệu quả với các nướcASEAN, các nước châu Á - Thái Bình Dương; củng cố và phát triển quan hệ hợp tác songphương tin cậy với các đối tác chiến lược; khai thác có hiệu quả các cơ hội và vượt quanhững thách thức, rủi ro khi nước ta là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)10

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI:

So với đại hội X thì tại đại hội XI, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đãquyết định thông qua Dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) So với Cương lĩnh năm 1991, Dự thảo Cươnglĩnh lần này đã bổ sung, phát triển nhiều nội dung quan trọng về những định hướng lớn pháttriển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, về hệ thống chính trị và vaitrò lãnh đạo của Đảng

Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định rõ: Về quan hệ đối

ngoại,thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và pháttriển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao

10 hanh-trung-uong-dang-khoa-ix-ve-phuong-huong-nhiem-vu-phat-trien-kt-xh-5-nam-2006-2010-tai-1536

http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-x/bao-cao-cua-ban-chap-16

Trang 17

vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩagiàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế,góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.Hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản củaHiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế Trước sau như một ủng hộ các đảng cộngsản và công nhân, các phong trào tiến bộ xã hội trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêuchung của thời đại; mở rộng quan hệ với các đảng cánh tả, đảng cầm quyền và những đảngkhác trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ, vì hoà bình, hữu nghị,hợp tác và phát triển Tăng cường hiểu biết, tình hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân ViệtNam với nhân dân các nước trên thế giới Phấn đấu cùng các nước Hiệp hội các quốc giaĐông Nam Á (ASEAN) xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định, hợp tác

và phát triển phồn vinh11

Trong Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 đã đưa ra:

Việc thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và pháttriển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; ViệtNam là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; tạomôi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước.Tăng cường quan hệ hữunghị, hợp tác với các nước láng giềng; thúc đẩy giải quyết các vấn đề còn tồn tại về biêngiới, lãnh thổ, ranh giới biển và thềm lục địa với các nước liên quan trên cơ sở luật phápquốc tế và quy tắc ứng xử của khu vực Xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợptác cùng phát triển Chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng cộngđồng ASEAN vững mạnh Kết hợp chặt chẽ đối ngoại của Đảng với ngoại giao của Nhànước và ngoại giao nhân dân, giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giaovăn hoá, giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh

Nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ vàphát triển nhanh, bền vững Phát huy vai trò và nguồn lực của cộng đồng người Việt Nam ởnước ngoài vào phát triển đất nước

11 dat-nuoc-trong-thoi-ky-qua-do-len-chu-nghia-xa-hoi-bo-sung-phat-trien-nam-2011-1528

http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-xi/cuong-linh-xay-dung-17

Trang 18

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút mạnh các nguồnvốn quốc tế; thu hút các nhà đầu tư lớn, có công nghệ cao, công nghệ nguồn; mở rộng thịtrường xuất khẩu12

Trong báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về các văn kiện Đại hội XI có xác định:

Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương: Mở rộng hoạt động đối ngoại, chủ động và tíchcực hội nhập quốc tế Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phươnghoá, đa dạng hoá quan hệ, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định cho sự phát triển, bảo vệvững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế đất nước;góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hộitrên thế giới Tiếp tục đưa các quan hệ quốc tế của đất nước đi vào chiều sâu trên cơ sở giữvững độc lập, tự chủ, phát huy tối đa nội lực và bản sắc dân tộc; chủ động ngăn ngừa vàgiảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế Tham gia các cơ chế hợp tácchính trị, an ninh, kinh tế song phương và đa phương vì lợi ích quốc gia trên cơ sở tôn trọngcác nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc Củng cố, pháttriển quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng Chủ động, tích cực

và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng cộng đồng ASEAN vững mạnh; tăng cườngquan hệ với các đối tác trong khuôn khổ hợp tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương Pháttriển quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, đảng cánh tả, đảng cầm quyền và các chínhđảng khác trên cơ sở bảo đảm lợi ích, độc lập, tự chủ của đất nước Phối hợp chặt chẽ hoạtđộng đối ngoại của Đảng, ngoại giao của Nhà nước, đối ngoại nhân dân; đối ngoại, quốcphòng và an ninh; chính trị đối ngoại, kinh tế và văn hoá đối ngoại13

Trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII:

Đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, Phó Thủ tướngChính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại nêu rõ: Năm năm qua, trong bối cảnh tình hình khu vực,thế giới có nhiều biến động rất phức tạp, khó lường tác động tới an ninh và phát triển củađất nước, công tác đối ngoại đã được triển khai chủ động, đồng bộ, huy động được sức

12 kinh-te-xa-hoi-2011-2020-1527

http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-xi/chien-luoc-phat-trien-13 hanh-trung-uong-dang-khoa-x-ve-cac-van-kien-dai-hoi-xi-cua-dang-1529

http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-xi/bao-cao-cua-ban-chap-18

Trang 19

mạnh tổng hợp của đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân, đạt đượcnhiều thành tựu to lớn trong việc triển khai thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng Phân tích bối cảnh tình hình thế giới và trong nước giai đoạn tới, Phó Thủ tướngnhấn mạnh: Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở giữ vững đường lối đối ngoạiđộc lập tự chủ, vì lợi ích quốc gia, dân tộc là định hướng chiến lược lớn của Đảng nhằmthực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Nămnăm tới là thời kỳ Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết trong Cộng đồng ASEAN, của

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệmới, hội nhập quốc tế với tầm mức sâu hơn nhiều so với giai đoạn trước, đòi hỏi Đảng, Nhànước và nhân dân ta phải nỗ lực rất cao để tận dụng thời cơ, vượt qua những thách thức lớntrong quá trình hội nhập, để hội nhập quốc tế thực sự trở thành phương tiện hữu hiệu phục

vụ phát triển bền vững và bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa, bảo đảm lợi ích tối cao củaquốc gia – dân tộc

Kế thừa quan điểm chỉ đạo về đối ngoại của các kỳ Đại hội trước đây, Đại hội XII của ĐảngCộng sản Việt Nam đã đưa ra chủ trương có tính bước ngoặt về đường lối đối ngoại trongđiều kiện mới, thể hiện trên một số nội dung sau:

Trước hết, Đảng ta đã gắn nhận định về tình hình thế giới, khu vực và thực tiễn của thời

đại để xác định mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ đối ngoại trong những năm tới Trong 5 nămtới, tình hình thế giới và khu vực sẽ còn nhiều diễn biến rất phức tạp, tác động trực tiếp đếnnước ta, tạo ra cả thời cơ và thách thức Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và pháttriển vẫn là xu thế lớn Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực ĐôngNam Á đã trở thành một cộng đồng, là trung tâm phát triển năng động nhưng cũng là khuvực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn Đây cũng là khu vực có nhiều nhân tố bất

ổn định, tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông còn diễn ra gay gắt Cácnước lớn đang điều chỉnh chiến lược, vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh đấu tranh,kiềm chế lẫn nhau, tác động mạnh đến tình hình thế giới và khu vực Ở trong nước, thế vàlực, sức mạnh tổng hợp của đất nước tăng lên, uy tín quốc tế của đất nước ngày càng đượcnâng cao; tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức Nhận thức của Đảng ta về tìnhhình thế giới, tình hình khu vực cũng luôn đổi mới và sát thực tiễn trong giai đoạn mới, đây

là một trong những cơ sở trực tiếp để Đảng ta đưa ra quyết sách về đường lối đối ngoại cho

19

Trang 20

phù hợp trong những năm tới Đảng ta đã nhận định: “Nhận thức đúng về xu thế của thờiđại và cục diện thế giới, khu vực, Đảng, Nhà nước đã có định hướng chỉ đạo và các chínhsách đúng đắn, kịp thời trên cơ sở lợi ích quốc gia - dân tộc”14.

Thứ hai, Đại hội XII của Đảng đã đặt ra yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại,

chủ động hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình và tạo điều thuận lợi để phát triểnđất nước Đảng ta xác định đây là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển kinh

tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020; đồng thời là sự thể hiện nhận thức, đánh giá của Đảng ta vềvai trò to lớn của công tác đối ngoại trong tình hình mới Nâng cao hiệu quả các hoạt độngđối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu

Triển khai mạnh mẽ định hướng chiến lược chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, các hiệpđịnh thương mại tự do thế hệ mới trong một kế hoạch tổng thể với lộ trình hợp lý, phù hợpvới lợi ích của đất nước Chủ động, tích cực tham gia các cơ chế đa phương về quốc phòng

và an ninh… Công tác đối ngoại được đẩy mạnh sẽ tạo môi trường quốc tế thuận lợi, hòabình, thiết thực góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xãhội chủ nghĩa

Thứ ba, về mục tiêu và nhiệm vụ của đối ngoại, Đảng ta đã xác định trong văn kiện Đại

hội XII: mục tiêu tối thượng là bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc

cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi Thực hiện nhất quán đường lối đốingoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trongquan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn là đối tác tin cậy và thànhviên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế nhằm “phục vụ mục tiêu giữ vững môi trườnghòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng caođời sống nhân dân; nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hòabình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”15 Sự đúng đắn trong quanđiểm chỉ đạo của Đảng thể hiện ở việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại là bảo đảmlợi ích quốc gia - dân tộc là một trong những vấn đề quan trọng nhất “Bảo đảm lợi ích tốicao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bìnhđẳng và cùng có lợi, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp

14 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H, 2016, tr.152.

15 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H, 2016, tr.34-35.

20

Trang 21

tác và phát triển Trên cơ sở vừa hợp tác, vừa đấu tranh, hoạt động đối ngoại nhằm phục

vụ mục tiêu giữ vững hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để pháttriển đất nước”16

Hiện nay trên thế giới, tất cả các nước đều coi trọng lợi ích quốc gia khi thực thi chínhsách đối ngoại Đối với nước ta, xác định đường lối đối ngoại mà đặt lợi ích quốc gia - dântộc là mục tiêu hàng đầu là vừa phù hợp với xu thế chung, vừa là ý Đảng lòng Dân và tạo

sự đồng thuận cao trong xã hội

Thứ tư, Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định phương châm và định hướng lớn của

hoạt động đối ngoại là “Đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động vàtích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộngđồng quốc tế”17 Đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tácchiến lược và các nước lớn có vai trò quan trọng đối với phát triển và an sinh của đất nước,đưa khuôn khổ quan hệ đã xác lập vào thực chất Chủ động tham gia và phát huy vai trò tạicác cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN và Liên hợp quốc Chủ động, tích cực tham giacác cơ chế đa phương về quốc phòng, an ninh 18 Triển khai đồng bộ hoạt động đối ngoại,

cả về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, văn hóa, xã hội Nâng cao chất lượng công táctham mưu về đối ngoại và hội nhập quốc tế Tăng cường công tác thông tin đối ngoại, hộinhập quốc tế, tạo đồng thuận trong nước và tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đáp ứngyêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước

Thứ năm, Đảng lãnh đạo thống nhất, Nhà nước quản lý tập trung đối với các hoạt động

đối ngoại tạo nên diện mạo đa dạng với nội dung và hình thức phong phú của đối ngoạiViệt Nam trong tình hình mới “Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tậptrung của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoạicủa Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân; giữa ngoại chính trị với ngoại giaokinh tế và ngoại giao văn hóa; giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh” Trong mỗi kỳ Đạihội, Đảng ta đều có nghị quyết lãnh đạo, định hướng để tạo nên sự nhất quán và tiếp tụcthực hiện hoạt động đối ngoại Kết luận số 73 của Bộ Chính trị khóa XI về “Tăng cườngquan hệ đối ngoại của Đảng trong tình hình mới”, hoạt động đối ngoại Đảng tiếp tục được

16 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H, 2016, tr.153.

17, 18 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H,

2016, tr.35.

18

21

Trang 22

triển khai chủ động, tích cực, đa dạng, đa tầng nấc từ Trung ương đến địa phương, cả kênhsong phương và đa phương trong tình hình mới, tập trung vào một số trọng tâm lớn: pháthuy vai trò chính trị, ngoại giao kênh Đảng, tiếp tục tạo nền tảng chính trị vững chắc cho sựphát triển bền vững, đi vào chiều sâu, thực chất quan hệ giữa nước ta với nước khác, nhất làcác nước láng giềng có chung biên giới, các nước đối tác lớn đã góp phần nâng cao hiệuquả các hoạt động đối ngoại.

Thứ sáu, Đảng ta rất chú trọng hoạt động đối ngoại với các Đảng anh em, góp phần

định hướng, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa Việt Nam với một số nước,nhất là các nước láng giềng Trong thời điểm khó khăn, quan hệ ngoại giao giữa Đảng tavới các Đảng anh em đã góp phần hiệu quả tháo gỡ vướng mắc, khai thông bế tắc, giữ nhịpcho quan hệ nhà nước và tổng thể quan hệ chung phát triển ổn định, lành mạnh, đúnghướng Trong đó, chủ động mở rộng và tăng cường quan hệ đối ngoại Đảng, đưa các mốiquan hệ đi vào chiều sâu, hiệu quả, thiết thực Chú trọng tới khâu đột phá là quan hệ với cácđảng cầm quyền, tham chính, và những đảng có vị trí và vai trò quan trọng trong việc hìnhthành và triển khai chính sách của các nước đối với Việt Nam Đồng thời, thông qua kênhquan hệ Đảng, góp phần củng cố đoàn kết nội khối, phát huy vai trò trung tâm, dẫn dắt củaASEAN trong khu vực, đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vữngmạnh Chủ động, tích cực tham gia có hiệu quả cao vào các hoạt động đa phương chínhđảng, theo đó phát huy mạnh mẽ vai trò của Đảng ta tại Hội nghị quốc tế các chính đảngchâu Á (ICAPP), các hội nghị, hội thảo của các chính đảng ở các khu vực, nhằm tranh thủ

sự ủng hộ của các chính đảng, các lực lượng chính trị đối với công cuộc bảo vệ và xây dựngđất nước, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, đồng thời góp phần vào phong trào tiến bộ trên thếgiới

Sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu sụp đổ, phong trào cộngsản quốc tế khủng hoảng trầm trọng, cách mạng thế giới lâm vào thoái trào, thì chủ trươngcủng cố và tăng cường tình đoàn kết, hợp tác với các Đảng Cộng sản, cánh tả và phong tràocách mạng, tiến bộ trên thế giới, thể hiện lập trường kiên định trước sau như một của Đảng

ta cũng chính là tình cảm, là nghĩa vụ và trách nhiệm của một Đảng mácxít trong điều kiệnhiện nay Trong bối cảnh quốc tế toàn cầu hoá, việc Đảng ta đoàn kết, củng cố và tăngcường quan hệ, trao đổi kinh nghiệm và hợp tác mọi mặt với các chính đảng này chính làthực hiện chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân trong tình hình mới Điều này không chỉ

vì lợi ích kinh tế đơn thuần mà còn có ý nghĩa rất quan trọng về mặt chính trị và an ninh

22

Trang 23

cho chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đồng thời cũng góp phần thúc đẩy phong trào cộng sản vàcách mạng trên thế giới.

Việc khẳng định tiếp tục mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền và các đảngkhác thể hiện tư duy đối ngoại linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo cần thiết của Đảng Cộng sảnViệt Nam Mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền ở các nước nhằm trao đổi kinhnghiệm lãnh đạo và quản lý đất nước, góp phần thúc đẩy quan hệ mọi mặt giữa nước ta vớinước mà đảng đó cầm quyền đã góp phần nâng cao vị thế uy tín của Việt Nam trên các diễnđàn đa phương Đương nhiên, trong quan hệ với các đảng cầm quyền trên thế giới chúng tacũng xác định rõ các nguyên tắc: độc lập tự chủ; bình đẳng; tôn trọng lẫn nhau, không canthiệp vào công việc nội bộ của nhau; cùng nhau thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác, vìhòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ; và Đảng ta không quan hệ với cácđảng, các tổ chức cực đoan

Trong 30 năm đổi mới, nhất là trong 25 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đấtnước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991), Đảng ta đã không ngừng mở rộng vàtăng cường quan hệ đa dạng với các chính đảng ở các nước khác nhau trên thế giới, tích cựctham gia các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế của các Đảng Cộng sản và công nhân, cácđảng cánh tả và các chính đảng ở châu Á Từ chỗ chỉ có quan hệ với các Đảng Cộng sản vàcông nhân, các đảng cánh tả theo khuynh hướng cách mạng, giải phóng dân tộc là chủ yếu,Đảng ta đã chủ động mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền, các đảng tham chính Đếnnay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có quan hệ ở các mức độ khác nhau với trên 200 đảng ở

115 nước khắp các châu lục; trong đó có trên 100 Đảng Cộng sản và công nhân, hơn 40đảng cầm quyền, gần 80 đảng đang tham gia Quốc hội - Nghị viện các nước Đồng thời,Đảng ta cũng thường xuyên tham gia và tham gia có hiệu quả các diễn đàn đa phương chínhđảng như: Cuộc gặp quốc tế hàng năm của các Đảng Cộng sản và công nhân trên thế giới(IMCWP); Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP); Diễn đàn Sao Paulo củacác đảng cánh tả

Đây là kết quả của quá trình cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện, triệt để, khẳngđịnh đường lối đổi mới của Đảng, trong đó có tư duy đối ngoại là hoàn toàn đúng đắn, sángtạo, phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại hiện nay.Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam mở rộng quan hệ với các đảng chính trị trên thế

23

Trang 24

giới trong tình hình hiện nay là đúng đắn, là cần thiết, nhằm tạo nên sự đồng thuận và cổ vũcho đường lối đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa giành thắng lợi Việt Nam đang bước vào thời kỳ mới với thế và lực mới do những thành tựu vàkinh nghiệm 30 năm đổi mới mang lại, với vị thế ngày càng nâng cao trên trường quốc tế,

cơ hội rất lớn và thách thức cũng không nhỏ Đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng quacác kỳ Đại hội nhất là Đại hội XII đã thể hiện sự nhất quán, sáng tạo và hệ thống với tầmcao mới Chúng ta tin tưởng rằng, với kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng của Đảng và đặcbiệt trong 30 năm đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ phát huysức mạnh tổng hợp để đưa sự nghiệp cách mạng nước ta sang một bước ngoặt mới Thựchiện đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng, trong thời gian tới hoạt động đối ngoại và hộinhập quốc tế của nước ta sẽ đạt được nhiều thành tựu to lớn, giữ vững môi trường hòa bình

và phát huy ngoại lực sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại;thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

1.2 Biện pháp trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam của Đảng và Nhà nước

Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận cấu thành chủ quyền quốc gia, là không gian sinhtồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Đây cũng là địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh, là tuyến phòng thủ hướng đông củađất nước, tạo khoảng không gian cần thiết giúp kiểm soát việc tiếp cận lãnh thổ trên đấtliền

Kế thừa và phát triển ý thức chủ quyền biển, đảo của ông cha trong lịch sử dựng nước

và giữ nước, cũng như nhận thức đúng vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của biển, đảotrong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương,chính sách về biển, đảo Quản lý, khai thác phải đi đôi với bảo vệ vững chắc chủ quyền,quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển, làm cho đất nước giàu mạnh là quanđiểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta

Hiện nay mật độ dân cư trên biển, đảo và quần đảo thấp, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hộicác vùng ven biển, trên biển và trên các đảo còn chưa hoàn thiện; khả năng bảo vệ chủquyền, lợi ích quốc gia còn nhiều hạn chế Do đó, cần phải đầu tư một cách thích đáng vềmọi mặt, bảo đảm cho phát triển kinh tế và tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền, lợi íchquốc gia trên biển; kết hợp chặt chẽ các yếu tố: kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự, tạo

24

Trang 25

sự liên kết giữa biển, đảo và bờ nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp bảo vệ chủ quyền quốcgia trên biển Dựa trên cơ sở này, Đại hội lần thứ IX của Đảng chủ trương: “Xây dựngchiến lược phát triển kinh tế biển và hải đảo, phát huy thế mạnh đặc thù của hơn 1 triệukilômét vuông thềm lục địa Tăng cường điều tra cơ bản làm cơ sở cho các quy hoạch, kếhoạch phát triển kinh tế biển Xây dựng căn cứ hậu cần ở một số đảo để tiến ra biển khơi.Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh trên biển”19

Trong tình hình mới, khi mà Trung Quốc liên tục gây sức ép lên vùng biển, đảo củanước ta thì Đảng và Nhà nước càng đặt ra yêu cầu cao hơn trong mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ

Tổ quốc Quan điểm xuyên suốt của Đảng ta trong xử lý các mối quan hệ quốc tế và khuvực hiện nay là phải luôn tỉnh táo, bình tĩnh, khôn khéo, không bị kích động, xúi giục gâyxung đột vũ trang, chiến tranh; giải quyết mọi vấn đề bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sởcác nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và nguyên tắc ứng xử của khu vực

Để hiện thực những chủ trương, quan điểm nói trên thì Đảng và Nhà nước phải xácđịnh rõ sức mạnh và đề ra các biện pháp cụ thể Trong đó, sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển,đảo là sức mạnh tổng hợp quốc gia, bao gồm và có sự kết hợp chặt chẽ tất cả các mặt trận,các lĩnh vực hoạt động: quốc phòng, an ninh, kinh tế, chính trị, ngoại giao, pháp lý… Từviệc nắm rõ sức mạnh, Đảng và Nhà nước đã đề ra và triển khai thực hiện các biện phápbảo vệ chủ quyền biển, đảo một cách mạnh mẽ, hết sức linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp vớiđiều kiện, hoàn cảnh, thời điểm cụ thể

1.2.1 Về quốc phòng, an ninh

Phát huy lực lượng toàn dân, trong đó lực lượng trực tiếp và tại chỗ là lực lượng nòngcốt Do đó, cần phải chú tâm tới việc xây dựng lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ chủquyền biển, đảo như lực lượng Hải quân, Biên Phòng, Cảnh sát biển, dân quân tự vệ biển đủmạnh, có số lượng hợp lý, chất lượng tổng hợp cao, lấy chất lượng chính trị làm cơ sở.Ngoài ra, cũng phải kết hợp chặt chẽ giữa sức mạnh của bộ đội chủ lực với khả năng xử lýtình huống mau lẹ, trực tiếp của các lực lượng quân sự và dân sự ở các địa phương venbiển, luyện tập các phương án hợp đồng tác chiến trên biển, trong đó kết hợp chặt chẽ nghệthuật tác chiến truyền thống của dân tộc với các phương án tác chiến sử dụng vũ khí côngnghệ cao trong xử lý các tình huống có thể xảy ra

19 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

tr.181-182

25

Trang 26

Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trên biển vững chắc, bố tríchiến lược các lực lượng có chiều sâu, liên hoàn bờ - biển - đảo, sẵn sàng chuyển hóa thànhthế trận chiến tranh nhân dân khi có xung đột.

Làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ củacông dân đối với chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ biển, đảo

Củng cố niềm tin và tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong hệ thống chính trị và nhân dân

về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến phát triển kinh tế và bảo

vệ chủ quyền biển, đảo

Triển khai tốt các biện pháp này, Đảng và Nhà nước cùng với nhân dân sẽ tạo ra sứcmạnh vô địch, đập tan những mưu đồ của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề biển, đảochống phá nước ta Từ đó sẽ đảm bảo được hệ thống quốc phòng, an ninh, tạo ra môitrường, không gian, điều kiện thuận lợi để thực hiện các biện pháp, chính sách khác trongcông cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam

1.2.2 Về kinh tế

Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tếbiển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh

tế biển trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế:

- Phát triển mạnh nghề đánh bắt xa bờ thông qua việc hỗ trợ cho ngư dân vay vốn

và phát triển lực lượng quốc doanh

- Chống ô nhiễm môi trường biển, sông ngòi, ao hồ và nghiêm cấm khai thác thuỷhải sản bằng phương pháp huỷ diệt

- Phát triển hệ thống cảng biển, vận tải biển, khai thác và chế biến dầu khí, hải sản,dịch vụ biển; đẩy nhanh ngành công nghiệp đóng tàu biển và công nghiệp khaithác, chế biến hải sản, trong đó, tập trung vào các địa bàn trọng điểm chiến lược

và những khu vực nhạy cảm trên biên giới đất liền, biển đảo

- Xây dựng công nghiệp quốc phòng trong hệ thống công nghiệp quốc gia dưới sựchỉ đạo, quản lý điều hành trực tiếp của Chính phủ, đầu tư có chọn lọc theo hướnghiện đại, vừa phục vụ quốc phòng vừa phục vụ dân sinh

- Tiếp tục nghiên cứu, điều tra tài nguyên và sinh vật biển để có kế hoạch khai thác,bảo vệ

26

Trang 27

- Phát triển mạnh công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển.

- Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, tạo thành các trung tâm kinh tế biển mạnh, tạo thếtiến ra biển, gắn với phát triển đa dạng các ngành dịch vụ, nhất là các ngành cógiá trị gia tăng cao như dịch vụ xuất, nhập khẩu, du lịch, dịch vụ nghề cá, dịch vụdầu khí, vận tải biển,…

- Phát triển kinh tế các vùng đảo, quần đảo phù hợp với vị trí, tiềm năng và lợi thếcủa từng đảo, quần đảo

Mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh là rất mật thiết Kinh tế biển mạnh sẽtạo điều kiện vật chất để tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh bảo vệ biển, đảo vữngchắc, toàn vẹn Do đó, những biện pháp về kinh tế nói trên luôn được chú trọng quán triệt,

cụ thể hóa và triển khai thực hiện có hiệu quả trong thời gian từ khi độc lập tới nay, đánhdấu nhiều cột mốc thành công của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc bảo vệ chủ quyềnbiển, đảo

1.2.3 Về chính trị, ngoại giao

Chính trị và ngoại giao cũng đóng góp một phần rất quan trọng trong bảo vệ chủ quyềnbiển, đảo Việt Nam Trong bối cảnh thời đại hòa bình mới, chính trị phải vững chắc, ngoạigiao phải khéo léo thì mới có thể bảo vệ chủ quyền quốc gia nói chung và biển, đảo nóiriêng

Trong chính trị, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đồng thuận, nhất trí cao trong hệthống chính trị và nhân dân đối với các chính sách liên quan tới bảo vệ chủ quyền biển, đảo.Không những thế, Đảng và Nhà nước còn có những biện pháp răn đe, trừng phạt nghiêmnhững đối tượng chính trị lợi dụng quyền hạn làm ảnh hưởng tới an ninh, kinh tế, xã hộicủa vùng biển, đảo Nhờ vậy đã tạo nên thế chính trị vững chắc, không thể phá vỡ bởi cácthế lực bên trong và bên ngoài đất nước

Trong hoạt động ngoại giao, Đảng và Nhà nước ta kiên trì đối thoại tìm kiếm giải pháphoà bình, tham gia xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông, kết hợp chặt chẽ các hìnhthức, biện pháp chính trị, ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng trong quản lý vùng trời,bảo vệ biển, đảo

Việt Nam ta trước nay luôn chủ trương, chủ động xử lý đúng đắn nhiều vấn đề nhạycảm bằng đối thoại, thương lượng thông qua con đường ngoại giao Đảng và Nhà nước luôn

27

Trang 28

đưa ra yêu cầu đối với các bên liên quan nhằm kiềm chế, không có các hoạt động làm phứctạp thêm tình hình ở Biển Đông, tuân thủ cam kết giải quyết các tranh chấp bằng các biệnpháp hòa bình, trên cơ sở các nguyên tắc của Luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc

về Luật Biển (1982) và 5 nguyên tắc chung sống hòa bình; tăng cường các nỗ lực xây dựnglòng tin, hợp tác đa phương về an toàn biển, nghiên cứu khoa học, chống tội phạm; cùngnhau nghiêm chỉnh thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (2002),hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử, để biển Đông thực sự là vùng biển hòa bình, ổnđịnh, hữu nghị và phát triển, vì lợi ích của tất cả các nước trong khu vực, vì an ninh chungcủa khu vực và trên toàn thế giới

Trước những biện pháp mạnh mẽ, linh hoạt về chính trị và ngoại giao, Đảng và Nhànước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần không nhỏ trong công cuộc bảo

vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam

1.2.4 Về xã hội

Khi đã nói đến chủ quyền và lãnh thổ, yếu tố xã hội là không thể thiếu Khi một xã hộiphát triển, thì toàn bộ những khía cạnh khác đều sẽ được đẩy mạnh, nhờ vậy mà chủ quyềntại vùng lãnh thổ của xã hội đó cũng sẽ được bảo vệ một cách hoàn chỉnh Hiểu được điềunày nên Đảng và Nhà nước đã có những biện pháp thiết thực để thúc đẩy nhanh quá trìnhdân sự hóa trên biển, nhất là ở những vùng biển, đảo có vị trí chiến lược kinh tế, quốcphòng

Dân sự hóa các vùng biển, đảo vừa là cơ sở để chúng ta khai thác có hiệu quả cácnguồn tài nguyên trên biển, vừa là tiền đề để xây dựng, củng cố và phát huy lực lượng tại

chỗ phục vụ chiến lược quốc phòng - an ninh trên biển Trong Chiến lược biển Việt Nam

đến năm 2020, Đảng ta đã khẳng định: “Thực hiện quá trình dân sự hóa trên biển, đảo gắn

với tổ chức dân cư, tổ chức sản xuất và khai thác biển Có chính sách đặc biệt để khuyếnkhích mạnh mẽ nhân dân ra định cư ổn định và làm ăn dài ngày trên biển; thí điểm xâydựng các khu quốc phòng-kinh tế tại các đảo, quần đảo Trường Sa, vùng biển, đảo ở ĐôngBắc…”20

Thành tựu đạt được cho tới nay có thể kể đến đó là ở một số đảo có vị trí đặc biệt quantrọng về an ninh, quốc phòng, quá trình dân sự hoá đã được thực hiện có hiệu quả, tạo được

dư luận tốt đối với quần chúng nhân dân trong và ngoài nước; cơ sở hạ tầng trên nhiều đảo

20 Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Khóa X, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.85

28

Trang 29

được xây dựng ngày càng khang trang; đời sống của nhân dân trên các đảo từng bước đivào ổn định; tư tưởng của nhân dân định cư trên các đảo tiền tiêu của Tổ quốc hoàn toàn tintưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng.

1.2.5 Kết luận

Những biện pháp được đề ra một cách cụ thể, linh hoạt cùng với sức mạnh, ưu, nhượcđiểm được xác định một cách rõ ràng, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã đạt nhữngthành tựu không hề nhỏ trong công cuộc bảo vệ biển, đảo nói riêng và duy trì nền hòa bìnhthế giới nói chung Mỗi một cá thể nhân dân Việt Nam đều có quyền được tự hào về bảnthân vẫn luôn giữ gìn, kế thừa và phát triển ý chí của ông cha ta trong lịch sử dựng nước vàgiữ nước

Tuy nhiên, chúng ta vẫn không được chủ quan, lơ là trước những mối hiểm họa có thểxảy ra Chính vì vậy nên trải qua nhiều năm tháng, những biện pháp của Đảng và Nhà nước

đã đặt ra luôn phải được xem xét, chỉnh sửa và bổ sung để phù hợp với từng điều kiện, môitrường, hoàn cảnh lịch sử khác nhau Chỉ cần luôn giữ tâm thể chủ động và linh hoạt xử lý,chủ quyền biển, đảo của Việt Nam sẽ luôn được bảo vệ, nhân dân Việt Nam cũng luôn cảmthấy an tâm, tin tưởng vào Đảng và Nhà nước lãnh đạo trên con đường xây dựng đất nướcViệt Nam “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”

II Vận dụng trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay

2.1 Đánh giá thực tế bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước hiện nay

2.1.1 Sơ lược về tầm quan trọng của biển Đông

2.1.1.1 Đối với thế giới

Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng cả về mặt an ninh - quốc phòng lẫn thươngmại quốc tế đối với các quốc gia trong khu vực do nằm trên tuyến đường hàng hải nhộnnhịp bậc nhất thế giới với mật độ tàu thuyền trọng tải lớn qua lại trung bình khoảng trên41.000 chiếc/năm Theo tài liệu nước ngoài, hơn 90% lượng vận tải thương mại thế giớiđược thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông với trị giákhoảng 5.000 tỷ USD/năm, hơn 80% lượng dầu nhập khẩu của Nhật Bản, Hàn Quốc vàvùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) được chuyên chở qua đây; lượng khí hóa lỏng được

29

Ngày đăng: 03/06/2021, 22:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w