MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬPCỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG
HỌC MỚI LỚP 6, 7 I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Môn giáo dục công dân là môn trực tiếp giáo dục đạo đức cho học sinh Điềuđó cho thấy rằng đây là một môn học quan trọng trong nhà trường phổ thông Nhưngtrong quá trình giảng dạy, tôi thấy rằng phần lớn học sinh chưa nhận thức rõ và cònxem nhẹ, chưa hứng thú với môn học này Bản thân là một giáo viên trực tiếp đứng lớptôi luôn trăn trở, băn khoăn làm thế nào để học sinh hiểu được tầm quan trọng của môngiáo dục công dân, biết thay đổi cách nhìn nhận và cách học của mình.
Bắt đầu từ năm học 2015 – 2016 trường THCS Hiếu Liêm bắt đầu dạy họctheo mô hình trường học mới Qua vài năm giảng dạy môn Giáo dục công dân theo môhình trường học mới, bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm Trong đó tôi thấyrằng hoạt động khởi động qua một số phương pháp dạy học tích cực có tác dụng cực kìto lớn trong việc tạo hứng thú cho học sinh ở cả tiết học, đem lại niềm vui, tâm lý thoảimái, sự háo hức ban đầu trong việc tiếp cận tri thức mới Dạy học là quá trình có bắtđầu và kết thúc Bắt đầu như thế nào, hay nói cách khác vào bài mới bằng cách nào hayvà hiệu quả nhất ? Chúng ta đôi khi nghĩ rằng chuyện mở đầu một tiết dạy hay là cáchvào bài thật đơn giản và lắm lúc không cần thiết đặt nặng vấn đề này Nhưng theo tôi,điều đó đóng một vai trò không nhỏ để một tiết học đạt hiệu quả Giống như cáchchúng ta nói chuyện trước đám đông, người nghe có hứng thú nghe tiếp câu chuyệnhay không tùy thuộc vào cách bắt đầu câu chuyện lôi cuốn như thế nào Mở đầu bàihọc cũng vậy, học sinh có thể luôn mang tâm lý chờ đợi một sự bất ngờ, lôi cuốnnhưng nếu chúng ta mở đầu tiết học với một thái độ hờ hững, một tinh thần mệt mỏi,một lý luận thiếu lôgíc hay một cách đặt vấn đề nhạt nhẽo sẽ làm cho tinh thần học sinh
Trang 2bị “xẹp” xuống như là một trái bóng Khởi động như thế nào để không cầu kì, khôngdài dòng mà lại hiệu quả, kích thích sự tò mò cũng như tạo sự hưng phấn cho học sinhtrong thời gian đầu của tiết học là điều khá quan trọng Dĩ nhiên trong suốt tiết học,phần nào cũng quan trọng nhưng điều tôi muốn nhấn mạnh đến ở đây chính là “điểmkhởi đầu”, nó mang lại ý nghĩa thiết thực và quan trọng như bất kì hoạt động dạy họcnào khác của quá trình dạy học
Ngoài ra do chương trình GDCD theo mô hình trường học mới dạy theo chủđề, mỗi chủ đề dạy từ 2 tiết trở lên, nhưng trong cấu trúc sách hướng dẫn học chỉ thiếtkế một hoạt động khởi động ở tiết dạy đầu tiên của chủ đề Qua một vài năm giảng dạy,tôi thấy hoạt động khởi động là cần thiết ở mỗi tiết học.
Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này “Một số hoạt động khởi động
gây hứng thú cho học sinh trong dạy học môn GDCD theo mô hình trường họcmới lớp 6, 7 ” để nâng cao hiệu quả dạy và học của giáo viên và học sinh để môn
Giáo dục công dân thực sự phát huy vai trò đúng như bản chất của nó
II TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI1 Cơ sở lý luận :
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là Nghị quyết Trungương số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo, giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới đồngbộ các yếu tố: mục tiêu, nội dung,phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị và đánh giáchất lượng giáo dục.
Chương trình sách hướng dẫn học các môn học theo mô hình trường học mớiđã quy định cụ thể mỗi chủ đề, bài dạy đều có hoạt động khởi động.
Trang 3Trích tài liệu tập huấn giáo viên dạy học theo mô hình trường học mới của Vụgiáo dục trung học
(2.2 Mô hình cấu trúc bài học
Trong mỗi bài học của tài liệu Hướng dẫn học của môn học/HĐGD luôn đảmbảo 5 hoạt động cơ bản sau:
a) Hoạt động khởi động
Mục đích của hoạt động này là tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp họcsinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới Giáo viên sẽ tạo tình huốnghọc tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân học sinh có liênquan đến vấn đề xuất hiện trong tài liệu hướng dẫn học; làm bộc lộ "cái" học sinh đãbiết, bổ khuyết những gì cá nhân học sinh còn thiếu, giúp học sinh nhận ra "cái" chưabiết và muốn biết thông qua hoạt động này Từ đó, giúp học sinh suy nghĩ và xuất hiệnnhững quan niệm ban đầu của mình về vấn đề sắp tìm hiểu, học tập.
b) Hoạt động hình thành kiến thức
Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức, kỹ năngmới và đưa các kiến thức, kỹ năng mới vào hệ thống kiến thức, kỹ năng đã có của bảnthân Giáo viên sẽ giúp học sinh xây dựng kiến thức, kĩ năng mới của bản thân trên cơsở đối chiếu kiến thức, kinh nghiệm sẵn có với những hiểu biết mới; kết nối/sắp xếpkiến thức, kĩ năng cũ và mới dựa trên việc phát biểu, viết ra các kết luận/kháiniệm/công thức mới…
c) Hoạt động luyện tập
Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức,kỹ năng vừa lĩnh hội được Giáo viên sẽ yêu cầu học sinh thực hiện các nhiệm vụ, làm
Trang 4các bài tập cụ thể giống như các nhiệm vụ, bài tập trong bước hình thành kiến thức, đểdiễn đạt được đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theocách của riêng mình, từ đó áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyếtcác tình huống/vấn đề trong học tập.
d) Hoạt động vận dụng
Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩnăng để giải quyết các tình huống/vấn đề mới, không giống với những tình huống/vấnđề đã được hướng dẫn hay đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống/vấn đềmới trong học tập hoặc trong cuộc sống Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh kết nối vàsắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống/vấn đềtương tự tình huống/vấn đề đã học Đây có thể là những hoạt động mang tính nghiêncứu, sáng tạo, vì thế cần hướng dẫn học sinh tranh thủ sự hướng dẫn của gia đình, địaphương để hoàn thành nhiệm vụ học tập Trước một vấn đề, học sinh có thể có nhiềucách giải quyết khác nhau.
đ) Hoạt động tìm tòi mở rộng
Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh không bao giờ bằng lòng, thỏamãn với những gì đã học và hiểu rằng ngoài những kiến thức được học trong nhàtrường còn rất nhiều điều có thể và cần phải tiếp tục học tập, học tập suốt đời Giáoviên cần khuyến khích học sinh tiếp tục tìm tòi và mở rộng kiến thức ngoài lớp học.Học sinh tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học, từ thực tiễncuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết bằng những cách khácnhau )
Như vậy Mục đích của hoạt động khởi động là tạo tâm thế học tập cho họcsinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới Giáo viên sẽ
Trang 5tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân họcsinh có liên quan đến bài học; làm bộc lộ "cái" học sinh đã biết, bổ khuyết những gì cánhân học sinh còn thiếu, giúp học sinh nhận ra "cái" chưa biết và muốn biết thông quahoạt động này Từ đó, giúp học sinh suy nghĩ và xuất hiện những quan niệm ban đầucủa mình về vấn đề sắp tìm hiểu, học tập
2 Nội dung biện pháp thực hiện:
Trong công tác giáo dục không thể bỏ qua vai trò, nhiệm vụ của người giáoviên Giáo viên là những người chiến sĩ cách mạng trên mặt trận tư tưởng và văn hóa.Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, góp phần đào tạo những conngười “ vừa hồng vừa chuyên” cho xã hội Với sự đổi mới toàn diện của nền giáo dụcnước ta hiện nay, giáo viên có thể áp dụng những phương pháp dạy học phù hợp vớiđặc trưng của môn học Việc áp dụng các phương pháp mới phát huy tính tích cực củahọc sinh không phải áp dụng một cách máy móc nguyên tắc mà có thể đem lại hiệuquả Mà phải tuỳ thuộc vào từng bài, từng khối, từng nội dung khác nhau Đặc điểmtâm sinh lí, thể chất của các em ở từng khối lớp cũng không giống nhau, thậm chí có sựchênh lệch giữa các lớp trong cùng một khối vì thế khi đưa vào áp dụng đòi hỏi giáoviên phải xem xét, tìm hiểu và lựa chọn sao cho phù hợp.
Có nhiều cách để giáo viên khởi động tiết học, nhưng trong phạm vi đề tài nàytôi xin giới thiệu các phương pháp sau:
2.1 Sử dụng video clip:
Phim tư liệu, videoclip đã được sử dụng trong giảng dạy từ lâu, nhưng vẫn cógiá trị cao trong dạy học nói chung và dạy học GDCD nói riêng Đặc biệt những videođược sưu tầm phù hợp với nội dung bài học sẽ có tác dụng lớn trong việc giáo dục họcsinh.
Trang 6Để đạt được hiệu quả cao trong tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh giáoviên cần lưu ý.
Hình ảnh: Phải rõ ràng, sáng, phù hợp với lứa luổi, nội dung bài học.Thuyết minh: ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc.
Nội dung: dễ hiểu, phù hợp với bài học, không quá dài
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc tìm nhữngthước phim tư liệu, phóng sự điều tra, video clip quà tặng cuộc sống có nội dung phùhợp không còn quá khó khăn đối với giáo viên, thậm chí giáo viên có thể tự quay phimbằng điện thoại những hình ảnh thực tế, những tiểu phẩm học sinh sắm vai Điều quantrọng là giáo viên phải lựa chọn cho phù hợp với từng bài học vừa mang yếu tố giáodục cao.
Ví dụ 1: chương trình GDCD 6 - bài 4: Biết ơn
Khi bắt đầu dạy ở tiết 2, giáo viên cho học sinh xem videoclip : Giá trị củalòng biết ơn ( Quà tặng cuộc sống)
Trang 7QTCS giá trị của lòng biết ơn.mp4
Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi theo sách hướng dẫn họcđể khai thác nội dung bài học.
“ cảm ơn” thôi chưa đủ; theo em cách nữa Hoàng muốn thể hiện lòng biết ơn là gì?
nghị em chiêu đãi kem?
Trang 82.2 Tổ chức trò chơi.
Tổ chức trò chơi là một phương pháp dạy học, trong đó giáo viên căn cứ vàomục tiêu, nội dung của bài học trong Sách hướng dẫn học có thể sáng tạo ra những tròchơi, hoặc vận dụng trò chơi vào tổ chức dạy học các bài Tiến hành hoạt động khởiđộng bằng tổ chức trò chơi có nhiều hiệu quả trong dạy học vì nó thu hút nhiều sự
Trang 9tham gia của học sinh Trong cuộc chơi mọi người đều bình đẳng và cố gắng thể hiện“hết mình” Vì vậy, tổ chức trò chơi chẳng những là biện pháp để tăng cường hứng thúcủa học sinh trong học tập, nâng cao sự chú ý, làm giảm trạng thái tâm lí trong quátrình học, mà còn là biện pháp rèn luyện các kĩ năng ứng xử, giao tiếp, giúp các em tựtin hơn trong học tập và hoạt động xã hội đồng thời qua đó các em phát huy được nănglực của mình.
* Các bước tiến hành:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi.Bước 2: Hướng dẫn chơi (luật chơi)
Bước 3: Thực hiện trò chơi
Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi Đặt một số câu hỏi để giới thiệu vào bài
* Ví dụ 1: Chương trình GDCD 6 – Bài 3: SỐNG CẦN KIỆM
Giáo viên giới thiệu luật chơi:
*Luật chơi: Các em có thể chọn bất kì mảnh ghép nào của Kim tự tháp sau đó
trả lời câu hỏi bên dưới Thời gian suy nghĩ và trả lời là 5 giây Nếu trả lời đúng mảnhghép sẽ biến mất để hiển thị thông tin Các em hãy xâu chuỗi các thông tin lại để tìm ranhân vật bí ẩn sẽ cùng tham gia tiết học với chúng ta hôm nay.
Trang 11Câu 1: Câu ca dao tục ngữ “Tích tiểu thành đại” thể hiện đức tính gì?Trả lời: Tiết kiệm (Thông tin: Ngày 19 tháng 5 năm 1890)
Câu 2: Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” thể hiện đức tính gì?Trả lời: Siêng năng, kiên trì (Thông tin: Dép cao su, quần áo kaki)
Câu 3: Tiết trước chúng ta đã được học bài gì?
Trả lời: Tự chăm sóc sức khỏe (Thông tin: Nhà sàn)
Câu 4: Đây là trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam?Trả lời: Áo dài (Thông tin: Tuyên ngôn độc lập)
TỪ KHÓA: HỒ CHÍ MINH
(Giáo viên dẫn dắt để giới thiệu bài mới) Chủ tịch Hồ Chí Minh cả cuộc đờiđã hy sinh cho dân tộc mà không gợn chút riêng tư Cuộc đời và sự nghiệp của Ngườiđã trở thành một tấm gương sáng cho tất cả chúng ta Trong đó phải kể đến là lòng yêuthương con người, đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Vậy thế nào là sốngcần kiệm? Sống cần kiệm có ý nghĩa như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu qua nội dungbài học hôm nay
* Ví dụ 2: Chương trình GDCD 6 – Bài 3: SỐNG CẦN KIỆM
Ở tiết học thứ hai, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “ Hãychọn giá đúng”
Trang 12Luật chơi: Lớp chia thành 4 đội Mỗi đội sẽ được phát một tấm phiếu mệnh
giá 100.000 đồng Nhiệm vụ của mỗi đội là mua cho mình một giỏ hàng không quá100.000 đồng Đội nào mua có giỏ hàng gần đúng nhất và thấp hơn 100.000 đồng sẽchiến thắng.
Giáo viên sẽ chuẩn bị các mặt hàng như sách, vở, bút, màu vẽ, vỏ hộp sữa, vỏbánh kẹo và ghi mệnh giá cho mỗi mặt hàng Giáo viên sẽ không tiết lộ giá của cácmặt hàng với cả lớp.
Sau khi hoàn thành trò chơi, giáo viên tuyên dương đội chiến thắng, động viêncác đội thua
Hỏi: Em có suy nghĩ thế nào khi tham gia trò chơi?Hỏi: qua trò chơi em rút ra bài học gì cho bản thân?
Giáo viên: Quản lí được việc chi tiêu sẽ giúp các em sắp xếp cuộc sống khoahọc, hiệu quả hơn và góp phần tiết kiệm tiền bạc, giúp các em thành công nhiều hơntrong tương lai Ngoài việc quản lý chi tiêu, chúng ta còn phải làm gì để rèn luyện tínhcần, kiệm Chúng ta tiếp tục tìm hiểu nội dung tiếp theo của bài học.
Ví dụ 3: Lớp 6, bài 2: TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Ai nhanh hơn
Luật chơi: Lớp chia làm 2 đội, mỗi đội cử 5 bạn, xếp thành 2 hàng dọc Mỗibạn sẽ lần lượt viết lên bảng nội dung theo yêu cầu giáo viên đưa ra Trong thời gian 2phút, đội nào viết được nhiều hơn đội đó sẽ thắng.
Lưu ý: không được viết tắt, viết sai chính tả.
Nội dung: Những việc làm có lợi cho sức khỏe và những việc làm có hại chosức khỏe.
Trang 13Học sinh thực hiện trò chơi, giáo viên nhận xét, tuyên dương đội chiến thắng,động viên đội thua.
Sau khi hai đội thi xong, giáo viên có thể sử dụng chính những việc làm cácem đã nêu được và yêu cầu các em giải thích lí do vì sao có lợi, vì sao có hại để cùngtìm hiểu nội dung 3 Tự chăm sóc sức khỏe như thế nào?
* Ví dụ 4: Chương trình GDCD 7 – Bài 7: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂNHÓA
Giáo viên cho hai đội nghe nhạc.
*Luật chơi: Trong thời gian 60 giây các đội lắng nghe những bài hát để đoán
tên sau đó nêu vắn tắt nội dung bài hát Các đội có thời gian là 30 giây để ghi lại têncủa những bài hát đó Đội nào ghi được nhiều bài hát đúng hơn sẽ là đội chiến thắng.
Bài hát: Ba ngọn nến lung linhBài hát: Cho con
Bài hát: Cả nhà thương nhauBài hát: Hai con thằng lằn conBài hát: Nhong nhong nhong
Giáo viên tuyên dương đội thắng cuộc, động viên đội chưa thắng cố gắng hơntrong lần sau Sau đó giáo viên nêu khái quát ý nghĩa các bài hát để liên hệ giới thiệubài mới.
2.3 Sử dụng phương pháp sắm vai
Trang 14Đóng vai là một phương pháp dạy học, trong đó giáo viên tổ chức cho họcsinh thực hành,“làm thử” một số cách ứng xử trong một tình huống đạo đức, pháp luậtgiả định
- Phương pháp này có lợi ở chỗ
+ Giúp học sinh thực hành những kĩ năng ứng xử trong môi trường an toàn,được giám sát trước khi xảy ra các tình huống thực.
+ Gây được hứng thú và phát huy được tính tích cực rèn luyện của học sinh.+ Tạo điều kiện nảy sinh óc sáng tạo của học sinh
+ Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo hướng định trước + Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vaidiễn.
* Cách bước cụ thể
* Những điều cần lưu ý khi sử dụng
Trang 15+ Tình huống phải dễ đóng vai, không nên quá phức tạp
bản, được đóng vai hoặc phục vụ cho việc đóng vai của các học sinh trong nhóm Nênkhích lệ những học sinh nhút nhát cùng tham gia.
lắng nghe, kịp thời phát hiện những khó khăn, lung túng của học sinh để có sự hỗ trợ,giúp đỡ điều chỉnh kịp thời.
Lưu ý:
- Sắm vai để giới thiệu bài thì tình huống mà học sinh thể hiện đã được giáoviên dặn dò chuẩn bị ở tiết trước Lời thoại mà học sinh viết phải trong sáng, phù hợp với lứa tuổi học sinh Tránh dùng tiếng lóng, chửi tục.
- Quy định về thời gian diễn thời gian tối đa 3 phút.
Ví dụ 1 – Chương trình GDCD 6, Bài 5: GIAO TIẾP CÓ VĂN HÓA
Gv cho hs lên đóng tình huống An vô tình làm đổ ly nước vàochân của Hồng An đã xin lỗi nhưng Hồngvẫn dùng những lời lẽ không hay để tráchmắng An
? Việc làm của Hồng là đúng haysai?
Hs trả lời