độ, nhận thức chắc chắn QHLĐ tại doanh nghiệp không tránh khỏi những bấtcập dẫn đến tình trạng thiếu hài hòa, ổn định.Trước những vấn đề lý luận và thực tiễn đòi hỏi, tác giả đã quyết đị
Trang 1NGUYỄN NGỌC MINH
XÂY DỰNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG HÀI HÒA, ỔN ĐỊNH VÀ TIẾN BỘ TẠI TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÔNG ANH –
Trang 2Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ “Xây dựng quan hệ lao động hài hòa,
ổn định và tiến bộ tại Tổng công ty thiết bị điện Đông Anh – Công ty Cổ phần EEMC” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Dương Văn Sao Luận văn chưa được công bố trong
bất cứ công trình nghiên cứu nào Các số liệu, nội dung được trình bày trongluận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ cácquy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ
Tác giả
Nguyễn Ngọc Minh
Trang 3Để hoàn thành luận văn của mình, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thànhnhất tới PGS.TS Dương Văn Sao người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp
đỡ và động viên cá nhân tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giảng dạy chương trình Caohọc chuyên ngành Quản trị nhân lực tại trường Đại học Công Đoàn đã truyềndạy những kiến thức quý báu trong suốt quá trình tôi được học tập và nghiêncứu ở trường Những kiến thức này không chỉ hữu ích đối với việc trình bàyluận văn mà còn giúp tôi rất nhiều trong công việc và nghiên cứu khoa học
Tôi xin cảm ơn các thầy, cô trong hội đồng khoa học đã đóng gópnhững ý kiến góp ý có ý nghĩa rất quan trọng để tôi có thể hoàn thiện luận vănnày
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế, tôi xin chân thành cảm
ơn các đồng chí lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty thiết bịđiện Đông Anh – Công ty Cổ phần EEMC đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện
và cung cấp các số liệu để tôi có thể hoàn thành luận văn
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các thầy, cô của khoa Sau Đại học và TrườngĐại học Công Đoàn đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình tôi thamgia học tập và nghiên cứu tại Trường
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 4Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 7
6 Những đóng góp của đề tài nghiên cứu 8
7 Kết cấu của luận văn 8
Chương 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG HÀI HÒA, ỔN ĐỊNH VÀ TIẾN BỘ TRONG DOANH NGHIỆP 9
1.1 Khái quát chung về Quan hệ lao động 9
1.1.1 Một số khái niệm liên quan 9
1.1.2 Vai trò của quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp 13
1.1.3 Đặc trưng của quan hệ lao động và nguyên tắc xây dựng quan hệ lao động 14
1.1.4 Các chủ thể tham gia và cơ chế tương tác quan hệ lao động trong doanh nghiệp 19
1.2 Các nội dung xây dựng quan hệ lao động trong doanh nghiệp 24
1.2.1 Đối thoại tại nơi làm việc 24
1.2.2 Thương lượng trong quan hệ lao động cấp doanh nghiệp 26
1.2.3 Tranh chấp lao động và đình công 28
1.3 Các tiêu chí đánh giá xây dựng quan hệ lao động trong doanh nghiệp31
Trang 51.3.2 Về đảm bảo được thu nhập và nâng cao mức sống cho người lao động 321.3.3 Về thực hiện thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 321.3.4 Về thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp 331.3.5 Về tổ chức thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể
có chất lượng 331.3.6 Về xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và thực hiện đối thoại tạinơi làm việc 331.3.7 Về đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động 341.3.8 Về phòng ngừa tranh chấp lao động, đình công 341.3.9 Về thực hiện các chế độ phúc lợi cho người lao động, tổ chức các hoạtđộng xã hội chăm lo đời sống cho người lao động 34
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng quan hệ lao động trong doanh nghiệp 35
1.4.1 Các nhân tố khách quan 351.4.2 Các nhân tố chủ quan 38
1.5 Kinh nghiệm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ của một số doanh nghiệp và bài học rút ra cho Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh – Công ty Cổ phần EEMC 40
1.5.1 Kinh nghiệm xây dựng quan hệ lao động của một số doanh nghiệp 401.5.2 Bài học rút ra cho Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh – Công ty Cổphần EEMC 42
Tiểu kết chương 1 44
Chương 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG HÀI HÒA,
ỔN ĐỊNH VÀ TIẾN BỘ TẠI TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÔNG ANH – CÔNG TY CỔ PHẦN EEMC 45
2.1 Khái quát về Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh – Công ty Cổ
phần EEMC 45
Trang 62.1.2 Một số đặc điểm cơ bản ảnh hưởng đến xây dựng quan hệ lao động hài
hòa, ổn định và tiến bộ của công ty 46
2.2 Các chủ thể và cơ chế tương tác trong quan hệ lao động tại Tổng công ty 49
2.2.1 Các chủ thể tham gia quan hệ lao động tại Tổng công ty 49
2.2.2 Cơ chế tương tác quan hệ lao động tại công ty 59
2.3 Phân tích các nội dung và nhân tố ảnh hưởng xây dựng quan hệ lao động tại Tổng công ty 63
2.3.1 Đối thoại tại Tổng công ty 63
2.3.2 Hoạt động thương lượng tại Tổng công ty 68
2.3.3 Hoạt động giải quyết tranh chấp lao động tại Tổng công ty 82
2.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh – Công ty Cổ phần EEMC 83
2.4 Đánh giá xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ tại Tổng công ty 90
2.4.1 Kết quả đạt được 90
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 91
Tiểu kết chương 2 95
Chương 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG HÀI HÒA, ỔN ĐỊNH VÀ TIẾN BỘ TẠI TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÔNG ANH – CÔNG TY CỔ PHẦN EEMC 96
3.1 Quan điểm, mục tiêu, phương hướng tăng cường xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại Tổng công ty trong thời gian tới 96 3.1.1 Quan điểm tăng cường xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại công ty 96
3.1.2 Mục tiêu tăng cường xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại công ty 98
Trang 7và tiến bộ tại công ty 98
3.2 Một số giải pháp tăng cường xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại Tổng công ty 99
3.2.1 Nhóm giải pháp đối với các chủ thể tham gia quan hệ lao động 99
3.2.2 Nhóm giải pháp về cơ chế tương tác 110
3.2.3 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng các hoạt động trong xây dựng quan hệ lao động 111
Tiểu kết chương 3 116
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 117
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 121
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATVSLĐ
BCH
BHLĐ
BHTN
BHXH
BHYT
CĐ
CĐCS
HĐLĐ
KTTT
NLĐ
NSDLĐ
QHLĐ
TCLĐ
TNHH
TLTT
TNLĐ TƯLĐTT
Trang 8: Người lao động
: Người sử dụng lao động: Quan hệ lao động
: Tranh chấp lao động: Trách nhiệm hữu hạn: Thương lượng tập thể: Tai nạn lao động
: Thỏa ước lao động tập thể
Trang 9Bảng 2.1: Thống kê tình hình tài chính kinh doanh 5 năm gần đây 48Bảng 2.2 Cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ chuyên môn, kỹ thuật 50Bảng 2.3 Tỷ lệ người lao động tự đánh giá kiến thức chuyên môn 50Bảng 2.4 Tỷ lệ người lao động tự đánh giá kiến thức về pháp luật lao dộng 51Bảng 2.5 Tỷ lệ người lao động tự đánh giá kỹ năng chuyên môn 52Bảng 2.6 Tỷ lệ người lao động tự đánh giá kỹ năng làm việc nhóm 52Bảng 2.7 Tỷ lệ người lao động tự đánh giá kỹ năng giao tiếp, chia sẻ thông tin 53Bảng 2.8 Tỷ lệ người lao động tự đánh giá về tác phong công nghiệp và tổ
chức kỷ luật 54Bảng 2.9 Kết quả đánh giá về tổ chức công đoàn tại Tổng công ty 55Bảng 2.10 Kết quả đánh giá về người sử dụng lao động tại Tổng công ty 58Bảng 2.11 Tổng hợp tình hình thực hiện các nội quy, quy chế của Tổng công ty
60 Bảng 2.12 Tần suất lấy ý kiến người lao động trong việc ra quyết định tại
Tổng công ty 61Bảng 2.13 Tổng hợp tình hình thực hiện các hình thức tương tác trong đối
thoại tại Tổng công ty 63Bảng 2.14 Đánh giá hiệu quả đối thoại tại Tổng công ty 65Bảng 2.15 Cơ cấu lao động theo loại hợp đồng lao động của Tổng công ty 68Bảng 2.16 Mức độ đánh giá chất lượng thỏa ước lao động tập thể của người
lao động tại Tổng công ty 70Bảng 2.17 Đánh giá mức độ hài lòng về tiền lương của người lao động 72Bảng 2.18 Bảng tổng hợp mức lương trung bình các năm của Tổng công ty 73Bảng 2.19 Đánh giá mức độ hài lòng về chính sách thi đua, khen thưởng
Tổng công ty 75Bảng 2.20 Kết quả xếp loại sức khỏe người lao động Tổng công ty năm 2019 78Bảng 2.21 Số tiền trích nộp bảo hiểm xã hội của Tổng công ty từ năm 2015 –
2019 79Bảng 2.22 Đánh giá của người lao động đối với chính sách nhân lực của
Tổng công ty 87
Trang 10Biểu đồ 2.1 Thống kê số vụ tai nạn lao động các năm gần đây 77
Sơ đồ 1.1 Trình tự giải quyết tranh chấp lao động 29
Sơ đồ 1.2: Trình tự, thủ tục đình công theo quy định pháp luật 30
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Tổng công ty 47
Sơ đồ 2.2 Bộ máy tổ chức Công đoàn Tổng công ty 55
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã có những biến đổi và gặt háiđược những thành tựu đáng kể về kinh tế, chính trị, xã hội Sự biến đổi về mọimặt trong đời sống kinh tế - xã hội kéo theo sự biến đổi các mối quan hệ xãhội, trong đó có QHLĐ Đây là mối quan hệ vừa mang tính kinh tế và vừamang tính xã hội Cùng với quản trị nhân lực, QHLĐ đã mang đến một cáchnhìn toàn diện, sâu sắc về nguồn lực đặc biệt – NLĐ với tư cách là một yếu tốquyết định của quá trình sản xuất – kinh doanh Sức lao động được đại diệnbởi người lao động đã tương tác với nguồn vốn của người sử dụng lao động
đã tạo nên một sự kết hợp có tính đặc thù trên cơ sở tôn trọng, hợp tác, thươnglượng và tự định đoạt nhằm tạo lập QHLĐ lành mạnh
Với sự xuất hiện của nhiều thành phần kinh tế khác nhau, nên QHLĐ
mà cụ thể ở đây là mối quan hệ chủ - thợ hiện nay ngày càng có nhiều vấn đềnảy sinh và ngày càng phức tạp Thậm chí, ở các công ty cổ phần, công ty cóvốn đầu tư nước ngoài, thì ngay cả các nhà quản lý cấp cao trong các đơn vịnày cũng có thể là những người đi làm thuê, vẫn nhận lương, thưởng nhưnhững NLĐ khác Nền kinh tế của chúng ta đang vận hành theo cơ chế kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự can thiệp điều tiết của Nhà nướcnên Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy định về QHLĐ và quản lýlao động, tiền lương… để đảm bảo lợi ích của NLĐ và đảm bảo quan hệ laođộng trong các thành phần kinh tế được hài hòa, lành mạnh nhằm đảm bảophát triển sản xuất kinh doanh QHLĐ từ khi ra đời cho đến nay đã nhanhchóng trở thành vấn đề được mọi quốc gia quan tâm bởi nó phản ánh chấtlượng của tổ chức kinh tế, của các chủ thể trong QHLĐ và phản ánh hiệu lựcquản lý của nhà nước …
Ở Việt Nam hiện nay, xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ đãtrở thành chủ trương của Đảng, chính sách phát triển của Nhà nước và toàn hệthống, các cấp, các thành phần kinh tế Mặc dù đã có nhiều sự cố gắng thay
Trang 12đổi và phát triển, nhưng QHLĐ ở nước ta trong những năm qua vẫn còn nhiềubất cập, pháp luật về quan hệ lao động còn thiếu và chưa kịp đổi mới, xungđột lao động, tình trạng người lao động bỏ việc, đình công vẫn xảy ra ở nhiềuđịa phương, đời sống của người lao động vẫn còn nhiều khó khăn Có nhiềunguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng nguyên nhân chính vẫn là cácdoanh nghiệp chưa giải quyết tốt những vấn đề của quan hệ lao động mộtcách hài hòa dẫn đến tranh chấp lao động và đình công làm giảm năng suấtlao động, ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hà Nội là trung tâm kinh tế chính trị của cả nước, là nơi có số lượngdoanhnghiệp lớn Tính đến tháng 06/2019 Hà Nội có khoảng 267.293 doanhnghiệp, trong đó số lượng CTCP là 4.932 và với khoảng 4.927.095 lao độngđang làm trong các loại hình doanh nghiệp Theo dự báo trong thời gian tớitình hình kinh tế Hà Nội tiếp tục sẽ có sự cải thiện và phát triển, số lượngdoanh nghiệp và lao động sẽ tiếp tục tăng nhanh chắc chắn sẽ tác động trựctiếp đến QHLĐ trong các doanh nghiệp Trên cơ sở thực tiễn xây dựngQHLĐ, các doanh nghiệp sẽ phải nhìn nhận một cách khách quan những hạnchế và nguyên nhân của hạn chế, từ đó tìm ra giải pháp tăng cường xây dựngQHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp, góp phần phát triểndoanh nghiệp nói riêng, tiếp tục thu hút vốn đầu tư thực hiện các dự án nướcngoài vào Hà Nam, ổn định và phát triển tình hình chính trị, kinh tế - xã hộicủa tỉnh nói chung Muốn làm được điều đó đòi hỏi các chủ thể tham giaQHLĐ cần phải nâng cao hiểu biết về QHLĐ để có cách hành xử thích hợp vàgiải quyết hiệu quả những vấn đề nảy sinh trong QHLĐ
Tổng công ty thiết bị điện Đông Anh – Công ty Cổ phần EEMC là mộtdoanh nghiệp chuyên chế tạo máy biến áp, cung cấp và sửa chữa các thiết bịđiện cho lưới điện trên toàn quốc có trụ sở đặt tại huyện Đông Anh, thành phố
Hà Nội Số lượng lao động trong Công ty đến năm 2019 là 815 Với mộtdoanh nghiệp có số lao động tương đối lớn, NLĐ lại khác biệt nhau về trình
Trang 13độ, nhận thức chắc chắn QHLĐ tại doanh nghiệp không tránh khỏi những bấtcập dẫn đến tình trạng thiếu hài hòa, ổn định.
Trước những vấn đề lý luận và thực tiễn đòi hỏi, tác giả đã quyết định
lựa chọn đề tài “Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại Tổng công ty thiết bị điện Đông Anh – Công ty Cổ phần EEMC” nhằm tìm
ra các giải pháp góp phần tăng cường xây dựng quan hệ lao động tại tổng
công ty được hài hòa, ổn định và tiến bộ
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan
Ở Việt Nam, kể từ khi dự án Quan hệ lao động của ILO chính thức đivào hoạt động từ năm 2005 đến nay, các vấn đề về QHLĐ được quan tâmnhiều hơn, được đưa ra nghiên cứu và bàn luận tại các hội nghị, hội thảo dầntrở thành đề tài nghiên cứu hấp dẫn đối với nhiều nhà nghiên cứu
Năm 2005, đề tài luận án tiến sĩ của tác giả Vũ Việt Hằng “Một số vấn
đề về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế” Luận án tập trung nghiên cứu QHLĐ ở hai thành phần kinh tế là doanh
nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Nộidung chính được phân tích trong đề tài là: các chủ thể của QHLĐ, cơ chếtương tác, đối thoại và thương lượng trong doanh nghiệp, tranh chấp laođộng… Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng được viết khá lâu, khi đó hệ thốngluật pháp về quan hệ lao động của nước ta vẫn đang bắt đầu hình thành nênkhông còn phù hợp với bối cảnh hiện tại
Năm 2006, TS Chang Hee Lee – hiện nay là Giám đốc ILO Việt Nam
thực hiện nghiên cứu “Quan hệ lao động và giải quyết tranh chấp lao động tại Việt Nam” Nội dung của nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào phân tích
tình hình tranh chấp lao động tại Việt Nam chứ chưa bao quát được hết cácvấn đề trong quan hệ lao động
Năm 2007, cuốn sách “Xây dựng quan hệ lao động hài hòa tại doanh nghiệp” của các tác giả Bùi Xuân Chính, Nguyễn Văn Thuật, Lê Khắc Á Các
Trang 14tác giả tập trung nghiên cứu các nội dung: chủ thể, cơ chế tương tác và các hìnhthức tương tác Nghiên cứu này đã đưa ra các cơ sở khoa học và định hướng xâydựng QHLĐ hài hòa tại các doanh nghiệp nhưng chưa có kết luận chuyên sâu vềvấn đề QHLĐ của từng loại hình doanh nghiệp cụ thể ở nước ta.
Năm 2010, tác giả Nguyễn Thị Minh Nhàn, đã thực hiện luận án tiến sĩ
“Hoàn thiện quản lý nhà nước về quan hệ lao động trong doanh nghiệp Việt Nam” Luận án đã nghiên cứu một cách có hệ thống, sâu sắc các vấn đề lý
luận và thực tiễn về nội dung Quản lý nhà nước về QHLĐ tại các doanhnghiệp ở nước ta Tuy nhiên, luận án chỉ đi sâu vào nghiên cứu một chủ thể cụthể đó là Nhà nước và các nội dung, công cụ, phương pháp mà nhà nước sửdụng để quản lý quan hệ lao động trong các doanh nghiệp chứ chưa đi vàophân tích trực tiếp mối quan hệ lao động trong doanh nghiệp giữa NLĐ vàNSDLĐ
Năm 2011, luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Duy Phúc với đề tài
“Tạo lập và thúc đẩy quan hệ lao động lành mạnh tại các doanh nghiệp nhỏ
và vừa trên địa bàn Hà Nội” Luận án đã tập trung nghiên cứu về QHLĐ, chủ thể, các hình thức tương tác, các cơ chế trong QHLĐ Tuy nhiên, đối tượng
nghiên cứu của luận án là trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chưa thểphản ánh hết toàn bộ QHLĐ trong doanh nghiệp ở nước ta
Năm 2012, cuốn sách “Các nguyên lý quan hệ lao động” của tác giả
Nguyễn Duy Phúc Cuốn sách đã trình bày khái quát những nguyên lý cơ bảnnhất của quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường nói chung Tuy nhiên,cuốn sách mới chỉ thể hiện được một cách tổng quan, ngắn gọn chứ chưa điphân tích sâu từng vấn đề trong quan hệ lao động cũng như chưa đề cập nhiềuđến thực trạng quan hệ lao động ở Việt Nam
Năm 2013, “Mô hình quan hệ lao động ở Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Mạnh Cường đã nêu rõ vấn đề về quan hệ lao động ở Việt Nam tuy
đã được hình thành nhưng vẫn ở mức sơ khai, còn thiếu nhiều yếu tố quantrọng và chưa phù hợp với thực tế Tác giả đã phân tích thực trạng và đưa ra
Trang 15một số khuyến nghị để xây dựng mô hình quan hệ lao động ở Việt Nam Tuynhiên, trong cuốn sách, chủ yếu tập trung phân tích thực trạng chứ chưa xâydựng hệ thống lý thuyết về quan hệ lao động.
Năm 2015, cuốn sách chuyên khảo “Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp ở Việt Nam” của tác giả Dương Văn
Sao và Nguyễn Đức Tĩnh Cuốn sách đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận và thựctiễn xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp
và xây dựng một số giải pháp với các chủ thể khi tham gia xây dựng quan hệlao động tại doanh nghiệp Tuy nhiên, với đầu đề cuốn sách, hai tác giả chỉtập trung đi sâu và làm rõ các vấn đề ở quan hệ lao động ở cấp doanh nghiệpchứ chưa đi sâu vào làm rõ các vấn đề quan hệ lao động ở cấp quốc gia, địaphương và ngành
Năm 2017, tác giả Lê Thị Mai đã thực hiện nghiên cứu “Xung đột và giải pháp giảm thiểu xung đột trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp ở Việt Nam” Tác giả cho rằng, tạo lập và duy trì quan hệ lao động hài hòa trong
doanh nghiệp rất quan trọng trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Tuynhiên, đề tài chỉ tập trung vào các giải pháp ở cấp doanh nghiệp chứ chưa đisâu vào đề xuất các giải pháp ở tầm vĩ mô
Năm 2018, tác giả Phan Tấn Hùng, đã thực hiện luận án tiến sĩ “Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ngoài kinh tế nhà nước trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh”, Luận án đã vạch rõ xu hướng vận động QHLĐ trong các doanh
nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn TP Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nóichung Tuy nhiên, luận văn chưa đi sâu vào phân tích thực trạng vấn đề đối thoại
xã hội tại các doanh nghiệp, một trong những vấn đề quan trọng góp phần xâydựng quan hệ lao động hài hòa tại các doanh nghiệp
Như vậy, có thể thấy, cùng với sự ra đời và phát triển ngày càng đadạng của các doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế thị trường, đã có khánhiều công trình nghiên cứu khoa học về QHLĐ tại các loại hình doanhnghiệp khác nhau Tuy nhiên, mỗi công trình đều có những khoảng trống nhất
Trang 16định Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu, tác giả sẽ tiếp tục nghiêncứu và làm sáng tỏ về quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ cụ thể ởđây là quan hệ lao động tại Tổng công ty thiết bị điện Đông Anh – Công ty
Cổ phần EEMC
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là: trên cơ sở hệ thống hóa một số vấn
đề lý luận cơ bản về xây dựng QHLĐ trong doanh nghiệp, đánh giá thực trạngxây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại Tổng công ty thiết bị điện ĐôngAnh – Công ty Cổ phần EEMC và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cườngxây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại công ty
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, cần phải thực hiện nhiệm vụ nghiêncứu:
- Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về xây dựng quan hệ lao động tại doanh nghiệp
- Xây dựng bảng khảo sát người lao động và người sử dụng lao động tạicông ty Từ đó, phân tích thực trạng việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa,
ổn định, tiến bộ tại Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh – Công ty Cổ phần EEMC
- Qua việc phân tích các mặt đạt được và hạn chế về việc xây dựngquan hệ lao động tại công ty hiện nay, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm tăngcường xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ tại Tổng công ty Thiết bị điệnĐông Anh – Công ty Cổ phần EEMC
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ giữa người lao động và người sử dụng lao động tại doanh nghiệp
Trang 175 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đặt ra, đề tài đã sự dụng nhữngphương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Nghiên cứu thu thập từ các tàiliệu như các công trình nghiên cứu khoa học liên quan của các tác giả, các giáotrình, sách tham khảo liên quan đến nội dung nghiên cứu; các báo cáo hoạt độngkinh doanh, các văn bản, số liệu khác liên quan đến quan hệ lao
động tại Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh – Công ty Cổ phần EEMC
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
+ Thiết kế mẫu phiếu khảo sát và thực hiện theo quy trình khảo sát:mẫu phiếu điều tra được tiến hành điều tra với đối tượng đó là người lao động củaTổng công ty Thiết bị điện Đông Anh – Công ty Cổ phần EEMC Số
phiếu phát ra là 250 phiếu dành cho người lao động với những nội dung liên quan đến xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại công ty.+ Thực hiện phỏng vấn và xin ý kiến người sử dụng lao động của Tổngcông ty, cán bộ công đoàn tại công ty và người lao động cho các vấn đề
nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp thống kê so sánh: so sánh các dữ liệu thông tin thu thậptrong quá trình nghiên cứu thực tiễn giữa các năm hoặc giữa các cơ quan, đơn
vị, doanh nghiệp trên địa bàn hoặc cùng ngành nghề kinh doanh
- Phương pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu: dựa trên các dữ liệu thuđược từ công ty như báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm; báo cáocông tác công đoàn cơ sở hàng năm; các văn bản đối thoại, thương lượng của
Trang 18công ty; và các dữ liệu thông qua điều tra, khảo sát, phỏng vấn để tìm hiểuthực thực trạng xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tạicông ty để từ đó đưa ra các giải pháp tăng cường xây dựng quan hệ lao độnghài hòa, ổn định, tiến bộ tại đây.
6 Những đóng góp của đề tài nghiên cứu
Về lý luận: Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về quan hệ lao
động cấp doanh nghiệp Cụ thể đã hệ thống, tổng hợp các tài liệu tham khảo
để đưa ra các khái niệm cơ bản liên quan đến xây dựng quan hệ lao động hàihòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp; đặc trưng, nguyên tắc xây dựng quan
hệ lao động; các chủ thể tham gia quan hệ lao động; cơ chế tương tác trongquan hệ lao động; các hoạt động xây dựng quan hệ lao động; các tiêu chí đánhgiá xây dựng quan hệ lao động và các nhân tố bên trong, bên ngoài doanhnghiệp ảnh hưởng đến xây dựng quan hệ lao động lành mạnh
Về thực tiễn: Phân tích, đánh giá trung thực, khách quan thực trạng xây
dựng quan hệ lao hài hòa, ổn định và tiến bộ tại Tổng công ty Thiết bị điện ĐôngAnh – Công ty Cổ phần EEMC Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, sẽ đưa ra cácgiải pháp thiết thực, cụ thể nhằm tăng cường xây dựng quan hệ lao động hài hòa,
ổn định, tiến bộ tại công ty Các giải pháp được xây dựng với cách thức triểnkhai cụ thể cho từng nhóm đối tượng đặc thù, có giá trị thực tế cao
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận vănđược kết cấu làm 3 chương cơ bản:
Chương 1: Lý luận cơ bản về xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh – Công ty Cổ phần EEMC
Chương 3: Giải pháp tăng cường xây dựng quan hệ lao động hài hòa,
ổn định và tiến bộ tại Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh – Công ty Cổ phần EEMC.
Trang 19Chương 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG
HÀI HÒA, ỔN ĐỊNH VÀ TIẾN BỘ TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Khái quát chung về Quan hệ lao động
1.1.1 Một số khái niệm liên quan
1.1.1.1 Khái niệm Quan hệ lao động
QHLĐ bắt đầu được thừa nhận và trở thành hiện tượng phổ biến khisức lao động thực sự trở thành hàng hóa, được đem ra trao đổi và chịu sự chiphối bởi các quy luật đặc thù của nền kinh tế thị trường (khởi đầu là nhữngquan hệ làm công cùng với sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản) Có các góc độtiếp cận khác nhau về QHLĐ:
Theo cách tiếp cận hệ thống: “QHLĐ là một hệ thống bao gồm nhiều chủ thể tương tác lẫn nhau trong quá trình lao động sản xuất” [17, tr.16] Các
chủ thể này bao gồm các cá nhân đơn lẻ và các tổ chức đại diện của họ tồn tạitrong hệ thống thứ bậc từ thấp đến cao Ngoài ra còn có những chủ thể khácđóng vai trò hỗ trợ trên thị trường lao động QHLĐ không phải là quan hệ đơnthuần mà là tập hợp nhiều mối quan hệ của thị trường lao động thể hiện dướinhiều dạng thức khác nhau Mối quan hệ lao động được hình thành đan xen vàdiễn ra ở nhiều cấp: cấp doanh nghiệp là mối quan hệ giữa NLĐ hoặc CĐCSvới người sử dụng lao động; cấp ngành kinh tế là mối quan hệ giữa công đoànngành với liên đoàn hay hiệp hội người sử dụng lao động ngành; cấp quốc gia
là mối quan hệ giữa liên đoàn lao động quốc gia và liên đoàn hay hiệp hộingười sử dụng lao động quốc gia Đây chính là hệ quả tất yếu của sự phongphú về chủ thể tham gia mối quan hệ
Theo cách tiếp cận kinh tế chính trị: “QHLĐ là quan hệ giữa hai nhân
tố chính của sản xuất: sức lao động và tiền vốn mà đại diện cho chúng là NLĐ và NSDLĐ trong doanh nghiệp, ngành kinh tế hoặc trong một quốc gia, một nhóm quốc gia Hoạt động sản xuất sẽ không thể thực hiện nếu thiếu một trong hai nhân tố đó” [17, tr.17].
Trang 20Cùng với những góc độ tiếp cận đó, cho đến nay trên thế giới QHLĐ đãtrở thành một nội dung không thể thiếu trong pháp luật lao động quốc gia vàquốc tế Tổ chức Lao động quốc tế (International Labour Organization – ILO)
cho rằng: “QHLĐ là những mối quan hệ cá nhân và tập thể giữa những người lao động và người sử dụng lao động tại nơi làm việc và nảy sinh từ công việc, cũng như các mối quan hệ giữa những đại diện của NLĐ và NSDLĐ ở cấp ngành, cấp quốc gia, và sự tương tác tác của những chủ thể này với nhà nước Những mối quan hệ như thế xoay quanh các khía cạnh về luật pháp, kinh tế, xã hội học và tâm lý học và bao gồm cả những vấn đề như tuyển dụng, thuê mướn, sắp xếp công việc, đào tạo, kỷ luật, thăng chức, buộc thôi việc, kết thúc hợp đồng, làm ngoài giờ, tiền thưởng, phân chia lợi nhuận, giáo dục, y tế, an toàn, giải trí, chỗ ở, giờ làm việc, nghỉ ngơi, nghỉ phép, các phúc lợi cho người thất nghiệp, ốm đau, tai nạn, tuổi cao và tàn tật” [33,
tr.11] Quan điểm của ILO cho thấy QHLĐ có nội hàm rất rộng lớn bao trùmtất cả những khía cạnh thuộc về lĩnh vực lao động, các phương diện tiếp cận
về lao động
Còn theo điều 3, mục 5 của Bộ luật Lao động năm 2012 của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì: “QHLĐ là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể” [19, tr.26] Mặc dầu vậy, việc khẳng định “Quan hệ lao động là
quan hệ xã hội” thì chưa thể hiện được hết tính chất của mối quan hệ đặc biệtnày – mối quan hệ vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội
Trên cơ sở các quan điểm và cách tiếp cận được phân tích nêu trên cóthể nhận thấy QHLĐ là một phạm trù có nội hàm rộng, phức tạp Tuy nhiên,với phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về quan hệlao động tại doanh nghiệp Vì vậy, khái niệm Quan hệ lao động trong doanhnghiệp được xác định như sau: “QHLĐ trong doanh nghiệp là quan hệ giữa
Trang 21NSDLĐ và NLĐ được thiết lập trong quá trình tương tác giữa NSDLĐ vàNLĐ (hoặc tổ chức đại diện cho họ) trong doanh nghiệp, hệ thống tương tácnày thường diễn ra trong suốt quá trình từ khi hai bên hợp tác làm việc vớinhau để đạt được lợi ích riêng của cá nhân NLĐ, NSDLĐ và mục tiêu chungcủa doanh nghiệp dựa trên cơ sở pháp luật”.
1.1.1.2 Khái niệm Quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp
Cho đến nay, chưa có văn bản nào chính thức khẳng định thống nhấtkhái niệm QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ, tuy nhiên có một số tài liệu, đưa rakhái niệm QHLĐ lành mạnh Cụ thể như:
Có quan điểm: “QHLĐ lành mạnh được hiểu là trạng thái của quan hệ lao động, trong đó có sự cân bằng, phát triển về lợi ích Sự tôn trọng, hỗ trợ
và hợp tác Ở đó không có vấn đề về lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, không có tình trạng phân biệt đối xử, người lao động được trả lương hợp lý, được đảm bảo an toàn sức khỏe, được tự do liên kết và thương lượng, ở đó người lao động tự giác làm việc, tôn trọng lợi ích chung” [17, tr.21].
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO), thì “một hệ thống quan hệ lao động lành mạnh là hệ thống quan hệ lao động mà trong đó, mối quan hệ giữa người lao động và nhà quản lý (cũng như các tổ chức đại diện của họ), quan
hệ giữa họ với Nhà nước có khuynh hướng hài hòa và hợp tác hơn là xung khắc và tạo ra được một môi trường lao động năng động, có hiệu quả, đồng thời tạo động lực và các cơ hội phát triển cho người lao động, từ đó có được
sự trung thành, gắn bó của người lao động, sự tin tưởng lẫn nhau và hợp tác chặt chẽ giữa các thành viên trong doanh nghiệp” [33, tr.31].
Các quan điểm trên tuy có khác nhau, nhưng đều khẳng định hài hòa,
ổn định, tiến bộ là ba thành tố không thể thiếu trong quan hệ lao động, đồngthời là ba mục tiêu của các chủ thể tham gia quan hệ lao động cần hướng tớitrong xây dựng quan hệ lao động Trong đó cần thống nhất nhận thức sau:
Trang 22- Hài hòa trong QHLĐ là đảm bảo cân đối giữa các yếu tố về quyền lợi
và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ lao động Đặc biệt là đảm bảo cânđối về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể tham gia quan hệ lao động
- Ổn định trong QHLĐ là đảm bảo việc làm, thu nhập, thời gian, điềukiện làm việc của người lao động ổn định, doanh nghiệp không có biến động
đáng kể về sản xuất, kinh doanh, hợp đồng đặt hàng, doanh thu và về sốlượng, cơ cấu công nhân của doanh nghiệp
Đó là duy trì trạng thái cân bằng về các lợi ích, về quyền lợi, nghĩa vụ
và sức mạnh của các chủ thể trong QHLĐ nhằm tăng cường sự đồng thuận,gắn bó, hợp tác giữa các chủ thể tham gia quan hệ lao động, giảm thiểu xungđột, không có đình công, lãn công, bế xưởng, hay những khiếu kiện, tranhchấp sảy ra do mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động Ở
đó không có vấn đề lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, không có tình trạngphân biệt đối xử
- Tiến bộ trong QHLĐ là sự vận động phát triển của QHLĐ theo hướng
đi lên ngày càng tốt hơn, lành mạnh và tiến bộ hơn trước
Từ những nhận thức trên, có thể đưa ra khái niệm: “QHLĐ hài hòa, ổnđịnh, tiến bộ trong doanh nghiệp là QHLĐ, trong đó tồn tại sự hài hòa về lợiích, có sự tôn trọng, hỗ trợ và hợp tác lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ, cácbên tham gia QHLĐ (NSDLĐ, NLĐ và tổ chức đại diện người lao động) cùnghợp tác phấn đấu vì lợi ích chung, vì sự phát triển của doanh nghiệp”
1.1.1.3 Khái niệm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp
Theo từ điển tiếng Việt “xây dựng là làm nên một công trình kiến trúc theo một kế hoạch nhất định; là tạo ra, sáng tạo ra cái có giá trị” [18, tr.1057].
Từ khái niệm trên cho thấy xây dựng là các hoạt động của con ngườinhằm tạo ra công trình hay cái có giá trị theo kế hoạch đã định ra
Cho đến nay chưa có văn bản nào chính thức khẳng định thống nhấtkhái niệm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh
Trang 23nghiệp Tuy nhiên trên cơ sở khái niệm QHLĐ; QHLĐ hài hòa, ổn định, tiếnbộ; khái niệm xây dựng, ta có thể đưa ra khái niệm về “xây dựng quan hệ laođộng hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp” như sau:
Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanhnghiệp là quá trình lựa chọn, sáng tạo các phương thức hoạt động phù hợp,thiết thực khi vận hành quan hệ lao động nhằm đạt được sự hài hòa về lợi ích,
sự tôn trọng, hỗ trợ, hợp tác lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ giữa các bêntham gia quan hệ lao động (người sử dụng lao động, người lao động và tổchức đại diện người lao động) và cùng hợp tác phấn đấu vì lợi ích chung, vì
sự phát triển của doanh nghiệp
1.1.2 Vai trò của quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp
Quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ sẽ giúp cho NSDLĐ và tậpthể NLĐ có khuynh hướng hài hòa và hợp tác với nhau nhiều hơn Từ đó tạo
ra được một môi trường sản xuất kinh doanh phát triển, chính vì thế QHLĐlành mạnh có ảnh hưởng trực tiếp không chỉ đối với NLĐ, NSDLĐ mà cònảnh hưởng đến toàn xã hội Cụ thể như sau:
- Đối với người lao động:
NLĐ sẽ được đảm bảo việc là, được tạo cơ hội việc là, có mức lươngtương xứng phù hợp với năng lực và kết quả làm việc mà họ thực hiện
NSDLĐ sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc cải thiện điều kiện làm việccủa NLĐ, qua đó giúp đảm bảo được ATVSLĐ, NLĐ được làm việc trongmột môi trường tốt hơn
QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ sẽ tạo ra sự thân thiện, thống nhất giữaNSDLĐ và tập thể NLĐ Từ đó, giúp hạn chế tối đa các mâu thuẫn giữa cácbên trong quá trình sản xuất kinh doanh, giảm thiểu số vụ tranh chấp lao độngvới NSDLĐ
Ngoài ra, một doanh nghiệp có QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ thìNLĐ sẽ được tôn trọng, lắng nghe ý kiến và được tạo điều kiện nâng cao kiếnthức, kỹ năng nghề nghiệp, phát triển bản thân
Trang 24- Đối với người sử dụng lao động
Doanh nghiệp có QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ sẽ tạo dựng được uytín và có khả năng thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao từ xã hội
Khi doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến đời sống vật chất và tinhthần cho NLĐ, trách nhiệm và sự tự giác của NLĐ cũng được tăng lên
Giảm thiểu được số vụ tranh chấp lao động giúp doanh nghiệp ổn địnhhơn
Doanh nghiệp sẽ xây dựng, củng cố được niềm tin của các nhà đầu tư,các đối tác, khách hàng Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ tăng lên
- Đối với xã hội
Tất cả các bên tham gia QHLĐ đều là những đối tác xã hội, vì vậyQHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ sẽ giúp cho xã hội đạt được những lợi ích nhưsau:
Doanh nghiệp phát triển, lợi nhuận ngày càng tăng cao, nguồn thu ngânsách nhà nước từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đảm bảo
Xã hội ngày càng văn minh, các giá trị lao động được xác lập, thừanhận và tôn trọng, tình hình an ninh, trật tự không bị đe dọa bởi những mâuthuẫn và tranh chấp phát sinh từ QHLĐ
Giúp cải thiện sức cạnh tranh của lao động trên thị trường lao độngquốc tế, tăng sức cạnh tranh của sản xuất trong nước, tăng sức cạnh tranh củanền kinh tế Mặt khác, sẽ tạo môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút đầu tư củanước ngoài, đẩy mạnh hợp tác kinh tế giữa nước ta với các nước trên thế giới
1.1.3 Đặc trưng của quan hệ lao động và nguyên tắc xây dựng quan
hệ lao động
1.1.3.1 Đặc trưng của quan hệ lao động
Quan hệ lao động rất phức tạp, với nguồn gốc được xác lập từ quan hệgiữa hai chủ thể là NSDLĐ và NLĐ đại diện cho hai yếu tố sản xuất đó là vốn
và sức lao động Theo ILO đây là “những mối quan hệ xoay quanh các khíacạnh về luật pháp, kinh tế, xã hội học và tâm lý học” Ở vị trí giao thoa giữa
Trang 25quan hệ xã hội (quan hệ giữa con người với con người trong xã hội), quan hệkinh tế (quan hệ giữa các bên vì lợi ích kinh tế) và quan hệ pháp lý (quan hệgiữa các bên trong một hợp đồng lao động) chính vì vậy quan hệ lao động cónhững đặc trưng cơ bản sau:
- Quan hệ lao động vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội
QHLĐ mang tính kinh tế vì khi tham gia vào quan hệ lao động mỗi bênđều quan tâm, hướng đến một lợi ích kinh tế xác định và đó cũng là lý do màQHLĐ có cơ sở để tồn tại Với NSDLĐ, lợi ích kinh tế cuối cùng cần đạtđược là lợi nhuận từ quá trình đầu tư và sử dụng sức lao động Với NLĐ, lợiích kinh tế lớn nhất họ mong muốn nhận được mức lương hay thu nhập lớnnhất có thể được
QHLĐ cũng mang tính xã hội bởi vì trước hết đây là mối quan hệ giữanhững con người – thành viên của xã hội Khi tham gia vào cùng một quan hệlao động, các chủ thể QHLĐ không chỉ vì các lợi ích kinh tế mà còn vì nhucầu giao tiếp xã hội Trong xã hội, các chủ thể trong QHLĐ có chức năng,nhiệm vụ, vị trí khác nhau nhưng họ đều có quyền được đối xử phù hợp vớinhững đóng góp của họ cho cộng đồng Trong quá trình hoạt động, nhữngNLĐ được coi là người cộng tác của NSDLĐ Dù lúc nào, ở đâu, làm côngviệc gì, trong điều kiện ra sao thì NLĐ cũng cần được đối xử công bằng, cầnđược tôn trọng, cần được đảm bảo an toàn, sức khỏe, tính mạng trọng quátrình làm việc, cần được tạo cơ hội để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độtay nghề và tham gia các hoạt động xã hội, … đó là quyền của NLĐ Bêncạnh đó, NLĐ cũng phải có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện các cam kếtcủa mình với NSDLĐ
- Quan hệ lao động vừa mang tính mâu thuẫn, vừa mang tính thống nhất
Trong quá trình hoạt động, khi NSDLĐ cải thiện điều kiện làm việc, trả tiềnlương cao, đầu tư đào tạo hay cung cấp nhiều phúc lợi, … để thỏa mãnnhiều hơn nhu cầu của NLĐ thì họ phải tăng chi phí dẫn đến giá thành sảnphẩm tăng và lợi nhuận giảm Ngược lại, nếu NSDLĐ giảm bớt các chi phíđầu vào để tăng lợi nhuận có thể gây ảnh hưởng xấu đến điều kiện làm việc,
Trang 26tiền lương, phúc lợi của NLĐ Chính vì vậy, trong QHLĐ mâu thuẫn luôn tồntại do lợi ích kinh tế của các bên đối lập, không cùng chiều với nhau.
Tuy nhiên, bên cạnh mâu thuẫn thì QHLĐ lại có tính thống nhất, bởi vìlợi ích của cả NLĐ và NSDLĐ đều gắn liền với một mục tiêu chung đó là sựphát triển của doanh nghiệp Điều này chỉ đạt được khi NSDLĐ và NLĐ cùngnhau hợp tác, đồng lòng, chung sức để tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Khi cả hai chủ thể của QHLĐ cùng đồng lòng,chung sức tạo dựng, duy trì và phát triển cho mối quan hệ được hài hòa, tôntrọng nhau, hỗ trợ và sẵn sàng chia sẻ những thuận lợi khó khăn để hoànthành nhiệm vụ th́ực hiện mục tiêu chung cũng như mục tiêu riêng của họ sẽđạt được
- Quan hệ lao động vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính tập thể
Bất kỳ hoạt động lao động nào được thực hiện trên cơ sở hợp đồng của
cá nhân NLĐ với NSDLĐ thì mới xác lập QHLĐ và đó là QHLĐ mang tính
cá nhân Việc tham gia QHLĐ ở đâu, vào thời điểm nào là do sự tự nguyệncủa mỗi bên Song hoạt động lao động cũng thường được thực hiện bởi mộtnhóm người do tính chất công việc, do nhu cầu xă hội Đặc biệt, nhóm ngườinày liên kết với nhau có tính tổ chức, có người đại diện trong quan hệ vớiNSDLĐ để hình thành QHLĐ tập thể
Tính cá nhân và tính tập thể của QHLĐ có quan hệ chặt chẽ, QHLĐ cánhân là tiền đề thiết lập nên quan hệ tập thể Và đến lượt nó, QHLĐ tập thể lại
hỗ trợ để QHLĐ cá nhân có điều kiện cải thiện
- Quan hệ lao động vừa bình đẳng vừa không bình đẳng tuyệt đối
Tính bình đẳng của QHLĐ thể hiện khi tham gia vào QHLĐ các bênđều tự nguyện, không bên nào bắt buộc bên nào, các bên tham gia QHLĐtrước tiên đều vì lợi ích của mình Nếu một trong hai bên không có ý muốnhợp tác, thì QHLĐ cũng không được thiết lập hoặc sẽ đi đến chấm dứt
Song QHLĐ cũng không thể có sự bình đẳng tuyệt đối vì mỗi bên cóđịa vị kinh tế xã hội khác nhau NLĐ thường ở thể yếu hơn do sức ép về việc
Trang 27làm, về những nhu cầu bức thiết… nhất là trong điều kiện tìm việc làm càngtrở nên khó khăn khiến cho NLĐ thường lo lắng, e sợ không được nhận vàolàm việc hoặc bị mất việc Ngoài ra, quá trình lao động thực hiện theo nhu cầukinh doanh của NSDLĐ, nên NSDLĐ với vị thế của mình có quyền chi phốiNLĐ một cách mạnh mẽ thông qua việc bố trí, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật,
… Đây là điều kiện để NSDLĐ áp dụng các điều kiện không bình đẳng trongQHLĐ
1.1.3.2 Nguyên tắc xây dựng quan hệ lao động
Xây dựng QHLĐ cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
Nguyên tắc thứ nhất: các bên tôn trọng lẫn nhau
Các bên trong QHLĐ tại doanh nghiệp cần tôn trọng bản thân mình vàtôn trọng đối tác Tôn trọng là yêu cầu bắt buộc, là cơ sở nền tảng cho sự hợptác giữa NSDLĐ và NLĐ, đồng thời quyết định hiệu quả của quá trình hợptác Khi các chủ thể trong QHLĐ tuân thủ nguyên tắc tôn trọng tức là đã nhậndiện được đầy đủ, chính xác giá trị của bản thân và giá trị của đối tác thì bất
cứ vấn đề gì phát sinh xung quanh QHLĐ sẽ được giải quyết một cách cáchkhách quan, không thiên kiến, định kiến Tôn trọng làm cho các bên cảm thấythoải mái, thêm tự tin trong công việc, kích thích hoạt động và sức sáng tạocủa con người trong quá trình lao động Ngược lại, nếu NSDLĐ và NLĐ thiếuhoặc không tôn trọng nhau sẽ dẫn đến sự xung đột giữa các chủ thể, đây làmột trong những nguồn gốc hình thành nên tranh chấp lao động Tình trạngnày không được giải quyết sớm sẽ đưa đến hệ quả NLĐ mất đi động lực làmviệc, cản trở sự phát triển của doanh nghiệp
Nguyên tắc thứ hai: các bên hợp tác với nhau
Để xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp thìbắt buộc NSDLĐ và NLĐ phải hợp tác nghĩa là cùng phối hợp, chia sẻ, hỗtrợ, giúp đỡ lẫn nhau để cùng thực hiện, giải quyết các vấn đề phát sinh xungquanh QHLĐ Chỉ có hợp tác mới phát huy được sức mạnh của cá nhân vàcủa cả tập thể, là cơ sở đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp
Trang 28Hợp tác trước hết được biểu hiện thông qua việc NSDLĐ và NLĐ tạođiều kiện cho nhau làm việc và thực hiện mục tiêu Về phía NSDLĐ phải tạođiều kiện lao động thuận lợi, đảm bảo đầy đủ các yếu tố cần thiết (trang thiết
bị, môi trường ), đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho NLĐ Về phíaNLĐ, đó là tinh thần trách nhiệm trong công việc, ý thức tổ chức kỉ luật, pháthuy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nhằm góp phần đưa doanh nghiệp ngày càngphát triển
Hợp tác còn là sự chia sẻ thông tin giữa hai bên về các vấn đề liên quannhư kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh, những thuận lợi và khó khăncủa doanh nghiệp, những thay đổi về nhân sự Những vấn đề này NSDLĐ nênchia sẻ, cung cấp thông tin rộng rãi tới NLĐ định kỳ hay đột xuất Khi NLĐ
đã nắm được thông tin thì sẽ chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ nhằmđáp ứng yêu cầu, mục tiêu kế hoạch mà doanh nghiệp đặt ra hoặc thay đổi chophù hợp với tình hình mới Đối với những vấn đề phát sinh trong QHLĐ, khithông tin được chia sẻ sẽ giúp hai bên thấu hiểu, thông cảm cho nhau, sẵnsàng cùng nhau tìm ra hướng giải quyết thỏa đáng hơn
Nguyên tắc thứ ba: giải quyết vấn đề bằng thương lượng
Thương lượng vừa là sự đấu tranh vừa là sự hợp tác nhằm tìm kiếmthỏa thuận chung giữa các bên, đề ngăn ngừa và giải quyết các bất đồng trongQHLĐ Giải quyết vấn đề bằng thương lượng sẽ giúp các bên hiểu biết lẫnnhau, giúp các bên cân bằng lợi ích và hạn chế xung đột Thông qua thươnglượng, các xung đột hay tranh chấp lao động được giải quyết, các bên trongQHLĐ sẽ đi đến thỏa thuận chung về những vấn đề cùng quan tâm như: chế
độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ phúc lợi, điều kiện làm việc, thời gian làmviệc theo hướng có thể tăng lợi ích của chủ thể này mà không phương hạiđến lợi ích của đối tác
Nguyên tắc thứ tư, các bên tham gia quan hệ lao động phải có tính độc lập
Tính độc lập thể hiện các bên tự quyết định cách thức, phương pháp tiến hành
các hoạt động nhằm đạt được hiệu quả tối ưu, giúp cho việc xây
Trang 29dựng QHLĐ có hiệu quả Theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay, thìHĐLĐ là căn cứ pháp lý để xác lập QHLĐ, ngoài ra QHLĐ còn được điềuchỉnh bởi nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) và quy chếphối hợp hoạt động giữa Ban chấp hành CĐCS với chủ doanh nghiệp Đây lànhững thỏa thuận cụ thể giữa NLĐ, tổ chức đại diện NLĐ với NSDLĐ cácvấn đề về việc làm, tiền lương, thưởng, quyền và nghĩa vụ trách nhiệm củamỗi bên trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Như vậy, trong quá trình hợp tác, các bên đều có quyền tự xác định,
tự lựa chọn và tự quyết định những vấn đề có thể hợp tác, mức độ hợp tác trên
cơ sở cùng bàn bạc và thống nhất và không hoàn toàn bị phụ thuộc và chi phốibởi một đối tác nào khác
1.1.4 Các chủ thể tham gia và cơ chế tương tác quan hệ lao động trong doanh nghiệp
1.1.4.1 Các chủ thể tham gia quan hệ lao động cấp doanh nghiệp
Chủ thể quan hệ lao động là tất cả những cá nhân hoặc tập thể có tínhđại diện tham gia vào quá trình tương tác của quan hệ lao động
Ở cấp doanh nghiệp, có 2 chủ thể tham gia vào QHLĐ là: NLĐ và tổchức đại diện NLĐ; NSDLĐ (giới chủ)
“NLĐ là người đủ độ tuổi, tham gia vào thỏa thuận theo hợp đồng, theo đó họ phải thực hiện những công việc trong những điều kiện nhất định, được cung cấp các phương tiện vật chất cần thiết và được nhận một khoản tiền lương, tiền công theo thỏa thuận và phù hợp với quy định của pháp luật” [17, tr.123].
Qua khái niệm trên có thể thấy việc làm, quyền, lợi ích của NLĐ luôngắn chặt với tổ chức kinh tế cụ thể (doanh nghiệp) và phụ thuộc nhiều vàoNSDLĐ
Khi cá nhân NLĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trongmột doanh nghiệp tức là tham gia vào QHLĐ Nhưng trong các doanh nghiệp,
Trang 30có nhiều NLĐ cùng tham gia vào QHLĐ nên để bảo vệ quyền, lợi ích của nhiều NLĐ, rất cần có tổ chức đại diện NLĐ.
Tổ chức đại diện người lao động trong doanh nghiệp
Như đã phân tích ở trên, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường,NLĐ thường có vị thế yếu hơn so với NSDLĐ do sức ép về việc làm và thunhập Vì thế, cá nhân NLĐ khó có thể bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng củamình Từ đó, NLĐ có xu hướng đoàn kết, tập hợp cùng nhau để bảo vệ quyền
và lợi ích, dẫn đến sự ra đời của tổ chức đại diện cho NLĐ Những tổ chứcnày thường được gọi chung là tổ chức công đoàn
Theo Bộ luật Lao động ở Việt Nam: “Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ
sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp” [19, tr.26].
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, tổ chức đại diện NLĐ góp phầnxây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp thôngqua các hoạt động sau đây:
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổchức của người lao động tại doanh nghiệp có vai trò đại diện, bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và NLĐ; tham gia thương lượng, kýkết và giám sát việc thực hiện TƯLĐTT, tham gia xây dựng thang lương, bảnglương, định mức lao động, nội quy lao động, quy chế dân chủ tại nơi làm việc;tham gia, hỗ trợ, giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác với NSDLĐxây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp
Công đoàn tuyên truyền, phổ biến chính sách, luật pháp cho NLĐ nhất
là các nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của NLĐ Vận động và tổchức cho NLĐ thực hiện nghiêm chính sách, pháp luật, tham gia kiểm tra
Trang 31giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật Đại diện cho NLĐ và tổ chứcNLĐ đấu tranh với những hành vi vi phạm quyền, lợi ích NLĐ, góp phần xâydựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ.
Hỗ trợ NLĐ trong QHLĐ thông qua các hoạt động, như tư vấn phápluật, giới thiệu việc làm; tổ chức các hoạt động đào tạo nghề, nâng cao taynghề, rèn luyện kỹ năng lao động cho NLĐ, đại diện cho NLĐ trước cơ quanpháp luật …
Theo pháp luật Việt Nam quy định: “Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người
sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ” [19,
tr.26]
Từ đó, ta có thể rút ra khái niệm: “NSDLĐ là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động theo quy định của pháp luật”[17, tr.137].
Trang 32NSDLĐ có quyền sử dụng, điều hành và bố trí công việc cho NLĐ theonhu cầu kinh doanh; khen thưởng, sa thải và xử lý kỷ luật lao độngtheo quyđịnh của pháp luật.
Trong QHLĐ, NSDLĐ có quyền cử đại diện để thương lượng, ký kếtTƯLĐTT với đại diện tập thể NLĐ; có trách nhiệm cộng tác với CĐ bàn bạccác vấn đề trong QHLĐ và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho NLĐ.Đồng thời NSDLĐ có nghĩa vụ thực hiện HĐLĐ, TƯLĐTT và những thỏathuận khác với NLĐ, tôn trọng và đối xử đúng đắn với NLĐ
1.1.4.2 Cơ chế tương tác trong quan hệ lao động cấp doanh nghiệp Theo từ điển Tiếng Việt: “cơ chế là cách thức thực hiện một quá
trình”
[18, tr.381] Tương tự, trong cuốn Đại từ điển tiếng Việt, tác giả cho rằng:
“Cơ chế là cách thức sắp xếp tổ chức để làm đường hướng, cơ sở theo đó mà thực hiện” [35, tr 372].
Còn về phương diện khoa học, nhiều công trình nghiên cứu đã đề cậpđến khái niệm “cơ chế” Trong cuốn, “Sổ tay phát triển, thương mại và WTO”
các nhà khoa học cho rằng “Cơ chế là một phương thức, một hệ thống các yếu tố làm cơ sở, đường hướng cho sự vận động của một sự vật hay hiện tượng” [3].
Như vậy, dù cách tiếp cận của các nhà khoa học không hoàn toàn giốngnhau, nhưng có thể nhận thấy các quan điểm này đều chỉ ra hai yếu tố cơ bản
để tạo ra cơ chế Đó là: yếu tố tổ chức (cơ cấu) và yếu tố hoạt động (vậnhành) Từ quan điểm đó, xem xét trong lĩnh vực quan hệ lao động, ta thấytrước hết yếu tố tổ chức và yếu tố hoạt động đã được xác lập cùng với các chủthể tham gia vào QHLĐ ở các cấp, vì vậy có thể xác định:
Cơ chế tương tác trong QHLĐ là hệ thống các yếu tố tạo cơ sở, đường hướng hoạt động cho các chủ thể QHLĐ và quá trình tương tác giữa các chủ thể đó.
Như vậy, cơ chế tạo ra “luật chơi” cho các chủ thể và quá trình tươngtác giữa các chủ thể trong quan hệ lao động Sự vận hành của cơ chế nhằmtìm kiếm những giải pháp chung cho các vấn đề thuộc lĩnh vực QHLĐ mà các
Trang 33bên cùng quan tâm, vì lợi ích của mỗi bên và lợi ích chung của xã hội bằngnhững hình thức phù hợp với điều kiện môi trường.
Xuất phát từ số lượng cũng như các chủ thể tham gia vào QHLĐ cấpdoanh nghiệp cũng như dựa trên việc nghiên cứu và ứng dụng để giải quyếtmột nội dung cụ thể trong QHLĐ giữa hai chủ thể đó là NLĐ và NSDLĐ.Theo cách tiếp cận trên, trong QHLĐ cấp doanh nghiệp thì hình thành cơ chếtương tác hai bên
Tổ chức ILO định nghĩa: “Cơ chế hai bên là bất kỳ quá trình nào màbằng cách đó những dàn xếp hợp tác trực tiếp giữa NSDLĐ và NLĐ (hoặc các
tổ chức đại diện của họ) được thành lập, được khuyến khích và được tánthành Cơ chế hai bên chỉ phản ảnh sự tương tác giữa hai bên không thực hiệnthông qua nhà nước Ở cơ chế này, nhà nước đóng vai trò là người tạo cơ sởpháp lý, đảm bảo cho chúng được thực thi và được bảo vệ Trong nhữngtrường hợp cần thiết, nhà nước sẽ vào cuộc để dàn xếp những bất đồng mà cácbên không tự giải quyết được (trong bối cảnh cụ thể có thể xuất hiện một tổchức trung gian độc lập giúp cho mối quan hệ hai bên trở nên tốt đẹp hơn).Trong quá trình tương tác “trực tiếp” các bên cần phải có những dàn xếp hợptác nghĩa là có thái độ tích cực, đấu tranh và nhượng bộ để đảm bảo sự hàihòa về lợi ích trong khuôn khổ luật pháp và các chính sách của nhà nước Mỗibên không quá thiên về lợi ích của mình mà quên đi lợi ích của bên kia cũngnhư lợi ích chung của xã hội” [28, tr.136]
Từ quan điểm của tổ chức lao động quốc tế - ILO về cơ chế hai bên vàkhái niệm chung về cơ chế tương tác trong QHLĐ, cơ chế hai bên trong
QHLĐ được hiểu là: “Hệ thống các yếu tố tạo cơ sở, đường hướng hoạt động cho hai chủ thể trong quan hệ lao động bao gồm NLĐ (tổ chức đại diện NLĐ)
và NSDLĐ và quá trình tương tác trực tiếp giữa hai chủ thể đó” [17, tr.158].
Cơ chế hai bên được vận hành tại doanh nghiệp nhằm hợp tác dàn xếpcác vấn đề cụ thể có liên quan đến điều kiện làm việc mang tính đặc thù củadoanh nghiệp như: mức lương, thưởng; thời giờ làm việc, nghỉ ngơi; môitrường lao động; chế độ bảo hiểm; an toàn vệ sinh lao động; chính sách đào
Trang 34tạo; điều kiện sa thải, kỷ luật lao động … và hiệu quả sản xuất kinh doanh Vềhoạt động cơ chế hai bên vận hành dưới các phương thức sau:
- Đối thoại xã hội, thỏa thuận, tham khảo ý kiến, cùng ra quyết định và các diễn đàn có sự tham gia của hai bên
- Thương lượng, đàm phán, giải quyết xung đột, tranh chấp lao động Bên cạnh những đặc điểm nêu trên thì còn có một điểm đáng lưu ý
rằng, cơ chế hai bên không tách rời hẳn khỏi vai trò của nhà nước, không hoạtđộng độc lập mà nó phải luôn phải vận hành trong khuôn khổ pháp luật vànhững chính sách, quy định do chính phủ ban hành
Việc thực hiện tốt cơ chế hai bên sẽ mang lại ý nghĩa lớn trong việc xâydựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp Đối với NLĐ sẽ đảmbảo và nâng cao chất lượng cuộc sống của NLĐ, góp phần giải phóng cácnăng lực tiềm ẩn của NLĐ Đối với doanh nghiệp và xã hội sẽ đảm bảo hiệuquả sản xuất kinh doanh và sự phát triển ổn định của địa phương, ngành vàdoanh nghiệp, đảm bảo dân chủ, ổn định, công bằng xã hội và tiến tới nângcao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế
1.2 Các nội dung xây dựng quan hệ lao động trong doanh nghiệp
1.2.1 Đối thoại tại nơi làm việc
Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), đối thoại xã hội được định nghĩa
như sau: “Đối thoại tại nơi làm việc là hình thức thương lượng, tham khảo ý kiến, hay là sự trao đổi thông tin giữa đại diện người sử dụng lao động và đại diện người lao động về những vấn đề cùng quan tâm” [28, tr.144].
Từ định nghĩa của ILO về đối thoại xã hội, từ đó ta có thể hiểu: đốithoại tại nơi làm việc là hình thức trao đổi thông tin, tham khảo ý kiến giữaNSDLĐ và NLĐ, tổ chức đại diện NLĐ về quyền, lợi ích và các vấn đề kháctrong doanh nghiệp có liên quan đến hai bên
Đối thoại tại nơi làm việc được tiến hành theo cơ chế hai bên, giữaNLĐ hoặc tổ chức đại diện NLĐ và NSDLĐ nhằm trao đổi thông tin, thôngbáo kế hoạch, kết quả sản xuất kinh doanh, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của
Trang 35NLĐ, tuyên truyền luật pháp, chế độ, chính sách… Đây là một quá trình giaotiếp thường xuyên, mang tính tích cực, cởi mở và chủ động giữa một bên lànhững NLĐ và một bên là những người quản lý.
Trong doanh nghiệp, nội dung chính của đối thoại thường xoay quanh cácvấn đề mà các bên tham gia đối thoại cùng quan tâm như chính sách tiền lương,tiền thưởng, trợ cấp, phụ cấp, các vấn đề về bảo hiểm xã hội, điều kiện làm việc,chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ…Chính vì vậy, mục đích của đối thoạitại nơi làm việc không chỉ là tìm hiểu xem giữa NLĐ và NSDLĐ có sự giao tiếpvới nhau hay không mà đối thoại xã hội còn nhằm tăng cường hiểu biết, hợp tác,cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi Lợi ích lâu dài của việc duytrì tốt đối thoại xã hội trong doanh nghiệp ở chỗ nó tác động đến mọi mặt hoạtđộng của doanh nghiệp, từ chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, đến việcgiảm thiểu nguy cơ TCLĐ trong doanh nghiệp
Về hình thức đối thoại thì có hai hình thức đối thoại trong doanh nghiệplà: Đối thoại trực tiếp và đối thoại gián tiếp Đối thoại trực tiếp: hai bên gặpmặt, trao đổi, thỏa thuận thông tin trực tiếp với nhau về các vấn đề cùng quantâm Đối thoại gián tiếp: cuộc trao đổi thông tin được diễn ra dựa trên các vănbản, giấy tờ hoặc các phương tiện khác như loa đài, hòm thư góp ý… mà haibên không cần gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp
Vai trò của đối thoại xã hội rất quan trọng trong việc xây dựng QHLĐtại doanh nghiệp Thông qua đối thoại, NSDLĐ có thể biết và cùng NLĐ giảiquyết kịp thời những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình làm việc, hợp tác
Từ đó, họ sẽ cùng bàn bạc với nhau, thỏa thuận trên tinh thần hợp tác, tư vấn,giúp họ tiến tới sự nhất trí trong các vấn đề liên quan và có thể đưa ra một giảipháp phù hợp được các bên chấp nhận Cũng nhờ đối thoại, những mầm mốngtranh chấp không đáng có được xử lý kịp thời, tăng cường sự thỏa mãn về lợiích giữa hai bên thông qua đối thoại, thương lượng, hạn chế mâu thuẫn giúpcho doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh và văn minh hơn
Trang 36Vì vậy, thực hiện đối thoại tại nơi làm việc hiệu quả sẽ là chìa khóa đểdoanh nghiệp xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ.
1.2.2 Thương lượng trong quan hệ lao động cấp doanh nghiệp
Theo ILO: “Thương lượng được định nghĩa là một quá trình trong đó hai hoặc nhiều bên có lợi ích chung và lợi ích xung đột ngồi lại cùng nhau để thảo luận nhằm tìm kiếm một thỏa thuận chung” [28, tr.203].
Như vậy, chúng ta có thể hiểu thương lượng chính là một phương thứccủa đối thoại xã hội Nếu như, ở trên đã phân tích “Đối thoại xã hội được cho
là chìa khóa vạn năng của QHLĐ trong tất cả các giai đoạn phát triển”, thì
theo tác giả Nguyễn Thị Minh Nhàn, “Thương lượng được coi là linh hồn của QHLĐ” [17, tr.244].
Khi thương lượng, NSDLĐ và NLĐ hoặc tổ chức đại diện NLĐ cùngtham gia, bàn bạc thống nhất các vấn đề liên quan trực tiếp đến mỗi bên và đềxuất các biện pháp giải quyết vấn đề đó Thương lượng trong QHLĐ cấpdoanh nghiệp bao gồm thương lượng cá nhân và thương lượng tập thể.Thương lượng cá nhân là sự thảo luận giữa hai bên để tìm kiếm những thỏathuận chung về những vấn đề liên quan giữa cá nhân NLĐ với NSDLĐ.Thương lượng tập thể (TLTT) trong doanh nghiệp là sự thảo luận giữa haibên: tổ chức đại diện tập thể NLĐ và NSDLĐ theo đúng quy định của luậtpháp quốc gia Trong quá trình xây dựng QHLĐ tại doanh nghiệp, nếu gặpvấn đề mới phát sinh mà các bên chưa kịp thỏa thuận với nhau trước đó vìchưa lường hết được được diễn biến phát triển của sự việc hoặc những vướngmắc mới xuất hiện mà chưa đến mức trở thành mâu thuẫn thì các bên nên tiếnhành thương lượng
Sản phẩm cụ thể của thương lượng trong doanh nghiệp đó là:
1.2.2.1 Hợp đồng lao động (HĐLĐ)
HĐLĐ là sản phẩm của thương lượng lao động cá nhân HĐLĐ là vănbản thỏa thuận giữa cá nhân NLĐ và NSDLĐ về trách nhiệm, quyền lợi củamỗi bên trong QHLĐ Đây là hình thức pháp lý để xác lập QHLĐ giữa người
Trang 37có sức lao động và bên muốn thuê sức lao động HĐLĐ tạo điều kiện choNLĐ thực hiện quyền làm việc, quyền tự do lựa chọn công việc và nơi làmviệc, thu nhập phù hợp với khả năng và mong muốn của bản thân, đồng thời
là cơ sở để NSDLĐ tuyển chọn lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinhdoanh của đơn vị mình Tuy nhiên, HĐLĐ phải được xác lập trên cơ sở khuônkhổ các quy định của pháp luật về HĐLĐ của quốc gia
1.2.2.2 Thương lượng tập thể và Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT)
TƯLĐTT là văn bản thỏa thuận giữa tập thể NLĐ mà đại diện thường là tổchức Công đoàn với NSDLĐ tại doanh nghiệp về nghĩa vụ, quyền lợicủa các bên trong QHLĐ Đây là cơ sở và cũng là phương tiện hữu hiệu đểđiều chỉnh và giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong QHLĐ Chính vì vậy,TƯLĐTT có những tác dụng rất lớn trong quan hệ lao động như sau:
- Là công cụ cụ thể hóa các quy định của pháp luật phù hợp với tínhchất, đặc điểm của doanh nghiệp; làm cơ sở pháp lý quan trọng để doanh nghiệp
ký hợp đồng lao động với người lao động
- Tạo nên sự cộng đồng trách nhiệm của hai bên trong việc thực hiệncác quyền và nghĩa vụ phát sinh trên cơ sở pháp luật lao động; tạo điều kiện
cho người lao động thông qua sức mạnh tập thể để thương lượng đạt đượcnhững lợi ích cao hơn so với quy định của pháp luật
- Là cơ sở pháp lý quan trọng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp,chính đáng của các bên quan hệ lao động và tạo điều kiện cho tổ chức côngđoàn nâng cao vai trò, vị trí trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụcủa công đoàn
Có thể thấy, TƯLĐTT là một sự tiến bộ của xã hội, thừa nhận quyềncủa NLĐ làm công ăn lương, được thông qua tổ chức đại diện cho mình đểxác định một các tập thể những điều kiện lao động, nhất là những điều kiện cólợi cho NLĐ theo đúng quy định của pháp luật Chính vì vậy, xây dựng đượcmột bản TƯLĐTT có chất lượng là nhiệm vụ phải thực hiện nhằm xây dựngQHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp
Trang 381.2.3 Tranh chấp lao động và đình công
Bộ luật Lao động Việt Nam 2012 đã quy định: “Tranh chấp lao động
là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan
hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động” [19, tr.186].
Xét theo khía cạnh các bên tham gia QHLĐ thì TCLĐ tại doanh nghiệpbao gồm TCLĐ cá nhân giữa cá nhân NLĐ với NSDLĐ và TCLĐ tập thểgiữa tập thể NLĐ với NSDLĐ
Xét theo nội dung của TCLĐ thì có: TCLĐ về quyền là tranh chấp vềviệc thực hiện các quy định của pháp luật lao động, TƯLĐTT, nội quy laođộng đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế,thỏa thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp mà NLĐ hoặc tập thể lao động chorằng NSDLĐ vi phạm; TCLĐ về lợi ích là tranh chấp về việc NLĐ hoặc tậpthể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định củapháp luật lao động, TƯLĐTT, nội quy lao động đã được đăng ký với cơ quannhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác ở doanhnghiệp trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với NSDLĐ
Nếu như các doanh nghiệp để TCLĐ diễn ra thường xuyên thì QHLĐtại doanh nghiệp sẽ không được hài hòa, ổn định và tiến bộ nhiều hậu quả ảnhhưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống vật chất tinhthần của cà NSDLĐ và NLĐ… Do đó, xét trên mọi góc độ, doanh nghiệp đềucần có các biện pháp phòng ngừa không để xảy ra TCLĐ, còn đến khi xảy rathì phải giải quyết tranh chấp theo trình tự dưới đây:
Trang 39Sơ đồ 1.1 Trình tự giải quyết tranh chấp lao động
(Nguồn: Tác giả tổng hợp nghiên cứu)
Bước 1: Phát hiện vấn đề tranh chấp Trước hết cần nhận diện được vấn
đề tranh chấp
Bước 2: Đánh giá vấn đề tranh chấp Trước hết cần đánh giá tính chất
và nội dung tranh chấp Trên cơ sở đó xác định được nguyên nhân tranh chấp
Từ đó có cơ sở để lựa chọn phương án xử lý tranh chấp
Bước 3: Lựa chọn phương án xử lý: Tùy theo hình thức và mức độ củatranh chấp mà doanh nghiệp lựa chọn phương án xử lý phù hợp
Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động cần tuân thủ các nguyêntắc sau đây:
Nguyên tắc 1: Khi giải quyết TCLĐ cần tuân thủ trình tự giải quyết
tranh chấp theo đúng quy định của pháp luật
Nguyên tắc 2: Giải quyết TCLĐ phải công khai
Nguyên tắc 3: Giải quyết TCLĐ phải khách quan
Nguyên tắc 4: Giải quyết TCLĐ phải kịp thời, nhanh chóng
Nguyên tắc 5: Giải quyết TCLĐ phải có sự tham gia của đại diện NLĐ
và NSDLĐ
1.2.3.2 Đình công
Khi TCLĐ hay sự xung đột về quyền và lợi ích của mỗi bên khôngđược giải quyết hoặc giải quyết không thoả đáng nó sẽ đẩy TCLĐ đến mộttrạng thái cao độ thì lúc đó, tập thể NLĐ sẽ dùng đến vũ khí cuối cùng củamình - đó là đình công
Theo Điều 198 Bộ luật Lao động sửa đổi (2012): "Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt
Trang 40được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo" [19, tr.201].
Đình công là một hiện tượng gây hậu quả tiêu cực đến tất cả các chủthể trong QHLĐ cũng như tác động xấu đến kinh tế - xã hội Do vậy, luậtpháp hiện hành của nước ta qui định chi tiết về vấn đề đình công như: điềukiện được đình công, thủ tục, trình tự tiến hành, quyền và lợi ích cũng nhưtrách nhiệm của các chủ thể khi xảy ra đình công…
Dưới đây là trình tự tiến hành đình công theo pháp luật quy định:
Sơ đồ 1.2: Trình tự, thủ tục đình công theo quy định pháp luật
(Nguồn: Trung tâm hỗ trợ và phát triển QHLĐ [33])