1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp giúp học sinh học sinh lớp 4a trường tiểu học bắc sơn thành phố sầm sơn học tốt các dạng toán điển hình

25 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

Có thểgộp các phép tính của một bước thành một dãy tính dựa vào quy tắc đã học.Việc dạy tốt toán điển hình là vấn đề quan trọng đang được quan tâm vì ngoàiviệc củng cố kĩ năng thực hiện

Trang 1

TRƯỜNG TIỂU HỌC BẮC SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4A

TRƯỜNG TIỂU HỌC BẮC SƠN - THÀNH PHỐ SẦM SƠN

Trang 2

1 Mở đầu 1

1.1 Lý do chọn đề tài……… 1

1.2 Mục đích nghiên cứu……… 1

1.3 Đối tượng nghiên cứu……… 1

1.4 Phương pháp nghiên cứu……… 2

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm………. 2

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm……… 2

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng……… 3

2.3 Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề……… 4

2.3.1 Biện pháp 1: Khắc sâu dạng bài toán cơ bản, mở rộng kiến thức đối với học sinh khá giỏi………

5 2.3.2 Biện pháp 2: Tổ chức học sinh sử dụng kĩ thuật “Sơ đồ tư duy” để hệ thống kiến thức bài học………

18 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân đồng nghiệp, nhà trường………

19 3 Kết luận, kiến nghị……… 20

3.1 Kết luận……… 20

3.2 Kiến nghị……… 20

Tài liệu tham khảo

Trang 3

Toán điển hình là một bộ phận quan trọng trong chương trình môn ToánTiểu học, là dạng toán mới, dạng toán đặc thù đối với học sinh lớp 4, lớp 5 Mỗidạng toán điển hình thường có tên gọi riêng, có cấu trúc và được giải theo mộtquy trình như một thuật toán Khi học các loại toán điển hình, học sinh biết cáchtrình bày bài giải đầy đủ gồm các câu lời giải, các phép tính và đáp số Có thểgộp các phép tính của một bước thành một dãy tính dựa vào quy tắc đã học.Việc dạy tốt toán điển hình là vấn đề quan trọng đang được quan tâm vì ngoàiviệc củng cố kĩ năng thực hiện phép tính số học, còn phải củng cố kĩ năng tiếnhành các bước giải toán, rèn khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ nói và viết, nócòn có vị trí quan trọng đối với môn toán nói chung và môn toán 4 nói riêng.Bởi lẽ, khi giải các loại toán này, học sinh phải huy động toàn bộ các tri thức, kĩnăng, phương pháp về giải toán tiểu học đối với thực tế cuộc sống Khi giải dạngtoán này là một hoạt động trí tuệ hết sức khó khăn và phức tạp Việc hình thànhcho học sinh kĩ năng giải toán bằng phương pháp số học còn khó khăn hơn kĩnăng tính, vì những loại toán này là sự kết hợp của nhiều khái niệm, nhiều quan

hệ đòi hỏi học sinh phải độc lập suy nghĩ Nhưng ở mức độ học sinh khá giỏi thìcần khai thác ở nhiều cách giải phong phú, đa dạng và hấp dẫn hơn đối với mỗidạng toán điển hình Muốn có cách giải đúng, cách giải hay, học sinh không chỉthực hiện theo 4 bước của quy trình giải toán có lời văn mà còn phát huy tínhchủ động, sáng tạo trong mỗi bài giải, tạo một nền nếp, phong cách học tập tốt.Việc giải bài toán điển hình không chỉ nhằm rèn luyện kĩ năng giải toán mà cònnhằm phát triển năng lực và thao tác tư duy toán học theo định hướng phát triểnnăng lực học sinh hiện nay

Học sinh lớp 4 giải tốt các bài toán điển hình sẽ giúp các em tiếp cận tốt vàgiải thành thạo các dạng toán giải của lớp 5 với nội dung đa dạng hơn, phức tạphơn

Năm học 2020 - 2021, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 4A

và trực tiếp giảng dạy môn Toán Để tránh những sai sót trong quá trình học củahọc sinh, đồng thời giúp cho học sinh có phương pháp học, nắm vững cách giảitừng loại toán điển hình, biết khai thác kiến thức và sử dụng phương pháp giải ởmột số bài toán nâng cao của từng dạng, giúp các em không những nắm được trithức một cách nhẹ nhàng mà còn phát triển tư duy, năng lực toán học, tôi mạnh

dạn nghiên cứu đề tài: " Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4A Trường Tiểu học Bắc Sơn – TP Sầm Sơn học tốt các dạng toán điển hình" góp phần nhỏ

công sức của mình để các em làm được tất cả các bài toán điển hình và các dạngtoán khác có liên quan một cách dễ dàng

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Giúp học sinh học tập tốt mạch kiến thức về giải toán điển hình lớp 4.Nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, đặc biệt học sinh khá giỏi

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4A Trường Tiểu học Bắc Sơn – TP

Sầm Sơn học tốt các dạng toán điển hình

Trang 4

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp sau :

- Phương pháp quan sát: Đây là phương pháp được vận dụng thường xuyêntrong từng giờ lên lớp

- Phương pháp trao đổi:

+ Để biết được cách học tập của học sinh ở nhà cũng như mức độ tiếp thu bài

ở lớp tôi trực tiếp trao đổi với các em

+ Trao đổi với đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Sau khi áp dụng các phương pháp dạyhọc một thời gian, tôi tiến hành thống kê kết quả đạt được so sánh với kết quảcủa lớp không áp dụng đề tài

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập và nghiên cứu các tài liệu có liênquan đến đề tài (như SGK, SGV, các bài toán điển hình lớp 4,5…)

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:

2.1.1 Cơ sở khoa học:

Trong hoạt động dạy và học thì không thể không nói đến phương pháp dạy

và phương pháp học, hai hoạt động đó diễn ra song song Nếu chỉ chú ý đến việctruyền thụ kiến thức cho học sinh mà không chú ý đến việc tiếp thu và hìnhthành kĩ năng kĩ xảo như thế nào thì quá trình dạy học sẽ không mang lại hiệuquả cao Khi học sinh không nhận thức được tri thức khoa học thì sẽ không hìnhthành được kĩ năng, kĩ xảo cho dù giáo viên có những phương pháp giảng dạyhay đến đâu đi chăng nữa, học sinh không có phương pháp học tập khoa học thìkhông giải quyết được nhiệm vụ dạy học

2.1.2 Cơ sở thực tiễn:

Môn Toán là môn học tự nhiên nhưng rất trừu tượng, đa dạng và logic, hoàntoàn gắn với thực tiễn cuộc sống hàng ngày Bởi vậy, học sinh không có phươngpháp học đúng sẽ không nắm được kiến thức cơ bản về Toán học và với cácmôn học khác nhận thức cũng gặp rất nhiều khó khăn

Môn Toán là môn học có vị trí rất quan trọng, nó là chìa khóa mở ra các mônhọc khác Đồng thời, nó có nhiều khả năng để phát triển tư duy, bồi dưỡng vàphát triển những thao tác trí tuệ cần thiết, rèn luyện phương pháp suy nghĩ,phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết có vấn đề có căn cứ khoa học,toàn diện chính xác Việc dạy và giải các bài toán điển hình ở tiểu học có vị tríđặc biệt quan trọng Thông qua dạy giải toán điển hình giúp giáo viên nâng caotrình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn kĩ năng giải toán từ đó nâng cao chất lượngdạy toán Tiểu học Cũng thông qua giải toán nâng cao có tác dụng thúc đẩy tưduy logic, rèn luyện khả năng sáng tạo toán học của học sinh

Trong giờ Toán, bên cạnh việc tìm tòi và sáng tạo phương pháp giảng dạyphù hợp với yêu cầu bài học, phù hợp với đối tượng học sinh Mỗi giáo viên cầnphải giúp các em có phương pháp lĩnh hội tri thức Toán học Học sinh cóphương pháp học Toán phù hợp với từng dạng bài thì việc học mới đạt kết quảcao Từ đó khuyến khích tinh thần học tập của các em cao hơn

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

Trang 5

- Chưa dự kiến những lỗi sai học sinh dễ mắc phải khi học giải toán điển hình.

- Không chú trọng bước nhận diện dạng toán, tóm tắt sơ đồ khi giải toán.Không nhấn mạnh các bước giải của dạng toán

- Sử dụng sách giáo khoa như nhau đối với mọi đối tượng học sinh Học sinhkhá giỏi phải chờ đợi học sinh yếu kém

- Đối với lớp có nhiều học sinh khá giỏi, trình độ tương đối đồng đều, giáo viênhướng dẫn học sinh quá kĩ, học sinh làm hết bài trong sách giáo khoa nhưnggiáo viên không có cách nào để sử dụng thời gian còn lại của tiết học

Với những cách làm như trên cho thấy giáo viên đã thực hiện đổi mớiphương pháp trong dạy học toán nhưng sự đổi mới đó chưa mang lại hiệu quả

cao

2.2.2 Học sinh:

Là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 4A và qua điều tra khảo sát đầu năm,tôi nhận thấy đa số học sinh có ý thức học tập, đã nắm được kiến thức cơ bản vềgiải toán, chất lượng học sinh khá giỏi của lớp đạt tỉ lệ tương đối cao

Qua thực tế giảng dạy nhiều năm, tôi thấy học sinh luôn "sợ" khi gặp các

bài toán giải

Nguyên nhân trước tiên là do các em chưa nắm vững các dạng toán giải,chưa nhớ cách tìm và đặc biệt chưa phân biệt, nhận diện tốt dạng toán; các emcòn lẫn lộn giữa dạng này với dạng kia; viết thiếu đối tượng khi vẽ sơ đồ

Học sinh khá giỏi trong lớp thành thạo giải toán ở những bài tập SGK, chưaphát triển thêm các dạng bài yêu cầu cao hơn

2.2.3 Kết quả khảo sát trước khi áp dụng biện pháp:

Cụ thể khảo sát về chất lượng làm bài các dạng này khi chưa áp dụng đề tài

“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4A Trường Tiểu học Bắc Sơn – TP SầmSơn học tốt các dạng toán điển hình” ở hai lớp 4A và 4B:

Lớp Sĩ số học

sinh

Hoàn thành tốt Hoàn thành

Chưa hoàn thành

Giải toán nâng cao

(40,9%)

21 (47,7%)

5 (11,4%)

10 (22,7%)

(22,7%)

23 (52,3%)

11 (25%)

4 (9 %)

Qua bảng số liệu trên, nhận thấy chất lượng tiếp nhận tri thức và thực hànhgiải các dạng toán của học sinh hai lớp 4A và 4B chưa cao, học sinh chưa hoànthành chiếm tỉ lệ lớn, thể hiện các em chưa nắm vững dạng bài, công thức vàcách tính từng dạng Đồng thời số học sinh giải toán nâng cao còn ít, HS mới chỉ

Trang 6

dừng lại mức độ hoàn thành kiến thức bài học chưa được khai thác chuyên sâuhoặc mở rộng của các dạng bài toán giải đó

Như vậy sẽ rất khó khăn cho việc nâng cao chất lượng đại trà và bồi dưỡnghọc sinh khá giỏi ở lớp 5

Xuất phát từ tình hình thực tế, tôi đã chủ động đổi mới phương pháp dạy

dạng toán này ở lớp 4A ngay từ đầu năm học 2020-2021 Mục đích chính giúpcác em có phương pháp giải toán nói chung, phương pháp giải dạng toán điểnhình nói riêng, giúp các em biết chủ động thực hiện giải toán không máy móc

mà phải dựa vào tư duy, trí nhớ và phân tích tổng hợp từ bản thân

2.3 Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:

Qua thực tế lớp mình, tôi hướng dẫn các em theo trình tự sau:

+ Nắm chắc phần lí thuyết cách tìm từng dạng toán

+ Khái quát dạng toán theo công thức để học sinh dễ nhớ

+ So sánh giữa các dạng giải toán với nhau, tìm ra những điểm riêng để phânbiệt

+ Trong quá trình giảng dạy, luôn chú ý đến phân loại đối tượng HS tronglớp thật cụ thể: Giỏi, khá, trung bình; dự kiến các khả năng học sinh hay mắc lỗitrong thực hành

Tôi đã phân lớp thành 2 nhóm cơ bản như sau :

Nhóm 1: HS trung bình thuộc dãy 1

Nhóm 2: HS khá, giỏi thuộc dãy 2,3

Với cách phân nhóm này, tôi muốn khi đọc bài giải, vận dụng quy tắc vàcông thức tính học sinh không phải "sợ", mà các em cảm thấy mình có thể giảiquyết được những vấn đề có thể trong đề bài; mong muốn thấy ở các em niềmvui, sự phấn khởi, hứng thú tìm tòi khám phá những bài toán hay, bài toán khómỗi khi học toán

Giải toán điển hình lớp 4 tôi tập trung các dạng sau:

+ Bài toán về “ Tìm số trung bình cộng”

+ Bài toán về “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.”

+ Bài toán về “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.”

+ Bài toán về “ Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.”

* Các phương pháp dạy học thường dùng:

- Phương pháp dùng sơ đồ đoạn thẳng

- Phương pháp khử, phương pháp thay thế

Bước 2: Rút ra quy tắc (hoặc công thức hay các bước làm) của dạng toán

Bước 3: Học sinh giải các bài toán tương tự bài toán mẫu (song thay đổi các dữ kiện, điều kiện của bài toán)

Bước 4: Cho học sinh giải các bài toán phức tạp dần

Trang 7

2.3.1 Biện pháp 1: Khắc sâu dạng bài toán cơ bản, mở rộng kiến thức đối với học sinh khá giỏi:

a) Loại toán về "Tìm sô trung bình cộng"

Đối với dạng toán này, tập trung cơ bản cho học sinh nắm được cách tìm

trung bình cộng của nhiều số Nhớ được quy tắc tính và trình tự các bước giải

Từ đó, hướng dẫn, gợi ý và định hướng cho HS khá giỏi một số dạng bài có liênquan nhưng ẩn một số điều kiện

* Công thức tìm số trung bình cộng của n số:

Số trung bình cộng = Tổng các số : n

* Trình tự các bước giải:

+ Bước 1: Tìm tổng của các số

+ Bước 2: Lấy tổng tìm được chia cho số các số hạng

Khuyến khích học sinh giải ngắn gọn hơn bằng 1 phép tính theo công thức Sau khi tổ chức học sinh thảo luận, chia sẻ về cách tìm số trung bình cộngcủa nhiều số, rút ra được công thức và trình tự giải bài toán, tôi dành thời giancho học sinh luyện tập vận dụng theo trình độ của các em với thời lượng nhiềunhất có thể

* Nhóm 1:

Bài 1: Số dân của xã Đại Hoàng trong 3 năm liền tăng thêm lần lượt là 99;

85 và 74 người Hỏi trung bình mỗi năm số dân của xã đó tăng thêm bao nhiêungười?

+ HS tìm hiểu yêu cầu đề bài và nêu được: Tìm trung bình mỗi năm số dâncủa xã đó tăng thêm bao nhiêu người chính là vận dụng công thức tìm trung bìnhcộng của 3 số

+ HS nêu bước tính của bài toán này:

- Bước 1: Tìm tổng số người tăng thêm trong 3 năm

- Bước 2: Lấy tổng tìm được chia cho 3

+ Khi giải đến bài toán này, HS vận dụng được 2 cách trình bày trên đểlàm bài vào vở theo cách hiểu của mình

Trang 8

+ HS hiểu và nêu được cách tìm số trung bình cộng bằng cách: tính

tổng bao nhiêu số thì chia cho bấy nhiêu số Tổng hai số hạng thì chia cho 2, tổng ba số hạng thì chia cho 3, tổng bốn số hạng thì chia cho 4.

* HS trả lời câu hỏi:

+ Muốn tìm số kia, ta phải tìm tổng của hai số đó rồi trừ đi số đã biết

+ Để tìm tổng của hai số ta lấy trung bình cộng của hai số nhân với 2

Bài giải Tổng của hai số là: 9 x 2 = 18

* Ngoài cách làm trên, tôi mở rộng cho các em cách vận dụng nhanh hơn:

a) Với dãy số cách đều nhau, nếu số các số hạng là lẻ thì số trung bình cộng

chính là số ở giữa dãy số đó

Ví dụ 1 : Cho 3 số cách đều nhau : 3 ; 5 ; 7 thì trung bình cộng của 3 số

đó là : ( 3+ 5 + 7 ) : 3 = 5

Mà 5 chính là số ở giữa dãy số đã cho

Ví dụ 2 : Cho 5 số cách đều nhau : 3 ; 6 ; 9 ; 12 ; 15 thì trung bình cộng

của 5 số đó là : (3 + 6 + 9 + 12 + 15) : 5 = 9

Mà 9 chính là số ở giữa dãy số đã cho

Vì vậy, khi gặp dạng bài có dãy số cách đều mà là lẻ thì học sinh phảinhận biết được số ở giữa chính là số trung bình cộng của dãy số

b)Nếu số các số hạng là chẵn thì số trung bình cộng bằng tổng của một cặp

Ví dụ 2 : Tìm số trung bình cộng của các số sau: 12; 14; 16; 18 ; 20 ; 22.

- Nhận biết: + Dãy trên có 6 số hạng

+ Hai số ở giữa là: 16 và 18

+ Số trung bình cộng của dãy là: ( 16 + 18 ) : 2 = 17

Trang 9

Hoặc cách tính : bằng tổng của một cặp số ở đầu và cuối dãy số đó

+ Hai số ở đầu và cuối dãy số là : 12 và 22

+ Số trung bình cộng của dãy là: ( 12 + 22 ) : 2 = 17

c) Cho ba số a,b,c và số chưa biết là x Nếu cho biết x lớn hơn số trung bình cộng của bốn số a,b,c,x là n đơn vị thì số trung bình cộng của bốn số đó được tìm như sau :

Số trung bình cộng của bốn sô a,b,c,x là : ( a + b + c + n ) : 3

* Tôi hướng dẫn học sinh giải theo các cách sau :

Cách 1 : Vẽ sơ đồ đoạn thẳng biểu thị số phần bằng nhau.

Tìm số thứ tư bằng cách : TBC của bốn số cộng thêm 2

Số trung bình cộng của bốn sô a,b,c,x là : ( a + b + c - n ) : 3

Trang 10

Từ sơ đồ, học sinh nhận thấy TBC của bốn số được tính :

(12 + 13 + 14 – 3) : 3 = 12

Số thứ tư là : 12 – 3 = 9

Bài giải

Số trung bình cộng của bốn số đó là : ( 12 + 13 + 14 - 3) : 3 = 12

Số thứ tư là : 12 - 3 = 9

Đáp số : Số thứ tư : 9

Ví dụ 2 : Bốn bạn trồng cây ở vườn trường Bạn Loan trồng được 6 cây, bạn

Nga trồng được 8 cây, bạn Mai trồng được 10 cây Bạn Hà trồng ít hơn trung bình cộng số cây của bốn bạn là 3 cây Hỏi bạn Hà trồng được bao nhiêu cây ?

* Dựa theo công thức đã học và phần hướng dẫn vẽ sơ đồ, học sinh

tự giải và thảo luận theo 2 cách để tình bày được :

Bài giải

Trung bình mỗi bạn trồng được số cây đó là : ( 6 + 8 + 10 - 3) : 3 = 7 (cây) Hà trồng được số cây là : 7 - 3 = 4 (cây) Đáp số : Số cây Hà trồng là 4 cây Như vậy, với dạng toán tìm số trung bình cộng, tôi khắc sâu cho các em hiểu, nhớ và vận dụng cách tìm theo 2 bước Đối với học sinh trung bình, việc tổ chức thực hành luyện tập thường xuyên để các em nhớ dạng toán, còn với học sinh khá giỏi, tôi giao thêm bài tập mở rộng để các em thực hành, góp phần cho kiến thức bài học đến với các em được nhiều hơn, khơi gợi tư duy logic toán học làm nền tảng học các bài khó hơn Đồng thời tạo khí thế thi đua trong học tập, tránh được trường hợp HS khá giỏi ngồi chờ HS trung bình hoàn thành bài tập b) Loại toán về "Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó" Để học sinh hiểu và nắm vững cách tìm hai số, tôi tổ chức học sinh làm việc theo nhóm bàn: trao đổi cách tìm và giải bài toán theo yêu cầu GV nhấn mạnh, khắc sâu kiến thức và khái quát công thức Bài toán 1: Tổng của hai số là 90 Hiệu của hai số là 20 Tìm hai số đó. - HS tự nêu các yếu tố đã cho và phải tìm của bài toán: Biết: Tổng hai số là: 90 Tìm : Hai số đó Hiệu hai số là 20 - HS nhận biết : Tổng hai số là : Số lớn + số bé Hiệu hai số là : Số lớn - số bé - Học sinh thảo luận và vẽ sơ đồ đoạn thẳng thể hiện các số đã cho, số phải tìm ?

Số thứ nhất: │ │ │

Số thứ hai: │ │

?

Qua sơ đồ, học sinh nhận biết được số thứ nhất là số lớn, số thứ hai là số bé Phân biệt với dạng bài nhiều hơn, ít hơn

- Nhận biết: HS quan sát sơ đồ và biết:

+ Nếu bớt ở số thứ nhất đi 20 thì hai số bằng nhau, tổng hai số sau khi bớt 20 còn 70

90 20

Trang 11

+ Nếu tăng thêm ở số thứ hai 20 thì hai số cũng bằng nhau, tổng hai số sau khi thêm 20 là 110

- Cách tìm: Tôi gợi mở để học sinh tự làm bài toán sau theo 2 cách:

Bài toán 2: Tổng hai số là 110, số lớn hơn số bé là 30 Tìm hai số đó.

- HS cũng nhận biết được: Tổng hai số: 110

Hiệu hai số : 30

- HS tự vẽ sơ đồ để tìm cách giải và trình bày bài giải

* Khái quát dạng công thức: Tôi khuyến khích học sinh suy nghĩ tìm ra cách

trình bày nhanh nhất, gọn nhất và dễ hiểu nhất Gợi mở để học sinh nêu nhận xét

+ GV khắc sâu cho học sinh: Nếu tìm số bé trước thì làm theo cách 1, nếu tìm

số lớn trước thì làm theo cách 2 Tránh trong bài giải vận dụng cả 2 cách.

* Vận dụng: GV tổ chức HS làm bài cá nhân Chấm, chữa bài.

Nhóm 1:

Bài 1: Tổng hai số là 100, số bé kém số lớn 24 Tìm hai số đó.

- Đối với bài này, HS phân biệt được : “ số bé kém số lớn” tức là số bé íthơn số lớn 24 hay 24 là hiệu của hai số

- HS dựa vào các bước để tìm hai số

Bài 2: Tổng số tuổi của bố và mẹ là 69 tuổi Bố hơn mẹ 5 tuổi Hỏi bố bao nhiêu tuổi? Mẹ bao nhiêu tuổi?

- Phân tích đề bài: Tổng là 69, hiệu là 5

Tuổi bố hơn tuổi mẹ 5 tuổi nên tuổi bố là số lớn, tuổi mẹ là số bé

Trang 12

- Với dạng bài này, học sinh phải nhận biết và làm được:

+ Chu vi hình chữ nhật chính là tổng chiều dài và chiều rộng nhân 2; vì vậymuốn tìm 1 lần tổng chiều dài và chiều rộng(hay nửa chu vi mảnh đất) theo dạngtoán thì phải lấy chu vi đã cho chia cho 2

+ Xác định chiều dài mảnh đất là số lớn, chiều rộng mảnh đất là số bé

+ Tính chiều dài, chiều rộng mảnh đất theo công thức

- Trình bày: Bài giải

+ Cách 1: Tính tuổi mẹ, tuổi con cách đây 5 năm

Tính tuổi mẹ, tuổi con hiện nay

+ Cách 2: Tính tổng số tuổi của hai mẹ con hiện nay Tính tuổi của mỗi người

Bài làm của học sinh

Bài làm theo cách 1:

Ngày đăng: 28/05/2021, 14:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w