1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Bài giảng Tiếng Việt và bộ môn tiếng Việt thực hành - GV. Cao Bé Em

120 16 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 2,59 MB

Nội dung

Bài giảng Tiếng Việt và bộ môn tiếng Việt thực hành trang bị cho người học những nội dung kiến thức như: Khái quát về tiếng Việt, khái quát về văn bản, rèn luyện kỹ năng tạo lập – lĩnh hội văn bản và đoạn văn, rèn luyện kỹ năng đặt câu, rèn luyện kỹ năng dùng từ, rèn luyện kỹ năng về ngữ âm – chữ viết chính tả. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm các nội dung chi tiết.

Trang 2

I KHÁI QUÁT VỀ TIẾNG VIỆT

II KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN

III RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TẠO LẬP – LĨNH HỘI VĂN BẢN VÀ ĐOẠN

Trang 3

Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt (dân tộc Kinh) đồng thời cũng là tiếng phổ thông của tất cả các dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam.

1 Các chức năng của Tiếng Việt:

- Phương tiện giao tiếp quan trọng nhất

- Ngôn ngữ chính thức trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu

- Chất liệu để sáng tạo nghệ thuật

- Công cụ nhận thức, tư duy và mang rõ dấu ấn của nếp cảm, nếp nghĩ

và nếp sống của người Việt

- Phương tiện tổ chức và phát triển xã hội

2 Những đặc điểm riêng trong cơ cấu tổ chức của tiếng Việt:

Trang 4

2.1 Riêng về loại hình:

- Là từ không có căn tố và phụ tố

Vd: Tiếng việt: sách, sinh viên, viết…

Vd: Tiếng Anh: books, student, write…(“s” – số nhiều, đếm được; “ing” thì

tiếp diễn của động từ có quy tắc….)

- Là từ không biết đổi hình thái

Vd: Tôi tặng anh ấy một cuốn sách, anh ấy cho tôi một quyển vở

- Là từ có tính đơn tiết: Trong tiếng Việt thường có vỏ ngữ âm trùng với âm

tiết (tiếng hay hình vị) và là cơ cở để tạo từ láy và từ ghép.

Vd: Nó/ đang/ viết/ thư/ cho/ thầy.

He/ is writ/ing/to/ his/ teach/er.

Vd: Nhỏ - nhỏ nhắn, nhỏ nhoi (láy); nhỏ bé, nhỏ mọn, bé nhỏ (ghép)

Một âm tiết Tiếng Việt có cấu trúc chặt chẽ gồm 3 phần : Phụ âm đầu – Vần (âm đệm, âm chính, âm cuối) – Thanh điệu

Vd: âm tiết LOAN: Phụ âm đầu L + vần OAN+ thanh điệu KHÔNG

(Vần OAN gồm: Âm đệm O + âm chính A + âm cuối N)

Trang 5

2.2 Riêng về phương thức ngữ pháp:

- Trật tự từ: Trong tiếng Việt việc thay đổi trật tự sắp xếp các từ trong

câu thì ý nghĩa ngữ pháp cũng khác hoặc dẫn đến vô nghĩa

Vd: Tôi tin là nó sẽ thắng – Tôi tin là sẽ thắng nó

Tôi ăn cơm – ăn cơm tôi – cơm ăn tôi

- Hư từ: Trong tiếng Việt việc sử dụng các hư từ thì ngữ nghĩa trong

câu cũng thay đổi khác

Vd: Thành phố này – Những thành phố này; Ăn cơm với tôi! – Ăn cơm

cùng tôi! Tôi đang ăn cơm! Tôi đã ăn cơm rồi! Tôi vừa ăn cơm xong!

Vd: Mẹ và con sẽ đến – Mẹ với con sẽ đến – Mẹ hoặc con sẽ đến (

khác sắc thái: liệt kê – liên hợp – lựa chọn giữa X và Y)

- Trọng âm: Trong tiếng Việt việc phát âm nhấn mạnh (độ mạnh, độ

dài, độ cao) vào một âm tiết nào đó sẽ tạo ra những sắc thái ngữnghĩa khác

Vd: Ê!, này!, dạ!, ôi!, chao!

Trang 6

Vd: Phương pháp làm việc mới là điều quan trọng (1)

Phương pháp làm việc mới là điều quan trọng (2)

Xe không được qua cầu

Học sách này không được học sách khác

Gà chọi không được giết thịt

Bộ đội đánh sập cầu tiêu diệt ba trăm tên giặc

Uống bia nhiều người đứng không vững.

- Ngữ điệu: Trong tiếng Việt việc sử dụng biến đổi độ cao, cường độ, tốc

độ, chổ ngừng khi phát âm cũng mang những ý nghĩa tình thái khác

Vd: A, mẹ đã về!, ai gọi đó?, ôi, tuyệt quá, v âng…vâng, còn bà thì đ ep đẹp!

3 Nguồn gốc và quan hệ họ hàng của Tiếng Việt:

Nhìn chung có nhiều quan niệm về nguồn gốc của Tiếng Việt:

- Tabe (1838) trong “Từ điển Việt Nam tự vi”: Tiếng Việt có nguồn gốc từ

tiếng Hán; Êđricua (1954): Tiếng Việt có nguồn gốc từ họ Đông Nam

á (chi Môn – khơmer)…

Trang 7

Sơ đồ nguồn gốc và quan hệ họ hàng của Tiếng Việt:

Mèo Dao

Tày Thái

Môn Khơ me

-Malay Mêla

đini

Tiền Việt – Mường

Trang 8

Tiếng Việt là ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Đông Nam á, họ Nam á, chi Môn - Khơme, nhóm Việt Mường chung Ngôn ngữ của người Việt tiếp xúc với ngôn ngữ Tày Thái, tiếp xúc và nhận nhiều yếu

tố Hán để rồi tách ra khỏi ngôn ngữ Việt Mường chung và trở thành Tiếng Việt độc lập như ngày nay.

Vd: Bảng so sánh từ cơ bản giữa tiếng Việt và Môn – Khơme

KIỀU)

Trang 9

4 Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt:

- Phải có tình cảm yêu quý và thái độ thái độ trân trọng đối với TiếngViệt

- Phải xem việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt như một ý thứcthường trực, một thói quen

- Phải sử dụng đúng các chuẩn mực và quy tắc của Tiếng Việt: Về phát

âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp, phong cách.

- Sử dụng từ ngữ sáng tạo trong chuẩn mực góp phần làm giàu thêmvốn từ vựng Tiếng Việt

- Sử dụng từ ngữ Tiếng Việt cần phải có văn hóa, lịch sự trong giaotiếp

- Tiếp nhận các yếu tố ngôn ngữ cần thiết (khi Tiếng Việt còn thiếu) đểlàm phong phú cho Tiếng Việt, tránh lạm dụng, mượn tràn lan, phatạp, lai căng… ( nửa Việt – nửa Ngoài)

Trang 10

I GIAO TIẾP VÀ VĂN BẢN.

Giao tiếp là hoạt động tiếp xúc giữa con người và con người trong

xã hội, ở đó diễn ra sự trao đổi thông tin, nhận thức, tư tưởng, tìnhcảm và sự bày tỏ mối quan hệ, sự ứng xử, thái độ của con ngườiđối với con người và đối với những vấn đề cần giao tiếp

- Phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và xã hội loài

Trang 11

- Hai quá trình của hoạt động giao tiếp luôn luôn chịu tác động chiphối của các nhân tố: Nhân vật giao tiếp

Nội dung giao tiếp Hoàn cảnh giao tiếp Mục đích giao tiếp Cách thức giao tiếp

II KHÁI NIỆM VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VĂN BẢN.

1 Khái niệm: Nhìn chung các nhà ngôn ngữ học hiện nay đã đưa ra

nhiều định nghĩa về văn bản khác nhau, cụ thể:

- Sách Tiếng Việt 9 chỉnh lí quan niệm: “Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, nó là một thể thống nhất có tính trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức.”

- Nguyễn Đức Dân quan niệm: “Văn bản là kết quả của quá trình tạo lời nhằm một mục đích nhất định: Chuyển một nội dung hoàn chỉnh cần thông báo thành câu chữ.

Trang 12

- Hai tác giả Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp: “Mỗi văn bản

có thể xem là một tập hợp các câu được tổ chức xoay quanh một chủ đề nào đó nhằm vào một định hướng giao tiếp nhất định.

Tóm lại: Văn bản được hiểu là sản phẩm của hoạt động giao tiếp

bằng ngôn ngữ mang tính chỉnh thể ở dạng viết, nói, thường là

tập hợp của các câu, có tính trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh

về hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và hướng tới một mục tiêu giao tiếp nhất định.

2 Các đặc trưng cơ bản của văn bản:

- Tính trọn vẹn về nội dung (thống nhất về đề tài, chủ đề)

- Tính hoàn chỉnh về hình thức.(Kết cấu hay cấu trúc), văn bản

thường gồm 4 phần: Đầu đề (tiêu đề, tựa đề, nhan đề) – Mở đầu

(đặt vấn đề) – Phần chính (giải quyết vấn đề) – Kết (kết thúc vấn đề)

- Tính liên kết chặt chẽ, mạch lạc (mạng lưới liên hệ về logic và

ngữ nghĩa giữa các câu, đoạn, phần)

Trang 13

- Hướng tới một mục tiêu giao tiếp nhất định.

- Văn bản phải có một phong cách nhất định.

Đàn cá hồi gặp thác phải nghỉ lại lấy sức để sáng mai vượt sóng Suốt đêm, thác réo điên cuồng Nước tung lên thành những búi trắng như tơ Suốt đêm, đàn cá rậm rịch.

Mặt trời vừa nhô lên Dòng thác óng ánh sáng rực dưới nắng Tiếng nước xối gầm vang Những con cá hồi lấy đà lao vút lên như chim Chúng xé toạc màn mưa bạc trắng Những đôi vây xòe ra như đôi cánh.

Đàn cá hồi lần lượt vượt thác an toàn Đậu “chân” bên kia ngọn thác, chúng chưa kịp chờ cho cơn choáng đi qua, lại hối hả lên đường (theo Nguyễn Phan Hách)

Trang 14

Vd: Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi (1) Những đoá hoa râm bụt thêm màu đỏ chói (2) Bầu trời xanh bóng như vừa được gội rửa (3) Mấy đám mây bông trôi nhởn nhơ, sáng rực lên trong ánh mặt trời (4) (về măt nội dung – chủ

đề)

Vd: Quan lại vì tiền mà bất chấp công lý(1) Sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vương Ông(2) Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Hạnh, Bạc Bà vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán người (3) Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm(4) Khuyển Ưng

vì tiền mà lao vào tội ác(5) Cả một xã hội chạy theo đồng tiền(6) (Về mặt tính

liên kết)

Vd: Sông Đà khai sinh ở huyện Cảnh Đông tỉnh Vân Nam, lấy tên là Li Tiên mà đi qua một vùng núi ác, rồi đến gần nửa đường thì xin nhập quốc tịch Việt Nam, trưởng thành mãi lên và đến ngã ba Trung Hà thì chan hoà vào sông Hồng Từ biên giới Trung Việt tới ngã ba Trung Hà là 500 cây số lượng rồng rắn, và tính toàn thân sông Đà thì chiều dài là 888 nghìn thước mét (Nguyễn Tuân) (Về mặt

Trang 15

Vd Bài thơ tứ tuyệt thường có cấu trúc (khai – thừa – chuyển – hợp); bài văn ngắn (mở đầu – triển khai – kết luận); bài văn tế (lung khởi – thích thực – ai vãn – khốc tận); bài thơ thất ngôn bát cú (đề - thực – luận – kết); truyện và kịch (mở đầu – khai đoan – phát triển – đỉnh điểm – kết thúc)… (Về mặt hình thức trong văn bản).

Vd Truyện Hai con dê: Dê trắng và Dê đen cùng qua một chiếc cầu

hẹp.(1) Dê đen đi đằng này lại, Dê trắng đi đằng kia qua.(2) Con nào cũng muốn sang trước, chẳng con nào chịu nhường con nào (3) Chúng hút nhau.(4) Cả hai đều rơi tõm xuống suối.(5)

III CÁC LOẠI VĂN BẢN

Thường được phân biệt các loại văn bản:

VB

KHOA

HỌC

VB HÀNH CHÍNH

VB NGHỊ LUẬN

VB NGHỆ THUẬT

VB BÁO CHÍ

VB SINH HOẠT

Trang 16

I PHÂN TÍCH VĂN BẢN:

Hằng ngày chúng ta luôn tiếp xúc với nhiều loại văn bản khác nhau Muốn hiểu và đánh giá được giá trị của chúng, cần tiến hành phân tích văn bản Phận tích văn bản chính là hoạt động

nằm trong quá trình lĩnh hội văn bản, một trong hai quá trình

giao tiếp Sau đây cần nắm một số thao tác cần thiết để tiến hành

phân tích một văn bản

* Người viết văn bản và đối tượng giao tiếp mà văn bản hướng tới.

* Hoàn cảnh giao tiếp văn bản

* Loại hình văn bản

* Đề tài của văn bản

* Chủ đề của văn bản

Trang 17

II PHÂN TÍCH ĐOẠN VĂN:

1 Quan niệm về đoạn văn:

Đoạn văn là đơn vị cơ sở cấu thành văn bản, trực tiếp đứng trên câu, diễn đạt một nội dung nhất định, được mở đầu bằng chỗ lùi đầu dòng, viết hoa và kết thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn.

2 Phân tích đoạn văn:

- Khi phân tích đoạn văn trong văn bản, chúng ta cần lần lượt làm sáng

PHƯƠNG THỨC LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG ĐOẠN VĂN

Trang 18

2.1 Tìm ý chính của đoạn văn:

Ý chính của đoạn văn là ý bao trùm, ý chung mà tất cả các câu trong đoạn đều tập trung thể hiện.

Có hai trường hợp thể hiện ý chính:

[1] Trường hợp đoạn văn có câu chủ đề ( đặc ở đầu – giữa – cuối)

thì câu chủ đề là câu nêu lên ý chính.

[2] Trường hợp đoạn văn không có câu chủ đề (thì các câu trong đoạn nêu lên ý chung nhất trong toàn đoạn)

Vd 1: Nghệ thuật thơ trong Nhật kí trong tù thật là phong phú (1) Có

bài là lời phát biểu trực tiếp, đọc hiểu ngay(2) Có bài lại dùng lời ngụ ngôn rất thâm thúy(3) Đó là cái thâm thúy đầy trí tuệ và hết sức uyên bác của một học giả phương Đông(4) Lại có bài tự sự, có bài trữ tình(5) Lại có bài châm biếm(6).Nghệ thuật châm biếm cũng nhiều vẻ(7) Khi thì tiếng cười mỉa mai(8) Khi thì tiếng cười phẫn nộ(9).Cũng có khi đằng sau tiếng cười là nước mắt(10).

Trang 19

Vd 2: Thú mỏ vịt ngày nay còn mang nhiều đặc điểm của loài bò

sát(1) Ngoài ra cấu tạo hoá thạch của một số loài bò sát sống ở Đại Trung Sinh đã có một số đặc điểm của giống thú: có răng mọc trong lỗ chân răng ở xương hàm…(2).Vì vậy, bò sát cổ hẳn phải là tổ tiên của loài thú (3).

Vd 3: Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học Chúng thẳng tay

chém giết những người yêu nước thương nòi của chúng ta Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong các bể máu (Hồ Chí Minh)

Vd 4: Cờ mọc trước cửa mỗi nhà Cờ bay lên những ngọn cây xanh

lá Cờ đậu trên tay những người đang lũ lượt đổ về chợ Trên dòng sông mênh mông, bao nhiêu là xuồng với những lá cờ mỗi lúc mỗi gần nhau, đổ về bến chợ Xuồng nối nhau san sát, kết thành một chiếc bè đầy cờ, bập bềnh trên sóng (Theo Nguyễn Quang Sáng)

Trang 20

Vd 5 Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến Bầu trời càng thêm xanh.

Nắng vàng ngày càng rực rỡ Vườn cây lại đâm chồi nẩy lộc Rồi vườn cây ra hoa Hoa bưởi nồng nàn Hoa nhãn ngọt Hoa cau thoảng qua Rồi vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy Những thím chích chòe nhanh nhảu Những chú khướu lắm điều Những anh chào mào đỏm dáng Những bác cu gáy trầm ngâm.

Vd 6 Đã có hàng loạt đợt ra quân rầm rộ phòng chống mà túy ở

trường học, giảng đường Nhiều văn bản phòng chống ma túy đã được kí kết giữa các ban ngành, đoàn thể tại nhiều tỉnh thành Nhiều điểm buôn bán hêroin bị phanh phui Mới đây tòa án nhân dân Hà Nội đã tuyên nhiều án tử hình về tội buôn bán ma túy.

2.2 Tìm hiểu cách lập luận (cấu trúc) trong đoạn văn:

Lập luận là đưa ra một hoặc một số luận cứ (lí lẽ) nhằm dẫn dắt người nghe, người đọc đến một kết luận nào đấy mà người viết, người nói muốn đạt tới.

* Các phương pháp lập luận (cấu trúc) thường gặp trong đoạn văn:

Trang 21

Phương pháp lập luận Diễn dịch

Quy nạp Tổng–Phân–Hợp Song hành

Móc xích

So sánh Nhân quả

Chú ý: Tùy vào từng nội dung người viết có thể sử dụng một hoặc nhiều

thao tác lập luận trong đoạn.

Vd: Quan lại vì tiền mà bất chấp công lý Sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vương Ông Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Hạnh Bạc Bà vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán người Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm Khuyển Ưng vì tiền mà lao vào tội ác Cả một xã hội chạy theo đồng tiền.

Trang 22

a Lập luận diễn dịch: Là đoạn có câu chủ đề (câu khái quát ý chính

toàn đoạn) nằm ở vị trí đầu đoạn, các câu còn lại triển khai, cụ thể hóa cho nó.

Vd Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến Bầu trời càng thêm xanh Nắng vàng ngày càng rực rỡ Vườn cây lại đâm chồi nẩy lộc Rồi vườn cây ra hoa Hoa bưởi nồng nàn Hoa nhãn ngọt Hoa cau thoảng qua Rồi vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy Những thím chích chòe nhanh nhảu Những chú khướu lắm điều Những anh chào mào đỏm dáng Những bác cu gáy trầm ngâm.

Vd: Dế Mèn được trẻ em yêu thích trước hết vì chú có ý muốn sống độc lập từ thuở bé Chú cần cù làm việc và vui thích khi được mẹ cho ở riêng Đáng yêu biết bao là hình ảnh chú dế cường tráng, tay chân nở nang, thân hình vạm vỡ vì chú chăm chỉ rèn luyện thân thể.

Trang 23

b Lập luận quy nạp: Trái ngược với diễn dịch, là đoạn văn có câu

chủ đề đặt ở vị trí cuối đoạn như là sự đúc kết lại nội dung của các câu đã trình bày trước nó.

(n)

Vd: Quan lại vì tiền mà bất chấp công lý Sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vương Ông Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Hạnh Bạc Bà vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán người Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm Khuyển Ưng vì tiền mà lao vào tội ác Cả một xã hội chạy theo đồng tiền (Hoài Thanh)

Vd: Nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu xanh: xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt của lúa chiêm đang thì con gái, xanh đậm của những rặng tre, đây đó có một vài cây phi lao xanh biếc và rất nhiều màu xanh khác nữa Cả cánh đồng thu gọn trong tầm mắt, làng nối làng, ruộng tiếp ruộng Cuộc sống nơi đây có một cái gì mặn mà ấm áp (Thanh Tịnh)

Trang 24

c Lập luận “Tổng – phân – hợp”: Là kiểu phối hợp cả diễn dịch và

quy nạp, là đoạn văn có câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát của đoạn, các câu tiếp theo triển khai, cụ thể hóa câu đầu và câu cuối đoạn là sự đúc kết lại những nội dung đã trình bày trong những câu đứng trước.

hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng (Vũ Tú Nam)

Trang 25

d Lập luận song hành: Là đoạn văn không có câu chủ đề, mỗi câu

trong đoạn triển khai một hướng của chủ đề chung toàn đoạn, các câu có quan hệ ngang hàng nhau, bình đẳng nhau về ngữ pháp.

Lược đồ:

Vd: Ca dao là bầu sữa nuôi dưỡng tuổi thơ Ca dao là hình thức trò chuyện tâm tình của những tràng trai, cô gái Ca dao là tiếng nói biết ơn, tự hào về công đức của tổ tiên và anh linh của những người

đã khuất Ca dao là phương tiện bộc lộ nỗi tức giận hoặc lòng hân hoan của người sản xuất.

Vd: Trời nắng chang chang, tiếng tu hú gần xa ran ran Hoa ngô xơ xác như hoa cỏ may Lá ngô quắt lại rủ xuống Những bắp ngô đã mập và chắc, chỉ còn chờ tay người đến bẻ mang về (Nguyên

Hồng)

Trang 26

e Lập luận móc xích: Là đoạn văn không có câu chủ đề, chủ đề đoạn

được triển khai theo hướng ý của câu sau kế tục ý của câu trước, cứ thế cho đến hết đoạn.

Ngoài ra còn có đoạn văn được lập luận theo cấu trúc: Đặc biệt, nhân quả, so sánh

Trang 27

* Thực hành bài tập xác định câu chủ đề (ý chính) và cấu trúc lập luận trong đoạn văn:

Vd: Lòng sông rộng, nước xanh trong Giữa khoảng trời nước mênh

mông ấy, thuyền êm trôi xuôi dòng khơi vơi trong bến mộng Trời chiều bảng lảng rơi dần vào hoàng hôn, trăng lơ lửng giãi xuống bàng bạc Sương mung lung giăng đầy trời đất.

Vd: Tôi quyết trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại

phong phú như thời đại này Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng lúc một hồn thơ rộng như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên… và rạo rực băn khoăn như Xuân Diệu (Hoài Thanh).

Vd: Đọc thơ Nguyễn Trãi, nhiều người đọc khó mà biết có đúng là thơ

Nguyễn Trãi không Đúng là thơ nguyễn Trãi rồi thì cũng không phải

là dễ hiểu đúng Lại có khi chữ hiểu đúng, câu hiểu đúng mà toàn bài không hiểu Không hiểu vì không biết chắc bài thơ được viết ra lúc nào trong cuộc đời nhiều chìm nổi của Nguyễn Trãi”.

Trang 28

2.2 Tìm hiểu sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn:

Liên kết trong văn bản, đoạn văn là mạng lưới liên hệ chặt chẽ giữa các câu, các mối quan hệ nội dung, hình thức trong văn bản, đoạn văn.

Vd: Con chó này bướng lắm Dạy chỉ phí công.

Thần Chết hỏi: Làm sao bà tới đây được?

"Người pháp đổ máu đã nhiều Dân ta hi sinh cũng không ít".

Để liên kết, phải sử dụng các yếu tố ngữ âm (vần, nhịp, số lượng âm tiết, thực từ, hư từ, cụm từ, cấu trúc câu…) theo một phương thức nhất định.

* Có các phương thức liên kết như sau:

a Phương thức lặp: Là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ, ở

những bộ phận khác nhau của văn bản, đoạn văn nhằm liên kết chúng lại với nhau.

+ Lặp từ ngữ: Vd Buổi sáng, Bé dậy sớm ngồi học bài (1) Dậy sớm học

bài là một thói quen tốt(2) Nhưng phải cố gắng lắm mới có được thói quen ấy(3) Rét ghê, thế mà Bé vùng dậy, chui ra được khỏi cái chăn

ấm(4) Bé ngồi học bài(5).

Trang 29

Vd: Lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi (Hồ Chí Minh)

+ Lặp ngữ âm: Vd: Muôn ngàn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng lên Thành đồng tổ quốc Và sông Hồng bất khuất có cái

chông tre (Thép Mới); hoặc bài Thu điếu - Nguyễn Khuyến

Trang 30

+ Thế đại từ: Vd."Rõ ràng Trống Choai của chúng ta đã hết tuổi bé

bỏng thơ ngây Chú chẳng còn phải quấn quýt quanh chân mẹ nữa

rồi.”

Vd: Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống Nó do đấu

tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố.

+ Thế từ đồng nghĩa, gần nghĩa: Vd."Nghe chuyện Phù Đổng Thiên

Vương, tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ giản dị, như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa(1) Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng(2) Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm “(3) (Nguyễn Đình Thi)

Vd: Sài Gòn làm cho thế giới kinh ngạc Sức sống của thành phố

mãnh liệt không sao tưởng nổi.

Vd: Một cái mũ len xanh nếu chị sinh con gái Chiếc mũ sẽ đỏ tươi

nếu chị đẻ con trai.(Anh Đức)

Trang 31

c Phương thức liên tưởng: Là cách sử dụng những từ ngữ chỉ những

sự vật có thể nghĩ đến theo một định hướng nào đó, xuất phát từnhững từ ngữ ban đầu, nhằm tạo ra mối liên kết giữa các phần chứachúng trong văn bản, đoạn văn

Quân đội Sĩ quan, binh lính, vũ khí

Chiến tranh Hi sinh, tàn khốc, đau thương

+ Liên tưởng đồng loại:

Chẫu ngồi chẫu khóc: Chàng ôi là chàng!

Ễnh ương đánh lệnh đã vang!

Tiền đâu mà trả nợ làng ngóe ơi!

Vd: Chim chóc cũng đua nhau đến hồ làm tổ Những con sít lông tím,

mỏ hồng kêu vang như tiếng kèn đồng Những con bói cá mỏ dài lông sặc sỡ Những con cuốc đen trũi len lủi giữa các bụi ven bờ.

Trang 32

+ Liên tưởng về số lượng: Vd Năm hôm, mười hôm Rồi nửa tháng,

lại một tháng.(Nguyễn Công Hoan)

+ Liên tưởng định vị: Vd Nhân dân là bể - Văn nghệ là thuyền.

Nước xanh như pha mực Bên hồ ngọn tháp bút Viết thơ lên trời cao (Trần Đăng Khoa)

+ Liên tưởng theo đặc trưng sự vật.

Vd: Mặt trời lên bằng hai con sào thì ông về đến con đường nhỏ rẽ về làng Không cần phải hỏi thăm nữa cũng nhận ra rặng tre ở trước mặt kia là làng mình rồi Cái chấm xanh sẫm nhô lên đó là cây đa đầu làng Càng về đến gần càng trông rõ những quán chợ khẳng khiu nấp dưới bóng đa (Nguyễn Địch Dũng)

Làng được đặc trưng bằng rặng tre, cây đa, quán chợ

Trang 33

d Phương thức nghịch đối: Là sử dụng những từ ngữ trái nghĩa vào

những bộ phận khác nhau có liên quan trong văn bản, đoạn văn, cótác dụng liên kết các bộ phận ấy lại với nhau

Vd Gia đình mất hẳn vui Bà khổ, Liên khổ, mà ngay chính cả y cũng khổ (Nam Cao)

Vd Những vấn đề vật chất giải quyết không khó đâu Bây giờ các đồng chí gặp khó khăn, theo tôi nghĩ một phần lớn là do không có người quản lí Có người quản lí rất tận tụy, đồng thời rất kiên trì, thì giải quyết được rất nhiều việc (Phạm Văn Đồng)

Vd Dẫu sao thì tôi vẫn mắc nợ anh ấy một chút lòng tử tế Gặp lúc cần đến tôi, tôi phải lấy sự tự tế ra mà đối lại Không lẽ tôi ghẻ lạnh? Tôi đành xếp tập giấy đang viết dở lại, đi theo anh ấy vậy…

(Nam Cao)

e Phương thức nối: Là cách dùng những từ ngữ sẵn mang ý nghĩa

chỉ quan hệ, và chỉ các quan hệ cú pháp khác trong câu, vào mụcđích liên kết các phần trong văn bản, đoạn văn

Trang 34

+ Nối bằng kết từ: (và, với, thì, mà, còn, nhưng, vì, nếu, tuy, cho nên )

Vd Nguyễn Trãi sẽ sống mãi trong trí nhớ và tình cảm của người Việt Nam Và chúng ta phải làm cho tên tuổi và sự nghiệp của Nguyễn Trãi rạng rỡ ra ngoài bờ cõi nước ta (Phạm Văn Đồng)

+ Nối bằng kết ngữ: (vì vậy, do đó, bởi thế, tuy vậy, nếu vậy, vậy mà,

vậy nên, thế thì, với lại, vả lại hay nghĩa là, trên đây, tiếp theo, nhìn chung, tóm lại, một là, ngược lại )

Vd Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi tổ tiên ta Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ, ta phải nhận rằng đã là con Lạc, cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc (Hồ Chí Minh)

Vd Một hòi còi khàn khàn vang lên Tiếp theo là những tiếng bước chân bình bịch, những tiếng khua rội rã: phu nhà máy rượu bia chạy vào làm (Nam Cao)

+ Nối bằng trợ từ, phụ từ, tính từ: (Cũng, cả, lại, khác, chỉ, là, vẫn )

Vd "Tôi biết trong vụ này anh không phải là thủ phạm Thủ phạm là người khác cơ".

Trang 35

Vd: Gà lên chuồng từ lúc nãy Hai bác ngan cũng đã ì ạch về chuồng rồi Chỉ duy có hai chú ngỗng vẫn tha thẩn đứng giữa sân (Tô

Hoài)

g Phương thức dùng câu hỏi và tỉnh lược

Vd: “Hạnh phúc là gì? Một số người cho đó là sự thỏa mãn….”(Vd 1.

2 tr 52 GT)

2.3 Tìm hiểu bố cục và lập luận toàn văn bản.

- Văn bản bao giờ cũng có kết cấu 3 phần rõ rệt:

Phần mở đầu Phần phát triển Phần kết thúc 2.4 Tái tạo đề cương văn bản (xem giáo trình)

Thực hành viết lại đề cương văn bản “Chống thói ba hoa” (Giáo

trình – tr 57)

Trang 36

III TẠO LẬP VĂN BẢN

Tạo lập văn bản là một trong hai quá trình lớn của hoạt động giao

tiếp bằng văn bản (tạo lập và lĩnh hội) Nó không đơn thuần chỉ là

việc viết văn bản, mà bao gồm nhiều giai đoạn, tạo nên một quy trình Có các giai đoạn sau đây:

1 Định hướng - xác định các nhân tố giao tiếp của văn bản.

Việc xác định này cần đảm bảo các nhân tố:

Viết cho ai? (nhân vật giao tiếp)

Viết cái gì? (nội dung giao tiếp)

Viết để làm gì? (mục đích giao tiếp)

Viết như thế nào? (hoàn cảnh và cách thức giao tiếp)

2 Lập đề cương cho văn bản.

a Xác định mục đích, yêu cầu việc lập đề cương: (xem Giáo trình)

b Một số loại đề cương thường dùng: Có 2 loại đề cương sơ giản và

đề cương chi tiết.

Trang 37

c Các thao tác lập đề cương cho văn bản:

[1] Xác lập các thành tố nội dung trong đề cương: Các thành tố nội

dung là các bộ phận của chủ đề văn bản, các ý lớn, ý nhỏ, các luậnđiểm lớn, nhỏ và các luận cứ thuộc các loại khác nhau Việc xác lập

các thành tố nội dung phụ thuộc vào nội dung chung của văn bản (chủ đề), mục đích, hình thức của văn bản (thể loại văn bản)

[2] Sắp xếp các thành tố nội dung theo một trình tự khách quan, lôgic Vd: Lòng yêu nước biểu lộ trong suốt lịch sử phát triển của dân tộc: + Trong lịch sử xa xưa

+Trong thời kì cận, hiện đại

+ Trong giai đoạn hiện nay

[3] Trình bày đề cương: Sau khi xây dựng xong hai thao tác trên, tiến

hành trình bày đề cương

Chú ý: Khi trình bày đề cương, cần đặt tiêu đề cho các phần, các

chương, các mục, ý lớn, ý nhỏ, luận điểm, luận cứ…(có thể dùng

các số La mã, Ả rập, các kí hiệu - , + , * ,…)

Trang 38

d Một số lỗi thường gặp khi lập đề cương:

- Xa đề hoặc lạc đề

- Nội dung triển khai không đầy đủ ý (thiếu ý)

- Nội dung trùng lập

- Nội dung mâu thuẫn, không hợp logic

- Nội dung lộn xộn, trình tự không hợp lí.

3 Viết đoạn văn vào văn bản với đề cương đã lập (tạo lập văn bản).

Sau giai đoạn định hướng và xác lập đề cương là đến giai đoạn viết văn bản Việc viết văn bản chính là việc hiện thực hóa đề cương Đề cương mới là bộ khung, là bản thiết kế chứ chưa phải là văn bản Muốn viết văn bản , cần phải dựa vào đề cương mà chuyển hóa thành văn bản Trong quá trình viết cần lần lượt tiến hành các hoạt

động viết chữ, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn và tạo văn bản.

* Yêu cầu về đoạn văn trong văn bản: Gồm 4 yêu cầu (Giáo trình –

Trang 117, 118)

Trang 39

* Các thao tác viết đoạn văn:

- Thao tác 1: Căn cứ vào đề cương đã xác lập, mỗi thành tố nội dung trong đề cương viết thành một hoặc nhiều đoạn văn.

- Thao tác 2: Lựa chọn hướng triển khai nội dung trong đoạn, cách lập luận trong đoạn và kết cấu của đoạn.

- Thao tác 3: Viết đoạn văn có hoặc không có câu chủ đề.

- Thao tác 4: Tách đoạn, chuyển đoạn và liên kết đoạn cho phù hợp.

4 Sửa chữa và hoàn thiện văn bản.

Sau khi viết xong văn bản, cần tiến hành công việc cuối cùng là đọclại văn bản, kiểm tra, phát hiện các lỗi, các sai sót và tiến hành sửachữa, điều chỉnh hợp lý

* Chú ý một số lỗi khi tạo lập đoạn văn, văn bản:

- Các lỗi trong đoạn: (lạc đề, thiếu chủ đề, lặp chủ đề, đứt mạch, mâu thuẫn về ý, thiếu hoặc liên kết lỏng lẻo…)

- Các lỗi về cấu tạo văn bản: (không tách đoạn, tách đoạn tùy tiện, không chuyển đoạn, liên kết đoạn ).

Trang 40

THỰC HÀNH BÀI TẬP CHƯƠNG 1, CHƯƠNG 2,

CHƯƠNG 3

Ngày đăng: 27/05/2021, 02:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w