Làng bản cổ truyền của dân tộc tày ở huyện võ nhai thái nguyên.pdf
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Trang 3Lêi c¶m ¬n
Tác giả luận văn xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới người hướng dẫn khoa học là PGS TS Đàm Thị Uyên Người đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ trong suốt thời gian qua để tác giả hoàn thành luận văn
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử- Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, đặc biệt là thầy giáo - nhà dân tộc học Hoàng Hoa Toàn Người đã đóng góp những ý kiến rất quý báu và bổ ích cho tác giả trong qua trình tiến hành luận văn
Tác giả cũng xin cảm ơn Thư viện trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và các phòng ban chuyên môn của huyện Võ Nhai; Sở Văn hoá thông tin tỉnh Thái Nguyên; Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam, … đã góp phần cung cấp thông tin giúp tác giả hoàn thành luận văn
Cuối cùng tác giả xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp, là anh Nông Ngọc Toản giáo viên trường THPT Võ Nhai, anh Nông Ngọc Châu bí thư đoàn xã Vũ Chấn cùng đông đảo bạn bè và đặc biệt là gia đình, người thân đã quan tâm, động viên và giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này
Thái Nguyên, tháng 09 năm 2010
Tác giả
TRẦN VĂN QUYỀN
Trang 43.4 Nội dung nghiên cứu của đề tài 11
4 Nguồn tư liệu 12
5 Phương pháp nghiên cứu 12
6 Đóng góp của đề tài 12
7 Cấu trúc của đề tài 13
CHƯƠNG 1 15
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN 15
1.1 Lịch sử hành chính huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên 15
1.2 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 16
1.2.1 Vị trí địa lý 16
1.2.2 Điều kiện tự nhiên 17
1.3 Khái quát về kinh tế - xã hội của huyện Võ Nhai 21
1.4 Dân cư và các dân tộc trên địa bàn huyện 23
1.4.1 Dân cư 23
1.4.2 Các dân tộc ở Võ Nhai 25
CHƯƠNG 2 29
LÀNG BẢN CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI TÀY 29
Ở HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN 29
Trang 55
2.1.1 Tên gọi và nguồn gốc tên gọi của làng bản 29
2.1.2 Không gian sinh tồn 37
2.2 Cơ cấu tổ chức 56
2.2.1 Các tổ chức quản trị 56
2.2.2 Tổ chức dòng họ 62
2.2.3 Các tổ chức có tính chất xã hội 66
2.2.4 Kiến trúc công cộng và các hoạt động cộng đồng 70
2.3 Những đặc trưng và vai trò của làng bản trong lịch sử 79
2.3.1 Tính chất đặc trưng của làng bản cổ truyền của người Tày ở Võ Nhai 79
2.3.2 Vai trò của làng bản 80
CHƯƠNG 3 85
NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA LÀNG BẢN NGƯỜI TÀY Ở VÕ NHAI 85
TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN NAY 85
3.1 Nguyên nhân biến đổi 85
3.2 Diễn biến và những biểu hiện 86
3.2.1 Những biến đổi về không gian sinh tồn 86
3.2.2 Những biến đổi trong nền kinh tế 94
3.2.3 Sự biến đổi trong cơ cấu tổ chức 99
3.3 Một vài kiến nghị 104
PHẦN KẾT LUẬN 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI CUNG CẤP THÔNG TIN 109
PHỤ LỤC ẢNH 115
Trang 6
PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài
Lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ
với nhau Đó là mối quan hệ giữa “cái chung” và “cái riêng” trong triết học
Nghiên cứu lịch sử một địa phương, một tộc người sẽ góp phần quan trọng làm sáng tỏ bức tranh vốn đã rất phong phú và phức tạp của lịch sử dân tộc
Việc nghiên cứu cơ cấu tổ chức của làng xã cổ truyền là chiếc chìa khoá để tìm hiểu và lý giải tất cả sự phong, phú rộng lớn và bao quát của vấn đề làng xã Làng xã trong tiến trình lịch sử Việt Nam có vai trò hết sức to lớn mà chúng ta không thể phủ nhận Nghiên cứu làng xã, chúng ta sẽ làm sáng tỏ nhiều vấn đề của lịch sử dân tộc cũng như những truyền thống, phẩm chất của con người Việt Nam nói chung
Vấn đề nghiên cứu làng xã cổ truyền Việt Nam càng trở nên bức thiết và có ý nghĩa hơn khi hiện nay vấn đề: Nông nghiệp – nông dân – nông thôn ngày càng nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta Đảng đề ra mục tiêu là phải đẩy mạnh công cuộc hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở Loại bỏ những gì, giữ lại và phát huy những gì là vấn đề có tính nguyên tắc trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay Điều đó chỉ có thể được thực hiện khi chúng ta có những hiểu biết sâu sắc qua sự nghiên cứu nghiêm túc về làng xã cổ truyền
Tầm quan trọng rất lớn của vấn đề về cả lý luận và thực tiễn là như vậy nhưng những nghiên cứu về làng xã Việt Nam hiện nay mới chỉ là bước đầu, còn đơn sơ và chưa đáp ứng được nhu cầu nhận thức cũng như thực tiễn Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam khoá X ngày 5/8/2008 đã chỉ ra “Nhận thức về vị trí, vai trò của nông
Trang 7nghiệp, nông dân, nông thôn còn bất cập so với thực tiễn; chưa hình thành một cách có hệ thống, các quan điểm lý luận về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; cơ chế chính sách phát triển các lĩnh vực này thiếu đồng bộ, thiếu tính đột phá, một số chủ trương chính sách không hợp lý, thiếu tính khả thi nhưng chậm điều chỉnh, bổ sung kịp thời…”
Trong bối cảnh đó, việc đi sâu nghiên cứu nhằm nâng cao nhận thức của chúng ta về vấn đề làng xã Việt Nam cổ truyền và hiện đại có ý nghĩa rất lớn trước khi đưa ra và thực hiện có hiệu quả những chính sách phát triển nông nghiệp - nông thôn – nông dân
Nghiên cứu những vấn đề làng bản cổ truyền của các dân tộc thiểu số cũng có ý nghĩa không kém phần quan trọng vì đồng bào các dân tộc thiểu số là bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam
Võ Nhai là huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, đồng bào các dân tộc nơi đây đã có những đóng góp rất lớn cho cách mạng trong lịch sử Đến nay, điều kiện kinh tế vật chất và đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc trong Huyện còn ở mức thấp Trong các dân tộc thiểu số ở đây, người Tày có số lượng lớn nhất và có quá trình định cư lâu dài nhất
Việc nghiên cứu làng bản cổ truyền của người Tày sẽ góp một phần rất quan trọng vào việc tái hiện lại bức tranh toàn cảnh về lịch sử xây dựng và phát triển của vùng đất Võ Nhai Kết quả nghiên cứu còn góp thêm cơ sở khoa học cho chính quyền địa phương các cấp trong việc đề ra và thực hiện những chính sách và biện pháp đúng đắn nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá cũng như nhằm bảo tồn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của người Tày nói riêng và nhân dân các dân tộc trong huyện Võ Nhai nói chung
Xuất phát từ bối cảnh và lý do trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề
“Làng bản cổ truyền của dân tộc Tày ở huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên”
làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình
Trang 82 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Do tầm quan trọng và rộng lớn của vấn đề mà đề tài làng xã Việt Nam nói chung đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học ở cả trong và ngoài nước trong những giai đoạn gần đây
Tuy nhiên, trong lịch sử, nhất là thời kỳ phong kiến và trước đó, vấn đề
làng xã rất ít được “đoái hoài” đến Lịch sử trong giai đoạn đó chỉ là lịch sử
của giai cấp thống trị và của những nhân vật kiệt xuất các nhà sử học phong kiến rất ít khi có những ghi chép về nông thôn, làng xã Chúng ta chỉ có thể góp nhặt được những ghi chép ít ỏi về làng xã trong một số bộ sử và địa chí
thời phong kiến nước ta như: Đại Việt thông sử, Dư địa chí, Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Đồng khách dư địa chí,… Trong đó, tác phẩm “Vũ trung tuỳ bút” của Phạm Đình Hổ là có giá trị tư liệu hơn cả
Từ thế kỷ thứ XVI – XVII trở đi, làng việt là đối tượng điều tra nghiên cứu của các thương nhân và giáo sĩ phương Tây Mục đích lớn nhất của họ là phục vụ cho công cuộc xâm lược và đô hộ Việt Nam Vì vậy, những nghiên cứu đó chưa được hệ thống và khách quan Tất nhiên, đây cũng là nguồn tư liệu không thể bỏ qua trong quá trình nghiên cứu làng xã cổ truyền
Sau chiến tranh thế giới lần thứ I, việc nghiên cứu làng Việt được mở rộng hơn trước Một số tác giả người Pháp đã có những tác phẩm chuyên khảo về làng Việt Nhưng, cách nhìn nhận và lý giải của họ vẫn không được khách quan Lúc này đã có một số tác giả người Việt tham gia nghiên cứu,
tiêu biểu nhất là Phan Kế Bính với Việt Nam phong tục, Nguyễn Văn Huyên
với một số chuyên khảo bằng tiếng Pháp
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, trong vùng kiểm soát của thực dân Pháp và sau đó là chính quyền Ngụy Sài Gòn, ở miền Nam có một
số tác phẩm tiêu biểu như: Kinh tế làng xã Việt Nam của Vũ Quốc Thúc (Hà Nội, 1951) Làng xã Việt Nam của Toan Ánh (Sài Gòn, 1968)
Trang 9Cuốn sách đầu tiên nghiên cứu làng xã Việt Nam theo quan điểm macxit
là cuốn “Vấn đề dân cày” của Qua Ninh và Vân Đình (tức Trường Chinh và
Võ Nguyên Giáp) do Đức Cường xuất bản năm 1937 Vấn đề làng xã chỉ thực sự được giới sử học Việt Nam ở miền Bắc đặc biệt quan tâm nghiên cứu kể từ sau Cải cách ruộng đất và phong trào tập thể hoá ở nông thôn Trong đó, cuốn sách nghiên cứu về làng xã Việt được coi là cơ bản và sâu sắc nhất tính đến
trước đổi mới là cuốn “Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc bộ” của
Nhưng một thực tế mà khi tìm hiểu chúng tôi thấy, đó là chưa hề có chuyên đề hay những công trình đi sâu nghiên cứu về cơ cấu tổ chức làng bản của các dân tộc thiểu số ở nước ta, trong khi làng xã cổ truyền của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ lại được rất nhiều các học giả quan tâm Có thể nói đây là một mảng tối trong việc nghiên cứu đề tài làng xã cổ truyền
Đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta là bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng vấn
Trang 10đề đại đoàn kết dân tộc Tất cả những chính sách về dân tộc thiểu số của Đảng ta đều xoay quanh 3 nguyên tắc: Đoàn kết, Bình đẳng, Tương trợ, nhằm làm sao từng bước vững chắc nâng cao đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của đồng bào, làm sao cho miền núi tiến kịp miền xuôi Đồng bào các dân tộc thiểu số tiến kịp với trình độ phát triển của người Kinh Vì vậy, việc nghiên cứu làng bản của người dân tộc thiểu số cũng có ý nghĩa quan trọng không kém vấn đề làng xã cổ truyền của người Việt
Những nhà dân tộc học hàng đầu ở nước ta như: Nguyễn Văn Huyên, Bế Viết Đẳng, Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn, Tấn Quỳnh, Đặng Văn lung, Hoàng Nam, Phan Hữu Dật, Hoàng Hoa Toàn,… đã dày công nghiên cứu một cách toàn diện về nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam Những nghiên cứu của họ thường miêu tả khái quát văn hoá các tộc người Trong đó, cơ cấu tổ chức làng bản của các dân tộc chỉ được họ đề cập đến như một khía cạnh, chưa phải đi sâu nghiên cứu mang tính chất chuyên đề Những nghiên cứu về dân tộc Tày cũng vậy
Đặc biệt, vấn đề “ Làng bản cổ truyền của dân tộc Tày ở huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên” chưa có ai nghiên cứu và công bố Chính vì vậy, đề tài
nghiên cứu của chúng tôi sẽ tập trung làm rõ vấn đề này Những công trình nghiên cứu của các học giả đi trước sẽ là nguồn tài liệu vô cùng quý giá để chúng tôi tham khảo, học tập cho việc hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình
3 Mục đích, đối tƣợng, phạm vi và nội dung nghiên cứu của đề tài
Trang 11Cụ thể hơn, tác giả mong muốn làm phong phú hơn những hiểu biết của khoa học về bản sắc văn hoá của dân tộc Tày vốn đã có nhiều nét đặc trưng trong đời sống vật chất, văn hoá tinh thần và tổ chức xã hội
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nhận thức rõ hơn một cơ cấu xã hội truyền thống, lâu đời của miền núi nước ta Qua đó, tác giả đề tài mong muốn đóng góp vào quá trình xây dựng nông thôn mới, làng bản văn hoá ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên nói riêng trong cuộc sống xã hội hiện đại
3.2 Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu kết cấu làng bản cổ truyền của dân tộc Tày ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên Kết cấu tổ chức đó bao gồm các loại hình tổ chức và các hình thức tập hợp người, các quy chế vận hành của nó Đề tài cũng nghiên cứu những ảnh hưởng của kết cấu tổ chức đó lên đời sống vật chất, tâm lý và truyền thống của người Tày ở nơi đây
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu quá trình ra đời, phát triển và biến đổi của làng bản người Tày ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên theo diễn tiến của lịch sử
Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu làng bản của dân tộc Tày trên địa giới huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên ngày nay (tập trung vào các xã phía Bắc, nơi có người Tày cư trú với tỷ lệ cao)
3.4 Nội dung nghiên cứu của đề tài
Khái quát về huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân số, các thành phần dân tộc, lịch sử hành chính của huyện…
Kết cấu tổ chức làng bản của dân tộc Tày, ảnh hưởng của kết cấu đó lên hoạt động kinh tế, đời sống vật chất, tinh thần và những truyền thống trong đời sống văn hoá của họ; so sánh với làng Việt truyền thống và một số dân tộc khác
Trang 12Nêu lên những nét đặc trưng cổ truyền trong văn hoá làng bản của đồng bào
4 Nguồn tư liệu
Đề tài làng xã cổ truyền nói chung và làng bản cổ truyền của người dân tộc thiểu số nói riêng hầu như không được bất kỳ một cuốn chính sử của một vương triều phong kiến nào đề cập đến Tuy nhiên, khi tham khảo kỹ một số
bộ sử cũ như: Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam thực lục,… chúng tôi cũng đã
tìm được một số thông tin liên quan nhằm phục vụ cho đề tài của mình
Chúng tôi cũng tiếp cận được với khá nhiều các tác phẩm, tài liệu, kỷ yếu, đề tài nghiên cứu, các chuyên khảo hoặc có liên quan đến làng xã cổ truyền và các dân tộc thiểu số Việt Nam, đặc biệt là về dân tộc Tày
Hệ thống văn bản về chính sách đối với các dân tộc thiểu số của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền cũng rất quan trọng với đề tài này
Đặc biệt quan trọng hơn cả là tư liệu điền dã, khảo sát thực địa Ngoài ra một số hương ước, gia phả, tộc phả và địa bạ cũng được chúng tôi lưu tâm tới trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài luận văn
5 Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng và kết hợp một số phương pháp sau đây: Điền dã, miêu thuật, hồi cố, thống kê, so sánh, tự sự lịch sử, liên ngành,… nhằm làm sao những thông tin có được là chính xác nhất và khách quan nhất, chất lượng đề tài tốt nhất trong khả năng có thể
chính sách của chính quyền địa phương các cấp nhằm nâng cao đời sống
Trang 13vật chất cũng như tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số và sự phát triển của địa phương
Một đóng góp quan trọng nữa của đề tài là sẽ góp phần tôn tạo, giữ gìn những giá trị truyền thống trong bản sắc văn hoá của dân tộc Tày ở Võ Nhai, Thái Nguyên nói riêng và các dân tộc thiểu số trên toàn lãnh thổ Việt Nam nói chung Đề tài ở một mức độ nào đó sẽ nâng cao ý thức tự giác của mỗi người chúng ta trong việc biết trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của người Tày cũng như các dân tộc thiểu số khác
Cuối cùng, đề tài là một nguồn tài liệu tham khảo cho việc học tập và nghiên cứu lịch sử địa phương, dân tộc học, văn hoá học…
7 Cấu trúc của đề tài
Đề tài được chia làm 3 phần: - Phần mở đầu
Trang 15Theo các tác giả trong Địa chí Thái Nguyên và nhà sử học Nguyễn Xuân
Minh (chủ biên) trong cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Võ Nhai thì thời thuộc
Đường, vùng đất Võ Nhai có tên là huyện Vũ Lễ, thời Lý, Trần có tên gọi là châu Vạn Nhai Thời thuộc Minh (đầu thế kỷ XV), châu Vạn Nhai lại đổi tên thành châu Vũ Lễ Đầu thời nhà Lê (đời Lê Thuận Thiên), châu Vũ Lễ đổi thành huyện Võ Nhai, thuộc phủ Phú Bình do phiên thần họ Ma nối đời cai quản Đến thời Nguyễn (từ 1802) vẫn theo như thế Đến năm Minh Mệnh thứ 16 (1836), huyện Võ Nhai có 8 tổng, gồm 29 xã, trại, cai trị theo chế độ lưu quan Đời Đồng khánh (1886- 1888), huyện Võ Nhai vẫn gồm 8 tổng và 29 xã, trại 8 tổng ở Võ Nhai lúc này gồm: Lâu Thượng, Lâu Hạ, Tràng Xá, Bắc Sơn, Nhất Thể, Quỳnh Sơn, Tân Tri, Vĩnh Yên
Huyện lỵ thời trước đặt ở xã Lâu Thượng, đến đời Đồng Khánh chuyển
vào xã Tràng Xá [19, tr 987, 10, tr 7]
Năm 1894, thực dân Pháp cắt các tổng Bắc Sơn, Nhất Thế, Quỳnh Sơn, Tân Lưu, Vĩnh Yên ra khỏi huyện Võ Nhai để lập thành châu Bắc Sơn, thuộc tỉnh Lạng Sơn Huyện Võ Nhai được đổi thành châu Võ Nhai gồm 6 tổng: Lâu Thượng, Tràng Xá, Phương Giao, Cúc Đình, Thương Nung, Văn Lãng với 22 xã, 1phố, 5 trại Từ đó đến sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 vẫn giữ nguyên như thế
Trang 16Ngày 25/2/1948, Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ký sắc lệnh số 148/SL bỏ các đơn vị hành chính cấp phủ, châu, quận, tổng Châu Võ Nhai đổi thành huyện Võ Nhai gồm 17 xã
Ngày 22/12/1949, theo Nghi định số 224/ttg của Thủ tướng Chính phủ, thôn Sảng Mộc, xã Yên Hân, huyện Bạch Thông, Bắc Kạn được sát nhập vào xã Nghinh Tường, huyên Võ Nhai
Ngày 1/6/1985, theo Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng, bốn xã: Tân Long, Hoà Bình, Quang Sơn và Văn Lăng của huyện Võ Nhai được cắt về huyện Đồng Hỷ
Ngày 25/10/1990, theo Quyết định số 454/TCCP của Ban Tổ chức Chính
phủ, thị trấn Đình Cả được thành lập [ 19, tr.987]
Ngày nay, huyện Võ Nhai gồm 14 xã, 01 thị trấn với tổng số 170 xóm và 02 tổ dân phố 14 xã gồm: Nghinh Tường, Sảng Mộc, Vũ Chấn, Thượng Nung, Thần Sa, Cúc Đường, Lâu Thựơng, La Hiên, Tràng Xá, Liên Minh, Phương Giao, Dân Tiến và Bình Long 01 thị trấn Đình Cả
Như vậy, ta có thể thấy, châu Vạn Nhai, hoặc huyện Võ Nhai trong lịch sử có địa giới rộng hơn rất nhiều so với ngày nay, bao gồm cả huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn ngày nay và một phần huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
1.2 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.2.1 Vị trí địa lý
Sách Đại Nam nhất thống chí có chép: Huyện Võ Nhai cách phủ 82 dặm
về phía bắc, đông- tây cách nhau 124 dặm, nam- bắc cách nhau 152 dặm, phía đông đến địa giới huyện Hữu Lũng tỉnh Bắc Ninh 35 dặm, phía tây đến địa giới huyện Cảm Hoá 89 dặm, phía bắc đến địa giới huyện Văn Quảng tỉnh Lạng Sơn 70 dặm [6, tr 158]
Võ Nhai là một huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên thuộc vùng đặc biệt khó khăn nằm ở phía đông bắc của tỉnh Huyện nằm dọc theo quốc lộ 1B
Trang 17từ Thái Nguyên đi Lạng Sơn Võ Nhai có toạ độ địa lý 21036 đến 210
56 vĩ độ Bắc và 1050
45 đến 1060 17 kinh độ Đông Phía bắc huyện Võ Nhai giáp huyện Na Rì - Bắc Kạn, phía đông bắc giáp huyện Bắc Sơn - Lạng Sơn, phía nam giáp huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên và Yên Thế - Bắc Giang, phía tây giáp huyện Đồng Hỷ và Phú Lương - Thái Nguyên Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện theo địa giới hành chính là 845.1 km2
Thị trấn Đình Cả là huyện lỵ, trung tâm kinh tế - xã hội của huyện cách thành phố Thái Nguyên khoảng 40km về phía đông bắc, cách thị trấn Đồng Đăng - Lạng Sơn khoảng 80km về phía tây
Với vị trí như vậy, ta có thể thấy Võ Nhai có một vị trí chiến lược quan
trọng trong những thời kỳ có chiến tranh, là nơi dụng binh hiểm yếu “tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ” Từ Võ Nhai, người ta có thể dễ dàng qua Thái
Nguyên về Hà Nội, hoặc lên phía bắc qua Lạng Sơn để ra nước ngoài Ngoài trục giao thông 1B, ở phía tây và tây nam huyện còn có con đường mòn chay từ miền rừng núi Bắc Sơn qua Võ Nhai xuống vùng trung du và về xuôi
1.2.2 Điều kiện tự nhiên
Địa hình đất đai: điểm nổi bật của địa hình Võ Nhai là núi cao, dãy
Ngân Sơn chạy từ Bắc Kạn theo hướng Đông Bắc – Tây Nam và dãy Bắc Sơn chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam Vì vậy, huyện có địa hình phức tạp
Vùng núi dốc và núi đá vôi chiếm 92% diện tích tự nhiện Núi đá vôi tập trung ở phía bắc huyện, còn xuống phía nam, độ cao giảm dần Phần phía nam huyện phổ biến là những núi đất thấp, đặc trưng của vùng trung du
Toàn huyện có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 100 – 800m, đất sản xuất nông nghiệp phân bố ở độ cao 100 – 450m, nhìn chung những vùng đất bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, tập trung chủ yếu theo các khe suối, dọc các triền và thung lũng của vùng núi đá
Trang 18vôi Căn cứ vào địa hình, địa mạo và đất đai, huyện được chia làm 3 tiểu vùng như sau:
Tiểu vùng I: Bao gồm các xã, thị trấn dọc Quốc lộ 1B: Thị trấn Đình Cả, các xã La Hiên, Lâu Thượng và Phú Thượng Đây là vùng thấp nhất của Huyện, có địa hình tương đối bằng phẳng hơn các vùng còn lại, tạo nên bởi những thung lũng chạy dọc theo quốc lộ 1B, hai bên là hai dãy núi có độ dốc lớn
Tiểu vụng II: gồm 5 xã phía Nam: Tràng Xá, Liên Minh, Phương Giao, Dân Tiến và Bình Long Địa hình đồi núi bát úp, bị chia cắt bởi nhiều khe, suối, xen kẽ núi đá vôi Các bãi soi bằng phẳng phù hợp với phát triển cây công nghiệp, cây lương thực và chăn nuôi đại gia súc
Tiểu vùng III: Vùng núi cao bao gồm 6 xã: Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Vũ Chấn, Thần Sa và Cúc Đường Diện tích vùng phần lớn bị chiếm bởi những dãy núi đá vôi hùng vĩ, nhiều khe suối, cảnh đẹp tự nhiên Vùng này thuận lợi hơn cho việc phát triển chăn nuôi đại gia súc, lâm nghiệp, du lịch sinh thái và di tích lịch sử văn hoá
Với diện tích đất tự nhiên là 845,1 km2, Võ Nhai có 561,27 km2 đất lâm nghiệp, 77,24 km2 đất nông nghiệp, 1,55 km2 đất nuôi trồng thuỷ sản, 22,13 km2 đất phi nông nghiệp và 182,92 km2 đất chưa sử dụng Có thể thấy dù là một huyện có diện tích rộng lớn nhất tỉnh Thái Nguyên nhưng tiềm năng đất đai ở Võ Nhai không lớn, lại bị chia cắt mạnh Đất dành cho phát triển đô thị và giao thông trở nên khan hiếm Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố lại dân cư, khu cụm công nghiệp trong tương lai Đất đai dành cho nông nghiệp ở Võ Nhai nhìn chung không có độ phì nhiêu lớn và đang bị suy thoái mạnh
Dù diện tích đất lâm nghiệp lớn nhưng hiện nay tài nguyên rừng ở Võ Nhai còn lại rất nghèo, phần lớn là rừng non mới phục hồi, mới trồng, trữ lượng còn thấp Nhưng với sự hỗ trợ của nhà nước và sự tích cực của người dân, trong tương lai gần, tài nguyên rừng vẫn sẽ trở thành thế mạnh trong phát
Trang 19triển kinh tế của Võ Nhai Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao đời sống vật chất của đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt tại khu vực 6 xã phía bắc huyện
Khoáng sản: Võ Nhai nằm trong tỉnh Thái Nguyên thuộc vùng sinh
khoáng Đông Bắc - Việt Nam thuộc vành đai sinh khoáng tây Thái Bình Dương Do vậy, huyện có nguồn tài nguyên khá phong phú về chủng loại và trữ lượng
Kim loại mầu: chì, kẽm tìm thấy ở Thần Sa, vàng cũng tìm thấy ở Thần Sa nhưng chủ yếu là vàng sa khoáng với hàm lượng thấp
Khoáng sản phi kim: Phôtphorit ở La Hiên có trữ lượng được đánh giá vào loại khá (khoảng 60.000 tấn)
Toàn huyện có những dải núi đá kéo dài, chạy dọc huyện, đây là nguồn cung cấp vật liệu cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng, đá xây dựng, đất sét,… đặc biệt có sét xi măng ở Cúc Đường có trữ lượng lớn và chất lượng tốt
Tuy nguồn khoáng sản có trữ lượng lớn nhưng đến nay, việc khai thác vẫn chưa đáng kể Tài nguyên khoáng sản vẫn nằm ở dạng tiềm năng là chính Nhưng, nguồn tài nguyên này sẽ là một thế mạnh rất lớn của Võ Nhai trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nếu được khai thác và sử dụng hợp lý
Khí hậu: Khí hậu Võ Nhai mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi
Bắc bộ chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Võ Nhai nằm trong vùng lạnh nhất của tỉnh Thái Nguyên Nhiệt độ trung bình năm trên 22,4 độ C Tháng nóng nhất là tháng 7 có nhiệt độ trung bình là 27,8 độ C Tháng lạnh nhất là tháng 1 có nhiệt độ trung bình là 14,9 độ C Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 3 độ C Biên độ ngày và đêm là 7 độC Chế độ nhiệt và địa hình như trên tạo cho Võ Nhai lợi thế để phát triển các loại cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới như: hồng, táo, na, cam, quýt, vải, nhãn,…
Trang 20Chịu ảnh hưởng chế độ mưa vùng núi Bắc bộ, mùa mưa Võ Nhai thường diễn ra từ tháng 4 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Lượng mưa trung bình hàng năm 1.941,5mm và phân bố không đều, chủ yếu tập trung vào các tháng mùa mưa, khoảng 1.765mm (chiếm 91% lượng mưa cả năm) Lượng mưa lớn nhất thường diễn ra vào tháng 8, trung bình khoảng 372,2mm [19, tr 985]
Mưa lớn và tập trung gây xói mòn đất, lũ lụt ảnh hưởng tới cây trồng, độ phì nhiêu của đất và các công trình thuỷ lợi, đặc biệt là ở tiểu khu III và I, nơi có địa hình phức tạp, độ dốc cao và bị chia cắt nhiều
Bên cạnh đó các tháng mùa khô có lượng mưa không đáng kể, lượng bốc hơi nước lại rất lớn, gây nên tình trạng khô hạn nghiêm trọng cho cây trồng, nhất là với cây trồng hàng năm
Nói chung, tuy có phần khắc nghiệt nhưng khí hậu Võ Nhai vẫn tương đối thuận lợi cho phát triển, sản xuất nông – lâm nghiệp
Thuỷ văn: Võ Nhai là huyện miền núi, có địa hình bị chia cắt nhiều bởi
các dãy núi đá nên huyện có nguồn nước khá phong phú Ngoài nguồn nước mặt từ những sông suối còn có những nguồn nước khác từ các hang động trong núi đá vôi hiện đã và đang được sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt Trên địa bàn Võ Nhai có hai hệ thống sông nhánh trực thuộc hệ thống sông Cầu và sông Thương được phân bố ở hai vùng là phía bắc và phía nam huyện, cung cấp hầu hết nước tưới cho diện tích sản xuất nông nghiệp của hai vùng này
Sông Nghinh Tường là sông lớn nhất, chảy qua phía bắc huyện, là nhánh của sông Cầu, bắt nguồn từ dãy vòng cung Bắc Sơn, có chiều dài 46km và lần lượt chảy qua các xã: Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Thần Sa và đổ ra sông Cầu
Trang 21Sông Rong chảy qua phía nam huyện là nhánh của sông Thương, bắt nguồn từ xã Phú Thựơng chảy qua thị trấn Đình Cả, Tràng Xá, Dân Tiến, Bình Long và chảy vào tỉnh Bắc Giang
Các nhánh sông suối trên địa bàn phân bố khá đồng đều và có nước quanh năm rất thuận lợi sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt Ngoài ra, trên địa bàn huyện có khá nhiều hồ đập lớn nhỏ khác nhau: 11 hồ chứa nhỏ, 50 phai đập kiên cố, 12 trạm bơm và 122 kênh mương do nhà nước hỗ trợ và nhân dân đóng góp xây dựng
Tuy nhiện những năm gần đây do nạn chặt phá rừng gần như không được kiểm soát làm nguồn tài nguyên nước của huyện đang bị suy thoái, lũ lụt xảy ra nhanh và nhiều hơn, có cả lũ ống và lũ quét Đây là điều đáng lo ngại, biện pháp cấp bách là phải trồng và bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn để nhằm điều tiết nguồn nước và lưu lượng chảy
1.3 Khái quát về kinh tế - xã hội của huyện Võ Nhai
Trong thời kỳ diễn ra hai cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, nhân dân Võ Nhai với truyền thống yêu nước và cần cù lao động đã đạt được những thành tựu đáng kể trong sản xuất và đóng góp cho cách mạng Tuy nhiên, nền kinh tế của huyện chậm chuyển biến, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn
Bước vào thời kỳ đổi mới, kinh tế Võ Nhai có nhiều chuyển biến tích cực và nhanh chóng nhưng đến nay trong huyện thành phần kinh tế nông – lâm - nghiệp vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong cơ cấu kinh tế
Trong nông nghiệp của huyện, nét nổi bật trong những năm gần đây là có sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ theo hướng phát triển hàng hoá gắn với thị trường, đa dạng hoá cây trồng Do vậy, năng suất và sản lượng đều đạt kết quả cao Diện tích gieo cấy từ 3981 ha năm 1973 tăng lên 45761 năm 2006 Năng suất từ 20.98 tạ/ha tăng lên 42,79ha năm 2003
Trang 22Các loại cây ăn quả và rau màu ngày càng tăng lên về số giống và diện tích Cây chè đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong ngành nông nghiệp của huyện
Ngành chăn nuôi của huyện phát triển tương đối ổn định: đàn trâu tăng từ 11.231 con năm 1975 lên 13.113 con năm 2006 Cùng giai đoạn đó đàn lợn tăng từ 10.851 con lên 29.124 con
Với diện tích đất tự nhiên lớn và chủ yếu là đồi núi nên nghề rừng từ lâu vẫn là một thế mạnh của Võ Nhai Hiện nay, rừng nguyên sinh trên địa bàn huyện không còn, các loại gỗ quý và thú rừng quý hiếm cũng còn lại không đáng kể nhưng việc phát triển trồng mới và bảo vệ rừng được đặc biệt quan tâm Năm 2003, diện tích trồng rừng mới là 456,43 ha, tăng 1,4% so với năm 2002 Các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp trên địa bàn huyện đang rất được quan tâm khuyến khích phát triển Tuy nhiên, sự phát triển đó chưa tương xứng với tiềm năng lớn của huyện này
Nói chung, trong những năm vừa qua, kinh tế Võ Nhai có sự chuyển biến tích cực Năm 2002, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng chiếm 43,6%, nông nghiệp còn 38,3%, dịch vụ là 18,1% kinh tế của huyện Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm cao (≈ 12% năm) Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh (năm 2009 còn 25,2%)
Những chuyển biến đó là rất đáng khen ngợi với một huyện vùng cao như Võ Nhai Huyện đang từng bước thoát khỏi những khó khăn, tồn tại và vươn lên công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo xu thế chung của cả nước
Cùng với kinh tế, văn hoá – xã hội huyện Võ Nhai cũng ngày càng có những bước phát triển đáng kể trong hầu hết các lĩnh vực
Đến nay, trên địa bàn huyện 100% xã được phủ sóng phát thanh truyền hình, trên 70% số hộ có máy thu thanh
Trang 23Cuộc vận động “ Xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, cơ quan văn hoá” phát triển mạnh Đến năm 2006, toàn huyện có 7569 gia đình văn hoá,
77 xã, bản văn hoá và 47 cơ quan văn hoá" [19, tr.995]
Sự nghiệp y tế - giáo dục được đặc biệt quan tâm ở huyện vùng cao này Hệ thống trường lớp được mở rộng, xây mới, chất lượng giáo dục được nâng lên Năm 2003, Huyện có trường tiểu học Phú Thượng được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia, có 04 xã được công nhận hoàn thành phổ cập trung học cơ sở và có 08 lớp dạy nghề
Năm 2006, Võ Nhai có 121 cán bộ y tế, trong đó có 35 bác sỹ hoạt động trong 18 cơ sở y tế gồm 140 giường bệnh
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững Mạng lưới an ninh nhân dân, tổ an ninh thôn xóm được kiện toàn, công tác kiểm tra, trấn áp bọn tội phạm được thực hiện tốt
Nhân dân các dân tộc trong huyện Võ Nhai có truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng kiên cường, bất khuất, cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất Điều đó cộng với những tiềm năng to lớn về tài nguyên, tự nhiên, về truyền thống lịch sử văn hoá là những thế mạnh quan trọng, là cơ sở để huyện phát triển, giầu mạnh đi lên hội nhập cùng xu thế công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh Thái Nguyên và của cả nước
1.4 Dân cƣ và các dân tộc trên địa bàn huyện
1.4.1 Dân cƣ
Những phát hiện của khảo cổ học tại di chỉ Thần Sa đã khẳng định địa bàn Võ Nhai là một trong những cái nôi của người nguyên thuỷ Những người nguyên thuỷ sống bằng nghề săn bắt hái lượm Trải qua một quá trình lâu dài hàng nghìn năm, dân số tăng lên, nguồn thức ăn cạn dần, họ đi dọc theo các triền sông, khe suối, mở rộng địa bàn cư trú Ngược lại, cũng có những bộ phận khác di cư tới sinh sống, trở thành chủ thể của vùng đất này [19, tr.988]
Trang 24Càng về sau, dân số Võ Nhai càng tăng dần do những đợt di cư của đồng bào Tày, Nùng từ phía bắc xuống Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, nhiều hộ gia đình từ các tỉnh miền xuôi tản cư đến sinh sống, cùng tham gia các hoạt động kháng chiến, sản xuất với nhân dân địa phương và coi đây là quê hương thứ hai của mình Vào những năm 60 của thế kỷ XX, theo chủ trương của Đảng và Chính phủ, huyện Võ Nhai tiếp nhận 11.931 nhân khẩu ở miền xuôi lên tham gia xây dựng và phát triển kinh tế - văn hoá Những nơi có đồng bào Kinh từ miền xuôi di cư đến và sinh sống nhiều nhất là thị trấn Đình Cả, xã La Hiên, xã Tràng Xá Dân số toàn huyện Võ Nhai tính đến thời điểm cuối năm 2009 là 66.376 người thuộc 8 thành phần dân tộc khác nhau: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Chay (Cao Lan, Sán Chí), H’Mông, Mường, Hoa Mật độ dân số trung bình ở huyện Võ Nhai là thấp nhất tỉnh Thái Nguyên với 76,1 người/km2 Nơi có mật độ cao nhất Huyện là Thị trấn Đình Cả và xã La Hiên, nơi thấp nhất là xã Sảng Mộc chỉ có 21,2người/km2
Đến năm 2007, dân số trong độ tuổi lao động của Võ Nhai là 35.057 người chiếm 54,3% Trong đó, có 30.452 lao động nông nghiệp, lao động phi nông nghiệp là 4.605 người (7,14% dân số toàn huyện) Qua đó, ta thấy cơ cấu giữa lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp chênh lệch rất lớn Chứng tỏ nền công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn huyện chưa phát triển Quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá các ngành nghề và dịch vụ ở Võ Nhai tiến triển chậm Hơn 80% số lao động trong toàn huyện là lao động phổ thông chưa được qua đào tạo Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2007 chỉ đạt 10,87% Việc tạo công ăn việc làm còn gặp nhiều khó khăn Thế mạnh của huyện là có dân số trẻ, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động lớn, giá nhân công rẻ Đây là ưu điểm của huyện khi kêu gọi đầu tư phát triển các ngành kinh tế trên địa bàn
Trang 25Nói chung, dù thuộc nhiều thành phần dân tộc khác nhau, phong tục tập quán có nhiều nết khác nhau, trình độ phát triển cũng không đồng đều nhưng do điều kiện tự nhiên ở Võ Nhai có phần khắc nghiệt cũng như do truyền thống tương trợ nên nhân dân các dân tộc trong huyện luôn đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong một cộng đồng thống nhất
1.4.2 Các dân tộc ở Võ Nhai
Dân số và thành phần dân tộc ở huyện Võ Nhai thể hiện qua bảng sau:
( Nguồn: số liệu điều tra dân số năm 2004, Phòng Thống kê huyện Võ Nhai)
Dân tộc Kinh: Theo bảng thống kê trên, ta thấy dân tộc Kinh chiếm
36,64%, đông nhất trong các dân tộc ở Võ Nhai Theo số liệu mới thì đến tháng 2/2010, tỷ lệ người Kinh ở đây còn chiếm 34.17% Người Kinh ở Võ Nhai cư trú ở hầu hết các xã, thị trấn nhưng tập trung đông nhất là ở thị trấn Đình Cả, xã Phương Giao, Tràng Xá, La Hiên Người Kinh có mặt ở Võ Nhai khá muộn Sau khi đánh chiếm xong Thái Nguyên, thực dân Pháp thiết lập bộ máy cai trị và ráo riết tiến hành công cuộc khai thác nơi dây Võ Nhai là vùng đất khá giàu tài nguyện Khi tiến hành khai thác những mỏ đồng ở Sảng Mộc,
Trang 26mỏ kẽm ở Bắc Lâu, mỏ chì ở Vũ Chấn… Pháp đã đưa một số lượng đáng kể công nhân là người Kinh từ dưới xuôi lên, một phần đáng kể trong số họ đã lưu lại và định cư ở đây Đến thời kỳ miền Bắc xây dựng Xã hội chủ nghĩa, thực hiện chính sách khai hoang của Đảng và Nhà nước nhằm mở mang những vùng kinh tế mới, một bộ phận người Kinh đã di cư từ các tỉnh miền xuôi lên làm ăn và định cư luôn ở nơi này
Võ Nhai là huyện miền núi cao nhưng ở đây, người Kinh chủ yếu sinh sống và lập nghiệp ở những vùng đất thấp và bằng phẳng Đặc biệt là dọc khu vực quốc lộ 1B Hoạt động kinh tế của họ cũng đa dạng hơn các dân tộc khác, ngoài làm nông - lâm nghiệp, họ tham gia chủ yếu vào các hoạt động dịch vụ và thương nghiệp trên địa bàn huyện Điều đó cộng với những kinh nghiệm làm ăn phong phú đã làm cho đời sống kinh tế, vật chất của họ phát triển và ổn đinh hơn các dân tộc khác
Dân tộc Nùng: Người Nùng ở Võ Nhai gồm ba nhóm: Nùng Cháo,
Nùng Inh và Nùng Phàn Slình Người Nùng ở đây chủ yếu di cư từ Lạng Sơn sang và từ mạn Cao Bằng, Bắc Kạn xuống Họ cư trú nhiều nhất ở các xã Lâu Thượng, Phú Thượng, La Hiên và các xã phía Nam Huyện Phong tục tập quán cũng như kinh tế vật chất của người Nùng có nhiều nét tương đồng với người Tày Dân tộc Nùng ở Võ Nhai chủ yếu sống bằng nông – lâm nghiệp và chăn nuôi Hiện nay, có một số gia đình Nùng đã chuyển sang kinh doanh buôn bán do sống gần đường hoặc các trung tâm dân cư, nhưng ít hộ làm kinh doanh chuyên nghiệp, chưa bỏ hẳn được nông – lâm nghiệp
Dân tộc Dao: Chiếm tỷ lệ khá lớn ở Võ Nhai với 13.22% Người Dao ở
đây có lịch sử định cư chưa được lâu, họ di cư từ phía Bắc xuống và xa xôi hơn, tổ tiên của họ từ phía nam Trung Quốc sang So với các dân tộc khác thì Người Dao định cư ở những vùng cao hơn thành những bản riêng biệt Ví dụ như: xã Vũ Chấn có 10 bản thì có 5 bản người Tày và 5 bản người Dao biệt
Trang 27lập Ở Võ Nhai, người Dao cư trú đông nhất ở các xã Vũ Chấn, Nghinh Tường, Liên Minh Nói chung, đời sống của đồng bào Dao ở Võ Nhai còn gặp nhiều khó khăn do vấn đề giao thông, tập quán làm ăn của đồng bào vẫn chưa được cải thiện nhiều
Dân tộc H’Mông: cũng như người Dao, người H’Mông cũng chưa có
lịch sử định cư lâu đời tại Võ Nhai Họ thường cư trú trên những vùng núi cao Cuộc sống dựa chủ yếu vào làm nương rẫy, chăn nuôi gia súc và khai thác lâm thổ sản Đời sống còn gặp rất nhiều khó khăn Tuy di cư đến muộn nhưng họ không tạo ra những sự xáo trộn và sống khá hoà thuận với các dân tộc khác Người H’Mông ở Võ Nhai sống chủ yếu ở các xã Dân Tiến, Bình Long và Thượng Nung
Dân tộc Tày: Tính chung trong phạm vi cả nước, người Tày có số dân
đông nhất trong các dân tộc thiểu số, ở Võ Nhai cũng vậy Dân tộc Tày ở Võ Nhai tập trung đông nhất ở các xã phía Bắc Cúc Đường là xã có tỷ lệ người Tày cao nhất Cũng như người Kinh và người Nùng, đồng bào Tày thường chọn những nơi thấp trong thung lũng, gần sông suối, giao thông tương đối thuận lợi để định cư Đời sống kinh tế vật chất và kể cả sinh hoạt cộng đồng của họ có nhiều nét giống với người Kinh Trình độ thâm canh lúa nước của họ tương đối cao Ngoài ra, người Tày cũng tham gia khá tích cực vào hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện Họ cũng nắm bắt khá nhanh và vận dụng tốt những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất Vì vậy đời sống của họ phát triển và ổn định hơn nhiều dân tộc khác
Những vấn đề cụ thể về các mặt của đời sống kinh tế - vật chất và văn hoá tinh thần của dân tộc Tày sẽ được chúng tôi trình bày và phân tích rõ hơn ở chương 2, trọng tâm của luận văn này
Ngoài các dân tộc kể trên là có số dân đông hơn cả, ở Võ Nhai còn có các dân tộc khác như: Sán Chay (Cao Lan và Sán Chí), Sán Dìu, Mường, Hoa
Trang 28có số dân ít hơn nhiều Riêng các dân tộc Sán Dìu, Hoa, mường đều có số người dưới 100 (tính đến hết năm 2005) Họ có mặt ở Võ Nhai chủ yếu do quan hệ hôn nhân hoặc vừa mới di cư đến
Có thể nói, Võ Nhai là huyện có nhiều thành phần dân tộc, các dân tộc có nguồn gốc lịch sử khác nhau, phong tục tập quán khác nhau, trình độ không đồng đều, nhưng đồng bào các dân tộc trong huyện luôn gắn bó, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong một cộng đồng thống nhất Tình trạng xung đột giữa
các dân tộc không hề xảy ra Sách Đồng Khánh dư địa chí chép rằng: “Trong huyện, người Kinh, người Thổ (Tày), người Mường sống xen kẽ nhau Người
dân thì quê mùa, tập tục thì thuần phác”.[9, tr.82] Đó là yếu tố quan trọng
đưa đến sự ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện
Trang 29CHƯƠNG 2
LÀNG BẢN CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI TÀY Ở HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1 Tên gọi và không gian sinh tồn
2.1.1 Tên gọi và nguồn gốc tên gọi của làng bản
Theo Từ điển tiếng Việt, bản là “đơn vị dân cư nhỏ nhất ở một số vùng dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam, nó tương đương với làng” [25, tr.30]
Mỗi bản lại có một tên gọi, nguồn gốc và ý nghĩa rất khác nhau Các bản của người Tày nói chung và người Tày ở Võ Nhai nói riêng cũng giống như các làng xã người Kinh ở vùng đồng bằng, rất phong phú về hệ thống tên gọi Chỉ tìm hiểu về một tên gọi của một bản nhất định ta cũng có thể hiểu được rất nhiều vấn đề như: lịch sử, quá trình hình thành của bản, điều kiện địa lý tự
nhiên, nghề nghiệp, quan niệm, phong tục,… Các tác giả cuốn: "Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX (thuộc các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra)", đã định nghĩa tên làng xã của huyện hay một khu vực địa lý, lịch sử văn hoá như sau: là tổng thể các tên riêng đặt ra để gọi các đơn vị địa lý tự nhiên hay nhân văn của khu vực ấy Đồng thời đó còn là những chứng tích về ngôn ngữ và có thể cả về văn tự mà cộng đồng đã đặt, đã dùng và lưu lại trên địa bàn cư trú phát triển của mình Thời gian định cư càng lâu dài, trình độ sinh hoạt càng cao, cảnh quan địa lý càng đa dạng, thành phần tộc người càng đông, điều kiện phát triển thuận lợi… thì tên làng xã càng dồi dào và phức tạp về số lượng,
càng phong phú, sâu sắc về nội dung [21, tr.11]
Như vậy có thể nói, tên gọi của mỗi bản hay một khu vực địa lý là chiếc chìa khoá đầu tiên để mở ra cánh cửa tìm hiểu tất cả sự phong phú đa dạng của văn hoá tinh thần cũng như đời sống kinh tế vật chất của bản đó cũng như của một vùng văn hoá hay một khu vực địa lý Bản thân những tên gọi mang
Trang 30trong mình nó rất nhiều ý nghĩa hay mang tính thông báo một số thông tin nhất định Ý thức được tầm quan trọng đó của địa danh nên trong quá trình đi điền dã, tìm hiểu và sưu tầm tư liệu, chúng tôi đã rất quan tâm và coi đây là vấn đề đầu tiên trong việc nghiên cứu làng bản cổ truyền của dân tộc Tày ở Võ Nhai
Qua khảo sát và thu thập số liệu từ các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban Nhân dân huyện Võ Nhai, chúng tôi thấy rằng: người Tày có mặt ở hầu hết các xã, thị trấn trong huyện Nhưng họ tập trung với tỷ lệ cao nhất ở các xã sau: Nghinh Tường, Vũ Chấn, Cúc Đường, Sảng Mộc, Thần Sa, Thượng Nung (đều là các xã phía bắc) và xã Phú Thượng Vì thế chúng tôi chủ yếu thực hiện điền dã ở tại những xã này nhằm làm nổi bật những nét văn hoá Tày đặc trưng còn được bảo tồn trong các làng bản nơi đây Các tên làng bản Tày làm ví dụ minh hoạ cũng sẽ được lấy từ những khu vực này
Theo Địa chí Thái Nguyên, phần về huyện Võ Nhai thì:
Xã Nghinh Tường gồm 11 xóm bản là : Na Hấu, Bản Nhàu, Thâm Thạo, Bản Trang, Bản Nưa, Bản Rãi, Nà Giàm, Na Lẹng, Bản Cái, Thượng Lương, Hạ Lương
Xã Sảng Mộc gồm 10 xóm bản: Bản Chương, Nà Ca, Phú Cốc, Khuổi Mèo, Bản Chấu, Nà Lay, Khuổi Chạo, Tân Lập, Khuổi Uốn, Nghinh Tác
Xã Vũ Chấn gồm 10 xóm bản: Na Mấy, Đồng Đình, Na Rang, Khe Rạc, Cao Sơn, Na Đồng, Khe Rịa, Na Cà, Khe Cái, Khèn Nọi
Xã Thượng Nung gồm 7 xóm bản: Tân Thành, Trung Thành, Lục Thành, An Thành, Lũng Hoài, Lũng Cà, Lũng Luông
Xã Thần Sa gồm 9 xóm bản: Trung Sơn, Kim Sơn, Hạ Sơn Tày, Hạ Sơn Dao, Xuyên Sơn, Ngọc Sơn 1, Ngọc Sơn 2, Tân Kim, Thượng Kim
Xã Cúc Đường gồm 5 xóm bản: Tân Sơn, Trường Sơn, Lam Sơn, Bình Sơn, Mỏ Trì
Trang 31Xã Phú Thượng gồm 11 xóm bản: Mỏ Gà, Phượng Hoàng, Đồng Mó, Nà Pheo, Na Phài, Ba Nhất, Cao Biền [19, tr 987]
Đây đều là tên gọi ngày nay của các xóm bản Có những tên đã có từ rất lâu đời gắn với lịch sử định cư rất sớm của người Tày nơi đây, nhưng cũng có những tên mới xuất hiện cách nay vài chục năm, thậm chí vài năm Những tên bản lâu đời thường là những bản độc người Tày cư trú hoặc đa số là người Tày Những tên bản này xuất phát từ tiếng Tày, phần lớn mang những tiền tố như: Nà, Bản, Lũng
Trong đó, tên gọi mang tiền tố “nà” ( na) xuất hiện nhiều nhất:
Na Hấu Nà Giàn Nà Lẹng Nà Ca Nà Lay Na Mấy Na Rang Na Đồng Na Cà Nà Pheo Na Phài Na Kháo
Theo tiếng Tày, “nà” có nghĩa là ruộng, đồng
Điều này cho ta thấy, cuộc sống của đồng bào nơi đây gắn với đồng ruộng Do có lịch sử định cư khá lâu đời và thường cư trú ở những vùng thấp, thung lũng khá bằng phẳng, gần nguồn nước nên người Tày đã biết canh tác lúa nước từ rất sớm Đồng bào nơi đây ít làm nương rẫy do địa hình chủ yếu là núi đá vôi hiểm trở, nguồn lâm sản thì ngày càng cạn kiệt do rừng ngày
Trang 32càng ít đi, nên nguồn sống chính của họ từ xưa đến nay vẫn là từ cây lúa nước Vì vậy, truyền thống trọng nông từ xưa đã tồn tại trong cộng đồng Tày Kinh nghiệm sản xuất của họ cũng khá cao do qúa trình đúc rút kinh nghiệm lâu dài Từ truyền thống trọng nông nghiệp, đặc biệt là canh tác lúa nước như
vậy mà những tên gọi của các bản Tày mang tiến tố “nà” đã ra đời một cách
rất tự nhiên và với tần xuất lớn ở khu vực này
Những tên gọi mang tiền tố “nà” thường là những tên gọi cổ xưa nhất
còn được bảo lưu đến ngày nay Trong những bản đó, kể cả các cụ cao niên nhất cũng không nhớ nổi rằng tên gọi của bản mình có từ đời nào, chỉ biết rằng nghe nó thật thân thuộc như vốn nó đã tồn tại Những tên gọi đó thật đơn giản nhưng đầy ý nghĩa, gần gũi với đời sống sinh hoạt của đồng bào
Xã Vũ Chấn có tất cả 10 bản thì có 5 bản Tày và 5 bản Dao phân bố gần
như biệt lập Trong 5 bản Tày đó thì có 4 bản có tên gọi mang tiền tố “nà”
(na): Na Mấy, Na Rang, Na Đồng, Na Cà đều nằm dọc cánh đồng hẹp cành
con suối có tên là suối Luông Na Mấy có thể được đọc chệch của từ “nà vầy” - ruộng cháy Theo người dân trong bản, nhất là các cụ cao niên nghe truyền lại thì họ cũng không biết tên gọi đó có từ bao giờ, “chỉ nghe loáng thoáng” rằng đã lâu lắm rồi “ hình như” ở khu vực đó đã từng xảy ra hoả hoạn
làm cháy những ruộng lúa và những ngôi nhà sàn lợp lá Hay như bản Na
Rang, có thể được đọc chệch của từ “nà chang” trong tiếng Tày, sở dĩ có tên gọi đó là vì khu vực này được coi là “ruộng ở giữa” Bản này ngày nay là
trung tâm của xã Vũ Chấn
Cũng với quy luật đặt tên đó, xã Nghinh Tường có bản Nà Hấu (ruộng tốt) vì bản này có nhiều chân ruộng tốt rất thuận lợi cho cây lúa nước phát triển,
Nhìn rộng ra các khu vực cư trú lâu đời của người Tày ngoài huyện Võ Nhai, chúng ta cũng thấy rất nhiều những địa danh làng bản thậm chí xã,
huyện có tên gọi mang tiền tố “nà”, như các bản: Nà Gà, Nà Đóng, Nà Pế, Nà
Trang 33Luông, Nà Rạc, Nà Ngân, Nà Cốc, Nà Bon, Nà Háng, Nà Lăng, (ở tỉnh Cao Bằng) Các huyện như: Nà Hang (Tuyên Quang); Na Rỳ (Bắc Kạn) Tác giả
Đàm Nam Điền trong luận văn cử nhân khoa học: Tên làng xã huyện Hoài An, tỉnh Cao Bằng trước năm 1945 đã khảo sát và đưa ra con số thống kê như sau: “tên gọi với tiền tố nà (ruộng) có số lượng nhiều nhất: 159/512, chiếm tỷ lệ 31,05%"[8]
Như vậy, tên gọi mang tiền tố “ nà” gắn liền với ruộng đồng của dân tộc
Tày đã ra đời từ rất sớm, có thể nói các địa danh này ra đời ngay từ lúc người Tày biết sống định canh, định cư và biết canh tác ruộng lúa nước Những tên gọi tuy đơn giản, không mang tính khái quát và trừu tượng nhưng đầy ý nghĩa Vì vậy, nó có sức sống dai dẳng và tồn tại đến tận ngày nay Đó là một trong những nét đẹp đặc trưng của đồng bào Tày nơi đây nói riêng và trên phạm vi cả nước nơi có dân tộc này sinh sống nói chung Điều đó cho thấy những người Tày tha thiết yêu những ruộng lúa, những cánh đồng và nghề nông truyền thống của họ Họ yêu quý và trân trọng nơi họ cư trú, rộng ra là yêu quê hương, đất nước
Cùng với tên các bản mang tiền tố “nà”, chúng ta thấy xuất hiện những
bản có các tên gọi được đặt theo địa lý tự nhiên và phong cảnh sản xuất như khuổi, lũng
“Khuổi” theo tiếng Tày có nghĩa là suối, gắn liền với nguồn nước Chúng
ta đã biết đồng bào Tày thường chọn địa điểm cư trú, sản xuất gần những nguồn nước, nhất như các khe, rãnh, suối, sông để vừa thuận tiện cho sinh hoạt vừa thuận lợi cho canh tác lúa nước Từ đó, những tên gọi mang tiến tố
“khuổi” cũng ra đời Trải qua thời gian những tên gọi đó ăn sâu vào tiềm thức
của họ và được truyền từ thế hệ này qua thế qua thế hệ khác Những nguồn nước đó theo thời gian có thể thay đổi nhưng những tên gọi đó thì vẫn còn
mãi Tác giả Nguyễn Văn Âu trong cuốn “Địa danh Việt Nam” đã nêu: “Các
Trang 34địa danh sông ngòi thường rất cổ và sông ngòi là những đối tượng địa lý gắn liền với cuộc sống hàng ngày của nhân dân trong quá trình sản xuất cũng như sinh hoạt, trong suốt thời gian lịch sử lâu dài của dân tộc, các địa danh này cũng lại được bảo lưu khá bền vững, ít bị thay đổi do các biến động của xã hội” [1, tr 51]
Các bản Tày ở Võ Nhai cũng hầu hết được tập trung ở những nơi có nguồn nước, hầu hết là các dòng suối lớn, nhỏ Con sông Nghinh Tường (một nhánh quan trọng của sông Cầu) chảy qua hầu hết các xã phía Bắc Huyện Dọc hai bờ sông là những bản người Tày khá đông đúc
Ở xã Sảng Mộc, chúng ta thấy có những tên bản như: Khuổi Mèo
Khuổi Chạo Khuổi Uốn
Điều này cho thấy, nguồn nước có ý nghĩa hết sức quan trọng với đời sống cũng như hoạt động sản xuất của đồng bào Không chỉ riêng dân tộc Tày, ở Võ Nhai dân tộc Dao cũng có thói quen đặt tên khu vực cư trú của họ gắn liền với nguồn nước như: Khe Rạc, Khe Rịa, Khe Cái, Khèn Nọi (xã Vũ Chấn),
Với tiền tố “lũng” – thung lũng, ta cũng thấy xuất hiện một số tên bản tại
xã Thựơng Nung như: Lũng Hoài (thung lũng trâu) Lũng Cà (thung lũng cỏ tranh)
Lũng Luông (thung lũng lớn)
Với vùng núi đá vôi hiển trở như Võ Nhai, nơi định cư và canh tác của đồng bào Tày thường là ở những thung lũng khá bằng phẳng, xung quanh là những dãy núi Ở những nơi đó, đồng bào thường làm nhà tựa lưng vào núi, hướng nhà xoay xuống dưới, thấp hơn thường là những ruộng bậc thang Vì
thế tên gọi mang tiền tố “ lũng” ra đời cũng dễ giải thích
Trang 35Cùng với “nà”, “khuổi”, “ lũng” là tên gọi mang tiền tố “ bản” Những
tên gọi này thường phản ánh đặc trưng nơi cư trú của đồng bào Tày như: vị trí địa lý, địa hình, phong tục tập quán
Bản Nhàu Bản Trang Bản Nưa Bản Rãi Bản Cái Bản Chương Bản Chấu
Cùng với những tên gọi mang các tiền tố đã nêu trên, những tên gọi
mang tiền tố “bản” cũng đã có từ lâu đời, gắn bó với quá trình đấu tranh với
thiên nhiên, định cư và phát triển của đồng bào
Những tên gọi bản không phổ biến ta cũng thấy khá nhiều ở vùng dân tộc Tày Võ Nhai, điển hình và có từ lâu đời nhất là những tên bản như: Mỏ Gà (xã Phú Thượng), Bản Cúc, Bản Nhò (xã Cúc Đường) Những tên gọi này theo các cụ cao niên ở địa phương thì có nguồn gốc khác nhau, đôi khi khá thú vị Ví dụ: Bản Cúc là bản Tày gốc lâu đời nhất tại xã Cúc Đường gắn với tên đình Cúc nổi tiếng một thời gian dài Sau này khi có sự di cư của người H’Mông, người Kinh đến đây cộng với sự gia tăng dân số đã dẫn đến sự chia tách và xác lập thêm những xóm bản mới, những tên cổ như Bản Cúc, Bản Nhò không còn nữa Ở xã Phú Thượng có một địa danh nổi tiếng nữa là Mỏ Gà (suối Mỏ Gà, đình Mỏ Gà và xóm Mỏ Gà) Tên Mỏ Gà ra đời một cách khá hy hữu Nhân dân nơi đây truyền nhau rằng từ xa xưa lắm rồi có một trận mưa rất lớn và một trận lũ lịch sử đã xảy ra Tại một miệng hang của khe đá nơi nước lũ tuôn ra ào ào và có trôi ra theo rất nhiều lồng gà không biết nguồn gốc từ đâu Địa danh Mỏ Gà xuất hiện từ đó và tồn tại đến tận ngày nay
Trang 36Ngày nay ở Võ Nhai, những xóm bản Tày còn mang rất nhiều tên mới, thường nhũng tên này có yếu tố Hán Việt
Tân Sơn Trường Sơn Lam Sơn Bình Sơn Trung Sơn Kim Sơn Hạ Sơn Xuyên Sơn Ngọc Sơn Phượng Hoàng Tân Thành Trung Thành Lục Thành An Thành ………
Đây đều là những tên gọi mới xuất hiện cách nay chỉ khoảng vài chục năm Những bản Tày gốc do sự phát triển dân số, chia tách bản, sự di cư của các dân tộc khác mới đến thường không duy trì được những tên cũ Trường hợp bản Cúc đã nêu trên là một ví dụ Nhân dân nơi đây còn lưu truyền câu
nói: “Nhất thôn, nhất xã, nhất đình môn”- một thôn, một xã, một đình
Những tên gọi ngày nay ở Cúc Đường có từ khi người H’Mông, người Dao và một số dân tộc khác di cư đến cộng với sự phát trển dân số nội tại đã buộc chính quyền địa phương phải chia tách, thành lập các bản mơi nhằm thuận lợi cho công tác quản lý hành chính Có thể nói, những tên mới này mang tính
Trang 37“hiện đại” và trừu tượng hoá hơn nhưng thường nó vẫn xuất phát từ cách đặt
tên gắn liền với địa lý, điều kiện tự nhiên,… của xóm bản đó
Trong quá trình điền dã thực đia, chúng tôi không thể có điều kiện đến và điều tra tất cả các địa danh có người Tày sinh sống ở Võ Nhai, thông tin cũng chưa được đầy đủ Vì vậy, những tên xóm bản được lấy làm ví dụ ở trên, một vài trong số đó có thể là những bản của người Nùng, Dao, H’Mông Nhưng dù sao, các xã phía Bắc huyện Võ Nhai cũng có đa số người Tày sinh sống Nền văn hoá Tày bao trùm toàn bộ khu vực này
Như vậy, qua việc tìm hiểu dù chỉ ở mức độ sơ lược những tên gọi của các bản người Tày, chúng ta cũng đã thấy ẩn trong đó những vấn đề rất đáng quan tâm và rất có ý nghĩa trong việc nghiên cứu tổng quát thiết chế của làng bản người Tày, kể cả trong quá khứ lẫn hiện tại Tình yêu của cư dân Tày đối vơi khu vực cư trú của họ, rộng ra là với quê hương đất nước được thể hiện ngay trong cách đặt tên nhưng làng bản, dù đơn giản nhưng trong đó là cả sự gửi gắm và một niềm tin mãnh liệt Phần lớn những tên gọi đã có từ rất lâu đời đó tồn tại dai dẳng và có tính bảo lưu rõ rệt Chúng đã thân thiết và trở nên gần gũi với họ từ lâu đời Đó là một nét đẹp trong nền văn hoá Tày phong phú đa dạng và giàu bản sắc
2.1.2 Không gian sinh tồn
“Làng bản trước hết đó là không gian sinh tồn được phân định và được các cộng đồng làng bản khác thừa nhận Trong không gian sinh tồn đó có đất đai để lập bản làng với những ngôi nhà được cất dựng theo những quy cách riêng, có đất canh tác gồm ruộng nương hoặc nương rẫy, những khoảnh rừng dự phòng, rừng cấm, rừng đầu nguồn nơi con người có thể săn bắt, hái lượm…có đất đai để làm nghĩa địa, có bãi chăn thả gia súc, có dòng suối để phục vụ sản xuất và sinh hoạt, để đánh bắt cá….” [4, tr 227]
Trang 38Vậy nói đến “không gian sinh tồn” của một cộng đồng dân cư là chúng ta
xét đến vị trí địa lý, cảnh quan tổng thể, khung cảnh sản xuất, kết cấu hình thể, những hoạt động kinh tế của dân cư,… trong tổ chức dân cư đó Không gian sinh tồn của người Tày nói chung và người Tày ở Võ Nhai nói riêng có những đặc trưng nhất định
2.1.2.1 Vị trí địa lý và địa vực của bản Tày
Các nhà nghiên cứu khi nghiên cứu về nguồn gốc của dân tộc Tày ở Việt Nam đều thống nhất rằng tổ tiên của họ là cư dân bản địa Họ là một bộ phận dân cư thuộc cộng đồng Bách Việt đông đảo Cùng với các nhóm trong cộng đồng Bách Việt, người Tày từ rất sớm đã biết canh tác ruộng lúa nước Đối với họ nguồn nước là sự sống còn Gần nguồn nước là tiêu chí đầu tiên trong việc chọn đất dựng bản của người Tày
Người Tày ở Võ Nhai thường tụ cư ở những vùng giáp ranh giữa rừng và ruộng, gần đó thường có những con suối hay sông nhỏ chảy qua Nguồn nước từ sông, suối không những được dùng cho sinh hoạt, ăn uống, tắm giặt mà quan trọng hơn cả nó là yếu tố tiên quyết trong việc canh tác cây lúa nước Theo tư liệu qua điền dã, chúng tôi thấy được, dọc những con suối ở Võ Nhai, đặc biệt là sông Nghinh Tường là san sát các bản của người Tày Ví dụ dọc con suối có tên là suối Luông thuộc xã Vũ Chấn thì lần lượt là các bản: Na Mấy, Na Rang, Na Đồng, Na Cà
Cũng như nhiều dân tộc thiểu số khác ở phía Bắc, làng bản của người Tày thường được toạ lạc trên những khu đất cao, tựa lưng vào núi, hướng xuống thung lũng hoặc nơi thoáng đãng, thấp hơn là những cánh đồng cạnh những con suối lớn, nhỏ Khu vực cư trú của đồng bào thường không tách khỏi khu vực sản xuất Nhà, ruộng, nương thường liền kề nhau Điều này có khác so với các dân tộc có truyền thống đốt nương làm rẫy Khu cư trú của họ thường cách xa nương rẫy nhằm tránh nguy cơ hoả hoạn khi đốt nương
Trang 39Người Tày thuộc một trong những dân tộc đã sống định cư từ lâu đời Các làng bản của họ thường cố định, chỉ chọn một lần Ngoài yếu tố gần nguồn nước là tiêu chí đầu tiên để chọn đất dựng bản, đồng bào còn quan tâm đến nhiều yếu tố khác khi chọn nơi định cư Địa hình dựng bản, dựng nhà cửa của họ thường là những thung lũng tương đối bằng phẳng nhưng vẫn đảm bảo sự cao ráo, thoáng đãng Xung quanh hoặc không xa nơi cư trú phải có đất canh tác làm ruộng, làm nương Người Tày là những cư dân sống ở vùng thấp Chúng ta không thấy ở đâu những làng bản người Tày đặt treo leo trên những vùng rẻo cao Điều này là một truyền thống khác biệt so với dân tộc H’Mông, Dao và một số dân tộc ít người khác Cây lúa nước đã tồn tại gắn liền với quá trình phát triển của dân tộc Tày Ngoài ra yếu tố phong thuỷ và tôn giáo cũng được đồng bào để ý tới trong việc chọn đất lập bản làng, dựng nhà
Mỗi bản Tày cũng như nhiều dân tộc khác sống ở vùng núi thường có địa vực cư trú riêng bao gồm đất ở, đất canh tác, rừng rú, sông suối, bãi chăn thả gia súc…Ranh giới giữa các bản thường được xác định tương đối theo đường phân thuỷ, eo núi, sông suối hoặc đường xá Từ đời này qua đời khác các thế hệ cư dân truyền cho nhau biết về cương vực của làng bản mình Mọi người dân trong làng vì thế mà nhận rõ ranh giới phân định bản mình với các bản xung quanh Trước kia, người Tày thường ít khi sống xen cư với các dân tộc khác, các bản thường ở những khu biệt lập cách xa nhau Vì vậy ý thức về ranh giới của người dân trong bản được thể hiện rõ ràng Đối với họ, đó là của chung, cùng có quyền lợi được ở, được canh tác, săn bắn và cùng có nghĩa vụ bảo vệ Ý thức về một địa vực cư trú góp phần hình thành nên ý thức về dân tộc, về cộng đồng chung, một cộng đồng dân cư có tổ chức ổn định
2.1.2.2 Quy mô của các làng bản Tày ở Võ Nhai
Người Tày đã có mặt ở Việt Bắc nói chung và ở Võ Nhai nói riêng hàng ngàn năm Các tài liệu đã chững minh họ tham gia tích cực vào các sự kiện,
Trang 40biến cố lịch sử xảy ra trong lịch sử ở khu vực vùng này như: Cuộc kháng chiến chống Tống thế kỷ XI và Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nhà Minh thế ký XV Người Tày nằm trong những những nhóm cư dân đầu tiên khai phá vùng đất này Các bản Tày cũng ra đời sớm cùng với quá trình định cư của dân tộc này ở Võ Nhai Tuy nhiên lúc đó quy mô mỗi bản là rất nhỏ, thường là dưới 10 nóc nhà, cá biệt chỉ có 02- 03 nhà một bản Những bản trên 30 nhà đã được coi là lớn Đến đầu thế kỷ thứ XX, quy mô các bản Tày vẫn chưa được cải thiện nhiều Ví dụ: bản Trường Sơn (xã Cúc Đường) ngày nay nằm ở trung tâm xã, dân cư đông đúc nhưng vào những năm 1930 - 1940 (lúc đó có tên là bản Cúc), bản chỉ có 05 hộ Tày gốc Theo lời kể của cụ Nông Tiến Hỷ - 87 tuổi thì họ Nông định cư đầu tiên ở đây, đến nay đã được khoảng trên dưới 10 đời Cả một vùng thuộc xã Cúc Đường ngày nay trước năm 1945 chỉ có người Tày cư trú với 02 bản là bản Cúc và bản Nhò, mỗi bản chưa đến 10 nóc nhà Xóm Mỏ Gà (trước có tên là Làng Hang), xã Phú Thựơng vào năm 1937 cũng chỉ có khoảng 07 – 08 nhà, Bản Na Đồng - xã Vũ Chấn ngày nay là bản đông nhất xã với hơn 80 hộ dân tộc Tày, nhưng trước năm 1945 bàn này cũng chỉ có 08 – 09 hộ dân
Điều này không chỉ có ở Võ Nhai mà tại những địa phương có tỷ lệ rất cao dân tộc Tày sinh sống như Lạng Sơn, Cao Bằng theo số liệu thống kê còn
giữ được “thì những bản nhỏ nhất chỉ có 02 hoặc 03 nhà, những bản trên 30 nhà đã được coi là những bản lớn Tài liệu thống kê 16 xã của Châu Cao Lộc - Lạng Sơn vào năm 1938 cho thấy trong 117 thôn bản thì có 10 bản, tức 8,5% trên 30 nhà và 15 bản, tức 12,8% dưới 5 nhà Cá biệt có điểm cư trú chỉ có 01 nhà” [23, tr.152 - 153] Ngoài ra các dân tộc ít người khác ở Việt Nam
trong những bản làng truyền thống của họ cũng thường chỉ có dưới 10 hộ gia đình Quy mô lớn hay nhỏ của mỗi bản Tày thường do mức độ ít hay nhiều của ruộng đất canh tác quyết định Những thung lũng lớn và tương đối bằng