Các dân tộc ở Võ Nhai

Một phần của tài liệu Làng bản cổ truyền của dân tộc tày ở huyện võ nhai thái nguyên.pdf (Trang 25)

7. Cấu trúc của đề tài

1.4.2. Các dân tộc ở Võ Nhai

Dân số và thành phần dân tộc ở huyện Võ Nhai thể hiện qua bảng sau:

STT Dân tộc Số khẩu Tỷ lệ (%) Ghi chú

01 Kinh 22.993 36,64 02 Tày 13.910 22,16 03 Nùng 12.313 19,62 04 Dao 8.299 13,22 05 H’Mông 2.578 4,1 06 Sán Chay 2.517 4,01 07 Sán Dìu 81 0,13

08 Các dân tộc khác 54 0,12 Hoa, Mường

( Nguồn: số liệu điều tra dân số năm 2004, Phòng Thống kê huyện Võ Nhai).

Dân tộc Kinh: Theo bảng thống kê trên, ta thấy dân tộc Kinh chiếm 36,64%, đông nhất trong các dân tộc ở Võ Nhai. Theo số liệu mới thì đến tháng 2/2010, tỷ lệ người Kinh ở đây còn chiếm 34.17%. Người Kinh ở Võ Nhai cư trú ở hầu hết các xã, thị trấn nhưng tập trung đông nhất là ở thị trấn Đình Cả, xã Phương Giao, Tràng Xá, La Hiên. Người Kinh có mặt ở Võ Nhai khá muộn. Sau khi đánh chiếm xong Thái Nguyên, thực dân Pháp thiết lập bộ máy cai trị và ráo riết tiến hành công cuộc khai thác nơi dây. Võ Nhai là vùng đất khá giàu tài nguyện. Khi tiến hành khai thác những mỏ đồng ở Sảng Mộc,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mỏ kẽm ở Bắc Lâu, mỏ chì ở Vũ Chấn… Pháp đã đưa một số lượng đáng kể công nhân là người Kinh từ dưới xuôi lên, một phần đáng kể trong số họ đã lưu lại và định cư ở đây. Đến thời kỳ miền Bắc xây dựng Xã hội chủ nghĩa, thực hiện chính sách khai hoang của Đảng và Nhà nước nhằm mở mang những vùng kinh tế mới, một bộ phận người Kinh đã di cư từ các tỉnh miền xuôi lên làm ăn và định cư luôn ở nơi này.

Võ Nhai là huyện miền núi cao nhưng ở đây, người Kinh chủ yếu sinh sống và lập nghiệp ở những vùng đất thấp và bằng phẳng. Đặc biệt là dọc khu vực quốc lộ 1B. Hoạt động kinh tế của họ cũng đa dạng hơn các dân tộc khác, ngoài làm nông - lâm nghiệp, họ tham gia chủ yếu vào các hoạt động dịch vụ và thương nghiệp trên địa bàn huyện. Điều đó cộng với những kinh nghiệm làm ăn phong phú đã làm cho đời sống kinh tế, vật chất của họ phát triển và ổn đinh hơn các dân tộc khác.

Dân tộc Nùng: Người Nùng ở Võ Nhai gồm ba nhóm: Nùng Cháo, Nùng Inh và Nùng Phàn Slình. Người Nùng ở đây chủ yếu di cư từ Lạng Sơn sang và từ mạn Cao Bằng, Bắc Kạn xuống. Họ cư trú nhiều nhất ở các xã Lâu Thượng, Phú Thượng, La Hiên và các xã phía Nam Huyện. Phong tục tập quán cũng như kinh tế vật chất của người Nùng có nhiều nét tương đồng với người Tày. Dân tộc Nùng ở Võ Nhai chủ yếu sống bằng nông – lâm nghiệp và chăn nuôi. Hiện nay, có một số gia đình Nùng đã chuyển sang kinh doanh buôn bán do sống gần đường hoặc các trung tâm dân cư, nhưng ít hộ làm kinh doanh chuyên nghiệp, chưa bỏ hẳn được nông – lâm nghiệp.

Dân tộc Dao: Chiếm tỷ lệ khá lớn ở Võ Nhai với 13.22%. Người Dao ở đây có lịch sử định cư chưa được lâu, họ di cư từ phía Bắc xuống và xa xôi hơn, tổ tiên của họ từ phía nam Trung Quốc sang. So với các dân tộc khác thì Người Dao định cư ở những vùng cao hơn thành những bản riêng biệt. Ví dụ như: xã Vũ Chấn có 10 bản thì có 5 bản người Tày và 5 bản người Dao biệt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lập. Ở Võ Nhai, người Dao cư trú đông nhất ở các xã Vũ Chấn, Nghinh Tường, Liên Minh. Nói chung, đời sống của đồng bào Dao ở Võ Nhai còn gặp nhiều khó khăn do vấn đề giao thông, tập quán làm ăn của đồng bào vẫn chưa được cải thiện nhiều.

Dân tộc H’Mông: cũng như người Dao, người H’Mông cũng chưa có lịch sử định cư lâu đời tại Võ Nhai. Họ thường cư trú trên những vùng núi cao. Cuộc sống dựa chủ yếu vào làm nương rẫy, chăn nuôi gia súc và khai thác lâm thổ sản. Đời sống còn gặp rất nhiều khó khăn. Tuy di cư đến muộn nhưng họ không tạo ra những sự xáo trộn và sống khá hoà thuận với các dân tộc khác. Người H’Mông ở Võ Nhai sống chủ yếu ở các xã Dân Tiến, Bình Long và Thượng Nung.

Dân tộc Tày: Tính chung trong phạm vi cả nước, người Tày có số dân đông nhất trong các dân tộc thiểu số, ở Võ Nhai cũng vậy. Dân tộc Tày ở Võ Nhai tập trung đông nhất ở các xã phía Bắc. Cúc Đường là xã có tỷ lệ người Tày cao nhất. Cũng như người Kinh và người Nùng, đồng bào Tày thường chọn những nơi thấp trong thung lũng, gần sông suối, giao thông tương đối thuận lợi để định cư. Đời sống kinh tế vật chất và kể cả sinh hoạt cộng đồng của họ có nhiều nét giống với người Kinh. Trình độ thâm canh lúa nước của họ tương đối cao. Ngoài ra, người Tày cũng tham gia khá tích cực vào hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện. Họ cũng nắm bắt khá nhanh và vận dụng tốt những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Vì vậy đời sống của họ phát triển và ổn định hơn nhiều dân tộc khác.

Những vấn đề cụ thể về các mặt của đời sống kinh tế - vật chất và văn hoá tinh thần của dân tộc Tày sẽ được chúng tôi trình bày và phân tích rõ hơn ở chương 2, trọng tâm của luận văn này.

Ngoài các dân tộc kể trên là có số dân đông hơn cả, ở Võ Nhai còn có các dân tộc khác như: Sán Chay (Cao Lan và Sán Chí), Sán Dìu, Mường, Hoa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

có số dân ít hơn nhiều. Riêng các dân tộc Sán Dìu, Hoa, mường đều có số người dưới 100 (tính đến hết năm 2005). Họ có mặt ở Võ Nhai chủ yếu do quan hệ hôn nhân hoặc vừa mới di cư đến.

Có thể nói, Võ Nhai là huyện có nhiều thành phần dân tộc, các dân tộc có nguồn gốc lịch sử khác nhau, phong tục tập quán khác nhau, trình độ không đồng đều, nhưng đồng bào các dân tộc trong huyện luôn gắn bó, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong một cộng đồng thống nhất. Tình trạng xung đột giữa các dân tộc không hề xảy ra. Sách Đồng Khánh dư địa chí chép rằng: “Trong huyện, người Kinh, người Thổ (Tày), người Mường sống xen kẽ nhau. Người dân thì quê mùa, tập tục thì thuần phác”.[9, tr.82]. Đó là yếu tố quan trọng đưa đến sự ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn CHƢƠNG 2

LÀNG BẢN CỔ TRUYỀN CỦA NGƢỜI TÀY Ở HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1. Tên gọi và không gian sinh tồn

2.1.1. Tên gọi và nguồn gốc tên gọi của làng bản

Theo Từ điển tiếng Việt, bản là “đơn vị dân cư nhỏ nhất ở một số vùng

dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam, nó tương đương với làng” [25, tr.30].

Mỗi bản lại có một tên gọi, nguồn gốc và ý nghĩa rất khác nhau. Các bản của người Tày nói chung và người Tày ở Võ Nhai nói riêng cũng giống như các làng xã người Kinh ở vùng đồng bằng, rất phong phú về hệ thống tên gọi. Chỉ tìm hiểu về một tên gọi của một bản nhất định ta cũng có thể hiểu được rất nhiều vấn đề như: lịch sử, quá trình hình thành của bản, điều kiện địa lý tự nhiên, nghề nghiệp, quan niệm, phong tục,… Các tác giả cuốn: "Tên làng xã

Việt Nam đầu thế kỷ XIX (thuộc các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra)", đã định nghĩa

tên làng xã của huyện hay một khu vực địa lý, lịch sử văn hoá như sau: tổng thể các tên riêng đặt ra để gọi các đơn vị địa lý tự nhiên hay nhân văn của khu vực ấy. Đồng thời đó còn là những chứng tích về ngôn ngữ và có thể cả về văn tự mà cộng đồng đã đặt, đã dùng và lưu lại trên địa bàn cư trú phát triển của mình. Thời gian định cư càng lâu dài, trình độ sinh hoạt càng cao, cảnh quan địa lý càng đa dạng, thành phần tộc người càng đông, điều kiện phát triển thuận lợi… thì tên làng xã càng dồi dào và phức tạp về số lượng,

càng phong phú, sâu sắc về nội dung [21, tr.11].

Như vậy có thể nói, tên gọi của mỗi bản hay một khu vực địa lý là chiếc chìa khoá đầu tiên để mở ra cánh cửa tìm hiểu tất cả sự phong phú đa dạng của văn hoá tinh thần cũng như đời sống kinh tế vật chất của bản đó cũng như của một vùng văn hoá hay một khu vực địa lý. Bản thân những tên gọi mang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong mình nó rất nhiều ý nghĩa hay mang tính thông báo một số thông tin nhất định. Ý thức được tầm quan trọng đó của địa danh nên trong quá trình đi điền dã, tìm hiểu và sưu tầm tư liệu, chúng tôi đã rất quan tâm và coi đây là vấn đề đầu tiên trong việc nghiên cứu làng bản cổ truyền của dân tộc Tày ở Võ Nhai.

Qua khảo sát và thu thập số liệu từ các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban Nhân dân huyện Võ Nhai, chúng tôi thấy rằng: người Tày có mặt ở hầu hết các xã, thị trấn trong huyện. Nhưng họ tập trung với tỷ lệ cao nhất ở các xã sau: Nghinh Tường, Vũ Chấn, Cúc Đường, Sảng Mộc, Thần Sa, Thượng Nung (đều là các xã phía bắc) và xã Phú Thượng. Vì thế chúng tôi chủ yếu thực hiện điền dã ở tại những xã này nhằm làm nổi bật những nét văn hoá Tày đặc trưng còn được bảo tồn trong các làng bản nơi đây. Các tên làng bản Tày làm ví dụ minh hoạ cũng sẽ được lấy từ những khu vực này.

Theo Địa chí Thái Nguyên, phần về huyện Võ Nhai thì:

Xã Nghinh Tường gồm 11 xóm bản là : Na Hấu, Bản Nhàu, Thâm Thạo, Bản Trang, Bản Nưa, Bản Rãi, Nà Giàm, Na Lẹng, Bản Cái, Thượng Lương, Hạ Lương.

Xã Sảng Mộc gồm 10 xóm bản: Bản Chương, Nà Ca, Phú Cốc, Khuổi Mèo, Bản Chấu, Nà Lay, Khuổi Chạo, Tân Lập, Khuổi Uốn, Nghinh Tác.

Xã Vũ Chấn gồm 10 xóm bản: Na Mấy, Đồng Đình, Na Rang, Khe Rạc, Cao Sơn, Na Đồng, Khe Rịa, Na Cà, Khe Cái, Khèn Nọi.

Xã Thượng Nung gồm 7 xóm bản: Tân Thành, Trung Thành, Lục Thành, An Thành, Lũng Hoài, Lũng Cà, Lũng Luông.

Xã Thần Sa gồm 9 xóm bản: Trung Sơn, Kim Sơn, Hạ Sơn Tày, Hạ Sơn Dao, Xuyên Sơn, Ngọc Sơn 1, Ngọc Sơn 2, Tân Kim, Thượng Kim.

Xã Cúc Đường gồm 5 xóm bản: Tân Sơn, Trường Sơn, Lam Sơn, Bình Sơn, Mỏ Trì.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Xã Phú Thượng gồm 11 xóm bản: Mỏ Gà, Phượng Hoàng, Đồng Mó, Nà Pheo, Na Phài, Ba Nhất, Cao Biền [19, tr. 987].

Đây đều là tên gọi ngày nay của các xóm bản. Có những tên đã có từ rất lâu đời gắn với lịch sử định cư rất sớm của người Tày nơi đây, nhưng cũng có những tên mới xuất hiện cách nay vài chục năm, thậm chí vài năm. Những tên bản lâu đời thường là những bản độc người Tày cư trú hoặc đa số là người Tày. Những tên bản này xuất phát từ tiếng Tày, phần lớn mang những tiền tố như: Nà, Bản, Lũng.

Trong đó, tên gọi mang tiền tố “” ( na) xuất hiện nhiều nhất: Na Hấu Nà Giàn Nà Lẹng Nà Ca Nà Lay Na Mấy Na Rang Na Đồng Na Cà Nà Pheo Na Phài Na Kháo.

Theo tiếng Tày, “” có nghĩa là ruộng, đồng.

Điều này cho ta thấy, cuộc sống của đồng bào nơi đây gắn với đồng ruộng. Do có lịch sử định cư khá lâu đời và thường cư trú ở những vùng thấp, thung lũng khá bằng phẳng, gần nguồn nước nên người Tày đã biết canh tác lúa nước từ rất sớm. Đồng bào nơi đây ít làm nương rẫy do địa hình chủ yếu là núi đá vôi hiểm trở, nguồn lâm sản thì ngày càng cạn kiệt do rừng ngày

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

càng ít đi, nên nguồn sống chính của họ từ xưa đến nay vẫn là từ cây lúa nước. Vì vậy, truyền thống trọng nông từ xưa đã tồn tại trong cộng đồng Tày. Kinh nghiệm sản xuất của họ cũng khá cao do qúa trình đúc rút kinh nghiệm lâu dài. Từ truyền thống trọng nông nghiệp, đặc biệt là canh tác lúa nước như vậy mà những tên gọi của các bản Tày mang tiến tố “” đã ra đời một cách rất tự nhiên và với tần xuất lớn ở khu vực này.

Những tên gọi mang tiền tố “” thường là những tên gọi cổ xưa nhất còn được bảo lưu đến ngày nay. Trong những bản đó, kể cả các cụ cao niên nhất cũng không nhớ nổi rằng tên gọi của bản mình có từ đời nào, chỉ biết rằng nghe nó thật thân thuộc như vốn nó đã tồn tại. Những tên gọi đó thật đơn giản nhưng đầy ý nghĩa, gần gũi với đời sống sinh hoạt của đồng bào.

Xã Vũ Chấn có tất cả 10 bản thì có 5 bản Tày và 5 bản Dao phân bố gần như biệt lập. Trong 5 bản Tày đó thì có 4 bản có tên gọi mang tiền tố “” (na): Na Mấy, Na Rang, Na Đồng, Na Cà đều nằm dọc cánh đồng hẹp cành con suối có tên là suối Luông. Na Mấy có thể được đọc chệch của từ “nà vầy” - ruộng cháy. Theo người dân trong bản, nhất là các cụ cao niên nghe truyền lại thì họ cũng không biết tên gọi đó có từ bao giờ, “chỉ nghe loáng

thoáng” rằng đã lâu lắm rồi “ hình như” ở khu vực đó đã từng xảy ra hoả hoạn

làm cháy những ruộng lúa và những ngôi nhà sàn lợp lá. Hay như bản Na Rang, có thể được đọc chệch của từ “nà chang” trong tiếng Tày, sở dĩ có tên gọi đó là vì khu vực này được coi là “ruộng ở giữa”. Bản này ngày nay là trung tâm của xã Vũ Chấn.

Cũng với quy luật đặt tên đó, xã Nghinh Tường có bản Nà Hấu (ruộng tốt) vì bản này có nhiều chân ruộng tốt rất thuận lợi cho cây lúa nước phát triển,...

Nhìn rộng ra các khu vực cư trú lâu đời của người Tày ngoài huyện Võ Nhai, chúng ta cũng thấy rất nhiều những địa danh làng bản thậm chí xã, huyện có tên gọi mang tiền tố “”, như các bản: Nà Gà, Nà Đóng, Nà Pế, Nà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Luông, Nà Rạc, Nà Ngân, Nà Cốc, Nà Bon, Nà Háng, Nà Lăng,...(ở tỉnh Cao Bằng). Các huyện như: Nà Hang (Tuyên Quang); Na Rỳ (Bắc Kạn)... Tác giả Đàm Nam Điền trong luận văn cử nhân khoa học: Tên làng xã huyện Hoài

An, tỉnh Cao Bằng trước năm 1945 đã khảo sát và đưa ra con số thống kê như

sau: “tên gọi với tiền tố nà (ruộng) có số lượng nhiều nhất: 159/512, chiếm tỷ lệ 31,05%"[8].

Như vậy, tên gọi mang tiền tố “ ” gắn liền với ruộng đồng của dân tộc Tày đã ra đời từ rất sớm, có thể nói các địa danh này ra đời ngay từ lúc người Tày biết sống định canh, định cư và biết canh tác ruộng lúa nước. Những tên gọi tuy đơn giản, không mang tính khái quát và trừu tượng nhưng đầy ý nghĩa. Vì vậy, nó có sức sống dai dẳng và tồn tại đến tận ngày nay. Đó là một trong những nét đẹp đặc trưng của đồng bào Tày nơi đây nói riêng và trên phạm vi cả nước nơi có dân tộc này sinh sống nói chung. Điều đó cho thấy những người Tày tha thiết yêu những ruộng lúa, những cánh đồng và nghề nông truyền thống của họ. Họ yêu quý và trân trọng nơi họ cư trú, rộng ra là yêu quê hương, đất nước.

Cùng với tên các bản mang tiền tố “”, chúng ta thấy xuất hiện những bản có các tên gọi được đặt theo địa lý tự nhiên và phong cảnh sản xuất như

Một phần của tài liệu Làng bản cổ truyền của dân tộc tày ở huyện võ nhai thái nguyên.pdf (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)