Một vài kiến nghị

Một phần của tài liệu Làng bản cổ truyền của dân tộc tày ở huyện võ nhai thái nguyên.pdf (Trang 104 - 127)

7. Cấu trúc của đề tài

3.3.Một vài kiến nghị

Qua quá trình khảo sát, nghiên cứu những vấn đề trong khuôn khổ đề tài này, nhất là qua việc tìm hiểu những biến đổi trong làng bản của người Tày, chúng tôi xin mạnh dạn đưa ra đây vài ý kiến kiến nghị như sau:

Một là về mặt tổng thể: Phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển

kinh tế - xã hội, xoá đói, giảm nghèo cho đồng bào; tăng cường hỗ trợ, ưu tiên cho vùng đặc biệt khó khăn; thực hiện có hiệu quả những chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước, các chương trình, dự án của Chính phủ đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, việc cần làm ngay là hoàn thiện, nâng cao chất lượng hệ thống giao thông và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hai là: Quan tâm đầu tư xây dựng được đội ngũ cán bộ cơ sở tốt về chuyên môn, giỏi về khả năng dân vận và có tinh thần nhiệt tình công tác. Muốn vậy trước hết Nhà nước và chính quyền địa phương phải tăng cường các khoản phụ cấp cho đội ngũ cán bộ này; trao quyền hành nhiều hơn nữa cho trưởng bản; kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở để làm sao cho các tổ chức này không còn hoạt động mang tính hình thức nhằm phát huy hết vai trò của những tổ chức này trong điều kiện mới.

Ba là: Làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng nhằm bài trừ hủ tục, những lễ nghi rườm rà và tốn kém trong những việc hiếu, hỷ,…. Phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp và đẩy lùi sự thâm nhập của các loại hình văn hoá lai căng, độc hại.

Bốn là, về cụ thể: Nhà nước và địa phương nên thực hiện một số công vịêc như:

Nghiên cứu và khuyến khích sản xuất vật liệu phù hợp với điều kiện tại địa phương nhằm phục vụ cho nhu cầu dựng nhà đang gia tăng của đồng bào do gỗ ngày càng khan hiếm và đồng bào vẫn tiếp tục phá rừng, khai thác gỗ trái phép để dựng nhà và làm đồ gia dụng.

Khuyến khích các bản trên cơ sở kế thừa, phát huy các mặt tích cực của luật tục để xây dựng được các quy chế, xây dựng làng bản văn hoá vừa phù hợp với thuần phong mỹ tục của đồng bào vừa không trái với pháp luật của Nhà nước.

Tôn trọng và duy trì hoạt động của tổ chức phường phe, khuyến khích các phường phe xây dựng những quy định thành văn bản và không mâu thuẫn với quy chế chung của làng bản.

Dù sớm hay muộn, chính quyền địa phương cũng nên tìm cách phục hồi lại những hoạt động cộng đồng làng bản, đặc biệt là hội lồng tồng như trường hợp của bản Mỏ Gà. Việc phục hồi này phải được thực hiện trên tinh thần tôn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trọng những giá trị truyền thống, không quá "hiện đại hoá" mà vẫn đảm bảo tính hấp dẫn để thu hút đông đảo người dân trong cộng đồng tham gia.

Trên phương diện vĩ mô, Nhà nước nên để cho làng bản được tự quản ở mức độ phù hợp để làm sao phát huy hết vai trò của nó trong việc điều chỉnh các mối quan hệ cộng đồng; bảo tồn các bản sắc văn hoá truyền thống đặc trưng của đồng bào. Pháp luật của Nhà nước thi hành ở vùng dân tộc nên có những quy định riêng, không mâu thuẫn và phải tôn trọng những điểm phù hợp, tiến bộ trong luật tục của đồng bào. Muốn vậy cần ban hành nghị định hướng dẫn thi hành cụ thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

PHẦN KẾT LUẬN

1. Võ Nhai là địa bàn sinh sống của 8 dân tộc anh em, trong đó đông nhất là người Kinh, Tày, Nùng. Các dân tộc nơi đây đã có truyền thống đấu tranh cách mạng vể vang trong lịch sử. Dân tộc Tày có lịch sử định cư lâu đời nhất, họ chủ yếu cư trú taị 6 xã vùng cao phía bắc của Huyện với tỷ lệ trên 60%. Họ đã và đang cùng với các dân tộc anh em khác ra sức lao động sản xuất, phát triển kinh tế và tạo ra cho riêng mình một nền văn hoá đặc trưng mang đậm đà bản sắc dân tộc.

2. Các làng bản cổ xưa của người Tày ở huyện Võ Nhai đã được thành lập từ lâu, đồng thời với quá trình định cư, định canh của đồng bào ở khu vực này.

Mỗi bản của người Tày lại có những tên gọi khác nhau. Những tên gọi này được đặt bao giờ cũng gắn liền với đặc điểm, vị trí địa lý, đời sống văn hoá, tình cảm và hoạt động sản xuất vật chất của đồng bào. Những tên gọi làng bản cổ xưa nhất ở vùng này thường mang những tiền tố như: Nà, Bản, Lũng, Khuổi. Qua những tên gọi này, chúng ta thấy ẩn trong đó nhiều thông tin về địa lý, địa vực, địa hình của làng bản đó. Những tên này tồn tại dai dẳng và đa số trong đó vẫn còn được bảo lưu đến ngày nay. Trải qua thời gian và nhiều sự biên động, một số tên gọi bản đã thay đổi, một số mất đi và nhiều tên gọi mới ra đời gắn liền với quá trình phát triển của vùng đất này.

Quy mô của các bản Tày truyền thống ở Võ Nhai thường rất nhỏ. Giai đoạn đầu thế kỷ XX trở về trước, mỗi bản thường chỉ có dưới 10 gia đình. Số họ trong mỗi bản thường từ 2 - 3 họ trở lên. Những bản nhỏ nhất thường là bản mới thành lập do quá trình di cư tìm đất đai để ở và canh tác dẫn đến chia tách bản. Tại những thung lũng bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp thì bản thường đông hơn và cư trú mật tập.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Người Tày là cư dân có truyền thống định canh định cư nên họ thường cố gắng chọn đất lập bản một lần. Bản thường được lập ở những nơi gần nguồn nước sông, suối. Đây là tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất của họ. Khu vực lập bản phải có đất đai để canh tác ruộng nương, có rừng để khai thác lâm thổ sản, có nơi để chăn thả gia súc,…Người Tày ở Võ Nhai không lập bản cheo leo trên vùng núi cao như người H'Mông, người Dao. Bản của họ thường ở thấp, tại các thung lũng gần đường giao thông. Ngoài ra, việc chọn đất lập bản cũng bị chi phối bởi yếu tố phong thuỷ.

Các bản Tày xưa kia thường bố trí rải rác do dân cư thưa thớt. Dù lớn hay nhỏ, bản được chia ra làm vài xóm, mỗi xóm có vài gia đình, thậm chí có khi mỗi gia đình ở một khu vực biệt lập. Tuy vậy, giữa các bản với nhau đều có ranh giới được ngăn cách bởi những dòng suối, cánh rừng hay dãy núi. Người dân trong bản đều ý thức rõ phạm vi của bản mình và tôn trọng địa phận của các bản khác.

Vì được bố trí rải rác nên các bản Tày ở Võ Nhai ít theo một hàng lối nhất định. Mỗi nhà một hướng khác nhau. Giữa bản không có một trục giao thông giống như làng cổ truyền của người Kinh. Những ngôi nhà và các xóm trong bản được nối với nhau bởi những con đường mòn bằng đất hoặc đá do dân bản góp sức làm. Tại các bản Tày cổ truyền ở Võ Nhai, người ta cũng không có thói quen rào giậu quanh bản như những người đồng tộc tại một số nơi ở Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn. Nhà nào biết rào riêng nhà nấy bằng những hàng rào nhằm hạn chế thú dữ đe dọa người và gia súc, chống trộm cướp.

Nhà cửa trong các làng bản gồm 2 loại hình chủ yếu là nhà sàn và nhà nền đất, nhà nền đất của đồng bào mới xuất hiện cách nay khoảng vài chục năm. Nhà sàn là kiểu nhà truyền thống đã có từ rất lâu đời được dựng bằng những loại gỗ quý trong vùng như: đinh, táu, nghiến lát,…. Nhà sàn của đồng bào thường làm cột vuông và có từ 4 - 6 vì kèo. Nói chung, những ngôi nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sàn của người Tày ở phía Bắc Võ nhai là còn giữ được nhiều nét truyền thống.

Trong những làng bản Tày truyền thống đều thấy xuất hiện những ngôi đình bản và miếu thờ thổ công chung. Đình của người Tày ở đây thường được dựng rất lớn, chiều dài có khi tới trên 20m bằng những cột nghiến to hơn một người ôm. Đình được lợp bằng lá cọ, lá gianh. Thợ chính dựng đình được mời từ dưới xuôi lên. Vì vậy mà những ngôi đình ở đây mang đậm dấu ấn kỹ thuật của người Kinh. Việc dựng đình là công việc chung của cả bản. Đình là trung tâm cho các hoạt động văn hoá tín ngưỡng và sinh hoạt cộng đồng của dân bản. Miếu thường nhỏ hơn, được dựng ở đầu làng hoặc dưới những gốc cây đa. Miếu được dựng để thờ thổ công bảo vệ làng bản.

Ngoài đình và miếu, trong bản còn có những sở hữu công cộng như: rừng cây, nguồn nước, vật linh mà dân bản đều có quyền sử dụng và có trách nhiệm bảo vệ. Tại các bản Tày đều không thấy có nghĩa địa chung của bản mà chỉ có nghĩa địa của từng dòng họ.

3. Kinh tế truyền thống của người Tày ở Võ nhai mang nặng tính tự cung tự cấp. Đồng bào lấy canh tác lúa nước làm ngành kinh tế chính và quan trọng nhất. Chăn nuôi của họ mang tập quán chăn thả là chính, đặc biệt là thả trâu đàn và cá ruộng. Ngành nghề thủ công không có nhiều nét đặc trưng, chủ yếu sản xuất phục vụ theo nhu cầu nội tại của gia đình và làng bản. Trong những điều kiện như vây, hoạt động trao đổi, buôn bán kém phát triển, hệ thống chợ hình thành rất muộn. Kinh tế tự nhiên có vai trò quan trọng trong một thời gian dài.

Những năm trở lại đây, kinh tế và đời sống vật chất của đồng bào đang có những chuyển biến rất đáng mừng.

4. Làng bản Tày cổ truyền là một tổ chức tự quản có quy chế tương đối chặt chẽ. Trong đó nổi lên vai trò của hội đồng già làng, trưởng bản và luật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tục của bản. Hội đồng già làng trong mỗi bản có vai trò như một cơ quan "lập pháp", sửa đổi, bổ sung và giám sát việc thực hiện luật tục của mỗi người dân và gia đình trong bản. Trưởng bản là do dân bầu ra, là người đặc biệt có uy tín với dân bản, có năng lực điều hành, ông là người đại diện cho quyền lợi, nguyện vọng của người dân và cũng đại diện cho chính quyền cấp trên trong việc thu thuế, bắt phu và giải quyết các vấn đề khác trong bản.

Luật tục của các bản Tày ở Võ Nhai thường không thành văn, nó như "luật pháp" riêng của bản quy định tất cả các vấn đề như: ma chay, cưới xin, giải quyết tranh chấp, thái độ đối với của công và công việc chung của bản, buộc các thành viên phải tuân theo. Luật tục có vai trò vô cùng quan trọng trong cơ chế tự quản làng bản vì luật pháp của Nhà nước và quyền lực của chính quyền trung ương rất yếu ớt ở khu vực này.

Tổ chức dòng họ của người Tày ở Võ Nhai nói chung không mấy chặt chẽ như ở người Kinh vùng đồng bằng Bắc bộ. Không có từ đường riêng, ít thấy có ruộng họ và không tổ chức họp họ thường xuyên nhưng người Tày vẫn đặc biệt coi trọng các mối quan hệ họ tộc. Trong một bản các mối quan hệ thân tộc chằng chịt với nhau, đan xen hoà quyện cùng mối quan hệ láng giềng. Người cùng họ khi có công việc gì trước tiên là tìm đến nhau và nhờ nhau giúp đỡ. Trong đa số các họ trước kia đều có những người trưởng họ, có uy tín khá lớn. Các họ cũng thường ghi tộc phả nhưng nay đều bị thất truyền. Tại khu vực Võ Nhai hiện nay người Tày phổ biến mang các họ như: Nông, Ma, Hoàng, Lý, Nguyễn…

Tổ chức phường phe trong các làng bản ở Võ Nhai tồn tại bền bỉ và được bảo lưu qua những thăng trầm của xã hội Tày. Điều đặc biệt của phường phe ở đây là tổ chức này chỉ độc lo trợ giúp nhau trong việc hiếu mà không thấy tham gia vào các công việc khác như cưới xin hay làm nhà mới. Đồng bào quan niệm không thể để tổ chức chuyên lo những công việc hiếu truyền thống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sang làm những việc "hỷ". Mỗi phường phe gồm một trùm trưởng và một trùm phó hoặc cả hai đều là trùm trưởng và thay nhau điều hành trong các đám tang. Phường phe là tổ chức điển hình cho tinh thần cộng đồng, đoàn kết tương trợ trong các làng bản Tày từ lâu trong lịch sử cũng như hiện nay.

Là một xã hội nông nghiệp lúa nước truyền thống thì những lễ hội và thờ cúng liên quan đến tín ngưỡng nông nghiệp là khá phong phú trong các làng bản, đặc biệt là hội lồng tồng. Một nét đặc trưng trong các hội lồng tồng ở Võ Nhai là họ thường thuê những gánh hát nhà tơ (ca trù) và hát chèo từ dưới xuôi và các nơi khác đến biểu diễn. Lễ hội và những dịp thờ cúng chung có vai trò rất lớn trong việc gắn kết tinh thần cộng đồng trong bản, thể hiện đậm nét văn hoá truyền thống của dân tộc. Nhưng rất tiếc nay đã không còn và vẫn chưa mấy được khôi phục.

Nói chung, xét ở mọi khía cạnh thì làng bản của người Tày đã và đang có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của tộc người cũng như đối với chính quyền cơ sở trong việc quản lý vùng nông thôn. Nó là một tổ chức xã hội cơ sở, tổ chức tự quản hoàn chỉnh. Nó củng cố tinh thần cộng đồng, giúp cộng đồng vượt qua mọi khó khăn thử thách. Nó là nơi mà trong đó người ta sáng tạo ra những gía trị văn hoá truyền thống tốt đẹp,…

5. Từ sau cách mạng tháng Tám đến nay do nhiều nguyên nhân mà làng bản của người Tày ở Võ Nhai đã có những thay đổi rất đáng kể. Về quy mô thì làng bản đã đông đúc hơn rất nhiều, số hộ, số nhân khẩu và tộc danh tăng lên, đất đai cho sản xuất bị chia ra nhỏ lẻ, rừng tự nhiên không còn đáng kể. Nền kinh tế hàng hoá ngày càng thâm nhập làm đẩy lùi kinh tế tự nhiên. Tuy nhiên, nông nghiệp lúa nước vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế của đồng bào. Đời sống của đồng bào còn đang gặp phải rất nhiều khó khăn, vất vả.

Trên lĩnh vực văn hoá thì nhiều yếu tố văn hoá truyền thống của dân tộc bị mai một nhanh chóng. Sự mất đi của những ngôi đình bản, miếu bản cùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những hoạt động văn hoá tín ngưỡng đi kèm với nó như lễ hội lồng tồng và nhiều nghi lễ thờ cúng chung khác.

Muốn đẩy mạnh phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất của người dân, khôi phục, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, xây dựng nền văn hoá mới trong vùng đồng bào cần những chính sách đồng bộ từ kinh tế đến văn hoá, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và phát huy cao độ những sự tích cực trong truyền thống của đồng bào.

Với sự hỗ trợ của Trung ương, địa phương cùng với tinh thần tích cực tự giác, cần cù, sáng tạo trong lao động, nắm bắt nhanh khoa học- kỹ thuật của đồng bào thì chúng ta tin tưởng lạc quan rằng tất cả các mặt trong đời sống

Một phần của tài liệu Làng bản cổ truyền của dân tộc tày ở huyện võ nhai thái nguyên.pdf (Trang 104 - 127)