Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 94 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
94
Dung lượng
1,89 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC WX BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀTÀI : TÌMHIỂUTRUYỆNKỂGENJI CỦA MURASAKI SHIKIBU Sinh viên thực hiện: ĐOÀN THỊ NHƯ ANH Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. ĐOÀN LÊ GIANG BIÊN HÒA, THÁNG 12/2010 LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể quý thầy cô Khoa Đông Phương , Trường Đại Học Lạc Hồng, đã tận tình dạy dỗ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đến Giáo Viên Hướng Dẫn là Phó Giáo Sư Đoàn Lê Giang và Giáo viên người Nhật là thầy Tobita Minoru đã nhiệt tình chỉ bả o tôi trong quá trình làm báo cáo, hướng dẫn tận tình cho tôi những tài liệu và kiến thức có liên quan đến đềtài nghiên cứu của tôi. Mặc dù rất bận rộn về thời gian nhưng các thầy đã dành nhiều thời gian hướng dẫn và chỉ ra những sai xót trong luận văn, giúp tôi có thể hoàn thành tốt luận văn. Kế đến là tôi cũng vô cùng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của những người bạn. Trong quá trình học tập cũng nh ư trong quá trình làm luận văn này, các bạn đã hỗ trợ và động viên tôi rất nhiều. Ngoài sự nâng đỡ về mặt tinh thần cũng như vật chất của gia đình cũng là một nguồn động lực to lớn giúp tôi vượt qua những lúc khó khăn trong suốt thời gian làm đềtài nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ nhiệt tình từ mọi người. Biên Hòa, tháng 11 năm 2010 MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đềtài . 1 2. Lịch sử nghiên cứu đềtài . 2 3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu . 3 4. Phương pháp nghiên cứu . 3 5. Những đóng góp của đềtài 3 6. Cấu trúc của đề tài: Chia thành 4 chương . 4 B. NỘI DUNG CHÍNH . 5 CHƯƠNG I: THỜI ĐẠI HEIAN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA TIỂU THUYẾT TRUYỆNKỂGENJI . 5 1.1 Thời đại Heian (794 – 1192) . 5 1.1.1 Lịch sử và xã hội 5 1.1.2 Tôn giáo và phong tục . 7 1.1.3 Sự phát triển của văn học . 9 1.2 Tác phẩm TruyệnkểGenji 10 1.2.1 Tác giả Murasaki Shikibu . 10 1.2.2 Tóm tắt nội dung tác phẩm . 12 CHƯƠNG II: NHÂN VẬT GENJI VÀ NHỮNG NHÂN VẬT TRONG UJI THẬP THIẾP . 18 2.1 Genji và những cuộc phiêu lưu tình ái (33 chương đầu) 18 2.1.1 Tính cách Genji 18 2.1.2 Những người phụ nữ có ảnh hưởng đối với Genji 19 2.2 Những năm cuối đời của Genji (8 chương tiếp theo) 21 2.2.1 Sự hối hận về những lầm lẫn trong quá khứ . 21 2.2.2 Cái chết trong sầu muộn . 23 2.3 Hậu Genji (9 chương kết thúc) 24 CHƯƠNG III: NIỀM BI CẢM CỦA TÁC PHẨM 26 3.1. Niềm bi cảm với số phận nhân vật . 26 3.1.1 Bi cảm với thời gian đã mất của nhân vật 26 3.1.2 Bi cảm trước sự vô thường của cái đẹp . 28 3.2 Niềm bi cảm với thiên nhiên tươi đẹp . 29 CHƯƠNG IV: NGHỆ THUẬT TỰ SỰ 33 C. PHẦN KẾT LUẬN 37 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 39 1 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đềtài Nhật Bản là một xứ sở có phong cảnh được coi là một trong những nơi đẹp nhất thế giới với bốn mùa thay đổi rõ rệt: mùa xuân với hoa anh đào nở dần từ nam lên bắc, mùa hè cây cối xanh mướt, mùa thu lá phong đỏ thắm từ bắc xuống nam, mùa đông tuyết trắng tinh khôi. Nói đến Nhật Bản là nói đến những văn hóa truyền thống như tinh thần Võ sĩ đạo, nghệ thuật cắm hoa, trà đạo, Bonsai, kiếm đạo, kịch Nô, kịch Kabuki….Núi Phú Sĩ là ngọn núi cao nhất Nhật Bản, nằm giữa đồng bằng, lại có tuyết bao phủ nơi phần đỉnh núi, là nguồn cảm hứng của rất nhiều văn sĩ và thi sĩ xứ Phù Tang. Trong danh sách 10 nền văn hoá hàng đầu của thế giới có nền văn hoá Nhật Bản. Những gì tuyệt vời mà nền văn hoá này cống hiến cho nhân loại không chỉ là sự dữ dội qua kiếm đạo, truyền thống võ sĩ đạo, nghi thức mổ bụng tự sát của các Samurai, một nền văn hóa Nhật Bản tinh tế với trà đạo, nghệ thuật cắm hoa, nghệ thuật viết chữ, lễ hội ngắm hoa anh đào v.v .mà còn là một nền văn học thành văn với chiều dài lịch sử ch ỉ đứng thứ nhì sau Trung Quốc. Lịch sử văn học Nhật Bản cho thấy sự khẳng định nét đặc sắc về thơ với thi tuyển Vạn diệp tập từ thế kỷ VIII, khẳng định nét đặc sắc về tiểu thuyết với Truyệnkể Genji, được coi là tiểu thuyết đầu tiên của thế giới từ thế kỷ XI. Và đ ây là tiểu thuyết gây cho tôi sự chú ý nhất trong mảng văn học Nhật Bản. TìmhiểuTruyệnkểGenji tôi không những chỉ đọc được một câu chuyện hay mà truyện còn giúp tôi hiểu biết nhiều hơn về nếp sống về tính cách con người cùng với nét đẹp thiên nhiên, những nét văn hóa truyền thống còn được tồn tại cho đến ngày nay. Nó đã giúp ích rất nhiều cho việc thôi thúc tôi tìmhiểu về một Nhật Bản phồ n hoa trong truyện và một Nhật Bản ở đời sống thật đã làm cho thế giới phải thán phục về sự phát triển kinh tế thần kì sau thế chiến II. Một Nhật Bản với tinh thần thép không bị khuất phục trước những thử thách của thiên nhiên. Tôi chọn đềtài vì niềm yêu thích, sự quan tâm và hy vọng giúp ích được cho những ai đang theo học chuyên ngành Nhật Bản học sau tôi nhận ra rằng bạn không chỉ học về ngôn ngữ mà bạn đang học về một đất nước mà buộc bạn phải có kiến 2 thức tổng quan về đất nước đó. Và kiến thức mà tôi đặc biệt quan tâm là thuộc mảng văn học Nhật Bản. 2. Lịch sử nghiên cứu đềtài Đầu thế kỷ 20, nhiều nhà văn, dịch giả Nhật Bản đã cố công dịch TruyệnkểGenji từ tiếng Nhật cổ ra kim văn, trong đó có bản của văn hào Tanizaki Jun'ichiro và nữ sĩ Setouchi Jakuchô. Bản thông dụng nhất có l ẽ là bản khổ bỏ túi của nhà xuất bản Kodansha năm 1978 gồm 7 cuốn, tổng cộng 3500 trang khổ A6 với cỡ chữ rất nhỏ, do Giáo sư Imaizumi Tadayoshi (1910-1976) dịch toàn văn. TruyệnkểGenji cũng được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới nhờ các dịch giả như Arthur Waley (Anh), Edward Seidensticker (Mỹ), René Sieffert (Pháp) v.v. Bản dịch tiếng Anh TruyệnkểGenji chủ yếu dựa vào văn bản trong loạ t truyện Nihon koten bungaku taikei gồm các tác phẩm cổ điển Nhật Bản do Iwanami Tokuhei xuất bản. Người biên tập là giáo sư Yamajishi Tokuhei đã sử dụng một bản thảo chép tay thời Muromachi trong Aobyoshi (sách xanh) xuất phát từ công trình của Fujiwara Teika, nhà thơ và học giả lớn thế kỷ thứ XII và đầu thế kỷ XIII. Hai văn bản khác cũng được tham khảo đều đặn cho bản dịch tiếng Anh là Chàng Genji monogatari Hyoshaku của giáo sư Tamagami Takuya và bản văn Shogakkan mà chỉ hai phần ba đã được xuất bản. Cả hai bản tham khảo này đều dựa trên bản thảo chép tay Aobyoshi. Ba bản dịch ra tiếng Nhật hiện đại của nữ thi sĩ Yosano Akiko và nhà văn Tanizaki Jun'ichiro, Enji Fumiko cũng được tham khảo từng phần. Bản dịch tiếng việt TruyệnkểGenji của Murasaki Shikibu do Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội in vào năm 1991 tại Hà Nội. Đ ây là bản dịch không đề tên dịch giả và được dịch lại từ bản tiếng Anh. Chịu trách nhiệm xuất bản: Nguyễn Đức Diệu; biên tập: Nguyễn Cừ. Trong bản Việt văn có lời giới thiệu được dịch từ lời giới thiệu trong dịch phẩm tiếng Anh do Edward Seidensticker viết vào tháng 1 năm 1976. Nhật Chiêu với sách: Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868, Nhật Bản trong chiếc gương soi. Shuichi Kato với cuốn sách Lịch sử văn học Nhật Bản. Nhìn chung các nhà văn đều đi sâu tìmhiểu về thời đại, về tác giả, về những bản thảo, bản gốc và bản dịch của truyện, về niềm bi cảm, về phức cảm 3 Genji, về sự so sánh tác phẩm với tác phẩm khác như “Đi tìm thời gian đã mất” của Marcel Proust… Và đềtài tôi đang làm là tìmhiểu tổng quát về truyện, phân tích về nhân vật, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật mà tác phẩm đã đạt được. 3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu Mục tiêu của luận văn là phân tích tác phẩm, các mối quan hệ trong tác phẩm để làm rõ giá trị nội dung của tác phẩm, giá trị nghệ thu ật của tác phẩm và ảnh hưởng của nó. Đềtài sử dụng “Truyện kể Genji”, bản dịch ra tiếng Việt do Nguyễn Đức Diệu chủ biên, gồm hai tập của nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội xuất bản năm 1991 làm đối tượng nghiên cứu chính, bên cạnh đó còn tham khảo bản tài liệu tiếng Nhật và các tài liệu có liên quan. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được hiệ u quả tốt, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu quá trình: tìmhiểu lịch sử của tác phẩm; nghiên cứu mô tả: tìmhiểu và phân tích các giá trị của tác phẩm; nghiên cứu đánh giá tác phẩm thông qua lịch sử nghiên cứu tác phẩm. 5. Những đóng góp của đềtàiĐềtài “Tìm hiểutruyệnkểGenji của Murasaki Shikibu” được các nhà văn, dịch giả nghiên cứu một cách tổng hợp. Và ở trường Đại học L ạc Hồng- tôi là người đầu tiên nghiên cứu về tác phẩm này với mong muốn thỏa mãn sự say mê truyện của tôi, mặt khác nó giúp các bạn đang học về Đông phương học chuyên ngành Nhật Bản muốn am hiểu về tác phẩm này- là tài liệu nghiên cứu trước góp phần cho các tài liệu nghiên cứu sau của các bạn sinh viên cùng ngành muốn nghiên cứu về mảng văn học để tham khảo và phát triển nó hơn. Đồng thời thông qua đềtài tôi muốn chia sẻ cho các bạn đang học cùng ngành rằng: Đông phương học không chỉ là học về ngôn ngữ mà còn học về lịch sử, văn hóa, văn học…Nó như thể là một đất nước thứ hai của chúng ta vậy. Và đây là sự khác biệt rõ ràng nhất giữa người học tiếng Nhật và người học Đông phương học chuyên ngành Nhật Bản. Khi bạn học về chuyên ngành Nhật B ản thì ngoài học ngôn ngữ bạn còn được am hiểu các lĩnh vực khác nữa, mà khi làm việc cùng với người Nhật 4 nó sẽ giúp bạn thành công bởi sự khéo léo, tinh tế và hiểu biết về những nét văn hóa độc đáo, rồi thì những món ăn màu sắc theo thuyết ngũ hành, một đất nước mà ý thức về thời gian về tập thể trở thành nguyên tắc xác nhận uy tín của bản thân, một xứ sở văn học diệu kì của những bài thơ ngắn đến bất ngờ như thơ Haiku và cuốn ti ểu thuyết trường thiên dài cũng bất ngờ như Truyệnkể Genji. 6. Cấu trúc của đề tài: Chia thành 4 chương Chương I: Thời đại Heian và sự ra đời của tiểu thuyết truyệnkểGenji Chương II: Nhân vật Genji và những nhân vật trong Uji thập thiếp Chương III: Niềm bi cảm của tác phẩm Chương IV: Nghệ thuật tự sự 5 B. NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG I THỜI ĐẠI HEIAN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA TIỂU THUYẾT TRUYỆNKỂGENJI 1.1 Thời đại Heian (794 – 1192) 1.1.1 Lịch sử và xã hội Năm 794, Thiên Hoàng Kanmu tuyên chiếu dời đô đến kinh Heian (thuộc thành phố Kyouto ngày nay) đánh dấu một thời đại mới trong lịch sử Nhật Bản. Tính cho đến thời điểm thành lập Kamakura Bakufu kéo dài trong khoảng 390 năm. Kinh Heian được đặt ở Kyouto và được gọi là thời đại Heian vì nó là trung tâm chính trị duy nhất cho đến khi thành lập Kamakura Bakufu. Năm 1016 quyền lực của dòng họ Fujiwara lên đến đỉ nh cao với Fujiwara Michinaga nắm thực quyền trong 22 năm với tư cách là Quan bạch (Tể tướng) và được duy trì trong suốt 30 năm tiếp theo. Năm 1068 quyền lực của dòng họ Fujiwara chấm dứt khi Thiên hoàng mới lên ngôi Go-Sanjo kiên quyết nắm quyền cai trị đất nước. Năm 1086 Go-Sanjo thoái vị nhưng vẫn nắm quyền từ trong hậu trường. Hình thức chính phủ mới này được gọi là chính phủ Insei. Các Thiên hoàng Insei nắm quyền lực chính trị từ năm 1086 đến năm 1156 khi Taira Kiyomori trở thành nhà lãnh đạo mới của Nhật Bản. Sau khi quyền lực của dòng họ Fujiwara được xác lập, nhà nước cổ đại Nhật Bản có nhiều thay đổi lớn ở cả trung ương và địa phương. Lúc này tình hình Trung Quốc cũng có nhiều biến động. Quan hệ ngoại giao chính thức giữa nhà nước Vương triều với các nước lân bang không mấy phát triển, nhưng quan hệ buôn bán thông qua các thương thuy ền tư nhân lại rất phát đạt. Nhật Bản nhập vào gấm vóc, hương liệu, đồ gốm sứ và xuất đi thủy ngân, quạt, kiếm… Trang viên ở Nhật Bản không chỉ là những đơn vị kinh tế tự cấp, tự túc mà thực chất còn là khu vực hành chính mà nhà nước không thể kiểm soát được, đồng thời cũng là những căn cứ có lực lượng vũ trang riêng của bọn lãnh chúa. Hạ t nhân của các lực lượng vũ trang đó là các võ sĩ, hay nói đúng hơn là “Samurai”. Lực lượng vũ trang của các trang viên cũng bao gồm một bộ phận 6 nông dân lớp trên tương đối có thế lực về kinh tế và có ảnh hưởng về mặt xã hội. Dần dần trong xã hội, hình thành một mối quan hệ mới giữa các chủ trang viên và các võ sĩ. Các võ sĩ phải thành thật với chủ mình và bảo vệ chủ mà không tiếc tính mạng. Chủ có nhiệm vụ phải cung cấp lương thực, quần áo và nhà ở cho các võ sĩ. Như vậy là trong các lực lượng vũ trang ở các trang viên đã xuất hiện một tầng lớp mới: tầng lớp võ sĩ chuyên nghiệp. Tầng lớp võ sĩ này được huấn luyện đặc biệt về võ nghệ, kĩ thuật chiến đấu, về “lòng trung thành”, sự “tận tâm”, “tính chất phác”, ý thức “trọng danh dự’, “lòng dũng cảm” vì lợi ích của lãnh chúa. Đó là đạo đức của võ sĩ, hay gọi là “võ sĩ đạo”. Tầng lớp Samurai này về sau đã có mộ t vai trò hết sức quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội Nhật Bản.[2] Thế kỉ X và XI, những cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra ở nhiều nơi. Ở miền Trung, nghĩa quân hoạt động mạnh, tấn công vào kinh đô, đập phá và đốt các cơ quan nhà nước, dinh cơ của bọn quý tộc, xông vào phá phách nhà tù, giải thoát tù nhân. Triều đình không đàn áp nổi, phải cầu viện bọn lãnh chúa lớn và các lực lượ ng vũ trang của nhà chùa. Chính trong hoàn cảnh đó, thế lực của tầng lớp Samurai ngày càng lớn mạnh. Vào đầu thế kỉ XII, các chủ trang viên ở phía Đông và phía Bắc đã tập hợp xung quanh một dòng họ Samurai có thế lực và có ảnh hưởng nhất là dòng họ Minamoto, mà đứng đầu là Minamoto no yoritomo. Các trang viên ở miền Tây Nam không có lực lượng vũ trang mạnh như ở miền Bắc và Đông Bắc, ở đây dòng họ Taira là dòng họ Samurai có thế lực nhất. Vào giữa thế kỉ XII, dòng họ này có đến hơn 600 trang viên. Thế kỷ XII hai dòng họ quân sự có nguồn gốc quý tộc nắm giữ nhiều quyền lực: Minamoto (hay Genji) và Taira (hay Heike). Họ Taira thay thế các quý tộc Fujiwara ở nhiều chức vụ quan trọng, còn họ Minamoto có được kinh nghiệm quân sự nhờ mang các phần phía bắc Honshu vào sự kiểm soát của Nhật Bản trong cuộc chiến 9 năm đầu (1050 - 1059) và cuộc chiế n 3 năm sau (1083 – 1087).[7] Năm 1159 cuộc nổi dậy Heiji, cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa hai dòng họ, Taira Kiyomori trở thành nhà lãnh đạo Nhật Bản từ năm 1168 đến năm 1178. Ông không chỉ phải đương đầu với họ Minamoto, mà còn với các tăng lữ Phật giáo. Từ năm 1167, Taira Kiyomori (1118 – 1181) trở thành kẻ độc tài và tự . lịch sử nghiên cứu tác phẩm. 5. Những đóng góp của đề tài Đề tài Tìm hiểu truyện kể Genji của Murasaki Shikibu được các nhà văn, dịch giả nghiên cứu một. KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC WX BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI : TÌM HIỂU TRUYỆN KỂ GENJI CỦA MURASAKI SHIKIBU Sinh viên thực hiện: ĐOÀN THỊ NHƯ ANH Giáo viên