B. NỘI DUNG CHÍNH
2.2 Những năm cuối đời của Genji (8 chương tiếp theo)
2.2.1 Sự hối hận về những lầm lẫn trong quá khứ
Ở chương 34 Genji đã cưới thêm một người vợ mới là công chúa Ba con gái của Vua thoái vị Suzaku. Nếu như chàng không quá tham lam thì có lẽ hình
ảnh quá khứđã không lặp lại. Tình yêu của chàng chia đều cho tất cả những công nương sống quanh chàng. Như đã nói thì Murasaki là người mà chàng yêu nhất và tình yêu ấy không ai có thể phá vỡ được. Ở những chương này nàng đã đổ
bệnh và tình yêu ấy không thể chia sẻ cho ai lúc này được nên là một cơ hội cho nàng công chúa Ba trẻ trung xinh đẹp ngoại tình. Và kết quả của sự phản bội ấy là nàng cũng có một cậu con trai giống hệt người tình. Và một lần nữa cảm giác tội lỗi lại giày vò chàng. Chàng không thể nói nỗi đau khổ ấy cho ai bởi chàng cũng đã từng là người trong cuộc nên phải chăng chàng hiểu được sự thống khổ đó. Và một lần nữa sự thật lại được chàng che giấu. Nhưng khác với chàng,
người tình của vợ chàng là Kashiwagi đã không đủ nghị lực và mạnh mẽđể vượt qua cảm giác tội lỗi của mình nên chàng đã bệnh mà mất. Và cái chết của Kashiwagi lại càng làm cho Genji thấy day dứt hơn bởi sự phản bội của mình đối với vua cha trước đây. Tại sao cái chết không đến với chàng sớm hơn để đền bù tội lỗi, và ngày nay chàng cũng phải nếm mùi đời như chàng đã từng gây ra cho người cha đã khuất của mình. Vì là một con người kinh nghiệm nên việc chàng phát hiện sự phản bội của vợ mình trước khi chết là một sự may mắn hay là tội lỗi chàng phải trả? Cha chàng đã chết trong thanh thản vậy chàng có được như
vậy không?
“ Mình sẽđối xử với công chúa Ba ra sao đây? Đúng chuyện này là nguyên nhân làm nàng khó chịu trong thời gian qua. Thật là buồn khi biết chính xác tại sao mình khổ chứ không phải do nghe đồn đại.” [3,127] Ở đây đã cho thấy thuyết nhân quả “Gieo nhân nào thì gặp quảấy”. Chàng đã tạo ra tội lỗi với tình yêu trái luân thường đạo lý, phản bội tình yêu thương bao la của vua cha dành cho chàng. Giờ đây chàng cũng được đứng vào vị trí của người bị những người mình yêu thương phản bội. Đau đớn hơn là chàng lại biết rất rõ tội lỗi ấy nhưng không thể làm gì được.
Cuộc đời Genji có những lúc huy hoàng thì cũng có những lúc chàng cũng
ở cùng cực của sự đau khổ tưởng đến mức chàng không thể chịu được như lúc chàng đi đày ở bờ biển Suma, bị sóng biển ở Suma vồ dập muốn cướp đi mạng sống của chàng, những chi tiết này cho thấy việc làm tội lỗi của Genji cũng bị
ông trời suy xét. Đó cũng là cái giá cho những tội chàng đã phạm. Nhưng chàng lại được lòng bao dung độ lượng của người cha đã khuất che chở và chàng đã vinh quang trở về. “Genji mệt mỏi rã rời vì dường như bão táp chỉ nhắm riêng vào chàng mà đánh quất dồn dập…Nhưng nỗi đau khổ của con đã thấu tới chỗ ta và ta không thể ngồi yên thờơ được.” [3,321-322)
2.2.2 Cái chết trong sầu muộn
Từ chương 35 trở đi thì sựđau buồn bắt đầu gặm nhấm làm cho Genji luôn hồi tưởng về quá khứ. Chàng nghĩ về những người phụ nữ mà chàng đã may mắn gặp và hiểu một cách sâu sắc hơn về họ. Chàng đưa ra những lý do để thuyết phục mình không phải cố tình tạo ra lỗi lầm như tình cảm của chàng dành cho nàng Fujitsubo là tình cảm “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”, tình yêu đó dễ
chấp nhận hơn việc công chúa Ba vợ chàng ngoại tình với Kashiwagi. Rồi những người phụ nữ chàng quen không phải xuất thân quyền quý nhưng lại có những tính cách không thể xem thường. Họ hơn hẳn công chúa Ba vợ chàng như nàng Tamakazura từ bé đến lớn nàng sống trong điều kiện bình thường nhưng nàng thức thời và khôn khéo, dịu dàng nhưng cương quyết để từ chối chàng. Từ
chuyện mình bị phản bội chàng luôn nghĩ về những người phụ nữ mà chàng đã từng quyến rũ và rồi thả mình về những suy nghĩ riêng và một câu kết trong dòng suy nghĩđó là “Giáo dục một người con gái khó lắm chứ”
Cú sốc khi Murasaki mất mới thật sự làm Genji ngã quỵ. Người phụ nữ mà chàng cho là gần như lý tưởng. Chàng không giấu giếm nàng bất cứ một điều gì. Khi buồn cũng như khi vui nàng là người luôn chia sẻ cùng chàng. Nàng là một con người tuyệt vời, xinh đẹp và có đầy đủ đức tính của một người phụ nữ mà mọi người đàn ông đều mơ tới. Nàng sống trong thầm lặng nhưng không để mình chìm mất trong mắt người mình yêu. Nàng vẫn luôn giữ được vị trí của mình trong trái tim Genji, dù xung quanh chàng bóng hồng luôn vây quanh. Nàng giữ được vẻđẹp cao thượng và sự kính trọng của những người phụ nữ khác dành cho nàng. Nàng đã làm tròn bổn phận của một người vợ và mọi trách nhiệm mà chàng đã giao. Cho đến lúc chết nàng vẫn còn lo nghĩ cho chàng, cho những người mà nàng yêu quý. Và một phụ nữ tuyệt vời như vậy thì làm sao không làm cho Genji đau buồn cho được. Chàng những muốn chết đi nhưng lại sợ tiếng đời
đồn đại, đây là sự không quyết đoán của chàng để rồi làm cho chàng càng chìm sâu trong đau khổ mà không thể nói cùng ai. “Tuy sinh ra sung sướng đến mức không biết làm gì cho hết của cải, nhưng số mệnh mà ta phải chịu đắng cay hơn ai hết. Có thểđấy là một điều kiện mà Đức Phật dành cho ta để biết được sự kiêu ngạo và sự đau khổ trên thế gian này. Vì cố tình không biết đến nó trong suốt
cuộc đời nên ta đã mất đi cái quý nhất đời.” [3,239]. Và cứ như thế mọi thứ xung quanh chàng đều làm chàng nhớ đến Murasaki, chàng đi thăm những người đàn bà khác của mình nhưng mọi thứ cứ luôn làm chàng nhớđến người phụ nữ tuyệt vời đã mất.
Thời gian thì cứ trôi đi nhưng nỗi buồn vẫn không nguôi, Genji quyết định
đi tu và đốt bỏ mọi kỷ niệm về nàng Murasaki xinh đẹp. “Người buồn cảnh vật không vui
Hôm nay có phải cuối đời ta chăng”. [3,250]
2.3 Hậu Genji (9 chương kết thúc)
Theo thời gian trôi, con cháu của Genji bắt đầu trưởng thành. Nhân vật trung tâm ở những chương cuối này nổi bật lên là Kaoru và Niou. Khung cảnh diễn ra mọi việc không còn là chốn kinh thành đô hội nữa mà là vùng núi Uji xa xôi hẻo lánh và chuyện tình xoay quanh ba chị em gái Ookimi, Nakanokimi và Ukifune con gái của Hoàng tử Tám.
Kaoru là con trai của Công chúa Ba và người tình Kashiwagi, chàng được sự nuôi dạy tận tình của Hoàng hậu Akikonomu và nhà vua thoái vị Reisen (bởi sự nhờ cậy người cha trên danh nghĩa là Genji). Kaoru là một chàng trai điềm
đạm, khiêm tốn, thông minh và mang vẻđẹp của dòng dõi quý tộc. Kaoru không phải con ruột Genji nên chàng không thể nào thừa hưởng ở chàng một vẻ đẹp sáng ngời như mọi người xung quanh mong đợi. Nhưng ở chàng lại toát lên một mùi hương tự nhiên độc nhất vô nhị mà không cần phải xức nước hoa nên chàng
được mệnh danh là “Đại úy thơm”. Chàng cũng là một con người yêu cái đẹp, tinh tế và sâu sắc nhưng khác hẳn Genji chàng không phải là người trăng hoa (thể
hiện trong tình yêu chung thủy với nàng Ookimi). Chàng cũng là một con người sống thiên về nội tâm, hay giấu kín tình cảm của mình (tình cảm dành cho công chúa Nhất), không quyết đoán trong tình yêu (Tình yêu không được trọn vẹn với nàng Ookimi, Nakanokimi và Ukifune). Chàng là người mộđạo Phật nhưng cuộc sống không như ý chàng muốn để thảnh thơi bước vào con đường tu hành (từng mong muốn làm môn đệ của Hoành tử Tám).
Tình yêu mãnh liệt của Kaoru dành cho Ookimi làm chàng vượt nghìn trùng xa từ đô thành đến vùng Uji hẻo lánh, nhưng tình yêu đó kết thúc là cái chết của người chàng yêu. Người mà chàng cho là xinh đẹp, chín chắn nhưng lại nhút nhát. Vì Ookimi không tin tưởng vào sự vững chắc của tình yêu trong cuộc sống đời thường nên kìm nén tình cảm của mình để nhường Kaoru cho em gái mình là Nakanokimi, nhưng sự việc không diễn ra như nàng mong muốn và nàng chết trong sựđau buồn.
Nakanokimi xinh đẹp hơn chị mình, mơ mộng và lãng mạn. Nàng yêu Niou nhưng đôi lúc lại hối hận với tình cảm đó, bởi nàng biết mình đã lỡ yêu một chàng trai đa tình. Sau cái chết của Ookimi mà Kaoru mãi không quên được hình bóng nàng và chàng lại tìm quên bằng việc chinh phục cô em (hiện đã là vợ của Niou bạn chàng) nhưng nàng là một con người khôn khéo nên Kaoru chỉ có thể
giữ mối quan hệ anh em, là một người để nàng tin cậy hoàn toàn mà thôi.
Ukifune – nàng có khuôn mặt giống chị mình (Ookimi) như hai giọt nước. Nàng là một cô gái đa tình đa cảm, dễ dãi trong tình yêu. Kaoru yêu nàng một cách chân thành và sâu đậm. Nhưng đáp lại tình yêu đó, nàng cùng một lúc quan hệ tình cảm với cả hai chàng trai Kaoru và Niou. Tự đưa mình vào tình yêu không lối thoát, sống trong tận cùng của nỗi đau khổ. Cuối cùng nàng trầm mình tự vẫn nhưng không thành và đã phải nương nhờ ở cửa Phật ngay khi đang độ
xuân xanh.
Đặc biệt ở những chương này thì tình yêu của những chàng trai cô gái có phần bi quan, không tin tưởng. Tình yêu của họ không còn ở cái tuổi 12, 14, 16 nữa mà là những tình cảm chín chắn hơn khi ở tuổi đôi mươi, nhưng kết quả tình yêu họ có được là những chuỗi ngày đau buồn và tuyệt vọng không lối thoát.
CHƯƠNG III
NIỀM BI CẢM CỦA TÁC PHẨM
Khái niệm Niềm bi cảm (Aware): Nó đã được nhiều học giả định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. “Chữ Aware có thể ghi sang Hán tự là ai (bi ai) mang nhiều ý nghĩa khó xác định, chỉ cần biết trong thời Heian, chữ Aware được dùng
để gợi lên vẻ đẹp tao nhã, nỗi buồn dịu dàng pha lẫn cảm thức vô thường của Phật giáo.
Khi cần diễn tả đầy đủ hơn, aware sẽ thành mono no aware. “Mono” có nghĩa là “ sự vật ” và no là “của”. Vậy cụm từ có thể dịch sát là “nỗi buồn của sự
vật ”. Tóm lại, Aware là vẻđẹp não lòng của thiên nhiên và nhân thế. [1,121]
3.1. Niềm bi cảm với số phận nhân vật
3.1.1 Bi cảm với thời gian đã mất của nhân vật
Trong truyện Genji, thời gian của cảm thức say mê, mơ mộng, xao xuyến, u buồn, sầu khổ, mất mát, tuyệt vọng, tưởng nhớ và tiếc nuối, là thời gian cuốn đi tuổi thanh xuân, sự sống tươi trẻ, bao vinh hoa trên cõi đời. Hệ thống nhân vật trong tác phẩm luôn bị chi phối bởi thời gian. Các nhân vật tuy có quan hệ với nhau, tác động lẫn nhau nhưng giữa họ bao giờ cũng có thời gian. Hay nói đúng hơn thời gian và nhân vật là hai mối quan hệ có sự tương tác không tách rời nhau. Thời gian dài, xuất hiện rõ nhất với các nhân vật chính như Genji và Kaoru, bên cạnh đó còn có những người phụ nữ xuất hiện trong cuộc đời họ. Các nhân vật ấy
đối diện với thời gian, trôi theo dòng trôi của nó và thầm thì cùng với sự biến đổi của nó.
Cuộc đời Genji hầu như chiếm phần lớn nội dung tác phẩm (trải dài trong suốt 41 chương). Thời gian từ khi nhân vật ra đời cho đến khi trưởng thành và trải qua các mốc sự kiện quan trọng nhất của cuộc đời, qua hàng loạt bức tranh tâm lý sống động, sâu sắc và bi ai. Trong suốt cuộc đời mình, Genji tìm kiếm bóng hình một người mẹ trong mọi người tình. Để rồi chàng phải nếm trải một tình yêu đầu đời trái luân thường đạo lý cùng người mẹ kế Fujitsubo với kết quả
là một người con trai giống hệt chàng, và từ hình ảnh giống hệt đó theo năm tháng nó gặm nhắm trái tim đa cảm của người đàn ông được cho là lý tưởng này.
Thời gian như nói hộ cảm xúc của con người. Khoảnh khắc hiện tại nhường chỗ cho mảng thời gian quá khứ với bao nỗi niềm hoài nhớ. Tội lỗi của quá khứ
hiện về với hiện tại là cuộc tình vụng trộm của nàng công chúa Ba vợ chàng với con trai bạn thân chàng Kashiwagi, kết quả cũng là một cậu con trai. Thời gian làm cho nhân vật thấm thía nỗi đau của tội lỗi khi phản bội tình yêu thương của người khác. Tiếp nối Genji là cuộc đời của Kaoru_con trai trên danh nghĩa của Genji. Nhân vật này sống hít thở toàn bộ các môi trường mà Genji đã trải qua và cũng ở chính cùng một nơi. Cuộc sống vẫn được tiếp tục, trên sân khấu của nó chỉ có nhân vật là thay đổi còn tất cả các quan hệ vẫn y nguyên. “ Thời gian trong bi cảm của Murasaki thường bôi xóa các nhân vật của nàng, để lại khoảng trống trên bức tranh cuộn định mệnh, hơn là kéo lê cuộc đời của họ vào tuổi già.
Đó là một thời gian nữ tính, nó thích cái chết và tuổi trẻ hơn là sự héo hắt già cỗi. Có lẻ chính vì vậy mà Murasaki đặt hai chàng trẻ tuổi Kaoru và Niou vào khoảng trống mà Genji để lại. Nàng không bằng lòng kết thúc tác phẩm với cái chết của Genji. Nàng muốn một lần nữa, tuổi trẻ và tình yêu lại cháy sáng.”
[1,118]
Thời gian đồng hiện với dòng ý thức nhân vật, nó xuất hiện với tất cả những sự kiện, tâm tư và cảm xúc. Genji luôn nhớ về hình bóng người mẹ và tìm kiếm hình bóng ấy trong mọi người tình để có thể sống lại một thời thơấu đầy đủ hơn vì chàng sớm mất mẹ. Sau này, khi chứng kiến cảnh Aoi chết, chàng trở về Sanjo và nghĩđến những năm tháng họ sống bên nhau để rồi tiếc nuối khoảng thời gian “đồng sàn dị mộng”. Hay khi Fujitsubo quyết định xuống tóc đi tu, chàng vào gặp nàng với dòng nước mắt chực trào ra, kỷ niệm về những ngày đã qua ùa về
trong tâm trí chàng. Khi gặp con gái của Yugao thì những tình cảm nồng đượm mà chàng có với mẹ nàng lại hiện về rõ ràng, chàng nhớ đến cái chết u uất của nàng. Cũng có khi chàng nhớđến những kỷ niệm về một người bạn thân và nghĩ
về chuyện đời.Quyết định đi đến gặp Oborozukiyo làm chàng nhớ lại những tháng ngày đi vụng trộm trước đó. Hay khi đến thăm đền Kamo để làm lễ, trên
làm lễ và gây sự với Aoi. Chứng kiến cảnh Murasaki chết chàng đã nhiều lần thấy buồn nhưng chưa bao giờ chàng cảm giác cô đơn như bây giờ, trong quá khứ và tương lai không ai chịu nỗi buồn như chàng. Và chàng lại nhớ đến buổi sáng khi mẹ Yugiri mất....Còn Kaoru thì trong một lần đến Uji, hình ảnh Ukifune gợi cho chàng nhớ về Ookimi với bao kỷ niệm. Khi dòng chảy thời gian trởđi trở
lại thì nỗi ám ảnh về cuộc đời lại xuất hiện. Và thời gian chỉ là “ngày lại qua ngày theo một chuỗi dài u ám”[3, 369]
Có thể nói, thời gian đồng hiện với dòng ý thức của nhân vật trong tác phẩm chủ yếu là những chuyện tình lãng mạn, những cảm xúc sâu kín, nó chứa chất bao sầu lo, gợi nên niềm bi cảm nhân thế. Dường như nỗi sầu khổ ấy cứ
miên man trong tâm cảm con người đồng thời đong đầy trong thời gian làm cho quãng đời trôi qua thêm nặng trĩu. Chính những trăn trở đó đã được truyền tải trong thời gian đồng hiện, phiêu diêu trong dòng ý thức nhân vật, đã khéo léo khắc đậm chủđề chính của tác phẩm, niềm bi cảm nhân sinh.