Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 206 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
206
Dung lượng
1,54 MB
Nội dung
LỜI CÁM ƠN Tôi xin gởi lời cám ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Trần Văn Tiếng, người Thầy chẳng những đã hướng dẫn tôi, giúp đỡ tôi hoàn thành đềtài nghiên cứu này mà còn dạy tôi những kỹ năng làm việc, kỹ năng sống, cách ứng xử nơi công sở v.v. Thầy làm những việc này xuất phát từ tấm lòng của một người Thầy tận tâm. Có một giảng viên, luôn bên tôi, ủng hộ tôi t ừ những ngày đầu tiên tôi chọn đềtài khó này. Đó là Thạc sĩ Bùi Thị Thu Thủy - Phó Trưởng khoa Đông Phương học, cô là nguồn động viên tinh thần rất lớn đối với tôi. Tôi xin chân thành cám ơn cô. Cám ơn Thầy Hiệu trưởng Tiến sĩ Trần Hành, đồng thời cũng là Trưởng khoa Đông Phương đã tạo điều kiện cho sinh viên chúng tôi có cơ hội làm nghiên cứu khoa học, đểtìmhiểu sâu sắc hơn l ĩnh vực mình yêu thích trước khi tốt nghiệp. Và cuối cùng, cám ơn các thầy cô, anh chị khóa trước, người thân và bạn bè đã luôn ở bên cạnh giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình làm đề tài. Chân Thành cám ơn! Biên Hòa, ngày 30 tháng 10 năm 2009 Nguyễn Thị Thúy Kiều MỤC LỤC DẪN LUẬN 1. Lý do chọn đềtài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .3 3. Mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 6 4. Phương pháp nghiên cứu 7 5. Những đóng góp mới của đềtài . 8 6. Kết cấu của đềtài .8 NỘI DUNG CHÍNH Chương 1: Những vấn đề chung về tiếngHàn và từ vựng tiếngHàn 1.1 Giới thiệu sơ lược về tiếngHàn .12 1.2 Hệ thống từ vựng tiếngHàn xét về nguồn gốc 13 1.2.1 Từ thuần Hàn .13 1.2.2 Từ Hán - Hàn .19 1.2.3 Từ vay mượn 20 1.3 Lớp từ v ựng khác trong tiếngHàn .22 1.3.1 Từ mới 22 1.3.2 Từ lóng .22 1.4 Tình hình sử dụng từ ngữgốcAnh của người Hàn Quốc 23 1.4.1 Nhận thức mang tính cá nhân 24 1.4.2 Nhận thức mang tính xã hội .26 Chương 2: Những từ ngữtiếngHàngốcAnh xét về cấu tạo 2.1 Từ phức .29 2.1.1 Từ ghép hợp thành 30 2.1.2 Từ ghép phái sinh 36 2.2 Đặc điểm từ loại .41 2.2.1 Danh từ 41 2.2.2 Động từ 43 2.2.3 Tính từ .45 2.2.4 Phó từ 47 2.3 Hiện tượng rút ngắn từ, hoặc một cụm từ dài 47 2.4 Hiện tượng âm tiết hóa trong phiên âm .48 Chương 3: Nh ững từ ngữtiếngHàngốcAnh xét về ngữ nghĩa 3.1 Kết hợp yếu tố Hàn 51 3.2 Phạm vi thể hiện nghĩa của từ trong cuộc sống .54 KẾT LUẬN KẾT LUẬN 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 • PHỤ LỤC * Danh sách các bảng • Bảng 1.1: Mức độ sử dụng ngoại ngữ và từ vay mượn 24 • Bảng 1.2: Việc sử dụng từ vay mượn gốcAnh 25 • Bảng 1.3: Việc sử dụng tiếng nước ngoài trên bảng quảng cáo .26 • Bảng 1.4: Việc sử dụng từ vay mượn, ngoại ngữ trên các trang web và giấy tờ của cơ quan công cộng 27 • Bảng 2.1: Danh mục từ hợp thành gốcAnh . 31 • Bảng 2.2: Danh mục từ hợp thành trong trường hợp từ thuần Hàn kết hợp với từ gốcAnh . 33 • Bảng 2.3: Danh mục từ hợp thành trong trường hợp từ gốcAnh kết hợp với từ Thuần Hàn 34 • Bảng 2.4: Danh mục từ hợp thành trong trường hợp từ Hán – Hàn kế t hợp với từ gốcAnh . 34 • Bảng 2.5: Danh mục từ hợp thành trong trường hợp từ gốcAnh kết hợp với từ Hán – Hàn .35 • Bảng 2.6: Danh mục từ phái sinh trong trường hợp tiền tố kết hợp với căn tố Danh từ .37 • Bảng 2.7: Danh mục từ phái sinh trong trường hợp căn tố danh từ kết hợp với hậu tố .38 • Bảng 2.8: Danh mục danh từ đơn gốcAnh 41 • Bảng 2.9: Danh mục động từ gốcAnh .43 • Bảng 2.10: Danh mục động từ phái sinh 44 • Bảng 2.11: Danh mục danh từ gốcAnh kết hợp với 울리다/ 재다/ 넣다.45 • Bảng 2.12: Danh mục tính từ gốcAnh .45 • Bảng 2.13: Danh mục tính từ phái sinh gốcAnh 46 • Bảng 2.14: Danh mục phó từ gốcAnh .47 • Bảng 2.15: Danh mục từ gốcAnh được viết dưới dạng rút gọn .47 • Bảng 3.1: Danh mục từ ngữgốcAnh trong trường hợp tiếngHàn kết hợp với tiếngAnh .51 • Bảng 3.2: Danh mục từ ngữgốcAnh trong trường hợp tiếngAnh k ết hợp với tiếngHàn 52 • Bảng 3.3: Danh mục từ ngữgốcAnh trong lĩnh vực sinh hoạt 54 • Bảng 3.4: Danh mục từ ngữgốcAnh trong lĩnh vực kinh tế .57 • Bảng 3.5: Danh mục từ ngữgốcAnh trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật, máy tính .59 • Bảng 3.6: Danh mục từ ngữgốcAnh trong các lĩnh vực khác .60 1 DẪN LUẬN 1. Lý do chọn đềtài Hiện tượng một ngôn ngữ sử dụng một số đơn vị từ vựng của một ngôn ngữ khác là một hiện tượng phổ biến từ xưa đến nay, và có thể nói rằng không một ngôn ngữ nào có thể thoát khỏi sự giao thoa ngôn ngữ của các cộng đồng lân cận. Khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ thì các dân tộc càng có nhiều cơ hội giao lưu ngôn ngữ, một cách trực ti ếp hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện truyền thông như sách báo, truyền hình, và đặc biệt là Internet. Vì thế, điều kiện để một ngôn ngữ tiếp xúc với một ngôn ngữ khác ngày càng mở rộng hơn, và số lượng các ngôn ngữ trên thế giới mà người ta có thể tiếp cận được cũng nhiều hơn. Điều đó khiến cho việc nghiên cứu hiện tượng pha trộn ngôn ngữ, nhất là trong lĩ nh vực từ vựng, càng thêm khó khăn và phức tạp hơn: nếu ngày xưa việc pha trộn ngôn ngữ chỉ xảy ra giữa các ngôn ngữ của các dân tộc láng giềng gần gũi, thì ngày nay hiện tượng này cũng có thể xảy ra với các dân tộc sống tách biệt nhau. Những từ ngữ nước ngoài được sử dụng xen vào trong tiếng mẹ đẻ của một cộng đồng dân tộc thường được các nhà nghiên cứ u quen gọi là từ vay mượn, cách gọi ít nhiều mang tính uyển ngữ, như nhận xét của Henriette Walter: “Đối với các từ ngữ đến từ những ngôn ngữ khác, các nhà khoa học thường dùng uyển ngữ vay mượn, nhưng đại đa số những từ được gọi là vay mượn này là những từ vay mượn suốt đời” (H. Walter, 2005, tr35) [dẫn từ 1, tr. 9]. Việc vay mượn từ ngữ là một hiện tượng đượ c các nhà nghiên cứu quan tâm từ khá lâu, và thường được nhìn nhận một cách tích cực, xem đó như là một nguồn ngữ liệu bổ sung làm cho ngôn ngữ thêm phong phú, nhất là về mặt từ vựng. Hệ thống từ vựng tiếngHàn khá phong phú và phức tạp. Trong đó, tỷ lệ các từ Hán-Hàn rất cao, đặc biệt là các từ biểu thị các khái niệm. Ngoài các từ gốc Hán-Hàn, tiếngHàn còn vay mượn từ các ngôn ngữ khác. Đây là kết quả c ủa giao lưu, ảnh hưởng giữa các nền văn hóa và kinh tế. Khi nghe tiếngHàn và biết 2 một chút về chữ cái tiếngHàn ta dễ dàng phát hiện ra các từ tiếngAnh như "service", "bus" được người Hàn viết thành “서비스”, “버스”… Hàn Quốc được thế giới biết đến là một quốc gia năng động, sáng tạo trong hội nhập. Ngay từ những năm 1960, chính sách phát triển kinh tế của Hàn Quốc là hướng ra bên ngoài nhằm tìm kiếm thị trường xuất khẩu, tiếp nhận những thành tựu khoa học kỹ thuậ t trên thế giới và đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của các nước phát triển, trong đó Mỹ là quốc gia đứng đầu trong các khoản viện trợ cho Hàn Quốc. Có thể nói, sự du nhập của tiếngAnh vào Hàn Quốc bắt đầu mạnh mẽ vào giai đoạn này. Đồng thời, khi ba sự kiện thể thao lớn trên thế giới là Thể Thao Châu Á 1986, Olympic Seoul 1988, và cùng đăng cai giải tổ chức giải Bóng đá thế gi ới 2002 với Nhật Bản thì mật độ xuất hiện của các từ tiếngHàngốcAnh trong đời sống, trên báo chí, truyền hình Hàn Quốc ngày càng nhiều. Những từ này thật dễ dàng để nhận biết vì chúng có âm đọc rất đặc trưng, nhưng thật không dễđểhiểu nghĩa vì không phải lúc nào cũng viết lại được từ tiếngAnh nguyên gốc. Bởi vì về mặt chữ viết, tiếngAnh dùng chữ cái Latin, còn chữ Hàn dùng hệ thống ký tự do chính người Hàn Quốc sáng tạo ra, nên trong phiên âm chỉ mang tính tương đối chứ không thể tuyệt đối chính xác được. Điều này không những gây khó khăn cho người nước ngoài học tiếngHàn mà ngay cả đối với người Hàn sinh sống ở vùng quê hay những người Hàn có trình độ dân trí thấp cũng không mấy gì thuận lợi. Thật vậy, từ ngữ có nguồn gốc nước ngoài đã được Hàn hóa để hiể u nghĩa thật không dễ, thậm chí là phát âm cũng thấy lạ so với từ gốc. Để biết những nét đặc trưng của tiếngHàngốc Anh, chúng tôi chọn đềtài “TÌM HIỂU NHỮNG TỪ NGỮTIẾNGHÀNGỐC ANH” để làm đềtài nghiên cứu. 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong mục này, chúng tôi nêu một cách khái lược về hiện tượng vay mượn trong ngôn ngữ, từ đó rút ra một số vấn đề về phương pháp luận làm cơ sở cho việc nghiên cứu sau này. 2.1. Ở phương Tây [1, tr.27-31], việc nghiên cứu hiện tượng vay mượn đã có lịch sử lâu đời. L.Guilbert (1975) đã từng nói: “Vay mượn là một hiện tượng ngôn ngữ mà việc nghiên cứu nó đi đôi với lịch sử củ a việc hình thành một ngôn ngữ. Thật vậy, không một dân tộc nào có thể phát triển nền văn hóa của mình một cách hoàn toàn biệt lập, nằm ngoài mọi tiếp xúc với các dân tộc khác, dù cho đó là trong chiến tranh hay là giao dịch kinh tế, đến nỗi mà ngôn ngữ của dân tộc đó luôn luôn có mối quan hệ với một hoặc nhiều ngôn ngữ khác, và dù ít dù nhiều cũng đã nhận ảnh hưởng của các ngôn ngữ ấy”. Do nguồn t ư liệu còn hạn chế, nên trong chuyên khảo này, chúng tôi chỉ có thể đề cập chủ yếu đến nghiên cứu việc sử dụng từ ngữ nước ngoài trong bối cảnh xã hội song ngữ mà thôi. Việc sử dụng từ ngữ nước ngoài xen vào trong lời nói được nghiên cứu trong bối cảnh của xã hội song ngữ hoặc đa ngữ, trong đó hoạt động ngôn ngữ được xem như là hành vi như mọi hành vi xã hộ i khác. Vì thế, mọi chọn lựa đều xuất phát từ những chiến lược giao tiếp khác nhau. Các quan niệm sau đây được đề cập đến vấn đề nghiên cứu đó: - Trộn mã (code-mixing): được xem như chiến lược giao tiếp trong đó người song ngữ sử dụng nhiều yếu tố hoặc quy tắc của ngôn ngữ này vào ngôn ngữ kia, và vì thế phá vỡ các quy tắc của ngôn ngữ sử dụng. đi ểm khác biệt với vay mượn là hiện tượng này giới hạn ở các đơn vị từ vựng, còn trộn mã đi từ một từ đến một câu. Theo J.F.Hamers & M. Blanc: “Vay mượn không nhất thiết phải là một chiến thuật giao tiếp vì nó có thể được người đơn ngữ sử dụng trong những tình huống tiếp xúc ngôn ngữ”. 4 - Xen mã (code-switching): được định nghĩa như là chiến thuật giao tiếp được những người song ngữ sử dụng giữa họ với nhau, chiến thuật này nhằm xen những đơn vị từ hoặc ngữ có độ dài khác nhau của một hoặc nhiều ngôn ngữ trong một giao tiếp. Hiện tượng xen mã này có thể là do người sử dụng muốn thể hiện năng lực song ngữ không có khả năng diễn đạ t một ý tưởng nào đó trong một ngôn ngữ. Theo J.F.Hamers & M. Blanc, việc phân biệt giữa trộn mã và xen mã không phải lúc nào cũng dễ dàng. - Tiếng bồi (pidgin): là ngôn ngữ được hình thành từ nhu cầu giao tiếp hạn chế của các cộng đồng ngôn ngữ trong môi trường giao tiếp, nó vay mượn từ vựng từ ngôn ngữ của cộng đồng ưu thế và cấu trúc hình thái cú pháp từ các ngôn ngữ thất thế. Theo J.F.Hamers & M. Blanc, phải hội đủ ít nhất hai đi ều kiện sau đây thì một pidgin mới có thể ra đời: một là, phải có sự tiếp xúc của hai hoặc nhiều ngôn ngữ mà người sử dụng chúng không ai hiểu ai, và hai là, phải có nhu cầu hiểu nhau trong tình huống giao tiếp tạm thời hay hạn chế. Nghiên cứu việc sử dụng từ ngữ nước ngoài xen vào trong một ngôn ngữ qua bối cảnh xã hội song ngữ giúp chúng ta xác định rõ hơn đặc điểm và tính chất c ủa hiện tượng ngôn ngữ này. Xã hội Hàn Quốc không phải là một xã hội song ngữ, vì tiếngHàn là ngôn ngữ chính thức duy nhất được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực như hành chính, giáo dục, chính trị, kinh tế… và tiếngAnh chỉ là ngoại ngữ được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, nhất là về mặt kinh tế, công nghệ thông tin – những thế mạnh của Hàn Quốc trên thế giớ i. Vì thế, trên lý thuyết, không hề có sự cạnh tranh giữa tiếngHàn và tiếng Anh. Nhưng trên thực tế của hoạt động ngôn ngữ, các hiện tượng đặc trưng của xã hội song ngữ đều có mặt trên báo chí hiện nay, như xen mã và trộn mã. Và nếu ta đối chiếu những động cơ sử dụng từ ngữ nước ngoài với các nguyên tắc vay mượn của ngôn ngữ học cấu trúc và với chiến thuậ t giao tiếp của môi trường song ngữ, chúng ta sẽ có thể phát họa ra tình hình ngôn ngữ ở Hàn Quốc. 2.2. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc gắn chặt, phát triển bền vững hơn 16 năm. Trong thời gian đó đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ra đời trên nhiều lĩnh vực như là: Ngôn ngữ, Văn hóa, Lịch Sử, Kinh tế v.v. bên 5 cạnh đó, có rất nhiều từ điển đối chiếu Hàn – Việt như “Từ điển Hàn – Việt, Lê Huy Khoa, 2005, NXB Trẻ, “Từ điển Hàn – Việt, Lý Kính Hiền-Nguyễn Thị Tịnh, 2007, NXB Văn hóa thông tin”.v.v nhưng đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về từ ngữtiếngHàngốcAnh đang được người Hàn sử dụng trong đời sống, trên báo chí hay phương tiện truyền thông. Gần đây nhấ t, trong khóa luận tốt nghiệp của Trường Đại học Ngoại Ngữ và Tin học năm 2009, sinh viên Hoàng Đào Diễm Chi đã thực hiện đềtài về “Tìm hiểu những từ có gốctiếngAnh trong tiếng Hàn”. Tác giả của đềtài này chỉ dừng lại ở việc tập hợp những từ ngữtiếngHàngốctiếngAnh (đa số là trên mạng internet) chưa đưa ra được những nhận định, lý giải gì cho hiện tượng này. 2.3. Ở Hàn Quốc, quyển “Phương pháp phiên âm tiếngHàn sang chữ Latin” (로마자 표기법) đã được Bộ Văn hóa Du lịch và Viện Ngôn ngữ quốc gia Hàn Quốc công bố vào ngày 7 tháng 7 năm 2000. Theo Bộ Văn hóa Du lịch Hàn Quốc “Phương pháp phiên âm tiếngHàn sang chữ Latin”, sau 5 năm công bố (đến năm 2005) đã áp dụng thống nhất trên toàn lãnh thổ Hàn Quốc, tạo nhiều thuận lợi cho việc nghiên cứu hiệ n tượng sử dụng từ ngữ nước ngoài, từ đó có rất nhiều cuộc khảo sát trên toàn quốc về này (trong đó nhiều nhất là sử dụng tiếng Anh) trên báo chí, truyền hình, trong văn bản, từ điển, và trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày như: Khảo sát về Nhận thức. Mức độ hiểu biết. Thái độ sử dụng từ vay mượn, của Viện Ngôn ngữHàn Quốc, 2007 ( 외래어 인지도.이해도.사용도 및 태도 조사, 국립국어원, 2007); hay Khảo sát hiện tượng sử dụng từ vay mượn, ngoại ngữ và từ được Hàn hóa (외래어.외국어 사용 및 순회어 수용 실태 조사, 국립국어원, 2007). Từ năm 1995, Viện Ngôn ngữHàn Quốc, thông qua nhiều nguồn tài liệu đã tiến hành thống kê số lượng từ mới được ra đời mỗi năm. Tất c ả những khảo sát, thống kê trên đều cho thấy số lượng tăng vọt những từ tiếngHàn có nguồn gốc từ từ ngữ nước ngoài (ngoại trừ từ Hán – Hàn). Các nghiên cứu trên đây là nguồn tài liệu quý giá cho chúng tôi khi bắt đầu nghiên cứu đềtài này. . của tiếng Hàn gốc Anh, chúng tôi chọn đề tài “TÌM HIỂU NHỮNG TỪ NGỮ TIẾNG HÀN GỐC ANH để làm đề tài nghiên cứu. 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong mục. tiếng Hàn CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIẾNG HÀN VÀ TỪ V ỰNG TIẾNG HÀN 12 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIẾNG HÀN VÀ TỪ VỰNG TIẾNG HÀN Mỗi ngôn ngữ đều