Kỹ thuật, báo cáo, đề tài, luận văn, khóa luận
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC ----[\---- BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI : KHẢO SÁT TỪ LÁY TIẾNG HÀN Sinh viên thực hiện: ĐÀO THỊ PHƯƠNG TÂM Giáo viên hướng dẫn: TS. TRẦN CHÚT BIÊN HÒA, THÁNG 12/2010 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Trần Chút đã tận tình hướng dẫn tôi suốt quá trình làm đề tài này. Thầy là người đã giúp cho tôi vượt qua sự hạn chế về trình độ của người mới bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu và những lý luận ngôn ngữ để hoàn thành đề tài này. Thầy đã làm điều này với cái tâm của một người thầy. Cảm ơn thầy Yun Seong Jin đã ủng hộ tôi chọn đề tài khó này và mặc dù công tác rất bận rộn nhưng cũng đã dành thời gian quí báu để giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài. Cảm ơn đến thầy Hiệu trưởng Tiến sĩ Trần Hành, đồng thời cũng là trưởng khoa Đông Phương đã tạo điều kiện cho sinh viên chúng tôi có cơ hội làm nghiên cứu khoa học, để tìm hiểu sâu sắc hơn về lĩnh vực mình yêu thích trướ c khi tốt nghiệp. Cảm ơn các thầy cô, các anh chị khóa trên, gia đình, bạn bè đã luôn ở bên cạnh ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình làm nghiên cứu. Chân thành cảm ơn! Biên Hòa, ngày 11 tháng 11 năm 2010 Đào Thị Phương Tâm MỤC LỤC DẪN LUẬN . 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài : . 2 3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu . 3 4. Phương pháp nghiên cứu 4 5. Những đóng góp của đề tài 4 6. Cấu trúc đề tài 4 CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIẾNG HÀN . 5 1.1 5 1.2 Sơ lược về tiếng Hàn . 6 1.2.1 Sơ lược về lịch sử tiếng Hàn 6 1.2.2 Vài đặc điểm của tiếng Hàn 7 1.2 Các phương thức cấu tạo từ ngữ trong tiếng Hàn 13 1.2.1 Ph ương thức ghép 13 1.2.2 Phương thức phụ gia 15 1.2.3 Phương thức láy . 16 CHƯƠNG II : TỪ LÁY TIẾNG HÀN XÉT VỀ MẶT CẤU TẠO NGỮ ÂM 17 2.1 Khái niệm từ láy . 17 2.2 Láy hoàn toàn 17 2.2.1 Láy hoàn toàn không có sự biến đổi 17 2.2.2 Láy hoàn toàn có sự biến đổi . 19 2.3 Láy bộ phận . 21 2.3.1 Từ láy có phần láy đặt trước hình vị gốc . 22 2.3.2 Từ láy có phần láy đặt giữa hình vị gốc . 23 2.3.3 Từ láy có phần láy đặt cuối hình vị gốc 23 2.3.4 Từ láy bộ phận có sự tham gia của các thành phần đặc biệt 24 CHƯƠNG III : TỪ LÁY TIẾNG HÀN XÉT VỀ MẶT NGỮ NGHĨA 26 3.1 Từ láy mô phỏng âm thanh 26 3.1.1 Từ láy mô phỏng âm thanh đơn thuần 27 3.1.2 Từ láy mô phỏng âm thanh gợi sự vật, sự việc . 31 3.2 Từ láy sắc thái hóa 32 3.2.1 Từ láy biểu thị s ố nhiều, khái quát hóa 32 3.2.2 Từ láy biểu thị thuộc tính hay quá trình 33 3.3 Từ láy cách điệu 35 KẾT LUẬN 36 DANH SÁCH CÁC BẢNG ● Bảng 1.1 Phân chia lịch sử ngôn ngữ Hàn ● Bảng 1.2 Hệ thống nguyên âm tiếng Hàn ● Bảng 1.3 Hệ thống phụ âm tiếng Hàn ● Bảng 1.4 Nguyên tắc hòa điệu nguyên âm ● Bảng 1.5 Đồng hóa phụ âm ● Bảng 2.1 Từ láy hoàn toàn không biến đổi được hình thành từ hình vị gốc có một âm tiết ● Bảng 2.2 Từ láy hoàn toàn không biến đổi được hình thành từ hình vị gốc có hai âm tiết trở lên ● Bảng 3.1 Từ láy mô phỏng tiếng chim, gia cầm ● Bảng 3.2 Từ láy mô phỏng tiếng súc vật ● Bảng 3.3 Giá trị sắc thái hóa của các cặp nguyên âm và phụ âm 1 DẪN LUẬN 1. Lý do chọn đề tài Ngôn ngữ là một mặt quan trọng trong sinh hoạt. Trong cuộc sống hằng ngày, từ những nhu cầu đơn giản mang tính cá nhân của chúng ta cho đến những cuộc thảo luận khó và phức tạp mang tính triết lý, tất cả đều được thể hiện và được hiểu thông qua phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ. Thông qua việc sử dụng ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi thông tin, biểu đạt những gì mà mình suy nghĩ và hiểu được cái mà người khác muốn biểu đạt. Tuy nhiên có một vấn đề nảy sinh, đó là giữa những người sử dụng ngôn ngữ khác nhau thì ngôn ngữ mà họ sử dụng không thực hiện được những chức năng nói trên. Để giải quyết vấn đề này con người bắt buộc phải học ngoại ngữ. Càng trong thời đại thông tin hóa toàn cầu thì nhu cầu trao đổi thông tin giữa những người thuộc nh ững quốc gia khác nhau, học sử dụng những ngôn ngữ khác nhau càng tăng và việc học và sử dụng ngoại ngữ càng trở nên phổ biến hơn. Ngoài tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung… vốn là những ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trên thế giới thì gần đây người Việt Nam cũng bắt đầu học một số ngôn ngữ khác như tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Đức, ti ếng Thái… Trong đó có thể kể đến sự phát triển của việc dạy và học tiếng Hàn. Kể từ lúc Ngành Hàn Quốc bắt đầu được đưa vào đào tạo (năm 1993 tại Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp, với hình thức là chuyên ngành Ngôn ngữ và Văn minh khu vực, năm 1995 ngành Hàn Quốc học chính thức có quyết định được thành lập là một trong 5 bộ môn thuộc Khoa Đông phương học, Trườ ng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.)…cho đến nay rất nhiều trường Đại học, nhiều trung tâm ngoại ngữ bắt đầu đưa tiếng Hàn vào giảng dạy. Có thể điểm qua vài lý do chính của việc học tiếng Hàn đang ngày càng càng phát triển ở Việt Nam như sau: Thứ nhất : Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc ngày càng phát triển. Hàn Quốc tăng cường đầu tư sang Việ t Nam, các công ty Hàn Quốc mở nhiều nhà máy, xưởng sản xuất, văn phòng đại diện… tại Việt Nam. Do đó nhu cầu về 2 người lao động biết tiếng Hàn là rất lớn. Có cầu ắt sẽ thúc đẩy cung, số lượng người Việt học tiếng Hàn để làm việc ở công ty Hàn Quốc là rất lớn. Thứ hai : Sự xâm nhập của văn hóa Hàn thông qua phim ảnh, âm nhạc, thời trang… kéo theo một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên Việt Nam có nhu cầu học tiếng Hàn. Thứ ba : Số lượng người Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc tă ng. Đối với nhóm đối tượng này thì việc học tiếng Hàn là vô cùng hữu ích và cần thiết. Với những lí do nêu trên, việc tìm hiểu, nghiên cứu ngôn ngữ Hàn trở thành một việc làm mang tính cần thiết và cấp thiết. Như chúng ta đã biết ngôn ngữ của hai quốc gia bất kỳ nào cũng luôn tồn tại những điểm tương đồng và khác biệt. Cả hai đặc điểm này đều có thể gây khó khăn trong việ c tiếp cận ngôn ngữ đối với người nước ngoài khi học tiếng. Cho nên sự hiểu biết những tương đồng và khác biệt giữa ngôn ngữ mẹ đẻ và ngoại ngữ mình đang học sẽ trở thành lợi thế giúp người học dễ dàng tiếp thu ngoại ngữ đó. Do những khác biệt về về loại hình ngôn ngữ, lối tư duy, lối sống, văn hóa, tín ngưỡng dân tộ c…mà tiếng Hàn và tiếng Việt có nhiều điểm không tương đồng. Tuy nhiên trong cả hai ngôn ngữ này lại cùng tồn tại một lớp từ thường xuyên được sử dụng cả trong văn nói cũng như trong văn viết. Đó là từ láy. Từ láy được sử dụng nhiều trong đời sống hằng ngày cũng như trong văn thơ Hàn Quốc. Điều này đòi hỏi người học tiếng Hàn muố n nâng cao khả năng ngoại ngữ phải dành sự quan tâm đến lớp từ này. Từ láy tiếng Hàn là một lớp từ có giá trị biểu cảm cao, mang lại vẻ đẹp cho ngôn ngữ Hàn Quốc. Người viết đã chọn đề tài “KHẢO SÁT TỪ LÁY TIẾNG HÀN” làm đề tài nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài : 2.1 Ở Việt Nam : Tiếng Hàn ở Việt Nam mới được tìm hiểu và giảng dạ y trong thời gian gần đây nên chưa có nhiều công trình nghiên cứu về mảng đề tài từ láy tiếng Hàn. Sớm nhất có thể kể đến khóa luận tốt nghiệp “ Bước đầu so sánh từ láy tiếng Hàn Quốc và từ láy tiếng Việt” của Cho Hae Kyung (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM, 1998), bài viết của TS. Đỗ 3 Thị Bích Lài “Những tương đồng và khác biệt của từ láy trong tiếng Việt và tiếng Hàn” đăng trên tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống(2009). 2.2 Ở Hàn Quốc : Từ láy chưa được sự quan tâm nhiều của giới nghiên cứu như ở Việt Nam. Khái niệm từ láy cũng còn nhiều tranh luận. Nghiên cứu về từ láy tiếng Hàn thời sơ kỳ có thể kể đến (1897-1986) là nhà quốc ngữ học Hàn qu ốc đã dành nhiều tâm huyết nghiên cứu về tiếng Hàn hiện đại song ông chỉ xem xét từ láy tiếng Hàn dưới góc độ là từ láy đa phần là từ tượng thanh, tượng hình. Ngày nay ngay bản thân người Hàn Quốc cũng ít dành sự quan tâm nghiên cứu, nên có thể nói đây là một mảng đề tài ngôn ngữ còn bỏ ngỏ ngay trên đất nước của nó. Gần đây có thể kể đến công trình (phương phức cấu tạo từ láy quốc ngữ) của tác giả (1993) . 3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu : Mục tiêu tổng quát : Từ láy là một lớp từ vựng đẹp và biểu cảm được sử dụng thường xuyên trong ngôn ngữ Hàn, tìm hiểu từ láy tiếng Hàn với mục đích nâng cao kỹ năng sử dụng tiếng Hàn theo cách của người Hàn Quốc. Mục tiêu cụ thể : ung cấp những kiến thức cơ bản về từ láy ti ếng Hàn, mô tả cấu tạo, xác định ý nghĩa, cách thức biểu hiện của từ láy tiếng Hàn. 3.2 Phạm vi nghiên cứu : Dân tộc trên bán đảo Triều Tiên là một dân tộc thuần nhất sử dụng chung một ngôn ngữ là tiếng Triều Tiên hay tiếng Hàn . Tuy nhiên sau cuộc nội chiến (1950 - 1953) bán đảo Triều Tiên chia làm hai chính thể độc lập với hai chế độ chính trị khác nhau. Vì không có điều kiện tìm hiểu về những thay đổ i khác biệt giữa tiếng Hàn của hai miền bán đảo Triều Tiên nên trong phạm vi bài nghiên cứu này người viết chỉ tiến hành nghiên cứu trên cơ sở những từ láy được người Hàn Quốc sử dụng. Để quá trình nghiên cứu được thuận tiện người viết lập bảng biểu từ láy thông dụng tiếng Hàn dựa trên cuốn từ điển của nhà xuất bản tái bản lầ n thứ 5 (2008) làm đối tượng nghiên cứu. Trong khóa luận tốt nghiệp này chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát từ láy gốc 4 Hàn, không đi sâu vào tìm hiểu từ láy gốc Hán. Do điều kiện về nguồn tài liệu, trong khuôn khổ khóa luận tốt nghiệp này chúng tôi chỉ khảo sát từ láy tiếng Hàn về mặt cấu tạo ngữ âm và ngữ nghĩa. 4. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài này người viết chủ yếu sử dụng các phương pháp tổng hợp, quan sát, so sánh, phân tích… - Trước hết, người viết xây dựng mẫu phân tích lập danh sách lớp từ láy thường được người Hàn Quốc sử dụng làm cơ sở ngữ liệu, quan sát, phân tích và rút ra những qui luật chung. - Tổng hợp các tài liệu trên sách, luận văn, báo tạp chí, các bài viết trên internet có liên quan đến đề tài. - Phân tích các cơ sở ngữ liệu đã thu thập được. - Viết báo cáo kết quả nghiên cứu. 5. Những đóng góp của đề tài Đối với bản thân người viết : được học và sử dụng m ột lớp từ mà người Hàn Quốc thường xuyên sử dụng trong giao tiếp nhưng ít được người học quan tâm chú ý. Đối với người học tiếng Hàn : Mô tả cấu tạo, xác định ý nghĩa của lớp từ láy trong tiếng Hàn, có liên tưởng, so sánh, đối chiếu với lớp từ láy trong tiếng Việt. Ngoài ra người viết cũng mong muốn kết quả nghiên cứu này sẽ cung cấp một số lượng từ láy tiếng Hàn nhất định cùng với ý nghĩa tiếng Việt tương đương giúp người học thuận lợi trong việc tiếp cận ngôn ngữ Hàn. 6. Cấu trúc đề tài CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIẾNG HÀN 1.1 Sơ lược về tiếng Hàn 1.1.1 Sơ lược về lịch sử tiếng Hàn 1.1.2 Đặc điểm ngôn ngữ Hàn 1.2 Các phương thức cấu tạo từ trong tiếng Hàn 1.2.1 Ph ương thức ghép 5 1.2.2 Phương thức phụ gia 1.2.3 Phương thức láy CHƯƠNG II : TỪ LÁY TIẾNG HÀN XÉT VỀ MẶT CẤU TẠO NGỮ ÂM 2.1 Khái niệm từ láy 2.2 Láy hoàn toàn 2.2.1 Láy hoàn toàn không có sự biến đổi 2.2.2 Láy hoàn toàn có sự biến đổi 2.3 Láy bộ phận 2.3.1 Láy có phần láy đặt trước hình vị gốc 2.3.2 Láy có phần láy đặt giữa hình vị gốc 2.3.3 Láy có phần láy đặt cuối hình vị gốc 2.3.4 Từ láy bộ phận có sự tham gia của các hình thái đặc biệ t CHƯƠNG III : TỪ LÁY TIẾNG HÀN XÉT VỀ MẶT NGỮ NGHĨA 3.1 Từ láy mô phỏng âm thanh 3.1.1 Từ láy mô phỏng âm thanh đơn thuần 3.1.2 Từ láy mô phỏng âm thanh gợi sự vật sự việc 3.2 Từ láy sắc thái hóa 3.2.1 Từ láy biểu thị số nhiều, khái quát hóa 3.2.2 Từ láy biểu thị thuộc tính, quá trình 3.3 Từ láy cách điệu CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIẾNG HÀN 1.1 . lớp từ này. Từ láy tiếng Hàn là một lớp từ có giá trị biểu cảm cao, mang lại vẻ đẹp cho ngôn ngữ Hàn Quốc. Người viết đã chọn đề tài “KHẢO SÁT TỪ LÁY TIẾNG. nghiên cứu về mảng đề tài từ láy tiếng Hàn. Sớm nhất có thể kể đến khóa luận tốt nghiệp “ Bước đầu so sánh từ láy tiếng Hàn Quốc và từ láy tiếng Việt” của