Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 116 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
116
Dung lượng
1,65 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC ----[\---- BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀTÀI : NHỮNGVẤNĐỀGIAĐÌNHNHẬTBẢNHIỆNĐẠI Sinh viên thực hiện : MAI NGUYỄN THUỲ LINH : NGUYỄN THỊ HUYỀN Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Tiến Lực BIÊN HÒA, THÁNG 12/2010 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên cho phép chúng em được gửi lời cám ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu nhà trường Đại Học Lạc Hồng, cùng ban lãnh đạo khoa Đông Phương Học đã tạo những điều kiện thuận lợi để chúng em có thể hoàn thành bài tốt bài luận văn này. Ngoài ra, chúng em cũng xin cám ơn quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn, động viên chúng em trong suốt quá trình học tập, để chúng em ngoài việc nâng cao những hiểu biế t của mình về đất nước, con người, ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản. Đặc biệt chúng em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến giáo viên hướng dẫn Phó Giáo Sư – Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Lực người đã định hướng và giúp đỡ chúng em thực hiện luận văn này. Trong suốt quá trình hoàn thành bài luận văn này, chúng em gặp không ít khó khăn nhưng Thầy luôn nhiệt tình, giúp chúng em tìm kiếm tư liệu, tận tình chỉ bảo, h ướng dẫn và sửa chữa để bài luận văn này có thể hoàn thành đúng thời hạn. Đồng thời, chúng em xin chân thành cám ơn quý thầy cô phản biện đã cho chúng em nhiều ý kiến chân thành, quý báu, giúp chúng em hiểu sâu sắc hơn về bài luận văn của mình, và để bài viết ngày càng được hoàn thiện. Chúng em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn giúp đỡ, khích lệ, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình hoàn thành luận vă n. Và chúng tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến những người bạn ở xứ sở hoa anh đào đã cung cấp cho tôi những nguồn tài liệu vô cùng quý giáđể hoàn thành tốt bài luận của mình. Do khả năng có hạn, những điều kiện khách quan tác động và nhất là hạn chế về thời gian, luận văn này không tránh khỏi những hạn chế, sai sót. Vì thế, chúng em rất mong nhận được sự chỉ b ảo, đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các bạn sinh viên. Xin chân thành cám ơn. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU . 1 1. Lý do chọn đềtài . 1 2. Lịch sử nghiên cứu đềtài 2 3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu . 2 4. Phương pháp nghiên cứu . 3 5. Những đóng góp của đề tài. 3 6. Cấu trúc của đềtài . 4 NỘI DUNG . 5 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT GIAĐÌNHNHẬTBẢN 5 1.1 Khái niệm chung về gia đình. . 5 1.1.1 Định nghĩa giađình 5 1.1.2 Đặc trưng các mối quan hệ cơ b ản của giađình 7 1.2 Các loại hình giađìnhNhật Bản. 9 1.2.1 Giađình hạt nhân . 9 1.2.2 Giađình mở rộng 9 1.3 GiađìnhNhậtBản xưa và nay 10 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA GIAĐÌNHNHẬTBẢN THỜI HIỆNĐẠI . 13 2.1 Nhữngvấnđề hôn nhân 14 2.1.1 Thực trạng kết hôn muộn và không kết hôn .14 2.1.1.1 Thực Trạng . 14 2.1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng kết hôn muộn và độc thân ở Nhậ t. 17 2.1.2 Tình trạng ly hôn tăng cao . 24 2.2 Nhữngvấnđề trong mối quan hệ giađìnhhiện nay . 30 2.2.1 Hiện trạng bạo lực trong giađình 32 2.2.2 Cuộc sống của người già và trẻ nhỏ trong giađình 34 2.2.2.1 Căn bệnh khép kín 35 2.2.2.2 Người già neo đơn 36 CHƯƠNG III. SO SÁNH GIỮA GIAĐÌNH VIỆT NAM VÀ GIAĐÌNHNHẬT BẢN. . 39 3.1 Khái quát giađình Việt Nam 39 3.2 So sánh giữa giađình Việt Nam và giađìnhNhậtBản về mặt cấu trúc gia đình. . 43 3.3 Phương hướng khắc phục những mặt hạn chế còn tồn tại trong giađìnhhiện nay . 48 KẾT LUẬN . 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 54 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Giađình là tế bào của xã hội, hay nói cách khác thì xã hội là do nhiều giađình hợp thành. Do vậy, giađình không tồn tại một cách đơn lẻ mà tồn tại trong những xã hội cụ thể thông qua rất nhiều các mối quan hệ với thế giới bên ngoài. Giađình là đầu mối của các quan hệ xã hội. Từ xa xưa vấnđềgiađìnhvẫn luôn được xem trọng và được đề cập đến qua các câu ca dao t ục ngữ “con hơn cha nhà có phúc” , “con không cha như nhà không nóc”, “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”.v.v Cho đến tận ngày nay, vấnđềgiađìnhvẫn còn là một đềtài lớn cho các nhà nghiên cứu xã hội học trên thế giới. Bởi vì, giađình không chỉ là một đơn vị tái sản xuất tộc người mà đó còn là một tấm gương phản ánh những nét văn hóa, xã hội đặc trưng của mỗi dân tộc mỗi tộc người. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, cùng với tiến trình quốc tế hoá là sự ảnh hưởng lẫn nhau của các nền văn hoá đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, vấnđề xác địnhbản sắc văn hoá dân tộc của mỗi dân tộc là điều hết sức cần thiết. Nghiên cứu về nhữngvấnđềgiađìnhNhậtBảnhiệnđại cũng là tìm hiểu về gia đình, nh ững mối quan hệ trong giađìnhNhậtBảnhiện nay với nhữngvấnđề mà xã hội NhậtBản đang quan tâm. Từ thập niên 80 nền kinh tế của NhậtBản đã phát triển vào bậc hàng đầu trên thế giới đã thu được nhiều thành tựu to lớn, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Nhưng mặt khác quá trình đô thị hóa cũng làm nãy sinh nhữnghiện tượng tiêu cực ảnh h ưởng tới giađình như: ly hôn, trẻ em lang thang bỏ học, phạm pháp tuổi vị thành niên, tự sát v v…đang có chiều hướng gia tăng. Vì vậy với xu thế phát triển trên việc phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của giađình trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới hiện nay là vấnđề đang được xã hội chú trọng. Là một sinh viên nghành NhậtBản học, chúng tôi cũng mu ốn nghiên cứu để biết, để hiểu rõ và cũng để có những hình dung cơ bản về đất nước – con người Nhật Bản. 2 Mặt khác, khoá luận cũng nhằm vào mục đích cung cấp cái nhìn cận cảnh về giađìnhNhậtbảnhiệnđại bổ xung vào bức tranh NhậtBảntại Việt Nam, để hiểu đúng hơn về thực trạng xã hội NhậtBảnhiện nay và những nguyên nhân nào đã dẫn đến sự thay đổi ấy, góp phần giúp cho mối quan hệ giao lưu Việt – Nhật ngày càng tốt đẹp hơn. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài. Nghiên cứu về giađìnhNhậtBảnhiệnđại là một vấnđề lớn, trong khi đó ở Việt Nam hiện nay lại chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về vấnđề này. Những cuốn sách viết về giađình – xã hội NhậtBản hay những trang báo, tạp chí mới chỉ mang tính chất khái quát giới thiệu một cách tản mạn chứ chưa đi sâu vào phân tích v ề nhữngvấnđềgiađìnhNhậtBảnhiện đại. Điều này đã gây ra những khó khăn trong việc tiếp cận xã hội NhậtBản mà cụ thể là trong lĩnh vực giađìnhNhật Bản. Dựa trên những cơ sở lý luận về hôn nhân giađình trong cuốn “gia đìnhNhật Bản” do Trần Mạnh Cát chủ biên, hay cuốn “Dân tộc học đại cương” do Đặng Nghiêm Vạn chủ biên và những tác phẩm được dịch sang Tiếng Việt để làm cơ sở hình thành khóa luận. Ngoài ra, bằng vốn tiếng Nhật khiêm tốn, chúng tôi cố gắng tham khảo trực tiếp bằng những trang wed cũng như những tạp chí, báo được viết bằng tiếng Nhật được đề cập trong danh mục nhữngtài liệu tham khảo. Nội dung nghiên cứu đề là cập tới vấnđề nổi bật trong đờ i sống giađình và những mối quan hệ giađình trong giađìnhNhậtBảnhiện đại. Sự thay đổi về kinh tế đã dẫn đến những thay đổi trong giađìnhNhật Bản, đặc biệt là sự ảnh hưởng từ giađình – xã hội đến tâm lý và đời sống của thanh thiếu niên NhậtBảnhiện nay. 3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là nhữngvấnđề về giađìnhnhững mối quan hệ giađình trong giađìnhNhậtBảnhiện đại, khảo sát tổng hợp về số liệu để thấy được sự thay đổi của giađìnhNhậtBản từ năm 2000 đến nay. Đồng thời so sánh với giađình Việt Nam hiện nay. Tìm hướng giải quyết các vấnđềgiađình – xã hội trong giai đoạn hiện nay mà cả hai nước đang quan tâm. 3 + Giới hạn về thời gian: khóa luận nghiên cứu về những sự thay đổi lớn trong giađình - xã hội NhậtBản và sự tác động của xã hội đến giađìnhNhậtBản trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay. + Giới hạn về không gian: khoá luận chỉ nghiên cứu về nhữngvấnđề trong giađìnhNhậtBảnhiệnđại chứ không đi sâu vào nghiên cứu nhữngvấnđề hôn nhân. 4. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp thống kê - tổng hợp: tổng hợp nhữngtài liệu, thống kê số liệu mà các nhà nghiên cứu xã hội học, những trang báo, tạp chí viết về nhữngvấnđềgiađình – xã hội NhậtBảnhiệnđạiđể có cái nhìn tổng quát về giađình và những mối quan hệ giađìnhNhậtBảnhiện nay. Phương pháp diễn dịch: dùng trong phần viết về nh ững vấnđề của xã hội NhậtBảnhiện nay, đưa ra những nhận định, tìm dẫn chứng và phân tích những dẫn chứng để làm rõ các vấnđề được đưa ra. Phương pháp so sánh: so sánh về giađìnhNhậtBảnhiệnđại và giađình Việt Nam để tìm ra sự tương đồng cũng như sự khác biệt giữa hai quốc gia. 5. Những đóng góp của đề tài. Mặc dù nguồn tư liệu cũng như một số hạn chế trong việc tìm và dịch tài liệu từ tiếng Nhậtnhưng tác giả cũng hy vọng đóng góp phần nào vào con đường nghiên cứu NhậtBảnhiện nay. + Ý nghĩa khoa học: vận dụng những kiến thức có được trong những năm học đại học, trực tiếp nghiên cứu từ các tài liệu bằng tiếng Nhật khoá luận phần nào cung cấ p một cái nhìn mang tính hệ thống, cập nhật đối với nhữngvấnđề về giađìnhNhậtBảnhiện nay. Từ đó giúp chúng ta hiểu nguyên nhân và ảnh hưởng của nhữngvấnđề về giađìnhNhậtBản trong xã hội NhậtBảnhiện nay. Góp phần vào quá trình nghiên cứu NhậtBảntại Việt Nam. + Ý nghĩa thực tiễn: Việt Nam và NhậtBản có nhiều nét văn hóa tương đồng bên c ạnh đó Việt Nam cũng đang trên con đường công nghiệp hóa cùng với đó là quá trình đô thị hóa và những đổi thay về kinh tế văn hóa v v…Những thay đổi trên có những tác động nhấtđịnh đến thể chế gia đình: gia tăng ly hôn, gia tăng các giađình đơn thân, những người già neo đơn… 4 Dường như giađình Việt Nam cũng đang phát triển theo xu hướng như giađìnhNhật Bản, do đó nghiên cứu của chúng tôi về “Những vấnđề về giađìnhNhậtBản thời hiện đại” sẽ có ích cho Việt Nam trong việc hoạch địnhnhững chính sách về dân số và gia đình. Mặt khác cũng để tìm ra một hướng đi cho xã hội Việt Nam trong giai đoan sắp tới, phát triển được kinh t ế xã hội nhưngvẫn gìn giữ được truyền thống. Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam – NhậtBản trên lĩnh vực văn hóa – xã hội. Đối với chúng tôi đây là cơ hội để trau dồi vốn tiếng Nhật và thu thập kiến thức văn hóa – xã hội Nhật Bản, hiểu thêm về con người, đất nước Nhật Bản. Tuy nhiên, do khả năng về chuyên môn còn hạn chế và chỉ mới bước đầu trên con đường nghiên cứu nên khoá luận này chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Kính mong quý thầy cô tận tình chỉ dẫn để cho tác giả có thêm kinh nghiệm cho những bài luận sau được tốt hơn. 6. Cấu trúc của đề tài: Gồm có 3 chương: - Chương I: Khái quát giađìnhNhậtBản - Chương II: Thực trạng giađìnhNhậtBảnhiện đại. - Chương III: So sánh giữa giađìnhNhật B ản và giađình Việt Nam 5 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT GIAĐÌNHNHẬTBẢN 1.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ GIAĐÌNH Từ lúc sinh ra cho đến lúc trưởng thành môi trường mà chúng ta tiếp xúc đầu tiên đó chính là gia đình. Vì vậy mà giađình không phải chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn là nền tảng cho cả xã hội nữa. Thực vậy, nhìn vào cách thức tổ chức, chúng ta sẽ nghiệm ra rằng: nhiều giađình họp lại thành thôn ấp, và cứ thế đi lên tới xã, huyện, tỉnh, quốc gia và cộng đồng quốc tế. Bởi đó, giađình đ ã trở nên một yếu tố căn bảnđể xây dựng xã hội. Giađình tốt làm cho cá nhân tốt đã đành, mà hơn thế nữa giađình tốt còn làm cho cả xã hội đều được tốt. Trái lại giađình xấu thì chắc hẳn xã hội cũng sẽ bị ung thối. Vì vậy giađình và nhữngvấnđềgiađình luôn là một đềtài xã hội quan tâm. 1.1.1 Định nghĩa giađìnhHiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về giađình của các nhà khoa học nghiên cứu ở từng góc độ khác nhau, với tư cách một hình thức cộng đồng tổ chức đời sống xã hội, giađình được hình thành từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Xuất phát nhu cầu bảo tồn và duy trì nòi giống, từ sự cần thiết phải nương tựa vào nhau để sinh tồn, các hình thức quần tụ giữa nam giới và nữ giới, những hình thức cộng đồng tổ chức đời sống giađình đã xuất hiện. Lịch sử nhân loại đã trải qua nhiều hình thức gia đình: giađình đơn thân, giađình một vợ một chồng, giađình ba thế hệ… Trên cơ sở của sự phát triển kinh tế - xã hội, các kiểu dạng tổ chức cộng đồng mang tính tự nhiên ngay từ đầu đã chịu sự quy định của những biến đổi trong sản xuất, trong đời sống kinh tế - xã hội. Để quan hệ với thiên nhiên, tác động vào thiên nhiên, con người cần phải quần tụ thành các nhóm cộng đồng. Ban đầu, các quan hệ chi phối trong những nhóm cộng đồng ấy còn mang sắc thái tự nhiên, sinh học. Trước những yêu cầu của sản xuất và sinh hoạt, những đòi hỏi của đời sống kinh tế, các quan hệ ấy dần trở nên chặt chẽ, giữa các 6 thành viên trong cộng đồng ấy xuất hiệnnhững cơ chế ràng buộc lẫn nhau phù hợp và thích ứng với những điều kiện sản xuất, sinh hoạt của mỗi một nền sản xuất. Giađình dần trở thành một thiết chế xã hội, một hình ảnh xã hội thu nhỏ. Như vậy, giađình được coi là một thiết chế xã hội đặc thù, nhỏ nhất, cơ bản nhất. Nếu như văn hoá là toàn bộ nhữnggiá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của chính mình, thì giađình không chỉ là một hình thức tổ chức cộng đồng, một thiết chế xã hội mà điều quan trọng giađình còn là một giá trị văn hoá xã hội. Tính chất bản sắc của giađình lại được duy trì, bảo tồn, được sáng tạo và phát triển nhằm thoả mãn những nhu cầu của mỗi thành viên giađình trong sự tương tác, gắn bó với văn hoá cộng đồng dân tộc, cộng đồng giai cấp và tầng lớp của mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi quốc gia, dân tộc xác định. Theo tác giả Levy Strauss 1 : Giađình là một nhóm xã hội học được quy định bởi 3 đặc điểm thường thấy. + Hôn nhân + Quan hệ hôn nhân + Các ràng buộc và trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình. Liên Hợp Quốc định nghĩa: giađình là một nhóm người có quan hệ họ hàng cùng sống chung và có ngân sách chung. Tóm lại giađình là một trong những hình thức tổ chức cơ bản trong đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế vă n hoá - xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục . giữa các thành viên. Từ đó chúng ta tìm hiểu đặc trưng cơ bản của giađìnhđể xem xét các mối quan hệ của giađình ở góc độ là một nhóm xã hội, nhóm tâm lý - tình cảm đặc thù, với các mối quan hệ bên trong, với sự tác động qua lại trong nội bộ của các thành viên để th ỏa mãn những nhu cầu của mỗi người, đặc biệt là mối quan hệ giữa vợ và chồng. “Nguồn:[34]” 1 Người thầy của trường phái nhân học Pháp, ông sinh năm 1908 trong 1 giađình Pháp gốc Do Thái.