Căn bệnh khép kín

Một phần của tài liệu Đề tài NHỮNG vấn đề GIA ĐÌNH NHẬT bản HIỆN đại (Trang 39 - 40)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2.2.1 Căn bệnh khép kín

Hiện tượng hikikomori là hiện tượng rất thường gặp của trẻ em thời nay và đặc biệt là trẻ em Nhật Bản. Biểu hiện là sau giờ học ở trường chúng luôn kép kín chỉ ở yên trong phòng không hòa đồng không vui chơi cùng bạn bè cùng trang lứa, không gần gũi mà ngày càng xa lánh những người xung quanh ngay cả

bố mẹ chúng. Cũng có trường hợp mắc phải các chứng bệnh tâm thần hay tâm thần phân liệt phải nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên môn.

Hiện nay, giới nghiên cứu cho rằng khoảng hơn 1 triệu người mắc phải chứng bệnh khép kín, và đối tượng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đó chính là trẻ nhỏ. Bệnh khép kín (Hikikomori) đã trở thành một căn bệnh của xã hội Nhật Bản.Theo như KHJ hội nghiên cứu về tình trạng Hikikomori trên toàn quốc, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là do những sự tác động từ bên ngoài như

bị trêu chọc, căng thẳng trong học tập, gặp khó khăn trong khi giao tiếp với mọi người, bị tổn thương do gia đình (bố mẹ bệnh, gia đình không hạnh phúc…), phần lớn là phát sinh từ bạo lực trong gia đình. Cũng có trường hợp không rõ nguyên nhân gây ra. Hơn 70% người mắc chứng bệnh này không ra khỏi phòng riêng của mình, hoặc họ chỉ ra ngoài vào ban đêm tránh gặp mặt mọi người, cũng có trường hợp họ bị căn bệnh này hơn 10 năm. Những đứa trẻ là trưởng nam hay trưởng nữ trong gia đình, hay những đứa trẻ có vẻ là hiền lành ngoan ngoãn là niềm tự hào của bố mẹ cũng như bản thân thì có khuynh hướng mắc phải căn bệnh khép kín nhiều hơn. Trong đó gần 90% là do bạo lực gia đình gây nên. Vì ý thức luôn phủ định tất cả những việc xảy ra trong cuộc sống nên cũng có trường hợp biểu hiện bằng những hành động như tự làm tổn thương bản thân, có ý định tự sát, bỏăn… Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ mắc phải nhiều căn bệnh thần kinh khác.

Là bậc phụ huynh của những đứa trẻ mắc phải chứng bệnh trên thì nếu không hiểu rõ được sự bất an của con cái mình, không chia sẻ chăm sóc và dạy dỗ đúng cách thì một khi nào đó chúng sẽ bị kiệt sức vì mệt mỏi. Vì chính cha mẹ là nguồn động viên và là liều thuốc tốt nhất giúp con trẻ điều chỉnh lại tinh thần mà bản thân chúng không có khả năng điều chỉnh. Hơn ai hết những người mắc phải căn bệnh trên chính bản thân họ vô cùng đau khổ. Vì thế mà

Hikikomori không chỉ là một chứng bệnh về tâm thần của từng cá nhân mà còn là một nỗi lo của cả xã hội.

Trong gia đình những ông bố hiện nay ít có thời gian dành cho việc trò chuyện gần gũi với con cái. Theo một cuộc điều tra của Nhật Bản thì những ông bố ở Tokyo dành ít thời gian để chơi với con và làm việc nhà hơn các ông bố ở

các thành phố châu Á khác. Trong số các ông bốđược hỏi ở Tokyo, chỉ có 37% dành ít nhất 2 tiếng mỗi ngày để chơi với con vào các ngày nghỉ cuối tuần. Con số đó ở Seoul là 50% và ở Bắc Kinh và Thượng Hải là khoảng 70%. Cuộc điều tra này được tiến hành bởi cơ quan cung cấp các dịch vụ giáo dục Benesse. Nó cũng tiết lộ rằng, các ông bốở Tokyo đi làm về muộn hơn các ông bốở các nước châu Á khác, với 40% về nhà sau 9 giờ tối so với 29% ở Seoul và một con số rất thấp là 3% ở các thành phố của Trung Quốc. Việc trò chuyện của các ông bố và con cái ít dần, trẻ em lớn lên trong môi trường cô đơn buồn tẻ làm cho chúng dễ

rơi vào tình trạng khép kín.

“Nguồn: Theo Vietnamnet/China Daily

http://news.giadinhnho.com/lam-cha-me/giao-duc-con-cai/24844-cac-ong-bo- tokyo-danh-it-thoi-gian-voi-con-nhat.html” [36]

Một phần của tài liệu Đề tài NHỮNG vấn đề GIA ĐÌNH NHẬT bản HIỆN đại (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)