Người già neo đơ n

Một phần của tài liệu Đề tài NHỮNG vấn đề GIA ĐÌNH NHẬT bản HIỆN đại (Trang 40 - 116)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2.2.2Người già neo đơ n

Người già neo đơn chính là những người già đã hết tuổi lao động đang phải đối diện cuộc sống cô độc một mình không con cái không người thân thích. Những năm gần đây người già sống cảnh cô độc đã trở thành một trong những vấn đề nan giải của xã hội Nhật Bản. Đây chính là một trong những căn bệnh của sự già hóa dân sốở các quốc gia trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển trong

đó Nhật Bản là một trong những nước nổi bật về căn bệnh này.

Những năm gần đây, “Nguồn: [35]”

với tình trạng giảm tỉ lệ trẻ em cùng với sự già hóa dân số ngày càng trầm trọng thì tỉ lệ người gia neo đơn cũng tăng lên một cách nhanh chóng. Theo như

bảng thống kê cuộc điều tra vềđời sống nhân dân trên toàn quốc vào 2006 ( Bình Thành năm thứ 18) của bộ phúc lợi xã hội về tình trạng người già cho ta thấy tỉ lệ

người già neo đơn trên con số thực tế năm 2006 tăng một cách đột biến, hộ gia

đình người gìa trên toàn quốc đã lên tới 8 418 000 hộ gia đình chiếm 17.8% số hộ

gia đình trên toàn quốc. Bảng biểu: 2.5 Năm Tổng số hộ gia đình ( ngàn hộ) Hộ gia đình già (ngàn hộ) Chiếm tỉ lệ (%) 1986 37 544 2 362 6.3 1992 41 510 3 688 8.9 2001 45 429 6 599 14.5 2006 47 333 8 418 17.8

Gia đình già được tính cho người trên 65 tuổi

“Nguồn: http://www.mhlw.go.jp/toukei/saikin/hw/k-tyosa/k-tyosa06/” [35] Mỗi chúng ta khi bất chợt bị hỏi rằng “ bạn có suy nghĩ như thế nào về

cuộc sống người già neo đơn?”, chắc hẳn không ít người chỉ có ấn tượng tiêu cực về vấn đề này. Vì trong cuộc sống ta thường bắt gặp những hình ảnh đáng của những người già cô độc một mình, nên khi chúng ta có suy nghĩ như vậy thì chẳng lấy gì làm lạ cả. Tuy nhiên với tình trạng già hóa dân số cộng với tỉ lệ gia

đình người già ngày một tăng cao như trên nên chúng ta cần hiểu rõ vấn đề này cả mặt tích cực cũng như tiêu cực.

Người già sống một mình không có nghĩa là một hình thức xấu đáng phải lo ngại. Vì ở nơi họ được sinh ra và lớn lên vẫn còn có những người bạn hàng xóm láng giềng thân thiết, hoặc cũng có rất nhiều người cùng cảnh ngộ lạc quan vui vẻ sống bên nhau.

Nhưng nhìn chung, trường hợp những người già sống một mình đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Một trong những ví dụ điển hình đó là những năm gần đây, không ít những trường hợp người già chết một mình không

ai hay biết. Nguyên nhân chính đó là ngày nay mảng quan hệ cộng đồng giữa người và người ngày càng thu hẹp, câu nói “hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau” bây giờ không còn phù hợp nữa. Do nền kinh tế phát triển, mọi người đều bận rộn chạy theo công việc, không còn thời gian để quan tâm đến những việc xung quanh không liên quan đến bản thân mình.

Trong số những người già neo đơn, không phải là họ không có vợ con họ

hàng, nhưng trong giai đoạn hiện nay tầng lớp thanh niên hầu như không chịu bó mình trong một không gian nhỏ hẹp như làng quê mà luôn chạy theo những ước mơ hoài bão của bản thân tập trung làm việc và học tập ở các thành phố lớn, bỏ

lại cha mẹ ông bà thậm chí cả vợ con ở quê nhà. Ít thì một tuần, một tháng, một năm nhiều thì vài năm mới trở về thăm gia đình một lần. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng số hộ gia đình người già neo đơn của Nhật Bản.

Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số nghiêm trọng, và tỉ lệ người già cô đơn ngày một tăng cao khó mà có thể khắc phục trong một sớm một chiều. Vì thế toàn xã hội Nhật Bản đang ra sức khắc phục, nhưng khắc phục ở đây không phải là xóa bỏ tình trạng người già sống cô đơn mà là vạch ra những đường lối những phương châm đúng đắn để khắc phục những mặt hạn chế

của vấn đề này và tạo điều kiện cho người già neo đơn sống một cách vui vẻ

CHƯƠNG III

SO SÁNH GIA GIA ĐÌNH VIT NAM VÀ GIA ĐÌNH NHT BN.

3.1. KHÁI QUÁT GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế, ký kết hợp tác làm ăn với nhiều nước trên thế giới, với các nước ASEAN, các nước châu Á, EU, Mỹ, … Vì vậy, đang diễn ra nhiều sự thay

đổi, nhiều tiến bộ trong hoạt động kinh tế của nhân dân ta.

Có sự giao lưu hợp tác về kinh tế rộng rãi giữa các gia đình ở thành phố và nông thôn, kể cả với nước ngoài. Thu thập của các gia đình tăng lên, tiêu dùng cũng tăng theo, không chỉ trong ăn uống mà nhiều nhu cầu giải trí, văn hóa của những gia đình có điều kiện cũng được thỏa mãn tốt hơn trước. Đối với con cái, việc đào tạo nghề nghiệp đa dạng hơn, kể cả du học ở nước ngoài.

Trong cơ chế thị trường với quy luật cạnh tranh khốc liệt, các gia đình phải tìm mọi cơ hội, điều kiện kinh doanh có lợi nhất, tốt nhất để kiếm được lợi nhuận tối đa; thậm chí, có một số trường hợp còn bất chấp cả luật pháp nhà nước và chà đạp lên đạo đức thông thường. Đồng thời, cạnh tranh cũng làm nảy sinh nhiều sáng kiến ở người lao động, nhà kinh doanh để đáp ứng yêu cầu sản xuất và thị trường tiêu thụ. Sự thay đổi về công việc, về nghề nghiệp của một bộ môn bộ phận lao động diễn ra liên tục, kịp thời tạo điều kiện cho họ và gia đình có thể

sống và làm việc có hiệu quả nhất.

Ảnh hưởng của văn hóa thế giới thâm nhập vào Việt Nam cùng với sự gia tăng cường giao lưu quốc tế, như tham quan, du lịch, sách báo… hoặc sự phát triển các phương tiện thông tin đại chúng đa quốc gia như truyền hình, mạng Internet… Văn hóa Âu Mỹ, văn hóa các nước phát triển, lối sống, nếp sống của họđược du nhập bằng nhiều con đường khác nhau và có ảnh hưởng lớn đến nhân dân ta, đặc biệt là lớp trẻ.

Hiện nay, trong xã hội, nguyên tắc tự do dân chủđược đề cao; quyền lợi cá nhân, lợi ích cá nhân, tư duy cá nhân được nêu lên hàng đầu. Đồng thời, cũng có sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân ích kỷđặt cái tôi lên trên hết.

Trong hôn nhân đã nảy sinh khuynh hướng chủ nghĩa thực dụng; không ít người lấy nhau, bỏ nhau vì động cơ tiền tài, địa vị, danh vọng. Tỷ lệ ly hôn, ly thân của các gia đình ở nước ta có xu hướng tăng lên hàng năm. Đồng thời, đã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

định hình thành quan niện dễ dãi trong quan hệ tình dục nam nữ, gắn với sự

chung sống tạm bợ, không tính đến chuyện hôn nhân nghiêm túc và lâu dài. Đó là những biểu hiện của lối sống bắt chước phương Tây: Nam nữ ăn ở với nhau, chán thì chia tay; nếu nữ có thai thì đi nạo, phá thai, hay có con thì tự nuôi…

Chủ nghĩa độc thân cũng phát triển trong nam nữ thanh niên nước ta hiện nay. Sống độc thân nhưng khi cần vẫn có quan hệ tình dục với nam hay nữ, vì họ

không coi trọng quan hệ tình dục nam nữ phải gắn với hôn nhân, lập gia đình, cũng như hậu quả nếu con cái sinh ra.

Mô hình gia đình đang dần bị thu nhỏ và những giá trị gia đình truyền thống cũng đang có nguy cơ bị mất mát, suy giảm. Chúng ta đã biết kiểu gia đình truyền thống hay còn gọi là "Gia đình mở rộng" bao gồm: "tam tứ đại đồng

đường" (ông, bà, con, cháu) đang mất đi nhanh chóng. Thay thế vào đó là kiểu gia đình hạt nhân tức chỉ bao gồm bố, mẹ và con sống chung.

Gia đình hạt nhân bộc lộ nhiều cái hay và cũng có nhiều cái chưa hay, vì vậy có người đã nói đến kiểu "gia đình hiện đại". Gia đình hiện đại cũng đang bộc lộ các xu hướng khác nhau, và cũng "quay tít" như nhịp sống của con người trong xã hội công nghiệp vậy. Họ lập một gia đình hiện đại trên cơ sở yêu nhau tự nguyện, chung sức tạo lập một nền tảng kinh tếđủ để có thể sinh con và nuôi con. Cái mô hình nhỏ bé ấy là nơi trú ngụ yên ổn, ấm áp nhất cho mỗi thành viên gia đình.

Trong thời kỳ hội nhập, mô hình gia đình nhiều thế hệ theo kiểu "tam đại

đồng đường, ngũđại đồng đường" cùng chung sống trong một ngôi nhà đang mất dần. Mô hình gia đình ít người đang thay thế, thường chỉ có hai thế hệ cha mẹ - con cái hay có thể đến thế hệ thứ ba, rất hiếm thấy gia đình có 4-5 thế hệ cùng chung sống. Không chỉở thành thị mà ngay cả nông thôn, mọi người cũng nhanh

chóng tách hộ sớm để được hưởng quyền lợi của công dân và tạo khả năng để

phát triển kinh tế.

Những biến đổi trên đã ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các thành viên gia đình Việt Nam hiện nay. Gia đình phổ biến là có ít con, thu nhập lại tăng lên nên có điều kiện nuôi con tốt hơn; thậm chí sinh ra chiều chuộng con, nhiều lúc quá đáng. Đồng thời, cha mẹđi làm suốt ngày, phần lớn ở xa nhà, ít có thời gian

ở gần con, săn sóc, theo dõi việc học tập, vui chơi, kết bạn của con. Họ phó mặc cho nhà trường, các đoàn thể cả việc giáo dục văn hóa và xây dựng đạo đức, nhân cách của con. Họ cung cấp tiền học, đồ chơi, ngày nay lại sắm máy vi tính điện tử cho con chơi ở nhà và nghĩ rằng đã làm hết nghĩa vụ.

Như vậy, điểm nổi bật hiện nay là quan hệ giữa cha mẹ và con cái khá lỏng lẻo ở một số gia đình. Con cái họ trưởng thành chủ yếu từ môi trường xã hội: nhà trường, bạn bè, hội hè. Hội hè có khi chỉ là những nhóm thanh thiếu niên tụ tập nhau theo một ý thích chung, như đua xe máy, đi hát karaoke, đến vũ

trường, đánh bạc, hút sách, chè chén, nhậu nhẹt và do vậy, dễ sa vào con đường trộm cắp, cướp giật khi thiếu tiền.

Gia đình Việt Nam đang bị ảnh hưởng quá nhiều của phong cách phương Tây. Gia đình ở thành thị ngày nay hầu như chỉ còn giữ được lớp vỏ hình thức truyền thống, phần tinh chất từ lâu đã biến dạng. Gia đình ở nông thôn ít biến

động hơn nhưng cũng không còn nguyên vẹn. Gia đình Việt Nam cũng đang đối mặt trước nhiều nguy cơ và thách thức trong bối cảnh toàn cầu hóa. Đó là tình trạng ly hôn có xu hướng tăng cao, sống chung không kết hôn, tình trạng trẻ em nghiện hút, tệ nạn mại dâm, tình dục đồng giới, ngoại tình và xu hướng đề cao tiền bạc trong quan hệ giữa người và người...

Sự không hòa hợp về lối sống giữa người già và người trẻ, ngại những va chạm, xích mích và tâm lý muốn tự mình quyết định cuộc sống riêng khiến các mô hình gia đình nhỏđang ngày càng phổ biến ở các thành phố lớn tại Việt Nam. Dẫu biết rằng điều đó khá tiện lợi cho cuộc sống riêng nhưng có bao giờ các cặp vợ chồng trẻđặt mình vào vị trí những người cha người mẹ cảđời phấn đấu, chỉ

Trong cuộc sống hiện đại thì những chức năng của gia đình đang có chiều hướng thay đổi, suy giảm không chỉ ở một đất nước có nền công nghiệp phát triển như Nhật Bản mà nó còn diễn ra ở Việt Nam và nhiều nước đang phát triển khác.

Gia đình có 4 chức năng cơ bản: Chức năng tái sinh sản, kinh tế, giáo dục - xã hội hóa và chức năng tình cảm. Cùng với xu hướng hạt nhân hóa gia đình, các chức năng của gia đình Việt Nam đang dần suy giảm và mất đi giá trị cơ bản của nó. Chức năng suy giảm nhất là chức năng giáo dục, cha mẹ không có điều kiện chăm sóc con cái, mặc dù đầu tư cho con cái học hành nhưng lại đẩy mọi việc cho nhà trường. Tính tự chủ của mỗi thành viên trong gia đình ngày càng cao, họ có những độc lập về kinh tế nhất định nên làm cho chức năng kinh tế

cũng suy giảm mạnh.Việc sinh ít con đã trở nên phổ biến trong các gia đình, cảở

nông thôn và thành thị. Điều này giúp phụ nữ có nhiều cơ hội tham gia vào công việc xã hội, sống bình đẳng hơn với nam giới, có điều kiện học hỏi nâng cao trình

độ, trẻ em được chăm sóc tốt hơn.

Sự phát triển của xã hội đã tác động mạnh vào gia đình. Quan hệ truyền thống cùng những giá trị gia đình như quan hệ vợ chồng, cha mẹ con cái, sự hiếu nghĩa, thuỷ chung cũng đang có những thay đổi mạnh. Trước đây, do bị chi phối bởi tư tưởng nho giáo, chữ hiếu trong gia đình được thể hiện là con phải thành kính đối với cha mẹ, chăm sóc cha mẹ hay cả hôn nhân cũng phải do cha mẹ sắp

đặt... Nhưng giờ đây, điều này đã có sự thay đổi. Do tốc độ của đời sống đô thị

hóa, mọi thành viên trong gia đình đều có mối quan tâm riêng của mình, con cái ít có thời gian chăm sóc bố mẹ, bữa cơm thân mật gia đình cũng ít đi.

Mối quan hệ trong gia đình hiện nay đã mang tính chất tự do, dân chủ và bình đẳng. Tính cá nhân độc lập cao đang đe dọa quan hệ gia đình không còn bền chặt.

Có một thực tế là cuộc sống với nhịp điệu hối hả hiện nay, dẫu là một gia

đình hạt nhân (bố, mẹ, con) cũng ít có dịp gặp mặt nhau đông đủ. Cái tần số giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình trong một ngày, cứ ít dần đi. Người nào cũng một thế giới riêng. Thêm nữa, đời sống khấm khá, ai cũng có phòng riêng. Thế là khép kín, sự chia sẻ ít dần.

Giữa vòng xoáy của đời sống công nghiệp hóa, con thuyền bé nhỏ, tổ ấm gia đình hiện tại đang phải chống chọi với bao đợt sóng lớn nguy hiểm. Mỗi con người trong gia đình hiện đại cần một điểm dừng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Gia đình Việt Nam chịu tác động nhiều chiều của cơ chế thị trường và toàn cầu hóa, nhưng hiện tại, vẫn là một giá trị bền vững và có sức sống mạnh mẽ. Nó vẫn là nền tảng, là tế bào của xã hội, là một thiết chế cơ bản của xã hội, là tổấm, nơi nương tựa quan trọng nhất của mỗi người”( TS Nguyễn Đức Truyến) “Nguồn:http://giadinh.net.vn/2010062808205473p0c1001/gia-dinh-truyen-thong- dang-mat-dan.htm”[28]”

Thách thức lớn nhất đối với gia đình Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ XXI là cùng với việc tiếp thu những giá trị nhân văn mới trong xu thế hội nhập với cộng đồng quốc tế, đồng thời vẫn phải giữđược bản sắc văn hoá dân tộc và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, tạo điều kiện cho sựổn định và phát triển lâu dài của đất nước

Hiện đại hoá gia đình là một xu thế tất yếu trong thời kỳ hiện đại. Thế

nhưng hiện đại, phát triển làm sao để không xa rời những giá trị truyền thống. Gia đình là nơi gắn kết các thành viên, là hạt nhân của xã hội, bởi thế sự biến đổi của gia đình dù thế nào cũng phải hướng tới mục tiêu bền vững và phát triển.

3.2 SO SÁNH GIỮA GIA ĐÌNH VIỆT NAM VÀ GIA ĐÌNH NHẬT BẢN VỀ MẶT CÁC MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH.

Nhật Bản và Việt Nam đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Phương Đông,

đều ảnh hưởng từ Trung Quốc về tư tưởng Nho Giáo và đạo Khổng nên có nhiều

Một phần của tài liệu Đề tài NHỮNG vấn đề GIA ĐÌNH NHẬT bản HIỆN đại (Trang 40 - 116)